Đặt vấn đề
Biến đổi khí hậu (BĐKH), mà trước hết là sự nóng lên toàn cầu và nước biển
dâng, là một trong những thách thức nghiêm trọng nhất đối với loài người trong Thế
kỷ 21. BĐKH tác động tới mọi lĩnh vực, bao gồm tài nguyên thiên nhiên, môi trường,
kinh tế xã hội và sức khoẻ con người. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của nó có thể
khác nhau tuỳ theo điều kiện địa lý, mức độ phát triển và các biện pháp thích ứng mà
các khu vực cũng như các quốc gia cụ thể áp dụng (IPCC, 2007 a, b).
Việt Nam được coi là một trong các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của
BĐKH. Mặc dù tác động của BĐKH trên các mặt xã hội, kinh tế và môi trường chưa
được đánh giá đầy đủ, nhưng rõ ràng BĐKH đã trở thành một thách thức hiện hữu đối
với các nỗ lực nhằm đạt được mục tiêu về xoá đói giảm nghèo, phát triển bền vững và
các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ. Vì vậy, việc ứng phó với BĐKH là một trong
những ưu tiên của Việt Nam, cả trong trước mắt và lâu dài (Trương Quang Học, 2007
a, b; Bộ TNMT, 2008).
Hiện nay, theo tinh thần của Nghị quyết số 60/2007/NQ-CP ngày 03 tháng 12
năm 2007 của Chính phủ, Bộ TN&MT đã xây dựng và đang trình Chính phủ phê
duyệt Chương trình Mục tiêu Quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu (CTMTQG). Khi
được phê duyệt, Chương trình sẽ trở thành định hướng và chiến lược cơ bản của Nhà
nước để ứng phó với BĐKH. Trên cơ sở này, các bộ, ngành và địa phương sẽ xây
dựng các kế hoạch hành động của mình để phối hợp triển khai thực hiện. Bộ cũng đã
thiết lập một Diễn đàn đối thoại chính sách với thành viên là các bộ, ngành, tổ chức,
các đối tượng khác có liên quan và các nhà tài trợ. Diễn đàn đối thoại chính sách là
công cụ hỗ trợ và điều phối trong việc xây dựng và thực hiện CTMTQG (Bộ TNMT,
2007, 2008).
Chương trình Hợp tác Việt Nam - Thuỵ Điển về Tăng cường Năng lực Quản lý
Đất đai và Môi trường (SEMLA) tại Bộ TNMT có nhiều hoạt động chịu sự tác động
của BĐKH. Bốn trong số sáu tỉnh của SEMLA (bao gồm Nghệ An, Phú Yên, Bình
Định và Bà Rịa Vũng Tàu) là các tỉnh có biển. Một số hoạt động liên quan đến việc
thích ứng và giảm nhẹ tác động của BĐKH đã được thực hiện trong Chương trình và
đã được đưa vào Kế hoạch hoạt động giai đoạn 1/1/2008 - 30/6/2009 (Per Betilsson và
Trương Quang Học, 2007).
Kết quả và các mô hình thành công của Chương trình sẽ được nhân rộng trong
phạm vi các tỉnh SEMLA và trên phạm vi cả nước. Các kinh nghiệm và mô hình thực
tế này là các yếu tố đầu vào và là đóng góp quan trọng cho quá trình chuẩn bị và triển
khai các kế hoạch hành động cụ thể để thực hiện CTMTQG.
Bài viết này trình bày các hoạt động về ứng phó với biến đổi khí hậu và kết quả
bước đầu đạt được của Chương trình SEMLA theo Kế hoạch năm 2008 - 2009 trong
các lĩnh vực có liên quan.
10 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2140 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu của chương trình semla, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ VIỆT NAM HỌC LẦN THỨ BA
TIỂU BAN: TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
518
HOẠT ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA
CHƯƠNG TRÌNH SEMLA
Trương Quang Học*, Per Bertilsson*
Đặt vấn đề
Biến đổi khí hậu (BĐKH), mà trước hết là sự nóng lên toàn cầu và nước biển
dâng, là một trong những thách thức nghiêm trọng nhất đối với loài người trong Thế
kỷ 21. BĐKH tác động tới mọi lĩnh vực, bao gồm tài nguyên thiên nhiên, môi trường,
kinh tế xã hội và sức khoẻ con người. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của nó có thể
khác nhau tuỳ theo điều kiện địa lý, mức độ phát triển và các biện pháp thích ứng mà
các khu vực cũng như các quốc gia cụ thể áp dụng (IPCC, 2007 a, b).
Việt Nam được coi là một trong các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của
BĐKH. Mặc dù tác động của BĐKH trên các mặt xã hội, kinh tế và môi trường chưa
được đánh giá đầy đủ, nhưng rõ ràng BĐKH đã trở thành một thách thức hiện hữu đối
với các nỗ lực nhằm đạt được mục tiêu về xoá đói giảm nghèo, phát triển bền vững và
các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ. Vì vậy, việc ứng phó với BĐKH là một trong
những ưu tiên của Việt Nam, cả trong trước mắt và lâu dài (Trương Quang Học, 2007
a, b; Bộ TNMT, 2008).
