Đề tài Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế giai đoạn 2001-2005 phương hướng và giải pháp thực hiện

Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành, phải bám sát mục tiêu cơ cấu ngành theo đó. Lao động trong nông nghiệp phải cả về tương đối và tuyệt đối để bổ sung lực lượng lao động cho mình công nghiệp và dịch vụ. Giảm tỷ lệ lao động trong nông nghiệp là chiến lược lâu dài và cơ bản. Hiện nay lao động trong nông nghiệp nước ta còn 63% trong tổng lao động xã hội, chuyển dịch lực lượng này phải theo hai hướng. - Hướng chuyển sang làm việc trong các ngành công nghiệp và dịch vụ - Chuyển sang làm việc trong lĩnh vực phi nông nghiệp ngay nông thôn chuyển dịch cơ cấu trình độ, phân công sử dụng hợp lý lao động chuyên môn kỹ thuật. Tỷ lệ lao động đó qua đào tạo nước ta hiện nay còn thấp trong đó cơ cấu lao động đã qua đào tạo chưa hợp lý, quá chú trọng đào tạo Đại học và cao đẳng trong khi đó lực lượng được đào tạo nghề chưa tương xứng.

doc41 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1440 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế giai đoạn 2001-2005 phương hướng và giải pháp thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nông nghiệp cơ cấu sản xuất chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các loại sản phẩm cây trồng và vật nuôi có năng suất và hiệu quả kinh tế cao, kinh tế nông thôn phát triển theo hướng đa dạng hoá ngành nghề, tăng tỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ, giảm sản xuất thuần nông. Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng chiếm trong GDP đã từ 28,8% năm 1995 tăng lên 36,6% năm 2000. Trong đó các ngành công nghiệp khai thác từ 4,8% GDP lên 9,5% GDP, công nghiệp chế tác từ 15,0% GDP lên 17,8% GDP, công nghiệp điện, ga, nước bình quân khoảng 2,9% GDP. Tỷ trọng các ngành dịch vụ trong GDP đã từ 44,1% năm 1995 xuống còn 39,1% năm 2000 trong đó thương nghiệp chiếm khoảng 14,5% GDP, khách sạn nhà hàng chiếm 3,2% GDP, vận tải, thông tin chiếm 4% GDP, kinh doanh tài sản, dịch vụ tư vấn chiếm 4,3% GDP, tài chính tín dụng chiếm 1,9% GDP, quản lý Nhà nước 2,7%. Tuy tỷ trọng ngành công nghiệp có giảm nhưng giá trị tuyệt đối lại tăng qua các năm từ số lượng lương thực quy thóc từ 29,2 triệu tấn năm 1996 tăng lên 34,8 triệu tấn năm 2000 chính thành tựu đó mà nước ta là một trong số những nước đảm bảo an ninh lương thực, và đứng vị trí thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo. Sản lượng một số ngành nông sản quan trọng như cà phê, cao su tăng qua các năm. Riêng ngành dịch vụ đã có tỷ trọng giảm qua các năm nhưng nó lại phù hợp với thực tế. Năm 2000 nước ta đã tạo được tiền đề cho công nghiệp hoá hiện đại hoá, có tích luỹ ban đầu, tỷ lệ tích luỹ so với năm 1996: 25,3, năm 1997 là 26,2 năm 1998 là 27,9 năm 1999 là 26,8 và năm 2000 là 28,7. Năm năm thực hiện 1996-2000 là 26,8, nhưng chúng ta đang cần tỷ lệ tích luỹ cao hơn nữa để tiến hành công nghiệp hiện đại hoá tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp nhanh hơn giá trị sản xuất nông nghiệp. Thực hiện 5 năm 1996 - 2000 công nghiệp tăng 13,9% nông nghiệp tăng 5,6%. Vì vậy giá trị sản xuất công nghiệp ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong GDP và có vị trí ngày càng quan trọng trong cơ cấu công nghiệp – nông nghiệp - dịch vụ. Trong cơ cấu kinh tế hình thành một số sản phẩm mới, một số sản phẩm khối lượng lớn như khai thác dầu khí năm 2000 là 16,5 triệu tấn, lắp ráp ô tô tổng công suất hiện có là 132.860 xe/năm, lắp ráp xe máy có5 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài40 cơ sở trong nước. Tổng công suất mạch in 78 triệu chiếc. Đến nay đã có 62 doanh nghiệp sản xuất xi măng 14 doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng. Nhiều sản phẩm công nghiệp tăng nhanh khối lượng lớn như săm lốp ô tô tăng gần 55% năm, thép tăng 30% năm, dầu thô 19,8% năm, xi măng, động cơ 16% năm, bia 21% năm, bông xỏ tăng 23% năm. Dịch vụ bưu chính viễn thông phát triển manh, Ngân hàng tài chính đang ngày càng nâng cao vai trò của mình trong hệ thống kinh tế. Tuy cơ cấu ngành nước ta đã chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ trong GDP, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp trong GDP, nhưng cơ cấu vẫn chuyển dịch chậm. Trong 5 năm 1996-2000 tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ trong GDP, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm gần 80% dân số và 63% lực lượng lao động. Trong chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế giai đoạn 1996-2000 chưa xác định được sản phẩm mũi nhọn, sản phẩm thế mạnh dựa trên lợi thế so sánh. Chuyển dịch cơ cấu công nghệ còn chậm, đặc biệt là nhóm ngành công nghiệp với một số ngành công nghiệp then chốt như công nghiệp cơ khí thì lạc hậu 50-100 năm so với nước phát triển 30-50 năm so với nước trung bình. Mức cơ giới hoá công nghiệp 62%, nông nghiệp 19% hệ số đổi mới <10%. Cơ cấu kinh tế vẫn biểu hiện là một nước nông nghiệp, công nghiệp chưa chiếm được vị trí quyết định đối với nền kinh tế. 2. Tỷ trọng lao động trong các nhóm ngành. Hướng chuyển dịch lao động của nước ta là giảm tỷ lệ lao động làm việc trong nông nghiệp, tăng tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Qua thực hiện kế hoạch 1996-2000 cơ cấu lao động của nước ta vẫn tập trung chủ yếu ở nông nghiệp với tỷ lệ 63%, công nghiệp 14% và dịch vụ 21%. Lượng lao động trong công nghiệp và dịch vụ quá ít so với lượng lao động trong nông nghiệp. Mặt khác lao động trong công nghiệp thì tỷ lệ qua đào tạo còn rất nhỏ lực lượng lao động phổ thông còn chiếm đa số. Trong nông nghiệp lao động chủ yếu là làm nông nghiệp chưa phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề, phường nghề, đang mất dần. Lực lượng lao động nông nghiệp 63% nhưng thực giờ làm việc nông nghiệp quá ít đa số di chuyển ra thành thị làm nghề phụ. Tình hình chuyển dịch cơ cấu lao động trong các lĩnh vực giai đoạn 1996-2000 Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Công nghiệp và dịch vụ Nông nghiệp Dịch vụ 13,25 69,74 17,02 12,93 69,22 17,85 12,52 68,78 18,7 12,72 68,78 19,01 12,50 68,27 20,0 14 63 21 Cơ cấu lao động ngành công nghiệp và dịch vụ không ổn định qua các năm, tính cả giai đoạn thì năm 2000 tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp tăng 0,75% nhưng tăng giảm qua các năm/ Tỷ trọng lao động trong ngành nông nghiệp tuy có giảm qua các năm, năm 2000 giảm 6,74% nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn 63% (năm 2000) tỷ trọng lao động trong ngành dịch vụ năm 2000 tăng 3,98% so với năm 1995. Trong thời kỳ 1996-2000 chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng lao động trong nông nghiệp