Đề tài Hoạt động tài chính và phân tích hoạt động tài chính của doanh nghiệp

Với mức trung bình ngành trươc thuế là 0,37và sau thuế là 0,32thì cóp thể nói hệ số lợi nhuận doanh thu thuần của công ty còn thấp so với trung bình của toàn ngành mặc dù năm 2000 đã tăng lên so với năm 99 . Nguyên nhân ở đây thì có thể nhiều song có thể thấy ngay được rằng lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh còn quá thấp vì chi phí quản lí và bán hàng cao . do vậy cần có giải pháp để hạ thấp hai loại chi phí này cao hơn nữa để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Những đánh giá trên đây cho ta thấy nhận định cụ thể về tỉ suất lợi nhuận mà công ty đã đạt được , song các chỉ số này đều thông qua vốn kinh doanh mà vốn này bao gồm cả vốn đi chiếm dụng . Do vậy đẻ đánh giá chính xác hơn hệ số sinh lời của đồng vốn màdoanh nghiệp thực sự bỏ ra để thực hiện hoạt đọng kinh doanh thì ta phải xét đến hệ số lợi nhuận vốn chủ sở hữu

doc56 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1365 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạt động tài chính và phân tích hoạt động tài chính của doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng ty tăng lên 112220106 đồng, chiếm 10,03% trong tổng số khoản phai thu và chiếm 2,7% trong tổng TSLĐ. Đây là yéu tố đảm bảo cho các hợp đồng đã kí cuối năm của công ty chuẩn bị cho kế hoạch kinh doanh của năm tới. Điều này khá hợp lý trong kế hoạch kinh doanh của công ty. Như vậy khi phân tích các khoản phải thu ta thấy các khoản phai thu của công ty giảm xuống khi thay đổi cơ cấu các khoản phai thu của khách hàng, trả trước cho người bán và phải thu khác.Công ty đã giảm được khoản phải thu của khách hàng, mang lại lợi ích kinh tế cho công ty mặc dù chưa được cao và công ty cần phải có giải pháp để giảm khoản này hơn nữa, nâng cao hiệu suất sử dụng TSLĐ. Việc giảm các khoản phải thu của công ty trong năm 2000 là 54,02% để tăng hàng tồn kho là khá hợp lý đã đảm bảo lượng hàng hoá sẵn sàng cho việc thực hiện kế hoạch kì sau. 1.2. Phân tích cơ cấu vốn và nguồn vốn của công ty thực trạng tài chính của công ty được thể hiện rõ nét qua bảng cân đối kế toán bởi vì bảng cân đối kế toán nói nên sự thay đổi trong cơ cấu tài sản, cơcấu nguồn vốn cũng như nói nên sự huy đọng và sử dụng vốn hiện có của công ty giưã 2kì kế toán liên tiếp. Trong nền kinh tế thị trường, để có thể duy trì và mở rộng thị trường, cạnh tranh với các doanh nghiệp khác thì việc mở rộng vốn kinh doanh là hợp lý. Tuy nhiên, để đánh giá thực trạng tài chính của công ty ta không chỉ dừng lại ở quy mô vốn sản xuất kinh doanh mà cần lắn được sự biến động của tài sản và nguồn vốn cùng với những nhân tố tác động tới sự biến động này. để phân tích, đấnh giá cơ cấu và nguồn vốn của công ty ta lạp thành 2 bảng phân tích cơ cấu tài sản (vốn) và nguồn hình thành tài sản (nguồn vốn) từ bảng cân đối kế toán (CĐKT) của công ty năm 99 -2000 Bảng 8: Cơ cấu tài sản vốn. Đơn vị: Đồng Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Chênh lệch Số tiền % Số tiền % Số tiền % A. TSLĐ và đầu tư ngắn hạn 63 55355266 93,78 4134879670 91,4 - 220475556 -34,94 I. Tiền 3860810888 56,96 1763140031 39,0 -209767 09857 -54,3 II. Các khoản đttc ngắn hạn --- -- --- --- --- -- III. Các khoản phải thu 2434604085 35,9 119442911 24,8 - 1315161174 -54,0 IV. hàng tồn kho 58940253 0,87 1223566728 27,1 1164626475 197,9 V TSLĐ khác 1000000 0,015 28730000 0,64 27730000 277,3 VI. Chi sự nghiệp --- -- --- -- --- -- B. TSCĐ và đầu dài hạn 422251548 6,23 387759026 8,57 - 34492522 8,17 I. TSCĐ 422251548 6,23 387759026 8,57 - 34492522 8,17 II. Các khoản đttc dài hạn --- -- --- -- --- -- III. Chi phí xdcơ bản d. dang --- -- --- -- --- -- IV. Kí quỹ kí cược dài hạn --- -- --- -- --- -- Tổng tài sản 6777606704 100 4522638696 100 -2254968008 -33,27 Theo số liệu bảng 8 tổng tài của công ty cuói năm giảm 33,7% với số tuyệt đối là 2254968008 đồng. NĂm 99 công ty đầu tư 93,78% tổng tài sản vào TSLĐ, trong khi đó TSCĐ là 6,23% và năm2000 tỉ trọng tương ứng là 91,4% và 8,57 %. đối với một doanh nghiệp lấy nhiệm vụ kinh doanh thương mại là chính như trung tâm bán buôn , bán lẻ hàng bách hoá văn hoá phẩm và thiết bị văn phòng thì bao giờ tỉ trọng TSLĐ cũng chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều TSCĐ bởi lẽ doanh nghiệp cần nhiều vốn để luân chuyển hàng hoá hơn doanh nghiệp sản xuất. Điều này là khá hợp lý. So với mức trung bình ngành là 80% trên tổng tài sản thì tỷ trọng TSLĐ của công ty đã đạt được mức cuối năm so với đầu năm tỷ trọng của TSLĐ chiếm trong tổng số tài sản giảm đi 2,38%. Nếu việc đầu tư vào TSLĐ của công ty giảm xuống thấp hơn nữa sữ gây khó khăn cho công ty trong khâu thanh toán cũng như trả nợ tiìen vay , đậc biệt là hàng tồn kho và các khoản phải thu còn chiiến tỉ trọng lớn trong tổng số tài sản của công ty. Qua số liệu phân tích , cho thấy so với năm 99 TSLĐ và đàu tư ngắn hạn giảm 34,94% hay giảm 220475556 dồng, chiếm 78,1% trong tổng số tài sản . Trong khi TSLĐ giảm đi thì TSCĐ cũng giảm đi ,do trong năm 2000 công ty khấu hao TSCĐ vào phí là 54456522 đồng . Tăng hay giảm TSLĐ là do hniều nhân tố bao gồm cả nhân tố chủ quan và nhân tố khach quan . Nhiều khi TSLĐ tăng nhưng hiệu quả sử dụng TSLĐ không tăng hoặc kếm đi, đó là khi các khoản phải thu quá cao hay tăng lượng tồn kho mà không đem lại lợi ích kinh tế gì . Do vậy , để có thể đánh giá được sự tăng giảm TSLĐ là do nhân tố nào , là tốt hay xấu , có lợi hay không có lợi cho công ty phải đi vào phân tích sự biến động của tương khoản mục . Từ bảng số liệu trên cho thấy cuối năm 2000 so với năm 99 số tiền gửi giảm đi 54,3% , đây là một con số không phải là nhỏ , đầu kì tiền chiếm 56,96% trong tổng tài sản nên chênh lệch với cuối năm là : 2097670857 đồng , Trong cơ cấu TSLĐ thì khoản phải thu người mua và hàng tồn kho luôn chiếm tỉ trọng lớn , Năm 99 các khoản phai thu chiếm 35,9% và hàng tồn kho chiếm 0,87% trong tổng số tài sản và năm 2000 con số tương ứng là 24,8% và 27,1% ,Nếu xét riêng trong cơ cấu TSLĐ thì năm 99 các khoản phai thu chiếm 38,3% và hàng tồn kho chiếm 0,93% trong tổng TSLĐ , đến cuối năm 2000 thì con số tương ứng là 27,13% và 29,64%. Theo phân tich ta thấy các khoản phải thu có xu hướng giảm xuống và các khoản hàng tồn kho có xu hướng tăng lên nhiều. Việc giảm các khoản phải thu là do giảmgiảm các khoảm phải thu của khách hàng và các khoản phải thu khác trong khi các khoản phải trả rtước cho người bán lại tăng lên . Tổng hợp 3 nhân tố nay làm cho các khoản