Qua một số những nghiên cứu ở trên về tình hình sản xuất và vấn đề ô nhiễm môi trường tại các làng nghề truyền thống Việt Nam, cần khẳng định lại rằng đây hoàn toàn là một vấn đề không mới, một vấn đề nổi cộm đã nhiều năm cùng với diễn biến môi trường trên cả nước và thế giới. Trong một thời gian ngắn chưa thể đưa ra một giải pháp toàn diện và thực sự hiệu quả về vấn đề này. Bài toán môi trường làng nghề phải do chính bà con dân làng nghề tham gia giải quyết, đó là sự sống còn của làng nghề trong tương lai, nhưng bên cạnh đó cũng cần được sự quan tâm giúp đỡ của cộng đồng, từ các cấp quản lý Trung ương tới địa phương và của đông đảo các tầng lớp nhân dân trong xã hội.
21 trang |
Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 1182 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạt động sản xuất của các làng nghề và giải pháp cho những tác động tiêu cực đến môi trường hiện nay ở nước ta, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a- Phần mở đầu
Sự khôi phục và phát triển của các làng nghề Việt Nam trong những năm gần đây có ý nghĩa tích cực về kinh tế xã hội, đặc biệt trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên, vấn đề môi trường trong các làng nghề vẫn là một bài toán nan giải cần phải giải quyết.
Tìm hiểu về vấn đề này chúng tôi đã đi vào nghiên cứu những phương thức hoạt động sản xuất ở một số loại hình làng nghề và đã nhận thấy những tác động tiêu cực của nó đến môi trường sống. Một vấn đề cấp bách đặt ra là hạn chế và ngăn chặn những tác động tiêu cực đó như thế nào? Đây không chỉ là nhiệm vụ của các cơ quan quản lý môi trường mà đó là vấn đề của toàn xã hội. Chúng tôi cũng đã đưa ra một số giải pháp cho vấn đề này. Sau đây, chúng tôi xin trình bày các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất của các làng nghề và giải pháp cho những tác động tiêu cực đến môi trường hiện nay ở nước ta.
b- Phần nội dung
I- khái quát chung về các làng nghề ở việt nam
1- Làng nghề và phân loại làng nghề.
Làng nghề ở nước ta là làng nghề thủ công đã có từ rất lâu. Làng nghề thường có tuyệt đại bộ phận dân số làm nghề sản xuất và dịch vụ phi nông nghiệp hoặc một vài dòng họ chuyên làm một nghề kiểu cha truyền con nối. Chính sách đổi mới kinh tế đã đem lại luồng sinh khí mới cho các ngành nghề thủ công truyền thống Việt Nam. Sau thời gian ngừng trệ, trong vòng 10 năm trở lại đây, từ các nguồn ngân sách hỗ trợ của nhà nước kết hợp với cơ chế thoáng, mở cửa cảu nền kinh tế thị trường, các làng nghề đã không ngừng thay đổi và tạo nên một diện mạo mới cho nông thôn Việt Nam .
Theo số liệu gần đây nhất, hiện cả nước có khoảng 1450 làng nghề phân bố ở 58 tỉnh và thành phố trong cả nước, riêng địa bàn đồng bằng sông Hồng có khoảng 800 làng. Các tỉnh có số lượng làng nghề đông bao gồm Hà Tây có khoảng 280 làng, Thái Bình có 187 làng, Bắc Ninh có 59 làng, Thanh Hoá có 127 làng. Theo ước tính trong vòng 10 năm qua, làng nghề nông thôn Việt Nam đã có tốc độ tăng trưởng nhanh, trung bình khoảng 8%/năm tính theo giá trị đầu ra.
Dựa vào phương thức sản xuất, có thể chia ra làm 5 loại làng nghề chính như sau:
- Làng nghề chế biến nông sản, thực phẩm.
- Làng nghề sản xuất nguyên vật liệu xây dựng và gốm sứ.
- Làng nghề tái chế chất thải.
- Làng nghề dệt nhuộm.
- Làng nghề thủ công mỹ nghệ.
Các ngành nghề chủ yếu được phát triển ở làng nghề như sau:
Bảng 1: phân bố các loại hình làng nghề ở các vùng nông thôn việt nam
Ươm tơ, dệt nhuộm, đồ da
Chế biến nông sản, thực phẩm
Tái chế phế liệu
Thủ công mỹ nghệ
Vật liệu xây dựng, gốm sứ
Nghề khác
Miền Bắc
138
134
61
404
17
222
Miền Trung
24
42
24
121
9
77
Miền Nam
11
21
5
93
5
42
Tổng cộng
173
197
90
618
31
341
Nguồn: Đề tài KC 08-09
2- Đặc điểm chung của các làng nghề việt nam
Mỗi loại hình làng nghề đều có những đặc trưng riêng nhưng chúng đều có những đặc điểm chung như sau:
Các làng nghề được hình thành và hoạt động trong khoảng thời gian khá dài. Chúng đều xuất phát từ nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày, ban đầu chỉ là sản xuất tự phục vụ trong một vài gia đình, dần dần hình thành theo thời gian và với truyền thống cha truyền con nối đã tồn tại và phát triển cho tới ngày nay .
Làng nghề là giải pháp phát triển kinh tế nông thôn rất có hiệu quả. Lao động nghề tại các làng giải quyết được vấn đề lao động dư thừa và lao động trong thời gian nông nhàn. Có 27% số hộ nông dân sản xuất nông nghiệp kiêm các ngành nghề và 13% số hộ chuyên về ngành nghề. Theo thống kê lao động ngành nghề thu hút tới 10 triệu lao động thường xuyên. Bên cạnh đó thu nhập từ hoạt động này là nguồn thu nhập đáng kể đối với các hộ nông dân, có nới hoạt động này không còn là nghề phụ mà trở thành nghề chính với cả gia đình hay một số lao động chính trong gia đình. Ví dụ: làng nghề đúc đồng Phước Kiều (Quảng Nam) đã kết hợp cả hoạt động nông nghiệp và hoạt động nghề. Có 40 trên tổng số 80 hộ dân làm nghề đúc đồng, mỗi hộ dân có 1 đến 2 thợ chính làm nghề.
