Đề tài Hướng đi cho các doanh nghiệp Việt Nam trước thời điểm mở cửa thị trường bán lẻ
Một là kích cầu nền kinh tế. Hiện Việt Nam cũng không nằm ngoài ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Việc này làm cho sức mua của nền kinh tế giảm sút. Trong lúc này hơn lúc nào hết các nhà lập chính sách phải khôn khéo đưa ra các giải pháp nhằm kích cầu nền kinh tế thông qua một loạt các công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô như lãi suất, thuế, chi tiêu ngân sách, tỷ giá hối đoái, nghiệp vụ thị trường mở.
Hai là xem xét việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, có chính sách trợ giúp (vốn, ưu đãi khác) cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh trong những khu vực khó khăn nhằm giúp các doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm tăng sức cạnh tranh của sản phẩm cũng như sức hấp dẫn của các sản phẩm có xuất xứ trong nước với người tiêu dùng.
Ba là bộ Thương mại phải có trách nhiệm thành lập Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam cũng như Hiệp hội các nhà bán lẻ tại mỗi đơn vị hành chính để liên kết các nhà bán lẻ trong nước với mục đích chia sẻ kinh nghiệm, hình thành các mối liên minh kinh tế, cùng giải quyết các khó khăn chung đoàn kết giúp nhau cùng tồn tại trước những đối thủ cạnh tranh khó chơi đến từ các nước khác.
11 trang |
Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 1108 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Hướng đi cho các doanh nghiệp Việt Nam trước thời điểm mở cửa thị trường bán lẻ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
híng ®i cho c¸c doanh nghiÖp viÖt nam
tríc thêi ®iÓm më cöa thÞ trêng b¸n lÎ
I. PHÁT BIỂU VẤN ĐỀ
Chúng ta đang bước vào năm 2009 và thời điểm Việt Nam thực hiện cam kết WTO về mở cửa dịch vụ phân phối cho các doanh nghiệp nước ngoài đã đến. Theo cam kết này từ 01/01/2009 Việt Nam sẽ mở cửa dịch vụ phân phối để các Doanh Nghiệp nước ngoài được kinh doanh trong lĩnh vực này bao gồm các ngành: dịch vụ đại lý hoa hồng, dịch vụ bán buôn, dịch vụ bán lẻ và dịch vụ nhượng quyền thương mại. Vậy đâu là hướng đi cho các nhà phân phối bản lẻ Việt Nam nhằm đối mặt với thách thức này? Để sau đó các Doanh nghiệp vẫn giữ vững được thị phần trong nước và vươn tới các thị trường bán lẻ nước ngoài. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn giữ độc quyền phân phối các loại hàng hóa sau: thuốc lá và xì gà, sách báo và tạp chí, vật phẩm đã ghi hình, kim loại quý và đá quý, dược phẩm (không bao gồm các sản phẩm bổ dưỡng phi dược phẩm dưới dạng viên nén, viên con nhộng hoặc bột), thuốc nổ, dầu thô, dầu đã qua chế biến, gạo, đường mía và đường củ cải.
II. LUẬN CHỨNG LÝ DO CỦA VẤN ĐỀ
Vậy tại sao việc chúng ta mở cửa thị trường bán lẻ lại là thách thức cho các nhà phân phối Việt Nam?
Đầu tiên là các Doanh Nghiệp phân phối nước ngoài có tiềm lực tài chính mạnh. Với tiềm lực tài chính hùng hậu thì những rào cản ra nhập ngành bán lẻ ở Việt Nam dường như không đáng ngại. Với lợi thế này họ sẽ có được một vị trí “đẹp”- yếu tố quan trọng nhất trong dịch vụ phân phối. Cùng với nó là hàng loạt các phương thức khuyến mại hấp dẫn nhằm thu hút khách hàng sẽ được đưa ra. Ngược lại với họ, hầu hết các nhà phân phối của Việt Nam là các Doanh nghiệp nhỏ, chúng ta không thể chạy đua với họ trong phương thức khuyến mại. Mặt khác, giá hàng hóa của chúng ta thường cao do chi phí sản xuất lớn và chi phí trung gian cao. Và kết quả là các nhà phân phối của chúng ta có nguy cơ bị mất khách hàng.
