Đề tài Kế hoạch tài chính cho năm 2006 trên cơ sở phân tích các chỉ tiêu tài chính của Chi nhánh Thương mại và Xây dựng công ty Cổ phần Cơ khí Xây dựng số 18 (Coma 18 - 2)

Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là quá trình xem xét, kiểm tra ,đối chiếu và so sánh số liệu về tài chính hiện hành và qúa khứ. Từ đó có thể đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng như những rủi ro trong tương lai và triển vọng của doanh nghiệp giúp cho người ra quyết định có liên quan lựa chọn phương án kinh doanh tối ưu. Hay nói cách khác:”phân tích tài chính là một tập hợp các khái niệm, phương án và công cụ cho phép thu nhập và sử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác trong quản lý doanh nghiệp nhằm đánh gia tình hình tài chính, khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp,giúp người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định tài chính, qyuyết định quản lý phù hợp".

doc76 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1239 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế hoạch tài chính cho năm 2006 trên cơ sở phân tích các chỉ tiêu tài chính của Chi nhánh Thương mại và Xây dựng công ty Cổ phần Cơ khí Xây dựng số 18 (Coma 18 - 2), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
êu giảm đi ( chủ yếu thuộc vào phần tài sản) như:Vốn bằng tiền, phải thu, tài sản cố định, Tài sản lưu động khác. Các khoản phải thu giảm chứng tỏ Chi nhánh đã giảm bớt được khoản bị các đơn vị khác chiếm dụng, như vậy là tốt đối với doanh nghiệp. - Năm 2005, nguồn vốn và sử dụng vốn tăng 2.681.238.122 đồng, tương ứng tỷ lệ là:. Xét về chỉ tiêu tăng trưởng và phát triển thì kết quả này là tốt, nhưng nếu so với tốc độ tăng trưởng và phát triển của năm 2004 thì có kém hơn ( tỷ lệ giảm hơn là 27,72 % ). Chi nhánh cần xem xét và có những biện pháp để duy trì tốc độ tăng trưởng, phát triển của năm 2004. Nguyên nhân tăng của năm 2005 chủ yếu là do tài sản lưu động khác tăng, nợ ngắn hạn tăng, vốn chủ sở hữu tăng. Trong đó: Tài sản lưu động khác tăng 1.699.662.036 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 63,69 %. Nợ ngắn hạn tăng 2.201.020.030 đồng, tương ứng vớitỷ lệ tăng là 82,09 %. Nguyên nhân nợ ngắn hạn tăng là do chi nhánh mở rộng thêm ngành nghề kinh doanh là kinh doanh dịch vụ ăn uống nhà hàng Phúc La. Kinh doanh nhà hàng có thể quay vòng vốn nhanh, chi phi thấp, chính vì vậy mà nhanh chóng thu hồi vốn. Xét về ngắn hạn việc chiếm dụng vốn này là có thể chấp nhận được,nhưng nếu lâu dài thì rất bất lợi cho chi nhánh. Bởi vậy, Chi nhánh nên có những biện pháp, kế hoạch nhánh chóng trả các khoản nợ ngắn hạn tránh để lâu có ảnh hưởng không tốt tới việc kinh doanh của chi nhánh. Vốn chủ sở hữu tăng 480.218.092 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 17,91 %. Mà chủ yếu tăng là do phần lợi nhuận chưa phân phối tăng, điều nay chứng tỏ Chi nhánh làm ăn có lãi. Hàng tồn kho của Chi nhánh tuy có tăng nhưng mức độ tăng không đáng kể, tăng là 141.979.196 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 5,3 %. So với năm 2004 thì hàng tồn kho có giảm đi nhiều, chứng tỏ Chi nhánh đã hạn chế được việc tăng hàng tồn kho, đây là kết quả rất đáng khả quan. Ngoài ra, vốn bằng tiền, khoản phải thu, tài sản cố định cũng tăng, nhưng mức độ tăng không đáng kể. Chi phí trả trước dài hạn giảm xuống 200.000.030 đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm là 7,46 %. 3. Phân tích các chỉ tiêu trong bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Phân tích các chỉ tiêu trong bảng báo cáo kết quả kinh doanh thông qua bảng sau: ( Đơn vị tính: đồng) Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2004/2003 Năm 2005/2004 Lượng Tỷ trọng % Lượng Tỷ trọng % Lượng Tỷ trọng % Lượng Tỷ trọng % Lượng Tỷ trọng % 1. Doanh thu thuần 9.043.609.393 100 8.797.317.096 100 10.568.445.520 100 -246.292.297 -2,72 1.771.128.424 20,13 2. Giá vốn hàng bán 8.617.895.421 95,29 8.146.622.625 92,6 9.598.841.752 90,83 -471.272.796 -5,47 1.452.219.127 17,83 3. Lãi gộp 425.794.972 4,71 650.694.471 7,4 969.603.768 9,17 224.899.499 52,82 318.909.297 49,01 4. CPBH và QLDN 227.085.819 2,51 310.150.674 3,52 412.150.710 3,9 83.064.855 36,58 102.000.036 32,89 5. Lãi trước thuế 198.709.153 2,2 340.543.797 3,87 557.453.054 5,72 141.834.644 71,38 216.909.257 63,69 6. Lãi sau thuế 198.709.153 2,2 340.543.797 3,87 557.453.054 5,72 141.834.644 71,38 216.909.257 63,69 Qua bảng số liệu trên ta thấy: - Năm 2004 so với năm 2003, doanh thu giảm 246.292.297 đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm là 2,72%. Nhưng lãi sau thuế của Chi nhánh tăng 141.834.664 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 71,38 %. Điều này là do giá vốn hàng bán của Chi nhánh giảm 417.272.796 đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm là 5,47 %. Hay nói cách khác tỷ trọng giá vốn hàng bán so với doanh thu năm 2004 giảm từ 95,29% năm 2003 còn 92,6 %. Có nghĩa là mặc dù doanh thu năm 2004 có giảm so với năm 2003, nhưng giá vốn hàng bán năm 2004 lai giảm mạnh hơn so với doanh thu. Điều này là do Chi nhánh đã tiết kiệm được chi phí đầu vào nên hạ được giá thành vì thế mà Chi nhánh vẫn tăng được lợi nhuận. Tỷ trọng của lợi nhuận sau thuế trong doanh thu tăng từ 2,2 % năm 2003 lên 3,37 % năm 2004. Đây là một ưu thế có lợi cho sự phát triển của Chi nhánh. - Doanh thu năm 2005 so với năm 2004 tăng cao: tăng 1.771.128.424 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 20,13 %. Điều này chứng tỏ tốc độ tăng trưởng và phát triển của Chi nhánh trong năm 2005 là rất tốt, Chi nhánh đã mở rộng được thị trường cùng với ngánh nghề kinh doanh. Đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của Chi nhánh. + Tỷ trọng giá vốn hàng bán so với doanh thu giảm từ 92,6 % xuống 90,83 %, tương ứng với lượng tăng là 1.452.219.127 đồng. Điều nay cho thấy công tác quản lý chi phí đầu vào của Chi nhánh là rất tốt, dẫn đến lãi gộp tăng lên rất nhanh ( trên 50% ). + Lãi sau thuế tăng cao với lượng tăng là 216.909.257 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 63,69 %. Tỷ trọng lợi nhuận sau thuế trong doanh thu tăng từ 3,87 % năm 2004 lên 5,27 % năm 2005. Nguyên nhân là do doanh thu của Chi nhánh tăng cao trong khi đó chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng chậm. Mặc dù, số liệu này của doanh nghiệp là rất khả quan nhưng nếu có thêm số liệu của ngành thì sẽ có sự so sánh, đánh giá cụ thể và chính xác hơn. Tóm lại, từ năm 2003-2005 mặc dù doanh thu của Chi nhánh có sự biến động tăng giảm không đều nhưng lợi nhuận sau thuế của Chi nhánh