Xu hướng trong tương lai đối với Việt Nam chúng ta , Internet sẽ mở ra những cơ hội mới cho các công ty nhỏ bước vào với thị trường quốc tế và thu nhập thông tin chuyên ngành về các mặt hàng của mình hoặc tìm kiếm các nguồn cung cấp hàng hoá một cách có hiệu quả hơn. Tất cả đòi hỏi sự phát triển đồng bộ của hạ tầng cơ sở với sự hỗ trợ của hệ thống ngân hàng và một hành lang pháp lý vững chắc thúc đẩy việc phát triển kênh thương mại điện tử. Ngoài ra, doanh nghiệp Việt Nam còn cần phải vượt qua những hàng rào cản về chuyên môn và ngôn ngữ để nắm bắt được tất cả những thông tin liên quan trên mạng.
Kinh doanh qua mạng giữa các doanh nghiệp trên thế giới và Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển nhanh do không đòi hỏi những hệ thống hạ tầng cơ sở và dịch vụ phức tạp như việc kinh doanh trực tiếp với khách hàng tiêu dùng. Cũng vì thế trong kênh thương mại điện tử ngày nay, hơn 2/3 doanh số của chợ điện tử đều dựa vào các dịch vụ mua bán giữa các công ty với nhau.
45 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1524 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Internet và thương mại điện tử ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lại với họ. Ngoài ra, CRM(Customer Relationship Management) còn bao gồm một số giải pháp đặc biệt thu thập dữ liệu về các vấn đề liên quan đến khách hàng. Giải pháp CRM(Customer Relationship Management) lý tưởng là sự kết hợp giữa bán hàng tự động, hỗ trợ khách hàng, trang Web bán hàng và tất cả gắn với các hoạt động bên trong của doanh nghiệp. Điều này có thể mất rất nhiều thời gian và đòi hỏi đầu tư nhiều. Nhiều doanh nghiệp đang theo đuổi và tiến hành từng bước, xác định các khoản có ích nhất cho khách hàng và thực hiện. Đôi khi, các bước nhỏ cũng mang lại lợi ích lớn và nhanh. Công nghệ ngày càng phát triển, do vậy nhanh chóng thực hiện sẽ dễ dàng thích ứng với sự thay đổi hơn.
Ngoài các giải pháp CRM(Customer Relationship Management), khi tiến hành TMĐT, các doanh nghiệp cũng cần thiết lập hệ thống hỗ trợ trực tuyến (online). Nhiều công ty sử dụng thiết bị hỗ trợ bằng tiếng nói hay dạng văn bản để có thể giao tiếp trực tuyến qua Internet. Thí dụ như trang web của zapdata.com chuyên về dữ liệu, marketing, khách hàng có thể đặt câu hỏi qua phần mềm text-chat do LivePerson cung cấp. Khách hàng chỉ cần kích vào nút text- chat, điền câu hỏi vào một cửa sổ lập tức sẽ được nhân viên của zapdata trả lời ngay. Giám đốc điều hành của zapdata, ông E. Ekwurzel cho biết: "Có khoảng 60% người sử dụng hỏi theo dạng này. 10% dùng điện thoại để biết chi tiết". Chi phí cài đặt ban đầu cho LivePerson là 500 USD và hàng tháng trả 250USD.
Doanh nghiệp có thể sử dụng giao thức truyền tiếng nói qua IP. Tại Việt Nam, công ty Cisco đang hợp tác cùng công ty IndochinaNet Vietnam để xây dựng và phát triển loại hình này.
Thiết lập hệ thống cung ứng Giao tiếp với khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp bán được hàng. Những điều đó cũng quan trọng như khi bạn áp dụng khi mua hàng. Cải tiến cách quản lý hệ thống cung ứng sẽ giúp doanh nghiệp giảm chi phí từng phần, mang lại hiệu quả hơn.
Dĩ nhiên, việc mua hàng và nhà cung ứng phụ thuộc vào lĩnh vực kinh doanh, và hoạt động của doanh nghiệp. Hầu hết các doanh nghiệp cần sản phẩm thông thường và một số mặt hàng đặc chủng. Để mua hàng thông thườg, chỉ cần theo dõi trên thị trường mua hàng qua mạng, đặt hàng.
Việc mua hàng đặc chủng cần thiết phải tiến hành qua phương thức B2B bởi doanh nghiệp phải cân nhắc giữa hiệu quả của việc thiết lập hệ thống cung ứng riêng, bảo đảm bí mật hơn hay là mua qua thị trường.
c.Thách thức nội tại
Cải tiến công nghệ và thông tin cho lao động trong doanh nghiệp là những điều nghe có vẻ xa xỉ. Nhưng thực tế, nó sẽ giúp lao động hiểu rõ công việc và sẽ có những quyết định tối ưu hơn. Đổi lại, doanh nghiệp phải cải tiến phương thức giao dịch với khách hàng và nhà cung ứng.
Tất cả những hệ thống điều hành trong doanh nghiệp phải được bổ sung để thích ứng với công nghệ Internet. Nghĩa là ngoài hệ thống thông thương như kế toán, nhân sự, cần phải có hệ thống kế hoạch tài nguyên của doanh nghiệp để theo dõi tất cả các đơn vị trong doanh nghiệp.
Công nghệ dựa trên sự phát triển của Internet có ảnh hưởng rất lớn đến cách thức giao tiếp của lao động. Người lao động di chuyển nhiều hơn và có thể làm việc ở xa nhưng họ vẫn hữu ích nhờ một mạng riêng ảo. Với mạng này, lao động sẽ phối hợp với nhau tốt hơn.
Thay đổi lớn nhất, có lẽ là cho phép lao động được tiếp xúc nhiều hơn với thông tin trong phạm vi công ty. Mỗi doanh nghiệp có những lao động với kiến thức chuyên dụng, điều đó đặc biệt có ích đối với đồng nghiệp khác. Hệ thống quản lý tri thức sẽ cố gắng thu thập thông tin và giúp lao động dễ dàng hơn khi theo dõi và tìm kiếm những vấn đề khi cần.
Một trong những giải pháp trên có thể giúp công việc kinh doanh có hiệu quả hơn. Những theo dõi các loại thông tin và dịch vụ mà doanh nghiệp cần là một thách thức đối với lao động trong doanh nghiệp. Nhiều công ty thử nghiệm kết hợp tất cả trong một cổng, tương tự như trang Web My Yahoo! nhưng được thiết kế riêng cho doanh nghiệp. Hệ thống đó phải tập hợp được các dữ liệu quan trọng, tài nguyên, trình ứng dụng (thư điện tử, lịch...) và kết nối với hệ thống quản lý tri thức, quản lý sản phẩm và CRM.
Là một doanh nghiệp TMĐT lớn, bạn phải lựa chọn những công nghệ và giải pháp thích hợp. Điều này bao gồm lựa chon từ PC, máy chủ, thiết bị ngoại vi. Và xu hướng là cần những nhà cung cấp dịch vụ ứng dụng. Điều quan trọng nhất, nó tích hợp tất cả các sản phẩm, dịch vụ và công nghệ để giúp bạn đạt được mục đích kinh doanh.
Thực hiện tất cả các bước trên và thương mại điện tử tạo nên thay đổi quan trọng đối với khách hàng, nhà cung ứng và lao động. Điều đó giúp cải tiến tình trạng kinh doanh của doanh nghiệp.
5.Bí quyết thành công trong thương mại điện tử:
Mặc dù thương mại điện tử (TMĐT) giúp các doanh nghiệp giảm được đáng kể chi phí hoạt động trong phân phối sản phẩm và dịch vụ tới các khách hàng trên thế giới nhưng để tiến hành trên thế giới nhưng để tiến hành TMĐT có hiệu quả không phải là điều dễ dàng.
Khi một số lớn các công ty nhảy vào lĩnh vực TMĐT, một câu hỏi đặt ra vẫn chưa có câu trả lời là các công ty làm thế nào để phát triển wesbstie để duy trì sức cạnh tranh của mình và thu hút được nhiều khách hàng hơn.
"Trước tiên, các công ty cần thiết lập các wesbsite riêng và khiến các khách hàng có thể dễ dàng nhận ra họ". Đó là lời khuyên của Trin Tansetthi, giám đốc Internet Thái Lan chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn cho các công ty sử dụng TMĐT tại Thái Lan.
