Đề tài Hội nhập kinh tế Việt Nam-Asean : Những đặc trưng, kinh nghiệm và giải pháp

Asean- một tổ chức kinh tế khu vực với bề dày của sự phát triển hơn 32 năm. Đó là một chặng đường đầy khó khăn thách thức, song cũng là một chặng đường từng bước đi tới thắng lợi vẻ vang. Ngày nay mặc dù không ít những khó khăn thách thức, đặc biệt do sự tác động của cuộc khủng hoảng tài chính- tiền tệ ccã và đang diễn ra, song Asean vẫn là một tổ chức liên kết khu vực có uy tín và vị thế nhất định trong thế giới đang diễn ra xu hướng khu vực hoá, toàn cầu hoá. Đối với Việt Nam, việc gia nhập Asean là một bước quan trọng trong việc thực hiện chut trương đa phương hoá quan hệ đối ngoại, góp phần ổn định và xây dựng một Đông Nam Á hoà bình, ổn định và phồn vinh. Đồng thời việc tham gia Asean sẽ tạo ta khả năng mới trong sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.

doc38 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1899 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hội nhập kinh tế Việt Nam-Asean : Những đặc trưng, kinh nghiệm và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghiệp chế biến của các nước Asean. Trong khi đó Việt Nam cũng cần bán những sản phẩm thuộc loại này. Mặt khác, trong quá trình chuyển đổi cơ cấu, các nước Asean đang tìm cách chuyển nhượng kỹ thuật, công nghệ xế chiều sang thị trường các nước chậm phát triển hơn. Trong lĩnh vực quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Asean những năm gần đây đã khởi sắc, tốc độ và khối lượng đầu tư buôn bán hai bên đều tăng, song cũng có một số vấn đề cần phải được tính đến. Đó là quan hệ thương mại vẫn ở tình trạng cơ cấu giản đơn, xuất khẩu chủ yếu vẫn là nguyên liệu và nông sản sơ chế. Cán cân thương mại của Việt Nam với các nước Asean còn mất cân đối lớn, Việt Nam vẫn là nước nhập siêu, trao đổi mậu dịch của Việt Nam chỉ chiếm khoảng 1% giá trị ngoại thương của các nước Asean. Phần lớn các dự án đầu tư của Asean vào Việt Nam tập chung vào một số lĩnh vực như: Công nghiệp chế biến, nông, lâm, hải sản, dịch vụ và du lịch, với số vốn đầu tư nhỏ chưa tương xứng với tiềm năng của các nước này. Điều này phản ánh sức thu hút đầu tư của nước ta đối với các nhà đầu tư Asean chưa thật hấp dẫn, cần phải nghiên cứu để tìm ra nguyên nhân và giải pháp thiết thực để tạo điều kiện cho việc đầu tư từ nước ngoài nói chung và của Asean nói riêng. Khó khăn rõ nhất của Việt Nam khi ra nhập Asean là phải tham gia vào AFTA, phải chấp nhận luật chơi, tuân thủ các qui định của hiệp ước thuế quan ưu đãi hiệu quả chung (CEPT). Việc tham gia AFTA, Việt Nam vừa có cơ hội vừa có thách thức. Cơ hội vì Việt Nam nhanh chóng hoà nhập vào mạng lưới mậu dịch rộng lớn của Asean. Thách thức nền kinh tế sẽ bị đặt vào thế cạnh tranh không cân sức với các đối thủ mạnh hơn và có kinh nghiệm hơn. Trong điều kiền chênh lệch về trình độ kỹ thuật, hàng hoá Việt Nam tuy có cùng chất lượng mẫu mã, kiểu dáng nhưng giá thành sản phẩm của Việt Nam còn cao hơn, do chi phí cao, điều đó không có lợi trong môi trường cạnh tranh, ngược lại hàng của Asean sẽ chiếm lĩnh thị trường của Việt Nam do giá rẻ hơn, chính sách xuất khẩu nhạy bén hơn. Thứ hai, khi hội nhập, Việt Nam phải tham gia góp vốn và thành lập các tiểu ban thích ứng với các hoạt động của Asean, như việc đóng góp vốn theo tỷ lệ xác định để tham gia hiệp hội, góp vốn theo tư cách đầy đủ của thành viên ngân hàng phát triển Châu á (ADB), tham gia các tổ chức các sinh hoạt chính trị, các chương trình, hiệp định trên tất cả các ngành, lĩnh vực thuộc Asean. Như vậy là diện hợp tác rất rộng, đòi hỏi phải có sự tham gia của nhiều bộ, nhiều ngành, trong khi số giỏi nghiệp vụ, thạo tiếng anh chưa nhiều, việc tham gia của Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn, hạn chế, thậm chí có thua thiệt. Thứ ba, trong quá trình hội nhập tất sẽ có một số kẻ thù địch với Đảng và nhân dân ta “ thừa gió bẻ măng” thực hiện âm mưu diễn biến hoà bình, tuyên truyền những tư tưởng phi vô sản, truyền những nọc độc văn hoá, những yếu tố ngược với truyền thống dân tộc. Đây là những cản trở không nhỏ đối với việc giữ vững sự lãnh đạo của Đảng cộng sản và định hướng xã hội chủ nghĩa, giữ gìn bản sắc, truyền thống văn hoá dân tộc, để không bị “hoà tan”, đánh mất mình. Đó cũng là một thách thức, khó khăn mà ta không thể xem nhẹ. Hội nhập Asean, Việt Nam có cơ hội để vượt lên, nhưng trong quá trình này cũng không ít thách thức, khó khăn. Cơ hội là lớn còn phải phát huy lâu dài. Thách thức tuy không nhỏ, song không cơ bản, nó sẽ giảm đi theo thời gian cùng với đà phát triển kinh tế đất nước và trình độ quản lý. Tất cả còn ở phía trước, cho nên phải thực hiện nghiêm chỉnh quan điểm chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về hoạt động kinh tế đối ngoại. Mỗi cấp, mỗi ngành khi quan hệ với các tổ chức cũng như khi tham gia các lĩnh vực hoạt động của Asean, phải có phương hướng, kế hoạch, giải pháp cụ thể đối với từng chương trình, dự án. Đồng thời phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cấp, các ngành để việc triển khai thực hiện các chương trình, dự án với Asean có hiệu quả, tránh những sơ hở thiếu sót xảy ra, có như vậy, việc hội nhập Asean của Việt Nam mới nhanh chóng, hiệu quả. Chương II Hội nhập kinh tế Việt Nam-asean Những kinh nghiệm chủ yếu I. Những qui luật về sự vận dụng các nhân tố nội lực để thúc đẩy phát triển kinh tế và thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế trên cấp khu vực và thế giới 1. Tăng cường vai trò của nhà nước Vai trò kinh tế của nhà nước trước hết thể hiện ở chiến lược kinh tế đúng đắn, vì có chiến lược đúng thì các sách lược và công cụ trong tay nhà nước trở nên có hiệu quả và nội lực kinh tế được phát huy đầy đủ. Về kinh tế, chiến lược phát triển công nghiệp hướng về xuất khẩu được coi là nhân tố quan trọng nhất, vì nó định hướng cho toàn bộ chính sách khác dù những biểu hiện cụ thể của mỗi nước khác nhau, song nhìn chung nó được coi là đường lối thống nhất của các quốc gia Asean. Tuy thời điểm có khác nhau, song các nước Đông Nam á đã chuyển từ “ Chiến lược phát triển công nghiệp thay thế hàng nhập khẩu” (ISI) sang “ chiến lược phát triển công nghiệp hướng về xuất khẩu” (EOI) bắt đầu từ cuối những năm 1960 . Ngoài ra, sự can thiệp của nhà nước vào thị trường đã khuyến khích mọi thành phần kinh tế phát triển và thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá (CNH-HĐH) để nâng cao tính năng hiệu quả của nền kinh tế. Nhà nước luôn tìm cách phối hợp giữa khu vực kinh tế tư nhân và kinh tế nhà nước, khu vực đầu tư nước ngoài để đảm bảo sự phát