Quy mô hoạt động của làng nghề nhìn chung còn nhỏ, từ hộ gia đình đến các tổ hợp, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, từ một vài gia đình, một làng nghề đến một vài xã. Do quy mô thường nhỏ nên khá năng động trong việc thay đổi mặt hàng cho phù hợp với thị trường.
Phần lớn công nghệ kỹ thuật ở các làng nghề còn thủ công lạc hậu trừ một số cơ sở mới xây dựng có công nghệ tiên tiến. Bên cạnh một số nghệ nhân và những tay thợ có tay nghề cao thì có tới 55% lao động chưa qua đào tạo, khoảng 36% không có chuyên môn kỹ thuật, đối với hộ gia đình vừa sản xuất nông nghiệp vừa làm nghề có tới 79% lao động không có chuyên môn. Hạ tầng kỹ thuật ở làng nghề nông thôn rất thấp, chỉ khoảng 20% các cơ sở có nhà xưởng kiên cố, 86 % có sử dụng điện, 37% công việc được cơ khí hoá còn 60% làm bằng tay. Trình độ công nghệ, trình độ cơ khí còn rất thấp, thiết bị phần lớn là đơn giản không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, an toàn và vệ sinh môi trường. Theo kết quả điều tra về môi trương làng nghề thì hầu hết các cơ sở sản xuất đều không có hệ thống xử lý nước thải.
Nhiều nơi khoa học kỹ thuật và công nghệ mới được thâm nhập vào các làng nghề một cách tự phát do các chủ sản xuất tự tìm hiểu và ứng dụng thậm chí bằng cách truyền miệng mà không được tư vấn hướng dẫn của các nhà chuyên môn nên đã gây ra nhiều xự cố về chất lượng sản phẩm và môi trường.
Môi trường đang trong tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng: Môi trường vật lý, môi trường sinh thái cảnh quan bị suy thoái nặng nề, các nhà xưởng tạm bợ, nguyên vật liệu và các loại chất thải đổ bừa bãi; nhiều diện tích mặt nước sông, kênh mương, đất canh tác đang bị các loại chất thải lấn dần làm ô nhiễm môi trường sống và sức khoẻ của người dân. Yêu cầu bức thiết được đặt ra cho các cơ quan chức năng về quản lý môi trường là phải đưa ra những giải pháp triệt để cho vấn đề ô nhiễm này.
II- Hoạt động sản xuất và những tác động đến môi trường ở từng làng nghề
Mỗi loại làng nghề với những đặc thù riêng đều tác động đến môi trường theo những hình thức khác nhau. Chúng ta sẽ đi vào nghiên cứu cụ thể từng loại làng nghề, tìm hiểu về hoạt động sản xuất và những ảnh hưởng tiêu cực của chúng đến môi trường như thế nào?
1- Làng nghề chế biến nông sản thực phẩm:
Các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm là một trong những loại hình làng nghề cổ xưa nhất, các làng nghề truyền thống này thường sản xuất theo quy mô hộ gia đình, phân tán và sản xuất nhiều loại hình sản phẩm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của dân cư trong vùng. Theo thống kê mới nhất, cả nước hiện có 197 làng nghề chế biến nông sản thực phẩm, chiếm 13,58 % trong tổng số 1450 làng nghề trong cả nước. Các làng nghề này chủ yếu tập trung ở miền Bắc (134 làng), 42 làng ở miền Trung và miền Nam có 21 làng.
Sự phát triển ở các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm diễn ra một cách tự phát, sản xuất mở rộng tuỳ tiện, không có quy hoạch, trình độ công nghiệp còn thấp. Thêm vào đó là tâm lý và thói quen sản xuất trên quy mô nhỏ, khép kín nên đã hạn chế trong đầu tư trang thiết bị và đổi mới công nghệ, dẫn đến hiệu quả sản xuất không cao, tiêu tốn nhiều nguyên nhiên liệu, đồng thời thải ra môi trường một lượng lớn chất thải, đặc biệt là nước thải giàu chất hữu cơ.
Đối với môi trường không khí, nguồn gây ô nhiễm đặc trưng nhất của làng nghề chế biến nông sản thực phẩm là mùi hôi thối của nguyên vật liệu tồn đọng lâu ngày và do sự phân huỷ của các hợp chất hữu cơ có trong chất thải rắn và nước thải từ các cống rãnh, kênh mương. Quá trình phân giải yếm khí các chất hữu cơ sinh ra các khí độc rất ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân làng nghề. Đặc biệt phải kể đến các làng nghề sản xuất nước mắm, do phơi ngoài trời nên mùi hôi tanh khắp cả làng rất khó chịu. Một nguồn gây ô nhiễm không khí nữa ở làng nghề chế biến nông sản thực phẩm là bụi nguyên liệu phân tán trong không khí. Ví dụ như bụi trà ở các làng nghề chế biến trà hương rất mịn và rất dễ xâm nhập vào cơ thể người gây ảnh hưởng đến đường hô hấp. Ngoài ra, cũng như phần lớn các làng nghề, nguyên liệu chủ yếu phục vụ sản xuất là than, củi. Với nhu cầu nhiên liệu rất lớn, khí thải sinh ra do đốt nhiên liệu than củi là nguồn gây ô nhiễm chính tới môi trường không khí.