Để phổ cập hoá các wesbsite, T.Tansetthi khuyên rằng nên chọn những cái tên gây ấn tượng nhưng phải ngắn gọn, dễ nhớ.
Sau khi thiết lập cửa hàng ảo, các công ty kinh doanh cũng cần nghĩ đến việc tạo được sự phổ biến cho nhãn sản phẩm của mình. Thông thường, các công ty lớn có những sản phẩm nhãn hiệu nổi tiếng sẽ thu lợi nhuận cao hơn các công ty vừa và nhỏ nhờ các nhãn hiệu hàng hoá. Vì vậy, các công ty vừa và nhỏ nên tạo các mối quan hệ để tăng cường thêm uy tín và tiếng vang cho các nhãn hiệu mới nhằm thu hút các khách hàng trên mạng.
Có một nền tảng tốt cũng là một nhân tố quan trọng thúc đẩy TMĐT. Các công ty thiết lập các wesbsite sẽ phải cung cấp cho khách hàng một đường truy nhập nhanh và hiệu quả vào các site đó nữa. Trong khi đó, tại các cửa hàng luôn có các công cụ tiện ích giúp khách hàng tìm bất cứ mặt hàng nào họ cần và đây chính là một yếu tố cạnh tranh đáng kể so với mua hàng trực tuyến.
6.Gian lận thương mại điện tử
Ngày nay các cửa hàng đều là những nơi được trang bị nhiều thiết bị phòng chống trộm. Những chiếc gương đặt ở các góc, thiết bị báo động giấu trong hàng hoá và những nhân viên an ninh hộ pháp đi lại trên các tầng. Mỗi khi bạn mua vật gì cũng phải trình thẻ căn cước. Các cửa hàng đều là những nơi rất an toàn. Nhưng còn các cửa hàng trên mạng thì sao? Những người bán hàng ảo có phải cũng phòng ngừa như vậy không? Họ phải đối mặt với những thủ đoạn lừa đảo nào
Đã có nhiều kẻ khai thác Web không có đạo đức đã lừa đảo những công ty hợp pháp, ăn cắp mã thẻ tín dụng hay bán những mặt hàng không đảm bảo chất lượng. Đồng thời họ cũng phải đối mặt với những kẻ sử dụng thẻ tín dụng ăn cắp hay họ phải trả tiền cho những hàng hoá mà người ta cho không.
óNhững kẻ ăn cắp ảo :Nhờ có SSL, SET và các công nghệ bảo mật khác mà Internet đã trở thành một nơi khá an toàn cho người mua hàng. Nhưng nó có thực sự là một thị trường tốt để rao bán sản phẩm? Cuộc thăm dò về nguy cơ lừa đảo trên mạng do CyberSource, một nhà cung cấp dịch vụ giao dịch thương mại điện tử và là một trong số những công ty đi đầu trong lĩnh vực tìm kiếm gian lận thương mại điện tử, đã đưa ra những con số đáng kinh ngạc.
Trong khi hầu hết những thương gia điện tử đều thừa nhận rằng vấn đề ăn cắp mã thẻ tín dụng là rất đáng lo ngại, 41% không hề biết rằng họ rất dễ bị lừa đảo tài chính trên Internet. Cuộc thăm dò cho thấy 4,6-7,8% những nỗ lực mua bán các sản phẩm vật chất hoàn toàn có khả năng là lừa đảo trong khi con số này là 14,4-23,5% đối với những sản phẩm kỹ thuật số. Đấy là chưa kể đến công nghệ chặn và sàng lọc dữ liệu để lừa đảo.
Nhưng điều đó được thực hiện như thế nào? Giả sử một người mua hàng mua một đôi tất chân từ Web sites của bạn. Khách hàng này dễ dàng liên hệ với công ty thẻ tín dụng của anh ta và nói rằng anh ta không nhận được hàng và yêu cầu đòi lại tiền. Việc hoàn trả tiền được thực hiện và tài khoản của người bán bị giảm một khoản tương đương, đồng thời người bán phải chịu phí hoàn trả lên đến 25 USD. Người mua cứ thế ung dung ra đi với món hàng của bạn.
Trong trường hợp khác, những kẻ bất lương thường sử dụng mã thẻ tín dụng ăn cắp hay yêu cầu gửi hàng hoá về hòm thư bí mật. Những mánh khoé khác còn phải kể đến như làm giả thẻ căn cước, tạo thẻ tín dụng giả (sử dụng một loại phần mềm đặc biệt) và những giao dịch qua bưu điện với điều khoản "gửi đến" rất dễ bị những kẻ ăn cắp gửi một thư yêu cầu đến người giao nhận và làm thay đổi đích đến của món hàng.
Việc gửi trả lại tiền xảy ra khi người sở hữu thẻ không chấp nhận việc trả tiền, ngân hàng buộc phải thu hồi lượng tiền đã trả, ghi có vào tài khoản của chủ thẻ tín dụng, ghi nợ vào tài khoản người bán. Quy trình này được tạo ra để bảo vệ người mua khỏi những món tiền phải trả đáng ngờ cũng như khi người bán giao hàng sai quy cách, phẩm chất hay không giao hàng. Nhưng hệ thống này cũng đã bị lợi dụng.
óLàm thế nào để giảm thiểu rủi ro :CyberSource (www.cybersource.com) đã kết hợp với Visa USA để đưa ra CyberSource Internet Fraud Screen, một dịch vụ tính toán rủi ro theo từng hợp đồng, và cho kết quả bằng điểm sau 5 giây. Dịch vụ này kiểm tra hơn 150 nhân tố liên quan đến mỗi vụ giao dịch được đưa ra. CyberSource hoạt động như một nhà cung cấp dịch vụ ứng dụng ASP với chi phí cài đặt 500 $ trả trước và phí theo mỗi giao dịch từ 21,5 - 39 cents tuỳ theo độ lớn của hợp đồng. CyberSource được sử dụng như một ASP và nó chỉ yêu cầu cài đặt thêm một vài thứ cho chức năng giao dịch. CyberSource tương thích với một vài máy chủ thương mại như Broadvision, Interworld và Microsoft Site Server. Nếu bạn muốn sử dụng CyberSource với một máy chủ thương mại khác, bạn phải tải xuống một số script đã có sẵn cho phép địa chỉ của bạn kết nối một cách an toàn và được mã hoá với site CyberSource. Có thể bạn phải thay đổi một số thông số cho phù hợp nhưng đối với hầu hết các thương nhân thì chương trình có thể tải xuống và chạy ngay chỉ trong vòng một ngày.
Việc hoạt động là hoàn toàn liền mạch. Khi bạn nhận được một đơn đặt hàng thì nó đã chạy qua CyberSource (thông qua một giao thức truyền tin an toàn và độc quyền) rồi đến chỗ của bạn với số điểm về độ "rủi ro". Độ "rủi ro" này do một công nghệ trí thông minh nhân tạo của CyberSource tính toán. Thậm chí bạn có thể đặt ra những ngưỡng "rủi ro" tuỳ theo tập quán công ty của bạn (có thể cụ thể theo mặt hàng hoặc loại hợp đồng).
Một dịch vụ hữu dụng khác là dịch vụ "không hoàn lại tiền" (No ChargeBacks) (www.nochargebacks.com). Hệ thống này cung cấp đường dẫn cho các thương gia truy cập vào một cơ sở dữ liệu về mã thẻ tín dụng đã được sử dụng trong những giao dịch "tồi" qua các các đơn đặt hàng qua thư hay các công việc kinh doanh trên Internet. Với CyberSource bạn cần có kỹ năng về CGI hoặc HTLM để có thể tích hợp dịch vụ này vào Web sites của bạn nhưng hầu hết những nhà phân phối Web có thể giải quyết vấn đề này một cách dễ dàng.
Bên cạnh đó, không nên coi nhẹ những dịch vụ do ngân hàng của bạn cung cấp. Với một tài khoản buôn bán tiêu chuẩn bạn có quyền giao dịch nếu thẻ tín dụng đó không được thông báo là bị mất cắp và có khả năng thanh toán. Nhưng hầu hết các ngân hàng dịch vụ thẩm tra địa chỉ (AVS) cho bạn biết địa chỉ người mua cung cấp có phù hợp với tài liệu ở ngân hàng phát hành hay không. Đây là một cách khá đơn giản để phát hiện một số trong các giao dịch có yếu tố lừa đảo.
