Trong giai đoạn 2006-2010 Việt nam sẽ tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, khắc phục các mặt hạn chế nhằm thu hút được khoảng 25 tỷ USD vốn FDI thực hiện (VĐK khoảng 30-35 tỷ USD). Đầu tư nước ngoài sẽ được ưu tiên, khuyến khích vào những ngành nghề, llĩnh vực có tác dụng thúc đẩy sự phát triển chung của nền kinh tế như sản xuất sản phẩm công nghệ cao, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin; sản xuất vạt liệu mới; năng lượng mới; công nghệ chế tạo, nuôi trồng, chế biến nông sản, lâm sản, thuỷ sản; xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng; phát triển các ngành dịch vụ, nhất là giáo dục, đào tạo, y tế.
Riêng năm 2006, năm đầu tiên thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010, cần tăng mạnh thu hút FDI để tạo ra sự chuyển biến về mọi mặt kinh tế, xã hội, môi trường, chủ động thực hiện từng bứoc lộ trình hội nhập có hiệu quả và đạt tốc độ tăng trưởng GDP là 8%, thì FDI cần đạt 6.5tỷ USD vốn cấp mới và 3.5 tỷ USD vốn thực hiện(vth). Trong đó vốn của các dự án mới khoảng 4.2 tỷ USD và vốn tăng thêm khoảng 2.3 tỷ USD. Trong 3.5 tỷ vốn thực hiện thì vốn từ bên ngoài là khoảng 3.3 tỷ USD.
38 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1436 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế hoạch thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giai đoạn 2006 – 2010 của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mới và mở cửa, phần lớn các doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực chế tạo có khuynh hướng sản xuất cho thị trường trong nước. Thời kỳ 1988-1990, chỉ có khoảng 20% dự án được phê chuẩn có tỷ lệ sản phẩm xuất khẩu trên 50%; Thời kỳ 1991-1997, tỷ lệ này tăng dần và sau năm 1997 đã đạt đến trên 70% dự án FDI có sản phẩm xuất khẩu từ 50% trở lên.
4. FDI với việc làm và nguồn nhân lực.
Việt Nam đã có trên 45 vạn người lao động có việc làm trực tiếp trong các doanh nghiệp FDI với mức thu nhập trung bình cao hơn 2 lần so với các doanh nghiệp khác cùng nghành nghề. Đó là chưa kể hàng triệu việc làm được tạo ra trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, dịch vụ cung ứng hàng hoá, phân phối sản phẩm, tiếp thị … Vấn đề có liên quan đến việc làm là tạo nguồn nhân lực cho đất nước trong quá trình công nghiệp hoá. Con số trên 45 vạn người chưa phải là nhiều so với nhu cầu cần có việc làm mỗi năm từ 1.2 -1.3 triệu người ở Việt Nam. Nhưng quan trọng hơn là só lao động này được tiếp cận với công nghệ hiện đại, đáp ứng được yêu cầu của phương thức sản xúất tiên tiến, có kỷ luật lao động cao, một số chuyên gia trong nước đã có thể thay thế dần và có hiệu quả trong quản trị doanh nghiệp, trong tiếp thị, làm chủ các quy trình công nghệ …
5. FDI với hiệu quả kinh tế - xã hội tổng quát
FDI còn có tác động đến những chỉ tiêu tổng quát về kinh tế - xã hội, như tăng năng suất lao động xã hội, cán cân thanh toán quốc tế, các định chế tiền tệ, tín dụng, đóng góp vào nguồn thu của ngân sách, góp phần làm thay đổi phương thức làm việc, cải thiện môi trường sống của xã hội.
Đối với các nước đang phát triển như nước ta thì FDI có tác động đến cán cân thanh toán quốc tế lớn hơn nhiều so với các nước công nghiệp phát triển. FDI đóng vai trò kích thích việc cải cách và hoàn thiện thể chế tiền tệ, tín dụng, ngoại hối ở nước ta.
FDI đóng góp ngày càng quan trọng vào nguồn thu ngân sách từ các khoản thuế trực tiếp do doanh nghiệp nộp, cho đến các khoản gián tiếp do FDI tạo ra cho các hoạt động dịch vụ, thương mại, thuế thu nhập của người lao động.
Tác động quan trọng nhất của FDI trong gần 20 năm qua là góp phần làm thay đổi bộ mặt đát nước, làm cho ngừơi Việt Nam tiếp cận các chuẩn mực quốc tế trong các lĩnh vực hoạt động. trong những năm qua, thu nhập của dân cư tăng lên khá nhiều, tỷ lệ đói nghèo giảm đi rõ rệt.
III. Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Trung Quốc và bài học cho Việt Nam.
1. Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Trung Quốc.
a. Kết quả đạt được
Trong thời kỳ 1992-1995 là thời kỳ Trung Quốc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với tốc độ cao.Từ khi Trung Quốc cải cách mở cửa, các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư dưới ba hình thức doanh nghiệp: doanh nghiệp hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
Quy mô dự án đầu tư chủ yếu là vừa và nhỏ, nhưng từ những năm 1993, các dự án lớn ngày càng tăng.Các dự án đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc mang tính sản xuất chiếm tỷ trọng lớn trong đó tập trung ở lĩnh vực nông nghiệp là chủ yếu.Từ năm 1986, Trung Quốc có sự điều chỉnh cơ cấu đầu tư. Các dự án công nghiệp có hiệu quả chiếm hơn 90% tổng số và trên 70% tổng vốn nước ngoài đầu tư vào. Từ những năm 90, tuy tình hình đầu tư nước ngoài có sự thay đổi nhưng cơ cấu đầu tư cho công nghiệp vẫn được đảm bảo. Đến cuối năm 1998, tỷ trọng các dự án đầu tư vào ngành công nghiệp là57.1% các ngành nông nghiệp, nghề rừng, chăn nuôi gia súc, nghề cá, bảo vệ nguồn nước là 5%, dịch vụ là36%.
b. Những chính sách đã áp dụng nhằm khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc
* Mở rộng địa bàn thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từng bước, nhiều tầng, ra mọi hướng.
Trung Quốc đã tiến hành mở cửa từng khu vực, bắt đầu từ việc thành lập 5 lập đặc khi kinh tế, sau đó là việc mở cửa thành phố ven biển, 13 thành phố ven biên giới nhằm mở rộng thương mại và đầu tư vùng biên.
* Môi trường luật pháp.
Cho đến nay Trung Quốc đã ban hành trên 500 văn bản gồm các bộ luật và pháp quy liên quan đến thương mại và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Luật pháp được xây dựng trên nguyên tắc: Bình đẳng cùng có lợi, tôn trọng tập quán quốc tế.
* Tạo dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho các hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Các chủ trương, biện pháp được hướng vào cải tạo cơ sở hạ tầng, thực hiện các ưu đãi ( như ưư đãi thuế đối với khu vực đầu tư, ưu đãi thuế theo kỳ hạn kinh doanh và ưu đãi thuế trong tái đầu tư), đa dạng hoá các hình thức đầu tư và chủ đầu tư.
2. Vận dụng kinh nghiệm của Trung Quốc vào việc hoàn thiện chính sánh thu hút FDI của Việt Nam.
* Mở cửa thu hút vốn đầu tư nước ngoài từng bước, theo từng lĩnh vực.
Trung Quốc đã thực hiện mở cửa dần từng bước theo liệu pháp “dò đá qua sông”, dễ trước khó sau, tiến dần từng bước, giảm bớt rủi ro nên tránh được những va chạm lớnvà sự phân hoá hai cực nhanh.
Từ bài học kinh nghiệm này và muốn cho hoạt động FDI của Việt Nam trong những năm đầu gia nhập WTO đạt hiệu quả, thì ta cũng nên mở dần từng bước, theo từng lĩnh vực và điều cần chu ý tránh nhận đầu tư ồ ạt sẽ gây nóng, vượt qua sự kiểm soát của cơ quan chính quyền. Điều này sẽ ảnh hưởng không lớn môi trường đầu tư cũng như môi trường dân cư xung quanh.
