Tôi xin chân thành cảm ơn phòng Tài Chính Kế Toán, Văn Phòng công ty, phòng Kế hoạch, các phòng Kinh Doanh I,II, phòng Xuất Nhập Khẩu I & II, các xí nghiệp, phân xưởng sản xuất và các cán bộ, nhân viên Công Ty cổ phần đầu tư phát triển Thăng long đã nhiệt tình giúp đỡ và cung cấp các số liệu cần thiết giúp tôi hoàn thành bản báo cáo này.
86 trang |
Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1265 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần phát triển Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty có thể được khái quát qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.1: Trình tự kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Phiếu xuất kho, nhập kho và các chứng từ gốc liên quan
Sổ chi tiết
Bảng phân bổ 1,2,3
Bảng kê số3
NKCT
1,2,5,10
Bảng kê số 4
NKCT số 7
Sổ cái các TK
621,622,627,154
2.2.1. Hạch toán chi phí sản xuất tại công ty
2.2.1.1 Đặc điểm về chi phí sản xuất tại Công ty
Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong một kỳ nhất định.
Tại Công ty, chi phí sản xuất bao gồm chi phí về nguyên vật liệu, chi phí về nhân công, chi phí về khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác... Có rất nhiều khoản mục chi phí khác nhau phát sinh tại công ty. Do đặc điểm sản phẩm của công ty có rất nhiều chủng loại, mẫu mã, quy cách, chi tiết khác nhau, bên cạnh đó quy trình công nghệ sản xuất lại phức tạp vì vậy chi phí phát sinh ở công ty phải tập hợp theo từng loại, từng khoản mục chi phí và phải được thường xuyên theo dõi chi tiết ở từng phân xưởng và chi tiết cho từng loại sản phẩm. Điều đó đòi hỏi công tác kế toán phải được tổ chức một cách khoa học, có hệ thống để có thể đảm bảo tính chính xác và phản ánh trung thực các khoản chi phí phát sinh.
Kỳ tập hợp chi phí ở Công ty là hàng tháng, các khoản mục chi phí phát sinh tại công ty sẽ được tính và phân bổ theo tháng, cuối quý kế toán giá thành căn cứ vào các bảng phân bổ của từng tháng để tập hợp lập thành các bảng phân bổ chi phí cho cả quý để tiến hành tính giá thành.
2.2.1.2 Phân loại chi phí sản xuất:
Như trên đã trình bày, chi phí sản xuất ở Công ty bao gồm rất nhiều loại, nhiều khoản mục phí. Nhằm không ngừng nâng cao chất lượng công tác kế toán và đảm bảo tính chính xác, kịp thời của các số liệu tài chính kế toán, ngay từ khi thành lập vào tháng 12 năm 1996, Công ty đã triển khai và ứng dụng tin học trong công tác kế toán. Điều này đã góp phần đáng kể trong sự thành công của Công ty trong nhữnh năm vừa qua. Do vậy, mặc dù các sản phẩm do công ty sản xuất ra là các sản phẩm công nghệ cao, quy trình sản xuất phức tạp và có nhiều loại nguyên vật liệu nhưng có thể khía quát việc tập hợp chi phí sản xuất ở công ty được tập hợp theo ba khoản mục:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí sản xuất chung
2.2.1.3 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất:
Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất thực chất là việc xác định nội dung chi phí và giới hạn tập hợp chi phí.
Do đặc điểm quy trình công nghệ của công ty rất phức tạp, các sản phẩm sản xuất ra phải trải qua nhiều giai đoạn công nghệ chế tạo, gia công và đóng gói. Mỗi giai đoạn công nghệ được giao cho một bộ phận sản xuất hay một phân xưởng sản xuất đảm nhiệm. Sản phẩm của phân xưởng này là vật liệu sản xuất của khâu tiếp theo theo một chu trình khép kín. Cúng do đặc thù là sản phẩm công nghệ cao trong lĩnh vực điện tử viễn thông nên quá trình sản xuất của Công ty không có bán thành phẩm nhập kho. Chính vì những đặc điểm đó việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm của Công ty được thực hiện ở từng phân xưởng hay tổ sản xuất và sau đó phòng kế toán căn cứ vào chi phí phát sinh thực tế ở từng bộ phận, từng phân xưởng sản xuất trong kỳ để phân bổ và tính giá thành cho sản phẩm hoàn thành nhập kho.
2.2.1.4 Trình tự hạch toán chi phí sản xuất:
Việc tập hợp chi phí sản xuất được kế toán của công ty tiến hành một cách trình tự, hợp lý và khoa học tạo điều kiện thuận lợi cho việc tính giá thành sản phẩm .
a. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Trong doanh nghiệp sản xuất, nguyên vật liệu trực tiếp là cơ sở vật chất chủ yếu cấu thành nên sản phẩm, nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng từ 70-80% trong giá thành và thường ổn định trong cơ cấu mỗi loại sản phẩm. Nguyên vật liệu ở công ty bao gồm nhiều loại khác nhau, căn cứ vào vai trò và tác dụng của từng loại nguyên vật liệu trong sản xuất thì nguyên vật liệu ở công ty được chia thành 3 loại:
Nguyên vật liệu chính bao gồm: Tôn, nhựa ép, bo mạch chủ, hộp kênh (turner),chip, linh kiện chế tạo ...
Vật liệu phụ bao gồm: thiếc hàn, keo dán, đai nhựa, sơn, ốc, vít các loại, thùng giấy, nilon bao gói,..
Nhiên liệu bao gồm: điện, xăng, dầu.
Để theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn nguyên vật liệu kế toán sử dụng TK 152- nguyên liệu, vật liệu và được mở chi tiết theo 3 tiểu khoản:
TK 1521 : Nguyên vật liệu chính
TK 1522 : Vật liệu phụ
TK 1523 : Nhiên liệu.
Trong đó với từng tiểu khoản, kế toán mở các mã hàng chi tiết theo dõi đến từng loại nguyên liệu, vật liệu chính sử dụng trong sản xuất. Để đáp ứng nhu cầu vật liệu cho sản xuất, Hàng quý căn cứ vào kế hoạch sản xuất và các hợp đồng đã ký kết với khách hàng, cũng như dự đoán mức bán lẻ trên thị trường và thông qua mạng lưới các đại lý, phòng kế hoạch lên các kế hoạch sử dụng nguyên vật liệu để trình lên Giám đốc công ty. Sau khi được phê duyệt, phòng kế hoạch sẽ làm việc với các bộ phận có liên quan để tiến hành nhập hàng phục vụ cho sản xuất. Nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất ở Công ty được chi thành 2 loại:
Thứ nhất là loại nhập khẩu từ nước ngoài bao gồm: Bo mạch chủ, chíp, IC và các linh kiện điện tử cao cấp trong nước chưa sản xuất đư ợc.
Thứ hai là các nguyên vật liệu mua trong nước như tôn, vỏ nhựa, hộp carton,..
Trong quá trình sản xuất nếu phát sinh nhu cầu vật liệu ngoài kế hoạch thì các bộ phận lập báo cáo gửi lên phòng kế hoạch để lên phương án trình Giám đốc Công ty phê duyệt và triển khai thực hiện. Một số trường hợp, để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và thời gian cho các đơn đặt hàng các phân xưởng có thể tự đảm nhận phần vật liệu (nếu có thể) sau khi được sự đồng ý của Giám đốc Công ty sau đó thanh toán với công ty theo khối lượng thực tế phát sinh..
Giá của vật liệu mua về nhập kho được xác định tuỳ theo đặc điểm và tính chất của từng loại nguyên vật liệu.
Đối với các nguyên vật liệu nhập khẩu từ nước ngoài, giá nhập khao bao gồm giá mua, chi phí vận chuyển, bảo hiểm về đến cửa khẩu (CIF), thuế nhập khẩu và chi phí tiếp nhận vận chuyển đưa về đến kho của Công ty.
