Đề tài Hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Công ty cổ phần may Thăng long - Thực trạng và giải pháp

Mục đích của thống kê hoạt động xuất khẩu hàng dệt may là phân tích, đánh giá hoạt động xuất khẩu, tình hình thực hiện kế hoạch, của các doanh nghiệp dệt may trong nước cũng như các doanh nghiệp liên doanh liên kết với nước ngoài qua các năm. Đảm bảo cung cấp những số liệu cần thiết cho các nhà lãnh đạo cũng như các cơ quan quản ly, làm cơ sở để định ra các quyết định đúng đắn và xây dựng chỉ tiêu kế hoạch cho công tác xuất khẩu hàng dệt may. Phân tích thống kê xuất khẩu hàng dệt may để từ đó đánh giá được tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, từng địa phương

doc101 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1184 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Công ty cổ phần may Thăng long - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0.936 -3.96 Số lao động người 3166 4000 1.265 834 Từ đó ta có: Số tương đối : 1.183 = 0.936 1.263 (lần) Hay 118.3 = 93.6 126.3 (%) Số tuyệt đối: 33451 =-14790+ 48241(Triệu đồng) Nhận xét : doanh thu xuất khẩu năm 2004 tăng so với năm 2003 là 18.3% hay tăng 33451(triệu đồng) do ảnh hưởng của hai nhân tố : Do năng suất xuất khẩu bình quân một lao động giảm làm cho doanh thu xuất khẩu năm 2004 so với năm 2003 giảm 6.4% hay giảm 14790(triệu đồng) Do tổng số lao động làm việc trong Công ty tăng làm cho doanh thu xuất khẩu tăng năm 2004 so với năm 2003 tăng 26.3% hay tăng 48241(triệu đồng). Nhân tố tích cực làm tăng doanh thu xuất khẩu ở đây là số lao động. d. Phân tích doanh thu xuất khẩu do ảnh hưởng của hai nhân tố: Do hiệu quả sử dụng tổng vốn và quy mô tổng vốn thực hiện: TV Bảng 2.15: Một số chỉ tiêu phân tích doanh thu xuất khẩu thời kỳ 2003-2004 Chỉ tiêu 2003 2004 i DTXK(tr.đ) 183127 216578 1.183 33451 TV(tr.đ) 31500 35000 1.111 3500 5.814 6.1879 1.604 0.3739 Mô hình: DT = HV. TV Ta có Thay số: Biến động tương đối: 1.183 = 1.064 * 1.111 (lần) Hay : 118.3 = 106.4 * 111.1 (%) Biến động tuyệt đối: 33451 = 13080 + 20363 (tr.đ) Nhận xét : doanh thu xuất khẩu năm 2004 tăng so với năm 2003 là 18.3% hay tăng 33451(triệu đồng) do ảnh hưởng của hai nhân tố : Do hiệu quả sử dụng tổng vốn làm cho doanh thu xuất khẩu năm 2004 so với năm 2003 tăng 18.3% hay tăng 33451(triệu đồng) Do tổng vốn thực hiện tăng làm cho doanh thu xuất khẩu năm 2004 so với năm 2003 tăng 11.1% hay tăng 20363 (triệu đồng). Cả hai nhân tố đều có ảnh hưởng tích cực đến doanh thu xuất khẩu của công ty. 3.1.2. Phân tích ảnh hưởng của doanh thu hàng dệt may xuất khẩu năm 2004 so với năm 2003 do ảnh hưởng của ba nhân tố: a.Phân tích ảnh hưởng của doanh thu hàng dệt may xuất khẩu do ảnh của ba nhân tố :hệ số tiêu thụ hàng hoá xuất khẩu A:, tỷ suất hàng hoá của giá trị sản xuất B: giá trị sản xuất :GO Bảng 2.16: một số chỉ tiêu phân tích doanh thu xuất khẩu của Công ty năm 2003-2004 Chỉ tiêu Đơn vị 2003 2004 i(lần) Doanh thu xuất khẩu Tr.đ 183127 216578 1.183 33451 Giá trị sản xuất GO Tr.đ 157300 187187 1.19 29887 Giá trị sản phẩm hàng hoá Tr.đ 136242 148529 1.0901 12287 Hệ số tiêu thụ hàng hoá XK(A) lần 1.344 1.458 1.0848 0.144 Tỷ suất hàng hoá của GO (B) lần 0.866 0.793 0.9157 -0.073 Mô hình phân tích như sau: Thay số: Biến động tương đối: 1.183 =1.0848 0.9157 1.19 (lần) Hay 118.3 =108.48 91.57 119 (%) Biến động tuyệt đối: 33451 = 16930.2 + (-18273.33) + 34794.13 (triệu đồng) Nhận xét : kết quả tính toán cho thấy tổng doanh thu xuất khẩu năm 2004 so với năm 2003 tăng 18.3% hay tăng 33451(triệu đồng) là do ảnh hưởng của ba nhân tố. Do hệ số tiêu thụ hàng hoá xuất khẩu tăng 8.48% hay tăng 0.144(lần) làm cho tổng doanh thu xuất khẩu năm 2004 so với năm 2003 tăng 8.48% hay tăng 16930.2(triệu đồng). Do tỷ suất hàng hóa của GO giảm 8.43% hay giảm 0.073(lần) làm cho tổng doanh thu xuất khẩu giảm 8.43% hay giảm 18273.33(triệu đồng). Do giá trị sản xuất GO tăng 19% hay tăng 29887 (triệu đồng) làm cho tổng doanh thu xuất khẩu tăng 19% hay tăng 34794.13(triệu đồng). Trong ba nhân tố trên thì giá trị sản xuất là nhân tố chính làm doanh thu xuất khẩu tăng lên. Nhân tố duy nhất làm giảm doanh thu xuất khẩu là do tỷ suất hàng hoá của GO. b. Phân tích doanh thu xuất khẩu ảnh hưởng của ba nhân tố: Do hiệu quả sử dụng tổng vốn :, do mức trang bị tổng vốn cho một lao động: và do tổng số lao động: L Bảng 2.17: Một số chỉ tiêu phân tích doanh thu xuất khẩu năm 2003-2004. Chỉ tiêu Đơn vị 2003 2004 i Doanh thu xuất khẩu Tr.đ 183127 216578 1.183 33451 Tổng vốn Tr.đ 31500 35000 1.111 35000 Hiệu quả sử dụng TV Tr.đ/tr.đ 5.814 6.1879 1.0643 0.3739 Mức trang bị TV cho 1 LĐ Tr.đ/ng 9.949 8.75 0.879 -1.199 Tổng số lao động người 3166 4000 1.265 834 Mô hình : DT = HV.ML.L Ta có Biến động tương đối: 1.183 = 1.0643 * 0.879 * 1.263 (lần) Hay: 118.3 = 106.43 * 87.9 * 126.3 (%) Biến động tuyệt đối: 33451 = 13088 + (-27799) + 48162 (tr.đ) Nhận xét : kết quả tính toán cho thấy tổng doanh thu xuất khẩu năm 2004 so với năm 2003 tăng 18.3% hay tăng 33451(triệu đồng) là do ảnh hưởng của ba nhân tố: Do hiệu suất sử dụng vốn tăng 6.43% hay tăng 0.3739(lần) làm cho tổng doanh thu xuất khẩu năm 2004 so với năm 2003 tăng 6.43% hay tăng 13088(triệu đồng). Do mức trang bị tổng vốn cho một lao động giảm 12.1% hay giảm 1.199(lần) làm cho tổng doanh thu xuất khẩu giảm 12.1% hay giảm 27799(triệu đồng). Do tổng số lao động tăng 26.3% hay tăng 834 (người) làm cho tổng doanh thu xuất khẩu tăng 26.3% hay tăng 48162(triệu đồng). Trong ba nhân tố trên thì nhân tố tổng số lao động đóng vai trò chủ yếu tác động đến doanh thu xuất khẩu của Công ty. Nhân tố duy nhất làm doanh thu xuất khẩu giảm là mức trang bị vốn cho một lao động. 3.2. Phân tích mối liên hệ tương quan giữa khối lượng hàng dệt may xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu. Khối lượng hàng dệt may xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu có mối liên hệ với nhau trong đó khối lượng hàng dệt may xuất khẩu là tiêu thức nguyên nhân còn kim ngạch xuất khẩu là tiêu thức kết quả. Để tìm được mô hình phản ánh mối quan hệ giữa lượng hàng dệt may xuất khẩu ta căn cứ vào một số chỉ tiêu sau. Mô hình Chỉ tiêu Hàm tuyến tính Hàm Parabol Hàm hypebol Hàm bậc ba PT. HQ -4.475+0.012x -4.23+0.012x 222245x 67.06-7299.4 1311.1+(-184.08)x+56.9x+0.6x Tỷ số TQ 0.969 0.969 0.847 0.982 Hệ số xác định 0.94 0.94 0.717 0.964 Sai số mô hình 6.311 6.619 13.661 5.410 Căn cứ vào một số chỉ tiêu ở trên ta lựa chọn được mô hình hàm bậc ba là mô hình biểu diễn mối quan hệ tương quan tốt nhất giữa lượng hàng xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu. Hình: Đồ thị phản ánh mối liên hệ tương quan giữa khối lượng hàng dệt may xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu của Công ty thời kỳ 1992-2004. 