Phát triển VIB một cách vững chắc với tốc độ hợp lý. Củng cố và hoàn thiện mọi cơ chế quản lý và kinh doanh ngân hàng. An toàn được xem là nhiệm vụ trọng tâm của hoạt động ngân hàng, đồng thời chú trọng phát triển các loại hình dịch vụ mới. Cụ thể trong năm 2001 VIB sẽ thực hiện một số chủ trương sau:
- Nâng cao vai trò của công tác kế hoạch, đảm bảo sử dụng vốn một cách linh hoạt, hiệu quả, đảm bảo thanh khoản, đáp ứng được khả năng chi trả kịp thời, đầy đủ. Tạo ra các cơ chế thích hợp để thực hịên chủ trương này.
- Tiếp tục công tác đào tạo cán bộ
Năm 2000 tổng số cán bộ nhân viên là 83 người (ít hơn biên chế 2 người).
Tòan bộ số cán bộ tuyển dụng đều đã tốt nghiệp đại học.
VIB đã cử các cán bộ đi học các lớp đào tạo, tập huấn ngắn ngày theo các chuyên ngành như quản lý tài chính, kế toán, tin học.
Dự kiến trong năm 2001 số cán bộ công nhân viên sẽ là 105 người.
- Phát triển dư nợ tín dụng theo hướng tăng tỷ trọng cho vay vào sản xuất, xuất khẩu. Có cơ chế thích hợp để vừa phát triển tín dụng một cách an toàn, hiệu quả nhưng không gây ách tắc cho phát triển dư nợ.
- Có cơ chế thích hợp để vừa phát triển vừa đảm bảo kiểm soát rủi ro đối với các loại hình dịch vụ như L/C, bảo lãnh.
- Sửa đổi cơ chế trả lương theo hướng khuyến khích người lao động và phù hợp với thực tiễn năng suất lao động tại VIB.
- Tiếp tục hoàn thiện về cơ cấu tổ chức phòng, ban nghiệp vụ để đảm bảo sự phát triển và hoạt động kinh doanh của VIB đạt hiệu quả và an toàn.
12 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1375 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Hoạt động định giá và quản lý bất động sản thế chấp ở ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trong thời gian ngắn thực tập tại ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế dưới sự giúp đỡ của các giáo viên chuyên ngành kinh tế và quản lý địa chính và sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ, nhân viên ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế cùng với sự nỗ lực tìm tòi và nghiên cứu tài liệu đã giúp tôi có đủ tài liệu để hoàn thành bài viết này. Sau đây tôi xin báo cáo về tình hình thực tập trong giai đoạn này.
Một vài nét cơ bản về ngân hàng TMCP quốc tế Việt Nam
Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam được thành lập theo quyết định số 2300/GP-UB ngày 8 tháng 2 năm 1996 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà nội sau khi có giấy phép hoạt động số 006/NH-GP với thời hạn 99 năm do ngân hàng nhà nước Việt Nam cấp ngày 25 tháng 1 năm 1999.
Ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế Vịêt Nam có tên gọi bằng tiếng Việt Nam: Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam
Viết tắt: Ngân hàng Quốc tế
Bằng tiếng Anh: Vietnam international commercial joint stock bank
Tên giao dịch bằng tiếng Anh: Vietnam international bank
Tên viết tắt: VIB
Trụ sở chính: Số 5 Lê Thánh Tông, Hà Nội.
SĐT: 8258200
fax: 8254557
Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh: 92 Nam Kỳ Khởi Nghĩa.
Hoạt động chính của ngân hàng là:
Huy động vốn.
Tiếp nhận vốn uỷ thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong và ngoài nước.
Vay vốn của ngân hàng nhà nước và các tổ chức tín dụng khác.
Cho vay ngắn, trung và dài hạn.
Hùn vốn liên doanh theo pháp luật hiện hành.
Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác.
Làm dịch vụ thanh toán giữa các ngân hàng.
Cơ cấu , tổ chức của ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam
Ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế Việt Nam (VIB) được quản lý bởi hội đồng quản trị (HĐQT) và điều hành bởi tổng giám đốc (TGĐ). VIB được tổ chức thành hệ thống tập trung thống nhất; thực hiện kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng theo quy định của pháp luật.
