Để đạt được những thành tựu trong hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động bảo lãnh nói riêng, thông tin nhanh chóng, kịp thời, chuẩn xác là một yếu tố quan trọng. Phát triển công nghệ thông tin không chỉ phục vụ cho việc thu nhập quản lý, phân tích nhu cầu cũng như khả năng tài chính của khách hàng để hỗ trợ cho việc ra quyết định bảo lãnh mà nó còn góp phần rất lớn vào việc thoả mãn khách hàng một cách nhanh chóng, thuận tiện nhất, tạo uy tín cho ngân hàng. Sự phối hợp giữa các phòng ban và các chi nhánh ngân hàng khu vực, các ngân hàng khác tiết kiệm được thời gian, chi phí đi lại nâng cao chất lượng khách hàng. Trong thời đại bùng nổ về công nghệ thông tin hiện nay, chi nhánh đã hoàn thành rất tốt việc trang bị hệ thống máy tính hệ thống thông tin liên lạc . phục vụ rất tốt cho hoạt động của chi nhánh nói chung và hoạt động bảo lãnh nói riêng.
56 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1500 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
toán theo cam kết được bảo lãnh (nếu có).
1.2.3. Đối với bảo lãnh trong xây dựng:
a. Bảo lãnh dự thầu: Tài liệu mời thầu. Quy chế hoặc quy định đấu thầu của chủ đầu tư trong đó ghi rõ các trường hợp vi phạm quy chế (quy định) đấu thầu và trách nhiệm nghĩa vụ mỗi bên dự thầu.
b. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng
+ Hợp đồng thi công (đối với bảo lãnh thực hiện hợp đồng trong xây lắp, trường hợp chưa có hợp đồng chính thức thì phải là hợp đồng dự thảo trước khi ký chính thức) hoặc hợp đồng cung ứng vật tư thiết bị (đối với bảo lãnh thực hiện hợp đồng cung ứng vật tư thiết bị) quy định vè các điều kiện thực hiện hợp đồng và bảo lãnh thực hiện hợp đồng
+ Thông báo trúng thầu hoặc phê duyệt kết quả đấu thầu của cấp có thẩm quyền.
c. Bảo lãnh hoàn thanh toán: Văn bản cam kết của các bên về số tiền ứng trước, thời gian và tiến độ, phương thức hoàn trả nguồnn vốn, xác định rõ các trường hợp vi phạm, nghĩa vụ của bên nhận tiền ứng trước (nếu trong hợp đồng kinh tế chưa quy định rõ).
d. Bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm: Hợp đồng kinh tế quy định cụ thể về trách nhiệm đảm bảo chất lượng sản phẩm, các trường hợp vi phạm nghĩa vụ của các bên. Nếu hợp đồng kinh tế không quy định rõ thì phải có một Hợp đồng bổ sung (hoặc quy định trong biên bản nghiêm thu) quy định rõ trách nhiệm đảm bảo chất lượng sản phẩm, các trường hợp vi phạm nghĩa vụ của các bên.
1.2.4. Đối với bảo lãnh bằng 100% vốn tự có của khách hàng, hồ sơ gồm: Chứng từ chứng minh tiền đã được chuyển vào tài khoản tiền gửi ký quỹ tại ngân hàng bảo lãnh bằng 100% giá trị món bảo lãnh, giấy đề nghị bảo lãnh (BM 11/HD - PC - 08) ghi rõ, cam kết dùng tiền ký quỹ đảm bảo cho 100% nghĩa vụ bảo lãnh.
2. Tiếp nhận kiểm tra và hoàn chỉnh hồ sơ:
Sau khi nhận được hồ sơ bảo lãnh của khách hàng, CB, THBL kiểm tra, kiểm soát các tài liệu của bộ hồ sơ về số lượng, các yếu tố trên tài liệu về tính đầy đủ, hợp pháp hợp lệ của hồ sơ bảo lãnh và yêu cầu khách hàng hoàn chỉnh, bổ sung hồ sơ (nếu thiếu). CB. THBL chịu trách nhiệm.
- Kiểm tra tính đầy đủ về số lượng và tính pháp lý của hồ sơ bảo lãnh.
- Báo cáo Trưởng P.THBL xin ý kiến chỉ đạo.
+ Nếu đủ hồ sơ thực hiện Bước 2 tiếp theo sau đây:
+ Nếu thiếu yêu cầu bổ sung.
Sau khi nhận hồ sơ CB.THBL lập phiếu nhận hồ sơ của khách hàng và danh mục hồ sơ theo Mẫu số BM 01/QT - BL - 02. Trường hợp bảo lãnh ký quỹ 100% hoặc món bảo lãnh thủ tục đơn gảin không lập phiếu tiếp nhận hồ sơ nhưng phải lập danh mục hồ sơ.
Bước 2. Quyền định bảo lãnh
1. Thẩm đinh hồ sơ bảo lãnh
1.1.Chuyển hồ sơ: Sau khi nhận được hồ sơ đầy đủ từ khách hàng, CB.THBL lập danh mục hồ sơ và chuyển hồ sơ cho các Phòng có liên quan (Thẩm định, Nguồn vốn, TTQT…) để tổ chức việc phối hợp xử lý giữa các đơn vị phù hợp với tính chất, mức độ của món bảo lãnh.
1.2. Thẩm định hồ sơ:
Trong quá trình thẩm định, CB. THBL phải thẩm định rõ các nội dung sau:
- Tính đầu đủ, hợp pháp và hợp lệ của hồ sơ bảo lãnh.
- Năng lực pháp lý của Khách hàng xin bảo lãnh.
- Việc chuyển tiền ký quỹ vào tài khoản ký quỹ để THBL.
- Tình hình tài chính và năng lực SXKD của khách hàng.
- Tính khả thi và khả năng trả nợ của dự án (Đối với bảo lãnh thanh toán và bảo lãnh vay vốn).
Đối với các dự án bao gồm cả hai phần bảo lãnh, tín dụng và đều được thực hiện qua Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam; CB. THBL thẩm định đồng thời khả năng trả nợ bảo lãnh và khả năng hoàn vốn tín dụng của dự án.
Dự án chỉ được phê duyệt bảo lãnh hoặc cho vay nếu đảm bảo được cả hai khả năng này, trong đó khả năng trả nợ bảo lãnh cần được xem xét trước vì lịch trả nợ nước ngoài thường rất ngắn và đã được xác định trước.
Việc thẩm định khách hàng và dự án bảo lãnh vay vốn tham chiếu hướng dẫn thẩm định của quy trình tín dụng trung dài hạn, Quy trình thẩm định hoặc phân tích đánh giá khách hàng vay vốn của quy trình tín dụng ngắn hạn.
- Đánh giá các rủi ro tiểm ẩn; thẩm định về tài sản và các biện pháp đảm bảo cho nghĩa vụ được bảo lãnh.
- Trong quá trình thẩm định, nếu có vướng mắc, CB. THBL báo cáo Trưởng phòng và Lãnh đạo phối hợp với đơn vị có liên quan (nếu cần) tiến hành kiểm tra thực tế để xác minh tính thức tế và trung thực của hồ sơ bảo lãnh. Kết quả kiểm tra được lập theo mẫu BM 03/QT - BL - 02.
1.3. Lập tờ trình
Sau khi thẩm định các nội dung trên, căn cứ ý kiến các phòng nghiệp vụ liên quan (nếu có), CB.THBL lập tờ trình trưởng phòng kiểm soát và để trình lãnh đạo. Tờ trình phải thể hiện được quan điểm cá nhân của CB.THBL và cán bộ phải chịu trách nhiệm về tính xác thực của các thông tin có liên quan đến việc phản quyết bảo lãnh. Có ý kiến đề xuất bảo lãnh hoặc từ chối với các lý do cụ thể.
- Trưởng phòng THBL có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ và những nội dung trong tờ trình, bổ sung thêm những thông tin cần thiết về dự án và khách hàng, đề xuất ý kiến thống nhất hoặc không thống nhất ý kiến với CB. THBL.
- Nội dung tờ trình trên cơ sở mẫu tờ trình và tuỳ tình hình thực tế của khách hàng (ký quỹ 100% hoặc mới có quan hệ với chi nhánh hoặc đã có quan hệ với chi nhánh), chi nhánh lược hoặc thêm nội dung thông tin trong tờ trình, nhưng phải đủ thông tin về tình hình tài chính, năng lực thực hiện các cam kết của khách hàng với ngân hàng và với bên thụ hưởng bảo lãnh), riêng tờ trình hội sở chính theo Mẫu tờ trình số BM 02a/QT - BL - 02.