Hiện nay, theo tinh thần của Nghị quyết số 60/2007/NQ-CP ngày 03 tháng 12
năm 2007 của Chính phủ, Bộ TN&MT đã xây dựng và đang trình Chính phủ phê
duyệt Chương trình Mục tiêu Quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu (CTMTQG). Khi
được phê duyệt, Chương trình sẽ trở thành định hướng và chiến lược cơ bản của Nhà
nước để ứng phó với BĐKH. Trên cơ sở này, các bộ, ngành và địa phương sẽ xây
dựng các kế hoạch hành động của mình để phối hợp triển khai thực hiện. Bộ cũng đã
thiết lập một Diễn đàn đối thoại chính sách với thành viên là các bộ, ngành, tổ chức,
các đối tượng khác có liên quan và các nhà tài trợ. Diễn đàn đối thoại chính sách là
công cụ hỗ trợ và điều phối trong việc xây dựng và thực hiện CTMTQG (Bộ TNMT,
2007, 2008).
Chương trình Hợp tác Việt Nam - Thuỵ Điển về Tăng cường Năng lực Quản lý
Đất đai và Môi trường (SEMLA) tại Bộ TNMT có nhiều hoạt động chịu sự tác động
của BĐKH. Bốn trong số sáu tỉnh của SEMLA (bao gồm Nghệ An, Phú Yên, Bình
Định và Bà Rịa Vũng Tàu) là các tỉnh có biển. Một số hoạt động liên quan đến việc
thích ứng và giảm nhẹ tác động của BĐKH đã được thực hiện trong Chương trình và
đã được đưa vào Kế hoạch hoạt động giai đoạn 1/1/2008 - 30/6/2009 (Per Betilsson và
Trương Quang Học, 2007).
Kết quả và các mô hình thành công của Chương trình sẽ được nhân rộng trong
phạm vi các tỉnh SEMLA và trên phạm vi cả nước. Các kinh nghiệm và mô hình thực
* GS.TS Chương trình SEMLA, Bộ Tài nguyên và Môi trường
HOẠT ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA CHƯƠNG TRÌNH SEMLA
519
tế này là các yếu tố đầu vào và là đóng góp quan trọng cho quá trình chuẩn bị và triển
khai các kế hoạch hành động cụ thể để thực hiện CTMTQG.
Bài viết này trình bày các hoạt động về ứng phó với biến đổi khí hậu và kết quả
bước đầu đạt được của Chương trình SEMLA theo Kế hoạch năm 2008 - 2009 trong
các lĩnh vực có liên quan.
1. Tổng quan về biến đổi khí hậu và chương trình SEMLA
1.1. Biến đổi khí hậu
Nói chung, BĐKH có ba biểu hiện đặc trưng cơ bản sau đây:
- Nhiệt độ trung bình năm tăng; sự biến đổi và độ khác thường của thời tiết và
khí hậu tăng;
- Nước biển dâng do băng tan từ các cực Trái đất và các đỉnh núi cao;
- Các hiện tượng cực đoan của thời tiết và thiên tai (nóng, rét hại, bão, lũ lụt,
hạn hán, v.v…) xẩy ra với tần suất cao hơn, cường độ và độ khác thường lớn hơn.
Việt Nam được coi là một trong các quốc gia sẽ chịu ảnh hưởng hưởng lớn nhất
của BĐKH. Ở Việt Nam, trong 50 năm qua, nhiệt độ trung bình đã tăng lên 0.70C và
mực nước biển đã dâng lên khoảng 20 cm. Hiện tượng El-Nino và La-Nina đã ảnh
hưởng lớn hơn, thiên tai, đặc biệt là bão lũ và hạn hạn ngày cảng trở nên khốc liệt hơn.
Các hiện tượng biến đổi này chỉ là dấu hiệu báo trước của các diễn biến sẽ xảy ra.
Theo tính toán gần đây nhất, đến năm 2100, nhiệt độ trung bình có thể tăng thêm 30C
và mực nước biển dâng lên tới 1 m (Bộ TNMT, 2008).
Nếu nhiệt độ trung bình tăng thêm 20C và mực nước biển dâng thêm 1 m, thì
12,2% diện tích đất - nơi sống của 23% dân số (khoảng 17 triệu người) sẽ bị ngập.
Trong trường hợp nước biển dâng thêm 3m, khoảng 25% dân số sẽ chịu ảnh hưởng
trực tiếp và GDP sẽ bị giảm sút khoảng 25%. Khi đó, vùng đồng bằng sông Cửu Long,
dự kiến khoảng 45% diện tích sẽ bị nhiễm mặn nặng và mùa màng sẽ bị thiệt hại
nghiêm trong do ảnh hưởng của lũ lụt. Nếu không có biện pháp thích ứng hiệu quả thì
khi nước biển dâng thêm 1m, cả vùng châu thổ này sẽ bị ngập lụt trong thời gian dài
mỗi năm. Thiệt hại ước tính lên tới 17 tỷ USD (Van Urk and Misdorp, 1996; Pilgrim, 2007).