@Phương pháp trực quan đơn giản
Trái ngược với những gì mà phần lớn mọi người tin tưởng, khách hàng không phải lúc nào cũng đúng. Trong nhiều trường hợp khách hàng lại là kẻ lừa đảo Có nhiều công cụ giúp phát hiện điều này nhưng cảm giác trực quan cũng khá quan trọng. Nếu bạn bán một số lượng không lớn sản phẩm nào đó, hãy kiểm tra kỹ mọi thông tin trước khi giao hàng. Để tránh những phàn nàn sau này rằng hàng hoá không đến, hãy yêu cầu chữ ký dưới hoá đơn nhận.
Nếu bạn giao hàng qua phương thức UPS, bạn có thể nhận được giấy xác nhận nhận hàng trực tuyến. Đừng bao giờ chấp nhận những đơn đặt hàng không có đầy đủ họ tên, địa chỉ và số điện thoại. Một số thương gia còn thậm chí từ chối những đơn đặt hàng qua những địa chỉ thư điện tử miễn phí như Hotmail vì chúng là những địa chỉ nặc danh. Tóm lại, để kết thúc vấn đề muôn thuở này, các thương gia phải cẩn trọng hơn với mọi đề nghị giao dịch trên mạng. Chính vì những gian lận trong thương mại điện tử rất đa dạng vì vậy mà việc bảo mật trong thương mại là rất cần thiết và cấp bách hơn.
7.Bảo mật cho hoạt động thương mại điện tử
Các doanh nghiệp giao thương trên mạng đã phải ngốn tới hàng triệu baht vào chiến dịch tiếp thị trên các Web site của mình. Mục tiêu cuối cùng của họ thường là khuyến khích người sử dụng tiêu dùng trên mạng.
Theo Cheskin Research, một công ty nghiên cứu thị trường có trụ sở tại Mỹ, người ta không muốn chấp nhận rủi ro, ví như ăn cắp thẻ tín dụng hoặc rò rỉ thông tin cá nhân. Tuy nhiên, cũng có những phương pháp để nâng cao lòng tin của khách hàng đối với doanh nghiệp. Trước tiên, những nhà quản lý và phát triển các web site thương mại điện tử nên nhận thức được rằng, hành vi lừa đảo là có thực và xảy ra hàng ngày, và những bài báo viết về những thông tin lừa đảo vô hình chung là sợi dây cắt đứt lòng tin của người tiêu dùng.
Nhận định này đã được khẳng định thông qua cuộc khảo sát của Hội đồng Tiêu dùng Quốc gia Mỹ (NCC), tiến hành trên một số lượng lớn những người sử dụng mạng. Kết quả của cuộc khảo sát cho thấy, có hơn 50% người được hỏi cho rằng, mua sắm trên Internet bằng thẻ tín dụng là vô cùng mạo hiểm. Các dịch vụ mạng của Barclays Bank có một nhược điểm chính là không an toàn. Điều này làm cho hoạt động của hệ thống buộc phải dừng lại do hiện tượng rò rỉ thông tin cá nhân của khách hàng. May mắn thay, ngân hàng đã sớm khắc phục được sự cố với thiệt hại không đáng kể và xét về mặt nào đó, khách hàng vẫn còn tin tưởng ở ngân hàng. Tuy nhiên, vẫn còn một số doanh nghiệp kinh doanh trên mạng khác không có được may mắn như vậy. Nếu như hôm nay uy tín về bảo mật của doanh nghiệp bị tổn thương, ngay ngày mai họ có thể bị bật ra khỏi thương trường. Tiếp theo là vấn đề chiếm và giữ được lòng tin với khách hàng. Các Web sites phải chủ động, tích cực có những hướng dẫn bảo mật và có các biện pháp đối phó cho khách hàng nhằm thiết lập sự an tâm, an toàn cho khách hàng khi giao dịch trên mạng.
Theo như cuộc khảo sát, có nhiều biện pháp hữu hiệu, nhưng trước hết phải xem xét tới bản chất của vấn đề. Trước khi ra quyết định mua sắm cuối cùng, khách hàng thường đặt ra vài băn khoăn. Liệu chất lượng, dịch vụ có tốt hay không? Liệu có ai ăn trộm tiền bằng cách sử dụng số thẻ tín dụng của mình hay không? Câu trả lời cho vấn đề thứ nhất có thể dựa vào uy tín, kinh nghiệm kinh doanh của doanh nghiệp qua thời gian. Câu trả lời cho vấn đề thứ hai lại cần tới sự kết hợp của nhiều thông tin cung cấp cho khách hàng.
Chẳng hạn như, hoạt động bảo mật, công nghệ bảo mật và chính sách bảo mật. Mục tiêu là cung cấp cho khách hàng những "tín hiệu" về tình hình bảo vệ những thông tin của họ. Nếu như hoạt động này chính xác, người tiêu dùng sẽ có cảm giác an toàn khi giao dịch trên mạng. Vậy cần phải có những biện pháp gì? Một số Web sites đã có những điều luật bảo vệ, chống lại những hành vi bất hợp pháp trên Internet. Hành động này không thực sự hiệu quả khi mà nhiều doanh nghiệp nhà nước không cập nhật các biện pháp bảo mật trên Internet.
Đứng trước tình hình đó, một số doanh nghiệp khôn ngoan hơn đã chuyển sang hình thức doanh nghiệp tư nhân, mượn uy danh sẵn có để lấy lòng tin của khách hàng. Người tiêu dùng đang đặt lòng tin vào những doanh nghiệp tư nhân, và các công ty này thực sự biết rằng họ đang làm gì, đặc biệt là các công ty tài chính. Theo kết quả nghiên cứu, có 5 công ty trên Internet đáng tin cậy, đó là Visa, Master, TRUSTe, Verisign, và BBBOnLine. Ngoài ra, các Web sites nên áp dụng các công nghệ bảo mật hiệu quả, chẳng hạn như bức tường lửa (firewall), phát hiện lệnh (instruction detection). áp dụng tất cả các biện pháp bảo mật này sẽ cho khách hàng thấy rằng doanh nghiệp đang có những nỗ lực nhằm bảo vệ tiền bạc và thông tin cho họ.
II.những lợi ích của thương mại điện tử
1thông tin phong phú
Thương mại điện tử (TMĐT),đặc biệt là khi sử dụng Internet /Web trước hết giúp cho các doanh nghiệp nắm được thông tin phong phú về kinh tế –thương mại (gọi chung là thông tin thị trường ), nhờ đó có thể xây dựng được chiến lược sản xuất và kinh doanh thích hợp với xu thế phát triển cuả thị trường trong nước ,khu vực và thị trường quốc tế .Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ,động lực phát triển chủ yếu trong các nền kinh tế hiện nay.
2.Giảm chi phí sản xuất
Thương mại điện tử giúp làm giảm chi phí sản xuất ,trước hết là chi phí văn phòng .Các văn phòng không giấy tờ (paperless office) chiếm diện tích nhỏ hơn rất nhiều,chi phí tìm kiếm chuyển giao tài liệu giảm nhiều lần (trong đó khâu in ấn gần như được bỏ hẳn),theo số liệu của hãng General Electrieity của Mỹ ,tiết kiệm trên hướng này đạt tới 30% .Điều quan trọng hơn là các nhân viên có năng lực được giải phóng khỏi nhiều công đoạn vụn vặt ,tạo điều kiện để họ tập trung vào nghiên cứu phát triển ,sẽ đưa đến những lợi ích lớn hơn ,lâu dài hơn .
3.Giảm chi phí bán hàng và tiếp thị
Thương mại điện tử giúp giảm thấp chi phí bán hàng và chi phí tiếp thị .Bằng phương tiện Internet/Web ,một nhân viên bán hàng có thể giao dịch được với rất nhiều khách hàng,catalog điện tử(electronic câtalog) trên Web phong phú hơn nhiều và thương xuyên cập nhật so với catalog in ấn (có khuôn khổ giới hạn luôn luôn lỗi thời).Theo số liệu của hãng máy bay Boeing của Mỹ ,có tới 50% khách hàng đặt mua 9% phụ tùng qua Internet và còn nhiều hơn nữa các đơn đặt hàng về lao vụ kỹ thuật và mỗi ngày giảm được 600 cú điện thoại.