Thứ hai là các nguyên vật liệu mua trong nước giá nhập kho được xác định bằng giá mua ghi trên hoá đơn và các khoản chi phí thu mua phát sinh như: chi phí vận chuyển, chi phí bốc dỡ, lệ phí cầu đường...
Riêng đối với thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng đầu vào ghi trên hoá đơn được kế toán tách thuế theo hoá đơn và mở sổ theo dõi riêng (sổ chi tiết thuế giá trị gia tăng được khấu trừ) làm căn cứ để khấu trừ lúc cuối tháng đồng thời theo dõi hạch toán trên tài khoản 133 (Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ). Trong đó kế toán mở các tiểu khoản theo dõi đến từng loại thuế GTGT đầu vào được khấu trừ bao gồm:
TK 1331 : Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hoá dịch vụ
TK 1332 : Thuế GTGT được khấu trừ của hàng nhập khẩu
TK 1333 : Thuế GTGT được khấu trừ của tài sản cố định
Việc tính toán giá thành thực tế vật liệu - công cụ, dụng cụ xuất dùng trong từng tháng sẽ được kế toán vật liệu thực hiện trên bảng kê số 3, đến cuối tháng kế toán vật liệu sẽ tiến hành lập bảng phân bổ số 2- Bảng phân bổ công cụ dụng cụ và vật rẻ tiền mau hỏng. Trong bảng này vật liệu xuất dùng được phân bổ cho từng phân xưởng và chi tiết cho từng sản phẩm căn cứ vào phiếu xuất vật tư cho từng sản phẩm.
Bảng phân bổ số 2 này sẽ được kế toán vật liệu chuyển sang cho kế toán chi phí theo từng tháng và đến cuối quý, kế toán chi phí căn cứ vào 3 bảng phân bổ nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ của 3 tháng lập thành bảng phân bổ nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ cho cả quý (Biểu số 1). Kế toán chi phí sẽ căn cứ vào số liệu trên bảng phân bổ vật liệu và công cụ dụng cụ để tiến hành hạch toán chi phí sản xuất vào các tài khoản thích hợp. Ví dụ việc hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp quý III/ 2004 được kế toán định khoản:
Ghi Nợ TK 621 : 5.439.164.280
Ghi Có TK 152 : 5.332.514.000
Ghi Có TK 153 : 106.650.280
Đồng thời kế toán chi phí tiến hành phản ánh chi phí sản xuất phát sinh trong quý cho từng đối tượng tập hợp chi phí (cụ thể là các phân xưởng) qua Sổ theo dõi chi phí NVL trực tiếp. ở sổ này, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sẽ được kế toán tập hợp theo từng phân xưởng và chi tiết cho từng loại sản phẩm. Ví dụ: Sổ theo dõi chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ở phân xưởng cơ khí (gia công vỏ và khung của đầu thu truyền hình kỹ thuật số quí III/ 2004 như sau:
Biểu số 1:
Công ty đầu tư & phát triển thăng long
Phân xưởng cơ khí - XNSXKD
Sổ theo dõi chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
(Từ ngày: 01/07/2004 đến ngày 30/09/2004)
Đơn vị tính: đồng
TT
Tên Vật Tư
đơn giá
S.phẩm hoàn thành
Sản phẩm dở dang
SL
Thành tiền
SL
Thành tiền
01
Thân máy (Main case)
88.500
2.510
222.135.000
1.490
131.865.000
02
Nắp máy (cover case)
97.500
2.510
244.725.000
1.490
145.275.000
03
Mắt máy (Front panel)
28.500
2.510
71.535.000
1.490
42.465.000
Cộng
538.395.000
319.605.000
Các sổ theo dõi chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho từng phân xưởng sẽ là căn cứ để kế toán chi phí ghi vào Bảng kê số 4 (Biểu số 2), nhật ký chứng từ số 7 và sổ cái TK 621 (Biểu số 3).
Biểu số 2
Bảng kê số 4 - Tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng
(Từ ngày: 01/07/2004 đến ngày 30/09/2004)
Đơn vị tính: đồng
Ghi có TK
Ghi nợ TK
Tài khoản 1521
Tài khoản 1522
....
Cộng
- Tài khoản 621
5.332.514.000
106.650.280
5.439.164.280
+ Phân xưởng cơ khí
538.395.000
10.767.900
549.162.900
+ XN Điện tử DTH
4.210.466.500
84.209.330
4.294.675.830
+ Phân xưởng lắp ráp
583.652.500
11.673.050
595.325.550
Biểu số 3 - Sổ cái tài khoản
Công ty đầu tư & phát triển Thăng Long
Số cái tài khoản: 621 – chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Từ ngày 01/07/2004 đến ngày 30/09/2004 (Bên Nợ)
Đơn vị tính: đồng
Nội dung
TK ĐƯ
Quí I
Quí II
Quí III
Quí VI
Cộng
Dư đầu kỳ
Chi phí NVL chính
1521
4.266.011.200
4.692.612.320
5.332.514.000
14.291.137.672
Chi phí NVL phụ
1522
85.320.224
93.852.246
106.650.280
285.822.903
Cộng PS nợ
4.351.331.424
4.786.464.566
5.439.164.280
14.576.960.575
Cộng PS có
4.351.331.424
4.786.464.566
5.439.164.280
14.576.960.575
Dư cuối kỳ
b. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp:
Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm cùng với các khoản phải nộp theo lương khác được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ như:Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn.
Tại Công ty, việc tính trả lương cho công nhân trực tiếp sản xuất được thực hiện dưới hình thức trả lương theo ngày công lao động.
Và được tính theo công thức:
Tiền lương phải trả = (Số ngày làm việc trong tháng) x (mức lương ngày)
Trong đó mức lương ngày của mỗi công nhân phụ thuộc vào đơn giá tiền lương do phòng tổ chức lao động tiền lương xây dựng dựa trên các căn cứ như: đơn giá tiền lượng được Đài Truyền hình Việt Nam giao trong kế hoạch, tình hình thực tế sản xuất kinh doanh trong kỳ, mức độ hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh của từng bộ phận,.. để xây dựng hệ số điều chỉnh lương phù hợp với từng thời kỳ
Hàng tháng, phòng tổ chức lao động tiền lương căn cứ vào bảng chấm công của các bộ phận sản xuất và để tiến hành lập bảng thanh toán lương, bảng thanh toán BHXH, BHYT cho công nhân trực tiếp sản xuất. Kế toán theo dõi trên cơ sở bảng chi lương tiến hành lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH cho khu vực sản xuất trên cơ sở số sản phẩm nhập kho hoàn thành trong kỳ báo cáo.
Trong nội dung hạch toán chi phí sản xuất, kế toán chi phí sẽ căn cứ vào số liệu trên bảng phân bổ tiền lương và BHXH do kế toán tiền lương chuyển sang theo từng tháng rồi đến cuối quý kế toán chi phí sẽ tiến hành tổng hợp 3 bảng phân bổ tiền lương và BHXH của 3 tháng để lập thành Bảng phân bổ tiền lương và BHXH cho cả quý (Biểu số 5).
Sau đó, dựa vào bảng phân bổ Tiền lương và BHXH cho cả quý, kế toán chi phí sẽ tiến hành hạch toán chi phí sản xuất. Ví dụ như trong quý III năm 2004 kế toán chi phí sẽ xác định được tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất vào chi phí nhân công trực tiếp trong quý và thực hiện định khoản như sau:
Ghi Nợ TK 622 : 161.837.270
Ghi Có TK 334 : 161.837.270
Các khoản phải nộp theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân sản xuất trực tiếp quý III năm 2004 được trích theo quy định và hạch toán:
Ghi Nợ TK 622 : 30.749.081
Ghi Có TK 338 : 30.749.081
Trong đó: - Có TK 3382 : 3.236.745
- Có TK 3383 : 24.275.591
- Có TK 3384 : 3.236.745
Số liệu này sẽ là căn cứ để kế toán chi phí phản ánh các nghiệp vụ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp trên Sổ theo dõi chi phí nhân công trực tiếp cho từng phân xưởng và chi tiết cho từng sản phẩm sản xuất tại phân xưởng đó (Ví dụ cho phân xưởng Đúc)(Biểu số 6), Bảng kê số 4 (trích số liệu ) (Biểu số 7), NKCT số 7 và sổ cái TK 622 (Biểu số 8).
