PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I . LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường nói chung và của bậc Tiểu học nói riêng, hiện nay vấn đề cải cách giảng dạy không phải là mối quan tâm của một cá nhân nào, mà đó là nhiệm vụ chung của toàn xã hội.
Chính sự đổi mới phương pháp giáo dục bậc tiểu học sẽ góp phần tạo con người mới một cách có hệ thống và vững chắc.
Trong giai đoạn hiện nay, xu hướng chung của sự đổi mới phương pháp dạy học ở bậc tiểu học là làm sao để giáo viên không chỉ là truyền thụ kiến thức mà còn là người tổ chức, định hướng cho học sinh hoạt động, để học sinh huy động vốn hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân vào việc chiếm lĩnh tri thức mới.
Như chúng ta đã biết Tiếng Việt vừa là môn học chính, vừa là môn công cụ giúp học sinh tiếp thu các môn học khác được tốt hơn. Cho nên tôi chọn cho mình đề tài: “Hướng dẫn học sinh lớp 2 học Tập làm văn ” vì tôi nhận thấy đối với người Việt Nam thì Tiếng Việt rất quan trọng trong cuộc sống, trong giao tiếp, trong học tập và sinh hoạt.
Các em học sinh lớp 2 vốn sống còn ít, vốn hiểu biết về Tiếng Việt còn rất sơ sài, chưa định rõ trong giao tiếp, viết văn câu còn cụt lủn. Hoặc câu có thể có đủ ý nhưng chưa có hình ảnh. Các từ ngữ được dùng về nghĩa còn chưa rõ ràng. Việc trình bày, diễn đạt ý của các em có mức độ rất sơ lược, đặc biệt là khả năng miêu tả.
Chính vì muốn để các em có khả năng hiểu Tiếng Việt hơn, biết dùng từ một cách phù hợp trong các tình huống (chia vui, chia buồn, an ủi, đề nghị, xin lỗi.) nên ngay từ đầu năm học tôi đã hướng và cùng các em mở rộng hiểu biết về Tiếng Việt qua các phân môn trong môn Tiếng Việt, đặc biệt là phân môn Tập làm văn.
II. PHẠM VI ĐỀ TÀI:
1. Mục đích nghiên cứu:
Qua đề tài này tôi mong muốn được góp một phần nhỏ vào việc rèn cho học sinh ba kỹ năng chính:
- Sử dụng đúng nghi thức lời nói.
- Tạo lập văn bản phục vụ đời sống hàng ngày.
- Nói viết những vấn đề theo chủ điểm.
Dạy Tiếng Việt ở tiểu học nói chung và dạy Tập làm văn nói riêng không phải là dạy lý thuyết ngôn ngữ, mà đó là việc dạy hoạt động ngôn ngữ. Bởi thế các yếu tố cuả tình huống giao tiếp rất được quan tâm. Nếu như trong dạy câu, tình huống giao tiếp mới chỉ được chú ý một phần thì trong dạy Tập làm văn, tình huống giao tiếp được chú ý một cách toàn diện và đầy đủ hơn, các tình huống hiện ra cũng cụ thể và rõ ràng hơn. Nếu như trong dạy câu, ta có thể lướt nhanh qua những tình huống giao tiếp, thì ngược lại, trong làm văn không thể không đề cập tình huống. Bài văn viết ra bao giờ cũng hướng tới đối tượng người đọc, người nghe cụ thể với những nội dung và mục đích cụ thể. Không thể có một bài văn viết chung chung, không rõ đối tượng, không rõ nội dung và mục đích giao tiếp. Nếu như trong việc dạy câu, việc đánh giá câu đúng, câu sai đã vừa cần phải chú ý đến quy tắc ngôn ngữ, vừa cần phải chú ý đến quy tắc giao tiếp, thì ở bậc bài văn, bậc văn bản lại càng cần phải như thế. Lúc này, việc đánh giá toàn bộ chất lượng bài văn viết ra là ở chỗ có sự phù hợp với giao tiếp hay không, chứ không phải ở một vài điểm đúng sai mang tính chất bộ phận trong từ, trong câu. Những bài văn có sự phù hợp cao với đối tượng, nội dung và mục đích giao tiếp là những bài văn tốt.
Bởi thế, việc dạy Tập làm văn cho học sinh cần phải chú ý tới việc dạy các em nói, viết đúng quy tắc giao tiếp, đúng nghi thức lời nói, nghĩa là phải chú ý đầy đủ tới những yếu tố ngoài ngôn ngữ nhưng lại để lại dấu ấn đậm nét trong ngôn ngữ.
2 - Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh lớp 2.
64 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 10822 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hướng dẫn học sinh lớp 2 học Tập làm văn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hơi. Một em đóng vai bạn bị điểm kém. Một em đóng vai bạn đến động viên và nói lời an ủi: “Cậu đừng buồn nữa. Từ bây giờ cậu cố gắng chăm chỉ học bài, làm bài thì đến bài kiểm tra lần sau cậu sẽ đạt điểm cao thôi mà. Cậu yên tâm, bọn mình sẽ giúp đỡ cậu. ”
* Thực hành chơi:
- Các nhóm HS chơi đóng vai lần lượt từng tình huống theo cách đã hướng dẫn.
- Khi 2 HS trong nhóm chơi xong ở tình huống đầu thì nhóm lại cử 2 HS khác chơi ở tình huống tiếp theo. Tiếp tục cử người chơi như vậy ở 3 tình huống.
- Hai HS giúp việc ghi lại câu nói của hai bạn tham gia chơi ở từng tình huống, mỗi HS chỉ chuyên ghi lại lời nói của một vai (vai “an ủi ” hoặc vai “ đáp lời an ủi ” ).
- Sau mỗi tình huống, GV cho HS nhận xét và bình chọn nói đúng hay sai. Cuối cùng bình chọn nhóm chiến thắng.
C- Thực hành về một số kĩ năng phục vụ học tập và đời sống hằng ngày:
1. Viết bản tự thuật ngắn:
* Mục đích yêu cầu:
Mục đích của bài tập là giúp HS biết cách tự giới thiệu về mình với thầy cô, bạn bè hoặc người xung quanh.
Tự thuật là những điều mình tự kể về mình nhằm để cho người khác nắm được những thông tin về mình.
* Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- Xác định yêu cầu: Viết bản tự thuật theo mẫu (SGK ).
- Đọc từng dòng mẫu tự thuật trong SGK để nắm được những nội dung cần viết ra cho đúng và đủ.
- Hỏi người thân trong gia đình (ông, bà, bố, mẹ, anh, chị,… ) để nắm được những điều mình chưa rõ (như ngày sinh, nơi sinh, quê quán, nơi ở hiện nay ).
- Xem lại bài tập đọc “Tự thuật ” trong SGK, tập 1, trang 7 để học tập cách viết và trình bày sạch đẹp.
* Hướng dẫn HS làm bài:
Cần trình bày bài viết sạch sẽ, đúng chính tả ( chú ý viết hoa những tên riêng và các con chữ đầu tiên của mỗi dòng cần ghi thẳng hàng dọc với nhau cho đẹp.
Ví dụ:
- Họ và tên : Hà Quỳnh Phương
- Nam, nữ : nữ
- Ngày sinh : 11 - 11 - 1998
- Nơi sinh : Hà Nội
- Quê quán : Hà Nội
- Nơi ở hiện nay : 41A Trường Chinh, Phường Khương Thượng
Quận Đống Đa,Thành phố Hà Nội
- Học sinh lớp : 2 A
- Trường : Tiểu học Khương Thượng, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Thành phố Hà Nội, ngày 10 - 9 - 2005
Người tự thuật
Hà Quỳnh Phương
2. Lập danh sách học sinh:
* Cho HS hiểu:
- Thế nào là một bản danh sách và ích lợi của bản danh sách: Đọc bản danh sách giúp ta biết được tên từng HS (trong tổ, trong lớp ) và thông tin về họ.
- Cấu tạo của bản danh sách: nó gồm những cột dọc nào, khi đọc phải đọc theo hàng ngang ra sao, tên các HS được xếp theo thứ tự nào.
* Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- Xác định yêu cầu: Lập danh sách một nhóm từ 3 đến 5 bạn trong tổ học tập của em (theo mẫu ở SGK )
- Xem lại bài tập đọc: Danh sách HS tổ 1, lớp 2A trong SGK, tập 1, trang 25 để học tập cách lập danh sách học sinh (Chú ý: Tên các bạn được xếp theo thứ tự bảng chữ cái. )
- Ghi tên các bạn trong tổ học tập: họ tên, ngày sinh, nơi ở (chọn 3 đến 5 bạn ) để chuẩn bị lạp danh sách theo mẫu đã cho, xếp tên các bạn theo đúng thứ tự bảng chữ cái đã học (đánh số thứ tự tên các bạn theo thứ tự bảng chữ cái )
* Hướng dẫn HS làm bài:
- Kẻ bảng danh sách theo mẫu trong SGK; chú ý ước lượng khoảng cách ở từng cột để ghi cho đủ chữ. (cột Nơi ở cần rộng nhất, sau đó cột Họ và tên cần rộng kém cột Nơi ở một chút. Còn cột Số thứ tự và Nam, nữ là hẹp nhất. )
- Lập danh sách theo từng cột trong bảng (xếp tên theo đúng thứ tự bảng chữ cái ); có thể hỏi bạn về những điều em chưa rõ. Ví dụ: Ngày sinh; Nơi ở.