VIB có các phòng, ban sau:
- Văn phòng
Phòng tín dụng
Phòng kế toán
Phòng quan hệ đối ngoại và Thanh toán quốc tế
Phòng tiền tệ- kho quỹ
Phòng kế hoạch và dịch vụ ngân hàng
Tổ kiểm tra, kiểm toán nội bộ
Điều hành các phòng là Trưởng phòng, giúp việc trưởng phòng là các phó phòng. Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước TGĐ, HĐQT thực hiện nhiệm vụ được giao, đồng thời có quyền giao nhiệm vụ cho từng thành viên trong phòng, quản lý, theo dõi, đánh giá kết quả công việc đã giao và phải liên đới chịu trách nhiệm trước TGĐ, HĐQT về những sai phạm xẩy ra của cán bộ phòng mình do buông lỏng quản lý.
Chức năng, nhiệm vụ
Các phòng trong VIB đều có chức năng tham mưu cho TGĐ và HĐQT trong vấn đề tổ chức và hoạt động quản lý kinh doanh.
Tuy có cùng chức năng nhưng mỗi phòng lại có nhiệm vụ khác nhau cũng giống như các ngân hàng khác và cũng đúng như tên gọi của nó. Chẳng hạn như:
1. Phòng tín dụng có các chức năng sau:
Xây dựng kế hoạch tín dụng năm (chia ra quý) và tổ chức thực hiện kế hoạch tín dụng.
Xây dựng các quy định, quy trình nghiệp vụ tín dụng trình lãnh đạo ban hành; chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc thực hiện chế độ, quy trình nghiệp vụ tín dụng.
Khai thác nguồn vốn của các tổ chức kinh tế, xã hội, tài chính... và tìm các dự án đầu tư khả thi để tăng trưởng tín dụng vững chắc, có hiệu quả.
Trực tiếp thẩm định và cho vay các tổ chức và cá nhân đối với dự án ngắn hạn, trung và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ . Theo dõi , quản lý và kiểm soát tín dụng đối với các dự án cho vay.
Thẩm định và phối hợp với vcác phòng, ban liên quan thu xếp tài chính đối với các dự án đồng tài trợ, các khoản bảo lãnh đối với doanh nghiệp.
Tái thẩm định các dự án cho vay vượt thẩm quyền của các đơn vị trực thuộc theo yêu cầu của tổng giám đốc.
Tổ chức phân tích tín dụng, có trách nhiệm cung cấp số liệu tín dụng cho phòng kế hoạch và dịch vụ ngân hàng để tổng hợp và phân tích hoạt động ngân hàng. Thực hịên công tác Marketing về các lĩnh vực có liên quan đến hoạt động tín dụng. Tổ chức, quản lý, khai thác các thông tin, tài liệu của khách hàng có quan hệ tín dụng.
Theo dõi, quản lý tài sản thế chấp, tài sản gán nợ xiết nợ: làm đầu mối trong quan hệ với các cơ quan nội chính và khách hàng trong các trường hợp khởi kiện hoặc bị kiện về tín dụng thuộc phòng quản lý.
Đôn đốc thu hồi nợ đến hạn, quá hạn, khó đòi. Thẩm định, trình duyệt ra hạn nợ, chuyển nợ quá hạn. Kiến nghị TGĐ xử lý những phát sinh về nợ quá hạn, khó đòi, có biện pháp hạn chế nợ quá hạn. Hoàn thiện hồ sơ và lập các văn bản xử lý nợ trình TGĐ.
Mở rộng mạng lưới khách hàng và xây dựng khách hàng truyền thống đề xuất biện pháp khuyến khích và thu hút khách hàng tiềm năng.
Phối hợp với các trung tâm phòng ngừa rủi ro của NHNN và các TCTD khác.
Quản lý hồ sơ vay theo quy định.
Kiểm tra về chấp hành thể lệ, chế độ cho vay đối với đơn vị trực thuộc; kiểm tra, xử lý nợ cho vay đối với khách hàng do phòng trực tiếp đảm nhiệm.
Tổ chức tập huấn nghiệp vụ tín dụng cho các cán bộ tín dụng trong hệ thống.
Thực hiện báo cáo, điện báo về nghiệp vụ tín dụng trong toàn hệ thống và lĩnh vực tín dụng do phòng trực tiếp cho vay.
Thực hiện nhiệm vụ khác do TGĐ giao.
2. Phòng kế hoạch và dịch vụ ngân hàng
Nghiên cứu kinh tế, nghiên cứu thị trường tài chính -tiền tệ, dự kiến chiến lược kinh doanh, xây dựng kế hoạch quý, năm và kế hoạch dài hạn của VIB, thông báo chỉ tiêu kế hoạch cho đơn vị trực thuộc.
