A.Phần mở đầu.
1.Lý do chọn đề tài.
1.1.Về mặt khoa học.
Lúc sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh từng ca ngợi:
“Việt –Lào hai nước chúng ta
Tình sâu hơn nươc Hồng Hà,Cửu Long”
Có thể nói, chưa bao giờ và chưa ở nơi đâu mối quan hệ giữa hai dân tộc lại son sắt thủy chung đặc biệt như quan hệ Viêt Nam-Lào. Trong suốt chiều dài lịch sử, nhân dân hai dân tộc đã sát cánh cùng nhau,dựa vào nhau xây dựng và phát triển kinh tế, chống các thế lực ngoại xâm. Đặc biệt trong kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ, mối tình hữu nghị ấy lại càng được thắt chặt vì một mục tiêu chung : Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Hiện nay mối quan hệ ấy được phát huy và ngày càng phát triển tốt đẹp.
Sự giúp đỡ của nhân dân Nghệ An đối với cách mạng Lào trong kháng chiến chống Mỹ là một minh chứng sinh động cho tình nghĩa keo sơn, “môi hở răng lạnh” của hai dân tộc Việt –Lào. Nó kế tục truyền thống từ xưa của nhân dân các bộ tộc hai bên biên giới,trực tiếp là trong kháng chiến chống Pháp, sự giúp đỡ của Nghệ An góp công cùng cả nước đã tạo điều kiện cho bạn có những thắng lợi nhất định trong giai đoạn này.Đặc biệt trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước các hoạt động giúp đỡ của Nghệ An lại càng được tăng cường, trong đó phải kể đến tầm quan trọng của các hoạt động giúp đỡ về mặt quân sự. Tuy nhiên vấn đề này vẫn chưa có công trình khoa học nào đề cập một cách thấu đáo, xứng với tầm vóc của nó.
Hơn nữa, năm 2009 là tròn kỷ niệm 50 năm thành lập quân tình nguyện Việt Lào. Những chiến sỹ tình nguyện của Việt Nam nói chung, Nghệ An nói riêng đã ngã xuống khắp chiến trường Lào trong hai cuộc kháng chiến. Là một người con trên quê hương Nghệ An, tôi muốn tìm hiểu một phần hoạt động của các chiến sỹ tình nguyện Nghệ An, đóng góp của họ đối với cách mạng bạn.
Do đó về mặt khoa học chúng tôi chọn đề tài “Sự giúp đỡ về quân sự của Nghệ An đối với cách mạng Lào trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975 ) nhằm làm sáng rõ, bổ sung, làm phong phú thêm mối quan hệ Việt –Lào nói chung, đóng góp của quân dân Nghệ An nói riêng đối với cách mạng bạn.
1.2 Về mặt thực tiễn
ã Đề tài góp phần xây dựng cuốn “ Lịch sử Nghệ An”.
ã Là tài liệu học tập cho sinh viên, tài liệu thm khảo cho các giáo viên khi tìm hiểu về lịch sử Nghệ An, mối quan hệ Việt – Lào.
2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Đề tài đã được đề cập đến trong một số công trình lịch sử sau đây:
Trước hết trong cuốn “Nghệ An – Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước” đã đề cập đến một số hoạt dộng cơ bản của quân dân Nghệ An làm nhiệm vụ quốc tế với Lào trong tổng thể lịch sử kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Nghệ An.
Cuốn “Quân khu IV- Lịch sử kháng chiến cứu nước” cũng điểm qua những hoạt động giúp đỡ của quân dân quân khu IV đối với cách mạng Lào.
Một số tác phẩm có liên quan như : “ Quan hệ Việt –Lào trong giai đoạn 1954-1975” của Tiến sỹ Lê Đình Chỉnh, hay “ Sự phối hợp chiến đấu giữa quân và dân Nghệ An –Xiêng Khoảng trong kháng chiến chống Mỹ” của Trương Thị Thu Hằng (Đại học Vinh)
Tuy nhiên về cơ bản các tài liệu mới chỉ đề cập sơ lược hoặc trên bình diện tổng thể mà chưa đi sâu vào khai thác các hoạt động giúp đỡ của quân dân Nghệ An trên lĩnh vực quân sự đối với cách mạng Lào cũng như vị trí , ý nghĩa, đặc điểm của các hoạt động ấy.
Kế thừa các thành tựu của các nhà Sử học,các nhà nghiên cứu, về vấn đề sự giúp đỡ của Nghệ An đối với cách mạng Lào, tác giả từ góc độ sử học tiếp tục trình bày một cách cụ thể hơn, vạch ra vị trí và ý nghĩa cũng như đặc điểm của hoạt động giúp đỡ của Nghệ An về mặt quân sự đối với cách mạng Lào.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
ã Trình bày các nhân tố thúc đẩy sự giúp đỡ của Nghệ An đối với cách mạng Lào .
ã Trình bày cụ thể các hoạt động giúp đõ về mặt quân sự của Nghệ an đối với cách mạng Lào trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
ã Rút ra vị trí ý nghĩa ,đặc điểm của những hoạt động giúp đỡ ấy.
4.Giới hạn và phương pháp nghiên cứu
4.1 Giới hạn
Đề tài nghiên cứu trong phạm vi sự giúp đỡ trên lĩnh vực quân sự của quân dân Nghệ An đối với cách mạng Lào trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975). Trong chừng mực nào đó đề tài đi sâu vào những hoạt động của lực lượng vũ trang Nghệ An ở khu vục Mường Mộc –Xiêng Khoảng vì đây là địa bàn hoạt động chủ yếu của lực lượng vũ trang Nghệ An.
4.2 Phương pháp
Tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic trong quá trình nghiên cứu.
5.Bố cục
Ngoài phần mở đầu, kết luận , tài liệu tham khảo đề tài chia làm ba chương:
Chương 1:Khái quát sự giúp đỡ của Nghệ An đối với cách mạng Lào trước 1954.
Chương 2: Hoạt động giúp đỡ về mặt quân sự của Nghệ An đối với cách mạng Lào( giai đoạn 1954-1975)
Chương 3: Vị trí, ý nghĩa và đăc điểm của các hoạt động giúp đỡ trên lĩnh vực quân sự của Nghệ An đối với cách mạng Lào.
Tài liệu tham khảo.
1. Ban chỉ huy quân sự huyện Kì Sơn, Lịch sử lực lượng vũ trang nhân dân huyện Kì Sơn (1961 – 2009), (Bản thảo lần thứ nhất), NXB Quân đội nhân dân, 2009.
2. Bộ quốc phòng - Viện lịch sử Quân sự Việt Nam, Lịch sử các đoàn 335, 766, 866 quân tình nguyện và 463, 565 chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào (1954 – 1975), NXB Quân đội nhân dân, 2006.
3. Lê Đình Chỉnh, Quan hệ đặc biệt hợp tác toàn diện Việt Nam – Lào trong giai đoạn 1954 – 2000, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007.
4. Lê Đình Chỉnh, Quan hệ Việt – Lào trong giai đoạn 1954 – 1975, Đại học Quốc gia Hà Nội - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội, 2000.
5. Đảng uỷ Bộ tham mưu quân khu IV, Lịch sử Bộ tham mưu Quân khu IV (1945 – 1975), NXB Quân đội nhân dân,1995.
6. Đoàn Minh Điền, Sự phối hợp chiến đấu giữa quân và dân Quân khu IV Việt Nam với quân và dân Trung Lào trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975), Đại học Vinh, 2004.
7. Trịnh Thị Ngọc Diệp, Hoàng thân Xuphanuvông với cách mạng Lào (1945 – 1975), Đại học Vinh, 2005.
8. Trương Thị Thu Hằng, Sự phối hợp chiến đấu giữa quân và dân Nghệ An – Xiêng Khoảng trong kháng chiến chống Mỹ, Đại học Vinh, 2006.
9. Huyện uỷ - Hội đồng nhân dân - Uỷ ban nhân dân huyện Kì Sơn, Đặc trưng văn hoá và truyền thống cách mạng các dân tộc ở Kì Sơn Nghệ An, NXB Chính trị Quốc gia, 5/1995.
10. Lịch sử quân tình nguyện Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp tại Lào (1945 – 1954), Bộ quốc phòng - Viện lịch sử quân sự Việt Nam, NXB Quân đội nhân dân, 2002.
11. Nghệ An - Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 – 1954), Thường vụ tỉnh uỷ - Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Nghệ An, 1997.
12. Nghệ An - Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975), Thường vụ tỉnh uỷ - Đảng uỷ - Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Nghệ An, 1995.
13. Những trận đánh của lực lượng vũ trang Quân khu IV (1945 – 1975), Tập XIII, Bộ tư lệnh Quân khu IV, NXB Quân đội nhân dân, 2005.
14. Lương Ninh (chủ biên), Lịch sử các quốc gia Đông Nam Á, Tập II, Lịch sử Lào, Trường Đại học sư phạm Hà Nội I, Hà Nội, 1991.
15. Vũ Dương Ninh (chủ biên), Một số chuyên đề lịch sử thế giới, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2001.
16. Nguyễn Quang Ngọc (chủ biên), Tiến trình Lịch sử Việt Nam, NXB Giáo dục, 2000.
17. Quân đội nhân dân Việt Nam - Đảng uỷ - Bộ tư lệnh Quân khu IV, Lịch sử công tác Đảng, công tác chính trị lực lượng vũ trang Quân khu IV, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2005.
18. Quân khu IV - L ịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 – 1954), NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1990.
19. Quân khu IV - Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975), NXB Quân đội nhân dân, H à Nội, 1994.
20. Trần Vũ Tài, Văn Ngọc Thành, Những đóng góp của Quân khu IV (Việt Nam) với chiến trường Lào trong kháng chiến chống M ỹ cứu nước (1954 – 1975) (trích trong tập “Việt Nam những chặng đường lịch sử 1954 – 1975; 1975 – 2000), NXB Giáo dục, 2005.
21. Tổng kết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp - Thắng lợi và bài học, Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh - trực thuộc Bộ chính trị, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996.
22. Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước - Thắng lợi và bài học, Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh - trực thuộc Bộ chính trị , NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, 1996.
