Đề tài Hợp đồng bảo hiểm con người những vấn đề lý luận và thực tiễn

LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết và mục đích của việc nghiên cứu đề tài Từ thời kỳ sơ khai của xã hội loài người với những công cụ bằng đồng, đá cho đến những thành tựu khoa học kỹ thuật ngày nay là cả một quá trình phấn đấu, tìm tòi phát triển không ngừng của mỗi con người trong xã hội. Các Mác đã nói “Con vật chỉ sản xuất ra bản thân nó còn con người thì tái sản xuất ra toàn bộ giới tự nhiên”.1, tr.358 Quả thực như vậy, vì hoạt động con vật chỉ phục vụ nhu cầu trực tiếp của nó, còn hoạt động con người gắn liền với xã hội, phục vụ cho xã hội. Nhưng cũng phải nhận thấy rằng để sản xuất ra toàn bộ giới tự nhiên, con người phải lao động để duy trì cuộc sống, phát triển xã hội và vì vậy con người chính là lực lượng sản xuất chủ yếu, không có con người thì không có xã hội loài người. Thực tế, chúng ta đều có thể nhận thấy là khi lao động sản xuất con người luôn luôn phải đối mặt với tai nạn, rủi ro, bệnh tật, đe doạ đến cuộc sống, tính mạng của con người. Để khắc phục được tình trạng đó, có rất nhiều biện pháp đề phòng, hạn chế tai nạn rủi ro xảy ra, nhưng đó là chưa đủ bởi vị trí và tầm quan trọng của con người nói riêng và xã hội loài người nói chung thì cần có những biện pháp khác nữa để khắc phục hậu quả đó. Vì vậy, bảo hiểm con người đã ra đời. Bảo hiểm con người giúp mỗi người khi tham gia ổn định cuộc sống, khắc phục khó khăn, tạo ra chỗ dựa tinh thần để họ an tâm học tập, lao động sản xuất. Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2000-2010, Đảng và nhà nước ta đã xác định “ tổ chức và vận hành an toàn, hiệu quả thị trường bảo hiểm trong nước mở rộng quy mô và phạm vi hoạt động, kể cả việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài”.2 Bảo hiểm nói chung, bảo hiểm con người nói riêng đang được sự quan tâm của Đảng, nhà nước và của toàn xã hội. Đối với nước ta hiện nay là một nước đang phát triển, vừa là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), cùng với việc các nước tăng cường hợp tác thì việc phát triển kinh tế để hội nhập là tất yếu và vì vậy, vấn đề bảo hiểm con người càng được quan tâm hơn bao giờ hết. Chính vì những nguyên nhân trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Hợp đồng bảo hiểm con người những vấn đề lý luận và thực tiễn”, mục tiêu của đề tài nhằm khai thác được những vấn đề mọi người quan tâm, để thấy được vai trò, tầm quan trọng của bảo hiểm con người và đặc biệt là tăng thêm sự hiểu biết của bản thân trong lĩnh vực này. 2. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu của đề tài Đề tài tập trung nghiên cứu hợp đồng bảo hiểm con người, trên cơ sở xem xét các quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm, Bộ luật dân sự, và các văn bản có liên quan. Trên cơ sở đó thấy được ưu điểm, nhược điểm của các quy định để đưa ra những kiến nghị, giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo hiểm nói chung và bảo hiểm con người nói riêng. 3. Phương pháp nghiên cứu đề tài Để hoàn thành tốt đề tài, tác giả đã dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Ngoài ra tác giả còn sử dụng phương pháp: phân tích, so sánh, tổng hợp, 4. Tình hình thực tiễn của việc nghiên cứu đề tài Về vấn đề bảo hiểm con người đã có nhiều công trình đề cập đến như giáo trình “Bảo hiểm” của trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân, cuốn “Bảo hiểm nhân thọ những vấn đề lý luận và thực tiễn” của thạc sỹ Trần Vũ Hải. Bên cạnh đó còn có rất nhiều các bài viết về bảo hiểm con người trên các sách, báo, tạp chí Tuy nhiên những công trình nghiên cứu đó chỉ đề cập đến những vấn đề lý luận của bảo hiểm con người hoặc đi sâu nghiên cứu bảo hiểm nhân thọ (lĩnh vực chủ yếu của bảo hiểm con người). Qua đề tài này tác giả muốn trình bày và đi sâu nghiên cứu bảo hiểm con người trên cả hai phương điện đó là lý luận và thực tiễn. 5. Cơ cấu của khoá luận Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo khoá luận còn có phần nội dung được cơ cấu thành ba chương: Chương I: Những vấn đề lý luận chung về hợp đồng bảo hiểm con người Chương II: Thực trạng áp dụng các quy định của pháp luật về hợp đồng bảo hiểm con người Chương III: Một số kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về hợp đồng bảo hiểm con người. Với ý nghĩa là một đề tài khoa học khoá luận đòi hỏi nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tế. Là sinh viên lần đầu tiếp xúc với đề tài khoa học nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự thông cảm và những ý kiến đóng góp, chỉ bảo của thầy cô giáo và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn! MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I 4 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG 4 BẢO HIỂM CON NGƯỜI 4 1. Một vài nét khái quát cơ bản về lĩnh vực bảo hiểm con người 4 1.1. Các nước trên thế giới 4 1.2. Ở Việt Nam 6 2. Những quy định của pháp luật về hợp đồng bảo hiểm con người 9 2.1. Khái niệm hợp đồng bảo hiểm con người 9 2.2. Đặc điểm hợp đồng bảo hiểm con người 10 2.2.1. Hợp đồng bảo hiểm con người là hợp đồng thanh toán có định mức 10 2.2.2. Hợp đồng bảo hiểm con nguời không áp dụng nguyên tắc bảo hiểm trùng và nguyên tắc thế quyền 11 2.2.3. Hợp đồng bảo hiểm con người đáp ứng rất nhiều mục đích khác nhau của người tham gia bảo hiểm 11 2.2.4. Các loại hợp đồng trong bảo hiểm con người rất đa dạng, phức tạp 12 2.2.5. Hợp đồng bảo hiểm con người chịu ảnh hưởng của những điều kiện kinh tế xã hội nhất định 12 2.3. Phân loại hợp đồng bảo hiểm con người 13 2.4. Ý nghĩa của hợp đồng bảo hiểm con người 14 2.4.1. Đối với người tham gia bảo hiểm 14 2.4.2. Đối với doanh nghiệp bảo hiểm 15 2.4.3. Đối với sự phát triển kinh tế 15 2.4.4. Hợp đồng bảo hiểm con người tạo cơ hội việc làm cho người lao động 16 2.5. Các yếu tố của hợp đồng bảo hiểm con người 16 2.5.1. Chủ thể 16 2.5.2. Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm con người 18 2.5.3. Nội dung của hợp đồng bảo hiểm con người 19 2.6. Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm con người 29 2.6.1. Do HĐBH con người cũng là hợp đồng dân sự nên nó phải thoả mãn các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự 29 2.6.2. Ngoài ra để HĐBH con người có hiệu lực thì cần phải thoả mãn những điều kiện sau 29 CHƯƠNG II 33 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT 33 VỀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM CON NGƯỜI 33 1. Vài nét đánh giá chung về thị trường bảo hiểm con người ở Việt Nam hiên nay 33 1.1. Thị trường bảo hiểm con người vẫn còn là mới mẻ đối với người dân Việt Nam 33 1.2. Thực trạng thị trường bảo hiểm con người ở Việt Nam 34 2. Thực trạng áp dụng các quy định của pháp luật về hợp đồng bảo hiểm con người 35 2.1. Tranh chấp phát sinh từ nghĩa vụ cung cấp thông tin của khách hàng 36 2.2. Tranh chấp do việc xác định sự kiện bảo hiểm 38 2.3. Tranh chấp do nội dung của hợp đồng không rõ ràng 42 CHƯƠNG III 44 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM CON NGƯỜI 44 1. Tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO đối với hợp đồng bảo hiểm con người 44 1.1. Thuận lợi 44 1.2. Bên cạnh những thuận lợi còn có những khó khăn do việc gia nhập WTO mang lại 45 2. Những bất cập trong luật kinh doanh bảo hiểm về hợp đồng bảo hiểm con người 46 2.1. Về quyền lợi có thể được bảo hiểm 46 2.2. Về hành vi thông báo sai tuổi của bên mua bảo hiểm đối với người được bảo hiểm 49 2.3. Về hành vi cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng của bên mua bảo hiểm 51 2.4. Về điều khoản hợp đồng bảo hiểm con người 52 2.5. Về điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm 53 3. Kiến nghị và giải pháp 54 3.1. Cần sửa đổi những điểm bất hợp lý của luật kinh doanh bảo hiểm cho phù hợp với nhu cầu thực tế 54 3.2. Cần có những biện pháp cụ thể từ doanh nghiệp bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm và đặc biệt là chính sách của nhà nước 55 KẾT LUẬN 58