4.Giảm chi phí giao dịch
Thương mại điện tử qua Internet /Web giúp người tiêu thụ và các doanh nghiệp giảm đáng kể thời gian và chi phí giao dịch (giao dịch được hiểu là quá trình từ quản cáo ,tiếp xúc ban đầu ,giao dịch giao hàng ,giao dịch thanh toán ).Thời gian giao dịch qua Internet chỉ bằng 7% thời gian giao dịch bằng Fax và bằng khoảng 0.5 phần nghìn thời gian giao dịch qua bưu điện.Chi phí giao dịch qua Internet chỉ bằng khoảng 5% chi phí giao dịch qua Fax hay qua bưu điện chuyển phát nhanh,chi phí thanh toán điện tử qua Internet chỉ băng 10% tới 20% chi phí thanh toán theo phương thức thông thường.
Trong hai yếu tố cắt giảm này ,yếu tố thời gian đáng kể hơn ,vì việc nhanh chóng làm cho thông tin hang hoá tiếp cận người tiêu thụ(mà không phải thông qua trung gian) có ý nghĩa sống còn đối với buôn bán và cạnh tranh buôn bán .Ngoài ra ,việc giao dịch nhanh chóng ,sớm nắm bắt được nhu cầu còn giúp cắt giảm số lượng và thời gian hàng nằm lưu kho ,cũng như kịp thời thay đổi phương án sản xuất ,sản phẩm bám sát được với nhu cầu của thị trường.Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với việc kinh doanh hàng rau quả ,hàng tươi sống ,là thứ hàng có tính thời vụ và đòi hỏi phải có “thời gian tính” trong giao dịch.
5.Thiết lập và củng cố quan hệ đối tác.
Thương mại điện tử tạo điều kiện cho thiết lập và củng cố mối quan hệ giữa các thành tố tham gia vào quá trình thương mại :Thông qua mạng (nhất là dùng Internet/Web) các thành tố tham gia (người tiêu thụ,doanh nghiệp,các cơ quan chính phủ) có thể giao tiếp trực tiếp và liên tục với nhau (liên lạc trực tuyến) gần như không còn khoảng cách địa lý và thời gian nữa, nhờ đó cả sự hợp tác lẫn sự quả lý đều được tiến hành nhanh chóng và liên tục,các bạn hàng mới ,các cơ hội kinh doanh mới được phát hiện nhanh chóng trên bình diện toàn quốc,toàn khu vực ,toàn thế giới và có nhiều cơ hội để lựa chọn hơn.
6.Tạo điều kiện tiếp cận “kinh tế số hoá”
Xét trên bình diện quốc gia ,trước mắt Thương mại điện tử sẽ kích thích sự phát triển của ngành công nghệ thông tin là ngành có lợi nhuận cao nhất và đóng vai trò ngày càng lớn trong nền kinh tế (ở Mỹ đã chiếm tỷ trọng khoảng 12%-13% và sẽ tăng lên 15% trong tương lai không xa),nhìn rộng hơn,TMĐT tạo điều kiện cho việc sớm tiếp cận với nền kinh tế số hoá (Digital Economy) mà xu thế và tầm quan trọng đã được nói đến trên nhiều lĩnh vực .Lợi ích này có một ý nghĩa đặc biệt đối với các nước đang phát triển ,nếu không nhanh chóng tiếp cận vào nền kinh tế số hoá hay còn gọi là nền “kinh tế ảo”(Virtual Economy) thì sau khoảng một thập kỷ nữa các nước đang phát triển có thể bị bỏ rơi hoàn toàn.Khĩa cạnh lợi ích này mang tính tiềm tàng ,tính chiến lược công nghệ và tính chính sách phát triển mà các nước chưa công nghiệp hoá cần phải lưu ý vì có luận điểm cho rằng “Sớm chuyển sang nền kinh tế số hoá thì một nước đang phát triển có thể tạo ra bước nhảy vọt ,có thể tiến kịp với các nước đã đi trước trong một thời gian ngắn.
III.lợi ích của người tiêu dùng trong thương mại điện tử
Khi nói đến thương mại điện tử,nhiều người vẫn thường chỉ coi đó là một nghiệp vụ bán hàng trực tuyến nghĩa là sử dụng các trang Web để bán hàng hoá và dịch vụ và thông tin cho người tiêu dùng .Thực chất thương mại điện tử bao gồm tất cả các bước của một quá trình kinh doanh thông thường.Nhưng rõ ràng thiếu yếu tố người tiêu dùng và sự mua hàng của người tiêu dùng thì thương mại điện tử sẽ không tồn tại.
Các doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ thông tin và thương mại điện tử nhằm tăng năng suất ,cắt giảm chi phí và đẩy mạnh hoạt động dịch vụ khách hàng.Người tiêu dùng đi chợ trên Internet bởi vì họ có nhiều sự lựa chọn hàng hoá hơn.Họ có thể lựa chọn dựa trên sự đa dạng của các kênh thông tin trước khi quyết định mua hàng hoá.
1.Sự Lựa Chọn
Ngay cả một khu đô thị đông dân cư nhât và có nhiều khu buôn bán nhất cũng không thể nhiều cửa hàng bằng Internet.Đi chợ trên Internet đồng nghĩa với việc người tiêu dùng có thể lãng quên khái niệm hạn chế về số lượng nhà cung cấp ,cũng không cần phải quan tâm cần xem cần phải đi bao xa để đến cửa hàng bầy bán loại hàng hoá phù hợp với nhu cầu và có thể gom bất kỳ catalog nào về hàng hoá vào bất cứ thời điểm nào .Đi chợ trên Internet còn đồng nghĩa với việc người tiêu dùng có thể mua hàng hoá tại các cửa hàng ở những quốc gia khác nhau.
Báo chí là một ví dụ sinh động nhất cho nhận định này .Sống trong các thành phố lớn ,người ta có thể tìm mua rất nhiều loại báo chí trong và ngoài nước .Nhưng số lượng báo chí đó sẽ trở lên nhỏ bé đối với những độc giả Internet ,bởi vì họ có thể đọc hàng ngàn tờ báo từ khắp nơi trên thế giới được đăng tải trên Internet.Người đọc không những có thể tìm đọc những thông tin nõng hổi nhất về tình hình trung đông tại Web site mà còn có thể theo dõi những trận đấu thể thao hay nhất.
2.Sự Tiện Lợi
Người tiêu dùng cho rằng sự tiện lợi là lý do số một khiến họ quyết định mua hàng trên Internet.Việc mua hàng trên Internet giúp họ tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Người tiêu dùng không phải đi đến một cửa hàng để lựa chọn mua hàng hoá hoặc phải điều chỉnh thời gian biểu của mình để có thể đi chợ trong thời gian các cửa hàng còn mở cửa.Người tiêu dùng cũng không phải ngồi đợi nghe tư vấn kỹ thuật qua điện thoại từ các nhân viên hỗ trợ kỹ thuật của nhà cung cấp .
Nắm được tâm lý muốn nhận được hàng ngay của người tiêu dùng ,nhiều Web site đã áp dụng các chính sách chuyển hàng trong vòng từ 1 đến 2 ngày .Các công cụ hỗ trợ trực tuyến khác –thông tin về tình trạng đơn đặt hàng ,giới thiệu sản phẩm ,giá cả ,hỗ trợ kỹ thuật –là những dịch vụ bổ sung miễn phí giúp khác hàng có thể hiểu rõ hơn về hàng hoá và cách thức mua bán.
3.Thông Tin Chính Xác Và Đầy Đủ Hơn
Người tiêu dùng trên Internet thường nhận được thông tin chính xác và đầy đủ hơn người tiêu dùng thông thường.Có thể ví dụ mua xe ô tô để miêu tả sự khác biệt giữa việc mua bán qua Internet và mua bán bằng những phương tiện thông thường.
Mua một chiếc ô tô là một quá trình rất phức tạp .Quá trình này bao gồm việc lựa chọn nhãn hiệu ,kiểu dáng ,chất lượng các phụ kiện đi kèm , tình trạng tài chính (mua hay thuê và làm thế nào để giành được một mức giá ưu đãi),mua bảo hiểm và thương lượng giá cả .Trước khi có Internet việc thu thập những thông tin như vậy rất tốn kém ,tốn thời gian và nhiều người tiêu dùng thường mù mờ về loại hàng hoá mà họ sắp mua khi đi hỏi hàng tại các phòng trưng bày .Ngày nay công nghệ Web đã làm thay đổi hoàn toàn những hạn chế đó.