* Phương thức thu hút công nghệ tiên tiến của nước ngoài.
Phương châm “dùng thị trường đổi lấy công nghệ” của Trung Quốc là một con dao hai lưỡi, bởi lẽ với phương châm này, trình độ kỹ thuật của Trung Quốc chỉ trong thời gian ngắn đã có những bước tiến đáng kể so với các nước đang phát triển khác. Tuy nhiên bên cạnh những mặt đạt được, Trung Quốc cũng đã gặp phải những khó khăn hết sức to lớn.
Từ bài học kinh nghiệm trên cho thấy cần phải có những chính sách, bước đi phù hợp để phát huy tốt mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Việt Nam với phương châm là đa dạng hoá các đối tác và ngày càng mở rộng các hợp đồng FDI với công ty đa quốc gia, các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới, điều này sẽ cho phép tranh thủ được các công nghệ “gốc”của các nước phát triển một cách có hiệu quả nhất.
* Quản lý hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Phát triển công nghệ quốc gia cơ sở vừa hợp tác, vừa cạnh tranh với các Công ty xuyên quốc gia; làm tốt công tác kiểm tra, kiểm toán trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, phấn đấu tăng tỷ lệ góp của đối tác thuộc quốc gia tiếp nhận đầu tư để hạn chế các thua thiệt trong đầu tư nước ngoài. Hướng FDI vào các nhu cầu đầu tư thực sự cần thiết cho đất nước và tăng cường khả năng sản xuất và tiêu thụ hàng hoá của các doanh nghiệp FDI.
* Nâng cao hiệu lực và hiệu quả của quản lý nhà nước đối với hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Để mở rộng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, cần thiết phải có chính sách ưu đãi đối với các nhà đầu tư nước ngoài, nhưng cần phải nghiên cứu để có chính sách ưu đãi hợp lý nhằm tạo sự bình đẳng trong cạnh tranh giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, tránh gây thua thiệt cho các doanh nghiệp nhà nước.
Về cải cách thủ tục hành chính, Trung Quốc thực hiện chế độ phân cấp ra quyết định đầu tư cho các tỉnh, thành phố, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư về thời gian, chi phí trong việc làm thủ tục xin đầu tư. Mặt trái của sự phân cấp này là phát sinh mâu thuẫn giữa lợi ích địa phương và lợi ích quốc gia, tạo nên nạn quan liêu trì trệ, hối lộ tham nhũng trong hàng ngũ cán bộ làm công tác đầu tư. Vì vậy, cần nâng cao vai trò hiệu lực và hiệu quả của nhà nứơc trong việc kiểm tra, kiểm soát, giám sát mọi hoạt động liên quan đến đầu tư nước ngoài.
Chính phủ Việt Nam cần phải thường xuyên cải thiện môi trừong đầu tư như: Luật đầu tư nước ngoài và các bộ luật khác có liên quan; xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng kinh tế, ổn định môi trường chính trị - xã hội, các vấn đề thuộc chính sách thuế, tài chính, ngân hàng, thị trường và tiêu thụ sản phẩm…
Chương II thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam giai đoạn 2001-2005
I . Kết quả thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam giai đoạn 2001-2005
1. Đặc điểm tình hình chung của giai đoạn 2001-2005
1.1. Thuận lợi
* Về trong nước:
- Tình hình kinh tế chính trị xã hội nước ta tiếp tục ổn định và nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng nhanh đã tạo ra thế và lực mới cho nền kinh tế Việt Nam. Giai đoạn này, nền kinh tế Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá cao. GDP tăng bình quân 7.4% /năm, riêng năm 2005 đạt mức tăng trưởng 8.4%, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 16.5%, giá trị sản xuất ngành dịch vụ tăng 8.7%, tổng khả năng xuất khẩu tăng 20% , tạo thêm được 1.6 triệu việc lam mới. Năm 2005, khu vực kinh tế này đóng góp khoảng 15.5%GDP, 37%giá trị sản xuất công nghiệp và 55%khả năng xuất khẩu của cả nước.
- thể chế kinh tế thị trường đang hình thành và vận hành có hiệu quả, nhiều cơ chế, chính sách đi vào cuộc sống. Tiến trình hoàn thiện môi trường pháp lý đang được đẩy nhanh để đáp ứng yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thóáng, hấp dẫn.
- Nhiều văn bản pháp luật quan trọng được ban hành trong thời gian gần đây như Luật đầu tư, luật doanh nghiệp áp dụng chung cho cả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, luật đấu thầu; đồng thời Quốc hội sê xem xét thông qua một số đạo luật mới.
- Việc đầu tư cho cơ sở hạ tầng đã tăng lên đắng kể, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tiến hành các hoạt động kinh doanh.
- Chủ trương tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI tiếp tục được khẳng định trong các văn kiện của Đảng, nhất là từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX. Đặc biệt đầu năm 2005, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 13/2005/CT- TTg ngày 8/4/2005 về một số giải pháp nhằm tạo chuyển biến mới trong việc thu hút FDI tại Việt Nam.
- Trong năm qua, Chính phủ đã chỉ đạo cán Bộ ngành, địa phương tăng cường cải thiện môi trường đầu tư trên cả phương diện quản lý, cải cách thủ tục hành chính, nâng cao cơ sở hạ tầng, chống tham nhũng và đào tạo cán bộ.
* Về quốc tế
- Nằm trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương phát triển năng động, Việt Nam có nhiều cơ hội thu hút các nguồn lực quốc tế cho đầu tư phát triển và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
- Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng. Đến nay, Việt Nam đã ký kết Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư với 49 nước, Hiệp định tránh đánh thuế trung với 40 nước. Đặc biệt về cơ bản đã kết thúc việc đàm phán gia nhập WTO đã tạo ra cơ hội lớn về mở rộng thị trường xuất khẩu và khả năng thu hút FDI của Việt Nam.
- Vốn FDI đã chuyển mạnh sang các nền kinh tế đang phát triển, đặc biệt là các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh, và các nền kinh tế mới nổi để giảm chi phí đầu tư và tiếp cận đến các nguồn tài nguyên thiên nhiên đang tăng giá đột biến trên thị trường thế giới để khai thác phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh tại các nền kinh tế đó.
1.2. Khó khăn
* Về trong nước
- Là giai đoạn đầu thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001-2010. Mục tiêu phát triển đặt ra trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn này khó thực hiện hơn giai đoạn trước vì những yếu tố phát triển nền kinh tế theo chiều sâu.
- Là giai đoạn Việt Nam hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu. Mức độ cạnh tranh ở thị trường trong nước ngày càng gay gắt, gây bất lợi cho các doanh nghiệp FDI.
- Thiên tai dịch bệnh ảnh hưởng không nhò đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp FDI.
- Một số Nghị định của Chính phủ ban hành và có hiệu lực ban hành trong thời gian gần đây đã bắt đầu gây ra một số khó khăn cho hoạt động FDI .
* Về quốc tế
- Sức ép cạnh tranh quốc tế gia tăng cùng với tiến trình hội nhập là thách thức to lớn đối với nền kinh tế còn yếu về tiềm lực kinh tế và sức cạnh tranh như Việt Nam.
- Biến động bất thường của thị trường thế giới về giá cả một số nguyên liệu nhập khẩu đã ảnh hưởng khá lớn đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp FDI.
Những đặc điểm trên cũng ảnh hưởng đồng thời lên hoạt động thu hút và triển khai các dự án FDI ở Việt Nam.
