Đề tài Học thuyết hình thái kinh tế - Xã hội của Mác
Sự phát triển của xã hội ngày nay đã làm cho mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội ngày càng phức tạp, đa dạng và phong phú.
Phép biện chứng giữa các lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất vạch ra quy luật khách quan của sự phát triển xã hội như một quá trình lịch sử tự nhiên, kết quả là sự tác động của quy luật xã hội phụ thuộc vào những điều kiện cụ thể những điều kiện đó làm thay đổi hình thái kinh tế - xã hội này đến hình thái kinh tế - xã hội khác, mà còn từ quốc gia này đến quốc gia khác.
Quy luật xã hội có tính khách quan, không một người nào, giai cấp nào có thể xoá bỏ hoặc sáng tạo ra quy luật xã hội theo ý muốn chủ quan của mình. Nhưng điều đó không có ý nghĩa là con người bó tay trước quy luật xã hội, trái lại con người có thể nhận thức và vận dụng quy luật xã hội vào hoạt động có mục đích của mình.
11 trang |
Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 1209 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Học thuyết hình thái kinh tế - Xã hội của Mác, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần mở đầu
Lịch sử xã hội loài người là một quá trình phát triển thay thế nhau của các hình thái kinh tế - xã hội.
Yếu tố nền tảng của bất kỳ hình thái kinh tế - xã hội nào cũng là phương thức sản xuất và sâu xa hơn nữa là cơ sở hạ tầng, nên cách mạng xã hội trước hết là sự thay đổi chính bản thân các quan hệ kinh tế hợp thành cơ sở hạ tầng của xã hội. Có thể nói hình thái kinh tế - xã hội gắn liền với chiều dài lịch sử phát triển của xã hội loài người.
Vì vậy triết học ra đời do nhu cầu giải quyết những vấn đề sống còn của con người và xã hội loài người, do hoạt động thực tiễn của con người ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp. Bằng những công trình nghiên cứu tỉ mỉ về quá trình lịch sử loài người nhất là lịch sử xã hội tư bản nên Mác đã xây dựng học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội.
Như vậy, học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử với những quan hệ sản xuất của nó thích ứng với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất và một kiến trúc thượng tầng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất ấy. Từ đó nói lên ý nghĩa của học thuyết hình thái kinh tế - xã hội và sự vận dụng sáng tạo của Đảng ta trong đường lối đổi mới hiện nay.
Do thời gian có hạn và hạn chế về mặt kiến thức nên đề tài nghiên cứu của em còn nhiều thiếu sót, mong thầy cô thông cảm và đóng góp ý kiến để đề tài của em có thể hoàn chỉnh hơn. Đặc biệt chúng em xin cảm ơn thầy giáo PGS.TS Phương Kỳ Sơn đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
Nhóm sinh viên thực hiện:
Bùi Xuân Bách
Trương Hồng Nhung
Chương I
Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của Mác
1.1. Khái niệm học thuyết hình thái kinh tế - xã hội
Triết học Mác - Lênin hình dung xã hội bằng khái niệm: Hình thái kinh tế - xã hội: Xã hội ở những thời điểm lịch sử cụ thể với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng của nó, tương ứng với trình độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất và với kiến trúc thượng tầng được xây dựng trên quan hệ ấy.
1.2. Kết cấu và chức năng của các yếu tố cấu thành hình thái kinh tế - xã hội
Mỗi một hình thái kinh tế - xã hội bao gồm 3 bộ phận: Lực lượng sản xuất - quan hệ sản xuất - kiến trúc thượng tầng.
Lực lượng sản xuất là nền tảng vật chất kỹ thuật của mỗi hình thái kinh tế xã hội. Sự hình thành và phát triển của mỗi hình thái kinh tế - xã hội xét đến cùng do lực lượng sản xuất quyết định. Lực lượng sản xuất phát triển qua các hình thái kinh tế - xã hội nối tiếp nhau từ thấp đến cao, thể hiện tính liên tục trong sự phát triển loài người.
Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất là những quan hệ cơ bản ban đầu và quyết định tất cả mọi quan hệ xã hội khác. Mỗi hình thái kinh tế - xã hội lại có một kiểu quan hệ sản xuất của nó tương ứng với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất. Quan hệ sản xuất đó là tiêu chuẩn khách quan để phân biệt giữa các hình thái kinh tế - xã hội khác nhau trong lịch sử; để phân biệt giữa các hình thái kinh tế - xã hội khác nhau ta căn cứ vào hình thức sở hữu đối với tư liệu sản xuất. Mác đã từng ví quan hệ sản xuất là bộ xương của cơ thể xã hội hợp thành. Trên cơ sở những quan hệ sản xuất đó hình thành nên những quan điểm tương ứng hợp thành kiến trúc thượng tầng xã hội mà chức năng xã hội của nó là bảo vệ, duy trì và phát triển cơ sở hạ tầng sinh ra nó.
Còn kiến trúc thượng tầng là khái niệm dùng để chỉ toàn bộ những quan điểm xã hội về tư tưởng chính trị, tư tưởng pháp quyền, đạo đức, tôn giáo, triết học cùng với những thiết chế xã hội tương ứng như nhà nước, nhà thở, chùa, được hình thành trên nền tảng của cơ sở hạ tầng nhất định. Nhưng sau khi được hình thành kiến trúc thượng tầng lại tác động tích cực trở lại hạ tầng cơ sở xã hội.
Nhờ họ chuyển hình thái kinh tế - xã hội của Mác mà các yêu cầu cách mạng, các Đảng cộng sản có cơ sở lý luận để xoá bỏ một hình thái kinh tế xã hội cũ và thiết lập một hình thái kinh tế - xã hội mới.
1.3. Sự phát triển của các hình thái kinh tế xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên
Khái niệm "lịch sử tự nhiên" ở đây được hiểu đồng nghĩa với khái niệm "tất yếu" hay "quy luật". Bởi vậy vận động lịch sử ấy không hề là ngẫu nhiên mà ngược lại nó diễn ra dưới tác động của các quy luật khách quan cho nên quan điểm của Lênin hoàn toàn đúng đắn khi ông nói: "Chỉ có đem quy luật những quan hệ xã hội vào những quan hệ sản xuất và đem những quan hệ sản xuất vào trình độ của những lực lượng sản xuất thì ta mới có được một cơ sở vững chắc để quan niệm sự phát triển của hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên".
Với sự phá bỏ quan hệ sản xuất lỗi thời, xác lập quan hệ sản xuất mới phù hợp với lực lượng sản xuất đã thay đổi dẫn đến những biến đổi sâu sắc, cơ bản ở lĩnh vực kiến trúc thượng tầng xã hội đã từ giai đoạn này bước sang giai đoạn khác cao hơn. Đây là bước nhảy, bước phát triển về chất của lịch sử.
Thứ nhất: Mác đã khẳng định rằng sản xuất vật chất là cơ sở tồn tại và phát triển xã hội, rằng lịch sử phát triển của xã hội loài người thực chất là lịch sử phát triển của sản xuất vật chất sự biến đổi và tiến bộ không ngừng của lực lượng sản xuất và do đó kéo theo sự thay thế lẫn nhau của các quan hệ sản xuất, các phương thức sản xuất. Nói cách khác sự thay các hình thái kinh tế - xã hội trong lịch sử là quá trình phát triển của giới sinh vật trong tự nhiên.
Thứ hai: Sự phát triển của xã hội, sự thay thế nhau của các hình thức kinh tế - xã hội tuân theo những quy luật khách quan vốn có của nó. Động lực phát triển của xã hội nằm ngay trong lòng xã hội.
Lịch sử phát triển của xã hội loài người nói chung phải trải qua các hình thức kinh tế - xã hội một cách tuần tự từ thấp đến cao, song có thể "bỏ qua" hình thái kinh tế - xã hội này, nhảy vọt lên hình thái kinh tế - xã hội khác thường được thực hiện thông qua cách mạng xã hội.
Chương 2
Sự vận dụng của học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của Đảng ta trong cách mạng XHCN Việt Nam
2.1. Đặc điểm của nước ta khi bước vào thời kỳ quá độ
Dựa vào sự phân tích trực tiếp những mâu thuẫn của xã hội tư sản trong giai đoạn đầu phát triển của nó và dựa vào phong trào công nhân Mác và Ănghen đã đưa ra dự đoán về sự phát triển của xã hội loài người trong tương lai tất yếu phải tiến hành hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa.