doc61 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2072 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hợp đồng bảo hiểm con người những vấn đề lý luận và thực tiễn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bó giữa những người trong gia đình khiến họ không nghĩ đến mua bảo hiểm cho những rủi ro trong tương lai (khi mua bảo hiểm cũng đồng nghĩa với việc nghĩ dến việc ngày nào đó rủi ro sẽ xảy ra). * Hệ thống pháp luật của Việt Nam về hợp đồng bảo hiểm con người còn chưa đầy đủ. Hiện nay chủ yếu chỉ có Luật KDBH 2000 và Bộ luật dân sự 2005 cùng với các thông tư hướng dẫn điều chỉnh lĩnh vực này nên chưa thể đáp ứng được nhu cầu thực tế. Không chỉ vậy, sự mâu thuẫn, không thống nhất giữa các hệ thống pháp luật gây khó khăn cho việc áp dụng. Những nguyên nhân này gây ra các tranh chấp giữa DNBH và người tham gia bảo hiểm, làm giảm lòng tin của người dân, tạo tâm lí lo sợ khi ký kết, làm cho lĩnh vực này còn “mới mẻ” đối với người dân Việt Nam. 1.2. Thực trạng thị trường bảo hiểm con người ở Việt Nam Ngành bảo hiểm nói chung phát triển trong những năm gần đây và doanh thu của nó đóng góp vào GDP tăng dần lên. Năm 1993 doanh thu từ lĩnh vực bảo hiểm chiếm 0.4% GDP của Việt Nam và vào năm 2005 con số này tăng lên 1%. Bộ tài chính hi vọng doanh thu của ngành này sẽ chiếm 4.2% GDP của đất nước vào năm 2010. Đó là sự phát triển đối với bảo hiểm nói chung, còn riêng đối với lĩnh vực bảo hiểm con người theo số liệu thống kê thì Việt Nam có trên 6,5 triệu người mua bảo hiểm nhân thọ, 1,5 triệu người người tham gia bảo hiểm học sinh, 5 triệu người mua bảo hiểm con người, và có 8 công ty bảo hiểm nhân thọ và các công ty này cung cấp 100 sản phẩm.[25] Nhìn vào số liệu trên so sánh với dân số Việt Nam và tốc độ tăng trưởng kinh tế thì số lượng người tham gia bảo hiểm con người là quá nhỏ (trong khi đó dân số là 82 triệu người, số dân dưới 30 tuổi chiếm khoảng 60%). Nhưng đây là hiện tại, còn tương lai ngành bảo hiểm nói chung và bảo hiểm con người nói riêng sẽ được cải thiện với số lượng hợp đồng bảo hiểm con người tăng lên vì hiểu biết của người dân đã cải thiện. Để có thể đạt được điều này cần có sự cố gắng của rất nhiều bên và đặc biệt là cần có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, chi tiết. 2. Thực trạng áp dụng các quy định của pháp luật về hợp đồng bảo hiểm con người Như trên chúng ta đã biết sự khó hiểu trong các điều khoản của HĐBH bởi lẽ các DNBH khi soạn thảo các nội dung của hợp đồng đưa ra rất nhiều các giả định “Nếu... thì...” vì thực chất là bảo hiểm cho sự kiện xảy ra trong tương lai (nếu có). Không ai có thể biết trước được sự kiện đó xảy ra hay không. Và nếu trước khi ký kết hợp đồng mà bên mua bảo hiểm đã biết về sự kiện đó thì HĐBH sẽ vô hiệu do bị lừa dối. Thực tế là có rất nhiều trường hợp khách hàng khi ký kết hợp đồng chưa hiểu hoặc hiểu chưa hết được các quyền và nghĩa vụ của mình trong khi các đại lý với các tư vấn viên muốn ký kết được nhiều hợp đồng với khách hàng thường nêu lên các quyền hoặc các ưu đãi do ký kết hợp đồng mang lại mà quên đi việc giải thích cho khách hàng các điều khoản có thể ảnh hưởng đến chính quyền lợi của họ như: điều khoản miễn trách nhiệm, điều khoản giá trị hoàn lại khi hợp đồng đã có hiệu lực trên 2 năm...Các quy định của luật là điều kiện để HĐBH con người được thực hiện, tránh tranh chấp xảy ra, tạo nên một môi trường pháp lý lành mạnh. Nhưng thực trạng áp dụng các quy định của pháp luật về bảo hiểm con người ở Việt Nam vẫn tạo ra nhiều tranh chấp. Có rất nhiều các nguyên nhân khác nhau và các nguyên nhân phổ biến là do DNBH từ chối trả tiền bảo hiểm thiếu căn cứ pháp luật, do bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng cố ý gây ra sự kiện bảo hiểm để được nhận tiền bảo hiểm, do sự thiếu hoàn chỉnh trong quy định của pháp luật. Theo từ điển thuật ngữ luật học: “Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng là tranh chấp giữa các bên trong việc thực hiện các điều khoản của hợp đồng”.[19] Vì thế tranh chấp HĐBH con người là sự xung đột bất đồng ý kiến giữa DNBH và bên tham gia bảo hiểm trong việc thực hiện các điều khoản của HĐBH con người. Chúng ta sẽ xem xét các vụ tranh chấp cụ thể sau đây: 2.1. Tranh chấp phát sinh từ nghĩa vụ cung cấp thông tin của khách hàng Sau khi tiếp nhận những lời mời chào khó nỗi từ chối từ nhân viên tiếp thị ngày 6/9/2000, bà Nguyễn Thị Oanh ngụ tại số 171/1B Cô Bắc, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh quyết định tham gia bảo hiểm hỗn hợp 10 năm với công ty Chinfon Manulife với mức phí 680.000 đồng/tháng. Trong HĐBH bà Oanh đã kê khai theo mẫu nội dung mà Chinfon Manulife soạn sẵn, trong đó có phần bà đề nghị công ty bảo hiểm kiểm tra y tế về tình trạng sức khoẻ nếu có yêu cầu và được Chinfon Manulife tiến hành vào ngày 11/9/2000 trước khi hợp đồng có hiệu lực. Mọi việc diễn ra bình thường, đơn yêu cầu bảo hiểm của bà Oanh được Chinfon Manulife chấp thuận. Cho đến ngày 15/9/2000, thấy có triệu chứng ho khan, ói mửa, nhức mỏi hai vai, bà Oanh đến chẩn đoán tại Trung lâm lao phổi Phạm Ngọc Thạch và phát hiện bị ung thư phế quản phổi di căn hạch. Điều trị ở đấy một thời gian, bà Oanh được chuyển sang Trung tâm Ung bướu gần 6 tháng, sau đó xuất viện về nhà riêng rồi qua đời. Trong thời gian bà Oanh nằm viện, công ty Chinfon Manulife vẫn tiếp tục thu phí. Sau đó ông Cao Hữu Trí, con trai bà Oanh gửi thông báo tới công ty xin thanh toán bảo hiểm tử vong nhưng thật bất ngờ đã bị công ty từ chối. Bộ phận giải quyết khiếu nại của Chinfon Manulife cho biết, trước khi ký bảo hiểm, bà Oanh đã đi khám vài lần ở các phòng mạch tư, đồng thời ngày 11/9 khi đến khám tại công ty với câu hỏi trong vòng 5 tháng trở lại đây, bà có ốm, phẫu thuật, tham vấn y khoa hoặc điều trị tại bệnh viện? Bà Oanh cũng đã không thông báo về tình trạng bệnh lý của mình. Vì vậy, việc công ty Chinfon Manulife bác đề nghị thanh toán bảo hiểm tử vong đối với trường hợp bà Oanh là hoàn toàn phù hợp. Ông Trí nhận được thông báo sẽ bồi thường só tiền bảo hiểm bằng việc chi trả lại toàn bộ phí bảo hiểm đã đóng với số tiền 4.080.000 đồng là tổng số phí thu trong 6 tháng. Ông David Matthews, Tổng giám đốc Chinfon Manulife đã nói: Chúng tôi khẳng định rằng bà Oanh đã không yêu cầu công ty bảo hiểm kiểm tra sức khoẻ cho bà. Vì yếu tố tuổi cao và phạm vi mệnh giá bảo hiểm, công ty Chinfon Manulife đã yêu cầu bà Oanh đến công ty kiểm tra sức khoẻ theo thủ tục thẩm định thông thường. Bà Oanh đã đến phòng khám y tế của chúng tôi vào ngày 11/9/200, tại thời điểm bà Oanh gặp bác sỹ của công ty, bác sỹ đã đặt ra cho bà Oanh mọi câu hỏi liên quan đến các bệnh tật ghi trong đơn mua bảo hiểm và tìm hiểu các kết quả khám sức khoẻ liên quan. Bà Oanh đã khám bệnh ở một số phòng khám y khoa trước ngày bà nộp đơn mua bảo hiểm. Tuy nhiên, bà Oanh đã không khai báo điều này với các bác sỹ của chúng tôi kể cả lần bà đi khám bệnh vào ngày 9/9/2000 tức 2 ngày trước khi kiểm tra sức khoẻ tại công ty chúng tôi. Những lần đi khám này, nếu như chúng tôi được biết lẽ ra đã ảnh hưởng quan trọng đến quyết định chấp thuận bảo hiểm của chúng tôi đối với đơn mua bảo hiểm. Do đó, quyết định cuối cùng của chúng tôi căn cứ theo điều khoản HĐBH là buộc lòng phải từ chối yêu cầu thanh toán bảo hiểm cho bà Oanh đã không thực hiện nghĩa vụ khai đúng và đầy đủ mọi thông tin như yêu cầu, dẫn đến huỷ bỏ HĐBH và công ty hoàn lại phí đã đóng.