Đây là một phương pháp khá quan trọng trong nghiên cứu thị trường. Doanh nghiệp xuất khẩu tiếp xúc trực tiếp thị trường từ đó thu thập các thông tin cần đến. Việc thu thập và xử lý thông tin là quá trình liên tục, đòi hỏi nhiều kỹ năng, hao tốn nhiều thời gian, công sức và tiền của. Các thông tin xảy ra vào các thời điểm khác nhau vì vậy phải có cách phản ứng linh hoạt, kịp thời với sự thay đổi đó.
Nghiên cứu hiện trường có thể dùng phương pháp thăm dò điều tra trọng điểm, điều tra chọn mẫu hoặc phiếu điều tra phỏng vấn hoặc thông qua hội chợ triển lãm. Thông qua nghiên cứu hiện trường doanh nghiệp xuất khẩu có thể nắm bắt được các thông tin phong phú đa dạng về nhu cầu thị trường, khả năng tiêu thụ sản phẩm.
81 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1416 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty xuất nhập khẩu vinashin – Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng yếu điểm của mình và tìm cách khắc phục đồng thời phát huy thế mạnh của mình. Việc này đòi hỏi phải được thực hiện một cách đồng bộ, toàn diện, và chính xác.
4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
4.1. Nhân tố khách quan .
C¸c nhân tố bªn ngoµi doanh nghiÖp lµ nh÷ng yÕu tè thuéc vÒ m«i trêng kinh doanh, luËt ph¸p. §©y lµ nhãm yÕu tè kh¸ch quan, lµ nh÷ng yÕu tè mµ doanh nghiÖp buéc ph¶i tu©n theo quy luËt vµ lµm cho m×nh phï hîp víi nã.
§èi víi c¸c doanh nghiÖp kinh doanh nhËp khÈu hµng hãa th× c¸c yÕu tè nµy bao gåm :
4.1.1. Các chế độ chính sách luật pháp trong nước và quốc tế:
Đây là những vấn đề quan trọng mà các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu buộc phải nắm vững và tuân theo một cách vô điều kiện. Vì nó thể hiện ý chí của Đảng lãnh đạo mỗi nước, sự thống nhất chung của Quốc tế, nó bảo vệ lợi ích chung của các tầng lớp trong xã hội, lợi ích của các nước trên thương trường Quốc tế. Hoạt động xuất nhập khẩu được tiến hành giữa các chủ thể các Quốc gia khác nhau. Bởi vậy, nó chịu sự tác động của các chính sách, chế độ, luật pháp của các quốc gia đó. Chẳng hạn như tự sửa đổi thực hiện, sửa đổi luật pháp quốc gia hay sự thực hiện thay đổi chính sách thuế ưu đãi của một nước hay một nhóm nước, điều đó không những chỉ ảnh hưởng đến nước đó mà còn ảnh hưởng đến các nước có quan hệ kinh tế xã hội với những nước đó. Đồng thời, hoạt động xuất nhập khẩu phải nhất định tuân theo những quy định luật pháp Quốc tế chung. Luật pháp quốc tế buộc các nước vì lợi ích chung phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong hoạt động của mình trong hoạt động xuất nhập khẩu, do đó tạo nên sự tin tưởng cũng như hiệu quả cao trong hoạt động này.
4.1.2. Tỷ giá hối đoái.
Nhân tố này có ý nghĩa quyết định trong việc xác định mặt hàng, bạn hàng, phương án kinh doanh, quan hệ kinh doanh của không chỉ một doanh nghiệp xuất nhập khẩu mà tới tất cả các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu nói chung. Sự biến đổi của nhân tố này sẽ gây ra những biến động lớn trong tỷ trọng giữa xuất khẩu và nhập khẩu. Ví dụ khi tỷ giá hối đoái của đồng tiền thanh toán có lợi cho việc nhập khẩu thì lại bất lợi cho xuất khẩu và ngược lại.
Mặt khác có rất nhiều loại tỷ giá hối đoái: tỷ giá hối đoái cố định, tỷ giá hối đoái thả nổi, tỷ giá hối đoái thả nổi tự do và tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý. Vì vậy khi tiến hành bất cứ một hoạt động thương mại xuất nhập khẩu nào, doanh nghiệp cũng cần nắm vững xem hiện nay quốc gia mà mình định hoạt động đang áp dụng loại tỷ giá nào, bởi việc ấn định này sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu và kinh doanh hàng nhập khẩu.
4.1.3. Sự biến động thị trường trong nước và nước ngoài.
Có thể hình dung hoạt động xuất nhập khẩu như một chiếc cầu nối thông thương giữa hai thị trường: đầu cầu bên này là thị trường trong nước, đầu cầu bên kia là thị trường ngoài nước. Nó tạo sự phù hợp gắn bó cũng như phản ánh sự tác động qua lại giữa chúng, phản ánh sự biến động của mỗi thị trường, cụ thể như sự tôn trọng giá, giảm nhu cầu về một mặt hàng nào đó trong nước sẽ làm giảm lượng hàng hoá đó chuyển qua chiếc cầu nhập khẩu và ngược lại. Cũng như vậy, thị trường ngoài nước quyết định tới sự thoả mãn các nhu cầu trên thị trường trong nước. Sự biến đổi của nó về khả năng cung cấp, về sự đa dạng của hàng hoá, dịch vụ cũng được phản ánh qua chiếc cầu nhập khẩu để tác dụng đến thị trường nhập khẩu.
4.1.4. Nền sản xuất cũng như sự phát triển của các doanh nghiệp Thương mại trong và ngoài nước.
Sự phát triển sản xuất của những doanh nghiệp trong nước tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ với sản phẩm nhập khẩu, tạo ra sản phẩm nhập khẩu từ đó làm giảm nhu cầu hàng nhập khẩu. Còn nếu như sản xuất kém phát triển không sản xuất được những mặt hàng đòi hỏi kỹ thuật cao thì nhu cầu về hàng nhập khẩu tăng lên là điều tất nhiên và do đó nó ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu.
Ngược lại, sự phát triển của nền sản xuất nước ngoài làm tăng khả năng của sản phẩm nhập khẩu, tạo ra sản phẩm mới thuận tiện, hiện đại, sẽ hấp dẫn nhu cầu nhập khẩu đẩy nó lên cao tạo đà cho hoạt động nhập khẩu phát triển.
Tuy nhiên, không phải lúc nào sản xuất trong nước phát triển thì hoạt động bị thu hẹp, mà nhiều khi để tránh sự độc quyền, tạo ra sự cạnh tranh, hoạt động nhập khẩu lại được khuyến khích phát triển. Tương tự như vậy, để bảo vệ quyền sản xuất trong nước, khi nền sản xuất nước ngoài phát triển thì hoạt động nhập khẩu càng bị thu hẹp và kiểm soát gắt gao.
Cũng như sản xuất, sự phát triển của hoạt động Thương mại trong và ngoài nước, sự phát triển của các doanh nghiệp kinh doanh Thương mại quyết định đến sự chu chuyển, lưu thông hàng hoá trong nền kỹ thuật hay giữa các nền kinh tế. Chính vì vậy, nó tạo thuận lợi cho công tác nhập khẩu. Mặt khác do chủ thể của hoạt động nhập khẩu chính là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, sự phát triển của doanh nghiệp này đồng nghĩa với việc thực hiện một cách có hiệu quả các hoạt động nhập khẩu. Trong một nước mà các doanh nghiệp Thương mại không được tự chủ phát triển, chịu sự can thiệp quá sâu của Nhà nước thì hoạt động xuất nhập khẩu cũng không thể phát huy thế chủ động, tinh thần sáng tạo không thể vươn mạnh ra nước ngoài từ đó tạo ra sự bí bách trong nền kinh tế.
4.1.5. Hệ thống tài chính ngân hàng.
Hiện nay, hệ thống tài chính ngân hàng đã phát triển hết sức lớn mạnh, nó can thiệp sâu tới tất cả các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ, dù tồn tại dưới hình thức nào, thuộc thành phần kinh tế nào.