Sau là các nhà phân phối nước ngoài rất chuyên nghiệp trong nghiệp vụ bán lẻ. Tính chuyên nghiệp của họ thể hiện ở dịch vụ sau bán và dịch vụ chăm sóc khách hàng. Đây chính là cách thu hút người tiêu dùng hiệu quả. Các nhà phân phối của chúng ta phần lớn chỉ nhìn thấy lợi ích trước mắt chưa chú ý vào việc lấy lòng tin của người tiêu dùng. Vì vậy mà chúng ta không có khách hàng trung thành của mình. Tính chuyên nghiệp của các Doanh Nghiệp bán lẻ nước ngoài còn thể hiện ở thái độ phục vụ của nhân viên bán hàng. Đối với họ, việc đào tạo một nhân viên bán hàng rất quan trọng bởi chính đội ngũ nhân viên bán hàng là người tiếp xúc với khách hàng thường xuyên. Chính họ là người lấy được sự yêu quý và tin tưởng của khách hàng đối với thương hiệu của các nhà phân phối. Trong khi đó với tư cách là người tiêu dùng Việt Nam, chúng ta cũng đã gặp không ít thái độ thờ ơ của nhân viên bán hàng khi chúng ta không có ý định mua một món hàng nào đó trong cửa hàng của họ. Ngoài ra, nghiệp vụ quản lý kho hàng để luôn có hàng bán phục vụ khách hàng cũng như đề phòng trường hợp khan hiếm cũng là điểm thể hiện tính chuyên nghiệp của họ. Những yếu tố này rõ ràng là chúng ta thiếu và yếu.
Thách thức còn nằm ở chính mối liên kết giữa nhà sản xuất- nhà phân phối- người tiêu dùng. Ai cũng biết nếu mối liên kết này vận hành suôn sẻ thì sẽ làm cả 3 đối tượng trên đều được hưởng lợi. Người sản xuất luôn có đơn đặt hàng nên luôn có việc làm và kiếm được lợi nhuận, nhà phân phối luôn có nguồn hàng ổn định với giá cạnh tranh và người tiêu dùng cũng được tiêu dùng hàng hóa có chất lượng, có xuất xứ rõ ràng và giá rẻ hơn.Tuy nhiên, đây lại là khâu yếu của chúng ta. Mối liên kết này chúng ta hầu như không có hay rất lỏng lẻo nên khi gặp bất cứ vấn đề nào ai cũng dễ dàng phá bỏ cam kết và rốt cục là chẳng ai được hưởng lợi cả. Và điều này rõ ràng có ảnh hưởng không tốt cho các nhà phân phối. Họ không có nguồn cung hàng ổn định, mất chi phí cho nhiều khâu trung gian và không có cả khách hàng trung thành cho doanh nghiệp mình. Các doanh nghiệp của chúng ta không chỉ yếu trong mối liên kết dọc này mà cả các mối liên kết ngang giữa nhà bán buôn với nhà bán buôn, nhà bán lẻ với nhà bán lẻ; hay liên kết giữa nhà phân phối với các nhà cung ứng dịch vụ ngân hàng cũng không phát triển. Rõ ràng là với những khó khăn này các doanh nghiệp bán lẻ của chúng ta không thể phát huy hết tiềm lực vốn có.
Bên cạnh đó là mặc dù trên lý thuyết là Việt Nam không mở cửa thị trường bán lẻ đối với một số mặt hàng đã nêu ở trên nhưng trên thực tế các Doanh nghiệp nước ngoài vẫn có thể hoạt động trên lĩnh vực này thông qua hình thức mua bán và sáp nhập Doanh Nghiệp nhất là trong tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay. Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2007, VN đã có 46 vụ mua bán và sáp nhập doanh nghiệp với trị giá 626 triệu USD, tăng gấp đôi so với năm 2006. Mua bán và sáp nhập Doanh Nghiệp cũng đang là thách thức cho Việt Nam. Cụ thể, đối với các Doanh Nghiệp Việt Nam đang sản xuất, kinh doanh các mặt hàng không mở cửa theo cam kết, số liệu thống kê không chính thức cho thấy, hiện có khá nhiều Doanh Nghiệp trong ngành dược đã bán tới 30% cổ phần cho các tập đoàn nước ngoài. Tương tự, trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu và một số ngành hàng khác cũng không loại trừ có thể họ đã và sẽ bắt tay với Doanh Nghiệp nước ngoài vì luật của chúng ta không cấm. Thực tế tại khá nhiều quốc gia đang phát triển khi mới gia nhập WTO, một khi có sự hiện diện của các tập đoàn đa quốc gia thì trong bán kính 10 km, hàng loạt các Doanh Nghiệp phải phá sản. Tại Việt Nam cũng không là ngoại lệ. Và với những gì đang diễn ra thì việc loại trừ vĩnh viễn các Doanh Nghiệp nước ngoài trong một số lĩnh vực sẽ không còn ý nghĩa. Điều gì sẽ xảy ra nếu các Doanh Nghiệp nước ngoài này trở thành cổ đông lớn tại các Doanh Nghiệp Việt Nam?