Chú ý: Điền vào từng cột theo hàng ngang. Chữ và số phải viết cân đối trong từng ô cho đẹp.
Ví dụ: Lập danh sách một nhóm từ 3 đến 5 bạn trong tổ học tập của em theo mẫu sau:
STT
Họ và tên
Nam,nữ
Ngày sinh
Nơi ở
1
2
3
4
5
Nguyễn Lê Quế An
Phan Tuấn Anh
Nguyễn Thuỳ Linh
Nguyễn Cảnh Long
Trần Bình Nguyên
Nữ
Nam
Nữ
Nam
Nam
10/ 11/ 1998
05/ 03/ 1998
21/ 09/ 1998
18/ 11/ 1998
06/ 10/ 1998
Tập thể Viện Năng lượng
P 409 - B1 - T2 Nam Đồng
106 - Tôn Thất Tùng
Ngõ 124 - Khương Trung
Ngõ125 - Bùi Xương Trạch
3. Tra mục lục sách:
* Cho HS hiểu: Mục lục sách dùng để tra các tuần học, bài học, các chương mục, các bài viết có trong một cuốn sách hoặc để xem cuốn sách có bao nhiêu trang, có những truyện gì, của tác giả nào. Nó nhằm giới thiệu với mọi người về bố cục của cuốn sách, giúp người đọc dễ dàng tra cứu khi cần tìm hiểu một phần nào đó, một chương mục nào đó của cuốn sách.
* Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- Xác định yêu cầu: Đọc mục lục các bài ở tuần 6; viết tên các bài tập đọc trong tuần ấy.
- Xem phần mục lục ở cuối SGK, tập 1, tuần 6 (Chủ điểm Trường học ) để biết: Tuần 6 có mấy bài tập đọc? Đó là những bài tập đọc nào? Trang bao nhiêu? (Có thể ghi tên các bài tập đọc và số trang vào vở nháp )
- Dựa vào bài tập đọc Mục lục sách đã học trong tuần 5, kẻ bảng mục lục theo các cột: Số thứ tự; Tên bài Tập đọc; Trang.
* Hướng dẫn HS làm bài:
- Kẻ bảng theo mẫu đã hướng dẫn:
- Điền các yêu cầu vào từng cột theo hàng ngang.
Chú ý: Khi tra mục lục của một cuốn truyện thiếu nhi các em càn chú ý:
- Đọc toàn bộ mục lục rồi xác định:
+ Cả cuốn truyện gồm bao nhiêu truyện.
+ Đâu là kí hiệu đánh dấu STT từng truyện.
+ Đâu là tên truyện.
+ Đâu là tên tác giả.
+ Đâu là số trang.
- Một tập truyện bao gồm nhiều truyện (hoặc một truyện ). Có khi mỗi truyện do một tác giả viết. Có khi cả tập truyện chỉ gồm một , hai tác giả. Nếu là truyện do một, hai tác giả viết thì ghi tên tập truyện, tên tác giả trước, ở phần mục lục chỉ cần ghi tên truyện và số trang.
- Căn cứ vào mục lục của cuốn sách cụ thể mà em đã đọc để trình bày các cột (1 ) STT; (2) Tác giả; (3 ) Tác phẩm (hoặc tên truyện ) ; (4 ) Trang (cột 2 và cột 3 có thể đổi chỗ cho nhau. )
Ví dụ: Tìm đọc mục lục của một tập truyện thiếu nhi. Ghi lại tên hai truyện, tên tác giả và số trang theo thứ tự trong mục lục.
Đọc mục lục tập truyện: Đồ đệ của Đơn tử (NXB Kim Đồng ) của tác giả: Đan Thành, có thể kẻ bảng như sau:
STT
Tác phẩm
Trang
1
2
Cái Sim
Quốc thể
42
52
Giao tiếp qua thư từ và gọi điện thoại là những hình thức phổ biến trong xã hội hiện nay. Dạy giao tiếp bằng thư từ và điện thoại là điều rất thiết thực trong đời sống hiện tại vì sống trong xã hội này, các em có nhu cầu và trách nhiệm giao dịch để tự phục vụ, tự bảo vệ mình hoặc bảo vệ cuộc sống yên bình xung quanh.
4. Nhận và gọi điện thoại:
Việc dạy giao tiếp qua điện thoại cũng được thực hiện trên cơ sở một số bài tập đọc ở tuần 12. Các bài đọc này giải thích cho HS ý nghĩa của các tín hiệu trong điện thoại, các việc cần làm để gọi điện thoại, cách xưng hô, chào hỏi và trao đổi bằng điện thoại.
Qua các bài về thư từ và điện thoại, SGK còn dạy HS một số quy tắc ứng xử văn hoá như không bóc thư, xem thư của người khác, không nghe chuyện của người khác trên điện thoại.
* Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- Xác định yêu cầu: Đọc bài Gọi điện và trả lời câu hỏi (theo SGK ).
- Đọc kĩ bài Gọi điện (SGK, tập 1, trang 103 ), nắm vững nội dung và suy nghĩ để trả lời đúng các câu hỏi trong SGK.
Gợi ý: a, + Muốn gọi điện cho bạn, đầu tiên em phải làm gì để biết số máy của bạn?
+ Sau khi biết số máy của bạn, em làm tiếp những việc gì? ( Đọc lại câu đầu của bài Gọi điện để biết ).
b, Bài đọc cho em biết: Buổi sáng, Hoa gọi điện cho Oanh cứ thấy “tút tút ” liên tục là vì sao? Lần khác gọi điện, Hoa nghe một tiếng “tút … ” kéo dài, cho đến tiếng “tút ” thứ tư thì kết quả thế nào?
c, Đọc đoạn: “Đầu dây có tiếng đàn ông. Cháu cảm ơn bác”, em thấy bạn Hoa đã nói với bố bạn Oanh thế nào để xin phép được nói chuyện với bạn Oanh?
* Hướng dẫn làm bài:
a, Sắp xếp lại thứ tự các việc phải làm khi gọi điện thoại:
(1 ) Tìm số máy của bạn trong sổ;
(2 ) Nhấc ống nghe lên;
(3 ) Nhấn số (quay số ).
b, Trả lời:
- Tín hiệu “tút ” ngắn, liên tục – cho biết máy đang bận vì người ở đầu dây bên kia đang nói chuyện.
- Tín hiệu “tút ” dài, ngắt quãng – cho biết chưa có ai nhấc máy (người đầu dây bên kia chưa kịp nhấc máy hoặc đi vắng ).
c, Trả lời: Nếu ông (bà, bố, mẹ,.. ) của bạn cầm máy, em xin phép nói chuyện với bạn như sau:
- Chào hỏi ông (bà, bố, mẹ, .. ) của bạn và tự giới thiệu về mình: tên là gì, quan hệ thế nào với người muốn nói chuyện (là bạn )
- Xin phép ông ( bà, bố, mẹ,. ) của bạn cho nói chuyện với bạn.
* Cho HS tập thực hành, nên kết hợp thực tập bằng mô hình thông qua đồ chơi về điện thoại hoặc gợi lại thực tế hằng ngày các em đã dùng điện thoại; em đã quen dùng gợi mở cho em chưa được dùng theo các tình huống đã nêu trong SGK và trong cuộc sống theo như đã hướng dẫn ở trên để HS quen dần.
Chú ý: HS nên tập nói trước với bạn dưới hình thức trò chơi: bạn gọi điện rủ em đi thăm người ốm (hoặc đi chơi ) em đồng ý (hoặc từ chối ), sau đó đổi vai. Lời đồng ý thể hiện thái độ vui vẻ, sẵn sàng; lời từ chối khéo léo, không làm mất lòng bạn.
Ví dụ:
Chuông reo, Nhi cầm máy, nói:
- Chào Phương, mình là Nhi đây. Ba giờ chiều nay, cả tổ đến thăm My bị ốm đấy. Cậu có đi không?
- Có chứ. Mình sẽ qua nhà cậu, rồi chúng mình cùng đi.
5. Viết nhắn tin:
* Cho HS hiểu:
Khi muốn nói với ai điều gì mà không gặp dược người đó, ta có thể viết những điều cần nhắn vào giấy, để lại. Nội dung lời nhắn cần viết ngắn gọn mà đủ ý.
* Hướng dẫn chuẩn bị:
- Xác định yêu cầu: Viết một vài câu nhắn lại cho bố mẹ biết, khi bà đến nhà đón em đi chơi.
- Xem lại bài tập đọc: Nhắn tin (SGK, tập một, trang 115 ) để nắm được cách viết nhắn tin: Nhắn cho ai? Cần nói gọn và rõ nội dung gì? (Ví dụ: đi đâu, làm gì, cùng với ai, bao giờ về,…) Nhớ ghi thời điểm viết nhắn tin.
- Đọc đề bài, xác định nội dung đoạn nhắn tin theo gợi ý sau:
+ Em nhắn tin cho ai? (Ví dụ: Nhắn tin cho bố mẹ (hoặc bạn ) biết.
+ Em muốn nhắn lại điều gì để bố mẹ (hoặc bạn ) biết? (Ví dụ: Bà đến chơi. Chờ mãi mẹ chưa về, bà đưa con ra công viên chơi )
+ Để mẹ yên tâm, em cần nhắn thêm điều gì? (Ví dụ: Hẹn mấy giờ em sẽ về.)
* Hướng dẫn làm bài:
- Viết nhắn tin của em cho bố (hoặc mẹ ).
- Chú ý: Trình bày cho sạch sẽ, viết đúng chính tả, đầy đủ nội dung.
