Đề tài Hoàn thiện về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty du lịch và xúc tiến thương mại

Trong thời gian thực tập, được sự quan tâm, giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của thầy giáo Đào Bá Thụ và các bác, các cô chú trong phòng kế toán - tài vụ của công ty đã tạo cho em cơ hội được tiếp cận thực tế, vận dụng và củng cố kiến thức được trang bị ở trường. Nhờ đó em đã hoàn thành được khoá luận của mình. Do có sự hạn chế về mặt thời gian và trình độ, bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, em rất mong nhận được sự chỉ bảo tận tình, sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn.

doc91 trang | Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1180 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty du lịch và xúc tiến thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t liệu tồn kho, kế toán định kỳ khấu hao tài sản cố định, phân bổ công cụ dụng cụ tính trị giá vốn vật liệu xuất kho. Lập các báo cáo kế toán nội bộ về tăng giảm tài sản cố định, báo cáo nguyên vật liệu tồn kho, theo dõi tình hình sử dụng tài sản cố định, báo cáo nguyên vật liệu tồn kho, công cụ dụng cụ ở các bộ phận trong công ty. Thủ quỹ là người chịu trách nhiệm quản lý, bảo quản toàn bộ lượng tiền mặt trong két sắt, nhập-xuất quỹ tiền mặt. Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp: trực tiếp phụ trách phòng kế toán, chịu trách nhiệm trước cơ quan tài chính cấp trên và giám đốc công ty về các vấn đề có liên quan đến tình hình tài chính và công tác hạch toán kế toán của công ty, kiểm tra công tác chỉ đạo, công tác quản lý, tạo nguồn vốn, sử dụng tiền vốn theo đúng chế độ tài chính nhà nước ban hành. Ngoài ra, kế toán trưởng là người tổng hợp tất cả các số liệu từ nhật ký chứng từ, bảng kê để lập báo cáo kế toán quyết toán tài chính theo quy định nhà nước và đảm nhiệm các phần hành kế toán còn lại. Để góp phần đảm bảo độ chính xác cho thông tin kế toán, đồng thời giảm nhẹ khối lượng công việc, công ty đã áp dụng phần mềm kế toán vào công tác quản lý hạch toán. Hệ thống tài khoản kế toán của công ty áp dụng thống nhất hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định 1141TC-QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ Tài chính đã bổ xung. Kế toán công ty sử dụng hình thức Nhật ký-chứng từ. 2. Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán tại Công ty Du lịch và xúc tiến thương mại. 2.1. Đặc điểm hình thức hạch toán Nhật ký chứng từ. Công ty áp dụng hình thức kế toán Nhật ký-chứng từ. Hình thức này có một số đặc điểm đó là kết hợp trình từ ghi sổ theo trật tự thời gian với trình tự ghi sổ phân loại theo hệ thống các nghiệp vụ kinh tế cùng loại phát sinh vào sổ kế toán tổng hợp riêng biệt gọi là sổ Nhật ký-chứng từ. Sổ này vừa là sổ nhật ký của các nghiệp vụ cùng loại vừa là chứng từ ghi sổ để ghi sổ Cái cuối tháng (số tổng cộng cuối tháng ở Nhật ký chứng từ là định khoản kế toán để ghi sổ cái). Nhật ký chứng từ được sử dụng ở công ty, phân loại các nghiệp vụ có liên quan đến bên có và bên nợ của một tài khoản ví dụ như nhật ký chứng từ số 1 được ghi vào cuối tháng dựa trên cơ sở sổ thu tiền, sổ chi tiền ( các sổ này được ghi chép hàng ngày). 2.2. Các loại sổ kế toán của hình thức nhật ký chứng từ. ở hình thức kế toán này, sổ kế toán tổng hợp bao gồm các nhật ký chứng từ, bảng kê, sổ cái. Các sổ chi tiết là các sổ kế toán được mở theo từng hoạt động kinh doanh, từng đối tượng tập hợp chi phí, tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp. Hệ thống sổ tổng hợp của hình thức nhật ký chứng từ bao gồm 10 Nhật ký chứng từ được đánh số từ 1 đến 10. Trong thực tế, doanh nghiệp thường sử dụng 4 Nhật ký chứng từ chủ yếu và một số bảng kê thông dụng. Sau đây là hệ thống sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chứng từ được sử dụng ở doanh nghiệp. Bảng kê một số Nhật ký chứng từ và bảng kê được sử dụng ở công ty Bảng kê Nhật ký chứng từ -Bảng kê chi tiết TK 131. -Bảng kê chi tiết TK 133. -Bảng kê chi tiết TK 138. -Bảng kê các khoản tạm ứng. -Bảng kê chi tiết TK 152. -Tổng hợp bảng kê TK 156. -Bảng kê chi tiết TK 214. -Bảng kê chi tiết TK 311. -Bảng kê chi tiết TK 331. -Bảng kê chi tiết TK 333 -Nhật ký chứng từ số 1. -Nhật ký chứng từ số 2. -Nhật ký chứng từ số 7. -Nhật ký chứng từ số 8. Ngoài việc sử dụng một số sổ kế toán tổng hợp, để phục vụ cho công tác quản lý hạch toán và yêu cầu của doanh nghiệp, kế toán còn mở thêm các sổ kế toán chi tiết như sổ thu, sổ chi, sổ theo dõi tiền lương và thu nhập đối với cán bộ công nhân viên, sổ chi tiết thanh toán đối với người bán TK 331, sổ chi tiết thanh toán dối với khách hàng TK 131… 2.3. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chứng từ Chứng từ gốc Sổ quỹ Sổ kế toán chi tiết Bảng phân bổ Bảng kê Nhật ký chứng từ Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo kế toán Sổ cái Ghi hàng ngày Quan hệ đối chiếu Ghi cuối tháng 2.4. Trình tự ghi sổ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dịch vụ. Chứng từ gốc Sổ quỹ Nhật ký chứng từ 1,2… Bảng phân bổ Tiền lương, BHXH… Công cụ, dụng cụ, chi phí sửa chữa. Khấu hao TSCĐ Bảng tập hợp chi phí theo hoạt động kinh doanh Nhật ký chứng từ số 7 Sổ cái Bảng tính giá thành Báo cáo kế toán Ghi hàng ngày. Ghi cuối tháng. Quan hệ đối chiếu. II. Hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh tại công ty Du lịch và xúc tiến thương mại. 1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh. Công ty Du lịch và xúc tiến thương mại kinh doanh hoạt dộng du lịch và dịch vụ do đó mà việc xác định đối tượng để tập hợp chi phí là rất quan trọng. Đối tượng tập hợp chi phí chính là các hoạt động kinh doanh nhà hàng, hoạt động kinh doanh bar… Mỗi hoạt động là một đối tượng tập hợp chi phí. Như vậy, kế toán tập hợp chi phí theo địa điểm và thời gian phát sinh chi phí, theo từng hoạt động kinh doanh. Do đối tượng tập hợp chi phí khá nhiều nên để thuận tiện cho việc minh hoạ về cách hạch toán chi phí, em chọn hoạt động kinh doanh buồng ngủ để trình bày các thức hạch toán của công ty. Đối với hoạt động kinh doanh buồng ngủ, các chi phí phát sinh phục vụ cho hoạt động kinh doanh này đều được xác định là các chi phí thuộc hoạt động kinh doanh buồng. Các chi phí phục vụ cho kinh doanh buồng nghỉ bao gồm các chi phí có thể hạch toán trực tiếp ( như: hoa quả để bàn, đồ dùng đặt tại phòng, các chi phí cảu nhân viên trực tiếp phục vụ buồng) và các chi phí được tập hợp riêng do liên quan đến nhiều hoạt động kinh doanh để cuối tháng tiến hành phân bổ cho từng hoạt động ( thường đó là các chi phí khấu hao tài sản cố định, các chi phí dịch vụ mua ngoài như tiền điện, nước, điện thoại). 2. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của hoạt động kinh doanh buồng ngủ. Nguyên vật liệu trực tiếp được sử dụng phục vụ cho hoạt động kinh doanh buồng ngủ rất phong phú. Trong chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường bao gồm các chi phí ăn sáng của khách, chi phí về các đồ dùng đặt phòng như bàn chải đánh răng, kem đánh răng, giấy vệ sinh, xà phòng, hoa để bàn, hoa quả đặt phòng, hoá chất phục vụ cho hoạt động vệ sinh như thuốc tẩy, bột giặt…ngoài ra còn một số đồ dùng nhỏ khác. Để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 621 – chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Để hạch toán các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của hoạt động buồng như chi phí ăn sáng, chi phí đồ dùng đặt phòng, kế toán phải căn cứ vào các chứng từ gốc như phiếu xuất kho, hoá đơn GTGT, phiếu chi tiền. Để hạch toán chi phí ăn sáng của khách ở phòng nghỉ, kế toán dựa vào các phiếu xuất kho cho nhà bếp phục vụ ăn sáng để ghi vào sổ chi tiết thực phẩm của nhà hàng Thương Mại. Ví dụ: ngày 16 tháng 12 năm 2003, xuất kho một số vật liệu phục vụ cho ăn sáng như sau: Đơn vị… Mẫu số 02-VT Địa chỉ… Ban hành theo QĐ số 1141 Mẫu biểu số 01 TC/QĐ/CĐKT- ngày 1 tháng 11 năm 1995 Của Bộ tài chính Phiếu xuất kho số 15 Ngày 16 tháng 12 năm 2003 Nợ… Có… Họ tên người nhận hàng: Anh Thành. Bộ phận: Nhà hàng Lý do xuất kho: Phục vụ ăn sáng Xuất tại kho: Chị Lan. STT Tên Mã số Đơn vị tính Yêu cầu Số lượng thực xuất Đơn giá Thành tiền 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Thịt gà Xương Bò bắp Cồn Chanh ớt Hành mùi Miến Dầu ăn Mỳ chính Tỏi gừng Cộng Kg Kg Kg Lọ Kg Kg Lít Gói Kg 1 2 1 2 2 2 2 0.8 38000 5500 50000 12000 10000 13850 11000 10000 38000 11000 50000 24000 10000 10000 20000 27700 22000 8000 220700 Xuất ngày 16 tháng 12 năm 2003 Phụ trách bộ phận sử dụng. Phụ trách cung tiêu Người nhận Thủ kho (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) Sau khi có giấy xuất kho các vật liệu trên, kế toán sẽ hạch toán vào sổ chi tiết thực phẩm của nhà hàng Thương Mại theo giá trị xuất dùng. Mẫu biểu số 02 Sổ thực phẩm của nhà hàng Thương Mại Tháng 12 năm 2003 Đơn vị: Đồng Chứng từ Ngày Nội dung Bếp Kinh doanh Mini bar X15 X19 ..... 16 20 .... Xuất ăn sáng Tiệc cưới ....... 220700 ...... 4548518 ....... ..... Cộng 5518500 28547600 9840673 Số tổng cộng ở cột giá trị xuất cho nhà bếp là chi phí phục vụ cho ăn sáng của khách ở phòng nghỉ. Ngoài việc tập hợp chi phí ăn sáng của khách, kế toán phải hạch toán các chi phí khác như chi phí về bàn chải đánh răng, kem đánh răng, giấy vệ sinh, xà phòng…cũng dựa vào các phiếu xuất kho để ghi vào các sổ chi tiết vật tư. Ví dụ: Ngày 20 tháng 12 năm 2003 xuất kho một số vật tư phục vụ cho hoạt động kinh doanh buồng. - Giấy ăn 2 lớp 40 hộp - Khăn mặt 36 chiếc - Thuốc tẩy 5 hộp Kế toán sau khi phản ánh vào phiếu xuất kho thì ghi vào các sổ chi tiết vật tư. Mẫu biểu số 03 Sổ chi tiết vật tư Mẫu số 17-VT QĐ Liên bộ TCTK-TC Số 583-LB Danh điểm vật tư… Số thẻ… Tên vật tư: Giấy ăn 2 lớp. Số tờ. Nhãn hiệu quy cách. Đơn vị tính: hộp Giá kế hoạch Kho : Chị Mai Ngày tháng CT Trích yếu Nhập Xuất Tồn N X SL ĐG TT SL ĐG TT SL ĐG TT Tháng 12/2003 70 5000 350000 20 12 Hà- Buồng 40 5000 200000 23 10 Mua ngoài 30 5000 150000 25 20 Minh-buồng 20 5000 100000 Dư cuối tháng 40 5000 200000 Sau đó kế toán phản ảnh vào sổ tổng hợp vật liệu phụ- TK 1522- Vật liệu phụ. Sổ này được phản ánh hàng ngày và là cơ sỏ để phân bổ giá tri vật liệu phụ cho từng bộ phận và là cơ sở để đối chiếu với sổ cái vật liệu. Mẫu biểu số 03 a Sổ tổng hợp vật liệu phụ tháng 12 năm 2003 Tài khoản 1522- Vật liệu phụ Đơn vị: đồng Số dư đầu tháng: 6528400 Ngày Số CT Họ tên SL ĐG Diễn giải TK đối ứng Nợ Có 20 X12 Thanh Hà 40 5000 Giấy ăn 2 lớp –buồng 621 200000 23 N10 30 5000 Mua giấy ăn 2 lớp 1111 150000 25 X20 Cao Minh 20 5000 Giấy ăn 2 lớp- buồng 621 100000 .... ...... ........ ..... ...... .......... ..... ..... ..... Cộng số phát sinh 6456780 7478280 Số dư cuối tháng 5506900 Các chi phí về vật liệu trực tiếp phục vụ buồng nghỉ là các vật tư như trên thì cuối tháng dựa vào biên bản kiểm kê số lượng tồn kho, số lượng xuất kho, nhập kho và giá trị nhập, tồn đầu kỳ để tính ra giá trị vật liệu xuất trong tháng vì kế toán sử dụng phương pháp tính giá bình quân cả kỳ dự trữ. Hàng ngày, những chi phí về mua vật liệu và xuất dùng trực tiếp cho hoạt động kinh doanh buồng được hạch toán trên sổ Chi tiền- các khoản chi đó thường là các chi phí mua hoa quả, hoa cắm đặt phòng nghỉ. Mẫu biểu số 04 Sổ Chi Tiền Tháng 12 năm 2003 * Tiền mặt TK 1111 Đơn vị: đồng Chứng từ Ghi nợ Các TK Nội dung TK 112 TK 152 TK 621 TK642 Cộng PC 15 PC16 PC20 .... Mua hoa tươi Chuyển tiền vào NH Mua nguyên liệu cho nhà hàng ................... 11365989 .......... 12005060 .............. 80700 ............ ............. 80700 ..................... Cộng 35799945 159891413 502500 7770435 656731657 Việc hạch toán vào sổ chi tiền dựa vào các phiếu chi tiền của kế toán lập dựa trên bảng kê mua hàng không có hoá đơn do người mua hàng kê khai. Cuối kỳ các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bằng tiền được kế toán phản ánh trên nhật ký chứng từ số một và sổ cái tiền mặt TK 111… Ví dụ: Cuối tháng 12 năm 2003, tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đã chi bằng tiền mặt là 3.493.276 đồng. Dư đầu kỳ: 16322908 Nhật ký chứng từ số 1 Tháng 12 năm 2003 Đơn vị: đồng Diễn giải Cộng nợ Ghi nợ TK 111, ghi có các TK Cộng có Ngọc Khánh 511 … 333 334 338 652790681 540551118 56.244.682 895.000 4448770 Ghi có TK 111, ghi có các TK 621 3.493276 152 159 891413 … … 642 7770435 656731657 Dư cuối kỳ 12381932 Mẫu biểu số 05 Căn cứ vào sổ chi tiết vật tư, sổ chi tiền, sổ thực phẩm nhà hàng Thương mại kế toán lập bảng tổng hợp chi phí nguyên vật liệu tháng 12/2003. Bảng tổng hợp chi phí nguyên vật liệu tháng 12/2003 Mẫu biểu số 05 a Tài khoản 1522- Vật liệu phụ Đơn vị: đồng Dư đầu tháng: 6528400 Tên tài khoản Tài khoản đối ứng Nợ Có Tiền mặt Việt Nam 1111 2346800 Chi vật liệu cho kinh doanh Buồng 621 5478280 Chi vật liệu cho kinh doanh Massage 621 216700 Chi vật liệu cho kinh doanh Bar 621 120567 ............................... ................. ................. ....................... Cộng số phát sinh 6456780 7478280 Dư cuối tháng 5506900 Từ bảng tổng hợp chi phí vật liệu, sổ chi tiền, sổ thực phẩm nhà hàng Thương mại, sổ chi tiền để ghi vào sổ cái TK621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Mẫu biểu số 05 b Sổ cái Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Tài khoản 621 Đơn vị: đồng Chứng từ Ghi có các tài khoản Tài khoản đối ứng Tháng1 ............. ............ Tháng12 1111 621 .............. 3493276 1521 621 .......... 180508581 1522 621 ............. 7478280 621 154 ............... 191480137 Cộng số phát sinh Nợ 191480137 Cộng số phát sinh Có 191480137 Dư cuối tháng 0 Cuối tháng kế toán kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào bảng tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh theo từng hoạt động kinh doanh và từ bảng này ghi vào nhật ký chứng từ số 7(xem biểu số 16, trang 65). 3. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí nhân công trực tiếp là toàn bộ chi phí biểu hiện bằng tiền để trả cho công nhân dựa trên số lượng và chất lượng lao động để bù đắp hao phí về sức lao động của họ. Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm: tiền lương, tiền phụ cấp, các khoản đóng Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Kinh phí công đoàn. Nhân viên phục vụ phòng nghỉ của khách sạn có 16 người. Trong đó, nhân viên trực tiếp phục vụ buồng là 14 người, nhân viên quản lý là 2 người (một tổ trưởng , một tổ phó). Công việc chủ yếu của nhân viên buồng là vệ sinh phòng nghỉ, thay các vật dụng đặt phòng, thực hiện các yêu cầu phục vụ của khách nếu có.Công việc vệ sinh phòng được nhân viên thực hiện hàng ngày. Công việc vệ sinh phòng bao gồm quét dọn lau chùi phòng, các đồ nội thất như bàn uống nước, ghế sôpha, ..., thay ga trải giường, gom các đồ cần giặt để giao cho bộ phận giặt là. Nhân viên buồng đặt thêm các đồ dùng vào phong khi hết như xà bông , giấy ăn, khăn mặt, dầu gội đầu...Số lượng của các đồ đặt thêm vào phòng được nhân viên trực tiếp ghi laị trên các bảng kê theo từng phòng.Ngoài ra, khi khách lưu trú có yêu cầu phục vụ như dùng bữa tại phòng thì nhân viên buồng sẽ chuyển đồ ăn tới tận phòng cho khách. Tổ trưởng có trách nhiệm giám sát công việc của các tổ viên theo thời gian lao động và ghi vào bảng chấm công số ngày làm việc thực tế của các thành viên trong tổ . Do hoạt động kinh doanh du lịch có tính chất thời vụ nên công ty trả lương chủ yếu theo hình thức trả lương theo thời gian lao động. Việc trích Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn được trích theo tỷ lệ quy định của Nhà nước là 19% tính trên tổng số lương phải trả (trong đó Bảo hiểm xã hội là 15%, kinh phí công đoàn là 2%, Bảo hiểm y tế là 2%). Cơ sở để tính lương là bảng chấm công. Trong từng hoạt động kinh doanh của công ty, người quản lý của từng hoạt động có trách nhiệm theo dõi, ghi chép và quản lý nhân công của mình. Hàng tháng, căn cứ vào các bảng chấm công của người quản lý của từng bộ phận nộp cho kế toán để lập bảng phân bổ tiền lương. Cách tính lương như sau: Hàng tháng vào ngày 10, tiến hành tạm ứng lương cho người lao động. Lương tạm ứng được tính theo công thức: Lương tạm ứng = Hệ số lương x Mức lương tối thiểu x 40% Mức lương tối thiểu theo quy định của Nhà nước hiện nay là 290.000đ một tháng. Lương kỳ II được thanh toán cho người lao động vào ngày 30 hàng tháng và gọi là lương cơ bản và được tính theo công thức: Hệ số lương x Mức lương tối thiểu Số ngày Các Tạm BHXH Lương = x làm việc + khoản - ứng - BH - K cơ bản 30 thực tế. phụ cấp kỳ I y tế (K: Các khoản khấu trừ khác) Để tính được các khoản tạm ứng cho người lao động, kế toán lập bảng kê các khoản tạm ứng và thanh toán cho mỗi tháng theo mẫu sau: Mẫu biểu số 07 Bảng kê các khoản tạm ứng và thanh toán tháng 12 năm 2003 Đơn vị tính: đồng Họ và tên Dư nợ đầu kỳ Nợ TK 141, Có các TK Có TK 141, ghi nợ các TK Dư nợ cuối kỳ 111 Cộng nợ 133 642 111 Cộng có Lê Thu Thuỷ Phạm Anh Đào Nguyễn Linh Dương Quỳnh Đặng Huyền Bùi Thu Giang ….. 200.000 116.000.000 500.000 700.000 5.000.000 5.000.000 ….. 750.000 13.000.000 1.000.000 …… 750.000 13.000.000 1.000.000 ….. 65520 654480 30.000 750.000 200.000 116.000.000 13.500.000 1.700.000 5.000.000 5.000.000 ….. Cộng 147.900.000 17.750.000 17.750.000 65520 654480 30.000 750.000 164.900.000 Ta có thể thấy cách tính lương của công ty qua bảng thanh toán lương của công ty với mức lương tối thiểu mà công ty áp dụng trong tháng 12 năm 2003 là 290.000 đ/ tháng. Mẫu biểu số 08 Bảng thanh toán lương tháng 12 năm 2003 Đơn vị tính: Đồng Họ và tên Chức vụ Hệ số Diễn giải lương Các khoản phụ cấp Tổng tiền được lĩnh Khoản phải trừ Thực lĩnh Nguyễn An Hạnh Trần Mạnh Trần Thanh Hà Lê Minh Trang Thái Văn Long Trịnh Thanh Hà Phạm Anh Đào Nguyễn Phương Linh Đặng Hải Hà ...................... Tổ trưởng Tổ phó Công nhân Công nhân Công nhân Công nhân Công nhân Công nhân Công nhân ................. 2,6 2,42 2.2 2.2 2.12 2.2 2.3 2.23 2.3 ..... 750500 700400 632589 600500 598078 600898 650789 641089 655800 .............. 754500 625898 300891 320365 200980 323456 330890 326998 330900 .............. . 1505000 1326298 933480 920865 799058 924354 981679 968087 986700 ............ 450.000 320.900 300500 400000 250000 220580 200890 356000 320300 .............. 1055000 1005398 632980 520865 549058 703774 780789 612087 666400 ............... Cộng 8260176 5957174 16854389 7741756 9112633 Sau khi tính xong tiền lương phải trả cho người lao động trực tiếp tham gia sản xuất kinh doanh và cán bộ quản lý công ty, kế toán tiến hành lập bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo mẫu sau đây. Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội tháng 12 năm 2003 Đơn vị tính: Đồng Tổng cộng TK338- Phải trả, phải nộp khác TK 334- Phải trả công nhân viên Ghi có TK Ghi nợ TK(Đối tượng SD) Số TT Chi phí nhân công TT_TK 622 Kinh doanh buồng …….. Chi phí sản xuất chung_ TK 627 Kinh doanh buồng Cộng xx 16854389 ….. xx 12350891 253281143 Kinh phí công đoàn (3382) Cộng có TK 338(3382, 3383,3384) Bảo hiểm y tế (3384) Bảo hiểm xã hội (3383) 1. 