Đề tài Huy động vốn tại Công ty xuất nhập khẩu xi măng, trực thuộc Tổng công ty xi măng Việt Nam

Đất nước ta đang trên con đường phát triển và hội nhập vào quá trình phân công lao động thế giới. Quá trình này có thành công hay không và thành công ở mức độ nào sẽ phụ thuộc rất nhiều và sự phát triển và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước. Do đó, tìm kiếm các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh mà đầu tiên là tăng cường khả năng huy động vốn-một trong những vấn đề bức xúc nhất hiện nay của các doanh nghiệp Việt Nam- là việc làm cần thiết. Nhận thức được điều đó, cũng như các doanh nghiệp khác hoạt động trong nền kinh tế thị trường. Công ty xuất nhập khẩu xi măng đã cố gắng rất nhiều trong việc tìm kiếm các nguồn tài trợ cho hoạt động kinh doanh, không những đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh mà còn tận dụng được những nguồn vốn có chi phí thấp và linh hoạt. Trên cơ sở đó, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam còn chưa phát triển, tích luỹ chưa nhiều, việc đảm bảo nguồn vốn đáp ứng được cả yếu tố về chất và lượng còn là một vấn đề nan giải không chỉ đối với Công ty xuất nhập khẩu xi măng mà cả các chủ thể kinh tế khác.

doc83 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1344 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Huy động vốn tại Công ty xuất nhập khẩu xi măng, trực thuộc Tổng công ty xi măng Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số tiền (đồng) Tỷ trọng(%) NV TDTM Gồm: 46.040.230.924 34,68 32.317.620.458 30,77 38.548.073.268 32,79 (1) Phải trả người bán 18.665.640.202 14,06 10.671.528.395 10,16 9.344.402.518 7,95 (2) Người mua ứng trước 27.374.590.722 20,62 21.646.092.063 20,61 29.203.670.750 24,84 Tổng cộng nguồn vốn 132.763.120.592 100 105.034.934.974 100 117.559.409.675 100 Nguồn: Công ty xuất nhập khẩu xi măng Bảng 8. Ngân quỹ của Công ty Đơn vị: đồng Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 (1) Vốn lưu động thường xuyên 67.450.037.084 63.028.141.888 61.356.476.057 (2) Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên 11.435.273.220 24.950.395.294 19.454.419.522 (3) Vốn bằng tiền = (1) – (2) 56.014.763.864 38.077.746.594 41.902.056.535 Nguồn: Công ty xuất nhập khẩu xi măng Bảng 6. Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 So sánh (%) 01/00 02/01 (1) Khoản phải thu (đ) 54.546.836.457 47.426.223.552 47.201.579.630 86,95 99,53 (2) Hàng tồn kho (đ) 21.502.405.996 18.673.738.691 27.861.384.439 86,84 149,20 (3) Nợ ngắn hạn (đ) 64.613.969.233 41.149.566.949 55.608.544.547 63,69 135,14 (4) Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên = (1)+(2)-(3) (đ) 11.435.273.220 24.950.395.294 19.454.419.522 217,79 77,97 Nguồn: Công ty xuất nhập khẩu xi măng Bảng 7: Vốn lưu động thường xuyên Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 So sánh (%) 01/00 02/01 (1) Nợ dài hạn (đồng) 10.871.342.176 4.544.999.676 1.191.924.676 41,81 26,22 (2) Nguồn vốn chủ sở hữu (đồng) 57.260.893.960 59.340.368.349 60.758.940.452 103,63 102,39 (3) Tài sản cố định (đồng) 682.199.052 857.266.137 584.389.071 125,66 68,17 (4) Vốn lưu động thường xuyên = (1)+(2)-(3) (đồng) 67.450.037.084 63.028.141.888 61.356.476.057 93,44 97,36 Nguồn: Công ty xuất nhập khẩu xi măng Bảng 9. Cơ cấu nguồn vốn Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Số tiền (đồng) Tỷ trọng(%) Số tiền (đồng) Tỷ trọng(%) Số tiền (đồng) Tỷ trọng(%) (1) Vay ngắn hạn 0 0 0 0 8.553.800.023 7,28 (2) Phải trả người bán 18.665.640.202 14,06 10.671.528.395 10,16 9.344.402.518 7,95 (3) Người mua ứng trước 27.374.590.722 20,62 21.646.092.063 20,61 29.208.670.750 24,85 (4) Phải trả khác 29.461.995.708 22,19 13.376.946.167 12,74 9.693.595.932 8,24 (5) NV CSH 57.260.893.960 43,13 59.340.368.349 56,49 60.758.940.452 51,68 Tổng nguồn vốn 132.763.120.592 100 105.034.934.974 100 117.559.409.675 100 Nguồn: Công ty xuất nhập khẩu xi măng Bảng 10. Vòng quay vốn lưu động Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 (1) Doanh thu thuần (đồng) 74.373.872.822 78.235.232.626 244.011.867.307 (2) Vốn lưu động (đồng) 126.820.531.200 98.867.318.497 111.614.630.264 (3) Vòng quay vốn lưu động = (1)/(2) 0,59 0,79 2,19 Nguồn: Công ty xuất nhập khẩu xi măn 2.2. Thực trạng huy động vốn tại Công ty xuất nhập khẩu xi măng 2.2.1. Vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu, như đã nói ở chương I, là thành phần không thể thiếu trong toàn bộ nguồn vốn của doanh nghiệp. Công ty xuất nhập khẩu xi măng hoạt động với nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng nguồn tài trợ. Trong ba năm 2000, 2001, 2002, nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty đều tăng qua các năm (bảng 4). Nhờ thế, nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty được huy động vào kinh doanh luôn được bổ sung, góp phần đảm bảo hoạt động kinh doanh của Công ty trong mọi tình huống phức tạp của thị trường. Điều này thể hiện hiệu quả kinh doanh của Công ty tương đối tốt, Công ty làm ăn có lãi. Chính phần lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh đã bổ sung và làm tăng nguồn vốn chủ sở hưũ vì hàng năm Công ty không được cấp thêm vốn ngân sách, Công ty cũng chưa thực hiện cổ phần hoá nên không thể bổ sung nguồn vốn chủ sở hữu thông qua phát hành cổ phiếu. 2.2.2. Vốn vay ngân hàng Có thể nói cho đến năm 2001, Công ty chưa phải huy động vốn bằng đi vay ngân hàng. Lý do của thực tế này là do phần nhiều trong hoạt động nhập khẩu của Công ty là nhập khẩu uỷ thác, cho nên không cần vay ngắn hạn ngân hàng để thanh toán tiền hàng nhập khẩu. Mà khi Công ty được uỷ thác nhập khẩu, Công ty sẽ ký quỹ mở L/C thanh toán tiền hàng nhập khẩu tại ngân hàng Ngoại Thương (mức ký quỹ 20%), sau đó khi đơn vị uỷ thác thanh toán tiền hàng cho Công ty, Công ty sẽ thanh toán đủ với ngân hàng. Tuy nhiên, đến năm 2002, khi nhu cầu tiêu dùng của xã hội ngày một tăng, đồng thời với nhu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh của Công ty, nhu cầu vốn tăng lên. Do đó, với những nguồn vốn huy động như trước đây Công ty không thể đáp ứng được yêu cầu thanh toán cho phía cung cấp. Trong tình hình đó, tận dụng uy tín sẵn có cũng như sự tin tưởng của ngân hàng, Công ty đã tiến hành huy động thêm vốn bằng cách đi vay ngân hàng (8.553.800.023 đồng). Trong năm 2003 và những năm sau chắc chắn vốn vay ngân hàng sẽ tiếp tục là một nguồn vốn quan trọng và có nhiều tiện ích đối với Công ty. 2.2.3. Nguồn vốn tín dụng thương mại Hình thức tín dụng thương mại (còn được gọi là tín dụng nhà cung cấp), bao gồm các khoản phải trả người bán và người mua ứng trước, các khoản