Việt Nam đã ký Công ước chung của Liên Hợp Quốc về BĐKH (UNFCCC)
(1992), Nghị định thư Kyoto (KP) (1998) và Tham gia Hội nghị Baly (2007). Bộ Tài
nguyên và Môi trường (TN&MT) được giao làm Cơ quan đầu mối của Chính phủ Việt
Nam tham gia và thực hiện UNFCCC, KP. Chính phủ đã ban hành các Chỉ thị, Quyết
định, Nghị quyết giao Bộ TN&MT và các bộ, ngành, địa phương có liên quan triển
khai thực hiện các cam kết này.
Trong thời gian qua, Việt Nam đã tham gia nhiều hoạt động của khu vực và
toàn cầu về BĐKH và có quan hệ hợp tác thường xuyên với Ban Thư ký UNFCCC,
Ban Chấp hành Quốc tế về Cơ chế phát triển sạch (CDM, KP), Ban liên Chính phủ về
BĐKH, với các nước và các tổ chức quốc tế về các vấn đề có liên quan. Việt Nam
cũng đã triển khai một số chương trình nghiên cứu, dự án về BĐKH, CDM có kết quả
(Bộ TNMT, 2003, 2004; VACNE, 2008).
Trương Quang Học, Per Bertilsson
520
1.2. Chương trình SEMLA
SEMLA là Chương trình hợp tác Việt Nam - Thuỵ Điển kéo dài 5 năm (từ 2004
đến giữa năm 2009) với mục tiêu chung là hỗ trợ thiết lập một hệ thống quản lý
TNMT hiệu quả phục vụ cho tăng trưởng kinh tế, xoá đói giảm nghèo, phát triển bền
vững và bảo vệ môi trường, quản lý tốt ở cấp địa phương và hỗ trợ người dân tham gia
vào quá trình ra quyết định.
Chương trình SEMLA có 9 hợp phần: i) Hợp phần quốc gia (gồm 6 nhóm
chuyên đề: Rà soát chính sách và quản lý, Xây dựng năng lực, Quản lý đất đai, Quản
lý môi trường, Hệ thống thông tin đất đai và môi trường, Nâng cao nhận thức), ii) Hợp
phần đặc thù về An toàn hoá chất (của Bộ Công - Thương và Hợp phần đặc thù của
Cục BVMT, và iii) sáu hợp phần tỉnh (Hà Giang, Nghệ An, Phú Yên, Bình Định,
Đồng Nai, và Bà Rịa Vũng Tàu).
Tại mỗi hợp phần tỉnh có 8 dự án, bao gồm: P1 - Ngăn ngừa, Kiểm soát Ô
nhiễm và Phục hồi sau Ô nhiễm, P2 - Sản xuất sạch hơn, P3 - An toàn hoá chất, P4 -
Đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) & Đánh giá tác động môi trường (ĐTM), P5 -
Hệ thống thông tin đất đai và môi trường, P6 - Quy hoạch sử dụng đất, P7 - Đăng ký
đất đai và Phát triển thị trường bất động sản và P8 - Xây dựng năng lực và Nâng cao
nhận thức.
Ngay từ khi bắt đầu, Chương trình đã xác định rõ ràng rằng Hợp phần quốc gia
sẽ chịu trách nhiệm xây dựng chính sách, tổ chức triển khai và hỗ trợ kỹ thuật; các
Hợp phần tỉnh chịu trách nhiệm triển khai các chính sách đã được xây dựng và có ý
kiến phản hồi lên các cấp cao hơn để hoàn thiện chính sách.
Các thành tựu mà Chương trình SEMLA đạt được đã có đóng góp quan trọng
đối với sự phát triển của ngành TNMT, sự phát triển kinh tế xã hội/xoá đói giảm
nghèo, việc thực hiện các mục tiêu và thỏa thuận hợp tác phát triển giữa Việt Nam và
Thuỵ Điển, và việc thực hiện Cam kết Hà Nội về hiệu quả viện trợ (Hoàng Minh Đạo,
Trương Quang Hoc và Per Bertilsson, 2007).
2. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Một số hoạt động của Chương trình SEMLA đã có sự lồng ghép với việc thích
ứng và giảm nhẹ tác động của BĐKH (Per Bertilsson và Trương Quang Học, 2007),
bao gồm:
2.1. Quy hoạch sử dụng đất (Nhóm Chuyên đề Quản lý Đất đai)
Một trong các hoạt động mới được thực hiện gần đây là trong lĩnh vực quy
hoạch sử dụng đất (QHSDĐ) vì đây chính là cơ sở chung cho việc quản lý tài nguyên
đất đai và quy hoạch tối ưu hoá về sử dụng đất. Vì vậy, QHSDĐ là một công cụ hiệu
quả để thích ứng với BĐKH.
Chương trình SEMLA đã bắt đầu rà soát lại các mô hình quy hoạch sử dụng đất
tổng hợp đã được xây dựng và thử nghiệm tại 6 tỉnh trong năm 2007 và xác định các
nội dung ứng phó, giảm nhẹ BĐKH có thể được đưa vào quy hoạch cũng như các
bước tiến hành cụ thể trong quy trình lập QHSDĐ (Truong Quang Hoc, Per Bertilsson
and Jonas Noven, 2007.