2. Ra quyết đinh bảo lãnh:
Sau khi xem xét tờ trình của P.THBL, lãnh đạo Chi nhánh quyết định về việc bảo lãnh. Nếu dự án phức tạp, Lãnh đạo quyết định đưa ra họp HĐTD.
CB. THBL chuẩn bị tài liệu và báo cáo tại phiên họp HĐTD theo quy chế hoạt động của HĐTD.
2.1- Trường hợp thuộc thẩm quyền
Nếu các loại bảo lãnh thuộc uỷ quyền thường xuyên và trong mức phán quyết của Chi nhánh (theo các văn bản của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam quy định mức uỷ quyền, phán quyết đối với Chi nhánh), lãnh đạo Chi nhánh ra quyết định về việc bảo lãnh.
2.2. Trường hợp vượt thẩm quyền hội sở chính:
- Các loại bảo lãnh không được uỷ quyền thường xuyên.
- Bảo lãnh được uỷ quyền thường xuyên nhưng vượt mức phán quyết của Chi nhánh;
- Bảo lãnh được uỷ quyền thường xuyên, trong mức phán quyết nhưng chủ đầu tư yêu cầu Hội sở chính trực tiếp phát hành thư bảo lãnh.
- Nếu đồng ý bảo lãnh, CB.THBL thảo tờ trì Trưởng phòng kiểm soát Lãnh đạo Chi nhánh ký gửi Hội sở chính xem xét uỷ nhiệm, tờ trình theo mẫu BM 02a/QT - BL - 02. Nếu không đồng ý bảo lãnh, CB. THBL thảo công văn từ chối trình Lãnh đạo ký trả lời cho khách hàng.
Bước 3 - Phát hành bảo lãnh:
1. Hoàn chỉnh lại hồ sơ bảo lãnh (nếu có yêu cầu):
Đối với các dự án trình Hội sở chính uỷ nhiệm, nếu Hội sở chính yêu cầu, CB.THBL bổ sung hồ sơ bảo lãnh hoặc thực hiện các yêu cầu của Hội sở chính.
2. Thực hiện các biện pháp đảm bảo:
Sau khi có quyền quyết định phê duyệt chấp thuận bảo lãnh của Lãnh đạo Chi nhánh hoặc có công văn uỷ nhiệm của Hội sở chính quyết định bảo lãnh. CB. THBL yêu cầu khách hàng thực hiện các biện pháp đảm bảo (trừ bảo lãnh ký quỹ 100% vốn tự có) đã cam kết cho nghĩa vụ được bảo lãnh như: thế chấp, cầm cố, ký quỹ, bảo lãnh của bên thứ 3…và các yêu cầu khác trong uỷ nhiệm của Hội sở chính (nếu có).
3. Ký hợp đồng bảo lãnh và phát hành thư bảo lãnh:
Sau khi nhận lại hồ sơ của Lãnh đạo chấp thuận phát hành bảo lãnh cho khách hàng, CB.THBL tiến hành soạn thảo hợp đồng, Trưởng P.THBL kiểm soát để trình Lãnh đạo ký phát hành bảo lãnh và gửi cho khách hàng, Chi nhánh phát hành bảo lãnh ký quỹ 100% không phải ký HĐBL với khách hàng.
Trường hợp Hội sở chính uỷ nhiệm Chi nhánh thực hiện bảo lãnh, Chi nhánh gửi 01 bản hợp đồng bảo lãnh để Hội sở chính biết theo dõi.
Mẫu hợp đồng bảo lãnh; Mẫu thư bảo lãnh theo quy định, trường hợp Hợp đồng hoặc mẫu thư khác với quy định, Chi nhánh xem xét (trừ bảo lãnh vay vốn nước ngoài và bảo lãnh thi công ở nước ngoài) trên cơ sở phục vụ khách hàng tốt nhất nhưng phải đảm mbảo an to àn hiệu quả về bảo lãnh, Chi nhánh không được tự phát hành bảo lãnh theo yêu cầu của khách hàng khi chưa xác định đầu đủ, rõ ràng những thông tin cần thiết theo quy định liên quan đến món bảo lãnh sẽ phá hành.
Việc phát hành bảo lãnh cho khách hàng được thực hiện theo Phụ lục 04/QT - BL - 02.
4. Về thời hạn xem xét phát hành bảo lãnh:
Theo yêu cầu của khách hàng, Chi nhánh xem xét, quyết định bảo lãnh. Trường hợp cần phải có đủ thời gian để xem xét (đối với bảo lãnh vay vốn và các bảo lãnh khác cần có ý kiến của Hội sở chính) tối đa cũng không quá 30 ngày kể từ ngày Chi nhánh nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ của khách hàng.
Bước 4: Xử lý sau khi phát hành bảo lãnh:
1. Theo dõi phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh và thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh:
- CB.THBL theo dõi việc phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh đối với các loại bảo lãnh như bảo lãnh dự thầu, thực hiện hợp đồng và các cam kết bảo lãnh khác.
- CB.THBL theo dõi giải ngân, thực hiện nhận nợ (đối với bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh hoàn thanh toán và bảo lãnh vay vốn):
+ Đối với trường hợp tiền vay, tiền ứng trước được giải ngân qua Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, CB.THBL phối hợp với các bộ phận có liên quan (Phòng kế toán…) để thực hiện giải ngân cho khách hàng đúng mục đích và tiến độ.
+ Đối với trường hợp tiền vay được sử dụng để nhập thiết bị hàng hoá (hoặc vay bằng hàng hoá, thiết bị), CB.THBL theo dõi việc mở L/C, giao nhậ chứng từ, ký hối phiếu, giấy nhận nợ của khách hàng đảm bảo cho quá tình này được thực hiện đúng tiến độ, đầy đủ và chính xác.
2. Hạch toán số dư và bảo lãnh:
a. Đối với bảo lãnh thanh toán bảo lãnh hoàn thanh toán và bảo lãnh vay
CB.THBL của Chi nhánh lập lịch giải ngân, thông báo và gửi các chứng từ chứng minh việc giải ngân cho cán bộ phòng kế toán để hạch toán ngoại bảng số dư bảo lãnh. Chứng từ gửi cho cán bộ kế toán làm căn cứ hạch toán gồm:
- Hợp đồng bảo lãnh (bản chính).
- Lịch giải ngân (nếu là bảo lãnh vay vốn - bản phô tô)
- Thư bảo lãnh (L/C hoặc hối phiếu nhận nợ - bản phô tô)
b. Đối với các loại bảo lãnh như bảo lãnh dự thầu, thực hiện hợp đồng và các cam kết bảo lãnh khác:
- CB.THBL cung cấp các chứng từ chứng minh việc phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh (Hợp đồng bảo lãnh, thư bảo lãnh…) cho kế toán để hạch toán ngoại bảng số dư bảo lãnh gồm hợp đồng bảo lãnh (bản chính), thư bảo lãnh (bản phôtô).
3. Theo dõi thực hiện hợp đồng bảo lãnh:
3.1. Kiểm tra, theo dõi khách hàng (Trừ trường hợp bảo lãnh bằng ký 100% vốn tự có).
CB.THBL của Chi nhánh theo dõi tình hình tài chính và sản xuất kinh doanh của khách hàng từ khi phát sinh đến khi kết thúc nghĩa vụ bảo lãnh. Hàng quý yêu cầu khách hàng gửi báo cáo đinh kỳ, hết năm tài chính yêu cầu khách hàng gửi báo cáo quyết toán được duyệt chính thức.
Đối với các dự án được Hội sở chính uỷ nhiệm, CB.THBL lập báo cáo và Trưởng phòng kiểm soát trình Lãnh đạo để gửi báo cáo Hội sở chính theo yêu càu nêu trong uỷ nhiệm.
3.2. Thu phí bảo lãnh
CB.THBL theo dõi, phối hợp với phòng kế toán để thực hiện, thu phó bảo lãnh theo hợp đồng bảo lãnh đã ký kết:
Về nguyên tắc, cán bộ kế toán theo dõi tài khoản bảo lãnh thực hiện phí căn cứ điều khoản thu phí trên hợp đồng bảo lãnh đã được ký kết.
- Một số trường hợp thu phí đặc biệt, mức thu phí lớn như thu phí bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh khác (nếu cần) CB.THBL thông qua Trưởng phòng và trình Lãnh đạo Chi nhánh gửi thông báo thu p hí bảo lãnh cho khách hàng ít nhất là 5 ngày trước thời hạn thu phí bảo lãnh quy định trong hợp đồng bảo lãnh để khách hàng biết và chủ động thực hiện nghĩa vụ trả phí cho ngân hàng đúng hợp đồng ký kết.
