Đề tài Huy động vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp cho những năm đầu thế kỷ 21

Sử dụng vốn vay ưu đói ODA phải coi trọng hiệu quả kinh tế, khụng được sử dụng hết tất cả cỏc khoản thu nhập rũng đó cú, cần phải giữ lại một phần để hoàn trả lại vốn lói kịp thời nhằm đảm bảo uy tớn quốc tế . Lựa chọn lĩnh vực sử dụng vốn ODA: Hiện nay ở Việt Nam để nền kinh tế đạt kết quả trờn diện rộng dựa vào luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lõu dài thỡ việc cải thiện cơ sở hạ tầng đó trở thành nhiệm vụ cấp bỏch. Do đú, trong thời gian đầu của sự nghiệp cụng nghiệp hoỏ - hiện đại hoỏ, Việt Nam cần tập trung vốn đặc biệt là nguồn vốn ưu đói nước ngoài ODA để đầu tư cho cỏc dự ỏn cơ sở hạ tầng kinh tế, cỏc cơ sở sản xuất tạo nhiều việc làm, cỏc dự ỏn đầu tư quan trọng của Nhà Nước trong từng thời kỳ: điện, xi măng, sắt thộp, cấp thoỏt nước, dầu mỏ, tàu đỏnh cỏ Về lõu dài, chiến lược sử dụng vốn vay phải theo hướng kết hợp vơớ cụng cuộc cải cỏch ngày càng sõu sắc hơn, tăng cường xuất khẩu hàng hoỏ, điều chỉnh chiến lược thay thế mặt hàng nhập khẩu. Xõy dựng hệ thống kiểm soỏt đỏnh giỏ việc sử dụng nguồn ODA: -Vốn vay phải được sử dụng đỳng mục đớch đó được thẩm định phờ duyệt, quỏn triệt phương chõm vốn vay phải được sử dụng toàn bộ vào mục đớch đầu tư phỏt triển, khụng dựng trang trải nhu cầu tiờu dựng. - Thủ tục quản lý phải chặt chẽ, nhưng phải thuận lợi cho người sử dụng trong việc rỳt vốn và sử dụng vốn, khụng gõy phiền hà làm giảm tốc độ giải ngõn. Phải đặt cỏc hạn mức sử dụngvà kiểm tra chặt chẽ việc chi tiờu, theo dừi qỳa trỡnh thực hiện và quản lý giải ngõn dự ỏn. Bộ tài chớnh nờn tiếp tục nghiờn cứu và ban hành hướng dẫn về mẫu biờn bản bỏo cỏo thống nhất, chế độ thụng tin, bỏo cỏo định kỳ sử dụng vốn vay của cỏc dự ỏn phải được thực thi nghiờm chỉnh, đặc biệt cho biết cụ thể cỏc khoản do Nhà Nước tài trợ chi trực tiếp ( chi chuyờn gia, chi đào tạo, khảo sỏt ở nước ngoài ) đối với từng dự ỏn để chớnh phủ nắm được đầy đủ cỏc thụng tin phục cho cỏc hoạt động điều phối và giỏm sỏt đỏnh giỏ tớnh hiệu quả của cỏc chương trỡnh, dự ỏn sử dụng nguồn vốn ODA, nhất là đỏnh giỏ sau dự ỏn, chuẩn bị cho cỏc chương trỡnh, dự ỏn sắp tới.

doc31 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1496 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Huy động vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp cho những năm đầu thế kỷ 21, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g số vốn đầu tư lớn như dự án xây dựng khu đô thị Nam Thăng Long 2,1 tỉ USD, khu đô thị Nam Sài Gòn 991 triệu USD, dự án xây dựng cảng Trung Chuyển Quốc Tế Sao Mai Bến Đình 637 triệu USD… điều đó cho thấy thời kỳ này, việc thu hút FDI của Việt Nam tỏ ra rất hiệu quả một phần đó là do Việt Nam là một thị trường mới hấp dẫn các nhà đầu tư , một phần quan trọng khác là chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài đúng đắn của Nhà Nước Việt Nam. Các khoản đầu tư này đã góp phần đáng kể trong tổng số toàn vốn xã hội, trong tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế , đóng góp vào ngân sách, kim ngạch xuất khẩu và giải quyết công ăn việc làm: Doanh thu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng dần qua các năm: Nam 1990 là 43 triệu USD, năm 1991 là 149 triệu USD, năm 1992 là 206 triệu USD, năm 1993 là 447 triệu USD, năm 1994 là 951 triệu USD, năm 1995 là 1397 triệu USD, năm 1996 là 1814 triệu USD , năm 1997 đạt 2,4-2,5 tỉ USD… Mức tăng trưởng giai đoạn này là 30%. Tỉ lệ xuất khẩu trên doanh thu đạt 60% năm 1997 và bằng 44% năm 1996, 31% năm 1995. Giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm ngàn người . Đa số dự án hoạt động theo hình thức liên doanh ( giai đoạn 1987 -1997) có 1337 dự án chiếm 61% tổng số dự án với số vốn trên 23,7 tỉ USD chiếm 69% tổng số vốn đăng kí. Đây là một điểm mạnh của các dự án đầu tư nước ngoài vì các đối tác nước ngoài cũng mong muốn hợp tác với Việt Nam. Số dự án hoạt động theo hình thức 100% vốn nước ngoàI 669 dự án chiếm 30% tổng số dự án với số vốn 6,48 tỉ USD. Số dự án theo hình thức hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng rất thấp: có 145 dự án chiếm 7% với số vốn là 3,23 tỉ USD chiếm 9,4% . Sở dỉ như vậy là do một số ngành đặc biệt thăm dò khai thác dầu khí, bưu chính viễn thông Nhà Nước quy định làm theo hình thức hợp doanh . Nhiều công trình dự án quan trọng đã đi vào hoạt động, nhiều công nghệ quan trọng được chuyển giao đã tạo ra năng lực mới cho nền kinh tế. Tác động rõ nét nhất là lĩnh vực công nghiệp, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 100% về khai thác dầu thô , lắp ráp ô tô, sản xuất bóng đèn hình : 45% về sản xuất thép, 21% về sản xuất vải, 20% là sản xuất bia… theo thống kê giai đoạn 1992-1996 vốn FDI đã chiếm 40% tổng số vốn đầu tư toàn xã hội hàng năm. Tỉ trọng sản phẩm trong tổng GDP khu vực đầu tư nước ngoài ngày càng tăng , năm 1993 là 5,6% , năm 1994 là 7,5 % , năm 1995 là 10% và đến năm 1996 là 13%. Tuy nhiên đến sau năm 1996, tình hình thu hút FDI có xu hướng chửng lại. Nếu nhìn vào con số thống kê , số vốn đăng ký của cả năm 1996 là 9212 triệu USD tăng 39% so với năm 1995 thì có lẻ tình hình vẫn khả quan. Tuy vậy, những ai quan tâm đến tình hình đầu tư đều nhận thấy rằng, nếu không có hai dự án xây dựng khu đô thị mới với tổng số vốn đầu tư trên 3 tỉ USD được cấp vào những ngày cuối năm thì tổng số vốn đầu tư FDI của năm 1996 sẽ chỉ còn gần 6 tỉ USD, thấp hơn tổng vốn FDI năm 1995, đến 1997 thì tình hình rõ ràng hơn tổng số vốn đăng kí chỉ còn 4462 triệu USD, nếu kể cả số vốn tăng thêm 1095 triệu USD của 143 dự án điều chỉnh thì cả năm số vốn đăn kí là 5,5 tỉ USD chỉ bằng khoảng 64% số vốn FDI đăng kí năm 1996 mặc dù số dự án bằng 91% . Như vậy trong giai đoạn 1996- 1997 số dự án ( trừ năm 1999 ) được cấp Giấy phép liên tục giảm, tổng số vốn đầu tư cũng có chiều hướng giảm theo. 2 . Về cơ cấu vốn đầu tư : Đây là một vấn đề có vai trò rất quan trọng trong việc thu hút vốn FDI nó có tác dụng to lớn đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của chúng ta. Theo số liệu thống kê , cơ cấu vốn đầu tư vào Việt Nam trong những năm qua đã có bước tiến bộ rõ rệt. Tính đến tháng 8-1993, ngành công nghiệp khai thác ( chủ yếu là đầu khí ) và khách sạn , du lịch thu hút tới 40,9% tổng số vốn đầu tư , thì năm 1998 số vốn đầu tư vào các ngành này chỉ còn 18,2% . Số vốn đầu tư vào khu vực sản xuất vật chất và xây dựng kết cấu hạ tầng ngày càng gia tăng. Tính đến năm 1998 đã có đến 21,236 tỉ USD đầu tư vào khu vực này, chiếm 2/3 tổng số vốn FDI vào Việt Nam. Nếu tính suốt cả thời kì 1988 đến 1997 ngành công nghiệp có 1977 dự án với số vốn đăng ký 11546,3 triệu USD , thứ hai là ngành khách sạn, du lịch có 