phải thu giảm đi 54% tư-ơng ứng với 131516117 đồng . Các khoản phải thu giảm chướng tỏ công ty đã có biện hpáp thu hồi vốn ốt và làm tăng đầu tư tài chính đảm bảo cho việc tăng khả năng thanh toán của công ty . Điều này sẽ đem lại hiệu quả và lợi ích cho công ty là điều phù hợp cho chu kì kinh doanh sau. Như vậy qua phân tích các khoản mục trong cơ cấu TSLĐ ta thấy TSLĐ giảm chủ yếu là do giảm các khoản phải thu, giảm tiìen msựt nhưng lại tăng khoản hàng tồn kho . Nó có ý nghĩa tác động cho chu kì kinh doanh sau , đảm bảo cho khả năng kinh doanh gây tác động đến tiền . Cùng với giảm TSLĐ so với năm 99 TSCĐ và đầu tư dài hạn của công ty giảm một lượng là 34492522dồng tương ưngs với 8,17% là nhỏ so với tốc độ giảm TSLĐ là 34,9% và tốc đọ giảm của tổng tài sản là 33,27%. Hơn nữa ta thấy tỉ trọng TSCĐ chiếm tổng tài sản năm 2000 là 2,34% năm 99 . Theo thực tế tại công ty thì nguyên giá TSCĐ tăng 97960000 đồng , giá trị cond lại của TSCĐ giảm do trích khấu hao và phí lưu thông . Xuất phát từ thực tế của công ty , việc đầu tư vao TSCĐ là cần thiết. Bởi vì khi công ty đầu tư vào TSCĐ như nhà kho , các thiét bị bảo đảm cho viẹc bảo quản hàng hoá . Qua việc phan tích kết cấu tài sản và số liệu báo cáo năm trớc ta có thể biết đượpc tỉ suất đầu tư vào TSCĐ của công ty biến động ra sao trong kì kế toán tiếp . Bảng 9: Tỷ suất đầu tư TSCĐ Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 TSCĐ và đang đầu tư Tỉ suất đầu tư vào TSCĐ = Tổng tài sản 0,062 0,086 Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tỉ suất đầu tư vào TSCĐ có xu hướng tăng . Tuy nhiên tố dộ tăng của năm 200 so với năm 99 là rất nhỏ . viẹc tăng đầu tư vào TSCĐ là do công ty có xu hướng tăng tỉ trọng TSCĐ trong tổng tài sản của doanh nghiệp . Tuy nhiên việc tăng tỉ trọng của TSCĐ phải thấp hơn tốc đọ tăng của TSLĐ bởi vì đây là doanh nghiệp kinh doanh theơng mại . Việc tăng đầu tư vào TSCĐ phải ánh tình hình tăng trang bị cơ sở vật chất kĩ thuật , xu hướng phát triển lâu dài cũng như khả năng cạnh tranh của công ty . Qua phân tích cơ cấu tài sản cho ta thấy sự biến động của TSLĐ và TSCĐ , nó có tác động đói với hoạt đọng tài chính , kết quae sản xuất kinh doanh của công ty . Bên cạnh đó cần quan tâm đến nguồn hình thành tài sản (nguồn vốn ) của công ty để biết được khả năng huy động vốn của công ty trong kì cao hay thấp và ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty . Bảng 10: Cơ cấu nguồn hình thành TS (nguồn vốn). Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Chênh lệch Số tiền % Số tiền % Số tiền % Nợ phải trả 3642833646 53,75 1490281811 32,95 - 2152551835 -59,1 Nợ ngắn hạn 3642833646 53,75 1490281811 32,95 - 2152551835 -59,1 Nguồn vốn chủ sở hữu 3134733128 46,25 3032356885 67,5 -102376234 -3,27 Nguồn vốn – quỹ 3134733128 46,25 3032356885 67,5 -102376234 -3,27 Tổng nguồn vốn 6777606774 100 4522638696 100 - 2254968078 33,3 Với tỉ suất tài trợ bình quan xấp xỉ 56,5%đã cho thấy mức độ độc lập của vốn chủ sở hữu của công ty . Đây là đơn vị phụ thuộc công ty bách hoá I nên mức dộ phụ thuộc tài chính của công ty hoang toàn phụ thuộc vào khả năng kinh doanh và điều tiế của công ty trong quá trình kinh doanh. Cùng với sự biến dộng về tài sản , nguòn vón cùng giảm đi một tỉ lệ là 33,3% tương ứng là 2245968078 đồng . Trong đó nợ phải trả giảm 59,1 % băng 2152551835 đồng và nguồn vốn chủ sở hữu giảm 3,2% 102376143 đồng như vậy tôc độ của vốn chủ sở hữu nhỏ hơn tôc độ nợ phải trả, nợ phải trả giảm gấp 18 kinh doanhàn số giảm của nguồn vốn chủ sở hữu . hay nói cách khác công ty đã thực hiện tốt khả năng thanh toán của mình . Nợ phải trả của công ty năm 99 chiếm tỉ trọng là 53,75% so với đầu năm giảm 20.8% nên nó làm giảm nguồn vốn một lượng tương ững là 215251835 đồng chiếm 94,76% trong tổng số giảm của nguồn vốn . Xét riêng trong cơ cấu nợ phải trả cho thấy nợ ngắn hạn chiến chủ yếu trong nợ phải trả. Như vậy nợ ngắn hạn giảm xuông chứng tỏ công ty đã thực hiện tốt khả năng thanh toán của mình . thực tế lượng dự trữ hàng hoá tồn kho phù hợp , khả năng thanh tóan kịp thời đối với các khoản phải thu trong năm đã có tác dộng tích cực đảm bảo cho công ty giảm khoản vay ngắn hạn so với đầu năm , điều này có ý nghĩa tích cực trong quá trình kinh doanh của công ty , nó làm giảm khoản vay phải trả kết cấu trong phí , là yếu tố tiềm ẩn cho việc kinh doanh kì sau. Bảng 11: Cơ cấu nợ ngắn hạn. Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Chênh lệch Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1.Phải trả cho người bán 2504756019 68,8 994316420 66,7 -1510439599 -60,5 2. Người mua trả tièn trước 58704075 1,61 99051753 66,6 40347678 68,7 3.Thuế và các khoản phải nộp 749905960 20,6 61322064 4,1 -688467896 -91,8 4. phải trả đơn vị nội bộ 243905437 6,7 71878128 4,28 - 172027309 -70,5 5.Phải trả CBCNV 58523982 1,6 90059632 6,04 32526630 55,6 6. Phải trả phải nộp khác 27154173 0,75 173203814 11,62 146049641 537,9 Tổng nợ ngắn hạn 3542833646 100 1490281811 100 -2152551835 -59,1 Qua số liệu bảng 11 cho thấy số nợ ngắn hạn là do tổng hợp của nhiều nhân tố có liên quan . Năm 99 khoản pải trả cho người bán trong tổng nợ ngắn hạn có tỉ trọng là 68<8% . Năm 2000 tỉ trọng này giảm xuống 66,7% trong tổng nợ ngắn hạn. Rõ ràng khoản phải trả của công ty giảm xuống , điều đó chứng tỏ công ty đã thanh toán nự tốt . Trong điều kiện nền kinh tế thị trường thì việc chiếm dụng vốn cũng là một biện pháp tạo vốn có hiệu quả vì khoản vốn cgiếm dụng của người cung ứng không phải trả lãi , do vậy công ty giảm bớt được một khoản chi phí vì nếu nợ tín dụng thì công ty sẽ phải trả lãi cho khoản vay đó và sẽ giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh , giảm lợi nhuận . Việc công ty giảm khoản phải trả cho người bán sẽ tạo được uy tín đối với người cung ứng . Tuy nhiên với tỉ trọng tương ứng là 66,7 % trong tổng cơ cấu ngắn hạn và 22% trong tổng vốn kinh doanh năm 99 vẫn còn cao . khoản phải trả người bán 60,3% làm cho nợ ngắn hạn giảm 151049599 đồng . Tốc độ giảm nợ phải trả người bán nhiều hơn tốc độ tăng vón kinh doanh , tăng vốn lưu động , cũng như tăng nợ phải trả và nợ ngắn hạn . Điều dó cho thấy công ty đã có khả năng thanh toán tương đối tốt cho người cung cũng như thanh toán các khoản nợ khác . khoản người mua trả tiền trước tăng lên 68,7% làm cho tổng nợ ngắn hạn tăng lên 403347678 đồng . Năm 99 tỉ trọng của nó tổng nợ ngắn hạn thì dến năm 2000 tỉ trọng của nó trong tổng nợ ngắn hạ tăng lên 6,66% . khoản do người mua trả tiền trước là khoản tiền công