Chế biến nông sản thực phẩm là loại hình sản xuất có nhu cầu lớn về sử dụng nước và đồng thời cũng thải ra một lượng nước không nhỏ. Nước thải của các làng nghề này có đặc tính chung là rất giàu hữu cơ, dễ phân huỷ sinh học. Đặc trưng chất thải của một số làng nghề chế biến nông sản thực phẩm cho thấy chất lượng môi trường nước tại các làng nghề là rất đáng lo ngại. Cho đến nay, phần lớn nước thải tại các làng nghề đều thải ra ngoài không qua bất kỳ khâu xử lý nào. Nước thải này tồn đọng ở cống rãnh thường bị phân huỷ yếm khí gây ô nhiễm không khí và ngấm xuống lòng đất gây ô nhiễm môi trường đất và suy giảm chất lượng nước ngầm. Chất lượng nước ngầm tại các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm phần lớn đều có dấu hiệu bị ô nhiễm với hàm lượng COD, TS,NH4+ trong nước giếng cao. Nước giếng của làng Tân Độ và Ninh Vân còn nhiễm vi khuẩn coliform, đặc biệt nước giếng của làng nghề sản xuất nước mắm Hải Thanh (Thanh Hoá) đã bị ô nhiễm nghiêm trọng (COD = 186 mg/l). Không chỉ ở Hải Thanh, mà tại tất cả các làng nghề sản xuất nước mắm được khảo sát trong khuôn khổ Đề tài KC08-09 đều có tình trạng tương tự, dân làng ở những nơi này phải mua nước ngọt ở những nơi khác để sử dụng. Mặt khác phần lớn các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm đều tận thu phế liệu để chăn nuôi. Nước thải từ nguồn này cũng gây ô nhiễm môi trường không khí và nước đáng kể.
Kết quả điều tra y tế tại các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm cho thấy rõ những ảnh hưởng từ sản xuất nghề tới sức khoẻ người dân. Các bệnh phổ biến mà người dân làng nghề mắc phải là bệnh phụ khoa ở phụ nữ (13 – 38%), bệnh về đường tiêu hoá (8 – 30%), bệnh viêm da (4,5-23%), bệnh đường hô hấp (6-18%), đau mắt (9-15%). Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do môi trường sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh, nguồn nước sạch khan hiếm. Tỷ lệ mắc bệnh nghề nghiệp ở làng nghề Dương Liễu – Hà Tây, làng bún bánh Vũ Hội – Thái Bình là 70%, làng bún Phú Đô, làng rượu Tân Độ là 50% làng bún bánh Yên Ninh, nước mắm Hải Thanh là 10%.
Bảng 2: Đặc trưng nước thải một số làng nghề chế biến nông sản thực phẩm đặc trưng:
chỉ tiêu
Tiêu chuẩn cho phép
Tinh bột Bình Minh
Bún
Phú Đô
Nước mắm Hải Thanh*
Nấu rượu Tân Đô
Đậu phụ Quang Bình
pH
5.5-9
4.6
6.1
9.59
-
5.1
SS (mg/l)
100
926
414
10
266
1.764
COD (mg/l)
100
1.858
2.967
597
3.868
1.271
BOD5 (mg/l)
50
743
1.850
250
1.700
1.080
SN (mg/l)
60
145.6
20.9
9.62
1.002
67
SP (mg/l)
6
27.5
2.79
0.034
44.2
23
2- Làng nghề dệt nhuộm.
Xuất phát từ nhu cầu may mặc cơ bản, ban đầu chỉ là sản xuất để tự phục vụ, các làng nghề dệt nhuộm dần dần hình thành theo thời gian và với truyền thống cha truyền con nối, đã tồn tại và phát triển cho đến ngày nay. Các làng nghề truyền thống trong đó có nghề dệt nhuộm đã đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển nghề và làng nghề. Cả nước hiện có 173 làng nghề dệt nhuộm chiếm 10% tổng số làng nghề. Các làng nghề dệt nhuộm tập trung nhiều nhất ở phía bắc, chiếm tới 85.5% số làng nghề dệt nhuộm. Sơn La và Hà Tây là 2 tỉnh có số làng nghề dệt nhuộm nhiều nhất (46 và 22 làng).
Công nghệ được sử dụng tại các làng nghề dệt nhuộm khá phong phú. Tại các vùng, miền khác nhau, thường có công nghệ sản xuất và mặt hàng truyền thống khác nhau, mang nét đặc trưng riêng. Có thể kể tên một số làng nghề dệt nhuộm nổi tiếng như dệt lụa Vạn Phúc- Hà Đông, nhuộm sợi chỉ Tân Triều-Hà Nội, dệt nhuộm khăn mặt Thái Phương- Thái Bình, ươm tơ Cổ Chất- Nam Định hay dệt nhuộm Tương Giang – Bắc Ninh. Phần lớn máy móc thiết bị sử dụng tại các làng nghề là thiết bị thô sơ, tự tạo hoặc do các cơ sở sản xuất trong nước gia công, láp ráp.Phương thức sản xuất thường là gián đoạn, thiết bị thiếu đồng bộ. Điều này dẫn đến việc giảm hiệu quả sử dụng nguyên nhiên liệu và đồng thời làm cho những vấn đề ô nhiễm môi trường ở các làng nghề dệt nhuộm cũng trở nên bức xúc hơn.
Ô nhiễm nước thải là vấn đề môi trường lớn nhất đối với các làng nghề dệt nhuộm. Do sản xuất có sử dụng nhiều nước hoá chất, thuốc nhuộm nên thành phần các chất ô nhiễm trong nước thải làng nghề dệt nhuộm bao gồm: các tạp chất tự nhiên tách ra từ sợi vải: chất bẩn , dầu, sáp, hợp chất chứa nitơ, pectin trong quá trình nấu tẩy, chuội tơ và các hoá chất sử dụng trong quy trình xử lý vải như hồ tinh bột, NaOH, H2SO4, HCl, Na2CO3 các loại thuốc nhuộm, chất tẩy giặt. Khoảng 10-30% lượng thuốc nhuộm và hoá chất sử dụng bị thải ra ngoài cùng với nước thải.