tăng tỷ trọng lao động trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên sự chuyển dịch này còn rất chậm chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá tỷ trọng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn lớn hơn 50% trong tỷ trọng lao động điều này chứng tỏ nước ta vẫn là một nước nông nghiệp tỷ lệ lao động làm việc trong nhiều lĩnh vực nông nghiệp là chủ yếu. 3. Hướng và tỷ trọng vốn đầu tư. Vốn đầu tư là một yếu tố quan trọng tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong giai đoạn 1996-2000 cơ cấu vốn đầu tư vào ba nhóm ngành lớn đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng vốn đầu tư vào khu vực nông nghiệp và công nghiệp giảm dần tỷ trọng vốn đầu tư vào ngành dịch vụ. Cơ cấu vốn đầu tư qua các năm. Năm 1995 1996 1997 2000 Công nghiệp và dịch vụ Nông nghiệp Dịch vụ 8,0 30,6 55,4 7,4 41,6 51,0 7,4 41,6 51,0 11,5 43,7 44,8 Tỷ trọng vốn đầu tư trong nông nghiệp trong tổng vốn đầu tư xã hội đã tăng từ 8,0% năm 1995 lên 11,5% năm 2000 cùng với nó là tỷ trọng vốn đầu tư cho lĩnh vực công nghiệp tăng từ 36,6% năm 1995 lên43,7% năm 2000 ngành dịch vụ giảm từ 53,4% xuuống 44,8% năm 2000. Tuy tỷ trọng vốn đầu tư đã có thay đổi theo hướng hợp lý nhưng tỷ trọng vốn giành cho dịch vụ vẫn còn cao năm 2000 là 44,8%. Trong nội bộ tuy ngành đã chưa có cơ cấu hợp lý: như chú trọng đầu tư vào ngành chăn nuôi, đầu tư vào các sản phẩm công nghiệp mũi nhọn, trọng điểm. Trong thời gian tới cần chú trọng đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến. IV. Những nhận xét qua quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 1996-2000. 1. Những thành tựu đạt được. Trong thời kỳ kế hoạch 1996-2000 cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Hướng chuyển dịch đó là đúng với yêu cầu qua quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đó là giảm tỷ trọng GDP tăng tỷ trọng công nghiệp và xây dựng trong GDP. Tốc độ tăng trưởng của các nhóm ngành lớn của nền kinh tế khác nhau tăng trưởng nhanh nhất thuộc lĩnh vực công nghiệp sau đến là dịch vụ và thấp nhất là công nghiệp. 2. Cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu nội bộ trong từng nhóm ngành kinh tế. Ngành nông nghiệp. Trong thời kỳ 1996-2000 cơ cấu nông nghiệp đã có chuyển biến tích cwch theo hướng giảm dần tỷ trọng trong GDP năm 1996: 27,8% năm 1997 25,8% năm 1999 là 25,4% năm 2000 là 23,4% tốc độ tăng trưởng bình quân cả thời kỳ là 5,48% . Tuy tỷ trọng trong GDP có giảm nhưng tăng giá trị tuyệt đối. Sản lượng quy thóc tăng qua các năm 1996; 29,2%, 1997 30,6%; 1998 31,8%; số lượng lương thực tăng 1,6 triệu, bình quân /năm. Số lượng châu, bò, lợn tăng qua các năm Đơn vị: Nghìn con Năm 1995 1996 1997 1998 1999 Trâu Bò Lợn 2962,8 3638,9 16306,4 29,5 38000,0 16921,7 2943,6 3904,8 17635,9 2951,4 3987,3 18132,4 2955,7 4063,6 18885,8 Cơ cấu kinh tế trong nội bộ khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản thời kỳ 1996-2000 tiếp tục chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, giá trị sản lượng nông – lâm nghiệp tăng 5,7%. Tăng dần tỷ trọng ngành thuỷ sản ổn định tỷ trọng ngành lâm nghiệp như giá trị sản xuất của mỗi ngành vẫn tăng dần với nhịp độ khác nhau. Nông nghiệp 5,7%, nông lâm 0,4%, ngư 8,4% nông nghiệp vừa chiếm tỷ trọng lớn vừa có xu hướng giảm nhẹ trong cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản. Trong kế hoạch 5 năm 1996-2000. Nông nghiệp giảm 1% từ 84,8% 1996 xuống còn 83,8% năm 2000. Nguyên nhân là do trong những năm vừa qua nông nghiệp được mùa nhất là sản xuất lương thực nên tuy có giảm trong cơ cấu sản xuất nông – lâm – thuỷ sản nhưng vẫn tăng giá trị tuyệt đối. Lâm nghiệp vừa chiếm tỷ trọng nhỏ vừa không ổn định thất nhất là 1997 và 1998 5,5% cao nhất là năm 1996 và 2000 là 6%. Hiện này tỷ lệ chặt phá rừng lấy gỗ vẫn còn phổ biến nên ua cố gắng của 3 năm 1998,1999,2000 Nhà nước có chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng nhưng cũng chỉ bằng tỷ lệ năm 1996. Ngành thuỷ sản tăng dần tỷ trọng trong cơ cấu giá trị sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp năm 96; 9,2%, năm 97; 9,9%, năm 98; 10% và năm 2000 là 10,2%. Trong giai đoạn 1996-2000 tỷ lệ tuy cơ cấu giá trị thuỷ sản trong nhóm ngành nông nghiệp tăng 1% nguyên nhân do Nhà nước chú trọng đầu tư vào khai thác và chế biến thuỷ sản và hiện nay đây là ngành thế mạnh xuất khẩu của nước ta. Qua phân tích trên ta thấy trong cơ cấu nội bộ nhóm ngành nông nghiệp thì nông nghiệp vẫn chiếm vị trí độc tôn trong cơ cấu còn tỷ trọng lâm nghiệp không ổn định và chiếm tỷ lệ nhỏ điều đó phản ánh tình trạng phá rừng hiện nay. Tỷ trọng ngành thuỷ sản tăng điều này cho thấy ngành này đang có nhiều hứa hẹn. Thuỷ sản là một trọng ba mặt hàng xuất khẩu chủ lực năm 96 đạt 695,5 triệu USD tăng dần qua các năm và đã đạt vượt mức kế hoạch (1-1,1) là 1479 triệu đô là năm 2000 sản lượng thuỷ sản cũng vượt mức kế hoạch (1,6-1,7 triệu tấn) năm 2000 đạt 2,15 triệu tấn. Sự thay đổi cơ cấu nhóm ngành công nghiệp nước ta đã bước đầu phát huy được lợi thế giữa các ngành nhưng sự chuyển dịch còn chậm. Cơ cấu ngành công nghiệp (theo nghĩa hẹp) nói chung hiện nay vẫn chủ yếu là hai ngành chăn nuôi và trồng trọt, cơ cấu có chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi nhưng tăng không đáng kể. Năm Trồng trọt Chăn nuôn Dịch vụ 1995 1996 1997 1998 1999 80,4 80,5 80,5 80,4 80,6 16,6 16,6 16,7 16,9 16,8 3,0 2,9 2,8 2,7 2,6 Tỷ trọng ngành chăn nuôi/ngành nông nghiệp năm 2000 đạt 17,3% không đạt được mức kế hoạch đề ra là 30-35%. Cơ cấu ngành trồng trọt chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng cây công nghiệp trong tổng giá trị ngành trồng trọt nhưng tăng chậm và không đạt được mức kế hoạch đề ra cho năm 2000 là 45%. Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Tỷ trọng cây CN/trồng trọt(%) 16 21 21,8 22,5 23 23,7 Theo bảng trên sau 5 năm tỷ trọng ngành nông nghiệp tăng từ 80,4% (1995) lên 80,6% năm 1999. Vẫn chiếm tuyệt đối, ngành chăn nuôi tăng từ 16,6% năm 1995 lên 16,8% năm 1999, tăng 0,2% ngành dịch vụ giảm xuống từ 3,0% năm 1995 còn 2,6% năm 1999 giảm 0,4%. Cơ cấu ngành nông nghiệp (theo nghĩa hẹ) vẫn chưa có chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, tỷ trọng chăn nuôi và dịch vụ còn quá nhỏ so với trồng trọt, chăn nuôi hiện nay vẫn chỉ tập trung lấy sức kéo chứ chưa chú trọng vào chăn nuôi lấy thịt và da. Cơ cấu cây trồng vật nuôi không có sự thay đổi chăn nuôi chưa tránh được ra khỏi trồng trọt để trở thành ngành sản xuất độc lập. Tỷ trọng cây công nghiệp trong ngành trồng trọt tăng qua các năm. Năm 2000 tăng so với năm 1996 là 2,7% nhưng tốc độ tăng này còn chậm và thực hiện còn quá thấp so với kế hoạch đề ra là 45% giá trị cây công nghiệp trong ngành trồng trọt. Giá trị sản xuất của ngành trồng trọt đóng góp chủ yếu là sản xuất lương thực khoảng 64% trong tổng giá trị sản xuất của ngành trồng trọt. Cơ cấu cây ăn quả trong những năm gần đây đã sút giảm (từ 10% năm 1995 xuống còn 8,0% năm 1999) do tác động của thị trường, chúng ta chưa tìm được đầu ra xuất khẩu cho cây ăn quả và định hướng thị trường cho chúng. Cơ cấu ngành chăn nuôi: giá trị sản lượng tăng từ 13629,2% tỷ đồng năm 1995 lên 17337 tỷ đồng năm 1999, sản lượng thịt lợn hơi năm 2000 đạt 14 triệu tán bằng 1,4 lần so với năm 1995, tỷ trọng giá trị gia súc không thay đổi nhiều qua các năm. Năm 1995 là 65% năm 1999 là 65%. Cơ cấu ngành chăn nuôi không có sự thay đổi đáng kể. Những thành tựu ngành nông nghiệp đạt được là hết sức quan trọng đối với quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá và có sự chuyển biến tích cực giá trị tuyệt đối tăng qua các năm. Nhưng đó là chỉ so với nến nông nghiệp lạc hậu tự túc, tự cấp còn trong yêu cầu mới của quá trình công nghiệp hoá thì tỷ trọng ngành nông nghiệp trong GDP giảm dần mặc dù vậy nhưng giá trị tuyệt đối lại phải tăng để đảm bảo đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm. Đứng trước yêu cầu đó, ngành nông nghiệp phải có một cơ cấu hợp lý hơn để tăng năng suất lao động, tăng thời gian làm việc trong năm (khi tỷ lệ lao động trong nông nghiệp giảm dần). Nhà nước đã tạo ra được sự chuyển dịch cơ cấu sản phẩm theo hướng đa dạng hơn với những sản phẩm công nghiệp và có hai mặt hàng chủ lực để xuất khẩu, cà phê chiếm 8,4% thị phần và đứng thứ 3 trên thế giới. Gạo đứng thứ 2 trên thế giới.Trong nông nghiệp đã bước đầu chú ý đến khu vực dịch vụ và chăn nuôi. b. Ngành công nghiệp và xây dựng. Giai đoạn 1996-2000 nhịp độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân hàng năm làm 13,5% kế hoạch trong đó năm 1996 là 14,2 năm 1997; 13,8 năm 1998 là 12,5% kế hoạch năm 1999 là 11,6% là 15,7%. Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp trong GDP ngày càng tăng, cao nhất là năm 2000 đạt 36,6% trong tổng GDP và thấp nhất là năm 1996 là 29,7% trong 5 năm tỷ trọng công nghiệp trong GDP tăng 6,9%. Một số ngành công nghiệp tiếp tục tổ chức và sắp xếp lại, lựa chọn các sản phẩm ưu tiên và có lợi thế, đổi mới công nghệ, đạt chất lượng cao hơn, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Năng suất sản xuất các sản phẩm công nghiệp tăng khá: năm 2000 so với năm 1995 công suất điện gấp 1,5 lần (tăng 2.715 MW); xi măng gấp 2,1 lần (tăng 8,2 triệu tấn) phân bón gấp trên 3,0 lần tăng (1,5 triệu tấn); thép gấp 1,7 lần tăng 1,0 triệu tấn, mía đường gấp 5 lần tăng 60.000tấn/ngày. Sản lượng một số sản phẩm quan trọng tăng nhanh. Năm 2000 so với năm 1995: Dầu thô gấp 2,1 lần, điện gấp 1,8 lần, than sạch hơn 10 triệu tấn trong đó xuất khẩu trên 3,0 triệu tấn , thép gấp 3 lần, xi măng gấp 2 lần, vải các loại gấp 1,5 lần, giấy các loại gấp 1,7 lần. Cơ cấu ngành công nghiệp đã có chuyển dịch đáng kể, hình thành một số sản phẩm mũi nhọn đến năm 2000 công nghiệp khai thác dầu thô chiếm khoảng 11,2% tổng giá trị sản xuất toàn ngành, công nghiệp sản xuất thực phẩm và đồ uống chiếm khoảng 20%, công nghiệp sản xuất điện, khí đốt, hơi nước chiếm khoảng 5,4% công nghiệp khai thác từ 4,8% năm 1995 trong GDP, công nghiệp chế tác từ 15,0% năm 1995 lên 18,7% năm 2000 trong tổng giá trị công nghiệp. Cơ cấu ngành công nghiệp trong những năm gần đây không có sự chuyển biến lớn. Cơ cấu tỷ trọng công nghiệp chế biến bằng tổng giá trị sản xuất công nghiệp năm 1995 là 80,5% năm 1998 là 79,3% và năm 2000 là 80%. Tỷ trọng công nghiệp chế biến trong GDP Năm 1995 1996 1997 1998 1999 % trong GDP 14,99 15,18 16,48 17,15 17,59 Chỉ tiêu phản ánh trình độ phát triển đất nước liên quan đến chuyển dịch cơ cấu là tỷ trọng công nghiệp chế biến trong GDP qua bảng trên ta thấy tỷ trọng công nghiệp chế biến trong GDP nước ta còn thấp khoảng từ 15-18% tổng sản phẩm quốc dân và chuyển dịch còn chậm. Điều đó chứng tỏ Việt Nam đang ở giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước Cơ cấu công nghiệp và xây dựng Năm 1995 1996 1997 1998 1999 Công nghiệp & xây dựng Công nghiệp Xây dựng 100 76 24 100 78 22 100 79,6 20,4 100 82,2 17,8 100 84,2 15,8 Cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp và xây dựng chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp và giảm dần tỷ trọng ngành xây dựng tổng giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp và xây dựng chuyển dịch cơ cấu giữa hai ngành này là nhanh, ngành công nghiệp năm 1999 tăng 8,2% so với năm 1995 và ngành xây dựng giảm tương ứng trong cùng thời kỳ. Tuy tỷ trọng ngành xây dựng có giảm nhưng Nhà nước đã và đang chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Cơ cấu ngành công nghiệp theo nghĩa hẹp và vấn đề chuyển dịch có thể xét theo 4 nhóm. Nhóm ngành thủ công mỹ nghệ truyền thống, ngành này thời gian qua có chuyển đổi mạnh mẽ, các giá trị công nghiệp và văn hoá đã hình thành. Nhóm ngành khai thác và sản xuất sản phẩm thô. Trong giai đoạn 1996-2000 sản lượng công nghiệp đều dựa vào nhóm ngành này là chính. Mục tiêu đề ra cho kế hoạch 5 năm 1996-2000 là 16 triệu tấn dầu (16%) thô, 4000 tỷ m3 khí và 10 triệu tấn than sạch. Thực hiện giai đoạn 1996-2000 đã vượt mức kế hoạch đối với sản phẩm dầu thô và than. Ngành vật liệu xây dựng Năm 1996 1997 1998 1999 2000 Dầu thô Khí Than sạch 8,8 285 9,8 10 600 11,3 12,5 900 11,6 15,5 1300 9,6 16,3 1600 10,9 Qua bảng trên ta thấy khai thác có mức tăng trưởng cao vì vậy nó chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp. Nhóm ngành chế biến và lắp ráp hiện nay tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động nhưng nó lại chỉ là ngành mà giá trị mới chỉ dùng lại ở giá trị gia công. Trong ngành công nghiệp chế biến chủ yếu là công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm và đồ uống chiếm khoảng 20% tổng giá trị sản lượng công nghiệp. Thực hiện kế hoạch 5 năm 1996-2000 đạt 707,8 tỷ KWh điện 5,91 tấn thép cán, 3792 nghìn tấn giấy, 48 triệu tấn xi măng và 4133 nghìn tấn đường. Sản lượng các sản phẩm chế biến quan trọng tăng nhanh qua các năm, năm 2000 so với năm 1996. Thép tăng 0,84 triệu tấn, phân lân tăng 263 nghìn tấn, vải tăng 91 triệu m, xi măng tăng 6,9 triệu tấn… giá trị và sản lượng của ngành chế biến tăng nhanh nên nó đang chiếm một ví trí quan trọng trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp và chiếm tỷ lệ trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp ngày càng tăng. Nhóm ngành chế tạo sản phẩm kỹ thuật cao (máy móc, điện tử, hoá chất…) có thể coi là bắt đầu. Hiện tại cơ cấu giá trị trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp của nhóm ngành này còn chiếm tỷ trọng thấp, ngành chế tạo máy năm 2000 chiếm 1,47% ngành điện tử chiếm 2% tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp, có thể coi nhóm ngành này là mới bắt đầu. Cơ cấu nhóm ngành này đang ở mức đuối do một số lý do chủ yếu, nhóm ngành này phụ thuộc nhiều vào đầu tư tài chính, ngoài ra còn vì sự tụt hậu của năng lực nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng tỷ trọng trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp. Nhìn chung thì mức tăng trưởng công nghiệp là đều tăng nhưng cơ cấu thì quá trình chuyển dịch chưa mạnh/ Cơ cấu các ngành còn dàn trải, chưa có ngành mũi nhọn làm trục cho sự phát triển. Cơ cấu phân bố chưa hợp lý trong khi cơ sở hạ tầng cho các khu vực công nghiệp lớn đang thừa năng lực. (Quá nhiều khu chế xuất và khu công nghiệp không lấp đầy được) thì công nghiệp chế biến nông lâm sản chưa được chú trọng đúng mức, các ngành này chỉ dùng lại ở sản phẩm thô. Tình trạng xuất nguyên liệu thấp về thành phẩm diễn ra phổ biến cũng chính vì lý do này mà cơ cấu nông nghiệp không thể chuyển dịch nhanh được. c. Ngành dịch vụ: Thương mại – dịch vụ là một trong những ngành quan trọng trong cơ cáu kinh tế của nước ta, giai đoạn 1996-2000 dịch vụ chiếm một tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu GDP. Năm 1996 chiếm 42,5% năm 1997, 42,2% năm 1998 chiếm 41,7% năm 1999 40,1%, năm 2000 là 39,1%. Vì thế cơ cấu ngành thm – dịch vụ tăng 6,8% năm. Tỷ trọng ngành dịch vụ trong GDP đã giảm từ 44,1% năm 1995 xuống còn 39,1% năm 2000. Trong đó thương nghiệp chiếm 14,5% GDP khách sạn nhà hàng chiếm 3,2% GDP, vận tải thông tin chiếm 4% GDP, kinh doanh tài chính, dịch vụ tư vấn chiếm 4,3% GDP, tài chính tín dụng chiếm 1,9% gd, quản lý Nhà nước 2,7%. Ngành dịch vụ phát triển trong điều kiện khó khăn hơn, tổng mức bán lẻ tăng bình quân 6,2% năm. Tổng doanh thu du lịch tăng 9,7% năm khối lượng hàng hoá luân chuyển tăng 12% năm và hành khách 5,5% năm. Dịch vụ bưu chính viễn thong có giá trị doanh thu tăng 11,3%. Dịch vụ tcm kiểm toán, Ngân hàng, bảo hiểm tăng 7,0% năm. Có chuyển biến mạnh mẽ nhất là trong lĩnh vực tài chính, Ngân hàng bưu chính viễn thông đáp ứng nhu càu tăng trưởng kinh tế và phục vụ đời sống, từng bước nâng cao chất lượng phục vụ. Ngành thương nghiệp phát triển khá góp phần điều chỉnh lại cơ cấu sản xuất và lưu thông hàng hoá trong cả nước. ngành du lịch phát triển mạnh dịch vụ vận tải cơ bản đáp ứng được nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hoá. Cơ cấu xuất nhập khẩu tổng kim ngạch xuất khẩu 5 năm đạt trên 51,6 tỷ USD tăng bình quân hàng năm 21%, cơ cấu hàng xuất khẩu đã có sự thay đổi một bước tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng nông – lâm thuỷ sản có xu hướng giảm dần từ 42,3% năm 1996 xuống còn30% năm 2000, tỷ trọng của nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp tăng tương ứng từ 29% lê 34,3% nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản từ 28,7% lên 35,7%. Tổng kim ngạch nhập khẩu 5 năm khoảng 61 tỷ USD tăng bình quân khoảng 13,3 tỷ trọng hàng tiêu dùng trong tỷ lệ nhập khẩu giảm từ 13% năm 1996 xuống còn 5,2% năm 2000. Trong nhóm hàng tư liệu sản xuất, nhóm máy móc thiết bị động cơ và phụ tùng tăng nhanh trong những năm gần đây/ Về cơ cấu thị trường: Thị trường ngoài nước được mở rộng theo hướng đa dạng hoá và đa phương hoá. Cơ cấu thị trường ngoài nước như sau. Thị trường nhập khẩu, riêng thị trường các nước ASEAN tương ứng chiếm trên 18% xuất khẩu và 29% nhập khẩu. Trên một số thị trường khác như EU , Châu Mỹ, trung đông, hàng xuất khẩu của ta đã có mặt và tỷ trọng tăng dần. Nước ta có 5 bạn hàng lớn khu vực Châu á. Nhật Bản 20% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, Xingapore 17%, Hồng Kông 10%, Hàn Quốc 9% và Đài Loan 7%. Cơ cấu của một số ngành du lịch được đầu tư phát triển viễn thông 29,6% tổng đầu tư xây dựng bưu chính viễn thông, ngành Ngân hàng tài chính và ngành dịch vụ du lịch có những chuyển biến tích cực. Ngành Bưu chính viễn thông được tác làm 2 lĩnh vực bưu chính và viễn thông. Cùng với sự phát triển ngành viễn thông luôn có tốc độ phát triển nhanh hơn ngành bưu chính, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong ngành bưu điện các lĩnh vực đầu tư và doanh thu. Trong những năm qua ngành bưu chính – viễn thông chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá. Tổng số máy điện thoại năm 1995 là 770.000 máy đến năm 2000 đã tăng là hơn 2 triệu máy mật độ máy/100 dân năm 1995 là 1,04 đến năm 2000 đã tăng lên 4 máy/100 trên 85% số xã đã có máy điện thoại. Cơ cấu bưu chính – viễn thông không tách rời mà hiện nay đã có sự chuyển sang cơ cấu mới, bưu chính và viễn thông phối hợp hoà nhập vào nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển. Một số dịch vụ xuất hiện là do có sự kết hợp giữa bưu chính và viễn thông như dịch vụ điện hoa, chuyển tiến nhanh. Chuyển dịch cơ cấu còn thể hiện ở chỗ chuyên môn hoá phân ngành hẹp hơn nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng tăng. Hàng loạt Công ty chuyên sâu ra đời như Công ty viễn thông quốc tế VII, Công ty thông tin di động (VMS), Công ty bưu chính liên tỉnh, Công ty truyền số liệu, Công ty nhận tin. Qua đó chúng ta có thể thấy ngành bưu chính – viễn thông có chuyển dịch cơ cấu theo hướng hện đaị hoá đa dạng hoá dung hoà dịch vụ. Sự chuyển dịch cơ cấu này giúp cho ngành có được năng lực mới nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển nước ta trong công cuộc đổi mới. 3. Những nhận xét qua quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 1996-2000. a. Thành tựu: Tuy tỷ trọng của các ngành có sự thay đổi tăng giảm khác nhau nhưng số tuyệt đối của các nhóm ngành trong GDP đều tăng làm cho tổng GDP tăng lên. Trong khi tỷ trọng nông nghiệp giảm dần qua các năm, thì nước ta vãn là nước đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo và đảm bảo an ninh lương thực. Chính sự phát triển vững chắc của ngành nông nghiệp đã tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực trong các nhóm ngành của nền kinh tế và của nội bộ ngành công nghiệp. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nước ta trong giai đoạn vừa qua là phù hợp với đường lối, chú trọng và bước đầu có kết quả tốt. Sự chuyển dịch cơ cấu nộ bộ 3 nhóm ngành lớn của nền kinh tế giai đoạn 1996-2000 nhìn chung là đúng hướng tích cực do đó góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành toàn bộ nền kinh tế theo hương công nghiệp hoá hiện đại hoá. Giai đoạn 1996-2000 thực tế cho thấy sự tăng trưởng nhanh của các ngành công nghiệp (gồm cả xây dựng ) là do kết quả đầu tư của Nhà nước cho một số ngành quan trọng như; dầu khí, điện, xi măng, théo, giấ, may mặc… nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp có thể xét trên 4 nhóm. Nhóm ngành thủ công mỹ nghệ truyền thống, thời gian qua đã có sự chuyển dịch tích cực, giá trị công nghiệp và văn hoá đã hình thành. Nhóm ngành khai thác và chế biến sản phẩm thô đã có vai trò lớn đối với tổng giá trị sản xuất công nghiệp. Nhóm ngành chế biến và lắp ráp đang dẫn đầu về tỷ trọng giá trị công nghiệp trong quá trình hội nhập. Tuy nhiên ngoài ý nghĩa về kinh tế nhóm này còn có ý nghĩa về mặt xã hội vì vậy cần đầu tư để chuyển dịch mạnh hơn nữa. Nhóm ngành chế tạo sản phẩm kỹ thuật cao có thể coi đây là gia đoạn bắt đầu phát triển còn phụ thuộc nhiều vào đầu tư tài chính. Nhìn chung tổng thể chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp đã theo hướng tích cực, bước đầu khai thác được lợi thế, tạ ra được một số sản phẩm xuất khẩu khối lượng lớn như: Dầu thô, khoáng sản, may mặc da giày. so cơ cấu công nghiệp vẫn chưa xác định được ngành mũi nhọn ngành trọng điểm. Trong nội bộ ngành nông nghiệp, cơ cấu giữa trồng trọt và chăn nuôi tiếp tục chuyển dịch theo hàng chú trọng chăn nuôi đưa chăn nuôi lên thành ngành sản xuất chính từng bước cân đối với trồng trọt. Ngành trồng trọt phát triển theo hướng đa dạng hoá, ngoài lúa các cây lương thực khác cũng phát triển mạnh đặc biệt là mầu và cây công nghiệp ngăn ngày và dài ngày. Nét nổi bật là đã hình thành một số vùng chuyên canh, vùng sản xuất hàng hoá tập trung gắn với công nghiệp chế biến. Một số loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao dễ tiêu thụ và gắn với công nghiệp chế biến đã phát triển nhanh. Nét nổi bật trong ngành chăn nuôi là tốc độ tăng trưởng chăn nuôi cao hơn trồng trọt song do giá trị sản xuất chăn nuôi trong giá trị sản xuất chung ngành nông nghiệp nhỏ bé nên tỷ trọng còn thấp. Ngành thuỷ sản có điều kiện và tiềm năng chủ yếu. Nét đặc biệt trong những năm qua là cơ cấu nội bộ ngành đã chú trọng kết hợp cả nuôi trồng, đánh bắt và xuất khẩu. Trong nuôi trồng đã chú trọng cải tạo giống khai thác và bảo vệ tài nguyên môi trường. Trong đánh bắt kết hợp đánh bắt ven bờ và xa bờ, kết hợp đánh bắt và bảo vệ. Trong nội bộ nông nghiệp thì lâm nghiệp còn khó khăn nhất trong phát triển để chiếm vị trí xứng đáng trong cơ cấu GDP của toàn ngành. Cơ cấu giá trị sản xuất Lâm nghiệp trong toàn ngành còn nhỏ bé, và ngày càng có xu hướng giảm. Trong nhóm ngành dịch vụ nếu xét từ góc độ mức tăng trưởng nhanh, liên tục và chuyển dịch cơ cấu tích cực phải kể đến dịch vụ bưu chính viễn thông. Sự phát triển không đều của ngành du lịch trong những năm gần đây có nguyên nhân từ nhiều phía song cũng không thể phủ nhận đóng góp của ngành vào GDP sự chuyển dịch mạnh mẽ của ngành Ngân hàng – tài chính những năm gần đây đã bước đầu phục vụ có hiệu quả sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng thị trường. 4. Một số tồn tại trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành nước ta giai đoạn 1996-2000. Sự chuyển dịch cơ cấu giữa 3 nhóm ngành lớn và trong nộ bộ ngành tuy dùng hướng suy nhìn chung diễn ra còn chậm chạp đến nay tỷ trọng nông nghiệp trong GDP vẫn còn chiếm 24,3% (năm 2000). Nhìn cơ bản nước ta nông nghiệp lao động làm việc trong khu vực nông thôn vẫn chiếm tỷ lệ cao 63% (năm 2000 ). Trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta chưa xác định được danh mục sap mũi nhọn, chủ lực của đất nước do vậy chưa xác định được ngành mũi nhọn chuyển dịch cơ cấu nguồn lực của nền kinh tế những năm qua được xem là tồn tại mang tính điều kiện thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong những năm qua từ bố trí sắp xếp sử dụng lao động, đào tạo nhân lực, bảo đảm quan hệ giữa trình độ công nghệ đưa vào với trình độ lao động đều chưa được xử lý đúng. Trong tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Một yếu kém bao trùm trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta là thiếu một chiến lược và chính sác ônr định lâu dài. Cuối cùng là điểm xuất phát của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn rất thấp, thực chất là còn ở giai đoạn sơ khai của chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tóm lại thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta thời gian qua tuy đã đạt các thành tựu góp phần tạo đà tăng trưởng sang cùng phát sinh nhiều vấn đề cần được tiếp tục tháo gỡ và điều chỉnh đồng bộ về mọi mặt trong những năm tới. Chương III: Quan điểm, phương hướng và giải pháp thực hiện kế hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 1996-2000 I. Quan điểm chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 1. Coi vấn đề chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vừa là vấn đề cần thiết phải định hướng nhưng vừa là động lực, điều kiện để thực hiện các chiến lược khác về phát triển kinh tế. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội phải được thực hiện trên nhiều mặt, thực hiện đồng thời chiến lược tăng trưởng, chiến lược chuyển dịch cơ cấu ngành, chiến lược chuyển dịch cơ cấu vùng kinh tế, chiến lược chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế và thực hiện các mục tiêu xã hội…. Chiến lược chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là điều kiện cần thiết để thực hiện mục tiêu tăng trưởng phát triển kinh tế đảm bảo yêu cầu phát triển nhanh và bền vững. Thực hiện chiến lược chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đúng hướng phù hợp với giai đoạn hiện nay sẽ là động lực để phát triển nhân lực, giải phóng sức sản xuất, tăng trưởng năng suất lao động đảm bảo hiệu quả kinh tế cao. Chiến lược chuyển dịch cơ cấu phù hợp, xác định các mặt hàng mũi nhọn các mặt hàng chủ lực sẽ tạo điều kiện để nước ta phát huy lợi thế so sánh, cải thiện vị thế của đất nước trong quá trình hội nhập khu vực và thế giới. Đồng thời chiến lược chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp sẽ tạo điều kiện thực hiện các mục tiêu xã hội, tăng mức sống của dân cư, giảm đói nghèo, giải quyết vấn đề môi trường, xoá đói giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội. Vì vậy thực hiện chiến lược phát triển kinh tế nhanh và bền vững thì vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá là vấn đề cần thiết, đồng thời đó cũng là động lực để thực hiện các chiến lược khác về phát triển kinh tế xã hội nhằm thực hiện các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội đã đặt ra. 2. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế bảo đảm phù hợp quy luật phát triển. 