Lênin cũng chỉ rõ: "Chúng ta không hề coi lý luận của Mác như một cái gì đó đã xong xuôi hẳn và bất khả xâm phạm, trái lại chúng ta coi rằng lý luận đó chỉ đặt nền móng cho môn khoa học mà những người xã hội chủ nghĩa phải phát triển hơn nữa về mọi mặt nếu họ không muốn trở thành lạc hậu với cuộc sống".
Đáng tiếc là trong những năm qua, lý luận về chủ nghĩa xã hội không những không được bổ sung, phát triển cho phù hợp với sự biến đổi của thực tiễ mà lại được giải thích một cách máy móc, một cách rập khuôn làm cho Chủ nghĩa xã hội hiện thực ở nhiều nước bị biến dạng, dẫn đến khủng hoảng và tan rã.
Đảng ta chỉ rõ "Nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế đột ư bản, từ một xã hội vốn là thuộc địa, nửa phong kiến, lực lượng sản xuất thấp, quy định tính tất yếu kinh tế - xã hội ta chưa đầy đủ, chưa chín muồi trong sự phát triển tự nhiên và tồn đọng những tàn dư quan hệ xã hội, ý thức tư tưởng tâm lý do chế độ thực dân phong kiến cũ để lại.
Nước ta gặp rất nhiều khó khăn khi bước vào thời kỳ quá độ. Đó là do hậu quả nặng nề của những cuộc chiến tranh. Bên cạnh những khó khăn nước ta còn có nhiều thuận lợi. Đó là sự lãnh đạo tài tình và sáng suốt của Đảng đã giúp đất nước vượt qua những khó khăn thử thách trước mắt. Nước ta đã mở rộng giao lưu với tất cả các nước trên thế giới, học hỏi kinh nghiệm tiếp thu nền khoa học tiên tiến.
Cơ sở thực tiễn của sự lựa chọn chủ nghĩa xã hội
Đường lối cách mạng giương cao hai ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội giải phóng khỏi áp bức xã hội là ước mơ là lý tưởng từ ngàn đời nay của nước ta, giữ độc lập dân tộc là lý tưởng và truyền thống cao đẹp của dân tộc Việt Nam. Chủ nghĩa xã hội là lý tưởng của dân tộc từ khi có Đảng.
Những vấn đề phương pháp luận, nhận thức con đường quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay.
Con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội phải trải qua thời kỳ quá độ là một tất yếu khách quan, và độ dài của thời kỳ đó phụ thuộc vào điều kiện chính trị kinh tế của mỗi nước. Đồng thời lý luận của chủ nghĩa học thuyết về hai giai đoạn của hình thái kinh tế - xã hội đó là nền tảng khoa học vững chắc của hoạt động lý luận và thực tiễn của Đảng ta.
Song song cơ sở lý luận hình thái kinh tế - xã hội, thì sự lựa chọn chính của lịch sử dân tộc cũng là vấn đề tất yếu đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Bên cạnh đó thì yếu tố khách quan và chủ quan của thời đại và dân tộc có phần tác động rất lớn đến việc lựa chọn con đường đi lên xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Không những trên cơ sở lý luận để lựa chọn con đường đi lên xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, mà còn phải dựa trên cơ sở thực tiễn.
Sự tác động của học thuyết đến Đangt ta như thế nào?
Đảng và Nhà nước ta đã có đủ kinh nghiệm và bản lĩnh trong việc tranh thủ sự giao lưu, hợp tác quốc tế để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đai hoá đât nước.
Về nhiệm vụ xây dựng CNXH, Đại hội xác định:
"Nhiệm vụ bao trùm, mục tiêu tổng quát trong những năm còn lại của chặng đường đầu tiên là ổn định mọi mặt tình hình kinh tế xã hội, tiếp tục xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh công nghiệp hoá XHCN trong chặng đường tiếp theo".
2.2. Đường lối cách mạng xã hội Việt Nam là sự vận động sáng tạo về học thuyết kinh tế - xã hội của Mác
Những tiền đề lý luận và thực tiễn của con đường đi lên XHCN ở miền Bắc.
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng năm 1930 khẳng định: Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng đê đi tới xã hội cộng sản.