Ô nhiễm môi trường không khí ở các làng quê này chủ yếu là bụi và hơi hoá chất. Bụi bông sinh ra trong quá trình giàn sợi, đánh ống, xe sợi, dệt vải. Hơi hoá chất phát sinh trong quá trình nấu, tẩy, nhuộm do sử dụng hoá chất ở nhiệt độ cao và hầu hết các thiết bị sản xuất đều là thiết bị hở. Hơi hoá chất chủ yếu là xút, HCl, Cl2, CH3COOH, chất tảy giặt. Khí thải lò đốt chứa nhiều thành phần ô nhiễm môi trường không khí như CO2, SO2, CO, NOx và bụi. Tại các làng nghề dệt nhuộm hiện chưa có cơ sở nào có hệ thống hút bụi, thông gió để giảm lượng bụi bông trong khu vực sản xuất. Tình trạng ô nhiễm do hơi hoá chất cũng không có biện pháp khắc phục. Các cơ sở sản xuất đều không có ống khói và đều không có hệ thống xử lý khí thải lò đốt.
Điều kiện làm việc có độ ồn cao, thiếu ánh sáng, chế độ gió và ẩm không thích hợp. Kết quả điều tra y tế tại các làng nghề dệt nhuộm cho thấy, bệnh ngoài da, viêm mũi, viêm họng và suy nhược thần kinh là các bệnh thường gặp ở người lao động tại các làng nghề này. Nguyên nhân tác động đến sức khoẻ do sản xuất chiếm tới 20% ở làng quê dệt lụa tơ tằm Bảo Lộc, Lâm Đồng và ươm tơ Đông Yên, Quảng Nam, chiếm 55% ở làng dệt lụa Thái Phương, Thái Bình và tới 70% ở làng ươm tơ Cổ Chất , Nam Định.
3- Làng nghề tái chế chất thải: giấy, nhựa, kim loại,
Đây là nhóm làng nghề tận dụng phế liệu làm nguyên liệu cho sản xuất, nhờ đó giảm chi phí đầu và giảm lượng chất thải gây ô nhiễm môi trường. Mặt khác, trong khi chưa có các cơ sở lớn tái chế chất thải thì các làng nghề tái chế chất thải đã tạo ra một mạng lưới thu gom nguyên liệu phế liệu và chất thải. Do đó, loại hình làng nghề này rất được khuyến khích phát triển. Các làng nghề tái chế được chia thành 3 nhóm cơ bản: tái chế giấy, tái chế kim loại và tái chế nhựa tập trunng ở miền Bắc với số lượng vượt trội của các làng nghề tái chế kim loại.
Số lượng làng nghề tái chế không lớn, nhưng tỷ lệ cơ giới hoá cao hơn các nghề khác rất nhiều, chiếm từ 50-70%. Một số tổ hợp ở các làng nghề có quy mô sản xuất lớn và thu hút lực lượng lao động lớn ở địa phương như làng nghề tái chế nhựa Minh Khai, Hưng Yên thu hút hơn 4.000 lao động làng nghề tái chế giấy Dương ổ, Bắc Ninh sản xuất hàng năm 12.000 tấn giấy, thu hút 5.000 lao động, hay làng tái chế sắt nhôm Văn Chàng, Nam Định thu hút 3.000 lao động với sức sản xuất khoảng 90 tấn phế liệu/ngày. Sản phẩm của làng nghề tái chế rất đa dạng và phong phú. Do đặc thù là các làng nghề mới và sản xuất theo quy mô hộ gia đình nên tính năng động và sáng tạo trong việc nắm bắt thị trường và đa dạng hoá thị trường và sản phẩm rất rõ nét ở các làng nghề khá cao.
Tuy nhiên, các làng nghề trù phú này đang đứng trước một thực trạng rất đáng lo ngại về môi trường. Do sản xuất với tư tưởng tư hữu, chạy theo lợi nhuận đơn thuần, bỏ qua các tác động xấu đến môi trường, nên người dân các làng nghề tái chế phế liệu đang phải sống trong môi trường hết sức ô nhiễm.
Đối với các làng nghề tái chế giấy, ô nhiễm chủ yếu từ nước thải ở các công đoạn ngâm tẩm, nấu và nghiền nguyên liệu cũng như công đoạn xeo giấy. Tuy mức độ ô nhiễm không bằng nước thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp sử dụng nguyên liệu thô, nhưng do việc thải nước bừa bãi và không qua khâu xử lý mà thải thẳng vào nguồn nước mặt. Lượng nước thải này còn chứa hoá chất dư, bột giấy và có hàm lượng chất hữu cơ cao, nên hàm lượng ôxy hoà tan tại các nguồn tiếp nhận rất thấp, gần như bằng 0. Bột giấy, xơ sợi còn sót trong nước thải gây bồi đắp lòng mương, ao hồ. Tính riêng hai làng nghề Dương ổ và Phúc Lâm mỗi ngày thaỉ vào nguồn nước mặt khoảng 1,450-3.000 kg COD và hơn 3000 kg bột giấy. Đối với môi trường không khí, ô nhiễm chủ yếu ở các làng nghề tái chế giấy là bụi, hơi kiềm, Cl2 do dùng nước javen để tẩy trắng và hơi H2S.. Tại một số vị trí sản xuất, hàm lượng Cl2 vượt tiêu chuẩn cho phép tới 3 lần, hơi H2S, tại các bãi rác, cống rãnh vượt tiêu chuẩn cho phép 1 – 3 lần.