HOẠT ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA CHƯƠNG TRÌNH SEMLA
521
Một cách tổng quát, có bốn hoạt động chính như sau:
- Sử dụng/Thu thập dữ liệu có liên quan đến khí hậu trong bước thứ nhất của
Quy trình lập QHSDĐ;
- Đánh giá tiềm năng đất đai và các rủi do BĐKH có thể gây ra;
- Đánh giá về mặt môi trường đối với các phương án quy hoạch nhằm xem xét
các tác động của phương án quy hoạch tới khí hậu và ngược lại;
- Đánh giá nhu cầu bố trí đất đai cho các công trình sản xuất năng lượng tái
tạo, trên cơ sở các kịch bản về giảm thiểu phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính và đề
xuất các vị trí thuận lợi để xây dựng (khu vực phong điện, điện mặt trời, v.v…)
- Giám sát việc thực hiện QHSDĐ, bao gồm cả việc quan trắc khí hậu.
Bảng 1. Sơ đồ các bước lồng ghép các yếu tố BBĐKH trong QHSDĐ
Các bước lập quy
hoạch sử dụng đất
Các yếu tố BĐKH
1: Xác định bối cảnh
và mục đích của quy
hoạch
- Bổ sung các chỉ tiêu về thích ứng và giảm nhẹ tác động của
BĐKH (trên cơ sở kế hoạch hành động của Bộ TNMT và của Việt
Nam)
Sử dụng các phân tích về khả năng bị tổn thương từ biến đổi khí
hậu và sử dụng các phân tích này trong việc xác định các mục
tiêu của QHSDĐ
2. Khảo sát thu thập
dữ liệu, phân tích xu
thế
- Bổ sung các chỉ tiêu về BĐKH khi thu thập thông tin môi
trường từ các cơ sở dữ liệu và từ người dân địa phương, ví dụ: về
thay đổi nhiệt độ, về nguồn nước, về hạn hán, lũ lụt, v.v…
- Thu thập thông tin từ các mô hình dự báo hiện có tại Việt Nam
3. Đánh giá tiềm năng
đất đai và xây dựng
phương án quy hoạch
- Khi đánh giá tiềm năng đất đai, bổ sung thêm các định
hướng/giới hạn về sử dụng đất đã được quy định tại các chiến
lược ứng phó với BĐKH cũng như khả năng bảo vệ/thích ứng
thông qua việc điều tiết sử dụng đất
4. Thẩm định phương
án quy hoạch và lựa
chọn phương án tối
ưu
- Sử dụng các tiêu chí về BĐKH để đánh giá các phương án quy
hoạch, ví dụ: phương án nào là phương án có độ thích ứng cao
nhất với các tác động của biến đổi khí hậu, cũng như tác động từ
quy hoạch trở lại đối với BĐKH (ví dụ: các hoạt động góp phần
làm gia tăng tích tụ nhiệt, sử dụng nước, gây ô nhiễm, v.v…)
2. Khảo sát thu thập
dữ liệu, phân tích xu
thế
- Trong báo cáo đánh giá môi trường, bổ sung thêm một nội
dung đánh giá về cách thức mà QHSDĐ đáp ứng các yêu cầu về
BĐKH
- Xây dựng các quy định khả thi về giới hạn sử dụng đất để áp
dụng cho các khu vực có nguy cơ cao
3. Đánh giá tiềm năng - Bổ sung thêm các tiêu chí về BĐKH trong kế hoạch giám sát
Trương Quang Học, Per Bertilsson
522
đất đai và xây dựng
phương án quy hoạch
thực hiện quy hoạch sử dụng đất
- Nếu có thể, bổ sung thêm kinh phí cho việc áp dụng các biện
pháp thích ứng với BĐKH trong kinh phí thực hiện QHSDĐ
Ngoài ra, Chương trình cũng đã thực hiện một số mô hình toán về dự báo
BĐKH cho các tỉnh SEMLA về khả năng biến đổi lượng mưa và nhiệt độ. Các mô
hình toàn cầu này sử dụng dữ liệu độ cao và khí tượng giai đoạn từ 1950 tới nay để dự
báo các biến động tới năm 2050. Các mô hình này tính toán nhiệt độ và lượng mưa
trung bình hàng tháng cho lưới dự báo trong đó ô diện tích một ô lưới là 1 km2 (trên cơ
sở độ phân giải của mô hình số độ cao - DEM).
Mục đích của việc thử nghiệm này nhằm xác định xem có thể ứng dụng các kết
quả dự báo như vậy vào quá trình lập quy hoạch sử dụng đất tại cấp tỉnh hay không.
Một cách khiêm tốn nhất, các mô hình này có thể giúp xác định mức độ tương đối về
biến đổi lượng mưa và nhiệt độ cho một tỉnh hoặc một khu vực.
2.2. Đánh giá môi trường chiến lược (Nhóm Chuyên đề Quản lý Môi trường)
Phiên bản mới của Hướng dẫn Kỹ thuật chung của Bộ TNMT về ĐMC có bổ
sung thêm nội dung thích ứng và giảm nhẹ tác động của BĐKH trong quá trình ĐMC.