phải thu khách hàng và người bán ứng trước, thể hiện khả năng chiếm dụng vốn hay bị chiếm dụng vốn của một doanh nghiệp. Đứng trên giác độ huy động vốn cho doanh nghiệp, chúng ta sẽ nghiên cứu khả năng chiếm dụng vốn của Công ty xuất nhập khẩu xi măng, thông qua nghiên cứu các chỉ tiêu là các khoản phải trả người bán và người mua ứng trước. Cũng giống như các doanh nghiệp khác trên thị trường, trong quá trình hoạt động kinh doanh, Công ty xuất nhập khẩu xi măng đã khai thác nguồn vốn tín dụng thương mại một cách tự nhiên thông qua quan hệ mua bán chịu. Do nhận thức được tính tiện lợi và linh hoạt cũng như khả năng mở rộng các quan hệ hợp tác kinh doanh lâu bền với các bạn hàng của hình thức tín dụng này, Công ty đã tận dụng một cách triệt để và luôn duy trì một tỷ lệ khá cao và ổn định trong tổng nguồn tài trợ ( > 30% ). Điều này chứng tỏ Công ty làm ăn có uy tín, được các bạn hàng tin tưởng giao vốn trong kinh doanh. Đây là điểm mạnh mà Công ty cần phát huy trong những năm tiếp theo. Ngoài những nguồn vốn cơ bản trên, Công ty còn thực hiện huy động vốn từ một số nguồn khác dưới hình thức là các khoản phải trả công nhân viên, các khoản phải trả, phải nộp cho Nhà nước nhưng chưa nộp, các khoản chi phí trích trước nhưng chưa chi… Những nguồn vốn này tuy không lớn nhưng góp phần giúp cho Công ty giải quyết được những nhu cầu chi trả mang tính chất tạm thời. 2.3. Đánh giá tình hình huy động vốn tại Công ty 2.3.1. Những kết quả đạt được 2.3.1.1. Đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh Một doanh nghiệp muốn tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh thì vấn đề đầu tiên cần giải quyết là phải đảm bảo được nhu cầu vốn cho hoạt động của mình. Để làm được điều đó, trước hết Công ty cần xác định được lượng vốn mình cần là bao nhiêu. Trên cơ sở đó mới tiến hành các biện pháp tìm nguồn tài trợ đủ cho nhu cầu đó. Một trong những tiêu thức thường được sử dụng để phản ánh nhu cầu vốn của doanh nghiệp là nhu cầu vốn lưu động thường xuyên. Chỉ tiêu này cho biết lượng vốn ngắn hạn mà doanh nghiệp cần để tài trợ cho một phần tài sản lưu động. Nếu nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của doanh nghiệp dương, tức là hàng tồn kho và các khoản phải thu nhiều hơn nợ ngắn hạn mà doanh nghiệp huy động được từ bên ngoài, doanh nghiệp sẽ phải sử dụng nguồn vốn của bản thân để tài trợ cho phần chênh lệch. Trong trường hợp ngược lại, nhu cầu vốn lưu động thường xuyên âm chứng tỏ nguồn vốn ngắn hạn mà doanh nghiệp có được từ bên ngoài thừa để tài trợ cho nhu cầu ngắn hạn của doanh nghiệp. Đối với Công ty xuất nhập khẩu xi măng, nhu cầu vốn lưu động thường xuyên được xác định như bảng 6. Nhìn vào bảng ta thấy, nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của Công ty trong những năm vừa qua đều dương. Điều đó chứng tỏ khả năng tự tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động của hoạt động kinh doanh của Công ty là tương đối tốt. Trong một doanh nghiệp, nguồn vốn được huy động để hình thành nên các tài sản mà doanh nghiệp nắm giữ và sử dụng trong quá trình hoạt động kinh doanh, bao gồm tài sản cố định và tài sản lưu động. Trong đó, thông thường, nguồn ngắn hạn được sử dụng để tài trợ cho tài sản lưu động còn nguồn dài hạn để tài trợ cho tài trợ cho tài sản cố định. Do đó, bên cạnh chỉ tiêu nhu cầu vốn lưu động thường xuyên, Công ty còn phải xác định lượng vốn lưu động thường xuyên mà mình có để xem nguồn vốn dài hạn có đủ để đầu tư cho tài sản cố định hay không. Nếu không, tức là vốn lưu động thường xuyên âm, thì doanh nghiệp phải sử dụng một phần vốn ngắn hạn để đầu tư cho tài sản cố định; ngược lại, nghĩa là khi vốn lưu động thường xuyên dương thì nguồn vốn dài hạn thừa để đầu tư vào tài sản cố định và chuyển một phần sang đầu tư vào tài sản lưu động. Theo như bảng 7, ta thấy vốn lưu động thường xuyên của Công ty luôn dương. Điều này là hoàn toàn hợp lý vì là một doanh nghiệp thương mại với tỷ trọng tài sản cố định thấp, Công ty có thể sử dụng nguồn dài hạn để tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động trong quá trình kinh doanh sau khi đã tài trợ đủ cho những tài sản cố định cần thiết. Việc dùng nguồn dài hạn để tài trợ cho tài sản lưu động là khá an toàn, song đổi lại Công ty lại phải chịu chi phí vốn cao hơn so với việc dùng nguồn ngắn hạn. Tuy nhiên, trong trường hợp của Công ty xuất nhập khẩu xi măng, do nguồn vốn chủ sở hữu lớn hơn nhiều so với khoản nợ dài hạn nên điều này không đáng kể so với độ an toàn cao và khả năng độc lập tài chính mà Công ty có được. Chính nhờ điều đó mà Công ty tăng được uy tín đối với các bạn hàng, được các bạn hàng tin cậy và ngân hàng tạo điều kiện để đạt được kết quả cao trong kinh doanh. Ngân quỹ của Công ty luôn dương (số liệu ở bảng 8). Năm 2000 là năm có ngân quỹ lớn nhất, bằng 56.014.763.864 đồng; thấp nhất là năm 2001 với 38.077.746.597 đồng. Ngân quỹ của Công ty có giảm đi trong những năm gần đây song sự thay đổi này không đáng kể. Như vậy, qua phân tích trên ta thấy rằng, kế hoạch tài trợ của Công ty đã đáp ứng được một trong những yêu cầu quan trọng của nó là đảm bảo đủ nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của Công ty trong các điều kiện khác nhau của thị trường. Đây là một trong những nhân tố góp phần làm tình hình tài chính của Công ty ổn định, tài sản lưu động đủ để trả các khoản nợ và tài sản cố định được tài trợ chắc chắn. 2.3.1.2. Huy động được những nguồn vốn có chi phí thấp và linh hoạt Bên cạnh việc đảm bảo đủ nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh, kế hoạch tài trợ của Công ty còn tìm được những nguồn có chi phí thấp, có khả năng thay đổi quy mô một cách linh hoạt tuỳ theo những điều kiện phức tạp của thị trường. Nghiên cứu nguồn vốn huy động của Công ty trong ba năm vừa qua (số liệu bảng 9), đặc biệt là năm 2002 ta thấy nguồn vốn chủ yếu mà Công ty đang sử dụng là các khoản phải trả người bán, người mua ứng trước, nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vay ngắn hạn. Trong đó, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn nhất, từ 43,13% năm 2000 lên 56,49% năm 2002. Đây là những nguồn có chi phí tương đối thấp so với những nguồn khác, thậm chí nhiều khi Công ty có thể sử dụng mà không phải trả phí. Chính điều này đã góp phần làm giảm chi phí kinh doanh của doanh nghiệp, trên cơ sở đó nâng cao lợi nhuận của hoạt động kinh doanh. Nhìn chung, việc sử dụng các nguồn vốn có chi phí thấp đã phần nào giúp Công ty giảm chi phí kinh doanh, giảm giá vốn hàng bán và nhờ đó tăng được sức cạnh tranh trên thị trường. Bằng chứng là, Công ty đã được các bạn hàng lựa chọn