Đối với các làng nghề tái chế nhựa, do đặc thù nguyên liệu thu gom từ nhiều nguồn và đều là nhựa phế thải có dính nhiều tạp chất, nên trong quá trình công nghệ sử dụng rất nhiều nước để rửa phế liệu. Lượng nước này ước tính khoảng 20 – 25 m3/tấn nhựa phế liệu. Tính riêng làng nghề tái chế giấy Minh Khai hàng năm thải ra khoảng 455.000 m3 nước thải. Thành phần của nước thải này rất phức tạp vì chứa nhiều loại hợp chất vô cơ, hữu cơ bám dính trên nhựa trong quá trình sử dụng, trong đó có cả cac chất độc hại (từ bình chứa thuốc trừ sâu, hoá chất,), vi sinh vật gây bệnh. Trong công nghệ tái chế nhựa, khí ô nhiễm phát sinh từ công đoạn gia nhiệt trong quá trình tạo hạt, đùn túi làm nhựa cháy sinh khí độc như HCl, HCN, CO, HC, Ngoài ra, quá trình phân huỷ tạp chất dính trên nhựa trong khâu thu gom cũng phát sinh khí ô nhiễm. Bụi cũng là chất ô nhiễm đáng quan tâm, phát sinh từ khâu xay nghiền, phơi, thu gom, phân loại, và từ các cơ sở dùng than để gia nhiệt trong quá trình sản xuất.
Ô nhiễm từ các làng nghề tái chế thuộc mức độ ô nhiễm nặng. Do việc thu gom và thải bỏ bừa bãi, nên ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và sức khoẻ người dân rất nghiêm trọng. Hầu hết các ao hồ trong các làng nghề không thể nuôi được cá, do đã tiếp nhận một lượng nước thải khá lớn từ hoạt động sản xuất với nồng độ ô nhiễm cao, vượt quá khả năng tự làm sạch của môi trường và do rác thải bừa bãi gây bồi lắng và cản trở dòng chảy của nước sông hồ. Đã có đoàn khảo sát nước ngoài thuê trẻ em trong làng Vân Chàng bắt các thuỷ động vật trên cả đoạn sông 1km chảy qua làng mà không bắt được một sinh vật sống nào.
Kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ mắc bệnh nghề nghiệp ở các làng nghề tái chế cao hơn các làng nghề không sản xuất từ 15-25%, tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ em và phụ nữ từ 30-45%. Trẻ em, phụ nữ trong làng chủ yếu bị các bệnh về đường hô hấp, viêm phế quản, viêm phổi (ở trẻ em), viêm phụ khoa (ở phụ nữ). Tuổi thọ trung bình ở các làng nghề này thấp, chỉ đạt 55 đến 65 tuổi, các bệnh dịch như tiêu chảy, đau mắt đỏ, ngộ độc ngày một tăng.
4- Làng nghề thủ công mỹ nghệ:
Trong số 1450 làng nghề trong cả nước, số lượng các làng nghề thủ công mỹ nghệ là cao nhất: 618 làng. Các loại hình thủ công mỹ nghệ chính bao gồm:
- Mây tre đan, thêu ren, sản phẩm cói, đồ gỗ mỹ nghệ, sơn mài;
- Gốm sứ mỹ nghệ;
- Các sản phẩm khác (chạm khắc đá, chạm bạc,).
Sản xuất thủ công mỹ nghệ là ngành sản xuất gắn liền với truyền thống lâu đời, nhiều sản phẩm có giá trị văn hoá cao, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. Nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ có yêu cầu chất lượng cao cả về giá trị lẫn thẩm mỹ nghệ thuật nên các lao động trong các cơ sở sản xuất phải có tay nghề cao. Tại một số làng nghề, quá trình sản xuất được chuyên môn hoá chặt chẽ, lao động chuyên môn được lựa chọn rất kĩ càng. Tuy nhiên, công nghệ sản xuất hầu như mang tính thủ công.
Các làng nghề thủ công mỹ nghệ cũng đang đứng trước những khó khăn không nhỏ về môi trường. Do hạn chế về vốn và kĩ thuật, nên nhiều nơi chưa đặt vấn đề thu gom, xử lý chất thải, khói bụi độc hại. Tại nhiều làng nghề, môi trường đã bị xuống cấp nghiêm trọng, do các chất thải của sản xuất. Hầu hết các cơ sở sản xuất trong làng nghề chỉ chú trọng sản xuất, kinh doanh không chăm lo đến việc bảo vệ môi trường sinh thái, kết quả là ở nhiều nơi quy mô sản xuất đã vượt quá sức chịu đựng của môi trường.
Phân loại theo tác động của sản xuất đến môi trường thì các làng nghề thủ công mỹ nghệ có thể chia thành 3 nhóm chính:
-Nhóm không gây ô nhiễm: làm nón, làm hương thắp, dệt chiếu, đan cói;
-Nhóm gây ô nhiễm nhẹ: đan lát mây tre, cỏ tế, đồ gỗ, đá mỹ nghệ, sơn mài;
-Nhóm gây ô nhiễm nặng: gốm, sứ và chạm mạ bạc.
Đối với môi trường nước, loại hình gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nhất là các làng nghề sơn mài và chạm bạc. Lượng nước tiêu thụ tuy không lớn, nhưng có chứa hàm lượng chất ô nhiễm rất cao. Tại làng nghề sơn mài Hạ Thái (Hà Tây), hàm lượng COD, BOD và SS đều cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 1,8 đến 3,5 lần. Đối với làng nghề chạm bạc, nước thải từ công đoạn mạng có sử dụng nhiều loại hoá chất như axit H2SO4, HNO3, các muối thuỷ ngân, muối bạc, xianua, hoá chất cho công đoạn cườm bóng. Sự có mặt của các hoá chất này làm cho nước thải mạ bạc có độ pH thấp, hàm lượng xianua, kẽm, thuỷ ngân cao hơn tiêu chuẩn cho phép. Cũng như hầu hết các làng nghề khác, nguồn nước thải này được hoà lẫn vào nguồn nước thải sinh hoạt và thải ra theo hệ thống mương chung.