189 dự án với số vốn đăng kí là 3880,5 triệu USD , thứ ba là ngành giôa thông bưu điện có 120 dự án với số vốn là 2785,9 triệu USD, thứ tư là ngành nông_lâm nghiệp_ thuỷ sản có 316 dự án với số vốn là 1527,3 triệu cơ cấu ngành này được thể hiện ở bảng sau : (đơn vị vốn đầu tư :triệu USD ) STT Ngành Tính đến tháng 8-1993 Tính đến năm 1998 Số dự án Tổng số vốn Tỉ lệ % vốn Số dự án Tổng số vốn Tỉ lệ % vốn 1 2 3 4 5 6 7 8 Công ngiệp chế biến Công nghiệp khai thác Xây dựng Khai thác và du lịch Giao thông và bưu điện Nông_lâm nghiệp Ngư nghiệp Các ngành khác 285 25 14 86 34 81 32 68 2328 1124 16 1276 456 239 90 336 39,6 19,1 0,3 21,8 7,8 4,1 1,5 5,8 1291 79 259 161 102 54 47 327 13008 2184 8228 3650 1465 316 206 3045 40,5 6,8 25,6 11,4 4,6 1,0 0,6 9,5 Tổng 625 5865 100 2320 32102 100 ( Nguồn:bộ kế hoạch và dầu tư ) Nếu thời kỳ đầu các ngành sản xất chỉ chiếm từ 50-60% tổng số vốn đầu tư thì năm 1996 con số đó đã lên tới 80% .vốn đầu tư tăng mạnh vào các ngành công nghiệp thực phẩm, năm 1996 tăng 89% ; xây dưng và sản xuất vật liệu công nghiệp tăng 63% trong cùng thời kỳ. Điều đáng chú ý nhất là trong thời gian qua đã có một số dự án đầu tư vào cơ sở hạ tầng . ngược lại so với năm 1995, năm 1996 FDI trong lĩnh vực khách sạn giảm đI 53%, văn phòng cho thuê giảm 70% và tài chính ngân hàng giảm 44% .mức giảm mạnh còn mạnh hơn vào năm 1997 và 1998 Sự phân phối đầu lại nguồn vốn đầu tư trong công nghiệp chựng tỏ các nhà đầu tư nước ngoài ngày càng tin tưởng vào tiến trình đổi mới ở Việt Nam , không chỉ đầu tư vào ngành thu hồi vốn nhanh mà họ còn yên tâm đầu tư vào ngành các dự án phát triển dài hạn. Có kết quả này là nhờ một phần quan trọng trong việc phát triển các khu công nghiệp , khu chế xuất và khu công nghiệp cao. Tuy nhiên dễ nhận thấy số vốn FDI , đầu tư vào các ngành Nông -Lâm -Ngư nghiệp còn quá ít . Đến năm 1998 , mới có 1629 triệu USD chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong tổng số vốn FDI ,mặc dù khu vực này có rất nhiều tiềm năng để phát triển như khai thác để chế biến Nông- Lâm-Thuỷ sản . Điều này cho thấy trong những năm tới khu vực này cần tập trung thu hút nguồn vốn FDI nhiều hơn nữa để có thể tận dụng tốt hơn các nguồn lực cho phát triển . Cơ cấu vốn đầu tư cho vùng lãnh thổ đã từng bước phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế. Những năm đầu các nguồn vốn đầu tư tập trung vào các tỉnh phía Nam. nhu Thành Phố HCM , Đồng Nai , Bà Rỵa Vũng Tàu… thì hiện nay nguồn vốn FDI đã có sự phân bổ tương đối đồng đều giữa các vùng, tập trung chủ yếu vào các khu vực kinh tế trọng điểm như Hà Nội_Hải Phòng- Quảng Ninh ở Miền Bắc ; Đà Nẵng-Thừa Thiên Hừu- Quảng Ngãi ở Miền Trung ; Thành Phố HCM- Đồng Nai, Vũng Tàu , Bình Dương ở Miền Nam , tù đó là hạt nhân phát triển cho các khu vực vệ tinh . 3 . Về đối tác đầu tư: Hiện nay có trên 800 công ty và tập đoàn thuộc hơn 60 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với sự xuất hiện ngày càng nhiều của các tập đoàn, công ty đa quốc gia có tiềm lực rất lớn về tài chính, công nghệ như : Sony ,toyota, honda, sanyo của Nhật Bản; DEAWOO ,GOLDFTAR,Sam Sung của hàn Quốc; Motorola, Ford của Mỹ; chinhpon, Vedan của Dài Loan…Bên cạnh đó cũng có rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ của nước ngoài tham gia đầu tư vào Việt Nam . Điều cũng thực sự cần thiết vì các doanh nghiệp này thường rất năng động, thích ứng nhanh với những biến động của thị trường; hoạt động rất có hiệu quả, từ đó sẽ là cơ sở cho các tập đoàn, các công ty lớn nhìn nhận đúng hơn môi trường đầu tư, kích thích ho an tâm đầu tư nhiều hơn nữa vào Việt Nam. Tính đến tháng 12-1997 theo số liệu thông kê của bộ kế hoạch đầu tư, các nước và vùng lãnh thổ có số vốn đầu tư vào Việt Nam được thể hiện qua bảng sau : Nước và vùng lãnh thổ Số dự án Tỉ trọng % Tổng vốn đầu tư(triệu USD) Tỉ trọng% Singapore ĐàI Loan Hồng Công Nhật Bản Hàn Quốc Pháp Malaysia Hoa Kì Thái Lan BV.Island 181 309 184 213 191 96 59 70 78 55 9,4 16,0 9,5 11,0 9,9 5,0 3,1 3,6 4,0 2,9 6447 4268 3734 3500 3154 1465 1370 1230 1109 1089 20,0 13,3 11,6 11,4 9,8 4,6 4,3 3,8 3,4 3,2 Tổng 1436 74,4 27366 85,4 ( Nguồn : Bộ kế hoạch đầu tư ) Trong những năm đầu, các nước nhu Anh , Pháp, Australia ,Hà Lan … là những nước đi tiên phong trong việc đầu tư ở Việt Nam. Tuy vậy, vị thế của họ tại Việt Nam ngày càng suy giảm khi có sự tham gia rất mạnh mẽ của các nước và vùng lãnh thổ thuộc vành đai Châu á _ TháI Bình Dương , đặc biệt là khu vực Đông á, bao gồm Nhật bản, Hàn Quốc ,Đài Loan ,Hồng Công ( Đông Bắc á ) và Singapore , Malaysia ,Thái Lan ( Đông Nam á ). Hiện nay, Năm nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam là các nước và vùng lãnh thổ vào khu vực này. Tuy nhiên, từ tháng 7-1997 do cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á, tốc độ triển khai các dự án cũng như số vốn đầu tư vào Việt Nam của các nước và khu vực này nhìn chung đều có xu hướng chậm lại và ảnh hưởng rất lớn đến việc huy động vốn đầu tư phát triển cho nền kinh tế. Thực trạnh này đạt ra một bài toán chúng ta phải nỗ lực hơn nữa trong việc tạo ra môI trường đầu tư hấp dẫn, không chỉ ở khu vựa Châu á mà còn các khu vực khác như Tây Âu và Bắc Mỹ, các khu vực này có tiềm lực lớn về tài chính và công nghệ. Điều đáng chú ý là trong năm 1998 vốn đầu tư của các nhà đầu tư Châu Âu và Bắc Mỹ đã chiếm 60% tổng vốn FDI tại. Sự chuyển dịch này có ý nghĩa lớn chổ bù sự thiếu hụt nguồn vốn đầu tư tại các nước Châu ấ. 4.Một số nguyên nhân và xu thế Năm1997 so với năm 1996 số dự án được cấp giấy phép hoạt động tăng chút ít, nhưng số vốn đăng ký chỉ bằng 52% điều đáng quan tâm là trong năm 1997 số dự án giải thể nhiều hơn các dự án đã được cấp giấy. Sang năm 1998 và 1999 , Fdi tiếp tục giảm. Có nhiều cách giảI thích tình trạng này , song chung quy có mấy nguyên nhân sau . Thứ nhất : sự thay đổi chính sách đầu tư thông qua việc sửa đổi nhiều lần luật đầu tư mà lần sửa đổi căn bản nhất vào năm 1996 đã làm cho các nhà đầu tư e ngại và chờ đợi. Theo họ luật thay đổi luật đầu tư có mặt khuyến khích các nhà đầu tư nhưng cũng có các điều khoản thắt chặt hơn điều kiện đầu tư. Hơn nữa , việc sửa đổi nhiều lần cũng thể hiện sự thiếu ổn định về chính sách và pháp luật . Thứ hai: MôI trường đầu tư tại Việt Nam chứa đựng nhiều rủi ro, việc thực hiện các quy định có tính chất pháp lý còn tuỳ tiện và sử lý các vấn đề phát sinh rất chậm chạp, thêm vào đó mỗi địa phương, mỗi cấp lại sử lý theo một cách riêng . Thứ ba : Các lĩnh vực đầu tư được coi là hấp dẫn nhất ở Việt Nam như : Rượu, bia, khách sạn, văn phòng cho thuê, lắp ráp ô tô, xe máy và thiết bị điện tử dân dụng… nói chung đã bão hoà . Thứ tư : So với các nước trong khu vực thì giá thuê nhà , thuê đất , giá dich vụ… ở Việt Nam còn quá đắt, chưa kể các nhà đầu tư còn phải đóng góp nhiều loại thuế và lệ phí. Thứ năm : Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ, nên các nhà đầu tư không đầu tư các dự án mới hoặc phải đình hoãn các dự án đang đầu tư dở dang . Nói chung, diễn biến về tình hình FDI ở Việt Nam còn phức tạp. Đòi hỏi phải nhận thức rõ và có những giải pháp hữu hiệu trước mắt cũng như lâu dài để đẩy nhanh tốc độ huy động FDI trong thời gian tới . 