Cuối cùng là nguy cơ bị mất thị phần không chỉ đến từ các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài mới vào Việt Nam mà là chính các doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động tại Viêt Nam bởi cũng theo cam kết ra nhập WTO, chúng ta sẽ cho phép các doanh nghiệp nước ngoài nhập khẩu hàng hóa với thuế nhập khẩu thấp. Điều này, không những gây khó khăn cho cả các doanh nghiệp phân phối của Việt Nam mà cho cả các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam.
III. PHÊ PHÁN MỘT SỐ QUAN ĐIỂM SAI LẦM TRONG ĐỊNH HƯỚNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Tuy nhiên đứng trước sự kiện này có nhiều ý kiến cho rằng quy mô thị trường Việt Nam còn nhỏ, sự quan tâm của doanh nghiệp nước ngoài chưa thể nhiều nên cũng không cần phải quá lo lắng. Nhận định này là không đúng với thực tế là chủ quan. Thực tế là với dân số hơn 85 triệu người và 65% là dân số trẻ với sức tiêu dùng lớn thì Việt Nam là một thị trường nhiều triển vọng của các nhà phân phối. Ngoài ra, theo thống kê mới nhất từ tổng cục thống kê, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đạt trên 1000 đô la Mỹ, con số này đã đưa Việt Nam ra khỏi nhóm nước có thu nhập thấp và bước vào nhóm nước có thu nhập trung bình. Điều này đồng nghĩa với việc mức sống của người dân Việt Nam đang trên đà cải thiện. Cùng với đó là nhu cầu mua sắm của dân cư Việt Nam đã và sẽ tăng trưởng mạnh. Cụ thể, Quy mô thị trường năm 2008 của Việt Nam: khoảng 970 nghìn tỷ đồng, tương đương trên 55 tỷ USD. Mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ tăng cao qua các thời kỳ: 1996-2000 là 10,75%/năm; 2001-2005 là 18,3%/năm; 2006-2008 khoảng 25%/năm. Chính những điều này đã làm sức hút của thị trường bán lẻ Việt Nam tăng nhanh. Năm 2007, theo xếp hạng của Công ty tư vấn Mỹ A.T.Keaney về chỉ số phát triển kinh doanh bán lẻ toàn cầu thì Việt Nam đứng thứ 2 thế giới sau Ấn Độ nhưng tháng 6/2008 theo công bố của công ty này thì Việt Nam đã vươn lên đứng thứ nhất. Với những dẫn chứng trên thì rõ ràng các Doanh nghiệp nước ngoài rất quan tâm đến thị trường bán lẻ Việt Nam. Thậm chí họ còn tìm đủ mọi cách để thâm nhập thị trường Việt Nam càng sớm càng tốt. Việt Nam cần nhận thức rõ điều này để có những ứng phó kịp thời.
Ngoài ra, cũng có rất nhiều người lạc quan cho rằng các doanh nghiệp nước ngoài rất khó thâm nhập vào thị trường bản lẻ Việt Nam vì mấu chốt của kinh doanh bán lẻ là tìm được địa điểm tốt nhưng họ sẽ không thể kiếm được địa điểm tốt ở Việt Nam hay các địa điểm của chúng ta không đạt chuẩn của các công ty nước ngoài. Điều này là hoàn toàn không đúng. Có thể nói địa điểm là điều kiện tiên quyết trong kinh doanh bán lẻ. Các doanh nghiệp nước ngoài biết hơn ai hết điều này. Họ với tiềm lực tài chính lớn thì giá thuê đất ở Việt Nam thuộc loại cao cũng không là vấn đề và nhất là trong lúc thị trường bất động sản Việt Nam rất ảm đạm hiện nay. Việc mua bán, chuyển nhượng địa điểm rất phổ biến. Và thực tế cũng cho ta thấy, các công ty bán lẻ nước ngoài như Metro Cash and Carry (Đức), Big C (Pháp), Lotte Mart (Hàn Quốc) đã mở được hẳn một hệ thống siêu thị ở những vị trí rất thuận lợi trên khắp Việt Nam.
