Đề tài Hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong công tác thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu thương mại

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI NÓI ĐẦU Chương I: Những vấn đề cơ bản về thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ I. Vai trò của thanh toán quốc tế. . 9 1. Thanh toán quốc tế. 9 2. Vai trò của thanh toán quốc tế đối với việc phát triển kinh tế đối ngoại của Việt Nam. . II. Các phương thức thanh toán quốc tế. 11 1. Phương thức chuyển tiền 12 1.1. Khái niệm. . 12 1.2. Các bên tham gia. 13 1.3. Trình tự tiến hành nghiệp vụ. . 13 1.4. Trường hợp áp dụng. . 14 1.5. Các yêu cầu chuyển tiền. . 14 2. Phương thức mở tài khoản 15 2.1. Khái niệm. . 15 2.2.Trình tự tiến hành nghiệp vụ. 16 2.3. Ưu nhược điểm. . 16 2.4. Trường hợp áp dụng. . 16 3. Phương thức thanh toán nhờ thu . 18 3.1. Khái niệm. . 18 3.2. Các bên tham gia. 18 3.3. Các loại nhờ thu. . 18 3.3.1. Nhờ thu phiếu trơn 18 3.3.2. Nhờ thu kèm chứng từ 20 3.3.3. Vấn đề sử dụng phương thức nhờ thu. 23 4. Phương thức tín dụng chứng từ . 23 4.1. Khái niệm. . 23 4.2. Các bên tham gia. 24 4.3. Trình tự tiến hành nghiệp vụ. . 24 III. Thư tín dụng thương mại là công cụ quan trọng của phương thức tín dụng chứng từ 26 1. Nội dung chủ yếu của L/C. 26 1.1. Số hiệu, địa điểm, ngày mở L/C. . 26 1.2. Tên, địa chỉ những người liên quan đến L/C . 27 1.3. Số tiền của L/C. . 30 1.4. Thời hạn hiệu lực, thời hạn trả tiền và thời hạn giao hàng. 30 1.5. Những nội dung về hàng hóa. 31 1.6. Những nội dung về vận tải, giao nhận hàng hóa. . 32 1.7. Những chứng từ mà người xuất khẩu phải xuất trình. 32 1.8. Sự cam kết trả tiền của ngân hàng mở L/C. . 32 1.9. Chữ ký trên L/C hay mã khoá. . 33 1.10. Những điều khoản đặc biệt khác. . 33 2. Tính chất của L/C. 33 3. Các loại thư tín dụng. . 34 3.1. Thư tín dụng không hủy ngang 35 3.2. Thư tín dụng không hủy ngang có xác nhận 35 3.3. Thư tín dụng không hủy ngang miễn truy đòi 36 3.4. Thư tín dụng chuyển nhượng . 36 3.5. Thư tín dụng tuần hoàn 36 3.6. Thư tín dụng thanh toán chậm . 37 3.7. Thư tín dụng giáp lưng 37 3.8. Thư tín dụng dự phòng 38 3.9. Thư tín dụng đối ứng . 39 4. Ưu nhược điểm của thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ. . 40 4.1. Ưu điểm: . 40 4.2. Nhược điểm. . 41 5. Những vấn đề sử dụng phương thức tín dụng chứng từ. . 41 IV. Rủi ro và ngăn ngừa rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ. 43 1. Những rủi ro phát sinh trong thanh toán tín dụng chứng từ. . 43 1.1. Rủi ro đối với ngân hàng mở . 43 1.1.1. Rủi ro về tỷ giá. 43 1.1.2. Rủi ro trong quá trình vận chuyển . 44 1.1.3. Rủi ro do nhà nhập khẩu mất khả năng thanh toán hoặc bị phá sản. 44 1.2. Những rủi ro đối với ngân hàng thông báo. . 44 1.3. Rủi ro đối với ngân hàng chiết khấu chứng từ. 45 1.3.1. Rủi ro do những nguyên nhân bất khả kháng. . 45 1.3.2. Rủi ro trong quá trình vận chuyển . 45 1.3.3. Rủi ro do nhà nhập khẩu từ chối thanh toán. 45 2. Khả năng ngăn ngừa rủi ro. 46 2.1. Đối với những rủi ro bất khả kháng. 46 2.2. Đối với những rủi ro trong vận chuyển hàng hóa. 46 2.3. Đối với những rủi ro về tỷ giá và tiền tệ. . 46 2.3.1. Nghiệp vụ hối đoái kỳ hạn. . 46 2.3.2. Nghiệp vụ hối đoái kỳ hạn có quyền chọn 47 2.3.3. Currency option. . 47 2.4. Đối với rủi ro trong thực hiện hợp đồng. . 47 Chương II: Thực trạng về công tác thanh toán xuất nhập khẩu thương mại theo phương thức tín dụng chứng từ tại Vietcombank. I. Quá trình hình thành và hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 1. Tổng quan về Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 2. Tình hình hoạt động của Vietcombank trong những năm gần đây. 2.1. Tổng nguồn vốn của Vietcombank. 2.2. Tình hình huy động vốn trên các thị trường. 2.3. Tình hình kinh doanh ngoại tệ tại Vietcombank. 2.4. Công tác thanh toán quốc tế. 2.5. Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng quốc tế. 2.6. Công tác đối ngoại và công nghệ ngân hàng. 2.6.1. Công tác đối ngoại. 2.6.2. Công nghệ ngân hàng. II. Thực trạng công tác thanh toán xuất nhập khẩu thương mại theo phương thức tín dụng chứng từ tại Vietcombank. 1. Tình hình chung. 2. Thanh toán xuất khẩu. 3. Thanh toán nhập khẩu . III. Quy trình nghiệp vụ thanh toán xuất-nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại Vietcombank. A. Vietcombank với trách nhiệm là ngân hàng mở L/C và thanh toán tiền hàng trong thanh toán nhập khẩu 1. Người nhập khẩu viết giấy “Yêu cầu mở thư tín dụng”gửi đến Ngân hàng Ngoại thương xin mở L/C. 1.1. Kiểm tra giấy yêu cầu mở L/C. 1.1.1. L/C nhập bằng nguồn vốn ngoại tệ tự doanh. 1.1.2. L/C nhập bằng nguồn vốn vay ngoại tệ của cơ sở Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 1.2. Kiểm tra giấy yêu cầu để ký quỹ Error! Bookmark not defined. 1.3. Kiểm tra hợp đồng vay ngoại thương để ký quỹ mở L/C. 1.4. Kiểm tra giấy yêu cầu chi ngoại tệ thủ tục phí. 1.5. Kiểm tra hạn ngạch nhập khẩu . 2. Vietcombank mở L/C và gửi L/C tới ngân hàng thông báo. 3. Điều chỉnh L/C. 4. Mở L/C. 4.1. Mở bằng điện. 4.2. Mở bằng thư. 4.3. Mở bằng SWIFT. 5. Thanh toán L/C . B. Vietcombank với trách nhiệm là ngân hàng thông báo L/C trong thanh toán xuất khẩu. 1. Nhận thư tín dụng và tư vấn cho đơn vị xuất khẩu. 1.1. Nhậnthư tín dụng từ một ngân hàng tại nước ngoài gửi đến và thông báo cho người hưởng lợi Việt Nam. . 1.2. Nghiên cứu thư tín dụng để tư vấn cho đơn vị xuất khẩu tại Việt Nam. 2. Sửa đổi thư tín dụng. C. Vietcombank với trách nhiệm là ngân hàng thương lượng(thanh toán) L/C trong thanh toán xuất khẩu 1. Nhận bộ chứng từ do khách hàng gửi đến và kiểm tra chứng từ. 1.1. Kiểm tra hối phiếu . 1.2. Kiểm tra hoá đơn thương mại 1.3. Kiểm tra vận đơn 1.4. Kiểm tra chứng từ bảo hiểm 1.5. Kiểm tra chứng từ khác. 2. Gửi bộ chứng từ đi đòi tiền. 3. Thanh toán L/C (thương lượng L/C) . 3.1. Ứng trước tiền hàng hay chiết khấu truy đòi 3.2. Trường hợp không ứng trước tiền hàng. Chương III: Một số giải pháp để phát triển công tác thanh toán xuất nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ I. Các nhân tố ảnh hưởng đến thanh toán quốc tế của Vietcombank và một số phương hướng cần thực hiện. 90 1. Các nhân tố ảnh hưởng tốt. 91 2. Các nhân tố ảnh hưởng xấu. . 94 3. Những khó khăn thường gặp phải trong thanh toán xuất nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ. . 95 3.1. L/C xuất khẩu. 3.2. L/C nhập khẩu. 95 4. Một số phương hướng cần thực hiện trong thời gian tới. . 96 II. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Vietcombank. 97 1. Thời gian thanh toán đối với bộ chứng từ: . 97 2. Tìm hiểu các điều khoản và điều kiện của thư tín dụng tránh các sai sót về thư chứng từ để có thể làm cho ngân hàng nước ngoài từ chối thanh toán. . 98 3. Triển khai nghiệp vụ chiết khấu các bộ chứng từ. 99 4. Luật lệ chi phối hoạt động thanh toán quốc tế. . 100 5. Cách thanh toán L/C trả ngay đối với L/C xuất khẩu. 6. Thông báo L/C. 101 7. Xác nhận L/C. . 101 7.1. L/C xuất khẩu. 7.2. L/C nhập khẩu. Kết luận . 102 TÀI LIỆU THAM KHẢO .105