Ô nhiễm môi trường không khí chủ yếu chia thành ba loại. Ô nhiễm bụi từ các làng nghề sản xuất gốm sứ và chế tác đá mỹ nghệ do sử dụng nguyên liệu là đất đá. Ô nhiễm các khí thải lò đốt như CO, CO2, SO2, NOx do sử dụng các lò đốt thủ công có hiệu suất đốt thấp và không có hệ thống sử lý khói lò. Các lò đốt lại thường bố trí thiếu quy hoạch, nằm lẫn trong khu dân cư nên khí thải khó phát tán, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ người lao động. Đối với các làng nghề sơn mài, mây tre đan, đồ gỗ mỹ nghệ, các sản phẩm thường được sấy, ngâm tẩm bằng hoá chất. Các cơ sở sản xuất trong làng nghề lại thường có mặt bằng sản xuất chật hẹp. Nhà ở thường lẫn với xưởng sản xuất và nơi chứa nguyên liệu,sản phẩm. Các khu vực sản xuất lại thiếu phương tiện đảm bảo môi trường lao động từ đèn chiếu sáng đến quạt thông gió, hút hơi độc. Do đó, vấn đề sức khoẻ của người lao động trực tiếp và người dân sống trong làng bị ảnh hưởng xấu, rõ ràng nhất là vào thời điểm sản xuất cao điểm.
Tại các làng nghề thủ công mỹ nghệ, tỷ lệ bệnh nghề nghiệp từ các hoạt động nghề thấp hơn so với các làng nghề khác. Tuy nhiên, do đặc thù công nghệ thủ công lao động tỷ mỷ, thời gian làm việc lâu và chủ yếu ở tu thế ngồi, nên tỷ lệ mắc bệnh đau lưng ở các làng nghề rất cao (tỷ lệ mắc bệnh của những người đến khám có nơi lên tới 100% như ở làng nghề Hạ Thái- Hà Tây). Đối với các làng nghề gốm sứ mỹ nghệ, chế tác đá, người lao động phải tiếp xúc với các nguồn ô nhiễm không khí, mà hầu như không sử dụng dụng cụ bảo hộ lao động, nên tỷ lệ mắc bệnh phổi, bệnh viêm xoang khá cao. Ngoài ra do điều kiện lao động và sinh hoạt đan xen, điều kiện vệ sinh kém nên còn gây phát sinh ở phụ nữ và trẻ em khác.
5. Làng nghề vật liệu xây dựng và gốm sứ:
Ngành sản xuất vật liệu xây dựng và gốm sứ đã tồn tại từ hàng trăm năm nay, tập trung ở những nơi có khả năng cung cấp nguyên liệu cho hoạt động sản xuất. Mặc dù số làng nghề không nhiều nhưng sản phẩm của các làng nghề này đã đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng ở nước ta, đặc biệt là ở vùng nông thôn.
Theo thống kê, tổng số làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng là 31 làng, phân bố tương đối đều trên cả nước. Số lượng làng nghề tăng giảm phụ thuộc rất nhiều nhu cầu của thị trường. Hoạt động làng nghề sản xuất vật liệu sản xuất đã thu hút số lượng lớn người lao động tham gia và giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm lao động tại mỗi làng. Các loại hình sản xuất chủ yếu bao gồm khai thác đá, nung vôi, đóng gạch ngói và sản xuất gốm sứ. Quy mô và loại hình sản xuất rất tuỳ thuộc vào nhu cầu thị trường tại địa phương và các làng lân cận xung quanh làng nghề.
Các tác động chủ yếu đến môi trường từ hoạt động của các làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng là o nhiễm không khí do bụi và khói lò nung. Quy trình nung vôi, gạch ở các làng nghề chủ yếu theo phương pháp thủ công sử dụng nguyên liệu là than. Khí thải từ các lò nung đốt than chứa bụi, các khí ô nhiễm. Đặc biệt các lò nung thường không được thiết kế đúng quy cách, nên quá trình cháy không hết, tạo ra các sản phẩm cháy nhiên liệu thiếu ôxy như CO, SO2 , Bụi phát sinh từ khâu khai thác, gia công đất nguyên liệu, vận chuyển vào lò, ra lò và bốc dỡ sản phẩm. Đề tài KC 08-09 đã tiến hành khảo sát tại một số làng nghề điển hình và đã cho thấy hàng năm các làng nghề thải ra môi trường một số lượng lớn các chất gây ô nhiễm không khí (Bảng 3).
Đối với các làng nghề khai thác đá, ô nhiễm chủ yếu là bụi từ khu vực khai thác và tiếng ồn do nổ mìn và hoạt động của các máy khoan, đục, máy nghiền, xay đá, Việc khai thác 1m3 đá nguyên khai qua chế biến sẽ sinh ra 0,1 – 0,5kg bụi giàu silic. Các kết quả khảo sát cho thấy, nồng độ bụi ở các khu vực khai thác, chế biến đá thường xuyên vượt tiêu chuẩn cho phép từ 3 – 5 lần (Tràng Thạch, Đà Nẵng) và tiếng ồn thường xuyên ở mức cao từ 80 – 95dBA.
Lượng khí thải độc hại từ các lò nung gạch thủ công còn làm ảnh hưởng đến mùa màng và hoa màu của nông dân tại làng nghề và cả các vùng lân cận. Ngoài ra việc khai thác đất bừa bãi không theo quy hoạch gây thoái hoá đất, phá vỡ thảm thực vật, tăng nguy cơ xói mòn và giảm độ phì của đất, hậu quả là cũng gây ảnh hưởng đến chất lượng mùa màng.