Một số người còn cho rằng, mặc dù Việt Nam mở cửa thị trường bán lẻ nhưng Việt Nam cũng hạn chế được các doanh nghiệp nước ngoài trong việc mở nhiều các cớ sở bán lẻ theo thông qua việc xem xét trên cơ sở kiểm tra nhu cầu kinh tế ENT đúng như cam kết WTO. Theo đó khi các Doanh Nghiệp nước ngoài muốn mở thêm cơ sở bán lẻ thứ hai trở lên thì phải thực hiện theo quy trình đã có và được công bố công khai và việc cấp phép phải dựa trên các tiêu chí khách quan. Các tiêu chí chính để kiểm tra nhu cầu kinh tế là số lượng các nhà cung cấp dịch vụ đang hiện diện trong một khu vực địa lý, sự ổn định của thị trường và quy mô địa lý. Đây đúng là một thành công của các nhà thương thuyết Việt Nam khi tham gia đàm phán các điều khoản phải thực thi khi Việt Nam gia nhập WTO nhưng đây không phải là biện pháp tuyệt đối. Bởi lẽ nếu cần thiết các Doanh nghiệp nước ngoài có thể có nhiều cách để mở thêm các điểm bán lẻ bằng cách chuyển nhượng thương hiệu, cử đại diện thương mại, nhượng quyền thương mại hay mua bán sáp nhập các doanh nghiệp bán lẻ đã tồn tại trước đó t ại các khu vực địa lý thích hợp.
Nói tóm lại là chúng ta không được chủ quan, phải có cái nhìn toàn diện và linh hoạt về thách thức mà chúng ta gặp phải khi mở cửa thị trường bán lẻ cho các doanh nghiệp nước ngoài để định hướng cách giải quyết đúng và hiệu quả.
IV. PHƯƠNG PHÁP LUẬN MỚI TRONG ĐỊNH HƯỚNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Để các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam vẫn tồn tại vững vàng trước làn sóng đổ bộ của các doanh nghiệp nước ngoài vào thị trường bán lẻ nước ta thì Việt Nam cần thực hiện triệt để và đồng thời các nhóm giải pháp sau:
Nhóm các giải pháp về mặt Vĩ mô
Một là kích cầu nền kinh tế. Hiện Việt Nam cũng không nằm ngoài ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Việc này làm cho sức mua của nền kinh tế giảm sút. Trong lúc này hơn lúc nào hết các nhà lập chính sách phải khôn khéo đưa ra các giải pháp nhằm kích cầu nền kinh tế thông qua một loạt các công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô như lãi suất, thuế, chi tiêu ngân sách, tỷ giá hối đoái, nghiệp vụ thị trường mở...
Hai là xem xét việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, có chính sách trợ giúp (vốn, ưu đãi khác) cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh trong những khu vực khó khăn nhằm giúp các doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm tăng sức cạnh tranh của sản phẩm cũng như sức hấp dẫn của các sản phẩm có xuất xứ trong nước với người tiêu dùng.
Ba là bộ Thương mại phải có trách nhiệm thành lập Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam cũng như Hiệp hội các nhà bán lẻ tại mỗi đơn vị hành chính để liên kết các nhà bán lẻ trong nước với mục đích chia sẻ kinh nghiệm, hình thành các mối liên minh kinh tế, cùng giải quyết các khó khăn chung đoàn kết giúp nhau cùng tồn tại trước những đối thủ cạnh tranh khó chơi đến từ các nước khác.
Bốn là gây dựng lòng tin và thói quen tiêu dùng của dân cư Việt Nam. Đó là “Người Việt dùng hàng Việt” nhằm giữ chân người tiêu dùng cho các nhà phân phối trong nước.