vẫn tăng đều. Đây là kết quả kinh doanh rất khả quan, là sự cố gắng phấn đấu khong ngừng của toàn bộ Chi nhánh. Công tác quản lý chi phí của Chi nhánh là rất hiệu quả. Chi nhánh nên tiếp tục phát huy vào những năm tới. Tóm lại, qua bảng phân tích trên ta thấy tình hình kinh doanh của Chi nhánh qua các năm đã đạt được kết quả khá tốt, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế đều tăng. Doanh nghiệp đã kiểm soát tốt khoản chi phí đầu vào dẫn đến sự giảm dần của giá vốn hàng bán. Tuy nhiên Chi nhánh nên có những biện pháp tích cực và hiệu quả hơn trong việc quản lý Chi phí đầu vào và hạ giá thành vì giá vốn hàng bán có giảm nhưng nó vẫn chiếm tỷ trọng cao trong doanh thu. Chi nhánh nên cónhững biện pháp làm giảm chi phí bán hàng vì loại chi phí này tăng dần qua các năm. Năm 2004 so với năm 2003, chi phí bán hàng và QLDN tăng lên với lượng là 83.064.855 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 36,58 %. Năm 2005 so với năm 2004, Chi phí bán hàng và QLDN tăng lên 102.000.036 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 32,89 %. Chi phí này ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của Chi nhánh. 4. Phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn. Phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn được biểu diễn qua bảng sau: (dơn vị tính: đồng). Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2004/2003 Năm 2005/2004 Lượng Tỷ trọng % Lượng Tỷ trọng % Lượng Tỷ trọng % Lượng Tỷ trọng % Lượng Tỷ trọng % I. Tài sản 10.383.325.384 100 11.888.058.197 100 14.368.277.299 100 1.540.732.813 14,84 2.480.219.102 20,86 1. Vốn bằng tiền 224.547.663 2,16 130.874.551 1,1 340.784.689 2,37 -93.673.112 -41,72 209.910.138 160,39 2. Phải thu 5.594.315.985 53,88 3.562.461.529 29,97 3.765.947.230 26,21 -2.031.854.456 -36,32 203.485.701 5,7 3. Hàng tồn kho 1.332.604.662 12,83 6.369.078.560 53,58 6.511.057.756 45,32 5.036.473.898 377,94 141.979.196 2023 4. Tài sẳn lưu động khác 2.990.550.155 28,8 1.557.574.571 13,1 22,79 -1.432.975.584 -47,92 1.699.662.036 109,22 5. Tài sản cố định 197.261.238 1,9 40.704.127 0,34 0,46 -156.557.111 -79,37 25.182.001 61,87 6. Chi phí trả trước dài hạn 44.045.681 0,42 227.364.859 1,91 427.364.889 2,85 183.319.178 416,2 200.000.030 87,96 II. Ngồn vốn 10.383.325.384 100 11.888.058.197 100 14.368.277.299 100 1.540.732.813 14,84 2.480.219.102 20,86 1. Nợ ngắn hạn 9.955.856.564 95,88 10.558.328.721 88,81 12.759.348.751 88,8 602.472.157 6,05 2.201.020.030 20,85 2. Nợ khác 242.006.478 2,33 871.658.019 7,33 670.638.999 4,67 629.651.541 260,18 -201.019.020 23,06 3. Nguồn vốn CSH 485.462.342 1,97 458.071.457 3,86 938.289.549 6,53 272.609.115 147 480.218.092 104,83 Qua bảng phân tích trên cho thấy: - Cơ cấu về tài sản và nguồn vốn của Chi nhánh năm2004 so với năm 2003 có sự tăng lên với lượng là 1.540.732.813 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 14.84%. + Nguyên nhân tài sản tăng là do hàng tồn kho tăng, chi phí trả trước dài hạn tăng. Cụ thể: Hàng tồnkho tăng mạnh 5.036.473.898 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 377,94%, tỷ trọngcủa nó trong tổng tài sản tăng từ 12,83 % năm 2003 lên 53,58 % năm 2004. Hàng tồn kho tăng như vậy hoàn toàn không có lợi cho Chi nhánh bởi doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ hàng hoá. Hàng tồn kho tăng còn làm tăng chi phí lưu kho làm cho đồng vốn quay vòng không hiệu quả trong quá trình tái sản xuất. Chi nhánh cần có kế hoạch giảm lượng hàng tồn kho trong năm tới, thu hồi nhanh lượng vốn ứ đọng trong hàng tồn kho. Chi phí trả trước dài hạn tăng 183.319.178 đồng,tương ứng với tỷ lệ tăng là 416,2 %, tỷ trọng của nó trong tổng tài sản lại tăng từ 0,42 % năm 2003 lên 1,91 % năm 2004. Ngoài ra, còn có một số chỉ tiêu khác làm giảm quy mô tài sản nhưng lại có lợi cho Chi nhánh như: khoản phải thu, tài sản lưu động khác. Cụ thể: Khoản phải thu của Chi nhánh giảm 2.031.854.456 đồng,tương ứng với tỷ lệ giảm là 36,32 %, tỷ trọng của nó trong tài sản giảm từ 53,88 % năm 2003 xuống còn 29,97 % năm 2004. Điều này chứng tỏ doanh nghệp đã thu hồi được công nợ, hạn chế khoản bị đơn vị khác chiếm dụng. Tài sản lưu động khác giảm 1.432.975.584 đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm là 47,92 %. Tài sản lưu động giảm mà nguyên nhân là các khoản tạm ứng giảm như vậy làm cho nguồn tài chính của Chi nhánh tăng lên. Vì như thế các khoản tạm ứng được thu hồi nhanh sẽ tránh được tình trạng ứ đọng vốn, thiếu vốn của Chi nhánh. Nó làm cho quá trình sản xuất của Chi nhánh được diễn ra liên tục và như vậy tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của Chi nhánh. Bên cạnh đó cũng có một số chỉ tiêu giảm gây bất lợi cho Chi nhánh như: vốn bằng tiền, tài sản cố định. Cụ thể: Vốn bằng tiền giảm 93.673.112 đồng,tương ứng với tỷ lệ giảm là 41,72 %. Vốn bằng tiền giảm là không tốt vì nó sẽ làm giảm khả năng thanh toán thức thời ( sẽ phân tích ở phần sau ). Vốn bằng tiền giảm chứng tỏ lượng tiền tại quỹ của Chi nhánh không đảm bảo ở điều kiện an toàn. Tài sản cố định năm 2004 so với năm 2003 giảm 165.557.111 đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm là 79,37 %. Điều này chứng tỏ trang thiết bị tại Chi nhánh là không tốt, tài sản cố định không được đầu tư mới, hiện đại. Khi tài sản cố định không được đầu tư mới sẽ ảnh hưởng không tốt đến quá trình sản xuất kinh doanh của Chi nhánh, có thể gây ra kìm hãm đối với sự phát triển của Chi nhánh nhất là với một Chi nhánh kinh doanh nghành xây lắp như này. + Nguồn vốn tăng lên là do nợ phải trả, nợ khác, nguồn vốn chủ sở hữu đều tăng lên. Cụ thể: Nợ ngắn hạn của Chi nhánh tăng là 602.472.157 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 6,05 %, nhưng tỷ trọng của nó trong doanh thu lại bị giảm từ 95,88 % xuống còn 88,8 %. Đó là do nợ khác cùng với vốn chủ sở hữu tăng mạnh và tỷ trọng của nó trong tổng nguồn cũng được tăng lên. Nợ khác ( chủ yếu là chi phí phải trả ) tăng nhanh , lượng tăng là 629.651.541 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 260,18 %, tỷ trọng của nó trong tổng nguồn tăng từ 2,33 % lên 7,33 %. Nguồn vốn chủ sở hữu tăng 272.609.115 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 147%, tỷ trọng của nó trong tổng nguồn tăng từ 1,79 % lên 3,86 %. Nguồn vốn chủ sở hữu tăng là do lợi nhuận của doanh nghiệp tăng, có nghĩa là doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, lợi nhuận giữ lại cao. - Cơ cấu về tài sản và nguồn vốn của Chi nhánh năm 2005 so với năm 2004 tăng tương đối nhanh với lượng là 2.480.219.102 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 