5.Khó khăn và thách thức : Thị trường đầu tư tại Việt Nam là thị trường mới nổi lên, thời gian hoạt động không phải là nhiều , nhưng đã bộc lộ nhiều khó khăn và thách thức lớn . Muốn cũng cố để cho thị trường ổn định lâu dài, thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài cần nhìn thẳng vào những khó khăn, thách thức đã và đang xảy ra để từ đó có các giải pháp thích hợp về vấn đề này. 5. 1 . Sự cạnh tranh gay gắt trong việc thu hút FDI giữa các nước và các khu vực . Kể từ năm1995 , kinh tế Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản bắt đầu phục hồi sau một thời gian suy thoái, tình hình đó thúc đẩy các nhà đầu tư trên thế giới dùng 70% tông vốn FDI đầu tư cho những nước công nghiệp phát triển ( tổng FDI của cả thế giới gần 300 tỉ USD ). Phần vốn còn lại là các nước đang phát triển phân chia và cạnh tranh với nhau. Do đó mức độ cạnh tranh thu hút FDI càng trở nên gay gắt, nhất là khu vực Châu á. ở đây có những thị trường mới nổi lên như Trung Quốc, ấn Độ , Inđonesia .Hàng năm trong tổng số vốn đầu tư nước ngoài đổ vào các nước đang phát triển thì Trung Quốc tiếp nhận 1/2 . ấn độ sau những năm gần đây tích cực cải cách kinh tế , môI trường đầu tư được cảI thiện nên FDI vào nước này đang tăng nhanh. So với Việt Nam thì các đối thủ này rất mạnh, xét về nhiều phương diện, từ quy mô thị trường đến trình độ công nghiệp hoá và các cơ chế chính sách nhằm thu hút FDI . 5.2.Vấn đề công nghệ : Các công ty đa quốc gia luôn luôn nắm hầu hết các công nghệ hiện đại của thế giới . Nếu FDI của họ vào nước ta càng nhiều thì quá trình chuyển giao công nghệ cũng càng nhiều và càng nhanh. Nhưng nó chỉ là khả năng. Tất cả các quốc gia nhận FDI đều mong muốn nhận được công nghệ hiện đại . Nhưng hiện đại đến đâu lại tuỳ thuộc vào điều kiện của các nước sở tại . Việt Nam cũng như một số nước đang phát triển khác, cảm giác bao chùm là các nhà đầu tư chỉ đưa đến các công nghệ cũ kĩ và lạc hậu . Điều này có lý do của nó vì : a. Chính sách của Việt Nam hiện nay vẫn là khuyến khích thay thế nhập khẩu và bảo hộ thị trường trong nước. Thực tế cho thấy, nếu như sản xuất để thay thế nhập khẩu và để tiêu dùng trong nước, lại được Nhà Nước bảo hộ thì không phải nhập khẩu công nghệ hiện đại , đắt tiền bởi vì các nhà đầu tư dung nguyên liệu và lao động rẻ, công nghệ lạc hậu vẫn sản xuất ra các mặt hàng có thể tiêu thụ được. Nếu chuyển mạnh sang thực hiện chính sách hứơng về xuất khẩu, khuyến khích đầu tư vào các ngành xuất khẩu chắc chắn các nhà đầu tư và các cơ quan tiếp nhận đầu tư sẽ phải viện trợ công nghệ tiên tiến hơn để nâng cao năng lực cạnh tranh và tiêu thụ được sản phẩm trên thị trường quốc tế . Việc chuyển từ chính sách thay thế nhập khẩu sang chính sách hướng về xuất khẩu đòi hỏi không chỉ phải đổi mới tư duy về chính sách kinh tế mà cả công nghệ nhập khẩu và cơ chế quản lý cũng phải thay đổi. Không thể đồng nhất việc bảo hộ sản xuất của một số doanh nghiệp với việc bảo vệ lợi ích quốc gia. Nhà Nước có thể tăng thuế xuất nhập khẩu để bảo hộ sản xuất cho một số ngành nghề tiếp tục hoạt động bảo đảm việc làm cho hàng ngàn người nhưng tai hại rất lớn mà hàng triệu người tiêu dùng phải gánh chịu là mua hàng hoá đắt, chất lượng thấp. Nếu như thuế nhập khẩu giảm đi hàng ngoại sẽ cạnh tranh với hàng nội , điều đó buộc các doanh nghiệp sẽ phải đổi mới công nghệ theo hướng tiên tiến hiện đại . b Kinh nghiệm của các nước Đông Nam á như Nhật Bản và Hàn Quốc cho thấy , muốn sử dụng công nghệ hiện đại phải có nguồn nhân lực được đào tạo căn bản để tiếp thu và làm chủ công nghệ đó . ở Nhật Bản, Hàn Quốc việc nhập khẩu công nghệ được suy xét rất kĩ. Thời kì đầu có thể phải nhập khẩu thiết bị toàn bộ qua FDI, nhưng đến giai đoạn sau họ nhập bản quyền, thiết bị lẻ và cải tiến công nghệ đó , nâng cao tính năng và hiệu suất máy móc. Họ làm như vậy vì có đội ngũ công nhân lành nghề, các chuyên gia có trình độ cao . Hiện tại ở Việt Nam do thiếu hụt nghiêm trọng đội ngũ lao động kĩ thuật nên giả sử có thực hiện một cách tích cực chính sách hướng về xuất khẩu thì với điều kiện nhân lực như hiện nay việc nhập khẩu công nghệ thực sự tiên tiến và hiện đại chưa hẳn đã là hiệu quả. Đây là một khó khăn đòi hỏi phải sớm khắc phục. c. Cơ sở hạ tầng để phát triển khoa học và công nghệ ở Việt Nam rất lạc hậu. Đầu tư cho khoa học công nghệ còn rất thấp bên cạnh đó các ngành , các cấp cũng chưa thực sự quan tâm đến công tác này, đặc biệt là công tác nghiên cứu ứng dụng triển khai . 5. 3. Vấn đề thị trường thị trường trong nước gần 80 triệu dân nhưng sức mua không lớn .Những năm gần đây nhiều mặt hàng sản xuất ra tiêu thụ rất khó hoặc bị ứ đọng,điển hình là xi măng, sắt thép , hàng may mặc, đường….Một số mặt hàng như ô tô, xe máy mới đầu tư những năm gần đây nhưng tiêu thụ trong nước rất chậm đã làm cho việc tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp khó khăn Năm 199 , việt nam dã nhập khẩu hơn 11 tỉ USD , phần lớn số hàng nhập khẩu nay là hàng trong nước chưa sản xuất được. Vì thế các công ty nước ngoài đàu tư tại việt nam đang nhằm sản xuất vào các mặt hàng mà việt nam phải nhập khẩu, tuy nhiên do nhiều công ty của cả nước ngoài và trong nước vào tập chung sản xuất các mặt hàng này càng trể nên gay gắt và mức tiêu thụ hàng hoá của các doanh nghiệp cũng giảm, làm cho FDI cũng giảm theo Bắt đàu từ cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu a xảy ra vào cuói năm 1997 nhiều nhà kinh doanh cho rằng đó là điều kiện thuận lợi để Việt Nam thu hút FDI nhiều nhà kinh doanh cho rằng đó là điều kiện thuận lợi để viịet nam sẻ ít rủi do và có hiệu quả hơn.Thực tế cho thấy cuộc khủng hoảng tài chính khônh gây thiệt hại nặng nề cho các nước đó mà càng làm cho dong FDI vào việt nam Phần 3 những giảI pháp và phương hướng cụ thể nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoàI tại việt nam I.Chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài của chính phủ Việt Nam Luật đầu tư nước ngoài và luật sửa đổi : Quốc hội nước cộng hoà xã hội chũ nghĩa Việt Nam đã thông qua luật đầu tư nước ngoài vào tháng 12/1987 tạo cơ sở pháp lý cơ bản , đầu tiên cho các hoạt động đầu tư nước ngoài vào nước ta. Luật quy định về lĩnh vực khuyến khích đầu tư, về hình thức đầu tư , về quyền lợi và nghĩa vụ của tổ chức , các nhân