pdf106 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1672 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong công tác thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đa 0 5 0 0 0 1 0 0 0 0 1 5 0 0 0 2 0 0 0 0 2 5 0 0 0 3 0 0 0 0 3 5 0 0 0 4 0 0 0 0 4 5 0 0 0 1 9 9 8 1 9 9 9 2 0 0 0 2 0 0 1 1 9 9 8 1 9 9 9 2 0 0 0 2 0 0 1 Giá trị thanh toán nhập khẩu hàng năm luôn đạt mức trên 20.000 ngàn USD. Năm 1998, giá trị thanh toán là 19.250 ngàn USD, sang năm 1999 là 20059 ngàn USD, tăng 10,4%. Sang năm 2000, tăng 10,9% so với năm 1999, đạt 22.042 ngàn USD. Đặc biệt, năm 2001, giá tri thanh toán nhập tăng 18,9 %, đạt 41.736 ngàn USD. Sở dĩ có tình hình tăng như vậy là do ngân hàng đã nắm bắt được đúng nhu cầu của thị trường, khuyến khích các doanh nghiệp đến giao dịch với ngân hàng để thực hiện thanh toán nhập khẩu qua ngân hàng. Để tăng giá trị thanh toán nhập khẩu, để tạo điều kiện tốt cho các doanh nghiệp chủ động về vốn trong kinh doanh, Ngân hàng Công thương Đống Đa đã thực hiện chế độ miễn giảm ký quỹ mở L/C cho các đơn vị khi nhập khẩu. 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 40000 45000 1998 1999 2000 2001 Nhờ nghiệp vụ bảo lãnh của Ngân hàng Công thương Đống Đa, các doanh nghiệp mà đặc biệt là doanh nghiệp quốc doanh có thể vay vốn của nước ngoài, nhập hàng trả chậm, trong đó phần lớn hàng nhập là nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng trong nước. Một hoạt động thanh toán quan trọng trong thanh toán hàng hoá nhập khẩu là thanh toán L/C hàng trả chậm. Do một số ngân hàng cho rằng ngân hàng mở L/C trả chậm chỉ là hành vi bảo lãnh hộ người nhập khẩu, doanh số mở L/C được thanh toán qua ngoại bảng, doanh số đó chưa nằm trong tài sản có của ngân hàng. Bởi vậy một vài ngân hàng đã mở nhiều L/C trả chậm vượt khả năng chi trả của ngân hàng dẫn đến số dư nợ tín dụng trả chậm đối với nước ngoài tăng cao, một số L/C không được thanh toán đúng hạn. Trong điều kiện nước ta còn nghèo nàn lạc hậu, các doanh nghiệp còn yếu kém về vốn và kỹ thuật, trong số các doanh nghiệp có quan hệ vay vốn ngân hàng thì đã có gần 1/3 là các đơn vị quốc doanh. Vốn hoạt động chủ yếu là vốn vay ngân hàng. Vì vậy các doanh nghiệp phải giao dịch chủ yếu với các ngân hàng cho họ vay vốn để có thể được đảm bảo bằng số hàng hoá nhập khẩu, vì vậy ngân hàng có thể bị mất một lượng khách hàng đáng kể. Nhiều ngân hàng chạy theo phí bảo lãnh mà bỏ qua nhu cầu thực của thị trường về mặt hàng nhập khẩu bằng L/C trả chậm, không coi trọng việc xem xét tình hình tài chính của doanh nghiệp mở L/C, không tuân thủ những quy định về bảo lãnh và nhất là buông lỏng việc quản lý hàng hoá nhập khẩu bằng L/C trả chậm nên đã không thực hiện được nghĩa vụ thanh toán với nước ngoài, làm giảm uy tín của ngân hàng. Để giảm rủi ro, Ngân hàng Công thương Đống Đa đã yêu cầu các đơn vị nhập khẩu phải ký quỹ nhưng lại gây khó khăn cho khách hàng đồng thời chưa có hiệu quả rõ rệt. Việc thực hiện mở L/C hàng trả chậm đã gây lãng phí chi ngoại tệ trong khi hiện nay nước ta đang thiếu vốn cần phải thu hút ngoại tệ, khuyến khích nhập khẩu, tạo điều kiện cho hàng nước ngoài xâm nhập vào Việt Nam, gây biến động giá cả và khó khăn cho các nhà sản xuất trong nước. Một số khách hàng ký hợp đồng làm gia công, phía nước ngoài bán nguyên liệu và nhận bao tiêu sản phẩm. Trong quá trình thực hiện, phía bao tiêu sản phẩm không tiêu thụ được sản phẩm nên mất khả năng thanh toán, gây khó khăn cho khách hàng trong nước cũng như Ngân hàng Công thương Đống Đa Một số trường hợp do chất lượng hàng hoá, khách hàng yêu cầu Ngân hàng Công thương Đống Đa tìm lỗi trong chứng từ để trì hoãn thanh toán. Thời gian trì hoãn quá dài gây ảnh hưởng đến uy tín của Ngân hàng Công thương Đống Đa Tuy nhiên, trong thanh toán hàng nhập tại Ngân hàng Công thương Đống Đa thì thanh toán bằng L/C là phổ biến. Với kinh nghiệm thanh toán và với uy tín của Ngân hàng Công thương Đống Đa, nhiều nhà xuất khẩu ở nước ngoài khi ký kết hợp đồng với các doanh nghiệp Việt Nam đã yêu cầu phải mở L/C tại Ngân hàng Công thương Đống Đa. Đó chính là thành công của Ngân hàng Công thương Đống Đa và làm cho Ngân hàng Công thương Đống Đa thực sự trở thành người bạn thân thiết với các doanh nghiệp nhập khẩu tại Việt Nam. Kết quả thanh toán nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ tại Ngân hàng Công thương Đống Đa được thể hiện qua số L/C mở thanh toán năm 2001dịch như sau: Bảng9: Khối lượng thanh toán hàng hoá nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Công thương Đống Đa Đơn vị: Món Chỉ tiêu 1999 Món 2000 Món Tỷ lệ tăng (%) 2001 Món Tỷ lệ tăng (%) Số L/C mở 365 286 -78,3 384 74,5 Số L/C thanh toán 397 316 -79,5 419 75,4 ( Nguồn: Báo cáo công tác thanh toán xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Công thương Đống Đa) Năm 2000, tuy giá trị thanh toán nhập khẩu tăng song lượng L/C mở lại giảm, từ 365 món (năm 1999) còn 286 món, giảm 78,3 %. Lượng L/C thanh toán giảm từ 397 món (năm 1999) xuống 316 món. Lượng L/C thanh toán chiếm 110,4 % lượng L/C mở.Năm 2001, do công nghệ ngân hàng phát triển, các phương tiện khoa học kỹ thuật được áp dụng và ngày càng phát huy hiệu quả (chúng ta đã tham gia mạng thanh toán toàn cầu SWIFT, hiện đại hoá các phương tiện thanh toán) nên đã đẩy mạnh nghiệp vụ mở và thanh toán L/C. Lượng L/C mở cao: 384 món, tăng 74,5 % so với năm 2000 (286 món). Đồng thời lượng L/C thanh toán cũng tăng mạnh, đạt 419 món tăng 75,4 % so với năm 2000 (316 món). Điểm qua tình hình một số thị trường lớn mà Ngân hàng Công thương Đống Đa tham gia thanh toán ta thấy trong năm 2001, kim ngạch thanh toán với một số thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung quốc có nhiều biến động lớn. Một số thị trường như EU, Úc có sự thay đổi không đáng kể. Bên cạnh đó có một thị trường lớn như Mỹ trong năm 2001 đã có kim ngạch thanh toán với chúng ta chiếm 25% tổng kim ngạch năm 2001. Là thị trường mới nhưng hứa hện nhiều tiềm năng to lớn cho Ngân hàng Công thương Đống Đa. Điều này được biểu hiện qua bảng 10: Bảng 10: Doanh số thnh toán tiền hàng Nhập khẩu của các thị trường qua Ngân hàng Công thương Đống Đa Đơn vị: Ngàn USD Thị trường Năm 2000 Năm 2001 Tỷ lệ tăng % Nhật Bản 5.550 2.086 -37,6 Hàn Quốc 2.220 4.174 88 Trung Quốc 2.220 5.427 144 Đài Loan 2.220 6.260 182 Singarpor 5.550 6.260 12,8 EU (Bỉ, Đức ..) 