Có được điều đó là bởi nó đóng vai trò hết sức to lớn trong hoạt động quản lý, cung cấp vốn, đảm trách việc thanh toán một cách thuận tiện, chính xác, nhanh chóng cho các doanh nghiệp. Hoạt động xuất nhập khẩu sẽ không thực hiện được nếu không có sự phát triển của hệ thống ngân hàng, dựa trên các thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động nhập khẩu cũng như xuất khẩu , đảm bảo cho họ về mặt lợi ích kỹ thuật cũng như xã hội và cũng nhiều trường hợp do có lòng tin với ngân hàng mà các doanh nghiệp với số lượng vốn lớn kịp thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp chớp được những thời cơ kinh doanh.
4.1.6. Hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải, thông tin liên lạc:
Việc thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu không thể tách rời với hoạt động vận chuyển và thông tin liên lạc. Nhờ có thông tin liên lạc hiện đại mà công việc có thể tiến hành thuận lợi, kịp thời. Còn việc vận chuyển hàng hoá từ nước này sang nước khác là một công việc hết sức quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu. Do đó sự hiện đại hoá công việc nghiên cứu và áp dụng những công nghệ tiên tiến của khoa học kỹ thuật vào hệ thống thông tin và giao thông vận tải là tất yếu ảnh hưởng to lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu.
Trên đây, chúng ta đã xem xét một số nhân tố chính ảnh hưởng có tính chất quyết định đến hoạt động xuất nhập khẩu của bất cứ một quốc gia nào. Bên cạnh đó cũng còn rất nhiều nhân tố khác. Vì vậy hoạt động xuất nhập khẩu hết sức phức tạp và có mối tác động qua lại tương hỗ với nhiều hoạt động khác trong nền kinh tế.
4.2. Nhân tố chủ quan .
Ngược lại với các nhân tố khách quan, các nhân tố thuộc về tiềm năng doanh nghiệp là những nhân tố chủ quan mà doanh nghiệp có thể thay đổi, điều chỉnh mức độ và chiều hướng tác động của chúng đối với hoạt động kinh doanh của mình. Nhóm nhân tố thuộc về tiềm năng doanh nghiệp bao gồm các thành phần chủ yếu :
+ Quy mô kinh doanh của doanh nghiệp : thể hiện ở tiềm năng tài chính và doanh thu hàng năm của doanh nghiệp. Hoạt động kinh doanh nhập khẩu đòi hỏi các doanh nghiệp phải có nguồn lực tài chính mạnh hơn so với các doanh nghiệp kinh doanh thương mại trong nước. Quy mô kinh doanh của doanh nghiệp là cơ sở để xem xét việc kinh doanh nhập khẩu hàng hóa là có thể thực hiện được hay không và kinh doanh có hiệu quả hay không. Đồng thời, quy mô kinh doanh ảnh hưởng đến loại hình kinh doanh nhập khẩu mà doanh nghiệp sẽ áp dụng để phù hợp với những nguồn lực hiện có của doanh nghiệp sao cho có hiệu quả nhất.
-Nguồn lực con người trong doanh nghiệp : được thể hiện ở số lượng lao động, trình độ và khả năng làm việc của từng cán bộ nhân viên, trình độ quản lý có phù hợp với quy mô kinh doanh của doanh nghiệp hay không. Nguồn lực con người là nhân tố quyết định trong mọi quá trình kinh doanh, trình độ và năng lực của nguồn nhân lực phải phù hợp với loại hình kinh doanh và mức độ kinh doanh mà doanh nghiệp lựa chọn thì mới đem lại hiệu quả.
- Đối tượng khách hàng : đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp lựa chọn là đối tượng chính để phục vụ, thông thường doanh nghiệp thường tiến hành lựa chọn đối tượng khách hàng của mình theo mức thu nhập. Tùy theo đối tượng khách hàng và chủng loại hàng hóa mà doanh nghiệp kinh doanh, cầu đối với sản phẩm của công ty sẽ có mức biến động khác nhau khi có sự thay đổi trên thị trường. Ví dụ, khi có lạm phát hoặc giá cả leo thang, thì cầu đối với các loại hàng hóa không thiết yếu của nhóm khách hàng có thu nhập cao sẽ giảm ít hơn so với nhóm khách hàng có thu nhập trung bình và thấp. Mặt khác, những đối tượng khách hàng khác nhau sẽ có những yêu cầu khác nhau đối với cùng một loại sản phẩm, và do đó, chiến lược cạnh tranh, giới thiệu sản phẩm đối với từng đối tượng khách hàng khác nhau cũng rất khác nhau.
- Thị trường tiêu thụ : các khu vực thị trường khác nhau với cung cầu hàng hóa khác nhau quyết định quy mô kinh doanh của doanh nghiệp, cơ cấu hàng hóa và chủng loại hàng hóa phải phù hợp với tập quán tiêu dùng của khu vực thị trường đó. Mặt khác, quy mô thị trường phải đủ lớn để mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp.
Các yếu tố thuộc về tiềm lực của doanh nghiệp là những yếu tố mà doanh nghiệp có thể thay đổi điều chỉnh sao cho phù hợp với các quy luật khách quan khác và phù hợp với mục đích hoạt động của mỗi doanh nghiệp.
Chương II : Thực trạng hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty xuất nhập khẩu VINASHIN.
1.Khái quát về công ty xuất nhập khẩu VINASHIN.
1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Công ty Xuất nhập khẩu VINASHIN.
1.1.1. Giới thiệu về tập đoàn kinh tế VINASHIN.
Thành lập cách đây 10 năm với một cơ sở vật chất nghèo nàn, trình độ công nghệ lạc hậu, thế nhưng Tập đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam (VINASHIN) đã làm nên điều bất ngờ nhờ đóng thành công những con tàu đạt tiêu chuẩn quốc tế, được khách hàng nước ngoài đánh giá cao và ký được nhiều hợp đồng đóng tàu có giá trị lớn…
Những bước đi đột phá
Khi mới thành lập, Vinashin chỉ có 22 đơn vị thành viên, hoạt động chủ yếu là sửa chữa và đóng mới tầu thuỷ tải trọng dưới 4.000 tấn. Hầu hết các đơn vị thành viên có quy mô nhỏ, kỹ thuật sản xuất lạc hậu, quản lý sản xuất còn mang nặng tính bao cấp, việc làm và thu nhập của cán bộ công nhân viên không được đảm bảo, hiệu quả sản xuất thấp. Song bức tranh ảm đạm ấy đã dần được thay thế bằng những mảng mầu tươi sáng khi những cơ hội mới mở ra trước mắt Vinashin… với những sản phẩm mang tính đột phá.
Sản phẩm đầu tiên Vinashin tự thiết kế đóng mới và đưa vào vận hành thành công là ụ nổi 8.500 tấn. Đó là ụ nổi lớn nhất từ trước tới nay Việt Nam đã làm được. Tiếp đó là việc đóng thành công các tàu hàng trọng tải lớn 6.500 tấn, đạt cấp đăng kiểm quốc tế, mở ra thời kỳ mới cho đóng tàu xuất khẩu với các hợp đồng đặt hàng từ Irắc và Nhật Bản. Không dừng lại ở những thành công đó, Vinashin tiếp tục đóng con tàu có trọng tải 11.500 tấn. Ngay khi mới đưa vào khai thác, con tàu được đặt tên là Vinashin Sun đã thực hiện một hải trình vòng theo xích đạo tới Lahabana, qua Panama, vượt qua Thái Bình Dương, sau đó trở về cập cảng TP. HCM trong niềm vui tràn ngập của CBCNV Tập đoàn Vinashin. Đúng như tên gọi của nó, Vinashin Sun đã vạch ra một chân trời mới cho ngành Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam. Từ đây, niềm tin và thương hiệu của Vinashin bắt đầu được quốc tế biết đến. Hàng loạt các con tàu đạt chất lượng cao đã được đóng ở các nhà máy đóng tàu Bạch Đằng, Hạ Long, Nam Triệu, Phà Rừng, Bến Kiền, Sông Cấm…. với các hợp đồng đóng tàu có trọng tải từ 6.500 tấn đến 53.000 tấn, theo các đơn đặt hàng của Nhật Bản, Hàn Quốc, Na Uy, Israen, Hà Lan, Đan Mạch, Đức và Anh. Sắp tới Vinashin chuẩn bị đóng tàu có trọng tải 100.000 tấn.