Người dân làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng trực tiếp sống trong môi trường có nồng độ bụi, khí độc cao, công việc nặng nhọc nên tỷ lệ mắc các bệnh nghề nghiệp do sản xuất nghề lên đến 50%. Ngoài ra, các vấn đề về an toàn lao động cũng chưa được quan tâm thoả đáng ở các làng nghề này, dẫn tới nhiều tai nạn lao động như bỏng hơi, bỏng nhiệt, bị mảnh vỡ đá, đất văng gây thương vong,
Bảng 3: Ước tính tải lượng ô nhiễm của một số làng nghề sản xuất gạch và nung vôi
TT
Tên làng nghề
Lượng
Sản phẩm/năm
Bụi
Tấn/năm
CO
Tấn/năm
SO2
Tấn/năm
NO2
Tấn/năm
1
Khai Thái, Hà Tây
170 triệu viên
3.774
477,7
72,94
339,16
2
Dạ Trạch, Hưng Yên
9.7 triệu viên
215
27,2
6,9
26,9
3
Hưng Lộc, Thanh Hoá
10 triệu viên
222
28,1
7,15
27,8
4
Đại Cát, Khánh Hoà
14.1 triệu viên
313
39,6
10
39,2
5
Phước Lâm, Khánh Hoà
63.3 triệu viên
1.405,3
177,9
42,55
176
6
Tân Yên, Bình Dương
967 triệu viên
21.467
2.717
691
2.688
7
Các lò nung huyện Mang Thít, Vĩnh Long
310 triệu viên
6.882
871
221,7
861,8
8
Đồng Tân, Thanh Hoá
49.680 tấn vôi
131
216
162,7
122
9
Kiện Khê, Hà Nam
19.000 tấn vôi
598
985
556
556
10
Đáp Cầu, Bắc Ninh
50.000 tấn vôi
182
300
226
170
11
Duyệt Lễ, Hưng Yên
6.000 tấn vôi
33
54
41
30
Nguồn: Đề tài KC 08-09 về môi trường – làng nghề
III- Giải pháp môi trường đối với làng nghề hiện nay:
Rõ ràng các vấn đề môi trường ở các làng nghề đang là yêu cầu cấp bách hiện nay và rất cần có những biện pháp quản lý và xử lý thích hợp. Sau đây là một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển các làng nghề đồng thời đảm bảo vệ sinh môi trường ở những khu vực này.
Giải pháp trước mắt:
- Sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong sản xuất
- Quy định nơi đổ rác chất thải sinh hoạt và chất thải sản xuất cho các cơ sở làng nghề
- Hướng dẫn nông dân xây dựng hệ thống chuồng trại chăn nuôi, hệ thống công trình vệ sinh của từng hộ gia đình đủ tiêu chuẩn hợp vệ sinh tại các khu vực làng nghề.
- Nâng cao dân trí cho dân làng nghề để họ hiểu được những tác hại của việc suy giảm chất lượng môi trường sống do hoạt động sản xuất nghề, qua đó họ sẽ nhận thức được và từ đó có ý thức bảo vệ môi trường làng nghề.
- Có kế hoạch vệ sinh môi trường, khơi thông cống rãnh và ao hồ của thôn xóm thường xuyên liên tục.
- Có quy chế xử lý, phạt các hộ, doanh nghiệp không thực hiện các quy định chung về môi trường của xã thôn, khu vực dân cư.
2- Giải pháp lâu dài:
Để cải thiện môi trường ở các làng nghề thì trước hết cần phải tạo điều kiện cho các làng nghề phát triển sản xuất một cách có quy hoạch và hợp lý. Làng nghề vẫn đang tự tìm hướng đi, phát triển hay lụi tàn? Làng nghề có phát triển được thì đầu tư cho vấn đề môi trường mới được chú trọng. Căn cứ vào đặc thù của làng nghề Việt Nam, việc giải quyết các vấn đề môi trường ở các khu vực này cần tập trung vào các hướng sau:
a- Chuyển đổi làng nghề thành khu vực lưu giữ các di sản văn hoá và khu du lịch với các sản phẩm đặc trưng có tính nghệ thuật cao.
Kết hợp phát triển làng nghề với hoạt động du lịch. Đây là mô hình được nghiên cứu và nhân rộng trong quá trình phát triển ngành du lịch ở Việt Nam. Việc đưa văn hoá Việt Nam thành một trong những điểm nhấn thu hút khách du lịch đã được thí điểm và thu được những thành công bước đầu thông qua việc thiết lập các tuor du lịch văn hoá qua một số làng nghề như ở Hà Tây. Một cách khác là đa dạng hoá các sản phẩm của làng nghề theo hướng giới thiệu đất nước, con người, văn hoá Việt Nam.
Để làng nghề phát triển được theo hướng này thì điều quan trọng nhất là giữ gìn bản sắc văn hoá của các làng nghề, phát triển các sản phẩm mang tính đặc trưng văn hoá và nghệ thuật cao. Giá trị sản phẩm không chỉ tính bằng giá nguyên liệu mà chủ yếu được đánh giá bằng tính nghệ thuật và tính văn hoá của sản phẩm. Điều thu hút khách du lịch sẽ không chỉ là sản phẩm của làng nghề mà chính là hoạt động sản xuất truyền thống của làng nghề. Theo mô hình này, vấn đề vệ sinh môi trường sẽ được đặt ra như là một tiêu chí quan trọng trong việc quy hoạch làng nghề. Điều kiện môi trường làng nghề sẽ là yếu tố thu hút khách du lịch đặc biệt là du khách nước ngoài. Việc phát triển các làng nghề này nên áp dụng cho các làng nghề truyền thống, đặc biệt là các làng nghề thủ công mỹ nghệ.