+ Phòng kế toán tự động lập chứng từ trích tài khoản tiền gửi của khách hàng tại Chi nhánh để thu (nếu đến hạn khách hàng không tự động trả và không được ngân hàng gia hạn). Trường hợp khách hàng có tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng khác, Chi nhánh lập uỷ nhiệm thu gửi đến ngân hàng đó để thu phí bảo lãnh và thông báo cho khách hàng biết.
+ Trường hợp khách hàng không có khả năng trả phí do nguyên nhân khách quan, có công văn đề nghị gia hạn. Lãnh đạo Chi nhánh xem xét gia hạn trả phí bảo lãnh hoặc hạch toán tài khoản phí chưa thu cho khách hàng. Trường hợp không trả phí mà khách hàng không có lý do, Chi phí được chuyên phí chưa thu và áp dụng chế độ phạt quá hạn theo quy định.
3.3. Kiểm tra tài sản đảm bảo cho bảo lãnh:
CB.THBL phải th ường xuyên kiểm tra các tài sản đảm bảo cho bảo lãnh.
- Đối với tài sản đảm bảo là tièn gửi ký quỹ. CB.THBL tiến hành kiểm tra số dư trên tài khoản ký quỹ để đảm bảo khả năng bù đắp rủi ro khi phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
- Đối với tài sản đảm bảo (kể cả của bên thứ 3) là máy móc, thiết bị, nhà xưởng…CB.THBL phải thường xuyên kiểm tra trên hồ sơ thế chấp và kiểm tra tài sản tại hiện trường để kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh như mất mát, hư hỏng, giảm giá trị…
- Đối với trường hợp đảm bảo là bảo lãnh của bên thứ 3, CB.THBL phải thường xuyên kiểm tra và t heo dõi năng lực tài chính của người bảo lãnh thứ 2 để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của bên thứ 3 khi có yêu cầu.
3.4. Đôn đốc thực hiện nghĩa vụ được bảo lãnh
3.4.1. Đối với bảo lãnh thanh toán và bảo lãnh vay vốn
- Căn cứ lịch trả nợ, CB.THBL mở sổ theo dõi việc trả nợ gốc và lãi của khách hàng đối với bên cho vay.
- Định kỳ hàng tháng,CB.THBL tiến hành kiểm tra để nắm được tình hình sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng.
- CB.THBL thông qua trưởng phòng và báo cáo Lãnh đạo Chi nhánh để gửi thông báo nợ đên shạnh cho khách hàng trước 15 ngày theo lịch trả nợ.
Để đảm bảo việc trả nợ đúng hạn cho Bên vay, Chi nhánh yêu cầu khách hàng nộp đủ tiền (đồng tiền nhận nợ vay) vào tài khoản tại Chi nhánh trước 2 ngày làm việc so với lịch trả nợ để có tiền thanh toán trả nước ngoài theo cam kết.
Trường hợp trả nợ bằng ngoại tệ mà khách hàng chỉ có nguồng VNĐ, nếu Chi nhánh cân đối được ngoại tệ bán cho khách hàng, Chi nhánh yêu cầu khách hàng nộp đủ VNĐ vào tài khoản và bán ngoại tệ cho khách hàng, nếu chi nhánh khong tự cân đối được ngoại tê, Chi nhánh liên hệ với Hội sở chính hoặc yêu cầu khách hàng tự mua, khách hàng phải đảm bảo có đủ lượng ngoại tệ cần t hiết trên tài khoản để thanh toán nợ nước ngoài đến hạn.
- Sau mỗi kỳ trả nợ (bảo lãnh vay vốn) hoặc sau mỗi đợt thanh toán (bảo lãnh thanh toán) CB.THBL sao gửi kế toán theo dõi tài khoản bảo lãnh tài liệu liên quan của món bảo lãnh để hạch toán (ngoại bảng hoặc nội bảng) tài liệu gồm:
+ Thông báo trả nợ (bản phô tô)
+ Chứng từ báo cáo cho người thụ hưởng báo lãnh (bản lãnh vay vốn)
+ Bảng kê nhập, xuất hàng hoá và thanh toán theo cam kết (nếu có) có liên quan đến nghĩa vụ bảo lãnh (bảo lãnh thanh toán) - bản phô tô.
3.4.2. Đối với bảo lãnh trong xây dựng
CB.THBL thường xuyên bám sát để đôn đốc khách hàng thực hiện nghiệp vụ theo đúng hợp đồng đã ký với chủ đầu tư.
3.5. Gia hạn bảo lãnh
- Căn cứ văn bản đề nghị gia hạn bảo lãnh của khách hàng (BM 07a/QT - BL - 02) và sự đồng ý gia hạn bảo lãnh của người thụ hưởng bảo lãnh (Văn bản của Hợp đồng kinh tế, hợp đồng vay vốn đối với các loại bảo lãnh káhc).
- CB.THBL xem xét tính hợp lý của việc gia hạn bảo lãnh, nếu đủ điều kiện gia hạn bảo lãnh, lập tờ trình, làm các thủ tục cần thiết theo đề nghị của khách hàng và theo yêu cầu nghiệp vụ bảo lãnh (bổ sung điều khoản về thời hạn bảo lãnh của hợp đồng bảo lãnh, thảo công văn gia hạn thư bảo lãnh: theo BM 07b/QT - BL - 02, thu phí bảo lãnh bổ sung), Trưởng phòng THBL kiểm soát trình Lãn đạo duyệt gửi khách hàng và bên thụ hưởng bảo lãnh.
- CB.THBL gửi một bộ tài liệu gia hạn bảo lãnh cho kế toán để theo dõi.
3.6. Xử lý khí phải tra nợ thay.
Trường hợp đã tìm mọi biện pháp đôn đốc nhưng khách hàng vẫn không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ được bảo lãnh, CB.THBL báo cáo trưởng phòng và hàng giải trình nguyên nhân và xử lý theo một trong các hướng sau:
- Trích tiền gửi ký quỹ bảo lãnh thanh toán trả bên thụ hưởng (nếu có).
- Đàm phán với bên cho vay để gia hạn nợ cho khách hàng (đối với bảo lãnh vay vốn).
- Cho khách hàng vay theo kế hoạch tién dụng đầu tư (nếu có) để trả nợ thay (nếu khách hàng được Chính phủ chỉ đạo cho vay từ nguồn vốn tín dụng đầu tư để hỗ trợ trả nợ).
- Cho khách hàng vay tạm thời chờ thanh toán để trả nợ thay (Nếu khách hàng bị chậm thanh toán và có nguồn trả nợ rõ ràng).
- Cho khách hàng vay bắt buộc để trả nợ thay theo quy định hiện hành. Trình tự cho vay bắt buộc thực hiện theo Phụ lục số 05/QT - BL - 02.
3.7. Xử lý các vướng mắc khác (nếu có).
Bước 5: Kết thúc bảo lãnh:
1. Tất toán bảo lãnh:
a- Đối với bảo lãnh vay vốn nước ngoài không phát hành thư Bảo lãnh mở L/C hoặc ký trên hối phiếu), trình tự thực hiện như sau:
+ Hoàn thành các nghĩa vụ theo HĐBL:
CB.THBL thông qua trưởng phòng và báo cáo Lãnh đạo ký gửi thông báo yêu cầu khách hàng hoàn thành nốt các nghĩa vụ theo hợp đồng bảo lãnh trước 30 ngày theo thời hạn kết thúc bảo lãnh trong hợp đồng.
+ Thánh lý HĐBL, xuất toán tài khoản ngoại bảng bảo lãnh.
Sau khi khách hàng đã hoàn tất các nghiệp vụ theo hợp đồng bảo lãnh, CB.THBL lập thông báo thanh lý hợp đồng (nếu cần làm việc với khách hàng thì lập biên bản thanh lý hợp đồng bảo lãnh), đồng thời CB.THBL thông báo cho kế toán để xuất toán số dư bảo lãnh, giải toả tài khoản ký quỹ,thực hiện thu phí hoặc thoái thu phí (nếu có).
b. Đối với bảo lãnh phát hành thư tất toán bảo lãnh căn cứ vào:
+ Thư bảo lãnh hết hiệu lực thông báo hết hiệu lực thư bảo lãnh của bên thụ hưởng bảo lãnh, hoặc xác nhận hoàn thành nghãi cụ của bên thụ hưởng bảo lãnh. Nếu trên thư bảo lãnh có ngày hết hiệu lực cụ thể, kế toán tự đồng làm thủ tục tất toán vào ngày làm việc tiếp theo. Nếu trên thư bảo lãnh không ghi rõ ngày cụ thể hết hiệu lực, khi có thông báo hoặc xác nhận của bên thụ hưởng bảo lãnh vè việc hoàn thành nghĩa vụ liên quan đến bảo lãnh của khách hàng thì CB.THBL có trách nhiệm xem xét và xác nhận về việc khách hàng bảo lãnh đã hoàn thành các nghĩa vụ theo HĐBL, trưởng phòng trình Lãnh đạo tất toán bảo lãnh.