2. Kết quả thu hút vốn FDI tại Việt Nam trong giai đoạn 2001-2005.
2.1. Các chỉ tiêu thu hút
Nghị định số 09/2001/NĐ – CP ngày 28/8/2001 về tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả FDI giai đoạn 2001-2005 đã xác định mục tiêu thu hút mới cho giai đoạn này là 12 tỷ USD (trung bình mỗi năm thu hút 2.4 tỷ USD). Trong đó, Bộ kế hoạch đầu tư xác định vốn FDI thu hút mới trong năm 2005 là 4.5 tỷ USD.
2.2. Kết quả thực hiện thu hút vốn FDI
* Về quy mô và tốc độ thu hút
- Đây là thời kỳ phục hồi chậm chạp của hoạt động FDI tại Việt Nam. Trong giai đoạn này, Việt Nam đã thu hút được 20.8 tỷ USD vốn FDI, trong đó năm 2001 đã thu hút được 30 tỷ đồng chiếm 17.6% tổng vốn đầu tư xã hội, năm 2002 đã thu hút được 34.5 tỷ chiếm 17.3% tổng vốn đầu tư xã hội, năm 2003 đã thu hút được 37.8 tỷ đồng chiếm 16.3% tổng vốn đầu tư xã hội, năm 2004 đã thu hút được 44.2 tỷ đồng chiếm 16.1% tổng vốn đầu tư xã hội, năm 2005 đã thu hút được 53 tỷ đồng chiếm 16.3% tổng vốn đầu tư xã hội.
Bảng1. kết quả thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 2001-2005
Giá hiện hành
chỉ tiêu
đơn vị
2001
2002
2003
2004
2005
tổng vdtxh
nghin đồng
170.5
199.1
231.6
275
326
vốn FDI
nghin đồng
30
34.5
37.8
44.2
53
%tỏng vdt xh
%
17.6
17.3
16.3
16.1
16.3
nguồn: kế hoạch phát triển kt –xh 5 năm 2006-2010
Vốn đăng ký (vdk) năm 2001 bằng 123% so với năm 2000. Hai năm tiếp theo vốn tiếp tục giảm: năm 2002 vdk chỉ bằng 88% so với năm 2001, năm 2003 chỉ bằng 96.6% so với năm 2002. Chỉ sang năm 2004 FDI mới thực sự bắt đầu phục hồi đạt hơn 4.2 tỷ USD nhưng vẫn chưa đạt được con số của năm 1998, và đến cuối năm 2005, FDI tăng gần 40% đạt 5.9 tỷ USD nhưng vẫn chỉ xấp xỉ con số của năm 1997 (đây là năm FDI chịu tác động rõ rệt của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực). Giai đoạn 2001-2005, cả nước đã thu hút được khoảng gần19.3 tỷ USD vốn FDI mới, giảm 24% so với 25.37 tỷ USD giai đoạn 1996-2000. Trong đó, vốn cấp mới chỉ bằng có 60% giai đoạn 1996-2000, tăng vốn gấp 1.7 lần và vốn giải thể chỉ bằng 75%so với giai đoạn trước. Vốn còn hiệu lực tính cho đến cuối năm 2005 là khoảng 50 tỷ USD. Nếu tính chung cho cả vốn cấp mới và tăng vốn thì thời kỳ 2001-2005 chỉ hơn thời kỳ 1996-2000 gần 3%. Sản xuất công nghiệp của khu vực có vốn FDI năm 2005 tằng 21%, cao hơn mức tăng trưởng chung của công nghiệp cả nước là 16.5%. Thành quả này có được chủ yếu là do thị trường xuất khẩu của một số sản phẩm công nghiệp được mở rộng, giá dầu thô tăng cao và có thêm nhiều doanh nghiệp FDI mới đi vào hoạt động. Trong giai đoạn này khu vực có vốn FDI xuất siêu khoảng 5.8 tỷ USD(riêng năm 2005 Xuất siêu khoảng 2.8 tỷ USD). Tỷ trọng đóng của FDI vào GDP bình quân giai đoạn 2001-2005 đạt 14.36% , trong khi giai đoạn 1996-2000 bình quân chỉ đạt 10.2%. Nộp ngân sách giai đoạn 2001-2005 gấp 2.38 lần giai đoạn 1996-2000.
Riêng năm 2005, trên địa bàn cả nước có 922 dự án FDI mới được cấp giấy phếp đầu tư với số vốn đầu tư đăng ký đạt hơn 4 tỷ USD, tăng 24% số dự án và 61.2% vốn đầu tư so với năm 2004. Đó là sự tăng trưởng đột biến trong việc thu hút FDI của Việt Nam kể từ sau khi cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực xảy ra.
* Cơ cấu đâu tư.
- Theo lĩnh vực:
Phần lớn các dự án FDI mới tập trung vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, chiếm tới gần 67% số dự án và 60.8% vốn đăng ký. Tiếp đến lĩnh vực dịch vụ, chiếm tới hơn 19.7% số dự án và hơn 31.7% vốn đăng ký cấp mới. Trong thời kỳ 1991-1995, lĩnh vực dịch vụ tỏ ra hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài nên đã chiếm tới hơn 43% tổng số vốn dăng ký, với nhiều dự án quy mô lớn xậy dựng khách sạn, văn phòng cho thuê, nhà ở. Giai đoạn sau giảm xuống còn 22.4% do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực.Tiếp đến là nông lâm ngư nghiêp hơn 13% số dự án và gần 7.5% vốn đăng ký cấp mới, với số dự án còn hiệu lực là789 và3.775 tỷ USD. Trong đó đẩu tư vào ngành nông lâm nghiệp chiếm hơn 85.5% số dự án với 91.7% vdk, đầu tư vào ngành thuỷ sản chỉ chiếm có 14.5% số dự án với hơn 8%vdk.
Bảng2. Vốn FDI theo ngành(giai đoạn 1988-2005, chỉ tính d.a còn hiệu lực)
chuyên ngành
Số d.a
tỷ trọng
tổng vốn đầu tư(1000USD)
tỷ trọng %
vốn pháp định(1000USD)
công nghiệp
4053
67.21
31040965
60.84
13355201
nông lâm ngư nghiệp
789
13.08
3774878
7.4
1427350
dịch vụ
1188
19.7
16202102
31.76
7698540
(Nguồn Cục ĐTNN, Bộ kế hoạch và đầu tư)
- Theo đối tác.
Tính đến hết 31/12/2005, đã có tới hơn 75 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư vào Việt Nam. Trong đó có 12 nước có số vốn đầu tư trên 1 tỷ USD, và trong số 12 nước đó có tới 7 nước thuộc Châu Á(đông nam đông á), đứng đầu là 4 nước Đài Loan, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông có số vốn đầu tư trên 3.7 tỷ trở lên.
- Theo địa phương.
Các nhà đầu tư Nứơc ngoài đã có mặt ở tất cả các địa phương trong cả nước, ở 65 tỉnh thành phố nhưng phân bố không đều. FDI tập trung ở thành phố HCM và các tỉnh lân cân chiếm hơn một nửa vdk của cả nước(với 28.66 tỷ USD chiếm 56% vdk)
Tếp đến là Hà Nội và các tỉnh lân cận chỉ chiếm chưa đầy ½ số lượng vốn ở khu vực phía nam, với 13.42 tỷ USD chiếm 26.3% vdk.
Sự phân bố không đều là do nhân tố địa lý - tự nhiên quết định. Những nơi có bảng biển, sân bay, hệ thống đường giao thông thuận tiện, diện nước tốt và các dịch vụ phát trỉên tôt là những nơi hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài đến lập nghiệp.
- Theo hình thức đầu tư.
Sau khi cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực nổ ra thì ngay càng các dự án doanh nghiệp liên doanh xin chuyển sang hình thưc 100% vôn nước ngoài.