Tóm tắt nội dung này như sau.
Bảng 2. Sơ đồ hướng dẫn lồng ghép nội dung thích ứng với BĐKH trong các bước ĐMC
Các bước thông
thường về ĐMC
Lồng ghép nội dung thích ứng với biến đổi khí hậu
1. Xác định các vấn
đề chính mà ĐMC cần
tập trung
Khi tiến hành ĐMC, cần xem xét xem nội dung thích ứng với biến
đổi khí hậu có phải là một nội dung quan trọng đối với chính
sách/quy hoạch/chương trình đang được đánh giá hay không.
Nếu có, ĐMC cần xác định các vấn đề chính liên quan đến thích ứng
và giảm nhẹ cũng như các mục tiêu cụ thể cần được tính đến trong
chính sách/quy hoạch/chương trình đó và trong ĐMC.
Điều này có thể được thực hiện thông qua các quy định và phương
pháp luận cụ thể để xác định các vấn đề/mục tiêu về biến đổi khí hậu
cho chính sách/quy hoạch/chương trình đó.
2. Phân tích xu thế môi
trường cơ bản (tức là xu
thế môi trường trong
trường hợp không có
chính sách/quy hoạch/
chương trình đó)
Khi tiến hành ĐMC, có thể phân tích khả năng một số xu thế môi
trường có thể bị ảnh hưởng bởi BĐKH, ví du:
• Chất lượng và trữ lượng nguồn nước (sông, hồ/hồ chứa, nước
ngầm, nước biển/nước lợ)
• Đa dạng sinh học (biến đổi các hệ sinh thái và chức năng của các
hệ sinh thái, biến đổi mô hình di cư v.v...)
• Điều này có thể được thực hiện thông qua các quy định và
phương pháp luận cụ thể trong quy trình ĐMC để phục vụ việc xem
xét các biến đổi môi trường có thể xảy ra trong tương lai do tác động
của BĐKH (hiện tại, hầu hết các nghiên cứu cơ bản về môi trường
HOẠT ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA CHƯƠNG TRÌNH SEMLA
523
thực hiện trong quá trình ĐMC nếu có thì cũng chỉ nghiên cứu tác
động từ các quy hoạch/chương trình phát triển; biến đổi khí hậu
chưa được xem là một yếu tố cơ bản có thể tác động tới các xu thế
môi trường cơ bản trong tương lai).
3. Đánh giá các mục
tiêu phát triển, các ưu
tiên hoặc hoạt động
nêu trong các chính
sách/quy
hoạch/chương trình
Khi tiến hành ĐMC, có thể đánh giá các kịch bản, mục tiêu phát
triển hoặc các ưu tiên hoặc hoạt động nêu trong chính sách/quy
hoạch/chương trình về các khía cạnh sau:
• Chúng có tác động tích cực hay tiêu cực đối với môi trường khi
bị tác động bởi biến đổi khí hậu (xem mục 2 ở trên);
• Tính tới các vấn đề và mục tiêu liên quan tới BĐKH
• Chúng có làm tăng khả năng dễ bị tổn thương do BĐKH đối với
ngành/khu vực liên quan
Điều này có thể được thực hiện bằng cách xây dựng các phương
pháp luận để đánh giá theo các khía cạnh này.
4. Đánh giá việc tổ
chức thực hiện và
giám sát thực hiện đối
với chính sách/quy
hoạch/ chương trình
Khi tiến hành ĐMC, có thể quy định phải thực hiện một số “kiểm tra
về thích ứng và giảm nhẹ tác động từ biến đổi khí hậu” đối với các
dự án được đề xuất. Quy định này có thể được áp dụng cho trong
khuôn khổ hoạt động ĐTM trong quá trình cấp phép cho các dự án.
2.3. Nâng cao nhận thức cộng đồng (Nhóm Chuyên đề Nâng cao Nhận thức
Cộng đồng)
Nâng cao nhận thức cộng đồng về BĐKH - bao gồm các kịch bản, tác động và
chương trình/ kế hoạch ứng phó - là một nhiệm vụ cấp thiết đối với Việt Nam. Đối với
Bộ TNMT với tư cách là cơ quan chủ trì điều phối hoạt động ứng phó với BĐKH,
Nhóm Nâng cao Nhận thức Cộng đồng đóng vai trò quan trọng trong Chương trình
SEMLA trong giai đoạn 2008-2009.
Chương trình đã xây dựng được bộ tài liệu truyền thông rõ ràng và dễ hiểu về
BĐKH cho ba nhóm mục tiêu khác nhau, bao gồm người dân, học sinh phổ thông cơ
sở và cán bộ cấp cơ sở. Bộ tài liệu truyền thông về BĐKH này tập trung nâng cao nhận
thức về các tác động có thể xảy ra ở cấp địa phương và cấp quốc gia và đã được phân
phát tới tất cả các đơn vị của Bộ TNMT và được đăng trên trang web của tất cả các
tỉnh và có thể tải xuống một cách dễ dàng.