* Chú ý cách ghi nhắn tin:
- Đầu tiên ghi giờ, ngày, tháng.
- Dòng đầu ghi nhắn tin cho ai.
- Tiếp theo ghi nội dung nhắn tin.
- Cuối cùng kí tên em.
Ví dụ:
14 giờ, 3 – 12
Bố ơi!
Chiều nay bà nội đến nhà mình chơi. Bà đợi mãi mà bố chưa về. Bà đưa con đến nhà chú Trung chơi. Khoảng 19 giờ bà đưa con về.
Con: Hà Anh
* Viết bưu thiếp cũng tương tự như viết nhắn tin nhưng chúng ta thường viết vào bưu thiếp tình cảm của mình với người thân (đã lâu không gặp ) nhân dịp ngày lễ. Ví dụ ngày: sinh nhật; Tết …
Có thể xem lại bài tập đọc: Bưu thiếp (SGK, tập một, trang 80 ) để nắm được rõ hơn cách viết bưu thiếp.
Đọc đề bài và suy nghĩ theo gợi ý:
- Trước tiên em cần viết thời gian, địa danh, ngày, tháng, năm em viết bưu thiếp.
- Dòng đầu, em cần ghi lời xưng hô như thế nào?(Ví dụ: ông (bà, cô giáo, bạn,… ) kính yêu (kính mến, yêu quý,.. )
- Tiếp theo viết lời chúc ông (bà, cô giáo, bạn,.. ) nhân ngày Tết (20/ 11, sinh nhật, …)
- Dòng cuối của bưu thiếp, em sẽ bày tỏ tình cảm gì của mình với ông ( bà, cô giáo, bạn,.. )? (luôn luôn nhớ; mong được gặp; là bạn tốt; ..)
- Cuối bưu thiếp, em viết thế nào? (Cháu (học trò, bạn, …) của ông ông ( bà, cô giáo, bạn,… )
- Ghi họ tên.
Chú ý: Nội dung bưu thiếp cần ngắn gọn, thể hiện được thái độ và tình cảm của em đối với ông ( bà, cô giáo, bạn,… ) Chữ viết sạch sẽ, đúng chính tả.
Ví dụ:
Hà Nội, ngày 18 tháng 11 năm 2005
Cô Thu Giang kính mến!
Nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20/ 11, em xin kính chúc cô giáo và gia đình luôn mạnh khoẻ, hạnh phúc và gặp nhiều niềm vui.
Em luôn luôn nhớ cô, hẹn gặp lại cô ở trường.
Học sinh cũ của cô
Đào Minh Hằng
6. Lập thời gian biểu:
Như chúng ta thấy từ 6 tuổi, trẻ được đến trường là đã bắt đầu một cuộc sống mới. Mặc dù các em vẫn được chơi, được nghịch, được cha mẹ, thầy cô và xã hội nâng niu, nhưng các em đã có những công việc cần làm, đã phải biết sử dụng thời gian hợp lý. Ở lớp, các em được tổ chức hoạt động theo phương pháp tích cực để dần dần trở thành người lao động biết làm chủ bản thân, gia đình và xã hội. Lối học thụ động không thích hợp với nhà trường mới. Nhưng chỉ chủ động trong tiếp thu bài vở trên lớp thôi thì chưa đủ. Ngoài việc học bài trên lớp, HS còn cần được dạy để chủ động ngay từ chuyện sắp xếp thời gian, công việc hằng ngày. Dạy HS lập thời gian biểu là một biện pháp hình thành ở các em thái độ tích cực, chủ động, tính kế hoạch và khả năng sắp xếp cuộc sống riêng.
Thời gian biểu là lịch sinh hoạt, làm việc, nghỉ ngơi trong một ngày, gồm cả sáng, trưa, chiều, tối. Thời gian biểu rất cần thiết vì nó giúp chúng ta làm việc tuần tự, hợp lý và không bỏ sót công việc. Đề bài yêu cầu HS lập thời gian biểu buổi tối.
* Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- Xác định yêu cầu: Lập thời gian biểu buổi tối của em.
- Xem lại bài tập đọc Thời gian biểu (SGK, tập 1, trang 132 ) để biết cách trình bày; nhớ lại thời gian và công việc buổi tối của em để lập thời gian biểu (từ khoảng 18 giờ 30 đến mấy giờ? Em làm gì? thời gian tiếp theo, em làm tiếp vệc gì?... cho đến khi đi ngủ )
* Hướng dẫn HS làm bài:
Em có thể viết hoặc kẻ bảng ghi thời gian biểu buổi tối của mình theo thứ tự thời gian và công việc (nhớ ghi rõ họ tên và địa chỉ lớp ); cố gắng ghi đủ các việc cụ thể cần làm và thời gian làm mỗi việc đó.
Ví dụ: Thời gian biểu buổi tối.
Họ và tên: Phan Tuấn Anh.
Lớp: 2A, Trường Tiểu học Khương Thượng
- 18 giờ 30 – 19 giờ : Ăn cơm
- 19giờ – 19 giờ 30 : Nghỉ ngơi, xem ti vi
- 19 giờ 30 – 20 giờ 30 : Học bài
- 20 giờ 30 – 21 giờ : Vệ sinh cá nhân
- 21 giờ : Đi ngủ
D. THỰC HÀNH RÈN LUYỆN VỀ KỸ NĂNG DIỄN ĐẠT ( NÓI, VIẾT ):
Chú ý hướng dẫn HS khi kể về người, con vật hay sự việc… phải đảm bảo tính chân thực khi kể, chúng ta cần kể một cách sinh động, cụ thể như nó vốn có.
Khi kể chúng ta nên gửi gắm những suy nghĩ, cảm xúc và đánh giá cuả mình. Và vận dụng tối đa các từ chỉ màu sắc, tính chất, đánh giá… đan xen nhau tạo thành những chùm sáng lung linh trong bài văn.
I. KIỂU BÀI QUAN SÁT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI:
- Để làm được dạng bài này, các em phải biết quan sát các đối tượng khác nhau: một bức tranh, một cái cây, một con vật. Biết quan sát tức là các em biết dùng các giác quan (mắt, tai, mũi, lưỡi, da ) để nhận biết đặc điểm của bức tranh hay con vật, cây cối (hình dạng của chúng thế nào, chúng có màu sắc, mùi vị gì, cách thức hoạt động của chúng ra sao. )
- Khi quan sát, đầu tiên các em phải có một cái nhìn chung để xác định được mình đang phải quan sát cái gì? quan sát cảnh gì? quan sát con gì? Tiếp theo các em phải biết cách chia đối tượng thành nhiều phần rồi lần lượt quan sát theo nhiều góc độ.
+ Quan sát tranh, sau cái nhìn chung ban đầu, có thể quan sát từ trái sang phải, từ trên xuống dưới; quan sát từ cảnh ở gần đến những cảnh ở xa; quan sát những cảnh, nhân vật chính rồi đến cảnh, nhân vật phụ.
Ví dụ: Quan sát tranh (QST ) vẽ cảnh biển:
~ QST chung: cảnh biển.
~ QST từ cảnh gần (sóng biển ) đến cảnh xa (những con thuyền, chim, mây, ông mặt trời. )
+ Khi quan sát con vật, các em nhớ quan sát hình dáng bên ngoài, từ hình dáng chung đến đầu, mình, chân, đuôi…con vật; tiếp đó em quan sát hoạt động của chúng.
Ví dụ: Quan sát con mèo lúc chạy, lúc ăn.
+ Khi quan sát cây cối, các em cũng cần quan sát bao quát toàn cây rồi quan sát tán cây, lá, hoa, quả, thân và gốc cây.
Ví dụ: Từ xa nhìn lại cây bàng trông như một cây nấm khổng lồ màu xanh.
- Cần lưu ý tập trung quan sát những bộ phận chính, lướt qua những bộ phận phụ, nên tập trung vào những gì có khả năng gây sự chú ý mạnh mẽ, những gì là đặc điểm riêng của đối tượng quan sát. Điều quan trọng là không chỉ quan sát bằng giác quan mà bằng cả tấm lòng, quan sát bằng cả tình yêu thiên nhiên, loài vật. Sau khi đã quan sát, em phải biết dùng lời để nêu những nhận xét về những gì mà mình quan sát được, tập trung nói về những gì gây ấn tượng nhất.
- Để định hướng cho các em quan sát cũng như nêu nhận xét của mình, bài Tập làm văn có một số câu hỏi gợi ý. Vì vậy, các em sẽ lần lượt trả lời từng câu hỏi này. Đầu tiên, các em gắng trả lời cho đúng điều câu hỏi yêu cầu. Sau đó, các em nên sửa laị lời bằng cách chọn lọc các từ ngữ, sử dụng các từ chỉ hình ảnh, màu sắc… để câu trả lời ngày càng hay hơn, có ý riêng và cách diễn đạt riêng của mình hơn. Các em nhớ câu trả lời hay không phải là câu trả lời chỉ nêu được chính xác đặc điểm của đối tượng được quan sát mà còn thể hiện được thái độ, tình yêu của các em đối với sự vật.
Các câu các em vừa trả lời là những ý các em cần nói. Nhưng muốn nói ( viết ) thành đoạn, thành bài, lại phải nói (hoặc viết ) liên tục nhiều câu làm sao để các câu gắn liền với nhau.