và tin tưởng trả tiền trước ngày càng nhiều như đã phân tích ở trên. Bên cạnh đó, việc dùng các nguồn vốn này còn tạo điều kiện cho Công ty linh động hơn trong việc mở rộng hay thu hẹp quy mô kinh doanh như chỉ nhận tiền ứng trước để cung cấp hàng hoá cho những bạn hàng truyền thống. Hoạt động kinh doanh của Công ty cũng an toàn hơn do không phải đối mặt với nguy cơ khách hàng không thanh toán tiền hàng đã mua. 2.3.1.3. Tỷ lệ bị chiếm dụng vốn ngày càng giảm Trong những năm gần đây, Công ty đã khắc phục được tình trạng bị chiếm dụng vốn. Điều này được chứng minh thông qua sự giảm đi một cách nhanh chóng các khoản phải thu của khách hàng. Năm 2000, khoản phải thu của khách hàng bằng 50.960.118.443 đồng, đến năm 2001 con số này là 45.691.100.310 đồng và sang năm 2002 con số này chỉ còn bằng 37.887.830.865 đồng. Sự biến đổi mang tính tích cực này đã giúp Công ty thu hồi vốn nhanh, tránh được tình trạng nợ đọng dây dưa và nhờ đó tăng nhanh được vòng quay vốn lưu động. Theo tính toán ở bảng 10, ta thấy vòng quay vốn lưu động tăng dần trong ba năm. Đây là một dấu hiệu khả quan về tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty, thể hiện khả năng thu hồi vốn kinh doanh và đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả trên, Công ty xuất nhập khẩu xi măng vẫn gặp rất nhiều khó khăn dẫn đến khả năng huy động vốn có nhiều hạn chế. 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân 2.3.2.1. Hạn chế ôChưa đa dạng hoá các hình thức huy động Như đã phân tích ở trên, hiện nay nguồn vốn của Công ty hình thành từ các nguồn chủ yếu là vốn chủ sở hữu, các khoản phải trả người bán và người mua ứng trước, còn nguồn vốn vay ngân hàng chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn. Một cơ cấu vốn như vậy có ưu điểm là chi phí sử dụng tương đối thấp, trên cơ sở đó tiết kiệm được chi phí kinh doanh, góp phần nâng cao lợi nhuận của Công ty. Tuy nhiên, ngoài những nguồn này, Công ty có thể sử dụng thêm những hình thức huy động khác như phát hành trái phiếu, sử dụng các hình thức tín dụng thuê mua, liên doanh liên kết… để làm dồi dào hơn nguồn vốn của mình. Việc sử dụng cơ cấu vốn như hiện nay tuy tiết kiệm được chi phí kinh doanh song lại đẩy Công ty vào tình trạng bị động, phụ thuộc nhiều vào các đối tác kinh doanh. Trong trường hợp họ làm ăn tốt, tin tưởng hợp tác với Công ty thì không có vấn đề gì xảy ra và Công ty vẫn đủ vốn để hoạt động. Song nếu họ gặp rủi ro trong kinh doanh, hoặc được mời chào bởi những mối làm ăn béo bở hơn và rút vốn thì kế hoạch tài trợ của Công ty sẽ gặp khủng hoảng. Do đó, việc đa dạng hóa các hình thức huy động là một trong những giải pháp tối ưu đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của Công ty trong mọi tình huống phức tạp của thị trường, giúp Công ty chủ động hơn và không bỏ lỡ các cơ hội đầu tư. Công ty có thể đa dạng hoá nguồn tài trợ của mình bằng cách tăng nguồn vốn kinh doanh thông qua việc liên doanh liên kết, hợp tác kinh doanh hoặc sử dụng các hình thức tín dụng thuê mua. Hiện nay ở nước ta đã có một số doanh nghiệp quốc doanh triển khai hình thức tín dụng thuê mua và coi đây là hình thức tín dụng trung và dài hạn rất hiệu quả. Thực hiện liên doanh liên kết cũng là một phương thức tốt để tài trợ cho hoạt động kinh doanh của Công ty. Khi sử dụng hình thức này Công ty có thể tận dụng được lợi thế của bên liên doanh trong một số lĩnh vực cụ thể. Ví dụ như Công ty có thể liên doanh với một doanh nghiệp nước ngoài trong đó phía nước ngoài sẽ chịu trách nhiệm khai thác và tiêu thụ hàng hóa tại lãnh thổ nước đó hoặc khu vực đó. Như vậy, Công ty không những tăng thêm vốn mà còn tận dụng được lợi thế về mặt thị trường lãnh thổ. Công ty cũng có thể kêu gọi vốn từ công nhân viên trong chính Công ty vì nguồn vốn này là hoàn toàn không có rủi ro. Từ trước đến nay Công ty đã thực hiện hình thức này tuy nhiên ở mức độ thấp. Việc sử dụng nguồn vốn này giúp Công ty chủ động hơn trong kinh doanh, đồng thời do có một phần vốn – phần lợi ích cụ thể của mình trong Công ty nên các cán bộ công nhân viên làm việc có trách nhiệm và gắn bó với Công ty hơn. Ngoài ra, Công ty có thể tìm kiếm nguồn vốn vay nước ngoài khi cần những nguồn tài trợ cho những thương vụ cực lớn mà hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp khác sử dụng như vốn ODA hay WB… ô Doanh lợi vốn không ổn định Có thể nói những hạn chế trên đang cùng tồn tại trong một tổng thể mà nếu không có những giải pháp kịp thời sẽ tất yếu ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty. Tuy nhiên, để có thể đưa ra những giải pháp đúng đắn và hợp lý, việc đầu tiên quan trọng là phỉa xác định những nguyên nhân nào đã dẫn đến những hạn chế đó 2.3.2.2. Nguyên nhân ô Nguyên nhân chủ quan Xuất phát từ bản chất, Công ty xuất nhập khẩu xi măng là một doanh nghiệp quốc doanh trực thuộc Tổng công ty, vì thế, Công ty hoạt động không chỉ vì mục tiêu kinh doanh mà một mục tiêu không kém phần quan trọng là bình ổn thị trường. Ta có thể lấy tình hình kinh doanh của Công ty trong năm 2002 để xem xét làm rõ hơn cho nhận định này. Năm 2002 là một năm mà thị trường xi măng trong nước có nhiều biến động phức tạp. Trước nhu cầu cao về xi măng cho các công trình xây dựng, Công ty phải tiến hành nhập khẩu xi măng để bình ổn giá trong nước theo chỉ đạo của Tổng công ty, theo đó Tổng công ty chấp nhận bù lỗ cho VINACIMEX. Về mặt số liệu, tình hình này được phản ánh ở doanh thu năm 2002 tăng vọt trong khi lợi nhuận sau thuế chỉ cao hơn năm 2001 chút ít và thấp hơn năm 2000. Khi xem xét đến nguyên nhân của những hạn chế đã phân tích chúng ta cần phải lưu ý rằng những hạn chế đưa ra chỉ xác đáng khi chúng ta đặt lợi ích kinh tế lên hàng đầu, bởi chắc chắn rằng khi đứng trên một bình diện khác thì hạn chế này lại là để đạt được một mục tiêu quan trọng về mặt xã hội. Cũng chính từ bản chất của Công ty mà nó ảnh hưởng đến sự linh hoạt trong huy động các nguồn vốn phục vụ cho nhu cầu kinh doanh. ô Nguyên nhân khách quan ỉ Về phía Tổng công ty Theo sự chỉ đạo của Tổng công ty thì trước đây tất cả các công ty trong ngành xi măng khi có nhu cầu nhập khẩu vật tư, thiết bị phụ tùng đều phải qua VINACIMEX nhưng những năm gần đây Tổng công ty đã cho phép các đơn vị tự chủ hơn bằng việc tự do lựa chọn đơn vị nhập khẩu thông qua hình thức đấu thầu tự do. Với sự nới lỏng này của Tổng công ty cho các đơn vị trong ngành xi măng, VINACIMEX bị mất đi thế “độc quyền” của mình buộc Công ty phải nâng cao khả năng cạnh tranh bằng việc củng cố thêm niềm tin của bạn hàng vào chất lượng hàng hoá dịch vụ mà Công ty cung cấp. Đây có thể nói là một bước tiến