Biểu số 4 –
Công ty đầu tư & phát triển thăng long
Phân xưởng cơ khí - XNSXKD
Sổ theo dõi chi phí nhân công trực tiếp
(Từ ngày: 01/07/2004 đến ngày 30/09/2004)
Đơn vị tính: đồng
TT
Tên Vật Tư
đơn giá
S.phẩm hoàn thành
trong đó tiền lƯơng
SL
Thành tiền
01
Thân máy (Main case)
88.500
2.510
222.135.000
6.886.185
02
Nắp máy (cover case)
97.500
2.510
244.725.000
7.586.475
03
Mặt máy (Front panel)
28.500
2.510
71.535.000
2.217.585
Cộng
538.395.000
16.690.245
Biểu số 5 -
Bảng kê số 4: Tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng
(Từ ngày: 01/07/2004 đến ngày 30/09/2004)
Đơn vị tính: đồng
Ghi có TK
Ghi nợ TK
Tài khoản 334
Tài khoản 338
....
Cộng
- Tài khoản 622
169.065.445
32.122.435
201.187.880
+ Phân xưởng cơ khí
16.690.245
3.171.147
19.861.392
+ XN Điện tử DTH
134.281.972
25.513.575
159.795.547
+ Phân xưởng lắp ráp
18.093.228
3.437.713
21.530.941
Biểu số 6 -
Số cái tài khoản: 622 – chi phí nhân công trực tiếp
Từ ngày 01/07/2004 đến ngày 30/09/2004 (Bên Nợ)
Đơn vị tính: đồng
Nội dung
TK ĐƯ
Quí I
Quí II
Quí III
Quí VI
Cộng
Dư đầu kỳ
Phân xưởng cơ khí
334
13.352.196
14.687.416
16.690.245
44.729.857
-
338
2.536.917
2.790.609
3.171.147
8.498.673
Xí nghiệp DTH
334
107.425.577
118.168.135
134.281.972
359.875.684
-
338
20.410.860
22.451.946
25.513.575
68.376.380
Phân xưởng lắp ráp
334
14.474.582
15.922.040
18.093.228
48.489.850
-
338
2.750.171
3.025.188
3.437.713
9.213.071
Cộng PS nợ
160.950.303
177.045.333
201.187.878
539.183.514
Cộng PS có
160.950.303
177.045.333
201.187.878
539.183.514
Dư cuối kỳ
Kế toán chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là những chi phí phát sinh trong phạm vi các phân xưởng, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp, đó là những chi phí phục vụ chung cho quá trình sản xuất và chi phí điều hành về quản lý sản xuất. ở công ty chi phí sản xuất chung được tập hợp và phân bổ ngay cho từng phân xưởng, nếu không thể hạch toán ngay được theo phân xưởng thì sẽ phân bổ theo tiêu thức phù hợp.
Để theo dõi các khoản chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng TK627- chi phí sản xuất chung. Tài khoản này mở chi tiết cho từng phân xưởng bao gồm các tiểu khoản:
TK 6271 : Chi phí nhân viên phân xưởng
TK 6272 : Chi phí vật liệu.
TK 6273 : Chi phí công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất
TK 6274 : Chi phí khấu hao TSCĐ
TK 6277 : Chi phí dịch vụ mua ngoài
TK 6278 : Chi phí bằng tiền khác
Trình tự công tác kế toán và hạch toán chi phí sản xuất chung như sau:
Chi phí nhân viên phân xưởng (TK 6271).
Chi phí nhân viên phân xưởng được phân bổ cho từng phân xưởng, từng đơn vị sản xuất, cơ cấu chi phí được phân bổ như sau:
Phân bổ chi phí tiền lương, BHXH, BHYT và kinh phí công đoàn của nhân viên quản lý trực tiếp ở các phân xưởng.
Phân bổ chi phí tiền lương và BHXH của cán bộ quản lý ở văn phòng công ty.
Cuối tháng, căn cứ vào bảng thanh toán lương, kế toán tiền lương tiến hành lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH chi tiết cho từng phân xưởng và thực hiện phân bổ tiền lương thực trả của cán bộ quản lý vào khoản mục chi phí nhân viên phân xưởng( TK 6271), phần còn lại được phân bổ vào khoản mục chi phí nhân viên quản lý của văn phòng công ty (TK6421).
Cuối quý, kế toán chi phí căn cứ vào bảng lương thực chi tiến hành lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH ( Biểu số 5) và tập hợp chi phí sản xuất chung thực tế của toàn bộ nhân viên các phân xưởng, ghi định khoản:
Ghi Nợ TK 6271 : 9.298.599
Ghi Có TK 334 : 7.531.865
Ghi Có TK 338 : 1.766.734
Số liệu này là căn cứ để ghi vào khoản mục chi phí nhân viên phân xưởng trong bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung.
Chi phí vật liệu dùng cho phân xưởng ( Tài khoản 6272)
Chi phí vật liệu dùng cho phân xưởng bao gồm: bóng đèn, dây điện lắp dùng chung cho phân xưởng, xăng dầu dùng cho máy phát điện dự phòng,... Cuối quý kế toán căn cứ vào số liệu ở bảng phân bổ số 2 (Biểu số 1 -Bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ sử dụng trong kỳ:
Ghi Nợ TK 6272 : 4.630.000
Ghi Có TK 152 : 4.630.000
Chi phí dụng cụ sản xuất. (TK 6273)
ở công ty, chi phí CCDC dùng cho sản xuất bao gồm: đầu mỏ hàn, quần áo bảo hộ lao động, đồng hồ đo nhiệt...
Các công cụ, dụng cụ xuất dùng cho sản xuất đều được phân bổ một lần vào chi phí sản xuất trong kỳ. Cuối quý, kế toán căn cứ giá thực tế CCDC xuất dùng trong kỳ và tiến hành ghi sổ:
Ghi Nợ TK 6273 : 6.020.000
Ghi Có TK 152 : 6.020.000
Chi phí khấu hao tài sản cố định. ( TK6274)
Do đặc thù là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao, dây chuyền sản xuất hiện đại và có giá trị lớn, thời gian khấu hao nhanh. Đồng thời cũng do đặc thù của ngành sản xuất kinh doanh là một ngành có tốc độ phát triển cao, tốc độ đổi mới dây chuyền sản xuất cao và vòng đời sản phẩm ngày càng ngắn. Tuy nhiên, do chế độ quy định mức trích khấu hao cho từng loại máy móc trang thiết bị được quy định rất rõ ràng do vậy thời gian khấu hao và tốc độ khấu hao luôn là vấn đề được doanh nghiệp quan tâm. Khấu hao nhanh làm tăng giá thành sản phẩm và ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, đứng dưới giác độ quản lý thu ngân sách, phương thức này không được kuyến khích. Mặt khác, nếu khấu haotheo đúng khung quy định hoặc khấu hao chậm thì nguy cơ doanh nghiệp sẽ phản ánh không chính xác chi phí trong kỳ do tài sản không sử dụng được khi chưa hết thời hạn khấu hao.