23. Ninh Viết Giao (chủ biên), Nghệ An - Lịch sử và văn hoá, Hội nghị văn Nghệ dân gian Nghệ An, NXB Nghệ An.
24. Nguyễn Thị Hồng Vui, Quan hệ hợp tác Nghệ An ( Cộng hoà XHCN Việt Nam) - Hủa Phăn, Xiêng Khoảng và Bôlykhămxay ( Cộng hoà DCND Lào) trong việc giải quyết vấn đề biên giới, Đại học Vinh, 2005.
25. Quan hệ Việt – Lào, Lào – Việt, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993.
26. Một số website ( bổ sung sau).
91 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1881 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạt động giúp đỡ trên lĩnh vực quân sự của Nghệ An đối với cách mạng Lào trong kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tinh thần quốc tế cho cán bộ chiến sỹ và dân công.
Trên hướng đông Nậm Mộ ( Khu vực 10B) địch có 1 tiểu đoàn lực lượng đặc biệt đóng chốt ở Tham Nong, Phùng Mái, Tham Tạt, Mường Ngạt, Phu Ba Lang. Khoảng 80 lính địa phương phân tán trong dân các bản, các nương rẫy ở rải rác trong khu vực. Thủ đoạn của chúng là lợi dụng địa hình rừng núi, đảnh lẻ, cài mìn phối hợp với lực lượng không quân yểm trợ, tiếp tế.
Ngày 16/2/1969, ta nổ súng tiêu diệt hai cứ điểm ở Mường Ngạt và tham tạt nhổ được hai ổ phỉ quan trọng.
Trong lúc chiến dịch đang giành thắng lợi bước đầu, ngày 10 – 15/3/1969 đã diễn ra cuộc gặp gỡ giữa hai đoàn đại biểu lãnh đạo của hai tỉnh Nghệ An và Xiêng Khoảng tại Nghệ An. Hai bên đã nhất trí đánh giá kết quả năm 1968 và thống nhất mọi phương hướng, kế hoạch hợp tác toàn diện kể từ năm 1969 cả kinh tế, xã hội và an ninh quân sự trên tinh thần kết nghĩa anh em được phát triển lên một bước mới. Theo đó, Nghệ An giúp Xiêng Khoảng các mặt nông nghiệp, thuỷ lợi, lâm nghiệp, giao thông vận tải, thương nghiệp, y tế, giáo dục và một số vấn đề khác tạo điều kiện giúp vùng giải phóng Xiêng Khoảng phát triển toàn diện [12; 170].
Về quân sự- an ninh, hai bên hoàn toàn nhất trí với nhau về mọi phương án chiến đấu, xây dựng cơ sở, củng cố hành lang, mở rộng vùng giải phóng, cải thiện biên giới hữu nghị giữa hai tỉnh, tích cực chủ động tạo chuyển biến mới trên hướng Xiêng Khoảng – Bôlikhămxay.
Cuộc gặp gỡ giữa hai đoàn đại biểu hai tỉnh đã mở ra một bước ngoặt mới trong quan hệ giữa hai tỉnh. Kết quả đàm phàn đã được thực hiện ngay sau đó. Ban Miền Tây C của tỉnh được tăng cường để giúp uỷ ban hành chính tỉnh triển khai các nhiệm vụ giúp bạn về kinh tế - xã hội. Hàng trăm cán bộ các ngành, giáo viên, y bác sỹ, kỹ thuật viên có kinh nghiệm được điều động, giao nhiệm vụ vượt Trường Sơn giúp nhân dân các bộ tộc Xiêng Khoảng, xuống đến từng bản nhỏ, từng trạm, trại, từng cánh đồng nương rẫy. Cùng với đội ngũ chuyên gia là các đoàn xe cơ giới, thô sơ, thuyền mảng, gùi thồ chuyển sang Xiêng Khoảng các trang thiết bị, vật tư, hàng hoá, nhu yếu phẩm, lương thực, muối ăn, dầu thắp,…Tuy từ lâu giữa Nghệ An và Xiêng Khoảng đã có mối quan hệ hữu nghị anh em truyền thống nhưng kể từ năm 1969 trở đi mối quan hệ đó ngày càng phát triển về chất lượng, toàn diện hơn, đặc biệt sự giúp đỡ của Nghệ An về mặt quân sự đối với Xiêng Khoảng càng được đẩy mạnh.
Trên đà thắng lợi chiến dịch Mường Ngạt và nội dung cam kết của đoàn đại biểu Xiêng Khoảng và Nghệ An (10 – 15/3/1969), lực lượng vũ trang của Nghệ An vẫn đẩy mạnh tác chiến ở Mường Ngạt, bẻ gãy các đợt phản công của địch bằng cả lực lượng đặc biệt và không quân. Khi mùa mưa đến, chúng phải co về giữ khu vực Tây sông Nậm Mộ.
Đợt hoạt động mùa khô 1968 – 1969, quân và dân Nghệ An phối hợp với quân dân Xiêng Khoảng mở từ tháng 2 đến hết tháng 5 năm 1969 đã giành thắng lợi nhất định: 43 tên phỉ bị diệt, 22 tên khác bị thương, bắt 9 tên, thu phục 32 tên khác. Ta và bạn thu được 65 súng các loại, hơn 900 lựu đạn và mìn, giải phóng 500 dân khỏi ách kìm kẹp của địch. Trong đợt này, về yêu cầu tiêu diệt sinh lực địch thì còn thấp vì chưa bảo đảm được bí mật, bất ngờ, chưa đủ đảm bảo hậu cần để liên tục chiến đấu dài ngày trong rừng sâu núi thẳm, chưa có nhiều kinh nghiệm về cách đánh…Nhưng quan trọng nhất là ta và bạn đã phấn đấu xoá bỏ được một bộ phận sào huyệt phỉ ở đông Nậm Mộ.
Nhằm phát huy thắng lợi với quyết tâm tích cực, chủ động tiến công ta và bạn thống nhất mở tiếp các hoạt động quân sự vào mùa mưa năm 1960 “ không cho địch ngóc đầu dậy, đập tan ý định lấn chiếm lại của chúng, tích cực chuẩn bị chiến trường về mọi mặt cho mùa khô 1969 – 1970 [ 12;182].
Khu vực phía Tây sông Nậm Mộ cũng là vùng rừng núi bên tả ngạn sông, dân cư thưa thớt chủ yếu là người H’Mông, có một số bản người Lào Bùm ở ven sông. Nhưng ở đây có vùng Nậm Xoóng, Nậm Kiểu vốn là nơi tập trung đông dân hơn cả, lại là cửa ngõ đi sâu vào trung tâm huyện Mường Mộc, hang ổ đầu não của địch. Tại đây, qua nhiều năm chiếm đóng địch đã xây dựng được lực lượng phỉ khá mạnh, lập sân bay Nậm Kiểu, đặt một số kho tàng. Lực lượng chiếm đóng gồm có lính đặc biệt ( 1 tiểu đoàn BS), lính địa phương ( khoảng 3 đại đội AC) và lính bản ( khoảng 60 tên Maki). Dân bị xuyên tạc, mua chuộc theo địch, số cảm tình với cách mạng bị kìm kẹp nặng nề.
Chấp hành chỉ thị của trên, bạn và ta giao nhiệm vụ cho các lực lượng hiện có ở khu 10B “ vừa truy quét làm trong sạch địa bàn khu đông Nậm Mộ, vừa lợi dụng bất ngờ trong mùa mưa đánh phá cụm phỉ ở Nậm Kiểu, Nậm Xoóng là tiêủ đoàn 42(thuộc đại đội 1)(D42/C1), đại đội 211(C211) ( Tương Dương) và 15 chiến sỹ cán bộ của bạn, mang theo đủ súng đạn chiến đấu trong 10 ngày và lương khô, tự giải quyết mọi công tác bảo đảm chiến đấu. C1/D42 và đại đội 18(C18) đặc công làm lực lượng chủ yếu bảo vệ khu 10B và tuyến hậu cần tiền phương.
Trên cơ sở lực lượng hiện có đồng chí tiểu đoàn trưởng D2 lệnh cho C2/D42 được tăng cường C211(Tương Dương) làm lực lượng chủ yếu tiến công địch ở Nậm Kiểu, đại đội 3/ tiểu đoàn 42 đánh địch ở Nậm Xoóng, lực lượng của bạn được chia đều cho hai hướng, lấy ngày 8/6/1969 làm thời điểm nổ súng vào lúc 4h sáng.
Kết quả sau trận đánh ngày và đêm 8/6/1969, địch ở Nậm Kiểu và Nậm Xoóng bị tiêu hao, mất trận địa, tản ra rừng, không quân không chi viện được vì thời tiết xấu. Ta và bạn giữ điểm, lùng sục, truy quét làm binh vận và vận động quần chúng tuyên truyền ảnh hưởng cách mạng.
Tuy nhiên, khi lực lượng địch phục hồi trở lại, được không quân chi viện đã tổ chức phản công nhiều đợt liên tiếp từ 13 – 15/6 nhằm chiếm lại các cứ điểm đã mất. Các đơn vị D42 và C211 dũng cảm đánh trả phản kích của địch suốt 4 ngày đêm. Nhận thấy đợt hoạt động đã thành công các đơn vị được lệnh rời khỏi vị trí trở về căn cứ ở đông sông Nậm Mộ an toàn sau khi đã phá huỷ các kho tàng, công sự, lán trại, sân bay và những trang bị nặng không mang theo được.
Trong khi đó ở phía đông sông Nậm Mộ, nhiệm vụ làm trong sạch địa bàn đã được lực lượng vũ trang của ta thực hiện có hiệu quả. Ngày 9 tháng 6, một bộ phận của C1/ D42 phát hiện một toán địch đang di chuyển ở đông nam Mường Ngạt liền bố trí phục kích, đón đánh. Kết quả ta tiêu diệt được 7 tên, bắt sống 3 tên, thu toàn bộ vũ khí. Qua khai thác, chúng ta biết được đây là lực lượng thám báo số 102 được chỉ huy của chúng ở Mường Mộc phái đi trinh sát ở vùng giải phóng của ta. Ngày 11 tháng 6, một tổ đặc công C18 đi tuần tiễu gặp địch, ta tiến đánh buộc địch tháo chạy, thu được 3 súng.