Năm là Nhà nước cần bảo vệ ngành chế biến lương thực, thực phẩm trong nước trước cuộc đổ bộ của các Doanh Nghiệp bán lẻ trong thị trường hàng hóa này bằng cách dựng nên các hàng rào về Vệ sinh an toàn thực phẩm. Động thái này sẽ tăng trở ngại ra nhập ngành của các Doanh Nghiệp nước ngoài và bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng.
Nhóm giải pháp từ chính các Doanh Nghiệp bán lẻ Việt Nam
Một là các doanh nghiệp bán lẻ phải có mục tiêu và chiến lược kinh doanh rõ ràng và lâu dài. Chính chiến lược kinh doanh rõ ràng và lâu dài sẽ buộc các doanh nghiệp phải theo đuổi lợi ích dài hạn. Từ đó gây dựng được lòng tin của khách hàng với doanh nghiệp.
Hai là xây dựng một đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp. Như đã nói ở trên, chính những nhân viên bán hàng là người thường xuyên tiếp xúc với khách hàng, hiểu được mong muốn của khách hàng và sẽ đưa ra các sáng kiến có ích cho Doanh Nghiệp. Ngoài ra, một đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp sẽ gây ấn tượng rất tốt đến khách hàng.
Ba là điều tra lại thị trường nhằm đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp. Phần lớn 85% người dân Việt Nam vẫn tham gia vào việc mua hàng theo kiểu truyền thống. Ngoài ra, thị trường bán lẻ Việt Nam còn rất nhiều phân đoạn nhỏ, đặc thù. Vì vậy, các nghiệp cần chú ý đến tiềm năng thị trường này để đầu tư phù hợp tránh những lãng phí khi lao đầu vào đầu tư vào các siêu thị vì không phải ở đâu chúng ta cũng có thể mở siêu thị được những những cửa hàng tiện ích mở cửa 24/24 lại là những lựa chọn hợp lý ở hầu hết các địa bàn dân cư. Mảng thị phần này thì các doanh nghiệp nước ngoài gần như không chú ý đến hay khó để tiếp cận thị trường này.
Bốn là chú ý cải tiến các dịch vụ sau bán, chăm sóc khách hàng cũng, phương thức quản lý cũng như cơ sở hạ tầng. Các dịch vụ sau bán và chăm sóc khách hàng Các doanh nghiệp phải cải tiến từ việc quản lý hàng tồn kho, quản lý trưng bày sản phẩm, quản lý nhân viên bán hàng
Năm là hình thành các mối liên kết kinh tế bền chắc với các nhà sản xuất, các nhà phân phối và các nhà ngân hàng để tạo nên một liên minh kinh tế bền chặt giúp các doanh nghiệp bán lẻ trụ vững được trước sóng gió của ngành nói riêng và của nền kinh tế nói chung.
Giải pháp từ nhà sản xuất Việt Nam
Một là các nhà sản xuất Việt Nam phải tìm cách giảm chi phí sản xuất nhằm giảm giá thành tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm của mình.
Hai là các nhà sản xuất Việt Nam phải quan tâm hơn đến vấn đề chất lượng hàng hóa bởi chính chất lượng hàng hóa sẽ lấy được lòng tin nơi người tiêu dùng bằng cách cải thiện công nghệ sản xuất và chế biến, tăng cường kiểm tra chất lượng hàng hóa trước khi xuất kho.
Cuối cùng là các nhà sản xuất phải hợp tác bám vào thị trường để đưa ra các chiến lược sản phẩm hợp lý. Từ trước đến nay các nhà bán lẻ Việt Nam chỉ chú ý vào bán các sản phẩm mình có mà chưa chủ động bán các loại hàng hóa mà thị trường cần.
Vậy là giờ G đối với thị trường bán lẻ đã điểm. Cơ hội cho các Doanh Nghiệp Việt Nam và nước ngoài trên thị trường bán lẻ là như nhau. Chúng ta hy vọng rằng các Doanh Nghiệp Việt Nam đã có những sự chuẩn bị cần thiết cho sự kiện này và các Doanh Nghiệp của chúng ta cùng sát cánh bên nhau để bảo vệ lẫn nhau trước sóng gió này. Tuy nhiên, cũng phải nói rằng trong thời gian đầu khi các Doanh Nghiệp nước ngoài cũng gặp không ít các khó khăn trong việc gia nhập ngành thì các doanh nghiệp của chúng ta cần tận dụng cơ hội này để dành thế chủ động trên sân nhà.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 9008.doc