Người tiêu dùng trên Web có thể xem các bức tranh về các kiểu dáng xe khác nhau,tìm đọc nhiều thông tin đa dạng về đặc điểm và chất lượng của các loại xe .Các vấn đề tài chính và bảo hiểm khác cũng được mô tả chi tiết tại các Web site.
Sau khi đã quyết định mua loại xe nào ,người tiêu dùng cung cấp cho Web site địa chỉ nơi anh ta đang sống cũng như nhãn hiệu và kiểu dáng muốn mua .Web site tiếp đó sẽ hỏi người tiêu dùng muốn lựa chọn loại xe màu gì ,bộ truyền lực nào ,số lượng xilanh là bao nhiêu và thích loại xe 2 cửa hay là 4 cửa .Sau khi lựa chọn xong và cung cấp các thông tin liên lạc ,yêu cầu của người tiêu dùng sẽ gửi tới đại lý cung cấp hàng hoá ở nơi gần nhất với địa điểm ngươì mua đang sinh sống .Trong vòng 24 giờ đồng hồ ,đại lý sẽ liên lạc với người tiêu dùng và chính thức giao dịch.
4.Giá Cả Thấp Hơn
Thương mại trên Internet ,thậm chí cả tính cạch tranh trên Internet ,còn chưa phát triển .Việc mua bán trên Internet hiện nay vẫn còn được quyết định chủ yếu là do tính tiện lợi ,nhiều sự lựa chọn và cơ hội tìm mua được những loại hàng hoá khan hiếm tại khu vực người tiêu dùng sinh sống.
Mặc dù mới chỉ trong giai đoạn phát triển ban đầu ,một số nhà bán lẻ trên Internet đã áp dụng chính sách triết khấu ưu đãi hơn nhiều so với những kênh phân phối truyền thống .Lấy ví dụ ,các cửa hàng bán sách trên Internet thường giảm giá 40% so với giá bán tại các cửa hàng sách thông thường .Người tiêu dùng mua bán chứng khoán qua Internet thông thường phải trả từ 8$-30$ cho một thương vụ ,trong khi khoản hoa hồng trả cho những người môi giới truyền thống thường xấp xỉ là 80$ cho một thương vụ.
Người sử dụng Internet có thể truy cập miễn phí phần lớn các tin tức và thông tin được đăng tải trên mạng.
Tuy nhiên ,mô hình giảm giá không phải lúc nào cũng được áp dụng .Một số nhà bán lẻ cho rằng người tiêu dùng trên Internet mua hàng chủ yếu là tính tiện lợi ,có nhiều sự lựa chọn hoặc do chất lượng hàng hoá được đảm bảo hơn.Xét trong ngắn hạn ,việc giảm giá không làm tăng doanh số .Một số nhà bán lẻ khi bán hàng trên Internet vẫn giữ nguyên mức giá bán tại cửa hàng của họ để không gây ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh tại cửa hàng.
5.Tuỳ Biến Theo Yêu Cầu.
Internet có khả năng đem đến cho người tiêu dùng những sản phẩm và dịch vụ tuỳ biến theo yêu cầu của họ.Người tiêu dùng có thể mua đĩa CD tại các cửa hàng băng đĩa nhạc danh tiến trên Internet .Nếu họ muốn ,họ có thể tự tạo cho mình những đĩa CD với những bài hát ưa thích nhờ vào kỹ thuật in thu đĩa tuỳ chọn.Việc mua một chiếc máy tính cũng không bị giới hạn trong kho chứa hàng của nhà sản xuất .Thay vào đó ,người tiêu dùng có thể chọn mua một chiếc máy tính có cấu hình chuẩn hoặc mua một chiếc máy tính được lắp ráp từ các linh kiện mà người tiêu dùng ưa thích hoặc phù hợp với khả năng tài chính của người tiêu dùng đó.
IV. Vẫn còn nhiều trở ngại cho Thương mại điện tử
Tổ chức Quốc tế Người Tiêu dùng (CI) cho biết, khách mua hàng qua Internet hiện đang bị các đại lý bán lẻ và các nhà chức trách phục vụ thiếu chu đáo. CI cũng kêu gọi việc sớm ban hành các quy định quốc tế về Thương mại điện tử.
Theo kết quả một khảo sát mới đây do CI tiến hành về chủ đề mua sắm trên mạng cho thấy, hiện nay khách hàng có rất ít sự lựa chọn cũng như thông tin về giá cả, tiến trình đặt hàng thì nghèo nàn, khả năng tin cậy của việc giao hàng chưa cao và thường thì khách hàng gặp khó khăn khi lấy lại tiền thừa.
CI, một Liên hiệp toàn cầu gồm 239 tổ chức người tiêu dùng tại 107 nước, đã thúc giục Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) thông qua các quy định thương mại quốc tế vào cuối năm nay để lấy lại niềm tin của người tiêu dùng đối với thương mại điện tử như: đảm bảo tính riêng tư, an ninh và tiền bồi thường cho người tiêu dùng; tăng cường việc chống quảng cáo bừa bãi bằng thư điện tử và mở thêm các hợp đồng trên mạng...
Theo dự báo của Công ty Dữ liệu Quốc tế, International Data Corp. (IDC), thì đến năm 2003, trị giá thương mại điện tử trên Internet sẽ là 1.000 tỷ USD do ngày càng có nhiều người mua sẵm trên mạng hơn và Internet sẽ trở thành nơi "đất lành chim đậu" cho các doanh nghiệp trong việc ký kết các hợp đồng làm ăn.
CI cũng nói rằng việc giới doanh nghiệp còn nhiều phản đối là một trong những nguyên nhân chính cản trở việc thực hiện các quy định mà OECD đang thảo luận trong vòng 2 năm qua. OECD dự định tranh luận các quy định này tại cuộc họp của Uỷ ban Chính sách Người tiêu dùng tại Pari vào ngày 8/9.
C. Internet Và thương mại điện tử ở việt nam
Đối với một đất nước đang phát triển như Việt Nam chúng ta thì luôn luôn cần phải đầu tư vào mọi lĩnh vực để học hỏi và theo kịp sự phát triển của nền khoa học của thế giới .
Internet chỉ mới hội nhập vào nước ta trong những năm gần đây, chính vì vậy mà Internet vẫn còn rất mới mẻ đối với người dân Việt Nam chúng ta.Nhưng hiện nay thì Internet không những được đón nhận mà nó còn không ngừng phát triển ,việc sử dụng môi trường Internet cũng phát triển và phổ biến hơn ,đa dạng hơn và đã trở thành một công cụ hữu ích đối với Chính Phủ ,các doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước … trong việc cập nhật thông tin mà mình đang cần thiết .
Hiện nay, cơ sở hạ tầng Internet ở nước ta còn rất yếu ,số lượng người sử dụng Internet chưa nhiều (khoảng 70.000 người ) các giao dịch đã rất hạn chế nhưng vẫn phải thanh toán bằng các phương thức thông thường ,chưa có cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp nếu xảy ra .Do đó việc thực hiện những vấn đề có quan hệ chặt chẽ với nhau và việc triển khai một giải pháp toàn diện cho việc ứng dụng TMĐT ở Việt Nam chúng ta có tính chất cấp bách và thường xuyên suốt quá thành thực hiện.
1.Thương mại điện tử thời trứng nước
Nếu như hiện nay TMĐT phát triển rất mạnh trong khu vực và trên thế giới thì ngược lại tại Việt Nam TMĐT vẫn còn trong giai đoạn "thử nghiệm" là chính. Hiện tại, cơ sở pháp lý hình thành TMĐT ở Việt Nam hầu như chưa có, ngoại trừ Nghị định 21 của Chính phủ (3/1997) chủ yếu đề cập đến hoạt động của Internet. Đồng thời, hạ tầng kinh tế kỹ thuật rất hạn chế, đời sống văn hóa xã hội cần một thời gian để thích nghi với hoạt động kinh doanh qua mạng. Hầu hết những người tiêu dùng Việt Nam vẫn quen nếp sinh hoạt: đến cửa hàng chọn hàng, mua hàng, trả tiền mặt và đưa hàng về nhà...
Trong bối cảnh đó, những người tâm huyết với TMĐT trong ngành xây dựng vẫn tiếp tục mày mò và "mạnh dạn" cho ra đời một loạt các website. Tuy chưa có thể gọi là TMĐT nhưng phần nào các website này thể hiện được tính sơ khai của TMĐT giai đoạn đầu trong ngành.