Chương trình SEMLA đã hỗ trợ một số hình thức truyền thông tại cấp cơ sở ở
một số địa phương, cũng như tăng cường truyền thông đại chúng thông qua các chiến
dịch truyền thông và nâng cao nhận thức. Bằng cách này, Chương trình đã hướng dẫn
cách thức lồng ghép thông tin về BĐKH vào các hoạt động cũng như xác định các hoạt
động cần phải tiến hành trong giai đoạn 2008-2009.
Hỗ trợ mạng lưới báo cáo viên và cộng tác viên cơ sở:
Trương Quang Học, Per Bertilsson
524
Báo cáo viên và cộng tác viên cơ sở có vai trò quan trọng trong việc tuyên
truyền trực tiếp cho cộng đồng của mình. Tài liệu đào tạo dành cho báo cáo viên cơ sở
đã được xây dựng, trong đó bao gồm một mô đun về phương pháp truyền thông về
biến đổi khí hậu. Các lớp đào tạo sẽ được tổ chức từ tháng 9/2008.
Nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu thông qua hương ước bảo vệ môi trường
Chương trình đã tiến hành đánh giá mức độ nhận thức của cộng đồng và cán bộ
địa phương về BĐKH tại một số tỉnh SEMLA. Các cộng đồng địa phương đã bắt tay
thực hiện các biện pháp thích ứng với các thay đổi của điều kiện tự nhiên như hiện
tượng xâm thực, nhiễm mặn mặc dù có thể họ không nhận thức được mối liên hệ giữa
các thay đổi này với BĐKH. Kế hoạch của Chương trình là sẽ bổ sung nội dung
BĐKH và các ví dụ điển hình về thích ứng có hiệu quả đối với BĐKH tại cấp cộng
đồng vào hương ước bảo vệ môi trường.
Tập huấn về kỹ năng truyền thông và nâng cao nhận thức (cho cơ quan truyền
thông đại chúng)
Các phương tiện truyền thông đại chúng, đặc là truyền hình, là rất phổ biến tại
Việt Nam, ngay cả ở khu vực nông thôn. Trong nhiều hoạt động của mình, Chương
trình SEMLA đã chủ động mời các cơ quan truyền thông đại chúng cấp tỉnh tham gia;
Chương trình cũng đã hỗ trợ Sở TNMT Bà Rịa Vũng Tàu và Đồng Nai xây dựng các
chương trình truyền hình định kỳ về các vấn đề tài nguyên và môi trường.
Các phương tiện truyền thông đại chúng đóng vai trò quan trọng trong việc
nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu. Khả năng tiếp cận đối tượng và tác động của
các phương tiện truyền thông đại chúng khiến cho đó trở thành kênh thông tin số một
đối với một lượng lớn công chúng. Chương trình SEMLA có thể góp phần xây dựng
năng lực cho đội ngũ phóng viên, và hỗ trợ họ thực hiện một nhiệm vụ quan trọng là
đưa tin chính xác và toàn diện về các vấn đề liên quan đến khí hậu ở cấp quốc gia và
cấp cơ sở.
Tổ chức một khoá tập huấn ngắn (2-3 ngày) cho đội ngũ phóng viên các tỉnh
SEMLA. Nội dung khoá tập huấn sẽ bao gồm các cách tiếp cận và kỹ năng báo chí khi
đưa tin về các vấn đề môi trường và phát triển bền vững, đặc biệt chú trọng tới BĐKH.
Xây dựng một bộ công cụ truyền thông đại chúng (có cả ở dạng số) trong đó
cung cấp thông tin cơ bản về các vấn đề liên quan đến khí hậu của Việt nam nhằm
khuyến khích và hỗ trợ việc đưa tin của phóng viên.
2.4. Xây dựng năng lực (Nhóm Chuyên đề Xây dựng Năng lực)
Một mô đun đào tạo về biến đổi khí hậu cho cán bộ ngành TNMT hiện đang
được xây dựng với sự hỗ trợ của Chương trình SEMLA và sự cộng tác của Vụ Tổ
chức cán bộ và Vụ Hợp tác quốc tế của Bộ TNMT. Mô đun đào tạo này sẽ được sử
dụng để tập huấn cho đội ngũ cán bộ tại cấp trung ương và địa phương.
Chương trình cũng đã xây dựng một chương trình đào tạo cho cán bộ cấp huyện
và xã trong đó chú trọng tới vấn đề BĐKH và quản lý môi trường. Chương trình đào
tạo này trước mắt có thể được thực hiện tại các tỉnh SEMLA, tuy nhiên cũng có thể
HOẠT ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA CHƯƠNG TRÌNH SEMLA
525
đồng thời triển khai trên toàn quốc nếu chính phủ Việt nam và các nhà tài trợ có thể
cung cấp kinh phí thông qua một cơ chế tài trợ đa phương.
2.5. Sản xuất sạch hơn và ứng phó với biến đổi khí hậu (các Hợp phần tỉnh)
Chương trình SEMLA đã thực hiện và sẽ tiếp tục thực hiện các hoạt động về
sản xuất sạch hơn, bao gồm:
- Tập huấn về sản xuất sạch hơn
- Thực hiện các dự án thử nghiệm về sản xuất sạch hơn
- Cung cấp thông tin về sản xuất sạch hơn.
