Đề tài Hoạt động xuất khẩu gạo sang thị trường châu Á - Thực trạng và giải pháp

+ Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác phát triển thuận lợi. Ví dụ như sự phát triển các ngành công nghiệp chế biến lương thực xuất khẩu kéo theo sự phát triển của các ngành công nghiệp chế tạo ra thiết bị phục vụ nó, phát triển nông nghiệp cung cấp các nguyên liệu đầu vào cho các ngành công nghiệp chế biến đó. + Xuất khẩu tạo khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ góp phần cho sản xuất phát triển ổn định. + Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước. + Xuất khẩu tạo điều kiện tiền đề kinh tế, kỹ thuật cait tạo và nâng cao năng lực sản xuất trong nước. + Thông qua xuất khẩu, hàng hoá của chúng a sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả và chất lượng. Cuộc cạnh tranh này đồi hỏi chúng ta phải tổ chức lại sản xuất, hoàn thiện cơ cấu sản xuất, luôn thích nghi với môi trường luôn luôn biến động.

doc48 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1110 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạt động xuất khẩu gạo sang thị trường châu Á - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các nhân tố thuộc về cầu và giá cả của thị trường thế giới. 3.2.1. Thị trường nhập khẩu lúa gạo Trước năm 1986, nước ta thực hiện chính sách kinh tế kế hoạch hoá tập chung, bế quan toả cảng chỉ quan hệ với các nước XHCN nên thị trường xuất khẩu gạo bị hạn chế. Sau khi chuyển sang thời kỳ đổi mới xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần mở rộng quan hệ với tất cả các nước trên thế giới trên cơ sở hai bên cùng có lợi thì thị trường nhập khẩu lúa gạo của Việt Nam đã tăng nhanh. Năm 1995, nước ta trở thành viên của ASEAN; năm 1998, tham gia APEC; năm 2001, đạt được hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ và đặc biệt tháng 11 năm 2006 nước ta trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO, chính sự hợp tác song phương, đa phương tốt đẹp như vậy tạo khả năng mở rộng thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam . Thị trường nhập khẩu gạo của nước ta đã được mở rộng ngoài những thị trường nhập khẩu chủ lực như Đông Nam á mà chủ yếu là Philippin, Singarpo, Inđônêxia đã chú ý đến các thị trường khó tính như Nhật Bản và một số thị trường ở châu Phi. Một yếu tố nữa là sản lượng lương thực bình quân trên đầu người của thế giới tăng giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau như chiến tranh,thiên tai địch hoạ cũng ảnh hưởng tới cầu về lúa gạo thế giới. Nhân tố quan trọng làm ảnh hưởng lớn tới thị trường của lúa gạo xuất khẩu Việt Nam là đối thủ cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu gạo.Chúng ta chịu nhiều tác động từ hoạt động cung cấp gạo của Thái Lan,ấn độ, phải chia sẻ thị trường. Trong đó Thái Lan vẫn là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của ta. 3.2.2.Về giá cả thị trường. Tình hình kinh tế thế giới có ảnh hưỏng lớn tới giá cả gạo trên thị trường thế giới.Nếu kinh tế thế giới phát triển sẽ có tác động làm tăng giá cả lúa gạo làm tăng giá trị cũng như khả năng thanh toán.Tỷ giá hối đoái cũng là một cản thách thức của xuất khẩu gạo.nếu như tỷ giá hối đoái tăng thì với mức giá cũ ta sẽ thu được nhiều tiền VND hơn thúc đẩy xuất khẩu và ngược lại nếu tỷ giá giảm ta sẽ thu được ít tiền VNĐ hơn gây giảm lượng xuất khẩu. chương 2 thực trạng xuất khẩu lúa gạo của việt nam vao khu vực châu á 1. Thực trạng sản xuất chế biến lúa gạo củaViệt Nam trong những năm gần đây. 1.1. Thực trạng sản xuất lúa gạo ở nước ta. Lúa luôn chiếm vị trị trung tâm quan trọng nhất trong cả nền nông nghiệp và nền kinh tế nước ta .Việt Nam có 2 vùng sản xuất lúa lớn được coi là 2 vựa lúa của că nước cung cấp phần lớn lượng gạo xuất khẩu của cả nước là Đồng bằng sông hồng và Đồng bằng sông Cửu long.Đây cũng là nơi có mật độ dân cư cũng như trình độ thâm canh sản xuất nông nghiệp cao nhất cả nước. Từ 1986, nước ta chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.Cơ chế.khoán hộ cùng với cải cách chế độ sử dụng ruộng đất, tự do hoá thương mại, người nông dân được trao quyền quyết định sản xuất từ khâu gieo trồng đến khâu tiêu thụ sản phẩm và các chính sách khuyến khích sản xuất nông nghiệp của nhà nước đã làm cho diện tích và sản lượng lúa gạo tăng nhanh. 1.1.1. Về diện tích: Tổng diện tích tự nhiên của cả nước là 329.314,04 km, với khoảng 20-25% đất đai sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp. Tổng diện tích trồng lúa năm 2004 đạt 7.443.800 ha, năm 2005 giảm còn 7.400.000 ha (sau 5 năm 2001-2005 giảm 340000 ha), năm 2007 là 7.201.000 ha bằng 98,3% và giảm 123.800 ha so với năm 2006. Mức tăng diện tích gieo trồng lúa trong khoảng từ 1990-2003 đạt mức 1,8%/năm, với con số tuyệt đối là 1.442,6 ngàn ha, trong đó mức tăng của Đồng bằng sông Cửu long là 3,31%/năm nhờ cải tạo thuỷ lợi vùng đồng tháp mười, khai thác đất hoang hoá ở các tỉnh trong vùng và tăng thêm vụ sản xuất thứ 3 trên diện rộng ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Vùng Đồng bằng sông Hồng,các tỉnh Bắc Trung Bộ và các tỉnh miền núi phía Bắc có tốc độ tăng dưới 1% ,các tỉnh Tây bắc và Duyên hải Nam Trung Bộ. Diện tích lúa giảm do chuyển sang trồng cây trồng khác có hiệu quả hơn ở các vùng thiếu nước. Diện tích gieo trồng lúa tăng không phải do tăng diện tích canh tác lúa. Trong khi diện tích lúa tăng thêm 24% sau 13 năm (1990-2003) thì diện tích đất canh tác lúa gần như tăng không quá 1%, chủ yếu tăng ở vùng Đồng Tháp Mười. Tăng diện tích gieo trồng lúa chủ yếu là tăng vụ. Mức tăng vụ thứ 3 trên phạm vi cả nước là 30,4%năm 2004 so với 25,8% năm 1995, mức tăng khoảng 330 nghìn ha. Các tỉnh Bắc Trung Bộ có 22,3% diện tích, các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ có 24,5% diện tích và các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long có tới 49,4% diện tích cấy vụ 3(vụ hè thu) trong tổng diện tích gieo trồng lúa. Diện tích trồng lúa của nước ta được thể hiện rõ nét ở bản sau: Biểu1:diện tích lúa phân theo vùng giai đoạn 1900-2007 Đơn vị:1.000 ha chỉ tiêu 1990 2000 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Cả nước 6042,8 7666,3 7485,4 7452,2 7443.8 7324,2 7324,8 7201 Đồng bằng S.Hồng 1158 1212,6 1196,7 1183,5 1161,4 1138,9 1124 1110 Đông Bắc 519,2 550,3 562,5 566,1 557,2 555,6 553,8 550,6 Tây Bắc 144,3 136,8 140,8 139,5 151,3 152,8 154,4 167,4 Bắc Trung Bộ 677 695 700,4 694,7 685,6 674,5 638,6 621 D.H N.T. Bộ 414,6 422,5 399,5 408,3 401 371,5 392,4 401,5 Tây Nguyên 165,3 176,8 186,1 193,9 197,6 192,2 127,6 131,1 Đông