Chủ động đầu tư, huy động mọi nguồn lực để phát triển
Song hành với Chương trình tạo dựng sản phẩm mới, Vinashin đã xây dựng một chiến lược đầu tư một cách toàn diện từ cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ, con người và vốn. Vinashin đã mạnh dạn đầu tư các dự án nâng cấp, mở rộng và xây mới các nhà máy đóng tàu để đóng các tàu có trọng tải lớn, đồng thời ứng dụng các máy móc thiết bị hiện đại, công nghệ cao, những phần mềm thiết kế và công nghệ đóng tàu hiện đại, tiên tiến đưa vào sản xuất. Các công nghệ lắp ráp tổng đoạn lớn, công nghệ phóng dạng vỏ tàu bằng phần mềm thiết kế thi công Ship Constructor, dây chuyền sản xuất vật liệu hàn hiện đại… được đưa vào sử dụng đã rút ngắn được thời gian thi công và nâng cao chất lượng tàu. Nhờ thực hiện đổi mới và nâng cao năng lực các dây chuyền công nghệ, đã tạo thêm năng lực chế tạo cho các đơn vị đóng tàu. Công ty đóng tàu Bạch Đằng, Hạ Long, Nam Triệu, Phà Rừng sẽ là nơi chủ yếu chế tạo ra những con tàu có trọng tải trên một vạn tấn và nhiều vạn tấn; Công ty Công nghiệp Tầu thủy Bến Kiền, Nhà máy đóng tàu Sông Cấm tuy đóng các con tàu có trọng tải nhỏ hơn, nhưng lại có tính năng kỹ thuật chuyên dụng cao, như các tàu công trình, tàu cứu nạn, tàu chở khách… Các công ty C«ng NghiÖp Tµu Thuû Sài Gòn, Công ty đóng tàu và Công nghiệp Hàng hải Sài Gòn cũng là những công ty có những thế mạnh về đóng tàu trọng tải lớn.
Cùng với các dự án nâng cấp cơ sở sản xuất hiện có, các dự án đầu tư xây dựng mới các nhà máy đóng tàu cũng được đặc biệt quan tâm. Có thể kể đến dự án xây dựng Nhà máy Công nghiệp Tàu thuỷ Dung Quất với tổng mức đầu tư của toàn bộ dự án khoảng 5.000 tỷ đồng để đóng tàu có trọng tải 100.000 DWT. Đây là bước đi táo bạo trong hành trình nâng cao vị thế đóng tàu của ngành Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam. Bên cạnh đó, Vinashin còn rất chú trọng mở rộng và đẩy mạnh công nghiệp phụ trợ để có thép cho đóng tàu cũng như cung ứng các động cơ tàu thuỷ có công suất lớn, lắp ráp và sản xuất các trang thiết bị động lực…, thực hiện được mục tiêu nội địa hoá sản phẩm tới năm 2010 đạt từ 50 - 60%.
Song song với công tác đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, Vinashin cũng đặc biệt chú trọng đào tạo nguồn nhân lực và coi đây là nhân tố quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển Ngành. Vinashin đã xây dựng một chương trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực rất có quy mô. Bên cạnh việc hàng năm cử cán bộ, công nhân kỹ thuật đi đào tạo ở trong nước và nước ngoài (như Ba Lan, Nhật Bản, Đan Mạch…), Vinashin còn có các trường đào tạo công nhân kỹ thuật riêng và đang trình Chính phủ nâng cấp Viện Khoa học công nghệ Tàu thuỷ, thành Học viện Công nghệ Tàu thuỷ để có đủ năng lực đào tạo cán bộ nghiên cứu, cán bộ kỹ thuật cho toàn Ngành.
Mặc dù còn có rất nhiều khó khăn, song những năm qua, Vinashin đã rất nỗ lực, cố gắng đáp ứng yêu cầu s¶n xuÊt kinh doanh , trong đó việc thành lập Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ là bước đi đúng hướng và cực kỳ quan trọng để huy động vốn và góp phần không nhỏ vào sự phát triển của Ngành.
Để hội nhập với thị trường khu vực và quốc tế, ngoài việc hợp tác mở rộng trên nhiều lĩnh vực với các đối tác Ba Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore. Vinashin còn tiếp tục đẩy mạnh quan hệ với các nước có công nghiệp đóng tàu phát triển ở Tây Bắc Âu và Đông á như: Trung Quốc , céng hoµ Liªn Bang Đức, Đan Mạch, Thuỵ Điển… để tiếp thu công nghệ mới, nhằm xúc tiến từng bước xuất khẩu sản phẩm công nghiệp tàu thuỷ. Bên cạnh đó, Vinashin đã đẩy mạnh hoạt động tiếp thị tại các nước Trung đông, Đông Nam á, Châu Mỹ và xây dựng các mạng lưới bán hàng tại các khu vực tiềm năng với các văn phòng đại diện như là một bước khởi đầu.
Sau 10 năm nỗ lực hoạt động, đến nay Tập đoàn Vinashin đã có hơn 100 đơn vị thành viên ở khắp đất nước, với lực lượng cán bộ, công nhân viên gần 35.000 người; Năng lực của các đơn vị thành viên đã tăng lên gấp 10 lần so với trước đây; Giá trị vốn cố định không ngừng gia tăng, tổng mức đầu tư từ năm 1996 đến nay đạt hơn 15.000 tỷ đồng; Mức tăng trưởng bình quân liên tục trong 10 năm đạt từ 35 - 45%/năm; Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tăng 3 lần; Nộp ngân sách những năm gần đây đạt trên dưới 250 tỷ đồng/năm; Lương bình quân của người lao động tăng 5 lần; Tổng giá trị các hợp đồng đã ký với các đối tác nước ngoài năm 2006 đạt 5 tỷ USD. Phát huy những thành tựu đã đạt được c¸n bé c«ng nh©n viªn và lao động Tập đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam tiếp tục tận dụng cơ hội và thời cơ mới, vượt qua thách thức, quyết tâm đưa Vinashin trở thành một Tập đoàn kinh tế mạnh.
1.1.2. Công ty Xuất nhập khẩu VINASHIN.
Công ty xuất nhập khẩu Vinashin được thành lập theo quyết định số 1051/ QĐ- TCCB- LĐ ngày 31 tháng 10 năm 2003 về việc thành lập Công ty Xuất nhập khẩu Vinashin, hoạt động theo quyết định số 1052/QĐ- TCCB- LĐ ngày 31 tháng 10 năm 2003 về việc ban hành quy chế hoạt động và tổ chức của Công ty Xuất nhập khẩu Vinashin của Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Vịêt Nam nay là Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam và giấy phép đăng ký kinh doanh số 0116000061 ngày 23/11/2003 của Bộ Kế Hoạch Đầu tư.
Công ty Xuất nhập khẩu Vinashin là một đơn vị trực thuộc Tập đoàn kinh tế Vinashin với chức năng và nhiệm vụ chủ yếu sau:
• Kinh doanh tổng thầu đóng mới và sửa chữa tàu thủy, thiết bị và phương tiện mới; chế tạo kết cấu thép dàn khoan, phá vỡ tàu cũ;
• Xuất nhập khẩu vật tư thiết bị cơ khí, phụ tùng, phụ kiện tàu thủy và các loại hàng hóa liên quan đến ngành nghề công nghiệp tàu thủy;
• Lập dự án, chế thử, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm;
• Sản xuất, kinh doanh thép đóng tàu, thép cường độ cao;
• Lắp ráp, phục hồi, sửa chữa, xuất nhập khẩu và kinh doanh vật tư, thiết bị giao thông vận tải;
• Tư vấn đầu tư, chuyển giao công nghệ; hợp tác liên doanh với các tổ chức bên trong và ngoài nước phát triển thị trường cho ngành công nghiệp tàu thủy;
• Dịch vụ du lịch, khách sạn (không bao gồm kinh doanh vũ trường, quán bar, phòng hát karaoke);
• Sản xuất các loại vật liệu, thiết bị cơ khí, điện, điện lạnh, điện tử phục vụ công nghiệp tàu thủy; mua bán lắp ráp trang thiết bị nội thất tàu thủy;
• Dịch vụ logistic, tàu mẫu, quảng cáo, cung cấp lắp đặt hệ thống tự động, phòng cháy, chữa cháy; mua bán vận tải dầu thô, sản phẩm dầu khí;
• Đầu tư kinh doanh nhà, kinh doanh vật liệu xây dựng;
• Đầu tư, mua bán các mặt hàng thủy sản và cung ứng các thiết bị nuôi trồng thủy hải sản;
• Dịch vụ hàng hải: môi giới hàng hải, bốc dỡ hàng hóa; hoạt động kho bãi và các hoạt động khác hỗ trợ vận tải;
• Đại lý hàng hóa và môi giới mua bán tàu biển, đại lý vận tải;
• Lữ hành nội địa, lữ hành quốc tế và các dịch vụ phục vụ khách du lịch.