đáng mừng đối với toàn ngành xi măng, đối với VINACIMEX đây cũng sẽ chỉ là khó khăn tạm thời, còn về lâu dài đây là một sức mạnh vô hình đưa hiệu quả kinh doanh của Công ty ngày một tốt hơn. ỉ Về phía các ngân hàng Cho đến nay, VINAXIMEX mới chỉ được phép vay ngân hàng khi có nhu cầu vốn cho nhập khẩu trực tiếp (khi Công ty tự bỏ vốn ra mua hàng nhập khẩu, sau đó bán lại cho các đơn vị trong nước để có doanh thu) còn khi có nhu cầu vốn cho nhập khẩu uỷ thác thì các ngân hàng vẫn chưa đồng ý để Công ty vay vốn. Đây là một khó khăn rất lớn đối với VINACIMEX, nhất là với đặc điểm của Công ty, nhập khẩu uỷ thác là một hoạt động chủ yếu. Bởi khi người mua không ứng trước tiền hàng thì tất yếu đẩy Công ty vào tình trạng thiếu vốn để thanh toán hàng nhập khẩu. Thực tế này sẽ là một trở ngại lớn cho hoạt động của Công ty trong những năm tới khi mà một loạt các nhà máy xi măng mới sắp sửa được xây dựng như nhà máy xi măng Hải Phòng, xi măng Bỉm Sơn (2), Hoàng Thạch (3), Bình Phước… Các nhà máy mới này sẽ có nhu cầu uỷ thác nhập khẩu cho VINACIMEX các thiết bị toàn bộ với giá trị lớn. ỉ Về phía Nhà nước, Công ty cũng còn phải chịu ảnh hưởng từ các chính sách của Nhà nước, giới hạn về nguồn vốn được phép huy động, các mặt hàng được phép kinh doanh… thủ tục vay vốn từ ngân hàng cũng như từ nội bộ nền kinh tế như các quy định để được phép phát hành trái phiếu, cổ phiếu… và những nhân tố khách quan khác nữa mà Công ty đã gặp khó khăn trong vấn đề huy động vốn. Chương III Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Công ty Xuất nhập khẩu xi măng -----o0o----- 3.1.Nhu cầu vốn của Công ty xuất nhập khẩu xi măng trong thời gian tới 3.1.1.Định hướng hoạt động kinh doanh của Công ty Đất nước ta đang ở những năm đầu của thế kỷ 21. Đảng và Nhà nước ta đang dẫn dắt toàn dân phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Căn cứ vào mục tiêu chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội của nước ta và xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới như hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã chỉ rõ: phương hướng phát triển kinh tế đối ngoại thời kỳ 1996-2010 của Việt Nam là tiếp tục mở rộng hoạt động ngoại thương theo hướng đa dạng hoá, đa phương hoá, tích cực hội nhập vào kinh tế khu vực và kinh tế thế giới. Tuy nhiên, khi chấp nhận hội nhập cũng là chấp nhận xu hướng hợp tác trong cạnh tranh gay gắt. Đây vừa là thời cơ vừa là thách thức đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải tìm kiếm các giải pháp thích hợp nhằm hoàn thiện, tăng cường hoạt động kinh doanh của mình. Nhận thức được điều đó, để hội nhập với xu hướng phát triển kinh tế của đất nước, nâng cao khả năng cạnh tranh và không ngừng phát triển, để đưa ngành xi măng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, Công ty xuất nhập khẩu xi măng đã xây dựng cho mình một số phương hướng hoạt động như sau: 3.1.1.1. Mục tiêu hoạt động của Công ty trong những năm sắp tới FHuy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn nhằm đáp ứng yêu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh của Công ty trước xu hướng ngày càng gia tăng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. FMở rộng thị trường, nâng cao doanh số nhằm không ngừng tăng lợi nhuận, tăng sức cạnh tranh của Công ty trên thị trường trong và ngoài nước. 3.1.1.2. Phương hướng hoạt động của Công ty QTăng cường đổi mới cơ chế hoạt động, để đáp ứng yêu cầu trở thành đơn vị hậu cần dịch vụ cho toàn ngành công nghiệp xi măng Việt Nam, nâng cao chất lượng phục vụ để giữ vững và nâng cao thị phần trong việc đáp ứng nhu cầu vật tư, phụ tùng, thời gian giao dịch nhanh. Thực hiện đầy đủ các trách nhiệm trong hợp đồng kinh tế với các đơn vị uỷ thác. Bên cạnh các khách hàng truyền thống trong ngành, cần mở rộng hoạt động phục vụ các bạn hàng ngoài ngành, chấp nhận cạnh tranh trong các dịch vụ. QPhát huy kinh nghiệm đã đạt được trong việc thực hiện các công trình thiết bị toàn bộ nhằm thực hiện thật tốt các công trình trong kế hoạch đầu tư phát triển của Tổng công ty xi măng Việt Nam, trước mắt là công trình:   Cải tạo môi trường mở rộng nhà máy xi măng Hà Tiên 1.   Cải tạo hiện đại hoá và mở rộng nhà máy xi măng Bỉm Sơn, nhà máy Hải Phòng mới.   Hoàn thiện nhập khẩu thiết bị khai thác mỏ cho xi măng Hoàng Mai-Nghệ An.   Tiến tới tham gia thực hiện các công trình mới góp phần đưa nhà máy xi măng Hoàng Mai, Nghệ An vào sản xuất, cải tạo, mở rộng xi măng Hoàng Thạch (đợt 2), cải tạo, hiện đại hoá xi măng Hà Tiên 2 và các dự án đầu tư khác. QĐẩy mạnh công tác tiếp thị để mở rộng thị trường xuất khẩu xi măng và vật liệu xây dựng khác sang Lào, Campuchia, và các nước khác nhằm góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ cho ngành xi măng , kể cả việc tham gia xuất khẩu sản phẩm của các nhà máy xi măng liên doanh. QDuy trì và phát triển mối quan hệ hợp tác quốc tế, xây dựng và phát triển mối quan hệ bạn hàng truyền thống, mở rộng hợp tác nhiều mặt. Tranh thủ thời cơ để tiến hành các hình thức hợp tác, đầu tư, nhằm khai thác thêm tiềm năng xây dựng cơ sở vật chất để đảm bảo sự ổn định lâu dài trong quá trình phát triển của Công ty. QTăng cường công tác đào tạo cán bộ để đảm bảo có kiến thức sâu rộng, am hiểu kỹ thuật cơ bản trong ngành công nghiệp xi măng, có trình độ để tiếp thu các thông tin khoa học kỹ thuật, kinh tế mới nhằm đáp ứng yêu cầu của sự phát triển thông tin, khoa học công nghệ trong nước và trên thế giới. QThực hiện nghiêm túc các quy chế, cơ chế quản lý điều hành, nhất là về quản lý xuất nhập khẩu của Nhà nước, của Tổng công ty và của Công ty, nhằm củng cố và xây dựng niềm tin cậy với các cơ quan quản lý, giữ chữ tín với khách hàng trong và ngoài nước. QTriển khai học tập và thực hiện quy chế dân chủ công khai trong doanh nghiệp theo định hướng dân chủ trong bàn bạc, sau khi thống nhất phải thực hiện tập trung trong chỉ đạo điều hành nhằm giải quyết tốt mối quan hệ giữa dân chủ và tập trung để nâng cao hiệu lực quản lý và điều hành. 3.1.1.3. Nhiệm vụ cụ thể năm 2003 ỉPhấn đấu đạt mức doanh thu, lợi nhuận cao nhất, đảm bảo nghĩa vụ với Nhà nước, các khoản trích nộp theo luật định và nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên. ỉĐảm bảo công tác nhập khẩu thiết bị, vật tư, phụ tùng hàng năm cho các nhà máy, thực hiện tốt các hợp đồng uỷ thác nhập khẩu thiết bị toàn bộ công trình xi măng Bỉm Sơn và dự án xi măng Hải Phòng (mới), hoàn tất và quyết toán công trình xi măng Bút Sơn, cải tạo xi măng Bỉm Sơn. ỉNâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho chi nhánh để phát huy hết tiềm năng và sự năng động