N.Bộ 384,3 526,5 485,6 478,9 480,3 417,4 435,4 456,8 Đ.b.sông CLong 2580,1 3945,8 3813,8 3787,3 3809,4 3826,3 3773,2 3762,6 (Nguồn:Tổng quan về ngành lúa gạo Việt Nam- Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn- Số liệu thống kê.) 1.1.2. Về giống lúa: Việt Nam trồng rất nhiều giống lúa khác nhau, tuỳ thuộc vào điều khiện tự nhiên của từng vùng sinh thái và từng mùa vụ. Các tỉnh miền Bắc sử dụng nhiều giống lúa nhập từ Trung Quốc và lúa lai. Trong khi đó, các tỉnh miền Nam lại trồng nhiều giống lúa IR có nguồn gốc từ Viện lúa Quốc tế(IRRI). Mặc dù có hàng trăm giống lúa, nhưng chỉ có 10 giống lúa được trồng nhiều nhất, chiếm khoảng 60% diện tích gieo trồng của cả nước.Trong các giống lúa còn lại, mỗi giống chiếm không quá 1% diện tích đất gieo trồng.Theo điều tra của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 2000, cả nước mỗi vụ gieo trồng trên 200 giống lúa khác nhau.Vụ đông –xuân ở miền Trung có số lượng giống lúa ít nhất nhưng đã cũng có tới 131 giống lúa khác nhau.Đặc biệt, lúa chất lượng cao được chú ý đầu tư và gieo trồng, lúa chất lượng cao để phục vụ cho xuất khẩu cũng tăng nhanh từ 15% năm 2000 lên 30 -35% năm 2004, tăng tỷ lệ gạo ngon lên 305 năm 2005.ở đồng bằng sông Cửu Long, nơi cung cấp80 -90% lượng gạo xuất khẩu của cả nước, có tới 63 loại giồn lúa trong đó có nhiều giống chất lượng cao như giống: OM 1490,IR 64, MTL 250, IR 65610,Jasmine 85, OMCS 2000 1.1.3.Về năng suất lúa: Sản lượng lúa gạo tăng một phần do tăng năng suất lúa, đặc biệt là vụ Đông –Xuân và vụ mùa.Năng suất lúa của Việt Nam có mức tăngnhanh qua các năm và đạt ở mức cao.Tăng năng suất lúa không chỉ nhờ có giống tốt, mà còn do phát triển thuỷ lợi, cải thiện dinh dưỡng cây trồng và cải thiện công tác quản lý, tốc độ tăng năng suất lúa khác biệt khá đáng kể giữa các vùng sinh thái, đặc biệt là giữa đồn bằng sông Cửu long và các vùng còn lại. Năng suất lúa của đồng bằng sông Cửu Long trong vòng sáu năm 1998 -2004 đạt mức 4,1 -4,6 tấn/ha, trong khi đó tại Đồng bằng sông Hồng năng suất lúa đã tăng từ 4,5 lên 5,6 tấn/ha. Năm 2005, năng suất lúa bình quân của cả nước đã đạt được 4,9 tấn/ha/vụ, năm 2006 là 48,9 tạ/ha, năm 2007 là 49,8 tạ/ha. Biểu 2: năng suất lúa phân theo vùng giai đoạn 1990 -2007 Đơn vị: tạ/ha Chỉ tiêu 1990 2000 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Cả nước 32 42 46 46,1 46,5 48,9 48,9 49,8 Đồng bằng sông Hồng 34 54 56 56,4 56,3 54,3 58,1 59.2 Đông Bắc 23 38 41 42,2 43,3 45,7 45,4 45,5 Tây Bắc 17 35 32 32,2 33,2 35,5 38 39 Bắc Trung Bộ 24 41 45 45 45,3 47,0 51,0 52 Duyên Hải Nam Trung Bộ 32 40 43 42,8 43,0 47,3 49,1 50,2 Tây Nguyên 23 33 33 34,2 34,5 37,3 42,9 43,3 Đông Nam Bộ 27 32 34 34,1 34 38,9 39,1 40,4 Đồngbằng sôngCửu Long 37 42 46 46,4 46,5 50,4 48,2 50,2 (Nguồn:Tổng quan về ngành lúa gạo Việt Nam- Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn- Số liệu thống kê.) 1.1.4. Về sản lượng lúa: Sự thay đổi về diện tích và năng suất lúa là hai nhân tố chính tác động tới tốc độ tăng sản lượng song vai trò của chúng trong những giai đoạn khác nhau và giữa các vùng khác nhau là khác nhau. Biểu 3: Sản lượng lúa phân theo vùng giai đoạn 1990 -2007 Đơn vị :ngàn tấn chỉ tiêu 1990 2000 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Cả nước 19925,1 32529,5 34063,5 34447 34518,6 35832,9 35862,8 35870 Đồng bằng s Hồng 3890,8 6586,6 6685,3 6752,2 6488,6 6183,5 6528,7 6530,7 Đông Bắc 1180,4 2065 2328,9 2374,6 2463,8 2536,7 2512,3 2510,2 Tây Bắc 248,8 403,6 451,5 453,8 487,3 542,8 587,0 590,2 Bắc Trung Bộ 1642,3 2824 3138,9 3156 3218,3 3170,3 3484,6 3496,2 Duyên Hải Nam T.Bộ 1347,3 1681,6 1705,4 1711 1867,4 1758,9 1928,1 1447,1 Tây Nguyên 386,1 586,8 609,5 635,8 793,9 717,3 891,5 893,6 Đông Nam Bộ 1049,1 1679,2 1666,1 1654,2 1675 1624,9 1701,2 1723,4 Đb .s.Cửu Long 9480,3 16702,7 17477,9 17709,6 17524,1 19298,5 18193,4 18678,6 (Nguồn:Tổng quan về ngành lúa gạo Việt Nam- Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn- Số liệu thống kê.) Trong giai đoạn 1900 -2004 sản lượng lúa tăng bình quân 4,9%/ năm, từ 19,925 triệu tấn năm 1990 lên 34,518 triệu tấn. Sản lượng lúa ở hai vựa lúa chính của nước ta đều tăng nhanh, nhưng ở Đồng bằng sông Hồng do quy mô đất canh tác bình quân của một hộ rất thấp nên sản lượng lúa tăng chủ yếu là do thâm canh tăng vụ tăng năng suất chiếm tới 94% nguyên nhân tăng năng suất. Trong khi đó ở đồng bằng sông Cửu Long sản lượng lúa tăng chủ yếu do tăng vụ, 64% sản lượng tăng là do tăng vụ chỉ có 12% là do tăng diện tích canh tác lúa. Năm 2005, sản lượng lúa đạt 35,8 triệu tấn,bình quân mỗi năm của thời kỳ 2000-2005 tăng 670.000 tấn tương đương khoảng 2,4%/năm. 1.2. Thực trạng chế biến lúa gạo ở Việt Nam. Theo báo cáo của Viện Công nghệ sau thu hoạch, tổn thất sau thu hoạch đối với lúa gạo Việt Nam khoảng 12 -16%, trong đó 3 khâu tổn thất nhất là phơi sấy,bảo quản, xay xát chiếm khoảng 68 -70% trong tổng số hao hụt.Đối với lúa vụ hè thu ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, tỷ lệ này còn ở mức cao hơn, vì thu hoạch vào mùa mưa, các thiết bị phơi sấy còn thiếu, tình trạng lúa bị nẩy mầm,bốc nóng, mốc khá phổ biến. Chế biến lúa được chia thành 2 loại: chế biến tiêu dùng nội địa và chế biến xuất khẩu.Chế biến tiêu dùng nội địa được thực hiện trên phạm vi cả nướcvới các trình độ chế biến khác nhau: từ xay xát thủ công đến xay xát bằng máy với quy mô lớn, nhưng xay xát bằng máy với quy mô nhỏ là chủ yếu.Có tới 80% tổng sản lượng lúa của Việt Nam được xay xát bởi các nhà máy nhỏ của tư nhân không được trang bị đồng bộ đầy đủ san phơi, lò sấy kho tàng. Hoạt động của nhà máy này phục nhu cầu trong nước , nếu có phục vụ cho xuất khẩu chủ yếu dưới dạng gia công nên chất lượng không cao và không được bảo đảm chất lượng. Theo ước tính của Viện công nghệ sau thu hoạch, tỷ lệ xay xát từ lúa ra gạo là khoảng 60%.Con số này đã tính đến thực tế là việc xay xát thóc gạo chủ yếu dựa vào các cơ sở chế biến xay xát quy mô nhỏ ở các địa phương. Chế biến xuất khẩu được thực hiện ở các vùng sản xuất, trước hết ở Đồng bằng sông Cửu Long va một số cơ sở chế biến ở vùng đồng băng sông Hông và Duyên hải miền Trung.Các nhà máy tư nhân cũng trong tình trạng như trên, các nhà máy của Nhà nước chủ yếu mua gẫoy của các nhà máy tư nhân về xát, đánh bóng để xuất khẩu.Trường hợp chưa bảo đảm độ ẩm thì sẽ có thêm hoạt dộng sấy sau đó mới đánh bóng. Hệ thống chế biến lúa gạo xuất khẩu tuy đã được cải tạo và nâng cấp, nhưng mức độ hoạt động thấp, chất lượng chế biến chưa cao. Tỷ lệ gạo sau khi đã thực hiện quá