triển cân đối trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Thành phần kinh tế trong buổi đầu của quá trình thực hiện chiến lược EOI phải đảm bảo phát triển lĩnh vực ít hấp dẫn đối với kinh tế tư nhân hoặc kinh tế tư nhân không đủ năng lực. Khi tư sản dân tộc đã từng bước trưởng thành, có thể xây dựng được các xí nghiệp có sản phẩm đa dạng, phức tạp trong các ngành mũi nhọn, thì nhà nước từng bước chuyển giao cho họ các ngành đó để tập trung vào phát triển các ngành hạ tầng vật chất cho nền kinh tế hoặc đảm nhận đi vào các ngành kinh tế mũi nhọn có trình độ kỹ thuật công nghệ phức tạp hơn. Phương pháp thế chân như vậy được áp dụng ở hầu hết các mối tương quan kinh tế giữa kinh tế tư nhân và kinh tế nhà nước trong trạng thái cạnh trạnh nhưng lại không diễn ra quá trình cấm đoán và loại trừ nhau mà tạo ra quá trình kinh tế nhà nước dẫn dắt kinh tế tư nhân đi theo qũi đạo đã vạch ra của mình. Hơn nữa nhà nước can thiệp vào kinh tế để ổn định kinh tế vĩ mô là nhằm thúc đẩy tăng trưởng và hội nhập kinh tế giữa các quốc gia trong khối và toàn bộ Asean vào nền kinh tế thế giới. Trước khi cuộc khủng hoảng tiền tệ nổ ra làm rối loạn toàn bộ cơ chế hoạt động bình thường của nền kinh tế Asean, thì người ta cho rằng, thành tựa của các nước Asean trong quản lý kinh tế vĩ mô nhìn chung là tốt so với các nước đang phát triển khác. Hai biểu hiện quan trọng nhất của việc quản lý tốt này là lạm phát thấp và môi trường kinh tế vĩ mô có thể dự báo được. Hai vấn đề này đã tạo niềm tin cho các nhà kinh tế trong việc đầu tư và lập kế hoạch tương lai. Yếu tố quan trọng để duy trì sự ổn định này là việc cung tài chính ở mức điều hoà được, nói chung là thấp và nợ nước ngoài không cao, trừ hai ngoại lệ chưa bao giờ đe doạ làm suy giảm giá trị tín dụng quốc tế. 2. Thông qua CNH- HĐH để đẩy nhanh quá trình hoà nhập kinh tế Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng khơi dậy tiềm năng của các ngành truyền thống và từng bước phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ, phục vụ cho thị trường khu vực và thế giới. Nền kinh tế của các quốc gia Asean vốn đều có điểm xuất phát từ nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu. Do đó, vấn đề hiện đại hoá sản xuất nông nghiệp thông qua “cách mạng xanh” với các giống cây, con gia súc có sản lượng cao được thực hiện từ những năm 60. Đây là điểm trọng yếu trong chiến dịch chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các quốc gia Asean sáng lập (Asean 5). Vì hiện đại hoá nông nghiệp không chỉ giải quyết được nạn đói cho dân số đông và mức tăng dân số cao, mà còn khai thác được lợi thế tuyệt đối của vùng khí hậu và địa lý để xuất khẩu nông sản, giải quyết vấn đề lao động cho phát triển công nghiệp. Sự thành công trong việc khơi dậy nguồn lực đất đai và lao động được thực hiện ở Inđonesia, quốc gia có dân số đông nhất Asean. Hiện đại hoá nông nghiệp không gây ra quá trình sa thải lao động và phân phối bất bình đẳng ở nông thôn như người ta dự đoán, mà trái lại nó đã tạo ra cơ sở để mở rộng và phát triển các ngành khác. Yếu tố tích cực ở đây là các quốc gia Asean đã tạo ra được ngành nông nghiệp hàng hoá phát triển hơn trước nhiều lần. Quá trình tích tụ đất đai diễn ra từng bước cùng với việc tăng vụ và sử dụng canh tác mới phù hợp với đòi hỏi của công nghệ sinh học. Nhiều đồn điền và trang ấp ra đời để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là khu vực trồng cây công nghiệp. Malaysia là nước để lại kinh nghiệm quí báu trong việc xây dựng một ngành nông nghiệp có đủ đồn điền và kinh tế hộ đạt hiệu quả cao, còn Thailand chủ yếu dựa vào các hộ sản xuất nhỏ. Trong quá trình hiện đại hoá nông nghiệp, tất cả các quốc gia Asean đều tạo ra được kết cấu hạ tầng ở nông thôn khá bền vững và cơ bản. Tuy nhiên trong điều kiện kinh tế thị trường ngành sản xuất nông nghiệp của bất cứ quốc gia Asean nào, vấn đề hiện đại hoá luôn gắn liền với khai thác cạn kiệt năng lực của đất đai và nạn phá rừng, gây ô nhiễm nguồn nước và không khí… Để lại những hậu quả kinh tế, xã hội to lớn. Do đó việc điều chỉnh nhà nước bằng cả các công cụ luật pháp và kinh tế đối với nông nghiệp là không thể xem nhẹ. Đối với công nghiệp quá trình chuyển đổi cơ cấu diễn ra theo xu hướng cơ bản sau: Một là, chuyển mạnh sang các ngành sản xuất phục vụ xuất khẩu cần thiết. Hai là, tập trung vào phát triển các ngành chế tạo, bao gồm cả những ngành chế tạo máy móc thiết bị, ngành chế biến và hàng tiêu dùng dân dụng. Ba là, chú trọng tiếp thu và chuyển giao công nghệ của nước ngoài thông qua con đường thương mại và liên kết liên doanh từ đó xuất hiện các hình thức sở hữu hỗn hợp. Bốn là, phát triển cân đối các cơ sở sản xuất công nghiệp qui mô lớn và ưu tiên khơi dậy các xí nghiệp qui mô nhỏ để thu hút các nguồn lực của xã hội, đồng thời tạo ra tính linh hoạt trong kinh doanh của khu vực này . Thứ năm, chú trọng đến các mô hình công nghiệp hoá tập trung từ đó hình thành nên các khu công nghiệp và khu công nghệ gắn với nghiên cứu và đào tạo tại chỗ. Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khu vực dịch vụ của các quốc gia Asean phát triển nhanh từ những năm 60 . Tốc độ tăng tỷ trọng cuả ngành này trong GDP còn nhanh hơn cả nông nghiệp và công nghiệp, tỷ lệ tạo việc làm và trình độ ứng dụng khoa học, công nghệ mới cũng vậy. Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế , có ba ngành dịch vụ cơ bản đều được các quốc gia tập trung phát triển. Đó là dịch vụ du lịch, dịch vụ tài chính, dịch vụ giao thông vận tải. II. Những kinh nghiệm về sử dụng các nhân tố ngoại lực kết hợp với các nhân tố nội lực phát triển kinh tế và thúc đẩy tiến trình hội nhập 1. Phát triển và mở rộng thương mại là bài học quí báu để phát triển kinh tế và hội nhập các nền kinh tế có trình độ khác nhau Quá trình hội nhập kinh tế được đo bằng tốc độ hội nhập, chỉ số này bằng mức gia tăng bình quân hàng năm của ngoại thương trừ đi mức gia tăng bình quân của tổng sản phẩm quốc dân. Thành công của những chiến lược định hướng xuất khẩu thể hiện ở sự tăng trưởng nhanh hàng xuất khẩu. Đồng thời tăng tỷ trọng hàng nhập khẩu trong các thị trường OECD chủ chốt và thể hiện sự đa dạng về cơ cấu hàng xuất khẩu. Hơn 25 năm trước đây, hàng xuất khẩu chủ lực của Thailand là gạo, của Malaysia là cao su, thiếc và Inđonesia là cao su và dầu mỏ. Nhưng đến đầu thập kỷ 90, bức tranh này đã thay đổi. Hàng chế tạo hiện nay là hàng mục xuất khẩu chủ yếu của tất cả các nước và đã lên tới ít nhất 40% tổng kim gạch hàng xuất khẩu. Nhờ thực hiện chiến lược CNH- HĐH nhằm vào xuất khẩu cơ cấu hàng hoá đã thay