tố đầu tư nước ngoài và về cơ uqan quản lý nhà nước về dầu tư nước ngoài. Luật được ban hành trong bối cảnh đất nước bước vào thời kỳ đổi mới sau đai hội VI của đảng , nền kinh tế trong nước về cơ bản vẫn được tổ chức quản lý theo kế hoạch hoá tập trung, chưa có đạo luật kinh tế theo nguyên tắc của kinh tế thị trường được thông qua và ban hành . Đến tháng 6/1990 luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã đưịơc sửa đổi, bổ xung 15 trong số 42 của điều luật năm 1987. Nội dung sửa đổi bổ xung bao gồm các vấn đề về bên Việt Nam , hợp đồng hợp tác kinh doanh, về xí nghiệp liên doanh và về việc tổ chức kinh tế tư nhân Việt Nam được hợp tác kinh doanh với các tổ chức, với cá nhân nước ngoài. Như vậy luật sửa đổi bổ xung luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam lần thứ nhất đã được xác định rõ ràng , cụ thể hơn các khái niệm, nội dung, quan hệ trong các doanh nghiệp liên doanh , đồng thời sử lý một số vấn đề có tính nguyên tắc là cho phép các tổ chức kinh tế tư nhân Việt Nam được trực tiếp hợp tác đầu tư nước ngoài. Trong luật sửa đổi lần thứ hai luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam vào tháng 12/1992, quốc hội đã thông qua việc sửa đổi bổ xung các quy định về bên Việt Nam gồm một hoặc nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế; về khu chế xuất, xí nghiệp chế xuất; hình thức BOT; về việc bên Việt Nam góp vốn pháp định bằng các nguồn tài nguyên, về việc thoả thuẩn tăng dần vốn góp của các bên Việt Nam trong vốn pháp định của doang nghiệp liên doanh; về thời hạn hoạt động của xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài về việc mở tài khoản vốn vay tại ngân hàng ở nước ngoài; về nguyên tắc không hồi tố, quyền hạn của cơ quan nhà nước quản lý đầu tư nước ngoài . So với luật sửa đổi, bổ xung lần thứ nhất, luật sửa đổi bổ xung lần thứ hai đã sửa đổi , nhiều nội dung có tính chất cơ bản hơn. Đó là mở ra các hình thức thu hút vốn đầu tư và góp vốn đầu tư mới. Đã đưa ra các biện pháp mới để bảo vệ lợi ích của bên Việt Nam và nhà nước Việt Nam, đồng thời cũng có những biện pháp để làm an toàn và tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài . Đại hội đảng VII , tháng 6/1996 đã đề ra những nhiệm vụ , mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Mục tiêu chiến lược đến năm 2020, Việt Nam sẽ cơ bản trở thành Nước công nghiệp. Quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá yêu cầu phải duy trì mức tăng trưởng kinh té cao và bền vững , giải quyết tốt các vấn đề xã hội cấp bách, phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, đồng thời chú trọng phát triển khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa còn nhiều khó khăn. Như vậy vốn đầu tư trở thành yêu cầu hết sức cấp thiết. Đảng và nhà nuếoc xác định vốn đầu tư trong nước là quyết định, nguồn vốn từ bên ngoài là quan trọng. Trước mắt và lâu dài, chính sách của nhà nước luân nhằm vào việc phát huy cao nhất khả năng huy động vốn đầu tư từ bên ngoài . Theo định hướng đó , ngày 12/11/1996 quốc hội đã thông qua luật đầu tư nước ngoài ( sửa đổi ) tại Việt Nam. Trong luật này có một số điểm cởi mở hơn nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài, thu hút FDI vàog các hướng ưu tiên cho các ngành xuất khẩu, nuôi trồng, chế bến các sản phẩm nông – lâm – thuỷ sản , các lĩnh vực sử dụng công nghẹ cao , phát triển hệ thống hạ tầng cơ sở kinh tế và xã hội. Luật đầu tư năm 1996 khuyến khích đầu tư vào miền núi , vùng sâu vùng sa. Căn cứ vào quy hoạch, định hướng phát triển của từng thời kỳ, chính phủ quy định những địa bàn đầu tư, danh mục dự án đầu tư có điều kiện và những lĩnh vực không cấp giấy phép đầu tư . Có thể nói luật đầu tư năm 1996 là luật đầu tư phục vụ cho công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Tuy có một số quy định thay đổi, có thể gây thiệt thòi cho một số nhà đầu tư nhưng bù lại họ được hỗ trợ nhiều hơn trong các dự án mà chính phủ ta đang ưu tiên khuyến khích đầu tư . Mặt khác trong quá trình đổi mới xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước . quốc hội , Chính Phủ đã ban hành nhiều văn bản luật , dưới luật có liên quan tới luật đầu tư Nước ngoài như : luật đất đai, luật thuế xuất nhập khẩu, luật doanh nghiệp , luật khuyến khích đầu tư trong nước… Nghị định 12/CP ngày 18/12/1997; Nghị định 12/CP ngày 36/CP ngày 24/4/1997. Nghị định số 10/CP ngày 23/1/1998 về một số biện pháp khuyến khích và bảo đảm đeầu tư nước ngoài tại Việt Nam . Gần đây nhất vào tháng 6/2000 Quốc hội đã thông qua luật đầu tư nước ngoài sửa đổi, bổ xung nhằm vào giải quyết những bất cập và thuận lợi hơn nữa cho nhà đầu tư nước ngoài nhằm đẩy mạnh hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt nam . Một khuôn khổ pháp lý như vậy đã và đang tạo diều kiện cho Việt Nam trở thành một địa bàn hấp dẫn đầu tư đối với các nhà đầu tư thế giới. Tuy nhiên để thu hút nhiều hơn và có hiệu quả hơn nguồn vốn FDI đòi hỏi phải khắc phục không ít những vướng mắc cải thiện một cách cơ bản môi trường đầu tư . Trước hết phải tiếp tục giảm thiểu những thủ tục phiền hà và đưa ra được một quy hoạch cụ thể rõ ràng cùng với danh mục ưu tiên gọi vốn đầu tư phù hợp với định hướng phát triển kinh tế và công nghiệp hoá đất nước. Hướng ưu tiên đó trước hết phải được dành cho các nghành công nghiệp sản xuất khẩu , hình thành các khu công nghiệp tập trung với công nghệ cao , những ngành công nghiệp mà trong nước không đủ khả năng đầu tư về vốn và công nghệ . Thứ hai : Bổ xung và hoàn thiện hệ thống pháp luật , khắc phục nhược điểm của sự thiếu nhất quán và không đồng bộ, làm ảnh hưởng đến môi trường pháp lý cho hoạt động đầu tư . Thứ ba : Đào tạo và bồi dưỡng các cán bộ Việt Nam hiểu được thông lệ quốc tế, nắm vững pháp luật, biết cách giao tiếp và sẵn sàng hợp tác với nước ngoài, cùng chia sẻ các lợi ích và rủi ro trong các dự án đầu tư. Thứ tư : Tập trung vốn ODA và vốn của Nhà Nước vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng : đường , sân bay , điện nước , bến cảng cho một nền kinh tế hiện đại , mà các cơ sở hiện có còn lạc hậu so với yêu cầu của sự phát triển . Thứ năm : Kết hợp vốn trong nước với vốn nước ngoài trong một thể thống nhất , phù hợp với sự phát triển chung của đất nước và quy hoạch phát triển chung của từng ngành, từng địa phương. Đồng thời để tăng cường, tiếp nhận vốn FDI phục vụ công nghiệp hoá - hiện đại hoá cần tạo đủ nguồn vốn đáp ứng trong nước . 2 . Mục tiêu và định hướng thu hút FDI vào Việt Nam . 