4. Phân tích xu hướng và dự báo quy mô xuất khẩu hàng dệt may của Công ty trong thời gian tới. 4.1.Phân tích xu hướng biến động của chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu (theo giá FOB) giai đoạn 1992-2004. 4.1.1.Nghiên cứu hàm xu thế tốt nhất biểu hiện biến của chỉ tiêu KNXK(FOB) giai đoạn 1992-2004 Giá trị kim ngạch xuất khẩu là chỉ tiêu tuyệt đối thời kỳ, khi phân tích xu hướng biến động của chỉ tiêu này trong khoảng thời gian từ năm 1992-2004, chúng ta có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như phương pháp mở rộng khoảng cách thời gian, phương pháp hàm xu thế, phương pháp biến động thời vụ...Tuy nhiên do đặc điểm số liệu nên đề tài sử dụng phương pháp hàm xu thế để tránh làm mất đi tính thời vụ. Vấn đề đặt ra là lựa chọn hàm xu thế tốt nhất trong các hàm xu thế : dạng tuyến tính, dạng hàm parabol, dạng hàm mũ....Trong đó biến độc lập là thứ tự thời gian (năm) còn biến phụ thuộc là các mức độ của chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu. Xu thế biến động của chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu theo thời gian được biểu diễn trên đồ thị sau đây: Nhìn vào đồ thị ta thấy kim ngạch xuất khẩu của Công ty giai đoạn 1992-2004 là theo xu hướng tăng dần. Việc lựa chọn mô hình tốt nhất có thể căn cứ vào một số tiêu thức được tổng hợp theo bảng sau: Bảng : Các mô hình biểu hiện xu thế biến động của chỉ tiêu giá trị kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 1992-2004. Mô hình Chỉ tiêu Hàm tuyến tính Hàm Parabol Hàm hypebol Hàm mũ PT. HQ - 10.57+5.912t 8.339- 1.651t+0.54t 44.852- 57.384 4,4 (1.257) Tỷ số TQ 0.936 0.987 0.6 0.988 Hệ số xác định 0.877 0.957 0.36 0.976 Sai số mô hình 9.016 5.567 20.548 4.595 Qua bảng tính toán ở trên ta rút ra một số nhận xét sau: Tỷ số tương quan >0.95 và mang dấu dương thì cho phép kết luận mối liên hệ tương quan giữa năm t và kim ngạch xuất khẩu là mối liên hệ thuận và rất chặt chẽ. Như vậy theo kết quả tính toán, các hàm trên đều biểu thị mối quan hệ tỷ lệ thuận nghĩa là kim ngạch xuất khẩu của Công ty có xu hướng tăng theo thời gian. Các hàm tuyến tính, hàm parabol, hàm mũ đều thể hiện một mối liên hệ chặt chẽ giữa biến thòi gian và kim ngạch xuất khẩu chỉ riêng hàm hypebol là cho không thể hiện mối liên hệ này. Hệ số xác định Rđo tỷ lệ của toàn bộ các sai lệch của giá trị kim ngạch xuất khẩu (y) với giá trị trung bình của chúng được giải thích bằng mô hình hay biến độc lập (t), Rđược sử dụng để đo độ thích hợp của hàm hồi quy thông qua kiểm định F với giả thiết kiểm định là : hay Tiêu chuẩn kiểm định F của ba mô hình tuyến tính, parabol, hàm mũ đều cho kết quả và Signif F<0.025 cho nên bác bỏ giả thiết tức là bác bỏ giả thiết thời gian (t) không ảnh hưởng đến giá trị kim ngạch xuất khẩu (y). Riêng đối với hàm mũ kết quả của giá trị sai số mô hình được tính theo công thức: Trong đó : Y :là giá trị thực tế. : là giá trị lý thuyết của mô hình. n : số mức độ của dãy số p: là số biến của mô hình. Tuy nhiên sai số của mô hình hàm mũ là nhỏ nhất do đó chọn mô hình hàm mũ là mô hình tốt nhất để biểu hiện xu hướng của giá trị kim ngạch xuất khẩu. Vậy ta có mô hình : 4,464.(1.257) là mô hình cần tìm. 4.1.2. Nghiên cứu biến động thời vụ giá trị kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 1998-2004. Ngành dệt may cũng như một số ngành khác có sự tác động của yếu tố thời vụ: nghĩa là hàng năm, trong từng thời gian nhất định sự biến động được lặp đi lặp lại. Nguyên nhân gây ra sự biến động thời vụ trong xuất khẩu dệt may có thể là do yếu tố thời tiết và yếu tố phong tục tập quán, yếu tố thị hiếu trong thời trang... Chúng ta có thể thấy rõ điều đó qua việc quan sát kim ngạch xuất khẩu được tổng hợp theo số liệu quý từ năm 1998 đến năm 2004 như sau: Quý(i) Năm(j) I II III IV Tổng 1998 5.95 7.04 6.78 7.93 27.7 1999 5.02 9.2 7.03 9.75 31 2000 7.69 9.46 8.61 11.24 37 2001 7.74 10.23 9.03 12.6 39.6 2002 10.17 11.76 10.23 11.44 43.6 2003 13.17 17.36 16.30 20.37 67.2 2004 15.46 24.94 20.2 26.2 86.8 Tổng 65.2 89.99 78.18 99.53 332.9 Quan sát số liệu ta thấy rằng kim ngạch xuất khẩu cùng kỳ (cùng quý) có thời điểm tăng giảm nhưng nhìn chung là xu hướng tăng theo thời gian. Vì vậy để nghiên cứu biến động thời vụ trong trường hợp này có thể sử dụng công thức tính chỉ số thời vụ sau : Trong đó : :mức độ thực tế ở thời gian i của năm j :mức độ tính toán (có thể là số trung bình trượt hoặc dựa vào phương trình hồi quy ở thời gian i của năm thứ j Trước hết để tính các chỉ số thời vụ ta xác định hàm xu thế theo lý thuyết của tài liệu đã cho. Căn cứ vào một số tiêu thức đã xác định ở trên như : tỷ số tương quan, hệ số xác định, sai số mô hình ta sẽ xác định được mô hình biểu diễn xu thế tốt nhất. Ta có kết quả được tổng hợp theo bảng số liệu sau: Mô hình Chỉ tiêu Hàm tuyến tính Hàm Parabol Hàm mũ Hàm hypebol Phương trình HQ 3.39+ 0.586t 8.05- 0.346t+0.032t 5.477 13.664-12.643() Tỷ số TQ 0.868 0.934 0.913 0.451 Hệ số xác định 0.754 0.872 0.833 0.203 Sai số mô hình 2.806 2.064 2.2571 5.050 Như vậy căn cứ vào một số tiêu thức ở trên thì mô hình tốt nhất mà ta lựa chọn là mô hình hàm Parabol có dạng : 8.05-0.346t+0.032t Từ đó ta xác định được giá trị lý thuyết kim ngạch xuất khẩu tổng hợp theo tài liệu quý giai đoạn 1998-2004 theo bảng sau: Bảng: Giá trị lý thuyết kim ngạch xuất khẩu theo tài liệu quý thời kỳ 1998-2004. Quý(i) Năm(j) I II III IV 1998 7.737 7.488 7.302 7.181 1999 7.125 7.132 7.204 7.341 2000 7.541 7.806 8.135 8.528 2001 8.986 9.507 10.094 10.744 2002 11.459 12.237 13.081 13.988 2003 14.959 15.996 17.096 18.261 2004 19.489 20.782 22.139 23.561 Từ đó ta có kết quả tính toán chỉ số thời vụ cho từng quý của các năm như sau: Bảng: Chỉ số thời vụ cho từng quý thời kỳ 1998-2004. CT Năm I II III IV 1998 0.769 0.94 0..928 1.104 1999 0.705 1.289 0.976 1.328 2000 1.019 1.212 1.058 1.318 2001 0.861 1.076 0.895 1.173 2002 0.887 0.961 0.782 0.818 2003 0.88 1.085 0.953 1.116 2004 0.793 1.2 0.912 1.111 5.914 7.763 5.576 7.968 84.48 110.9 79.656 113.83 Kết quả tính toán cho thấy: hoạt động xuất khảu của Công ty khẩn trương nhất là vào quý IV và tiếp theo là quý II và thu hẹp nhất là quý I và quý III. 4.2.Nghiên cứu xu hướng biến dộng của chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ giai đoạn 1995-2004. Theo phân tích một số tài liệu ở trên ta thấy rằng thị trường Mỹ hiện nay là thị trường tiêu thụ lớn nhất hàng dệt may xuất khẩu của Công ty, do đó nhằm mục đích dự đoán nhu cầu nhập khẩu của thị trường này trong thời gian sắp tới nên trong đề tài này sẽ nghiên cứu xu hướng biến động của chỉ tiêu này. Bảng: kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ giai đoạn 1995-2004 Đơn vị : Triệu USD. Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 KNXK 0.2 0.202 0.216 0.4 6.3 12.43 19.28 23.7 40.68 61.26 Đồ thị biểu diễn xu hướng biến động của chỉ tiêu kim ngạch xuất khảu sang thị trường Mỹ giai đoạn 1995-2004: Nhìn vào đồ thị ta thấy kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Mỹ tăng với tốc độ rất nhanh từ năm 1995 đến năm 2004. Từ đó ta có một số mô hình biểu hiện xu thế của giá trị kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ như sau : Mô hình Chỉ tiêu Hàm tuyến tính Hàm Parabol Hàm mũ Hàm hypebol Phương trình HQ -17.302+6.14t 7.085 -6.054t+1.109t 0.056 28.34 -40.561() Tỷ số TQ 0.902 0.991 0.954 0.546 Hệ số xác định 0.813 0.983 0.991 0.298 Sai số mô hình 9.447 3.050 9.446 18.323 Như vậy mô hình tốt nhất để biểu hiện xu hướng biến động của chỉ tiêu kim ngạch xuất khảu sang thị trường Mỹ giai đoạn 1995-2004 là mô hình hàm parabol: 7.085-6.054t+1.109t Trong đó : t là biến thời gian. 4.3. Phân tích xu hướng biến động của chỉ tiêu doanh thu xuất khẩu hàng dệt may của Công ty giai đoạn 1992-2004. Doanh thu xuất khẩu như phân tích ở trên tăng dần theo thời gian. Để thấy rõ xu hướng biến động đó chúng ta hãy xem xét đồ thị sau: Đồ thị biểu diễn xu hướng biến động của doanh thu xuất khẩu của Công ty giai đoạn 1992-2004: Để xác định mô hình tốt nhất biểu hiện xu hướng biến động của chỉ tiêu doanh thu xuất khẩu ta căn cứ vào một số tiêu thức đã đề cập ở trên. Kết quả tính toán được tổng hợp theo bảng số liệu sau : Mô hình Chỉ tiêu Hàm tuyến tính Hàm Parabol Hàm mũ Hàm hypebol Phương trình HQ 18289 +14825.45t 35587.39-6725.14t+1539.28t 18382.24 119737.8 -140004() Tỷ số TQ 0.939 0.993 0.996 0.585 Hệ số xác định 0.881 0.986 0.993 0.342 Sai số mô hình 22141.288 8054.84 6399 52094.565 Như vậy căn cứ vào kết quả tính toán các chỉ tiêu ở trên hàm tôt nhất là hàm mũ được biểu diễn bằng mô hình : 18382.24 5. Dự đoán quy mô hàng dệt may xuất khẩu của công ty cổ phần may Thăng Long thời gian tới. 5.1. Dự đoán kim ngạch xuất khẩu (theo giá FOB) năm 2005 và năm 2006. a. Dự đoán dựa vào ngoại suy hàm xu thế. Kết quả tính toán ở mục 4 cho thấy hàm mũ là hàm có sai số nhỏ nhất hay chính là hàm biểu hiện xu hướng biến động của chỉ tiêu gía trị kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Do đó để dự đoán ta sử dụng mô hình :4,464.(1.257) Ta có thể dự đoán theo hai hình thức là dự đoán điểm và dự đoán khoảng. - Dự đoán điểm là dự đoán mà kết quả được biểu hiện dưới dạng những con số xác định. - Trên cơ sở dự đoán điểm có thể xác định dự đoán khoảng (khoảng tin cậy của dự đoán), tức là trị số dự đoán về đối tượng nghiên cứu có thể nằm trong khoảng nào với một độ tin cậy nhất định. Để dự đoán khoảng trước hết cần tính sai số dự đoán như sau : Trong đó : :sai số dự đoán :sai số mô hình n:số các mức độ trong dãy số ban đầu h:tầm xa dự đoán Khoảng dự đoán được xác định bằng (). Trong đó là giá trị theo bảng t-student với (n-p) bậc tự do và xác suất tin cậy (1-). Với độ tin cậy là 0.9 và bậc tự do là 5 tra bảng t-student ta có . Kết quả dự đoán Bảng : dự đoán kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Công ty năm 2005 và năm 2006 (Đơn vị : triệu USD) CT Năm Dự đoán điểm Dự đoán khoảng Cận dưới Cận trên 2005 109.75 109.582 109.918 2006 137.96 137.7 138.21 Vậy KNXK hàng dệt may của công ty năm 2005 là 109.75(triệu USD) hay nằm trong khoảng (109.582-109.918) (triệu USD). Năm 2006 là 137.96(triệu USD) hay nằm trong khoảng (137.7-138.21) (triệu USD). b. Dự đoán kim ngạch xuất khẩu theo quý dựa vào chỉ số thời vụ. Thông qua phương trình biểu diễn xu hướng biến động của KXNK theo năm và chỉ số thời vụ KNXK theo quý ta có thể dự đoán được KNXK quý năm 2005-2006 theo công thức sau: Trong đó : :KNXK dự đoán của quý i năm 2005,2006. :KNXK dự đoán theo năm 2005,2006. Bảng : dự đoán KNXK các quý năm 2005-2006 theo chỉ số thời vụ. Quý Năm I II III IV 2005 23.1792 30.428 21.856 24.104 99.5672 2006 29.137 38.249 27.473 39.259 134.118 5.2 Dự đoán doanh thu hàng dệt may xuất khẩu của Công ty năm 2005 và năm 2006. Doanh thu xuất khảu được biểu diễn qua mô hình hàm mũ tốt nhất là : 18382.24 Bảng : dự đoán doanh thu hàng dệt may xuất khẩu hàng dệt may của Công ty năm 2005 và năm 2006 (Đơn vị : triệu đồng) Chỉ tiêu Năm Dự đoán điểm Dự đoán khoảng Cận dưới Cận trên 2005 247268.76 247268.65 247268.87 2006 297711.58 297711.5 297711.66 Vậy doanh thu xuất khẩu hàng dệt may của Công ty năm 2005 là 247268.76 (triệu đồng) hay nằm trong khoảng (247268.65-247268.87) (triệu đồng). Năm 2006 là 297711.58(triệu đồng) hay nằm trong khoảng (297711.5-297711.66) (triệu đồng). 5.3. Dự đoán kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ trong thời gian tới: Kết quả tính toán ở trên cho ta thấy rằng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ được biểu diễn qua mô hình hàm mũ- là mô hình tốt nhất. Mô hình : 0.056. Bảng : Dự đoán kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ của Công ty năm 2005 và năm 2006 (Đơn vị : triệu USD) Chỉ tiêu Năm Dự đoán điểm Dự đoán khoảng Cận dưới Cận trên 2005 224.58 224.14 225.016 2006 477.47 476.51 478.431 Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ năm 2005 là 224.58(triệu USD) hay nằm trong khoảng (224.14-225.016) (triệu USD). Năm 2006 là 477.47(triệu đồng) hay nằm trong khoảng (476.51-478.431) (triệu USD) Chương III Một số kiến nghị và giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Công ty cổ phần may Thăng Long trong thời gian tới I. Đánh giá chung hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Công ty giai đoạn 1992-2004. 