đổi theo hướng tăng nhanh những mặt hàng chứa nhiều chất xám và giá trị gia tăng, giảm chủng loại hàng hoá sơ chế và nguyên liệu cũng như hàng hoá dịch vụ chứa nhiều lao động sống. Để sử dụng các nhân tố ngoại lực, tăng nội lực kinh tế các quốc gia Asean thực hiện tích cực việc mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế và khu vực. Trong suốt thời kỳ dưới ách thực dân, các nền kinh tế Asean từng bị trói chặt vào các thế lực cường quốc. Thay đổi chính trong 25 năm qua là sự liên kết kinh tế mạnh mẽ hơn trong khu vực châu á- Thái Bình Dương rộng lớn nhờ vào bổ sung mạnh mẽ, sự gần gũi và những sáng kiến tiểu khu vực cũng như song phương nên đã giảm được các hàng rào bảo hộ thương mại và đã tăng cường sự tương đồng về thương mại. Để tạo điều kiện cho nền kinh tế còn non yếu thích ứng từng bước với điều kiện thương mại quốc tế, các quốc gia ngoài việc liên kết với các tập đoàn xuyên quốc gia (TNCs ) còn thành lập các khu chế xuất (KCX). Cả đất nước Singapore được xem như là một KCX, ở đây không hề có hàng rào bảo hộ. Malaysia, Thailand, Philippines đều xây dựng các KCX. Các khu này thường biệt lập về mặt địa lý với nội địa, miễn thuế nhập - xuất khẩu, có trật tự hành chính đặc biệt thoát khỏi các điều chỉnh kinh tế của chính phủ. Việc xây dựng các KCX và thương mại tự do là một thử nghiệm, nhằm thúc đẩy thương mại và xác định cụ thể đầu tư nhà nước vào chúng có tạo ra một tỷ lệ lợi nhuận hợp lý hay không mà từ đó phát triển rộng ra. 2. Tạo lập môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút đầu tư nước ngoài là kinh nghiệm quí báu để thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế trong khối Asean và thế giới Chiến lược kinh tế mở không chỉ là mở rộng thương mại quốc tế, mà nội dung của nó là mở cửa nền kinh tế để thu hút đầu tư và chuyển giao công nghệ từ nước ngoài tập trung vào các ngành phục vụ cho thị trường thế giới. Điều đó xuất phát từ nguyên tắc sử dụng ngoại lực để tăng cường nội lực kinh tế, chính vì vậy mà sau thập kỷ 60, khi các chính sách hướng nội ít thành công, một số quốc gia Asean như Singapore, Malaysia đã bắt đầu quan tâm đến mở cửa nền kinh tế và thu hút đầu tư nước ngoài. Trước thập kỷ 60, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hầu như chỉ bắt nguồn từ Tây Âu và Mỹ, cho mãi cuối thập kỷ 60 dòng FDI từ Nhật Bản mới chảy vào Đông Nam á , vì nước này mất dần lợi thế trong các ngành sử dụng lao động và đáp ứng các điều kiện đầu tư to lớn hơn. Hơn nữa, Nhật Bản là quốc gia Châu á, phong cách và phương thức gần gũi với các quốc gia Châu á hơn, ngoài ra đầu tư của họ còn “kiến tạo thương mại” và các công ty của Nhật Bản trong thập kỷ 70 rất phù hợp với các nước Đông Nam á, đó là mô hình nhà máy nhỏ, sử dụng nhiều lao động, sẵn sàng tham gia liên doanh… Chính vì vậy, Nhật Bản và các quốc gia Asean gặp gỡ nhau trong hợp tác đầu tư và đôi bên cùng có lợi. Vai trò Nhật Bản đối với các quốc gia Asean là to lớn. Chính vì vậy các nước Asean đã cải thiện điều kiện đầu tư và quan hệ kinh tế đối ngoại để hấp dẫn đối tác của quốc gia này. Các luồn đầu tư chuyển giao công nghệ chủ yếu là từ Nhật Bản. ODA song phương của Nhật Bản chảy vào “Asean 5” và Việt Nam lên đến 29 tỷ USD ( giai đoạn 1951-1995) và FDI là 50,7 tỷ USD giai đoạn từ năm 1951 đến tháng 9/1996. ở cuối giai đoạn hai và giai đoạn ba, chính phủ các nước Asean đã thu hút đầu tư từ nước ngoài trực tiếp hướng vào xuất khẩu và chính nguồn đầu tư này đã góp phần mở rộng xuất khẩu các hàng hoá chế tạo sản xuất ở nội địa làm cho cơ cấu hàng xuất khẩu thay đổi mạnh. Vấn đề chuyển giao công nghệ và phát triển nguồn nhân lực các công ty chi nhánh nước ngoài xúc tiến hết sức tích cực đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ và chế tạo và quản lý. III. Cuộc khủng hoảng tiền tệ cuối thập kỷ 90 đã thể hiện những thất bại trong việc sử dụng ngoại lực kết hợp với nội lực của tiến trình hội nhập kinh tế Asean 1. Diễn biến tình hình Khủng hoảng nổ ra đầu tiên ở Thailand. Ngân hàng trung ương Thailand tuyên bố thả nồi đồng bath, sau đó lan sang Philippine, Malaysia, Inđonesia… ở các mức độ nhẹ hơn, cuộc khủng hoảng đã tác động đến kinh tế Singapore, Hồng Kông, Đài loan. Tới tháng 11/1997 khủng hoảng lan tới Hàn Quốc, và ảnh hưởng tới nền kinh tế Nhật Bản, Mỹ, Tây Âu rồi toàn cầu. Như vậy, sự tác động của nó có tính dây truyền biểu hiện mối liên kết kinh tế ở Asean và thế giới đã lệ thuộc chặt chẽ vào nhau. Những dấu hiệu khủng hoảng xuất hiện ở Thailand từ cuối năm 1995, sau nhiều năm kinh tế phát triển nhanh, lạm phát tăng, cán cân thanh toán thâm hụt, chỉ giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán giảm nhanh… Năm 1996, tốc độ tăng trưởng của Thailand chỉ đạt 6,7% (so với 8,7% năm 1995), lạm phát 7% (so với 4,5% năm 1995), xuất khẩu chỉ tăng 7% (1995: 28%), ngân sách thâm hụt trên 7% GDP, cán cân vãng lai thâm hụt 8,2% GDP, nợ nước ngoài lên đến gần 100 tỷ USD, trong đó 40% là nợ ngắn hạn. Dự trữ ngoại tệ của đất nước giảm còn 26,6% GDP Tình hình kinh tế 1997 tiếp tục xấu đi. Tới tháng 6/1997 ,40 công ty tài chính Thailand phải đóng cửa. Đồng Bath chao đảo. Để bảo vệ đồng Bath, ngân hàng trung ương Thailand đã phải bán USD ra để bình ổn thị trường. Dự trữ ngoại tệ của Thailand giảm sút mạnh , từ hơn 33 tỷ USD tháng 5/1997. Tới khi không còn khả năng can thiệp thị trường, Ngân hàng trung ương Thailand tuyên bố thả nổi đồng Bath, khủng hoảng bùng nổ. Ngay lập tức đồng Bath mất giá 20-30%, cho tới thời điểm cao nhất đồng Bath mất giá 108%, từ 25 bath/1USD giảm xuống tới 54-55 Bath/1USD. Khủng hoảng lan sang các nước Đông Nam á khác, mặc dù chính phủ các nước này tìm mọi cách chống đỡ ( Ngân hàng trung ương các nước đều phải bỏ ra nhiều tỷ USD để bảo vệ đồng tiền của mình). Đồng Peso của Philippines giảm giá khoảng 43%, đồng Ringgit của Malaysia cũng giảm giá hơn 40%, đồng Rupi của Inđonesia từ chỗ 2433 Rupi/ 1USD, có lúc xuống tới 16500 Rupi/ USD, trung bình mất giá 77%. Các nền kinh tế Singapore, Hồng Kông, Đài Loan vững chắc hơn, việc giảm giá đồng tiền cũng ở mức nhẹ hơn. Đồng Đô-la Singapore mất giá khoảng 10% , đồng NT của Đài Loan giảm giá 24%. Tới cuối tháng 10/1997, kinh tế Hàn Quốc, nền kinh tế đứng thứ 11 trên thế giới, bị khủng hoảng. Đồng Won của Hàn Quốc từ hơn 900 Won/USD có ngày giảm tới 1760 Won/USD. Trung bình mất giá hơn 50%. Cùng với sự mất giá của đồng tiền, thị trường chứng khoán cũng có nhiều biến động lớn, giá cổ phiếu của công ty tụt xuống nhanh chóng, giao dịch trên thị trường ngừng trệ. Hàng loạt công ty phá sản ( tháng 11/1997 Malaysia có 6578 