2.1 Mục tiêu . Để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế – xã hội năm 2001_2010 và phương hướng nhiện vụ kế hoạch phát triển kinh tế _ xã hội 2001_2005 khu vực đầu tư nước ngoài phải phát triển ổn định hơn, đạt kết quả cao hơn đặc biệt là về chất lượng so với thời kì trước, cụ thể hơn hoạt động đầu tư nước ngoài trong thời kì 2001_2005 phải đạt được các mục tiêu sau . Vốn đăng kí của các dự án cấp giấy phép mới khoảng 12 tỉ USD . Vốn thực hiện khoảng 11 tỉ USD . Đến năm 2005 đóng góp khoảng 15% GDP , 25% tổng kim nghạch xuất khẩu và khoảng 10% tổng ngân sách của cả nước ( không kể dầu khí ) . 2.2 Định hướng a) Khuyến khích mạnh mẽ việc thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu ,công nghiệp chế biến, công nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn, các dự án ứng dụng công nghệ thông tin , công nghệ sinh học , dầu khí , điện tử , vật liệu mới , viễn thông , sản xuất phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế , xã hội và các ngành mà Việt Nam có nhiều lợi thế cạnh tranh gắn với công nghệ hiện đại , tạo thêm việc làm, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế . Xây dựng ngành công nghiệp dầu khí bao gồm thăm dò và khai thác dầu , lọc dầu, sử dung khí thiên nhiên để phát điện , làm phân bón. Bằng hình thức liên doanh cần khẩn trương xây dựng khu công nghiệp hoá lọc dầu , hoàn thành đường ống dẫn khí từ các mỏ dầu và khí ở các thềm lục địa để phát điện, sản xuất phân bón và làm khí hoá lỏng . Khai thác các nguồn tài nguyên khác như: sắt , bôxit, đồng, kẽm, than …trong đó có dự án khai thác quạng sắt ở Hà Tĩnh . Đầu tư vào các dự án sản xuất vật liệu xây dựng như xi măng, bê tông, các cấu kiện đúc sẳn , thiết bị vệ sinh, trang trí nội thất để đáp ứng đủ sự ra tăng nhanh chóng về nhu cầu xây dựng trong những năm sắp tới . b) Tiếp tục thu hút đầu tư nứơc ngoài vào các địa bàn có nhiều lợi thế để phát huy vai trò của các vùng động lực, tạo điều kiện liên kết phất triển các vùng khác trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh. Khuyến khích và giành các ưu đãi tối đa cho đầu tư nước ngoài vào những vùng , địa bàn có điều kiện có kinh tế xã hội khó khăn và đẩy mạnh đầu tư xây dựng các công trình, kết cấu hạ tầng ở các địa bàn này bằng các nguồn vốn khác để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư nước ngoài vào nươc ta. Tập trung thu hút đầu tư nước ngoài vào các khu vực công nghiệp tập trung đã hình thành theo quy hoạc được phê duyệt . Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp đã và đang được hình thành ở nhiều địa phương trong cả nước, Đặc biệt là ba vùng kinh tế trọng điểm : Hà Nội _ Hải Phòng _ Quảng Ninh ; Thành Phố HCM_ Dồng Nai ; Bà Rịa_Vũng Tàu ; khu vực duyên hải miền trung với Đà Nẵng là trung tâm. Đồng thời khuyến khích đầu tư xây dựng các nhà máy phù hợp với yêu cầu các khu công nghiệp này về mặt cơ cấu ngành, chất lượng công nghệ, tiêu chuẩn bảo vệ môi trường và tỉ lệ sản phẩm xuất khẩu . c)Khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài từ tất cả các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam , nhất là các đầu tư nước ngoài có tiềm năng lớn về tài chính và lắm công nghệ ,nguồn từ các nước công nghiệp phát triển : tiếp tục thu hút các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài ở khu vực có kế hoạch vận động các tập đoàn, công ty lớn đầu tư vào Việt Nam , đồng thời chú ý đến các công ty có quy mô vừa và nhỏ , nhưng công nghệ hiện đại. Khuyến khích tạo thuận lợi cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư về nước . 3 Về Sử Dụng ODA Sử dụng vốn vay ưu đãi ODA phải coi trọng hiệu quả kinh tế, không được sử dụng hết tất cả các khoản thu nhập ròng đã có, cần phải giữ lại một phần để hoàn trả lại vốn lãi kịp thời nhằm đảm bảo uy tín quốc tế . Lựa chọn lĩnh vực sử dụng vốn ODA: Hiện nay ở Việt Nam để nền kinh tế đạt kết quả trên diện rộng dựa vào luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lâu dài thì việc cải thiện cơ sở hạ tầng đã trở thành nhiệm vụ cấp bách. Do đó, trong thời gian đầu của sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá, Việt Nam cần tập trung vốn đặc biệt là nguồn vốn ưu đãi nước ngoài ODA để đầu tư cho các dự án cơ sở hạ tầng kinh tế, các cơ sở sản xuất tạo nhiều việc làm, các dự án đầu tư quan trọng của Nhà Nước trong từng thời kỳ: điện, xi măng, sắt thép, cấp thoát nước, dầu mỏ, tàu đánh cá … Về lâu dài, chiến lược sử dụng vốn vay phải theo hướng kết hợp vơí công cuộc cải cách ngày càng sâu sắc hơn, tăng cường xuất khẩu hàng hoá, điều chỉnh chiến lược thay thế mặt hàng nhập khẩu. Xây dựng hệ thống kiểm soát đánh giá việc sử dụng nguồn ODA: -Vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích đã được thẩm định phê duyệt, quán triệt phương châm vốn vay phải được sử dụng toàn bộ vào mục đích đầu tư phát triển, không dùng trang trải nhu cầu tiêu dùng. Thủ tục quản lý phải chặt chẽ, nhưng phải thuận lợi cho người sử dụng trong việc rút vốn và sử dụng vốn, không gây phiền hà làm giảm tốc độ giải ngân. Phải đặt các hạn mức sử dụngvà kiểm tra chặt chẽ việc chi tiêu, theo dõi qúa trình thực hiện và quản lý giải ngân dự án. Bộ tài chính nên tiếp tục nghiên cứu và ban hành hướng dẫn về mẫu biên bản báo cáo thống nhất, chế độ thông tin, báo cáo định kỳ sử dụng vốn vay của các dự án phải được thực thi nghiêm chỉnh, đặc biệt cho biết cụ thể các khoản do Nhà Nước tài trợ chi trực tiếp ( chi chuyên gia, chi đào tạo, khảo sát ở nước ngoài… ) đối với từng dự án để chính phủ nắm được đầy đủ các thông tin phục cho các hoạt động điều phối và giám sát đánh giá tính hiệu quả của các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn ODA, nhất là đánh giá sau dự án, chuẩn bị cho các chương trình, dự án sắp tới. Trên đây là số giải pháp cơ bản nhằm tăng cường công tác quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA. Để phát huy những thành quả đạt được, hạn chế, khắc phục những tồn tại cần phải tiếp tụcnghiên cứu, hoàn thiện các giải pháp huy động, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA với mục đích nâng cao khả năng huy động vốn, đẩy mạnh tốc độ giải ngân, cũng như hiệu quả sử dụng vốn để đáp ứng nhu cầu vốn cho việc phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao tích luỹ trong nền kinh tế , thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước . II Các giải pháp cụ thể nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong những năm tới . Để thực hiện mục tiêu chiến lược 10 năm phát triển kinh tế xã hội ( 2001_2010) và kế hoạch 5 năm 2001_2005, Chính Phủ Việt Nam khẳng định quyết tâm tiếp tục xây dựng một môi trương kinh doanh mang tính cạnh tranh cao, đủ sức hấp dẫn dòng đầu tư nước ngoài ra tăng trở lại. Trong dự thảo chiến lược trình đại hội IX của Đảng đã nêu : “ Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư , tăng sức hấp dẫn với đầu tư trực tiếp nước ngoài , chú trọng các công ty xuyên quốc gia . Giảm mạnh tiến tới xoá bỏ sự phân biệt về chính sách và pháp luật giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài . Nâng câo hiệu lực quản lý và hỗ trợ của Nhà Nước đối với các dự án đã cấp phép và chuyển khai từng bước vững chắc các hình thức đầu tư gián tiếp từ nước ngoài vào nước ta ” . Biết được xu thế của thế giới và căc cứ vào tình hình thực trạng đầu tư nước ngoài ở Việt Nam , nhận rõ những khó khăn và trở ngại của nó , trong thời gian tới chúng ta cần phải tiến hành một số giải pháp sau : 1. Duy trì sự ổn định về chính trị xã hội : ổn định chính trị xã hội là mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư vì rủi ro về chính trị là rất lớn . Chúng ta phải duy trì sự ổn định về chính trị – xã hội . Tạo ra tâm lý yên tâm cho các nhà đầu tư nước ngoài khi xem xét đầu tư vào Việt Nam . 