Tổ chức đánh giá tổng hợp, phân tích thực hiện kế hoạch hoạt động kinh doanh của toàn hệ thống tháng, quý, năm. Phân tích hoạt động của các đơn vị trực thuộc và từng dịch vụ do phòng đảm nhiệm.
Xây dựng các phương án, biện pháp giúp TGĐ chỉ đạo thực hiện kế hoạch; tổ chức kiểm tra, đôn đốc thực hiện kế hoạch hoạt động kinh doanh đối với các phòng ban của VIB và các đơn vị trực thuộc.
Xây dựng, trình kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, đào tạo lại cán bộ (bồi dưỡng tại chỗ, tập huấn, hội thảo, đào tạo ngắn hạn, dài hạn, đào tạo ở nước ngoài); xây dựng kế hoạch nguồn nhân lực trước mắt, lâu dài.
Tổng hợp và lập báo cáo thực hiện kế hoạch kinh doanh, giám sát từ xa, các tỷ lệ đảm bảo an toàn và khả năng chi trả của VIB theo định kỳ và đột xuất.
Xây dựng biểu phí dịch vụ, lãi suất. Xây dựng phương án cải tiến quản lý và điều hành nghiệp vụ.
Xây dựng chiến lược và kế hoạch khai thác các nguồn vốn từ các tổ chức và dân cư.
Tổ chức khai thác, cập nhật, phân tích thông tin của toàn hệ thống ngân hàng và các thông tin quan trọng khác có ảnh hưởng đến hoạt động của VIB để cung cấp cho TGĐ và HĐQT và thông báo các thông tin liên quan đến các phòng, ban. Dự kiến mức trích lập dự phòng rủi ro.
Cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn toàn hệ thống, trình các lệnh điều chuyển vốn nội bộ và các giao dịch vốn trên thị trường liên ngân hàng, quản lý về thu lãi và trả lãi đối với các khoản giao dịch vốn này. Nghiên cứu thị trường lãi suất, xây dựng chính sách lãi suất, đề suất mức lãi suất phù hợp với thị trường.
Khảo sát, nghiên cứu thị trường, thực hiện Marketing, đề xuất biện pháp chỉ đạo kế hoạch kinh doanh.
Nghiên cứu, đề xuất thực hiện các nghiệp vụ, dịch vụ ngân hàng.
Nghiên cứu tình hình biến động về tỷ giá.
Tư vấn pháp luật, tập hợp cung cấp thông tin về pháp chế, kiến nghị sửa đổi các quy định nội bộ trái với quy định của pháp luật, là đầu mối làm việc với các cơ quan pháp luật.
Dự thảo các văn bản, quy định về xây dựng kế hoạch, mở các dịch vụ, sản phẩm mới.
Thực hiện thống kê, báo cáo, điện báo theo quuy định
Thực hiện các nhiệm vụ khác do TGĐ giao.
3. Phòng tiền tệ, kho quỹ
Xây dựng trình lãnh đạo ban hành nội quy quản lý kho quỹ (tiền và hịên vật), quy định về vận chuyển tiền và các quy định về quản lý, nhập xuất tiền, chứng từ có giá và các tài sản cầm cố.
Nghiêm chỉnh chấp hành chế độ quản lý kho, quỹ.
Là đầu mối giao dịch với khách hàng.
Nhận và quản lý an toàn các loại tiền mặt, hồ sơ thế chấp của khách hàng...
Kiểm kê định kỳ hoặc đột xuất tiền, mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá, hồ sơ lưu trữ trong kho.
Thực hiện thu chi tiền mặt theo địa chỉ của khách hàng.
Lập và gửi báo cáo về tiền mặt, kho quỹ theo quy định của NHNN.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do TGĐ giao.
Văn phòng
- Tổng hợp sơ đồ tuyển chọn CBNV theo quy chế của VIB; tổ chức phục vụ thi tuyển theo quyết định của TGĐ.
Quản lý hồ sơ cán bộ, thực hiện các thủ tục bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, tuyển dụng hoặc thuyên chuyển công tác cuả CBNV trong toàn hệ thống theo quyết định của lãnh đạo.
Theo dõi, báo cáo TGĐ các vấn đề về thực hiện chế độ, chính sách tiền lương, nâng bậc lương, BHXH, BHYT, chế độ làm việc, nghỉ ngơi... trình TGĐ ký hợp đồng lao động; giám sát thực hiện các HĐLĐ. Thực hiện luật lao động và các chế độ chính sách liên quan đến người sử dụng lao động và người lao động. Kiểm tra đôn đốc các phòng, ban tại VIB thực hiện kỷ luật lao động. Tổng hợp các bảng chấm công tại VIB chuyển cho phòng kế toán để tính lương.
Chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho các cuộc họp giao ban nội bộ, các hội nghị, hội thảo theo quyết định của TGĐ hoặc chủ tịch HĐQT. Cử người ghi chép nội dung và kết luận các buổi giao ban, biên bản hội nghị...; thông báo toàn hệ thống các quyết định của lãnh đạo (nếu cần). Phối hợp với các phòng ban khác khi tổ chức các cuộc hội nghị lớn như: đại hội cổ đông, khai trương đơn vị thành viên, hội nghị khách hàng...
Văn phòng là nơi duy nhất nhận vào sổ các loại công văn đến; xem (trừ các văn bản "Mật" gửi riêng cho lãnh đạo), trình và phân phối công văn đến theo ý kiến của TGĐ, thường trực HĐQT. Đánh máy công văn xem lại bản đánh máy trước khi trình lãnh đạo ký: vào sổ và gửi công văn đi. Tổ chức lưu trữ các văn bản, hồ sơ, công văn đi, dến theo quy định hiện hành. Sao gửi các văn bản cho đơn vị trực thuộc theo chỉ đạo của TGĐ, HĐQT, ban kiểm soạn.
Trực tiếp quản lý con dấu và chịu trách nhiệm về sử dụng an toàn con dấu của VIB.
Mua và tổ chức in các loại giấy tờ, chứng chỉ dùng trong nội bộ và giao dịch với khách hàng. Trực tiếp làm các bản thông báo với khách hàng như lãi suất, tỷ giá, giờ làm việc, những quy định của VIB tại nơi giao dịch. In cổ phiếu, theo dõi danh sách cổ đông, cổ phiếu và sự thay đổi cổ phần, quản lý an toàn cổ phiếu chưa phát hành.
Theo dõi và quản lý tủ sách, các tài liệu tham khảo, báo chí do VIB mua và các đơn vị khác gửi tới.
Cấp giấy giới thiệu, giấy đi đường, giấy phép... mua vé tàu xe cho CBNV đi công tác, làm thủ tục khi có CBNV đi công tác, tham quan, học tập ở nước ngoài (hộ chiếu, visa...).
Quản lý TSCĐ, CCLĐ, các trang thíêt bị và sản phẩm, vật liệu của VIB. Trực tiếp mua sắm, bảo quản, sử dụng tài sản theo quy định và kế hoạch được duyệt; tham gia kiểm kê tài sản định kỳ và đột xuất. Xây dựng các định mức về sử dụng văn phòng phẩm, các loại tiêu hao có thể định mức được.
Theo dõi về xây dựng cơ bản (nếu có). Thực hiện các công việc sửa chữa về tài sản.
Bố trí phương tiện đưa đón khách và tổ chức ăn, ở, đi lại, nghỉ, tiễn khách của VIB đến hội họp, làm việc theo quy định của TGĐ, HĐQT. Điều động xe đảm bảo các hoạt động nghiệp vụ kinh doanh và công việc điều hành, quản trị của ngân hàng.
Làm nhiệm vụ lễ tân, hướng dẫn khách hàng khi đến liên hệ công tác, thực hiện giữ gìn vệ sinh công cộng của cơ quan, các phòng làm việc.
Tổ chức bảo vệ cơ quan; bảo đảm mạng lưới thông tin liên lạc thông suốt; bảo đảm an toàn tài sản cơ quan, phương tiện của cá nhân và khách hàng để tại cơ quan; giữ gìn an ninh trật tự, chế độ, kỷ luật lao động trong cơ quan theo nội quy của VIB.
Đảm bảo điều kiện làm việc và nhu cầu sinh hoạt cần thiết cho người lao động tại cơ quan; theo dõi và làm việc trực tiếp với cơ quan BHXH,BHYT, các cơ quan chính sách khác về chế độ, quyền lợi có liên quan đến ngân hàng và CBNV.
Chuẩn bị tặng phẩm, tổ chức thăm hỏi, chúc mừng nhân dịp ngày lễ, tết, tham gia các buổi tiếp xúc xã giao với địa phương, các cơ quan chức năng, cá nhân có liên quan đến hoạt động của VIB theo yêu cầu của TGĐ, HĐQT.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do TGĐ giao.
.....................................