doanh nghiệp phá sản, tăng gấp 13 lần so với năm 1996). Chính phủ Hàn Quốc phải đóng cửa 14/30 ngân hàng thương mại. Thailand đình chỉ hoạt động của 56/58 công ty tài chính của nước này. Inđônêsia đóng cửa 16 ngân hàng và tiến hành tổ chức lại hệ thống ngân hàng thương mại. 2. Bài học thất bại về việc sử dụng ngoại lực kết hợp với nội lực trong phát triển kinh tế và hội nhập vào thị trường quốc tế Thứ nhất là, kinh tế phát triển nhanh nhưng chủ yếu dựa vào nền kinh tế nước ngoài, đặc biệt là đầu tư ngắn hạn, đầu tư gián tiếp tăng nhanh cuối thập kỷ 80 đầu 90. Các nguồn đầu tư gián tiếp, trực tiếp, các nguồn tín dụng nước ngoài cả ngắn hạn và dài hạn đã từng là những nguồn lực chủ yếu tạo nên tốc độ tăng trưởng cao liên tục 7-8% năm của các nước Đông Nam á trong thời gian qua. Khi kinh tế bước đầu phát triển thì nhu cầu tiêu dùng của dân cư trong các nước của khu vức tăng mạnh, mặc dù tỉ lệ tiết kiệm chung khá cao (30-40% GDP), nhưng lại tiêu phí vào mua sắm hàng tiêu dùng cao cấp, xa xỉ của nước ngoài, đi du lịch … Làm tỷ lệ nguồn vốn đầu tư trong nước giảm tương đối. Khi khủng hoảng xảy ra, ở nhiều nước như Thailand, Hàn Quốc đều phải thừa nhận rằng “thói quen tiêu sai” đã là một trong những nguyên nhân sâu xa của cuộc khủng hoảng hiện tại. Hơn nữa, trong các nguồn vốn đầu tư nước ngoài, thì vốn đầu tư trực tiếp chỉ khoảng 20%, còn 80% là đầu tư gián tiếp thông qua việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu, tín dụng trên thị trường chứng khoán, trong đó nhiều hoạt động có tính đầu cơ phát triển không kiểm soát nổi. Trong các nguồn vốn tín dụng thì vay ngắn hạn chiếm một tỷ lệ lớn. Bởi vậy khi kinh tế có biến động, có dấu hiệu suy thoái, các nhà đầu tư bán tháo các chứng khoán, chuyển đổi thanh ngoại tệ, rút vốn ra ngoài làm đồng nội tệ mất giá nhanh chóng dẫn đến sụp đổ thị trường chứng khoán. Trên thực tế đã diễn ra như vậy ở các nước khủng hoảng. Thứ hai là, mất cân đối trong cơ cấu đầu tư, đầu tư kém hiệu quả.ở các nước xảy ra khủng hoảng đều do tình trạng là vốn đầu tư hạn hẹp nhưng đều đã đầu tư thiên lệch, quá mức cho lĩnh vực kết cấu hạ tầng, trong khi các lĩnh vực tăng thêm năng lực sản xuất, tăng sức cạnh tranh cho nền kinh tế thì chưa đầu tư đúng mức. Điều đó cho thấy sự can thiệp của nhà nước quá sâu vào lĩnh vực kinh tế không cân nhắc tính hiệu quả trong hoạt động kinh tế của mình. Hơn nữa, ngoài một lượng vốn lớn được sử dụng vào kinh doanh có tính chất đầu tư trên thị trường chứng khoán, thì một lượng vốn lớn khác lại được đầu tư vào kinh doanh địa ốc, bất động sản cũng có tính chất đầu cơ. Khi thị trường bất động sản thua lỗ, kéo theo tình trạng mất khả năng thanh toán của hàng loạt các ngân hàng, công ty tài chính thì gây ra biến động lớn trên thị trường chứng khoán và tiền tệ. Thứ ba là, thực hiện chiến lược phát triển nhanh nhờ đẩy mạnh xuất khẩu, nhưng chính sách xuất khẩu có sai lầm. Chuyển từ chiến lược công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu sang chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu, lấy xuất khẩu làm động lực phát triển kinh tế vào những năm 70, đã tạo nên sự phát triển nhanh và ổn định kinh tế trong nhiều năm. Song xuất khẩu của các nước này chủ yếu dựa trên nguồn lao động dồi dào và giá nhân công rẻ đã ít chú ý đến đổi mới máy móc, thiết bị, công nghệ và việc đào tạo nâng cao tay nghề của người lao động. Mặt khác, tăng trưởng xuất khẩu chủ yếu dựa vào các yếu tố đầu vào hơn là chú ý vào nâng cao năng xuất và hiệu qủa cạnh tranh. Hơn nữa, chính sách xuất khẩu theo hướng độc canh tập trung quá cao vào một số mặt hàng. Bởi vậy khi tình hình thị trường thế giới biến động, xuất hiện nhiều đối thủ mới có sức cạnh tranh mạnh về nhiều loại mặt hàng xuất khẩu lớn như: hàng may mặc, điện tử, giày dép… thì xuất khẩu của các nước này bị thu hẹp. Xuất khẩu giảm, nhập khẩu tăng làm cán cân thương mại ( cán cân vãng lai) bị thâm hụt. Để bù đắp ngoại tệ thiếu hụt bổ sung bằng vay nợ mà chủ yếu là vay ngắn hạn với lãi xuất cao. Thailand vay ngắn hạn chiếm 40% tổng số nợ nước ngoài. Thứ tư là, nợ nước ngoài và nợ quá hạn ở mức cao. Phát triển kinh tế chạy theo số lượng, chủ yếu dựa vào nguồn vốn bên ngoài, tỷ lệ huy động được các nguồn lực trong nước rất thấp lại sử dụng được vốn đầu tư kém hiệu quả, chất lượng thấp, yếu kém trong quản lý vay và trả nợ nên đã dẫn đến gánh nặng nợ nước ngoài ngày càng lớn. Nhìn lại quá trình phát triển kinh tế của Asean ta thấy, việc khu vực tư nhân vay tiền diễn ra khi kinh tế của khu vực phát triển nhanh chóng trong nữa sau thập kỷ 80 và tưởng chừng đây là quá trình phát triển bền vững lâu dài. Đặc biệt khi Computer và công nghệ thông tin đã thúc đẩy thị trường tài chính trong thời đại toàn cầu hoá làm cho tiền vốn có thể luân chuyển từ nơi này sang nơi khác một cách nhanh chóng nhằm thu được lợi nhuận cao. Asean trở thành mục tiêu của nhiều nhà đầu tư nước ngoài, khi đó việc phát hành tín dụng dể dàng, lãi suất thấp đã khiến số lượng tiền vay ngắn hạn băng USD tăng lên rất nhiều. Đa số khoản tiền vay nay đã được đã được đầu tư vào lĩnh vực bất động sản và thị trường chứng khoán tăng nhanh trị số phát triển ở khu vực không bền vững kết cục là sự tan vỡ của các nền kinh tế “ bong bong”. Sự đổ vỡ khi các khoản nợ đến hạn phải trả gây sức ép nặng nề lên hệ thống ngân hàng, đến một thời điểm nào đó, đặc biệt khi xuất hiện hành vi đầu cơ ngoại hối và buôn bán ngoại tệ có tính phá hoại làm “cầu” ngoại tệ tăng đột biến. Mất cân đối cung- cầu, thị trường tiền tệ mất ổn định đột ngột làm xuất hiền bản năng bầy đàn (Herd instinct), tạo ra cuộc khủng hoảng tiền tệ tràn từ nước này sang nước khác. Thứ năm là, hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính phát triển quá nhanh về số lượng, nhưng hoạt động kém hiệu quả. Trong những năm kinh tế phát triển nhanh, hệ thống các ngân hàng thương mại và công ty tài chính cũng phát triển, thậm chí phát triển quá nhanh lại không được củng cố nên hoạt động kém vững chắc. Việc quản lý nhà nước đối với khu vực này rất yếu kém, tạo những kẽ hở tiêu cực như: sự cấu kết giữa các quan chức Chính phủ, các ngân hàng và các doanh nghiệp để tham ô hối lộ. Chất lượng của hệ thống ngân hàng và các công ty tài chính quá thấp, các khoản nợ khó đòi tăng quá mức cho phép. Nợ khó đòi của các ngân hàng và công ty tài chính ở Thailand lên đến 20% GDP, Inđônêsia là11% GDP, Malaysia là 23% GDP. Hoạt động của các ngân hàng và các công ty tài chính bung ra, nhiều lĩnh vực khó kiểm soát, việc tự do hoá các loại giao dịch tài khoản vốn và ngoại tệ quá mức, các bảng tổng kết tài sản thiếu lành mạnh, coi nhẹ việc phòng ngừa các loại rủi ro tài chính. Hơn nữa hoạt động của chúng bị chi phối nhiều bởi các cấp chính quyền làm cho sai lệch quá xa khỏi quỹ đạo bình thường. 