Tính cho đến hết năm 2004, các dự án đầu tư trực tiếp vào nước ta mới chỉ được phép đầu tư trong 4 hình thức được quy định trong luật đầu tư nước ngoài. Đến năm 2005, các nhà đầu tư nước ngoài được phép đầu tư vào 2 hình thức mới là công ty cổ phần FDI và công ty quản lý vốn (thí điểm). Tính chung đến hết ngày 31/12 năm 2005, cơ cấu FDI vào Việt Nam theo hình thức được phân bổ như sau:
Bảng: Đầu tư trực tiếp nứớc ngoài theo hình thức đầu tư 1988-2005
stt
hình thức
đầu tư
Dự án
vốn đầu tư
tổng số DA
tỷ trọng (%)
tổng vốn
tỷ trọng (%)
1
100%VNN
4504
74.7
26041
51
2
DNLD
1327
22
19180
37.6
3
HĐHTKD
184
3.05
4710
8.17
4
BOT
6
0.1
1370
2.7
5
Cty cổ phần
8
0.13
199
0.4
6
Cty qlý vốn
1
0.02
55.5
0.11
tổng
6030
100
51017
100
(nguồn :cục đầu tư nước ngoài - Bộ kế hoạch và đầu tư)
Qua bảng ta thấy: tính đến hết năm 2005, hình thức 100%VNN chiếm tới gần 75% số dự án và 51%VDK. Hình thức ĐNL chiếm 22%số dự án và 37.6% VĐK. Hai hình thức này chiếm đến gần 97%số dự án và 88,6%VĐK. Chỉ có khoảng 3%số dự án và 11.4%VĐK là thuộc về 3 hình thức đầu tư còn lại. Như vậy có thể thấy rằng các nhà ĐTNN ưa thích đầu tư vào hình thức100%VNN. Hình thức DNLD cũng không mấy được ưa chuộng vì tính phức tạp của hình thức này trong quản lý và điều hành. Tuy nhiên, số liệu trên cũng cho thấy, quy mô của ác dự án là 100%VNN thường là nhỏ, đầu tư vào những ngành ít rủi ro. Trong khi đó, các dự án liên doanh thường có quy mô lớn hơn và đầu tư trong nhiều lĩnh vực mà nếu đầu tư 100%VNN không chắc chắn vì nhà ĐTNN ít am hiểu lĩnh vực này hoặc ít am hiểu thị trường Việt Nam. Hình thức BOT được Chính phủ ưu đãi nhiều hơn so với các hình thức FDI khác như không thu tiền thuê đất, thời hạn thực hiện dự án thường là dài nhưng có rất ít các nhà ĐTNN lựa chọn, chủ yếu là do các doanh nghiệp Việt Nam liên quan đến cung ứng đầu vào hoặc đầu ra mang tính chất cục bộ rất lớn. Đây là thực tế cần được nghiên cứu và có các giải pháp tháo gỡ kịp thời để khuyến khích các nhà ĐTNN đầu tư bằng hình thức BOT; hoàn thiện và hiện đại hoá cơ sở hạ tầng của quốc gia nhằm hấp dẫn các nhà ĐTNN mới và phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
2.3. Tình hình thu hút vốn đầu tư FDI.
Trong giai đoạn này cuộc khủng hoảng tiền tệ trong khu vực và sự suy giảm kinh tế thế giới đã tác động xấu dến nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là lĩnh vực đầu tư và thương mại. Nhận thức được điều này, Việt Nam đã có những biện pháp nhằm thu hút dòng FDI đang có xu hướng giảm: mở cửa thị trường vốn; điều chỉnh chính sách bảo hộ sản xuất trong nước có điều kiện, có thời hạn, thực hiện lộ trình cắt giảm thuế; giảm thiểu hàng rào phi thuế quan … Khuyến khích thu hút FDI thông qua các chính sách thúê, giá cả dịch vụ; chủ động đàm phán Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa kỳ, gia nhập APEC và thực hiện các cam kết trong khuôn khổ AFTA, ASEAN, … trên các mặt: đối xử tối hệ quốc, đối xử quốc gia; xuất nhập khẩu, dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ, …
Việc ban hành Luật đầu tư và Luật doanh nghiệp (năm 2005) là một bước tiến quan trọng khuyến khích đầu tư, tạo “sân chơi” bình đẳng cho các loại hình doanh nghiệp, xác lập lại quyền tự do kinh doanh cho các doanh nghiệp. Tiến hành đàm phán song phương và chuẩn bị các điều kiện gia nhập WTO.
Kết quả hoạt động đầu tư nước ngoài thời kỳ 2001-2005: vốn đăng ký năm 2001 là 2.592tỷ USD bằng 128% của năm 2000. Hai năm tiếp theo vốn đăng ký lại gỉam sút, năm 2002 là 1.621tỷ USD, chỉ bằng 62.5%năm 2001; năm 2003 là 1.914 tỷ USD, xấp xỉ năm 2000; vốn đăng ký năm2004 là 2.1tỷ USDtăng 10.5% so với năm trước, năm2005 Việt Nam đã thu hút được 3.6 tỷ USD vốn đầu tư mới.
2.4. Triển vọng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
Con đưòng phát triển kinh tế đầy ấn tượng của Đông Nam Á trong hơn 20 năm qua đã tỏ ra xứng đáng với hoạt động sôi động của FDI, vì thế không lấy gì làm ngạc nhiên rằng Việt Nam đã thu được những kết quả đáng kể như là một phần của xu thế phát triển kinh tế. Các kết quả thu hút FDI này không đơn thuần là gia tăng nguồn vốn mà có thể (ít nhất là về tiềm năng ) mở rộng một loạt những đóng góp phi tài chính khác như: công nghệ mới, các kỹ năng và thiết kế, các kỹ thuật quản lý tổ chức, sự tiếp cận những thông tin về thị trường nước ngoài .v.v…Thậm chí điều này có thể được làm rõ rằng - theo khảo sát của Changhong tại Trung Quốc - hoạt động FDI có thể đóng vai trò như một “thành phần tư nhân thay thế tạm thời “ đối với một nền kinh tế quá độ, khi mà việc cải cách khu vực kinh tế nhà nước vẫn còn chậm chạp và thành phần tư nhân trong nước vẫn chưa đủ mạnh để có được những ảnh hưởng quan trọng đối với nền kinh tế. Trong bối cảnh đó, việc thu hút FDI của Việt Nam giống như việc”nhập khẩu “một thành phần tư nhân có sẵn, và do đó có thể có những tác đồng khả quan tức thời đối với nền kinh tế trong thời ky chuyển đổi. Tại Đại hội IX, Đảng cũng khẳng định có thêm thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, điều này phản ánh đúng thực tế đang diễn ra trong nền kinh tế nước ta hiện nay.
Kể từ năm 2003 đến 2005 thiện cảm của nhà đầu tư nước ngoài đối với Việt Nam đã tăng lên, mặc dù khó có thể đánh giá nhưng một số chỉ số phát triển kể từ đầu năm 2003 đến nay có thể phản ánh mối thiện cảm đang gia tăng này. Một sự cảm nhận chung của các nhà đầu tư là công cuộc cải cách kinh tế và tự do hoá kinh doanh đã dần được mở rộng, điều này thể hiện qua những thay đổi về luật đầu tư nước ngoài, ban hành luật doanh nghiệp, sự công nhận vai trò ngày càng gia tăng của thành phần tư nhân; việc ký kết và thông qua hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ; việc mở cửa thị trường chứng khoán; việc quay trở lại cho vay của IMF. Tất cả các hoạt động này được nhìn nhận như là các tín hiệu tích cực thề hiện qua các chỉ số kinh tế hàng đầu mà đà phát triển cải cách đã lấy lại được. Con số 4.1 tỷ USD trong thu hút FDI của năm 2004 (cao nhất trong vòng 7 năm qua) là một dấu mốc quan trọng ghi nhận sự phục hồi FDI sau nhiều năm trì trệ. Tuy nhiên, khi xu hướng tăng trở lại dòng vốn FDI trên toàn thế giới (sau khi đã đạt mức kỷ lục 760 tỷ USD trong năm 2004 và sẽ tiếp tục được duy trì đến năm 2008) thì con số 4.1 tỷ này(chỉ bằng năm 1994 và bằng gần ½của năm 1996) theo đánh giá của nhiều chuyên gia, vẫn còn dưới mức tiềm nảng của Việt Nam.