Trên thực tế vẫn còn nhiều mặt hàng thiếu sự trau chuốt, mẫu mã đơn điệu và tính thẩm mỹ yếu, do đó chưa thu hút được nhiều khách hàng. Cần phải đầu tư vào việc nghiên cứu mẫu mã sãn phẩm đề cao tính nghệ thuật sản phẩm để tăng khách hàng tiêu thụ, thu hút khách hàng đến thưởng thức không khí sản xuất tại làng nghề như làng nghề Bát Tràng (Hà Nội), làng nghề chế tác non nước Đà Nẵng.
b- Xây dựng các cụm công nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn:
Mô hình này sẽ thích hợp với các làng nghề tiểu thủ công nghiệp mới. Mô hình tập trung ở khu vực gần làng xã, thuận tiện cho việc quy hoạch tổng thể mà vẫn giữ được lợi thế đặc trưng của sản xuất tại các làng nghề.
Nhu cầu hình thành các cụm công nghiệp vừa và nhỏ này phù hợp với tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước mà trước hết là công nghiệp hoá nông thôn. Tuy nhiên cần phải tổ chức hệ thống các cụm công nghiệp này theo quy hoạch, có trật tự và phát triển bền vững tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội và đặc biệt tránh gây ô nhiễm môi trường. Cần có hướng dẫn cụ thể, chỉ dẫn cẫn thiết để bố trí các cơ sở sản xuất các ngành nghề nằm rải rác ở các làng xã thành cụm công nghiệp thích hợp. Tuy nhiên đây là một biện pháp mang tính chất vĩ mô đòi hỏi rất nhiều thời gian, vốn, tri thức, công nghệ, mới có thể thực hiện được.
c- Giải pháp công nghệ:
Giải pháp công nghệ nhằm giảm thiểu lượng chất thải bằng các biện pháp cải tiến công nghệ, nhằm sử dụng tiết kiệm và hợp lý các nguồn nguyên liệu, tài nguyên, áp dụng các biện pháp quản lý và sử dụng chất thải phù hợp nhằm bảo vệ môi trường hiệu quả.
Để thực hiện tốt theo hướng này, các cơ quan quản lý về KHCN, tài nguyên và môi trường, các địa phương cần có kế hoạch trong việc hợp tác với các cơ quan nghiên cứu KHCN của trung ương để giải quyết những nhiệm vụ cụ thể ở địa phương mình. Trong đó chú trọng tái cải tiến công nghệ sản xuất và áp dụng các công nghệ môi trường đơn giản, rẻ tiền, các biện pháp tuyên truyền và quản lý chặt chẽ nhằm khuyến khích các hộ sản xuất tự nguyện sử dụng.
Cần ưu tiên các đối tượng cần sử lý theo thứ bậc về mức độ bức xúc của các loại chất thải trong mỗi loại làng nghề để giải quyết nhanh những nguồn chất thải nguy hại nhất. VD năm 2001, sở KHCN và Môi trường tỉnh Bắc Ninh đã hợp tác với các chuyên gia phòng môi trường, viện khoa học vật lý thuộc viện KHCN Việt Nam bước đầu xử lý khí thải (SO2 và bụi) từ các lò gạch thủ công rất hiệu quả. Đến nay, kết quả này được phổ biến áp dụng trên toàn tỉnh, rất nhiều cơ sở sản xuất gạch ngói ở miền Bắc đang tiếp nhận công nghệ này.
d- Tăng cường mạng lưới quản lý môi trường tới các khu vực sản xuất tại các địa phương có làng nghề, cần tổ chức theo mô hình sau:
Tăng cường công tác giáo dục cộng đồng, đặc biệt là các chủ sản xuất về trách nhiệm bảo vệ môi trường và tạo điều kiện thúc đẩy việc áp dụng công nghệ môi trường trong các hộ sản xuất, phổ biến các nôị dung cơ bản của luật bảo vệ môi trường và các nội dung cụ thể đối với ngành nghề tại địa phương tới các hộ sản xuất.
Tổ chức đội bảo vệ môi trường từ cấp xã đến các làng nghề, hoạt động theo các quy định về môi trường do địa phương đề ra, trên cơ sở luật bảo vệ môi trường của Nhà nước và đã được thông báo cho các hộ sản xuất. Tiến hành thu lệ phí môi trường theo các hộ sản xuất, các khoản thu lệ phí và sử phạt môi trường được sử dụng vào việc duy trì các hoạt động bảo vệ môi trường của địa phương.
Phần kết luận
Qua một số những nghiên cứu ở trên về tình hình sản xuất và vấn đề ô nhiễm môi trường tại các làng nghề truyền thống Việt Nam, cần khẳng định lại rằng đây hoàn toàn là một vấn đề không mới, một vấn đề nổi cộm đã nhiều năm cùng với diễn biến môi trường trên cả nước và thế giới. Trong một thời gian ngắn chưa thể đưa ra một giải pháp toàn diện và thực sự hiệu quả về vấn đề này. Bài toán môi trường làng nghề phải do chính bà con dân làng nghề tham gia giải quyết, đó là sự sống còn của làng nghề trong tương lai, nhưng bên cạnh đó cũng cần được sự quan tâm giúp đỡ của cộng đồng, từ các cấp quản lý Trung ương tới địa phương và của đông đảo các tầng lớp nhân dân trong xã hội.
Mục lục
STT
Nội dung
A.
B.
I.
1.
2.
II.
1.
2.
3.
4.
5.
III.
1.
2.
C.
Phần mở đầu
Phần nội dung
Khái quát chung về các làng nghề Việt Nam
Làng nghề và phân loại làng nghề
Đặc điểm chung của các làng nghề Việt Nam
Hoạt động sản xuất và những tác động đến môi trường ở từng loại làng nghề
Làng nghề chế biến nông sản thực phẩm
Làng nghề dệt nhuộm
Làng nghề tái chế chất thải
Làng nghề thủ công mỹ nghệ
Làng nghề vật liệu xây dựng, gốm sứ
Các giải pháp về môi trường đối với làng nghề hiện nay
Các giải pháp trước mắt
Các giải pháp lâu dài
Phần kết luận
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- V0341.doc