trình chế biến chỉ đạt khoảng từ 60 -65%, trong đó tỷ lệ gạo nguyên hạt chỉ chiếm từ 42 -48%, vừa gây lãng phí trong hoạt động chế biến vừa phải xuất khẩu gạo với giá trị thấp. Khoảng 10% gạo xuất khẩu không rõ phẩm cấp và khoảng dưới 1% gạo xuất khẩu dưới dạng đã nấu.Phần lớn gạo xuất khẩu của Việt Nam được phân loại theo căn cứ theo tỷ lệ tấm, nên chất lượng của gạo sau khi qua quá trình chế biến ảnh hưởng rất lớn đến giá xuất khẩu và hiệu quả chế biến. So với Thái Lan, nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, các khâu chế biến lúa gạo của nước ta còn bộc lộ nhiều yếu kém. Tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch của chúng ta thuộc loại cao 13 -16% so với của Thái Lan khoảng 7 -10%, của Nhật Bản là 3,9 -5,6%. Các nhà máy chế biến gạo xuất khẩu của nước ta có công nghệ tương đương với Thái Lan nhưng xay xát, chế biến đại trà của nước ta kém hơn do trên 80% tổng lượng thóc được xay xát ở câc cơ sở nhỏ không được trang bị đồng bộ về sân phơi, sấy, kho chứa.Thái Lan có trên 90% là nhà máy quy mô lớn được trang bị đồng bộ, nên chất lượng lúa cao hơn. Hơn nữa, công nghiệp chế biến sau gạo của ta còn phát triển chậm, chủ yếu là chế biến thủ công phục vụ nhu cầu trong nươc là chính. 2. Thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường châu á. 2.1. Những thành tựu đã đạt được. Bên cạnh các giải pháp và chính sách đổi mới nhằm khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt dộng sản xuất trong nước, hoạt động thương mại quốc tế cũng được đẩy mạnh nên lượng gạo xuất khẩu ngày càng tăng về cả chất lượng lẫn số lượng và giá trị.lượng gạo xuất gạo của chúng ta vào thị trường châu á cũng được tăng nhanh và thị trường châu á cũng là một thị trường mà chúng ta đặc biệt chú ý ví đây là thị trường lớn của chúng ta vừa có số lượng và chất lượng gạo nhập khẩu lớn và ổn định cộng với một số thuận lợi về quan hệ hợp tác thương mại trong khu vực và thuận lợi về vị trí địa lý nên thị trường này được nước ta chú trọng phát triển. Thị trường châu á luôn là thị trường lớn của gạo xuất khẩu nước ta. Sản lượng gạo xuất khẩu vào thị trường này luôn chiếm thị phần lớn trong tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam. 2.1.1. Tình hình xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam trên thế giới. Về sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đã tăng mạnh dần dần trở thành một nước xuất khẩu gạo quan trọng trên thế giới. Bắt đầu từ những năm 1990 của thế kỷ trước , xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng mạnh, nếu như trong năm 1990 Việt Nam mới chỉ xuất khẩu được 1,48 triệu tấn thì đến năm 2001 đã xuất khẩu được 3,72 triệu tấn , năm 2004 là 4,0597 triệu tấn , năm 2005 đạt đỉnh của sản lượng gạo xuất khẩu trong thời gian qua là 5,25 triệu tấn . Một con số mà từ trước tới nay chúng ta không hề nghĩ đến. mặt khác tỷ lệ xuất khẩu trong sản xuất lúa gạo cũng tăng nhanh tùe 9,5% năm 1990 lên tới 26,7% năm 1999. Về kim ngạch trong xuất khẩu gạo cũng có sự gia tăng đáng kể. trong năm 1990 chúng ta mới thu về được 0,274 triệu USD thì tới năm 2000 đã tăng lên 0,615 triệu USD tăng 2,3 lần. Đặc biệt từ năm 2005 trị giá xuất khẩu gạo của Việt Nam đã đạt trị giá trên 1 triệu USD năm 2005 là 1,279 triệu, năm 2006 là 1,27 triệu và năm 2007 là 1,4 tiệu USD. Có sự gia tăng như vậy không chỉ là do sản lượng xuất khẩu gạo tăng mà còn có sự gia tăng về chất lượng gạo xuất khẩu và giá xuất khẩu Chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam ngày càng được cải thiện làm cho giá xuất khẩu gạo của Việt Nam cũng tăng nhanh. Dù sản lượng gạo xuất khẩu có tăng hay giảm thì giá bàn gạo của Việt Nam cũng vẫn tăng đều đặn và mang tính ổn định cao.Từ năm 2001 đén năm 2005 sản lượng tăng 1,5304 triệu tấn tăng gấp 1,4 lần nhưng giá tăng gấp 1,66 lần từ 146 USD lên 243 USD/tấn, năm 2006 là 273 USD, năm 2007 là 311 USD/tấn tăng gấp 2,11 lần so với năm 2001.Đó là sự gia tăng ổn định khẳng định được chất lượng gạo xuất khẩu gạo của Việt Nam ngày càng được cải thiện cùng với hàng loạt chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu lúa gạo của chính phủ nhà nước làm cho khả năng thu được nguuồn lợi từ xuất khẩu gạo tăng nhanh tạo ra khả năng cạnh tranh uy tín cũng như thương hiệu của sản xuất lúa gạo Việt Nam trên thị trường thế giới. Biểu 4: Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam. Sản lương xk (1000 tấn) Kim ngạch xk (1000 USD) Giá xk bq (USD/tấn) 1990 1460 274.52 188 2000 3390 615.82 184 2001 3720,7 544.11 146 2002 3236,2 608.12 188 2003 3810,4 693.53 182 2004 4059,7 859.18 211 2005 5250,3 1,279.27 243 2006 4640 1,27 273 2007 4500 1,4 311 (Nguồn: tổng hợp từ xuất nhập khẩu Việt Nam 20 năm đổi mới(1985 -2005), tổng cục thống kê) 2.1.2. Tình hình xuất khẩu gạo sang thị trường châu á. Thị trường châu á là một thị trường rộng lớn, với những thuận lợi về vị trí địa lý và giao thông cũng như phong tục tập quán nên thị trường này đang rất phát triển. Sản lượng gạo xuất khẩu của nước ta cũng tập trung vào thị trường này. thị trường này chiếm một vị trí quan trọng trong chiến lược xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam vì đây là một thị trường lớn có số dân đông nhất thế giới có nhu cầu lúa gạo ổn định và lâu dài. 2.1.2.1. Về số lượng và kim ngạch xuất khẩu. Biểu 5: xuất khẩu gạo của Việt Nam (1997- 2004) phân theo khu vực% Cơ cấu lượng xuất khẩu Cơ cấu giá trị xuất khẩu Tổng cộng 100 100 Châu á 52 51 Trong đó: Đông Nam á 46,2 45,4 Châu âu 20,4 19,6 Trong đó: Đông âu 4,4 3,8 Trung Đông 12,7 16,0 Châu Phi 8,2 6,9 Châu Mỹ 5,5 5,3 Trong đó: Hoa kỳ 3,2 3,2 Châu Đại Dương 1,1 1,1 (Nguồn:Tổng quan về ngành lúa gạo Việt Nam- Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn- Số liệu thống kê.) Trong giai đoạn 1997- 2004 sản lượng xuất khẩu gạo sang các nước châu á chiếm tới 52% trong tổng sản lượng xuất khẩu mà tập trung là ở các nước Đông Nam á chiếm tới 46,2%. Điều đó cho thấy thị trường châu á là thị trường truyền thống của nước ta. Về mặt trị giá xuất khẩu cũng chiếm tới 51% giá trị xuất khẩu gạo trên toàn thế giới . Trong năm 2008 qua 4 tháng đầu năm cả nước ta đã xuất khẩu được 1,3 triệu tấn gạo đạt kim ngạch hơn 593 triệu USD, trong đó xuất khẩu sang khu vực thị trường châu á vẫn đứng đầu với gần 57% tổng lượng xuất khẩu tiếp đến là châu phi chiếm gần 21%, châu mỹ (chủ yếu là Cuba) chiếm hơn 12% và trung Đông chiếm khoảng gần 8%. Trong cả thị trường châu á nổi lên một số thị trường lớn nhập khẩu gạo của nước ta đó là: Philippin, Inđônêxia, malayxia,Irắcmột số