2.1. Chuyển dịch theo cơ cấu ngành: Toàn cầu hoá hội nhập kinh tế là xu hướng lớn hiện nay của nền kinh tế thế giới vì vậy Việt Nam cũng không thể đặt mình ngoài xu hướng này được. Để thực hiện quá trình hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới thì chiến lược phát triển kinh tế xã hội của nước ta phải theo hướng mở cửa hội nhập, tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế. Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế cũng phải phù hợp với xu hướng này. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng hội nhập đòi hỏi phải xác định lựa chọn mô hình cơ cấu kinh tế hợp lý theo yêu cầu của tiến trình hội nhập và các thời kỳ khác nhau trong chu kỳ sản phẩm. 2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Công nghiệp hoá hiện đại hoá nền kinh tế đất nước là một hướng đúng hợp với quy luật phát triển. Vì vậy cơ cấu kinh tế cũng cần phải có sự chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng trong GDP của ngành công nghiệp và dịch vụ giảm dần tỷ trọng của ngành nông nghiệp. 3. Xây dựng cơ cấu ngành kinh tế phù hợp mang tính hốn hợp. Đối với mỗi quốc gia khi bước vào thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước phải xác định cho mình một cơ cấu kinh tế hợp lý. Cơ cấu đó phải phù hợp với xu thế đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hoá hiện đại hoá, khai thác tiềm năng và thế mạnh trong nước, đảm bảo hội nhập đúng hướng. Mục tiêu quá trình cơ cấu nền kinh tế nước ta hiện nay là thoạt khỏi tình trạng cơ cấu nghiêng về nông nghiệp tạo cơ sở vững chắc để phát triển nhanh và bền vững. Cơ cấu nước ta phải dần tiếp cận được với cơ cấu của các nước công nghiệp phát triển (nông nghiệp <10%, công nghiệp 40-50%, dịch vụ 45-50 ) từ các yêu cầu đó mô hình cơ cấu ngành kinh tế nước ta có thể xác định. - Phát triển toàn diện song có trọng điểm. Đánh giá đúng tiềm năng, điều kiện và nguồn lực để phát triển các ngành, nghề nhóm khai thác có hiệu quả các điều kiện và tiềm năng của đất nước và tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài. Đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế khu vực và thế giới và phân công lao động quốc tế đòi hỏi chúng ta phải xác định đúng và tập trung sức phát triển các ngành trọng điểm, kinh tế trong một thời gian dài. phát triển ngành này không những tạo tiềm lực cho nền kinh tế mà nó còn là yếu tố cơ bản đảm bảo sư bền vững của quá trình phát triển nền kinh tế. Các ngành mũi nhọn thì không cố định và gắn với thời kỳ ngắn nhưng cũng rất quan trọng phát triển các ngành mũi nhọn đúng hướng sẽ góp phần khẳng định lợi thế so sánh của đất nước, tạo tiềm lực mạnh giải quyết các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Trong quá trình chuyển dịch tập trung phát triển các ngành thay thế nhập khẩu và hướng về khai thác chú trọng ngành truyền thống, các ngành chế biến lâm sản, nông sản. Coi trọng cả thị trường trong nước và thị trường quốc tế. 4. Đảm bảo tính hiệu quả kinh tế xã hội cao trong các phương án chuyển dịch cơ cấu. Hiệu quả kinh tế xã hội cao là điều kiện quan trọng bậc nhất bảo đảm sự phát triển của đất nước. Muốn vậy phải có chiến lược phát triển kinh tế đúng đắn. Phải xác định mục tiêu cơ cấu sản xuất hợp lý, phù hợp với cơ cấu nhu cầu từ đó có kế hoạch đầu tư phân bố vốn cho từng ngành theo thời gian thích hợp cùng với hệ thống các biện pháp kiểm tra nhằm đảm bảo hiệu quả kinh tế cao. Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải xác định các ngành đầu tầu tăng trưởng đó là các ngành mũi nhọn, ngành trọng điểm. Xác định đúng các ngành này sẽ nâng cao được hiệu quả khai thác các nguồn lực trong nước (nhất là tài nguyên thiên nhiên), phát huy được lợi thế so sánh đảm bảo hiệu quả kinh tế xã hội cao trong quá trình hội nhập. Bên cạnh chú trọng phát triển các ngành mang tính chất đầu tầu tăng trưởng cũng cần phải hỗ trợ các ngành khác. Với mục tiêu phát triển đều nhưng không cân bằng, dàn trải, các ngành cũng phát triển nhưng có ngành đầu tầu để nhằm thực hiện tăng trưởng nhanh, bền vững và hiệu quả. 5. Quan điểm phát triển đồng bộ trong chuyển dịch cơ cấu. Thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế chúng ta phải có sự chuyển dịch đồng bộ về tỷ trọng các ngành trong GDP, tỷ trọng vốn đầu tư trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội và tỷ trọng lao động làm việc. II. Phương hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế giai đoạn 2001-2005. 1. Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá. Hướng dạng cơ cấu ngành của Việt Nam đạt được năm 2005 là Công nghiệp – dịch vụ – nông nghiệp Vai trò của ngành công nghiệp trong cơ cấu ngành được đặt lên vị trí hàng đầu tiếp theo đó là dịch vụ và nông nghiệp. Các tiêu chí về cơ cấu: (dự kiến) + Cơ cấu trong GDP. Tỷ trọng nông, lâm , ngư nghiệp 20-21% Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng khoảng 38-39% Tỷ trọng các ngành dịch vụ khoảng 41-42% + Cơ cấu lao động. Tỷ lệ lao động làm việc trong ngành nông nghiệp 56-57% Tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực công nghiệp 20-21% Tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực dịch vụ 23-24% + Cơ cấu vốn đầu tư: (tổng đầu tư xã hội ) Tỷ lệ vốn đầu tư cho ngành nông nghiệp: 13% Tỷ lệ vốn đầu tư cho ngành công nghiệp: 44% Tỷ lệ vốn đầu tư cho ngành dịch vụ: 43% * Phương hướng Mục tiêu tổng quát về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta là chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Cùng với các chỉ tiêu về cơ cấu đặt ra trong năm 2005 ta thấy. Cần tiếp tục giảm tỷ trọng của khu vực nông nghiệp từ tỷ lệ hiện nay là 24,3% xuống còn khoảng 20-21% năm 2003. Đồng thời tiếp tục tăng tỷ trọng của khu vực công nghiệp và dịch vụ từ tỷ lệ hiện nay là 36,6% và 31,9% lên tương ứng 38-39%, 41-42% năm 2005. Đồng thời với chuyển dịch tỷ trọng là khu vực trong tổng GDP cũng cần có sự chuyển dịch về cơ câú vốn và lao động theo hướng giảm dần tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Cơ cấu vốn đầu tư cho các ngành cũng cần có sự thay đổi theo hướng tăng dần tỷ trọng đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp để thực hiện quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông thôn, tăng tỷ lệ đầu tư cho lĩnh vực công nghiệp và xây dựng để phát triển nhanh ngành chiếm lính vị trí quan trọng số một đó là ngành công nghiệp và xây dựng. Đồng thời giảm tỷ lệ vốn đầu tư cho ngành dịch vụ/ Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp trong GDP nhưng giá trị tuyệt đối của sản xuất nông nghiệp vẫn cần phải tăng. Vì nó có vai trò qua trọng trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và những giai đoạn tiếp theo và để đảm bảo vững chắc an toàn lương thực, giai đoạn tiếp theo và để đảm bảo thu nhập cho số đông nhân dân. Trong thời gian tới phải xác định được các ngành trọng điểm và các