1. Những kết quả đạt được. Qua quá trình phân tích ở trên cho ta thấy giai đoạn 1992-2004 là giai đoạn đánh dấu một bước phát triển mới trên chặng đường phát triển của Công ty với những kết quả đạt được thực sự đáng ghi nhận. Các chỉ tiêu doanh thu hàng dệt may xuất khẩu, lượng hàng dệt may xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu theo hợp đồng và tính theo giá FOB đều tăng lên theo thời gian. Doanh thu hàng dệt may xuất khẩu của cả giai đoạn đạt 85489.08 (triệu đồng) tăng bình quân hàng năm là 123.59 (triệu đồng). Giá trị kim ngạch xuất khẩu bình quân của cả giai đoạn là 30.185 (triệu USD) tăng bình quân hàng năm là 6.82 (triệu USD). Lượng hàng dệt may xuất khẩu bình quân của cả giai đoạn là 2812 (sản phẩm) tăng bình quân hàng năm là 520 (SP). Sản phẩm chủ đạo của Công ty hiện nay là quần âu, áo sơ mi, áo jacket...với tỷ trọng chiếm hơn 80% trong tổng số các mặt hàng dệt may xuất khẩu của Công ty. Kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng quần âu chiếm hơn 38.69%, áo jacket chiếm 22.31% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả giai đoạn. Tình hình xuất khẩu vào một số thị trường lớn như thị trường Mỹ, EU, Đông Âu, Nhật Bản, nhìn chung vẫn tiếp tục được duy trì và phát triển, đặc biệt là thị trường Mỹ đã mở ra được thêm với các khách hàng có nguồn hàng lớn như Target, Topsondown, SupremeCó thể nói hiện nay Mỹ là thị trường lớn nhất của Công ty: năm 1995 kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này mới chỉ đạt 0.2 (triệu USD) thì năm 2004 kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này đã tăng lên là 61.26 (triệu USD). Cùng với việc áp dụng các dây chuyền sản xuất hiện đại và các hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế, chất lượng sản phẩm hàng dệt may xuất khẩu của Công ty ngày càng đựơc nâng cao. Mẫu mã, màu sắc, kiểu dáng sản phẩm.. tiếp tục được đổi mới một cách sáng tạo để đáp ứng đòi hỏi của khách hàng ngay cả những khách hàng khó tính nhất. Giá các mặt hàng xuất khẩu đang có xu hướng giảm dần. Đây là một trong những nhân tố tích cực thu hút ngày càng nhiều các đơn đặt hàng với số lượng lớn từ nước ngoài. Bên cạnh những kết quả đạt đựơc, thì hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Công ty hiện nay gặp không ít những khó khăn. 2. Những khó khăn đối với hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Công ty. Cũng qua kết quả phân tích ở trên chúng ta thấy rằng một số chỉ tiêu đã không đạt yêu cầu so với kế hoạch đặt ra của Công ty mặc dù tăng so với năm trước đó như chỉ tiêu doanh thu hàng dệt may xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu Bên cạnh đó là sự sụt giảm về doanh thu xuất khẩu của một số mặt hàng truyền thống trước đây như hàng quần áo bò, váy, quần áo thể thaokèm theo đó lượng hàng dệt may xuất khẩu vào một số thị trường lớn trước đây như Đài Loan, Nhật Bản bắt đầu có xu hướng chững lại. Mặc dù chất lượng hàng dệt may xuất khẩu đã được cải tiến nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Nhìn chung hàng dệt may xuất khẩu của Công ty vẫn là những sản phẩm từ xưa kia, không có sự thay đổi đáng kể về kiểu dáng, màu sắc, hoạ tiết, hoa văn, kích cỡ, chất liệu. Trong khi đó nhu cầu may mặc của người tiêu dùng ngày càng tăng lên, không chỉ là “ăn no mặc ấm” mà ngày nay là “ăn ngon, mặc đẹp”. Hơn nữa sự ra đời của nhiều doanh nghiệp dệt may đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân đã làm cho thị trường may mặc vốn dĩ đã sôi động nay ngày càng khốc liệt hơn. Điều này đòi hỏi một sự cải tiến lớn cho hàng dệt may xuất khẩu của Công ty. Vậy những khó khăn đối với hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Công ty là do những nguyên nhân chủ yếu nào ? Trước hết đó là vấn đề giá cả : mặc dù giá cả hàng dệt may xuất khẩu của Công ty đang có xu hướng giảm xuống phù hợp với xu hướng chung của thị trường, nhưng so với các doanh nghiệp dệt may có cùng hình thức sản xuất kinh doanh như Công ty may Đức giang, Công ty may Nhà Bè, Công ty may Việt Tiến.. thì giá cả sản phẩm của Công ty vẫn ở mức cao dẫn đến khả năng cạnh tranh thấp. Tuy nhiên cũng rất khó khăn để giảm giá cho hàng dệt may xuất khẩu của Công ty vì giá một số chi phí đầu vào cho quá trình sản xuất lại tăng lên như giá nguyên vật liệu đầu vào, giá xăng dầu, giá điện... Hơn nữa máy móc, trang thiết bị, dây chuyền sản xuất của Công ty mặc dù được đầu tư mua sắm thường xuyên và tân trang liên tục nhưng nhì chung còn rất cũ kỹ lạc hậu, nâng suất thấp và kéo theo chất lượng sản phẩm chưa đạt yêu cầu đặt ra. Do dây chuyền đóng gói sản phẩm xuất khẩu cũng như dây chuyền dập nhãn mác chưa được lắp đặt nên đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tính không đồng bộ của quá trình sản xuất hàng dệt may xuất khẩu của Công ty. Hạn chế về hạn ngạch đối với một số mặt hàng xuất khẩu cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng truyền thống xưa kia giảm mạnh trong thời gian gần đây. Còn kim ngạch xuất khẩu vào một số thị trường lớn giảm có thể giải thích là do hạn chế về Quota xuất khẩu cho phép. Ngoài các nguyên nhân ở trên có thể kể đến các nguyên nhân sâu xa khác như tay nghề của lao động còn thấp, công tác nghiên cứu thị trường còn hạn chế, hoạt động marketing quảng bá sản phẩm của Công ty ra thị trường thế giới chưa được hình thành. Hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm còn rất nhiều bất cập II. Định hướng đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Công ty trong thời gian tới. Đứng trước tình hình khó khăn của thị trường may mặc nói chung trong những năm gần đây và nhằm mục đích đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may, Công ty cổ phần may Thăng Long đã tiến hành Đại hội cổ đông lần thứ nhất (tháng 4/2004). Đại hội đã đề ra chiến lược phát triển Công ty từ nay cho đến năm 2010: phấn đấu năm 2010 kim ngạch xuất khẩu đạt 30 triệu USD Cụ thể như sau: 1. Nâng cao chất lượng sản phẩm hàng dệt may xuất khẩu, thoả mãn tối đa nhu cầu của khách đặt hàng. Chất lượng sản phẩm xuất khẩu là một trong những vấn đề quan tâm nhất của Công ty hiện nay để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của Công ty. Để nâng cao chất lượng sản phẩm hàng dệt may xuất khẩu thời gian qua Công ty đã không ngừng cải tiến, tổ chức sản xuất, đổi mới công nghệ, chú trọng đầu tư cả chiều rộng lẫn chiều sâu hoạt động xuất khẩu hàng dệt may. Nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường, lấy sự thoả mãn của khách hàng làm mục tiêu phấn đấu của Công ty trong suốt quá trình phát triển. Do đặc thù của lĩnh vực công nghiệp thời trang là phục vụ cho nhu cầu phát triển ngày càng cao của xã hội, con người luôn có nhu cầu ăn mặc ngày càng đẹp hơn (tất nhiên cái đẹp còn phụ thuộc vào yếu tố của từng dân tộc, của từng lứa tuổi, từng giai đoạn phát triển của xã hội..)Nhưng nhìn chung đều hướng tới sự hài hoà giữa giản dị với trang trọng, tao nhã mà lịch sự, sản phẩm đẹp nhưng giá trị sử dụng phải cao. Để làm được điều này, trong công tác lãnh đạo và điều hành hoạt động xuất khẩu dệt may của Côgn ty, ban lãnh dạo luôn đặt vấn đề chất lượng sản phẩm lên hàng đầu. Có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi khắt khe của thị trường xuất khẩu nước ngoài. Công ty đã không ngần ngại sử dụng vốn tự có và vốn đi vay để đầu tư mua máy móc trang thiết bị dây chuyền công nghệ hiện đại tiên tiến của các nước tư bản. Do vậy mà sản phẩm xuất khẩu của Công ty đã không thua kém bất kỳ một hãng nào về chất lượng mẫu mã. Nhằm đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của thị trường trong nước mà đặc biệt là thị trường nước ngoài Công ty đã tập trung chiều sâu và chiều rộng theo hướng chuyên môn hoá và đa dạng hoá sản phẩm, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9002 và đang lắp triển khai ISO 14000 và áp dụng tiêu chuẩn SA 8000. 