1.2.Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Bộ máy quản lý tổ chức của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng: có giám đốc lãnh đạo, phó giám đốc, kế toán trưởng và các phòng chuyên môn nghiệp vụ.
Sơ đồ tổ chức như sau:
Giám Đốc
Phó giám đốc
Phòng nội chính
Phòng kinh doanh
Phòng kế hoạch
Phòng kế toán
Các chức năng nhiệm vụ chính của các thành phần trong bộ máy quản lý:
+ Giám đốc:
- Sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển những nguồn lực của Công ty.
- Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, các phương án tham gia đấu thầu và tổ chức đấu thầu trên cơ sở các quy định và quy hoạch phát triển chung của Pháp luật.
- Điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh, thực hiện các nghĩa vụ với Nhà nước và với Tập đoàn theo quy định của pháp luật.
- Xây dựng và trình Tập đoàn phê duyệt các quy chế quản lý, khoán sản phẩm, quy chế tiền lương, khen thưởng, kỷ luật áp dụng tại Công ty.
- Chịu sự kiểm tra giám sát của Tập đoàn đối với các hoạt động của Công ty.
- Chịu trách nhiệm về tính xác thực và hợp pháp của BCTC của Công ty.
- Được tuyển dụng lao động theo trình tự, thủ tục và các quy định về lao động của Tập đoàn; theo quy định của Bộ luật lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành trên cơ sở phương án tổ chức, kinh của Công ty.
+ Phó giám đốc:
- Thay mặt giám đốc điều hành công ty, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các lĩnh vực được phân công.
+ Kế toán trưởng:
- Có nhiệm vụ thực hiện công tác liên quan đến tài chính, kế toán của Công ty; giúp Giám đốc Công ty giám sát tài chính của Công ty theo quy định của pháp luật về tài chính, kế toán; chịu trách nhiệm trước pháp luật, giám đốc, chủ tịch Tập đoàn và Hội đồng quản trị Tập đoàn về nhiệm vụ được phân công.
+ Phòng nội chính: Gồm bộ phận Nhân chính; bộ phận văn thư- tổng hợp; bộ phận Tài chính kế toán có chức năng nhiệm vụ:
- Lập, ghi chép và quản lý các sổ sách kế toán, văn thư lưu trữ theo quy định của pháp luật; thiết lập hệ thống kế toán, sổ sách chứng từ, báo cáo tài chính;
- Lập dự toán vốn lưu động và quản lý nguồn vốn, phân tích, dự báo chi phí, kiểm tra, kiểm soát chi phí hiệu quả nhất; quản lý nguồn tiền thu – chi theo đúng quy định của pháp luật và những mục tiêu của Công ty.
- Thực hiện nộp thuế và lập báo cáo thuế theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế đối với các hợp đồng nhập khẩu.
- Xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm, kế hoạch tài chính cho hoạt động king doanh, kế hoạch chi phí và lợi nhuận, kế hoạch ngân sách hàng năm, hàng quý, hàng tháng theo quy định của pháp luật và quy định của Tập đoàn.
- Tham mưu, hoạch định các chiến lược và các phương hướng tài chính; chịu trách nhiệm thiết kế, triển khai và duy trì cơ chế kiểm soát hiệu quả.
- Phối hợp thẩm định về hiệu quả kinh tế của các dự án, phương án sản xuất kinh doanh.
- Quản lý, theo dõi các nguồn vốn gồm: vốn điều lệ, vốn vay và các loại vốn khác; các quỹ dự phòng và quỹ phúc lợi.
- Quản lý, bảo mật và bảo đảm an toàn quỹ tiền mặt của Công ty và thực hiện kiểm kê, báo cáo theo quy định; thực hiện những nhiệm vụ khác đáp ứng yêu cầu của công tác quản trị tài chính doanh nghiệp.
- Sử dụng và bảo mật chứng từ, chương trình phầm mềm kế toán, phân tích các chỉ số tài chính, tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Phối hợp, liên hệ công tác với cơ quan hữu quan để giải quyết công việc liên quan đến tài chính kế toán một cách hiệu quả nhất cho hoạt động của Công ty và thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo Công ty giao.
- Trực tiếp quản lý hồ sơ cán bộ, lao động; tham mưu cho lãnh đạo Công ty về công tác cán bộ, lao động và tổ chức bộ máy; thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động theo quy định của pháp luật lao động; thực hiện công tác văn thư hành chính.
+ Phòng kinh doanh: Gồm bộ phận phân tích thị trường và bộ phận giao nhận có chức năng nhiệm vụ:
- Nghiên cứu thị trường và xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng tháng, hàng quý, hàng năm trình lãnh đạo Công ty. Triển khai kế hoạch kinh doanh đã được phê duyệt và thực hiện công việc xúc tiến bán hàng, duy trì mối quan hệ với khách hàng.
- Đàm phán với nhà cung cấp về hợp đồng nhập khẩu, hợp đồng mua bán vật tư, thiết bị; thực hiện các công việc giao nhận, thông quan hàng hóa nhập khẩu; theo dõi quá trình thực hiện các hợp đồng đã ký bao gồm cả hợp đồng nhập khẩu và hợp đồng mua bán trong nước.
- Tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh, khai thác các dịch vụ của Công ty; thực hiện các công việc có liên quan phục vụ các nhu cầu cung ứng các vật tư thiết bị của các đơn vị trong Tập đoàn hoặc của Tập đoàn giao.
- Phối hợp phòng nội chính trong việc theo dõi công nợ với khách hàng. Phối hợp với các phòng nghiệp vụ khác trong việc chuẩn bị các báo cáo về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, đưa ra phương hướng kế hoạch kinh doanh của Công ty trong các cuộc họp thường kỳ.
- Xây dựng báo cáo định kỳ về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, phương hướng, chỉ tiêu kinh doanh của Công ty và thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo Công ty giao.
+ Phòng kế hoạch- dự án: Gồm bộ phận theo dõi dự án; bộ phận kế hoạch thị trường và kế hoạch dự án, có chức năng:
- Phối hợp với các bộ phận nghiệp vụ của Ban kinh doanh- đối ngoại Tập đoàn, giao dịch với các khách hàng, các chủ tàu để tham mưu cho các lãnh đạo công ty Công ty xây dựng dự án đóng mới trình lãnh đạo Tập đoàn, xây dựng giá thành bán tàu, phương án đàm phán, nội dung hợp đồng đóng tàu.
- Phối hợp với bộ phận tài chính kế toán của Công ty để xây dựng phương án, nhu cầu sử dụng vốn đối với mỗi dự án theo kế hoach từng quý và từng năm.
- Tiếp nhận các hợp đồng đóng mới theo nhiệm vụ được giao, căn cứ lập hồ sơ chào hàng vật tư thiết bị đến các nhà cung cấp; thực hiện các giao dịch ngoại thương, nghiệp vụ thanh toán quốc tế.
- Liên hệ với các cơ quan chức năng để làm thủ tục để xin giấy phép ưu đãi, nhập khẩu, theo dõi quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu, vật tư thiết bị, hợp đồng mua bán trong nước.
- Thanh quyết toán các hợp đồng đã thực hiện với khách hàng và thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo Công ty giao.