Như vậy, đợt hoạt động mùa mưa 1969 đã hoàn thành những nhiệm vụ đặt ra. Tuy không giành dân, không mở rộng vùng giải phóng mới nhưng đã diệt được một bộ phận sinh lực quan trọng của địch, loại khỏi vùng chiến đấu 100 tên phỉ chủ yếu là lính đặc biệt Vàng Pao, thu nhiều đạn dược và quân dụng khác. Thành công nhất là ta đã bẻ gãy âm mưu lấn chiếm của địch sang khu 10B mới giải phóng, đánh trước uy hiếp vùng Nậm Xoóng- Nậm Kiểu, phát động được quần chúng. Bạn rất phấn khởi, tin tưởng khi thấy hoạt động có kết quả mà lực lượng ta và bạn đều bảo đảm an toàn trong điều kiện mùa mưa, đánh sâu vào lòng địch.
Cuối tháng 6/1969, Ban chỉ huy tỉnh đội quyết định cho lực lượng D42 và C18 về hậu phương củng cố, giao nhiệm vụ cho C7/D43 và C211 cùng lực lượng bạn bảo vệ vùng mới giải phóng chuẩn bị cho mùa khô tới.
Khi mùa khô trở lại trên chiến trường miền Tây, Nghệ An và Xiêng Khoảng đang khẩn trương chuẩn bị tiến công vào sào huyệt địch ở vùng tạm chiếm huyện Mường Mộc. Nhưng địch lại lao vào cuộc phiêu lưu quân sự mới. Đế quốc Mỹ lôi kéo quân đội Thái Lan tham gia cùng quân nguỵ Lào và lực lượng đặc biệt Vàng Pao tập trung 19 tiểu đoàn gồm 12000 quân Lào và 5000 lính Thái, được 5 đại đội máy bay Mỹ yểm trợ, 100 trực thăng cơ động và tiếp tế, dưới quyền của CIA, thông qua bộ chỉ huy hỗn hợp Mỹ - Thái – Vàng Pao mở cuộc hành quân lớn mang tên Cù Kiệt, mục đích tiến công lấn chiếm vùng căn cứ địa của bạn ở Cánh đồng Chum- Xiêng khoảng, chúng mở cuộc hành quân từ 20/8/1969 khi mùa mưa chưa kết thúc. Quân và dân Xiêng khoảng đứng trước thử thách quyết liệt.
Nghệ An lại dang rộng vòng tay giúp đỡ bạn trong lúc khó khăn, cam go. Nhận thấy tương quan lực lượng không cho phép đối diện trực tiếp với kẻ thù, Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào đã chỉ thị cho lực lượng kháng chiến Lào cùng với nhân dân tỉnh Xiêng Khoảng lui quân về các huyện Tương Dương, Con Cuông, Kỳ Sơn ( Nghệ An) để bảo toàn lực lượng và chờ thời cơ phản công trở lại. Như vậy, vấn đề tạm thời sơ tán nhân dân, một bộ phận cơ quan kho tàng của bạn trở thành cấp bách. Ngày 20/9/1969, Thường vụ tỉnh uỷ Nghệ An ra chỉ thị số 105/ TU gửi 3 huyện trên “ Coi đây là nhiệm vụ của tỉnh ta phải hết sức giúp đỡ bạn tạo điều kiện thuận lợi cho bạn tiếp tục đưa cách mạng tiến lên”. [ Chỉ thị của thường vụ; 102]. Tỉnh Nghệ An giúp hơn 1 vạn dân Xiêng Khoảng sơ tản về miền tây Nghệ An. Cuộc sơ tán rất lớn, khẩn trương nhưng được quân dân Nghệ An triển khai chu đáo, chia sẽ với bạn từng gian nhà sàn, từng típ xôi, từng viên thuốc, đùm bọc nhau trong khó khăn vì thắng lợi của cả hai dân tộc. Ngoài việc giúp nhân dân bạn tản cư, Nghệ An còn gửi một số đơn vị sang phối hợp chiến đấu và dân công sang phục vụ chiến trường.
Để hỗ trợ cho chiến dịch Cù Kiệt địch tổ chức hoạt động quân sự ở nhiều nơi, ở Trung Lào chúng đánh ra Mường Pìn.
Đầu tháng 9/1969, địch lấn chiếm sâu vào căn cứ của bạn, một cánh quân địch gồm 6 tiểu đoàn đặc biệt và 6 đại đội địa phương quân, 1 đại đội lính bản dùng trực thăng đổ quân chiếm đường 7B vừa bảo vệ sườn Nam của cánh quân khác, vừa đánh phá hành lang quan trọng này. Chúng chiếm điểm cao Sa Nọi, và Bonoksua, Phu Nam Pon, Phu Nam Khao Hu, Phu Khao Đai San dọc đường 7B đã bị địch đổ quân chiếm giữ. Trong đó Sa Nọi và Bonoksua là hiểm yếu nhất khống chế một vùng rộng lớn trên hành lang Huội Hằng ( Kỳ Sơn) đi Xiêng Khoảng. Địch ở Mường Mộc, trực tiếp là các cứ điểm Nậm Kiểu, Nậm Xoóng, Phư Ngưu ở tây sông Nậm Mộ trở thành hậu cứ của địch trên hành lang. Trước tình hình đó, tỉnh Nghệ An chấp hành chỉ thị của Bộ, Quân khu IV phối hợp với bạn đánh bại cuộc hành quân Cù Kiệt của địch đã sử dụng lực lượng của tỉnh đội và các đơn vị tình nguyện khác cùng bạn trực tiếp bảo vệ hành lang Huội Hằng – Xiêng Khoảng. Măt khác, vừa tiếp tục chuẩn bị để tấn công Mường Mộc khi có thời cơ nhưng trước mắt là chuyển các lực lượng của tỉnh sang hành lang, kiên quyết bảo vệ hành lang hoàn thành nhiệm vụ chung.
Ngày 12/9/1969, Ban chỉ huy mặt trận hành lang (mật hiệu : Đoàn 7) được thành lập do đồng chí Hoàng Quế làm chỉ huy trưởng. Lực lượng chiến đấu điều động tăng dần: lúc đầu tiểu đoàn 42, đại đội 211 từ Mường Ngạt sang hành lang; từ hậu phương Ban chỉ huy tỉnh đội tiếp tục điều động các lực lượng khác. Tháng 9/1969, tiểu đoàn 42 được lệnh hành quân đến mặt trận. Cuối năm 1969 bổ sung thêm đại đội 18 đặc công, đại đội 19 trinh sát. Tháng 1 – 1970 tăng cường tiếp tiểu đoàn 9 bộ binh thuộc trung đoàn 271 ( Quân khu IV), đại đội 212 huyện Kỳ Sơn, đại đội 52 cao xạ Tỉnh và 18000 dân công hoả tuyến phục vụ chiến đấu. Sau một thời gian ngắn chuẩn bị, 4/10 tiểu đoàn 43 tập kích cao đỉêm Sa Nọi, ta bị tiêu hao không đạt được mục đích đề ra. Tối 9/ 10 Tiểu đoàn 42 được lệnh tấn công Phu Nam Khao Hu nhưng cũng không hoàn thành nhiệm vụ. Nguyên nhân: Do lực lượng ở đây chưa nhận thức đúng nhiệm vụ bảo vệ hành lang, công tác chuẩn bị chưa tốt, chỉ huy còn bị phân tán vào việc tấn công Mường Mộc. Tình hình đã thay đổi sau khi có chỉ thị của Quân khu: “ Nhiệm vụ hành lang là cấp bách nhất, quan trọng nhất. Phải tập trung lực lượng bảo vệ hành lang. Nậm Xoóng có thể chậm lại, chuẩn bị khẩn trương, đánh chắc thắng.”
Tiểu đoàn 43 nhận lệnh chiếm Sa Nọi lần 2 vào đêm 28/10/1969. Trận đánh thắng lợi giòn giã, ta diệt 18 địch, làm chủ chiến trường và chuyển sang chốt giữ Sa Nọi. Trước sự phản kích bằng không quân và bộ binh của địch, chốt Sa Nọi vẫn được kiên cường giữ vững cho đến khi địch rút bỏ hành lang.
Mất Sa Nọi, địch ở Nam Khao Hu chuyển sang chiếm cao điểm Keo Hom. Chiến thắng Sa Nọi đã động viên tinh thần các chiến sỹ, lần này tiểu đoàn 42 được lệnh tập kích diệt địch. Lực lượng có thêm đại đội 17/ sư đoàn 312 phối hợp với tiểu đoàn 4 của lực lượng trung lập yêu nước Lào tấn công Keo Hom
( 11/11/1969). Sau 2h giao chiến, ta giành thắng lợi, diệt 108 tên trên tổng số 120 tên [ NA lịch sử kháng chiến…; 194].
Chiến thắng Sa Nọi, Keo Hom đã làm nức lòng chiến sỹ, cán bộ ta và bạn trên chiến trường, có thêm kinh nghiệm chiến đấu mới. Hành lang được cải thiện thêm một bước, sức ép của địch đối với hành lang giảm đi mặc dầu địch lồng lộn dùng không quân đánh phá thay cho bộ binh đang bị đánh đau.
Trung tuần tháng 11/1969 địch lại cố gắng tăng cường sức ép đối với hành lang đường số 7, dùng 4 tiểu đoàn chủ lực, 6 đại đội lính địa phương cùng với sự yểm trợ của không quân hòng chiếm lại các chốt ở Nam - Bắc hành lang. Từ Bản Khánh đến Huội Hằng, Nhẫn Khoá, địch rải bom xuống dày đặc, bắn điên cuồng vào các chốt của ta, các trọng điểm giao thông, hành lang lại bị suy yếu nặng nề.
Trước tình hình đó, Đảng uỷ Mặt trận Đoàn 7 chủ trương dùng phân đội nhỏ đánh địch liên tục. Ngoài chốt Sa Nọi phải tạo thêm một chốt mới ở điểm cao Bunôksưa để tăng thêm khả năng giữ an toàn hành lang, chuẩn bị đánh Nậm Xoóng phá hậu cứ của địch ở hành lang mở đường đánh sâu vào Mường Mộc, buộc địch phải đối phó với ta trên 2 hướng. Dự kiến trên đã được phê chuẩn, lực lượng có sự điều chỉnh như sau:
Đại đội 7 thuộc tiểu đoàn 43 thay cho đại đội 3 thuộc tiểu đoàn 43 đảm nhiệm chốt Sa Nọi, đại đội 6 thuộc tiểu đoàn 43 đảm nhiêm chốt Bunôksưa, đại đội 2 thuộc tiểu đoàn 42 làm lực lượng cơ động cho hành lang, đại đội 3 thuộc tiểu đoàn 43 làm dự bị, tiểu đoàn 42 cùng với đại đội 18 đặc công và đại đội 211 Tương Dương làm lực lượng tấn công Nậm Xoóng.