3. Hậu quả của cuộc khủng hoảng Cuộc khủng hoảng đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng lâu dài tới các nước bị khủng hoảng, tới cả kinh tế khu vực và thế giới và làm chậm tiến trình hội nhập của các nước trong khu vực. Do phải sử dụng một lượng lớn ngoại tệ để chống đỡ khủng hoảng , dự trữ ngoại tệ của các nước này giảm đi nhiều ( Thailand từ 33 tỷ còn 15 tỷ USD. Philippines dự trữ ngoại tệ chỉ còn 10 tỷ USD cũng phải dùng 20% để can thiệp thị trường). Nợ nước ngoài tính bằng đồng nội tệ của các nước này tăng lên từ 30-40% tuỳ theo mức độ mất giá của từng đồng tiền ( nợ nước ngoài của Malaysia tính bằng nội tệ thưo tỷ giá cũ tăng từ 29 tỷ USD lên 36,5 tỷ USD. Của Inđônêsia từ 109,3 tỷ USD lên 150,8 tỷ USD…). Trong số nợ đó phần lớn là nợ ngắn hạn làm cho rủi ro và thiệt hại do vay nợ càng cao. Gánh nặng nợ nần càng tạo thêm khó khăn cho đất nước. Hàng loạt doanh nghiệp phá sản, mất khả năng thanh toán. Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn về vốn vì không vay được các ngân hàng trong nước và ngoài nước. Những doanh nghiệp sử dụng nhiều nguyên liệu nhập khẩu gặp khó khăn vì tiền trong nước mất giá nguyên liệu lên ecao. Các Chính phủ đều phải đình hoãn việc xây dựng các công trình lớn, các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn đầu tư … Hoạt động đầu tư kinh doanh bị đình đốn. Từ chỗ có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao liên tục nhiều năm, được xem là những “con rồng”, nay tốc độ tăng GDP giảm đột ngột, phải sau nhiều năm mới có thể phục hồi. Sản xuất đình đốn làm nạn thất nghiệp tăng cao, Malaysia, Thailand trong giai đoạn kinh tế phát triển cao đã thu hút lao động từ nước ngời, thì nay sử dụng các biện pháp cứng rắn để đuổi những người lao động nước ngoài nhập cư trái phép, huỷ bỏ các hợp đồng nhập khẩu lao động vước ngoài, yêu cầu doanh nghiệp sử dụng lao động trong nước nhưng vẫn không giảm được tình trạng thất nghiệp. Điều đó cho thấy, khủng hoảng đã thực sự là nhân tố ngăn cản tiến trình hợp tác và hội nhập giữa các quốc gia Asean. Tình trạng giá cả hàng hoá và thuế tăng lên, trợ cấp giảm xuống do chính sách tài chính khắc khổ, thất nghiệp gia tăng càng làm cho đời sống người lao động khó khăn, tạo nên sự căng thẳng về xã hội. Cuộc khủng hoảng của các nước châu á này khởi đầu từ Asean ảnh hưởng tới nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Nhật Bản chịu ảnh hưởng lớn của cuộc khủng hoảng trước hết là các ngân hàng, công ty tài chính, vì Nhật Bản là bạn hàng lớn, nguồn cung cấp tài chính lớn cho các nước này, dẫn tới nhiều vụ phá sản của các công ty tài chính lớn tiêu biểu như công ty chứng khoán Yamaichi, đây được coi là vụ phá sản lớn nhất của Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai. Cuộc khủng hoảng này làm tốc độ tăng trưởng chung của kinh tế thế giới chậm lại. Theo dự báo của IMF, tốc độ tăng trưởng trung bình của kinh tế thế giới 1998-1999 giảm ít nhất 0,7 từ 4,1% năm 1997 giảm xuống còn 3,1% năm 1998 và 3,7% năm 1999. Chương III Hội nhập kinh tế việt nam- Asean những giải pháp cơ bản I. Các giải pháp tăng cường nội lực nhằm thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế Việt Nam vào Asean 1. Về đầu tư chuyển dịch cơ cấu kinh tế Để khắc phục những khó khăn, phát huy những thành tựa đã đạt được, Chính phủ Việt Nam đã vạch ra một chương trình thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát huy nội lực, nâng cao hiệu quả và tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế để thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế Asean với các giải pháp sau: * Hoàn thiện hệ thống chính sách tài khoá- tiền tệ để huy động được nguồn vốn trong nước, triển khai đầu tư chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Về chính sách tài khoá: Cần phải ban hành các chính sách tiết kiệm cho tiêu dùng, dành một phần đáng kể ( ít nhất là 30%) nguồn ngân sách cho tích luỹ, trong đó phần cho đầu tư phát triển không dưới 18%, đồng thời tìm mọi cách giải ngân nhanh các chương trình dự án ODA đã cam kết ( la vốn đối ứng, giải phóng mặt bằng…). Ngoài ra cần ban hành các chính sách khuyến khích để các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và đưa toàn bộ phần lợi nhuận sau thuế vào đầu tư phát triển. Khuyến khích khấu hao nhanh, sắp xếp, tổ chức lại doanh nghiệp nhà nước, tiến hành cổ phần hoá một số doanh nghiệp để tăng vống đưa vào đầu tư theo chương trình hành động và các quyết định mới của Chính phủ. Đối với khu vực tư nhân và dân cư trong vước cần đẩy mạnh việc thực hiện luật khuyến khích đầu tư trong nước, xác định hướng các dự án khuyến khích đầu tư ở vùng trọng điểm có cơ chế chính sách huy động tốt nguồn lao động dồi dào trong từng khu vực dân cư để xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng. Về chính sách tiền tệ tín dụng: Trong giai đoạn hiện nay do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính – tiền tệ, nên việc huy động nguồn vốn trong nước có khó khăn. Hơn nữa các doanh nghiệp sợ rủi ro nên không muốn vay ngoại tệ để nhập thiết bị đầu tư, trong khi đó các đơn vị cung cấp tín dụng thì thừa nguồn vốn bằng nội tệ, trong khi cơ chế cung cấp tín dụng của ta chưa thật sự đảm bảo an toàn cho người cho vay…Do vậy, chính sách tiền tệ – tín dụng cần có biện pháp tháo gỡ triệt để, nhằm tăng khả năng huy động nguồn vốn từ trong nước và từ vay vước ngoài. Đồng thòi tiếp tục đổi mới cơ chế cho vay- trả để nguồn vốn được sử dụng có hiệu quả. Giải pháp tín dụng tập trung vào “ Đối tượng cho vay là các dự án đang chuyển tiếp, hoặc đã ký hợp đồng tín dụng” * Điều chỉnh qui hoạch phát triển và kế hoạch đầu tư ở tất cả các cấp, các ngành, vùng lãnh thổ và địa phương theo hướng hiệu quả, phát triển nhanh và tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế để thực hiện đẩy nhanh tiến trình hội nhập nền kinh tế quốc gia vào Asean. * Huy động các nguồn vốn cho đầu tư sản xuất các mặt hàng xuất khẩu, hình thành các vùng nguyên liệu cho xuất khẩu để tạo dựng các ngành kinh tế mũi nhọn hoà nhập vào thị trường Asean. 