thị trường đang có nhu cầu lớn chất lượg cao như Nhật Bản. Theo số liệu ở bảng trên cho thấy cùng với sự gia tăng về sản lượng và giá trị xuất khẩu gạo ra trên toàn thế giới thì sản lượng và giá trị xuất khẩu gạo cũ sang thị trường châu á cũng tăng nhanh. Philippin vẫn là nước nhập khẩu lớn nhất của chúng ta, số lượng và giá trị nhập khẩu đều tăng . Biểu đồ 1: Sản lượng và trị giá xuất khẩu sang thị trường Philipine. Xuất khẩu gạo sang philippin tăng mạnh trong năm 2005. trong năm 2005 sản lương nhập khẩu gạo của phlippin của chúng ta cung cấp là 1631,3 ngàn tấn với giá trị tương đương 462,3 triệu USD tăng gần 2,3 lần về số luợng và tăng gần 2,7 lần về giá . Sang năm 2006 riêng xuất khẩu sang philippin đạt hơn 1,5 triệu tấn gần băng 1/3 trong tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam và cao hơn hẳn (gấp 3 lần )so với khối lượng gạo xuất khẩu thị trường tiếp theo là Malaixia. Tuy nhiên, giá xuất khẩu tới thị trường Philippin trong năm 2006 là không cao trong khi khối lượng xuất khẩu tăng 15% so với năm 2005 thì kim ngạch thu được lại giảm hơn 7%.có tình trạng này là do các doanh nghiệp xuất khẩu gạo bằng mọi giá phải dành được các hợp đồng xuất khẩu gạo bất chấp có thể thua lỗ. mặt khác, trong năm nàychúng ta phải cạnh tranh mạnh mẽ với gạo xuất khẩu của Thái Lan nên để dành được hợp đồng phải hạ giá thành. Malaixia là nước nhập khẩu gạo lớn thứ hai của nước ta, tuy nhiên lượng nhập khẩu của nước này kém xa so với philippin thường kém khoảng từ 2-3 lần, mặc dù vậy nhưng lượng gạo nhập khẩu lại tăng rất đều trong những năm gần đây. Điều đó cho thấy đây là một thị trường đang phát triển đối với gạo xuất khẩu của chúng ta, cần có những chính sách phương hướng chào bán hàng hợp lý và nhanh chóng ký được các hợp đồng xuất khẩu lớn. Inđônêxia đã từng là nước nhập khẩu gạo lớn nhất của nước ta. Trong giai đoạn 1997-2004, Inđônêxia nhập khẩu bình quân là 654,055 tấn đạt kim ngạch xuất khẩu 125,731 triệu USD với giá bán bình quân là 223 USD/tấn chiếm tới 14,8% lượng gạo xuất khẩu của nước ta . Nhưng do trong những năm gần đây do chủ động được nguồn lương thực sản xuất trong nước nên khối lượng nhập khẩu giảm đi rõ rệt. Tuy nhiên trong năm 2006 lượng gạo xuất khẩu sang nước này lại tăng đáng kể tăng từ 98,3 ngàn tấn lên 339,830 ngàn tấn tăng tới 245,8% về lượng và tăng 283,1% về giá trị từ 27,3 triệu USD lên tới 104,617 triệu USD. Biểu 6: Một số nước nhập khẩu chính ở châu á. Nước 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Khối lượng trị giá Khối lượng trị giá Khối lượng Trị giá Khối lượng Trị giá Khối lượng Trị giá Khối lượng Trị giá Philippin 624,8 94,9 429,2 84,5 472,8 90,4 722,4 171,7 1631,3 462.3 1509,854 429,249 Malaysia 245,8 40,6 186 36,7 623,8 114,4 479,5 103,1 452,2 116,4 504,622 138,551 Xingarpo 241,8 37,.8 98,5 18,1 130,1 23,2 114,5 23,9 41,6 10,5 103,151 26,753 Trung quốc 2,2 0,5 9,1 1,7 1,2 0,3 82,6 19,2 48,3 12 Nhật bản 26 4.1 5,1 1 46,6 8,1 74,5 16,1 196,8 53,4 165,222 43,096 Inđônêxia 418 70,2 744,6 151,6 871,8 157,3 81,4 18,8 98,3 27,3 339,830 104,617 Irắc 443,8 115,9 876,4 276,2 229,5 347,4 101 90,9 25,17 (Nguồn: tổng hợp từ số liệu xuất nhập khẩu Việt Nam 20 năm đổi mới 1985- 2005. Tổng cục thống kêvà số liệu thống kê năm 2006). Singarpo cũng là nước thường xuyên nhập nhẩu gạo của nước ta tuy nhiên lượng gạo nhập khẩu của nước này là không ổn định. Năm 2005 so với năm 2004 giảm rất nhiều từ 114,5 ngàn tấn xuống còn 41,6 ngàn tấn nhưng đến năm 2006 lại tăng lên 103,151 ngàn tấn .Nhưng do đáp ứng được nhu cầu gạo chất lượng cao nên giá bán sang thị trường này tăng theo các năm. Năm 2003 là 178 USD , năm 2004 là 208 USD tăng tới 30USD/tấn, năm 2005 là 252 USD/tấn, con số này năm 2006 là 260 USD/tấn. Nhật Bản là một thị trường khó tính ở châu á, thị trường này luôn đòi hỏi những sản phẩm có chất lượng cao. Lượng gạo xuất khẩu của nước ta sang thị trường này cũng đang được từng bước phát triển cả về chất lượnh và số lượng vì đây hứa hẹn là một thị trường có mức gia tăng xuất khẩu gạo cao. Lượng gạo nhập khẩu của Nhật bản năm 2005 là 196,8 ngàn tấn tăng gấp hơn 2,5 lần so với năm 2004 , về giá trị tăng hơn 3 lần đạt mức 53,4 triệu USD. Biểu đồ 2: Sản lượng nhập khẩu gạo của một số nước chính châuá . Qua biểu đồ trên cho thấy Philippin vần luôn là thị truờng lớn của nước ta trong những năm gần đây cần có hững chính sách hợp lý để giữ vững được thị phần này. Tiếp tục cải thiện khả năng xuất khẩu giao dịch đàm phán trong bươc thực hiện tăng trưởng trên các thị trường còn lại. 2.1.2.2. Về giá bán xuất khẩu gạo trên thị trường châu á của nước ta thì giá xuất khẩu gạo của ta luôn ít hơn giá gạo cùng loại chào bán của Thái Lan từ 20- 30 USD/tấn.Trong vòng 5 năm từ 2001-2005, Việt Nam xuất khẩu tổng cộng hơn 20 triệu tấn gạo và thu về gần 4,5 tỷ USD với mức gia bình quân của cả nước so với giá bình quân của thế giới thấp nhất cũng trên 91,6% và cao nhất là gần 120%, thì giá bình quân của chúng ta lại chưa lúc nào vượt qua mức 80% giá bình quân của thế giới (220 USD/tấn) một cái giá thấp nhất trong số năm nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới xét theo khối lượng là Thái Lan, ấn độ, Việt Nam, Mỹ,và Pakistan. Trong những tháng gần đây do sự khan hiếm trong nguồn cung lúa gạo đã đẩy giá lúa gạo tăng nhanh. Gạo của nước ta trên thị trưòng châu á cũng tăng mạnh. Điều đó được thể hiện ở bảng sau: Bảng 7: Giá gạo trong những tháng đầu năm 2008. Thời gian Giá gạo (USD/tấn) Tháng 2/2008 370 Tháng 3/2008 500-600 Tháng 4/2008 600-850 Tháng 5/2008 1000 (Nguồn: tổng hợp từ chuyên trang gạo của chính phủ www.agro.gov.vn) 2.1.2.3. Về chủng loại gạo xuất khẩu sang thị trường châu á. Chúng ta vấn thực hiện chủ trương xuất khẩu gạo theo hướng tăng tỷ trọng gạo có chất lượng cao. Các loại gạo 5% tấm, 25%tấm, 15% tấm vẫn là nhữg chủng loại gạo xuất khẩu nhiều nhất của nước ta. Trong năm 2007 xuất khẩu gạo 5% tấm và 15% tấm tăng lần lượt về lượng là 13,105 và 5,91%; về giá trị là 17,12% và 4,85% và các thị trường chủ yếu là Malaysia, Inđônêxia, Philippine. Ngoài ra thì một số chủng loại khác như gạo tám, gạo 35% tấm, gạo thơm 100% tấm cũng có những mức tăng trưởng khá trong những năm vừa qua. Biểu 8: Chủng loại gạo xuất khẩu năm 2007. Chủng loại Năm 2007 so với năm 2006 Lượng (tấn) Trị giá(USD) Lượng (%) Trị giá (%) Gạo 5% tấm 1.567.535 410.989.013 13,10 17,12 Gạo25% tấm 1.322.833 369.360.849 -9,50 -5,89 Gạo15%tấm 1.314.061 363.537.289 5,91 4,85 Gạo 100%tấm 75.696 15.826.093 -58,52 -58,46 Gạo 10% tấm 68.688 19.005.308 -65,65 -67,13 Gạo 20%tấm 66.401 17.796.727 36,71 50,03 Gạo nếp 10% tấm 65.250 25.696.103 8,94 63,62 Gạo thơm 5% tấm 38.481 12.474.986 -9,92 -4,65 Gạo tám 17.897 3.740.888 2.104,04 1.695,96 Gạo 35% tấm 8.789 2.083.548 796,84 781,89 Gạo nếp 5%tấm 4.633 1.792.657 -40,64 -19,96 Gạo nếp 15%tấm 3.902 1.368.983 -24,30 5,83 Gạo 2%tấm 3.779 1.214.619 48,14 60,28 Gạo thơm 2% tấm 1.892 645.525 89,20 122,59 Gạo giống Nhật 5% tấm 1.431 901.728 -92,39 54,77 Gạo nếp 100%tấm 1.290 490.700 -19,47 32,95 Gạo thơm 100% tấm 1.124 302.130 732,59 768,94 Gạo lứt 631 233.833 -88,58 -84,58 Gạo 3%tám 221 60.680 215,71 149,71 (Nguồn: theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan năm 2007) 2.2. Một số hạn chế trong xuất khẩu gạo của nước ta khi xuất khẩu sang thị trường châu á. Theo báo cáo của bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), xu hướng thị trường các nước châu á (kể cả Trung Quốc và Inđônêxia) sẽ chuyển từ thị trường gạo chất lượng thấp sang thị trường chất lưọng cao và Đông Nam á là thị trường tiêu thụ gạo chất lượng cao. Gạo chất lượng cao bao giờ cũng có giá xuất khảu cao hơn gạo có chất lượng trung bình. Trong những năm qua, giá gạo xuất khẩu của ta thường có giá thấp hơn nhiều so với giá của Thái Lan và một số nước khác. Nếu so với Thái Lan, giá gạo xuất khẩu của ta thưòng thấp hơn khoảng từ 50-60 USD/tấn (năm 2004) nhưng tới nay khoảng cách đó đã được rút gắn lại khoảng 16-20 USD/tấn (năm 2006). Mặc dù chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam ngày càng cải thiện, nhưng vẫn thua kém Thái Lan cả về chất lượng lần sự đa dạng về chủng loại. Gạo chất lượng cao (5% tấm) của ta chiếm hơn 40% trong khi của Thái Lan thường chiếm trên 70% tổng lượng xuất khẩu.Có nhiều yếu tố liên quan đến chất lượng gạo cần phải giải quyết như : tuyển chọn giống lúa có chất lượng cao, khu sản xuất lúa gạo xuất khẩu tập trung với quy mô lớn, kỹ thuật trồng và chăm sóc, kỹ thuật và công nghệ chế biến từ sau thu hoạch đến bảo quản, dự trữ và chế biến xuất khẩu cũng như quá trình vận chuyển bến cảng xếp dỡ Một hạn chế nữa của gạo xuất khẩu Việt Nam là vấn đề đăng ký thương hiệu cho gạo xuất khẩu. Mặc dù Việt Nam là một nước xuất khẩu gạo lớn nhưng chưa có thương hiệu, trong khi các thương hiệu gạo “Hương nhài – Jasmine”, gạo Basmati được gắn lion với các quốc gia sản xuất là Thái Lan và ấn Độ và Pakistan trên thị trường thế giới. Thêm vào đó , việc đăng ký thương hiệu cho gạo vẫn còn chậm và chưa được chú ý đúng mức nên có nhiều trường hợp nhãn hiệu đó đã được công ty nước ngoài đăng ký trước dẫn đến giá trị thu về khi xuất khẩu không cao, như gạo Nàng Thơm chợ Đào. Khi UBND tỉnh Long An tiến hành đăng ký nhãn hiệu, xuất xứ hàng hoá trong và ngoài nước,thì đã có một nhãn hiệu cùng xuất xứ và na ná tên đã cấp cho công ty Cao Nguyên (Oklahoma – Mỹ) từ năm 2002. Điều này khiến gạo Nàng Thơm chợ Đào “xịn” chỉ có thể bảo hộ trong nước chứ không thể xuất khẩu. Nguyên nhân của tình trạng trên trước hết là do tình trạng sản xuất manh mún, thiếu liên kết..đã dẫn đến nguồn nguyên liệu không đồng đều, chất lượng không ổn định, thời gian bảo quản ngắn, sản phẩm khó cạnh tranh trên thị trường. Thứ hai là do hiểu biết hạn chế về phía doanh nghiệp và thiếu chuyên gia giỏi về thương hiệu. Mặc dù doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu nhận thức được tầm quan trọng của thương hiệu song việc đầu tư cho thương hiệu còn khá dè dặt. Việc phát triển thương hiệu cần nhiều thời gian và hệ thống, tronh khi đó các doanh nghiệp Việt Nam thường chỉ đăng ký nhãn hiệu sản phẩm khi sản phẩm của mình bán chạy trên thị trường. Không chỉ có các doanh nghiệp mà các nhà cung cấp dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực này cũng ít về số lượng và kém về chất lượng, thiếu kỹ năng và chuyên môn. Phần lớn các công ty tư vấn chỉ đơn thuần giúp các doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu, rất ít công ty chuyên sâu về phát triển thương hiệu. Còn các công ty tư vấn nước ngoài tuy có chuyên nghiệp và chuyên môn cao song lại có hạn chế về hiểu biết tâm lý và văn hoá bản địa nên cũng chưa cung cấp được dịch vụ hỗ trợ một cách có hiệu quả. Thứ ba là cơ sở pháp lý về sở hữu trí tuệ còn chung chung và tương đối sơ sài, nhiều văn bản hướng dẫn thi hành dưới luật chưa cụ thể chi tiết. Cơ chế sử lý vi phạm còn quá yếu. Hiện tại có nhiều cơ quan cùng thực thi việc bảo hộ thương hiệu như : Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT), Quản lý thị trường, Công an kinh tế, Thanh tra khoa học công nghệ, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Toá án.Tuy nhiên, không có cơ quan nào chịu trách nhiệm chính về vấn đề này. Các thẩm phán thường thiếu kiến thức chuyên môn về sở hữu trí tuệ, vì vậy khi xét xử phải phụ thuộc vào ý kiến của các cơ quan khác trước khi ra phán quyết. Chương 3 Định hướng phát triển và biện pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo sang thị trường châu á. 1. Định hướng phát triển xuất khẩu gạo sang thị trường châu á. 1.1. Định hướng đối với sản xuất lúa gạo. Khâu sản xuất là một khâu quan trọng trong quá trình đảm bảo khả năng tạo ra đủ nguồn hàng để xuất khâu.Sản lượng lúa sản xuất được phải đủ đảm bảo an ninh lương thực trong nước mới có thể đủ diều kiện để xuất khẩu. Chính vì vậy khi tổ chức sản xuất phục vụ xuất khẩu cần chú ý phát triển theo một ssố định hướng cơ bản như sau: Thứ nhất: tăng cường thâm canh để tăng năng suất lúa gạo, kết hợp với khai hoang tăng vụ ở những vùng có điều kiện, nhưng trong đó giải pháp tăng năng suất lúa là hướng phát triển chủ yếu và lâu dài. Định hướng này không những cho phép chúng ta đảm bảo bền vững an ninh lương thực quốc gia và tăng lượng gạo phục vụ xuất khẩu. Thứ hai: đa dạng hoá trong sản xuất lúa gạo tức là các chủng loại gạo được sản xuất phải đa dạng, phong phú, không những thế mà còn phải đa dạng hoá trong phẩm cấp các giống lúa gạo. Điểm quan trọng trong định hướng phát triển này là đa dạng hoá phải căn cứ vào nhu cầu thị trường trong nước và thị trường thế giới. Thứ ba: đẩy mạnh các ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất lúa gạo nhằm tăng năng suất, chất lượng lúa gạo phục vụ tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng và phục vụ xuất khẩu, đồng thời bảo vệ môi trường.Trước hết phải tiến hành việc điều tra, khảo sát kỹ khả năng sản xuất lúa gạo của từng vùng cũng như trong cả nước. Từ đó có quy hoạch cụ thể cho việc sản xuất lúa gạo trong vòng 10-20 năm tới. Đặc biệt để nhanh chóng chiếm lĩnh, gây ảnh hưởng lớn đối với cấc thị