[13] Rõ ràng khi tranh chấp xảy ra, cả 2 bên đều đưa ra lý luận để bảo vệ cho quyền lợi của mình. Đối với công ty Chinfon Manulife chỉ căn cứ vào một nguyên nhân là khách hàng đã không trung thực khi trả lời các câu hỏi trong hợp đồng là thiếu thuyết phục. Có thể nói phần lỗi của khách hàng thiếu trách nhiệm trong khi trả lời câu hỏi mang tính trắc nghiệm nhưng cũng không thể vì thế mà buộc khách hàng của mình không được nhận tiền bảo hiểm. Còn việc bà Oanh đi khám bệnh ngày 9/9/2000 có thể là việc kiểm tra sức khoẻ bình thường và không thể vì thế mà Chinfon Manulife quy kết là không thông báo với công ty. Nếu trong ngày kiểm tra sức khoẻ này nếu bà Oanh biết về tình trạng bệnh tật của mình mà không thông báo với công ty thì công ty Chinfon Manulife phải chứng minh được điều đó và huỷ hợp đồng. Còn kiểm tra sức khoẻ mà bà Oanh không biết được tình trạng bệnh tật của mình thì vẫn thuộc trường hợp sự kiện bảo hiểm đã xảy ra nhưng bên mua bảo hiểm không biết về sự kiện bảo hiểm đó xảy ra thì hợp đồng bảo hiểm vẫn có hiệu lực. Nhưng ở đây, công ty Chinfon Manulife đã căn cứ vào việc không khai báo của khách hàng để huỷ hợp đồng là không hợp lý. Hơn nữa chính bà Oanh đã yêu cầu công ty kiểm tra sức khoẻ (hoặc không yêu cầu như ông Tổng giám đốc đã nói) thì thủ tục thẩm định sức khoẻ cho khách hàng vẫn phải được tiến hành và bác sỹ của công ty phải biết được tình trạng sức khoẻ của khách hàng khi ký kết. Không thể nói như ông Tổng giám đốc của công ty “Nếu như chúng tôi được cho biết lẽ ra đã ảnh hưởng quan trọng đến quyết định chấp thuận bảo hiểm của chúng tôi đối với đơn mua bảo hiểm”. Vì đây là công việc mà DNBH phải làm trước khi ký hợp đồng để đảm bảo cho quyền lợi của chính mình (họ là đội ngũ bác sỹ với nhiệm vụ kiểm tra chứ không phải làm nhiệm vụ theo lời nói của khách hàng). Khi tranh chấp xảy ra ảnh hưởng đến thời gian, vật chất và đặc biệt là ảnh hưởng đến uy tín của DNBH, làm giảm lòng tin ở khách hàng. Trong việc cạnh tranh của thị trường ngày nay đòi hỏi các DNBH phải nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng được các yêu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng để tránh tranh chấp xảy ra, có như vậy mới đảm bảo sự tồn tại và phát triển của mỗi DNBH. 2.2. Tranh chấp do việc xác định sự kiện bảo hiểm Đây là vụ tranh chấp kéo dài, với nhiều tình tiết phức tạp. Trong khi Prudential cho rằng đây là hành vi trục lợi bảo hiểm từ phía khách hàng, vậy mà cả phiên toà sơ thẩm và phúc thẩm Prudential đều thua kiện. Vụ việc như sau: Ông Vũ Quang Uông là bên mua bảo hiểm đồng thời là người được bảo hiểm của 04 HĐBH nhân thọ được Prudential phát hành vào các ngày 21-3-2001 và ngày 26-3-2001. Các hợp đồng này đều do anh Vũ Trung Thành - con trai ông Uông đồng thời là đại lí bảo hiểm của Prudential tư vấn. Ngoài ra ông Uông còn tham gia bảo hiểm tại công ty bảo hiểm nhân thọ Hà Nội và Bảo Minh CMG với số tiển bảo hiểm có tổng mệnh giá lên tới 3.6 tỉ Theo trình bày của ông Vũ Quang Uông - giáo viên nghỉ hưu: tối ngày 23-3-2002, tại phố Giẽ xã Tân Trường, Cẩm Giàng, Hải Dương do tránh ôtô đi cùng chiều, đường mưa trơn, ông bị ngã, chân trái bị gãy. Ông được người đi đường mang đi cấp cứu tại bênh viện Cẩm Giàng. Sau đó gia đình ông đưa ông tới điều trị tại nhiều bệnh viện khác nhau ở Hải Dương và Hà Nội. Ngày 6-2-2002, tại bệnh viện Quân Y 107 ông bị cắt cụt 1/3 cẳng chân trái do nhiễm trùng hoại tử phần mềm. Sau khi bị tai nạn, ông yêu cầu công ty bảo hiểm trả tiền theo thoả thuận đã ký. Prudential không chấp nhận vì cho đây là “màn kịch” của ông Uông từ việc mua bảo hiểm tới việc cưa chân…Không thoả thuận được với nhau ông Uông khởi kiện ra toà án nhân dân tỉnh Hải Dương. Cuối tháng 6 vụ kiện được đưa ra xét xử sơ thẩm: Tại phiên toà sơ thẩm, luật sư Prudential thắc mắc tại sao có một cái chân đau mà ông Uông phải qua nhiều bệnh viện, có bệnh viện xác nhận vết đau ở chân ông đã thuyên giảm, hẹn tái khám mà không tái khám…Ngay sau đó luật sư của ông Uông đã bênh vực: “Theo Điều 22 pháp lệnh bảo vệ sức khoẻ nhân dân, người bệnh có quyền tuỳ ý lựa chọn cơ sở chữa bệnh, cũng như thầy thuốc, lương y, bác sĩ mà không có gì hạn chế, cũng không cần đưa ra lí do nào”. Để bảo vệ cho khẳng định của mình luật sư Prudential đã hỏi ông Uông về nguồn thu nhập mà có thể tham gia bảo hiểm với số tiền lớn như vậy. Một điều vô lí là biết ông Uông có bệnh giun chỉ ở chân trái (theo thông tin mà ông Uông đã cung cấp) công ty Prudential vẫn chấp nhận cả 4 HĐBH nhân thọ cho ông và ông còn phải đóng thêm tiền cho sản phẩm bổ trợ chết và tàn tật kèm theo các hợp đồng này. Suốt từ tháng 3-2001 ông Uông và gia đình vẫn đều đặn đóng phí và thực hiện đầy đủ cam kết…thì lúc đó tại sao công ty Prudential không đề cập đến chuyện nghi ngờ nguồn tiền ở đâu ra mà vẫn nhận tiền đều đặn. Khi ông Uông gặp tai nạn rồi yêu cầu bảo hiểm công ty mới bắt đầu cố ý nghi vấn tại sao…?. Và luật sư của ông Uông đã nói “luật nào bắt người tham gia bảo hiểm phải chứng minh thu nhập”. Không dừng lại ở đó Prudential cho rằng: Anh Vũ Trung Thành con trai của ông Uông (cũng là đại lí của Prudential) thông báo về tình trạng của bố mình cho công ty quá muộn (khoảng nửa năm sau ngày ông Uông bị ngã). Điều này không vi phạm hợp đồng cũng như bất cứ các quy định nào của Prudential, bởi theo điều khoản chung của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ: trong trường hợp người được bảo hiểm bị thương tật toàn bộ và vĩnh viễn thì “thời hạn yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm là trong vòng 1 năm kể từ ngày có kết luận của cơ quan y tế về tình trạng thương tật của người được bảo hiểm”. Đại diện viện kiểm sát và hội đồng xét xử toà án nhân dân tỉnh Hải Dương đã nhất trí cao trong kết luận công ty bảo hiểm Prudential phải bồi thường cho ông giáo cụt chân 750 triệu đồng và chịu toàn bộ án phí (theo đúng chương 7: giải quyết tranh chấp Phú Tích Luỹ An Khang của Prudential). Cho rằng bản án không thoả đáng Prudential chống án. Ngày 16-12 phiên toà phúc thẩm được mở. Phần tranh lụân tại phiên toà diễn ra căng thẳng. Bà Nguyễn Thị Thuỳ Hương - đại diện bị đơn cho rằng có nhiều mâu thuẫn trong lời khai của các nhân chứng và kết luận của cơ quan công an giao thông tỉnh Hải Dương không được tôn trọng, thậm chí đây có thể là một vụ trục lợi bảo hiểm “toà phúc thẩm hãy tuyên huỷ án sơ thẩm để giao hồ sơ cho cơ quan công an xác định lại đây có phải là vụ tai nạn giao thông hay không”. Tuy nhiên chủ toạ phiên toà đã “dội gáo nước lạnh” vào đề nghị này: “Đó là cách hiểu của người làm kinh doanh, còn tai nạn ở đây là xảy ra trên đường, là tai nạn giao thông…chẳng có ai lại tự cắt bỏ một phần thân thể của mình để nhận bồi thường cả”. Luật sư của Prudential nhấn mạnh những mâu thuẫn trong lời khai của nạn nhân là: ông Uông lúc thì khai buồn ngủ bị ngã xe, lúc thì khai xe đâm vào dải phân cách, lúc thì con ông Uông