Có thể kể đến các website đã xuất hiện như: www.nhadat.com.vn; www.nhaban.com.vn; www.nhaxinh.com.vn và ngày 15/9 có thêm một website đầu tiên chuyên ngành về tư vấn, thiết kế xây dựng mang tên www.nhavui.com.vn.
Tất cả các website đã xuất hiện và sẽ xuất hiện trong thời gian tới của ngành xây dựng nói riêng đều mang "tính tự phát". Chủ yếu do các kỹ sư xây dựng, các kiến trúc sư, các kỹ sư điện tử và tin học phối hợp cùng các nhà đầu tư, tự hình thành mục tiêu hoạt động và kinh doanh, tự giới hạn các điều kiện và phạm vi hoạt động trong các khuôn khổ của luật pháp không ngăn cấm, tự đầu tư công nghệ và kỹ thuật... với mong muốn được hoạt động kinh doanh TMĐT trong lĩnh vực xây dựng.
Các website này mang tính "tự thích ứng", tự thích ứng trong tìm hình thức thanh toán, kinh doanh do thanh toán trực tuyến chưa có. Đương nhiên các nhà đầu tư muốn bán được sản phẩm của mình thì phải tự thích ứng vì môi trường Việt Nam chưa công nhận hình thức giao dịch qua mạng nên tuy việc quảng cáo, chào hàng được thực hiện trên mạng nhưng việc cài đặt, ký kết và thanh toán vẫn theo phương pháp truyền thống "tiền trao cháo múc", thực hiện hoàn toàn ngoài mạng.
Các website này chính là "tính linh động" trong hoạt động kinh doanh. Một khi trên 70 triệu dân có 78.000 thuê bao Internet thì hoạt động TMĐT trong hoàn cảnh như vậy có thể nói là "liều mạng". Vì muốn nuôi được website của mình để chờ đến khi TMĐT thực sự phát triển thì các công ty này đã phải mở rộng một số hình thức kinh doanh như lãnh đạo của nhadat.com đã nghĩ tới phương án mở sạp kinh doanh nhà đất tại các chợ địa ốc.
2.Việt Nam với kế hoạch định hình thương mại điện tử
Là "đứa con" sinh sau đẻ muộn của ngành thương mại khi mạng Intenet được đưa vào ứng dụng, có thể nói thương mại điển tử (TMĐT) Việt Nam hiện vẫn đang chập chững trong những bước đầu tiên. Chính vì quá mới, cộng với sự đòi hỏi phải hội đủ những yếu tố hoàn thiện và phù hợp về quy mô thị trường, kinh phí đầu tư, trình độ phát triển tin học, trình độ dân trí, nhận thức, nhu cầu của khách hàng cũng như hệ thống thanh toán và khung pháp lý thanh toán... mà hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam, chưa hào hứng đón nhận "đứa con" muộn mằn nhưng cực kỳ thông minh này.
Theo ông Hữu Anh Trưởng ban TMĐT thuộc Bộ Thương mại, hiện nay, hoạt động TMĐT của nước ta vẫn còn hạn hẹp, hạn chế trong phạm vi triển khai thử nghiệm của một số vụ và cơ quan thuộc Bộ Thương mại và rộng hơn một chút là một số doanh nghiệp lớn dưới hình thức xây dựng trang chủ trên mạng. Tuy nhiên, hoạt động của các đơn vị này mới chỉ quy tụ ở một đầu mối là Ban TMĐT, cơ quan thuộc Bộ Thương mại cũng mới thành lập được 2 năm trở lại đây.
Được thành lập vào cuối năm 1998, Ban TMĐT có vai trò là cơ quan đầu mối chính thức phối hợp với các bộ, ngành hữu quan nghiên cứu việc triển khai và nâng cao nhận thức, tuyên truyền để đạt được sự thống nhất của hoạt động TMĐT tại Việt Nam, đồng thời tìm kiếm và tranh thủ sự hợp tác giúp đỡ quốc tế để triển khai các dự án quốc gia về kỹ thuật TMĐT nhằm hỗ trợ hoạt động trao đổi thương mại, chuẩn bị cho quá trình hội nhập thương mại Việt Nam với thế giới.
Theo tổng kết của Ban TMĐT, trong năm 1999, tuy chưa đạt được nhiều thành tựu lớn, song hoạt động TMĐT Việt Nam đã bắt đầu định hình và bước đầu đi vào hoạt động có chiều sâu và mang tính chuyên môn. Biểu hiện cụ thể là việc Ban TMĐT đã hoàn thành và chính thức trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án thành lập Hội đồng quốc gia về TMĐT và phương án từng bước tham gia và áp dụng TMĐT ở Việt Nam. Ngoài ra là kế hoạch thành lập trường TMĐT Việt nam đầu tiên, được sự tài trợ của Canada, Nhật Bản, Australia và kế hoạch hình thành các cơ sở cho chương trình quốc gia về kỹ thuật TMĐT với tổng vốn đầu tư ban đầu là 1 tỷ đồng.
Vẫn theo ông Hữu Anh , cùng với việc tiếp tục hoàn thành các đề án và chương trình trong năm 1999, trong năm nay, Ban TMĐT triển khai xây dựng bản Kế hoạch khung chấp nhận và ứng dụng TMĐT tại Việt Nam giai đoạn 2000-2500, với mục tiêu đưa TMĐT vào ứng dụng an toàn tại Việt Nam, tuyên truyền nâng cao nhận thức và trình độ sử dụng máy tính cũng như dịch vụ mạng để chuẩn bị đưa vào ứng dụng TMĐT cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, việc áp dụng TMĐT ứng dụng trong hoạt động của thị trường chứng khoán.
Bên cạnh đó, Ban TMĐT sẽ phối hợp với các bộ, ngành, địa phương triển khai áp dụng TMĐT tại các địa bàn trọng điểm như Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ..., đồng thời mở các khoá học nâng cao kiến thức và cách sử dụng mạng để ứng dụng TMĐT cho cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp, mà trước mắt sẽ triển khai thực hiện đối với các cơ quan thuộc Bộ Thương mại.
3.Cánh cửa thương mại điện tử Việt Nam đã mở :
Chỉ vài năm gần đây thương mại điện tử (TMĐT) đã tạo ra lợi nhuận hàng trăm tỷ USD hàng hóa và dịch vụ. Các nhà cung cấp dịch vụ cũng đã tính đến một môi truờng phát triển của TMĐT, khi đó mỗi máy tính là một cánh cửa mở ra kinh doanh thương mại lớn, nhỏ trên khắp thế giới.
Đối với nước ta, kể từ khi Vệt Nam ra nhập mạng Internet toàn cầu vào năm 1997, thì có 5 nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP), 9 nhà cung ứng thông tin trên Internet (ICP), các thông tin kinh tế, thương mại, đầu tư đã được đưa lên mạng. Trong đó phải kể đến trang vàng Internet của Việt Nam với các chuyên mục "Tiềm năng và triển vọng các tỉnh", "100 doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam - VNN TOP 100" và "Best ten" dành cho các doanh nghiệp Việt Nam. Công ty Điện toán và truyền số liệu (VDC) hiện nay đã kết hợp với Công ty TNHH Thiên Phát khai trương siêu thị điện tử đầu tiên mang tên Việt Nam Cybermall, khách hàng có thể ngồi tại nhà mà vẫn mua sắm những sản phẩm mình cần. Nhưng hiện nay thực tế lượng khách hàng đặt mua hàng tại địa chỉ nay còn rất ít, do thói quen và thị hiếu thị trường hóa thương mại điện tử ở Việt Nam chưa phát triển. Nhưng đây sẽ là tiền đề cho tương lai, đồng bộ hóa kỹ thuật số và xã hội hóa tin học ở Việt Nam. Hiện nay trong phạm vi nội bộ, ngoài mạng Internet còn các mạng chuyên đề cung ứng thông tin kinh tế và tổ chức đầu mối thương mại như mạng: Vitranet của Hội khoa học kinh tế Việt Nam, mạng Vitranet của Bộ Thương mại và mạng VCC net của Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam. Bộ Thương mại đã triển khai dự án quốc gia và phát triển TMĐT và thiết lập Tradepoint là đầu mối thương mại của thành phố Hồ Chí Minh và thủ đô Hà Nội. Tradepoint nhằm thuận lợi hóa các thủ tục thương mại mà đối tượng tham gia hoạt động là phòng thương mại, hải quan, bảo hiểm, ngân hàng, vận tải ... Ngoài ra còn cung cấp thông tin thị trường như đối tác kinh doanh, cơ hội kinh doanh, thông tin giá cả, luật pháp...