II. QUAN SÁT TRANH (QST ) - TRẢ LỜI CÂU HỎI (TLCH ):
Trong giờ Tập làm văn, HS được học kể sáng tạo qua tranh vẽ. Việc kể chuyện theo tranh vừa kích thích trí tưởng tượng vừa giúp các em tập đặt câu cho gọn gàng, sáng sủa để diễn đạt được ý mình muốn nói. Việc kể chuyện không theo bài tập đọc có trước này là kiểu kể chuyện sáng tạo. ở tuần 1, các bức tranh liên hoàn khuyên bạn không hái hoa ở công viên (trang 12 ), dắt cụ già qua đường (trang 150 ) giúp HS nhận thức và xử lý được nhiều tình huống, đồng thời rèn khả năng sáng tạo. Nhưng các bài khuyên bạn không vẽ bậy lên tường (trang 47 ), Bút của cô giáo (trang 62 ) lại đơn giản hơn vì có lời thoại.
1. Mục tiêu của kiểu bài QST – TLCH ở lớp 2 là luyện tập kĩ năng quan sát, kĩ năng diễn đạt đúng, có hình ảnh những điều các em quan sát được để hình thành một đoạn văn miêu tả.
2. Các dạng QST - TLCH:
- QS nhiều tranh – TLCH thành một câu chuyện.
Ví dụ:Tuần 5: Bài TLCH:Đặt tên cho bài. Luyện tập về mục lục sách.
Bài tập 1: Dựa vào các tranh để TLCH cho trước trong SGK (4 tranh )
- QST – kể về người, vật, cây cối.
- QS một tranh – TLCH thành một bài.
Ví dụ: Tuần 14: Bài: QST, TLCH. Viết nhắn tin.
QST, TLCH ( trong SGK ) : một tranh.
3. Các phương tiện dạy học chủ yếu:
- Tranh vẽ minh hoạ chủ đề của bài văn. Tranh vẽ cần đạt được các yêu cầu sau:
+ Bố cục tranh phải rõ đủ để HS nhận ra các phần cảnh.
+ Ngôn ngữ tranh phải hàm súc: tranh vẽ phải gợi ra được các hoạt động của con vật, con người, gợi ra được các tình huống mà nhân vật chính trong tranh gặp phải. Tính hàm súc sẽ mở ra khả năng rộng rãi cho sự tưởng tượng và liên tưởng của HS. Màu sắc, hình vẽ trong tranh phải hấp dẫn, thể hiện được những nét tiêu biểu và độc đáo của người và vật, cảnh được nói tới trong tranh.
- Tranh có thể được vẽ trên giấy hoặc in phim trong để dùng với máy chiếu hắt .
4. Hoạt động chính của HS khi học kiểu bài này:
- QST có định hướng: Hướng dẫn HS thực hiện các thao tác QST.
- Diễn đạt những điều quan sát được bằng ngôn ngữ có tính tạo hình: Hướng dẫn HS tìm từ ngữ để thể hiện một cách có hình ảnh những điều đã quan sát được.
- Diễn đạt thành lời văn có hình ảnh về những điều quan sát đã được tổ chức theo một lôgíc: Hướng dẫn HS nói thành câu văn kể (tả ) những điều đã quan sát.
5. Cách làm bài văn QST -TLCH:
- HS Quan sát kĩ bức tranh (toàn cảnh và từng chi tiết ). Dựa vào vốn hiểu biết thực tế, HS tưởng tượng các màu sắc, hình thù, âm thanh, mùi vị…để khi viết câu trả lời nêu được một ý trọn vẹn, gắn bó với nhau và câu văn sinh động. GV hướng dẫn HS nhìn tranh, đối chiếu tranh với nội dung đã chuẩn bị để bổ sung từ ngữ diễn đạt chi tiết mới.
- Đọc kĩ từng câu hỏi, nắm chắc yêu cầu từ đó suy nghĩ các hình ảnh đã quan sát được và trả lời sao cho gọn, chính xác, hay.
- Sắp xếp các ý theo trình tự, nối với nhau cho liền mạch, bài văn hoàn chỉnh.
- GV tổ chức cho HS trả lời miệng trong nhóm: HS trả lời miệng từng câu hỏi dựa vào bài chuẩn bị ở trong nhóm, bổ sung, sửa chữa câu trả lời của bạn, ghi chép vào phần chuẩn bị từ ngữ, diễn đạt mới.
- GV tổ chức cho HS trả lời miệng trong toàn lớp và chuẩn hoá cách diễn đạt trong câu trả lời, giới thiệu cách lựa chọn từ ngữ, phân tích câu trả lời tốt nhờ biết tưởng tượng, liên tưởng, so sánh, nhân hoá.Ghi các từ ngữ làm điểm tựa cho từng câu trả lời lên bảng(từ nối ý, từ ngữ gợi hình ảnh). HS trả lời miệng từng câu hỏi trong toàn lớp, bổ sung, sửa chữa câu trả lời của bạn, ghi chép các từ ngữ làm điểm tựa cho câu trả lời.
- Hưỡng dẫn HS viết bài: GV nêu yêu cầu của bài viết: chỉ viết câu trả lời. Câu phải có đủ bộ phận chính. Đầu câu phải viết hoa, cuối câu phải có dấu chem.. Giữa các câu (nếu có thể ) thì viết từ nối ở đầu câu sau nhằm giúp cho bài làm thêm liền mạch.
- Cuối cùng GV yêu cầu HS đọc lại bài đã viết để sửa chữa, bổ sung.
Ví dụ: Tuần 25: Bài: Đáp lời đồng ý. QST, TLCH
* Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- Xác định yêu cầu: Nhìn tranh (SGK ) và TLCH (a, b, c, d )
- QST kĩ từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, cảnh vật to, nhỏ, màu sắc.
- Tìm hiểu hệ thống câu hỏi: đọc lần lượt từng câu hỏi
+ Câu hỏi ( a ) yêu cầu trả lời bằng ý bao quát ( cảnh gì? )
+ Câu hỏi ( b, c, d ) yêu cầu trả lời bằng nhận xét hay liệt kê những chi tiết cụ thể.
Ví dụ: Sóng biển như thế nào? Trên mặt biển có những gì?
- Nhìn tranh, trả lời rõ ràng, đủ ý từng câu.
Nhớ là có rất nhiều cách diễn tả vẻ đẹp của cảnh biển đó.
* Hướng dẫn HS làm bài:
Em nhìn tranh và trả lời từng câu hỏi trong SGK; có thể lựa chọn từ ngữ gợi ý để diễn đạt thành câu.
Câu hỏi
Gợi ý
a, Tranh vẽ cảnh gì?
b, Sóng biển như thế nào?
c, Trên mặt biển có những gì?
d, Trên bầu trời có những gì?
- cảnh biển buổi sáng
- cảnh biển buổi sớm mai thật đẹp
- nhấp nhô ( từng đợt )
- dập dềnh
- nối đuôi nhau chạy vào bờ cát
- mấy chiếc thuyền đánh cá đang giương buồm ra khơi
- mấy con thuyền đang căng buồm ra khơi đánh cá
- mặt trời ( đỏ ối ) đang nhô lên, mấy đám mây bông bồng bềnh ( nhởn nhơ ) trôI, từng đàn hải âu bay rập rờn
- mặt trời toả nắng rực rỡ, mây lững lờ trôi, đàn hải âu đang chao lượn trông thật đẹp.
-
Ví dụ:
Tranh vẽ cảnh đánh cá trên biển. Sóng biển dạt dào xô vào bờ cát trắng. Trên mặt biển có những cánh buồm nhiều màu sắc như những cánh bướm bay giữa trời xanh và những chú chim hải âu đang chao liệng trên sóng biển. Trên bầu trời, ông mặt trời đỏ ối đang nhô lên, những đám mây trắng, mây hồng bồng bềnh trôi. Cảnh biển thật là đẹp.
Chú ý: Để làm tốt bài tập làm văn: QST – TLCH, các em cần quan sát kĩ, có tưởng tượng thêm và bộc lộ nhận xét, cảm nghĩ, của bản thân về nội dung bức tranh.., nói, viết phải thành câu rõ ý, đúng ngữ pháp Trả lời xong đủ các câu, em đọc lại toàn bộ, gắn bó các câu với nhau để ý sau, ý trước nối tiếp thành đoạn văn, bài văn xuôi nghĩa.
III. TRẢ LỜI CÂU HỎI (TLCH ):
1. TLCH là loại bài tập làm văn trả lời đúng và đủ các câu hỏi (SGK ) thành câu rõ, gọn và có hình ảnh về một việc, một cảnh, một chuyện. Các câu trả lời lần lượt ghép lại thành đoạn văn, bài văn làm rõ đề bài.
2. Cách làm bài văn trả lời câu hỏi:
- Đọc kĩ các bài Tập đọc có liên quan đến bài tập (nếu có ).
- Đọc đi đọc lại từng câu hỏi rồi đọc vài lượt toàn bộ câu hỏi theo đúng thứ tự trong SGK. Vừa đọc vừa nhẩm xem câu hỏi hỏi gì và mình sẽ trả lời thế nào?
- Lần lượt trả lời từng câu theo các bước:
+ Câu đó hỏi điều gì?
+ Suy nghĩ, cân nhắc để tìm ý trả lời cho đủ, cho đúng. Câu trả lời phải rõ ràng, gãy gọn và mạch lạc (ý trước, ý sau nối tiếp nhau chặt chẽ ).
+ Sắp xếp, ghép các câu trả lời theo thứ tự để tất cả các câu hợp lại thành đoạn văn, bài văn trọn vẹn.
Ví dụ: Tuần 8: Bài: Mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị. Kể ngắn theo câu hỏi.