Phương pháp tính khấu hao TSCĐ ở công ty là phương pháp khấu hao đều, mức khấu hao trích hàng năm dựa vào nguyên giá TSCĐ và thời gian sử dụng theo khung quy định của TSCĐ đó. Hàng quý, căn cứ vào tỷ lệ khấu hao đã đăng ký đối với từng loại TSCĐ để tính ra mức khấu hao hàng quý theo công thức:
Trên cơ sở mức khấu hao quy định, kế toán lập bảng phân bổ khấu hao TSCĐ theo từng quý. Cuối kỳ, kế toán chi phí căn cứ vào số liệu trên bảng phân bổ khấu hao TSCĐ ghi định khoản:
Ghi Nợ TK 6274 : 612.610.680
Ghi Có TK 214 : 612.610.680
Đồng thời kế toán ghi bút toán đơn vào tài khoản ngoài bảng số 009: nguồn vốn khấu hao xây dựng cơ bản:
Ghi Nợ TK 009 : 612.610.680
Số liệu trích khấu hao trong kỳ hạch toán được tập hợp từ bảng kê chi tiết khấu hao tài sản cố định. Đồng thời số khấu hao này là căn cứ để kế toán ghi vào khoản mục khấu hao TSCĐ trên bảng tập hợp chi phí sản xuất chung.
Chi phí dịch vụ mua ngoài: ( TK 6277)
Chi phí dịch vụ mua ngoài của công ty bao gồm chi phí tiền điện, tiền điện thoại, tiền nước, chi phí sửa chữa,.... Các khoản chi phí này được theo dõi chi tiết ở từng phân xưởng, bộ phận sản xuất theo mức chi phí thực tế phát sinh trong kỳ kế toán. Thực tế, các khoản chi phí này tỉ lệ thuận với sản lượng sản xuất trong kỳ của công ty.
Việc hạch toán được thực hiện khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh, căn cứ chứng từ thanh toán, kế toán tiến hành định khoản và ghi sổ kế toán:
Ghi Nợ TK 6277 DT : 5.816.700
Ghi Nợ TK 6277 DL : 56.462.300
Ghi Nợ TK 6277 KH : 7.636.985
Ghi Nợ TK 1331 : 6.991.590
Ghi Có TK 111,112 : 76.907.490
Trên cơ sở phát sinh thực tế chi phí dịch vụ mua ngoài của các bộ phận sản xuất trong công ty, kế toán tiến hành lập bảng tổng hợp chi phí theo từng bộ phận làm cơ sở để hạch toán, phân bổ cho từng bộ phận để tính giá thành sản phẩm cuối kỳ.
Số liệu này sẽ được tập hợp vào bảng tổng hợp chi phí sản xuất.
Chi phí bằng tiền khác: (TK6278)
Đây là khoản chi phí bằng tiền phục vụ cho việc sản xuất ở phân xưởng như chi phí bồi dưỡng ca đêm, chi phí sửa chữa máy móc, chi phí hội nghị, tiếp khách...
Chi phí bằng tiền khác được theo dõi hạch toán khi có phát sinh, cuối kỳ kế toán, kế toán chi phí tiến hành tập hợp các khoản chi phí phát sinh từng phân xưởng, bộ phận sản xuất để xác định khoản chi phí sản xuất chung trong kỳ kế toán phải tiến hành phân bổ cho giá thành sản phẩm.
Khi có phát sinh các khoản chi phí, kế toán tiến hành hạch toán:
Ghi Nợ TK 6278 : 5.650.000
Ghi Nợ TK 1331 : 565.000
Ghi Có TK 111,112 : 6.215.000
Số liệu này sẽ được tập hợp vào bảng tổng hợp chi phí sản xuất làm căn cứ để phân bổ chi phí và tính giá thành sản phẩm cuối kỳ.
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung.
Sau khi đã tập hợp xong các khoản mục của chi phí sản xuất chung, cuối quý kế toán chi phí tiến hành lập bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung cho các phân xưởng theo từng khoản mục phù hợp với yêu cầu kế toán thông qua bảng phân bổ số 1,2,3 và các nhật ký chứng từ số 1,2,5,10
Một đặc điểm riêng của Công ty là việc tập hợp chi phí sản xuất chung được tiến hành tại Công ty trên cơ sở phát sinh thực tế tại các phân xưởng, bộ phận sản xuất. Kế toán chi phí sẽ tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung trong kỳ cho sản phẩm hoàn thành nhập kho. Việc tổ chức như vậy đảm bảo việc phân bổ chi phí được tiến hành nhất quán tại công ty và phân bổ đều cho sản phẩm hoàn thành, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tập hợp đầy đủ chi phí và tính giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là việc xác định chi phí sản xuất và tính giá thành ở từng khâu, từng phân xưởng không chính xác, không phản ánh đúng giá trị thực tế của sản phẩm sản xuất ra. Nhưng do đặc thù của công ty, sản phẩm của công ty không có bán thành phẩm xuất kinh doanh cho nên không ảnh hưởng đến việc xác định chính xác giá thành sản phẩm hoàn thành nhập kho.
2.2.1.5. Tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn công ty:
Sau khi hạch toán các chi phí liên quan đến chi phí sản xuất, kế toán tiến hành tổng hợp chi phí sản xuất theo 3 khoản mục:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí sản xuất chung
Các khoản mục này được tập hợp vào bên nợ TK 154 - chi phí sản xuất kinh doanh dở dang để phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm. Công việc này được kế toán thực hiện vào cuối quý.
Căn cứ vào các phát sinh thực tế về chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí sản xuất chung, cuối kỳ kế toán khi tiến hành lập các bút toán kết chuyển, tại công ty Công ty Đầu Tư & Phát triển Thăng Long các bút toán này được máy tự tập hợp và lên bút toán kết chuyển tự động. Kế toán sản xuất chỉ cần kiểm tra và tiến hành hiệu chỉnh nếu thấy cần thiết:
Bút toán kết chuyển chi phí sản xuất được ghi tự động như sau:
Ghi Nợ TK 154 : 6.348.477.337 Chi tiết theo SP
Ghi Có TK 621 : 5.439.164.280
Ghi Có TK 622 : 201.187.878
Ghi Có TK 627 : 708.125.179
Trong đó chi tiết cho từng tiểu khoản:
Ghi Có TK 6271 : 9.298.599
Ghi Có TK 6272 : 4.630.000
Ghi Có TK 6273 : 6.020.000
Ghi Có TK 6274 : 612.610.680
Ghi Có TK 6277 : 69.915.900
Ghi Có TK 6278 : 5.650.000
Trên cơ sở các bút toán kết chuyển tự động do máy tính thực hiện, kế toán sản xuất kiểm tra, hiệu chỉnh (nếu cần thiết) và tiến hành lập sổ cái tài khoản 154. Sổ cái tài khoản 154 có cấu trúc như sau:
Biểu số 7 -
Số cái tài khoản: 154 – chi phí nhân công trực tiếp
Từ ngày 01/07/2004 đến ngày 30/09/2004 (Bên Nợ)
Đơn vị tính: đồng
Nội dung
TK ĐƯ
Quí I
Quí II
Quí III
Quí VI
Cộng
Dư đầu kỳ
541.749.430
385.725.594
489.741.485
270.874.715
Chi phí NVL T.tiếp
621
4.351.331.424
4.786.464.566
5.439.164.280
14.576.960.270
Chi phí NC T.tiếp
622
160.950.302
177.045.333
201.187.878
539.183.513
Chi phí SX chung
627
689.022.279
696.663.439
708.125.179
2.093.810.897
+ CP Nhân viên
6271
7.438.879
8.182.767
9.298.599
24.920.245
+ CP vật liệu
6272
3.704.000
4.074.400
4.630.000
12.408.400
+ CP Công cụ DC
6273
4.816.000
5.297.600
6.020.000
16.133.600
+ CP khấu hao TSCĐ
6274
612.610.680
612.610.680
612.610.680
1.837.832.040
+ CP DV mua ngoài
6277
55.932.720
61.525.992
69.915.900
187.374.612
+ CP bằng tiền khác
6278
4.520.000
4.972.000
5.650.000
15.142.000
Cộng PS nợ
5.201.304.005
5.660.173.338
6.348.477.337
17.209.954.680
Cộng PS có
5.537.327.841
5.556.157.447
6.567.344.107
17.480.829.395
Dư cuối kỳ
385.725.594
489.741.485
270.874.715
2.2.2. Thực tế công tác theo dõi chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty.
2.2.2.1 Khái quát về đối tượng tính giá thành sản phẩm ở Công ty.
Công ty Đầu tư & Phát triển Thăng Long là công ty hoạt động trong lĩnh vực phát thanh truyền hình, sản phẩm của Công ty rất đa dạng, từ các sản phẩm chuyên dụng như máy phát hình công suất từ 50W đến 2KW, máy phát thanh FM, anten máy phát hình, máy phát thanh,.. đến các sản phẩm dân dụng như tivi, radio,.. đến các sản phẩm dân dụng công nghệ cao như đầu thu truyền hình kỹ thuật số (Settop Box).