2.220 5.008 126 Mỹ - 10.434 - Úc 2.220 2.086 -93 (Nguồn:Báo cáo công tác thanh toán nhập khẩu tại Ngân hàng Công thương Đống Đa) Thanh toán hàng nhập trong năm 2001 có chiều hướng tăng vào những tháng cuối năm do nhà nước có chính sách mới cho phép nhiều công ty được làm công tác xuất nhập khẩu, một số công ty tranh thủ nhập hàng về bán trong năm để chuẩn bị cho những thay đổi lớn của nền kinh tế đất nước. Với những nỗ lực không ngừng trong việc kinh doanh, năm 2001 Phòng kinh doanh đối ngoại Ngân hàng Công thương Đống Đa đa thu được 3,2 tỷ đồng phí thanh toán các loại dịch vụ. Bảng 11: Doanh thu các dịch vụ thanh toán Đơn vị: Tỷ VNĐ Loại dịch vụ Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Thu từ dịch vụ chuyển tiền 0,15 0,18 0,2 Thu từ dịch vụ Nhờ thu 0,3 0,32 0,33 Thu từ dịch vụ thanh toán L/C 1,77 1,89 1,9 Thu từ dịch vụ kinh doanh ngoại tệ 0,73 0,76 0,77 Tổng Cộng 2,95 3,15 3,2 (Nguồn: Báo cáo kinh doanh của Phòng kinh doanh đối ngoại Ngân hàng Công thương Đống Đa) Nhìn vào bảng số liệu ta thấy kim ngạch thanh toán xuất khẩu thực hiện tại Ngân hàng Công thương Đống Đa chủ yếu là sử dụng phương thức tín dụng chứng từ (L/C). Có thể nói rằng sự tăng lên của các dịch vụ thanh toán chủ yếu nhờ vào phương thức thanh toán tín dụng chứng từ đã cho thấy tính ưu việt của phương thức thanh toán này cũng như sự hiểu biết của các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu trong nước khi sử dụng nó trong công cụ thanh toán hàng nhập khẩu. Nói chung, trong những năm qua, nước ta tiếp tục thực hiện chính sách mở cửa kinh tế có sự điều tiết của nhà nước. Xu thế hoà nhập khu vực và cộng đồng thế giới tiếp tục phát triển một mặt tạo ra thuận lợi trong môi trường kinh tế đối ngoại, mặt khác làm cho cạnh tranh thương mại ngày càng gay gắt. Mọi diễn biến trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại ảnh hưởng trực tiếp hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ của Ngân hàng Công thương Đống Đa. Tình hình tranh chấp trong thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ với nước ngoài vẫn phát sinh nhiều. Thái độ của ngân hàng nước ngoài có xu hướng kiên quyết và gay gắt hơn so với những năm trước. Lừa đảo quốc tế trong phương thức thanh toán này nhằm vào Việt Nam có xu hướng tăng và tính chất rất tinh vi. Mặc dù vậy Ngân hàng Công thương Đống Đa vẫn phát triển rất mạnh mẽ và đa dạng hoá các loại hình nghiệp vụ, mạnh dạn và luôn đi đầu trong công cuộc đổi mới, hiện đại hoá ngân hàng và là ngân hàng chủ lực phục vụ hoạt động kinh doanh đối ngoại, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thương mại. Nhà nước ta cần có những chính sách tài trợ và khuyến khích cụ thể hơn nữa sản xuất trong nước về một số mặt hàng chủ lực có tính chất chiến lược để đẩy mạnh xuất nhập khẩu thương mại. Việc này sẽ dần từng bước cân bằng cán cân thương mại (Balance of Trade) giữa xuất khẩu và nhập khẩu, giúp nước ta thoát khỏi tình trạng nhập siêu trong nhiều năm qua. Về hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung và Ngân hàng Công thương Đống Đa nói riêng trong tương lai cần phải có định hướng là: đầu tư cho nền kinh tế đặc biệt là các ngành kinh tế chủ đạo của quốc gia, kinh doanh không chỉ vì lợi nhuận mà còn vì lợi ích của cộng đồng, nhất là góp phần xoá đói giảm nghèo, đa dạng hoá các loại hình kinh doanh, nâng cao công nghệ ngân hàng đủ tầm hoà nhập với thị trường tiền tệ Đông Nam Á và quốc tế. III. Quy trình nghiệp vụ thanh toán hàng nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Công thương Đống Đa 1. Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Khi tiếp nhậnhồ sơ xin mở L/C của khách hàng, cán bộ L/C phải kiểm tra những nội dung sau: - Đảm bảo hồ sơ đầy đủ về mặt số lượng theo quy định của NHCT Việt Nam, bao gồm: + Quyết định thành lập ( Đối với doanh nghiệp quan hệ giao dịch lần đầu) + Đăng ký kinh doanh ( Đối với doanh nghiệp quan hệ giao dịch lần đầu) + Đăng ký mã số xuất nhập khẩu - nếu có ( Đối với doanh nghiệp quan hệ giao dịch lần đầu) + Hợp đồng ngoại thương gốc (trường hợp ký hợp đồng qua FAX thì doanh nghiệp phải ký và đóng dấu trên bản photo để xác nhận việc ký hợp đồng và doanh nghiệp hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực và hợp pháp của hợp đồng ). + Hợp đồng nhập khẩu uỷ thác (nếu có) + Giấy phép nhập khẩu của Bộ thương mại (Nếu mặt hàng nhập khẩu thuộc danh mục quản lý quy định tại quyết định điều hành xuất nhập khẩu hangf năm của Thủ tướng Chính phủ). + Cam kết thanh toán, hợp đồng tín dụng(Trường hợp vay vốn), công văn phê duyệt cho mở L/C trả chậm của NHCTVN (Trường hợp mở L/C trả chậm) + Hợp đồng mua bán ngoại tệ ( nếu có) + Đơn xin mở L/C Tất cả các chứng từ trên đều phải xuất trình bản gốc và lưu lại Chi nhánh bản photo có đóng dấu treo của đơn vị. Riêng các chứng từ sau phải lưu lại bản gốc: Cam kết thanh toán, hợp đồng vay vốn hợp đồng mua bán ngoại tệ, đơn xin mở L/C của khách hàng. - Cán bộ thanh toán quốc tế khi tiếp nhận hồ sơ xin mở L/C của khách hàng phải kiểm tra và phải đảm bảo hồ sơ có đủ các điều kiện sau: + Bảo đảm tính pháp lý của các chứng từ mà khách hàng xuất trình. Việc thanh toán phải phù hợp với chế độ quản lý ngoại hối và chính sách quản lý xuất nhập khẩu hiện hành của nhà nước + Có đơn xin mở L/C phù hợp với yêu cầu và quy định của Chi nhánh, nội dung L/C không chứa đựng rủi ro cho Chi nhánh và phải phù hợp với hợp đồng ngoại thương. Khi kiểm tra nếu phát hiện có những diều khoản, diều kiện bất lợi, cán bộ L/C tư vấn cho khách hàng sửa đổi đơn xin mở hoặc hợp đồng. Đối với những điều khoản gây bất lợi cho Ngân hàng nếu khách hàng không sửa đổi, Ngân hàng có quyền từ chối phát hành L/C. + Có cơ sở bảo đảm thanh toán L/C phù hợp với quy định hiện hành của NHCTVN (mức ký quỹ, vốn vay, cam kết thanh toán, hạn mức cho vay và bảo lãnh chưa thực hiện,...) + Nội dung của các tài liệu trong hồ sơ không mâu thuẫn nhau. + Nếu hồ sơ đã đáp ứng đủ điều kiện, trong trường hợp L/C ký quỹ dưới 100% cán bộ L/C ký vào cam kết thanh toán và chuyển phòng kinh doanh tiếp tục giải quyết. 2. Ngân hàng Công thương Đống Đa phát hành L/C nhập khẩu - Khi hồ sơ mở L/C nhập khẩu của Khách hàng đã hội đủ các điều kiện theo quy định(Nếu ký quỹ 100%) hoặc khi nhận được cam kết và bản giải trình(có đủ chữ ký theo quy định) từ phòng kinh doanh cán bộ L/C tiến hành mở hồ sơ L/C nhập khẩu và tạo điện L/C trong chương trình IBS (mạng thanh toán liên Ngân hàng quốc tế). Việc mở hồ sơ và tạo điện L/C phải tuân theo những quy định của NHCT Việt Nam và phải thực hiện trong thời gian 01 ngày làm việc tính từ thời điểm nhận được đủ hồ sơ từ cán bộ phòng Kinh Doanh. - Sau khi tạo điện, cán bộ phải kiểm tra, đối chiếu để đảm bảo sự phù hợp giữa L/C với đơn xin mở L/C và hợp đồng ngoại thương, ký và chuyển tổ trưởng tổ L/C. Cán bộ L/C ghi trên hợp đồng gốc số L/C đã mở, trị giá L/C và ngày phát hành L/C, ký tên trên hợp đồng (Hợp đồng gốc có thể trả lại cho khách hàng nếu khách hàng có yêu cầu, khi đó phải lưu bản sao có dấu treo của đơn vị). 3. Sửa đổi L/C - Kiểm tra các điều khoản cần sửa đổi trong đề nghị sửa L/C của khách hàng,xét thấy hợp lý tiến hành nhập dữ liệu sửa đổi trên mẫu diện MT707 theo các quy định của NHCT Việt Nam. - Nếu L/C sửa đổi tăng tiền, cán bộ L/C phải thông báo cho phòng kinh doanh và khách hàng để bổ sung mức ký quỹ hoặc bổ sung cam kết thanh toán (Trong trường hợp ký quỹ < 100%). - Sau khi kiểm tra đảm bảo sự phù hợp giữa điện sửa đổi L/C với đề nghị sửa đổi L/C của khách hàng và L/C, cán bộ L/C ký và chuyển cho tổ trưởng tổ L/C (phí sửa đổi phải được xác định rõ trong đơn sửa đổi L/C của khách hàng và trong điện sửa đổi). 4. Tiếp nhận-kiểm tra và xử lý chứng từ, thanh toán/chấp nhận thanh toán 4.1. Trường hợp thanh toán dựa trên thư đòi tiền gửi kèm bộ chứng từ.  