Các hoạt động về sản xuất sạch hơn là nhằm tiếp cận theo cả hai hướng, đó là
thích ứng và giảm nhẹ BĐKH.
Cùng với các biện pháp khác, sản xuất sạch hơn có thể góp phần giảm nhẹ
thông qua việc giảm lượng phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính từ các ngành sản xuất
công nghiệp bằng cách tiết kiệm năng lượng và chuyển sang sử dụng các nguồn năng
lượng tái tạo như năng lượng gió và năng lượng mặt trời.
Cùng với các biện pháp khác, sản xuất sạch hơn có thể góp phần thực hiện thích
ứng với biến đổi khí hậu bằng nhiều cách, ví dụ: giảm lượng tiêu thụ nước từ các
nguồn nước có khả năng bị ảnh hưởng xấu bởi biến đổi khí hậu. Tương tự, sản xuất
sạch hơn có thể giúp giảm lượng nước thải đổ ra sông hồ và khu ngập nước khiến cho
chúng càng dễ bị tổn thương hơn đối với BĐKH.
Chương trình SEMLA đã hỗ trợ thực hiện các dự án thử nghiệm về sản xuất
sạch hơn (chế biến thủy sản tại Bà Rịa Vũng Tàu, chế biến cao su tại Đồng Nai và chế
biến tinh bột sắn tại Bình Định), trong đó tập trung vào giảm lượng nước sử dụng và
lượng nước thải. Tất cả các dự án thử nghiệm này đều có thể được nhân rộng ra các
địa bàn tương tự khác.
2.6. Diễn đàn chia sẻ thông tin môi trường cho các khu công nghiệp (Tổng
cục Môi trường)
Một số khảo sát đã chỉ ra rằng pháp luật môi trường liên quan đến lĩnh vực
công nghiệp không được thực hiện tốt; ngành Công nghiệp phải chịu trách nhiệm về
các tác động tiêu cực gây ra đối với môi trường, cả trên bình diện địa phương và trên
các bình diện rộng lớn hơn. Với tốc độ tăng trưởng rất nhanh chóng của ngành Công
nghiệp trong những năm vừa qua và các năm sắp tới, tác động tới môi trường có thể
còn trở nên nghiêm trọng hơn. Do vậy, một yêu cầu cấp bách hiện nay là cần tăng
cường công tác quản lý môi trường trong các khu công nghiệp, nơi thực hiện hoạt
động sản xuất của hầu hết các ngành công nghiệp.
Giữa năm 2007, Cục Bảo vệ Môi trường (VEPA) đã đề xướng một dự án Quỹ
Mở rộng của SEMLA với mục đích thiết lập một diễn đàn chia sẻ thông tin môi trường
các khu công nghiệp. Dự án sẽ xây dựng quy chế và mô hình trang thông tin điện tử về
môi trường; trang thông tin này có thể được nhúng vào trang thông tin điện tử của các
khu công nghiệp. Trang thông tin điện tử về môi trường sẽ cung cấp các thông tin sau:
Hiện trạng môi trường khu công nghiệp,
Trương Quang Học, Per Bertilsson
526
Các hoạt động ứng phó của khu công nghiệp đối với BĐKH,
Thông tin về pháp luật môi trường có liên quan,
Thông tin về công nghệ và dịch vụ môi trường, bao gồm tiết kiệm năng lượng
và các nguồn năng lượng tái tạo;
Tin tức và kế hoạch môi trường,
Công cụ tương tác theo đó các bên có liên quan có thể gửi các đề xuất, yêu cầu,
khiếu nại tới ban quản lý khu công nghiệp.
Ý định khi thực hiện dự án này là nhằm cung cấp các dịch vụ môi trường cho
các bên có liên quan - với tư cách là một kênh bổ sung ngoài kênh thông tin truyền
thống theo kiểu chỉ huy - kiểm soát theo pháp luật môi trường, và do vậy có thể tạo ra
cơ hội thực hiện các tranh luận cởi mở, bảo đảm minh bạch và giúp công tác quản lý
môi trường tại các khu công nghiệp có thể được thực hiện một cách hiệu quả hơn.
Một hợp phần đặc biệt của dự án này là tiến hành kiểm toán năng lượng cho
một số công ty đóng tại các khu công nghiệp được thí điểm và từ đó xây dựng các
hướng dẫn thực hiện tiết kiệm năng lượng theo cách có thể áp dụng một cách dễ dàng.
Mục đích của hợp phần này là nhằm trình diễn cách thức dịch vụ thông tin có thể giúp
ngành công nghiệp giảm tác động tới môi trường và khí hậu, đồng thời cũng là giảm
chi phí sản xuất.
Một hợp phần khác của dự án này là tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng
tái tạo cho từng loại hình công nghiệp cụ thể và cho các khu công nghiệp. Các ngành
công nghiệp có thể gia tăng sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt
trời, đồng thời các khu công nghiệp dọc theo bờ biển có thể xây dựng các bãi phong điện.