ty không phải thanh toán bằng tiền , chỉ cần trả bằng giá trị hàng hoá . thực tế đây kà khoản có lợi cho công ty vừa sử dụng được vốn lại vừa gán được hàng hoá . Khoản này thực tế tăng lên đầu năm là 58704075 đồng và cuối năm tăng lên 99051753 đồng là có lợi cho công ty và chứng tỏ khả năng có thể giao hàng ngay từ kì đầu tiên của chu kì kinh doanh sau. Trong các khoản phải thu thì thuế và các khoản phải nộp 91,8 % trong tổng nợ ngắn hạn tương ứng với số tiền là 688467896 đồng . Trung tâm đã thực hiện nghĩa vụ của mình với ngan sách nhà nướckhá sòng phẳng . khoản phải trả cho cácn bộ CNV cũng giảm 70,5% trong tổng nợ ngắn hạn . Hai hkoản này đã giảm chứng tỏ công ty đã thực hiện tốt chính sách thuế và luật lao động của nhà nước ban hành . Bên cạnh đó khoản phải trả đơn vị nọi bộ và khoản phải nộp khác tăng lên , đã làm ảnh hưởng đến tổng nợ ngắn hạn. Như vậy theo kết quả phân tích cho thấy tổng nợ phải trả giảm đi là do nợ phải trả người bán giảm và người mua trả tiền trước tăng . Điều này có lợi cho công ty trong việc chiếm dụng vốn ngắn hạn . Việc chiếm dụng vón khong phải trả lãi là rất có lợi cho công ty . song việc chiếm dụng chỉ nên dừng lại ở một giới hạn nhất định nếu không công ty sẽ mất uy tín trên thị trường . do vậy công ty cần có giải pháp đẻ giảm các khoản phải thu không tự nguyện nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh . B. Bảng báo cáo kết qủa sản xuất kinh doanh . Phân tích các chỉ tiêu tài chính thông bảng báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh Qua bảng cân đối kế toán ta có thể đấnh giá tình hình cơ cấu nguồn vốn và sự đảm bảo các nguồn vốn huy động cũng như khả năng tài chính của công ty biến động ra sao , song để hiểu nó tác động như thế nào đến hiệu quả sản xuất kinh doanh thì cần đi sâu phân tích bảng báo cáo kết quả kinh doanh trong kì của công ty . Bảng 12: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu Mã số Số tiền Chênh lệch % so với DTT 1999 2000 Số tiền % 99 00 Tổng doanh thu 01 88889230293 52654004350 -36235225943 -40,8 100 100 Thuế doanh thu 07 202184586 Doanh thu thuần(1-3) 10 88687045707 5265400350 -36033041357 -40,9 100 100 Giá vốn hàng bán 11 87565378054 5196263074 -35602747320 -40,7 98,8 98,7 Lợi tức gộp(10-11) 20 1121667653 691373616 -430294037 -8,4 1,3 1.31 C/p b/h và q/lý d\nghiệp 21 1052848869 602523616 -450325253 -42,8 1,12 1,44 Lợi tức thuần HĐk/d 30 68818784 88850000 20031216 29,1 0,08 0,17 Thu nhập h\động t\chính 31 645046234 577967798 -67078436 -10,4 Thuế kho + cửa hàng 32 2096060 -2096060 Chi phí h\ động tài chính 33 574791701 -574791701 Lợi tức h/động tài chính 40 49858473 133178720 83320247 167,1 Thu nhập hoạt động bất thường 41 806970 144753512 143946542 178,4 Thuế d/th/độngb\thường 42 107783400 107783400 Lợi tức h/động b/thường 50 806970 36970112 36163142 44,8 Tổng lợi tức trước thuế 60 119484227 258998832 139514605 116,8 Thuế lợi tức phải nộp 70 89613171 193282832 103669661 115,7 Lợi tức sau thuế 80 29871056 65716000 35844944 119,9 Từ bảng số liệu 12, cho thấy tổng lợi tức trước thuế và sau thuế của công ty đều tăng cao hơn năm trước . cụ thể , tổng lợi tức trước thuế tăng 139514605 đồng với tốc độ tăng là 116,8%, đồng thời tổng lợi tức sau thuế tăng với tốc đọ là 119,95% tương ưunmgs với số tiền là 35844944 đồng .với tốc đọ tăng lợi nhuận bằng 116,8% là tốc đọ tăng khá cao so với nhiều doanh nghiệp nhà nứơc. đây là dấu hiệu tôt, chứng tỏ hoạt đông kinh doanh của công ty có hiệu quả . Tuy nhiên nếu chỉ nhìn vào mức lợi nhuận mà công ty thu được thì chưa thể đamhf giá hết được cụ thể tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty . thật vậy , mức lợi nhuận mà công ty thu được cuói cùng là tổng hợp lợi tức của tất cả các hoạt động , bao gồm 3 khoản lợi tứ hoạt động sản xuất kinh doanh , lợi tức hoạt động tài chính và lợi tức hoạt động bất thường . thực tế cho thấy nhiều khi tổng lợi tức tăng nhưng lợi tức từ hoạt động kinh doanh giảm và ngược lại . Bở lẽ , mức tăng, giảm từ 3 hoạt động này có thể bù trừ cho nhau, nếu mứ tăng nhỏ hơn mức giảm thì tổng lợi tức giảm và ngược lại. Do vậy ,khi phân tích hoạt động tài chính cần đi sâu phân tích sự biến động lợi tức của từng hoạt động để đánh giá đúng thực chát kết quả sản xuất kinh doanh trong kì của công ty . Trước hét ta phân tích sự biến động của lợi tức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty bởi lẽ đây là hoạt động chính của bất kì một doanh nghiệp nào. cụ thể , lợi tức thuần hoạt động kinh doanh của công ty năm 99 là 68818784 đồng , năm 2000 là 88850000đồng . như vậy lợi tức thuần hoạt động kinh doanh của công ty so với năm 99 tăng 20031216 đồng với tốc độ tăng tương ứng là 29,1%. Tuy nhiên sự biến dộng của lợi tức thuần hoạt động sản xuất kinh doanh lại do tác đông của nhiều nhân tố như tổng doanh thu , các khoản giảm trừ , giá vốn hàng hoá, chi phí bán hàng , chi phí quản lý doanh nghiệp . Từ số liệu bảng 12 cho thấy tổng doanh thu kì sau giảm so với kì trước là 36235225943 đồng. Theo như tình hình thực tế của công ty đã đẩy nhanh được tốc độ tiêu thụ mặt hàng nhằm tăng lợi nhuận của mình. Song như ta đã thấy , ngược lại với sự giảm của tổng doanh thu thì lợi tức từ hoạt động sản xuất kinh doanh tăng lên. Sự tăng lên của hoạt động sản xuất kinh doanh làm cho nhân tố chủ quan hay khách quan tác động. Theo số liệu năm 1999 – 2000 các khopản giảm trừ , triết khấu ,giảm giá , hàng bán trả lại đều không bao gồm thuế doanh thu . do năm 2000 có sự tác động của thuế VAT vào tổng doanh thu hay là sự thay đổi kết cấu hạch toán tách thuế ra khỏi tổng doanh thu làm cho tổng doanh thu của công ty giảm xuống. điều này cho thấy nhân tố này khó khắc phụ vì đay là nhân tố khách quan . Chính vì vậy mà doanh thu thuần hoạt động sản xuất kinh doanh giảm đi bằng tốc độ giảm của tổng doanh thu là 40,8%. Rõ ràng lúc này sự bién động của lợi tức hoạt động sản xuất kinh doanh vhỉ còn chịu sự tác động của giá vốn hàng bán , chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp . ta thấy gía vốn hàng bán năm 2000 giảm 35602747320 đồng , so với tốc đọ giảm của tổng doanh thu và doanh thu thuần thì tốc đọ của giá vốn hàng bán giảm 40,7% là nhỏ hơn . so với doanh thu thuần , năm 99 giá vốn hàng bán chiếm 98,8% nhưng đến năm 2000chỉ chiếm 98,7% doanh thu thuần . Mặc dù tốc độ giảm giá vốn hàng bán so với tốc độ doanh thu thuần chỉ giảm 0,1%. Song điều đó cho thấy đây là một lợi thế của công ty trong việc gia tăng mức lợi nhuận của mình , bởi lẽ , nếu giá vốn hàng bán giảm công ty