Kiểm tra chứng từ - Sau khi nhận được bộ chứng từ, trong vòng 02 ngày làm việc cán bộ L/C phải tiến hành kiểm tra bộ chứng từ theo những nội dung sau: + Kiểm tra số lượng của từng loại chứng từ theo quy định của L/C + Kiểm tra sự phù hợp của chứng từ với các điều kiện của L/C . + Kiểm tra sự nhất quán, thể hiện trên bề mặt của chứng từ. + Kiểm tra sự phù hợp của chứng từ với UCP 500 của ICC (Trường hợp L/C quy định tuân thủ UCP 500 của ICC ). - Lập phiếu kiểm tra chuyển tổ trưởng tổ L/C để thực hiện việc kiểm tra kép theo quy định của NHCT Việt Nam. - Cán bộ được phân công kiểm tra lần 2 bộ chứng từ phải hoàn thành việc kiểm tra trong vòng 01 ngày lám việc và chuyển lãnh đạo phòng.  Xử lý chứng từ. a. Trường hợp chứng từ không có sai sót hoặc có sai sót nhưng người nhập khẩu đã chấp nhận thanh toán bằng văn bản hoặc đã ký hậu vận đơn trước khi Ngân hàng nhận được chứng từ : L/C trả ngay + Thông báo về việc thanh toán cho phòng kinh doanh bằng văn bản (Phiếu kiểm tra chứng từ). + Trong vòng 05 ngày làm việc tính từ ngày nhận chứng từ, cán bộ L/C lập điện thanh toán (MT202) và tính các loại phí có liên quan. Việc tạo điện thanh toán phải tuân theo các quy định về cách lập và sử dụng tập tin MT202 của NHCT Việt Nam. L/C trả chậm + Lập điện thông báo chấp nhận thanh toán theo quy định của NHCT Việt Nam (Trên cơ sở chấp nhận thanh toán của khách hàng bằng văn bản). + Lập điện thanh toán (MT202) khi đến hạn thanh toán. Sau khi đã hoàn thành các thủ tục cần thiết, ký hậu vận đơn (Nếu cần), giao chứng từ cho khách hàng(Có biên bản giao nhận). b. Trường hợp chứng từ có sai sót. + Trong phạm vi 04 ngày làm việc tính từ ngày nhận chứng từ, cán bộ L/C phải thông báo ngay những sai sót của bộ chứng từ cho khách hàng và đề nghị cho ý kiến bằng văn bản về việc từ chối hay chấp nhận thanh toán. + Khi nhận được từ chối thanh toán hoặc tới ngày làm việc thứ năm (tính từ sau ngày nhận chứng từ) vẫn chưa nhận được trả lời của khách hàng, cán bộ L/C lập điện từ chối thanh toán gửi tới ngân hàng gửi chứng từ. Điện từ chối phải được lập theo quy định của NHCT Việt Nam và các sai sót của bộ chứng từ phải đươcj thông báo đầy đủ ngay lần thông báo đầu tiên. + Sau khi đã kiểm tra điện từ chối thanh toán cán bộ L/C phải ký và chuyển tổ trưởng tổ L/C. + Khi nhận được công văn chấp nhận thanh toán của khách hàng thì trình tự thực hiện như trường hợp bộ chứng từ không có sai sót. 4.2. Thanh toán L/C trên cơ sở điện đòi tiền (L/C co phép đòi tiền bằng điện). - Khi nhận được điện đòi tiền theo chỉ dẫn của cán bộ L/C, cán bộ L/C kiểm tra nội dung bức điện theo đúng quy định của L/C đồng thời phải kiểm tra tính xác thực của bức điện (Đối với điện nhận được từ mạng SWIFT phải là loại điện có khoá ). Nếu bức điện chưa được xác thực cán bộ L/C báo cáo lãnh đạo phòng để giải quyết. - Dựa trên nội dung và chỉ dẫn của điện đòi tiền đã được xác thực, lập điện thanh toán (MT202) cho ngân hàng gửi điện. Việc lập điện thanh toán tương tự như trường hợp nhận bộ chứng từ. - Trường hợp bộ chứng từ có sai sót và khách hàng từ chối thanh toán, cán bộ L/C lập điện truy đòi số tiền đã thanh toán kể cả tiền lãi tính từ ngày thanh toán đến ngày đòi hoàn trả. 5. Lưu trữ chứng từ Cán bộ L/C phải lưu trữ hồ sơ L/C, bao gồm: - Hồ sơ mở L/C của khách hàng theo đúng quy định - Bản gốc của L/C có đầy đủ chữ ký của các cán bộ liên quan và bản ACK của L/C. - Các đơn xin sửa đổi L/C của khách hàng, bản gốc và bản ACK (nếu có) của sửa đổi L/C liên quan của ngân hàng - Các bức điện giao dịch có liên quan. - Bản copy toàn bộ chứng từ xuất trình theo yêu cầu L/C kềm hoá đơn chuyển phát nhanh. - Phiếu kiểm tra bộ chứng từ của ngân hàng. - Chấp nhận thanh toán bằng văn bản của khách hàng (Trường hợp bộ chứng từ có sai sót). - Bản gốc và bản ACK (nếu có) của điện thanh toán L/C Tất cả các bức điện giao dịch trên mạng SWIFT có liên quan đến L/C đều phải được lưu trong hồ sơ và có đầy đủ chữ ký của các cán bộ có liên quan. IV. Đánh giá 1. Ưu điểm Trong những năm qua, nhất là từ sau đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Việt Nam thực hiện đổi mới nền kinh tế, tăng cường quan hệ kinh tế với nước ngoài. Nhờ đó, trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nước ta đã đạt được những thành tựu đáng khâm phục. Để đóng góp vào thành tích chung này, Ngân hàng Công thương Đống Đa đã không ngừng nâng cao hiệu quả thanh toán quốc tế và đặc biệt là thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ, từng bước khẳng định được vai trò thanh toán của mình trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam và trên thế giới Mặc dù thanh toán quốc tế là một nghiệp vụ khó và khá mới mẻ đối với Ngân hàng Công thương Đống Đa nhưng với sự nỗ lực không ngừng của toàn Ngân hàng nên đã thu được những thành tựu đáng khích lệ. Doanh số thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ liên tục tăng lên theo thời gian với tốc độ nhanh chóng. Năm 2000 đạt 22.355.000 USD và năm 2001 đạt 42.118.400 USD, tức đạt tốc độ tăng trưởng 188,4%. Cũng chính sự tăng nhanh về doanh số này đã giúp cho Ngân hàng thu được một khoản thu lớn. Cụ thể năm 2001 đạt 3.200 triệu VNĐ chiếm một tỷ lệ đáng kể trên tổng thu nhập hoạt động của Ngân hàng. Với những thành tích đã đạt được, những năm vừa qua Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa được tặng thưởng các danh hiệu: - Huân chương lao động hạng ba năm 1995. - Huân chương lao động hạng nhì năm 1998. - Bằng khen của Thủ Tướng Chính phủ. - Bằng khen của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. - Bằng khen của Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội. - Đảng bộ trong sạch vững mạnh 13 năm liên tục. 2. Tồn tại cần khắc phục Đối với toàn thể Chi nhánh, bên cạnh những kết quả đạt được trong những năm vừa qua còn tồn tại một số thiếu sót cần có biện pháp khắc phục: - Nợ quá hạn và nợ khó đòi có tài sản thế chấp chờ xử lý, liên quan đến vụ án đã giảm nhiều, song với số nợ quá hạn còn lại là những khoản nợ quá hạn khó đòi cần phải có những biện pháp thật tích cực để thu hồi. - Lãi treo còn tồn đọng chủ yếu thuộc kinh tế ngoài quốc doanh chậm được thu hồi. - Trong hoạt động kinh doanh của Chio nhánh, lãi suất đầu vào còn cao do cơ cấu nguồn tiền gửi dân cư lớn, vì vậy hiệu quả kinh doanh chưa cao. Đối với Phòng kinh doanh đối ngoại, bên cạnh những thành tựu về thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ đã đạt được trong những năm gần đây thì còn những khó khăn và tồn tại sau: - Quy trình thanh toán tín dụng chứng từ của Ngân hàng mặc dù đã được hoàn thiện qua từng năm nhưng nó vẫn chưa đáp ứng được hoàn toàn nhu cầu của khách hàng. Thủ tục cũng như thời gian thanh toán vẫn chưa thực sự nhanh gọn...và thời gian luân chuyển chứng từ trong hệ thống vẫn còn chưa nhanh vì còn quá nhiều khâu. - Doanh số mở L/C hàng nhập khẩu tại Ngân hàng Công thương Đống Đa còn rất thấp, điều này làm giảm khả năng thu một lượng ngoại tệ có giá rẻ cho Ngân hàng. - Khi Ngân hàng Công thương Đống Đa là Ngân hàng mở thư tín dụng và người hưởng lợi lại yêu cầu một Ngân hàng khác đứng ra xác nhận cho thư tín dụng đó thì mức phí và mức ký quỹ mà Ngân hàng xác nhận yêu cầu Ngân hàng Công thương Đống Đa phải đóng là rất cao. Tất cả các khoản này đều do người xin mở thư tín dụng phải chịu, do đó nó gây nên tình trạng ứ đọng vốn và chi phí lớn cho khách hàng. - Biểu phí của Ngân hàng Công thương Đống Đa mặc dù đã giảm xuống nhưng nếu so với biểu phí của Ngân hàng khác