2.5. Ma trận SWOT
Điểm mạnh
- Sự ổn định chính trị, kinh tế và xã hội, có được niềm tin của toàn dân, cũng như của các doanh nghiệp và các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với hội nhập kinh tế quốc tế đã bước đầu hình thành và vận hành có hiệu quả.
Các cơ chế, chính sách thông thoáng trong việc thu hút các nguồn lực cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Quan hệ kinh tế quốc tế được củng cố và phát triển, một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đã đứng vững trên nhiều thị trường và có triển vọng sẽ được mở rộng.
Cải cách thể chế kinh tế, đổi mới bộ máy, chất lượng đội ngũ cán bộ được nâng cao…
Điểm yếu
Sức cạnh tranh và khả năng hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp và toàn nền kinh tế còn yếu so với yêu cầu so với thế giới.
Quy mô của nền kinh tế nhỏ bé, thu nhập thấp hạn chế sức bật đối với sản xuất và phát triển thị trường.
Cơ cấu sản xuất trong từng nghành, từng vùng chưa chuyển dịch kịp thời theo sự biến động nhanh của nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.
Kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội còn yếu kém chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Trình độ công nghệ lạc hậu, năng lực tiếp nhận chuyển giao công nghệ còn hạn chế.
Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới
Công tác cải cách hành chính được tiến hành chậm; tình trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí.
Cơ hội
Hoà bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế chủ đạo của thế giới và khu vực. Kinh tế thế giới có khả năng duy trì được tốc độ phát triển cao, trong đó Châu Á – Thái Bình Dương vẫn là khu vực phát triển năng động nhất.
Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ thông tin và công nghệ sinh học, tiếp tục phát triển mạnh theo chiều sâu, tác động rộng lớn đến việc cơ cấu lại nền kinh tế thế giới.
- Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế với tự do thương mại sẽ được đẩy nhanh:đầu tư, lưu chuyển hàng hoá và dịch vụ, lao động và vốn ngày được mở rộng
Thách thức
Xung đột cục bộ, khủng bố và những bất ổn vẫn có thể xảy ra làm ảnh hưởng tới việc đầu tư của thế giới vào các nước phát triển.
Các nước phát triển cạnh tranh quyết liệt về lợi ích kinh tế và tìm cách áp đặt các rào cản thương mại với các nước đang phát triển.
Toàn cầu hoá làm tăng sức ép cạnh tranh lên nước ta. Sự cạnh tranh kinh tế, thương mại, thu hút vốn đầu tư và công nghệ càng trở nên gay gắt.
Môi trường đầu tư con gặp nhiều khó khăn, tác động không thuận lợi đến sự phát triển kinh tế, xã hội của nước ta.
Từ những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đã cho thấy nhà nước ta cần có những chính sách cho phù hợp.
Chương II .Các giải pháp thực hiện kế hoạch thu hút vốn FDI của Việt Nam giai đoạn 2006-2010
I. Kế hoạch thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 2006-2010
Trong giai đoạn 2006-2010 Việt nam sẽ tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, khắc phục các mặt hạn chế nhằm thu hút được khoảng 25 tỷ USD vốn FDI thực hiện (VĐK khoảng 30-35 tỷ USD). Đầu tư nước ngoài sẽ được ưu tiên, khuyến khích vào những ngành nghề, llĩnh vực có tác dụng thúc đẩy sự phát triển chung của nền kinh tế như sản xuất sản phẩm công nghệ cao, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin; sản xuất vạt liệu mới; năng lượng mới; công nghệ chế tạo, nuôi trồng, chế biến nông sản, lâm sản, thuỷ sản; xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng; phát triển các ngành dịch vụ, nhất là giáo dục, đào tạo, y tế.
Riêng năm 2006, năm đầu tiên thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010, cần tăng mạnh thu hút FDI để tạo ra sự chuyển biến về mọi mặt kinh tế, xã hội, môi trường, chủ động thực hiện từng bứoc lộ trình hội nhập có hiệu quả và đạt tốc độ tăng trưởng GDP là 8%, thì FDI cần đạt 6.5tỷ USD vốn cấp mới và 3.5 tỷ USD vốn thực hiện(vth). Trong đó vốn của các dự án mới khoảng 4.2 tỷ USD và vốn tăng thêm khoảng 2.3 tỷ USD. Trong 3.5 tỷ vốn thực hiện thì vốn từ bên ngoài là khoảng 3.3 tỷ USD.
Tăng cường công tác quản lý dự án FDI sau khi được cấp giấy phép, đối thoại thường xuyên với các cộng đồng doanh nghiệp nhằm nhanh chóng tháo gỡ vướng mắc cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Mở rộng các kênh đầu tư mới gắn mở cửa thị trường phù hợp với các cam kết quốc tế.
Thành lập quỹ xúc tiến đầu tư, đổi mới và tăng cường công tác xúc tiến đầu tư.
Xây dựng các đầu mối xúc tiến đầu tư tại các khu vực trọng điểm.
Bảng kế hoạch thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 2006-2010
chỉ tiêu
đơn vị tính
thực hiện năm 2005
2006
2007
2008
2009
2010
Tổng
tổng vdtxh
nghìn tỷ đồng
377
355.7
391.2
435.8
484.3
537.3
2204.3
FDI
nghìn tỷ đồng
57.6
54.3
59.7
73.3
88.2
102.2
377.7
% so với tổng vdtxh
%
15.3
15.3
15.3
16.8
18.2
19
17.1
Từ bảng trên ta thấy kết quả thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2005 là 57.6 tỷ đồng đạt 15.3% so với tổng vốn đầu tư xã hội.
Mục tiêu năm 2006 sẽ thu hút đữợc 355.7 tỷ đồng trong đó vốn FDI chiếm 54.3 tỷ đồng chiếm 15.3%. Năm 2007 sẽ thu hút được 391.2 tỷ đồng, FDI đạt 59.7 tỷ đồng chiếm 15.3%. Trong hai năm đầu của giai đoạn này ta thấy tổng vốn đầu tư xã hội và vốn FDI tăng nhưng tỷ lệ %của FDI trong tổng vốn đầu tư xã hội là không thay đổi cho thấy chính phủ đã nhận thấy mức độ cạnh chanh về thu hút vốn đầu tư trên thế giới đang diễn ra rất quyêt liệt. Đến ba năm tiếp theo của giai đoạn này ta thấy có sự thay đổi rõ rệt về mặt chiến lược trong việc đặt ra mục tiêu thu hút vốn FDI. Điều này cho thấy chính phủ đã có kế hoạch khai thác những lợi thế và tận dụng những cơ hội có thể đạt được.
II. Kết quả thực hiện kế hoạch vốn đầu tư hai năm 2006, 2007 và nhiệm vụ cho các năm còn lại.
Kết quả thực hiện kế hoạch thu hút vốn FDI trong năm 2006
Năm 2006 đã khép lại với nhiều thành công lớn trong hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.
Vượt xa kế hoạch và cả con số dự báo, nguồn vốn FDI vào Việt Nam đã đạt con số kỷ lục 10.2 tỷ USD. Con số thu hút FDI này, bao gồm cả dự án cấp mới và tăng vốn, đã tăng 45.1% so với cùng kỳ năm trước và vượt 31.7%kế hoạch ban đầu đề ra cho cả năm là 6.5 tỷ USD. Đây là mức cao nhất kể từ khi có Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam từ năm 1987 đến nay.