2.Khái quat kết quả hoạt động kinh doanh của công ty xuât nhập khẩu VINASHIN trong 3 năm 2006-2008.
Hòa vào trong xu thế hội nhập của đất nước và nền kinh tế thị trường nhiều kho khăn và thách thức ,tình hình nhập khẩu máy móc gặp nhiều biến động do chính sách nhập khẩu còn nhiều hạn chế . Nhưng với sự chỉ đạo đúng đắn của ban giam đốc công ty với ý chí và lòng quyết tâm của toàn thể cán bộ công nhân viên công ty,công ty đã cố gắng vươn lên có chỗ đứng trên thị trường ,vừa là đối tác vừa là bạn hàng đáng tin cậy của nhiều công ty trong nước và nước ngoài . Hàng năm công ty đều đạt doanh thu và lợi nhuận vượt kế hoạch đề ra, điều này được khẳng định rõ trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2005,2007,2008.
BẢNG 1 : BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH.
Đơn vị : đồng
CHỈ TIÊU
NĂM 2006
NĂM 2007
NĂM 2008
DT bán hàng và cung cấp dịch vụ
14,380,342,837
141,335,300,694
300,733,321,453
DT thuần về BH và cung cấp DV
14,380,342,837
141,335,300,694
300,733,321,453
Giá vốn hàng bán
14,113,896,051
132,674,975,529
269,335,208,774
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp DV
266,446,786
8,660,325,165
31,398,112,679
DT hoạt động tài chính
122,423,593
1,541,055,940
19,624,592,347
Chi phí tài chính
69,447,642
7,336,068,420
34,891,686,409
- trong do : Chi phi lãi vay
6,788,788,460
CP quản lý doanh nghiệp
229,326,504
1,698,541,907
6,158,650,852
Lợi nhuận thuần từ HĐKD
90,096,233
1,166,770,778
9,972,367,765
Thu nhập khác
-
1,722,479,273
Lợi nhuận khác
-
-
35,376,681
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
90,096,233
1,166,770,778
9,936,991,084
Chi phí thuế TNDN hiện hành
25,226,945
326,695,818
2,782,357,504
Lợi nhuận sau thuế TNDN
64,869,288
840,074,960
7,154,633,580
Từ bảng số liệu trong báo cáo kết quả kinh doanh của công ty trong 3 năm ta tinh được tỷ xuất lợi nhuận so với doanh thu giữa các năm như sau:
BẢNG 2 : TỶ SUẤT LỢI NHUẬN SO VỚI DOANH THU GIỮA CÁC NĂM 2006 ,2007 ,2008.
Đơn vị : tỷ đồng
CHỈ TIÊU
2006
2007
2008
Bình Quân
Chênh Lệch
07-06
08-07
Lợi nhuận sau thuế
65
840
7 155
2 687
775
6 315
Doanh thu thuần
14380
141 335
300 733
152 149
126 955
159 398
Tỷ suất LN/DT(%)
0.45
0.59
2.38
1.77
0.61
3.96
Năm 2006 ,tỷ xuất lợi nhuận /doanh thu là 0.45%,tỷ số này thể hiện cứ 100 đồng doanh thu thì lợi nhuận được tạo ra là 0.54 đồng, đây là mức lợi nhuận không cao nhưng vẫn tốt trong điều kiện kinh tế thị trường phát triển .
Năm 2007 tỷ số này tăng lên 0.59%,đây là mức lợi nhuận tương đối ổn nhưng cũng chưa cao vì trong năm này công ty phải trả lãi vay cao đến 6.8 tỉ đồng ,làm chi phí hoạt động bất thương tăng .
Năm 2008, tỷ số này tăng lên đên 2.38%,đây là năm công ty làm ăn có hiệu quả ,mức sinh lời trên doanh thu cao mà nhiều doanh nghiệp mong muốn đạt được .tỷ suất đạt được như vậy cũng là sự cố gắng nỗ lực của công ty trong việc tìm hiểu cách tiêu thụ hàng hóa và tiết kiệm chi phí để tăng lợi nhuận .
Qua 3 năm thì tỷ lợi nhuận so với doanh thu bình quân là 1.77% , nhưng mức độ tăng doanh thu lại nhiều hơn lợi nhuận .vì vậy ,công ty lên tìm cách giảm chi phí để lợi nhuận sinh ra ngày càng cao theo doanh thu .
Năm 2008,doanh thu đạt đến 300 tỷ đồng với lợi nhuận hơn 7 tỷ đồng .công ty đã tận dụng mọi tiềm năng bên trong và bên ngoài mà công ty có thể huy động được nhằm tăng vốn ,công ty tự xoay sở vốn bằng cách chủ yếu là vay ngân hàng và tranh thủ chiếm dụng vốn của đơn vị khác .đặc biệt trong công tác quản lý vốn lá công ty dùng vốn chủ sở hữu để trang trải cho vốn cố định và dùng vốn vay ngân hàng và các khoản chiếm dụng vốn của công ty khác để đầu tư cho vốn lưu động .
Khả năng thanh toán của công ty ở mức tương đối cao do khả năng chuyển đổi thành tiền của các khoản phải thu và việc giải phóng hang tồn kho khá tôt ,điều này chứng tỏ giá trị của các khoản phải thu và hàng tôn kho tăng cũng là điều hợp lý và đã làm tăng doanh thu . Tuy nhiên do phải vay nợ nên công ty còn phải phụ thuộc ngân hàng ,chưa hoàn toàn chủ động vốn cho mình và phải giảm đi một số phần lợi nhuận do trả lãi tiền vay.
3.Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty .
3.1. Tổng quan về vài trò của hoạt động nhập khẩu của công ty .
Đối với công ty xuất nhập khẩu VINASHIN , qua thực tế hoạt động cho thấy hoạt động nhập khẩu góp phần quan trọng để bảo đảm tiến độ sản xuất chung của toàn doanh nghiệp,vì nguyên liệu chủ yếu nhập ngoại , bao gồm thiết bị phụ tùng và các công cụ thay thế của tàu .
BẢNG 3: TÌNH HÌNH CHUNG VỀ NHẬP KHẨU 2006 – 2008.
Stt
Chỉ tiêu
Đvt
2006
2007
2008
1
Tổng kim ngạch nhập khẩu
Đồng
14,113,896,051
132,674,975,529
269,335,208,774
Tổng kim ngạch nhập khẩu tăng lên theo từng năm và têu biểu là năm 2008 tông kim ngạch nhập khẩu là 269,335,208,774 đồng .
Mặt hàng nhập khẩu chủ yêu của công ty là vật tư thiết bị kỹ thuật dùng cho đóng mới và sửa chữa tàu thủy .
Công ty xuất nhập khẩu Vinashin được thành lập theo quyết định số 1051/ QĐ- TCCB- LĐ ngày 31 tháng 10 năm 2003 về việc thành lập Công ty Xuất nhập khẩu Vinashin, hoạt động theo quyết định số 1052/QĐ- TCCB- LĐ ngày 31 tháng 10 năm 2003 về việc ban hành quy chế hoạt động và tổ chức của Công ty Xuất nhập khẩu Vinashin của Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Vịêt Nam nay là Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam và giấy phép đăng ký kinh doanh số 0116000061 ngày 23/11/2003 của Bộ Kế Hoạch Đầu tư.vì vậy sau 3 năm thành lập và hoạt động công ty đã dần dần quen với thị trường và ngày càng phát triển .
Năm 2004 là năm đầu sau khi thành lập ,lúc đó tổng kim ngạch nhập khẩu của năm 2004 chỉ đạt 4,312,054,082 đồng . Nhưng sau 2 năm hoạt động tiếp theo thì kim ngạch nhập khẩu đã tăng cao và có những bước phát triên khá cao .Tiêu biểu là năm 2008 , sau 5 năm thành lập thì kim ngạch đó đã đạt 269,335,208,774 tăng hơn so với năm đầu là 265,023,154,692 đồng đạt 6146,1 %.
Kim ngạch nhập khẩu tăng lên theo từng năm là do sự hoạt động và tổ chức của công ty ngày càng được cải thiện , công ty đã có nhưng chính sách maketing phù hợp với tình hình và thị hiếu của khách hàng vì vậy đã có nhiều khách hàng đến và đặt hàng tại công ty .
Trong ngành đóng tàu của nước ta , do chúng ta chưa co máy mọc thiết bị tương ứng để sản xuất ra những thiết bị dùng cho hoạt động đóng tàu vì vậy mà công ty đã nhập khẩu hoàn toàn vật tư thiết bị để phục vụ cho hoạt động sản xuất và đóng mới tàu .
Đối với công ty xuất nhập khẩu VINASHIN tổng kim ngạch nhập khẩu cao trong tình hình tài chính ổn định , tiêu thụ đầu ra không trì trệ ,việc nhập khẩu nguyên liệu bảo đảm cho việc sản xuất liên tục ,không bị ngừng do thiếu thiết bị vật tư dùng để đóng tàu .
Trong tương lai ,công ty sẽ tăng cường đầu tư mở rộng sản xuất và cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và chủng loại tàu . Hiện tại công ty mới chỉ triên khai chủ yếu là tàu đánh cá ,tàu chở hàng và một số tàu du lịch nhỏ . Theo phương hướng hoạt động của công ty ,công ty sẽ cho cán bộ đi học và bồi dưỡng kiến thức để có thể đóng mới những con tàu có trọng tải lớn và đa dạng chủng loại phục vụ cho vận chuyên , đánh bắt trong nước,cũng như xuất khẩu đi nước ngoài.
3.2. Mặt hàng và thị trường nhập khẩu của công ty .
Đa phần nguyên vật liệu chính ,máy móc thiết bị của doanh nghiệp đều phải nhập ngoại .Thị trường nhập khẩu rất phong phú , bao gồm các thị trường : Nhật bản , Thụy sỹ, Đức ,Hàn quốc,Trung quốc … Trong đó kim ngạch nhập khẩu từ các thị trường Hàn Quốc và Nhật bản chiếm tỷ lệ cao hơn cả về số lượng hàng hóa ,chủng loại hàng và giá trị nhập khẩu .
Xét tổng hợp giai đoạn từ năm 2006 đến hết năm 2008 tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty là 416,124,080,354 ( đồng ).
Trong đó nhập khẩu từ thị trường Nhật Bản chiếm 28,41 % , tiếp đến là thị trường Hàn Quốc 24,58%, thị trường Thụy sỹ chiếm 11,80 % , thị trường Đức 10,56% , thị trường Trung Quốc 8,52% còn các thị trường khác chiếm 16,13%.
Nhìn chung hoạt động nhập khẩu của công ty rất sôi nổi cùng với sự gia tăng của hoạt động xuất khẩu , góp phần tạo nguồn nguyên liệu ổn định ,kịp thời cho việc sản xuất và xuất khẩu .
BẢNG 4 : BẢNG TỔNG HỢP THỊ TRƯỜNG – KIM NGẠCH NHẬP KHẨU
( từ năm 2006 – 2008 )
Stt
Thị trường
Kim ngạch nhập khẩu ( đồng )
Tỷ lệ
( %)
2006
2007
2008
Cộng
1
Nhật bản
4,011,169,257
37,706,228,045
76,545,066,333
118,262,463,636
28,42
2
Hàn quốc
3,469,195,649
32,611,508,985
66,202,594,316
102,283,298,951
24.58
3
Thụy sỹ
1,665,439,734
15,655,647,112
31,781,554,635
49,102,641,481
11,80
4
Đức
1,490,427,422
14,010,477,415
28,441,798,046
43,942,702,885
10,56
5
Trung quốc
1,202,503,943
11,303,907,915
22,947,359,787
35,453,771,646
8,52
6
Indonesia
567,378,621
5,333,534,016
10,827,275,392
16,728,188,030
4,02
7
Thị trường khác
1,789,192,811
16,066,939,536
32,616,493,782
50,392,626,130
12,11
Cộng
14,113,896,051
132,674,975,529
269,335,208,774
416,124,080,354
100.000
3.3. Tổ chức hoạt động nhập khẩu
Quy trình tổ chức thực hiện nhập khẩu
SƠ ĐỒ THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU
Toàn bộ khâu thủ tục hải quan , thanh lý do bộ phận xuất nhập khẩu của công ty phụ trách .
Phương thức nhập khẩu : Công ty đứng ra nhập khâu trực tiếp với đối tác nước ngoài vì vậy doanh nghiệp đã chủ động được trong qua trình hoạt động nhập khẩu , từ khâu đàm phán ký kết hợp đồng ,tổ chức thực hiên giao nhận hàng hóa và thanh toán quốc tế .
4.Nhận xét của hoạt dộng kinh doanh xuất nhập của công ty xuất nhập khẩu VINASHIN .
4.1 Nhận xét và đánh giá chung .
Mặc dù là một công ty tương đối trẻ song trong những năm qua Công ty Xuất nhập khẩu Vinashin đã đạt nhiều thành tựu to lớn và đáng được ghi nhận, cụ thể là:
Công ty đã hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh và có mức tăng trưởng cao, toàn diện trên nhiều lĩnh vực. Công ty ngày càng khẳng định được vị thế và tạo niềm tin cho tập đoàn cũng như các đối tác trong và ngoài nước.
Hoạt động kinh doanh , xúc tiến thương mại ngày càng được cải thiện và các hoạt động khác cũng không ngừng được cảI thiện tạo điều kiện cho Công ty mở rộng lĩnh vực hoạt động và hình thức kinh doanh. Chất lượng hoạt động giao nhận hàng hóa cũng ngày càng được nâng cao: khách hàng đến với Công ty không những được phục vụ với tháI độ tốt nhất, phương tiện phục vụ hiện đại, được tư vấn thêm về thông tin thị trường, các quy định của pháp luật về quốc tế,… tạo mọi điều kiện tốt nhất cho khách hàng.
Số lượng khách hàng của Công ty ngày càng gia tăng, ngoài các khách hàng truyền thống thì Công ty cũng không ngừng tạo mối quan hệ và thu hút thêm nhiều khách hàng mới, mở rộng bạn hàng trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Đến nay Công ty đã củng cố và mở rộng mối quan hệ hợp tác với nhiều nước và khu vực trên thế giới như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đan Mạch, khu vực Đông Nam á,…
Lợi nhuận của Công ty gia tăng đều qua các năm, thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên từ đó cũng được nâng lên.
Công tác tài chính, tạo nguồn vốn, đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và Đầu tư phát triển, hướng dẫn về cơ chế tài chính và chế độ tài chính, cơ chế pháp lý tiếp tục được củng cố, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành viên hoạt động và từ đó đóng góp vào sự phát triển của Công ty.
Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực bước đầu đã đảm bảo được nguồn nhân lực cho Công ty, với một nguồn nhân lực trình độ chuyên môn cao đây là yếu tố quan trọng thúc đẩy cho sự phát triển của Công ty.
Hoạt động nghiên cứu ,ứng dụng khoa học công nghệ ,tang cương phát huy ứng dụng sáng kiến vào thực tế ngày càng được đẩy mạnh và đã đem lại nhiều tác động tích cực .
4.2 Nhược điểm .
Bên cạnh những thành tựu đạt được thì công ty còn có những khó khăn nhất định .
Do mới thành lập ,thời gian hoạt động chưa lâu , nguồn vốn của công ty còn hạn chế nên một số hoạt động của công ty chưa có cơ hội để phát huy hết khả năng của mình ,nhiều lĩnh vực còn hoạt động với một quy mô nhỏ,hình thức kinh doanh chưa phong phú và doanh thu các hoạt động đó chưa cao .
Công tác xây dựng ,nâng cấp cơ sở vật chất chưa đảm bảo tiến độ một số dự án thực hiện chậm so với kế hoạch. Điều này là một trong những nguyên nhân làm hạn chế sự phát triển của Công ty. Công tác thống kê, cập nhật thông tin còn một số hạn chế, chưa đáp ứng được kịp thời yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Cơ cấu tổ chức bộ máy còn nhiều hạn chế. Số lượng cán bộ nhân viên trong Công ty còn ít, dẫn đến tình trạng một nhân viên kiêm nhiều phần hành, công việc nhiều khi còn chồng chéo, điều này làm ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả công việc cũng như khả năng làm việc của từng nhân viên.