ngành cực tăng trưởng (mũi nhọn) dựa trên những dấu hiệu về lợi thế . có khả năng làm đầu tầu tăng trưởng kinh tế và có sức lan toả rộng cho các ngành khác của nền kinh tế quốc dân. Dựa trên những dấu hiệu trên có thể xác định được ngành cực tăng trưởng của Việt Nam là. Ngành chế biến nông, lâm thuỷ sản Ngành khai thác và chế biến dầu khí Ngành dệt may và da dày Ngành bưu chính viễn thông Ngành chế tạo và lắp ráp linh kiện điển tử 2. Định hướng chuyển dịch cơ cấu nội bộ từng ngành. a. Ngành nông nghiệp: Chuyển đổi nhanh cơ cấu sản xuất nông nghiệp ứng dụng nhanh khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất, nhất là ứng dụng công nghệ sinh học, gắn nông nghiệp với Công ty chế biến. Cơ cấu hiện nay giữa nông nghiệp – lâm nghiệp và chế biến thuỷ sản hiện nay vẫn chưa hợp lý trong thời gian tới cần đầu tư để chuyển dịch cơ cấu giữa nông lâm thuỷ sản hợp lý hơn, lâm nghiệp và thuỷ sản là hai ngành trong tổng giá trị sản xuất ngành nông – lâm – thuỷ sản đến năm 2005 có thể nâng tổng giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp lớn trên 5%, tổng giá trị sản xuất ngành thuỷ sản lên 19,2% trong tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp (theo nghĩa rộng). Chuyển dịch cơ cấu nông – lâm nghiệp cũng cần chú trọng đến cơ cấu của ngành nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp theo nghĩa hẹp thì chỉ có hai ngành là trồng trọt và chăn nuôi, cho đến nay ngành chăn nuôi chưa phải là ngành sản xuất chính, chiếm một tỷ trọng rất nhỏ và phụ thuộc vào ngành nông nghiệp, kinh tế phát triển nhu cầu tiêu dùng lương thực, thực phẩm giảm xuống, nhu cầu tiêu dùng của người dân đối với các sản phẩm của ngành chăn nuôi như trứng, sữa, thịt… tăng lên vì vậy cần phải nâng cao tỷ trọng ngành chăn nuôi trong nông nghiệp và ngành chăn nuôi trở thành một ngành sản xuất chính độc lập, là một hướng đi thích hợp và hợp quy luật. Dự kiến năm 2005 sản lượng thịt lợn các loại khoảng 2,5 triệu tấn. Hướng chính là tổ chức lại sản xuất khuyến khích phát triển hộ hoặc chuồng trại chăn nuôi quy mô lớn, đầu tư cải tạo đàn giống, tăng cường công tác thú y, chế biến thức ăn chăn nuôi, phát triển đàn bò thịt sữa và các cơ sở chế biến thịt, sữa. Cơ cấu bản thân ngành trồng trọt cần có sự chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt nhằm tạo điều kiện ngành này phát triển đa dạng hơn. Ngành trồng trọt có 6 phân ngành đó là: cây lương thực, cây công nghiệp cây ăn quả, cây rau và hoa, cây dược liệu và cây thức ăn gần đây đã đảm bảo an ninh lương thực nên các ngành khác cũng được chú ý phát triển nhất là cây công nghiệp dài ngày, Tuy nhiên tỷ trọng cây công nghiệp/ tổng giá trị còn quá nhỏ. Trong thời gian tới cần tiến hành mạnh mẽ đa dạng hoá sản xuất ngành trồng trọt. Tập trung phát triển các cây nông nghiệp chủ lực có khả năng cạnh tranh như cao sư, cà phê, chè, điều.. ngoài ra cần chú trọng phát triển các loại rau quả và các sản phẩm đặc trưng khác. b. Ngành công nghiệp và xây dựng. Trong kế hoạch 1996-2000 công nghiệp nước ta có bước phát triển khá quan trọng nhiều ngành sản xuất mới được xây dựng, kỹ thuật công nghệ được đổi mới, xuất hiện một số ngành xuất khẩu chủ lực. Sản xuất công nghiệp đáp ứng được nhu cầu tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng. Tuy nhiên về cơ cấu thì công nghiệp nước ta chưa hợp với phương hướng trong giai đoạn 2001-2005 cần phải có sự chuyển dịch mạnh hơn về cơ cấu đó là: phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, các ngành công nghiệp phục vụ phát triển ngành nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Xây dựng có lựa chọn một số ngành công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất; dầu khí, luyện kim, cơ khí, điện tử, hoá chất cơ bản phát triển mạnh công nghiệp cao; công nghiệp thông tin, viễn thông, điện tử, nâng cao tỷ trọng công nghiệp chế biến, công nghiệp kỹ thuật cao, công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp. Đầu tư phát triển các ngành công nghiệp mà chúng ta có thế mạnh như: công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ snar năm 2005 đạt 8-10 lít sữa/người/năm. - Ngành dệt may và da giày chú trọng phát triển nguồn bông và da các loại phấn đấu đến năm 2005 sản lượng 2,5-3 vạn tấn tăng 750 triệu mét vải. - Ngành công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin, viễn thông tập trung đầu tư có chính sách phát triển công nghệ phần mềm. - Ngành dầu khí: đưa sản lượng kế hoạch năm 2005 đạt 27-28 triệu tấn. c. Khu vực dịch vụ. Tổng gai đoạn 1996-2000 dịch vụ nước ta tuy tốc độ có chửng lại nhưng cũng đạt được những kết quả trong đó có những ngành phát triển rất nhanh như Bưu chính viễn thông, hàng không, Ngân hàng v..v.. - Đa dạng hoá các ngành dịch vụ, mở rộng thị trường tiêu dùng, dịch vụ phát triển thương mại cả nội thương và ngoại thương. Nâng tỷ mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ trên thị trường tăng khoảng 11-14%năm. - Nâng cao chất lượng tăng khối lượng và độ an toàn vận tải hành khách, hàng hoá, nâng tỷ lệ thị phần vận tải quốc tế bằng đường không, đường biển, khối lượng luân chuyển hàng hoá tăng 9-10% năm, hành khác 5-6%/năm. Đặc biệt nhấn mạnh nâng cao chất lượng dịch vụ bưu chính viễn thông năm 2005 mật độ điện thoại đạt 7-8 máy/100 dân 100% xã có điện thoại. Bên cạnh đó phát triển nhanh các ngành dịch vụ tài chính, Ngân hàng, tư vấn, dịch vụ trí tuệ, tin học, dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ y tế…. III. Các giải pháp thực hiện. 1. Giải pháp về thể chế chính sách. Nâng cao chất lượng quy hoạch và chiến lược phát triển các vùng, các ngành và các địa phương, các quy hoạch, kế hoạch phát triển các ngành cần định hướng phát triển các nhóm ngành lớn của nền kinh tế và góp phần chuyển dịch cơ cấu nhóm ngành. Căn cứ vào kết quả đã đạt được về cơ cấu chuyển dịch ngành kinh tế giai đoạn 1996-2000 rà soát và điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá. Xác định lại tốc độ trật tự phát triển của từng ngành kinh tế với mục tiêu đến 2005-2010 là nông nghiệp 19-20%, công nghiệp 38-39%, dịch vụ 41,42% theo đó vị trí các ngành then chốt và tốc độ của chúng phải nhanh hơn các ngành khác. Trong đó đặc biệt chú trọng ngành công nghiệp phục vụ phát triển hạ tầng kỹ thuật. Coi trọng và phát triển các ngành công nghiệp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu trong nhóm ngành nông – lâm – ngư nghiệp và dịch vụ. Phát triển nhanh các ngành công nghiệp đang có lợi thế và có điều kiện phát triển; chế biến nông, lâm, hải sản, dệt may, da giày..v…v.. trên chi phí khai thác mũi nhọn các ngành cần ưu tiên phát triển trong thời kỳ tới. Các ngành trọng điểm và các ngành mũi nhọn được xem xét