2. Về xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội * Các giải pháp tạo lập hạ tầng vật chất cho nền kinh tế tạo điều kiện phát triển kinh tế thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế Việt Nam vào Asean. Một là, cần cố gắng khai thác tối đa các nguồn thu để bảo đảm đủ mức chi cho đầu tư phát triển như kế hoạch đã đề ra. Hai là, nghiên cứu cơ chế để chuyển một phần vốn tín dụng ưu đãi sang cấp cho các công trình xây dựng cơ bản cấp bách, nóng bỏng, chủ yếu là vốn đối ứng cho các chương trình, dự án ODA, không dùng để trả nợ khối lượng xây dựng cơ bản trong năm. Ba là, huy động thêm nguồn vốn trong dân để đưa vào tín dụng đầu tư bằng cách bù lãi suất cho các tổ chức cho vay. Bốn là, bảo đảm đầy đủ và kịp thời vốn đối ứng cho các dự án đã triển khai. 3. Đầu tư chuyển giao công nghệ là giải pháp chiến lược nhằm tăng cường nội lực kinh tế, thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế Việt Nam vào Asean Về ngành: Những ngành, những khu vực có tác dụng chi phối đến nhiều ngành khác, thúc đẩy các ngành khác đổi mới, phát triển như: Điện tử- tin học, vật liệu, chế tạo máy… Các ngành sản xuất sản phẩm xuất khẩu chủ yếu, phải sử dụng công nghệ tiên tiến nhất, đảm bảo chất lượng, tính cạnh tranh cao của sản phẩm. Chú trọng những ngành không ccòi hỏi nhiều vốn và công nghệ cao, và có trể sinh lợi nhanh thì phải dùng nhiều hình thức huy động vốn trong nước, với các loại hình đầu tư toàn bộ hoặc chiếm tỷ lệ góp vốn lớn nếu thực hiện liên doanh. Về địa bàn đầu tư, cần có chính sáh và biện pháp hữu hiệu để thu hút vào những nơi có tiềm năng nhưng trước mắt còn nhiều khó khăn. Vệ hình thức đầu tư, cần đa phương hoá và chú ý thêm những hình thức mới như đầu tư tài chính. Về đối tác đầu tư, cần tăng cường hợp tác với TNCs để tranh thủ nguồn công nghệ, tiếp cận cách quant lý hiện đại và thâm nhập nhanh vào thị trường quốc tế, mở rộng được thị trường mới, song phải ưu tiên hợp tác với các quốc gia Asean để thúc đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế. II. Các giải pháp tăng cường hợp tác kinh tế sử dụng các nhân tố ngoại lực, phát huy nội lực để phát triển kinh tế và hội nhập giữa các quốc gia Asean 1. Các giải pháp tăng cường hợp tác kinh tế sử dụng ngoại lực để phát huy nội lực của mỗi quốc gia Hợp tác kinh tế từng phần là giải pháp chiến lược dài hạn thúc đẩy tiến trình hội nhập của các quốc gia Asean. Để đạt được hiệu quả dựa trên các nguyên tắc lợi ích do qui chế hợp tác vạch ra, các nước Asean ngoài việc hợp tác trên cơ sở Asean còn tiến hành hợp tác từng phần. Đây là giải pháp được coi là thích hợp nhất với các nước Asean trong giai đoạn hiện nay cũng như trong tương lai lâu dài. Thông qua hợp tác về tiểu vùng kinh tế khu vực, các nước Asean sẽ khai thác được lợi thế tuyệt đối về tài nhuyên thiên nhiên, sức lao động kết hợp với trình độ kỹ thuật cao của các đô thị nằm trong tiểu khu vực, nhằm hoà nhập các lợi thế tuyệt đối riêng biệt thành một lợi thế tổng hợp chung để đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng theo hình thức liên kết kinh tế cấp tiểu vùng đã được các nước Asean triển khai xây dựng từ năm 1989 với tam giác tăng trưởng đầu tiên gồm: Singapore, Bang Johor của Malaysia và Rian của Inđônêsia. Mô hình này được coi là mô hình tam giác tăng trưởng Nam Asean, trong đó Singapore có nguồn lực chất lượng cao và kết cấu hạ tầng tốt, Malaysia có đất đai rộng và lao động rẻ. Thành công trong hợp tác kinh tế của mô hình kt của mô hình tam giác nam Asean đã đưa đến sự ra đời của tam giác Tây- Bắc Asean bao gồm: các tỉnh phía nam Thailand, đảo Penang của Malaysia và các tỉnh phía bắc Pumatra của Inđônêsia. Chính sự nhất thể hoá kết cấu hạ tầng và sự loại bỏ đường biên giới vùng với các hàng rào thuế quan đối với việc kinh doanh trong tam giác tăng trưởng đã cho phép mở rộng có hiệu quả không gian kinh tế của khu vực hơn là từng nước riêng lẻ. Giải pháp hợc tác kinh tế nội bộ theo mô hình tam giác tăng trưởng giữa các nước Asean đã mở ra một triển vọng tốt đẹp cho sự thịnh vượng chung của toàn khối và cho chính bản thân của từng nước riêng biệt. Tuy mới trở thành một thành viên chính thức của Asean từ năm 1995, song để thúc đẩy tiến trình hội nhập Việt Nam- Asean chúng ta đang chuẩn bị tham gia vào các chương trình hợp tác về kinh tế với nhiều dự án hợp tác vèe khoa học, công nghệ , môi trường và chuển bị tham gia hợp tác kinh tế tiểu vùng sông Mê- Kông với Laos, Thailand và Campuchia. Thực hiện mục tiêu của AFTA. Một là, thực hiện tự do hoá thương mại Asean bằng việc loại bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan trong nội bộ khu vực. Tự do hoá thương mại là giải pháp chiến lược thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế Asean. Những giải pháp về thuế quan khi hội nhập AFTA: - Để thực hiện CEPT, trước hết ta bị giảm nguồn thu ngân sách. Vì trong những nước nền kinh tế kém phát triển như ta, thuế xuất là nguồn thu quan trọng của ngân sách. - Hoàn thiện biểu thuế quan đối với những nước ngoài AFTA. Hai là, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Asean bằng việc tạo dựng Asean thành một thị trường thống nhất và hấp dẫn các nhà đầu tư quốc tế. - Thu hút FDI trong khu vực và quốc tế là giải pháp chiến lược thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế Asean. Đây là giải pháp chiến lược quan trọng tạo dựng thị trường thống nhất để cải thiện môi trường thu hút FDI vào Asean nhằm thúc đẩy tiến trình hoà nhập giữa các nền kinh tế trong khối. + Dưới tác động của phân công lao động được tiến hành nội bộ Asean, các quốc gia phải lựa chọn các mặt hàng xuất khẩu có lợi thế so sánh đồng thời phải mở cửa thị trường của mình cho nhiều mặt hàng xuất khẩu từ Asean, từ kó mà thực hiện tiến trình hội nhập và ruát ngắn thời gian nhất thể hoá kinh tế, hình thành một cơ cấu kinh tế khu vực năng động thích hợp. + Dưới tác động của CEPT về giảm thuế quan, lưu chuyển mậu dịch giữa các quốc gia Asean sẽ được thúc đẩy, khối lượng mậu dịch tăng và đặc biệt , giá thành cuả sản phẩm cùng loại sản xuất tại Asean sẽ giảm. Đây là yếu tố tạo sự hấp dẫn lớn đến với các nhà đầu tư trực tiếp quốc tế ngoài Asean. 