TMĐT, cánh cửa lớn đã mở, đây là một biển thông tin quá lớn; trước mắt đây là tiền đề của nền TMĐT ở Việt Nam. Với tiềm năng công nghệ thông tin ở nước ta, việc TMĐT không phải là quá khó khăn. Mà cần xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin đủ mạnh để phát triển TMĐT bao gồm phần cứng, công nghệ, con người, tính xã hội hoá, chính sách thương mại phù hợp với thông lệ quốc tế, cước phí hợp lý, chiến lược hỗ trợ của các cơ quan tài chính, thói quen giao dịch thương mại điện tử. Vượt qua được thách thức đó, TMĐT sẽ chiếm lĩnh vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của Việt Nam.
4.Thương mại điện tử ở Việt Nam đang gặp khó khăn
ở Việt Nam hiện nay người ta nhắc nhiều đến thương mại điện từ (E-business) cũng như viễn cảnh giao thương qua Internet và lợi ích của chúng. Nhưng nếu nhìn lại sau hơn 1 năm kết nối vào Internet thì cái gọi là thương mại điện tử của Việt Nam còn quá giản đơn và khó có thể phát triển nhanh chóng trong thời gian tới.
a."Chợ điện tử" vắng khách
Cách đây khoảng 2 năm, Công ty TNHH Tin học Duy Việt đã xây dựng mạng Intranet có tên là Infornet, đồng thời cũng đã thử nghiệm việc bán hàng qua mạng nhưng đến nay mạng Infornet đã ngưng hoạt động. Siêu thị điện tử có quy mô tương đối lớn và bài bản nhất là Cybermall với khoảng 500 mặt hàng và được khai trương vào ngày 19-12-1998 của Trung tâm Dịch vụ giá trị gia tăng (VASC) thuộc mạng Internet Việt Nam (VNN) cùng với sự hợp tác của Công ty Thiên Phát. Hiện khách hàng của Cybermall chủ yếu tập trung tại TP Hồ Chí Minh với khoảng 2.000 lượt truy cập hàng tháng, những chỉ có khoảng 200 người đặt hàng. Tình hình này đã làm cho Cybermall gặp khó khăn... Nhìn chung, tại Việt Nam đã có không ít doanh nghiệp "nhảy" vào kinh doanh thương mại điện tử, mà chủ yếu là thực hiện việc bán hàng qua mạng nhưng một phần đã bị ngưng lại, chuyển hướng hoặc hoạt động cầm chừng vì vắng khách. Điển hình như Công ty Đầu tư và phát triển công nghệ (FPT) đã chính thức huỷ bỏ kế hoạch khai trương siêu thị điện tử lớn nhất với khoảng 1.000 mặt hàng.
b.Đi tìm nguyên nhân
Vì sao "chợ điện tử", "siêu thị điện tử" tại Việt Nam lại gặp nhiều khó khăn, dù hình thức bán hàng này chưa phát triển nhiều, tính cạnh tranh chưa cao? Nhiều chuyên gia kinh tế cũng như chuyên gia về thương mại điện tử đều cho rằngViệt nam chưa có đủ điều kiện về cơ sở hạ tầng cho việc phát triển phương thức kinh doanh này. Ông Trương Đình Anh nhận xét: "Số người sử dụng Internet chưa nhiều, giá cước truy nhập cao, phương tiện thanh toán chưa phát triển, chúng ta chưa tin học hoá toàn toàn các bộ phận làm việc, hiện nay máy tính mới chỉ làm nhiệm vụ trợ giúp, muốn phát triển thương mại điện tử, hệ thống cơ sở hạ tầng cần phải tương đối hoàn chỉnh".
Về tâm lý, hiện ở Việt Nam phần lớn người làm việc trên máy tính là nam giới, trong khi đó đa số công việc mua sắm là do phụ nữ đảm nhận. Hơn nữa, khi quyết định mua sắm một món đồ nào đó, người ta thường muốn xem tận mắt, sờ tận tay và việc đi mua sắm tại các siêu thị hiện đang là thú vui của nhiều người. Đó là các lý do làm hạn chế việc phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam. Đa phần những đơn vị đã triển khai việc bán hàng qua mạng đều cho rằng hạn chế trước tiên là phương tiện thanh toán, vì người Việt Nam chưa quen sử dụng thẻ tín dụng.
Hơn nữa việc trao đổi, thanh toán bằng thẻ tín dụng tại các ngân hàng trong nước còn khá nhiêu khê, khiến người ta e ngại việc sử dụng hình thức thanh toán này. Các công ty sử dụng mạng để bán hàng hiện nay chủ yếu là giao hàng tận nhà và lấy tiền, trong khi hình thức thanh toán chính của thương mại điện tử là thẻ tín dụng. Không thanh toán bằng thẻ tín dụng, mà sử dụng hình thức thanh toán trực tiếp thì chỉ có thể thực hiện được trong một phạm vi địa lý giới hạn, như vậy sẽ làm giảm phạm vi bán hàng của công ty. Theo nhiều chuyên gia nhận định, ở vào hoàn cảnh hiện nay, nếu thương mại điện tử chỉ là việc mua và bán hàng thì các công ty muốn làm ăn sinh lời trong lĩnh vực này ở Việt Nam sẽ gặp phải nhiều khó khăn.
Ông Radne Bryant - Tổng Giám đốc IBM Vietnam, trong một cuộc hội thảo gần đây về thương mại điện tử được tổ chức tại Đà Nẵng đã nhận định rằng kinh doanh điện tử là việc cần làm "bây giờ hoặc không bao giờ". Theo ông: "Có ý kiến cho rằng trong vài năm tới đây, tất cả các công ty sẽ là công ty Internet hay sẽ chẳng là công ty gì cả.
Thực ra đây cũng không phải là sự phóng đại quá đáng. Tôi hy vọng các công ty Việt Nam sẽ nhanh chóng tham gia vào xu thế kinh doanh điện tử và chia sẻ một phần doanh thu khổng lồ 600 tỉ USD vào năm 2002". Nếu như nhận định của ông R.Bryant là đúng thì quả các công ty Việt Nam muốn tham gia vào thương mại điện tử sẽ phải chịu nhiều gánh nặng trong thời gian tới đây, nếu tất cả những khó khăn kể trên không được cải thiện, hoặc không tìm được hướng đi mới trong lĩnh vực này.
Kết luận
Trong kỷ nguyên bùng nổ thông tin và kỹ thuật số như hiện nay thì việc ứng dụng những thành thành tựu khoa học vào cuộc sống ngày càng trở lên bức thiết hơn đặc biệt công nghệ truyền thông đó là máy tính và Mạng Internet toàn cầu .Nhờ có máy tính mà con người đã làm việc ,nghiên cứu có hiệu quả hơn nhiều so với trước đây. Mạng máy tính đã được ứng dụng vào hầu hết các lĩnh vực của đời sống của con người như việc ứng dụng mạng máy tính vào hoạt động quân sự,vào nền giáo dục của hầu hết các nước trên thế giới,vào các hoạt động kinh tế như buôn bán ,trao đổi thông tin với nhau từ những điểm cách xa nhau hàng triệu km….Mạng máy tính đặc biệt là Internet toàn cầu đã giúp con người trên trái đất này gần nhau và hiểu nhau hơn mặc dù có sự khác biệt về tôn giáo,màu da.
Nhờ có mạng Internet mà con người có thể trao đổi những kiến thức , những thông tin nóng hổi và cấp bách làm cho con người ta có thể tránh được những dủi do không đáng có .
Cũng nhờ có mạng Internet ra đời mà một hình thức kinh doanh mới ra đời đó là Thương Mại Điện Tử(TMĐT).TMĐT ra đời nó làm thay đổi cục diện của Ngành thương mại làm cho hình thức kinh doanh trong thương mại phong phú hơn và tiết kiệm hơn các chi phí mà trước kia cần phải có ,nếu mà không có những chi phí đó thì không thể kinh doanh được.