2. Tìm kiếm và khai thác những thị trường mới . Thị trường là một trong những yếu tố quyết định trong kinh doanh và đặc biệt là trong một doanh nghiệp xuất khẩu. Trong những năm qua hoạt động xuất khẩu chiếm một vị trí chủ đạo trong toàn bộ hoạt động của Công ty. Sản phẩm hàng dệt may xuất khẩu của Công ty đã có mặt trên 40 nước trên thế giới trong đó có những thị trường lớn như EU, Nhật Bản, Mỹ...và có quan hệ với hơn 200 khách hàng khác nhau trong đó có nhiều hãng mà tên tuổi đã được thế giới biết đến như hãng PACIFIC, hãng ITOCHU, hãng ONGOOD...Trong thời gian tới phương hướng đẩy mạnh thị trường xuất khẩu của Công ty như sau: Tiếp tục giữ vững thị trường truyền thống như Mỹ, EU, Nhật Bản... và mở rộng thêm thị trường mới như Trung Đông, Châu Phi, ASEAN... đẩy mạnh xuất khẩu hàng FOB, giảm tỷ trọng hàng gia công trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Để phát triển mở rộng thị trường quốc tế, Công ty luôn thực hiện nguyên tắc giữ vững thị trường hiện có bằng uy tín và mối quan hệ từ trước để tiếp tục giữ vững các mối quan hệ với nhều đối tác, nhiều nước, nhiều khu vực mới. Đa dạng hoá sản phẩm để thoả mãn ngày càng cao nhu cầu của tất cả các khách hàng đặc biệt là khách hàng nước ngoài. Mở rộng mạng lưới liên kết với các hãng, các khách hàng để tăng thêm thị trường mới và từ đó đi đến ký kết các hợp đồng lớn. III. Một số kiến nghị và giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Công ty Cổ phần may Thăng Long trong thời gian tới: 1. Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may. Xuất phát từ mục tiêu thoả mãn tối đa nhu cầu khách hàng và mở rộng thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Công ty, xuất phát từ những nguyên nhân của những tồn tại cần phải khắc phục trong hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Công ty trong phạm vi chuyên đề xin đưa ra một số giải pháp sau: 1.1. Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường xuất khẩu. Như trên đã nói, thị trường đóng vai trò quyết định cho sự thành công của một doanh nghiệp xuất khẩu. Do đặc thù của ngành dệt may là đáp ứng nhu cầu may mặc của người tiêu dùng tuy nhiên nhu cầu này lại thay đổi liên tục theo thời gian, theo thời tiết, khí hậu, theo lứa tuổi và theo thị hiếu thời trangvà đặc biệt là do phong tục tập quán của mỗi nước là khác nhau. Để đáp ứng ngày một tăng nhu cầu nhập khẩu hàng dệt may của các nước đòi hỏi phải có một bộ phận chuyên nghiên cứu thị trường. Nghiên cứu thị trường sẽ tìm ra những cơ hội tiêu thụ mới, và những phương hướng để khai thác những cơ hội đó một cách có hiệu quả. Hoạt động nghiên cứu thị trường xuất khẩu ở Công ty cổ phần may Thăng Long đã được triển khai trong thời gian vừa qua nhưng nhìn chung chưa phát huy được hiệu quả. Để hoạt động nghiên cứu thị trường xuất khẩu thực sự phát huy tác dụng thì cần hình thành một bộ phận chuyên nghiên cứu thị trường xuất khẩu. Thị trường xuất khẩu hàng dệt may hiện nay của Công ty hiện nay tuy không quá nhiều, quá rộng lớn nhưng lại dàn trải theo chiều rộng không theo chiều sâu- nghĩa là tập trung khai thác một thị trường cụ thể nào đó mà cứ có thị trường, có đơn đặt hàng của nước ngoài là tiến hành hoạt động xuất khẩu. Điều này khiến cho hoạt động xuất khẩu của Công ty không hiệu quả. Để khắc phục được điều này, hoạt động nghiên cứu thị trường cần phải không ngừng nghiên cứu khảo sát thị trường. Phải xác định đâu là thị trường trọng điểm, đâu là thị trường mục tiêu tiềm năng mà Công ty cần hướng tới, cần đầu tư mở rộng trong tương lai cũng như xu hướng phát triển của các thị trường: thị trường nào có xu hướng tăng, thị trường nào có xu hướng suy thoái, thị trường nào đang có xu hướng bão hoàqua đó đưa ra các kế hoạch, chiến lược riêng đói với từng thj trường. Nghiên cứu từng thị trường nghĩa là nghiên cứu nhu cầu đồng thời phân tích các yếu tố địa lý, thời tiết.. và các yếu tố thuộc về văn hoá- xã hội để từ đó lập kế hoạch thiết kế, sản xuất, giới thiệu sản phẩm sang thị trường đó và tìm kiếm đối tácTất cả hoạt động này nhất thiết công ty phải có một bộ phận chuyên nghiên cứu thị trường. Hiện tại Phòng kế hoạch xuất-nhập khẩu và phòng thị trường của Công ty thực hiện những công việc liên quan đến hoạt động xuất khẩu tuy nhiên phòng thị trường không thể đảm đương hết công việc nghiên cứu thị trường cả trong và ngoài nước trong khi đó phòng kế hoạch xuất-nhập khẩu lại không đảm nhiệm nhiều công tác nghiên cứu thị trường. Vì vậy trong thời gian tới để đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường Công ty cần thành lập một bộ phận chuyên nghiên cứu về thị trường xuất khẩu. Công việc cụ thể của bộ phận này là: +Nghiên cứu quy mô xuất khẩu của từng thị trường qua đó xem xét đâu là thị trường tiềm năng, đâu là thị trường trọng điểm. +Các biện pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu trên từng thị trường thông qua nghiên cứu xu hướng biến động của từng thị trường xuất khẩu trong tương lai +Tiến hành các hoạt động xúc tiến tìm kiếm thị trường mới. 1.2. Tăng cường công tác xúc tiến thương mại: Nếu chỉ nghiên cứu mà không có các hoạt động nhằm giới thiệu các sản phẩm dệt may xuất khẩu của Công ty thì rất khó để các bạn hàng nước ngoài và thế giới biết đến. Các hoạt động xúc tiến thương mại bao gồm :quảng cáo sản phẩm dệt may xuất khẩu, tham gia hội chợ triển lãm và một số các hoạt động xúc tiến thương mại khác. Thời gian qua hoạt động marketing, quảng cáo các sản phẩm dệt may xuất khẩu của Công ty hầu như chưa ra khỏi phạm vi trong nước. Để các bạn hàng nước ngoài biết đến THALAGO như một trong những thương hiệu nổi tiếng thì trong thòi gian tới Công ty phải: Tăng cường các chiến dịch quảng cáo, khuếch trương, giới thiệu sản phẩm thông qua việc tham gia các hội chợ quốc tế, qua các trang thông tin điện tử....Quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng như phát thanh truyền hình, sách