2. Cải thiện môi trường pháp lý về đầu tư : 2.1. Tiếp tục nghiên cứu xây dựng , điều chỉnh , hoàn thiện hệ thống hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài phát triển theo đúng đích , hướng của chiến lược phát triển của chiến lược phát triển kinh tế – xã hội và phù hợp với yêu cầu chủ động hội nhập kinh tế quốc tế . 2.2. Nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng : Thiết lập mặt bằng pháp lý chung áp dụng cho cả đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằn tạo lập môi trường ổn định , bình đẳng cho sản xuất kinh doanh , đồng thời áp dụng một số quy định về điều kiện đầu tư và ưu đãi phù hợp cho từng đối tượng, lĩnh vực trong từng thời kỳ . Đa dạng hoá các hình thức đầu tư trựuc tiếp nước ngoài để khai thác thêm các kênh đầu tư mới, ngiên cứu và thực hiện các hình thức đầu tư như công ty hợp danh, công ty quản lý vốn. Đa dạng hoá các hình thức đầu tư trựuc tiếp nước ngoài để khai thác thêm các kênh đầu tư mới, ngiên cứu và thực hiện các hình thức đầu tư như công ty hợp danh , công ty quản lý vốn, sửa đổi, bổ xung nghị định số 103/1999/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 1999 của chính phủ về giao bán, khoán ,cho thuê doanh nghiệp nhà nước, theo hướng cho phép nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài mua, nhận khoán kinh doanh quản lý, thuê các doanh nghiệp trong nước, nghiên cứu mô hình trong nước, nghiên cứu mô hình khu kinh tế mở . Mở rộng lĩnh vực thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài phù hợp với cam kết trong quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Từng bước mở thị trường bất động sản cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài và các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư tại Việt Nam, xây dựng cơ chế quản lý doanh nghiệp đầu tư nước ngoài được xây dựng , kinh doanh nhà ở và xây dựng , kinh doanh phát triển khu đô thị mới ; khuyến khích đầu tư trong các lĩnh vực dịch vụ khoa học, công nghệ dịch vụ thông tin , chuyển giao công nghệ , phát triển nguồn nhân lực, từng bước mở rộng khả năng hợp tác đầu tư trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ , du lịch . Trong năm tới thực hiện mọt số công việc cấp bách sau : Xây dựng đề án nở rộng lĩnh vực thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên cơ sở tổng kết, đánh giá những lĩnh vực đã cho phép đầu tư trực tiếp nước ngoài làm thí điểm, những lĩnh vực mà trong thời gian làm thí điểm , những lĩnh vực mà trong thời gian qua có chủ trương không cấp phép hoặc cấp phép đầu tư ; điều chỉnh các danh mục các sản phẩm phải đảm bảo tỷ lệ xuất khẩu ít nhất 80% . Căn cứ đề án trên và các quy định hiện hành , nhà đầu tư được chủ động lựa chọn dự án đầu tư theo đúng quy định tại điều 3 Nghị Định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2000 của chính phủ quy định chi tiết thi hành luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Các cơ quan quản lý nhà nước không được tự ý đặt ra bất cứ hạn chế nào khác đối với đầu tư nước ngoài xây dựng quy chế thực hiện thí điểm việc chuyển đổi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sang hoạt động theo hình thức công tuy cổ phần và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này đước đăng ký tại thị trường trứng khoán ngiên cứi sửa đỏi các quy định cụ thể về thjời hạn đàm phán dự án BOT và 2 quy tắc , thẩm quyền chỉ định nhà đầu rtư nước ngoài làm dự án BOT trong một số trường hợp cần thiết . Ban hành các quy định về việc cho phép nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư vào dịch vụ nhập khẩu, dịch vụ phân phối trong nước theo tinh thần nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2000 của chính phủ. Thu hẹp danh mục hàng hoá không thuộc đối tưong doanh gghiệp đầu tư trực tếpp nước ngoài mua để xuất khẩu nghiên cứi bổ sung sửa đổi nghị định số 60/CP của chính phủ ngày 5 tháng 7 năm 1994 về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị về nghị định số 61/CP ngày 5 tháng 7 năm 1994 của chính phủ về mua bán và kinh doanh nhà ở phù hợp với quy định cảu bộ luật dân sự và luật sửa đổi, bổ sung một số điềun của luật đất đai ban hành nghị định của chính phủ quy định cụ thể người Việt nam định cư tại nước ngoài có dự án đầu tư và thường chú tại viật Nam được mau nhà ở ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách quy định về hợp tác đầu tư với nước ngoài trong lĩnh vực GD ĐT nghiên cứu khoa học theo nghị định số 06 năm 2000 –NĐ/CP ngày 6 táng 3 năm 2000 của chính phủ được tăng cường thu hút được những dự án đầu tư có chất lượng và quản lý được hoạt động của các dự án đầu tư các dự án trong lĩnh vực này . 2.3. Tiếp tục thực hiện lộ trình giảm chi phí đầu tư và tiến tới chế độ một giá áp dụng thống nhất cho đâud tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài, thống nhất áp dụng phí đăng kiểm phương tiện cơ giới phí cảng biển phí quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng phí thăm quan các di tích văn hopá lịch sử cách mạng đổi mới và hoàn thiện chính sách tiền tệ liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng liên tục giảm dần, tiến tới xoá bỏ việc bắt buộc kết hối ngoại tệ khi có đủ điều kiện sử dụng linh hoạt có hiệu quả các công cụ, chính sách tiền tệ như tỷ giá, lãi xuất theo các nguyên tắc của thị trường có sự quản lý vĩ mô của nhà nước. Nhà nước cần đảm bảo cân đối ngoại tệ cho các dự án đầu tư qan trọng có lợi ích kinh tế xã hội cao tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các dự án đi vào hoạt động và phát huy tác dụng . Nhà nước cần cho phép các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đựơc mở tài khoản tại nhiều ngân hàng ở Việt Nam, để buộc các ngân hàng phải thực hiện sự điều chỉnh theo quy luật cạnh tranh , tránh tình trạng độc quyền cửa quyền của ngân hàng gây phiền hà cho người đầu tư và không phù hợp với điều kiện của nền kinh tế thị trường đồng thời cần sớm xây dựng và ban hành các chuẩn mực kế toán, kiểm toán phù hợp với quy định pháp luật trong nước và quốc tế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp FDI nói riêng và tạo dựng một nền tài chính minh bạch rõ ràng . 