trường tiêu thụ lúa gạo lớn trên thế giới , tạo ra sức cạnh tranh mạnh mẽ của hạt gạo Việt Nam đối với lúa gạo của Thái Lan và Mỹ, chúng ta cần nhanh chóng dành ra khoảng 1 triệu ha ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, 100-200 ngàn ha ở đồng bằng sông Hồng để chuyên sản xuất lúa gạo phục vụ nhu cầu xuất khẩu. Phải có vùng sản xuất riêng phục vụ cho xuất khẩu rồi chúng ta mới có thể quy hoạch được mạng lưới thuỷ lợi cần thiết va bảo đảm hợp lý tránh lãng phí không cần thiết, các hệ thống giống cần có để thực hiện mục tiêu về chát lượng gạo xuất khẩu, hệ thống máy móc, thiết bị chăm sóc cây trồng , hệ thống kho đệm, máy xay xát, đánh bóng bao bì, đóng gói phù hợp với các tiêu chuẩn về chất lượng, chuẩn mực của quốc tế. Có như vậy mới nâng cao được năng lực cạnh tranh của hạt gạo Việt Nam trên thị trường lúa gạo quốc tế và chúng ta mới có hy vọng đạt hiệu quả cao trong việc xuất khẩu gạo. 1.2. Định hướng đối với mở rộng thị trường lúa gạo châu á. Thứ nhất: đa phưong hoá thị trường tiêu thụ gạo trông đó cần chú trộng đến các thị trường tương đối ổn định về chất lượng và số lượng cao, cần coi trọng các thị truờng chiến lược và có ưu tiên nhất định đối với khánh hàng. phải chú trọng phát triển ổn định quan hệ với một số thị trường trọng điểm như thị trường Philippin, malayxia, Inđônêxia.chú ý phát triển thị trường mang lại nhiều lợi nhuận trong xuất khẩu gạo và yêu cầu chất lượng lúa gạo xuất khẩu như thị trường Nhật Bản. Thứ hai: đa dạng hoá các chủng loại gạo các cấp loại gạo xuất khẩu gạo đáp ứng nhu cầu thị trường để đáp ứng nhu cầu về nhiều loại phẩm cấp gạo của Philippin hay gạo chất lượng cao của Nhật Bản .Đa dạng hoá gạo xuất khẩu theo hướng tăng dần tỷ trọng gạo đặc sản có chất lượng cao, gạo có cấp loại cao trong tổng lượng gạo xuất khẩu mới có thể mang lại nhiều lợi ích về mặt kinh tế. Thứ ba: đa dạng hoá các hình thức tổ chức tham gia hoạt động xuất khẩu gạo để đáp ứng nhu cầu mội nơi, mọi lúc, quy mô nhỏ hay lớn, chất lưọng cao hay thấp.như vậy, trong hệ thống tổ chức gạo xuất khẩu và cơ chế quản lý vĩ mô cần vừa có doanh nghiệp chủ đạo , vừa có doanh nghiệp hỗ trợ và cơ chế linh hoạt để hệ thống này hoạt động có hiệu quả phát huy được tính tích cực vừa thúc đẩy vừa quản lý việc xuất khẩu gạo trước những biến động của thị trường . 2. Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường châu á. 2.1. Các giải pháp chủ yếu trong sản xuất lúa gạo. 2.1.1. Quy hoạch vùng sản xuất lúa gạo tập trung phục vụ cho xuất khẩu. 2.1.1.1. Sự cần thiết phải quy hoạch vùng sản xuất lúa gạo tập trung. Sự cần thiết phải quy hoạch vùng sản xuất lúa gạo phục vụ xuất khẩu chủ yếu do một số lý do sau: Thứ nhất: để đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường thế giới về các chủng loại gạo và các phẩm cấp gạo cũng như các yêu cầu về sản lượng và chất lượng gạo ngày một khắt khe hơn.Có được vùng sản xuất lúa gạo tập trung chúng ta sễ chủ động trong khâu sản xuất tạo được nguồn hàng phục vụ xuất khẩu. Thứ hai: để tạo ra nguồn hàng có tính chất ổn định về cả chất lượng và số lượng. Chúng ta sẽ chủ động trong việc trồng giống lúa gạo gì,sản lượng là bao nhiêu , dễ dàng thay đổi cơ cấu sản xuất để phù hợp với mục tiêu xuất khẩu gạo của nhà nước. Thứ ba: để bảo đảm an ninh lương thực trong nước.Nhà nước dễ dàng trong quản lý gạo xuất khẩu bảo đảm nguồn cung lúa gạo cho tiêu dùng trong nước và dễ dàng đưa ra các mục tiêu xuất khẩu gạo trong những năm tiếp theo. Thứ tư: để thực hiện đầu tư khoa học kỹ thuật một cách đồng bộ từ khâu gieo trồng tới khâu thu hoạch và sau thu hoạch đảm bảo chất lượng tránh thất thoát lãng phí không cần thiết trong quá trình xay xát bảo quản lúa gạo xuất khẩu.Có như vậy chúng ta mới có thể đầu tư vào hệ thống giống, phân bón, thuỷ lợi , hệ thống kho tàng bến bãi, hệ thống xay xát ,đánh bóng đồng bộ với quy mô lớn chất kượng cao bảo đảm tính liên tục trong tất cả các khâu để cho ra chất lượng gạo xuất klhẩu tốt nhất. 2.1.1.2. Biện pháp thực hiện. Thứ nhất: Cần phải quy hoạch tổng thể về sử dụng đất dài hạn cho toàn bộ các ngành trong toàn bộ nền kinh tế phù hợp với điều kiện của từng địa phương để đảm bảo diện tích sản xuất lúa.Ngoài ra, chúng ta cần phải khai hoang nở rộng diện tích đất canh tác nhằm bù lại diện tích đã sử dụng vào mục đích khác. Chúng ta có thể mở rộng thêm 180 ngàn ha để sản xuất lúa chủ yếu là ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long Thứ hai: Cần có những chính sách bảo vệ đất trồng lúa một cách nghiêm ngặt đặc biệt là đất sản xuất 2-3 vụ trên một năm vì đây là diện tích đát đặc biệt quan trọng trong sản xuất lúa. Chống việc sử dụng đất sai mục đích chuyển đổi đất trồng lúa năng suất cao sang các mục đích khác nếu không thực sự thấy cần thiết để bảo đảm mục tiêu lâu dài, đảm bảo an ninh lương thực, bảo đảm sự phát triển bền vững nền kinh tế. Thứ ba: đối với vùng đồng bằng sông Hồng, chủ yếu là đất sản xuất lúa hai vụ vì vậy cần bố trí một số vùng có điều kiện phù hợp trình độ thâm canh cao để thực hiện sản xuất lúa gạo đặc sản phục vụ xuất khẩu, nhằm tăng hiệu quả xuất khẩu lúa gạo và tạo ra nguồn thu ngoại tệ nhập khẩu những loại vật tư nông sản hiện đại. Nên bố trí gieo trồng những giống lúa tám thơm đặc biệt, các giống có chất lượng cao như Japonica tại các vùng sản xuất lúa chất lượng cao. Trong giai đoạn đầu cần chú ý tới khâu giống và chế biến bảo quản lúa gạo. Thứ tư: đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long phải tăng cường thâm canh lúa cả ba vụ để bảo đảm sản lượng lúa gạo phục vụ xuất khẩu.nên bố trí các giống lúa thơm đặc sản của địa phương, những giống lúa có chất lượng cao như Khao Dak,Mali, Jasmin tại các vùng sản xuất lúa chất lượng cao.Tăng cường các giống lúa có khả năng chống chịu sâu bệnh dể nâng cao năng suất và chất lượng. Không những vậy mà còn phải hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi, hệ thống dịch vụ thu mua lúa xuất khẩu với sự tham gia của mọi thành phần kinh tế, đó là các tư thương các hợp tác xã phải đứng ra làm đại lý thu mua lúa gạo theo khung giá thống nhất của công ty.