+ Trường hợp đặc biệt nếu thời hạn hết hiệu lực theo thông báo của chủ đầu tư (người thụ hưởng bảo lãnh) phát sinh trước thời hạn hiệu lực của thư bảo lãnh do ngân hàng phát hành , CB.THBL xác minh, nếu đảm bảo tích hợp pháp hợp lệ, CB.THBL đề nghị khách hàng nộp lại bản chính thư bảo lãnh hoặc gửi NH văn bản của bên thụ hưởng chấp thuận thư bảo lãnh hết hiệu lực trước thời hạn và báo cáo trưởng phòng, Lãnh đạo để tiến hành thanh lý HĐBL trước thời hạn và thông báo cho bên thụ hưởng biết, đồng thời phối hợp với kế toán tất toán tài khoản ngoại bảng và thoái thu phí cho khách hàng (nếu có).
2. Giải chấp tài sản, xuất kho tài sản hoặc giấy tờ tài sản thế chấp…giải toả tiền ký quỹ (nếu có). Tham chiếu quy trình tín dụng trung dài hạn và quy trình tín dụng ngắn hạn.
3. Đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm
4. Lưu trữ hồ sơ
CB.THBL tuyển chọn, sắp xếp lại hò sơ để lưu trx theo đúng quy định về lưu trữ hồ sơ của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam. Hồ sơ lưu trữ cụ thể đối với mỗi hợp đồng bảo lãnh ngân hàng bao gồm:
4.1. Hồ sơ pháp lý khách hàng, hồ sơ về hoạt động sản xuất kinh doanh tài chính 02 năm gần nhất (khách hàng chưa có quan hệ vay vốn hoặc khách hàng bảo lãnh lần đầu). Theo hướng dẫn hồ sơ vay vốn tín dụng trung dài hạn.
4.2. Tài liệu về sản xuất kinh doanh, tài chính quý gần nhất bản chính (trừ trường hợp đã có tài liệu nảy tại hồ sơ tín dụng).
4.3. Hồ sơ về đảm bảo bảo lãnh (nếu có).
4.4. Giấy đề nghịa bảo lãnh (bản chính).
4.5. Trờ trình lãnh đạo về bảo lãnh (bản chính).
I.2.2. Tình hình thực hiện bảo lãnh tại chi nhánh NHĐT&PTNT
Bảo lãnh Ngân hàng là mặt trong những nghiệp vụ rất phát triển chi nhánh.Thu từ dịch vụ bảo lãnh trong năm 2005 là 4239 triệu tăng 9% so với năm trước. Lợi thế của Ngân hàng đầu tư phát triển là phục vụ các dự án lớn, các công trình xây dựng điện, đường trường trạm phục vụ sự phát triển của đất nước. Do các loại hình bảo lãnh như bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh chất lượng công trình rất có điều kiện để phát triển.
Hiện nay hoạt động bảo lãnh của chi nhánh chủ yếu thực hiện dưới các hình thức:
Bảo lãnh vay vốn nước ngoài năm 5, Tài khoản 92116
Bảo lãnh vay vốn Tài khoản 9211
Bảo lãnh thanh toán Tài khoản 9212 tỷ
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng Tài khoản 92131, 92132
Bảo lãnh đảm bảo CLCT Tài khoản 92134, 92135
Bảo lãnh dự thầu tài khoản 9214, 9441
Bảo lãnh cam kết thanh toán L/C trả chậm Tài khoản 9215,9253
Cam kết trong nghiệp vụ L/C trả ngay Tài khoản 9216,92161
Bảo lãnh tiền ứng trước Tài khoản 92191, 92192
Cam kết bảo lãnh khác Tài khoản 9219
Các bảo lãnh khác Tài khoản 9319
Hợp đồng bảo lãnh thường được căn cứ vào pháp lênh, hợp đồng kinh tế ngày 25/9/1897. Căn cứ vào quy chế về các nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng kèm theo quyết định số 283/2000/QD - NHNN 14. Ngày 25/8/200 của thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Căn cứ nghị định số 178/1999/ND - CP của Chính phủ về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng, căn cứ nghị định 35//2002/NĐ-CP ngày 25/10/2002 của Chính Phủ về sửa đổi bổ sung nghị định số 178/1999/ND - Cp ngày 29/12/1999. Về bảo đảm tiềm vay.
Về phí bảo lãnh. Phí bảo lãnh được tính trên số tiền bảo lãnh nhân với số ngày bảo lãnh thực tế nhân với mức phí bảo lãnh theo năm chịu cho 380. Nhưng tối thiểuvới mức phí bảo lãnh là 200 000 đồng.
Đến ngày trả phí bảo lãnh doanh nghiệp chủ động trả phí bảo lãnh cho Ngân hàng, nếu hết hạn mà doanh nghiệp không trả hoặc trả không đủ cho Ngân hàng thì Ngân hàng được tự động tính tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp để thu. Trường hợp doanh nghiệp có tài khoản tiền gửi tại tổ chức tín dụng khác, Ngân hàng lập uỷ nhiệm thu để thu phí bảo lãnh và thông báo cho doanh nghiệp biết về phương thức thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
Khi có thông báo của bên nhận bảo lãnh về sự vi phạm nghĩa vụ đã được bảo lãnh, doanh nghiệp phải trả ngay số tiền gửi bảo lãnh.
Nếu doanh nghiệp không chủ động trả hoặc trả không đủ Ngân hàng tính khoản tiền gửi của doanh nghiệp tại Ngân hàng để trả.
Trường hợp khách hàng có tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khách Ngân hàng lập uỷ nhiệm thu hoặc yêu cầu bảo lãnh thứ 3 (nếu có) trả thay.
Nếu áp dụng các biện pháp trên vẫn không đủ tiền trả cho bên nhận bảo lãnh thì Ngân hàng sẽ trả thay và tự động hạch toán nợ vay bắt buộc với số tiền trả thay với lãi suất nợ quá hạn của doanh nghiệp đối với Ngân hàng và Ngân hàng được quyền áp dụng các biện pháp để thu nợ.
Chi nhánh áp dụng 3 loại hình thức bảo lãnh là bảo lãnh theo món, bảo lãnh theo hạn mức và bảo lãnh đối ứng. Riêng phần bảo lãnh đối ứng chi nhánh chưa phát triển so với hai loại hình kia.
Khách hàng bảo lãnh là mọi đối tượng từ khách hàng nước ngoài, khách, khách hàng trong nước, doanh nghiệp Nhà nước hay doanh nghiệp tư nhân. Hiện nay doanh nghiệp Nhà nước đang chiếm tỷ trọng cao. Nhưng để nghiệp vụ bảo lãnh phát triển, chi nhánh khuyến khích đa dạng hoá khách hàng giảm tỷ trọng doanh nghiệp Nhà nước.
Hoạt động bảo lãnh tuy mới ra đời trong phát triển rất nhanh (49% năm qua) chứng tỏ đây là loại hình dịch vụ có tiềm năng rất cao và sẽ rất phát triển trong tương lai gần.
2.2.2.1. Quy mô hoạt động bảo lãnh
Chi nhánh hoạt động trong một tỉnh có địa bàn rộng dân số lớn, tình hình kinh tế khá phát triển, trong năm 2004 chi nhánh đã đạt doanh số bảo lãnh 339970 triệu đồng. Trong đó quý I đat 403979 triệu, quý II đạt 79142 triệu quý III đạt 75542 triệu và đặc biệt trong quỹ IV đạt tới 144889 triệu.
Bảng số dư bảo lãnh
Năm
2003
2004
2005
T2/2006
Số dư cuối kỳ
253147
361114
309404
311749
Giai đoạn 2003 - 2005 là giai đoạn hoạt động bảo lãnh phát triển mạnh mẽ tại chi nhánh. Với số lượng lớn khách hàng là khách hàng truyền thống và phát triển thêm khách hàng mới. Đây là nền tảng vững chắc để hoạt động bảo lãnh phát triển hơn nữa. Đây được coi là một bước thành công đáng kể đối với chi nhánh trong sự phát triển của hoạt động bảo lãnh nói riêng cũng như sự phát triển chung toàn diện chi nhánh. Sự tăng trưởng về hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh là do nhu cầu đảm bảo an toàn trong các hoạt động kinh tế của khách hàng gia tăng, đồng thời là sự cố gắng nỗ lực của mọi bộ phận trong chi nhánh nhằm đa dạng hoá các loại hình bảo lãnh, hợp lý mức phí bảo lãnh, giữ gìn tốt mối quan hệ với khách hàng cũ như khai thác được nhu cầu bảo lãnh của khách hàng mới.