2. Lương Cộng có TK 334 Các khoản khác xx 2691037 ….. xx 1971991 40439846 xx 283267 ….. xx 207578 4256826 xx 2124503 ….. xx 1556835 31926194 xx 283267 ….. xx 207578 4256826 xx 14163352 ….. xx 10378900 212841297 xx 5957174 ….. xx 3832615 70237628 xx 8206178 ….. xx 6546285 142603669 Mẫu biểu số 09 Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương, kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp vào bảng tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh theo hoạt động kinh doanh và là cơ sở để ghi vào nhật ký chứng từ số 7. Dựa vào số liệu tính toán về tiền lương và các khoản trích theo lương kế toán hạch toán như sau: Nợ TK 622 (KD Buồng) 16.854.389 Có TK 334 14.163.352 Có TK 3382 283.267 Có TK 3383 2.124.503 Có TK 3384 283.267 4. Hạch toán chi phí sản xuất chung. Trong hoạt động kinh doanh buồng nghỉ, chi phí sản xuất chung là chi phí có tỷ trọng lớn nhất. Chi phí sản xuất chung bao gồm các chi phí tiền lương cho nhân viên quản lý , nhân viên các bộ phận có liên quan, chi phí dịch vụ mua ngoài (như chi phí tiền điện, chi phí về tiền nước, chi phí giặt là), chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí công cụ dụng cụ và sửa chữa lớn công cụ dụng cụ. Chi phí sản xuất chung chiếm đa số trong giá thành dịch vụ, chi phí này phản ảnh chất lượng dịch vụ cung cấp. Các chi phí sản xuất chung trong hoạt động dịch vụ du lịch thường liên quan đến nhiều hoạt động do đó mà thường được tập hợp riêng , sau đó phân cho từng hoạt động theo tiêu chuẩn hợp lý. Để hạch toán chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng TK 627-Chi phí sản xuất chung. Chi phí nhân viên quản lý được phản ánh trên bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội của công ty. Chi phí giặt là; đó là chi phí phục vụ cho việc giặt các đồ của phòng nghỉ như ga trải giường, rèm cửa, chăn… Khách sạn không kinh doanh dịch vụ giặt là mà thuê giặt. Do vậy, để theo dõi số lượng giặt là trong tháng của khách sạn, kế toán đã lập sổ theo dõi hay sổ giao nhận đồ giặt là để làm cơ sở phân bổ chi phí và cơ sở thanh toán đối với người cung cấp dịch vụ. Mẫu sổ giao nhận đồ giặt là. Mẫu biểu số 10 Sổ giao nhận đồ giặt là Tháng 12 năm 2003 STT Ngày Họ tên người giao đồ Bộ phận công tác Khách sạn Khách nghỉ Kí nhận Số lượng Chủng loại Số lượng Chủng loại ….. 10 10 ….. Nguyễn Văn An ….. ….. Tổ buồng ….. ….. 50 16 30 ….. Ga giường Rèm cửa Vỏ chăn ….. 13 7 ….. áo sơ mi Quần âu ….. ….. Cộng 1500 200 Vào cuối tháng, khách sạn thanh toán tiền giặt là một lần. Chi phí thanh toán đồ giặt là được tách thành hai phần, một phần để phân bổ vào chi phí kinh doanh của từng bộ phận; phần còn lại là số đồ giặt của khách và được tính vào tiền phải thu của khách về đồ giặt cộng vào giá phòng để khách thanh toán. Chi phí về giặt là được phản ánh vào bảng phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng hoạt động kinh doanh dựa vào hoá đơn giá trị gia tăng do người cung cấp dịch vụ cung cấp và phiếu chi tiền. Sau đây là mẫu phiếu chi mà doanh nghiệp sử dụng. Mẫu biểu số 11 Đơn vị…. Mẫu số 02 TT Địa chỉ… Ban hành theo QĐ số: 1141-TC/QĐ/CĐKT Ngày 01 tháng 11 năm 1995 của Bộ Tài chính Phiếu chi số 136 Ngày 31 tháng 12 năm 2003 Nợ…. Có…. Họ tên người nhận tiền: Nguyễn Thành Minh Địa chỉ : 68 Ngọc Khánh - Ba Đình- Hà Nội Lý do chi : Thuê giặt là. Số tiền : 15.414.179( Mười lăm triệu bốn trăm mười bốn nghìn một trăm bảy mươi chín đồng). Kèm theo : 1 Chứng từ gốc. Đã nhận đủ số tiền ( viết bằng chữ): Mười lăm triệu bốn trăm mười bốn nghìn một trăm bảy mươi chín đồng. Thủ trưởng Kế toán Người lập phiếu Thủ quỹ Người đơn vị trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) nhận tiền (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Chi phí tiền điện là chi phí mà công ty phải trả cho nhà cung cấp để có điện phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Vào cuối tháng căn cứ vào hoá đơn tiền điện và phiếu chi để kế toán hạch toán và ghi vào bảng phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng hoạt động kinh doanh. Kinh doanh buồng nghỉ là hoạt động kinh doanh đòi hỏi phải sử dụng nhiều tài sản cố định để phục vụ cho nhu cầu ở của khách du lịch. Do vậy, hàng tháng kế toán phải tiến hành tính khấu hao tài sản cố định và phân bổ cho từng bộ phận kinh doanh. Tài sản cố định được sử dụng ở khách sạn rất phong phú và đa dạng. Để tính được mức khấu hao tài sản cố định, kế toán dựa vào khung thời gian sử dụng các loại tài sản cố định ban hành kèm theo quyết định số 166/1999/QĐ-BTC ngày 30-12-1999 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Sau đây là bảng khung thời gian sử dụng các loại tài sản cố định mà kế toán công ty sử dụng. Loại tài sản cố định Thời gian sử dụng Máy móc thiết bị Thiết bị và phương tiện vận tải Nhà cửa- vật kiến trúc 5 năm 8 năm 20 năm Bảng tính khấu hao tài sản cố định Căn cứ vào bảng tính khấu hao, kế toán ghi vào bảng phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng bộ phận kinh doanh. Ngoài việc lập và tính khấu hao tài sản cố định kế toán còn tiến hành lập và tính giá trị công cụ dụng cụ phân bổ vào chi phí kinh doanh hàng tháng. Công cụ dụng cụ phục vụ cho kinh doanh buồng nghỉ của khách sạn rất phong phú. Công cụ dụng khi đưa vào sử dụng kế toán chuyển toàn bộ giá trị vào tài khoản 142- Chi phí trả trước. Căn cứ vào thời gian sử dụng theo thiết kế, đặc tính kỹ thuật để phân bổ giá trị vào chi phí hàng tháng. Kế toán căn cứ vào các tiêu chuẩn như trên để chia thành ba nhóm công cụ dụng cụ. Nhóm thứ nhất là đồ điện bao gồm máy in, radiocassete, lò nướng, bánh mì, tủ lạnh, quạt điện v.v.. Nhóm thứ hai là đồ gỗ, đồ nhựa và vải, thuộc nhóm này có bàn làm việc, bàn nước, bàn vi tính, tủ ti vi, cây treo quần áo, đệm mút.. Nhóm thứ ba là đồ thủy tinh và đồ khác bao gồm ly các loại, cốc uống trà, dĩa ăn, đĩa hoa quả, nồi hấp, phích đựng nước Rạng Đông… Ngoài ra trong bảng còn có chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định trong tháng. Để phân bổ công cụ dụng cụ, kế toán căn cứ vào thời hạn sử dụng, đặc tính kỹ thuật, giá trị của công cụ dụng cụ. Ví dụ: giường ngủ phân bổ trong thời gian là 5 năm, ga trải giường phân bổ trong thời gian 1 năm, đệm mút phân bổ trong 5 năm, các đồ thuỷ tinh như dĩa, cốc…, khăn ăn, cây treo quần áo đều được phân bổ trong thời gian 1 năm. Sau đây là bảng tính giá trị công cụ dụng cụ được phân bổ trong tháng 12 năm 2003. Bảng tổng hợp công cụ dụng cụ TK 142 tháng 12 năm 2003 Số liệu tính toán trên các bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định, bảng tổng hợp công cụ dụng cụ, hoá đơn tiền điện, tiền nước trong tháng kế toán lập bảng phân bổ chi phí sản xuất chung cho các bộ phận kinh doanh. Mẫu biểu số 14 Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung Tháng 12 năm 2003 Đơn vị: Đồng stt Bộ phận sử dụng Các chi Phí Kinh doanh buồng nghỉ Kinh doanh Nhà hàng Kinh doanh Massage Kinh doanh khác Tổng cộng 1 2 3 4 5 Chi phí về tiền điện Chi phí tiền nước Khấu hao TSCĐ Chi phí giặt là Chi phí công cụ dụng cụ và sửa chữa lớn 33765600 7050800 75740097 9761400 62059996 3005890 790580 989000 256900 2000890 569821 889080 2005105 2560752 989680 8535789 1626713 992216 1835127 3304874 45767500 9646173 79726418 15414179 68955440 Cộng 188377893 7043260 7014438 16294719 219509710 Cuối tháng, dựa vào bảng phân bổ chi phí sản xuất chung để kế toán ghi vào nhật ký chứng từ số 7 ( biểu 16,trang 65) và bảng tập hợp chi phí sản xuất cho từng bộ phận. Bảng tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh theo từng HDKD Nhật ký chứng từ số 7 tháng 12 năm 2003 5. Tổng hợp chi phí sản xuất, kinh doanh, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang. Đặc điểm của hoạt động kinh doanh dịch vụ, du lịch đó là quá trình sản xuất và quá trình tiêu thụ được tiến hành đồng thời, ngay cùng một địa điểm vì vậy mà không có chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Để tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh, kế toán sử dụng tài khoản 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Tất cả các khoản mục chi phí như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí sản xuất chung, được kết chuyển vào TK 154- mở cho từng hoạt động kinh doanh. Ví dụ: Nợ TK 154(154-KD Buồng) 229.082.453đ. Có TK 621 11.499.280đ. Có TK 622 16.854.389đ. Có TK 627 200.728.784đ. Chi phí sản xuất kinh doanh được tập hợp chính là tổng giá thành thực tế của hoạt động cung cấp dịch vụ. Kế toán kết chuyển chi phí sản xuất trong tháng vào sổ cái TK154( sổ này tập hợp chi phí của tất cả các hoạt động kinh doanh). Sau đó kế toán kết chuyển chi phí được tập hợp trên TK154 vào sổ cái TK632. Mẫu sổ cái TK154 và TK632 của công ty có dạng như sau: Sổ cái 154 và 632 II. Đối tượng và phương pháp tính giá thành tại Công ty Du lịch và xúc tiến thương mại. 1. Đối tượng tính giá thành. Hoạt động kinh doanh buồng ngủ là hoạt động dịch vụ đáp ứng nhu cầu ở của khách du lịch. Đối tượng tính giá thành của hoạt động này đó là giá thành của một phòng với một lượt ngày đêm. ở khách sạn Thương mại có ba loại phòng nghỉ. Phòng loại một có mức giá là 400.000đ/1 lượt ngày đêm, phòng loại hai có mức giá là 280.000đ/1lượt ngày đêm và phòng loại ba là 200.000đ/1 lượt ngày đêm. Cuối tháng, kế toán có nhiệm vụ tính giá thành trung bình một phòng một lượt ngày đêm theo từng loại dựa vào chi phí thực tế phát sinh đã tập hợp và số lượt phòng đã thống kê. 2. Kỳ tính giá thành. Theo yêu cầu quản lý, mỗi tháng sau khi tập hợp các chi phí kế toán sẽ tiến hành tính giá thành. Như vậy, kỳ tính giá thành là hàng tháng. 3. Phương pháp tính giá thành. Kế toán áp dụng phương pháp tính giá thành theo định mức. Dựa vào các định mức có sẵn để tính ra tổng số chi phí theo định mức. Định mức giá thành kinh doanh của dịch vụ lưu trú Đơn vị: Đồng/phòng/ngày đêm Các khoản chi phí Phòng loại 1 Phòng loại 2 Phòng loại 3 Đồ dùng đặt phòng Ăn sáng Tiền lương nhân viên buồng Tiền điện Tiền nước Giặt là Khấu hao TSCĐ Phân bổ công cụ dụng cụ và sửa chữa công cụ Tiền lương nhân viên quản lý 10000 15000 15000 35000 8000 12000 120000 90000 13000 6000 5000 14000 28000 6000 8000 70000 60000 10000 4000 5000 10000 25000 5500 6000 50000 40000 7000 Cộng 318000 207000 152500 Để tính được giá thành từng loại phòng, kế toán phải sử dụng bảng là số lượt phòng nghỉ trong tháng do nhân viên bộ phận lễ tân thông báo hàng ngày và đánh dấu. Sau đây là mẫu bảng kê lượt phòng nghỉ trong tháng 12 năm 2003. Mẫu biểu số 17 Bảng kê lượt phòng nghỉ tháng 12 năm 2003 Đơn vị: Lượt ngày đêm Loại phòng Ngày Số phòng 1 2 3 4 5 6 7 8 … … 28 29 30 31 Cộng ngang Loại 1 108 x x x x x 110 x x x x x x Cộng dọc x x x x x x x x x x x x x x 250 Loại 2 … x x x x x x x x x x x x x x … x Cộng dọc x x x x x x x x x x x x x x 578 Loại 3 528 x x x x x x x ... x x x x x x x x x x x x x x Cộng dọc x x x x x x x x x x x x x x 370 Theo số liệu từ bảng này, kế toán tính được 1198 lượt ngày đêm trong tháng 12 năm 2003, trong đó: phòng loại 1 là 250, phòng loại 2 là 578, phòng loại 3 là 370. Sau đây là cách tính giá thành * Tổng giá thành kinh doanh buồng nghỉ theo định mức: - Đồ đặt phòng: 250 x 10.000 + 6.000 x 578 + 4.000 x 370 = 7.448.000đ - Ăn sáng: 15.000 x 250 + (578+ 370) x 5.000 = 8.490.000đ - Tiền điện: 35.000 x 250 + 28.000 x 578 + 25000 x 370 = 34.184.000đ - Tiền nước: 8.000 x 250 + 6.000 x 578 + 5500 x 370 = 7.503.000đ - Giặt là: 12.000 x 250 + 8.000 x 578 + 6.000 x 370 = 9.844.000đ - Khấu hao TSCĐ: 120.000 x 250 + 70.000 x 578 + 50.000 x 370 = 88.960.000đ * Phân bổ công cụ dụng cụ và sửa chữa lớn 90.000 x 250 + 6.000 x 578 + 50.000 x 370 = 75.680.000đ * Tiền lương nhân viên phục vụ buồng. 15.000 x 250 + 14.000 x 578 +10.000 x 370 = 15.542.000đ * Chi phí quản lý 13.000 x 250 + 10.000 x 578 + 7000 x 370 = 11.620.000đ Tổng giá thành theo định mức là: 259.271.000đ Tổng giá thành thực tế phát sinh đã tập hợp được là: 229.082.453đ Ta tính được tỷ lệ giữa tổng giá thành thực tế và tổng giá thành theo định mức là: 229.082.453 K = x 100 = 88,356% 259.271.000 * Giá thành phòng loại 1: 318000 x 88,356% = 280972đ/phòng/ ngày đêm * Giá thành phòng loại 2: 207000 x 88,356% = 182896,92đ/phòng/ngày đêm *Giá thành phòng loại 3:152500x 88,356%= 134742,9đ/phòng/ngày đêm Giá thành bình quân 1 phòng/1 lượt ngày đêm: 229.082.453 : 1198 = 191.220,745đ/ phòng/ ngày đêm Từ các số liệu đã tính toán, kế toán sẽ lập bảng tính giá thành cho dịch vụ kinh doanh buồng nghỉ theo yêu cầu quản lý. Bảng tính giá thành Phần III. Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dịch vụ tại Công ty Du lịch và xúc tiến thương mại I. Đánh giá khái quát tình hình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp đều có nhu cầu sử dụng thông tin về giá thành sản xuất để phục vụ cho công tác quản lý. Giá thành sản xuất là kết quả mà các chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong quá khứ để có được sản phẩm dịch vụ. Giá thành cung cấp thông tin về tình hình sản xuất của một doanh nghiệp, đồng thời phản ánh trình độ kỹ thuật sản xuất kinh doanh, trình độ quản lý và sử dụng chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Có thể nói, giá thành là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý doanh nghiệp. Cũng như các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác, Công ty du lịch và xúc tiến thương mại đánh giá cao vai trò của công tác hạch toán chi phí sản xất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm dịch vụ. Trong thực tế, kế toán công ty đã áp dụng những phương pháp tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Tuy nhiên, công tác kế toán này vẫn còn một số hạn chế cần được xem xét và hoàn thiện hơn. II. Những ưu điểm của công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dịch vụ tại Công ty Du lịch và xúc tiến thương mại. Công ty đã lựa chọn hình thức Nhật ký chứng từ để hạch toán chi phí. Hình thức kế toán này phù hợp với đặc điểm hoạt động của công ty. Việc tập hợp chi phí sản xuất theo từng đối tượng chịu chi phí và áp dụng phương pháp tính giá theo định mức giúp cho việc lập bảng tính giá thành trở nên đơn giản hơn. Công ty đã rất cố gắng trong việc áp dụng các chuẩn mức kế toán và chế độ kế toán mới vào trong công tác hạch toán chi phí. Việc sử dụng hệ thống chứng từ kế toán có nhiều ưu điểm biểu hiện ở trình tự ghi chép luân chuyển chứng từ đảm bảo cơ sở lập ra từ thực tế và cơ sở pháp lý giúp cho công ty giám sát được tình hình phát sinh chi phí và xác định đối tượng chịu chi phí được kịp thời, cung cấp được thông tin cần thiết cho các bộ phận có liên quan. Việc tập hợp các chi phí sản xuất dựa trên các nhật ký chứng từ và các bảng phân bổ chi phí được nhanh hơn, đảm bảo độ tin cậy cho việc tính giá thành sản phẩm dịch vụ cho từng hoạt động kinh doanh của công ty. III. Những vấn đề còn tồn tại trong công tác hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh tại Công ty Du lịch và xúc tiến thương mại. Tuy đã cố gắng nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí và tính giá thành phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nhưng thực tế công tác này vẫn còn nhiều hạn chế, cụ thể: - Việc tính và phân bổ khấu hao TSCĐ chưa được thể hiện trên bảng tính khấu hao của doanh ngiệp. Cụ thể, số liệu về thời gian sử dụng của tài sản, tỉ lệ phần trăm phân bổ khấu hao của tài sản, đối tượng sử dụng tài sản thuộc bộ phận nào chưa được thể hiện trên bảng. Doanh nghiệp chưa sử dụng bảng tính và phân bổ khấu hao theo Quyết định 1141 của Bộ Tài chính. - Việc sử dụng tài khoản 142 – chi phí trả trước để hạch toán giá trị công cụ dụng cụ phân bổ dần và chi phí sửa chữa lớn phân bổ nhiều năm không phù hợp với chuẩn mực kế toán mới. Hiện nay, thông tư 89/2002 ngày 9 tháng 10 năm 2002 của Bộ Tài Chính đã được vận dụng vào trong hạch toán.Theo thông tư này, các chi phí trả trước có liên quan đến nhiều kỳ kế toán ( từ một năm trở lên) thì được hạch toán trên tài khoản 242- Chi phí trả trước dài hạn. - Đặc điểm kinh doanh dịch vụ du lịch mang tính thời vụ đối với những doanh nghiệp này nên sử dụng TK 335- Chi phí phải trả , để thực hiện nghiệp vụ trích trước đối với các chi phí về sửa chữa lớn tài sản cố định , các dịch vụ mua ngoài sẽ cung cấp. Việc trích trước những chi phí này sẽ giúp giá thành dịch vụ không chịu những biến động lớn khi các chi phí này thực tế phát sinh. - Kế toán công ty chưa sử dụng các bảng kê, các nhật kí chứng từ để hạch toán hàng ngày, mà chỉ sử dụng như sổ tổng hợp điều đó là không phù hợp với quy định của Bộ Tài chính. Mẫu nhật kí chứng từ mà kế toán sử dụng cũng không phù hợp với mẫu của Bộ Tài chính đã quy định. - Các chi phí cố định của hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú chủ yếu là khấu hao tài sản cố định được phân bổ vào giá thành buồng bằng cách chuyển một lần mà chưa tính đến hiệu suất hoạt động của buồng như vậy giá thành sẽ chưa phản ánh khách quan chi phí cố định vào phục vụ kinh doanh. Kế toán nên sử dụng định mức chi phí cố định dựa vào mức khấu hao thực tế, số lượt phòng theo thiết kế và số phòng thực hiện trong tháng. Phần chi phí chênh lệch giữa thực tế và định mức sẽ được chuyển trực tiếp vào giá vốn dịch vụ hoàn thành. Đây là cách áp dụng chuẩn mực kế toán mới vào hạch toán chi phí sản xuất khi chi phí đó vượt qúa công suất bình thường hoặc thấp hơn. - Hình thức Nhật kí chứng từ do có nhiều loại sổ, mỗi loại mang một tính chât khác nhau nên khi áp dụng vào máy tính gặp nhiều khó khăn. Công ty nên sử dụng sổ kế toán theo hình thức Nhật kí chung để việc kế toán trên máy tinh được nhiều hơn giảm khối lượng ghi chép bằng tay cho kế toán. IV. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí và tính giá thành tại công ty Du lịch và xúc tiến thương mại. 1. Hoàn thiện công tác tính khấu hao TSCĐ và phân bổ chi phí khấu hao. Tài sản cố định được sử dụng nhiều trong hoạt động kinh doanh của công ty. Do vậy, chi phí về khấu hao tài sản cố định trong cơ cấu giá thành dịch vụ của công ty chiếm một tỉ trọng không nhỏ. Khấu hao tài sản cố định thể hiện chất lượng của sản phẩm dịch vụ. Xác định chi phí khấu hao tài sản cố định cho từng hoạt động dịch vụ giúp cho việc tính toán giá thành sản phẩm dịch vụ phản ánh được chi phí thực tế đã bỏ ra hợp lí và chính xác. Để phân bổ chi phí khấu hao tài sản cố định cần căn cứ vào bảng tính và phân bổ khấu hao của doanh nghiệp, tuy nhiên khi sử dụng bảng tính khấu hao TSCĐ của công ty ta chưa thấy được các chỉ tiêu cần thiết để tiến hành việc tính toán và phân bổ như đối tượng sử dụng, thời gian sử dụng, tỉ lệ phần trăm tính khấu hao của từng tài sản. Do đó thông tin cung cấp của bảng là chưa cụ thể và đầy đủ. Điều đó làm cho công tác quản lý về tài sản cố định thiếu tính xác thực. Kế toán nên sử dụng mẫu Bảng tính khấu hao TSCĐ theo Quyết định 1141 của Bộ Tài chính. Mẫu này được trình bày như sau: Bảng tính khấu hao tài sản cố định 2. Hoàn thiện việc hạch toán chi phí công cụ dụng cụ phân bổ nhiều lần và chi phí sửa chữa lớn TSCĐ Trên thực tế, kế toán công ty sử dụng tài khoản 142 để hạch toán giá trị công cụ dụng cụ và chi phí sửa chữa lớn TSCĐ. Việc hạch toán trên tài khoản này không còn phù hợp với chuẩn mực kế toán hiện hành cụ thể là theo thông tư 89/2002 ngày 9 tháng 10 năm 2002 của Bộ Tài Chính. Theo thông tư này, những chi phí thực tế đã phát sinh nhưng liên quan đến thời gian phân bổ trên một năm thì hạch toán vào TK242 là chi phí trả trước dài hạn. Như vậy, những công cụ dụng cụ xuất dùng một lần trực tiếp cho hoạt động kinh doanh buồng như khăn mặt, mắc treo quần áo…có giá trị phân bổ trong thời gian một năm thì kế toán sẽ sử dụng TK 142- chi phí trả trước ngắn hạn. Đối với những công cụ lao động có thời gian phân bổ trên một năm như bàn làm việc, tủ ti vi, đệm mút.., các chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, kế toán sẽ sử dụng tài khoản 242 để hạch toán. Vì vậy, kế toán sẽ có hai bảng phân bổ công cụ dụng cụ – Bảng phân bổ cho công cụ dụng cụ có thời gian phân bổ trong một năm; Bảng phân bổ công cụ dụng cụ có thời gian phân bổ từ một năm trở lên và các chi phí sửa chữa lớn TSCĐ. Trong bảng phân bổ chi phí trả trước, mục giá trị công cụ dụng cụ giảm nên tách thành hai mục là giảm do thanh lý và giảm do phân bổ vào chi phí kinh doanh, đây sẽ là cơ sở cho công tác kiểm tra quản lý của kế toán. Mẫu này có thể được trình bày như sau: Bảng tổng hợp công cụ dụng cụ. Bảng tổng hợp công cụ dụng cụ 3. Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí trả trước Hoạt động kinh doanh khách sạn đòi hỏi có vốn đầu tư ban đầu cao. Tài sản cố định đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh dịch vụ buồng nghỉ. Tài sản cố định không chỉ là tư liệu lao động mà còn là tiêu chí phản ánh chất lượng dịch vụ lưu trú. Để bảo đảm chức năng phục vụ của các tài sản cố định, định kỳ thường tiến hành bảo dưỡng sửa chữa tài sản cố định theo kế hoạch. Chi phí sửa chữa TSCĐ được hạch toán vào chi phí trả trước sau đó phân bổ dần vào chi phí các kì kế toán tiếp theo. Do chi phí sửa chữa tài sản cố định là những chi phí dịch vụ mua ngoài có giá trị lớn vì vậy kế toán nên sử dụng TK335- chi phí phải trả để hạch toán các chi phí này. Mục đích của việc sư dụng tài khoản này đó là giúp cho giá thành tránh được những biến động lớn khi các chi phí này đột ngột tăng. Việc trích trước dựa vào kế hoạch sửa chữa TSCĐ của công ty hoặc dựa vào chi phí phát sinh bình quân hàng tháng để tính số trích trước. Ví dụ tháng 12 năm 2003 chi phí sửa chữa thực tế là 20470350đ . Kế hoạch sửa chữa tài sản cố định là 17509678đ. Kế toán tiến hành trích trước vào chi phí sản xuất chung, hạch toán như sau: Nợ TK 627 17509678đ Có TK 335 17509678đ 4. Hoàn thiện mẫu sổ kế toán tại công ty Công ty sử dụng nhật ký chứng từ cho cả bên có và bên nợ của 1 tài khoản cụ thể là nhật ký chứng từ số 1 - mở cho bên nợ và bên có tài khoản tiền mặt. Các nghiệp vụ thu, chi tiền cuối tháng được phản ánh trên nhật ký chứng từ số 1 dựa trên sổ thu, sổ chi tiền. Nhật ký chứng từ số 1 theo qui định của Bộ Tài chính được mở cho bên Có của TK111 - Tiền mặt, hạch toán các nghiệp vụ chi tiền và ghi hàng ngày. Cuối tháng, số phát sinh trên nhật ký chứng từ là cơ sở để ghi vào sổ cái. Doanh nghiệp lại chỉ sử dụng nhật ký chứng từ số 1 để ghi cuối tháng như vậy là không phù hợp với qui định của Bộ tài chính. Mẫu nhật ký chứng từ không như mẫu qui định của Bộ Tài Chính. Doanh nghiệp nên tách nhật ký chứng từ số 1 bên nợ thành bảng kê số 1 phản ánh số phát sinh bên nợ TK111 - Tiền mặt (phần thu) và theo mẫu của Bộ tài chính đã ban hành.Việc sử dụng bảng kê và nhật kí chứng từ sẽ giúp nhà quản lý biết số lượng tiền hiện có trong quỹ hàng ngày.Đó chính là cơ sở để kiểm kê quỹ khi cần thiết. Sau đây là mẫu bảng kê số 1. Mẫu bảng kê số 1 Bảng kê số 1 Ghi Nợ TK 111 - Tài khoản tiền mặt Tháng 12 năm 2003 Đơn vị: Đồng Số dư đầu tháng : 16322908 Số TT Ngày Ghi Nợ TK111, ghi Có các TK…. Số dư cuối ngày 112 131 136 138 141 331 511 Cộng Nợ TK111 1 2 3 4 5 6 7 8 9 … 3 16 11365989 200000 11565989 14832007 Cộng ............ ......... .......... ......... ............ ........... .......... .............. ................ Số dư cuối tháng: 12381932 Ngày …. tháng …. năm …. Kế toán trưởng (Ký họ và tên) 5. Hoàn thiện việc tính giá thành dịch vụ buồng nghỉ Trong các chi phí cấu thành nên giá thành buồng nghỉ thì chi phí sản xuất chung chiếm tỉ trọng rất lớn. Chi phí sản xuất chung bao gồm chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuấtchung biến đổi. Chi phí sản xuất chung biến đổi phụ thuộc vào hiệu suất hoạt động của khách sạn. Chi phí sản xuất chung cố định không phụ thuộc vào hiệu suất hoạt động của phòng nghỉ vì dù có phục vụ khách hay không trên thực tế các chi phí này vẫn cứ phát sinh. Ta có chi phí khấu hao TSCĐ là chi phí cố định chi phí này chiếm tỉ trọng lớn trong giá thành của dịch vụ buồng. Ta nên phân bổ chi phí khấu hao TSCĐ cho từng phòng để có căn cứ xác định chi phí khấu hao phù hợp nhằm để phản ánh giá thành được khách quan và thực hiện nguyên tắc thận trọng trong hạch toán. Ta xác định chi phí khấu hao TSCĐ cho 1 lượt phòng theo công suất thiết kế của khách sạn. Tổng số lượt phòng theo thiết kế : 60 phòng* 30 ngày = 1800 lượt phòng Chi phí khấu hao TSCĐ theo lượt phòng thiết kế: 75740097 : 1800 = 42077.83167đ Chi phí khấu hao phân theo công suất hoạt động của phòng trong thực tế: 42077.83167* 1198 = 50409242.3365đ Khi đó kế toán tiến hành hạch toán như sau: Nợ TK154(Buồng) 50409242.3365đ Có TK627 50409242.3365đ Phần chênh lệch chi phí chìm sẽ được kết chuyển trực tiếp vào TK632- Giá vốn dịch vụ. Nợ TK632 25330854.6635đ Có TK627 25330854.6635đ Bằng cách tách chi phí chìm ta có thể thấy giá thành sẽ được phản ánh khách quan, chi phí nào trực tiếp phục vụ cho kinh doanh tạo ra lợi nhuận, chi phí nào không phục vụ cho kinh doanh nhưng doanh nghiệp vẫn phải chịu. Để khái quát cách hach toán này ta có thể sử dụng sơ đồ sau đây Sơ đồ tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh dịch vụ buồng 621 154 632 CPNVLTT Giá vốn dịch vụ 622 CPNCTT 627 CPSXC theo định mức CPSXC không phân bổ vào giá thành 6. Hoàn thiện việc sử dụng hình thức sổ kế toán của công ty Công ty hiện đang sử dụng hình thức Nhật kí chứng từ, hình thức này phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, do hình thức này có nhiều loại sổ kế toán mỗi sổ có một tính chất khác nhau nên việc ứng dụng công tác kế toán máy càn gặp nhiều hạn chế. Kế toán công ty nên sử dụng hình thức Nhật kí chung vì hình thức này rất phù hợp với việc sử dụng máy vi tính vào kế toán giảm khối lượng ghi chép cho kế toán. Hệ thống bảng biểu