có thể bán hàng với giá thấp hơn , điều đó sẽ khuyến khích người mua , hoặc vẫn giữ nguyên gía bán cũ thì chênh lệch giũa giá bán và giá mua trên một đơn vị sản lương sẽ lớn hơn. Sự giảm đi của giá vốn hàng bán là điều kiện tốt đẻ công ty gia tăng lợi nhuận , và đối với các nhà quản lý doanh nghiệp thì cần phải biết được vì sao lại có sự giảm đi như vậy. Nhiệu khi trong sự giảm đi của giá vốn hàng bán vẫn có sự gia tăng của chi phí thu mua chi phí nhân công hay chi phí sản xuất chung,… đó là khi giá mua hàng hoá giảm đi và tốc đọ giảm của giá mua hàng hoá > hơn tốc độ tăng của các khoản chi phí khác tạo nên giá vốn hàng bán. do vậy, nếu nhag\f quản lý nắm được sự biến động của chúng, tìm hiểu cặn kẽ nguyên nhân thì vẫn có thể làm cho giá vốn hàng bán giảm hơn nữa và các chi phí thu mua, chi phí nhân công… là nhẽng chi phí mà nhà quản lý doanh nghiệp có thể kiểm soát được. Như vậy, theo sự phân tích ở trên thì các khoản gỉm trừ không có ảnh hưởng đến sự biến động của lợi tức thuần hoạt động kinh doanh và giá vốn hàng bán lại biến dộng giảm theo hướng có lợi cho công ty . Điều đó lamg cho lợi tức gộp của công ty năm 2000 giảm 38,45 so với năm 99 .Năm 99 lợi tức gộp chiếm 1,3% trong tổng số doanh thu thuần và năm 2000 là 1,31%. Nếu như tốc đọ tăng của chi bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp vẫn giữ tỉ trọng trong tổng doanh thu thuần thì lợi tức thuần hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty bằng tốc độ. Năm 99 khỏan chi phí hàng bán và chi phí quản lý doanh nghiệp là 1052848869 đồng, chiếm 1,12% tổng doanh thu thuần nhưng đến năm 2000 con số tương ứng là 602523616 đồng bằng 1,14% tổng doanh thu thuần. Rõ ràng tốc độ giảm của chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đẫ là cho lợi tức thuần từ hoạt động kinh doanh tăng 20031216. Thực tế năm 99 trong 100 đồng doanh thu thuần có 98,8 đồng là giá vốn hàng bán ,chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là 1,12 đồng và lợi tức thuần là 0,08 đồng , còn năm 2000 con số đó là 98,7 đồng , 11,14 đồng và o,17 đồng. Lợi tức hoạt động tài chính và hoạt động bất thường dều tăng lên là 167,1 % và 4,8%. Thực tế cả hai hoạt động này đều không phải là hoạt động chính của công ty , nhưng lợi tức của nó dừng lại khá cao. Năm 99 lợi tức hoạt động tài chính chiếm 167,1% tổng lợi tức sau thuế và năm 2000 con số này là 202,7%. Chính do sự tăng lên của lợi tức thuần từ 2 mặt hoạt động này nên tổng lợi tức mới có biến động. Do đó, có thể nói ở công ty đầu tư vào hoạt động tài chính , hoạt động kinh doanh đều có lợi cho công ty. Như vậy qua phân tích bảng cấn đối kế toán và bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ta đi những bước khái quát đẻ đánh giá thực trạng hoạt động tài chính của công ty. Để hiểu rõ hơn về từng mặt hoạt động của mỗi tài sản (TSLĐ ,TSCĐ )cần phân tích các chỉ số hoạt động của từng tài sản. 2, Phân tích, đánh giá các chỉ số hoạt động tài chính. Niều khi nhìn vào con số hay chỉ số tổng quát cho phép ta có thể nhận xét chung chung mà thôi , còn các chỉ số hoạt động sẽ cho ta một kết luận chắc chắn hơn về hoạt động tài chính của một doanh nghiệp và các chỉ số này sẽ đánh giá năng lực tận dụng tối ưu hay chưa mà nhà quản lý vận dụng đẻ quản lý nguồn vốn của mình sao cho hợp. Trước hết chúng ta đánh giá khả năng cân đối vốn của công ty. 2.1. Chỉ số về cân đối vốn chỉ số có ý nghĩa quan trọng trong phân tích tài chính. Bởi lẽ nhìn vào các chỉ số này thì chủ nợ hay nhà tài trợ sẽ đồng ý hay từ chối cho doanh nghiệp vay vốn.Mặt khác chỉ số này cho phép công ty có phương thức huy động vốn. Trước hết xét hệ số nợ của công ty trong 2 năm để thấy xu hướng biến động của tỉ lệ trên tổng tài sản của công ty . Bảng 13: Hệ số nợ. Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 0,54 0,33 Hệ số nợ của công ty qua 2năm là khá cao xấp xĩ 14% vốn kinh doanh . Khi hệ số nợ cao tức là chủ doanh nghiệp chỉ góp một phần nhỏ trong tổng số vốn thì sự rủi do trong kinh doanh dược chuyển sang chủ nợ gánh chịu một phần. Đồng thời khi hệ số này cao thì doanh nghiệp cũng có lợi rõ rệt vì khi đó bỏ ra một lượng vốn nhỏ nhưng lại được sử dụng một lượng tài sản lớn và khi kinh doanh lãi vốn lớn hơn lãi suất tiền vay thì phần lợi nhuận của họ gia tăng nhanh. Tuy nhiên, khi hệi số nợ cao mức đọ an toàn trong kinh doanh càng kém vì chỉ cần một khoản nợ tới hạn không trả đươcj sẽ làm cho cán cân thanh toán mất thăng bằng và có khả năng xuất hiện nguy cơ phá sản. Từ bảng 13, cho thấy hệ ssó nợ năm 2000 gỉam 0,21 lần so với năm 99. Kết hợp số liệu trên bảng 10 cho biết nguyên nhân của sự giảm đi là do giảm khoản nợ phải trả. So với mức trung bình ngành là 0,39 thì hệ số nợ của năm 99 là cao nhưng đến năm 2000 lại giảm xuống thấp hơn. Đây là dấu hiệu tôt cho công ty . 2.2. Phân tích và đánh giá về chỉ số hoạt động tài chính của công ty . Các chỉ số hoạt động được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp. Nguồn vốn của doanh nghiệp được dùng để đầu tư cho các loại tài sản khác nhau như TSLĐ , TSCĐ . Do đó , nhà phân tích không chỉ quan tâm tới hiệu quả sử dụng tổng nguồn vốn mà còn chú trọng tới hiệu quả sử dụng của từng bộ phận cấu thành nguồn vốn của doanh nghiệp . 2.2.1. Chỉ số về TSLĐ - vốn lưu động. Để đánh giá hiệu quả vốn lưu động , người ta thường đánh giá tốc đọ luân chuyển của nguồn vón này . Nếu doanh nghiệp có biện pháp đảy nhanh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Để xác định luân chuyển vốn lưu động, người ta sử dụng các chỉ tiêu : hệ số quay vòng hàng tồn kho , số vòng quay của vốn lưu động , thời gian của một vòng luân chuyển và hệ số đảm nhiệm vốn lưu động. Thực chất của tốc độ luân chuyển phản ánh hoạt động của TSLĐ Bảng 14: Năng lực hoạt động của TSLĐ ( vốn lưu động ) Chỉ tiêu Năm1999 Năm 2000 Hệ số hàng tồn kho 29,1 82,1 Số vòng quay vốn lưu động 29,3 17,7 Thời gian của một vòng luân chuyển 12,3 20,3 Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động 0,034 0,06 Qua bảng 14 ta có thể nhận định như sau : năm 99 số hàng tồn kho được bán ra trong kì là 29,1 năm 2000 con số này là 82,1 . Tức là hàng tồn kho cao hơn năm trước. Và khi tốc độ luân chuyển hàng hoá nhanh hơn thì với một số vốn như vậy doanh nghiệp sẽ đat hiệu quả cao hơn. Như trên đã trình bày ở bảng 6 “cơ cấu hàng tồn kho ” thì khá phù hợp. Để đánh năng lực hoạt động của TSLĐ ta có chỉ số vòng quay vốn lưu động. Chỉ số này choi biết m,ối quan hệ giữa doanh thu thuần và vốn lưu động bình quân và nó còn được gọi là “hệ số luân