thì vẫn còn cao hơn, đặc biệt là mức phí mở thư tín dụng, điều này đã làm giảm sức cạnh tranh của Ngân hàng Công thương Đống Đa trong việc thực hiện dịch vụ thanh toán tín dụng chứng từ. - Hiện nay, hệ thống Ngân hàng đại lý của Ngân hàng Công thương Đống Đa mặc dù đã được cải thiện những vân còn ở quy mô chưa lớn. Việc thanh toán thông qua các Ngân hàng không phải là Ngân hàng đại lý của Ngân hàng Công thương Đống Đa đã làm tăng thời gian cũng như tốn kém về chi phí. - Hiện nay, hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ của Ngân hàng Công thương Đống Đa nói riêng gần như chỉ giới hạn trong phạm vi của Hà Nội nên kết quả hoạt động vẫn chưa thực sự cao. Trong khi đó một số tỉnh, thành phố xung quanh Hà Nội như Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh có kim ngạch xuất nhập khẩu tương đối lớn và cũng có nhu cầu lớn về thanh toán quốc tế nhưng Ngân hàng Công thương Đống Đa vẫn chưa có phòng giao dịch tại các đại bàn này. - Sự thiếu hiểu biết của khách hàng về UCP 500 và những thông lệ, tập quán trong thương mại quốc tế đã gây nên những trở ngại lớn trong quá trình thanh toán. Khách hàng thiếu hiểu biết nên thanh toán viên phải hướng dẫn mất nhiều công sức, có những sai sót chứng từ không thể sửa chữa được, dẫn đến chậm trễ trong thanh toán. Khách hàng vẫn có tâm lý ỷ lại vào khách hàng, cho rằng chỉ cần đến giao dịch tại Ngân hàng là xong tất cả, nếu có sai sót thì sẽ sửa chữa sau...những nhận thức sai lầm này cần phải khắc phục triệt để. - Hằng năm, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước ban hành một khối lượng văn bản không nhỏ có ảnh hưởng đến thanh toán tín dụng chứng từ. Điều này gây ra nhiều khó khăn, cản trở lớn đến hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ bởi vì khi thực hiện phương thức thanh toán này, Ngân hàng Công thương Đống Đa không những phải tuân theo UCP 500, tuân theo tập quán ,thông lệ quốc tế mà trước tiên phải tuân theo luật pháp và những quy định của Nhà nước. Những chính sách về xuất nhập khẩu của Chính phủ cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng Công thương Đống Đa. 3. Nguyên nhân Nguyên nhân để Ngân hàng Công thương Đống Đa đạt được những thành tựu trên là do Ngân hàng đã nhanh chóng nắm bắt được sự biến động trong tình hình mới để tìm cách đối phó. Sự cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng thương mại với nhau và với các Ngân hàng ccỏ phần, Ngân hàng nước ngoài để giành giật thị trường không những làm mất đi sức cạnh tranh của Ngân hàng Công thương Đống Đa mà còn là một thử thách, một động lực để thôi thúc Ngân hàng Công thương Đống Đa tự khẳng định mình trên thương trường. Để thu hút được khách hàng có nhu cầu thanh toán quốc tế, Ngân hàng Công thương Đống Đa đã thực hiện một chiến dịch quảng cáo về dịch vụ thanh toán quốc tế của mình, thực hiện chính sách đãi ngộ đối với khách hàng như áp dụng một mức ký quĩ hợp lý, linh hoạt, giảm bớt mức thu phí, thực hiện cấp tín dụng cho khách hàng khi họ có nhu cầu. Một nguyên nhân nữa góp phần vào thành công trong thanh toán quốc tế theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ đó là Ngân hàng đã sắp xếp một cơ chế quản lý gọn nhẹ, đội ngũ thanh toán viên có tuổi đời trẻ, năng động, có trình độ nghiệp vụ, thành thạo về ngoại ngữ và trình độ vi tính, làm việc nhiệt tình, hiệu quả cao. Bên cạnh đó, Ngân hàng Công Thương Đống Đa đã không ngừng đổi mới, hiện đại hoá trang thiết bị, mở rộng quan hệ đại lý với các các Ngân hàng lớn trên thế giới và từng bước hoạn thiện qui trình thanh toán để đáp ứng được mọi yêu cầu, đòi hỏi của khách hàng trong xu thế mậu dịch quốc tế. Đối với phòng kinh doanh đối ngoại của Ngân hàng Công thương Đống Đa, trong qua trình hình thành và phát triển đến nay đã luôn đi đầu trong mọi lĩnh vực. Cụ thể đã soạn riêng một quy trình nghiệp vụ thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ. Đội ngũ cán bộ trẻ, năng động với trình độ học vấn Đại học và trên Đại học đã giúp cho Phòng kinh doanh đối ngoại noí riêng và Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa ngày càng phát triển hoàn thiện hơn. Đóng góp một phần nhỏ bé vào công cuộc phát triển kinh tế đất nước cũng như đi cùng cả nước trong sự nghiệp Công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN CÔNG TÁC THANH TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ I. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HANG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA VÀ MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG CẦN THỰC HIỆN. Tình hình kinh tế, chính trị thế giới nói chung, tình hình Châu Á và đặc biệt là cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực đang diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh tế nói chung, đến hoạt động ngân hàng nói riêng và nhất là các hoạt động đối ngoại của ngân hàng. Từ một ngân hàng độc quyền về hoạt động đối ngoại, Ngân hang Công thương Đống đa đã phải vươn mình để đạt được một tỷ lệ đáng kể trong cuộc cạnh tranh gay gắt với hàng loạt ngân hàng thương mại quốc doanh, ngân hàng thương mại cổ phần và nhất là ngân hàng nước ngoài có đầy đủ tiềm năng và công nghệ ngân hàng phát triển cũng như bề dày kinh nghiệm hoạt động trong cơ chế thị trường. Bên cạnh đó, thực hiện chính sách kinh tế mở của nhà nước, hàng loạt các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào việc xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ trong khi chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về kinh tế thị trường, chưa am hiều về thanh toán quốc tế, hành lang pháp lý trong nước chưa hình thành hoặc chưa hoàn thiện. Đây cũng là môi trường cho bọn lừa đảo quốc tế xâm nhập. Hoạt động trong tình huống không mấy thuận lợi, song thanh toán đối ngoại vẫn là một lợi thế cua Ngân hàng Công thương Đống đa mà chúng ta cần phải duy trì và phát huy. Trong mấy năm qua, để tiếp tục duy trì và đẩy mạnh kim ngạch thanh toán xuất nhập khẩu, Ncoong thương Đống Đa đã thấy được mặt mạnh, mặt yếu, khó khăn, thuận lợi cũng như trách nhiệm của ngân hàng trong nghiệp vụ thanh toán đối ngoại để không ngừng nâng cao chất lượng thanh toán, thu hút khách hàng, mang lại nguồn lợi đáng kể cho ngành, cho đất nước, đồng thời cũng là để tự bảo vệ lấy mình trong cơ chế thị trường đầy khó khăn này. 1. Các nhân tố ảnh hưởng tốt. - Đường lối đổi mới toàn diện của đất nước ta khởi đầu từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI và một lần nữa được khẳng định và phát triển ở Đại hội Đảng lần thứ VII đã mở ra một bước ngoặt mới trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, chuyển nền kinh tế Việt Nam từ kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. - Chính sách mở cửa đã khuyến khích sự xuất hiện của nhiều doanh nghiệp với các loại hình kinh doanh khác nhau. Nhờ đó hoạt động xuất nhập khẩu cũng trở nên sôi nổi và ngày càng mở rộng với mối quan hệ kinh tế quốc tế. Ngân Hàng Công thương Đống Đa đã trở thành người đóng vai trò trung gian thanh toán cho các hoạt động này, giúp đỡ và khuyến khích các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả để nâng cao hoạt động thanh toán qua các ngân hàng. Như vậy cả ngân hàng và doanh nghiệp cùng có lợi. - Phải thấy rằng điều kiện kinh tế trong nước cũng như quốc tế đang có những biến động ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các ngân hàng trong đó có cả Vietcombank. Những tác động ấy cả thuận chiều và ngược chiều, nhưng hoạt động của NH không những đứng vững mà còn tiếp tục phát triển. Trong suốt những năm qua, một mặt ngân hàng tích cực kiên quyết chỉnh sửa những sai sót trong một số mặt nghiệp vụ trong những năm trước đây, mặt khác tập trung trí tuệ và sức lực xác định cho mình những việc phải làm để hoàn thành những nhiệm vụ đề ra đảm bảo cho sự phát triển của toàn hệ thống. Sự thực ấy chứng tỏ tiềm năng và bản lĩnh của một ngân hàng quốc doanh vững vàng. Ngân hàng đã động viên, huy động toàn lực lượng trong hệ thống dưới sự lãnh đạo của tổ chức Đảng các cấp, phát huy vai trò làm chủ của tổ chức công đoàn, huy động mọi người với khả năng tối đa của mình tham gia một cách tích cực vào quá trình củng cố và phát triển Vietcombank. Những thắng lợi đạt được đã khẳng định khả năng Vietcombank tham gia tốt nhất trong hoạt động tài chính tiền tệ cũng như giữ được vị thế của một trong những ngân hàng thương mại chủ lực của Việt Nam. Với uy tín sẵn có, NH luôn luôn là người bạn đáng tin cậy cho các khách hàng trong nước và ngoài nước. - Từ khi có Pháp lệnh về ngân hàng (23/05/1990), định hướng quan trọng nhất của NHlà tạo mọi khả năng để tăng trưởng nguồn vốn, đặc biệt là vốn trung và dài hạn; tạo tiền đề để mở rộng đầu tư vào các ngành kinh tế quốc doanh mũi nhọn, các doanh nghiệp xuất khẩu kể cả nhà nước và tư nhân, hướng vào các mục tiêu tăng trưởng kinh tế; kết hợp hài hoà lợi ích toàn cục của nền kinh tế với lợi ích của bản thân ngân hàng và chuẩn bị lâu dài cho việc tham gia vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Kể từ năm 1990, quan hệ quốc tế mở rộng nhiều hơn so với trước, tạo điều kiện cho NH năng động trong phục vụ xuất nhập khẩu, tạo thế cân bằng trong thanh toán quốc tế. Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu thông qua NH ngày càng tăng và luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cả nước. - Ngày 13/01/1997, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 28/TTg về chính sách mặt hàng và điều hành công tác xuất nhập khẩu. Quyết định này bao gồm các nội dung phê duyệt danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu, các hàng hoá cấm xuất nhập khẩu, hàng quản lý bằng hạn ngạch vv... Quyết định này quy định cụ thể và rõ ràng từng loại mặt hàng, vì vậy giúp các doanh nghiệp xuất nhập khẩu dễ dàng hơn trong các hoạt động của mình và nhờ đó ngân hàng cũng dễ dàng kiểm tra thủ tục khi thực hiện công tác thanh toán xuất nhập khẩu. - Sau một thời gian phân tích và thực hiện một số biện pháp nhằm hoàn chỉnh Luật ngân hàng, Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 2 từ ngày 21/11/1997 đến 12/12/1997 đã quyết định ban hành Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật các Tổ chức tín dụng. Luật Ngân hàng đã tạo ra một cơ sở pháp lý đầy đủ và chặt chẽ cho các ngân hàng và tổ chức tín dụng, giúp cho hoạt động của các tổ chức này được lành mạnh, an toàn và có hiệu quả, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và cá nhân. Vietcombank có thể áp dụng luật này để thực hiệnchức năng và nhiệm vụ của mình một cách đầy đủ, khắc phục những rắc rối thường gặp phải khi quan hệ với các doanh nghiệp. Cũng nhờ Luật Ngân hàng mà đã thu hút đầu tư nước ngoài nhiều hơn, phát triển các hoạt động xuất nhập khẩu trong nước và tăng doanh số thanh toán xuất nhập khẩu. - Do những biến động mạnh về kinh tế thế giới trong thời gian qua ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam, đã dẫn tới sự rối loạn trong các thị trường có liên quan tới mua bán ngoại tệ. Ngày 14/02/1998, quyết định của Thủ tướng Chính phủ về quản lý ngoại tệ đã có hiệu lực thi hành. Theo quyết định này, các tổ chức kinh tế Việt Nam có nguồn thu ngoại tệ từ bán hàng hoá và dịch vụ phải chuyển ngay toàn bộ số ngoại tệ thu được vào tài khoản tiền gửi ngoại tệ của mình tại các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ ở Việt Nam. Như vậy hoạt động kinh tế đối ngoại sẽ phát triển nhanh vì tình hình trong nước ổn định, giá cả ngoại tệ ít bị biến động mạnh, tạo sự yên tâm cho các nhà đầu tư cũng như các nhà sản xuất trong nước, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng lên, theo kế hoạch năm 2000 sẽ đạt được 20 tỷ USD. - Ngoài ra do thanh toán quốc tế là nghiệp vụ truyền thống của NH rất có kinh nghiệm, uy tín trong và ngoài nước. - Có mạng lưới quan hệ đại lý rộng khắp trên thế giới, tạo thuận lợi cho giao dịch thanh toán và chuyển tiền. - Công nghệ ngân hàng nhìn chung được trang bị hiện đại, đáp ứng được yêu cầu công việc đòi hỏi. - Biểu phí dịch vụ có khả năng cạnh tranh. - Có khách hàng trong và ngoài nước quen thuộc. 2. Các nhân tố ảnh hưởng xấu. Chính sách của nhà nước và văn bản của các ngành chức năng chưa đồng bộ và chưa phù hợp với tình hình phát triển cuả công tác thanh toán. Các văn bản pháp quy của ngành ngân hàng cho nghiệp vụ thanh toán chưa đáp ứng kịp thời hoặc chưa đủ. Trong thời kỳ mở cửa, lợi dụng những kẽ hở trong hành lang pháp lý và những cán bộ kém năng lực, nhiều doanh nghiệp đã vay vốn của NH Công Thương Đống Đa sử dụng trái với mục đích đã tạo điều kiện thuận lợi cho những cán bộ nhà nước tham nhũng gây thất thoát tài sản đồng thời không trả được nợ cho ngân hàng mà điển hình là hai vụ án Epco - Minh Phụng và Tamexco. Việc vay vốn ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn làm phát sinh hiện tượng “nuôi nợ để trả nợ” hiện nay đang phổ biến tại Việt Nam. Các ngân hàng do đó không dám cho vay đầu tư cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu dẫn đến tình trạng vốn đóng băng trong ngân hàng, doanh nghiệp không phát triển, hoạt động thanh toán giảm sút. 3. Những khó khăn thường gặp phải trong thanh toán nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ. 3.1. L/C nhập khẩu. Hiện nay thường xảy ra tình trạng những L/C được miễn giảm ký quỹ, khi ngân hàng nước ngoài đòi tiền, đơn vị đã chấp nhận thanh toán nhưng ngân hàng không có ngoại tệ bán cho họ, nhiều khi đến ngày thứ bảy sau khi nhận chứng từ, phải cố để tìm ra một lỗi nào đó dù rất nhỏ để từ chối thanh toán. Điều này làm cho qua hệ với các ngân hàng bạn giảm sút, trong khi đó hàng hoá của đơn vị lại bị lưu kho, lưu bãi. Airway Bill (AWB) chỉ là giấy biên nhận hàng, không được chuyển nhượng. Trên thực tế có khách hàng vẫn mang AWB yêu cầu Vietcombank ký hậu để họ nhận hàng. Trong trường hợp này thì ngân hàng không ký hậu vào AWB mà làm uỷ quyền cho khách hàng đi nhận hàng. Trường hợp L/C yêu cầu trả tiền bằng điện, đơn vị nhận hàng trên cơ sở ngân hàng ký hậu vận đơn mà không yêu cầu có sự cam kết gì. Nếu khi nhận được chứng từ mà đơn vị phát hiện sai sót, từ chối trả tiền trong khi hàng đã nhận thì ngân hàng sẽ chịu rủi ro. Một số loại L/C và bảo lãnh phát sinh nhưng chưa có hướng dẫn cụ thể nên cũng khó khăn cho việc thực hiện nghiệp vụ. 4. Một số phương hướng cần thực hiện trong thời gian tới. Để duy trì và giữ vững thị phần của Vietcombank