của Nhật kí chumg đơn giản, thống nhất phù hợp với quy định về hệ thống sổ sách, chứng từ do Bộ Tài Chính quy định. Trình tự ghi sổ của hình thức Nhật kí chung được khái quát qua sơ đồ sau: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật kí chung Chứng từ gốc Sổ chi tiết vật liệu Nhật kí đặc biệt Nhật kí chung Sổ chi phí SXKD Sổ cái TK154, 627, 641, 641 Thẻ tính giá thành Bảng cân đối số phát sinh Sổ chi tiết chi phí trả trước, chi phí phải trả Báo cáo kế toán tài chính Kết luận Khi nền kinh tế ngày càng phát triển thì các nhu cầu của con người ngày càng được đáp ứng tốt hơn. Xu hướng phát triển của nền kinh tế đó là phát triển ngành công nghiệp không khói hay nói cách khác đó là khai thác tài nguyên thiên nhiên, điều kiện văn hoá…tài nguyên của ngành Du lịch, dịch vụ. Là một trong những doanh nghiệp nhà nước, hoạt động kinh doanh du lịch dịch vụ, công ty du lịch và xúc tiến thương mại luôn cố gắng phục vụ các yêu cầu của khách hàng tốt nhất, nhanh nhất. Để thực hiện mục đích kinh doanh có hiệu quả, công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành đóng một vai trò rất quan trọng. Kế toán của công ty đã vận dụng phương pháp hạch toán phù hợp nhất với hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành chính xác và kịp thời là một công việc khá phức tạp. Vì chi phí sản xuất gắn liền với việc sử dụng vật tư, tiền vốn và tài sản trong công ty. Công ty luôn cố gắng thực hiện tiết kiệm, sử dụng chi phí sản xuất hợp lý. Nhận thức được vai trò quan trọng của vấn đề này, em đã đi sâu tìm hiểu hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành trong thời gian thực tập của công ty với mong muốn tự nâng cao kiến thức cho bản thân và giúp cho công tác hạch toán chi phí và tính giá thành tại công ty hiệu quả hơn. Trong thời gian thực tập, được sự quan tâm, giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của thầy giáo Đào Bá Thụ và các bác, các cô chú trong phòng kế toán - tài vụ của công ty đã tạo cho em cơ hội được tiếp cận thực tế, vận dụng và củng cố kiến thức được trang bị ở trường. Nhờ đó em đã hoàn thành được khoá luận của mình. Do có sự hạn chế về mặt thời gian và trình độ, bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, em rất mong nhận được sự chỉ bảo tận tình, sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn. Sau cùng, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô giáo khoa Kinh tế - Viện Đại học Mở - Hà Nội, đặc biệt là thầy giáo Đào Bá Thụ và các bác, các cô chú phòng kế toán - tài vụ của công ty Du lịch và xúc tiến thương mại đã giúp em hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này. Danh mục tài liệu tham khảo 1. lý thuyết và thực hành kế toán tài chính VAT Chủ biên TS. Nguyễn Văn Công 2. Lý thuyết hạch toán kế toán Chủ biên TS. Nguyễn Thị Đông 3. Hệ thống kế toán doanh nghiệp Vụ chế độ kế toán- Nhà xuất bản Tài chính 4. 162 Sơ đồ kế toán doanh nghiệp Chủ biên Thạc sĩ Hà Thị Ngọc Hà -Nhà xuất bản Thống kê- 2001 5. Một số luận văn K7,K8- Khoa Kinh tế - ngành Kế toán- Viện Đại học Mở Hà nội. Nhận xét của giáo viên hướng dẫn Nhận xét của giáo viên phản biện Mục lục Lời nói đầu 1 Phần I: Những vấn đề lý luận cơ bản về hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành trong các doanh nghiệp. 3 I. Bản chất và nội dung kinh tế của chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dịch vụ: 3 1. Chi phí sản xuất kinh doanh 3 2. Giá thành sản phẩm, dịch vụ 6 3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, dịch vụ 8 II. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm, dịch vụ 9 1. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh 9 2. Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm, dịch vụ 9 III. Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên 11 1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 11 2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 13 3. Hạch toán chi phí sản xuất chung 15 4. Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang 17 IV. Đặc điểm hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ 21 1. Khái niệm và tài khoản sử dụng 21 2. Phương pháp hạch toán 22 3. Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê đánh giá sản phẩm: 24 Phần II: Thực trạng công tác hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm tại Công ty du lịch và xúc tiến thương mại. 27 I. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất - kinh doanh của Công ty du lịch và xúc tiến thương mại có ảnh hưởng đến hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm - dịch vụ 27 1. Lịch sử hoàn thành và phát triển 27 2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh 33 3. Đặc điểm hoạt động, kinh doanh du lịch và dịch vụ có ảnh hưởng đến hạch toán kế toán 36 II. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và bộ sổ kế toán tại Công ty Du lịch và xúc tiến thương mại. 39 1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán. 39 2. Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán tại Công ty Du lịch và xúc tiến thương mại. 41 II. Hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh tại công ty Du lịch và xúc tiến thương mại. 45 1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 45 2. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của hoạt động kinh doanh buồng ngủ. 45 3. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 52 4. Hạch toán chi phí sản xuất chung 56 5. Tổng hợp chi phí sản xuất, kinh doanh, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang. 67 II. Đối tượng và phương pháp tính giá thành tại Công ty Du lịch và xúc tiến thương mại. 67 1. Đối tượng tính giá thành. 67 2. Kỳ tính giá thành. 68 3. Phương pháp tính giá thành. Phần III. Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dịch vụ tại Công ty Du lịch và xúc tiến thương mại 71 I. Đánh giá khái quát tình hình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 71 II. Những ưu điểm của công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dịch vụ tại Công ty Du lịch và xúc tiến thương mại. 71 III. Những vấn đề còn tồn tại trong công tác hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh tại Công ty Du lịch và xúc tiến thương mại. 72 IV. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí và tính giá thành tại công ty Du lịch và xúc tiến thương mại. 72

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0685.doc
Tài liệu liên quan