Các đơn vị triển khai nhiệm vụ. Sự xuất hiện của lực lượng ta ở chốt Bunôksưa ngay sau đó đã phát huy tác dụng, nhiều điểm chốt của địch nằm dưới tầm khống chế hoả lực của cán bộ chiến sĩ đại đội 6 tiểu đoàn 43. Sau khi dùng không quân đánh phá không có hiệu quả, địch lại quay sang sử dụng bộ binh tấn công vào các ngày 21/11, 3/12, 29/12 rất khốc liệt. Đặc biệt là trận đánh ngày 29/12, địch định dung cả bom napan đốt trụi đỉnh điểm cao, phóng từng loạt rốc két, từng tràng súng 20mm vào trận địa cho bộ binh chúng xông lên khiến lực lượng của ta bi thương vong cao. Nhưng các chiến sỹ vẫn dũng cảm chiến đáu cho đến khi lực lượng tiếp viện đánh bật địch ra khỏi chốt.
Cùng với các trận đánh giữ chốt là là những trận nhỏ lẻ khác ở khắp hành lang vẫn diễn ra quyết liệt: tiểu đoàn 42 liên tục tập kích vào quân địch ở Mường Mu, đồi ĐK; tiểu đoàn 43 truy kích địch đến tận Phu Sam Sao; du kích Nam Pong bắn tỉa diệt được 26 địch…Địch bị tiêu hao, giảm sức chiến đấu, tinh thần hoang mang, co lại dần.
Đến đầu thnág 1/1970, tình hình hành lang tiếp tục được cải thiện, địch không dám hung hăng như trước, các đơn vị của ta vừa chiến đấu, vừa có điều kiện củng cố nhanh tuyến hậu cần. Được chiến thắng động viên, các đoàn dân công đồng loạt phát động phong trào “vai thêm cân, chân thêm bước, xông lên phía trước tiêu diệt quân thù”. Lực lượng dân công đã góp một phần không nhỏ làm nên những chiến thắng của các chiến sỹ trên mặt trận.
Trên hướng sông Nậm Mộ, qua trinh sát chúng ta phát hiện địch ở đây đang dồn ra hành lang, vùng Nậm Xoóng, Nậm Kiểu bị sơ hở, Ban chỉ huy đoàn 7 chớp thời cơ có lợi kiên quyết tiến công chiếm khu vực này. Bằng cuộc tập kích chớp nhoáng vào rạng sáng ngày 30/12/1969 tiểu đoàn 42 đã chiếm xong Nậm Xoóng. Tiếp đến rạng ngày 1/1/1970, ta bao vây Phu Ngưu, đại đội 211 giữ được 245 dân không để cho địch đưa đi khi chúng rút chạy, thu phục được 25 phỉ. Ngày 15/1/1970, đại đội 18 đặc công phối hợp với tiểu đoàn 42 tấn công Nậm Kiểu, ta chiếm được cao điểm 2039 - một điểm chốt quan trọng trên con đường độc đạo vào trung tâm Mường Mộc.
Như vậy, từ ngày 30/12/1969 – 29/1/1970, cả bạn và ta phối hợp chặt chẽ chiến đâú diệt được 87 tên phỉ, gọi hàng 26 tên, thu nhiều vũ khí, giải phóng hơn 600 dân, đập tan cụm phỉ, tuyến sông Nậm Mộ bị ta chiếm, trung tâm phỉ ở Mường Mộc bị uy hiếp, địch mất căn cứ ở hành lang, một vùng giải phong nối với Mường Ngàn, Mường Ngạt được hình thành.
Hành lang được giải toả, bàn đạp Nậm Xoóng đã chiếm được, cửa ngõ vào trung tâm được mỏ, địch lúng túng đối phó với ta cả trước và sau. Ban chỉ huy đoàn 7 chủ trương nhân đà thắng lợi, tranh thủ bất ngờ, liên tục tiến công, thọc sâu vào hành lang ở đầu não của quân phỉ, giải phóng tiếp khu trung tâm Mường Mộc, làm chủ vùng rẻo cao xung yếu này. Ta đang vào tết Canh Tuất (5/2/1970), lực lượng dân công được về tết gần hết, bạn còn do dự nhưng ban chỉ huy đoàn 7 vẫn quyết định “đói cũng đánh, vừa đánh vừa lấy của địch mà ăn và trang bị, mở đường vào tận sào huyệt địch mà đánh, thọc sâu đánh mạnh, ăn tết Quang Trung”[12;198]. Chính uỷ mặt trận Phạm Hoàng Thái đích thân băng rừng lội suối từ hành lang về sông Nậm Mộ, trực tiếp lãnh đạo chỉ huy thay đồng chí Hoàng Quế về tỉnh đội báo cáo.
Vật lộn với núi cao, rừng thẳm, giá rét ban đêm, tìm lá rừng chữa cúm, đói mệt lả người, nhưng với ý chí “quyết chiến quyết thắng vì nhân dân bạn anh em”, tiểu đoàn 42 và đại đội 18 đặc công đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. 10/12/1970, ta nổ súng tấn công địch. Đặc công đánh lượt, bộ binh vây diệt, tảo trừ, 9giờ sáng ta làm chủ trung tâm Mường Mộc, diệt tại chỗ 38 tên(1 cố vấn Mỹ), giải phóng hơn 1000 dân, thu toàn bộ vũ khí kho tàng còn nguyên vẹn, tàn quân địch chạy dạt về rừng núi Nakum – Pulom, chúng chỉ kịp phản ứng lại bằng cách cho không quân oanh tạc 50 lần/ngày cho đến 12/2/1970 nhưng rồi cũng đnàh bỏ cuộc.
Mường Mộc được giải phóng đến ngay cả quân thù cũng phải sửng sốt và không thể giải thích nổi, vì đây là một vùng hiểm trở, chúng đã dày công xây dựng từ lâu, bảo vệ cẩn mật, xảo quyệt (căn cứ này lớn thứ 2 sau trung tâm của Vàng Pao ở Sảm Thông – Long Chẹng). Ngày 11/2/1970 báo đài ta đưa tin “quân và dân Xiêng Khoảng thắng lớn, huyện Mường Mộc được giải phóng”. Hậu phương nức lòng, bạn vui mừng tin tưỏng. Mường Mộc được giải phóng, một ổ phỉ lợi hại nhất ở Đông Nam Xiêng Khoảng được mở.[12;199].
Cũng trong thời gian này, trên hướng Bắc Xiêng Khoảng, bạn hạ quyết tâm phản công giải phóng cánh đồng Chum – Xiêng Khoảng. Trận phản công lớn của bạn diễn ra từ đêm 10/2/1970 – 21/2/1970 quét sạch địch ra khỏi căn cứ địa. Địch rút hất khỏi hành lang Huội Hằng – Xiêng Khoảng. Cuộc hành quân “Cù Kiệt” - sản phẩm của CIA bị thất bại hoàn toàn, chúng không những không thực hiện được gỡ danh dự mà còn mất thêm danh dự, đánh dấu một mùa khô cả ta và bạn giành thắng lợi lớn.
Đánh giá về ý nghĩa chiến thắng mùa khô 1969 – 1970, trong phiên họp ngày 20/2/1970, Ban chỉ huy tỉnh Đảng bộ Nghệ An kết luận: “Là tỉnh kết nghĩa với Xiêng Khoảng, bây giờ là tiền tuyến trực tiếp của Nghệ An, nơi rèn luyện thủe thách trực tiếp cho lực lượng vũ trang Nghệ An, nơi đọ sức quyết liệt sau khi đánh thắng chiến tranh phá hoại 4 năm trước. nằm trong hướng chiến lược của bộ, trên chiến trường Bắc Lào, được sự chỉ đạo, hỗ trợ, cổ vũ do các chiến thắng của bạn và ta tạo ra, dựa vào thế mạnh chung của toàn mặt trận, được quân khu trực tiếp chỉ đạo, tạo ra thời cơ trực tiếp có lợi để vừa hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ hành lang góp phần đánh bại ý đồ tấn công lấn chiếm của địch vào căn cứ địa cách mạng của ban, vừa nhân đà thắng lợi mà quét sạch các ổ phỉ, dành và giữ dân, mở thêm vùng giải phóng mới”.
Cùng với quân khu IV và quân dân Trung - Hạ Lào, quân dân Nghệ An đã góp phần vào những thắng lợi lớn đầu năm 1970: góp phần đập tan chiến dịch Cù Kiệt của địch, giải phóng 3 thị xã( Xaravan, Atôpư, Pạcxàn), thị trấn Mường Pìn…., đập tan nhiều cụm phỉ, tiêu hao sinh lực địch, thu và huỷ nhiều phương tiện chiến tranh, góp phần đẩy địch vào thế bị động, mặt khác góp phần mở rộng vùng giải phóng cho bạn.
Ngày 20/6/1970, quân uỷ trung ương nhận định: Từ khi Lonnon nắm chính quyền ở Camphuchia, cảng Xihanucvin bị khóa chặt, Mỹ huy động sức mạng tổng hợp để chặn cắt bằng được tuyến vận tải 559, hướng tấn công là đường 9-Nam Lào. Do đó bộ tư lệnh 559, sư đoàn 968, đoàn 565, mặt trận 135 phải sẵn sàng đập tan mọi âm mưu của kẻ thù, giữ vững hành lang, nối liền mạch máu từ hành lang ra chiến trường. Chiến dịch phản công đường 9-Nam Lào được chuẩn bị: quân khu IV đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp sức người sức của, chuẩn bị chiến trường, cùng bộ tham mưu thực hiện tác chiến. Đồng thời nhiệm vụ ở mặt trận phía Tây và Trung Lào là vẫn tiếp tục phối hợp với bạn bảo vệ vùng giải phóng, tiểu phỉ, chiến đấu để tiêu hao sinh lực địch, thu hút, giam chân một bộ phận lực lượng của chúng để hỗ trợ cho chiến dịch phản công đường 9 – Nam Lào của ta.
Thực hiên chủ trương ấy, mặc dù nhiệm vụ hậu phương là rất nặng nề, nhưng nghĩa vụ của Nghệ An với nhân dân Xiêng Khoảng vẫn được coi trọng, được quân dân Nghệ An hoàn thành xuất sắc. Ở Mường Mộc, địch khi đã phục hồi lưch lượng, lợi dụng mùa mưa tổ chức lấn chiếm khu trung tâm Mường Mộc, đến cuối mùa mưa năm 1970 thì một số điểm như Cò Hãy, Tung Xin, Tham Pợ ở ngoại vi đã bị địch chiếm lại. Trước tình hành ấy ban chỉ huy quân sự tỉnh đã khôi phục lại đoàn 7, do đồng chí Đặng Ngọc Ba làm chỉ huy trưởng, Được quân khu tăng cường thêm đại đội 3 đặc công, ban chỉ huy đoàn 7 đến chiến trường triển khai nhiệm vụ.
Ngày 21/11/1970, lực lượng của tiểu đoàn 42, đại đội 3 thuộc tỉnh đoàn 31 nổ súng tấn công địch ở những vị trí bị chúng lấn chiếm, diệt 135 tên, bắt 3 tên thu nhiều nhiều vũ khí , các lực lượng của ta khôi phục lại giải phóng đã bị lấn chiếm, chốt giữ các yếu điểm quan trọng chuẩn bị chiến trường để tiếp tục tiến công.
Đầu năm 1971, đúng như dự đoán của ta, ngày 31/1/1971, địch mở chiến dịch Lam Sơn 719 nhằm cắt ngang chiến trường Đông Dương, thực hiện mưu đồ chặt đầu, khoá đuôi tuyến vận tải chiến lược của ta. Nhưng âm mưu ấy đã bị lực lượng của ta đập tan. Cay cú, chúng lại mở các chiến dịch phản công ở cánh đồng Chum – Xiêng Khoảng nhằm tìm kiếm một thắng lợi quân sự để gây sức ép với Pathet Lào.
Trong tình hình đó, quân địch ở Mường Nham – Xiêng Khoảng lại ngóc đầu dậy hoạt động mạnh. Mường Nham là một thung lũng cách trung tâm Mường Mộc 22km về phía Tây – Tây Bắc, nguyên là tuyến ngoại vi của Mường Mộc, do tiểu đoàn đặc biệt BS 226 chiếm giữ, chúng có cả sân bay, kho tàng, cố vấn Mỹ chỉ huy, nó có nhiệm vụ chốt giữ, ngăn chặn ta tiến về phía Tây, chuẩn bị địa bàn để tổ chức chiếm lại những vị trí đã mất.
Theo đề nghị của bạn, quân khu IV và tỉnh đội Nghệ An đã chỉ đạo đoàn 7 tiêu diệt cụm phỉ này. Lực lượng của Nghệ An có tiểu đoàn 43, tiểu đoàn 31 đặc công của quân khu, 300 dân công hoả tuyến phục vụ chiến dịch. Bạn và ta khắc phục nhiều khó khăn để chuẩn bị chiến trường, tập kết lực lượng. Ngày 2/4/1970, ta nổ súng tấn công, sau một ngày chiến đấu căn cứ BS226 bị san phẳng, các điểm bảo vệ ngoại vi đã bị phá huỷ hoàn toàn. Trong đợt tiến công Mường Nham lần 1 này, các lực lượng bạn và ta đã chủ động đánh ra phía trước để bảo vệ vùng Mường Mộc, diệt 183 tên, bắt 3, thu nhận 2 hàng binh, gây thiệt hại nặng nề cho BS226, giải phóng và đưa về phía sau 600 dân. Các lực lượng tham chiến ở Mường Nham đã hoàn thành tốt nhiệm vụ ban chỉ huy quân sự Nghệ An giao “triệt phá căn cứ phỉ BS226, tích cực bảo vệ vùng giải phóng, uy hiếp hậu cứ địch ở Pulom, phá trước âm mưu lấn chiếm của địch ra vùng giải phóng của bạn trong mùa mưa tới, giải phóng dân bị khống chế, phối hợp với chiến trường Lào. Trong các thắng lợi của cách mạng Lào vào mùa khô 1970 – 1971 có sự đóng góp của quân và dân Nghệ An bằng chiến thắng Mường Nham”.
Ở vùng giải phóng, Nghệ An đã đem các chuyên gia của nganh nông nghiệp, thương nghiệp, giáo dục, y tế giúp bạn xây dựng vùng giải phóng, tổ chức dân quân du kích để bảo vệ vùng giải phóng. Tháng 9/1971, ta để lai Mường MỘc tiểu đoàn 43, đại đội 221, đại đội 18 đặc công và đội công tác cơ sở để giúp bạn, chuẩn bị mùa khô 1971 – 1972, các đơn vị còn lại trở về phía sau củng cố.
Quân và dân Nghệ An đã nỗ lực trên mọi nhiệm vụ nặng nề, phức tạp trong năm 1971, năm thứ tư có hoà bình tương đối, không những làm trọn nghĩa vụ hậu phương đối với Miền Nam mà còn vẹn nghĩa trọn tình với nhân dân Lào anh em. Đó là những nhân tố quan trọng để đưa Nghệ An bước vào năm mới với nhiều thử thách quyết liệt hơn song chắc chắn thắng lợi cũng vẻ vang hơn.
Từ 18/12/1971 – 5/4/1972, chiến dịch phản công ở cánh đồng Chum – Xiêng Khoảng diễn ra và giành thắng lợi.
Trước sự phát triển của cuộc kháng chiến, để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng nhằm đưa cuộc kháng chiến của nhân dân Lào đi đến thắng lợi, tháng 2/1972 Đại hội Đảng Nhân dân Lào được tiến hành. Đại hội đã đề ra nhiệm vụ chiến lược: đoàn kết dân tộc đánh đổ bọn đế quốc xâm lược, tư sản mại bản và giai cấp phong kiến, hoàn thnàh cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đưa nước Lào tiến lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng nước Lào hoà bình, dân chủ, độc lập thống nhất và thịnh vượng..[6;111]. Đây là sự kiện chính trị trọng địa đối với cuộc kháng chiến của nhân dân bạn.
Cũng đầu 1972, Hội nghi lần thứ 17 của trung ương Đảng bạn được tiến hành. Hội nghị chủ trương: phát huy thế thuận lợi, chủ động và khẩn trương đẩy mạnh mọi mặt hoạt động và xây dựng tạo thời cơ và tranh thủ thời cơ giành thắng lợi to lớn hơn, làm chuyển biến mạnh mẽ cục diện cuộc chiến tranh ở Lào hoàn toàn có lợi cho cách mạng.
Về phía ta, nghị quyết Quân uỷ trung ương tháng 2/1972 cũng chỉ rõ về việc thực hiện nghĩa vụ quốc tế đối với cách mạng Lào: phải phối hợp với bạn thật tốt trong nhiệm vụ tác chiến xây dựng lực lượng và củng cố vùng giải phóng, cùng nhau tạo nên những đợt hoạt động nhịp nhàng, tiến công địch đồng đều, đồng thời giành thắng lợi to lớn.
Chấp hành nghi quyết của Quân uỷ trung ương, phương châm giúp bạn cũng tự giúp mình, quân dân Nghệ An bên cạnh nỗ lực đánh bại chiến tranh phá hoại lần thứ 2 của đế quốc Mỹ, góp phần vào thắng lợi của cuộc tiến công chiến lược trên chiến trường Miền Nam, mặt khác vẫn tiếp tục đẩy mạnh giúp quân dân Xiêng Khoảng anh em trong năm 1972. Suốt mùa mưa năm 1972 tại khu vực Mường Mộc, tiểu đoàn phỉ BS226 đã lấn chiếm lại các căn cứ Mường Nham và Bản Nam – Tha Si. BS226 vẫn chiếm vùng Nậm Heo – Phu Lom Ne Kun. Nhưng quân số thiếu hụt, nội bộ mâu thuẫn, tiếp tế khó khăn nên các lực luợng phỉ ở đây không hoạt động gì đáng kể. Trong khi đó bạn và ta đang thắng lớn trong chiến dịch phòng ngự cánh đồng Chum – Xiêng Khoảng (từ 21/5 – 15/11/1972).
Để phát huy thắng lợi chiến dịch, Bộ đã giao nhiệm vụ cho quân khu IV cùng bạn mở cuộc tiến công vào Trung Lào trên địa bàn tỉnh Khăm Muộn theo trục đường 12 lấy tên chiến dịch 972 do lực lượng quân khu đảm nhiệm, do thường vụ quân khu uỷ - bộ tư lệnh quân khu IV trực tiếp chỉ đạo chỉ huy. Để phối hợp với đường 12, quân khu chỉ thị 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh mở mặt trận 872 trên đường 8 do lực lượng Hà Tĩnh phụ trách và mặt trận 772 trên khu vực Mường Mộc do lực lượng Nghệ An đảm nhiệm.
Chấp hành kế hoạch của quân khu IV, 7/10/1972 thường vụ Đảng uỷ quân sự tỉnh họp và nhận định: tình hình địch sa sút, hoang mang đã có ý muốn liên lạc với ta, nhân dân bạn ngày càng tin tưởng, lực lượng ta phát triển mạnh. Hội nghị nêu quyết tâm tiêu diệt các cao điểm, giữ đất giành dân, củng cố cơ sở, xây dựng và củng cố vùng giải phóng Mường Mộc, phát triển các mặt kinh tế - văn hoá – xã hội…vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ sở. Hội nghị xác định phương châm: mạnh bạo, kiên quyết, mưu trí, linh hoạt, chắc thắng và cảnh giác, đánh sâu , hiểm chắc, nhanh với lực lượng nhỏ, tinh nhuệ bằng hiệu suất binh khí kĩ thuật có trong tay. Chủ động đoàn kết hiệp đồng chặt chẽ với các lực lượng tại chỗ với bạn tranh thủ yếu tố bí mật bất ngờ, chắc thắng, thắng trận đầu giòn giã. Phải vận dụng linh hoạt các hình thức chiến thuật, tích cực đánh tiêu diệt đi đôi với binh vận, xây dựng cơ sở[ddmdd ; 118]. Hội nghị quyết định thành lập ban chỉ huy Mặt trân 772 do đồng chí Trần Ngọc Ninh làm chỉ huy trưởng, lực luợng tham gia gồm tiểu đoàn 43, tiểu đoàn 40 và một số đại đội binh chủng, đại đội 211 của Tương Dương và 1000 dân công hoả tuyến cùng phối hợp với quân và dân huyện Mường Mộc quét sạch phỉ còn lại ở Mường Mộc, uy hiếp đường 13 và tỉnh Viên Chăn ở phía Tây, phá triệt để phỉ ở Mường Nham, Bản Nam – Tha Si vào đầu mùa mưa 1972 – 1973, sau đó là căn cứ phỉ Ở Nam Heo – Na kun.