Bài tập 2: TLCH (theo SGK )
* Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- Xác định yêu cầu: TLCH (theo SGK )
- Xem lại bài Tập đọc: Người mẹ hiền ( SGK tập 1, trang 63, 64 ) Bàn tay dịu dàng ( SGK, tập1, trang66 ); chú ý đến thái độ, tình cảm của cô giáo ( thầy giáo ) với HS được biểu hiện qua lời nói, việc làm nào?
- Nhớ lại: Tên cô giáo ( thầy giáo ) dạy em ở lớp 1; tình cảm của cô giáo ( thầy giáo ) đối với em và các bạn trong lớp; điều mà em đáng nhớ nhất ở cô giáo ( thầy giáo ); tình cảm của em đối với cô giáo ( thầy giáo ).
( Điều đáng nhớ nhất có thể là: Khi em mắc khuyết điểm, cô giáo ( thầy giáo ) ân cần khuyên bảo em như thế nào? Lúc em viết sai, cô giáo ( thầy giáo ) đã uốn nắn cho em từng nét chữ như thế nào?...)
* Hướng dẫn HS làm bài:
Em lần lượt trả lời từng câu hỏi trong SGK để kể về cô giáo ( thầy giáo ) của mình. Chú ý dùng từ đúng, nói thành câu đủ ý và thể hiện được tình cảm chân thành của em đối với cô giáo ( thầy giáo ).
Ví dụ:
Câu hỏi
Trả lời
a, Cô giáo ( hoặc thầy giáo ) lớp một của em tên là gì?
b, Tình cảm của cô ( hoặc thầy ) đối với HS như thế nào?
c, Em nhớ nhất điều gì ở cô ( hoặc thầy )?
d, Tình cảm của em đối với cô giáo ( hoặc thầy giáo ) như thế nào?
- Cô giáo lớp một của em tên là cô Hà.
- Cô Minh Châu là cô giáo dạy em hồi lớp một.
- Cô rất thương yêu và quan tâm, chăm sóc chúng em chu đáo.
- Cô luôn luôn chăm lo, săn sóc cho chúng em từng ly, từng tí.
- Em nhớ nhất lần đầu tiên cô cầm tay giúp em viết từng nét chữ.
- Em nhớ mãi lần em bị ốm sốt cô đã ân cần đưa em xuống phòng y tế của nhà trường.
- Em sẽ nhớ mãi cô Minh Châu.
- Dù đã lên lớp hai, không được học cô Hà nữa, nhưng hình ảnh cô vẫn còn in đậm trong tâm trí em.
Bài tập 3: Dựa vào các câu trả lời ở bài tập 2, em hãy viết một đoạn văn khoảng 4, 5 câu nói về cô giáo ( hoặc thầy giáo ) cũ của em.
* Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- Xác định yêu cầu: theo SGK.
- Nhớ lại những câu trả lời của em theo các câu hỏi ở bài tập 2 để chuẩn bị làm bài (chú ý tiếp thu những ý kiến nhận xét hay sửa chữa của cô giáo và các bạn trên lớp – nếu có. )
* Hướng dẫn HS làm bài:
- Viết nháp từng câu rồi sửa lại trước khi chép vào vở.
- Chú ý lời kể cần tự nhiên, chân thực, bộc lộ tình cảm của em; dùng từ, đặt câu rõ ý; các ý cần gắn với nhau sao cho mạch lạc. Viết xong, đọc lại bài, phát hiện và sửa những chỗ sai (về nội dung, từ, câu, chính tả.)
Ví dụ:
Dù đã lên lớp hai nhưng em vẫn luôn nhớ tới cô Hà, cô giáo đã dạy em hồi lớp một. Cô rất thương yêu học sinh và luôn chăm lo, săn sóc cho chúng em từ bữa ăn, giấc ngủ đến chuyện học hành. Em nhớ nhất lần đầu tiên cô cầm tay giúp em viết từng nét chữ. Em rất yêu quý cô và luôn nhớ về cô.
IV. KỂ VỀ NGƯỜI:
1. Hướng dẫn chung về kể người:
- Giới thiệu về người mà mình muốn kể.
- Kể về hình dáng ( cao - thấp, béo – gầy, thon thả. )
- Kể về những đặc điểm nổi bật ( mái tóc, khuôn mặt, nước da, đôi mắt, hàm răng...)
- Kể về tính tình ( ngoan, lễ phép, thật thà. )
- Kể về hoạt động: làm việc gì?...
- Tình cảm của em đối với người em kể.
2. Kể về người thân trong gia đình:
* Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- Xác định yêu cầu: Kể về ông, bà (hoặc một người thân ) của em.
Chú ý: người thân trong gia đình có thể là ông (bà ) nội (ngoại ), bố (ba, cha.. ), mẹ (má, u,… ) , anh (chị, em,… )
- Điều gì chưa biết rõ, có thể hỏi lại người thân (như: tuổi tác, nghề
nghiệp, những việc làm hằng ngày… )
- Để trả lời câu hỏi: Ông (bà, bố, mẹ.. ) của em yêu quý, chăm sóc em như thế nào? em cần nhớ lại những lời nói, cử chỉ, hành động... cho thấy tình cảm yêu quý, thái độ quan tâm, chăm sóc của người thân đối với em. (như:đưa đón em đi học, đi chơi công viên, kể chuyện cho em nghe, nhắc em học bài…. )
* Hướng dẫn HS làm bài:
Em kể về người thân của mình theo các câu hỏi gợi ý trong SGK.
Lưu ý:
- Nhớ lại lời kể ở trên, chú ý lựa chọn những từ ngữ đúng và hay để diễn đạt thành câu văn sinh động.
- Viết về anh ( chị, em… ) có thể xem lại bài Tập đọc: Bé Hoa (SGK tập một, trang 121 ) để tham khảo cách kể về bé Nụ (em của Hoa )
- Lựa chọn nội dung viết: Kể về ai? (Anh hay chị, em… ). Kể về những điều gì nổi bật? ( Tuổi tác, nghề nghiệp , hình dáng, tính tình của anh (chị, em… ); tình cảm của em đối với anh (chị, em… )
Ví dụ:
Bé Bống nhà em sắp sửa được hai tuổi. Bé có đôi mắt đen tròn xoe và nước da trắng hồng. Mái tóc của bé màu đen hơi nâu, loăn xoăn trông thật mềm mại. Bé đang bi bô tập nói. Cả nhà em ai cũng rất yêu bé.
* Ở phần này có thể cho HS chơi trò chơi: Thi kể về người thân.
- Hình thức chơi: Mỗi lượt khoảng 15 em lên hái hoa. Lần lượt từng HS lên bốc thăm (treo trên cây hoa ) kể về người thân theo yêu cầu trong các lá thăm:
+ Kể về ông nội (hoặc ông ngoại ) của em.
+ Kể về bà nội (hoặc bà ngoại ) của em.
+ Kể về bố em.
+ Kể về mẹ em
+ Kể về anh (hoặc chị ) của em.
+ Kể về em của em.
Theo các câu hỏi gợi ý sau:
+ Người thân là ai?
+ Trạc bao nhiêu tuổi?
+ Thường làm gì ở nhà?
+ Yêu thích gì nhất?
- Trình tự chơi:
+ HS bốc thăm (hái hoa ).
+ HS về chỗ viết đoạn kể theo yêu cầu trong khoảng 5 – 7 phút.
- Thu 10 bài hoàn thành sớm nhất.
- Người viết đọc to bài làm.
- Lớp bình chọn bài làm tốt nhất.
- Trao phần thưởng cho HS làm bài tốt.
Chú ý: Nếu HS bốc được lá thăm không phù hợp với mình (Ví dụ không có bà mà bốc được lá thăm yêu cầu kể về bà ) thì cho HS đó được đổi lá thăm (hái hoa khác ).
3. Kể về một bạn lớp em.
* Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- Xác định yêu cầu: Viết khoảng 5 câu nói về một bạn lớp em.
Suy nghĩ theo một số điểm gợi ý sau:
+ Người bạn trong lớp em viết tên là gì?
+Hình dáng của bạn có điểm gì nổi bật? (về dáng đi, mái tóc, vóc người, khuôn mặt, đôi mắt, nước da,… )
+ Tính tình của bạn ra sao? (hiền lành, ngoan ngoãn, hay giúp đỡ bạn bè, … )
+ Em và bạn gắn bó với nhau như thế nào? (như đôi bạn thân; như hình với bóng; rất yêu quý nhau; luôn gần gũi, thương yêu nhau,…)
* Hướng dẫn HS làm bài:
- Em làm nháp rồi chép lại vào vở đoạn văn nói về người bạn trong lớp theo gợi ý nói trên, sửa lại từ ngữ, câu văn trước khi chép.
- Chú ý dùng từ, đặt câu rõ ý, viết đúng chính tả và trình bầy sạch sẽ.
Ví dụ:
Linh là người bạn thân nhất của em. Bạn có mái tóc đen nhánh cắt ngắn trông thật gọn gàng. Linh rất tốt bụng, hay giúp đỡ mọi người nên ai cũng yêu quý bạn. Linh còn là người viết chữ đẹp nhất lớp em. Em học tập được ở bạn rất nhiều điều hay.
4. Kể về gia đình:
* Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- Xác định yêu cầu: Kể về gia đình em (theo gợi ý ở SGK )
- Đọc kĩ từng câu hỏi trong SGK để tìm ý kể lại. Nếu có điều gì chưa rõ, em có thể hỏi người thân trong gia đình (Ví dụ: ông, bà, bố,… làm việc gì? ở đâu?...)