Do giới hạn về thời gian nghiên cứu, như đã trình bày ở trên, trong báo cáo này em chỉ tập trung nghiên cứu về quy trình công nghệ cũng như phương thức tổ chức hạch toán và tính giá thành sản phẩm đầu thu truyền hình kỹ thuật số VTC-DT model T9.2001
2.2.2.2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm ứng dụng ở Công ty
Do đặc điểm công nghệ sản xuất phức tạp, sản phẩm được trải qua nhiều quy trình công nghệ, nhiều giai đoạn gia công do vậy việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm khá phức tạp. Khái quát quy trình công nghệ sản xuất đầu thu truyền hình số mặt đất như đã được đề cập trong sơ đồ 6 – mục 1.1 phần III.
Phương pháp xác định giá thành sản phẩm ở công ty được thực hiện như sau:
Tổng giá thành sản phẩm
=
Giá trị sp dở dang đầu kỳ
+
Chi phí phát sinh trong kỳ
-
Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ
Do sản phẩm phải trải qua nhiều quy trình công nghệ, nhiều giai đoạn gia công, sản xuất mới tạo ra sản phẩm cuối cùng. Vì vậy đối với các sản phẩm của công ty mà cụ thể ở đây là đầu thu Settop box thì phương pháp tính giá thành được áp dụng là phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành bán thành phẩm. Tức là bán thành phẩm hoàn thành của quy trình công nghệ này, quá trình gia công sản xuất này sẽ là nguyên liệu đầu vào hay là đối tượng chế biến của quy trình công nghệ chế biến tiếp theo và cứ như vậy cho đến khi sản phẩm hoàn thành ta sẽ tính được giá thành sản phẩm ở bước công nghệ cuối cùng.
Riêng đối với chi phí sản xuất chung, kế toán sản xuất sẽ phân bổ 1 lần cho sản phẩm hoàn thành nhập kho nên bán thành phẩm ở các khâu sản xuất trước đó, xét về mặt giá trị theo dõi sẽ thấp hơn giá trị thực tế do chưa được phân bổ các chi phí sản xuất chung.
2.2.2.3 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
Như đã trình bày ở trên, do đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất ở công ty là tương đối phức tạp, sản phẩm phải trải qua nhiều khâu, nhiều giai đoạn cho nên công việc tính giá trị sản phẩm dở dang là tương đối phức tạp. Cuối kỳ mỗi bộ phận sản xuất, mỗi phân xưởng tiến hành kiểm kê bán thành phẩm và thành phẩm hoàn thành, đồng thời xác định số sản phẩm đang làm dở ở từng phân xưởng để tính giá trị sản phẩm dở dang ở từng bộ phận SX, từng phân xưởng đó.
Phương pháp xác định giá trị sản phẩm dở dang được áp dụng ở công ty là phương pháp xác định theo giá trị nguyên vật liệu thực tế cộng 50% chi phí chế biến. Có nghĩa là giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ bao gồm giá trị nguyên vật liệu chính nằm trong sản phẩm dở dang và 50% chi phí chế biến.
Giá trị sản phẩm dở dang
=
Giá trị NVL chính nằm trong sản phẩm dở dang
+
50% chi phí chế biến
Trong đó chi phí chế biến bao gồm: chi phí vật liệu phụ, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.
2.2.2.4. Trình tự tính giá thành sản phẩm (Đầu thu số mặt đất VTC-DT):
Giai đoạn gia công cơ khí:
Trong giai đoạn này, tôn nguyên liệu thô được gia công qua hệ thống máy dập thuỷ lực để định hình khung máy (main case) và nắp máy (cover case). Khung máy và nắp máy sau khi qua giai đoạn sơ chế, đạp lỗ, soi rãnh,.. được xử lý đánh bóng bề mặt rồi được đưa vào dây chuyền nhúng, qua bể nhúng để tạo lớp chống rỉ sau đó được đưa qua dây chuyền sơn tĩnh điện để tạo lớp sơn phủ bề mặt. Sau giai đoạn này, khung máy và vỏ máy đã hoàn thiện.
Chi phí sản xuất trong giai đoạn này được tập hợp dựa trên chí phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp. Giá thành trong giai đoạn này được phản ánh một cách không đầy đủ. Các chi phí quản lý chung được phân bổ sau cùng ở giai đoan sản phẩm hoàn thành nhập kho.
Biểu số 8 –
Phân xưởng cơ khí - XNSXKD
Bảng tập hợp chi phí tính giá thành bán thành phẩm
Từ ngày 01/07/2004 đến ngày 30/09/2004
Sản phẩm: Khung máy & vỏ máy (case)
Số lượng sản phẩm hoàn thành: 2.510 Đơn vị tính: đồng
Nội dung
SP dở dang đầu kỳ
Chi phí PS trong kỳ
SP dở dang cuối kỳ
Tổng chi phí tính giá thành
Giá thành đơn vị
1. Chi phí NVL T.tiếp
Nguyên vật liệu chính
429.767.973
429.767.973
171.222
Vật liệu phụ
22.619.367
22.619.367
9.012
2. Chi phí NC T.tiếp
14.472.660
14.472.660
5.766
Tổng cộng
466.860.000
466.860.000
186.000
Giai đoạn gia công các chi tiết nhựa:
Tại giai đoạn này, nguyên liệu chính là vỏ nhựa nguyên liệu dạng thô được gia công để định hình mặt máy (Front panel). Sau đó được đánh bóng bề mặt và sơn phủ bằng dây chuyền sơn tĩnh điện và đánh bóng. Kết thúc quá trình này có được mặt máy hoàn chỉnh để chuyển cho bộ phân lắp ráp. Giai đoạn này cũng do bộ phận cơ khí với dây chuyền kép kín thực hiện. Việc tính giá thành bán thành phẩm của giai đoạn này cũng giống như giai đoạn gia công thân máy và mặt máy.
Toàn bộ sản phẩm của phân xưởng cơ khí sẽ được chuyển cho dây chuyền lắp ráp để tiến hành lắp ráp hoàn chỉnh ở các giai đoạn sau. Công tác tập hợp chi phí và tính giá thành bán thành phẩm được thể hiện qua biểu số 9.
Biểu số 9 –
Phân xưởng cơ khí - XNSXKD
Bảng tập hợp chi phí tính giá thành bán thành phẩm
Từ ngày 01/07/2004 đến ngày 30/09/2004
Sản phẩm: Mặt máy (Front panel)
Số lượng sản phẩm hoàn thành: 2.510 Đơn vị tính: đồng
Nội dung
SP dở dang đầu kỳ
Chi phí PS trong kỳ
SP dở dang cuối kỳ
Tổng chi phí tính giá thành
Giá thành đơn vị
1. Chi phí NVL T.tiếp
Nguyên vật liệu chính
65.851.544
65.851.544
26.236
Vật liệu phụ
3.465.871
3.465.871
1.380
2. Chi phí NC T.tiếp
2.217.585
2.217.585
884
Tổng cộng
71.535.000
71.535.000
28.500
Giai đoạn chế tạo bo mạch chính và nguồn:
Đây là giai đoạn quan trọng nhất và cũng là giai đoạn phức tạp nhất trong dây chuyền chế tạo đầu thu số mặt đất VTC-DT, từ các nguyên, vật liệu bao gồm bo mạch chính (main board) và các linh kiện dán, thông qua dây chuyền dán và hàn linh kiện (hoàn toàn tự động) cho ra được bo mạch hoàn chỉnh.