Diễn đàn chia sẻ thông tin môi trường đã được thử nghiệm tại một khu công
nghiệp và sẽ được trình diễn tại các khu công khác tại các tỉnh có liên quan tới
SEMLA. Dự kiến mô hình diễn đàn chia sẻ thông tin môi trường sẽ được triển khai tại
tất cả các khu công nghiệp của Việt Nam trong các năm tới.
Kết luận
“BĐKH đang gây ra sự suy thoái cho môi trường toàn cầu, đòi hỏi cả thế giới
phải hành động một cách nhanh chóng hơn bao giờ hết”. BĐKH là một vấn đề phức
tạp, vừa mang tính trước mắt, vừa mang tính lâu dài. Tác động của BĐKH sẽ xẩy ra
trên phạm vi toàn cầu và ảnh hưởng tới mọi lĩnh vực, từ tự nhiên tới kinh tế - xã hội,
về thực chất, BĐKH là vấn đề của phát triển bền vững. Như vậy, việc thích ứng với
BĐKH cần phải được giải quyết theo một chương trình/kế hoạch toàn diện của từng
quốc gia và có hợp tác chặt chẽ với cộng đồng quốc tế để bảo vệ ngôi nhà chung của ta
- Trái đất - nơi nguồn tài nguyên quý giá nhất là con người đang sinh sống.
Trong APO 2008 - 2009 của Chương trình SEMLA có lồng ghép các yếu tổ tác
động của BĐKH vào các hoạt động, ví dụ: (i) Quy hoạch sử dụng đất, (ii) Đánh giá
môi trường chiến lược, (iii) Hệ thống thông tin đất đai và môi trường, (iv) Nâng cao
nhận thức, (v) Xây dựng năng lực, (vi) Sản xuất sạch hơn, (vii) Diễn đàn chia sẻ thông
HOẠT ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA CHƯƠNG TRÌNH SEMLA
527
tin môi trường các khu công nghiệp, v.v… Kết quả và các mô hình thành công sẽ được
nhân rộng trong phạm vi 6 tỉnh SEMLA và trên toàn quốc.
Các kinh nghiệm và ví dụ thực tế này là các yếu tố đầu vào và đóng góp quan
trọng cho quá trình chuẩn bị và triển khai các kế hoạch hành động cụ thể để thực hiện
Chương trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bertilsson, Per và Trương Quang Hoc, 2007. Dự kiến chiến lược và nhiệm vụ quản lý
đới bờ và thích ứng với biến đổi khí hậu trong Chương trình SEMLA. Tạp chí TNMT, Số
đặc biệt - 9/2007,: 146-150.
[2] Bộ TNMT 2003. Báo cáo quốc gia đầu tiên của Việt nam: Hướng tới Công ước chung
của LHQ về biến đổi khí hậu.
[3] Bộ TNMT 2004. Chiến lược quốc gia của Việt Nam: Nghiên cứu về Cơ chế phát triển
sạch. Báo cáo cuối cùng.
[4] Bộ TNMT, 2007. Các văn bản pháp lý liên quan tới việc thực hiện Công ước chung của
LHQ và Nghị định thư Kyoto tại Việt Nam.
[5] Bộ TMNT, 2008. Chương trình Mục tiêu Quốc gia: Ứng phó với Biến đổi khí hậu (Dự thảo).
[6] Hoàng Minh Đạo,Trương Quang Hoc và Per Bertilsson, 2007. Chương trình SEMLA:
Thành tự và Đóng góp. Tạp chí TNMT, Số đặc biệt - Chương trình SEMLA: 13-17.
[7] Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Môi trường (VACNE), 2008. Biến đổi khí hậu và các
biện pháp thích ứng của Việt nam. Hanoi, 26-29/2/2008.
[8] IPCC, 2007a. “Báo cáo đánh giá lần 4 của UBLCPVBĐKH: Nhóm I: “Khoa học vật lý
về biến đổi khí hậu”, Nhóm II: “Tác động, thích ứng và khả năng bị tổn thương”, Nhóm III:
“Giảm nhẹ biến đổi khí hậu”.
[9] IPCC, 2007b. Khí hậu và tác động tới sức khoẻ con người.
[10] Truong Quang Hoc, 2007a. Đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu - Các vấn đề chung.
Bản tin ISGE, Bộ TNMT, Vol. 8, Tháng 5, 2007.
[11] Truong Quang Hoc, 2007b. Biến đổi khí hậu, đa dạng sinh học trong quan hệ với đời
sống và phát triển xã hội. Tạp chí Bảo vệ Môi trường, Số 96/ 5.2007.
[12] Truong Quang Hoc, Per Bertilsson và Jonas Noven, 2007. Các bước tiến bộ trong lồng
ghép các nội dung biến đổi khí hậu vào quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam. Tài liệu hội thảo
“Thích ứng với biến đổi khí hậu trong các chính sách, quy hoạch và chương trình phát triển
tại Việt nam, Hanoi, 22/10/2007 (Do Bộ TNMT, ICEM, SEMLA và IIED tổ chức):2-16.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TRUONG QUANG HOC.pdf