Đồng thời để bảo đảm vai trò quản lý vĩ mô trong quản lý gạo xuất khẩu thì các doanh nghiệp Nhà nước phải xây dựng các mạng lưới thu nua lúa gạo ngay tại kho, ngay tại các nhà máy xay xát. 2.1.2. Thực hiện đồng bộ các giải phấp khoa học kỹ thuật cho vùng sản xuất lúa gạo xuất khẩu. 2.1.2.1.Về giống lúa: - Xúc tiến nhanh việc tuyển chọn các giống lúa đặc sản của địa phương, các vùng trong cả nước phù hợp với mục đích xuất khẩu để hình thành nột quỹ gien về các giống kúa có chất lượng cao. - Mỗi vùng cần nghiên cứu để xác định được cơ cấu giống lúa, chủng loại lúa phù hợp với nhu cầu trong và ngoài nước nhưng phải phù hợp với quy hoạch tổng thể sản xuất lúa gạo của cả nước. - Hình thành hệ thống nhân giống lúa thích hợp để thường xuyên thay đổi giống lai tạp bằng những giống thuần bảo đảm năng suất và chất lưọng lúa gạo. 2.1.2.2. Về phân bón: - Vẫn duy trì sử dụng các loại phân hữu cơ vùa cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây lúa vừa có tác dụng giảm chi phí sản xuất lúa. - Cần sử dụng kết hợp giữa các loại phân hoá học, phân hữu cơ công nghiệp và phân vi sinh theo hướng tăng dần tỷ trọng dùng phân hữu cơ công nghiệp và phân vi sinh. - Công tác quản lý về phân bón bảo đảm đúng chất lượng,mẫu mã. 2.1.2.3. Về phòng từ sâu bệnh: Cần phải cung cấp vốn kịp thời cho nông dân nâng cao hiểu biết của nông dân về các loại sâu bệnh cũng như các tính năng công dụng của các chế phẩm hoá học dối với việc phòng trừ sâu bệnh, thực hiện biện pháp phòng trừ sâu bệnh tổng hợp (IBM). 2.2. Các giải pháp mở rộng thị trường châu á. Theo báo cáo của bộ nông nghiệp mỹ (USDA) xu hướng thị trường gạo châu á sẽ chuyển từ thị trường gạo chất lượng thấp sang thị trường gạo cấp cao.Trong đó thị trường Đông Nam á và Trung Đông sẽ là thị trường tiêu thụ gạo có chất lượng cao.Vì vậy,để mở rộng thị trường châu á cần chý ý tới các giải pháp sau: 2.2.1. Tăng cường nghiên cứu thị trường gạo thé giới nói chung và thị trường châu á nói riêng. Đầu tư nghiên cứu cập nhập thông tin mới nhất về tình hình sản xuất và tiêu thụ gạo trên thế giới và khu vực châu á, đặc biệt là những thị trường truyền thống của Việt Nam như Philippin, Malayxia.và những thị trường đang phát triển như thị trường Nhật Bản, Trung Đông. Nghiên cứu nhu cầu của từng thị trường về đặc tính và thị hiếu của khánh hàng cụ thể để có thể đáp ứng tốt nhất. Xây dựng hệ thống thông tin xuất khẩu gạo, cả hệ thống thống thông tin trong thị trường trong nước và thị trường nước ngoài, tình hình diễn biến giá cả thị trường thế giới, các tổ chức thực hiện xuất khẩu gạo bảo đảm trung thực đúng thời điểm, tránh gian lận thương mại cũng như tạo sự chủ động trong việc chào bán gạo ra nước ngoài thực hiện mục tiêu đạt lợi ích tối đa có thể được. 2.2.2. Tăng cường đầu tư xây dựng , nâng cấp bến cảng bốc xếp. Đồng bằng sông Cửu Long là nơi chủ yếu cung cấp gạo xuất khẩu sang thị trường châu á nên lượng gạo xuất khẩu chủ yếu được thực hiện qua cảng Sài Gòn(chiếm khoảng 70% tổng lượng gạo xuất khẩu).Việc xuất khẩu gạo cho các nước đông nam á nhất là những thị trường quan trọng như Inđônêxia, Philippin, malayxia, nhật bản.đều chủ yếu thực hiện ở đây. Tuy nhiên, do hệ thống cảng chưa đủ quy mô chưa đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu hàng hoá thường bị ùn tắc làm cho chí phí xuất khẩu tăng cũng như ảnh hưởng về mặt chất lượng hàng hoá. Đồng thời một số chi phí khác như chi phí bến bãi , thuế trọng tảicòn cao. Vì vậy mà cảng Sài Gòn cần cải tiến dịch vụ để làm giẩm chi phí đồng thời cũng đầu tư trang thiết bị nâng cao năng lực bốc dỡ làm giảm thời gian lưu tàu nhằm giải quyết ngay lượng hàng hoá lúa gạo tránh những chi phí cho việc bảo quản bốc dỡ bảo đảm uy tín với khách hàng nhất là đối với những mặt hàng cần thực hiện kỹ công đoạn bảo quản sau thu hoạch. 2.2.3. Tăng cường khả năng cạnh tranh của lúa gạo Việt Nam. Khi xuất khẩu gạo sang thị trường châu á thì cạnh tranh với gạo nước ta chủ yếu là gạo của Thái Lan với chất lượng cao được bảo đảm và tính đồng bộ cao trong việc giữ uy tín thương hiệu, gạo Thái lan vần chiếm thị trường lớn trong các nước châu á.trong vòng 5 năm từ 2001-2005, Việt nam xuất khẩu tổng cộng hơn 20 triệu tấn gạo và thu về gần 4,5 tỷ USD, trong khi giá bình quân của các nước so với giá bình quân của thế giới thấp nhất cũng trên 91,6% và cao nhất là gần 120%, thì giá bình quân của chúng ta lại chưa lúc nào vượt qua mức 80% giá bình quân của thế giới(220USD), thấp nhất trong số 5 nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. Chính vì vậy để nâng cao năng lực cạnh tranh cho lúa gạo Việt Nam cần thực hiện đồng bộ những giải pháp sau: Không ngừng nâng cao chất lượng gạo từ khâu lai tạo lúa giống xác định cơ cấu giống lúa phù hợp với nhu cầu thị truờng trong từng thời kỳ nhất định. Hoàn chỉnh cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ thu hoạch xay xát bảo quản gạo. Thực hiện quy hoạch các vùng trồng lúa gạo xuất khẩu tập trung để tạo nguồn xuất khẩu gạo ổn định về chất lượng và số lượng tạo uy tín ngay từ khâu sản xuất.trong những năm qua, hàng loạt các chính sách đầu tư phát triển lai tạo giống mới có năng suất cao,chất lượng tốt hơn đã và đang được thực hiện nhưng vấn đề lại xuất hiện ở chỗ là thị trường tiêu thụ lại không được quan tâm đúng mức nên xảy ra tình trạng dư thừa, nông dân thua lỗ dẫn tới tình trạng nông dân sợ phải chuyển sang nuôi trồng giống mới. Nói chung chưa có chính sách đồng bộ cho một quá trình từ sản xuất đến tiêu thụ, thường chỉ là những giải pháp tình thế để giải quyết những khó khăn trước mắt chỉ không có chính sách mang hướng lâu dài và bền vững mang tính xây dựng và bảo đảm thương hiệu cho gạo Việt Nam. Phải từng bước xây dựng thương hiệu cho gạo xuất khẩu Việt Nam.Để xây dung thương hiệu cho gạo nước ta theo Bà Vũ Kim Hạnh, Chủ nhiệm câu lạc bộ hàng Việt Nam chất lượng cao cho biết :” Song song với việc đầu tư cho sản xuất tạo giống nhằm cho ra sản phẩm gạo chất lượng cao, các doanh nhiệp phải đầu tư xây dung thương hiệu cho hạt gạo đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Muốn thực hiện điều này, doanh nghiệp cần tổ chức các hoạt động thường xuyên dựa trên các thành tố tạo nên giá trị của thương hiệu như : đầu tư sản xuất đảm bảo chất lượng sản phẩm , xây dựng chiến lược marketing phù hợp , thường xuyên tổ chức nắm tình hình thị trường, nghiên cứu thị trưòng, xây dung chính sách bán hàng và mạng lưới phân phối. Về quản lý thương hiệu phải đảm bảo “ kiềng ba chân” bằng các hoạt động: luôn giữ vững bản sắc thương hiệu, lập hồ sơ quản lý để đảm bảo tính nhất quán, xuyên xuốt trong quá trình xây dung thương hiệu, cử cán bộ chuyên trách về thương hiệu” Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng thương hiệu cho hạt gạo cũng như đầu tư cho sản xuất, đảm bảo chất lượng bao giờ cũng cần có sự liên kết chặt chẽ giữa các khâu sản xuất, thương lái, tiêu dingTiến Sĩ Võ Thị Thanh Lộc cho biết “ Sản xuất một sản phẩm bao gồm những hoạt động kết nối với