* Hướng dẫn HS làm bài:
Dựa vào các câu hỏi gợi ý để kể lại vài nét về gia đình em.
Chú ý: Cần nói thành từng câu thật rõ ràng; khi kể cho bạn nghe, em có thể xưng tôi hoặc tớ, mình…
Câu hỏi
Trả lời
a, Gia đình em gồm mấy người?
Đó là những ai?
b, Nói về từng người trong gia đình em?
c, Em yêu quý những người trong gia đình em như thế nào?
- Gia đình em có bốn người.
- Gia đình tôi có năm người.
- Đó là bố, mẹ, chị Nhi và em.
- Đó là ông nội, bố, mẹ, em Hải và tôi.
- Bố em là kĩ sư chế tạo máy ở nhà máy cơ khí Gia Lâm. Mẹ em là y tá ở bệnh viện Bạch Mai. Chị Nhi của em là học sinh trường Trung học Kim Liên, còn em là học sinh lớp 2A trường Tiểu học Khương Thượng.
- Ông nội tôi năm nay đã ngoài 70 tuổi nhưng ông vẫn còn rất khoẻ mạnh. Bố tôi là giáo viên trường Đại học Thuỷ Lợi. Mẹ tôi là kế toán Công ty Xây dựng. Em Hải tôi đang học trường Mầm non Việt Triều. Còn tôi đang học lớp 2A trường Tiểu học Khương Thượng.
- Em rất yêu quý những người thân trong gia đình em.
- Tôi rất kính trọng ông nội, quý bố mẹ và yêu bé Hải.
Ví dụ:
Gia đình tôi có bốn người là bố, mẹ, bé Bống và tôi. Bố tôi là giáo viên của trường dạy nghề. Mẹ tôi là giáo viên trường tiểu học Khương Thượng, mẹ rất thích nấu ăn.Bé Bống đang học trường Mầm non Thành Công A. Còn tôi là học sinh lớp 2A trường Tiểu học Khương Thượng.Tôi rất hạnh phúc vì được sống trong gia đình yêu dấu của mình.
5. Tả người thông qua tranh ảnh:
Ví dụ: Quan sát ảnh Bác Hồ được treo trong lớp học, trả lời các câu hỏi nêu ở SGK.
* Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- Xác định yêu cầu: Quan sát ảnh Bác Hồ được treo trong lớp học, trả lời các câu hỏi nêu ở SGK.
- Dựa vào ảnh Bác Hồ treo ở lớp học, em hãy quan sát, suy nghĩ và tìm ý (từ ngữ ) để diễn đạt.
+ Xác định vị trí nơi treo ảnh Bác Hồ (Ví dụ: phía trên bảng lớp; phía trên bảng lớp và khẩu hiệu; phía trên bảng lớp và dòng chữ: “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ vĩ đại ”; chính giữa bức tường lớn của lớp em… )
+ Gương mặt Bác Hồ trong ảnh: Râu tóc Bác như thế nào? (Ví dụ: râu (chòm râu ) hơi dài, mái tóc bạc phơ… ) Vầng trán Bác ra sao? (Ví dụ: cao cao, rộng… ) Đôi mắt Bác trông thế nào? (Ví dụ: sáng ngời, hiền từ, thông minh, như đang mỉm cười với chúng em… )
+ Nhìn ảnh Bác Hồ trong lớp học, em muốn hứa với Bác điều gì? (Ví dụ: chăm học, chăm làm,thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy, đoàn kết, thật thà… )
* Hướng dẫn HS làm bài:
Trả lời từng câu hỏi trong SGK theo kết quả đã quan sát, tìm ý của em; cố gắng diễn đạt thành các câu văn mạch lạc, rõ ý. HS khá, giỏi có thể tập viết những câu văn sinh động theo cách cảm nhận riêng. Ngoài ra HS còn phải thể hiện được tình cảm của mình đối với Bác.
Ví dụ:
Trong lớp em, ảnh Bác Hồ dược treo trang trọng ở chính giữa bức tường, phía trên bảng lớp. Trong ảnh em thấy Bác Hồ có mái tóc bạc phơ và chòm râu dài trắng như cước. Đôi mắt hiền từ dưới vầng trán cao của Bác như đang âu yếm nhìn chúng em. Nhìn ảnh Bác, em thầm tự hứa với Bác sẽ làm tốt 5 điều Bác Hồ dạy để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ.
V. KỂ VỀ CON VẬT:
1. Dàn bài chung:
Em quan sát con vật định kể (nuôi trong gia đình hoặc con vật ở vườn thú – rạp xiếc ) rồi trả lời các câu hỏi và làm các bài tập.
Ví dụ:
- Con vật đó là con gì? được nuôi từ bao giờ? (Em nhìn thấy con vật trong trường hợp nào? )
Ví dụ: + Mẹ em mới mang về nhà một chú mèo tam thể.
+ Con Giôn sống ở nhà em đã hơn ba tháng rồi.
- Hình dáng con vật như thế nào? (mình, màu sắc, dáng đi, mắt,…như thế nào? )
+ Mình chú mèo thon dài, to như quả mướp. Đầu chú tròn như quả cam.
+ Bộ lông mèo mới đẹp làm sao, ba màu trắng pha vàng và vài vằn xám trông thật thích mắt.
- Tính nết con vật ra sao? (biểu hiện khi ăn, khi ngủ, biểu hiện trong hoạt động: khi kiếm mồi, khi kêu, khi hót, khi thấy người đến )
+ Con mèo này ăn uống rất nhỏ nhẻ.
+ Chú mèo này bắt chuột rất tài.
- Vì sao em mến con vật đó? Em biểu hiện tình cảm của mình với nó ra sao?
+ Em yêu mến chú mèo tam thể vì nhờ có chú mà nhà em vắng bóng lũ chuột đáng ghét.
+ Em rất quý Giôn, những lúc rỗi em thường ôm chú vào lòng và vuốt ve bộ lông mềm mại của chú.
* Có thể quan sát kĩ tranh ảnh hoặc con vật để kể được sinh động.
2. Kể về con vật:
* Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- Xác định yêu cầu: Kể về một con vật nuôi trong nhà mà em biết.
Chú ý: Em có thể kể về một trong những con vật được vẽ gợi ý trong SGK, tập một, trang 137 (bò, chó, gà, ngựa, trâu, mèo ) hoặc một con vật nuôi nào khác mà em biết; chỉ cần kể ngắn gọn vài nét tiêu biểu về con vật (khoảng 4 - 5 câu)
- Chọn con vật nuôi trong nhà mà em biết để kể lại theo những câu hỏi gợi ý sau:
+ Con vật nuôi trong nhà mà em biết là con gì?
+ Con vật đó có đặc điểm gì nổi bật (về hình dáng, hoạt động… )
+ Theo em, con vật đó được nuôi để làm gì? Thái độ của em đối với con vật nuôi đó ra sao?
* Hướng dẫn HS làm bài:
Hướng dẫn HS làm bài theo các câu hỏi gợi ý trên. Chú ý dùng những từ ngữ có hình ảnh, màu sắc để kể nhằm làm cho bài văn thêm sinh động.
Ví dụ:
Nhà em nuôi nhiều con vật. Nhưng con vật mà em yêu nhất là chú chó vàng, em đặt tên là Li Li. Li Li có bộ lông màu vàng mượt mà, đôi tai rất thính. Đôi mắt màu nâu lúc nào cũng ướt như có nước. Em thường ôm gọn chú vào lòng vuốt ve âu yếm, lúc đó chú lim dim mắt tỏ vẻ khoái chí lắm.
3. Tả về loài chim:
* Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- Xác định yêu cầu: Chọn một loài chim mà em thích để viết 2, 3 câu về loài chim đó.
- Chọn một loài chim mà em thích để tả dựa theo những câu hỏi gợi ý sau:
+ Đó là con chim gì?
+ Hình dáng nó có gì nổi bật?
Bộ lông: mềm, mượt, màu sắc.
Đôi cánh: to, nhỏ.
Đầu: nhỏ, như quả chanh.
Mỏ: dài, nhọn, khoằm, màu sắc.
Chân: bé xíu, như hai que tăm, mảnh khảnh.
+ Hoạt động chủ yếu của nó ra sao?
Hót: véo von, du dương, trầm bổng, nói tiếng người.
Bay: nhanh vun vút, như tên bay.
Nhảy: lích chích, …
Kiếm mồi: Bắt sâu, cá. kiến…
+ ích lợi:làm đẹp cuộc sống, có ích cho cây cối….
+ Tình cảm của em với con chim: yêu quý, gắn bó; chăm sóc chu đáo, cẩn thận, bảo vệ.
* Hướng dẫn HS làm bài:
Hướng dẫn HS làm bài theo các câu hỏi gợi ý ở trên. . Chú ý dùng những từ ngữ có hình ảnh, màu sắc để kể nhằm làm cho bài văn thêm sinh động.
Ví dụ:
Nhà em có nuôi một đôi chim bồ câu. Chim câu có bộ lông trắng mượt mà. Đôi mắt bằng hai hạt đậu xanh long lanh như có nước. Chim bồ câu được coi là biểu tượng của hoà bình vì thế em rất yêu quý chim.
Chú ý: GV cho HS đọc kĩ bài văn Chim chích bông (SGK, tập hai, trang 30 ) và bài văn tả con chim gáy (tiết Tập làm văn tuần 22 ) để giúp HS tả về con chim được sinh động hơn.