Hiện nay Thương Mại Điện Tử không chỉ buôn bán hàng hoá và dịch vụ theo cách hiểu thông thường mà bao quát một phạm vi rộng hơn nhiều.Theo ước tính ,đến nay Thương Mại Điện Tử có trên 1300 lĩnh vực ứng dụng trong đó buôn bán hàng hoá và dịch vụ chỉ là một.Hàng năm thương mại điện tử chiếm một doanh số bán hàng không nhỏ điều này đã kiến cho nhiều doanh nghiệp đã không ngại ngần tham gia hình thức kinh doanh này bởi vì hình thức kinh doanh này đã tiết kiệm nhiều chi phí cho doanh nghiệp và tiêu thụ hàng hoá nhanh hơn và tiết kiệm được nhiều thời gian hơn trong công đoạn giao dịch bán hàng và giao dịch thanh toán.
Tuy nhiên ,kinh doanh trên mạng Internet cũng gặp phải những điều mà các doanh nghiệp và mọi người tham gia không muốn đó là tình trạng gian lận Thương Mại Điện Tử ngày càng trở lên phổ biến hơn.
Với những thành tựu kỹ thuật số như hiện nay thì hình thức gian lận trong Thương Mại Điện Tử trở lên tinh vi hơn,những kẻ gian lận với nhiều mánh khoé đã làm cho các nghiêp kinh doanh trên mạng phải điêu đứng và có khi dẫn đến phá sản ,những kẻ gian đó sử dụng các hình thức ,những mánh khoé như làm giả thẻ căn cước, tạo thẻ tín dụng giả (sử dụng một loại phần mềm đặc biệt) và những giao dịch qua bưu điện với điều khoản "gửi đến" rất dễ bị những kẻ ăn cắp gửi một thư yêu cầu đến người giao nhận và làm thay đổi đích đến của món hàng.Vì những điều đó đã cảnh báo cho các doanh nghiệp ,những người kinh doanh trên mạng phải ý thức được rằng lợi nhuận gắn liền với dủi do vì vậy mà phải cảnh giác và thận trọng khi tham giam các quan hệ thương mại điện tử.
Đối với Việt Nam chúng ta hiện nay thì Internet và Thương mại điện tử có thể nói nó mới chỉ bắt đầu.Hình ảnh của một siêu thị ảo trên Internet hiện nay tại Việt Nam vẫn còn là một bài toán nan giải cho các nhà kinh doanh muốn giới thiệu và bán hàng hóa của mình trên Internet.
Sự phát triển của việc mua bán trên mạng Internet của các công ty Việt Nam hiện nay còn nằm trong giai đoạn thai nghén do chưa có được một hệ thống hạ tầng cơ sở vững chắc. Các công ty hiện nay chỉ mới dừng lại ở việc tổ chức trên mạng Internet một trang web để giới thiệu hàng hóa của mình đến với khách hàng. Có mấy hạn chế: sự giới hạn của hệ thống thanh toán số lượng thẻ tín dụng trong tay khách hàng còn quá ít, giá truy cập mạng Internet hãy còn quá đắt.
Vietnam.cybermall là một cố gắng kết nối của một nhà kinh doanh giới thiệu cho các nhà sản xuất nhiều mặt hàng từ hàng gia dụng, điện tử, cho đến tranh, đồ gỗ, nước giải khát để bán cho người tiêu dùng qua mạng Internet của VNN, tuy nhiên mức độ mua hàng từ mạng tại Việ Nam vẫn còn khá nhỏ, cho nên Vietnam.cybermall cũng chỉ giới hạn mục tiêu giai đoạn của mình là để giới thiệu làm quen với khách hàng một phương thức mua bán mới mà chưa thể nghĩ đến lợi nhuận trong giai đoạn này. Ngoài ra thì FPT cũng có dự định mở một siêu thị điện tử trong năm 1999 nhưng phải gác lại do nhận thấy thị trường này trong nước chưa đủ lớn.
Xu hướng trong tương lai đối với Việt Nam chúng ta , Internet sẽ mở ra những cơ hội mới cho các công ty nhỏ bước vào với thị trường quốc tế và thu nhập thông tin chuyên ngành về các mặt hàng của mình hoặc tìm kiếm các nguồn cung cấp hàng hoá một cách có hiệu quả hơn. Tất cả đòi hỏi sự phát triển đồng bộ của hạ tầng cơ sở với sự hỗ trợ của hệ thống ngân hàng và một hành lang pháp lý vững chắc thúc đẩy việc phát triển kênh thương mại điện tử. Ngoài ra, doanh nghiệp Việt Nam còn cần phải vượt qua những hàng rào cản về chuyên môn và ngôn ngữ để nắm bắt được tất cả những thông tin liên quan trên mạng.
Kinh doanh qua mạng giữa các doanh nghiệp trên thế giới và Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển nhanh do không đòi hỏi những hệ thống hạ tầng cơ sở và dịch vụ phức tạp như việc kinh doanh trực tiếp với khách hàng tiêu dùng. Cũng vì thế trong kênh thương mại điện tử ngày nay, hơn 2/3 doanh số của chợ điện tử đều dựa vào các dịch vụ mua bán giữa các công ty với nhau.
Những tiện nghi mà công nghệ thông tin sẽ đem đến cho cuộc sống của con người, giá cả ngày càng rẻ hơn và chức năng ngày càng thông minh hơn các công cụ sẽ giúp cho kênh thương mại điện tử dần dần gần gũi với đời sống của người dân hơn.
Tài liệu tham khảo
1.tạp chí tin học ngân hàng
2.tạp chí tin học tìm kiếm và chỉ dẫn
3.theo báo đầu tư
4.thời báo kinh tế
5. tin học và đời sống
6. Theo E-commerce Times
7. Theo Econet
8. Theo tạp chí Thị trường Chủ nhật
9. Thời báo kinh tế Sài gòn
10. Theo AP
11. Báo Khoa học & Phát Triển
12. theo báoThanh niên
13. theo Báo Sài Gòn Tiếp thị
Mục lục
Lời nói đầu Trang 1
Nội dung Trang 3
a.sơ lược về Internet
I.internet –mạng máy tính toàn cầu
1.Lịch sử ra đời và phát triển của Internet Trang 3
2. Những tổ chức liên quan. Trang 7
3.Những dịch vụ phổ biến nhất Trang 8
II.internet–kho tài nguyên thông tin toàn cầu
1.Kho tài nguyên thông tin khổng lồ Trang 8
2.Internet-Siêu Sa Lộ Thông Tin Trang 9
3.Internet-Một Xã Hội Sôi Động Trang 11
4.Một số giải pháp an toàn mạng Trang 11
III.lợi ích của internet
1.Chi phí thu mua giảm Trang 13
2.Giảm hàng tồn kho Trang 14
3.Giảm thời gian sản xuất Trang 14
4.Dịch vụ khách hàng hoàn hảo và hiệu quả hơn Trang 15
5.Giảm chi phí bán hàng và marketing Trang 16
6. Mở ra các cơ hội tiêu thụ sản phẩm mới. Trang 17
B.sơ lược về thương mại điện tử
I.thương mại điện tử –một hình thức kinh doanh mới
1.Sự ra đời và phát triển của thương mại điện tử Trang 18
2.Viễn cảnh thương mại điện tử Trang 18
3.Vai trò của các công cụ thương mại điện tử Trang 19
4.Để sử dụng thương mại điện tử có hiệu quả Trang 24
5.Bí quyết thành công trong thương mại điện tử Trang 27
6.Gian lận trong thương mại điện tử Trang 27
7.Bảo mật cho thương mại điện tử Trang 30
III.lợi ích của người tiêu dùng trong thương mại điện tử
1.Sự lựa chọn Trang 31
2.Sự tiện lợi Trang 31
3.Thông tin chính xác Trang 31
4.Giá cả thấp hơn Trang 32
5.Tuỳ biến theo yêu cầu Trang 32
6. Tạo điều kiện tiếp cận “kinh tế số hoá Trang 32
IV.Vẫn còn trở ngại cho thương mại điện tử Trang 35
C. Internet Và thương mại điện tử ở việt nam
1.Thương mại điện tử thời chứng nước Trang 36
2.Việt Nam với kế hoạch định hình thương mại điện tử Trang 37
3.Cánh cửa thương mại điện tử Việt Nam đã mở Trang 38
4.Thương mại điện tử ở Việt Nam đang gặp khó khăn Trang 39
kết luận Trang 41
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35037.doc