Mỗi phòng, ban có nhiệm vụ khác nhau nhưng đều nhằm mục đích củng cố vị thế của VIB trên thị trường làm cho VIB ngày một hoàn thiện hơn, hiệu quả hơn đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường.
Tình hình hoạt động kinh doanh của VIB
VIB được thành lập năm 1996 với vốn số vốn cổ phần là 50 tỷ VNĐ, so với các ngân hàng khác VIB là ngân hàng có số vốn hoạt động ít nhất điều này gây không ít khó khăn trở ngại trong hoạt động kinh doanh.
Xét về phương diện vốn tự có thì VIB là ngân hàng bé nhất trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Năn 1998 VIB là ngân hàng duy nhất không có mạng lưới hệ thống điều này làm hạn chế điều kiện để huy động vốn rộng rãi trong dân cư và các tổ chức kinh tế gây khó khăn cho việc phát triển tín dụng, quan hệ khách hàng, hạn chế việc phát triển các loại hình dịch vụ.
Là ngân hàng duy nhất trên địa bàn Hà Nội chưa được phép thanh toán quốc tế trong năm 1998 nên không thu hút được khách hàng lớn, không huy động được các nguồn vốn ngoài nước...
VIB ra đời trong điều kịên khó khăn, vừa mới triển khai hoạt động đã gặp phải tình hình bất ổn của thị trường tài chính tiền tệ.
Thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa được đánh giá đúng mức, thiếu sự hỗ trợ giúp đỡ của chính phủ về tài chính và chính sách, từ đó rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng luôn song hành với rủi ro của các thành phần kinh tế này.
Các văn bản ban hành không đồng bộ, luật pháp áp dụng không thống nhất giữa các ngành chức năng.
Năm 1998 là năm bản lề của VIB, kỷ niệm 2 năm ngày thành lập. Với ý nghĩa đó đồng thời củng cố để tạo đà phát triển ngân hàng trong những năm tiếp theo, ban điều hành đã đưa ra một loạt biện pháp vừa có tính chất chiến lược vừa chiến thuật trong hoạt động kinh doanh, mở rộng mạng lưới giao dịch và khách hàng... Bằng những nỗ lực và uy tín của mình mà vị trí của VIB ngày càng được củng cố.
Tình hình huy động vốn qua các năm:
Năm 1998: 436,9 tỷ VNĐ tăng gần 300 tỷ so với cùng kỳ này năm 1997
Năm 1999: 218,313 tỷ VNĐ
Năm 2000: 1241 tỷ VNĐ tăng 151% so với năm 1999 và tăng 55% so với kế hoạch đề ra.
Bảng phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của VIB
Đơn vị: Triệu VNĐ
Các chỉ tiêu
Năm 1998
Năm 1999
(+,-) so với kỳ trước
Năm 2000
(+,-) so với kỳ trước
I. Tổng tài sản nợ
436121
493739
(+)13,2%
1241182
(+) 151,4%
1.Tiền gửi của khách hàng
167349
217784
(+) 30,1%
653396
(+) 200%
2. Tiền gửi, tiền vay của TCTD
161104
163027
(+) 1,1%
350163
(+) 115%
3. Đồng tài trợ, uỷ thác đầu tư
0
28697
107831
(+) 27,6%
II. Tổng tài sản có
436121
493739
(+) 13,2%
1241182
(+) 51,4%
1. Dư nợ cho vay
118868
230578
(+) 94%
506227
(+) 119,5%
a. TD ngắn hạn
95401
167816
(+) 76%
366761
(+) 122,2%
b. Cho vay trung, dài hạn
23467
62761
(+) 167%
139466
(+)119,9%
2. Đầu tư vào TPKB, chứng từ có giá
93054
107566
(+) 15,6%
210065
(+)95,3%
3. Tiền gửi tại ngân hàng khác
167509
111808
(-) 33,2%
442752
(+) 296%
4. Đầu tư góp vốn cổ phần
4900
5900
(+) 20,4%
5660
(-) 4,1%
Bảng phân tích tình hình thu nhập chi phí của VIB
Đơn vị: triệu VNĐ
1998
1999
(+,-) so với kỳ trước
2000
(+,-) so với kỳ trước
1. Tổng thu nhập, trong đó:
21574
40861
(+)89,4%
60777
(+)48,7%
a. Thu từ hoạt động TD
7455
15052
(+)102%
29757
(+)97,7%
b. Thu lãi tiền gửi
7289
9364
(+)28,5%
10941
(+)16,8%
c. Kinh doanh chứng từ có giá
5815
14922
(+)156,6%
11874
(-)20,4%
d. Thu dịch vụ
174
164
(-)5,7%
1535
(+)835,9%
e. Thu khác
841
1359
(+)61,5%
6670
(+)390,8%
2. Tổng chi phí, trong đó:
16463
29363
(+)78,4%
43531
(+)48,3%
a. Trả lãi tiền gửi, tiền vay
10007
22149
(+)121,3%
26048
(+)17,6%
b. Chi hoạt động quản lý, công vụ
1616
3849
(+)138,2%
3713
(-)0,3%
c. Chi về tài sản
2996
2839
(-)5,2%
3695
(+)30,1%
3. Lợi nhuận trước thuế
6738
11499
(+)70,7%
17246
(+)49,9%
4. Nợ quá hạn
1,7%
0,79%
(-)0,91%
0,66%
(-)0,13%
Việc xử lý nợ quá hạn là công tác trọng tâm của toàn ngành, nợ quá hạn trong những năm gần đây đã giảm xuống mức đáng kể. So với các ngân hàng khác trên địa bàn thành phố Hà Nội thì VIB là ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn thấp nhất.