20,86 %. + Về tài sản: Tài sản của Chi nhánh tăng là do các chỉ tiêu trongtài sản đều tăng. Nhưng tăng mạnh nhất là vốn bằng tiền và tài sản lưu động khác: Vốn bằng tiền tăng 290.910.138 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 160,39 %, nhưng tỷ trọng của nó trong tổng tài sản lại tăng rất thấp chỉ từ 1,1 % lên 2,37%. Tài sản lưu động khác tăng 1.699.662.036 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 109,22 %, tỷ trọng của nó trong tổng tài sản tăng từ 13,1 % lên 22,79 %. Tài sản lưu động khác này chủ yếu là tạm ứng,như vậy khoản tạm ứng của Chi nhánh lại tăng lên. Như vậy, nguồn tài chính của Chi nhánh sẽ bị giảm xuống, việc thu hồi tạm ứng lại diễn ra chậm. Các khoản phải thu và hàng tồn kho tuy có tăng nhưng lượng tăng là không đáng kể. Cụ thể: Hàng tồn kho vẫn tăng với lượng tăng là 141.979.196 đồng,tươngứng với tỷ lệ tăng là 2,23 %. Như vậy công tác kiểm soát lượng hàng tồn kho của Chi nhánh vẫn chưa đạt hiệu quả, Chi nhánh cần có các biện pháp tích cực hơn trong việc giảmlượng hàng tồn kho. Phải thu của Chi nhánh tăng 203.485.701 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 5,7%. Tài sản cố định của Chi nhánh có sự tăng lên với lượng là 200.000.030 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 87,96 %. Nguyên nhân tăng là do doanh nghiệp đã tiến hành đầu tư vào mua sắm tài sản cố định phục vụ cho việc kinh doanh. Tuy nhiên lượng đầu tư vào tài sản cố định chưa cao, nhưng đây lại là dấu hiệu tốt trong sự phát triển của Chi nhánh. + Về nguồn vốn: Nguồn vốn tăng là do nguồn vốn chủ sở hữu, nợ ngắn hạn tăng là chủ yếu. Nguồn vốn chủ sở hữu tăng 480.218.092 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 104,83 %. Trong đó, chủ yếu là tăng ở lợi nhuận chưa phân phối, chứng tỏ Chi nhánh làm ăn có hiệu quả. Nợ ngắn hạn tăng 2.201.020.030 đồng, tương ứng với tỷ lệ tănglà 20,85 %, tuy tỷ lệ tăng của nợ ngắn hạn thấp hơn nguồn vốn chủ sở hữu nhưng tỷ trọng của nó trong tổng nguồn lalị cao hơn rất nhiều so với nguồn vốn chủ sở hữu. Các khoản nợ ngắn hạn của Chi nhánh chủ yếu là khoản nợ khách hàng còn nợ ngân hàng và phải trả CNV thấp. Cái gì cũng có hai mặt của nó, nếu xét về ngắn hạn thi điều này hoàn toàn có lợi cho doanh nghiệp vì số vốn đi chiếm dụng này Chi nhánh có thêm cơ hội để đầu tư vào các dự án khác ( thêm nhiều khả năng đầu tư hơn ). Nếu xét về lâu dài thì nó lại bất lợi cho Chi nhánh vì nó sẽ làm giảm uy tín của Chi nhánh nếu chậm trả. Chi nhánh nên có biện pháp để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn cho phù hợp vì mục tiêu lâu dài của Chi nhánh. Tóm lại, qua bảng phân tích trên cùng với việc so sánh các chỉ tiêu tăng giảm giữa các năm của Chi nhánh cho thấy cơ cấu về tài sản và nguồn vốn của Chi nhánh qua các năm đều tăng. Đây là một điều tốt đối với bấtkỳ một doanh nghiệp nào khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó sự tăng lên về cơ cấu tài sản và nguồn vốn còn kéo theo sự tăng lên của một số chỉ tiêu gây bất lợi như: hàng tồn kho,phải thu, tài sản lưu động khác, nợ phải trả. Vì vậy để việc kinh doanh đạt hiệu quả hơn đòi hỏi Chi nhánh cần quản lý tốt các chỉ tiêu trên một cách hợp lý, để cho quá trình tái sản xuất được diễn ra liên tục và có hiệu quả, từ đó tạo mọi điều kiện về vốn cho Chi nhánh và mang lại lợi nhuận trong quá trình kinh doanh của Chi nhánh. 5. Phân tích tài chính thông qua các chỉ tiêu tài chính đặc trưng. 5.1 Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán. Để phân tích các chỉ tiêu về khả năng thanh toán được biểu diễn thông qua bảng sau: ( đơn vị tính: đồng ) Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 1. Tài sản lưu động 10.142.018.465 11.619.989.211 13.875.026.282 2. Vốn bằng tiền 224.574.663 130.874.551 340.784.689 3. Khoản phải thu 5.594.315.985 3.562.461.529 3.765.947.230 4. Nợ ngắn hạn 9.955.856.564 10.558.328.721 12.759.348.751 5. Nợ đến hạn 0 0 0 6. Hệ số thanh toán ngắn hạn=(1)/(4) 1,02 1,1006 1,0874 7. Hệ số thanh toán nhanh=(2)+(3)/(4) 0,58 0,35 0,322 8. Hệ số thanh toán tức thời=(2)/(4)=(5) 0,023 0,012 0,0267 Qua bảng phân tích trên ta thấy: - Hệ số thanh toán ngắn hạn sủa Chi nhánh tăng giảm không đều qua các năm, từ 1,02 năm 2003 lên 1,1006 lần năm 2004 và giảm xuống còn 1,0874 lần vào năm 2005. Đó là do tỷ lệ dự trữ về tài sản lưu động và nợ ngắn hạn tăng không đồng đều qua các năm. Hệ số này > 1 cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn trên phần tài sản lưu dộng là tốt. Có nghĩa là Chi nhánh đã sử dụng một cách hợp lý về các khoản nợ dựa trên phần tài sản lưu động. - Hệ số thanh toán nhanh giảm dần qua các năm từ 0,58 lần năm 2003 xuống 0,35 lần năm 2004, và còn 0,322 năm 2005. Đó là do các khoản nợ ngắn hạn tăng. Các hệ số này nhỏ như vậy doanh nghiệp khong đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, nợ đến hạn (hay không đủ khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ). Nguyên nhân các khoản nợ ngắn hạn tăng là có một vài lý do. Năm 2003 (chính xác là giữa năm 2003) Chi nhánh mới bát đầu đi vào sản xuất kinh doanh, quy mô còn nhỏ, vốn chủ yếu là do nhà nước và đơn vị cấp trên cấp, vốn tự có ít. Năm 2004, Chi nhánh mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh thị trường cũng được mở rộng, để làm được như vậy Chi nhánh cần có vốn lớn và chỉ có bằng cách là đi vay thêm cộng với phần chiếm dụng thêm của khách hàng dựa vào uy tín đã tạo được trong thời gian kinh doanh . Năm 2005, Chi nhánh mở rộng kinh doanh thêm dịch vụ nha hàng Phúc La, vì thế mà cần có vốn đầu tư thêm. Việc đi vay ngắn hạn này của Chi nhánh không hẳn là xấu, nhưng xết về mục tiêu lâu dài thì tình trạng này kéo dài thì sẽ thì ảnh hưởng xấu đến uy tín của doanh nghiệp và công việc kinh doanh của Chi nhánh. - Hệ số thanh toán tức thời nhỏ và giảm không đều qua các năm, từ 0,023 lần năm 2003 xuống 0,012 lần năm 2004 và tăng lên 0,0267 năm 2005. Nguyên nhân là do sự tăng giảm không đều của vốn bằng tiền trong Chi nhánh. Hệ số này quá nhỏ vì vậy mà Chi nhánh không đủ khả năng thanh toán cho bên cho vay bất kỳ lúc nào. Nếu về lâu dài thì rất có thể Chi nhánh bị lỗ từ các khoản chiếm dụng ngắn hạn để đầu tư vào sản xuất kinh doanh này. 5.2. Nhóm chỉ tiêu về năng lực hoạt động của Chi nhánh. Để phân tích các chỉ tiêu về năng lực hoạt động của Chi nhánh ta có thể biểu diễn khái quát thông qua bảng phân tích sau: ( đơn vị tính: đồng ). Các chỉ tiêu Đvt Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 1. Tổng tài sản đồng 10.383.325.384 11.888.058.197 14.368.277.299 2. TSLĐ ( vốn lưu động bình quân) đồng 5.663.172.291 10.881.003.838 12.747.507.747 3. Phải thu đồng 5.594.315.985 3.562.461.529 3.765.947.230 4. Hàng tồn kho đồng 1.332.604.662 6.369.078.560 6.511.057.756 5. TSCĐ(vốn cố định bình quân) đồng 98.630.619 118.982.683 61.869.165 6. Nguyên giá TSCĐ đồng 198.781.238 -142.945.048 27.198.012 7. Doanh thu thuần đồng 9.043.690.393 8.797.317.096 10.568.445.520 8. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản= (7)/(1) 0,879 0,74 0,7355 9. Hiệu suất sử dụng vốn CĐ bình quân =(7)/(5). 91,69 73,94 170.82 10. Hiệu suất sử dụng TSCĐ =(7)/(6). 45,5 -61,5433 388,6 11. Số vòng quay vốn LĐ= (7)/(2). Vòng 1,597 0,81 0,83 12. Vòng quay hàng tồn kho= (7)/(4). Vòng 6,7865 1,3813 1,6232 13. Kỳ thu tiền bình quân= (3)/(7)/ ngày. Ngày 223 146 128 Qua bảng phân tích trên ta thấy: - Hiệu suất sử dụng tài sản cố định giảm dần qua các năm, nguyên nhân là do tổng tài sản của Chi nhánh tăng theo các năm. + Năm 2003, cứ một đồng tài sản tạo ra 0,879 đồng doanh thu. Hay hiệu suất sử dụng tổng tài sản chỉ đạt 87,9 %. + Năm 2004, cứ bỏ ra một đồng tài sản Chi nhánh sẽ thu về được 0,74 đồng doanh thu. Hay hiệu suất sử dụng tổng tài sản chỉ đạt 74 %. + Năm 2005, cứ bỏ ra một đồng tài sản sẽ thu về 0,7355 đồng doanh thu. Hay hiệu suất sử dụng tổng tài sản chỉ đạt 73,55 % Tóm lại , tổng tài sản ( tổng vốn ) của Chi nhánh tăng là tốt, nhưng khi doanh thu cao thì vòng quay của vốn sẽ thấp đi. Điều này là không tốt cho Chi nhánh, để khắc phục tình trạng này thì Chi nhánh nên tìm các phương pháp phù hợp để đầu tư vào các chỉ tiêu có lợi để làm tăng vòng quay của tổng tài sản, hay là làm tăng doanh thu khi bỏ ra một đồng vốn. - Hiệu suất sử dụng vốn cố định bình quân tăng giảm không đều, đang từ 91,69 năm 2003, xuống 73,94 năm 2004 và lên 170,82 năm 2005. Nguyên nhân là do vốn cố định bình quân trong kỳ tăng giảm không đều mà thất thường. Năm 2003, cứ một đồng vốn cố định bỏ ra thì có 91,69 đồng doanh thu. Năm 2004, khi bỏ ra một đồng vốn cố định thì thu được 73,94 đồng doanh thu, nguyên nhân là do nguyên giá tài sản cố định bình quân trong kỳ bị giảm mạnh. Năm 2005, một đồng vốn cố định bỏ ra thì thu được 170,82 đồng doanh thu. - Số vòng quay vốn lưu động tăng giảm không đều qua các năm, nguyên nhân là do số vốn lưu động bình quân trong kỳ giảm đều qua các năm. Cụ thể: + Năm 2003, trong một kỳ kinh doanh vốn lưu động chỉ quay vòng được 1,597 vòng, điều này là hoàn toàn hợp lý vì năm nay doanh nghiệp mới đi vào hoạt động. + Năm 2004, trong một kỳ kinh doanh vốn lưu động quay được 0,81vòng, đây là một kết quả tốt có lợi, cho thấy rằng việc kinh doanh của Chi nhánh là có hiệu quả. + Năm 2005, vốn lưu động quay được 0,83 vòng trong một kỳ kinh doanh, chỉ số này giảm đi so với năm 2004 là 1,2657 vòng. Như vậy vòng quay vốn lưu động năm 2005 chậm hơn so với năm 2004. - Vòng quay hàng tồn kho bị giảm đi rất nhanh ở năm 2004 so với năm 2003 và tăng chậm ở năm 2005.Vòng quay hàng tồn kho giảm có nghĩa là lượng hàng tồn kho ở các năm tăng lên như vậy thì khâu tiêu thụ hàng của Chi nhánh gặp khó khăn. Năm 2003 cứ một đồng hàng tồn kho tạo ra 6,7865 đồng doanh thu; năm 2004 cứ một đồng hàng tồn kho thì chỉ có 1,3813 đồng doanh thu; năm 2005 một đồng hàng tồn kho có 1,6232 đồng doanh thu ( hay cứ 1,6232 đồng doanh thu được tạo ra thì có 1 đồng hàng tồn kho ). Như vậy doanh nghiệp nên có biện pháp giảm hàng tồn kho cho các năn tới. 5.3. Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Chi nhánh. Phân tích các chỉ tiêu về cơ cấu tài sản và nguồn vốn được biểu diễn qua bảng sau: Các chỉ tiêu Đvt Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 1. Nợ phải trả đồng 10.197.863.042 11.429.986.740 13.429.987.750 2. Vốn chủ sử hữu đồng 185.462.342 458.071.457 938.289.549 3. Tổng tài sản đồng 10.383.325.384 11.888.058.197 14.368.277.299 4. TSLĐ đồng 10.142.018.465 11.619.989.211 13.875.026.282 5. TSCĐ đồng 241.306.919 268.068.986 493.251.017 6. Hệ số nợ trên ồ TS = (1)/(3) Lần 0,98213 0,9346 0,9346 7. Hệ số nợ trên vốn CSH=(1)/(2) Lần 54,986 24,9521 14,3132 8. Hệ số cơ cấu TSCĐ=(5)/(3) Lần 0,0232 0,0225 0,0343 9. Hệ số cơ cấu TSLĐ=(4)/(3) Lần 0,9767 0,9774 0,9657 - Hệ số nợ trên tổng tài sản giảm dần qua các năm, từ 0,98213 lần năm 2003 xuống 0,9614 năm 2004 và còn 0,9346 năm 2005. Hệ số nợ trên tổng tài sản như vậy là cao tuy có giảm xuống nhưng mà giảm đi không đáng kể. Hướng tốt cho doanh nghiệp là nên giảm hệ số nợ này càng nhỏ càng tốt. Với hệ số nợ trên tổng tài sản của Chi nhánh qua các năm như trên ta thấy mức độ độc lập về tài chính của Chi nhánh là thấp, tỷ lệ các khoảnnợ so với tổng tài sản còn chiếm rất cao. Cụ thể: năm 2003 các khoản nợ bằng 0,98213 lần ( 98,213% ) so với giá trị tổng tài sản; năm 2004 các khoản nợ băng 0,9614 lần ( 96,14 %) so với giá trị tổng tài sản; năm 2005 các khoản nợ bằng 0,9346 lần ( 93,46 % ) so với giá trị tổng tài sản. - Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu giảm dần qua các năm từ 54,986 năm 2003, xuống 24,9524 năm 2004, và còn 14,3132 năm 2005. Nguyên nhân là do vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tăng nhanh qua các năm. Tuy nhiên nếu so sánh tỷ lệ giữa các khoản nợ với vốn chủ sở hữu là vẫn cao. Hệ số này càng nhỏ càng tốt. Chi nhánh nên có các biện pháp tối ưu để làm cho hệ số này nhỏ đi bàng cách tăng nguồn vốn chủ sở hữu và giảm nợ phải trả. - Hệ số cơ cấu tài sản cố định và tài sản lưu động tăng giảm không đều qua các năm. + Hệ số cơ cấu tài sản cố định năm 2003 là 0,0232, nhưng đến năm 2004 giảm xuống còn 0,0225 và lên 0,0343 vào năm 2005. Chứng tỏ năm 2005 Chi nhánh đã đầu tư thêm vào máy móc thiết bị để phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Hệ số này rất thấp có thể nói nên rằng cơ sở vật chất và máy móc thiết bị của Chi nhánh còn yếu. Để phát triển lâu dài thì Chi nhánh nên đầu tư hơn nữa vào tài sản cố định của mình. + Hệ số cơ cấu tài sản lưu động của Chi nhánh tăng giảm không đều, năm 2003 là 0,9767, tăng lên 0,9774 năm 2004 và giảm xuống còn 0,9657 vào năm 2005. Hệ số này rất cao chứng tỏ phần tài sản lưu động chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản. Tóm lại, bảng phân tích trên cho thấy mặc dù hệ số nợ trên tổng tài sản, trên vốn chủ sở hữu tuy có giảm nhưng vẫn chưa gọi là tối ưu. Chi nhánh nên có những biện pháp tốt hơn nữa nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình. 5.4. Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lợi. Phân tích các chỉ tiêu về khả năng sinh lợi của Chi nhánh được biểu diễn qua bảng sau: Các chỉ tiêu Đvt Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 1. Vốn LĐ bình quân trong kỳ đồng 5.663.172.291 10.881.003.838 12.747.507.747 2. Vốn CĐ bình quân trong kỳ đồng 98.630.619 118.982.683 61.869.165 3. Tổng vốn bình quân đồng 5.761.802.910 10.999.986.521 12.809.376.912s 4. Donh thu thuần đồng 9.043.690.393 8.797.317.096 10.568.445.520 5. Lợi nhuận sau thuế đồng 135.462.342 272.609.115 481.218.092 6. Hệ số sinh lời của vốn=(5)/(3) Lần 0,024 0,025 0,038 7. Hệ số sinh lời doanh thu thuần=(5)/(4) Lần 0,,0149 0,03099 0,0455 8. Sức sinh lời vốn CĐ=(5)/(2) *100 % 1,37 2,29 777,7 9. Sức sinh lời vốn LĐ=(5)/(1) *100 % 2,4 2,5 3,8 Qua bảng phân tích trên ta thấy: - Hệ số sinh lời của vốn tăng dần qua các năm, từ 0,024 năm 2003 lên 0,025 năm 2004 và lên 0,038 năm 2005. Nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế tăng nhanh qua các năm, như vậy tốc độ tăng trưởng và phát triển của Chi nhánh là rất tốt. Hệ số này cho thấy, cứ một đòng vốn bỏ ra trong năm 2003 thì thu được 0,024 đồng lợi nhuận;năm 2004 cứ một đồng vốn bỏ ra thì có 0,025 đồng lợi nhuận; năm 2005 khi bỏ ra một đồng vốn thì thu được 0,038 đồng lợi nhuận. Hệ số này tuy chưa cao nhưng đối với một doanh nghiệp nhỏ như Chi nhánh lại là một kết quả khả quan, nếu cứ giữ nguyên tốc độ tăng như vậy là rất tốt. - Hệ số sinh lời trên doanh thu tăng dần qua các năm vẫn là do lợi nhuận sau thuế tăng nhanh. Năm 2003 cứ một đồng doanh thu có 0,0149 đồng lợi nhuận, năm 2004 cứ trong một đồng doanh thu có 0,03099 đồng lợi nhuận, năm 2005 một đồng doanh thu có 0,0455 đồng lợi nhuận. Tốc độ tăng như vậy là rất có lợi cho Chi nhánh. - Sức sinh lời trên vốn lưu động tăng nhanh qua các năm, cụ thể: năm 2003 là 2,4%; năm 2004 là 2,5 %; năm 2005 là 3,8 %. Với tốc độ như này thì hoạt động sản xuất kinh doanh của Chi nhánh là rất có lợi. 6. Phân tích tài chính thông qua phương pháp DUPONT. Phân tích tài chính thông qua phương pháp Dupont bằng việc phân tích chỉ tiêu tỉ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) , được thể hiện qua bảng phân tích sau: Các chỉ tiêu ĐVT Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 1. Tài sản đồng 10.383.325.384 11.888.058.197 14.368.277.299 2. ồ vốn chủ sở hữu đồng 185.462.342 458.071.457 938.289.549 3. Doanh thu thuần đồng 9.043.690.393 8.797.317.096 10.568.445.520 4. Lãi sau thuế đồng 135.462.342 272.609.115 481.218.092 5. Hệ số lãi ròng=(4)/(3) Lần 0,0149 0,03099 0,0455 6. Số vòng quay tổn tài sản=(3)/(1) Vòng 0,87098 0,74 0,7355 7. Đòn cân tài chính=(1)/(2) 55,9862 25,9524 15,3132 8. ROE = (5)*(6)*(7) 7,2657 0,5952 0,5124 Qua bảng phân tích trên ta thấy: tỷ lệ trên vốn chủ sở hữu giảm quacác năm, đặc biệt giảm mạnh vào năm 2004, giảm từ 7,2657 năm2003xuống 0,5952 năm2004 và còn 0,5124 vào năm 2005. Điều này là do số vòng quay tài sản giảm, đòn cân tài chính giảm. Lợi nhuận trên một đồng doanh thu tuy có tăng nhưng mà là tăng chậm. Tỷ lệ sinh lời trsên vốn chủ sở hữu giảm do đó tỷ lệ sinh lời trên doanh thu giảm. Như vậy, nếu ở thời điểm Chi nhánh kinh doanh có lãi thì không sao, nhưng nếu việc kinh doanh của Chi nhánh mà bị lỗ thì Chi nhánh sẽ thực sự bị lỗ nặng. III. So sánh hiệu quả kinh doanh của hai hoạt động xây lắp và nhà hàng của Chi nhánh Thương mại và Xây dựng (Coma 18-2). Năm 2005, Chi nhánh mở rộng kinh doanh thêm dịch vụ ăn uống mang tên nhà hàng Phúc La. Để tìm hiểu thêm về hoạt động sản xuất kinh doanh của Chi nhánh ta phải so sánh phân tích hiệu quả kinh doanh của hai hoạt động chính trong Chi nhánh là: xây lắp và dịch vụ nhà hàng. Theo tài liệu bổ xung thì ta có: + Doanh thu của xây lắp là 7.073.208.770 đồng; bộ phận nhà hàng là 3.495.263.750 đồng. + Tổng chi phí cho hai bộ phận năm 2005 là 20.878.901.914 đồng + Tổng tài sản là 14.368.277.299 đồng + Tổng vốn lưu động bình quân của hai bộ phận là 12.747.507.747 đồng + Tổng lương của hai bộ phận là 2.003.493.175 đồng, trong đó: Lương của bộ phận nhà hàng là bằng 13% doanh thu nhà hàng; lương của bộ phận xây lắp là 1.549.112.397 đồng. Từ những số liệu trên ta có thể phân bổ chi phí, tổng tài sản, tổng vốn lưu động bình quân cho hai bộ phận thông qua tiền lương của từng bộ phận. ồchỉ tiêu cần phân bổ Chỉ tiêu cho = x lương của từng bộ phận lương từng bộ phận từng bộ phận - Phân bổ các chỉ tiêu cho bộ phận xây lắp: Xây lắp: Chi phí xây lắp = (đồng). Tài sản xây lắp = (đồng). Vốn LĐ bq cho xây lắp = (đồng) - Phân bổ các chỉ tiêu cho bộ phận nhà hàng: Chi phí nhà nhàng = ồ chi phí - chi phí xây lắp = 20.878.901.914 - 16.143.686.534 = 4.735.215.380 (đồng) Tài sản nhà hàng = Tổng tài sản - tài sản cho xây lắp = 14.368.277.299 - 11.109.634.295 = 3.258.643.004 (đồng) Vốn LĐ cho nhà hàng = Tổng vốn lưu động - vốn lưu động bình quân cho xây lắp = 12.747.507.747 - 9.856.445.996 = 2.891.061.751 (đồng) Để so sánh hiệu quả của hai bộ phận ta phân tích các chỉ tiêu: vồng quay vốn lưu động, vòng quay tài sản (hiệu suất sử dụng tài sản)… được biểu diễn qua bảng sau: Các chỉ tiêu Đvt Xây lắp Nhà hàng 1. Doanh thu đồng 7.073.208.770 3.495.236.754 2. Vốn lưu động đồng 9.856.445.996 2.891.061.751 3. Tài sản đồng 11.109.634.295 3.252.643.004 4. Chi phí đồng 16.143.686.534 4.735.215.380 5. Vòng quay vốn lưu động=(1)/(2) Lần 0,718 1,2 6. Hiệu suất sử dụng TS=(1)/(3) 0,637 1,075 7. Hiệu suất sử dụng chi phí=(1)/(4) 0,438 0,738 Qua bảng trên ta thấy: Trong một kỳ kinh doanh, Chi nhánh đã đầu tư vào bộ phận xây lắp rất nhiều vốn, tốn nhiều chi phí. Tuy nhiên, vốn lưu động chỉ quay được 0,718 vòng, hiệu suất sử dụng tài sản chỉ đạt 0,637 ( hay đạt 63,7 % ). Trái lại, bộ phận nhà hàng vốn ít chi phí thấp, vòng quay vốn lưu động nhanh ( một kỳ kinh doanh quay được 1,2 vòng ), hiệu suất sử dụng tài sản đạt 1,075 ( hay 107,5 % ). Nếu xét đến mức độ rủi ro thì kinh doanh nhà hàng ít gặp rủi ro hơn kinh doanh xây lắp, có nghĩa là kinh doanh nhà hàng có lợi thế hưn việc kinh doanh xây lắp. Mặc dù xây lắp mang lại doanh thu cao hơn nhưng nếu gặp rủi ro thì sẽ dẫn đến mất trắng vì doanh thu của xây lắp không phải là nguồn thu thường xuyên mà bị phụ thuộc vào công trình; doanh thu nhà hàng quyết toán thường xuyên và liên tục. IV. Kế hoạch tài chính cho năm 2006 của Chi nhánh thương mại và xây dựng. Trong năm 2006, chi nhánh dự tính mở rộng đầu tư cải tạo nhà hàng Phúc La; mua sắm máy móc thiết bị; lao động dự tính tăng lên 92 lao động tức là 1,5 lần so với năm 2005. Gỉa sử công suất của máy được giữ nguyên, như vậy với mỗi máy mua thêm công suất sẽ được tăng thêm tương ứng. Mỗi lao động sẽ giữ nguyên năng suất lao động của mình, mà số lượng lao động tăng lên 1,5 lần điều đó có nghĩa là năng suất lao động được