khai ông bị ô tô đè lên…Rồi việc chuyển viện liên tục và “tha thiết” đề nghị cưa chân của ông Uông khi vẫn còn khả năng cứu chữa. Về phía nguyên đơn anh Vũ Trung Thành (con trai ông) nhắc lại yêu cầu đòi bồi thường 750 triệu đồng theo các hợp đồng hai bên kí trước đây và phần lãi phát sinh yêu cầu lên tới 190 triệu đồng. Hội đồng xét xử giữ nguyên bản án sơ thẩm, đồng thời chấp nhận một phần yêu cầu của nguyên đơn, buộc Prudential phải trả thêm 120 triệu đồng là khoản lãi phát sinh từ số tiền mà bị đơn phải bồi thường theo phán quyết của toà án nhân dân tỉnh Hải Dương. Quan điểm của Prudential Việt Nam về trường hợp ông vũ Quang Uông là sẽ đề nghị để vụ việc được xem xét theo trình tự giám đốc thẩm. Prudential cho rằng cả hai cấp xét xử sơ thẩm và phúc thẩm đều chưa đánh giá một cách khách quan bản chất của sự việc, do đó đã đưa ra phán quyết không công bằng về mặt pháp lí. Prudential luôn tôn trọng phán quyết của toà án và pháp luật Việt Nam, nhưng để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình và quan trọng hơn là đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật nhằm trục lợi bảo hiểm, góp phần bảo vệ sự phát triển lành mạnh của thị trường bảo hiểm Việt Nam. Để đảm bảo sự công bằng cho mọi khách hàng tham gia bảo hiểm Prudential kiên quyết ngăn chặn mọi trường hợp trục lợi bảo hiểm. Rất tiếc là những hậu quả nghiêm trọng mà những hành vi trục lợi bảo hiểm có thể gây ra chưa được xã hội cũng như pháp luật đánh giá một cách đúng mức. Trước một sự việc có nhiều tình tiết đáng ngờ như trường hợp tai nạn giao thông của ông Vũ Quang Uông, toà án nhân dân ở cả hai cấp xét xử cần xem xét kỹ lưỡng hơn trước khi ra phán quyết bằng cách trưng cầu giám định của cơ quan điều tra. Ngay sau khi kết thúc phiên toà ông Nguyễn Đức Chương - phó tổng giám đốc Prudential cho biết: “các bằng chứng của Prudential bị bác bỏ một cách vô lí, công ty sẽ có khiếu nại đề nghị giám đốc thẩm vụ này”. Ngoài ra Prudential sẽ cân nhắc khả năng kiến nghị xử lí hình sự hành vi mà công ty cho là: “lừa gạt để chiếm đoạt tiền bảo hiểm của ông Vũ Quang Uông”.[26] Qua vụ án nêu trên chúng ta thấy được tính phức tạp của vụ việc bởi đã qua cấp xét xử phúc thẩm mà Prudential vẫn không đồng ý với phán quyết của toà và cho rằng có nhiều tình tiết cần xem xét. Về phía nguyên đơn ông Vũ Quang Uông - giáo viên nghỉ hưu thì thật khó có thể tham gia bảo hiểm với số tiền lớn như vậy và hơn nữa việc cắt bỏ chân trái của ông không phải là biện pháp cuối cùng. Về phía bị đơn Prudential không thể đưa ra những bằng chứng xác thực để chứng minh hành vi trục lợi của ông Vũ Quang Uông mà chỉ đưa ra những câu hỏi như “Tại sao ông lại chuyển qua nhiều viện…” hoặc “tại sao lại có số tiền lớn như vây…?”. Đó là những câu hỏi thiếu sức thuyết phục, Prudential không thể chứng minh trước toà rằng đây là vụ trục lợi bảo hiểm (mặc dù tình tiết và sự việc diễn ra có thể khiến mọi người hiểu như vậy). Vì thế qua hai cấp xét xử Prudential không phải là bên thắng kiện và yêu cầu đưa vụ án xét xử theo trình tự giám đốc thẩm. Cũng từ vụ việc này thấy được các quy định chi tiết của luật đồng thời sự trung thực của khách hàng khi cung cấp thông tin là yếu tố hạn chế tranh chấp xảy ra. Từ đó tạo nên môi trường pháp lý lành mạnh, tạo lòng tin của người dân khi tham gia bảo hiểm. Đó cũng là mục tiêu mà mỗi người và cả xã hội quan tâm 2.3. Tranh chấp do nội dung của hợp đồng không rõ ràng Anh Nguyễn Văn Hợp - chồng chị Hà mua bảo hiểm nhân thọ cho con là Nguyễn Hải Linh - sinh năm 1982 thời hạn là 15 năm, mỗi năm anh đóng 2.966.600 đồng. Sau khi anh mất, gia đình anh làm đơn xin được nhận lại số phí mà anh đã đóng trong một năm qua, nhưng bị phía công ty bảo hiểm từ chối với lí do chị Ngô Thu Hà có đủ điều kiện về thừa kế (quy định ở Điều 1.1.1) nên chị phải tiếp tục đóng phí thay cho chồng. Do chồng mới mất và anh là lao dộng chính trong gia đình nên chị không thể tiếp tục nghĩa vụ thừa kế của anh. Thế là công ty liền huỷ hợp đồng. Nếu xem xét kỹ thì phía công ty bảo hiểm không sai. Hợp đồng có ghi “trong trường hợp chủ hợp đồng không phải là người được bảo hiểm, khi chủ hợp đồng chết trong thời hạn hợp đồng bảo hiểm còn hiệu lực, người thừa kế hợp pháp của chủ hợp đồng có quyền thừa kế toàn bộ quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng này với điều kiện người thừa kế hợp pháp của chủ hợp đồng hội tụ các điều kiện quy định. Nếu các điều kiện trên đây không được đáp ứng, HĐBH sẽ mất hiệu lực và công ty bảo hiểm sẽ trả cho người thừa kế hợp pháp của chủ hợp đồng giá trị nào cao hơn của toàn bộ phí bảo hiểm đã thu, hoặc giá trị giải ước tại thời điểm chủ hợp đồng chết”.[14] Khi đọc đến điều khoản này khách hàng sẽ an tâm ngay, nếu chủ hợp đồng chết…thì sẽ được nhận lại “toàn bộ chi phí bảo hiểm đã thu hoặc giá trị giải ước tại thời điểm chủ hợp đồng chết”. Tuy nhiên các vế khác của điều khoản này nằm ở đâu, với những điều kiện gì ví dụ như là điều kiện để được nhận giá trị giải ước là như thế nào? và những hợp đồng nào có giá trị giải ước để thông tin đến khách hàng trước khi ký kết Đây là tình trạng chung của hợp đồng bảo hiểm, nổi lên nhiều điểm không rõ ràng của các từ ngữ sử dụng trong hợp đồng làm cho quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên ký kết có thể dễ dàng bị suy diễn theo chiều hướng có lợi cho phía nhà khai thác. Các điều khoản về quyền lợi của bên mua bảo hiểm thường được quy định rất rõ ràng nên có thể hấp dẫn người mua. Trái lại nghĩa vụ bên mua bảo hiểm thường được quy định bằng những khái niệm quá rộng. Mặt khác trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ bên mua lại quá lớn một khi vi phạm vào những khái niệm quá rộng đó. Khi ký kết, người mua thường bị hấp dẫn bởi những quyền lợi rõ ràng mà không đủ kinh nghiệm để nhận thấy mình có trách nhiệm thực thi những nghĩa vụ phức tạp mà hậu quả của nó rất lớn. Khi tiếp thị mời mua bảo hiểm, nhân viên thường đem những điều khoản có lợi nói cho khách hàng nghe còn những điều bất lợi cho khách hàng thường được “vô tình” bỏ qua để khách hàng tự hiểu. CHƯƠNG III MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM CON NGƯỜI Những kiến nghị, giải pháp mà tác giả đưa ra dưới đây được dựa trên cơ sở nghiên cứu những sự thay đổi điều kiện kinh tế của đất nước đó là khi Việt Nam gia nhập WTO, cùng với việc chỉ ra các điểm bất hợp lý trong các quy định của luật kinh doanh bảo hiểm. 1. Tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO đối với hợp đồng bảo hiểm con người Việt Nam cũng như tất cả các nước khác khi gia nhập WTO đã tạo ra những thời cơ và thách thức mới, đòi hỏi mỗi nước phải biết tận dụng chúng để tạo ra những bước phát triển phù hợp với xu thế chung của thế giới. Bảo hiểm là một trong những ngành chịu tác động mạnh cả quy mô và chất lượng do việc gia nhập WTO mang lại và bảo hiểm sẽ là ngành hạn chế đầu tư nước ngoài. Vụ trưởng vụ pháp chế bộ kế hoạch đầu tư Phạm Mạnh Dũng “bảo hiểm cũng các ngành viễn thông, tài chính, hàng hải, …sẽ là những lĩnh vực hạn chế đầu tư nước ngơài” . Nguyên nhân là do bảo hiểm ảnh hưởng lớn đến cuộc sống con người và sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước và nước ngoài sẽ tạo ra nguy cơ gây mất ổn định thị trường tài chính. Chúng ta sẽ xem xét những tác động đối với ngành bảo hiểm khi Việt Nam gia nhập WTO. 1.1. Thuận lợi Khi mở cửa hội nhập các doanh nghiệp bảo hiểm của các nước đến đầu tư vào