của chi nhánh. ỉCác chỉ tiêu kế hoạch năm 2003: Giấy Kraft: khối lượng 1200 tấn Gạch chịu lửa: khối lượng 3000 tấn Hạt nhựa PP: khối lượng 200 tấn Thạch cao: khối lượng 160.000 tấn Clinker: khối lượng 260.000 tấn Thiết bị phụ tùng: trị giá 4.120.000 USD Đầu tư xây dựng: trị giá 55.000.000 USD ỉCác chỉ tiêu tài chính:   Doanh thu: 180 tỷ đồng Trong đó, doanh thu từ nguồn Clinker là : 100 tỷ đồng doanh thu từ nguồn khác: 80 tỷ   Nộp ngân sách: 36 tỷ đồng   Lợi nhuận: 2,5 tỷ đồng 3.1.2. Nhu cầu vốn của Công ty trong thời gian tới Với định hướng hoạt động kinh doanh của Công ty như trên, rõ ràng là trong thời gian tới Công ty cần một lượng vốn lớn để đáp ứng cho nhu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. Do đó việc tìm kiếm và huy động thêm các nguồn vốn khác để bổ sung cho nguồn vốn kinh doanh là việc làm cần thiết. Tuy nhiên, trước khi tiến hành các giải pháp cho việc tìm kiếm nguồn tài trợ, Công ty phải xác định xem mức nhu cầu vốn trong từng năm là bao nhiêu. Trên cơ sở đó mới đưa ra những phương án cụ thể để huy động đủ vốn cho mình. Với những đặc điểm về tình hình tài chính đã trình bày ở trên, nhu cầu vốn dự tính cho năm 2003 của Công ty được xác định như sau: Bảng 11: Dự tính nhu cầu vốn kinh doanh của Công ty năm 2003 Tên hàng Khối lượng (tấn) Đơn giá (USD/tấn) Thành tiền (USD) 1. Giấy Kraft 1200 600 720.000 2. Gạch chịu lửa 3000 800 2.400.000 3. Hạt nhựa PP 200 750 150.000 4. Clinker 260.000 30 7.800.000 Tổng cộng 11.070.000 Nguồn: Công ty xuất nhập khẩu xi măng Theo như bảng trên, ta thấy nhu cầu vốn của Công ty trong năm 2003 tính khoảng 11.070.000 USD tức là khoảng 170 tỷ đồng. Như vậy, để có thể đạt được mục tiêu đề ra, Công ty cần một lượng vốn khá lớn mà với một cơ cấu vốn bao gồm những nguồn vốn mà trước đây Công ty đã sử dụng sẽ không đảm bảo đủ vốn tài trợ cho hoạt động kinh doanh. Do đó, cần thiết phải khai thác thêm các nguồn vốn khác. Phần tiếp theo xin nêu ra một số giải pháp để tăng cường khả năng huy động vốn của Công ty. 3.2. Một số giải pháp tăng cường huy động vốn ở Công ty xuất nhập khẩu xi măng 3.2.1. Tăng vay vốn ngân hàng thông qua việc sử dụng linh hoạt các hình thức tín dụng xuất nhập khẩu Trong một vài năm trở lại đây, thực hiện chủ trương của Đảng đẩy mạnh hoạt động ngoại thương theo hướng đa dạng hoá đa phương hoá, các ngân hàng thương mại Việt Nam ngày càng mở rộng các hình thức tài trợ xuất nhập khẩu nhằm cung cấp vốn và kỹ thuật giúp các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, giảm bớt rủi ro trong giao dịch mua bán với các đối tác nước ngoài. Đây là một trong những phương thức huy động vốn rất hữu hiệu, đảm bảo nhu cầu vốn của Công ty một cách nhanh chóng, đặc biệt là trong những thương vụ lớn. Khi vốn lưu động của doanh nghiệp không đủ để thanh toán tiền hàng thì tín dụng xuất nhậpkhẩu là giải pháp giúp Công ty thực hiện được hợp đồng một cách kịp thời nhất. Bên cạnh đó, việc sử dụng hình thức tín dụng này còn giúp Công ty tạo được lợi thế trong quá trình đàm phán, thương lượng ký kết hợp đồng ngoại thương bởi vì khi được ngân hàng chấp nhận phục vụ mình nghĩa là Công ty đã xác định được năng lực thực hiện hợp đồng. Điều này có ý nghĩa giúp cho doanh nghiệp tiến hành các thương vụ một cách trôi chảy, quan hệ được với khách hàng tầm cỡ thế giới, từ đó nâng cao uy tín của Công ty trên thị trường quốc tế. Hiện nay, Công ty đang sử dụng hình thức tín dụng này theo phương thức chủ yếu là mở L/C thanh toán hàng nhập khẩu. Để tăng cường vốn cho nhu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh của mình Công ty có thể tăng nguồn vốn vay từ ngân hàng thông qua việc sử dụng linh hoạt các hình thức tín dụng xuất nhập khẩu khác như chiết khấu chứng từ hàng xuất khẩu hoặc vay thanh toán bộ chứng từ nhập… Hiện nay, Nhà nước đã cho phép các doanh nghiệp Nhà nước vay vốn của các ngân hàng thương mại quốc doanh không phải thế chấp, không phải giới hạn theo tỷ lệ vốn điều lệ mà chỉ căn cứ vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nên càng tạo điều kiện cho doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn vay ngân hàng. Tuy nhiên, do phải trả chi phí khi sử dụng nguồn vốn này nên Công ty cần phải tính toán, lập các phương án kinh doanh một cách cụ thể sao cho có thể đảm bảo được chi phí kinh doanh cộng thêm lãi suất ngân hàng mà vẫn có lãi. 3.2.2. Phát hành trái phiếu công ty Vay vốn ngân hàng có ưu điểm là giúp doanh nghiệp đảm bảo nguồn vốn để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh một cách linh động nhưng chỉ trong thời gian ngắn. Để khắc phục nhược điểm này, Công ty có thể sử dụng hình thức huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu. Phương thức này giúp Công ty chủ động khai thác trực tiếp nguồn vốn có sẵn và tiềm năng của các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế để phục vụ cho nhu cầu vốn kinh doanh trong thời gian dài. Cho đến nay ở nước ta đã có những yếu tố cần thiết cho các doanh nghiệp phát hành trái phiếu và cũng đã có nhiều doanh nghiệp làm theo cách này như: Công ty may Chiến Thắng, công ty bia Hồng Gai, Quảng Ninh… Tuy nhiên, việc huy động vốn theo cách này còn khá mới mẻ nên vẫn còn nhiều vấn đề nổi cộm như: phương thức huy động thế nào? thời hạn huy động bao lâu? lãi suất, giới hạn huy động bao nhiêu?… đều chưa được quy định chi tiết dẫn đến mỗi doanh nghiệp tiến hành theo một cách khác nhau. Hơn nữa, việc huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu chỉ thực sự đạt hiệu quả cao một khi lạm phát được kiềm chế ở mức thấp và mức lãi suất huy động thích hợp với một thị trường chứng khoán hoạt động có hiệu quả. Để có thể huy động vốn bằng phương thức này, trước hết Công ty phải đảm bảo hội đủ các điều kiện quy định của luật phát hành và lưu thông chứng khoán và được sự chấp nhận của cơ quan quản lý cao nhất về thị trường chứng khoán (thường là Uỷ ban chứng khoán quốc gia). Muốn vậy, Công ty phải công khai với Uỷ ban chứng khoán quốc gia các số liệu về khả năng tài chính (vốn, lợi nhuận), tình hình sản xuất kinh doanh có lãi của Công ty cũng như luận chứng kinh tế kỹ thuật đã được cấp có thẩm quyền duyệt (có đề án khả thi về sử dụng và trả nợ vốn). Với tình hình tài chính khá lành mạnh và uy tín sẵn có trong những năm qua, Công ty có khả năng sử dụng hình thức này. Tuy nhiên, Công ty cũng cần xem xét kỹ lưỡng các điều kiện hiện có, xác định những mặt lợi và cả những mặt hạn chế sẽ phải gánh chịu để lựa chọn loại trái phiếu, số lượng và thời điểm phát hành cho phù hợp. 3.2.3. Cổ phần hoá doanh nghiệp Ta biết để hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất, mỗi