trong thanh toán quốc tế, chúng ta cần phải quan tâm đến một số vấn đề sau: - Thông tin nội bộ cần cập nhập đặc biệt là các thông tin về các ngân hàng đại lý, cần định kỳ có tổng kết đánh giá về quan hệ đại lý với các ngân hàng để tránh rủi ro trong thanh toán có thể xảy ra. - Cần có những quy định và hướng dẫn về một số nghiệp vụ cụ thể như về L/C giáp lưng, L/C chuyển nhượng, tránh sự mâu thuẫn trong công việc hướng dẫn thực hiện các văn bản nàycủa các cơ quan khác nhau. - Cần có quy định cụ thể tất cả các trường hợp ký hậu vận đơn, đơn vị phải có công văn chấp nhận thanh toán và chấp nhận chứng từ có sai sót khi nhận được chứng từ. - Cần tập trung nghiên cứu và phải có biện pháp tổng thể mới có thể thúc đẩy được công tác thanh toán quốc tế và cân bằng hoạt động kinh doanh giữa tín dụng và dịch vụ. - Duy trì và tăng cường mối quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng, chủ động tìm hiểu khách hàng để có những thông tin kịp thời và chính xác về khách hàng - Cần có kế hoạch bồi dưỡng và nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ thanh toán. - Rà soát lại các văn bản về thanh toán trong nước, quy trình hoá và mẫu biểu hoá nghiệp vụ thanh toán. Phối hợp chặt chẽ công tác thanh toán trong nước và thanh toán với nước ngoài nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. - Nâng cao và hoàn thiện chương trình vi tính hoá trong toàn hệ thống ngân hàng để đảm bảo công tác thanh toán được thực hiện thông suốt và chúnh xác. - Nên thường xuyên có các thông tin kịp thời về quan hệ thanh toán của các ngân hàng đại lý cũng như quan hệ khách hàng. II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THANH TOÁN XUẤT-NHẬP KHẨU BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA 1. Thời gian thanh toán đối với bộ chứng từ: Để việc thanh toán được an toàn và nhanh chóng cần phải theo dõi thường xuyên, nhắc nhở ngân hàng trả tiền để tránh gây chậm trễ, thiệt thòi cho nhà xuất khẩu nói riêng và cho nhà nước nói chung. 2. Tìm hiểu các điều khoản và điều kiện của thư tín dụng tránh các sai sót về thư chứng từ để có thể làm cho ngân hàng nước ngoài từ chối thanh toán. Đây là vấn đề quan trọng căn bản trong việc thanh toán hàng xuất bằng L/C, một vấn đề có nhiều vướng mắc do khả năng hạn chế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu địa phương. Thực tế có một số công ty xuất nhập khẩu, cán bộ nghiệp vụ chưa hề biết đến Draft hay Invoice ra sao và trong nhiều trường hợp cán bộ Vietcombank phải hướng dẫn rất tỉ mỉ thậm chí có đôi khi ngân hàng phải làm giúp họ. Tình trạng phổ biến là chứng từ không đẹp và không nghiêm túc về hình thức và có nhiều sai sót về nội dung. Do đó NH Công thương Đống Đa nên in sẵn các mẫu Draft, thư đòi tiền... cho đẹp để khách hàng xuất khẩu điền vào như một số ngân hàng nước ngoài như Citi Bank, National Bank Korea... và hầu hết các ngân hàng quốc tế lớn vẫn làm, phí tổn in các biểu mẫu này có thể tính vào phí thanh toán hàng xuất. Làm như vậy bộ chứng từ của khách hàng vừa đẹp, vừa đồng bộ về hình thức lại bớt được nhiều sai sót về nội dung (vì khách hàng chỉ điền vào các chỗ trống chừa sẵn). Ngoài ra NH có thể tổ chức hội nghị khách hàng khu vực để hướng dẫn họ hiểu biết thêm về công tác này. Đó là một chính sách khách hàng quan trọng. Trong thanh toán nhập khẩu điều quan trọng là đưa những điều khoản của hợp đồng vào thư tín dụng và chuyển trả tiền cho nhà xuất khẩu nước ngoài đúng hạn và chính xác. Trong thực tế thanh toán hàng nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ chiếm một khối lượng rất lớn những vấn đề khó khăn đối với nhà nhập khẩu thiếu hiểu biết về kĩ thuật là làm sao chuyển các điều kiện, điều khoản của các hợp đồng thành các điều kiện, điều khoản của L/C cho đúng và chặt chẽ để đảm bảo mua và thanh toán đúng giá cả hàng hóa cần mua. Nhiều trường hợp khách hàng mở L/C chỉ ghi một cách rất đơn giản là “hàng hoá, quy cách, số lượng, đơn giá... theo hợp đồng này hay phụ kiện hợp đồng số... ngày... năm... ”, trong khi ngân hàng của bên mua và bên bán không hề thấy hay đọc được hợp đồng này. Điều này dẫn đến hậu quả người bán giao hàng không đúng hợp đồng, ngân hàng cũng không phát hiện ra trên chứng từ những sai sót về việc mô tả hàng hoá. Do vậy, cán bộ thanh toán cần hướng dẫn người mở L/C khắc phục các tình trạng trên. Một khuynh hướng ngược lại của những người mở L/C là tìm cách mô tả hàng hóa quá tỉ mỉ hoặc đưa các điều kiện của hợp đồng không cần thiết hoặc không thể thực hiện được vào L/C, chẳng hạn “bên mua (hoặc bên bán) phải chuẩn bị đầy đủ phương tiện bốc dỡ hàng” hay “ bên bán phải giao hàng xuống tầu trong thời hạn, nếu không bảo đảm được điều kiện này thì phải chịu phạt trừ vào tiền hàng”. Đây là những điều kiện khi đưa vào L/C sẽ không thể thực hiện được vì không thuộc phạm vi của L/C - một phương tiện quy định chủ yếu việc thanh toán tiền hàng - và thực tế không thể kiểm tra được điều kiện này vì thường tiền hàng phải thanh toán ngay khi nhận được chứng từ phù hợp chứ không phải chờ đến lúc bốc dỡ hàng xong, và đôi khi nó còn gây rối cho các ngân hàng khi kiểm tra chứng từ. 3. Triển khai nghiệp vụ chiết khấu các bộ chứng từ. Để thực hiện việc “mua đứt bán đoạn” bộ chứng từ trong thanh toán L/C At sight thì vấn đề quan trọng là phải có bộ chứng từ đầy đủ, đồng bộ đúng theo L/C và theo UCP 500 đồng thời phải chắc chắn thu lại được tiền từ ngân hàng nước ngoài. Hiện nay NH Công thương Đống đa ít thực hiện chiết khấu miễn truy đòi bộ chứng từ. Điều kiện cơ bản nhất là chưa nắm được khả năng tài chính cũng như uy tín của ngân hàng mở nên nếu thực hiện chiết khấu bộ chứng từ, mà bên ngân hàng nước ngoài không trả tiền thì NH sẽ khó đòi lại được tiền hàng từ ngân hàng mở L/C. Bên cạnh đó, bộ chứng từ do đơn vị xuất nhập khẩu Việt Nam lập thường có nhiều sai sót, nên việc thanh toán tiền sẽ gặp khó khăn. Mặc dù hiện nay Mỹ đã bỏ cấm vận đối với Việt Nam song chúng ta vẫn chưa được hưởng quy chế tối huệ quốc, đó cũng là nguyên nhân khiến hàng hóa Việt Nam cũng chưa thâm nhập được vào thị trường Mỹ cũng như các nước khác trên thế giới. Để được an toàn, NH chưa thực hiện chiết khấu miến truy đòi bộ chứng từ hàng xuất một cách phổ biến và đây cũng là một yếu tố để cạnh tranh. Trong thực tế các doanh nghiệp xuất khẩu ở địa phương thường bị nước ngoài chèn ép, thanh toán chậm và các nhà xuất khẩu phải bị thiệt thòi, không dám đứng đơn kiện vì lí do tiền kiện lớn hơn giá trị bộ chứng từ. Vì vậy NH cần phải tạo điều kiện cho khách hàng để thiết lập bộ chứng từ hợp lý, tránh bị từ chối thanh toán. 4. Luật lệ chi phối hoạt động thanh toán quốc tế. Những vướng mắc quan trọng nhất trong thanh toán xuất nhập khẩu có lẽ là sự thiếu am hiểu các luật lệ chi phối hoạt động thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp, từ đó dẫn đến sự thiếu thông cảm giữa người xuất nhập khẩu và ngân hàng, đôi khi còn dẫn đến những căng thẳng không đáng có. Rất nhiều doanh nghiệp không am hiểu nguyên tắc “độc lập của bộ chứng từ đối với hàng hóa” trong hoạt động thanh toán của ngân hàng. Họ quan niệm rất dơn giản theo nguyên tắc “tiền trao cháo múc”, nhận hàng rồi mới trả tiền mặc dù