trên các căn cứ về lợi thế theo đó ngành trọng điểm của nước ta bao gồm; điện ưực, xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ khí và sản xuất thép, sản xuất chế biến lương thực thực phẩm, lâm nghiệp, khai thác than, hoá chất cơ bản… ngành mũi nhọn gồm chế biến đặc sản (cao su, cà phê, hồ tiêu), chế biến dầu khí ngành công nghệ sinh học, khai thác chế biến thuỷ sản, bưu chính sau khi xác định được các ngành trọng điể, mũi nhọn cần có giải pháp hỗ trợ phát triển các ngành này đó là: xây dựng chiến lược phát triển ngành nghiên cứu thị trường và có chính sách thị trường thích hợp nắm bắt xu hướng hoạt động thị trường tập trung nguồn lực phát triển, vốn, lao động kỹ thuật cao và khoa học công nghệ, chính sách ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm mũi nhọn và có chính sách thu hút vốn nước ngoài đầu tư vào các ngành này. 2. Các giải pháp về thị trường. Để xác định bước chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng hội nhập cần phải xác định các giai đoạn phát triển theo chu kỳ sản phẩm (5 chu kỳ). Theo lý thuyết về chu kỳ sản phẩm và thực trạng cơ cấu kinh tế Việt Nam hiện nay có thể xác định hướng thị trường và hướng đổi mới sản phẩm như sau: Nhập công nghệ có chọn lọc, nâng cao năng lực và trình độ của toàn nền kinh tế đủ sức đáp ứng nhu cầu trong nước. Đẩy mạnh sản xuất trong nước để tạo ra sản phẩm ngày càng hoàn mỹ hơn, chất lượng cao hơn thay thế nhập khẩu. Đặc biệt chú trọng các ngành: Điện tử, điện lạnh gia dụng, cơ khí nhỏ phục vụ nông nghiệp, xe máy, ô tô, sắt thép xây dựng cao cấp, vật liệu xây dựng cao cấp… cần phải xác định nguyên tắc nâng dần tỷ trọng nội đại hoá từng bước nắm bắt công nghệ để tự sản xuất. Nghiên cứu kỹ thị trường, phát triển sản xuất các sản phẩm, các ngành sản xuất định hướng xuất khẩu chúng ta cần nghiên cứu tìm kiếm các phân đoạn thị trường mà các nước tiên tiến và nước đi trước bỏ trống, tận dụng cụ thể về lao động và nguồn tự nhiên để xác định các ngành hàng xuất khẩu. Ngoài vấn đề nghiên cứu thị trường chúng ta cũng cần điều chỉnh cơ cấu sản phẩm một cách có hiệu quả theo hướng xuất khẩu. Tăng tỷ trọng sản phẩm chế biến tính trung tổng giá trị sản phẩm xuất khẩu, giảm thiệt hại nguyên liệu và sơ chế muốn vậy vấn đề là công nghệ. Mở rộng danh mục sản phẩm xuất khẩu đặc biệt là sản phẩm thủ công truyền thống, sản phẩm độc đắc, mở rộng quan hệ hợp tác gia công với nước ngoài theo hướng mở rộng mặt hàng và quy mô, đa dạng hoá hình thức, nâng cao trình độ gia công. Về định hướng thị trường sản phẩm xuất khẩu cần điều chỉnh cơ cấu hợp lý theo 4 khu vực. Khu vực 1: Định hướng thị trường và sản phẩm xuất khẩu cần đảm bảo chất lượng và hàm lượng trí tuệ ngày càng cao. Khu vực 2: Định hướng thị trường nội địa phục vụ xuất khẩu tại chỗ đáp ứng nhu cauaf của khách quốc tế và của nhà đầu tư. Điều chỉnh cơ cấu xuất khẩu tại chỗ đúng hướng. Nghiên cứu thị trường mục tiêu của khách du lịch quốc tế. Khu vực 3: Định hướng thị trường nội địa thay thế nhập khẩu đáp ứng nhu cầu trong nước mà trước đó chủ yếu thực hiênông nghiệp thông qua nhập khẩu. Khu vực 4: Đẩy mạnh sản xuất phục vụ mọi nhu cầu trong nước và phục vụ xuất khẩu trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ở nước ta. 3. Giải pháp về nguồn lực. Giải pháp vốn: Tập trung vốn vào sản xuất nông nghiệp để thực hiện quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông thôn đa dạng sản phẩm. Trong công nghiệp chú trọng đầu tư các ngành trọng điểm, các ngành mũi nhọn, tập trung đổi mới công nghệ hướng vào sản xuất hàng chế biến, nâng cao tỷ trọng giá trị sản xuất của ngành công nghiệp chế biến trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp. Đổi mới chính sách thuế phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế là giảm thuế thu nhập từ khu vực doanh nghiệp để tạo điều kiện cho doanh nghiệp tái đầu tư phát triển sản xuất. Dùng thuế như một công cụ để khuyến khichso phát triển. Miễn giảm thuế hợp lý đối với hoạt động nhập khẩu nguyên liệu, miễn thuế hoặc áp dụng thuế suất thấp đối với các máy móc thiết bị phục vụ chiến lược chuyển dịch cơ câú kinh tế nông nghiệp và nông thôn. * Chính sách tín dụng. Vấn đề quan trọng chính sách tín dụng có tác dụng trực tiếp đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế là xác định vốn đầu tư trên cơ sở nguồn vốn huy động và phương thức thực hiện đầu tư có hiệu quả, cần tập trung vốn vào các hướng chuyển dịch cơ cấu trọng tâm. Trong giai đoạn từ nay đến năm 2005 chính sách tín dụng tập trung vào các hướng sau. + Tín dụng dài hạn nên tập trung vào: các dự án lớn, các dự án thuộc lĩnh vực trọng điểm như dầu khí, điện lực, cơ khí, điện tử, trồng rừng. Các dự án trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng kỹ thuật. + Tín dụng ngắn hạn: Tập trung chủ yếu cho thu mua hàng xuất khẩu, cho phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động. + Tín dụng phục vụ phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa * Về lao động: Chuyển dịch cơ cấu lao động và nâng cao chất lượng đặc tạo nguồn nhân lực phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý và bảo đảm tăng trưởng nhanh. Chuyển dịch cơ cấu nguồn lực vừa đảm bảo yêu cầu phát triển của ngành các lĩnh vực, yêu cầu lao động. Chuyển dịch cơ cấu nguồn nhân lực phải nhằm nâng cao chất lượng lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh. Từ yêu cầu trên chuyển dịch cơ cấu nguồn nhân lực nước ta hiện nay cần tập trung theo hướng cơ bản sau. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành, phải bám sát mục tiêu cơ cấu ngành theo đó. Lao động trong nông nghiệp phải cả về tương đối và tuyệt đối để bổ sung lực lượng lao động cho mình công nghiệp và dịch vụ. Giảm tỷ lệ lao động trong nông nghiệp là chiến lược lâu dài và cơ bản. Hiện nay lao động trong nông nghiệp nước ta còn 63% trong tổng lao động xã hội, chuyển dịch lực lượng này phải theo hai hướng. - Hướng chuyển sang làm việc trong các ngành công nghiệp và dịch vụ - Chuyển sang làm việc trong lĩnh vực phi nông nghiệp ngay nông thôn chuyển dịch cơ cấu trình độ, phân công sử dụng hợp lý lao động chuyên môn kỹ thuật. Tỷ lệ lao động đó qua đào tạo nước ta hiện nay còn thấp trong đó cơ cấu lao động đã qua đào tạo chưa hợp lý, quá chú trọng đào tạo Đại học và cao đẳng trong khi đó lực lượng được đào tạo nghề chưa tương xứng. Tài liệu tham khảo Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2001-2005 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong điều kiện hội nhập với khu vực và thế giới. NXB chính trị quốc gia. Tạp chí thông tin kinh tế. Tạp chí kinh tế và dự báo. Mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34081.doc
Tài liệu liên quan