tăng lên 1,5 lần. Bảng cân đối kế toán năm 2005 ĐVT: đồng Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền I. Tài sản LĐ 13.875.026.282 I. Nợ phải trả 13.429.987.750 1. Vốn bằng tiền 340.784.689 1. Nợ ngắn hạn 12.759.348.751 2. Các khoản phải thu 3.765.947.230 2. Nợ khác 670.638.999 3. Hàng tồn kho 6.511.057.756 II. Nguồn vốn CSH 938.298.549 4. Tài sản LĐ khác 3.257.236.607 II. Tài sản cố định 493.251.107 Tổng 14.368.277.017 Tổng 14.368.277.299 Với các số liệu như trên Chi nhánh dự tính doanh thu năm 2006 đạt 15.300.000.000 đồng. Lợi nhuận sau thuế vẫn bằng 2.2% so với doanh thu ( kết quả tính toán ở phần II. 3 của chương II ) doanh nghiệp dự tính lấy 30% sau thuế để trả lãi cổ phần. Từ đó ta có bảng phân tích các chỉ tiêu ảnh hưởng tới doanh thu như sau: Bảng phân tích các chỉ tiêu ảnh hưởng đến doanh thu. Tài sản Tỷ lệ %so với DT Nguồn vốn Tỷ lệ % so với DT 1. Vốn bằng tiền 3 1. Nợ ngắn hạn 120 2. Các khoản PT 35 2. Nợ khác 6 3. Hàng tồn kho 61 4.TS LĐ khác 30 Cộng 129 Cộng 126 Qua bảng phân tích trên ta thấy, cứ 1 đồng doanh thu tăng thêm cần tăng 1,29 đồng vốn bổ sung cho phần tài sản, đồng thời tự trang trải là 1,26 đồng. Hay Chi nhánh chiếm dụng 1,26 đồng. Như vậy cứ 1 đồng doanh thu tăng thêm cần bổ xung: 1,29- 1,26 = 0,03 đồng vốn . Theo dự kiến doanh thu năm 2006 tăng thêm là : 15.300.000.000 - 10.568.445.520 = 4.731.554.480 đồng. Nhu cầu vốn tăng thêm năm 2006 là: 4.371.554.480 x 0,03 = 141.946.634 đồng. Định hướng trang trải năm 2006: Lợi nhuận sau thuế = 15.300.000.000 x 2,2% = 336.600.000 đồng. Lãi chia cổ phần = 336.600.000 x 30% = 100.980.000 đồng. Nhu cầu vốn tăng thêm 141.946.634 đồng có thể trang trải bằng lợi nhuận để lại là: 336.600.000 - 100.980.000 = 235.620.000 đồng. Lợi nhuận còn dư sau khi trang trải cho nhu cầu vốn là: 93.673.366 đồng. Như vậy Chi nhánh sẽ không phải huy động từ bên ngoài. * Các chỉ tiêu dự kiến trong bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006. Doanh thu dự kiến đạt 15.300 triệu đồng. Lợi nhuận sau thuế theo tính toán ở trên là: 336,6 triệu đồng. Gỉa sử giá vốn hàng bán vẫn chiếm tỷ trọng so với doanh thu là: 90,83 % như năm 2005. ( Kết quả tính toán ở phần II. 3 của chương II ). Gía vốn hàng bán năm 2006 = 15.300 x 90,83% = 13.897 triệu đồng. Lãi gộp = Doanh thu - giá vốn hàng bán = 15.300 -13.897 =1.403 triệu đồng. Chi phí bán hàng và QLDN = Lãi gộp - Lợi nhuận trước thuế(Lợi nhuận sau thuế) = 1.403 -336,6 =1.066,4 triệu đồng. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dự kiến năm 2006. ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Số tiền Doanh thu 15.300 Gía vốn hàng bán 13.897 Lãi gộp 1.403 Chi phí bán hàng và QLDN 1.066,4 Lợi nhuận trước thuế 336,6 Thuế thu nhập doanh nghiệp 0 Lợi nhuận sau thuế 336,6 Theo tính toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ở trên thì năm 2006, Chi nhánh có tình hình tài chính lành mạnh, kinh doanh có hiệu quả. Mặc dù nhu cầu vốn năm 2006 tăng lên 141.946.634 đồng nhưng lại được bù đắp bằng lợi nhuận để lại của Chi nhánh ( vì lợi nhuận sau thuế của Chi nhánh tăng cao ). Để thực hiện được tốt kế hoạch này đòi hỏi Chi nhánh phải có một sự nỗ lực phấn đấu rất lớn của toàn bộ tập thể cán bộ công nhân viên trong Chi nhánh. Chương III: Một số nhận xét đối với công tác quản lý và sử dụng vốn trong Chi nhánh Thương Mại và Xây Dựng (Coma 18-2). I. Một số nhận xét chung. 1. Những măt đã đạt được của Chi nhánh Coma 18-2. Là một doanh nghiệp còn non trẻ, mới đi vào hoạt động được 3 năm, ban đầu quy mô sản xuất của Chi nhánh còn nhỏ. Nhưng với sự cố gắng, nỗ lực, tinh thần đoàn kết của ban lãnh đạo, cùng với toàn bộ cán bộ công nhân viên trong Chi nhánh, Chi nhánh đã ngày càng mở rộng quy mô sản xuất và ngành nghề kinh doanh. Chính điều đó đã làm cho Chi nhánh tạo được uy tín trên thị trường và trở thành đơn vị chủ lực trong ngành xây lắp và dịch vụ của công ty. Trong suốt ba năm hoạt động Chi nhánh đã đạt được những kết quả đáng khích lệ ( số liệu trong bảng tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh phần I. 1 chương II). Chi nhánh đã được nhận bằng khen do tổng công ty trao tặng cho đơn vị và cá nhân có thành tích xuất sắc trong kinh doanh. Tình hình sản xuất kinh doanh của Chi nhánh hàng năm luôn luôn có lãi, tình hình tài chính tốt, lành mạnh. Nhờ vậy mà công ăn việc làm của người lao động được ổn định, thu nhập của người lao động ngày càng cải thiện, năm sau cao hơn năm trước. Việc thực hiện nghĩa vụ đối với cấp trên được tiến hành thường xuyên. 2. Những mặt còn hạn chế của Chi nhánh. Trong những năm qua tuy có đạt rất nhiều lợi thế và thành công, nhưng Chi nhánh vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn trong kinh doanh. a. Về nguồn vốn. Mặc dù kinh doanh của Chi nhánh là có lãi, doanh thu hàng năm tăng, nhưng nguồn vốn chủ yếu của Chi nhánh vẫn là đi vay ngắn hạn hoặc đi chiếm dụng được. Nợ ngắn hạn chiếm 95,88% trong tổng nguồn năm 2003; chiếm 88,81% trong tổng nguồn năm 2004; năm 2005 chiếm 88,8 % trong tổng doanh thu. Điều này là không tốt vì nó sẽ ảnh hưởng tới việc kinh doanh của Chi nhánh nếu kinh doanh gặp rủi ro. Thêm vào đó nếu nợ ngắn hạn kéo dài và nguồn chiếm dụng để lâu thì sẽ gây mất uy tín cho Chi nhánh. Do tính chất đa ngành nghề của Chi nhánh trong khi tiềm lực kinh tế có hạn nên việc ưu tiên vốn cho xây lắp bị hạn chế. Thêm vào đó, do bước đầu chuyển đổi sang công ty Cổ phần, Chi nhánh tập trung chủ yếu cho hoạt động của bộ phận kinh doanh dịch vụ Nhà hàng Phúc La nên sản lượng về công tác xây lắp giảm hẳn. b. Chưa chủ động trong công tác thu _ chi. Trong qua trình kinh doanh nhiều khi công tác thu – chi chưa thực hiện được tốt. Chi nhánh Coma 18-2 còn bị ứ đọng vốn ở hàng tồn kho. Cụ thể lượng hàng tồn kho qua các năm đều tăng, tăng mạnh nhất là năm 2004, từ 1.332.604.662 đồng lên 6.369.078.560 đồng tương ứng với tỷ trọng tăng từ 12,83 % lên 53,58 % ; năm 2005 tăng lên 6.511.057.756 đồng nhưng tỷ trọng so với tổng tài sản có phần giảm đi chỉ còn 45,32 %. Đối với một chi nhánh nhỏ lượng hàng dự trữ như vậy là rất cao. Công tác thu hồi công nợ với các chủ đầu tư chậm, nhất là các điện lực như : Phú Thọ, Hà Tây… do đó kéo dài việc hoàn trả lại vốn cho Công ty dẫn đến tình trạng các khoản nợ bị quá hạn. Nên việc tạo nguồn vốn vay từ Công ty cho Chi nhánh để phục vụ sản xuất kinh doanh là rất hạn chế. c. Về công tác quản lý chi phí : Mặc dù Chi nhánh đã kiểm soát được các khoản chi phí đầu vào, nhưng vẫn còn một số chi phí khác như: chi phí trả trước dài hạn…vẫn tăng trong các năm. d. Về nhân sự : Do Cổ phần hoá nên