2.4. Tiếp tục cải cách hệ thống thuế phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước và cam kết quốc tế theo hướng đơn giản hoá các sắc thuế từng bước áp dụng hệ thống thuế chung cho cả đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Xây dựng chính sách thuế khguyến khích đâu tư nước ngoài sản xuất phụ tùng linh kiện nâng cao tỷ lệ nội địa hoá sản phẩm cho phép các dự án sản xuất nguyen liệu phục vụ hàng xuất khẩu được hưởng ưu đãi tương tự nhgư các dự án đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu bảo hộ có thời hạn hợp lý và hiệu quả đối với một số sản phẩm quan trọng . Ban hành chính sách khuyến khích của các quỹ đầu tư nước ngoài hoạt động tại Việt Nam sớm áp dụng quy định về việc kê khai nộp thuế kết sthúc năm tài chính căn cứ vào kết quả kiểm toán độc lập để quyết toán thuế , cơ quan thuế chỉ kiểm tra lại trong một số trường hợp cần thiết . 2.5. Giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc về đất đai, giải phóng mặt bằng để đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án, thí điểm việc cho phép tư nhân trong nước đã đựôc cấp quyền sử dụng lâu dài được cho nhà đầu tư thuê lại đất trong thời hạn được cấp quyền sử dụng đất. Nghiên cứu cách giải quyết yêu cầu của doang nghiệp nước ngoài đầu tư thực hiện dự án lớn ở Việt Nam cần thế chấp giá trị quyền sử dụng đất đã được giao hoặc thuê dài hạn để vay vốn của các tổ chức tín dụng hoạt động ở nước ngoài trong trường hợp cấc tổ chức tín dụng ở Việt Namkhông có khả năng đáp ứng nhu cầu vốn . Các vấn đề cấp bách cần thực hiện : Đẩy nhanh tiến độ đền bù , giải phóng mặt bằng , tạo thuận lợi cho việc triển khai các dự án đầu tư nước ngoài. Uỷ ban nhân dân địa phương kiên quyết thực hiện cưỡng chế giảI phóng mặt bằng các trường hợp đã được đối sử theo đúng theo chính sách và quy định của nhà nước nghưng vẫn không chấp hành . Ban hành văn bản hướng dẫn về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực công nhiệp, khu chế xuất. Ban hành các văn bản hướng dẫn về việc xử lý trách nhiệm và nhiệm vụ của các bên đối với đất góp vốn và liên doanh trong trường hợp doanh ghiệp chuyển đổi hình thức đầu tư bị phá sản hoặc giảI thể trước thời hạn . 3.Giải pháp về hoàn thiện cơ cấu đầu tư : Đầu tư nước ngoài đối với những thế mạnh về vốn và công nghệ đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Nhiều nghành nghề mới xuất hiện, nâng cao trình độ công nghệ, đưa ra những mô hình quản lý tiên tiến, phương thức kinh doanh hiện đại, đầu tư nước ngoài góp phần mở rộng, đa rạng hoá các hoạt động kinh tế dối ngoại tạo điều kiện tăng cường, củng cố và tạo ra những thế và lực mới cho nền kinh tế nước ta trong tiến trình hội nhập nền kinh tế thế giới và khu vực: trước mắt cần thực hiện các giải pháp sau : 3. Xây Dựng Danh Mục Dự án Kêu Gọi Đầu Tư Trực Tiếp - Gián Tiếp Nước Ngoài : 3.1. Hình thành một khu vực kinh tế mới : Trong số này có khoảng 1800 dự án đã đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh có tổng VĐK khoảng 25 tỷ USD. Đây chính là nền móng cho việc hình thành và phát triển của khu vực doanh nghiệp mới, khu vực kinh tế có có vốn ĐTNN, bởi từ đó đẻ ra 2014 doanh nghiệp ĐTNN đang hoạt động (trong đó có 1337 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoàI) cùng 1584 cơ sở sản xuất kinh doanh phụ thuộc những doanh ngiệp này (theo kết quả Tổng điều tra 2002 được Tổng cục thống kê mới công bố). Đáng chú ý là ,lĩnh vực công nghiệp ,bao gồm các ngành công nghiệp nặng ,công nghiệp nhẹ, công nghiệp dầu khí ( không kể liên doanh dầu khí Việt –Xô, Vietsovpetro, hình thành trước Luật ĐTNN ), công nghiệp thực phẩm, xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN-KCX, chiếm hơn 61% về VĐK, gần 67% về VTH, 71% số lao động, khoảng 94% doanh thu, và 91% giá trị xuất khẩu của toàn khu vực ĐTNN (không kể dầu thô). Rõ ràng, luật ĐTNN đã được triển khai thực hiện theo hướng của đường lối công nghiệp hoá- hiện đại hoá của Việt Nam. Đến nay đã có 62 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam , trong đó 13 nhà đầu tư hiện có số VĐK từ 1 tỷ trở lên là Singapore(7,24 tỷ USD), ĐàI Loan ( 5,13 tỷ USD ), Nhật Bản ( 4,28tỷ USD ), Hàn Quốc ( 3,62 tỷ USD ), Hồng Kông ( 2,9 tỷ USD ), Pháp ( 2,1 tỷ USD ), British Virgin Islands ( 1,8 tỷ USD ), Hà Lan ( 1,65 tỷ USD ), LB Nga ( 1,5 tỷ USD ) , không kể dự án Vietsopetro, Vương quốc Anh ( 1,2 tỷ USD ) ,Thái Lan ( 1,16 tỷ USD ) , Malaixia ( 1,114 tỷ USD ), và Hoa Kỳ ( 1,111 tỷ USD ). Trong đó vai trò nổi bật là Nhật Bản, dẫn đầu về cả vốn thực hiện ( trên 3,26 tỷ USD ), doanh thu ( trên 9,4 tỷ USD ) lẫn kim nghạch xuất khẩu ( trên 4,39 tỷ USD ). Có thể nói đây là thực chất hay cốt lõi của ĐTNN tại việt Nam hiện nay, bởi những nước và vùng lãnh thổ này chiếm khoảng 89% tổng VĐK còn hiệu lực của toàn khu vực ĐTNN hiện nay. Đó là chưa kể phần vốn của họ tham gia trong các dự án đăng ký từ những nước và vùng lãnh thổ khác. Cũng tính đến nay đã có 60 tỉnh, thành phố thu hút được ĐTNN , nhưng do trình độ phát triển hạ tầng kinh tế –kỹ thuật và vị trí địa lý –kinh tế rất khác nhau nên kết quả thu hút ĐTNN giữa các địa phương chênh lệch nhau khá lớn . Các chỉ số thống kê cho thấy, có khoảng 95% tổng VĐK còn hiệu lực tập trung vào 3 nhóm địa phương sau đây : Nhóm 1 gồm 6 địa phương có số VĐK còn hiệu lực từ 1 tỷ USD trở lên là TP Hồ Chí Minh(10,37 tỷ USD) , Hà Nội (7,5 ) , Đồng Nai (5,48) , Bình Dương (2,95) , Bà Rịa –Vũng Tàu (1,86) , và HảI phòng(1,32) . Nhóm 2 gồm 8 đơn vị có số VĐK có hiệu lực từ 300 triệu USD đến gần 900 triệu USD là Lâm Đồng , hải Dương, Thanh Hoá, Long An , Hà tây, Kiên Giang , Khánh Hoà và Vĩnh Phúc . Nhóm 3 gồm 13 địa phương có số VĐK còn hiệu lực từ gần 100 triệu USD đến gần 300 triệu USD USD là Quảng Ninh , Đà Nẵng , Nghệ An , Tây Ninh , Bắc Ninh , Thừa Thiên –Huế , Phú Thọ , Quảng Nam , Phú Yên , Bình Thuận , Cần Thơ , Kiên Giang , và Hưng Yên. 3.2. Khu chế xuất- Export Processing Zone(EPZ) - Khái niệm Khu chế xuất có nhiều tên gọi khác nhau với các định nghĩa khác nhau . Theo ý kiến của các chuyên gia, khu chế xuất ngày nay là sự phát triển, hoàn thiện của cảng tự do và các khu vực mậu dịch tự do. Theo khái niệm của tổ chức phát triển công nghiệp của liên hợp quốc UNIDO, khui chế xuất được định nghĩa là một khu vực tương đối nhỏ ,phân cách về địa lý trong một quốc gia nhằm thu hút các xí nghiệp có vồn đầu tư nước ngoài hướng về xuất khẩu bằng cách cung cấp cho các xí nghiệp những điều kiện về đầu tư và mậu dịch thuận lợi đặc biệt so với nội địa. Đặc biệt khu chế xuất cho nhập khẩu hàng hoá dùng cho sản xuất xuất khẩu miễn thuế