doanh nghiệp đều phải hướng tới một cơ cấu vốn tối ưu có sự cân bằng giữa rủi ro và lãi suất hay nói một cách khác là có sự cân đối giữa nợ và nguồn vốn chủ sở hữu. Do đó, mặc dù Công ty có thể huy động vốn một cách tiện lợi và linh hoạt thông qua việc phát hành trái phiếu và vay vốn ngân hàng song cũng không nên quá lạm dụng vì đây là các hình thức vay nợ. Việc sử dụng nguồn vốn kinh doanh phần lớn được hình thành từ nợ sẽ làm cho hoạt động kinh doanh của Công ty chứa đựng nhiều rủi ro, bấp bênh và do đó hiệu quả kinh doanh không cao. Trong trường hợp này, để đảm bảo nguồn tài trợ cho hoạt động kinh doanh ngày càng mở rộng mà vẫn đạt được một cơ cấu vốn tối ưu, Công ty có thể sử dụng hình thức huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu. Hiện nay, Nhà nước đã cho phép các doanh nghiệp Nhà nước được quyền huy động vốn thông qua hình thức phát hành cổ phiếu và bỏ mức khống chế vốn huy động tại điều 11 của nghị định số 59/CP. Đây là một bước tiến không chỉ trong việc giải quyết nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn nâng cao hiệu quả công tác quản lý và sử dụng vốn tại các doanh nghiệp Nhà nước. Đối với Công ty, việc cổ phần hoá sẽ khắc phục được tình trạng chưa đa dạng trong cơ cấu nguồn vốn cũng như đạt được một cơ cấu vốn hợp lý hơn. Thêm vào đó khi chuyển từ doanh nghiệp Nhà nước sang công ty cổ phần, người lao động khi có cổ phần trở thành những người chủ đích thực, có quyền hạn, trách nhiệm, lợi ích cụ thể, từ đó họ gắn bó với Công ty hơn. Chính điều này sẽ tạo điều kiện cho Công ty khắc phục được khó khăn về vốn, về cải tiến kỹ thuật, việc làm, năng suất chất lượng và hiệu quả kinh doanh. Có nhiều hình thức cổ phần hoá mà doanh nghiệp có thể áp dụng như cổ phần hoá 100% hoặc chuyển toàn bộ vốn tài sản bán cho cán bộ công nhân viên trong đơn vị và ngoài doanh nghiệp, bán cho người nước ngoài như là hình thức đầu tư trực tiếp 100% vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam… Với đặc điểm kinh doanh và tình hình tài chính như hiện nay, Công ty có thể lựa chọn hình thức cổ phần hoá trong đó Nhà nước giữ lại một tỷ lệ phần trăm cổ phần nhất định, còn đại bộ phận cổ phần sẽ bán cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp bằng một phần nguồn quỹ phúc lợi được chia theo thời gian đóng góp của từng người cùng với nguồn tiền đóng góp thêm của họ. Số còn lại bán cho các đối tượng bên ngoài. Tuy nhiên, để tiến trình cổ phần hoá được tiến hành thuận lợi, Công ty cần phải nghiên cứu các quy định cụ thể có liên quan đến cổ phần hóa như: mức khống chế mua cổ phần đối với lãnh đạo doanh nghiệp, chế độ ưu đãi đối với người lao động, chế độ xử lý các khoản nợ dây dưa… hiện vẫn còn là những cản trở đối với quá trình chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp. 3.2.4. Sử dụng vốn tiết kiệm và có hiệu quả Bên cạnh mục tiêu huy động đủ vốn cho hoạt động kinh doanh, Công ty cũng cần phải sử dụng nguồn vốn tiết kiệm và có hiệu quả. Trong đó, quan trọng nhất là sử dụng vốn lưu động một cách triệt để và có hiệu quả. Trong những năm vừa qua, mặc dù Công ty đã đạt được tốc độ lưu chuyển vốn lưu động, song để tiếp tục duy trì và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, làm lượng vôn tăng lên, Công ty cần tiếp tục thực hiện các biện pháp như: tổ chức tốt công tác vận chuyển và tiêu thụ để giảm khối lượng hàng tồn kho, nhanh chóng thu hồi các khoản phải thu khách hàng, tránh để tình trạng nợ đọng dây dưa... Ngoài ra, Công ty cần quan tâm đến việc tiết kiệm đến mức có thể các chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh như chi phí mua hàng, chi phí dự trữ, chi phí bán hàng... Chẳng hạn như khi mua hàng, Công ty nên tham khảo toàn diện giá cũng như điều kiện mua hàng từ nhiều nhà cung cấp khác nhau để chọn được nhà cung cấp có nhiều ưu đãi nhất. Công ty cũng nên chịu khó tìm kiếm những nguồn hàng mới, rẻ, mua tận gốc, bán tận ngọn để tiết kiệm chi phí trung gian, nhờ đó giảm được chi phí kinh doanh. Nói chung, vấn đề cốt lõi để quản lý và sử dụng tốt nguồn vôn là hoạt động kinh doanh của Công ty phải thực sự hiệu quả, có lợi nhuận, có tích luỹ. Muốn vậy, Công ty phải tự đánh giá mình về khả năng cạnh tranh, nguồn lực của doanh nghiệp, từ đó, xây dựng kế hoạch kinh doanh cho phù hợp. Song song với việc thực hiện các kế hoạch đề ra một cách chính xác, hiệu quả, Công ty cũng nên nhanh chóng quy định rõ trách nhiệm của từng cá nhân, tập thể trong việc đi vay, sử dụng vốn vay và trả nợ (quy định cả về vật chất lẫn hành chính). 3.3. Một số kiến nghị 3.3.1. Với Nhà nước v Nhà nước tạo điều kiện cho doanh nghiệp vay vốn thông qua tín dụng xuất nhập khẩu Vốn bỏ ra cho việc sản xuất và thực hiện các hợp đồng xuất nhập khẩu là rất lớn. Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu với khả năng tài chính có hạn, vì thế không phải lúc nào cũng có đủ tiền để thanh toán hàng nhập khẩu hoặc đủ vốn để thu mua chế biến hàng xuất khẩu. Thêm vào đó, quan hệ giao thương quốc tế đặt ra những vấn đề tế nhị, đôi khi phức tạp, nên những nghiệp vụ thương mại đòi hỏi nhất thiết phải có sự tham gia của ngân hàng. Sự trợ giúp của ngân hàng lúc này không chỉ đem lại cho các nhà hoạt động ngoại thương sự hiểu biết về kỹ thuật mà còn là chỗ dựa tài chính trong hoạt động kinh doanh. Thông thường Nhà nước có thể giúp đỡ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu dưới hai hình thức: â Nhà nước trực tiếp cho nước ngoài vay tiền với lãi suất ưu đãi để nước vay sử dụng số tiền đó mua hàng của các doanh nghiệp nước mình. Nguồn vốn vay thường lấy từ ngân sách Nhà nước và kèm theo các điều kiện kinh tế và chính trị có lợi. â Nhà nước cấp tín dụng cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước. Đây là hình thức tài trợ vốn hữu hiệu cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thực hiện được những thương vụ lớn, tạo được lợi thế trong quá trình đàm phán, giao dịch với các bạn hàng nước ngoài và nhờ đó tăng uy tín của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế. Nhà nước thường hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu bằng cách cấp tín dụng ngắn hạn trong giai đoạn trước hoặc sau khi giao nhận hàng hoặc thực hiện các hình thức bảo lãnh hoặc tái bảo lãnh để các doanh nghiệp này vay vốn của các tổ chức, các ngân hàng nước ngoài. Đối với điều kiện nước ta hiện nay, Nhà nước cấp tín dụng cho người xuất khẩu trong nước là hợp lý hơn, khắc phục được tình trạng thiếu vốn của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Nói chung, nguồn vốn ngân hàng là nguồn vốn được các doanh nghiệp rất quan tâm, đặc biệt là các doanh nghiệp thương