2. Thông qua thực hiện các đề án trong “Chương trình hợp tác công nghiệp Asean” (AICO) là giải pháp để thúc đẩy tiến trình hội nhập thực sự nền kinh tế Việt Nam vào Asean * AICO giải pháp kinh tế chiến lược thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế Asean Hội nhập giữa các quốc gia Asean thông qua AFTA, thực chất là chỉ tạo ra những điều kiện và môi trường thuận lợi để tận dụng tối ưu các lợi thế của từng quốc gia với một thị trường khu vực thống nhất nhằm tạo ra đối sách có ưu thế hơn trước luồng vận động mạnh mẽ của thương mại và đầu tư trong kinh doanh quốc tế hoá đời sống kinh tế ngày một tăng nhanh. Song để đi tới sự hoà nhập sâu sắc có tính nhất thể hoá cao về kinh tế phải tính đến các chương trình hợp tác mang tính thay đổi sức sản xuất và thay đổi cơ cấu kinh tế của mỗi nước theo hướng phân công lao động được phối hợp trên toàn bộ khu vực để tận dụng tối ưu lợi thế tuyệt đối của mỗi quốc gia. Chính vì vậy, chương trình hợp tác trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp được quan tâm ngay từ khi ra đời Asean. * Các chương trình hợp tác của AICO Một là, chương trình hợp tác và tạo điều kiện then lợi, mục đích chính của chương trình này là tăng cường tính rõ ràng và có thể biết trước của luật pháp và chính sách có liên quan đến mỗi nước, đơn giản hoá trủ tục đầu tư. Hai là, chương trình ccàm phán và tự do hoá. Mục đích của nó là nhằm thực hiện một số biện pháp nhằm hỗ trợ cho tự do hoá hơn nữa trong môi trường đầu tư ở mỗi nước. Ba là, chương trình xúc tiến và mở rộng sự hiểt biết nhằm tăng cường hơn nữa hợp tác của các nước Asean thông qua các chương trình xúc tiến đầu tư và mậu dịch. * Các giải pháp thực thi AICO nhằm thúc đẩy tiến trình hội nhập của công nghiệp Việt Nam vào nền kinh tế Asean Để đi tới kết quả cụ thể và vươn tới những mục tiêu đã định, Việt Nam trở thành nước công nghiệp vào 2020 . Ngay từ bây giờ, chính sách và giải pháp công nghiệp hữu hiệu của Việt Nam cần phải can thiệp vào việc phát triển các khối ngành sau: + Khối ngành định hướng xuất khẩu. + Khối ngành cơ bản có tác động thúc đẩy tăng cương của nhiều ngành trong nền kinh tế, đặc biệt chú trọng các doanh nghiệp liên kết trên cơ sở thực thi AICO để thúc đẩy tiến trình hoà nhập của Việt Nam vào Asean. + Khối ngành công nghiệp mới cần phải nuôi dưỡng và phát triển để duy trì lợi thế cạnh tranh trong tương lai của đất nước. + Bên cạnh sự tập trung nguồn lực vào việc thúc đẩy sự phát triển của các khối ngành trên, cần phải hỗ trợ nghiên cứu và phát triển ở các công ty, thành lập các trung tâm nghiên cứu, các trung tâm dịch vụ thông tin thị trường và công nghệ. III. Những giải pháp cấp bách nhằm hạn chế tác hại của khủng hoảng tài chính- tiền tệ, khôi phục lại trạng thái phát triển cao, năng động, hội nhập nhịp nhàng của Asean 1. Những giải pháp kiểm soát tài chính- tiền tệ cứng rắn để chống đầu cơ tiền tệ của Malaysia Là một trong các giá trị trụ cột trong nền kinh tế Asean, có qui mô mậu dịch đứng thứ 15 thế giới, có tốc độ phát triển chỉ sau Singapore trong Asean, Malaysia cũng bị cuốn vào vòng xoáy của cuộc khủng hoảng tiền tệ từ năm 1997. Tình trạng suy thoái kinh tế diễn ra ở hầu hết các ngành kinh tế, trừ khu vực dịch vụ. Trong thời điểm căng thẳng nhất của cuộc khủng hoảng, đồng ringgít mất giá tới 80 %, chỉ số thị trường chứng khoán Kuala Lumpur rơi từ 1200 xuống còn 260 điểm, cuốn trôi theo 3 tỷ USD của thị trường vốn. Trước tình hình này, lãnh đạo nhà nước Malaysia cho rằng, nguyên nhân chính do “ bọn buôn bán tiền tệ và bọn lợi dụng thị trường chứng khoán gây ra”. Dó đó chỉ có thể hạn chế và khắc phục được khủng hoảng bằng giải pháp tài chính- tiền tệ cứng rắn . Việc áp dụng các giải pháp tài chính – tiền tệ cứng rắn từ tháng 9/1998 đã đem lại kết quả khả quan: Kinh doanh được khôi phực và hoạt động tốt, giá cổ phiếu tăng, các khoản vay không sinh lời giảm, các công ty, ngân hàng hùng mạnh trở lại tạo ra nhiều việc làm cho người bản địa và lạm phát chỉ ở mức 1,5%. 2. Những giải pháp tình thế “trọn gói” của Chính phủ Thailand thực thi hạn chế tác hại của khủng hoảng tài chính – tiền tệ ở Thailand Chúng ta biết tằng cội nguồn của cuộc khủng hoảng ở Thailand (7/1997) chính là khủng hoảng của khu vực tài chính – ngân hàng. Do đó, liều thuốc chữa trị cho chứng bệnh này phải tập trung vào lĩnh vực đó và việc con bệnh bình phục lại được là điều rất hệ trọng và là mục tiêu chủ yếu tring hoạt động kinh tế của Chính phủ. Theo “ giải pháp trọn gói”, thì ngân hàng Thailand (BOT)- ngân hàng trung ương của nước này sẽ nắm quyền quản lý thêm hai ngân hàng thương mại nữa, tức là đúng thoã thuận với IMF vào thời hạn 14/8/1998 . Tuy vậy, vẫn không thực hiện được việc tái cơ cấu vốn. Do đó, BOT đã nắm quyền quản lý thêm cả 5 công ty tài chính khác vì những tổ chức này “ đã vỡ nợ, không thể thực hiện được các tác nghiệp bình thường của mình”. 3. Những vận hội ló rạng đằng sau sự sụp đổ tài chính- tiền tệ, suy thoái và thất nghiệp cao trong nền kinh tế Asean và những giải pháp lợi dụng thời cơ này để thoát khỏi khủng hoảng, tăng cường hội nhập kinh tế Những cơ hội quan trọng nhất mà cuộc khủng hoảng này đem lại sẽ là việc cải tiến lĩnh vực quản lý tài chính của đất nước. Thực tiễn khủng hoảng cho thấy, cả khu vực nhà nước và tư nhân còn có nhiều lãng phí, có quá nhiều người được tuyển dụng vào làm ở một ít công việc, thái độ dễ dãi trong chỉ tiêu tiền bạc đã xuất hiện ở nhiều nhà lãnh đạo quốc gia và Chính phủ cũng như ở các doanh nghiệp . Cuộc khủng hoảng đã dạy cho họ thấy, giờ đây tất cả mọi khoản chi tiêu phải được xem xét kỹ lưỡng và khoản nào không thực sự cần thiết sẽ dứt khoát được cắt bỏ. Cơ sở tài chính của đất nước cần được củng cố và tổ chức lại cho phù hợp với xu thế phát triển mới. Các quốc gia ở khu vực này đã làm như vậy một phần bằng việc phục hồi nền kinh tế trong nước, một phần bằng việc giảm nhu cầu ngoại tệ và chủ yếu bằng sự phát huy nội lực kinh tế và hợp tác kinh tế trong khối Asean. Trong quá trình này, phương hướng mới sẽ được áp dụng và thực tế mới sẽ náy sinh. Đông Nam á có thể không trở lại được tốc độ tăng trưởng trước đây vốn chủ yếu dựa vào đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, họ sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào khả năng hợp tác kinh tế và nội lực của từng quốc gia. 4. Những tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế châu á vào nền kinh tế Việt Nam *Những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính- tiền tệ châu á vào nền kinh tế Việt Nam Trong cuộc khủng hoảng Việt Nam khác với các nước trong cùng khối ở các điểm cơ bản như: Thị trường tài chính kém hoà nhập, đặc biệt là thị trường chứng khoán chưa thực sự hoạt động: Các luồng vốn chảy vào thị trường Việt Nam chủ yếu là FDI và ODA ưu đãi đầu tư gián tiếp hầu như chưa có nhiều nên khả năng vốn rút chạy ồ ạt khó khăn. Tuy vậy, những tác động kìm hãm tăng trưởng không phải là không nan truyền vào Việt Nam: Về xuất khẩu: Tốc độ tăng xuất khẩu trung bình hàng năm giảm từ 30 % xuống còn 20% và có xu hướng tiếp tục giảm vào năm 1998. Ta biết rằng, hàng hoá của Việt Nam ở khu cực đang chịu tác động trực tiếp của cuộc khủng hoảng vì xuất sang các nước khu vực châu á, năm 1996-1997 chiếm tới 66-68% tổng hàng xuất khẩu; trong khi 26% kim ngạch xuất khẩu của ta năm 1997 là các hàng