Nền kinh tế Tỉnh Nghệ An được Nhà nước quan tâm đầu tư rất nhiều và đang cố gắng vươn lên mạnh mẽ. Do đó hoạt động bảo lãnh cũng sẽ có bước phát triển rất lớn để phục vụ cho nhu cầu phát triển của kinh tế
2.2.2.2. Cơ cấu hoạt động bảo lãnh
* Cơ cấu theo loại hình bảo lãnh
Thực hiện tốt phương châm đa dạng hoá hoạt động kinh doanh nói chung cũng như đa dạng hoá các loại hình bảo lãnh chi nhánh đã triển khai thực hiện nhiều loại hình thức bảo hành đã triển khai thực hiện nhiều hình thức bảo hành đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng bao gồm bảo hành vay vốn, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thanh toán hợp đồng, bảo lãnh bảo đảm chất lượng công trình, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh tiền ứng trước và các loại bảo lãnh khác… tuy vậy mỗi ngân hàng có một thế mạnh khác và chi nhánh NHĐT&PTNH khai thác tốt thế mạnh, tập chung các loại hình bảo lãnh chính và đa dạng hoá các loại hình bảo lãnh để phục vụ nhu cầu đa dạng của khách hàng vừa để phát triển vừa giữ mối quan hệ tốt với khách hàng.
Bảng cơ cấu loại hình bảo lãnh 2004.
Đơn vị triệu đồng
Chỉ tiêu
Loại bảo lãnh
Số dư ĐK
Doanh số
Tỷ trọng
Số dư cuối kỳ
BL thanh toán
(9212)
2647
17631
5.19%
1700
BL thực hiện hợp đồng
(92131, 92132)
115444
79404
23.36%
130703
BL dự thầu
(9214)
26587
108044
31.87%
76418
BL thanh toán khác
(92135, 9319, 92198, 92192)
83250
84657
24.90%
135525
BL khác
(92191, 92134, 9216, 92197)
13138
50234
14.77%
16768
Qua bảng số liệu trên cho thấy hoạt động bảo hành của chi nhánh NHĐT&PTNH khá đa dạng với doanh số khá lớn loại hình bảo lãnh chiếm tỷ trọng lớn nhất là bảo lãnh dự thầu (31.78%) sau đó là bảo lãnh thực hiện hợp đồng (23.36%). Qua đó có thể thấy được vai trò, thế mạnh của ngân hàng đầu tư phát triển trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản.
Bảo lãnh dự thầu với số dư rất ít so với các loại bảo lãnh khác, thời gian hợp đồng bảo lãnh ngắn sẽ là nguồn lợi nhuận nhiều và thường xuyên cho ngân hàng. Số dư ít thời gian hợp đồng bảo lãnh ngắn sẽ giảm tính rủi ro nhưng cũng đồng nghĩa với mức phí sẽ thấp hơn so với các loại bảo lãnh khác. Nhưng với doanh số lớn như vậy sẽ mang lại lợi nhuận rất lớn. Đây là loại hình bảo lãnh có thế mạnh, mang tính đặc thù của ngân hàng đầu tư phát triển. Do đó chi nhánh cần tận dụng triệt để và phát triển các loại hình khác.
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng có số dư rất lớn và thời gian bảo lãnh tương đối dài. có cả ngắn hạn và có cả trong giài hạn đây là loại hình bảo lãnh mang lại nhiều lợi nhuận nhưng mang tính rủi ro cao. Ngoài hai loại hình bảo lãnh đó, chi nhánh cũng quan tâm phát triển các loại hình khác và đã có những kết quả tốt như đã bảo lãnh bảo đảm chất lượng công trình, bảo lãnh thanh toán, các loại bảo lãnh khác.
* Cơ cấu bảo lãnh theo đối tượng khách hàng là một ngân hàng thương mại quốc doanh, lĩnh vực được coi là lĩnh vực thế mạnh là đầu tư xây dựng phát triển, các dự án lớn có tham gia của doanh nghiệp Nhà nước. Do vậy đối tượng khách hàng của chi nhánh là doanh nghiệp Nhà nước có tỷ trọng cao. Nhưng phương hướng hoạt động của ngân hàng là đa dạng hoá khách hàng, thuộc mọi thành phần kinh tế giãn dần tỷ trọng khách hàng là doanh nghiệp Nhà nước.
Bảng cơ cấu bảo lãnh theo đối tượng khách hàng năm 2004
đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu
Đối tượng khách hàng
Số dư đầu kỳ
Doanh số
Tỷ trọng
Số dư cuối kỳ
Doanh nghiệp quốc doanh
235367
307431
90.43%
334327
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
17780
32530
9.57%
26787
Qua bảng số hiệu trên ta thấy tỷ trọng khách hàng là doanh nghiệp Nhà nước lớn hơn rất nhiều so với tỷ trọng khách hàng là doanh nghiệp ngoài quốc doanh 90.43 so với 9.57. Một con số quá chênh lệch. Số dư khách hàng là doanh nghiệp quốc doanh cũng lớn hơn rất nhiều so với số dư khách hàng là doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Điều này cho thấy được đặc thù của ngân hàng đầu tư và phát triển. Những khách hàng truyền thống lớn là doanh nghiệp quốc doahh chiếm tỷ trọng rất cao. Những doanh nghiệp vừa và nhỏ, kinh tế cá thể chưa phải là đối tượng để ngân hàng khai thác và mở rộng. Trên thực tế ở Nghệ An, doanh nghiệp vừa và nhỏ không nhiều như các địa phương khác. Họ có số vốn ít và những hợp đồng kinh tế thường có giá trị thấp. Nhưng theo đà phát triển kinh tế xã hội, trong tương lai lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn sẽ được mở rộng và đây là một thị trường đầy tiềm năng mà chi nhánh cần khai thác. Ngân hàng cần xây dựng một chiến lược khách hàng, trong đó nên có chính sách ưu đãi với những khách hàng là doanh nghiệp ngoài quốc doanh làm ăn có hiệu quả và đã tạo được uy tín đối với ngân hàng. Doanh nghiệp quốc doanh có lợi thế là có uy tín, hoạt động lâu năm, nguồn vốn lớn. Nhưng sẽ có độ chững trong phát triển. còn doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh khi có đủ điều kiện sẽ phát triển rầm rộ
* Cơ cấu bảo lãnh theo thời gian
Bảng cơ cấu bảo lãnh theo thời gian năm 2004
đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Thời hạn
Số dư đầu kỳ
Doanh số
Tỷ trọng
Số dư cuối kỳ
Bảo lãnh ngắn hạn
55796
223139
56.63%
112765
Bảo lãnh trung dài hạn
197352
116831
34.37%
248349
Qua bảng số liệu trên ta thấy số dư bảo lãnh trung dài hạn nhiều hơn so với số dư bảo lãnh ngắn hạn. Điều này hoàn toàn hợp lý khi phát sinh giảm trong năm của bảo lãnh trung và dài hạn ít hơn bảo lãnh ngắn hạn. thường thì bảo lãnh ngắn hạn sẽ có giá trị nhỏ hơn so với bảo lãnh trung và dài hạn. Doanh số bảo lãnh ngắn hạn có tỷ trọng lớn hơn doanh số bảo lãnh trung và dài hạn vì chi nhánh có loại hình bảo lãnh dự thầu rất phát triển. Loại hình bảo lãnh này thường nằm trong ngắn hạn.
Tỷ trọng cả về doanh số cả về số dư như vậy là khá cân đối. Bảo lãnh ngắn hạn ít rủi ro hơn sẽ đem lại nguồn lợi nhuận ổn định. Bảo lãnh trung dài hạn có số dư lớn, thời gian dài sẽ có rủi ro cao hơn nhưng bù lại phí bảo lãnh sẽ cao, lợi nhuận mang lại sẽ lớn.