Sau khi kết thúc giai đoạn dán và hàn linh kiện dán, bo mạch được chuyển sang dây chuyền cắm linh kiện, ở giai đoạn này công nhân tiến hành cắm các linh kiện có chân như hộp kênh (digital turner), cổng giao tiếp RS232, hộp tín hiệu cao tần vào/ra (RF in/out box), hộp tín hiệu video-audio vào/ra (AV in/out box),.. khi linh kiện được cắm hoàn tất, bo mạch chính được đưa vào bể hàn nhúng và qua thiết bị cắt chân linh kiện và kết quả là có được bo mạch hoàn chỉnh. Đồng thời với việc gia công bo mạch, bộ nguồn sử dụng cho đầu thu (power supply) cũng được chế tạo với các quy trình tương tự.
Bo mạch chủ hoàn chỉnh sẽ được chuyển cho dây chuyền lắp ráp để tiến hành hoàn tất khâu cuối cùng trước khi cho ra sản phẩm. Giá trị chủ yếu của sản phẩm nằm trong giai đoạn này với nhiều chủng loại vật liệu phức tạp, quy trình công nghệ cao, hiện đại.
Cũng tương tự như các giai đoạn trước, việc tập hợp và tính giá thành bo mạch chủ cũng được tập hợp qua bảng tập hợp chi phí:
Biểu số 10 –
Xí nghiệp DTH
Bảng tập hợp chi phí tính giá thành bán thành phẩm
Từ ngày 01/07/2004 đến ngày 30/09/2004
Sản phẩm: Main Board
Số lượng sản phẩm hoàn thành: 2.510 Đơn vị tính: đồng
Nội dung
SP dở dang đầu kỳ
Chi phí PS trong kỳ
SP dở dang cuối kỳ
Tổng chi phí tính giá thành
Giá thành đơn vị
1. Chi phí NVL T.tiếp
Nguyên vật liệu chính
356.842.700
3.803.690.550
197.368.750
3.963.164.500
1.578.950
Vật liệu phụ
14.678.700
156.464.550
8.118.750
163.024.500
64.950
2. Chi phí NC T.tiếp
5.758.593
125.338.330
3.185.063
127.911.860
50.961
Tổng cộng
377.279.993
4.085.493.430
208.672.563
4.254.100.860
1.694.861
Giai đoạn lắp ráp, kiểm tra, chạy thử và đóng gói:
Đây là giai đoạn lắp đặt cơ khí hoàn chỉnh toàn bộ đầu thu Settop Box, các sản phẩm của các bước trên được lắp ráp hoàn chỉnh. Đồng thời tại đây, phần mềm điều khiển Settop Box cũng được nạp cho máy. Việc nạp phần mềm được thực hiện từ máy tính và giao tiếp với Settop Box thông qua công RS232. Sau khi hoàn chỉnh việc gia công và lắp ráp, đầu thu Settop Box được đưa qua bộ phận kiểm tra, chạy thử. Settop Box sẽ được chạy thử 72 giờ liên tục để đảm bảo chắc chắn không có sản phẩm kém chất lượng được nhập kho. Kết thúc quá trình kiểm tra chạy thử, sản phẩm được đóng gói và nhập kho.
Giai đoạn này, giá trị chủ yếu là phần mềm điều khiển nạp cho máy và các vật liệu, bao bì đóng gói. Việc tập hợp chi phí tương đối đơn giản.
Bảng tập hợp chi phí tính giá thành bán thành phẩm
Từ ngày 01/07/2004 đến ngày 30/09/2004
Sản phẩm: Phần mềm điều khiển & bao bì đóng gói
Số lượng sản phẩm hoàn thành: 2.510 Đơn vị tính: đồng
Nội dung
SP dở dang đầu kỳ
Chi phí PS trong kỳ
SP dở dang cuối kỳ
Tổng chi phí tính giá thành
Giá thành đơn vị
1. Chi phí NVL T.tiếp
Nguyên vật liệu chính
50.059.000
533.593.500
27.687.500
555.965.000
221.500
Vật liệu phụ
214.700
2.288.550
118.750
2.384.500
950
2. Chi phí NC T.tiếp
775.971
16.888.133
429.188
17.234.916
6.867
Tổng cộng
51.049.671
552.770.183
28.235.438
575.584.416
229.317
Tập hợp và tính giá thành thành phẩm nhập kho:
Khi sản phẩm hoàn thành nhập kho, bộ phận sản xuất tiến hành làm giấy đề nghị nhập kho thành phẩm, kế toán giá thành căn cứ vào các khoản chi phí phát sinh để sản xuất tiến hành lập bảng tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nhập kho để theo dõi và hạch toán. Công việc này thực chất là việc tổng hợp các khoản chi phí phát sinh ở các khâu sản xuất sau đó phân bổ chi phí sản xuất chung (chưa được phân bổ ở khâu sản xuất & đã được tập hợp) cho lô hàng nhập kho. Bảng tổng hợp chi phí có kết cấu như sau:
Biểu số 12 –
Công ty đầu tư & phát triển thăng long
Bảng tổng hợp chi phí tính giá thành sản phẩm
Từ ngày 01/07/2004 đến ngày 30/09/2004
Sản phẩm: Settop Box VTC-DT T9.2001
Số lượng sản phẩm hoàn thành: 2.510 Đơn vị tính: đồng
TT
Khoản mục chi phí
Tổng giá thành SP
Số lượng sP hoàn thành
đơn giá
1
Khung máy và vỏ máy
466.860.000
2.510
186.000
2
Mặt máy
71.535.000
2.510
28.500
3
Bo mạch chủ
4.254.100.860
2.510
1.694.861
4
Phần mềm điều khiển
575.584.416
2.510
229.317
5
Chi phí quản lý chung
708.125.179
2.510
282.122
Tổng cộng
5.368.080.276
1.694.861
2.420.800
Sản phẩm đầu thu truyền hình kỹ thuật số mặt đất là một sản phẩm mũi nhọn của Công ty trong hai năm gần đây, trong tương lai, Công ty đang phấn đấu giảm giá thành sản phẩm để truyền hình số có thể đến với mọi người dân đặc biệt là vùng nông thôn, khu vực cơ thu nhập thấp hơn. Đồng thời, Công ty cũng rất quan tâm đến việc cải tiến mẫu mã, thay đổi thiết kế sao cho tiết kiệm hơn, hiệu quả hơn. Từ sản phẩm đầu tiên có Model T5.2000, đến nay Công ty đã cho ra đời thêm hai thế hệ đầu thu nữa là Model T9.2000 và T9.2001. Dự kiến đến cuối tháng 12 năm 2004 hoặc đầu tháng 01 năm 2005 Công ty sẽ cho ra thế hệ mới nhất hiệu T10.2004. Thế hệ đầu thu này có thiết kế hoàn toàn mới và ưu việt hơn nhưng dự kiến chi phí sản xuất sẽ thấp hơn và giá bán cũng thấp hơn khoảng 10-15%.
Phần III
Một số ý kiến góp phần hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần đầu tư phát triển thăng long.
3.1.Nhận xét ,đánh giá
3.1.1.Nhận xét ,đánh giá chung
Đánh giá tổng quan về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần đầu tư phát triển thăng long.
Hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm là một công việc cần thiết và quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp. Nó giúp cho bộ máy quản lý và các thành viên trong doanh nghiệp nắm được tình hình thực hiện kế hoạch chi phí giá thành, cung cấp những tài liệu xác thực để chỉ đạo sản xuất kinh doanh, phân tích đánh giá tình hình sản xuất. Thông qua đó , khai thác và huy động mọi khả năng tiềm tàng nhằm mở rộng sản xuất, nâng cao năng xuất lao động và hạ giá thành sản phẩm. Với ý nghĩa như vậy, hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn là vấn đề được các doanh nghiệp quan tâm nghiên cứu trong quá trình nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình.