Việt Nam làm cho chất lượng dịch vụ của bảo hiểm con người được nâng cao. Chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ là giảm chi phí, tăng chất lượng dịch vụ để cạnh tranh thu hút khách hàng. Có thể nói nó mang tính quyết định đến sự tồn vong của doanh nghiệp bảo hiểm trong nước. Sự cạnh tranh này tất yếu sẽ kéo theo việc khách hàng được hưởng nhiều ưu đãi hơn. Hiện nay Việt Nam có các công ty bảo hiểm nhân thọ lớn như Prudential của Anh, Chinfon Manulife của Đài Loan, Bảo Việt nhân thọ. Các công ty đều đưa ra các ưu đãi cho các sản phẩm của mình và được thể hiện qua các điều khoản của hợp đồng. Ví dụ trong sản phẩm bảo hiểm An Gia Thịnh Vượng của Bảo Việt khi tham gia khách hàng được vay theo hợp đồng, vay phí tự động của công ty hoặc dừng nộp phí và duy trì hợp đồng với số tiền bảo hiểm giảm nếu hợp đồng có hiệu lực từ 24 tháng trở lên. Bên cạnh đó công nghệ quản lí mới được chuyển giao, trình độ đội ngũ cán bộ được cải thiện. Cùng với việc đầu tư vào lĩnh vực bảo hiểm ở Việt Nam các doanh nghiệp nước ngoài sẽ mang đến công nghệ quản lí mới để phuc vụ cho sự phát triển của chính họ. Đây là cơ hội để cho chúng ta học hỏi tiếp thu công nghệ trong lĩnh vực bảo hiểm. Khi công nghệ quản lí được nâng cao thì đòi hỏi phải có con người phù hợp có nghĩa là con người phải áp dụng được công nghệ đó vào cuộc sống. Vì thế, trình độ đội ngũ cán bộ được sẽ được cải thiện. Sẽ thật là không hợp lý khi công nghệ quản lí tiên tiến mà không có con người đủ trình độ để sử dụng. Một thuận lợi nữa mà không thể không nhắc đến đó là người tham gia hợp đồng bảo hiểm con người được lựa chọn các doanh nghiệp bảo hiểm có chất lượng, an toàn, phù hợp với khả năng và điều kiện của mình. Nếu còn tồn tại tình trạng độc quyền cũng đồng nghĩa với việc người dân chỉ có thể lựa chọn duy nhất một doanh nghiệp mà không có sự lựa chọn nào khác. Rõ ràng sự cạnh tranh không những chất lượng dịch vụ được nâng cao mà còn tạo ra nhiều cơ hội khi lựa chọn của người tham gia. 1.2. Bên cạnh những thuận lợi còn có những khó khăn do việc gia nhập WTO mang lại Đó là khả năng gây mất ổn định chung của thị trường tài chính trong nước. Tạo nên sự bất ổn định này là do các doanh nghiệp bảo hiểm đều muốn khẳng định địa vị của mình trên thị trường và vì thế sự cạnh tranh là tất yếu. Không ai có thể biết trước đó là sự cạnh tranh lành mạnh hay không. Các quy định của pháp luật mục đích là để đảm bảo sự an toàn và hiệu quả trong hoạt động của các doanh nghiệp, đảm bảo quyền lợi của các bên chủ thể. Nhưng thực tế sự cạnh tranh này vẫn có thể gây ra sự mất an toàn cho thị trường tài chính. Các công ty trong nước sẽ bị chia sẻ thị phần và cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn (thị phần bảo hiểm nhân thọ của các doanh nghiệp trong nước giảm từ 70% năm 2000 xuống còn 38% năm 2005). Mức độ cạnh tranh cao có thể dẫn tới hiện tượng liên kết giữa các công ty bảo hiểm lớn, thôn tính các doanh nghiệp nhỏ, ảnh hưởng tới sự cạnh tranh lành mạnh của thị trường. Và thực tế là khi các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài tham gia thị trường bảo hiểm sẽ tìm cách lôi kéo các nhân lực có kiến thức và có kinh nghiệm của các DNBH trong nước. Hơn nữa trình độ quản lí của các DNBH trong nước chưa theo kịp với mức độ mở cửa của thị trường này. Đối với DNBH Việt Nam hiện nay để tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật của nước ngoài thì cần phải có một thời gian nữa. Thời gian tới sẽ là thời gian khẳng định sự tiếp nhận, thử nghiệm và phát triển công nghệ quản lí mới đối với các DNBH trong nước. Như trên chúng ta đã biết sự đa dạng của các loại hình bảo hiểm một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho người dân lựa chọn loại hình bảo hiểm với dịch vụ tốt nhất nhưng mặt khác cũng tạo nên sự khó khăn khi lựa chọn loại hình nào phù hợp với mình. Muốn thu hút khách hàng, phương châm của các doanh nghiệp luôn thể hiện sự phục vụ khách hàng tốt nhất để phát triển. Vậy làm sao người dân có thể lựa chọn một cách dễ dàng để đạt được mục đích của minh? Trong khi đó trình độ hiểu biết về các điều khoản HĐBH nói chung và HĐBH con người nói riêng của người dân còn hạn chế. Thêm vào đó khi tìm hiểu hợp đồng các nhân viên tư vấn thường đưa ra những quyền lợi “hấp dẫn” đối với khách hàng nhằm thu hút khách hàng lựa chọn doanh nghiệp mình. Đó là những thực tế khó khăn mà người mua bảo hiểm gặp phải trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày nay. 2. Những bất cập trong luật kinh doanh bảo hiểm về hợp đồng bảo hiểm con người 2.1. Về quyền lợi có thể được bảo hiểm Theo khoản 9 Điều 3 Luật KDBH thì: “quyền lợi có thể được bảo hiểm đó là quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng đối với đối tượng được bảo hiểm” Quyền lợi này thể hiện mối quan hệ giữa bên mua bảo hiểm và đối tượng được bảo hiểm theo đó sự rủi ro của đối tượng được bảo hiểm gây thiệt hại về tài chính hoặc tổn thất tinh thần cho bên mua bảo hiểm. Mục đích của quy định này là nhằm loại bỏ khả năng bên mua bảo hiểm cố tình gây thiệt hại, tổn thất cho đối tượng bảo hiểm để thu lợi hay việc quy định này nhằm ngăn chặn hành vi trục lợi bảo hiểm từ phía bên mua bảo hiểm hay người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Thực tế bất cứ người nào cũng có quyền lợi có thể được bảo hiểm đối với chính bản thân mình. Nhưng các hợp đồng bảo hiểm con người không phải lúc nào người tham gia bảo hiểm cũng đồng thời là người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm, bởi lẽ người tham gia bảo hiểm có thể mua bảo hiểm cho đối tượng khác. Và vì vậy, nếu chỉ giới hạn quyền lợi có thể bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm con người là quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng đối với đối tượng được bảo hiểm thì đã “vô tình” hạn chế đối tượng được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm con người mà trên thực tế lại diễn ra theo một hướng khác. Hiện nay quyền lợi có thể được bảo hiểm không chỉ xác định dựa trên quan hệ hôn nhân, huyết thống mà nó còn dựa trên các mối quan hệ khác nữa mà chúng ta sẽ xem xét sau đây. Theo khoản 2 Điều 31 Luật KDBH đã liệt kê các đối tượng mà bên mua bảo hiểm chỉ có thể mua bảo hiểm cho các đối tượng đó: Bản thân bên mua bảo hiểm; Vợ, chồng, con, cha, mẹ của bên mua bảo hiểm; Anh, chị, em ruột; người có quan hệ nuôi dưỡng và cấp dưỡng Người khác nếu bên mua bảo hiểm có quyền lợi có thể được bảo hiểm. Những đối tượng này có quan hệ hôn nhân hoặc huyết thống với nhau. Luật đã giới hạn bằng từ “chỉ” có nghĩa là ngoài những đối tượng này ra bên mua bảo hiểm không thể mua bảo hiểm cho ai khác. Nhưng khi chúng ta tìm hiểu khái niệm “nuôi dưỡng” và “cấp dưỡng” theo Luật Hôn nhân và gia đình thì hai khái niệm này được quy định ở những trường hợp trái ngược nhau thậm chí sự tồn tại của khái niệm này sẽ loại trừ khái niệm kia. Theo khoản 11 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình thì “cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, là người đã thành niên nhưng không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, là người khó khăn túng thiếu theo quy định của luật này”. Đó là cấp dưỡng, còn nuôi dưỡng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình sẽ được hiểu là giữa những người sống chung với nhau. Luật này đã liệt kê quan hệ nuôi dưỡng giữa những người trong gia đình với nhau: đó là quan hệ nuôi dưỡng giữa cha mẹ và con (Điều 34 và Điều 35); quan hệ nuôi dưỡng giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu (Điều 47); quan hệ nuôi dưỡng giữa anh chị em trong gia đình (Điều 48). Hơn nữa theo khoản 2 Điều 50 quy định: “trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng mà trốn tránh nghĩa vụ đó thì buộc phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định tại luật này” Từ những khái niệm trên thì hoàn cảnh phát sinh quan hệ nuôi dưỡng và cấp dưỡng trái ngược nhau vì việc cấp dưỡng chỉ thực hiện đối với những người không sống chung với nhau, còn nuôi dưỡng khi họ sống chung với nhau. Hơn nữa khi người có nghĩa vụ nuôi dưỡng mà không thực hiện nghĩa vụ của mình thì buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Vậy Luật KDBH quy định mua bảo hiểm cho đối tượng là người có quan hệ nuôi dưỡng và cấp dưỡng như vậy là không hợp lý. Không chỉ những thế Luật KDBH quy định quyền lợi có thể được bảo hiểm dựa trên quan hệ hôn nhân và huyết thống vậy mà khi xem xét việc cấp dưỡng giữa vợ và chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình lại được thực hiện khi họ không còn tồn tại quan hệ hôn nhân. Theo điều 60 luật Hôn nhân và gia đình: “khi ly hôn, nếu bên khó khăn túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình”. Vì thế khi phát sinh quan hệ cấp dưỡng cũng đồng nghĩa với việc quan hệ hôn nhân đã chấm dứt và vì thế quyền lợi có thể được bảo hiểm không còn nên quy định của Luật KDBH trong trường hợp này cũng không hợp lý. Quy định này chỉ đúng khi đó là mối quan hệ cấp dưỡng giữa ông bà và cháu hoặc giữa anh, chị, em trong gia đình Ngày nay khi hội nhập kinh tế quốc tế các doanh nghiệp thường sử dụng nhiều lao động để thực hiện mục đích phát triển doanh nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế nói chung. Để đảm bảo mục đích này và để đảm bảo cho cuộc sống của người lao động khi không may rủi ro xảy ra các chủ sử dụng lao động thường mua bảo hiểm cho người lao động (thường là bảo hiểm tai nạn lao động). Trường hợp này không thuộc trường hợp mà luật đã quy định về quyền lợi có thể được bảo hiểm nhưng thực tế diễn ra rất nhiều. Quyền lợi có thể được bảo hiểm ở đây sẽ là những tổn thất xảy ra đối với bên mua bảo hiểm chính là các chủ sử dụng lao động. Giữa họ không hề tồn tại quan hệ hôn nhân hay huyết thống. Vậy trong trường hợp này giải quyết như thế nào? Trong khi các chủ thể được phép thoả thuận những vấn đề mà pháp luật không cấm mà Luật KDBH không có quy định cấm mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ sử dụng lao động 2.2. Về hành vi thông báo sai tuổi của bên mua bảo hiểm đối với người được bảo hiểm Theo khoản 2 Điều 34 Luật KDBH: “trong trường hợp bên mua bảo hiểm thông báo sai tuổi của người được bảo hiểm nhưng tuổi đúng của người được bảo hiểm không thuộc nhóm tuổi có thể được bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm và hoàn trả số phí bảo hiểm đã đóng cho bên mua bảo hiểm sau khi đã trừ đi các chi phí hợp lý liên quan. Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực từ hai năm trở lên thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho bên mua bảo hiểm giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm”. Các điều khoản của hợp đồng bảo hiểm là các điều khoản mẫu nên các điều khoản này do một bên đưa ra (là doanh nghiệp bảo hiểm) theo đó bên mua bảo hiểm xem xét quyết định có tham gia hay không. Vì vậy để đảm bảo quyền lợi của hai bên điểm b khoản 2 Điều 18 Luật KDBH quy định “bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ kê khai đầy đủ, trung thực mọi chi tiết có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm”. Hơn thế nữa một nguyên tắc khi giao kết hợp đồng là “trung thực tuyệt đối” nên đòi hỏi thông tin từ bên mua bảo hiểm phải chính xác và bên bảo hiểm hoàn toàn tin tưởng vào thông tin đó. Theo khoản 2 Điều 34 Luật KDBH nếu bên mua bảo hiểm thông báo sai tuổi của người được bảo hiểm mà tuổi đúng của người được bảo hiểm không thuộc nhóm tuổi có thể được bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm và hoàn trả số phí sau khi trừ các chi phí liên quan nếu hợp đồng có hiệu lực dưới hai năm. Nếu hợp đồng có hiệu lực trên hai năm thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho bên mua bảo hiểm giá trị hoàn lại của hợp đồng. Xem xét hành vi huỷ bỏ hợp đồng theo Điều 425 Bộ luật dân sự 2005 thì hậu quả là: 1. Một bên có quyền huỷ bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện huỷ bỏ mà các bên đã thoả thuận hoặc pháp luật có quy định. 2. Bên huỷ bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc huỷ bỏ hợp đồng, nếu không thông báo ngay mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. 3. Khi hợp đồng bị huỷ bỏ thì hợp đồng không có hiệu lực tại thời điểm giao kết và các bên phải hoàn trả cho nhau tài sản đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải trả bằng tiền. 4. Bên có lỗi trong việc gây thiệt hại thì phải bồi thường. Bộ luật dân sự là luật gốc nên các quy định của luật chuyên ngành phải phù hợp với nguyên tắc cơ bản của Bộ luật này. Nếu quy định của luật chuyên ngành và bộ luật dân sự cùng điều chỉnh một vấn đề thì ưu tiên áp dụng luật chuyên ngành. Khoản 1 Điều 2 Luật KDBH quy định: “tổ chức và hoạt động kinh doanh bảo hiểm trên lãnh thổ cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải tuân thủ quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan”. Vậy trong trường hợp huỷ bỏ hợp đồng này sẽ áp dụng quy định của Luật KDBH. Trở lại với quy định của khoản 2 Điều 34 Luật KDBH với mục đích quy định là đảm bảo quyền lợi cho khách hàng (khi được nhận giá trị hoàn lại) nhưng thực tế quy định như vậy tạo điều kiện cho khách hàng thực hiện hành vi thông báo sai tuổi của người được bảo hiểm để giao kết hợp đồng vì hậu quả pháp lý của hành vi này là khách hàng vẫn được nhận một số tiền sau khi đã trừ đi các chi phí liên quan hoặc nhận giá trị hoàn lại của hợp đồng. 2.3. Về hành vi cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng của bên mua bảo hiểm Theo điểm a khoản 2 Điều 19 Luật KDBH “doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm và thu phí bảo hiểm đến thời điểm đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm khi bên mua bảo hiểm có hành vi cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm để được trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường”. Hành vi cố ý cung cấp thông tin sai sự thật là hành vi của một bên nhằm làm cho người nghe tin vào thông tin đó và thực chất đó là hành vi lừa dối của một bên. Điều 132 Bộ luật dân sự 2005: “lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập nên giao dịch đó”. Cũng theo quy định của bộ luật dân sự thì hành vi lừa dối sẽ làm cho hợp đồng vô hiệu nhưng luật kinh doanh bảo hiểm quy định hai hậu quả pháp lý khác nhau đó là doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm (điểm a khoản 2 Điều 19) và hợp đồng bảo hiểm vô hiệu (điểm d khoản1 Điều 22). Trên thực tế việc áp dụng quy định này khó khăn cho việc giải quyết quyền lợi của hai bên. Dưới đây là một ví dụ: Ngày 24/11/2002, trên cơ sở giấy yêu cầu bảo hiểm cung cấp thông tin về tình trạng sức khoẻ của người được bảo hiểm, công ty đã giao kết hợp đồng bảo hiểm với bà C (người được bảo hiểm cũng đồng thời là người mua bảo hiểm). Ngày 16/12/2003, bà C đã bổ sung thông tin là bà đã và đang điều trị bệnh tim mạch từ năm 20 tuổi. Theo thông báo này, công ty tiến hành kiểm tra sức khoẻ cho bà và kết quả cho thấy bà bị bệnh tim - bệnh thuộc trường hợp không chấp nhận bảo hiểm. Trên thực tế tại thời điểm giao kết hợp đồng bà C đã cố ý không kê khai đúng tình trạng bệnh tật của mình qua việc trả lời không đối với tất cả các câu hỏi trong giấy yêu cầu bảo hiểm, trong khi sự thật khách quan là bà đã và đang phải điều trị bệnh tim bẩm sinh từ năm 20 tuổi (ghi nhận trong hồ sơ bệnh án). Rõ ràng , hành vi cung cấp thông tin sai sự thật về tình trạng bệnh tật của bà hoàn toàn thoả mãn dấu hiệu theo điểm a khoản 2 Điều 19 Luật kinh doanh bảo hiểm và công ty có quyền đình chỉ thực hiện hợp đồng, không hoàn lại số phí bảo hiểm đã nộp tính đến ngày đình chỉ cũng như không phải chịu trách nhiệm về những rủi ro phát sinh theo Điều 4 điểm 4.1.2 điều khoản hợp đồng bảo hiểm mà bà C đã ký với công ty. Tuy nhiên toà án nhân dân thị xã B đã nhận định bà C không vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin về tình trạng sức khoẻ của mình theo điểm a khoản 2 Điều 19 Luật kinh doanh bảo hiểm để đình chỉ thực hiện hợp đồng và tuyên: huỷ hợp đồng bảo hiểm, buộc công ty hoàn trả cho bà C toàn bộ số phí đã nộp.[17, tr.8] Trong tình huống trên nếu bà C không biết về bệnh tim của mình thì hợp đồng vẫn có hiệu lực và thuộc trường hợp sự kiện bảo hiểm đã xảy ra nhưng bên mua bảo hiểm không biết về sự kiện đó. Nhưng ở đây bà C đã cố ý không kê khai đúng sự thật nên toà án phải áp dụng điểm a khoản 2 Điều 19 để đình chỉ thực hiện hợp đồng. Có như vậy mới đảm bảo được ý nghĩa đích thực của pháp luật và ngăn chặn hành vi trục lợi của khách hàng. 2.4. Về điều khoản hợp đồng bảo hiểm con người Do tập điều khoản HĐBH con người có nhiều điểm tối nghĩa khiến cho khách hàng có thể hiểu sai: Trước hết đó là điều khoản buộc người mua bảo hiểm phải tự suy luận ra hai điều: Thứ nhất, nếu bên mua bảo hiểm không tiếp tục đóng phí bảo hiểm thì công ty bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng và bên mua bảo hiểm không có quyền đòi lại khoản phí bảo hiểm nếu thời gian đã đóng phí bảo hiểm dưới hai năm. Thứ hai, nếu thời gian đóng phí bảo hiểm trên hai năm thì bên mua bảo hiểm có quyền đòi giá trị hoàn lại ( giá trị giải ước) của hợp đồng bảo hiểm. Việc quy định như vậy khiến người mua rất dễ hiểu rằng mọi trường hợp nếu không tiếp tục đóng phí bảo hiểm thì đều được nhận giá trị hoàn lại. Không chỉ những thế Luật KDBH và các văn bản hướng dẫn thi hành đều không đưa ra khái niệm thế nào là “giá trị hoàn lại” nên dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau. Việc hiểu như thế nào là giá trị hoàn lại dựa trên các khái niệm mà các doanh nghiệp bảo hiểm đưa ra “giá trị hoàn lại là số tiền bên mua bảo hiểm được nhận lại khi bên mua bảo hiểm yêu cầu huỷ hợp đồng hoặc khi hợp đồng chấm dứt hiệu lực theo điều khoản và điều kiện hợp đồng”. Khái niệm này còn quá chung chung vì chỉ dừng lại ở việc quy định bên mua bảo hiểm được nhận lại một số tiền khi yêu cầu huỷ hợp đồng hoặc khi hợp đồng chấm dứt hiệu lực theo điều khoản và điều kiện hợp đồng mà không hề quy định giá trị số tiền hoàn lại là bao nhiêu hoặc ngoài diều kiện trên thì có cần điều kiện nào khác không hay mọi trường hợp yêu cầu huỷ hợp đồng và hợp đồng chấm dứt hiệu lực theo điều khoản và điều kiện của hợp đồng? Theo sự giải thích mà Prudential đưa ra: “trong những năm đầu do các chi phí liên quan đến việc phát hành và phục vụ hợp đồng như chi phí thẩm định, chi phí xét nghiệm y khoa… lớn hơn nhiều so với chi phí duy trì hợp đồng về sau. Trong khi đó, phí bảo hiểm mà khách hàng đóng vào hàng năm là không thay đổi trong suốt thời hạn hợp đồng. Có nghĩa là chi phí thực tế trong những năm đầu của HĐBH thường cao hơn nhiều so với chi phí thu được từ hợp đồng đó. Vì thế trong hai năm đầu các HĐBH chưa có giá trị hoàn lại và trong những năm tiếp theo giá trị hoàn lại thường nhỏ hơn so với số phí đóng vào”. Vậy trong hai năm đầu nếu bên mua bảo hiểm vì lý do nào đó không thể tiếp tục đóng phí bảo hiểm thì quyền lợi của họ sẽ không được bảo vệ vì họ có thể không nhận được giá trị hoàn lại hoặc nếu có nhận được thì đó là số tiền ít hơn. Đó là điểm bất lợi đối với khách hàng mà khi tham gia ký kết hợp đồng khách hàng phải biết được để bảo vệ quyền lợi cho mình. 2.5. Về điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm Theo khoản 1 Điều 16 Luật KDBH quy định: “ điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm quy định trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không phải bồi thường hoặc không phải trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm”. Tiếp đó khoản 3 Điều 16 luật này quy định: “không áp dụng điều loại trừ trách nhiệm bảo hiểm trong trường hợp: Bên mua bảo hiểm vi phạm pháp luật do cố ý; Bên mua bảo hiểm có lí do chính đáng trong việc chậm thông báo cho doanh nghiệp về việc xảy ra sự kiện bảo hiểm”. Điều khoản này nhằm mục đích cho phép doanh nghiệp từ chối trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường trong trường hợp bên mua bảo hiểm có hành vi trục lợi. Hay nói cách khác DNBH không phải thực hiện nghĩa vụ bảo hiểm khi chứng minh được khách hàng đã lừa dối mình để thu lợi bất chính từ việc mua bảo hiểm. Điều khoản này chỉ đúng với bảo hiểm tài sản hay bảo hiểm trách nhiệm dân sự, đối với hợp đồng bảo hiểm con người chỉ đúng khi bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, người thụ hưởng trùng là một. Nhưng nếu bên mua bảo hiểm không đồng thời là người được bảo hiểm hay người thụ hưởng thì quy định trên về điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm là chưa đầy đủ. Bởi lẽ không chỉ do bên mua bảo hiểm vi phạm pháp luật do cố ý để tạo ra sự kiện bảo hiểm mà còn có thể do bên được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng. 3. Kiến nghị và giải pháp Những kiến nghị, giải pháp tác giả đưa ra nhằm mục đích đảm bảo quyền lợi của hai bên, để giữ vững niềm tin của người dân vào pháp luật, đặc biệt là đảm bảo vận hành có hiệu quả hệ thống pháp luật của nhà nước vì vậy: 3.1. Cần sửa đổi những điểm bất hợp lý của luật kinh doanh bảo hiểm cho phù hợp với nhu cầu thực tế Thứ nhất: bổ sung vào khái niệm quyền lợi có thể được bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm con người để mở rộng hơn nữa phạm vi đối tượng tham gia trong thực tế. Quyền lợi này không chỉ dừng lại ở quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng trong quan hệ hôn nhân huyết thống mà còn bao gồm cả quan hệ lao động. Theo đó nên bổ sung thêm vào khoản 2 Điều 31 Luật KDBH đối tượng được bảo hiểm nữa đó là người lao động trong quan hệ trách nhiệm dân sự của người sử dụng lao động đối với người lao động. Thứ hai: Đối với trường hợp thông báo sai tuổi của người được bảo hiểm nhưng tuổi đúng của người được bảo hiểm không thuộc nhóm tuổi có thể được bảo hiểm thì nên quy định hậu quả pháp lý cho phù hợp với bản chất huỷ bỏ hợp đồng và có thể hạn chế tối đa hành vi trục lợi của khách hàng. Thứ ba: Đối với hành vi cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng thì chỉ cần xác định rõ là hành vi lừa dối để quy định hậu quả pháp lý cho hành vi này là HĐBH vô hiệu theo điểm d khoản 1 Điều 22. Có như vậy mới thống nhất được trong việc áp dụng luật. Thứ tư: Nên sử dụng các ngôn từ trong điều khoản hợp đồng bảo hiểm cho phù hợp để đảm bảo dễ hiểu mà người dân có thể dễ dàng tiếp cận hơn. Thứ năm: Trong việc quy định điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm nên bổ sung thêm trường hợp người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng vi phạm pháp luật do cố ý. Theo đó nên bổ sung vào khoản 3 Điều 16 Luật KDBH là: không áp dụng điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm trong trường hợp: a) Bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng vi phạm pháp luật do lỗi cố ý; b) Bên mua bảo hiểm có lý do chính đáng trong việc chậm thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc xảy ra sự kiện bảo hiểm. 3.2. Cần có những biện pháp cụ thể từ doanh nghiệp bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm và đặc biệt là chính sách của nhà nước Để hợp đồng bảo hiểm nói chung và hợp đồng bảo hiểm con người nói riêng được thực hiện một cách thuận lợi và rộng rãi trên thực tế đòi hỏi phải có sự cố gắng thực hiện của cả hai bên ký kêt và đặc biệt hơn nữa là của nhà nước và toàn xã hội. Bởi ngành bảo hiểm chịu tác động của tổng hợp nhiều yếu tố, tác động đến nhiều lĩnh vực khác nhau. * Đối với người mua bảo hiểm: Phải chủ động tiếp cận và nâng cao trình độ hiểu hiểu biết của mình về pháp luật nói chung và pháp luật bảo hiểm nói riêng. Xuất phát từ tính khó hiểu của các điều khoản của HĐBH con người nên khi ký kết người tham gia bảo hiểm phải thực sự hiểu rõ các điều khoản về quyền và nghĩa vụ của mình để tránh tranh chấp sau này xảy ra. Người mua bảo hiểm có thể yêu cầu DNBH giải thích rõ các điều khoản hợp đồng, đòi hỏi các đại lý bảo hiểm tư vấn cho mình hoặc sử dụng các dịch vụ tư vấn của các tổ chức tư vấn. Và một điểm nữa đó là theo quy định của pháp luật nếu như có sự không rõ ràng trong các điều khoản của HĐBH thì giải thích theo hướng có lợi cho người mua bảo hiểm (theo Điều 21 Luật KDBH) vì nội dung HĐBH con người theo điều khoản mẫu do DNBH đưa ra, về nguyên tắc bên mua bảo hiểm không sửa đổi hay bổ sung điều khoản đó. Người mua bảo hiểm phải tìm hiểu kỹ các quy định để bảo vệ quyền lợi của mình. Ngoài ra người mua bảo hiểm cần lựa chọn các đối tượng của hợp đồng bảo hiểm con người (tuổi thọ, tính mạng sức khoẻ, tai nạn con người) phù hợp với điều kiện và khả năng của mình để có thể duy trì hợp đồng trong một thời gian dài. * Đối với doanh nghiệp bảo hiểm: DNBH phải phát triển hệ thống đại lý bảo hiểm với đội ngũ nhân viên có trình độ, đạo đức nghề nghiệp, tận tâm với khách hàng. Thực tế để theo đuổi số lượng hợp đồng được ký kết các nhân viên đại lý nhiều lúc “vô tình” đã bỏ qua quyền lợi của khách hàng. Ngày nay khi hội nhập kinh tế quốc tế với sự cạnh tranh gay gắt nếu không giữ vững được đạo đức nghề nghiệp thì đại lý bảo hiểm sẽ dễ bị cuốn theo vòng xoáy của sự phát triển mà quên đi cái gì là thực sự cần thiết để đảm bảo môi trường pháp luật lành mạnh. Vì thế doanh nghiệp bảo hiểm cần đào tạo những người có trình độ và đạo đức nghề nghiệp. Hơn thế nữa DNBH cần thiết lập nhiều kênh thông tin đối với khách hàng, việc đó sẽ vừa cung cấp thông tin cho khách, vừa thu hút được họ đến với doanh nghiệp mình. Để đạt được điều đó doanh nghiệp bảo hiểm phải nâng cao chất lượng dịch vụ, phục vụ khách hàng tốt nhất để phát triển và đặc biệt là kịp thời giải quyết quyền lợi cho khách hàng khi sự kiện bảo hiểm xảy ra. Làm như thế vừa đảm bảo được mục đích của bảo hiểm, vừa tạo niềm tin cho khách hàng. * Đối với nhà nước: Nhà nước sớm hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật về hợp đồng nói chung HĐBH con người nói riêng để đáp ứng nhu cầu tham gia ngày càng đông của người dân Từ năm 1993 đến nay sự phát triển của bảo hiểm là một điều đáng ghi nhận nhưng pháp luật điều chỉnh trong lĩnh vực này không nhiều. Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 và quy định xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm được quy định tại nghị định 118/2003/NĐCP ngày 12/10/2003 còn có những điểm bất cập. Vì thế cần thiết phải ban hành văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế cho phù hợp với thực tế và phù hợp với quy định của Bộ luật dân sự 2005. Ngoài ra phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật về bảo hiểm con người để người dân hiểu rõ quyền, nghĩa vụ của mình. Khi hệ thống pháp luật đã hoàn chỉnh mà người dân không tiếp cận, không hiểu được thì tác dụng của pháp luật đối với người dân sẽ không được thể hiện. Biện pháp để tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo hiểm con người đó là trên các phương tiện thông tin đại chúng để đại đa số người dân nắm được. Hơn thế nữa phải tăng cường chất lượng giải quyết tranh chấp về HĐBH. Tranh chấp trong lĩnh vực này có thể do DNBH không thực hiện đúng nội dung của hợp đồng cũng có thể do bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng nhằm trục lợi bảo hiểm và có thể do sự thiếu hoàn chỉnh của pháp luật. Không chỉ riêng lĩnh vực bảo hiểm mà tranh chấp trong lĩnh vực nào đều gây ảnh hưởng đến giá trị của pháp luật. Thực tế có nhiều vụ tranh chấp toà án xử vẫn còn không đúng với bản chất của vụ việc. Vì lẽ đó để đảm bảo giải quyết tranh chấp hợp lý công bằng thì phải nâng cao trình độ, bồi dưỡng nghiệp vụ thẩm phán trong lĩnh vực này. Cuối cùng nhà nước phải có đường lối chính sách cụ thể để phát triển thị trường bảo hiểm nói chung và bảo hiểm con người nói riêng lúc đó mới có thể khuyến khích mọi người dân tham gia để bảo vệ mình và cũng là đảm bảo sự tồn tại của xã hội. KẾT LUẬN Một nhiệm vụ lớn đặt ra đối với Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế như ngày nay đó là đưa đất nước tiến kịp với quá trình phát triển chung của thế giới và đặc biệt hơn nữa là để phù hợp với tư cách là một thành viên của tổ chức WTO. Để thực hiện được nhiệm vụ đó cần phải có những con người đủ sức đủ tài tham gia và bảo hiểm con người góp phần tạo nên những con người như thế Từ vấn đề lý luận của luận văn chúng ta thấy được bảo hiểm con người luôn gắn liền với xã hội loài người vì bảo hiểm sẽ giúp người tham gia có một chỗ dựa tinh thần, sự đảm bảo về vật chất để duy trì cuộc sống, phát triển xã hội. Đối với Việt Nam hiện nay khi bảo hiểm con người còn “mới mẻ” đối với người dân thì càng phải tạo điều kiện hơn nữa để lĩnh vực này đi vào cuộc sống, phát huy tác dụng đối với cuộc sống con người . Vì thế lĩnh vực này cần được coi trọng không những trong quá khứ mà cả hiện tại và đặc biệt là tương lai. Một xã hội phát triển thì cần có những con người tạo lập và duy trì sự phát triển . Đó như là một quy luật tất yếu của tự nhiên. Từ thực tiễn nghiên cứu của luận văn người viết đã chỉ ra những tranh chấp phát sinh từ HĐBH con người trên thực tế. Những tranh chấp này do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là do sự thiếu hiểu biết của khách hàng cũng có thể do sự quy định chưa hợp lý của pháp luật. Nhưng dù là bất kỳ nguyên nhân nào đi nữa thì những tranh chấp xảy ra đều ảnh hưởng xấu đến mọi mặt của xã hội và là nguyên nhân kìm hãm sự phát triển. Vậy để có một thị trường bảo hiểm nói chung và bảo hiểm con người nói riêng phát triển thì cần có sự đóng góp của từng người dân, của nhà nước và của toàn xã hội. Bên cạnh đó cần có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh cùng các quy định cụ thể, chi tiết để mỗi người tham gia ký kết, mỗi doanh nghiệp thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình. Có như vậy thì tương lai của ngành này mới đảm bảo được ý nghĩa đích thực của nó đối với con người và xã hội loài người MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan van.doc
Tài liệu liên quan