Năm 2006, cả nước đã có 797 dự án được cấp giấy phép với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 7.6 tỷ USD, tăng 60.8% về vốn đầu tư đăng ký so với cùng kỳ năm trước. Quy mô vốn đầu tư trung bình cho một dự án đạt 9.4 triệu USD/dự án, cao hơn quy mô bình quân của năm 2005(4.6 triệu USD/dự án). Đó là nét mới của thu hút FDI năm nay. Đã xuất hiện hàng loạt các dự án có quy mô lớn do các tập đoàn xuyên quốc gia đầu tư, trong đó Công ty thép Posco là dự án có vốn đầu tư lớn nhất 1.126 tỷ USD, tiếp theo là công ty TNHH Intel Products Việt Nam vốn đầu tư trên 1tỷ USD, công ty TNHH thép Tycoon Steel VN 556 triệu USD… Điều này cho thấy, nhiều nhà đầu tư lớn đã và đang đặc biệt quan tâm đến Việt Nam.
Trong năm 2006 có 439 lượt dự án tăng vốn đầu tư mở rộng sản xuất với tổng vốn tăng hơn 2.1 tỷ USD, tăng 18.9% về vốn so với cùng kỳ năm trước. Tuy số lượt dự án thấp hơn so với năm 2005, nhưng số vốn tăng thêm nhiều hơn, chứng tỏ số dự án tăng vốn lớn cao hơn so với năm 2005. Một số công ty tăng vốn nhiều như: Công ty Intel Produce VNtừ 605triệu USD, tăng thêm 395 triệu USD; Công ty Bạch Mã tăng 10 triệu USD; Công ty giầy Linh Luh tăng 98 triệu USD… Một số tập đoàn kinh tế lớn đã chuyển dự án từ Trung Quốc sang Việt Nam.
Năm 2006, vốn FDI thực hiện đạt khoảng 4.1 tỷ USD, tăng 24.2%so với năm2005, trong đó có nhiều dự án có quy mô đầu tư lớn được cấp phép đã tích cực triển khai thực hiện như các nhà máy của Công ty Hoya Glass Disle, canon, Matsushita, Brothers Industríe, honda;…
Hoạt động sản xuất, kinh doanh của khu vực kinh tế đầu tư nước ngoài tiếp tục đạt mức tăng trưởng cao. Doanh thu trong năm 2006 ước đạt 29.4 tỷ USD, tăng 31.3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, doanh thu xuất khẩu (trừ dầu thô) ước đạt 14.6 tỷ USD, tăng 31.2% so với cùng kỳ, nếu tính cả dầu thô thì giá trị xuất khẩu của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài năm 2006 đạt 22.6 tỷ USD, chiếm trên 57%giá trị xuất khẩu của cả nước.
Năm 2006, sản xuất công nghiệp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 19.5%, cao hơn mức tăng trưởng chung của công nghiệp cả nước.
Đáng chú ý là số lượng các tỉnh có số vốn FDI đạt trên 100 triệu USD đã tăng lên gấp đôi so với năm 2005. tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã thu hút được 27 dự án đầu tư nước ngoài với số vốn gần 2.2 tỷ USD, nhiều nhất từ trước đến nay và vươn lên dẫn đầu cả nước về thu hút FDI…
Nếu xét theo đối tác, trong số 40 nước và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam, Hàn Quốc dẫn đầu trong số các nước và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam, chiếm 31.9 tổng vốn cấp mới; tiếp theo là Hồng Kông chiếm 15.09% tổng vốn cấp mới; Nhật Bản đứng thứ 3 chiếm 10.3%; Hoa Kỳ đứng thứ 4 chiếm 9.5%. Nếu tính cả một số dự án của Hoa Kỳ đầu tư thông qua nước thứ ba thì Hoa Kỳ đứng thứ hai.
Sự gia tăng các dự án của những tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới, nhất là Hoa Kỳ và Nhật Bản. Chỉ trong 1 ngày, tháng 11 năm 2006 Việt Nam đã thu hút 2 tỷ USD vốn đầu tư và kinh doanh của các doanh nghiệp nước ngoài, đạt mức kỷ lục so với các năm trước.
Ngoài ra còn có xu hướng gia tăng vốn FDI trên lĩnh vực công nghệ thông tin. trước đây, vốn FDI thường giới hạn trong lĩnh vực nông nghiệp và dệt may, nhưng những đầu tư gần đây đã nhằm vào công nghệ cao như ngành viễn thôngvà con chíp máy vi tính.
2. Kết quả thu hút vốn đầu tư trong 9 tháng đầu năm 2007
Theo cục Đầu tư nước ngoài, Bộ kế hoạch - đầu tư, trong 9 tháng đầu năm 2007, tổng vốn FDI thực hiện trong cả nước đạt 3.3 tỷ USD, tăng 19.6%, trong đó, vốn đăng ký mới đạt 9.6 tỷ USD tăng 38% so với cùng kỳ năm ngoái, gồm có 1.045 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn đăng ký đạt 8.29 tỷ USD, 274 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư mở rộng sản xuất, với tổng vốn đầu tư đăng ký tăng đạt 1.31 tỷ USD.
Danh mục các dự án lớn đang tìm hiểu xúc tiến đầu tư vào nước ta ngày càng nhiều số vốn không ngừng tăng. Tính đến thời điểm này đã có 50 dự án với tổng số vốn đầu tư 150 tỷ USD, trong đó có nhiều dự án lớn lên tới 5 ty USD như đề xuất xây dựng một số khu công nghệ chuyên sản xuất các sản phẩm công nghệ cao trong lĩnh vực điện tử của tập đoàn Foxconn (Đài Loan) đặt tại Bắc Ninh; Bắc Giang và hiện tại 2 nhà máy đầu tiên của dự án này đã được khởi động để đưa vào sản xuất. Tiếp theo là những dự án có mức vốn tương tự như dự án tổ hợp hoá dầu Naphtha Cracking tại Phú Yên đang chờ xin ý kiến Thủ tướng chính phủ; Dự án sản xuất thép tại khánh hoà với số vốn đầu tư 4.5 tỷ USD của tập đoàn Fosco; Nhà máy nhiệt điện than Vân phong trị giá 3.8 tỷ USD do Sumitomo (Nhật bản) đầu tư…
Sự mở rộng quy mô dự án thể hiện rõ trong mức vốn đầu tư của các nhà đầu tư. Tính riêng 7 tháng đầu năm 2007, số dự án quy mô tương đối lớn được cấp giấy chứng nhận đầu tư tăng khoảng 50% so với cùng kỳ năm 2006, quy mô vốn đầu tư trung bình cho một dự án đạt 8.8 triệu USD, cao hơn mức bình quân của cùng kỳ năm trước khoảng 1.7 USD/dự án (năm 2006, trung bình là 7.01 triệu/dự án). Đặc biệt Việt Nam ưu tiên các dự án công nghệ cao.
Hiện nay, có 48 dự án với tổng số vốn 50 tỷ USD đầu tư trực tiếp nước ngoài đang chờ vào Việt Nam. Trong số 48 dự án đó, Việt Nam sẽ phải cân nhắc, lựa chọn và tạo điều kiện thuận lợi nhất để cấp phép và triển khai các dự án phù hợp với chủ trương, chính sách, đường lối phát triển và nhu cầu thực tế của nước ta.