chuyển vốn lưu động” nghĩa là so với năm 99 vốn lưu động giảm đi 11,6 lần trong 1 năm và làm cho thời gian một vòng quay tăng lên 8 ngày (20,3 –12,3 ). Đồng thời hệ số đảm nhịêm của một đồng vốn lưu động tăang lên 0,026 đồng (0,06-0,034) so với năm trước. Như vậy , so với năm 99 tốc đô luân chuyển vốn lưu động năm 2000 giảm đi. Cụ thể : số vòng luân chuyển giảm đi 11,6 vòmg , thời gian luân chuyển một vòng tăng lên 8 ngày và vốn lưu động cần thiết để tạo ra một đồng hay (1000000) doanh thu thuần tăng lên 0,026, nói một cách khác sức sản xuất của vốn lưu động thấp hơn năm99 vì năm 99 một đồng vốn lưu động làm ra 29,3 đồng nhưng doanh thu thuần năm 99 lại là 17,7 đồng. Từ 2nhqạn định trên cho ta thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty đã bị ảnh hưởng. Việc đẩy nhanh tốc đọ luân chuyển vốn lưu động sẽ góp phần giảm nhu cầu về vốn, cho phép tạo ra lợi thế, giảm bớt khó khăn do thiếu vốn. Tuy nhiên, để đánh giá tốc độ luân chuyển vốn lưu động, thời gian của một vòng luân chuyển sấp xỉ 23,5 ngày là hợp lý so với trung bình của ngành sấp xỉ 50 ngành. Bảng 15: Sức sinh lợi của vốn lưu động. Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Sức sinh lợi của vốn lưu động 2,3 2,98 Ta thấy, sức sinh lợi của vốn lưu động năm 2000 là 2,98% trong khi năm 99 con số đó là 2,3%, có nghĩa là năm 99 cứ 100 đồng vốn lưu động bình quân tạo ra 2,3 đồng lợi nhuận thuần . Nhưng năm 2000 là 2,98đồng, sức sinh lợi của VLĐ tăng lên, cụ thể so với năm 99thì cứ 100 đồng VLĐ bình quân thì lợi nhuận bình quân tăng lên 0,68 đồng. như vậy kết hợp với việc phân tích các chỉ số phản ánh hiệu suát sử dụng TSLĐ ở trên ta có thể nói hiệu quả sử dụng có sự biên động . công ty cần nâng cao hơn nữa sức sinh lợi của tài sản để có hiẹu quả kinh doanh cao hơn . 2.1.2. chỉ số về TSCĐ. Chỉ số về TSLĐ đã cho ta biết hiệu suất sử dụng TSLĐ và sức sinh lợi của nó ra sao trong 2 năm vừa qua . Để đánh giá được năng lực hiệu quả hoạt động của TSCĐ ta cần xem xét sự biến động của 2chỉ tiêu “hiệu suất sử dụng của TSCĐ ” và sức sinhlời của TSCĐ . Bảng 1 : Hiệu suất sử dụng và sức sinh lợi của TSCĐ Chỉ tiêu 1999 2000 197,3 130,01 15,3 21,9 (trong đó : HSTSCĐ là hiệu suất sử dụng tài sản cố định, SLTSCĐ là sức sinh lời của tài sản cố định, TDTT là tổng doanh thu thuần, LNT ; lợi nhuận thuần, GTTSCD; giá trị còn lại của TSCĐ ). Từ bảng số liệu trên cho thấy hiệu suất sử dụng TSCĐ giảm đi và sức sihn lời của TSCĐ có xu hướng tăng lên . Ta thấy hiệu suất sử dụng của TSCĐ năm 2000 giảm hay so với năm 99 thì một đồng TSCĐ giảm đi 67,2 đồng doanh thu thuần . Tỉ trọng dầu tư vào TSCĐ trong tổng tài sdản còn cao so với mức trung bình ngành. Việc tăng tỉ trọng TSCĐ trong tổng tài sản năm 2000 là do hiệu quả sử dụng của TSCĐ cao . Là một doanh nghiệp láy nhiệm vụ kinh doanh thương mại là chính , do vậy cần tới tỉ trọng vốn lưu động lớn để tăng doanh thu , tăng vòng quay vốn. Do vậy việc giảm đầu tư vào TSCĐ là hợp lý và đó cũng là điều kiện để công ty nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ của mình. Qua phân tích ở trên cho thấy nếu so với năm 99 thì hiệu suất sư dụng TSLĐ ,TSCĐ năm 2000 đều giảm đi . Do vậy muốn phân bổ mức đóng góp của từng loại tài sản thì ta xem xét hiệu suất sử dụng của tổng tài sản ra sao . Bảng 17. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản Chỉ tiêu 1999 2000 Hiệu suất sử dụng tài sản = 13,1 11,6 (trong đó TDTT là tổng doanh thu thuần, TTS là tổng tài sản) Ta thấy hiệu suất sử dụng của tổng tài sản năm 2000 giảm so với năm 99 là 1,5 % . Năm 99 cứ một đồng TSLĐ sản nói chung tạo ra 13,1 đồng doanh thu thuần , dến năm2000 con số này là 11,6 hay nói khác đi là so với năm 99 thì một đồng tài sản năm 2000 giảm đi 1,5 đồng thuần . như vậy hiệu suất sử dụng tổng tài sản giảm là do sự giảm đi của hiệu suất sử dụng của TSLĐ và TSCĐ . do đó cần có biện pháp để nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản và hiệu suất sử dụng tài sản nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh . Trong tất cả các phần trên ta đã đánh giá khái quát tình hình hoạt động tài chính cho việc phân tích hiệu quả của từng loại tài sản . Tuy nhiên mục tiêu kinh doanh là tìm kiếm lợi nhuận , lợi nhuận đó có tối đa hay không ở trước mắt hay lâu dài của tỉ suất lợi nhuận và gia trị tuyệt đối lợi nhuận luôn thu hút sự chú ý và ham muốn của chủ doanh nghiệp và các nhà đầu tư . do vậy khi phân tích tình hình taì chính của bất kì một công ty nào ta không thể bỏ qua đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh , đó là chỉ số về khả năng sinh lợi của vốn kinh doanh . 2.3. chỉ số về khả năng sinh lợi của vốn kinh doanh Chỉ tiêu hệ số lợi nhuận được các nhà đầu tư , các nhà tín dụng … đặc biệt quan tâm vì nó gắn liền với lợi ích của họ cả về hiện tại và tương lai. Để đánh giá khả năng sinh lời của vốn, người ta thường phân tích và so sáng các chỉ tiêu sau hệ số lợi nhuận vốn kinh doanh , hệ số lợi nhuận vốn chủ sở hữu . 2.3.1. hệ số doanh lợi vốn kinh doanh Hệ số này cho biết giữa lợi nhuận và vốn kinh doanh của công ty . Lợi nhuận ở đây bao gồm lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh , lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế. Hệ số lợi nhuận vốn kinh doanh 1999 2000 1. lợi nhuận thuần hoạt động sản xuất kinh doanh (%) 2,3 3 2. lợi nhuận trước thuế (%) 4 8,74 3. lợi nhuận sau thuế (%) 0,99 2,22 Ta thấy năm 99 cứ 100 đồng vốn kinh doanh thì tạo ra được 2,3 đồng lợi nhuận và năm 2000 con số này là 3, như vậy cứ 100 đồng vốn kinh doanh từ lợi nhuận thuàn từ hoạt động sản xuất kinh doanh tăng lên 0,7 đồng . với lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh tăng lên dã phản ánh phàn nào hiệu quả của việc kinh doanh. Do vậy mà chỉ tiêu lợi nhuận vốn kinh doanh tính tổng lợi nhuận sẽ phản ánh rõ hơn kết quả kinh doanh trong kì . Số liệu từ bảng 18 cho thấy cứ 100 đồng vốn kinh doanh thì làm ra được 4 và 8,74 đồng lợi nhuận trong 2 năm tương ứng . Song chủ đầu tư và doanh nghiệp lại quan tâm đến cái mà họ thu được, vì vậy họ lại quan tâm đến hệ số lợi nhuận sau khi nộp tất cả các khoản thuế . Con số dó tại công ty là 0,99 và 2,22 đồng năm 99,2000. Lợi nhuận sau thuế trong 100 đồng vốn kinh doanh tăng lên 1,23 (2,22 – 0,99) sức sinh lợi của tài sản cao hơn năm 99 . tuy nhiên nếu so sánh con số này với mức trung bình của ngành thì năm 2000 đã cao hơn nhưng chưa nhiều 2.3.2. hệ số lợi nhuận doanh thu thuần Doanh thu thuần là doanh thu tiêu thụ sau khi đã trừ đi thuế doanh thu (VAT) . để đánh giá mức lợi