số lao động trong Chi nhánh có nhiều biến động. Đội ngũ công nhân kỹ thuật có trình độ, tay nghề, có kinh nghiệm lâu năm đã về nghỉ chế độ 41. Mặt khác, với đội ngũ công nhân kỹ thuật hiện tại hầu hết là trẻ tuổi, tay nghề còn non trẻ, rất năng nổ làm việc nhưng lại thiếu kinh nghiệm thực tế. Đội ngũ cán bộ công nhân viên hiện tại còn thiếu chủ động trong công việc. II. Một số kiến nghị để góp phần khắc phục những hạn chế của tình hình tài chính của Chi nhánh Thương Mại và Xây Dựng (Coma 18 – 2) Mục đích của việc nghiên cứu tài chính doanh nghiệp là nhằm đảm bảo tối đa về nguồn vốn để làm cho quá trình sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất, tránh được những rủi ro không đáng có của công ty. Trên cơ sở nguồn vốn có hạn thì việc phân tích, quản lý kỹ, thật nghiêm và tiết kiệm nguồn vốn sẽ đem lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cao. Để đạt được mục tiêu trong việc quản lý nguồn tài chính thì có rất nhiều biện pháp quản lý và làm cho nguồn đầu tư có hiệu quả cũng như trình độ quản lý kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn của từng đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân cụ thể. Qua nghiên cứu tình hình tài chính tại Chi nhánh Thương Mại và Xây Dựng (Coma 18 – 2), bên cạnh những ưu điểm vẫn còn tồn tại một số hạn chế, khó khăn ảnh hưởng đến tình hình tài chính của Chi nhánh. Bằng những kiến thức đã học và qua thời gian thực tập tại Chi nhánh, người viết xin mạnh dạn đưa một vài kiến nghị như sau: 1. Kiến nghị đối với Chi nhánh . Để hoà nhập với nền kinh tế thị trường, Chi nhánh phải luôn đặt mục tiêu doanh thu năm sau phải lớn hơn năm trước, giảm thiểu chi phí. Khi doanh thu tăng, chi phí giảm thì có nghĩa là lợi nhuận của Chi nhánh tăng; mà lợi nhuận tăng đồng nghĩa với việc nguồn vốn tăng, tài sản tăng. Như vậy, Chi nhánh càng lớn mạnh. Để có thể đạt được mục tiêu như đã đề ra thì Chi nhánh nên thực hiện tốt một số vấn đề sau: Một là, xét về lâu dài Chi nhánh nên giảm bớt các khoản nợ ngắn hạn vì nếu không nó sẽ ảnh hưởng đến uy tín của Chi nhánh và ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh khi Chi nhánh làm ăn thua lỗ. Để làm tốt được việc này Chi nhánh có thể thực hiện huy động vốn từ các nguồn bên ngoài như: Liên doanh, liên kết …hoặc bằng cách mở rộng thị trường tăng thêm uy tín cho Chi nhánh. Hai là, giảm bớt lượng hàng tồn kho bằng việc mở rộng thị trường. Vì hàng tồn kho làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Chi nhánh, nó làm giảm hiệu quả kinh doanh. Ba là, tăng cường biện pháp thu hồi công nợ. Để thuận tiện cho việc thanh toán của khách hàng Chi nhánh cần mở rộng các biện pháp thu hồi vốn như: mở rộng hệ thống thanh toán của khách hàng bằng cách mở rộng quy mô chuyển khoản, sử dụng mọi biện pháp thanh toán hoặc giảm giá đối với khách hàng thanh toán nhanh. Bốn là, tăng cường biện pháp thu hồi vốn: qua phân tích trên cho thấy khoản phải thu của Chi nhánh tuy có giảm qua các năm nhưng không đáng kể, vì vậy phải tăng cường biện pháp thu hồi vốn, giảm tỷ trọng các khoản phải thu đến mức thấp nhất để tăng tối đa vòng quay của vốn lưu động sao cho có hiệu quả. - Tăng các khoản tạm ứng của khách hàng đối với Chi nhánh, khi khách hàng có hợp đồng với Chi nhánh, bằng cách tạo mọi uy tín về chất lượng sản phẩm cũng như chất lượng các công trình của Chi nhánh và có những chính sách ưu đãi đối với khách hàng. - Thu hồi các khoản nợ kéo dài của khách hàng như mở rộng quy mô thanh toán, tăng cường công tác đòi nợ tại Chi nhánh. Ngoài ra, Chi nhánh cũng nên có các chính sách chế độ phù hợp với các khoản thanh toán dài hạn của khách hàng. - Thực hiện nhanh chóng việc thu hồi các khoản tạm ứng của Chi nhánh. Vì tỷ lệ các khoản tạm ứng trong tổng tài sản là rất cao. Năm là, tăng lượng vốn bằng tiền ở quỹ để cho quá trình kinh doanh được diễn ra liên tục. Vì lượng vốn bằng tiền tại quỹ của Chi nhánh là ít. Ngoài ra lượng tiền tại quỹ phù hợp sẽ đảm bảo cho khả năng thanh toán tức thời của Chi nhánh tốt hơn. Sáu là, tăng cường công tác tài chính kế toán bằng việc giám sát chặt chẽ tiền vốn, phân tích nhanh được lỗ lãi của từng kỳ, tìm các biện pháp làm giảm chi phí, tiết kiệm các khoản chi phí khác. Bảy là, tăng cường công tác quản lý chức năng,: - Tăng cường việc sử dụng hết công suất máy móc thiết bị, thường xuyên thực hiện công tác bảo dưỡng, bảo tồn máy móc thiết bị, nâng cấp máy móc. - Thực hiện công tác quản lý tổ chức: để quá trình sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao thì việc thực hiện công tác quản lý tổ chức là có vai trò rất lớn. Nó tham gia vào suốt quá trình sản xuất kinh doanh của Chi nhánh. Chính vì lẽ đó mà tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát để cho quá trình quản lý được tốt hơn. - Tăng cường các hoạt động đoàn thể tạo ra sức mạnh cộng đồng. Ngoài việc quản lý tốt nguồn vốn để có hiệu quả tốt với Chi nhánh cũng cần tạo hiệu quả đối với xã hội. Vì đây là tạo chiến lược lâu dài cho Chi nhánh, từ đó có các biện pháp phát triển lâu dài cho Chi nhánh trong từng giai đoạn, từng thời kỳ. Tám là, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bằng việc thu hút nhiều cán bộ có năng lực, trình độ; thường xuyên có các hình thức khuyến khích cán bộ công nhân viên trong Chi nhánh; tạo môi trường làm việc thoải mái cho người lao động. 2. Kiến nghị với Công ty. Là một đơn vị lãnh đạo trực tiếp của Chi nhánh, Công ty nên tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Chi nhánh phát triển. Cấp vốn tạo điều kiện cho Chi nhánh mở rộng thị trường, tăng năng suất và quy mô kinh doanh của Chi nhánh. Kết luận Với mục đích là nâng cao kiến thức và hoàn thiện việc học tập thì thực tập giúp cho sinh viên có cơ hội tiếp xúc với thực tế và từ đó có thể vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn. Nhờ đó giúp sinh viên học hỏi được thêm những kiến thức, kinh nghiệm để có thể chủ động trong công tác nghiệp vụ. Và trong cơ chế thị trường như ngày nay thì việc này là thực sự quan trọng đối với sinh viên sắp tốt nghiệp trường. Tài chính doanh nghiệp có một vai trò quan trọng. Không những nó là điều kiện đầu tiên để hình thành nên doanh nghiệp mà nó còn quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Để ra được một quyết định tài chính thì nhà quản lý phải phân tích đầy đủ, cặn kẽ về tình hình tài hính của doanh nghiệp. Nhất là trong thời buổi kinh tế thị trường như ngày nay việc phân tích tài chính ngày càng trở nên quan trọng. Vì có thế nhà quản lý mới đưa ra được quyết định phù hợp giúp doanh nghiệp đứng vững được trong môi trường cạnh tranh. Qua thời gian học tập và nghiên cứu tại Chi nhánh Thương mại và Xây dựng côn gty Cổ phần Cơ khí Xây dựng ( Coma 18-2 ), người viết đã học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm quý báu từ thực tế. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy giáo: Nguyễn Xuân Chỉ _ trưởng khoa Quản trị kinh doanh; Ban giám hiệu nhà trường; Ban giám đốc, cùng toàn thể các bác, các cô, các chú, các anh chị trong Chi nhánh Coma 18-2 đã giúp em hoàn thành báo cáo thực tập của mình. Người viết. Nguyễn Thị Thu Hiên. Một số tài liệu tham khảo 1. Giáo trình “ Quản trị tài chính doanh nghiệp”_ trường CĐ Tài Chính Quản Trị Kinh Doanh_ Chủ biên: Thạc sĩ Đào Văn Tú. Nhà xuất bản Tài Chính. 2. Giáo trình: “ Phân tích quản trị tài chính”_ NXB Thống Kê_ Chủ biên Nguyễn Tấn Bình. 3. Giáo trình: “ Quản trị tài chính doanh nghiệp”_ trường Kinh Tế Quốc Dân. 4. Tạp chí, báo kinh tế… Phụ lục. Danh mục Trang Lời nói đầu………………………………………………………… Chương I: những vấn đề lý luận chung về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp………………… I. các khái niệm quan niệm cơ bản về tài chính doanh nghiệp…………………………………………………………………………… 1. Khái niệm về tài chính doanh nghiệp…………………………… 2. Khái niệm về hoạt động tài chính của doanh nghiệp…………… 3. Khái niệm về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp……. 4. Khái niệm về lập kế hoạch tài chính cho năm 2006…………… II. Đặc điểm và vai trò của tài chính doanh nghiệp 1. Đặc điểm…………………………………………………………… 2. Vai trò……………………………………………………………… III. Những nội dung cơ bản của quản trị tài chính doanh nghiệp………... 1. Huy động vốn…………………………………………………… 2. Sử dụng vốn…………………………………………………… 3. Tình hình đầu tư dài hạn trong doanh nghiệp…………………. IV. Trình tự và các bước phân tích tài chính doanh nghiệp………………………………….. 1. Trình tự các bước phân tích tài chính doanh nghiệp…………… 2. Các phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp…………… V. Một số nội dung phân tích chủ yếu………………… 1. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh………………………………………………………….. 2. Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn………………… 3. Phân tích các chỉ tiêu trong bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh………………………………………… 4. Phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn………………………… 5. Phân tích tình hình tài chính thông qua các chỉ tiêu tài chính đặc trưng………………………………………………… 5.1. Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán…………………………… 5.2. Nhóm chỉ tiêu về năng lực hoạt động của doanh nghiệp………… 5.3. Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài sản và nguồn vốn…………………… 5.4. Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lợi ……………………………… 6. Phân tích tài chính bằng phương pháp Dupont………………… VI. Kế hoạch tài chính cho năm 2006…………………… 1. Phương pháp fự báo dựa vào tỷ lệ phần trăm trên doanh thu… 2. Phương pháp dự báo dựa vào các chỉ tiêu tài chính đặc trưng… VII. Một số tài liệu dùng trong phân tích…………… VIII. Sự cần thiết phải phân tích tài chính doanh nghiệp…………………………………………………………….. 1. Mục đích và ý nghĩa………………………………………………. 2. Sự cần thiết phải nghiên cứu phân tích tài chính doanh nghiệp và so sánh hiệu quả kinh doanh của hai bộ phận………………… Chương II: Thực trạng tài chính và hiệu quả kinh doanh hai hoạt động xây lắp và nhà hàng của Chi nhánh thương mại và xây dựng công ty cổ phần cơ khí xây dựng số 18 ( coma 18-2 )……………………… I. tổng quan về chi nhánh thương mại và xây dựng (coma 18-2 )…………………………………………………….. 1. Sự hình thành và phát triển của Chi nhánh…………………… 2. Mô hình quản lý của doanh nghiệp……………………………… 2.1. Sơ đồ bộ máy quản lý của Chi nhánh…………………………… 2.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban………………………… 3. Các loại sản phẩm và dịch vụ đang kinh doanh của Chi nhánh 4. Vùng thị trường chủ yếu của Chi nhánh……………………… II. Thực trạng tài chính tại Chi nhánh Thương mại và Xây dựng (coma 18-2)…………………………………… 1. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho oạt động sản xuất kinh doanh…………………………………………………………… 2. Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn………………… 3. Phân tích các chỉ tiêu trong bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh…………………………………………………………… 4. Phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn………………………… 5. Phân tích tài chính thông qua các chỉ tiêu tài chính đặc trưng… 5.1. Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán…………………………… 5.2. Nhóm chỉ tiêu về năng lực hoạt động của Chi nhánh…………….. 5.3. Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Chi nhánh…… 5.4. Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lợi………………………………. 6. Phân tích tài chính thông qua phương pháp Dupont………….. III. So sánh hiệu quả kinh doanh của hai hoạt động xây lắp và dịch vụ nhà hàng……………………………… IV. Kế hoạch tài chình cho năm 2006……………………. Chương III: Một số nhận xét đối với công tác quả lý và sử dụng vốn trong Chi nhánh Tương mại và Xây dựng ( coma 18-2 )………….. I. Một số nhận xét chung………………………………… 1. Những mặt đã đạt được…………………………………………… 2. Những mặt còn hạn chế…………………………………………… II. Một số kiến nghị…………………………………………….. 1. Kiến nghị đối với Chi nhánh……………………………………… 2. Kiến nghị với công ty…………………………………………… Kết luận………………………………………………………… Một số tài liệu tham khảo……………………………… Phụ lục…………………………………………………………… 1 3 3 3 3 4 4 5 5 6 7 7 10 12 12 12 13 14 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 24 25 25 25 25 26 27 27 27 30 30 32 34 34 35 35 36 39 42 47 47 49 52 54 56 58 60 64 64 64 64 66 66 68 69 70 71 Nhận xét của cơ quan, đơn vị thực tập. ………………………………………………………………. ………………………………………………………………. ………………………………………………………………. ………………………………………………………………. ………………………………………………………………. ………………………………………………………………. ………………………………………………………………. ………………………………………………………………. ………………………………………………………………. ………………………………………………………………. ………………………………………………………………. ………………………………………………………………. ………………………………………………………………. ………………………………………………………………. ………………………………………………………………. ………………………………………………………………. ………………………………………………………………. ………………………………………………………………. ………………………………………………………………. Nhận xét của giáo viên hương dẫn thực tập. ………………………………………………………………. ………………………………………………………………. ………………………………………………………………. ………………………………………………………………. ………………………………………………………………. ………………………………………………………………. ………………………………………………………………. ………………………………………………………………. ………………………………………………………………. ………………………………………………………………. ………………………………………………………………. ………………………………………………………………. ………………………………………………………………. ………………………………………………………………. ………………………………………………………………. ……………………………………………………………….

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1827.DOC
Tài liệu liên quan