Tín dụng là nghiệp vụ mang lại nguồn thu lớn cho ngân hàng đồng thời góp phần vào việc phát triển nền kinh tế.
Dư nợ tín dụng vào cuối năm 1998 là 118,8 tỷ, doanh số cho vay cả năm là 222,2 tỷ, doanh số thu nợ hơn 100 tỷ. Tổng thu nhập hoạt động tín dụng năm 1998 là 7454620664 đồng, tăng gấp hơn 2 lần so với năm 1997 và chiếm 34%/ tổng nguồn thu.
Dư nợ tín dụng vào cuối năm 1999 là 229 tỷ, đến cuối năm 2000 là 506 tỷ gấp hơn 2 lần so với năm 1999.
Qua các số liệu trên thì cũng đã nhận thấy một phần nào hoạt động kinh doanh của VIB trong những năm gần đây. Mặc dù ra đời trong hòan cảnh khó khăn về mọi mặt nhưng bằng sự cố gắng và nỗ lực của mình VIB đã củng cố được vị thế của mình trên thị trường và là người bạn đáng tin cậy của các tầng lớp dân cư và các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước.
Kế hoạch hoạt động kinh doanh năm 2001
Phát triển VIB một cách vững chắc với tốc độ hợp lý. Củng cố và hoàn thiện mọi cơ chế quản lý và kinh doanh ngân hàng. An toàn được xem là nhiệm vụ trọng tâm của hoạt động ngân hàng, đồng thời chú trọng phát triển các loại hình dịch vụ mới. Cụ thể trong năm 2001 VIB sẽ thực hiện một số chủ trương sau:
Nâng cao vai trò của công tác kế hoạch, đảm bảo sử dụng vốn một cách linh hoạt, hiệu quả, đảm bảo thanh khoản, đáp ứng được khả năng chi trả kịp thời, đầy đủ. Tạo ra các cơ chế thích hợp để thực hịên chủ trương này.
Tiếp tục công tác đào tạo cán bộ
Năm 2000 tổng số cán bộ nhân viên là 83 người (ít hơn biên chế 2 người).
Tòan bộ số cán bộ tuyển dụng đều đã tốt nghiệp đại học.
VIB đã cử các cán bộ đi học các lớp đào tạo, tập huấn ngắn ngày theo các chuyên ngành như quản lý tài chính, kế toán, tin học...
Dự kiến trong năm 2001 số cán bộ công nhân viên sẽ là 105 người.
Phát triển dư nợ tín dụng theo hướng tăng tỷ trọng cho vay vào sản xuất, xuất khẩu. Có cơ chế thích hợp để vừa phát triển tín dụng một cách an toàn, hiệu quả nhưng không gây ách tắc cho phát triển dư nợ.
Có cơ chế thích hợp để vừa phát triển vừa đảm bảo kiểm soát rủi ro đối với các loại hình dịch vụ như L/C, bảo lãnh.
Sửa đổi cơ chế trả lương theo hướng khuyến khích người lao động và phù hợp với thực tiễn năng suất lao động tại VIB.
Tiếp tục hoàn thiện về cơ cấu tổ chức phòng, ban nghiệp vụ để đảm bảo sự phát triển và hoạt động kinh doanh của VIB đạt hiệu quả và an toàn.
.....................
Định hướng đề tài: Hoạt động định giá và quản lý bất động sản thế chấp ở ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam.
Mục lục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC862.doc