nhuận so với doanh thu thuần có được trong kì so với mức tiêu thụ hàng hoá ta xét đến hệ số chỉ tiêu lợi nhuận doanh thu thuần Bảng 19 : hệ số chỉ tiêu lợi nhuận doanh thu thuần hệ số chỉ tiêu lợi nhuận doanh thu thuần 1999 2000 lợi nhuận trước thuế (%) 0,13 0,49 lợi nhuận sau thuế (%) 0,034 0,13 Với mức trung bình ngành trươc thuế là 0,37và sau thuế là 0,32thì cóp thể nói hệ số lợi nhuận doanh thu thuần của công ty còn thấp so với trung bình của toàn ngành mặc dù năm 2000 đã tăng lên so với năm 99 . Nguyên nhân ở đây thì có thể nhiều song có thể thấy ngay được rằng lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh còn quá thấp vì chi phí quản lí và bán hàng cao . do vậy cần có giải pháp để hạ thấp hai loại chi phí này cao hơn nữa để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Những đánh giá trên đây cho ta thấy nhận định cụ thể về tỉ suất lợi nhuận mà công ty đã đạt được , song các chỉ số này đều thông qua vốn kinh doanh mà vốn này bao gồm cả vốn đi chiếm dụng . Do vậy đẻ đánh giá chính xác hơn hệ số sinh lời của đồng vốn màdoanh nghiệp thực sự bỏ ra để thực hiện hoạt đọng kinh doanh thì ta phải xét đến hệ số lợi nhuận vốn chủ sở hữu 2.3.3. hệ số lợi nhuận vốn chủ sở hữu. hệ số lợi nhuận vốn chủ sở hữu 1999 2000 lợi nhuận trước thuế (%) 3,8 8,54 lợi nhuận sau thuế (%) 0,95 2,2 Hệ số lợi nhuận vốn chủ sở hữu có xu hướng tăng lên , điều đó cho thấy sức sinh lời của vốn chủ sở hữu tăng lên . Nếu so với năm 99 cứ 100 đông vốn chủ sở hữu thì lợi nhuận sau thuế tăng lên 1,25 đồng . Ta thấy tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong vốn kinh doanh là 72,5% đã đáp ứng được mức trung bình ngành là 70% . Đây là một trong những lợi thế có được khi công ty muốn tăng mức chiếm dụng vốn , đặc biệt là tăng mức chiếm dụng vốn từ phía nhà cung ứng . Tuy nhiêm ta có thể thấy nếu như công ty chiém dụng vốn ngắn hạn , đặc biệt là chiếm dụng vốn của người bán quá nhiều sẽ gây tình trạng lạm dụng vốn của đối tác , nó không những làm giảm khả năng thanh toán của doanh nghiệp mà còn giảm uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. Do đó công ty cần có giải pháp để làm sao tạn dụng nguồn vốn chiếm dụng một cách tối ưu nhất vừa đảm bảo khả năng thanh toán của công ty . Chúng ta đã phan tích từ khái quát đến cụ thể từng chỉ tiêu đánh giá thực trạng hoạt động tài chính của công ty . Qua đó ta thấy rằng nhìn chung tìng hình tài chính của công ty có xu hướng tăng lên sovới năm trưéc nhưng tổng doanh thu của công ty lại giảm. Thực tế do trên thị trường có sự cạnh tranh quýet liệt của các doanh nghiệp do đó phần nào làm giảm đi sự tieu thụ hàng hoá của doanh nghiệp làm cho hàng tồn kho tăng lên . Bên cạnh đó là sự tác động củahạch toán thuế VAT nên cũng tác động một phần không nhỏ . Chương III Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại trung tâm bán buôn bán lẻ hàng bách hoá văn phòng phẩm và thiết bị văn phòng Trung tâm bán buôn bán lẻ hàng bách hoá văn phòng phẩm và thiết bị văn phòng là một đơn vị trực thuộc công ty bách hoá I của bộ thương mại , là một đơn vị nhà nước thực hiện hạch toán phụ thuộc . qua hơn 30 năm xây dưng và trưởng thành , công ty dã đạt nhiều thành tích đáng kể và luôn được ngành đánh giá cao , công ty không những đứng vững trên thị trường mà ngày một lớn mạnh hơn. Qua thời gian thực tập tại công ty , vận dụng lý thuyết vào thực tế ,em nhận thấy công ty có những ưu điểm và hạn chế trong hoạt động tài chính và phân tích hoạt động tài chính sau: - Về tổ chức bộ máy kế toán : Bộ máy kế toán nhìn chung là gọn nhẹ ,hợp lý , hoạt động có nề nếp , có kinh nghiệm và khoa học . các cán bộ kế toán nhìn chung có trình độ nghiệp cao , nắm vững chế độ, tác phong nhanh nhẹn, có trách nhiệm và tương trợ lẫn nhau trong công việc. về tổ chức công táckế toán : Tổ chức kế toán công ty là mau chóng hoà nhập và áp dụng chế độ kế toán mới, đảm bảo sự thông nhất về phạm vi, phương pháp tính tóan các chỉ tiêu kinh tế giữa các bộ phận liên quan . số liệu kế toán đã phản ánh chi tiết toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. các sổ sách như : sổ nhật kí , sổ cái tài khoản … được lập một cách có hệ thông trung thực hợp lý , hiệu quả . về công tác phân tích tài chính tại công ty : Các báo cáo tài chính tại trung tâm bán buôn bán lẻ hang bách hoá văn hóa phẩm và thiết bị văn phòng ngoài mục đích để gửi lên cấp trên theo đúng quy định của nhà nước thì cũng luôn được phân tichs cặn kẽ và cập nhật . công ty đã vận dụng nhièu phương pháp phân tích khác nhau , lấy ưu điểm của phương pháp này khắc phục nhược diểm của phương pháp kia từ đó các phương pháp được chọn để phân tích một phần các chỉ số về tình hình tài chính của công ty . các báo cáo được phan tích tại công ty là những thông tin chính xác kịp thời mà giám đốc công ty thường xuyên xem xét , nghiên cứu dể dưa ra những quyết định trong qúa trình quản lý và điều hành . Vềtình hình tài chính công ty : Trong điều kiện nền kinh tế chuyển đổi từ bao cấp sang nèn kinh tế thị trường những năm gần đây , cũng như các công ty khác trong toàn ngành , công ty cũng gặp phải rất nhiều khó khăn . nhưng được sự quan tâm của nhà nước ,của bộ thương mại nen công ty đã tìm ra những giải pháp kinh doanh để tìm kiếm lợi nhuận , giải quyết việc làm và nâng cao đời sống của cấn bộ CNV. Tình hình thanh toán của công ty đang có chiều hướng giảm đi tức là công ty luôn giản quyết đúng hạn , tạo lập được uy tín với khách hàng và nhà cung cấp lamg cho khoản người mua trả tiền trứơc tăng lên . bên cạnh đó công ty tạo ra lãi và nộp đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước , năm cao cao hơn năm trước . Tuy nhiên bên cạnh những mặt đạt được đó , công ty vẫn còn những mặt tồn tại phải quan tâm : - Trong cơ cấu tài sản của công ty , lượng tiền mặt tồn quỹ quá ít kể cả lúc đầu năm và cuối năm . điều này sẽ làm cho công ty khó khăn khi cần thanh toán ngay . vốn của công ty bị chiếm dụng nhiều mà chưa có biện pháp quản lý . - Trong cơ cấu nguồn vốn của công ty , mặc dù cuối năm tỉ lệ nợ của công ty giảm đi nhưng vẫn còn cao sẽ gây khó khăn cho công ty trong việc cơ đoọng vốn và chủ động trong kinh doanh . ngoài ra công ty còn có mặt hạn chế về độ tuổi lao động quá cao mặc dù có nhiều king nghiệm nhưng sẽ gặp khó khăn trong vịêc thích ứng với sự thay đỏi của công nghệ . Trên đây là những nặt ưu nhược điểm của công ty . công ty cần phát huy hết khả năng những ưu điểm đồng thời hạn chế những nhược điểm làm cho tình hình taì chính được tốt hơn . Xuất phát từ những mặt hạn chế trong cơ cấu tài chính cũng như hoạt động quản lý của công ty . xin đưa ramột số biện pháp nhằn nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty . I. Tăng cường công tác quản lý TSLĐ - VLĐ Điều hành và quản lý tốt qua trình sản xuất kinh doanh được coi là giải pháp rất quan trọng nhằ đạt được kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh cao . tổ chức tốt quá trình sản xuất kinh doanh tức là đảm bảo cho các khâu đó được đảm bảo thông suốt đều dặn , nhịp nhàng giữa các khâu : dự trữ , tiêu thụ sản phẩm hàng hoá và đảm bảo sự ăn khớp nhịp nhàng giữa các bộ phận trong nội bộ doanh nghiệp nhằm đảm bảo cho quá trình tiêu thụ được đảm bảo chặt chẽ hơn và nhanh chóng .các biện pháp điều hành và quả lý hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm hạn chế tối đa tình trạng ứ động hàng hoá , thu hồi công nợ … Để đạt được mục tiêu trên doanh nghiệp phải tăng cường quản lý từng loại tài sản của quá trình sản xuất kinh doanh đặc biệt là TSLĐ - một loại tài sản chiếm tỷ trọng lớn trong các doanh nghiệp lấy kinh doanh thương mại làm nhiệm vụ chính . Hiệu quả vốn kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng VLĐ nói riêng phụ thuộc vào mức đọ tiết kiệm và tăng nhanh tốc đọ luân chuyển VLĐ. do vậy các doanh nghiệp nói chung cần phải tăng cường biện pháp quản lý TSLĐ - VLĐ . Điều đó được thể hiện ở những mặt sau : - Xác định đúng nhu cầu vốn lưu động cần thiết cho từng thời kì sản xuất kinh doanh nhằm huy động hợp lý các nguồn vốn bổ xung . nếu doanh nghiệp tính không đúng nhu cầu vốn lưu động sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hoặt thừa vốn và doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn về khả năng thanh toán . Tổ chức quản lý quá trình lao động , kiểm tra , nghiệm thu số lượng , chất lượng sản phẩm hàng hoá nhằn hạn chế đến mức tố đa hàng hoá kém chất lượng , kém phẩm chất.. - Tăng cường lượng vốn bằng tiền để khi cần công ty có thể sử dụng ngay, hạn chế vay ngắn hạn để không phải trả lãi xuất và chi phí tài chính . - tích cực thu hồi vốn nợ để thu hồi vốn cho công ty đảm bảo việc kinh doanh có hiệu quả . Đẩy nhanh tiêu thụ hàng hoá nhằm tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động : Qua phân tích ở trên ta thấy hàng tồn kho của công ty tăng lên rất nhiều . Việc đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ hàng hoá sẽ làm cho vốn được thu hồi , ít chịu ảnh hưởng của thị trường biến động tài chính . Với số vốn thu được cộng với khoản lãi thu được sẽ giúp công ty trang trải những khoản chi cần thiết để phục vụ cho tru kì sản xuất kinh doanh sau đó là việc trả lương , chi phí bán hàng … Nhìn chung nếu hàng hoá bán được thì sẽ là phần thưởng quý giá đối với công ty . Từ số doanh thu bán được ngoài phần trang trải chi phí , nếu có lãi sẽ đầu tư thêm vào trang thiết bị ,đầu tư vào TSLĐ , thu hút đầu tư bên mgoài rút ngắn thời gian thu hồi vốn . Muốn đẩy nhanh tiêu thụ hàng hoá thì trước hiíet phải nghiên cứu nhu cầu thị trường , tham khảo ý kiến của khách hàng để đảynhanh tốc độ tiêu thụ hàng hoá tăng khối lượng hàng hoá bán ra, tạo điều kiện tăng lợi nhuận cho công ty . Công ty có thể sử dụng các biện pháp bán hàng như giảm giá chonhững đối tác tiêu thụ nhiều hàng hoá , tặng thưởng cho những đối tác thanh toán đúng hạn để khuyến khích người mua nhiều hơn . II. Nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ -VCĐ Để nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ - VCĐ , các công ty phải tổ chức sử dụng TSCĐ sao cho có hiệu quả nhất . - Công ty cần nâng cao hiệu quả VCĐ thông qua việc nâng caio hiệu quả sản xuất kinh doanh , khai thác tối đa năng lực sản xuất của từng TSCĐ , quản lý bảo quản TSCĐ tránh hư nhỏng thất thoát . - Sử lý dứt điểm những TSCĐ không cần dùng, hư hỏng chờ thanh lý nhằm thu hồi VCĐ vào luân chuyển , bổ xung thêm cho vốn hoạt động sản xuất kinh doanh . Đối với trung tâm bán buôn bấn lẻ hàng bách hoá văn hoá phảm và thiếtbị văn phòng không phải là doanh nghiệp chuyên sản xuất mà là doanh nghiệp chuyên kinh doanh thương mại nên tỷ trọng TSCĐ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản . TSCĐ của công ty chủ yếu là nhà cửa, máy móc phương tiện vận tải chuyền dẫn…nên dễ ràng quản lý hơn . tuy nhiên công ty cung cần quan tam đếviệc bảo dướng chữa máy móc thiết bị nhà xưởng để bảo đảm khả năng hoạt động của các loại tài sản này . Bên cạnh đó công ty cũng cần trang bị những thiết bị phù hợp cho các phòng để dễ ràng hơn trong viẹc tính toán như máyvi tính ,giảm bớt được một số công việc cho CBCNV và cùng để hoà nhập cho sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật . III. Tập trung cho chiến lược đa dạng hoá loại hình kinh doanh Trong cơ chế thị trường luôn có sự cạnh tranh gay gắt giữa các chủ thể kinh tế , do vậy để đảm bảo an toàn cho đồng vốn kinh doanh của mình , thực tế có rất ít và hiếm có doanh nghiệp nào chỉ đầu tư thuần tuý vào một loại hình kinh doanh . Chính vì vậy trong báo cao kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn có khoản “ thu nhập hoạt động tài chính ”. Hoạt động tài chinh không phải hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp , nó nhằm tăng mức lợi nhuận bên cạnh mức lợi nhuận đã có được từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp , thu nhập hoạt động tài chính bao gồm các khoản thu từ hoạt động như liên doanh , cho thuê TSCĐ , kinh doanh các hoạt động khác … tại công ty hoạt động yài chính để tạo ra thu nhập từ hoạt động tài chính bao gồm cho thuê cửa hàng , thuê nhà kho thực tế ở công ty trong 2năm qua (98,99) lợi nhuận hoạt động tài chính là 49858473 và 1331781230 đồng trong khi đó lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh cư công ty là 86181784 và 88850000 dồng . Ta thấy , kết quả hoạt động tài chính là rất khả quan . Do vậy công ty vẫn cần sự nghiên cứu tìm hiểu nguyên nhân của sự gia tăng này để có phương hướng đầu tư vào hoạt động này nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty . Tuy nhiện , khi tăng đầu tư vào một loại hình mới không phải là nhiệm vụ của mình thì công ty cần phải xem xét , cân nhắc kĩ lưỡng để tránh ruỉ ro. điều dó đòi hỏi nhà quản lí phải có sự linh hoạt trong công tác quản lý cũng như khả năng lắm bát nhu cầu thị trường . Việc tập trung đa dạng hoá loại hình kinh doanh sẽ tạo điều kiẹn thuạn lợi cho công ty tăng lợi nhuận , san sẻ rủi ro cho các loại hình kinh doanh khác nhau và công việc này có xu hướng vô cùng quan trọng có xu hướng phát triển lâu dài hơn. IV. Nâng