Những năm gần đây, cùng với xu hướng thay đổi chung của nền kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đã có những biến đổi theo hướng tích cực. ở Công ty , điều này thể hiện bằng quá trình tổ chức sắp xếp lại bộ máy quản lý, tổ chức lại các phòng ban, lực lượng lao động ở tất cả các bộ phận và sự nỗ lực của toàn bộ công nhân viên toàn công ty để khắc phục những khó khăn, vươn lên tự khẳng định mình. Trong quá trình ấy, hệ thống tài chính kế toán không ngừng được đổi mới, hoàn thiện cả về cơ cấu tổ chức và phương pháp hạch toán.
Qua tìm hiểu thực tế công tác kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm ở công ty , em thấy rằng, nhìn chung, việc quản lý CPSX và tính giá thành ở công ty tương đối chặt chẽ, và được thực hiện khá nề nếp theo định kỳ hàng tháng đã cung cấp thông tin kịp thời, nhanh chóng cho lãnh đạo công ty để từ đó lãnh đạo công ty nắm rõ tình hình biến động các khoản chi phí trong giá thành sản phẩm, có biện pháp quản lý thích hợp để giảm chi phí, tiết kiệm NVL, giảm giá thành và tăng lợi nhuận cho công ty. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng bộc lộ những khiếm khuyết đòi hỏi phải có giải pháp thiết thực hơn. Điều này được thể hiện cụ thể như sau:
Những ưu điểm cơ bản:
Về phân loại chi phí: Các chi phí trong kỳ được kế toán phân loại một cách chính xác và hợp lý cho các đối tượng chi phí, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tính giá thành sản phẩm cuối kỳ.
Về chứng từ kế toán: Công ty đã sử dụng hệ thống chứng từ và sổ sách kế toán khá đầy đủ theo quy định của Bộ Tài Chính. Công tác hạch toán các chứng từ ban đầu được theo dõi một cách chặt chẽ, đảm bảo tính chính xác của các số liệu. Việc luân chuyển chứng từ sổ sách giữa phòng kế toán với thống kê phân xưởng và thủ kho được tổ chức một cách nhịp nhàng, hợp lý tạo điều kiện thuận lợi cho kế toán thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát, đặc biệt là cho việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Về đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành: Công ty đã xác định được đối tượng kế toán CPSX và đối tượng tính giá thành phù hợp với đặc điểm quy trình công nghệ, đặc điểm tổ chức sản xuất và đáp ứng được yêu cầu quản lý CPSX tại công ty. Cụ thể là đối tượng kế toán CPSX là từng hợp đồng đối với các chi phí được sản xuất theo đơn đặt hàng và theo từng phân xưởng đối với các sản phẩm được sản xuất hàng loạt. Đối tượng tính giá thành là đơn vị sản phẩm hoàn thành.
Về kỳ tính giá thành: Do đặc điểm sản phẩm của Công ty là chu kỳ sản xuất dài, giá trị lớn nên kỳ tính giá thành theo hàng quý là hoàn toàn hợp lý. Bởi vì mỗi sản phẩm được cấu tạo nên từ rất nhiều chi tiết khác nhau và qua nhiều công đoạn sản xuất, chu kỳ sản xuất một sản phẩm dài nên tính giá thành theo quý sẽ đảm bảo cung cấp được số liệu đầy đủ về chi phí phát sinh và tính được giá thành chính xác, từ đó giúp cho các nhà quản lý ra các quyết định đúng đắn.
Về bộ máy kế toán: Bộ máy kế toán của công ty đã và đang hoạt động có hiệu quả, bảo đảm chức năng cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết cho ban giám đốc và các bộ phận liên quan. Thành công này trước hết là do sự cố gắng vượt bậc của đội ngũ cán bộ phòng kế toán công ty được đào tạo cơ bản, có tinh thần trách nhiệm và trình độ nghiệp vụ cao. Đồng thời việc Công ty sớm ứng dụng tin học trong công tác quản lý tài chính kế toán đã đem lại hiệu quả đáng kể trong công tác quản lý cũng như tham mưu cho ban lãnh đạo công ty, cung cấp các số liệu kế toán một cách nhanh chóng, chính xác để phục vụ cho công tác sản xuất kinh doanh của Công ty.
Nhìn chung, việc tổ chức bộ máy kế toán tài chính nói chung và công tác hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm nói riêng ở công ty đã đáp ứng được yêu cầu quản lý ở công ty xét trên cả hai khía cạnh: Tuân thủ các chuẩn mực kế toán chung và phù hợp với tình hình thực tế của công ty.
Tuy nhiên, bên cạnh các ưu điểm cơ bản, theo đánh giá chung còn một số điểm tồn tại cần được khắc phục.
3.1.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện:
Về hạch toán chi phí công cụ dụng cụ dùng cho SX :
Công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất bao gồm nhiều loại khác nhau và có giá trị cũng khác nhau. ở công ty, giá trị CCDC được phân bổ một lần vào chi phí sản xuất trong kỳ trong khi có những công cụ, dụng cụ tham gia vào quá trình sản xuất nhiều kỳ. Do đó có trường hợp giá trị CCDC lớn mà được phân bổ ngay một lần vào quá trình sản xuất trong kỳ sẽ làm ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm trong kỳ. Trong trường hợp này, giá thành sản phẩm chưa phản ánh đúng chi phí thực tế phát sinh mặc dù tỷ trọng chi phí này trong giá thành sản phẩm không lớn.
+ Đối với chi phí sản xuất chung, việc phân bổ một lần khi tính giá thành sản phẩm nhằm thống nhất quản lý và tránh các trường hợp sai sót hoặc tính thiếu chi phí vào giá thành. Tuy nhiên việc này có mặt bất lợi của nó ở chỗ khó đánh giá, phân tích để tìm ra các khoản chi phí bất hợp lý từ đó có biện pháp hạn chế nhằm tiết kiệm chi phí để giảm giá thành. Đồng thời, việc tính giá thành bán thành phẩm ở các phân xưởng, bộ phận sản xuất không phán ánh đúng chi phí thực tế phát sinh và do đó không có ý nghĩa kinh tế.
Như vậy, để phát huy, tăng cường những ưu điểm, những thế mạnh đã tạo và đạt được đồng thời khắc phục hạn chế tiến tới loại bỏ những điều không đáng có trong công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần đầu tư phát triển thăng long. vấn đề là phải có phương hướng, biện pháp đổi mới, hoàn thiện công tác này sao cho ngày càng đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu quản lý hoạt động kinh doanh của Công ty trong cơ chế thị trường hiện nay.
Về việc trích khấu hao tài sản cố định:
Việc tính và trích khấu hao TSCĐ ở công ty tuân thủ theo các quy định hiện hành và nằm trong khung thời gian khấu hao quy định của Bộ Tài Chính. Tuy nhiên, do đặc thù sản xuất của Công ty, sản lượng sản xuất không đều, sản lượng có xu hướng ngày càng tăng, năm sau cao hơn năm trước. Nhưng việc trích khấu hao đều làm cho giá thành sản phẩm không ổn định, trong khi đó chi phí khấu hao chiếm một tỷ trọng tương đối cao trong giá thành sản phẩm của Công ty (khoảng ằ10%). Nừu sản lượng giảm một cách đáng kể hay khi dây chuyền đã cũ, tỷ lệ sản phẩm hỏng, sản phẩm lỗi cao hơn sẽ làm cho giá thành sản phẩm tăng, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
3.2. Số ý kiến góp phần hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần đầu tư phát triển Thăng Long
Hoàn thiện công tác theo dõi và hạch toán chi phí công cụ dụng cụ dùng cho SX :
Phòng Tài chính Kế toán Công ty nên quy định cho kế toán từng phân xưởng, bộ phận sản xuất mở sổ theo dõi chi tiết các công cụ, dụng cụ xuất dùng trong kỳ. Đối với các loại công cụ dụng cụ có thời gian sử dụng dài, tham gia vào nhiều chu trình sản xuất thì cần phân loại và xác định tỷ lệ phân bổ vào chi phí sản xuất trong kỳ cho phù hợp. Có như vậy mới phản ánh chính xác chi phí sản xuất và tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm trong kỳ.