Cả bạn và ta lại bước vào mùa khô kề vai chiến đấu. Đại đội trưởng Bút Đi cùng đai đội 125 bộ đội Mường Mộc đã cùng cán bộ chiến sỹ tiểu đoàn 43, đại đội 18 đặc công lặn lội chuẩn bị chiến trường ở Mường Nham.
Ngày 26/10/1972 trận tiến công BS226 ở Mường Nham mở đầu từ 3h 35 phút sáng. Đến 9h sáng ta làm chủ hoàn toàn căn cứ địch ở Mường Nham, diệt và bắt tại chỗ 25 tên địch, giải phóng hơn 200 dân. Quân địch ở Bản Nam – Tha Si dao động tháo chạy, ta chiếm lĩnh căn cứ, bố trí lực lượng, biến căn cứ địch thành điểm chốt của ta, bảo vệ vùng mới giải phóng, kiên quyết không để cho chúng chiếm lại vùng này và vùng Mường Nham.
Liên tục tiến công địch, rạng sáng ngày 19/12/1972, các lực lượng của bạn và của Mặt trận 772 đã thọc sâu vào căn cứ Nậm Heo do 1 tiểu đoàn BS 225 chiếm giữ và cứ điểm vòng ngoài của địch ở Na kun – Phu lom. Toàn bộ hang ổ của BS225 và sở chỉ huy GM25 của lực lượng đặc biệt Vàng Pao ở đây bị phá tung. Kết quả 75 tên bị diệt, trong đó có tên trung tá chỉ huy GM25 và tên đại uý – tiểu đoàn phó BS225. Toàn bộ căn cứ phỉ vòng ngoài bị ta phà huỷ, 140 dân phần lớn là vợ con lính phỉ được bạn đưa về phía sau.
Từ đó cho đến hết mùa khô 1972, 1973 ta và bạn củng cố vùng giải phóng chặn đánh một số tàn quân địch ở Bom Luật, Chiêng Xa Lỳ; mặt trận 772 đã phối hợp chặt chẽ với chiến dịch 972 của quân khu đang giành thắng lợi trên đường 12, uy hiếp thị xã Thà Khẹt. Huyện Mường Mộc được giải phóng hoàn toàn. Một vùng rộng lớn phía Đông đường 13 từ tỉnh Xiêng Khoảng đến tỉnh Bôlikhămxay được giải phóng, nối thông với nhau thành hành lang Bắc – Nam Lào rộng lớn.
Mặt trận 772 góp công cùng mặt trận 972, 872 làm nên những chiến công vẻ vang: đầu năm 1973 cả 3 mặt trận đánh 280 trận lớn nhỏ, diệt 2833 tên, thu hút và giam chân một lực lượng quan trọng quân nguỵ Viên Chăn, buộc chúng phải đem một lục luợng phòng thủ Thà Khẹt và khu vực xung quanh một lực lượng thường xuyên 8 – 12 tiểu đoàn, tạo điều kiện thuận lợi cho các mặt trận khác giành thắng lợi. Lực lượng tình nguyện còn phối hợp với bạn quét sạch địch và bọn phản loạn trong vùng giải phóng cũ, mở thêm vùng giải phóng mới ở khu vực đồng bằng đông dân, nhiều của dọc theo đường 13 với số dân trên 70000 người. Về phần mình, các chiến sỹ trên mặt trận vượt qua mọi gian khổ, tổn thất để hoàn thành nhiệm vụ.
Trong những ngày cuối năm 1972 - đầu năm 1973, cuộc đấu tranh của nhân dân Đông Dương diễn ra quyết liệt hơn bao giờ hết trên các mặt trận quân sự -chính trị - ngoại giao. Ở Miền Nam, Việt Nam hoá chiến tranh bị phá sản, ở Lào quân nguỵ Viên Chăn cũng chịu chung số phận. Trên mặt trận chính tri - ngoại giao ở Pari và trên vũ đài chính trị ở Lào, ta và bạn dồn chúng đến tận chân tường. Cuối 1972, Nichxơn cho không quân oanh tạc Hà Nội, Hải Phòng,..nhằm đưa miền Bắc Việt Nam trở về thời kỳ đồ đá. Song bằng trận Điện Biên Phủ trên không, quân và dân miền Bắc đã làm nên những chiến thắng vẻ vang, canh bạc cuối cùng của Nichxơn bị phá sản. Đế quốc Mỹ buộc phải kí hiệp định Pari (27/1/1973) công nhận độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam và rút quân không điều kiện về nước. Đó là thời cơ thuận lợi để ta tiến hành thống nhất đất nước. Tình hình Việt Nam đã tác động đến cục diện chiến trường Lào, có lợi cho cách mạng Lào, lực lượng phái hữu phải chấp nhận các giải pháp của Mặt trận Neo Lào Hắc Xạt và ngồi vào bàn đàm phán với Pathet Lào với thế bị cô lập, đi xuống.
Để hỗ trợ cho bàn đàm phán, cứu vãn thế thua, địch liên tục mở các chiến dịch quân sự để tìm kiếm một chiến thắng trước khi kí hiệp định, giải quyết vấn đề Lào có lợi cho chúng. Theo đó, Mỹ dùng không quân yểm trợ đắc lực cho lực luợng phái hữu Viên Chăn và lực lượng đặc biệt Vàng Pao mở các cuộc hành quân lấn chiếm vùng giải phóng, hòng giành thêm đất, thêm dân trước khi hiệp định được kí, đồng thời nhằm tăng sức ép buộc Pathet Lào phải nhân nhượng.
Nắm được âm mưu, thủ đoạn mới của địch, bộ tư lệnh quân khu IV đã chỉ đạo cho bộ chỉ huy quân sự Nghệ An lệnh cho bộ tư lệnh mặt trận đoàn 772 ngừng kế hoạch tấn công đánh chiếm Nậm Heo để chuyển sang đánh các cuộc hành quân lấn chiếm của địch, kiên quyết không để một tấc đất nào của vùng giải phóng bị địch lấn chiếm.
Đầu tháng 1/1973, địch tập trung đánh chiếm một số vùng giải phóng, trứoc mắt là cứ điểm Phù Heo. Nếu chiếm giữ được Phù Heo sẽ khống chế hoàn toàn vùng Mường Nham thuộc huyện Mường Mộc tỉnh Xiêng Khoảng - một căn cứ kháng chiến lâu năm của Pathet Lào.
Tại đây, trận đánh đã diễn ra quyết liệt, lực lượng của ta chủ yếu là tiểu đoàn 43 đoàn 772, ta và địch giành nhau từng triền núi, hốc đá tai mèo. Kết quả: khi được tăng cường thêm lực lượng, ngày 21/1/1973 ta đánh bật địch ra khỏi Phù Heo, tổ chức chốt giữ, đánh tan các cuộc phản kích của chúng, buộc chúng phải rút về Nakum cho đến khi có hiệp định ngừng bắn.
Với thời gian 2 tháng trước khi hiệp định về Lào được kí kết, lực lượng vũ trang Nghệ An làm nhiệm vụ trên chiến trường Lào đã đánh 25 trận lớn, nhỏ, diệt và bắt trên 350 tên địch, giành lại được 52 hộ dân với 373 nhân khẩu và giữ được 374 hộ khác với 2597 khẩu ở lại vùng giải phóng, giải phóng hoàn toàn huyện Mường Mộc và mở rộng thêm vùng Tha Si, Bảo Man nối liền vùng giải phóng thuộc 2 tỉnh: Xiêng Khoảng và Bôlikhămxay. Các thôn bản ở vùng giải phóng( cũ và mới) được xây dựng, củng cố và phát triển tiến bộ về nhiều mặt, tạo cơ sở thuận lợi cho cách mạng bạn ở Mường Mộc phát triển và nhân dân các bộ tộc trong vùng ngày càng thêm tin tưởngvào sự tất thắng của cách mạng.
Trước sự thất bại của nguỵ Sài Gòn, nguỵ Viên Chăn và sự lớn mạnh của cách mạng 3 nước ở Đông Dương, ngày 21/2/1973 phái hữu phải kí hiệp định Viên Chăn về việc lập lại hoà bình ở Lào. Ngày 24/2/1973, lệnh ngừng bắn được ban hành trên toàn quốc. Hiệp định Viên Chăn được kí kết là một thắng lợi quyết định của quân và dân Lào, đánh dấu bước trưởng thành lớn mạnh của cách mạng Lào, mở ra triển vọng để quân và dân Lào tiến lên giành thắng lợi to lớn hơn nữa.
Như vậy, giai đoạn 1969 – 1973, chứng kiến tình cảm keo sơn gắn bó giữa hai dân tộc Việt – Lào, biểu hiện cụ thể sinh động bằng quan hệ kết nghĩa Nghệ An – Xiêng Khoảng. Đúng như đồng chí Nguyễn Bình Sơn khẳng định: “có sống qua hoạn nạn chiến tranh mới hiểu hết tình nghĩa Lào - Việt”.
*nhận xét.
2.4. Giai đoạn 1973 – 1975.
Thắng lợi của hiệp định Pari đã mở ra thời cơ mới cho dân tộc ta hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thống nhất nước nhà. Miền Bắc có điều kiện hoà bình để tiếp tục công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, dốc lòng vì miền Nam ruột thịt.
Đối với cách mạng bạn, sau hiệp định Viên Chăn(1973), cách mạng Lào đã chuyển từ đáu tranh vũ trang sang đấu tranh chính trị. Đảng Nhân dân cách mạng Lào đề ra chủ trương phát huy thế cách mạng tiến công, không ngừng củng cố và tăng cường lực lượng cách mạng về mọi mặt, liên tục đấu tranh trên các mặt trận: chính trị, pháp lý, ngoại giao, cô lập đế quốc và bọn tay sai cực hữư, đánh bại từng bước chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ, tiến lên đánh bại chúng hoàn toàn.