VI. KỂ VỀ CÂY CỐI:
1. Dàn bài chung:
Em ngắm cây mà mình yêu thích rồi trả lời các câu hỏi và làm bài tập.
- Cây em yêu thích là cây gì?
Ví dụ: + Trong vườn nhà em có nhiều cây nhưng em thích nhất cây chuối.
+ Em thích nhất là cây hoa hồng.
- Cây có đặc điểm gì?
+ Thân: cao - thấp, thẳng – cong, trơn – xù xì, màu sắc.
+ Lá:Tán lá, hình dáng, màu sắc...
+ Hoa, quả: hình dáng, màu sắc, hương thơm, ích lợi…
Ví dụ: + Dáng cây rất đẹp, cây chỉ cao bằng người em. Những cái lá xanh có răng cưa ở mép lá.
+ Hoa hồng màu đỏ thắm, toả hương thơm ngào ngạt khắp vườn.
- Tình cảm của em với cây hoa: (tưới nước, vun gốc, tỉa lá, bắt sâu… )
Ví dụ: + Chiều khi đi học về, em thường tưới nước cho cây.
Chú ý: Có thể cho HS quan sát tranh hoặc xem cây thật để kể cho sinh động và chính xác.
2. Kể về một loài cây em thích.
* Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- Xác định yêu cầu: Dựa vào gợi ý (SGK ), viết một đoạn văn ngắn (khoảng 4 – 5 câu ) nói về một loài cây mà em thích.
- Trước hết, cần lựa chọn một loài cây mà em thích:
+ Đó là cây gì? trồng ở đâu?
+ Hình dáng của cây thế nào? (dáng đứng, tán lá, hoa, quả… )
+ ích lợi của cây (tìm từ ngữ để diễn tả cho đúng ý ): làm đẹp cuộc sống, để trang trí, để ăn, lấy bóng mát, lấy gỗ.
- Có thể xem lại bài thực hành luyện tập về Tập làm van tuần 28 (bài tập 2, 3 ) để nắm được cách tả ngắn về cây cối.
* Hướng dẫn HS làm bài:
- Viết đoạn văn ngắn (4, 5 câu ) về một loài cây mà em thích.
- Viết nháp rồi sửa lại từ ngữ, câu văn trước khi chép cho sạch sẽ, đúng chính tả vào vở.
Ví dụ:
Đầu ngõ nhà em có trồng một cây phượng. Cây cao, to, cành lá xum xuê toả bóng mát khắp ngõ. Mùa hè đến, cây phượng nở hoa đỏ rực. Dù có đi đâu xa, em cũng không quên được cây phượng này.
E. NGHE - TRẢ LỜI CÂU HỎI
1. Mục đích:
Rèn luyện kĩ năng nghe và TLCH. Trước hết cần cho HS quan sát tranh ( nếu có ) để hiểu nội dung tranh và cũng là sơ bộ hiểu nội dung câu chuyện, sau đó nghe kể chuyện và cuối cùng là trả lời câu hỏi về nội dung câu chuyện.
Chú ý: - Khi thầy (cô ) kể chuyện, em cần chăm chú lắng nghe để nhớ nội dung, từ ngữ, chi tiết, trả lời đúng từng câu hỏi.
- Khi trả lời trước lớp các câu hỏi, em cần nói rõ ràng, đủ nghe.
Ví dụ: Tuần 24: Bài: Đáp lời phủ định. Nghe – TLCH
* Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- Xác định yêu cầu: Nghe kể câu chuyện Vì sao? và trả lời các câu hỏi trong SGK.
- QST vẽ ở SGK, tập hai, trang 58 để biết:
+ Câu chuyện có mấy nhân vật?
+ Họ đang ở đâu?
+ Họ đang nói chuyện về con vật nào?
- Đọc bốn câu hỏi để đoán nội dung câu chuyện.
- Nhờ người thân trong gia đình (bố, mẹ, anh, chị… ) hay bạn bè đọc (hoặc kể ) cho em nghe – nhớ nội dung câu chuyện Vì sao? để chuẩn bị TLCH trong SGK.
* Hướng dẫn HS làm bài:
Tập trả lời miệng từng câu hỏi trong SGK để tự kiểm tra khả năng ghi nhớ nội dung câu chuyện (chú ý nói thành câu rõ ý )
Ví dụ:
Câu hỏi
Trả lời
a, Lần đầu về quê chơi, cô bé thấy thế nào?
b, Cô bé hỏi cậu anh họ điều gì?
c, Cậu bé giải thích vì sao bò không có sừng?
d, Thực ra, con vật mà cô bé nhìn thấy là con gì?
- thấy cái gì cũng lạ
- cô bé gặp cái gì cũng lấy làm lạ
- Vì sao con bò đang ăn cỏ kia lại không có sừng?
- Thấy một con vật đang ăn cỏ, cô bé liền hỏi cậu anh họ: “ Sao con bò này lại không có sừng hả anh? ”
- vì có con sừng bị gãy có con còn non, riêng con đang ăn cỏ kia không có sừng vì nó là… con ngựa.
- à, bò không có sừng vì nhiều lý do. Con thì bị gãy sừng, con thì còn non nên chưa có sừng. Còn con này không có sừng vì nó là con ngựa.
- là con ngựa
- là con ngựa chứ không phải con bò
Chú ý: Trả lời các câu hỏi trước lớp em nói giọng vui, khôi hài.
PHẦN IV:NHỮNG LƯU Ý KHI DẠY TẬP LÀM VĂN
CHO HỌC SINH
1. GV cần khai thác triệt để SGK:
- Ưu điểm tranh trong sách Tiếng Việt lớp 2 là được trình bày đẹp, trang nhã, với nhiều hình ảnh sinh động, dễ hiểu, màu sắc phong phú. Tranh phục vụ thiết thực cho những bài học, gần gũi với cuộc sống hằng ngày như:cách gọi điện thoại, viết lời nhắn, viết thư chúc Tết, cách viết địa chỉ người gửi và người nhận trên bì thư…Đó đều là những cách thông tin của những quan hệ thân tình hoặc quan hệ công việc mà mỗi người hằng ngày đều cần đến.
- Từng HS có thể quan sát tranh ngay trong SGK một cách cụ thể, chi tiết và rõ ràng.
2. Các loại bài Tập làm văn được bố trí xen kẽ trong từng tuần, góp phần tô đậm nội dung chủ điểm học tập của từng tuần. Vì thế dạy Tập làm văn cần gắn với dạy các phân môn Tiếng Việt khác trong tuần (đặc biệt là Tập đọc , Luyện từ và câu (LTVC ) nhằm mục đích giúp HS nắm và vận dụng tốt hơn các kiến thức đã học ở các phân môn Tiếng Việt khác ứng dụng vào phân môn Tập làm văn.
Ví dụ1:
Tuần 12: Bài Tập đọc: Điện thoại rất có tác dụng trong việc giúp HS học giờ Tập làm văn: Gọi điện.
Ví dụ 2:
Tuần 16: LTVC: Bài:Từ chỉ tính chất. Câu kiểu Ai thế nào? Mở rộng vốn từ: từ ngữ về vật nuôi.
Qua giờ LTVC, HS quan sát tranh vẽ các con vật nuôi, nắm được một vốn từ phong phú hơn về vật nuôi. Đó chính là những kiến thức cần thiết giúp các em học tốt giờ Tập làm văn: Khen ngợi. Kể ngắn về con vật. Lập thời gian biểu.
3. Không chỉ kết hợp chặt chẽ với các phân môn khác trong Tiếng Việt mà khi dạy Tập làm văn người GV cần kết hợp chặt chẽ với các môn học khác như: Đạo đức, Tự nhiên xã hội ( TNXH )…
Qua môn TNXH, HS được làm quen với những cây cối, những con vật trong đời sống hằng ngày (sống ở đâu, có đặc điểm gì. ). Đó cũng là những tư liệu quý báu giúp các em vận dụng để làm tốt hơn các bài văn kể về con vật, cây cối.
Trong chương trình Đạo đức lớp hai có nhiều bài liên quan đến những nội dung các em học trong phân môn Tập làm văn như: Bài: Biết nhận lỗi và sửa lỗi; Biết nói lời yêu cầu, đề nghị; Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại; Lịch sự khi đến nhà người khác. ở mỗi bài này HS đều được luyện tập những hành vi ứng xử phù hợp với các chuẩn mực đạo đức xã hội trong những tình huống đơn giản, cụ thể của cuộc sống hằng ngày. Vì thế nếu các em nắm vững được những kiến thức này thì khi học Tập làm văn các em sẽ thấy rất nhẹ nhàng, quen thuộc và gần gũi.
4. Khi dạy các bài Tập làm văn về bốn mùa, kể về người, con vật (thú, chim… ), cây cối GV có thể cho HS xem thêm tranh (ảnh ) hoặc băng hình về các chủ đè này nhằm giúp HS nắm được rõ hơn về các hình ảnh của các sự vật. Từ đó làm cho bài văn của các em thêm sống động, có hình ảnh.
5. Cung cấp thêm cho HS những đoạn văn hay về các chủ đề (bốn mùa, người, con vật, cây cối… ) để HS học tập về bố cục đoạn văn, cách kể (cách tả ) sao cho sinh động, phù hợp với đối tượng cần kể (tả ).
Ví dụ:
Ngay giữa sân trường, sừng sững một cây bàng. Mùa đông, cây vươn dài những cành khẳng khiu, trụi lá. Xuân sang, cành trên cành dưới chi chít những lộc non mơn mởn. Hè về, những tán lá xanh um che mát một khoảng sân trường.Thu đến, từng chùm quả chín vàng trong kẽ lá.