nhau nhằm mục đích tăng giá trị của sản phẩm đó.và những hoạt động đó tạo thành chuỗi giá trị của sản phẩm. Đó là những hoạt động trong chuỗi cung ứng bao gồm hoạt động cung ứng đầu vào, sản xuất, chế biến, phân phối, tiếp thị và tiêu dùng”. Còn ông Bùi Phong Lưu cho rằng: “ Để có được thương hiệu gạo đủ sức cạnh tranh, có uy tín trên thị trường, chúng ta cần tạo sự gắn kết 4 nhà bằng cách xây dựng công ty cổ phần, gồm bốn cổ đông là nhà nông, nhà chế biến, nhà đầu tư kinh doanh, nhà khoa học. Công ty cổ phần này nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh lúa gạo chất lượng cao và xây dựng thương hiệu để đưa sản phẩm tạo ra “bay cao” trên thị trường”. Cụ thể là: Nâng cao nhận thức về thương hiệu lúa gạo Việt Nam. Đối với cán bộ người lao động, người lãnh đạo cần hiểu rõ giá trị của thương hiệu để sẵn sàng đầu tư tiền của và công sức lâu dài trong chiến lược mang tính lâu dài này. Đối với người dân trực tiếp sản xuất lúa gạo phải cho họ hiểu rõ tầm quân trọng và giá trị của thương hiệu vì khi đó họ sẽ thực hiện sản xuất tốt hơn. Hình thành chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu gạo. Xây dựng mô hình thương hiệu tập thể là phù hợp với đặc điểm của mặt hàng gạo vì nó khai thác tối đa lợi thế của các thành viên trong hiệp hội và khai thác lợi thế từ yếu tố địa lý khí hậu. Chiến lược bắt đầu từ khâu quy hoạch vùng nguyên liệu tập trung,giống chăm sóc, vận chuyển bảo quản, chế biến.. tất cả đều phải tuân theo một quy trình chuẩn và bảo đảm thực hiện nghiêm ngặt quá trình đó thì sản phẩm gạo mới đảm bảo chất lượng để xuất khẩu. Đăng ký bảo hộ trong và ngoài nước, qua trình này phải tiến hành song song với các biện pháp trong khâu tổ chức sản xuất và chế biến gạo xuất khẩu. Không để rơi vào tình trạng sản phẩm có bán được thì mới quân tâm tới vấn đề này thì đã có thương hiệu này trên thị trường trước dẫn tới việc không thể mang thương hiệu đó gây ảnh hưởng tới khả năng xuất khẩu. Tăng cường tuyên truyền và quảng bá thương hiệu gạo phù hợp đối với tong thị trường cụ thể và các giải phấp quảng bá sản phẩm phù hợp với truyền thống và phong tục tập quán của từng quốc gia. Duy trì và phát triển thương hiệu gạo. Luôn tạo dựng và củng cố uy tín thương hiệu gạo, luôn bảo đảm chất lượng thêo yêu cầu của khách hàng, đảm bảo về số lượng gạo xuất khẩu và các dịch vụ khác trong xuất khẩu như giao hàng, điều kiện thanh toán Nâng cao trình độ tay nghề cho người công nhân, nhận thức của họ về thương hiệu và vai trò của họ trong cả quá trình xây dựng và bảo đảm uy tín của thương hiệu. Thực hiện áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất chế biến và xuất khẩu lúa gạo, thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ kỹ thuật, chuyển giao vốn cho người nông dân để đảm bảo chất lượng hạt gạo khi xuất khẩu. Đối với Nhà Nước cần hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về đăng ký và thực thi bảo hộ sở hữu trí tuệ và hệ thống pháp luật về vấn đề này để bảo đảm quyền và nghĩa vụ tốt hơn của doanh nghiệp trong quá trình xây dựng và uy tín của thương hiệu mình. Hơn nữa còn là cơ quan tham mưu cố vấn cho việc đăng ký và bảo hộ thương hiệu trên thế giới góp phần xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam nói chung và hàng hoá Việt Nam nói riêng trên thị trường thế giới. Kết luận Trong đề tài: “Hoạt động xuất khẩu gạo sang thị trường châu á. Thực trạng và giải pháp” em đã trình bày những khái niệm chung nhất về hoạt động thương mại quốc tế cũng như những khái niện về xuất khẩu hàng hoá. Vai trò của xuất khẩu hàng hoá nói chung và xuất khẩu gạo nói riêng đối với nền kinh tế của đất nước ta. Vai trò của thị trường châu á trong cơ cấu xuất khẩu gạo của Việt Nam . Em đã trình bày được thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường này với một số quốc gia nhập khẩu chính trong những năm qua vè sản lượng, kim ngạch cũng như về chất lượng gạo và giá bán: những vấn đề còn hạn chế trong xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường trọng điểm này. Từ đó đưa ra một số phương hướng phát triển cũng như những biện pháp để khắc phục được những hạn chế đó trong thời gian tới. Qua đề án này chúng ta nhận thấy tầm quan trọng của xuất khẩu gạo, vị trí quan trọng của thị trường châu á trong hướng phát triển xuất khẩu gạo của nước ta cũng như thành tựu đã đạt được trong những năm vừa qua, nhận thấy những hạn chế thiếu sót cần khắc phục để nâng cao vị thế của hạt gạo Việt Nam trên thị trường thế giới, để đây thực sự là nguồn thu lớn của đất nước phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá , hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng một xã hội công bằng dân chủ văn minh. Khi thực hiện đề án này, tuy đã có sự đầu tư nhưng cũng không tránh khỏi những khiếm khuyết em mong được sự chỉ bảo và sửa chữa của thầy giáo.Một lần nữa em xin cảm ơn thầy giáo đã chỉ bảo cung cấp phương pháp luận cho em , thư viện đã cung cấp tài liệu cho em thực hiện đề án này. Danh mục tài liệu tham khảo 1. Báo điện tử www.dantri.com.vn , www.vnespress.vn , www.rice.com.vn . 2. Chuyên trang gạo của Chính phủ www.agro.gov.vn. 3. Giải pháp nâng cao giá trị gia tăng hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam. 4. Giải pháp vĩ mô nhằm thúc đẩy xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2002-2010. luận án thạc sĩ Nguyễn Thanh Phong. 5. Nông nghiệp nông thôn Việt Nam sau 20 năm đổi mới quá khứ và hiện tại. 6. Tạp chí con só và sự kiện năm 2007-2008. 7. Tạp chí thương mại số 14-2007. 8. Tạp chí thương mại số 35-2007. 9. Tạp chí thương mại số 23- 2007. 10. Tạp chí thương mại số 3+4+5-2008. 11. Trang điện tử của tổng cục thống kê www.tongcucthongke.vn . 12. Xuất nhập khẩu hàng hoá Việt Nam 20 năm đổi mới (1985-2005). Tổng cục thống kê. Danh mục bảng biểu Biểu1: diện tích lúa phân theo vùng giai đoạn 1900-2007. 15 Biểu 2: năng suất lúa phân theo vùng giai đoạn 1990 –2006. 17 Biểu 3: Sản lượng lúa phân theo vùng giai đoạn 1990 –2006. 18 Biểu 4: Tình hình xuất khẩu gạo của việt nam. 22 Biểu 5: xuất khẩu gạo của Việt Nam (1997- 2004) phân theo khu vực%. 23 Biểu đồ 1: Sản lượng và trị giá xuất khẩu sang thị trường Philipine. 24 Biểu 6: Một số nước nhập khẩu chính ở châu á. 26 Biểu đồ 2: Sản lượng nhập khẩu gạo của một số nước chính châuá . 27 Bảng 7: Giá gạo trong những tháng đầu năm 2008...28 Biểu 8: Chủng loại gạo xuất khẩu năm 2007. 29 MỤC LỤC Trang DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 44

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6140.doc
Tài liệu liên quan