báo tạp chí...và đặc biệt là qua các các phương tiện thương mại điện tử phạm vi toàn cầu như lập trang Web của Công ty. Hoặc cũng có thể quảng cáo ngay trên các sản phẩm dệt may xuất khẩu của Công ty. Hàng dệt may xuất khẩu của Công ty cũng có thể tham gia vào các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước. Trong thời gian tới có thể xây dựng các trung tâm giới thiệu sản phẩm của Công ty ở nước ngoài. Các hoạt động xúc tiến thương mại khác như giảm giá hàng bán đối với khách hàng đặt hàng với số lượng lớn, hoặc các chương trình khuyến mãi, tặng quà 1.3.Giải pháp về sản phẩm dệt may xuất khẩu. Để một sản phẩm dệt may được xuất khẩu đòi hỏi chất lượng phải đạt những tiêu chuẩn và yêu cầu hết sức khắt khe mà thị trường nhập khẩu đặt ra. Vì vậy nghiên cứu sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm dệt may xuất khẩu trở thành một yếu tố cơ bản nhất để duy trì và phát triển thị trường. Vì vậy cần có các giải pháp sau : 1.3.1. Nghiên cứu sản phẩm xuất khẩu: Nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Công ty cần xây dựng một chiến lược về sản phẩm xuất khẩu như sau : +Nghiên cứu tìm tòi các mẫu thiết kế mới nhằm mục đích đa dạng hoá sản phẩm. Để đa dạng hoá sản phẩm dệt may xuất khẩu trước hết phải có những thông tin về thị trường xuất khẩu như đã đề cập ở trên, sau đó cần một đội ngũ các nhà thiết kế mỹ thuật chuyên nghiên cứu sáng tạo ra các kiểu mẫu mốt mới phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của các nhóm khách hàng khác nhau. +Hoạch định chiến lược phát triển sản phẩm xuất khẩu mới: bởi các sản phẩm dệt may xuất khẩu do chỉ được nghiên cứu ở trong nước nên không thể tránh khỏi các yếu tố ngẫu nhiên khác mà khiến cho hàng dệt may xuất khẩu của Công ty không còn được ưa chuộng nữa do đó cần phải có một chiến lược phát triển. +Tập trung phát triển bề sâu các mặt hàng dệt may xuất khẩu truyền thống của Công ty: bên cạnh việc tìm kiếm và phát triển sản phẩm xuất khẩu mới, công ty cũng cần chú trọng vào các sản phẩm xuất khẩu chiến lược như áo sơ mi, áo jacket, quần âu...Phát triển các sản phẩm này nghĩa là đổi mới sản phẩm trên cơ sở sản phẩm truyền thống: như thêm thắt các hoạ tiết, kết hợp các màu sắc... 1.3.2. Nâng cao chất lượng sản phẩm hàng dệt may xuất khẩu. Một số biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm dệt may xuất khẩu : a. áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng : Cùng với việc thực hiện sản xuất theo hệ thống chất lượng sản phẩm ISO 9002 do BVQI (Vương quốc Anh) công nhận công ty: +Cần tiếp tục triển khai hệ thống quản lý chất lượng chuyển đổi ISO 14000 cùng với SA 8000. ISO 14000 là hệ thống quản lý chất lượng về bảo vệ môi trường xung quanh như xử lý rác thải...SA 8000 là tiêu chuẩn quản lý trách nhiệm xã hội đối với người lao động quy định một số việc như độ tuổi lao động, mối quan hệ lao động mà những tiêu chuẩn này thường bắt buộc đối với hàng dệt may xuất khẩu hiện nay và sau này. +Ngoài ra Công ty cần hướng tới việc thực hiện chính sách quản lý chất lượng toàn diện (TQM). +Nâng cấp các phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm tại nhà máy. Thay thế tất cả các quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm thủ công bằng một hệ thống quản lý chất lượng tự động. b. Đổi mới máy móc thiết bị : máy móc thiết bị liên quan trực tiếp tới chất lượng sản phẩm sản xuất cũng như sản phẩm xuất khẩu do đó để đẩy mạnh chất lượng hàng dệt may xuất khẩu Công ty cần: +Đầu tư thay thế máy móc thiết bị cũ kỹ lạc hậu bằng máy móc thiết bị hiện đại. Nhưng đầu tư phải có lựa chọn sao cho phù hợp với công nghệ cao và điều kiện thực tế của sản phẩm xuất khẩu. +Thực hiện tốt công tác chuẩn bị vật tư, phụ tùng thay thế để đảm bảo tiến độ sản xuất cho các đơn hàng xuất khẩu. +Nâng cấp các phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm tại nhà máy. Thay thế tất cả các quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm thủ công bằng một hệ thống quản lý chất lượng tự động. +Xem xét việc hiện đại hoá các phòng thí nghiệm của nhà máy đặc biệt là phòng thí nghiệm hoá chất nhuộm với máy khớp màu và pha thuốc tự động. 1.4.Nâng cao trình độ tay nghề của người lao động. Tay nghề lao động cũng là một trong những nhân tố tạo nên một sản phẩm có chất lượng cao. Các biện pháp đối với vấn đề lao động như sau: +Tuyển chọn đội ngũ lao động có tay nghề cao và có sức khoẻ tốt +Mở lớp dạy nghề và các lớp nâng cao tay nghề ngay tại Công ty. +Đào tạo bổ sung cán bộ kĩ thuật có trình độ và kinh nghiệm đồng thời có tinh thần trách nhiệm cao. +Đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác xuất nhập khẩu mà hiểu biết về ngoại ngữ, am hiểu về các quy ước thông lệ quốc tế trong xuất khẩu hàng dệt may 2. Một số kiến nghị. 2.1. Kiến nghị đối với bộ công nghiệp và ngành dệt may. Hiện nay Công ty cổ phần may Thăng Long đang gặp phải sự cạnh tranh của các doanh nghiệp khác trên thị trường mà đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài. Tình trạng này không riêng gì Công ty gặp phải mà rất nhiều các doanh nghiệp đang phải đối mặt với vấn đề này. Điều này là tất yếu trong nền kinh tế thị trường. Vấn đề đặt ra hiện nay là làm thế nào để quản lý được hoạt động này. Do đó xin có một số kiến nghị sau : +Củng cố và phát huy vai trò Tổng công ty dệt may Việt Nam, hiệp hội các doanh nghiệp dệt may nhằm tổ chức mối quan hệ liên kết kinh tế và phân công chuyên môn hoá trong sản xuất và trong tiêu thụ của các doanh nghiệp dệt may. +Khuyến khích và giúp đỡ các doanh nghiệp dệt may đăng ký tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9002 nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm ngành dệt may. +Tạo môi trường để thúc đẩy các doanh nghiệp dệt may cạnh tranh lành mạnh, giảm những thủ tục pháp lý rầy rà cản trở các doanh nghiệp dệt may. +Thiết lập một hệ thống thông tin thương mại quốc gia dựa trên những thành tựu khoa học-kỹ thuật, tin học viễn thông để có thể hoà nhập vào hệ thống thông tin thương mại khu vực và thế giới là một điều cần thiết. Từ đó giúp các doanh nghiệp tiếp cận được thông tin về thị trường, về giá cả hàng hóa xuát khẩu trên thị trường. +Kiến nghị về việc cấp giấy phép xuất khẩu. Ngành may xuất khẩu Việt nam chủ yếu là gia công cho nước ngoài. Bộ thương mại quy định phảI có hợp đồng cụ thể mới làm thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu. Với các quy định này, trên thực tế các daonh nghiệp này thường gặp nhiều vướng mắc, bởi vì do đặc điểm của việc gia công, khách hàng đến gia công có khi họ chỉ kí hợp đồng khống sau đó mới kí hợp đồng cụ thể. Mặt khác doanh nghiệp may thường là người nhận gia công phảI qua nhiều khâu trung gian nên có nhiều điều khoản trong hợp đồng chưa thể xác định ngay được như : Thời gian giao hàng, nhãn hiệu, mẫu mã...Có tường hợp sau khi nhận nguyên vật liệu mới biết mặt hàng cụ thể hoặc phải thoả thuận thêm các điều khoản khác..do cac quy định buộc hai bên phảI kí một hợp đồng chung mang tính đối phó. Các giấy phép xuất khẩu căn cứ vào hợp đồng nhiều khi chưa phản ánh được con số thực. Đây là một thực tế mà các cơ quan quản lí cần nghiên cứu để sửa đổi cấp giấy phép xuất – nhập khẩu cho phù hợp với các điều kiện của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó việc phân bổ hạn nghạch hiện nay còn chưa hợp lí. Có những doanh nghiệp hiện nay tìm bạn hàng còn yếu vậy mà vẫn được cấp quota với khối lượng lớn xấp xỉ với các công ty lớn. Và bất hợp lí là ở chỗ khối lượng này lớn hơn rất nhiều so với khả năng tiêu thụ của họ. Điều này dẫn đến mua, bán quota, chèn ép trong sản xuất kinh doanh, gây ra nhiều tiêu cực cho xã hội. Chính vì vậy đối với thị trường cần hạn nghạch các cơ quan chủ quản nên dựa vào năng lực thực tế về sản xuất, tiêu thụ của các đơn vị thành viên và bổ sung hạn nghạch một cách hợp lí 2.2. Kiến nghị đối với doanh nghiệp. a. Kiến nghị trên phạm vi toàn doanh nghiệp. + Mở rộng cơ sở đầu tư mới cũng như các xí nghiệp thành viên cũ để giải quyết công ăn việc làm cho công nhân cũng như việc thực hiện các đơn hàng đã kí với khách hàng + Chi phí nguyên vật liệu hiện nay là cao do nhập khẩu toàn bộ nên cần phải giảm xuống bằng cách đẩy mạnh tìm kiếm những nguồn nguyên liệu tốt ở trong nước + Thay vì gia công cho nước ngoài , doanh nghiệp cần đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu trực tiếp sang các thị trường lớn để phát triển thương hiệu của mình. Hiện nay hàng của công ty được xuất ra nước ngoài nhưng nhãn mác không phải của công ty, điều này ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của công ty. b. Kiến nghị đối với công tác thống kê ở doanh nghiệp . + Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu thống kê trong doanh nghiệp. Việc có một hệ thống chỉ tiêu chặt chẽ và đầy đủ sẽ giúp các doanh nghiệp phân tích chính xác tình hình và tìm ra các biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu. +Hình thành một bộ phận thống kê độc lập. Hiện nay ở công ty bộ phận thống kê chưa được hình thành một cách độc lập mà rải rác ở một số phòng như phòng kế hoạch xuất –nhập khẩu, phòng kế toán...Do đó để đẩy mạnh công tác thống kê ở doanh nghiệp cần thành lập riêng phòng thống kê. Nhiệm vụ của phòng là làm công tác thống kê trên tất cả các khía cạnh, các lĩnh vực của Công ty trong đó có thống kê hoạt động xuất khẩu. +Đào tạo cán bộ thống kê ở doanh nghiệp. Để làm tốt công tác này Công ty có thể gửi các cán bộ của họ đi học các lớp chuyên về thống kê ở trong nước hoặc nước ngoài. +Hoàn thiện các biểu mẫu báo cáo thống kê. Số lượng các biểu mẫu, báo cáo hiện nay ở Công ty rất nhều do đó hoàn thiện để tránh những sai sót khi khai báo hoặc sự trùng hợp giữa các biểu mẫu không cần thiết. Kết luận Xuất khẩu hàng Dệt-May hiện nay đang là một hoạt động diễn ra rất sôi động. Quá trình hội nhập kinh tế thế giới đồng thời cũng đã mở ra cho các doanh nghiệp rất nhiều cơ hội để đưa các mặt hàng của Việt nam ra thị trường nước ngoài. Các doanh nghiệp VIệt Nam đã bước đầu biết cách khai thác những lợi thế sẵn có của đất nước đồng thời tận dụng những lợi thế từ bên ngoài do vậy ngành Dệt May trở thành ngành xuất khẩu chủ lực của đất nước. Công ty May Thăng long cũng đã ra đời dựa trên những đòi hỏi về nhu cầu xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam. Từ khi ra đời đến nay, công ty thực sự đã trưởng thành lên rất nhiều do đã được cạnh tranh với nhiều đối thủ trong khu vực và thế giới và hiện nay sản phẩm của công ty đã có một chỗ đứng nhất định trên các thị trường lớn như EU, Mỹ, Nhật. Qua thời gian thực tập tại công ty , em đã bước đầu nắm bắt được cách thức hoạt động của một công ty xuất nhập khẩu. Kết hợp với những kiến thức chuyên ngành thống kê, em đã lựa chọn đề tài : “ Hoạt động xuất nhập khẩu của công ty May Thăng Long – thực trạng và giải pháp”. Luận văn tập trung vào nghiên cứu những cơ sở lí thuyết, thực tế hoạt động xuất khẩu tại công ty và từ đó phân tích một số chỉ tiêu thống kê phản ánh hoạt động trên. Bài viết đã được cố gắng và tập trung rất nhiều để hoàn thành, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và bạn đọc để em hoàn thiện tốt được luận văn của mình sau này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo hướng dẫn PGS.TS. Bùi Huy Thảo cùng các anh chị, cô chú trong Công ty cổ phần may Thăng Long đã giúp em rất nhiều trong quá trình thực tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Danh mục tài liệu tham khảo. 1.Báo cáo xuất khẩu ( Công ty cổ phần may Thăng Long) 2.Giáo trình thống kê kinh tế (Nhà xuất bản Giáo dục-TS.Phan Công Nghĩa) 3.Giáo trình thống kê công nghiệp (Nhà XB thống kê- TS.Nguyễn Công Nhự) 4.Giáo trình kinh tế ngoại thương (Nhà XB giáo dục 1998) 5.Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp dệt may đến năm 2010 (Bộ Thương Mại) 6.Tạp chí CN số 23/2001, số 17/2002, số 7/2003. 7.Tạp chí kinh tế phát triển số 112/2001. số 38/2002, số 15/2003 8.Thăng Long _45 năm xây dựng và phát triển (Công ty cổ phần may Thăng Long) mục lục Lời nói đầu 1 Chương I: Những vấn đề chung về xuất khẩu hàng dệt may và phân tích thống kê tình hình xuất khẩu hàng dệt may 2 I. Những vấn đề chung về xuất khẩu và xuất khẩu hàng dệt may 2 1. Khái niệm chung về xuất khẩu và vai trò của xuất khẩu đối với nền kinh tế quốc dân 2 1.1. Khái niệm xuất khẩu 2 1.2. Vai trò của xuất khẩu đối với nền kinh tế quốc dân 3 2. Những vấn đề chung về xuất khẩu hàng dệt may 5 2.1. Vai trò của xuất khẩu hàng dệt may 5 2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam 6 II. Phân tích thống kê xuất khẩu hàng dệt may 9 1. Sự cần thiết của việc phân tích thống kê xuất khẩu hàng dệt may 9 2. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê nghiên cứu tình hình xuất khẩu hàng dệt may 10 2.1. Sự cần thiết khách quan phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê nghiên cứu tình hình xuất khẩu hàng dệt may 10 2.2. Nguyên tắc xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê nghiên cứu tình hình xuất khẩu hàng dệt may 10 2.3. Hệ thống chỉ tiêu thống kê nghiên cứu tình hình xuất khẩu hàng dệt may 11 2.3.1. Nhóm chỉ tiêu quy mô xuất khẩu 11 2.3.2. Nhóm chỉ tiêu cơ cấu hàng dệt may xuất khẩu 15 2.3.3. Nhóm chỉ tiêu về giá xuất khẩu 16 2.3.4. Chỉ tiêu hiệu quả hoạt động xuất khẩu hàng dệt may 19 3. Các phương pháp phân tích thống kê hoạt động xuất khẩu hàng dệt may 21 3.1. Phương pháp phân tổ 21 3.2. Phương pháp bảng và đồ thị thống kê 22 3.2.1. Phương pháp bảng thống kê 22 3.2.2. Phương pháp đồ thị 23 3.3. Phương pháp hồi quy tương quan 24 3.4. Phương pháp dãy số thời gian 25 3.5. Phương pháp chỉ số 27 Chương II: Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Công ty cổ phần may Thăng Long thời kỳ 1992-2004 32 I. Khái quát chung về công ty cổ phần may Thăng Long 32 1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 32 1.1. Quá trình hình thành 32 1.2. Các giai đoạn phát triển của Công ty 32 2. Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 34 3. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty 36 4. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 37 4.1. Đặc điểm về sản xuất 37 4.2. Đặc điểm về sản phẩm 39 4.3. Đặc điểm về nguồn nguyên liệu 40 4.4. Đặc điểm về cơ sở vật chất máy móc thiết bị 41 4.5. Đặc điểm về nguồn lao động 41 4.6. Đặc điểm về vốn 42 5. Thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Công ty 43 II. Hướng phân tích hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Công ty cổ phần May Thăng Long 45 1. Lựa chọn chỉ tiêu và hướng phân tích 45 2. Lựa chọn phương pháp phân tích 46 III. Vận dụng một số phương pháp thống kê để phân tích hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Công ty cổ phần May Thăng Long 47 1. Phân tích các chỉ tiêu thống kê phản ánh tình hình xuất khẩu hàng dệt may của Công ty 47 1.1. Nghiên cứu quy mô và biến động của chỉ tiêu khối lượng hàng dệt may xuất khẩu thời kỳ 1992-2004 47 1.2. Nghiên cứu quy mô và biến động của doanh thu hàng dệt may xuất khẩu 48 1.3. Nghiên cứu quy mô và biến động của chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu 50 1.4. Phân tích chỉ tiêu giá xuất khẩu hàng dệt may bình quân 52 1.5. Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động xuất khẩu hàng dệt may 53 1.5.1. Phân tích các chỉ tiêu lợi nhuận xuất khẩu 53 1.5.2. Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả tương đối hoạt động xuất khẩu 55 2. Phân tích cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu hàng dệt may xuất khẩu 56 2.1. Cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu hàng dệt may xuất khẩu phân theo mặt hàng xuất khẩu 56 2.2. Cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu hàng dệt may xuất khẩu phân theo thị trường xuất khẩu 59 3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô xuất khẩu hàng dệt may 61 3.1. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô xuất khẩu hàng dệt may bằng phương pháp chỉ số 61 3.1.1. Phân tích biến động doanh thu hàng dệt may xuất khẩu năm 2004 so với năm 2003 do ảnh hưởng của 2 nhân tố 61 3.1.2. Phân tích ảnh hưởng của doanh thu hàng dệt may xuất khẩu năm 2004 so với năm 2003 do ảnh hưởng của 3 nhân tố 65 3.2. Phân tích mối liên hệ tương quan giữa khối lượng hàng dệt may xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu 68 4. Phân tích xu hướng và dự báo qui mô xuất khẩu hàng dệt may của Công ty trong thời gian tới 69 4.1. Phân tích xu hướng và biến động của chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu (theo giá FOB) thời kỳ 1992-2004 69 4.1.1. Nghiên cứu hàm xu thế tốt nhất biểu hiện biến động của chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu 69 4.1.2. Nghiên cứu biến động thời vụ giá trị kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 1998-2004 72 4.2. Nghiên cứu xu hướng biến động của chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ giai đoạn 1995-2004 74 4.3. Phân tích xu hướng biến động của chỉ tiêu doanh thu xuất khẩu hàng dệt may của Công ty thời kỳ 1992-2004 75 5. Dự đoán quy mô hàng dệt may xuất khẩu của Công ty cổ phần may Thăng Long trong thời gian tới 76 5.1. Dự đoán kim ngạch xuất khẩu (theo giá FOB) năm 2005-2006 76 5.2. Dự đoán doanh thu hàng dệt may xuất khẩu năm 2005-2006 78 Chương III: Một số kiến nghị và giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Công ty cổ phần may Thăng Long trong thời gian tới 80 I. Đánh giá chung hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Công ty giai đoạn 1992-2004 80 1. Kết quả đạt được 80 2. Những khó khăn đối với hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Công ty 81 II. Định hướng đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Công ty trong thời gian tới 83 1. Nâng cao chất lượng sản phẩm hàng dệt may xuất khẩu, thoả mãn tối đa nhu cầu khách hàng 83 2. Tìm kiếm và khai thác các thị trường mới 84 III. Một số kiến nghị và giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Công ty cổ phần may Thăng Long trong thời gian tới 84 1. Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may 84 1.1. Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường xuất khẩu 85 1.2. Tăng cường công tác xúc tiến thương mại 86 1.3. Giải pháp về sản phẩm của dệt may xuất khẩu 87 1.3.1. Nghiên cứu sản phẩm xuất khẩu 87 1.3.2. Nâng cao chất lượng sản phẩm 88 1.4. Nâng cao trình độ tay nghề của người lao động 89 2. Một số kiến nghị 89 2.1. Kiến nghị đối với Bộ Công nghiệp và ngành dệt may 89 2.2. Kiến nghị đối với doanh nghiệp 91 Kết luận 92 Danh mục tài liệu tham khảo 93 Nhận xét của Cơ quan thực tập Trong quá trình thực tập ở Công ty cổ phần may Thăng Long tại phòng Kế hoạch xuất- nhập khẩu, sinh viên Lê Thị Lệ Quyên đã hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao đồng thời thực hiện đầy đủ nội quy của Công ty, ham hiểu biết luôn tìm tòi sáng tạo, nhanh nhẹn, tích cực tham gia vào các hoạt động của Phòng cũng như của Công ty. Mọi số liệu được sử dụng trong Chuyên đề thực tập của Sinh viên đều do các Phòng ban trong công ty cung cấp. Hà nội. ngày 2/5/2005 Trưởng phòng kế hoạch xuất - nhập khẩu Nhận xét của Cơ quan thực tập. Trong quá trình thực tập ở Công ty cổ phần may Thăng Long tại phòng Kế hoạch xuất- nhập khẩu, sinh viên Lê Thị Lệ Quyên đã hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao đồng thời thực hiện đầy đủ nội quy của Công ty, ham hiểu biết luôn tìm tòi sáng tạo, nhanh nhẹn, tích cực tham gia vào các hoạt động của Phòng cũng như của Công ty. Mọi số liệu được sử dụng trong Chuyên đề thực tập của Sinh viên đều do các Phòng ban trong công ty cung cấp. Hà nội. ngày 2/5/2005 Trưởng phòng kế hoạch xuất - nhập khẩu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc4672.doc
Tài liệu liên quan