hoá chịu sức ép cạnh tranh của các quốc gia đang bị khủng hoảng rất cao. Về FDI: Cuộc khủng hoảng kinh tế châu á đã ảnh hưởng xấu tới hoạt động của FDI ở Việt Nam trên cả khía cạnh thực hiênc các dự án đã dấp giấy phép và thu hút cá dự án FDI mới. Số dự án được cấp giấy phép từ giữa 1997 và năm 1998 giảm. Về đầu tư bằng vốn ODA: Cuộc khủng hoảng đã làm cho giá trị đồng tiền của các quốc gia bị khủng hoảng suy giảm, trong đó có cả đồng Yên (Nhật Bản), Won ( Hàn Quốc)… Các dự án của Việt Nam ký kết từ nguồn ODA bằng đồng riền của các quốc gia bị ảnh hưởng của khủng hoảng mặc nhiên bị giảm sút día trị. Khủng hoảng tác động không nhỏ đến mặt bằng giá trị ở Việt Nam * Các giải pháp cấp bách để khắc phục ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế châu á vào nền kinh tế Việt Nam nhằm tăng cường hợp tác và hội nhập kinh tế. Để tăng cường và thúc đẩy tiến trình hợp tác và hoà nhập vào nền kinh tế Asean, một mặt Việt Nam phải kịp thời đưa ra các giải pháp kinh tế nhằm hạn chế hậu quả xấu làm suy yếu nội lực kinh tế; mặt khác tăng cường hợp tác cùng các quốc gia trong khối Asean vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế. Đối với lĩnh vực thương mại quốc tế Ngoài việc duy trì và mở rộng thị trường hiện có, đặc biệt là các thị trường đang bị khủng hoảng cần phải có những giải pháp mềm dẻo hợp lý, có thể chấp nhận hàng xuất khẩu để đứng vũng lâu dài ở các thị trường Nga, Trung cận đông, Châu Phi và Mỹ La Tinh cũng như quan hêh thương mại chính ngạch với Trung Quốc. Đối với lĩnh vực đầu tư Phân tích đánh giá lại tình hình, hiệu quả đầu tư thuộc tất cả các nguồn vốn để tìm ra những bất hợp lý trong cơ cấu vốn đầu tư đặc biệt là việc sử dụng các nguồn vốn ngắn hạn và vốn LC trả chậm đầu tư vào đất đai, bất động sản… Kết luận Asean- một tổ chức kinh tế khu vực với bề dày của sự phát triển hơn 32 năm. Đó là một chặng đường đầy khó khăn thách thức, song cũng là một chặng đường từng bước đi tới thắng lợi vẻ vang. Ngày nay mặc dù không ít những khó khăn thách thức, đặc biệt do sự tác động của cuộc khủng hoảng tài chính- tiền tệ ccã và đang diễn ra, song Asean vẫn là một tổ chức liên kết khu vực có uy tín và vị thế nhất định trong thế giới đang diễn ra xu hướng khu vực hoá, toàn cầu hoá. Đối với Việt Nam, việc gia nhập Asean là một bước quan trọng trong việc thực hiện chut trương đa phương hoá quan hệ đối ngoại, góp phần ổn định và xây dựng một Đông Nam á hoà bình, ổn định và phồn vinh. Đồng thời việc tham gia Asean sẽ tạo ta khả năng mới trong sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Tuy nhiên với việc gia nhập Asean, Việt Nam đang đứng trước nhiều khó khăn thách thức: để vượt qua nó và thực hiện có hiệu quả quá trình hội nhập, Việt Nam cần vận dụng sáng tạo những kinh nghiệm của các nước Asean , phát huy các cơ sở kết hợp tối ưu hai nhân tố này thành một sức mạnh tổng hợp để phát triển nền kinh tế quốc gia. Trước mắt, cần thực hiện một số giải pháp cơ bản sau đây: Thứ nhất, đối với Asean, nước ta đã có nhiều cam kết chính thức quốc gia, dựa trên đường lối nguyên tắc đối ngoại của Đảng vàChính phủ hội nhập Asean của Chính phủ. Trên tinh thần đó cần tạo ra sự phối hợp đồng bộ giữa việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách của Chính phủ vf sự tác nghiêệp của các doanh nhân và người lao động. Từng doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng có lợi thế so sánh quốc gia và các mặt hàng phải sớm giảm thuế quan. Cần phải đặt ra và thực hiện chương trình hành động rất thiết thực, có trình tự thời gian rõ ràng và bảo đảm hoàn thành cam kết tốt và đúng đắn. Đối với các cơ quan có trách nhiệm của nhà nước cần lường đoán tỉnh táo và sáng suốt diễn biến của quá trình nước ta hội nhập với Asean, dự báo những gì có thể và sẽ xảy ra, phân tích kỹ những thuận lợi khó khăn , kịp thời phát hiện các vấn đề nảy sinh và nêu ra các giải pháp thích hợp. Các cơ quan thông tin đại chúng cần theo sát tiến trình hội nhập để cổ vũ, động viên việc phát huy nội lực dân tộc, thúc đẩy hoàn thành tốt cam kết của nước ta với Asean cũng như các thành viên của nó. Thứ hai, từ sức ép mới và nguồn lực mới do quá trình hội nhập với Asean mang lại, cần đẩy mạnh công cuộcđồi mới toàn diện và đồng bộ, như Đại hội toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã nhấn mạnh, đổi mới kinh tế, xã hội, chỉnh đốn và đổi mới Đảng và nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, chỉ có thể làm tốt những công việc ấy thì tiến trình hội nhập mới có thể mang lại hiệu quả trong việc thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế, xã hội. Thứ ba, kinh nghiệm của Việt Nam và thế giới đã cho thấy, con người là nhân tố quyết định. Và đây thế mạnh của Việt Nam, song hiện nay trong tiếp xúc với Asean, người Việt Nam còn kém về ngoại ngữ, đó là một hạn chế gây thiệt thòi không nhỏ. Hơn nữa chúng ta còn bỡ ngỡ chưa thích ứng với những thách thức trong quan hệ kinh tế thị trường. Thứ tư, nước ta gia nhập Asean không chỉ nhằm mục đích phục vụ cho lợi ích dân tộc mà có thể và cần phải vươn lên để có những đóng góp vào việc phát triển khu vực như một nhân tố tích cực và có trọng lượng trong việc gìn giữ hoà bình và ổn định, thúc đẩy hợp tác ở Đông Nam á và Thái Bình Dương. Việt Nam có thể và cần phải sử dụng quyền thành viên Asean của mình để đề xướng các sáng kiến hợp tác có tầm cỡ vào việc phát triển và hội nhập Asean. Ngay bây giờ chúng ta cần nghiên cứu, chuẩn bị sáng kiến này. Đó là biểu hiện rạng rỡ của sự phát triển nội lực dân tộc để hội nhập Asean có hiệu quả. Thứ năm, một điều cần thiết và cấp bách là phải có được thông tin kinh tế, thông tin thị trường khu vực và thế giới một cách đầy đủ, cập nhật. Hơn nữa, phải có trình độ và phương pháp phân tích, xử lý các thông tin đó kịp thời rút ra những kết luận đúng đắn cho hành động. Hiện nay, chúng ta chưa có hệ thống thông tin và phân tích ở ngang tầm nhiệm vụ. Đó là một khó khăn. Ngoài các thông tin thường xuyên và cập nhật, một vấn đề cức kỳ quan trọng là phải xúc riến cho công tác nghiên cứu cơ bản về Asean và từng nước thành viên nhằm hiểu rõ hơn, sâu hơn, biết ứng xử có hiệu quả hơn các đối tác của mình. Hà Nội, tháng 12 năm 2002 Tài liệu tham khảo 1. Tạp chí Kinh tế phát triển số 138, tháng 4/2002 2. Tạp chí Kinh tế phát triển số 125, tháng 3/2001 3. Tạp chí kinh tế phát triển số 118, tháng 8/2000 4. Tạp chí Kinh tế phát triển số 112, năm 2000 5. Giáo trình Kinh tế quốc tế - Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Mục lục Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35364.doc
Tài liệu liên quan