mại có nhu cầu vốn trong thời gian ngắn và khá linh động như Công ty xuất nhập khẩu xi măng. Do đó, Nhà nước phải tạo môi trường và hành lang pháp lý thuận lợi để các ngân hàng thực hiện nhiệm vụ là cầu nối- cung tiền tệ cho các doanh nghiệp. Để làm được điều này, cần phải tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động của ngân hàng, vừa hạn chế thủ tục phiền hà, chồng chéo tạo điều kiện cho doanh nghiệp vay vốn được nhanh chóng, kịp thời kinh doanh, vừa đảm bảo an toàn đồng vốn khi cho vay. Ngân hàng cũng nên xem xét tính hợp lý về thời gian và mức lãi suất cho vay cho phù hợp với từng mặt hang, ngành hàng và vòng chu chuyển của từng loại hàng hoá. v Nhà nước tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiến hành cổ phần hoá Đảm bảo nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh rõ ràng là vấn đề sống còn đối với các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường hiện nay. Tuy nhiên, khi nền tài chính quốc gia còn hạn hẹp, ngân sách Nhà nước còn bội chi thì việc bổ sung đủ tỷ lệ vốn lưu động cần thiết cho các doanh nghiệp Nhà nước là điều không phải dễ dàng. Trong trường hợp này, để giảm bớt phần nào gánh nặng cho ngân sách mà vẫn đảm bảo đủ vốn, cân bằng vốn cho doanh nghiệp, Nhà nước nên tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiến hành cổ phần hoá một cách thuận lợi. Chúng ta đã thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước nhiều năm nay, một số cơ chế chính sách về cổ phần hoá, vì thế không còn phù hợp với thực tiễn nhưng vẫn chưa được sửa đổi kịp thời như: mức khống chế mua cổ phần đối với lãnh đạo doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá, chế độ phân cấp trong việc lựa chọn phê duyệt đề án cổ phần hoá… nên đã hạn chế và cản trở phần nào đối với quá trình chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp. Do đó, để tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiến hành cổ phần hoá được thuận lợi, Nhà nước nên sửa đổi và hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách phục vụ cho hoạt động chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp Nhà nước, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động này thông qua việc xây dựng và trình quốc hội cho phép ban hành luật chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp Nhà nước. Đồng thời hoàn thiện và xây dựng các định chế thích hợp để thực hiện luật phá sản. Song song với việc sửa đổi hoàn thiện hệ thống chính sách cũ, Nhà nước cần sớm ban hành văn bản liên quan đến cổ phần hoá doanh nghiệp như: â Xây dựng cơ chế ưu đãi hợp lý và cơ chế xử lý nợ để khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi sở hữu và niêm yết trên thị trường chứng khoán bao gồm cả các biện pháp khoanh nợ, xoá nợ và chuyển nợ thành cổ phần ở những doanh nghiệp cổ phần hoá. â Quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh. â Quy chế quản lý phần vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. â Hướng dẫn sử lý dứt điểm đối với những tài sản loại ra khỏi giá trị doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Nhà nước nên xây dựng đề án và tổ chức thí điểm Công ty quản lý tài sản và mua bán nợ hỗ trợ các doanh nghiệp xử lý các vấn đề tồn tại về tài chính khi thực hiện các đề án chuyển đổi sở hữu; Công ty đầu tư tài chính để từng bước tách rời quyền sở hữu với quyền quản lý tài sản thông qua việc chuyển phương thức quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp từ hành chính sang phương thức đầu tư. v Tổng công ty xi măng Việt Nam cũng rất cần Nhà nước có những chính sách để Tổng công ty kinh doanh bình đẳng với các doanh nghiệp cùng tham gia kinh doanh. Bởi chúng ta đã biết, xi măng Việt Nam hiện nay một thị trường nhưng có hai chế độ quản lý. Tổng công ty xi măng Việt Nam là một doanh nghiệp của Nhà nước phải thực hiện sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất nhưng vẫn phải chịu sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước về cơ chế quản lý, tiền lương và các chế độ tài chính khác. Ngoài ra, Tổng công ty còn có trách nhiệm làm công cụ chủ yếu của Nhà nước trong việc bình ổn giá cả thị trường xi măng trong nước. Trong khi đó các doanh nghiệp sản xuất xi măng khác ngoài Tổng công ty xi măng Việt Nam lại không phải thực hiện những nhiệm vụ như Tổng công ty và mọi cơ chế khác cũng đơn giản và thông thoáng hơn thậm chí trong thời kỳ đầu thâm nhập thị trường lại không bị ràng buộc bởi kết quả kinh doanh. Đây là những bất hợp lý mà nếu giải quyết được chúng ta sẽ tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh trên thị trường xi măng góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành xi măng tới một khả năng xuất khẩu trong tương lai. v Cần nhanh chóng phát triển thị trường tài chính Trong nền kinh tế thị trường, quá trình điều hoà các nguồn vốn nhàn rỗi từ nơi thừa đến nơi thiếu được diễn ra chủ yếu tại các thị trường tài chính. Do đó, tạo lập và phát triển một thị trường tài chính hoàn thiện là quá trình mang tính khách quan nhằm tạo điều kiện cho các cá nhân và tổ chức kinh doanh tìm kiếm nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Sơ đồ 2: Sự vận động của vốn trên thị trường tài chính Trung gian tài chính (Ngân hàng, Công ty bảo hiểm,…) Người cho vay - Dân cư - Các doanh nghiệp - Chính phủ - Người nước ngoài Người đi vay - Dân cư - Các doanh nghiệp - Chính phủ - Người nước ngoài Thị trường tài chính (Thị trường tiền tệ, thị trường vốn) Quan sát sự vận động của các dòng vốn trên thị trường tài chính theo sơ đồ trên, ta thấy rõ ràng là với một thị trường tài chính hoàn thiện những người cần vốn và những người có vốn sẽ thoả mãn được nhu cầu cho vay và đi vay của mình một cách tiện lợi nhất. ở Việt Nam hiện nay, vốn lưu chuyển chủ yếu thông qua hệ thống ngân hàng. Thị trường chứng khoán đã hình thành và đi vào hoạt động nhưng do những hạn chế về thông tin và sự nhạy bén của thị trường chứng khoán đối với dân chúng nên chưa đảm nhận được chức năng tạo ra đầy đủ nhất các hình thức đầu tư, thúc đẩy và mở rộng những chu chuyển vốn trung và dài hạn trong nền kinh tế; do đó chưa thực sự tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong quá trình huy động vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là điều Chính phủ cần quan tâm và tìm những giải pháp thúc đẩy quá trình hoàn thiện thị trường tài chính trong thời gian gần nhất. Có như vậy, các doanh nghiệp Việt Nam mới có thể giải quyết được tình trạng thiếu vốn để phát triển, tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. 