Chương III : Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu tại công ty xuất nhập khẩu VINASHIN.
1. Tăng cường công tác nghiên cứu và hoàn thiện hệ thống thu thập và xử lý thông tin
1.1. Tăng cường công tác nghiên cứu và xây dựng chiến lược thị trường toàn diện.
Thị trường là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu với mỗi công ty xuất khẩu hiện nay. Nếu không có thị trường thì sản phẩm không tiêu thụ được, nghĩa là sẽ không đem lại lợi nhuận, công ty sẽ không thể tồn tại và phát triển được. Vì thế một câu hỏi đặt ra cho mỗi công ty xuất khẩu nói chung và đối với Công ty xuất xuất nhập khẩu VINASHIN nói riêng là: làm thế nào để có được nhiều thị trường mà Việt Nam có thể thâm nhập vào?
Để trả lời được câu hỏi này thì cần phải làm tốt công tác thị trường. Điều đấy cũng có nghĩa là Công ty phải nghiên cứu và xây dựng một chiến lược thị trường toàn diện nhằm có thể tìm được đầu ra cho sản phảm xuất khẩu. Nghiên cứu thị trường cho phép chúng ta nắm bắt được nhu cầu của khách hàng trên thị trường: về giá cả, dung lượng thị trường… từ đó có thể lựa chọn khách hàng, đối tượng giao dịch, phương thức kinh doanh sao cho có hiệu quả nhất đối với công ty. Đây cũng chính là chức năng của phòng thị trường. Và theo em, để công tác này có hiệu quả thì trước hết là phòng thị trường phải luôn có mục tiêu, kế hoạch cụ thể và thực hiện linh hoạt theo kế hoạch đó.
Công ty cần có những biện pháp để giữ vững thị trường. Các định hướng mục tiêu cụ thể có thể là:
- Duy trì và củng cố quan hệ khách hàng
- Đẩy mạnh doanhh số tiêu thụ
- Thường xuyên thay đổi mẫu mã, bao bì xuất khẩu…
- Thu mua những sản phẩm mỹ nghệ có chất lượng cao.
- Nghiên cứu kỹ nhu cầu, thị hiếu của khách hàng trong các khu vực thị trường.
- Tăng cường đầu tư cho quảng cáo.
- Thúc đẩy và mở rộng xuất khẩu sang thị trường mới.
- Liên doanh với các bạn hàng nhưng cũng cần tìm hiểu rõ đâu là đối thủ cạnh tranh của mình để có chính sách ứng phó kịp thời.
Do phạm vi hoạt động của công ty lớn, bạn hàng có ở trên khắp thế giới. Tuy nhiên bạn hàng lớn lại ít. Hơn nữa công tác nghiên cứu và xây dựng thị trường toàn diện đạt kết quả tốt lại cần đầu tư nhiều thời gian và tiền bạc. Vì vậy, Công ty cần phải thực hiện một số biện pháp sau:
- Đầu tư cho công tác nghiên cứu thị trường. Thường xuyên cử cán bộ của công ty sang các thị trường để thiết lập quan hệ kinh doanh và thu thập thông tin.
- Duy trì, giữ vững thị trường và khách hàng truyền thống, đặc biệt là những khách hàng lớn. Nghiên cứu và hình thành cam kết với khách hàng có quan hệ buôn bán thường xuyên, nhằm đảm bảo đôi bên cùng có lợi và cùng phát triển.
- Cần thường xuyên quan hệ với các cơ quan ngoại giao, văn phòng đại diện, các tổ chức làm công tác đối ngoại… có cơ sở ở Việt Nam và các nước để tìm kiếm thêm khách hàng.
Bên cạnh đó công ty cũng cần mở chiến dịch tìm kiếm khách hàng mới thông qua việc tham gia hội chợ triển lãm quốc tế. Đây là cách tiếp cận tốt nhất để phát hiện nhu cầu thị trường.
Công ty cũng cần nghiên cứu bước đi của các đối thủ cạnh tranh cả trong và ngoài nước như Trung Quốc, Thái Lan, Indonexia, ấn Độ…Đây là những đối thủ có lợi thế riêng của họ trong việc sản xuất các sản phẩm cùng loại với Công ty như lợi thế về nguyên vật liệu, giá cả nhân công, mẫu mã… để từ đó đề ra phương hướng phát triển phù hợp cho mình trong điều kiện nền kinh tế thế giới có nhiều biến động như hiện nay.
Việc định ra mục tiêu và biện pháp cho từng khu vực thị trường sẽ là cơ sở vững chắc giúp cho công ty có được kế hoạch kinh doanh chi tiết, sát thực và hiệu quả.
1.2 Tăng cường hoạt động giao tiếp, khuếch trương và quảng bá sản phẩm.
Mỗi công ty luôn có nhu cầu phát triển, bành trướng qui mô và danh tiếng trên thị trường thế giới. Để đạt được điều này ngoài các chính sách hoạt động khác, công ty cũng phải quan tâm và đẩy mạnh chính sách giao tiếp và khuyếch trương của mình. Công ty có thể quảng bá sản phẩm, khuyếch trương danh tiếng thông qua lời giới thiệu, quảng cáo trong các thư giao dịch, catalog, báo, tạp chí… như ngày này người ta vẫn thường làm. Sản xuất các mặt hàng dùng để tặng hoặc bán một cách hợp lý đến tay khách du lịch. Công ty có thể tạo trang Web quốc tế để khách hàng có thể có thêm hiểu biết về công ty và các sản phẩm cũng như dịch vụ của công ty. Trang Web này cần được thiết kế sinh động, hấp dẫn và tiện lợi cho người xem có thể truy nhập và tìm kiếm thông tin.
Chính sách giao tiếp, khuyếch trương và quảng bá sản phẩm cần được Công ty đầu tư thích đáng để có thể đạt hiệu quả cao nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho Công ty.
1.3 Hoàn thiện hệ thống thu thập và xử lý thông tin.
Hiện tại, Công ty khai thác thông tin chủ yếu qua các trung tâm kinh tế, các cơ quan đối ngoại, các loại báo, tạp chí trong và ngoài nước; thông qua mạng internet, qua quá trình tham gia hội chợ, triển lãm quốc tế.
Đánh giá một cách khái quát thì đây là nguồn thông tin phổ cập, nhiều khi thiếu tính kịp thời. Do đó để giành được quyền chủ động cũng như các lợi thế về thông tin, công ty có thể tiến hành một số giải pháp sau:
- Thiết lập và tạo mối quan hệ chặt chẽ với các nhà phân phối, quy định quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên nếu như nhà phân phối cung cấp thông tin nhanh và chính xác.
- Thiết lập mối quan hệ với các đại sứ quán của Việt Nam ở các quốc gia mà công ty có sự quan tâm cũng như với các đại sứ quán của các quốc gia đó ở Việt Nam. Trên cơ sở các mối quan hệ đó ta có thể khai thác các thông tin liên quán đến thị trường, thị hiếu…Điều này rất quan trọng và chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả cao cho hoạt động kinh doanh hàng TCMN của Công ty.
Trích một phần ngân sách của mình để mua các thông tin từ các nhà cung cấp thông tin thế giới. Các thông tin này thường được đảm bảo về tính chính xác và kịp thời, giúp công ty nắm bắt nhanh được nhu cầu thị trường và có nhiều thời cơ để tăng kim ngạch xuất khẩu hơn.
- Ngoài ra công ty phải xây dựng hệ thống thông tin cung cấp về chính bản thân mình để khách hàng có thể tự tìm đến với mình. Cụ thể là có thể xây dựng trang web giới thiệu về công ty, các hình thức hoạt động, các sản phẩm của mình.
Khi công ty đã xây dựng được một hệ thống thu thập thông tin hoàn chỉnh thì bước tiếp theo là cần phải xử lý thông tin sao cho có hiệu quả nhất. Trước hết là các cán bộ thông tin cần phải biết phân tích độ tin cậy của thông tin. Tiếp theo là phải có hệ thống phản hồi thông tin. Một điều quan trọng nữa là các thông tin thu thập được cần phải được đảm bảo bí mật, không được cho các đối thủ cạnh tranh biết để giảm cạnh tranh và nâng cao hoạt động xuất khẩu của Công ty.