Trình bày báo cáo của Chính phủ tại kỳ họp thứ I, Quốc Hội khoá XII, Phó Thủ Tưóng Nguyễn Sinh Hùng cho biết: tình hình kinh tế-xã hội nước ta 6 tháng đầu năm 2007 tiếp tục thuận lợi. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, nhiều yếu tố tiếp tục được phát huy, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, các cân đối lớn của nền kinh tế được giữ vững…Đặc biệt, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đang tăng trưởng với nhịp độ cao và chất lượng mới. Chính phủ đang nắm chắc cơ hội, khẩn trương thực hành rà soát, loại bỏ những thủ tục bất hợp lý, tạo môi trường pháp lý thuận lợi, mở rộng phân cấp quản lý đầu tư để khuyến khích, đẩy mạnh thu hút vốn FDI. Để tận dụng cơ hội, đón nhận làn song đầu tư nước ngoài mới, Chính phủ, các cấp, các Ngành phải làm tốt công tác quy hoạch để kêu gọi xúc tiến đầu tư, trong đó đặc biệt cần đầu tư nhanh, đảm bảo sự đồng bộ và điều kiện hạ tầng kỹ thuật, giao thông, viễn thông, điện, nước và hệ thống xã hội. Bên cạnh đó, chúng ta cần đầy mạnh công tác đào tạo nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng đầu tư công nghệ cao và bảo đảm hội nhập quốc tế.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính từ năm 1988 tới tháng 9/2007, vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã đạt hơn72.8 tỷ USD, với 8.058 dự án được cấp phép. Với kết quả này, Việt Nam xếp ở vị trí thứ 6 trong 141 nền kinh tế được khảo sát về triến vọng thu hút đầu tư sau Trung Quốc(52%), Ấn Độ (41%), Mỹ (36%), Nga (22%) và Brazil (12%). Mới đây, theo báo cáo đầu tư thế giới (WTR) năm 2007 do diễn đàn Liên Hợp Quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) công bố mới đến đây cho biết, có 11% tập đoàn liên quốc gia khẳng định Việt Nam sẽ là điểm đầu tư hấp dẫn nhất của họ trong những năm tới. Để thực hiện phần “triển vọng đầu tư” trong bản Báo cáo WIR năm 2007, UNCTAD đã tiến hành khảo sát ý kiến của hàng loạt tập đoàn liên quốc gia, Việt Nam lọt vào top 10 nền kinh tế hấp dẫn nhất về đầu tư của các tập đoàn kinh tế lớn giai đoạn 2007-2009. Tuy nhiên, Việt Nam chưa lọt vào danh sách 10 nền kinh tế châu Á thu hút nhiều vốn FDI trong năm 2006.
3. Nhiệm vụ cho ba tháng cuối năm 2007.
Nhiệm vụ của ba tháng cuối năm 2007 là hết sức nặng nề, nhất là trong điều kiện nhiều yếu tố không thuận lợi có khả năng tác động đến nền kinh tế như thiên tai, giá xăng dầu và năng lượng khác tăng cao, ảnh hưởng lan truyền đến chi phí đầu vào của sản xuất, các cấp, các ngành, các địa phương sẽ tập trung vào những công việc chủ yếu, mang tính đột phá.
Đó là tìm mọi biện pháp thúc đẩy sản xuất – kinh doanh đi đôi với giảm chi phí để nâng cao giá trị tăng thêm. Các doanh nghiệp cải tiến công nghệ, tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu đặc biệt là điện và xăng dầu. Tiết kiệm líc này không chỉ là khẩu hiệu hành động mà còn là sự sống còn của từng doanh nghiệp. Những khó khắn, vướng mắc nhất là về đất đai, yếu tố bảo đảm sản xuất- kinh thông suốt cần được các cơ quan chức năng tháo gỡ kịp thời.
Trong nông nghiệp cần thực hiện triệt để các biện pháp phòng, chống tthiên tai. Không để dịch cúm gia cầm, lở mồm nong móng ở gia súc bùng phát trở lại.
Huy động đến mức cao nhất các nguồn lực phục vụ đầu tư phát triển là yêu cầu đối với tất cả các ngành, cơ sở của trung ương và địa phương. cần điều chỉnh những điểm chưa hớp lý trong cácvăn bản hướng dẫn thi hành Luật đầu tư, luật đấu thầu , luật xây dựng cơ bản…để có thể tháo gỡ những vướng mắc về thủ tục khởi công dự án mới. Đẩy mạnh nhanh tiến độ các công trình quy mô lớn, nhất là đối với giao thông vận tải, thuỷ lợi. Tập trung lực lượng, bố trí đủ vốn, lực lượng, bố trí đủ vốn, lực lượng cho công trình chậm tiến độ vượt lên. Thực hiện nghiêm việc giám sát thi công bảo đảm an toàn lao động và chất lượng công trình.
Bảo đảm mức tăng giá thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế là yêu cầu cấp thiết hiện nay. Cần thực hiện nghiêm các biện pháp kiềm chế tăng giá , bình ổn thị trường. các cấp, các ngành kịp thời dự báo diễn biến cùng các tác động của thị trường, gia cả, nhất là đối với giá xăng dầu, giá điện, vật tư , lương thực, thực phẩm. Tăng cường quản lý thị trường, chống buôn bán lậu, đầu cơ, tăng giá, đặc biệt là đối với những hàng hoá thiết yếu của sản xuất và đời sống. Ổn định thị trường tiền tệ, không để xảy ra đột biến.
Những vấn đề xã hội cũng cần được quan tâm giải quyết, nhất là kiềm chế sự gia tăng, tiến tới giảm dần tai nạn giao thông.
Khó khăn nhiều, nhưng chắc chắn với quyết tâm của chính phủ và các cấp, các ngành, các địa phương, chúng ta sẽ đạt kế hoạch đề ra để năm 2007 là năm vượt lên những nỗi đau của rủi ro, thiên tai, tiếp tục giữ vững đà phát triển.
4. Nhiệm vụ còn lại cho ba năm 2008 – 2010.
Là thành viên của tổ chức Thương mại quốc tế (WTO), Việt Nam có rất nhiều thuận lợi để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội Việt Nam, trong 5 năm, từ 2006-2010, Việt Nam đề ra mục tiêu phấn đấu thu hút vốn đầu tư toàn xã hội đạt mức khoảng150 tỷ USD, trong đó 35%là vốn từ bên ngoài.Riêng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thục hiện đạt mức từ 25-30 tỷ USD.
Nhận thấy trong hai năm đầu của kế hoạch, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào nước ta với tốc độ khá nhanh. Nguồn vốn FDI ở Việt Nam đạt đỉnh cao nhất vào năm 2006 với 10.2 tỷ USD đăng ký và bổ sung và trên 4.1 tỷ USD thực hiện. Bước sang năm 2007 nhận thấy 9 tháng đầu năm, tổng vốn FDI thực hiện trong cả nước đạt 3.3 tỷ USD, tăng 19.6%, trong đó, vốn đăng ký mới đạt 9.6 tỷ USD tăng 38% so với cùng kỳ năm ngoái gồm có 1045 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký tăng đạt 1.31 tỷ USD. Ước tính năm 2007, Việt Nam sẽ thu hút được 13 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Như vậy tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của hai năm đạt 23.2 Tỷ USD gần bằng mục tiêu đặt ra cho toàn giai đoạn 2006-2010.
Mới đây, báo cáo cuả Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ KH- ĐT cho biết, danh mục các dự án lớn đang tìm hiểu xúc tiến đầu tư vào Việt Nam ngày càng dài thêm và số vốn không ngừng tăng thêm. Hồi đầu năm, danh mụ các dự án này có giá trị vốn 20 tỷ USD, giữa năm lên đến 35 tỷ và đến nay danh sách đã cập nhật 50 dự án với tổng số vốn 50 tỷ USD. Tuy nhiên 50 tỷ không phản ánh thực tế nguồn vốn Việt Nam sẽ thu nhận được. Đó chỉ là biểu đồ thể hiện cơ hội lớn mà nền kinh tế đang phát triển Việt Nam có dược. Khả năng cấp phép đầu tư cả 50 dự án trên là không khả thi. Cấp phép được 30/50 dự án đó đã là thành công lớn của Việt Nam. Và mục tiêu trong các năm còn lại của giai đoạn là tổng số vốn FDI đăng ký đạt được 30 tỷ USD là một mục tiêu khá cao. Trong số 50 dự án trên, Việt Nam cần phải cân nhắc, lựa chọn và tạo điều kiện thuận lợi nhất để cấp phếp và triển khai các dự án phù hợp với chủ trương, chính sách, đường lối phát triển và nhu cầu trong nước của Việt Nam. 50 tỷ không thể ồ ạt vao Việt Nam ngay được, nếu vao quá đông sẽ làm nền kinh tế Việt Nam không tuơng thích được thì sẽ làm mất long tin đối với các nhà đầu tư.