3.3.2. Với Tổng công ty Là một thành viên của “gia đình lớn”- gia đình Tổng công ty xi măng Việt Nam- từ khi ra đời, Công ty xuất nhập khẩu xi măng đã nhận được nhiều sự quan tâm, hỗ trợ trên nhiều lĩnh vực từ phía Tổng công ty. Tuy vậy, trong thời gian tới, để có thể vừa đạt được mục tiêu kinh doanh của một đơn vị kinh tế hạch toán độc lập vừa cùng với Tổng công ty thực hiện chức năng bình ổn thị trường của một doanh nghiệp Nhà nước, Công ty cần một sự hỗ trợ to lớn hơn trước từ phía Tổng công ty. Tổng công ty cần tạo mọi điều kiện để Công ty thuận lợi trong việc tạo lập và thực hiện thêm nhiều hợp đồng có giá trị lớn, duy trì mối quan hệ bạn hàng truyền thống cũng như mở rộng thêm nhiều mối quan hệ mới. Theo đó, Tổng công ty phải tiếp tục thực hiện tốt chức năng đầu tầu của mình trong việc cung cấp thông tin, phổ biến những chính sách mới của Đảng và Nhà nước, những chỉ tiêu kế hoạch cụ thể trong từng giai đoạn nhất định,… Bởi tất cả là cơ sở để Công ty tiến hành hoạt động kinh doanh chủ động, mà trong đó hoạch định ra một cơ cấu vốn tối ưu để tài trợ cho mọi hoạt động kinh doanh là việc làm đầu tiên và quan trọng nhất. 3.3.3. Với các ngân hàng Như những gì chúng ta đã phân tích, trong thời gian tới nguồn vốn vay ngân hàng đóng vai trò quyết định tới sự thành công mở rộng hoạt động của Công ty. Công ty sẽ tăng mạnh khối lượng nhập khẩu cả hàng uỷ thác và kinh doanh. Chính vì thế, để đảm bảo thực hiện được kế hoạch đề ra, Công ty rất cần tới sự giúp đỡ, hỗ trợ hơn nữa từ phía các ngân hàng. Cụ thể là Công ty muốn đề nghị các ngân hàng hãy xem xét khả năng cho phép Công ty được vay vốn để thanh toán tiền hàng nhập khẩu uỷ thác. Thiết nghĩ, với những thành công nhất định trong kinh doanh của Công ty trong những năm vừa qua cũng như mối quan hệ tốt đẹp đã được duy trì nhiều năm liền giữa Công ty và các ngân hàng, các ngân hàng có cơ sở để tin tưởng vào khả năng hoàn trả lãi và gốc của tất cả các khoản vay của Công ty. kết luận Đất nước ta đang trên con đường phát triển và hội nhập vào quá trình phân công lao động thế giới. Quá trình này có thành công hay không và thành công ở mức độ nào sẽ phụ thuộc rất nhiều và sự phát triển và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước. Do đó, tìm kiếm các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh mà đầu tiên là tăng cường khả năng huy động vốn-một trong những vấn đề bức xúc nhất hiện nay của các doanh nghiệp Việt Nam- là việc làm cần thiết. Nhận thức được điều đó, cũng như các doanh nghiệp khác hoạt động trong nền kinh tế thị trường. Công ty xuất nhập khẩu xi măng đã cố gắng rất nhiều trong việc tìm kiếm các nguồn tài trợ cho hoạt động kinh doanh, không những đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh mà còn tận dụng được những nguồn vốn có chi phí thấp và linh hoạt. Trên cơ sở đó, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam còn chưa phát triển, tích luỹ chưa nhiều, việc đảm bảo nguồn vốn đáp ứng được cả yếu tố về chất và lượng còn là một vấn đề nan giải không chỉ đối với Công ty xuất nhập khẩu xi măng mà cả các chủ thể kinh tế khác. Với mong muốn giải quyết vấn đề đó, em đã chọn đề tài: “Huy động vốn tại Công ty Xuất nhập khẩu xi măng” cho chuyên đề tốt nghiệp của mình. Song, vì kiến thức về lý luận và thực tiễn còn hạn chế nên trong bài viết không tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong các thầy cô thông cảm và chỉ bảo thêm cho em. Một lần nữa, em xin được tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn- PGS.TS Lưu Thị Hương- người đã giúp đỡ em rất nhiều trong việc hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các Cán bộ phòng Kế toán tài chính của Công ty xuất nhập khẩu xi măng. Các cô chú và các anh chị đã giúp đỡ em tìm hiểu tình hình thực tế tại Công ty, cũng như trong việc tiếp cận với đề tài nghiên cứu trong suốt thời gian thực tập. Hà Nội, ngày 20 tháng 04 năm 2003 Sinh viên Hà Hồng Hải Mục lục Trang Lời nói đầu 01 Chương I – Huy động vốn của doanh nghiệp- những vấn đề lý luận cơ bản 1.1. Tầm quan trọng của vốn đối với doanh nghiệp 1.1.1. Khái quát về doanh nghiệp 1.1.2. Tầm quan trọng của vốn đối với doanh nghiệp 1.1.2.1. Khái niệm vốn 1.1.2.2. Vai trò của vốn trong doanh nghiệp 1.2. Các nguồn vốn của DN và phương thức huy động 1.2.1. Nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp 1.2.1.1. Vốn góp ban đầu 1.2.1.2. Nguồn vốn từ lợi nhuận không chia 1.2.1.3. Phát hành cổ phiếu 1.2.2. Nợ và các phương thức huy động nợ của DN 1.2.2.1. Nguồn vốn TDNH và TDTM 1.2.2.2. Phát hành trái phiếu công ty 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn của DN 1.3.1. Các nhân tố chủ quan 1.3.1.1. Nhu cầu và mục tiêu tài chính của DN 1.3.1.2. Cơ cấu vốn và chi phí vốn 1.3.1.3. Tình trạng tài chính của doanh nghiệp 1.3.1.4. Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp 1.3.2. Các nhân tố khách quan 1.3.2.1. Cơ chế chính sách của Nhà nước 1.3.2.2. Sự phát triển của hệ thống NHTM 1.3.2.3. Sự phát triển của thị trường tài chính 1.3.2.4. Khả năng tiết kiệm trong dân cư Chương II- Thực trạng huy động vốn tại Công ty XNK xi măng 2.1. Khái quát về Công ty XNK xi măng 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý 2.1.3. Đặc điểm và tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây 2.1.3.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty 2.1.3.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây 2.2. Thực trạng huy động vốn tại Công ty XNK xi măng 2.2.1. Vốn chủ sở hữu 2.2.2. Vốn vay ngân hàng 2.2.3. Nguồn vốn tín dụng thương mại 2.3. Đánh giá tình hình huy động vốn tại Công ty 2.3.1. Những kết quả đạt được 2.3.1.1. Đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh 2.3.1.2. Huy động được những nguồn vốn có chi phí thấp và linh hoạt 2.3.1.3. Tỷ lệ bị chiếm dụng vốn ngày càng giảm 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân 2.3.2.1. Hạn chế 2.3.2.2. Nguyên nhân Chương III- Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Công ty XNK xi măng 3.1. Nhu cầu vốn của Công ty XNK xi măng trong thời gian tới 3.1.1. Định hướng hoạt động kinh doanh của Công ty 3.1.1.1. Mục tiêu hoạt động của Công ty trong những năm sắp tới 3.1.1.2. Phương hướng hoạt động của Công ty 3.1.1.3. Nhiệm vụ cụ thể năm 2003 3.1.2. Nhu cầu vốn của Công ty trong thời gian tới 3.2. Một số giải pháp tăng cường huy động vốn ở Công ty 3.2.1. Tăng vay vốn ngân hàng thông qua việc sử dụng linh hoạt các hình thức tín dụng XNK 3.2.2. Phát hành trái phiếu Công ty 3.2.3. Cổ phần hoá doanh nghiệp 3.3. Một số kiến nghị 3.3.1. Với Nhà nước 3.3.2. Với Tổng công ty 3.3.3. Với các ngân hàng Kết luận

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docC0148.doc
Tài liệu liên quan