hàng hoá được thanh toán bằng L/C. Muốn tránh được vướng mắc lớn này thì Vietcombank cần chủ động tổ chức các hội nghị khách hàng để hướng dẫn tìm hiểu các văn bản chế độ chi phối hoạt động thanh toán, nhất là các điều khoản UCP 500 của phòng thương mại quốc tế Paris về trách nhiệm của ngân hàng đối với bộ chứng từ các loại. 5. Thông báo L/C. Khi nhận được L/C của ngân hàng mở gửi đến, Vietcombank kiểm tra tính chân thật bề ngoài của L/C, xác định được nơi gửi, mã khoá hoặc chữ ký được uỷ quyền trên L/C, làm thông báo kèm L/C gốc gửi đến đơn vị xuất nhập khẩu. Nếu L/C có yêu cầu Vietcombank xác nhận, Vietcombank phải xem xét là có cần xác nhận hay không. Nếu không đồng ý xác nhận thì phải báo lại cho ngân hàng mở, nếu đồng ý xác nhận thì báo cho người hưởng là mình đã xác nhận. 6. Xác nhận L/C nhập khẩu. Đối với các hợp đồng có kim ngạch lớn, khi ta nhập khẩu, thương nhân nước ngoài thường yêu cầu có một ngân hàng thứ ba đứng ra xác nhận. Ngân hàng này chỉ xác nhận vào L/C khi ta chuyển tiền đặt cọc trước cho họ, thường là 100%. Trong điều kiện hiện nay các đơn vị xuất nhập khẩu còn đang trong tình trạng khó khăn về ngoại tệ nên thường mua chịu của nước ngoài. Giá mua chịu là giá mà chi phí và lãi suất đã được cộng vào. Trường hợp này nếu mà phải mở L/C xác nhận thì đơn vị xuất khẩu không có tiền để chuyển ra nước ngoài đặt cọc và trên thực tế đã có tiền thì không phải mua chịu với giá cao. Mặt khác, việc yêu cầu xác nhận của ngân hàng thứ ba thể hiện việc nước ngoài không tin tưởng vào khả năng thanh toán của Vietcombank. Đồng thời điều này cũng cho thấy nếu NH cần phải có một sự xác nhận vào L/C thì uy tín của NH trên thị trường quốc tế ngày càng mất đi. Do vậy, để khắc phục tình trạng này NH phải tự đổi mới nâng cao uy tín trên thị trường quốc tế, mặt khác NH cùng đơn vị xuất nhập khẩu phải đấu tranh trong hợp đồng mua bán ngoại thương để bỏ việc phải có ngân hàng thứ ba xác nhận. KẾT LUẬN Năm 1996 là năm mở đầu kế hoạch 5 năm 1996-2000. Nước ta tiếp tục thực hiện chính sách mở cửa kinh tế có sự điều tiết của nhà nước. Xu thế hòa nhập khu vực và cộng đồng thế giới tiếp tục phát triển một mặt tạo ra môi trường thuận lợi trong môi trường kinh tế đối ngoại, mặt khác làm cho cạnh tranh thương mại ngày càng gay gắt. Mọi diễn biến trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu củaNH Công thương Đống Đa. Tình hình tranh chấp trong thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ với nước ngoài vẫn phát sinh nhiều và tập trung ở một số chi nhánh. Thái độ của ngân hàng nước ngoài có xu hướng kiên quyết và gay gắt hơn so với những năm trước. Lừa đảo quốc tế trong phương thức thanh toán này vào Việt Nam có xu hướng tăng và tính chất rất tinh vi. Mặc dù vậy, NH Công thương Đống Đa vẫn phát triển mạnh mẽ, đa dạng hóa các loại hình nghiệp vụ, mạnh dạn và luôn đi đầu trong công cuộc đổi mới, hiện đại hóa ngân hàng và là ngân hàng chủ lực phục vụ hoạt động kinh doanh đối ngoại, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thương mại. Thiết nghĩ rằng nhà nước ta cần có những chính sách tài trợ và khuyến khích cụ thể hơn nữa sản xuất trong nước về một số mặt hàng chủ lực có tính chất chiến lược để đẩy mạnh xuất nhập khẩu thương mại. Việc này sẽ dần từng bước cân bằng cán cân thương mại giữa xuất khẩu và nhập khẩu, giúp nước ta thoát khỏi tình trạng nhập siêu trong nhiều năm qua. Còn về hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung và NH Công thương Đống Đa nói riêng trong tương lai cần phải luôn định hướng là: đầu tư cho nền kinh tế đặc biệt là các ngành kinh tế chủ đạo của mỗi quốc gia, kinh doanh không chỉ là vì lợi nhuận mà còn vì lợi ích của cộng đồng, nhất là góp phần xóa đói giảm nghèo, đa dạng hóa các loại hình kinh doanh, nâng cao công nghệ ngân hàng đủ tầm hòa nhập với thị trường tiền tệ Đông Nam Á và quốc tế. Việc hoạch định xây dựng nền kinh tế đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong cơ chế thị trường cho đến bây giờ đã được toàn dân ta nhận thức là đường lối chiến lược phát triển đúng quy luật. Đất nước đang chuyển mình trong tiến trình đổi mới theo đường lối này là không thể thay đổi. Nền kinh tế Việt Nam và hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung, cũng như NH Công thương Đống Đa nói riêng khi bước vào cơ chế thị trường chỉ có thể phát huy hết sức mạnh vốn có, tiềm ẩn của bản thân đồng thời phải hiểu rất rõ về điều kiện vươn lên từ một xuất phát điểm thấp kém thì mới mau chóng thoát khỏi mối đe dọa khủng hoảng kinh tế cuối thập kỉ 80 và nguy cơ tụt hậu đối với nền kinh tế thế giới hiện nay và sau này. Tuy Luật Ngân hàng ra đời đã tạo đà và làm nền tảng cho hoạt động kinh doanh ban đầu theo cơ chế thị trường của hệ thống ngân hàng trong đó có Vietcombank nhưng môi trường pháp lí bảo đảm cho các mối quan hệ được điều chỉnh bởi các bộ luật và các văn bản dưới luật lại hầu như lại ở cột mốc đầu tiên. Đây là một khó khăn làm cho “sân chơi thiếu vắng trọng tài”. Mặc dù vậy, hệ thống tổ chức và hoạt động của NH đã và đang tiếp tục đổi mới về cơ bản trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại, một lĩnh vực chiếm vị trí quan trọng đặc biệt đối với sự nghiệp phát triển đất nước. Sự mở rộng và phát triển các lĩnh vực về nghiệp vụ thanh toán của NH Công thương Đống Đa đã tạo tiền đề cho phương thức thanh toán của tín dụng chứng từ có cơ hội phát huy được tác dụng của mình để góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho đất nước. Từ đó phương thức thanh toán này ngày càng được biết đến cặn kẽ và chính xác hơn, được sử dụng rộng rãi và phổ biến hơn. NH đã, đang và sẽ coi phương thức này như một công cụ đắc lực trong việc thực hiện các nghiệp vụ thanh toán để đáp ứng, thực hiện ngày một tốt hơn mọi nhu cầu đặt ra trong quá trình thanh toán xuất-nhập khẩu thương mại và phát triển kinh tế ở Việt Nam. Chúng em là sinh viên Việt Nam nói chung và là sinh viên của trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân nói riêng hứa đem hết sức lực và trí óc của mình để phục vụ đất nước, để nền kinh tế của nước nhà đi lên sánh ngang với các nước trong khu vực và các nước khác trên thế giới, cố đưa nền kinh tế nước ta hóa rồng để không hổ thẹn rằng mình là con rồng cháu tiên. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. GIÁO TRÌNH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ (TSCĐ.NGUYỄN DUY BỘT) 2. TẠP CHÍ NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (NĂM 1995 - 1996 - 1997 - 1998). 3. UCP 500 (BẢN SỬA ĐỔI NĂM 1993). 4. INCOTERMS 1990 - BỘ THƯƠNG MẠI. 5. QUY TẮC VÀ QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA VIETCOMBANK. 6. DANH SÁCH NGÂN HÀNG ĐẠI LÝ - 1996. 7. BAO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH SAU 5 NĂM ĐỔI MỚI (NH CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA). 8. DỰ THẢO CÁC MỤC TIÊU ĐỊNH HƯỚNG VÀ KẾ HOẠCH KINH DOANH 1996 - 2000 (NH CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA). 9. KHOA HỌC NGÂN HÀNG (CÁC SỐ NĂM 1996 - 1997 - 1998). 10. THỜI BÁO KINH TẾ VIỆT NAM (CÁC SỐ TỪ NĂM 1995 - 1996 - 1997 - 1998).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf87_8382.pdf
Tài liệu liên quan