Hoàn thiện phương pháp tính và hạch toán chi phí sản xuất chung
Việc không thực hiện phân bổ chi phí sản xuất chung ở từng phân xưởng, bộ phận sản xuất làm cho việc tính giá thành ở các bộ phận này không chính xác và do vậy giá trị đầu vào ở các khâu kế tiếp cũng không được phản ánh chính xác với giá trị thực tế. Đặc biệt với các bán thành phẩm hoàn thành xuất để bảo hành sản phẩm có giá xuất thấp hơn giá trị thực tế và do vậy chi phí bảo hành hạch toán không đúng với thực tế phát sinh mà thường thấp hơn giá trị thực tế.
Để khắc phục nhược điểm này, việc theo dõi và phân bổ chi phí sản xuất chung cần được tập hợp và hạch toán ngay tại đơn vị sản xuất.
Công ty cần nghiên cứu và xây dựng định mức chi phí chung cho bộ phận sản xuất, có chế độ khuyến khích phù hợp để các phân xưởng, bộ phận sản xuất nâng cao tinh thần trách nhiệm trong sản xuất, thực hành tiết kiệm nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty.
Nghiên cứu thay đổi phương pháp trích khấu hao TSCĐ
Khi lựa chọn phương pháp khấu hao hợp lý để vận dụng vào doanh nghiệp là phải xuất phát từ đặc điểm sản xuất kinh doanh, từ yêu cầu quản lý hạch toán nhằm để thu hồi được vốn nhanh có điều kiện để tái sản xuất TSCĐ và trang trải chi phí. Trên thực tế hiện nay, phương pháp khấu hao đều theo thời gian đang được áp dụng phổ biến ở các doanh nghiệp. Tuy nhiên, với công ty việc tính và trích khấu hao đều ở Công ty hiện nay làm cho giá thành sản xuất của Công ty không ổn định, nó chịu tác động của sản lượng sản xuất. Xét trên thực tế, nếu sản lượng càng cao thì mức trích khấu hao càng cao và ngược lại. Như vậy Công ty nên nghiên cứu để chuyển sang trích khấu hao theo sản lượng hay đưa ra mức chi phí khấu hao máy trên một đơn vị sản phẩm. Để làm được điều này cần có sự đầu tư nghiên cứu và phân tích đầy đủ thông tin về dây chuyền sản xuất hiện tại (như năng lực sản xuất, sản lượng bình quân, thời gian sử dụng của dây chuyền sản xuất, của máy móc thiết bị,..).
Mặt khác, theo quy định hiện hành, các doanh nghiệp được phép khấu hao nhanh đối với những dây chuyền, tài sản có mức độ lạc hậu nhanh (Tuy nhiên mức khấu hao nhanh được quy định tối đa không quá 20% mức tối thiểu trong khung quy định và phải được sự nhất trí của Bộ Tài Chính ) với điều kiện doanh nghiập làm ăn hiệu quả. Quy định này được áp dung với những tài sản có tiến bộ kỹ thuật nhanh, TSCĐ làm việc với chế độ cao hơn mức bình thường, TSCĐ đầu tư bằng vốn vay hay các hình thức hợp pháp khác mà thời gian trả nợ nhanh hơn thời gian khấu hao theo quy định. Đối chiếu với quy định, Công ty hoàn toàn có đủ điều kiện để áp dụng khấu hao nhanh để nhanh chóng thu hồi vốn và có điều kiện đầu tư đổi mới dây chuyền công nghệ và nâng cao năng lực sản xuất. Vấn đề đặt ra là khấu hao nhanh ở mức độ nào để vừa đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn vốn, vừa đảm bảo có lãi là một bài toán cần được xem xét cụ thể trên cơ sở phân tích đầy đủ các yếu tố như tình hình thị trường, giá cả, khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
Tăng cường ứng dụng các tiến bộ của công nghệ thông tin vào công tác quản lý
Mặc dù đã tin học hoá công tác tài chính kế toán từ rất sớm nhưng đến nay, phần mềm kế toán của Công ty đang sử dụng đã thể hiện một số yêu điểm của nó và thực tế đã có một số nội dung không đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của công tác quản lý. Hơn nữa do được viêt bằng ngôn ngữ cơ sở dữ liệu Foxpro for DOS nên chương trình đã không có tính tương thích với các thiết bị hiện đại, đặc biệt là môi trường làm việc cộng tác và mạng diện rộng.
Do vậy, công ty nên nghiên cứu, đầu tư để nâng cấp hệ thống mạng hiện có và trang bị lại phần mềm kế toán. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm phần mềm kế toán hoàn chỉnh khá ưu việt. Nhiều chương trình có tính mở cao, nó cho phép người dùng có thể tuỳ biến cơ sở dữ liệu, tự xây dựng các báo cáo riêng phù hợp với yêu cầu và đặc thù sản xuất kinh doanh của đơn vị mình như các phần mềm Fast ACC, Bravo Acounting System, Kế toán Lạc việt 8.0, AFSYS5.0.
Thực tế ở nước truyền thanh truyền hình hiện nay đã chứng tỏ việc đầu tư và tin học hoá công tác quản lý nói chung và công tác kế toán nói riêng đã và đang đem lại nhiều hiệu quả đáng kể. Là một Công ty lớn, Công ty hoàn toàn có đủ khả năng để đầu tư và cũng cần thiết nên đầu tư để có thể cải thiện hơn nữa công tác quản lý tài chính của mình.
Kết Luận
Trong những năm qua, Công Ty cổ phần đầu tư phát triển thăng long luôn luôn cố gắng trong công tác kinh doanh cũng như công tác quản lý. Kết quả kinh doanh đạt được năm sau cao hơn năm trước đó là nhờ sự cố gắng không ngừng của toàn thể cán bộ Công ty dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng uỷ, của Ban giám đốc Công ty. Do đó Công ty đã khẳng định được vị trí của mình trong nền kinh tế quốc dân, đứng vững và phát triển không ngừng, đạt được nhiều thành tích cao trong kinh doanh.
Để có được thành tích trên, ngoài sự đóng góp, phấn đấu nỗ lực của toàn công ty còn có sự đóng góp tích cực của đội ngũ kế toán. Nhận rõ được trách nhiệm và tầm quan trọng của mình, đội ngũ kế toán đã luôn cung cấp số liệu, thông tin một cách chính xác, kịp thời cho lãnh đạo công ty có những biện pháp, chính sách, phương thức kinh doanh tiêu thụ hàng hoá, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên, đáp ứng nhu cầu của thị trường, đồng thời thúc đẩy nền kinh tế trong nước phát triển.
Qua thời gian thực tập, tìm hiểu thực tế về công tác tài chính kế toán tại Công Ty , tôi đã nhận thấy công tác kế toán của Công ty phù hợp với tình hình quản lý kinh doanh và đúng với chế độ kế toán ban hành. Đội ngũ cán bộ kế toán của công ty có trình độ, có tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình trong công tác. Mọi công việc luôn hoàn thành đúng với thời hạn yêu cầu.
Tôi xin chân thành cảm ơn phòng Tài Chính Kế Toán, Văn Phòng công ty, phòng Kế hoạch, các phòng Kinh Doanh I,II, phòng Xuất Nhập Khẩu I & II, các xí nghiệp, phân xưởng sản xuất và các cán bộ, nhân viên Công Ty cổ phần đầu tư phát triển Thăng long đã nhiệt tình giúp đỡ và cung cấp các số liệu cần thiết giúp tôi hoàn thành bản báo cáo này.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo : Đinh Thế Hùng, Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thiện bản báo cáo này.
Mục lục
Nhận xét của đơn vị thực tập
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0816.doc