2.3. Đánh giá kết quả hoạt động bảo lãnh tại cn nhđt&pt Nghệ an
2.3.1. Những thành tựu đạt được trong hoạt động bảo lãnh
Trong thời gian qua, hoạt động ban lãnh đạo đã đạt được nhiều thành quả đáng kể, doanh số bảo lãnh cũng như chất lượng bảo lãnh ngày càng tăng. Chất lượng bảo lãnh ngày càng tăng. Chất lượng bảo lãnh được thể hiện ở số phí thu được và việc không phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
Hoạt động bảo lãnh của chi nhánh được tiến hành nhanh chóng kịp thời, chính xác, tạo điều kiện cho khách hàng trúng thầu thi công nhiều công trình. Các doanh nghiệp được ngân hàng bảo lãnh trúng thầu đều vay vốn của Ngân hàng để thực hiện hợp đồng góp phần phát triển nghiệp vụ tín dụng. Hoạt động bảo lãnh không chỉ mang lại nguồn thu đáng kể cho ngân hàng mà còn góp phần nâng cao uy tín, cũng như giữ ưu thế cạnh tranh của chi nhánh trên thị trường. Tạo dựng niền tin đối với khách hàng, tạo được uy tín trong hoạt động kinh doanh của mình sẽ không chỉ tác động tích cực trở lại hoạt động bảo la lãnh mà còn góp phần quan trọng việc xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển dài hạn của chi nhánh.
Đạt được kết quả trên là do Ngân hàng ý thức được tầm quan trọng của mối quan hệ giao dịch với khách hàng.
Thu hút thêm nhiều khách hàng mới, đồng thời tăng cường củng cố mối quan hệ với khách hàng tuyên truyền thống. Chi nhánh có cơ sở hạ tầng, trang bị nhiều máy móc thiết bị hiện đại, tin học cao tạo điều kiện đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Chi nhánh có đội ngũ cán bộ được tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng tốt kết hợp với sự sắp xết bố trí hợp lý khoa học tạo ra một thể vững mạnh.
2.3.1. Những hạn chế trong hoạt động nghiệp vụ ban lãnh đạo nguyên nhân.
hoạt động ban lãnh của chi nhánh đã có nhiều loại hình như còn tập trung cho một số hình thức như bảo lãnh dự thầu công trình, bảo lãnh thanh toán các loại bảo lãnh khác còn có phần hạn chế như bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh hải quan, bảo lãnh hối phiếu, bảo lãnh phát hành chưng khoán.
Hình thức bảo lãnh của Ngân hàng chủ yếu là bảo lãnh trực tiếp mà chưa có sự liên kết với các Ngân hàng khác trong việc thực hiện và phát triển các nghiệp vụ bảo lãnh như đồng bảo lãnh, tái bảo lãnh đối tượng khách hàng là doanh nghiệp quốc doanh còn chiếm tỷ trọng tương đối cao.
Doanh số, số dư bảo lãnh có tốc độ tăng cao nhưng chưa đáp ứng so với nhu cầu sát lớn của các doanh nghiệp trong nền kinh tế.
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do:
Chi nhánh có quy trình thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh cụt hể nhưng khâu tìm kiếm khách hàng chưa được chú trọng. Ngân hàng thường chờ các doanh nghiệp đến mở bảo lãnh, sử dụng uy tín vốn có của Ngân hàng bấy lâu nay. Do vậy các hình thức bảo lãnh của chi nhánh cũng chỉ thực hiện cở sở yêu cầu của khách hàng.
Hoạt động bảo lãnh chứa đựng rất nhiều rủi ro. Do vậy quá trình thực hiện nghiệp vụ này đòi hỏi phải tuân theo những quy định hết sức chặt chẽ làm cho việc thực hiện lảo lãnh gặp nhiều khó khăn.
Thực hiện bảo lãnh gặp nhiều khó khăn. Nhất là yêu cầu ký quỹ 100% hay tài sản thế chấp cán bộ Tín dụng và thực hiện nghiệp vụ cho vay thông thường vừă kiêm cả nghiệp vụ bảo lãnh sẽ có nhiều ưu điểm nhưng cũng có những hạn chế như họ không có thời gian để chuyên tâm nghiên cứu sâu về hoạt động bảo lãnh.
Hoạt động kinh doanh của chi nhánh của chưa có sự tách bạch giữa hội số chính của chi nhánh khu vực chi nhánh tỉnh luôn chiếm nguồn của chi nhánh khu vực. Hoạt động bảo lãnh ở các chi nhánh khu vực còn nhiề hạn chế do nền kinh tế ở các Huyện chưa phát triển lắm.
Một số nguyên nhân khách quan như: hệ thống doanh nghiệp đang nằm trong quá trình sắp xếp tổ chức lại nhưng vẫn còn nhiều bất cấp. Các doanh nghiệp mặc dù đã có sự phát triển nhưng tình hình tài chính cũng như khả năng cạnh tranh trên thị trường chưa ổn định tình hình số liệu làm căn cứ cho các tổ chức tín dụng phân tích khả năng tài chính chưa chính xác. Mà thẩm định kỹ càng thì không đủ thời gian cho doanh nghiệp, nếu xem xét qua loa thì rủi ro cho ngân hàng sẽ rất cao. Tài sản thế chấp nằm trong tình trạng nhà xưởng máy móc thiết bị lạc hậu, nhiều khi doanh nghiệp Nhà nước dùng tài sản của Nhà nước để thế chấp cho tổ chức tín dụng của Nhà nước, gây khó khăn cho Ngân hàng khi thực hiện phát mại tài sản thế chấp.
Chương III
Một số giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh Ngân hàng đàu tư và phát triển nghệ an.
III.1. Định hướng phát triển chung.
Điều kiện kinh tế xã hội năm 2005 có nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân khách quan gây ra nhưng dưới sự chỉ đạo điều hành của chính phủ cũng như sự cố gắng phát triển với mức tăng trưởng kinh tế đạt 8,4% năm 2005 kinh tế Nghệ an vẫn tiếp tục phát triển và đạt những thành tích đáng kể, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 9,65%.
Ngành Ngân hàng trong năm qua bằng nhiều chính sách tiền tệ thận trọng đã góp phần quan trọng trong việc cung ứng vốn, các sản phẩm dịch vụ phát triển kinh tế kiềm chế lạm phát
Định hướng hoạt động kinh doanh năm 2005 của hệ thống BIDV là hoạt động hiệu quả chất lượng tăng trưởng phát triển bền vững.
Mục tiêu, phương châm kinh doanh của hệ thống Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam trong năm 2006 là chất lượng, tăng trưởng bền vững, hiệu quả an toàn.
Trong công tác tín dụng chi nhánh chuyển mạnh cơ cấu dự trữ giảm cho vay xây lắp tăng cho vay sản xuất dịch vụ.
Kiên quyết thu hồi nợ quá hạn, nợ đã chuyễn ngoại bảng lãi treo để giảm tỷ lệ nợ xấu tăng nguồn thu hợp lý.
Kiểm soát chặt chẽ nợ quá hạn phát sinh
Tăng dư nợ đi đôi với chuyển dịch cơ cấu dư nợ, tăng dư nự vay ngoài quốc doanh, tăng dư nợ có tài sản đảm bảo.
- Điều chỉnh là lãi suất tiền vay đảm bảo chênh lệch đầu vào đầu ra trong hoạt động tín dụng từ 2,8 - 3%/ năm phân loại nợ, tích DPRR xử lý nợ xấu đúng đối tượng luôn giám sát chặt chẽ các giới hạn tín dụng, đảm bảo các tỷ trọng cho phép.
Đẩy mạnh cho vay khách hàng xuất nhập khẩu và cho vay xuất khẩu lao động.
III.2. Định hướng phát triển hoạt động bảo lãnh
Trên cơ sở số định hướng phát triển chung chi phí xác định hướng phát triển cho hoạt động bảo lãnh trong thời gian phát triển cho hoạt động bảo lãnh tron thời gian tới để đáp ứng kịp thời yêu cầu bảo lãnh của nền kinh tế, nâng cao uy tín.
Tiếp tục mở rộng phát triển hoạt động bảo lãnh, đa dạng hoá các loại hình bảo lãnh, phát triển thêm mốt số loại hình mới.
Chuyển dịch cơ cấu khách hàng, đa dạng hoá khách hàng hoá tăng tỷ trọng khách hàng là doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Thực hiện tốt hoạt động marketing trong lĩnh vực bảo lãnh tích cực tìm kiếm cơ hội mới và nhiều khách hàng mới, tích cực liên kết hợp tác với các chi nhánh khác. Giữ vững mối quan hệ lâu dài với khách hàng truyền thống.
Hiện đại hoá hoạt động bảo lãnh, đáp ứng ngày càng tốt hơn cho nhu cầu của khách hàng.
III. 3. Một số giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng nghiệp vụ bảo lãnh tại chi nhánh.
III.3.1. Xây dựng và thực hiện tốt chiến lược phát triển nghiệp vụ bảo lãnh.