6. Thông qua các câu đố cho HS học tập được cách kể (cách tả ) về bốn mùa, người, con vật, cây cối.
Ví dụ:
Câu đố: Đầu xanh mũ vua
Mình vàng áo giáp
Một trăm con mắt
Nhìn quanh bốn bề.
Câu đố trên nói về quả dứa. Cho HS nêu nhận xét: quả dứa có màu vàng, cuống xanh có vài cái lá non chĩa ra như cái mũ của vua (vương miện ) nhờ câu: Đầu xanh mũ vua; mình vàng áo giáp .Quanh vỏ có nhiều mắt (Một trăm con mắt nhìn quanh bốn bề ).
7. Những chú ý khác:
- Tạo cho HS những điều kiện để tự học cá nhân và tự học theo nhóm. HS được chuẩn bị kĩ, định hướng tốt trước khi học bài trên lớp. HS được học bằng tự hoạt động (bao gồm hoạt động theo chỉ dẫn và hoạt động tự do tạo lời văn ), học bằng sự hợp tác hoạt động.
Cho HS được làm quen dần với các thao tác của kĩ năng quan sát, biết trình tự của các thao tác này.Biết cách phối hợp nhìn với tưởng tượng, liên tưởng.
- Cho HS được làm quen với thao tác lựa chọn từ ngữ để diễn đạt có hình ảnh một vật, một việc, làm quen với thao tác so sánh khi nói và viết để cho câu văn có hình ảnh sống động.
- Hướng dẫn HS bước đầu được làm quen với các kĩ năng làm văn viết: liên kết câu bằng từ nối, sữa chữa câu văn khi viết xong.
- GV cần chuẩn bị kĩ nội dung hướng dẫn cho HS chuẩn bị bài ở nhà và phải biết cách điều hành HS nhiều nhóm cùng làm việc. Khi đánh giá bài viết GV cũng cần biết tôn trọng những ý riêng, những cách dùng từ thể hiện sự cảm nhận riêng của HS, tránh đánh giá theo một hệ thống câu trả lời áp đặt do chính GV đưa ra.
PHẦN III: KẾT QUẢ
Sau một thời gian học tập và rèn luyện, chất lượng học tập của HS lớp tôi dạy đã được nâng cao rõ rệt. HS đã bước đầu biết cách ứng xử, nói và viết phù hợp với tình huống giao tiếp.
Tôi tự nhận thấy mình đã tìm được hướng đi đúng, cách làm phù hợp cho việc nâng cao chất lượng giảng dạy môn Tập làm văn. Tôi thấy mỗi giờ dạy bản thân mình cũng tạo được sự say mê, hứng thú trong việc rèn cho các em học Tập làm văn. Cho nên tiết Tập làm văn bây giờ trở nên nhẹ nhàng hơn, hiệu quả hơn so với trước.
Tôi đã mạnh dạn thực hiện kinh nghiệm của mình trong các giờ Tập làm văn.Đầu năm học, khi mới bước vào học phân môn Tập làm văn có không ít HS lớp tôi rất “sợ ” học phân môn này. Nhưng dần dần với sự động viên, dìu dắt của tôi, số lượng các em sợ học phân môn này ngày càng giảm dần. Thay vào đó HS rất mong muốn, phấn khởi chờ đón giờ Tập làm văn. HS lớp tôi đã có ý thức hơn trong các giờ học Tập làm văn, HS tự tin và hứng thú học tập. Chất lượng học Tập làm văn có chuyển biến rõ rệt. Nội dung các bài viết phong phú, các bài viết có sự khác biệt rõ do HS được bộc lộ kinh nghiệm, sự cảm nhận của cá nhân khi quan sát, HS được tự do diễn đạt bằng sự lựa chọn từ ngữ, mô hình câu của riêng mình. Giờ học hứng thú hơn bởi HS có động cơ nói ra, viết ra điều mình thấy, mình cảm nhận được.
Đó chính là những động lực thúc đẩy tôi ngày càng nỗ lực phấn đấu hơn nữa trong sự nghiệp trồng người đầy khó khăn thử thách này.
PHẦN IV: KẾT LUẬN
Đứng trước vai trò, vị trí, tầm quan trọng của việc dạy Tập làm văn cho HS Tiểu học nói chung và đối với HS lớp hai nói riêng, tôi thấy việc hướng dẫn cho các em nắm được phương pháp học phân môn Tập làm văn là hết sức cần thiết.
Học văn không chỉ là học những tri thức về ngôn ngữ, về lý luận… mà quan trọng hơn là bồi dưỡng và phát triển năng lực văn ở mỗi người. Năng lực văn này bao gồm năng lực tư duy và năng lực cảm xúc; năng lực thể hiện, tức khả năng nói, viết, diễn đạt cảm nghĩ của mình trong một văn bản hay trong một lời nhắn.
Học văn vừa là học, vừa là sống. Trong cái sống đó, tri thức, điều học được là cần, nhưng chưa phải là cái quan trọng nhất.
Dạy Tập làm văn mà chỉ thiên về cung cấp những kiến thức thì phân môn Tập làm văn sẽ trở nên nghèo nàn và buồn tẻ biết bao nhiêu.
Một trong những mục đích quan trọng của việc dạy Tiếng Việt cho HS trong nhà trường là giúp cho các em hiểu và sử dụng được Tiếng Việt , một phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của chúng ta. Hơn nữa, việc dạy học Tiếng Việt không phải chỉ đơn thuần nhằm cung cấp cho HS một số những khái niệm hay quy tắc ngôn ngữ, mà mục đích cuối cùng cần phải đạt đến lại là việc giúp các em có được những kĩ năng, kĩ xảo trong việc sử dụng ngôn ngữ. HS không thể chỉ biết những lý thuyết về hệ thống ngữ pháp Tiếng Việt, biết một khối lượng lớn các từ ngữ Tiếng Việt, mà lại không có khả năng sử dụng những hiểu biết ấy vào giao tiếp. Dạy Tiếng Việt cho các em, đặc biệt ở các lớp đầu bậc Tiểu học, không phải chủ yếu là dạy “kĩ thuật ” ngôn ngữ mà là dạy “kĩ thuật ” giao tiếp. Việc dạy tiếng gắn liền với hoạt động giao tiếp là con đường ngắn nhất, có hiệu quả nhất giúp HS nắm được các quy tắc sử dụng ấy.Vì thế, có thể nói dạy tiếng chính là việc dạy cho các em cách tổ chức giao tiếp bằng ngôn ngữ.
Như chúng ta thấy quy trình “Tập làm văn ” ở lớp hai chỉ có tập tả và tập kể chút ít, ngoài ra chỉ là những bài tập nói và viết những lời đối thoại trong một số tình huống giao tiếp, những bài viết văn bản thường dùng, đơn giản và gần gũi với các em.
Mỗi bài “Tập làm văn ” là một dịp cho các em có thêm kiến thức và kĩ năng chủ động tham dự vào cuộc sống văn hoá thường ngày. Vì vậy, GV cần hết sức linh hoạt để làm cho tiết “Tập làm văn ” trở thành một tiết học hứng thú và bổ ích. Điều quan trọng là cần căn cứ vào nội dung, tính chất của từng bài, căn cứ vào trình độ HS và năng lực, sở trường của GV; căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng trường, từng lớp mà lựa chọn, sử dụng kết hợp các phương pháp và hình thức dạy học một cách hợp lý, đúng mức.
Trên đây là sáng kiến nhỏ mà tôi đã áp dụng để dạy phân môn Tập làm văn ở lớp hai.
Tôi sẽ tiếp tục áp dụng kinh nghiệm này để nâng cao khả năng học tốt phân môn Tập làm văn của HS.
Song tôi rất mong muốn các bạn đồng nghiệp tìm tòi, sáng tạo ra những sáng kiến kinh nghiệm quý báu để góp phần nâng cao chất lượng giờ dạy.
Tôi chỉ có một kiến nghị nhỏ: đề nghị Bộ Giáo dục, Sở Giáo dục trang bị thêm cho chúng tôi tranh ảnh, mẫu vật, băng hình có nội dung theo các bài học để giờ dạy đạt kết quả cao hơn.
Rất mong Ban giám hiệu và các đồng nghiệp góp ý để tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 28 tháng 3 năm 2011
Người viết
Trần Thị Hạnh
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Yêu cầu cơ bản về kiến thức và kĩ năng các lớp 1, 2, 3, 4.
Bộ Giáo dục - Đào tạo
2. Giải đáp 88 câu hỏi về Giảng dạy Tiếng Việt ở Tiểu học.
Lê Hữu Tỉnh – Trần Mạnh Hưởng – NXBGD
3. Hỏi - Đáp về dạy học Tiếng Việt 2
Nguyễn Minh Thuyết – NXBGD
4. Một số lưu ý khi dạy Tiếng Việt ở Tiểu học
Sở Giáo dục Hà Nội
5. Thế giới trong ta (số 189 )
Hội Tâm lý – Giáo dục học Việt Nam
6. Thực hành Tập làm văn 2
Trần Mạnh Hưởng – Phan Phương Dung – NXBGD
7. Tập làm văn 2
Đặng Mạnh Thường – NXBGD
8. Trò chơi học tập Tiếng Việt 2
Trần Mạnh Hưởng – Nguyễn Thị Hạnh – Lê Phương Nga
NXBGD
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21_snkn_2montaplamvan_1527.doc