Để tạo điều kiện cho cách mạng Lào phát triển phù hợp với đặc điểm và tình hình mới, đồng thời chấp hành nghiêm chỉnh các điều khoản của hiệp định Viên Chăn, quân uỷ trung ương Việt Nam đã ra nghị quyết (2/3/1973) tích cực giúp Lào bảo vệ giữ vững vùng giải phóng, giữ vững những thắng lợi đã giành được. Nghi quyết có đoạn: “Ta tích cực giúp bạn bảo vệ giữ vững vùng giải phóng, giữ vững những thắng lợi đã giành được, củng cố xây dựng phát triển lực lượng vũ trang về mọi mặt, ta cần để lại một bộ phận quân tình nguyện, chuyên gia dưới các hình thức danh nghĩa thích hợp với tình hình chính trị mới.
Đáp ứng Nghị quyết của quân uỷ trung ương, Đảng uỷ quân sự tỉnh Nghệ An trong phiên họp từ 22 – 24/3/1973 đã đề ra nhiệm vụ cho các lực lượng tác chiến ở Lào là: tích cực xây dựng cơ sở lâu dài trên đất bạn, đẩy mạnh sản xuất, chăn nuôi tại chỗ, có hậu cứ với quy mô vừa và nhỏ để bám trụ lâu dài; chuyển bộ đội hoạt động ở Lào thành quân tình nguyện; tiếp tục giáo dục chính trị tư tưởng làm cho mọi người có sự nhất quán trong quan điểm về trách nhiệm và nghĩa vụ quốc tế vẻ vang để tự giác xác định bám trụ lâu dài trên đất bạn.
Sau khi được bổ sung đủ quân số, tăng cường thêm cán bộ, cung cấp đủ vũ khí trang bị, vận chuyển đủ cơ số hậu cần, tháng 3/1973 tiểu đoàn 43 đã làm lễ chuyển thành quân tình nguyện ở Lào. Sau buổi lễ tiểu đoàn bắt tay ngay vào nhiệm vụ mới, điều chỉnh bố trí lại thế đứng: đại đội 5 ở Exanh, đại đội 6 ở Thasi, Xămbum, Cồ Hảy, đại đội 7 từ Nậm Dền đến Bản Lay, tiểu đoàn bộ ở khu sân bay Mường Mộc. Điều chỉnh xong đội hình, các đại đội khẩn trương tiến hành công tác hợp đồng cùng lực lượng của bạn bám sát cơ sở tuyên truyền, vận động làm cho quần chúng nhân dân hiểu rõ ý nghĩa thắng lợi của hiệp định Viên Chăn để kiên quyết bảo vệ, đấu tranh không cho địch vi phạm hiệp định, giữ vững vùng giải phóng. Mặt khác, tiểu đoàn phối hợp với các đơn vị của bạn liên tiếp mở các cuộc truy quét thổ phỉ, làm sạch địa bàn. Trong năm 1973, tỉnh đoàn đã tổ chức 28 đợt truy quét dài ngày, diệt 266 tên, bắt 25 tên, vận động nhân dân nộp 125 súng các loại. Vừa chiến đấu giỏi, tiểu đoàn cũng vừa xây dựng bản thân vững toàn diện.
Ở tuyến sau của tiểu đoàn 43 là tiểu đoàn 40, ngoài nhiệm vụ chốt giữ bảo vệ mục tiêu đã tham gia lao động mở đường, xây dựng kho tàng, vận chuyển lương thực, thực phẩm cung câp cho tiểu đoàn 43; phía sau tiểu đoàn 40 là gần 1000 dân công Nghệ An suôt mùa khô đến đầu mùa mưa, đồng cam cộng khổ, sát cánh cùng chiến sỹ tình nguyện, lội suối trèo đèo, tăng cân, tăng chuyến, vận chuyển bằng đôi vai, đi chân đất đưa lên phía trước gần 600 tấn hàng hoá, bảo đảm đủ cho đoàn 772 tác chiến suốt mùa khô và mùa mưa.
Từ năm 1974, cách mạng bạn đã phát triển vững chắc hơn, các phương án tự vệ đang được thực thi có hiệu quả, lực lượng vũ trang Nghệ An hoạt động trên chiến trường Lào được lệnh rút về nước để chuẩn bị tổng tiến công mùa xuân 1975 ở miền Nam. Toàn bộ địa bàn đảm nhiệm hoạt động của tỉnh Nghệ An giao lại cho tiểu đoàn 43 phụ trách. Trên cơ sở nhiệm vụ giúp bạn lâu dai, quân khu tổ chức và bố trí lại lực lượng ở Lào, tiểu đoàn 43 sáp nhập với tiểu đoàn 48 Hà Tĩnh là lực lượng chủ yếu để sau đó thành lập trung đoàn 176 bộ binh trực thuộc quân khu, đảm nhiệm giúp bạn từ Nam Xiêng Khoảng đến đường số 12. Sở chỉ huy trung đoàn đặt tại Lạc Sao.
Nhiệm vụ nặng nề nhưng cán bộ chiến sỹ tiểu đoàn 43 đã đoàn kết tốt, phấn đấu vừa xây dựng bản thân vững mạnhtoàn diện, vừa đánh bại các đợt tập kích, phục kích của địch, diệt hơn 100 tên, thu 80 súng, giữ vững vùng giải phóng, cùng bạn xây dựng cơ sở vững mạnh, phát triển gần 1000 du kích. Tổng kết năm 1974, tiểu đoàn được tặng thưởng Huân chương chiến đấu hạng nhì.
Ngày 17/4/1975, Campuchia được giải phóng, 30/4/1975 miền Nam Việt Nam được giải phóng. Hai sự kiện đã tác động trực tiếp sâu sắc đến tình hình cách mạng Lào. Thời cơ có những bước nhảy vọt chưa từng có. Bằng chiến thắng Xala-Phukhun(5/5/1975) địch gần như bị tê liệt hoàn toàn. Ngày 7/5/1975, bộ chính trị bạn quyết định phát động quân và dân trong cả nước nổi dậy với thế trận ba vùng bằng ba đòn chiến lược: khởi nghĩa giành chính quyền của quần chúng, khởi nghĩa của binh lính phái hữu (lực lượng li khai) và áp lực của lực lượng vũ trang nhân dân kết hợp với đấu tranh pháp lý.
Trước khí thế triều dâng của cách mạng, Mỹ và nguỵ Lào sợ một cuộc tổng tiến công – nổi dậy như ở miền Nam Việt Nam, CIA đã tiếp tay cho lực lượng phản động làm hai cuộc đảo chính (11/5 – 31/5/1975) nhưng thất bại hoàn toàn.
Từ tháng 5/1975 – 12/1975 lực lượng vũ trang Nghệ An nói riêng, quân khu IV nói chung luôn sát cánh bên bạn ở Xiêng Khoảng, Bôlykhămxay, Khăm Muộn xây dựng và bảo ệ vùng giải phóng, hỗ trợ cho bạn để gây áp lực quân sự với phái hữu, giúp bạn bảo vệ cuộc bầu cử các cấp, thực hiện nghiêm chỉnh Hiệp định Viên Chăn. Lực lượng tình nguyện của quân khu rút về tuyến sau làm chỗ dựa cho bạn ở tuyến trước.
Dựa vào cơ sở pháp lý, lực lượng bạn từng bước vô hiệu hoá công cụ bảo vệ chính quyền địch, trừng trị bọn đầu sỏ, hệ thống chính quyền cách mạng từng bước được thành lập từ trung ương đến địa phương thông qua bầu cử hội đồng nhân dân và uỷ ban hành chính ở ba cấp.
Ngày 2/12/1975, Đại hội đại biểu Quốc dân họp, quyết định xoá bỏ chế độ quân chủ, thiết lập chế độ Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân các bộ tộc Lào giành thắng lợi hoàn toàn, mở ra kỉ nguyên mới cho đất nước Lào - kỉ nguyên độc lập, tự do.
Như vậy, kể từ khi Hiệp định Viên Chăn được kí kết (2/1973), ở thời kỳ đầu (2/1973 – 5/1975) do lực lượng cố vấn Mỹ, Thái Lan còn tiếp tục giúp phái hữu nên bọn nguỵ Viên Chăn và lực lượng đặc biêt đã có nhiều hành động phá hoại hiệp định, do đó lực lượng tình nguyện Việt Nam vẫn tiếp tục phối hợp với bạn tổ chức lấn chiếm vùng giải phóng, bảo vệ cách mạng bạn, buộc địch thi hành hiệp định. Nghệ An được chỉ thị giúp bạn ở khu vực Mường Mộc – Xiêng Khoảng. Tiểu đoàn 43 là lực lượng phụ trách chính đã có những hoạt động tương đối hiệu quả để giúp bạn.
Từ tháng 5 đến tháng 12 năm 1975, khi lực lượng Mỹ, Thái Lan rút, lực lượng bạn đủ mạnh để tự đảm đương trách nhiệm trên chiến trường nên lực lượng tình nguyện của quân khu nói chung, Nghệ An nói riêng đã rút về tuyến sau, chỉ phối hợp với bạn củng cố, bảo vệ, xây dựng vùng giải phóng phát triển toàn diện và làm hậu thuẫn cho lực lượng bạn phía trước, góp phần giúp bạn “bắt được cá mà sen không nát”.
Có thể nói, những hoạt động giúp đỡ của Nghệ An, của lực lượng tình nguyện Việt Nam trong giai đoạn cuối của cuộc chiến đã góp công cùng với quân dân Lào làm nên thắng lợi cuối cùng nhưng quyết định đến tương lai của nước bạn, đưa lịch sử dân tộc bạn bước sang trang mới.
2.5.Tiểu kết chương 2.
Chương 3:
Vị trí, ý nghĩa và đặc điểm của các hoạt động giúp đỡ trên lĩnh vực quân sự của Nghệ An đối với cách mạng Lào trong kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975).
3.1.Vị trí của các hoạt động giúp đỡ về mặt quân sự của Nghệ An đối với cách mạng Lào giai đoạn 1954 -1975.