dựa trên cơ sở kho quá cảng. Theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam , khu chế xuất được định nghĩa “ là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu , thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và các hoạt động xuất khẩu ; bao gồm một hoặc nhiều xí nghiệp , có ranh giới về mặt địa lý xác định , do Chính phủ quyết định thành lập ”. Như vậy, theo nghĩa rộng, khu chế xuất bao gồm tất cả các khu vực được Chính Phủ sở tại cho phép chuyên môn hoá sản xuất hàng công nghiệp chủ yếu vì mục đích xuất khẩu, nhiều khu vực biệt lập có chế độ mậu dịch và thuế quan riêng theo phương thức tự do , không phụ thuộc vào chế độ mậu dịch và thúê quan của nước đó . Theo nghĩa hẹp , khu chế xuất chỉ giới hạn cho một khu vực riêng biệt, có ấn định ranh giới, ấn định cả sự kiểm tra của các luồng hàng hoá vào và ra khu vực . Trên thực tế có một khái niệm khác là đặc khu kinh tế , đó là một mô hình được áp dụng phổ biến ở Trung Quốc , mục tiêu hoạt động của nó không hoàn toàn hướng vào xuất khẩu , mà thực hiện mục tiên mở cửa kinh tế từng phần nhằm thu hút vốn đầu tư và kỹ thuật của nước ngoài với chế độ ưu đãi về thuế , về tiền thuê đất và gía nhân công lao động . - Đặc điểm của khu chế xuất. Đó là một khu đất lãnh thổ của một nước được quy hoạch độc lập thường được ngăn bằng tường rào kiên cố để hoạt động tách biệt với phần nội địa . Mục đích hoạt động của khu chế xuất là thu hút các nhà sản xuất công nghiệp nước ngoài và trong nước hướng vào xuất khẩu bằng những biện pháp đặc biệt về ưu đãi như về thuế quan , về các điều kiện mậu dịch và các loại thuế khác . Hàng hoá , tư liệu xuất nhập vào khu chế xuất để sản xuất hàng xuất khẩu được miễn thuế quan . Các chủ đầu tư nước ngoài được ư tiên vào khu chế xuất để thực hiện.Vai trò của khu chế xuất. Việc đưa các khu chế xuất vào hoạt động mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho nước sở tại . Tăng khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài . Tiếp nhận khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý tiên tiến cũa những chủ đầu tư từ nước ngoài. - Tạo công ăn việc làm cho người lao động ở nước sở tại ,đồng thời nâng cao đáng kể chất lượng lao động của người công nhân . - Tăng thu ngoại tệ thông qua việc thu tiền các dịch vụ điện , nước , thông tin , tiền thuê mặt bằng… - Thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội trong vùng , thay đổi cảnh quan một số vùng lãnh thổ . - Tài nguyên thiên nhiên được sử dụng có hiệu quả . Các bước hình thành và triển khai một khu chế xuất . Lựa chọn thời điểm để xây dựng khu chế xuất . Lựa chọn địa điểm để xây dựng khu chế xuất . Tìm nguồn vốn đầu tư cho xây dựng khu chế xuất . Xây dựng luận chứng kinh tế kỹ thuật cho khu chế xuất . Thẩm định và quy định về thành lập khu chế xuất . Triển khai hoạt động kinh doanh khu chế xuất . Kêt luận Thực tế hơn 15 năm qua DDTNN đã góp phần quan trọng vào việc thực hiẹn các mục tiêu kinh tế-xã hội, vào thắng lợi của công cuộc đổi mới, đưa đất nước ta vượt ra khỏi khủng hoảng kinh tế, tăng cường thế và lực của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. Khu vực đầu tư nước ngoài đã trở thành một bộ phận quan trọng trong chiến lược đầu tư phát triển của nước ta, góp phần phát huy nội lực và lợi thế so sánh; góp phần hoàn thiện cơ cấu ngành kinh tế nói chung và tác động tích cực vao việc chuyển dịch cơ cấu, nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế . Hoạt động đầu tư nước ngoài chắc chắn còn rất mới mẻ đối với Việt Nam. Nếu được tổng kết, đánh giá nghiêm túc, rút ra bài học kinh nghiệm từ đó bổ sung vào lý luận và thực tế, góp phần thúc đẩy hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. Vì vậy việc đưa ra định hướng và đề ra những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thện cơ cấu đầu tư nước ngoài vào nước ta, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệ hoá-hiện đại hoá, vừa có ý nghĩa ly luận vừa có ý nghĩa thực tiễn . Hiện nay biến động của tình hình kinh tế-chính trị-xã hội của thế giới, khu vực cũng như trong nước cho thấy để thực hiện thắng lợi những mục tiêu, kế hoạch đề ra thì Việt nam còn rất nhiều việc phải làm trong thời gian tới. Với tất cả những nỗ lực đó của mình, chúng ta tin rằng các nhà đầu tư nước ngoài ngày càng hiểu rõ hơn đất nước và con người Việt Nam. Thí độ cởi mở, thân thiện cùng hợp tác với các đối tác nước ngoài và tạo môi trường đầu tư thuận lợi chắc chắn sẽ tạo niềm tin và sức thuyết phục để Việt Nam vẫn luôn là điểm đến của các nhà đầu tư tring thời gian tới . Các tài liệu tham khảo 1.Giáo trình kinh tế chính trị - bộ giáo dục và đào tạo 2.Chiến lược huy động vốn phục vụ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước 3.Giáo trình kinh tế đầu tư - đại học kinh tế quốc dân 4.Giáo trình đầu tư nước ngoài - đại học ngoại thương 5.LE NIN toàn tập-tập 29 chương 2 6. Luật đầu tư nước ngoài và các văn bản dưới luật- NXB chính trị quốc gia 7.Văn kiện đại hội Đảng VI , VII ,VIII , IX-NXB chính trị quốc gia 8.Một số tạp chí liên quan đến đầu tư mục lục Lời nói đầu 5 Phần1 Cơ sở lí luận của đầu tư trực tiếp 6 I. một số khái niêm chung : 6 1.1 Khái niệm về dự án đầu tư: 6 1.2 khái niệm về đầu tư: 6 1.3 Khái niệm về đầu tư trực tiếp: 6 1.4 Khái niệm về đầu tư gián tiếp: 7 1.5 Luật đầu tư nước ngoài: 7 2. Luận điểm của Lênin về xuất khẩu tư bản 7 3. Vai trò của FDI đối với sự phát triển kinh tế xã hội đất nước: 9 3.1: Đối với nước đầu tư : 9 32: Đối với nước nhận đầu tư : 9 4. Nguồn Vốn ODA ở Việt Nam : 10 Phần2 thực trạng thu hút đầu tư nước ngoài tại việt nam từ năm 1989 đến nay và xu thế trong những năm 12 1.Về số dự án và số vốn đầu tư 12 2. Về cơ cấu vốn đầu tư : 14 3 . Về đối tác đầu tư: 15 4.Một số nguyên nhân và xu thế 17 5. Khó khăn và thách thức : 17 5.1. Sự cạnh tranh gay gắt trong việc thu hút FDI giữa các nước và các khu vực 17 5.2. Vấn đề công nghệ 18 5.3. Vấn đề thị trường 19 Phần 3 những giải pháp và phương hướng cụ thể nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 20 I. Chính sách thu hút vốn dầu tư nước ngoài của chính phủ Việt Nam 20 1 .Luật đầu tư nước ngoài và luật sửa đổi 20 2. Mục tiêu và định hướng thu hút FDI vào Việt Nam 22 2.1 Mục tiêu 22 2.2. Định hướng 22 3. Về sử dụng ODA 24 II. Các giải pháp cụ thể nhằm thu hút vốn dầu tư vốn nước ngoài tại Việt Nam trong những năm tới 25 1. Duy trì sự ổn định về chính trị xã hội 25 2. Cải thiện môi trường pháp lý về đầu tư 25 3. Xây dựng danh mục dự án kêu gọi đầu tư trực tiếp - gián tiếp nước ngoài 28 3.1. Hình thành một khu vực kinh tế mới 28 3.2. Khu chế xuất - Export Processing Zone (EPZ) 29 Kết luận 32 Tài liệu tham khảo 33

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docC0238.doc
Tài liệu liên quan