Tháng 2 năm 1951, báo cáo chính trị Đại hội 2 của Đảng đã ghi rõ: "về mục đích trước mắt, Đảng lao động Việt Nam đoàn kết và lãnh đạo toàn dân kháng chiến cho đến thắng lợi hoàn toàn, giành lại thống nhất và độc lập hoàn toàn; lãnh đạo toàn dân thực hiện dân chủ mới, xây dựng điều kiện tiên tiến đến CNXH". Đồng thời Đại hội 2 đã thấy rõ được tính chất khó khăn, lâu dài của bước chuyển cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân lên CNXH: "Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam tiến lên CNXH. Con đường tiến lên CNXH là một con đường đấu trnah lâu dài, trải qua nhiều giai đoạn".
Thực tiễn cho đến năm 1954, CNXH với tính cách là một mục tiêu lý tưởng dã có tác dụng to lớn động viên quần chúng nhân dân đi lên theo Đảng đã làm nên chiến thắng cách mạng tháng 8 và bảo vệ những thành quả đó bằng cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp.
Sau khi hoàn thành cách mạng DTDCND ở miền Bắc, nếu đi theo con đường TBCN. Dân lại một lần nữa bị áp lực bóc lột. Đây là một điểm hoàn toàn phi lý nó đi ngược lại xu thế tiến bộ của thời đại và nguyện vọng của nhân dân. Do đó, con đường bỏ qua chế độ TBCN mà tiến thẳng lên XHCN ở miền Bắc là sự lựa chọn có cơ sở bỏ qua chế độ TBCN mà tiến thẳng lên XHCN ở miền Bắc là sự lựa chọn có cở lý luận và thực tiễn, phù hợp với xu thế của thời đại và trào lưu dân chủ tiến bộ trên toàn thế giới.
Sau tháng chiến chống thực dân Pháp: miền Bắc có 5 thành phần kinh tế và cần thiết phải duy trì và phát triển. Mọi thành phần kinh tế đều là lực lượng xây dựng CNXH. Duy trì và phát triển nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên CNXH là một quan điểm đúng đắn.
Cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH phải được xây dựng từng bước trên nền tảng kinh tế mà trong đó thành phần kinh tế nhà nước và tập thể đóng vai trò chủ đạo và kết hợp với các thành phần kinh tế quốc doanh và các thành phần kinh tế khác.
Đưa miền Bắc tiến lên CNXH bỏ qua giai đoạn TTBCN là một chủ trương đúng đắn, đó không chỉ là sự vận dụng sáng tạo quan điểm cách mạng không ngừng của Lênin mà còn đáp ứng yêu cầu xây dựng cuộc sống ấm no, tự do hạnh phúc, của nhân dân Miền Bắc. Chỉ viện cho cách mạng miền Nam. Trong những năm đầu, chủ trương đưa miền Bắc tiến dần từng bước vững chắc lên CNXH là hoàn toàn phù hợp.
2.3. Đảng ta tiếp tục thực hiện đường lối cách mạng XHCN ở Việt Nam
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, xã hội tư bản ra đời thay thế xã hội phong kiến là một bước tiến bộ, cách mạng trong lịch sử phát triển nhân loại. Chủ nghĩa tư bản ra đời đã thực sự cách mạng hoá những quan hệ sản xuất và do đó, đã cách mạng hoá toàn bộ những quan hệ xã hội, đã tạo ra những lực lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của tất cả các thế lực trước kia gộp lại.
Chính vì vậy, sự ra đời của chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản không phải là ý muốn chủ quan trên cơ sở của những tiền đề vật chất do chủ nghĩa tư bản tạo ra, đồng thời cũng là kết quả của việc giải quyết các mâu thuẫn vốn có trong lòng xã hội tư bản.
Dựa trên cơ sở phân tích xu hướng của thời đại và điều kiện cụ thể của nước ta, Đảng ta vãn kiên định con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội với mục tiêu: "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh",.