cao khả năng thanh toán và hiệu quả tài chính của công ty Trong nền kinh tế thị trường , nhiều khi tăng vốn do đi chiếm dụng của đối tác lại là chính sách khuyếch đại lợi nhuận của doanh nghiệp bởi lẽ soó vốn mà công ty được sử dụng lạikhông phải trả lãi suất . do vậy công ty cần tranh thủ tận dụng nguồn tài trợ này trong thời hạn nhất định , đó là thời hạn mà nhà cung cấp hay các đối tác khác cho phép thanh toán các khoản nợ . để tận dụng các khoản nợ này thì công ty cần giữ chữ tín cho mình , đó chính là sự đảm bảo thanh tóan đúng , đủ số nợ trong thời hạn cho phép . Khi phân tích tình hình và khả năng thanh toán cho thấytuy khả năng thanh toán của công ty đối với nhưngx khoản nợ ngắn hạn trong vòng một năm là tương đối tốt , nhưng về khả năng thanh toàn nhanh của công ty chưa cao. Giải pháp tốt nhất để nâng cao khả năng thanh toán nhanh của công ty là tăng cường dự trữ vốn bằng tiền hay giảm tối đa các khoản chiếm dụng không hợp lý còn trong trương hợp cấp bách thì công ty phải đi vay ngân hàng để trả nợ . bởi vì khi thanh toán đúng hạn công ty sẽ giữ vững được uy tín với khách hàng , nhà cung cấp … đây là cơ sở cho việc làm ăn lâu dài của công ty . Chúng ta đã đề cập đến 4 giải pháp độc lập ở trên nhằm đem lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hơn và ổn định hơn nền tài chính doanh nghiệp song thực tế các giải pháp có mối quan hệ ràng buộ lẫn nhau do nguồn lực có hạn và doanh nghiệp không chỉ tiến hành một giải pháp độc lập nào đó mà bỏ qua những giải pháp khác. việc kết hợp các giải pháp khác nhau để đath hiệu quả cao thì cần có một phương pháp quản lý tốt , một hệ thống quản lý hữu hiệu. Vì vậy công ty cần nâng cao hiệu quả của hệ thống tài chính . Một hệ thống quản lý hữu hiệu kết hợp với các công đoạn khác nhau là điều thiết yếu đẻ hướng doanh nghiệp đi theo những định hướng chiến lược dài hạn . cơ cấu quản lý tài chính của doanh nghiệp phụ thuộc vào đặc điểm sản xuất kinh doanh , nbhương thường người đứng đầu doanh nghiệp nắm giữ những thông tin tài chính quan trọng nhất . Để quản lý tài chính chặt chẽ điều cốt yếu là những nhân viên của doanh nghiệp phải có đủ năng lực quản lý tài chính . Việc kiểm tra giám sát là điều cần thiét đẻ việc quản lý được tốt hơn . Cũng xuất phát từ vấn đề này, để nâng cao hiệu quả của hệ thống quản lý tài chính hơn nữa trong công tác đào tạo nguồn nhan lực trong công ty có ý nghĩa quan trọng xét về trung hạn và dài hạn. Nhân tố con người là nhân tố xuyên suốt các khâu quản lý nếu đào tạo được lực lượng trong công ty thì sẽ đem lại được những lợi thế sau : có lực lượng lao động giúp việc đắc lực cho giám đốc . Tăng sức cạnh tranh cho công ty khi mà trí tuệ là hàng đầu cho phép khẳng định là một lợi thế cạnh tranh Công việc phân tích và sử lý thông tin được tốt hơn . Lợi thế khi có nhân viên được đào tạo ra rất quan trọng , tuy nhiên chi phí cho lao động là vấn đề nan giải , nó chỉ tiến hành khi doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả , tạo ra lợi nhuận trên thực tế công ty cần trẻ hoá đội ngũ lao động để lực lượng lao động có dược sự thích ứng , năng động sáng tạo cao hơn nữa và nâng cao hiệu qủa hệ thống quản lý tài chính . Với 5 giải pháp độc lập ở trên có những giải pháp tác động trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh nhưng có những giải pháp chỉ mang tính gián tiếp . Sự kết hợp khéo léo giữa các giải pháp khác nhau sẽ đem lại cho công ty những lợi ích thiết thực . Nó không những làm cho hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty tăng nên , tạo được chỗ dứng trên thị trường , nâng cao khả năng cạnh tranh mà còn giúp cho công ty đánh giá được thực trạng tài chính của mình phát huy những mặt tích sực và hạn chế những mạt tiêu cực cho công ty để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và lành mạnh hơn nền tài chính doanh nghiệp . Nếu hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty được nâng cao , sẽ có lãi và lãi gia tăng sẽ là đièu kiện đẻ công ty bổ xung nguồn vốn chủ sở hữu của mình , tăng khả năng tự chủ trong kinh doanh của công ty và từ đó sẽ phân phối cơ cấu tài sản hợp lý hơn . Kết luận Hoạt động tài chính là hoạt động không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh nó có vai trò vô cùng quan trọng, quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . Việc phân tích hoạt động tài chính sẽ gíp cho doanh nghiệp và các cơ quan chủ quản xác định thực trạng hoatj động tài chính , xác định đúng đắn nguyên nhân , mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tài chính từ đó tìm ra những biện pháp hữu hiệu nhằm ổn định và tăng cường tình hình tài chính một cách kịp thời . Trên cơ sở lý luận đó , sau một thời gian đi thực tập tìm hiểu tình hình tài chính tại trung tâm bán buôn bán lẻ hàng bách hoá văn phòng phẩm và thiết bị văn phòng một lần nữa thất rõ hơn tầm quan trọng của nội dung hoạt động và phân tích hoạt động tài chính . Từ đó đưa ra một số kiến nghị với mong muốn hoạt động tài chính sẽ được tốt hơn và từ đó sẽ nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty . Thực tế sau một thời gian thực tập , qua việc tìm hiểu thực tế và qua phân tích các chỉ tiêu tài chính của công ty , em xin mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị với mong muốn hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty sẽ nâng cao hơn nữa.Trong thời gian thực tập vừa qua được sự giúp đỡ của cô giáo hướng dẫn Nguyễn Thị Hồng Phấn và phòng kế toán – tài vụ của trung tâm bán buôn bán lẻ hàng văn phòng phẩm và thiết bị văn phòng cùng với những hiểu biết được nhà trường trang bị, em đã hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này. song do còn nhiều hạn chế nên bài viết còn nhiều thiếu sót, khiếm khuyết. Rất mong được sự góp ý và chỉ bảo của thầy cô và quí phòng ban để em có điều kiện nâng cao kiến thức của mình nhằm phục vụ tốt hơn trong công tác thực tế sau này. Em xin chân thành cảm ơn! Tài liệu tham khảo 1. Giáo trình : Quản trị kinh doanh tổng hợp Chủ biên :giáo sư tiến sĩ Ngô Đình Giao Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật 1997 2. Giáo trình tài chính doanh nghiệp Trường đại học kinh tế quốc dân. 3. Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh. Trường đại học kinh tế quốc dân. 4. Tạp chí tài chính Nhà xuất bản tài chính năm 1996. 5. Tài liệu của công ty. 6. Kiểm toán và phân tích tài chính. Chủ biên: Ngô Thế Chi - Đào Xuân Tiến Nhà xuất bản tài chính

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0268.doc
Tài liệu liên quan