Như đã phân tích ở trên, hoạt động bảo lãnh của chi nhánh còn thụ động, chưa tích cực phát triển nghiệp vụ bảo lãnh trước hết cần xây dựng và thực hiện tốt chiến lược phát triển nghiệp vụ bảo lãnh.
* Thực hiện nghiên cứu thị trường. Nghiên cứu thị trường nhằm tìm hiểu, qua đó giá khả năng mở rộng doanh số bảo lãnh, giúp cho ngân hàng có biện pháp cụ thể để phát triển bảo lãnh.
* Xây dựng kế hoạch phát triển nghiệp vụ bảo lãnh trong từng giai đoạn.
Trong nền kinh tế thị trường đầy biến động như hiện nay, việc xây dựng được một kế hoạch phát triển phù hợp với từng thời kỳ là yếu tố nền tảng quyết định đến sự thành công của mọi hoạt động Ngân hàng chứ không chỉ riêng hoạt động bảo lãnh. Dựa trên cơ sở đường lối chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước trong từng thời kỳ, dưới sự chỉ đạo của NHNN và NHĐR&PHáT TRIểN Việt Nam, chi nhánh phải xây dựng được cho riêng mình một kế hoạch phát triển nghiệp vụ bảo lãnh mang tính hàng năm và dài hạn đảm bảo khả thi nhất.
Phải tập trung xác định được quan điểm tư tưởng chủ đạo về sự phát triển bảo lãnh tức là chỉ ra được cơ cấu phân chia theo mục đích bảo lãnh, theo đối tượng khách hàng… xác định được các phương thức, giải pháp để thực hiện được các mục tiêu đề ra.
Kế hoạch lập ra phải cụ thể tránh tình hình thức chạy theo thành tích.
* Tác động đến thị trường một cách trực tiếp không qua chính sách marketing.
- Chính sách sản phẩm. Ngân hàng phải đa dạng hoá các loại hình bảo lãnh, luôn cải tiến, hoàn thiện và đổi mới nghiệp vụ cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra còn phải lưu ý đến các dịch vụ bổ sung như dịch vụ tư vấn bảo lãnh… góp phần thu hút khách hàng đên xin bảo lãnh. Ngoài ra, Ngân hàng cũng phải nghiên cứu một số loại hình bảo lãnh mới có khản năng xuất hiện ở Việt Nam trong thời gian tới như bảo lãnh thuế quan, bảo lãnh, bảo lãnh phát hành chứng khoán. Đặc biệt, lưu ý đến hình thức bảo lãnh chứng khoán vì hiện nay Việt Nam đã hình thành phát triển thị trường chứng khoán, một trong những kênh thu hút vốn rất lớn và các Ngân hàng thương mại đều có kế hoạch tham gia thị trường nay. Trong giai đoạn đầu hết các doanh nghiệp chưa có đủ uy tín trên thị trường với công chúng. Họ rất cần một tổ chức có uy tín đứng ra tào lòng tin cho việc phát hành chứng khoán. Chính sách giá cả: phí bảo lãnh là một chính sách có thể thực hiện tác động số lượng khách hàng.Tuy nhiên, phí bảo lãnh không phải lúc nào cũng có tác dụng đối với mọi đối tượng khách hàng nó tuỳ thuộc từng đối tượng do đó Ngân hàng cần thực hiện chích sách phí linh hoạt và hợp lý đảm bảo tính cạnh tranh đủ để thu hút khách hàng đồng thời có lợi nhuận cao, phù hợp.
Việc thực hiện nhiều mức phí khác nhau theo sự phân loại mức độ tín nhiệm của khách hàng hay mức độ rủi ro và hình thức đảm bảo cho bảo lãnh. áp dụng mức phí cao, tối đa cho những khách hàng không đr tín tín nhiệm, tình hình tài chính không rõ ràng, không mở tài khoản để giao dịch thường xuyên tại chi nhánh kết hợp với kỹ quỹ và tài sản thế chấp.
- Chính sách khách hàng: Để đảm bảo tăng trưởng trong hoạt động trong hoạt động bảo lãnh cần duy trì cũng có phát triển khách hàng truyền thống đặc biệt là doanh nghiệp quốc doanh, tạo nguồn ổn định và lâu đài hco hoạt động bảo lãnh. Ngân hàng cũng cần đặc biệt chú trọng tới công tác mở rộng thu hút những khách hàng mới như công ty liên doanh… Trong quan hệ khách hàng để đảm bảo thoả mãn nhu cầu tốt nhất của họ chi nhánh cần nghiên cứu kỹ tập tính, thái độ, nhu cầu và động cơ của khách hàng đối với từng sản phẩm của mình. Chi nhánh cần thường xuyên tiếp nhạn thông tin phản hồi từ khách hàng qua các hoạt động như phỏng vấn trực tiếp, điều tra bằng mẫu thăm dò tổ chức hội nghị khách hàng … để có thể nhanh chóng thấy được và khắc phục những nhược điểm trong dịch vụ mà mình cung cấp.
III.3.2. Nới lỏng điều kiện bảo lãnh
Hoạt động bảo lãnh mang tính rủi ro rất cao, nên phải tuân theo một quy trình hết sức chặt chẽ. Phần lớn các khoản bảo lãnh của ngân hàng đều phải ký quỹ hoặc có tài sản đảm bảo. Và điều kiện đảm bảo chức năng tài trợ của Ngân hàng. Hơn nữa khó thu hút được khách hàng mới. Vì vậy Ngân hàng cần nới lỏng điều kiện bảo lãnh đối với từng đối tượng khách hàng nhằm thu hút thêm khách hàng mới và duy trì mối quan hệ với các khách hàng truyền thống có uy tín. Tất nhiên muốn lợi nhuận cao ắt phải chấp nhận mạo hiểm, tích rủi ro cao. Với những khách hàng làm ăn lâu dài, có uy tín, tình hình tài chính tốt, khả năng thực hiện hợp đồng cao có thể xem xét áp dụng lãnh đạo bằng tín chấp nhằm hỗ trợ cho khách hàng, dùng thì mối quan hệ mật thiết với khách hàng đồng thời vẫn đảm bảo tăng thu nhập cho ngân hàng. Chi phí giữ khách hàng bảo tang thu nhập cho Ngân hàng. Chi phí giữ khách hàng bao giờ cũng ít hơn cho Ngân hàng. Chi phí giữ khách hàng bao giờ cũng ít hơn chi phí tìm khách hàng mới.
Với những khách hàng cần thẩm định khả năng tài chính, thẩm định khả năng thực hiện hợp đồng tài chính, thẩm định khả năng thực hiện hợp đồng không nhất thiết yêu cầu ký quỹ 100% có thể cho phép khách hàng giãm mức ký quý và kết hợp thế chấp tài sản.
III. 3.3. Tăng cường tìm kiếm thông tin về đối tượng bảo lãnh.
Bảo lãnh Ngân hàng là bảo lãnh trên cơ sở hợp đồng giữa người nhận bảo lãnh và người được bảo lãnh. Nếu người được bảo lãnh không thực hiện được hợp đồng thì Ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của mình.
Mặc dù hợp đồng bảo lãnh và hợp đồng cơ sở đôc lập với nhau nhưng mấu chốt vẫn là hợp đồng cơ sở. Do vậy để hạn chế rủi ro nâng cao chất lượng bảo lãnh, trước khi phát hành bảo lãnh, cần tìm kiếm về đối tượng được bảo lãnh.
- Đánh giá được cơ sở pháp lý của hợp đồng; xem xét tính hợp pháp hợp lệ của hợp đồng đặc biệt là đối với các hợp đồng có yếu tố nước ngoài. Tránh tình trạng không hiểu rõ hoặc mật mờ về các điều khoản trong hợp đồng để tránh tình trnạg Ngân hàng bảo lãnh cho những hợp đồng không đủ có sở pháp lý, khôngcó khả năng thực hiện và sẽ gây ra thiệt hai cho Ngân hàng không chỉ về thu nhập mà còn là uy tín Ngân hàng.
- Đánh giá khả năng thực hiện hợp đồng: đây là việc làm hết sức quan trọng trước khi Ngân hàng phát hành bảo lãnh. Ngoài những thông tin mà khách hàng cung cấp về tình hình chính của mình để xin Ngân hàng bảo lãnh thì Ngân hàng cần có nhiều nguồn thông tin khác như qua các đối tác của khách hàng.
xin bảo lãnh, từ trung tâm thông tin phòng ngưa rủi ro của ngân hàng Nhà nước, từ các bộ ngành liên quan các thông tin trên thị trường về tiềm lực và những rủi ro mà khách hàng có thể gặp phải khi thực hiện hợp đồng. Tránh những rủi ro cho khách hàng cũng như rủi ro cho ngân hàng khi tiến hành bảo lãnh.