Chương 3
Phương hướng xây dựng hình thái kinh tế - xã hội ở nước ta trong giai đoạn cách mạng mới
3.1. Sứ mệnh lịch sử và vai trò lãnh đạo của Đảng trong thế kỷ 21
Trong thế kỷ 21, dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam, dân tộc Việt Nam đã đạt được những thành tựu vĩ đại. Bước vào thế kỷ 21, Đảng Cộng sản Việt Nam có vai trò và sứ mệnh lịch sử to lớn và nặng nề hơn: lãnh đạo toàn dân củng cố vững chắc độc lập dân tộc và xây dựng đất nước theo con đường XHCN trên nền tảng tư tưởng là chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Sự nghiệp xây dựng XHCN ở Việt Nam đã có những nền tảng nhất định. Do đó đã củng cố niềm tin của Đảng và nhân dân vào con đường đã chọn. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ:
"Cuộc cách mạng XHCN là cuộc biến đổi khó khăn và sâu sắc nhất. Chúng ta phải xây dựng một xã hội hoàn toàn mới xưa nay chưa từng có trong lịch sử dân tộc ta". Người nhấn mạnh: "chúng ta phải dùng những phương pháp gì? Hình thức gì? đi theo tốc độ nào để tiến dần lên CNXH? Đó là những vấn đề đặt ra trước mắt Đảng hiện nay".
Đảng ta đã ý thức rõ trách nhiệm và vai trò lãnh đạo của mình. Từ đó Đảng ta đã đưa ra đường lối kinh tế và chiến lược phát triển mới.
3.2. Quan điểm phát triển kinh tế - xã hội của nước ta
Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thànhphần theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta không nằm ngoài mục tiêu tăng trưởng, phát triển kinh tế và thực hiện công bằng xã hội. Đảng ta luôn khẳng định mực tiêu: "Tiếp tục sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội".
3.3. Đường lối kinh tế và chiến lược phát triển
Đường lối kinh tế của Đảng ta là: Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp; ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng XHCN, phát huy cao độ nội lực đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hoá, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường quốc phòng an ninh.
Mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2001-2010 là: Đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao chất lượng đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân.
Phát triển kinh tế, công nghiêp hoá, hiện đại hoá là nhiệm vụ trung tâm.
Phát triển kinh tế nhiều thành phần.
Tiếp tục tạo lập đồng bộ các yếu tố của kinh tế thị trường: Tăng cường vai trò quản lý kinh tế của nhà nước.
3.4. Thế hệ trẻ Việt Nam mãi mãi đi theo con đường của Đảng và Bác Hồ vĩ đại.
Để thế hệ trẻ mãi mãi đi theo con đường của Đảng và Bác Hồ vĩ đại, xứng đáng với niềm tin của nhân dân; đội ngũ thanh niên phải đảm bảo vai trò xung kích cách mạng và là đội hậu bị tin cậy của Đảng.
Hiện nay phong trào thanh niên tình nguyện với nhiều hoạt động phong phú, đa dạng: "Thanh niên lập nghiệp", "Tuổi trẻ giữ nước", "Rèn đức luyện tài, lập nghiệp, giữ nước".
Phần kết luận
Sự phát triển của xã hội ngày nay đã làm cho mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội ngày càng phức tạp, đa dạng và phong phú.
Phép biện chứng giữa các lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất vạch ra quy luật khách quan của sự phát triển xã hội như một quá trình lịch sử tự nhiên, kết quả là sự tác động của quy luật xã hội phụ thuộc vào những điều kiện cụ thể những điều kiện đó làm thay đổi hình thái kinh tế - xã hội này đến hình thái kinh tế - xã hội khác, mà còn từ quốc gia này đến quốc gia khác.
Quy luật xã hội có tính khách quan, không một người nào, giai cấp nào có thể xoá bỏ hoặc sáng tạo ra quy luật xã hội theo ý muốn chủ quan của mình. Nhưng điều đó không có ý nghĩa là con người bó tay trước quy luật xã hội, trái lại con người có thể nhận thức và vận dụng quy luật xã hội vào hoạt động có mục đích của mình.
Lịch sử đã chứng minh loài người trải qua nhiều hình thái kinh tế - xã hội và không phải bất kỳ quốc gia nào cũng phải tuần tự trải qua các hình thái kinh tế - xã hội đã từng có trong lịch sử.
Như vậy, sự vận dụng học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của Đảng trong cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam lại càng có một ý nghĩa rất qua trọng cho việc xác định đường lối chiến lược, sách lược vốn có ở Việt Nam, để làm cơ sở khoa học cho việc phân kỳ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 8944.doc