Nghệ An trong kháng chiến chống Mỹ chính là cửa ngõ vào phía Nam Quân Khu IV và cánh đồng Chum, có chiều dài đường biên giới tiếp giáp với nước bạn Lào ở phía Tây, đặc biệt có quan hệ gần gũi thân tình với nhân dân Xiêng Khoảng. Do đó trong kháng chiến chống Mỹ, Nghệ An đã giúp đỡ nhân dân bạn vượt qua khó khăn để góp công làm nên chiến thăng của bạn năm 1975.
Những hoạt động giúp đỡ của Nghệ An đối với Lào, đặc biệt là với tỉnh kết nghĩa Xiêng Khoảng được thúc đẩy mạnh mẽ nhất là từ năm 1969 bao gồm trên nhiều lĩnh vực :kinh tế, chính trị,văn hoá, xã hội, quân sự…Tuy nhiên có thể nhận thấy sự giúp đỡ về mặt quân sự là chủ yếu nhất, có ý nghĩa lớn nhất đối với cách mạng bạn. Các đơn vị lực lượng vũ trang được điều động sát cánh cùng nhân dân các bộ tộc Lào chiến đấu, không quản ngại khó khăn, hi sinh xương máu trên đất bạn vì tình nghĩa thuỷ chung, vẹn toàn, với tinh thần “giúp bạn cũng là tự giúp mình”, lực lượng dân công phục vụ chiến dịch không quản gió mưa, nắng rát sẵn sàng vì tiền tuyến của nước bạn thân yêu.
Mặt khác, trong quá trình giúp đỡ cách mạng bạn, chúng ta cũng chủ trương giúp bạn không có nghĩa là làm thay bạn mà chỉ phối hợp để giúp bạn mạnh lên làm chủ vận mệnh của mình. Rõ ràng những hoạt động giúp đỡ về quân sự của Nghệ An nói riêng, nhân dân việt Nam nói chung góp phần hỗ trợ rất quan trọng cho cách mạng bạn chứ không phải là yếu tố quyết định. Quyết định là ở sức mạnh của bạn và sự lựa chọn của bạn về con đường phát triển của dân tộc mình.
Đúng như ý kiến của Hồ Chí Minh, nội dung thực chất của việc giúp cách mạng Lào: “Sự thật thì chưa tìm ra chữ gì để thay chữ giúp, thực ra không phải là giúp mà là làm một nghĩa vụ quốc tế”.
3.2. Ý nghĩa của các hoạt động giúp đỡ trên lĩnh vực quân sự của Nghệ An đối với cách mạng Lào.
Có thể thấy, trong lịch sử thế giới, chưa ở đâu và chưa bao giờ lịch sử lại được chứng kiến mối quan hệ nào đặc biệt, thuỷ chung, son sắt như quan hệ Việt – Lào. Mối quan hệ ấy lại càng được củng cố hơn trong cuộc đọ sức của hai dân tộc với tên đế quốc sừng sỏ nhất thế giới – đế quốc Mỹ và tay sai của chúng. Trong cuộc đọ sức ấy, nhân dân Việt Nam đã góp sức to lớn của mình đối với cách mạng bạn. Các chiến sĩ tình nguyện Việt Nam ngã xuống ở khắp đất nước Lào. Nghệ An tự hào vì đã góp một phần nhỏ bé vào việc xây đắp mối tình hữu nghị Việt – Lào “mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững”. Trên phương diện đó, ý nghĩa của những hoạt động quân sự của Nghệ An đối với cách mạng Lào trong kháng chiến chống Mỹ thể hiện trên các điểm như sau:
Thứ nhất, lực lưọng vũ trang Nghệ An đã trực tiếp chiến đấu trên chiến trường Lào, sát cánh cùng với quân đội Bạn chiến đấu, giúp bạn trưởng thành về mọi mặt……
3.3. Đặc điểm.
Hoạt động giúp đỡ của Nghệ An về mặt quân sự đối với cách mạng Lào trong kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975) có những đặc điểm chính sau đây:
Thứ nhất, hoạt động giúp đỡ về quân sự của Nghệ An đối với Lào diễn ra dưới nhiều hình thức (hình thức quân tình nguyện, cố vấn – chuyên gia, đào tạo cán bộ, phục vụ chiến dịch, là địa bàn đứng chân cho bạn), song hình thức cơ bản nhất, quan trọng nhất là điều lực lượng tình nguyện, lực lượng vũ trang sang sát cánh cùng bạn chiến đấu.
Thứ hai, hoạt động giúp đỡ ấy dựa trên các mối quan hệ về địa – chính trị - xã hội, địa – kinh tế, địa - lịch sử - văn hoá, trong đó yếu tố địa chính trị giữ vai trò quan trọng.
Thứ ba, sự giúp đỡ được kế thừa, phát trỉen trong dòng chảy lịch sử, đặc biệt là kể từ khi có Đảng.
Thứ tư, sự giúp đỡ trong hoàn cảnh mới:
Kẻ thù: đế quốc Mỹ.
Lãnh đạo: hai đảng.
Diễn ra trong bối cảnh quốc tế và Lào phức tạp.
Trách nhiệm của Nghệ An nặng nề hơn: vừa là hậu phương của cách mạng miền Nam, có khi là tiền tuyến trực tiếp của miền Bắc xã hội chủ nghĩa., vừa là hậu phương của cách mạng Lào.
Thắng lợi mà bạn đạt được to lớn và trọn vẹn.
Thứ năm, sự giúp đỡ gắn liền với mối quan hệ Nghệ An – Xiêng Khoảng, chủ yếu là giúp Xiêng Khoảng, đặc biệt là huyện Mường Mộc. Đây là biểu hiện sinh động của tình đoàn kết chiến đấu Việt – Lào.
Thứ sáu, gắn liền với công tác bảo vệ miền Tây của tỉnh.
Thứ bảy, những chiến sĩ tiêu biểu góp công cho chiến trường Lào.
C - Kết luận.
Tài liệu tham khảo.
Ban chỉ huy quân sự huyện Kì Sơn, Lịch sử lực lượng vũ trang nhân dân huyện Kì Sơn (1961 – 2009), (Bản thảo lần thứ nhất), NXB Quân đội nhân dân, 2009.
Bộ quốc phòng - Viện lịch sử Quân sự Việt Nam, Lịch sử các đoàn 335, 766, 866 quân tình nguyện và 463, 565 chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào (1954 – 1975), NXB Quân đội nhân dân, 2006.
Lê Đình Chỉnh, Quan hệ đặc biệt hợp tác toàn diện Việt Nam – Lào trong giai đoạn 1954 – 2000, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007.
Lê Đình Chỉnh, Quan hệ Việt – Lào trong giai đoạn 1954 – 1975, Đại học Quốc gia Hà Nội - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội, 2000.
Đảng uỷ Bộ tham mưu quân khu IV, Lịch sử Bộ tham mưu Quân khu IV (1945 – 1975), NXB Quân đội nhân dân,1995.
Đoàn Minh Điền, Sự phối hợp chiến đấu giữa quân và dân Quân khu IV Việt Nam với quân và dân Trung Lào trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975), Đại học Vinh, 2004.
Trịnh Thị Ngọc Diệp, Hoàng thân Xuphanuvông với cách mạng Lào (1945 – 1975), Đại học Vinh, 2005.
Trương Thị Thu Hằng, Sự phối hợp chiến đấu giữa quân và dân Nghệ An – Xiêng Khoảng trong kháng chiến chống Mỹ, Đại học Vinh, 2006.
Huyện uỷ - Hội đồng nhân dân - Uỷ ban nhân dân huyện Kì Sơn, Đặc trưng văn hoá và truyền thống cách mạng các dân tộc ở Kì Sơn Nghệ An, NXB Chính trị Quốc gia, 5/1995.
Lịch sử quân tình nguyện Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp tại Lào (1945 – 1954), Bộ quốc phòng - Viện lịch sử quân sự Việt Nam, NXB Quân đội nhân dân, 2002.
Nghệ An - Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 – 1954), Thường vụ tỉnh uỷ - Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Nghệ An, 1997.
Nghệ An - Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975), Thường vụ tỉnh uỷ - Đảng uỷ - Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Nghệ An, 1995.
Những trận đánh của lực lượng vũ trang Quân khu IV (1945 – 1975), Tập XIII, Bộ tư lệnh Quân khu IV, NXB Quân đội nhân dân, 2005.
Lương Ninh (chủ biên), Lịch sử các quốc gia Đông Nam Á, Tập II, Lịch sử Lào, Trường Đại học sư phạm Hà Nội I, Hà Nội, 1991.
Vũ Dương Ninh (chủ biên), Một số chuyên đề lịch sử thế giới, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2001.
Nguyễn Quang Ngọc (chủ biên), Tiến trình Lịch sử Việt Nam, NXB Giáo dục, 2000.
Quân đội nhân dân Việt Nam - Đảng uỷ - Bộ tư lệnh Quân khu IV, Lịch sử công tác Đảng, công tác chính trị lực lượng vũ trang Quân khu IV, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2005.
Quân khu IV - L ịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 – 1954), NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1990.
Quân khu IV - Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975), NXB Quân đội nhân dân, H à Nội, 1994.
Trần Vũ Tài, Văn Ngọc Thành, Những đóng góp của Quân khu IV (Việt Nam) với chiến trường Lào trong kháng chiến chống M ỹ cứu nước (1954 – 1975) (trích trong tập “Việt Nam những chặng đường lịch sử 1954 – 1975; 1975 – 2000), NXB Giáo dục, 2005.
Tổng kết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp - Thắng lợi và bài học, Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh - trực thuộc Bộ chính trị, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996.
Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước - Thắng lợi và bài học, Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh - trực thuộc Bộ chính trị , NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, 1996.
Ninh Viết Giao (chủ biên), Nghệ An - Lịch sử và văn hoá, Hội nghị văn Nghệ dân gian Nghệ An, NXB Nghệ An.
Nguyễn Thị Hồng Vui, Quan hệ hợp tác Nghệ An ( Cộng hoà XHCN Việt Nam) - Hủa Phăn, Xiêng Khoảng và Bôlykhămxay ( Cộng hoà DCND Lào) trong việc giải quyết vấn đề biên giới, Đại học Vinh, 2005.
Quan hệ Việt – Lào, Lào – Việt, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993.
Một số website ( bổ sung sau).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_6557.doc