Những rủi ro có thể nảy sinh trong việc thực hiện hợp đồng. Sự thay đổi trong chính sách của Nhà nước, sự thay đổi về lãi suất, tỷ giá,… vì vậy trước khi phát hành bảo lãnh chi nhánh cũng cần dự tính trước những rủi ro này để có biện pháp hạn chế rủi ro.
Thực tế do hầu hết các khoản bảo lãnh của ngân hàng hiện nay đều được bảo đảm nên ngân hàng chưa thực sự quan tâm đến vấn đề này. Để mở rộng phát triển bảo lãnh, nới lỏng điều kiện bảo lãnh mà vẫn hạn chế rủi ro thì ngân hàng phải tìm kiếm thông tin về đối tượng bảo lãnh từ nhiều nguồn khác nhau chỉ nên bảo lãnh khi biết rõ đối tượng bảo lãnh và khả năng thực hiện hợp đồng cũng như đã dự tính được những rủi ro có thể gặp phải.
III.3.4. Tích cực giám sát và đôn đốc khách hàng thực hiện nghĩa vụ hợp đồng.
Ngân hàng tích cực giám sát đôn đốc khách hàng thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, như vậy lợi ích của ba bên đều được bảo đảm. Cũng không có khách hàng nào không tích cực thực hiện hợp đồng cả. Vì ngườiđầu tiên phải chịu thiệt hại đó là khách hàng trong hợp đồng người khách hàng sẽ mất đi nguồn thu nhập là công việc của họ. Mất đi chi phí từ trước tới nay theo đuổi hoàn thành hợp đồng, mất uy tín, mất tiền bồi hoàn cho hợp đồng bảo lãnh …. Do vậy việc giám sát cũng chỉ là phòng ngừa rủi ro xảy ra và có biện pháp tư vẫn khách hàng kịp thời. Chuyên môn người thực hiện bảo lãnh không phải là kỹ sư công trình, nên cũng khó mà giám sát đôn đốc được khách hàng. Cán bộ chi nhánh chỉ tới nơi công trình thi công để có thể đánh giá tình hình thực hiện cũng như tạo ra một áp lực đốc thúc việc thực hiện đúng theo tiến độ của hợp đồng.
III.3.5. Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cán bộ ngân hàng nói chung và bảo lãnh nói riêng.
Trình độ của cán bộ ngân hàng là nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại trong hoạt đông kinh doanh của chi nhánh nói chung và hoạt động bảo lãnh nói riêng. Năng suất lao động quy định của cải xã hội. Hiện nay đội ngũ cán bộ chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển nghệ an trẻ năng động, có năng lực được dẫn dắt bới những người đi trước có đầy đủ phẩm chất và kinh nghiệm. Tuy nhiên chi nhánh chư có cán bộ bảo lãnh chuyên quản mà là cán bộ tín dụng vừa đảm nhiệm nghiệp vụ khác. Điều này tạo ra những tích cực và cũng có những hạn chế cần thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng, biểu dương kịp thời, những cá nhân, tập thể có thành tích tốt. Gắn trặt hơn nữa quyền lợi cá nhân với quyền lợi của chi nhánh.
Tăng cường các khoá tập huấn để phổ biến những quy định mới về bảo lãnh, giúp cho cán bộ ngân hàng có thể kịp thời nắm bắt thông tin.
III.3.6. áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động bảo lãnh.
Để đạt được những thành tựu trong hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động bảo lãnh nói riêng, thông tin nhanh chóng, kịp thời, chuẩn xác là một yếu tố quan trọng. Phát triển công nghệ thông tin không chỉ phục vụ cho việc thu nhập quản lý, phân tích nhu cầu cũng như khả năng tài chính của khách hàng để hỗ trợ cho việc ra quyết định bảo lãnh mà nó còn góp phần rất lớn vào việc thoả mãn khách hàng một cách nhanh chóng, thuận tiện nhất, tạo uy tín cho ngân hàng. Sự phối hợp giữa các phòng ban và các chi nhánh ngân hàng khu vực, các ngân hàng khác tiết kiệm được thời gian, chi phí đi lại nâng cao chất lượng khách hàng. Trong thời đại bùng nổ về công nghệ thông tin hiện nay, chi nhánh đã hoàn thành rất tốt việc trang bị hệ thống máy tính hệ thống thông tin liên lạc…. phục vụ rất tốt cho hoạt động của chi nhánh nói chung và hoạt động bảo lãnh nói riêng.
III.3.7. Giải pháp hỗ trợ.
Để các giải pháp trên có thể phát huy tác dụng thúc đẩy nghiệp vụ bảo hành phát triển cần có một số giải pháp hỗ trợ khác.
* Hoàn thiện môi trường pháp lý.
Mọi hoạt động kinh tế văn hoá xã hội không thể nào tách rời cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước. Muốn nâng cao hiệu quả hoạt động bảo lãnh cần phải có môi trường pháp lý đầy đủ và đồng bộ. Hiện nay nước ta chưa có luật về bảo lãnh trong khi các văn bản dưới luật quy định về bảo lãnh có sự thiếu thống nhất, đầy đủ, cụ thể, chặt chẽ và lại hay thay đổi bổ sung chồng chéo nhau mâu thuẫn nhau, gây rất nhiều khó khăn cho các ngân hàng, hạn chế sự phát triển hoạt động bảo lãnh.
Nhà nước xem xét nhanh chóng ban hành đưa vào thực hiện luật bảo lãnh để tạo ra hành lang pháp lý thống nhất cho hoạt động này.
* ổn định môi trường kinh tế vĩ mô.
Tiếp tục xây dựng một cơ chế thị trường đồng bộ, hoàn chỉnh hệ thống tín dụng tiền tệ và giá cả. Củng cố thị trường vốn và thị trường tài chính hiện nay, đồng thời từng bước xây dựng thành công thị trường chứng khoán. Tạo môi trường đầu tư trong và ngoài nước hợp lý ổn định, chính sách kinh tế đối ngoại, chính sách phù hợp…Tạo môi trường ổn định an toàn cho các nhà đầu tư.
Tăng cường đào tạo, tuyên truyền, giúp cho các doanh nghiệp hiểu biết nghiệp vụ bảo lãnh. Tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sự gặp gỡ giữa doanh nghiệp với khách hàng. Giảm bớt những khó khăn cho ngân hàng khi làm thủ tục hồ sơ bảo lãnh, giảm được thời gian, cán bộ ngân hàng có điều kiện đánh giá hoạt động bảo lãnh. Góp phần tạo ra mối quan hệ tốt đẹp giữa doanh nghiệp với ngân hàng thúc đẩy sự phát triển của chính doanh nghiệp trước mắt cũng như trong tương lai.
Kết luận
Nền kinh tế Việt Nam hiện nay đang trong quá trình hội nhập hoá vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Nhu cầu đổi mới đa dạng hoá hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại nói chung và việc hoàn thiện nghiệp vụ bảo lãnh nói riêng ngày càng trở nên bức thiết.
Từ sự nghiên cứu những vấn đề về lý luận cũng như thực hiện tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Nghệ An đã giúp em biết một số vấn đề như:
Hệ thống hoá những lý luận cơ bản về nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng trong nền kinh tế thị trường.
Tìm hiểu được, phân tích thực trạng hoạt động bảo lãnh của chi nhánh trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp xen lẫn kiến nghị nhằm phát triển hoạt động bảo lãnh của các ngân hàng thương mại nói chung và của ngân hàng đầu tư và phát triển nói riêng.
Bảo lãnh ngân hàng là một nghiệp vụ khá mới mẻ ở Việt Nam. Trong những năm vừa qua đã có những bước phát triển đáng khích lệ. Mong rằng trong những năm tới hoạt động bảo lãnh ngân hàng sẽ phát triển hơn nữa đáp ứng tốt nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế.
Trong quá trình làm chuyên đề em còn nhiều thiếu sót. Nhưng em rất vui khi hoàn thành chuyên đề này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Danh mục tài liệu tham khảo
- Lê nguyên, bảo lãnh ngân hàng và thư tín dụng dự phòng, NXB thống kê 2001
- Thảo luận về hoạt động bảo hành của lớp ngân hàng 44C ĐHKTQ
- Luận văn các khoá trước.
- Tạp chí ngân hàng và tạp chí tài chính
- Số liệu thực tế - phòng kế hoạch nguồn vốn - CNNHĐT&PTNH
- Quy trình bảo lãnh - phòng tín dụng 1 - CNNHĐT&PTNA
- Quyết định số 283/2000/QĐ - NHNN14
- Một số tài liệu khác.
Mục lục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29406.doc