2. Nâng cao khả năng cạnh tranh.
2.1 Lựa chọn mặt hàng chiến lược
Nhu cầu tiêu dùng của khách hàng rất cao , rất đa dạng . Vì vậy để đáp ứng nhu cầu của khách hàng thì công ty vẫn phải đa dạng hoá sản phẩm . Tuy nhiên nếu đầu tư vào quá nhiều sản phẩm thì chất lượng mẫu mã …vv không được đảm bảo vì vậy công ty vẫn phải chọn cho mình một số mặt hàng chiến lược để đáp ứng nhu cầu số lớn lượng khách hàng đòi hỏi về kiểu dáng , chất lương mẫu mã cao …vv vì vậy công ty xuất nhập khẩu VINASHIN đã chọn một số mặt hàng chiến lược như sau : như hạ thủy những con tàu với trọng tải lớn và các trang thiết bị tối tân nhăm đảm bảo độ an toàn cũng như việc chuyên chở của chúng .
2.2 Nâng cao chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào các yếu tố như : tiến bộ khoa học kĩ thuật , phương pháp công nghệ , trình độ tay nghề của người lao đông , tổ chức quản lí sản xuất và bảo quản hàng hoá do vậy công ty cần :
- Chú trọng kĩ thuật sản xuất , sử dụng công nghệ kĩ thuật cao .
- Kiểm tra chất lượng cả quá trình sản xuất và khâu cuối trước khi xuất khẩu đảm bảo nguyên liệu đầu vào cho sản xuất đầy đủ , kịp thời , đồng bộ và đảm bảo chất lượng .
- Nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ công nhân viên không ngừng đào tạo và nâng cao tay nghề .
2.3. Đa dạng hoá sản phẩm
Bên cạnh việc nâng cao chất lượng sản phẩm công ty cần đầu tư vào việc cải tiến, đổi mới mẫu mã sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu đa dạng và phong phú của thị trường đặc biệt để cạnh tranh với các đối thủ như : Trung Quốc , Malaisya, Philippin . Để làm được điều này công ty cần :
- Đa dạng hoá giá cả sản phẩm , áp dụng với từng nhóm khách hàng , với từng thị trường .
- Đa dạng hoá chất lượng mẫu mã , kích thước sản phẩm .
- Đa dạng hoá màu sắc .
2.4 Thực hiện tiết kiệm vật tư
Khi sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ , công ty cần cố gắng đưa ra các mẫu mã phù hợp . Trong quá trình sản xuất cần cố gắng tiết kiệm tối đa nguồn vật tư để giảm chi phí từ đó hạ giá thành sản phẩm và nâng cao năng lực cạnh tranh .
3.Nâng cao hiệu quả nghiệp vụ kinh doanh.
Công ty đang cố gắng lựa chọn hình thức xuất khẩu như đã trình bày. Hôm nay công ty vẫn có ba hình thức xuất khẩu nhưng thời gian tới công ty chọn hình thức xuất khẩu chính là xuất khẩu trực tiếp và nâng cao tính chủ động hơn nữa trong hình phương thức kinh doanh của mình bằng cách :
- Chủ động tìm kiếm và đặt quan hệ với khách hàng kí kết hợp đồng .
- Cố gắng tiếp cận trực tiếp với khách hàng .
- Chủ động trongviệc tìm kiếm nguồn nguyên liệu để sản xuất và nguồn thu mua hàng để xuất khẩu v.v.. ngoài ra công ty cố gắng mở rộng các phương thức thanh toán tạo điều kiện linh hoạt với khách hangf làm sao nhanh và thuận lợi cho cả hai bên .
4. Nâng cao hiệu quả trong công tác giao dịch đàm phán và ký kết hợp đồng xuất khẩu.
Giao dịch đàm phán là bước đi đầu tiên để có được một thương vụ xuất khẩu. Đối với các khách hàng khác nhau ở các thị trường khác nhau cần phải xác định được phương thức đàm phán khác nhau nhằm sử dụng tối ưu hiệu quả, các phương thức đàm phán đó. Đối với lĩnh vực xuất khẩu các doanh nghiệp Việt Nam thường yếu thế, trong giao dịch đàm phán và công ty xuất nhập khẩu vinashin cũng gặp phải hoàn cảnh đó do đội ngũ cán bộ chưa đủ khả năng, kinh nghiệm; hàng Việt Nam chưa có sức cạnh tranh cao ... và nhiều yếu tố khác tác động làm cho công tác giao dịch đàm phán thường có hiệu quả không cao. Để đàm phán thành công cần:
- Đánh giá được khả năng/ sức mạnh, điểm yếu của công ty về: trình độ đàm phán; các đối thủ cạnh tranh và ưu nhược điểm của các đối thủ đó...
- Xác định sách lược đàm phán: một sách lược đàm phán tốt phải chứa đựng các yếu tố sau:
+ Tạo ra sự cạnh tranh
+ Tiến tới từng bước
+ Gây áp lực
+ Giả câm điếc
+ Giấu giếm tình cảm.
+Linh hoạt tuỳ cơ ứng biến
+ Tránh thoả thuận nhanh chóng
+ Giữ thể diện cho bạn hàng/ đối phương
Không có đàm phán giao dịch thì sẽ không có được hợp đồng xuất khẩu.
Vì vậy phải có được đội ngũ cán bộ chuyên trách về đàm phán giao dịch, xây dựng được kế hoạch, sách lược đàm phán cho các thị trường khác nhau, cho các bạn hàng khác nhau.
KẾT LUẬN
Công ty xuất nhập khẩu Vinashin với ngành nghề kinh doanh đa dạng và phong phú đó và đang phát triển lớn mạnh trên thị trường kinh doanh.
Cũng như bất kỳ doanh nghiệp khác trong cả nước, Công ty luôn phải đề ra cho mình những mục tiêu , phương hướng hoạt động kinh doanh trong thời gian nhất định nhằm thích ứng một cách nhanh nhất đối với sự biến đổi không ngừng của nền kinh tế thị trường.
Tuy vẫn còn rất nhiều những thách thức đang chờ đợi phía trước, nhưng cùng với sự khuyến khích và giúp đỡ của Nhà nước, Công ty sẽ vượt qua được những thử thách đó để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường kinh tế.
Trong điều kiện kinh tế thị trường, Công ty có thể tự tin bước vào thị trường xuất nhập khẩu và kinh doanh nội địa với thế mạnh mà công ty đó cú được như hiện nay. Tuy còn rất nhiều những thách thức và khó khăn nhưng công ty đã khẳng định được vị trí của mình với hiệu quả kinh doanh không thể phủ nhận. Chúng ta sẽ chờ đợi và hy vọng vào thành cụng của doanh nghiệp trong thời gian gần nhất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Giáo trình kinh tế thương mại -GS.TS.Đặng Đình Đào – GS.TS.Hoàng Đức Thân .NXB thống kê 2003
2. Lý luận và thực tiễn thương mại quốc tế - NXB Thống kê 1994
3. Tìm hiểu những quy định về hoạt động XNK - NXB Thống kê 1995
4. Hiệu quả quản lý dự án nhà nước - Khoa khoa học quản lý ĐHKTQD - NXB khoa học và kỹ thuật 2001
5. Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế - PGS.TS. Trần Bình Trọng - NXB Thống kê 2003.
6. Giáo trình quản trị kinh doanh -GS.TS. Nguyễn Thành Độ - TS Nguyễn Ngoc Huyền .
7.Báo cáo tài chính công ty Xuất Nhập Khẩu VINASHIN- năm 2006,2007,2008
8. Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Xuất Nhập khẩu VINASHIN. Năm 2006,2007,2008.
9. Văn bản thông báo tờ trình hoạt động của công ty Xuất Nhập khẩu VINASHIN. Năm 2008
10. thời báo kinh tế việt nam – năm 2009.
11. Website cục hằng hải .
12.www.moi.gov.vn
13.www.tuoitre.com.vn
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1865.doc