III. Các giải pháp và kiến nghị trong kế hoạch thu hút vốn FDI.
1. Các giải pháp.
1.1 .Về mặt luật, chính sách.
- Coi trọng việc giữ vững sự ổn định, không làm ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp FDI khi áp dụng các luật mới.
- Chuẩn bị các điều kiện để triển khai tốt thực hiện tốt luật doanh nghiệp và luật đầu tư chung. Ban hành các nghị định và mọi thông tư hướng dẫn hai luật trên; tuyên truyền, tập huấn và phổ biến nội dung của hai luật nói trên và các văn bản có liên quan. Kịp thời hướng dẫn cụ thể về việc chuyển đổi thủ tục hành chính.
- Ban hành chính sách ưu đãi, khuyến khích mọi thành phần kinh tế, nhất là kinh tế nhân dân và nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào phát triển hạ tầng, kinh doanh bất độn sản đáp ứng nhu cầu và thực tế của hội nhập kinh tế quốc tế.
- Đa dạng hoá hình thức đầu tư để khai thác thêm các kênh đầu tư mới như thành lập công ty hợp danh, mua bán và sát nhập, công ty quản lý vốn để điều hành chung các dự án. Tổng kết việc thực hiện thí điểm cổ phần hoá các doanh nghiệp FDI để nhân rộng.
- Chấn chỉnh ngay việc ban hành các chính sách ưu đãi đầu tư của các địa phưong như:
+ Rà soát, sửa đổi bỏ ngay các quy định về ưư đãi đầu tư vượt thẩm quyền, vượt khung quy định trong luật và các quy định chính phủ để bảo đảm tính thống nhất về ưu đãi đầu tư.
+ Quy định rõ quy trình lấy y kiến Bộ ngành có liên quan trong quá trình xây dựng, ban hành chính sách về ưu đãi đầu tư.
+ Quy định rõ những nội dung mà các địa phương được ban hành các chính sách ưu đãi và phân cấp cho địa phương những vấn đề được quy định trong khung khổ của luật pháp hiện hành.
+Rà soát các cam kếtquốc tế, bổ sung cơ chế, chính sách xử lý vấn đề pháp lý liên quan đến việc thực hiện các cam kết của Việt Nam trong quá trình hội nhập
1.2. Về thủ tục hành chính
Giảm thiểu các thủ tục hành chính theo hướng:
-Thu hẹp diện các dự án thẩm định giấy phép đầu tư.
- Loại bỏ các tiêu chí thẩm định không cần thiết đối với dự án FDI.
- Mở rộng diện các dự án đăng ký chứng nhận đầu tư.
- Minh bạch hoá thủ tục cấp đất và sử dụng đất.
- Hoàn chỉnh các biện pháp và quy trình thủ tục giao quyền sử dụng đất liên quan đến dự án FDI, tiến tới giảm bớt các đầu mối trung gian không cần thiết để rút ngắn khoảng thời gian chờ đợi kéo dài cho các chủ đầu tư.
- Cải tiến quy trình và cơ chế phối hợp giữa chính quyền các cấp trong việc triển khai các thủ tục cho thuê.
- Nghiên cứu tiếp việc phân cấp quản lý đầu tư nước ngoài cho phù hợp với quy định của luật đầu tư mới nhằm nâng cao hiệu qua trong quản lý FDI.
1.3. Về quản lý nhà nứoc đối với hoạt động FDI
Phân công lại các chức năng nhiệm vụ, quyền hạn giưa các cấp từ Trung ương đến địa phương trong quả lý nhà nước đối với FDI theo hứong giảm dần sự thiệp của cơ quan quản lý TƯ vào xử lý các vấn đề cụ thẻ.
Công tác quản lý nhà nứơc nên tập trung vào việc hướng dẫn, kiểm tra giám sát việc thực hịện chính sách pháp luật của các địa phương nhằmphát hiệ và xử lý các trường hợp ban hành chính sách ưu đãi vượt khung và thực hiện không đúng chức năng thẩm quyền trong quản lý nhà núớc đối với hoạt động FDIở địa phương.
Tiến hành đều đặn chương trình giao ban vùng; duy trì và nâng cao chất lượng các cuộc đối thoại với cộng đồng các nhà đầu tư để giải quyết kịp thời các khó khăn vướng mắc cho các nhà đầu tư.
Thực hiện tốt và có hiệu quả cơ chế một cửa; giải quyết kịp thời các vướng mắc phát sinh giúp cho các doanh nghiệp triển khai dự án được thuận lợi; khuyến khích họ đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất để đạt hiệu quả cao cả về kinh tế và xã hội
Tiếp tục đẩy mạnh việc ứng công nghệ tin học vào quản lý và điều hành hoạt động FDI từ TƯ đến địa phươngnhằm nâng cao hiệu quả của quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI.
1.4. Về kết cấu hạ tầng
Khắc phục các trở ngại về kết cấu hạ tầng trong nước, nhất là về cung cấp điện nước, viễn thông, dịch vụ vận tải.
Thay đổi bộ máy và cơ chế quản lý nguồn vốn ODA nhằm hạn chế thất thoátvà nâng cao hiệu quẳ dụng vốnODA
Khuyến khích tư nhân đầu tư xấy dựng và kinh doanh các công trình kết cấu hạ tầng.
1.5. Vể đổi mới hoạt động xúc tiến đầu tư
Thiết lập chiến lược tiến FDI để phục vụ cho chiến lược thu hút FDI
Xây dựng chương trình và kế hoạch xúc tiến đầu tư cụ thể và công bố trước cho các địa phương trong cả nước biết và chủ động đăng ký kế hoạch tham gia chương trình khai thác các nhà đầu tư tiềm năng một cách có hiệu quả nhất.
Cần xây dựng một chương trình xúc tiến đầu tư riêng đối với các đối tác chiến lược như các nước có công nghệ nguồn ở những ngành lĩnh vực mà Việt Nam muốn xây dựng và phát triển.
Tổ chức nhiều hơn các cuộc hội thảo giới thiệu về môi trường đầu tư chung của từng địa bàn cụ thể, hoạc hội thảo chuyên ngành có sự tham gia của các cơ quan chuyên ngành để giới thiệu các cơ hội đầu tư tại địa bàn có thế mạnh.
Đưa nội dung giới thiệu môi trường đầu tư của Việt Nam vào vào các chương trình đi thăm viếng, hoặc trong các cuộc hội thảo, triển lãm tại nước ngoài nhằm xây dựng hình ảnh tốt về sự quan tâm của chính phủ Việt Nam đối với FDI. Nâng cấp trang thông tin Website về đầu tư nước ngoài. Biên soạn thêm nhiều tài liệu và đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam và luôn cập nhật các thông tin về đầu tư nước ngoài trên trang Web. Quy định mỗi người Việt Nam có cơ hội đi học tập và làm việc tại Nước ngoài đều có nhiệm vụ tuyên truyền các quy định mới trong môi trường đầu tư của Việt Nam, các cơ hội đầu tư vào Việt Nam.
2. Các kiến nghị.
Chính phủ cần đánh giá một cách toàn diện và xử lý hợp lý mối quan hệ giữa nguồn lực trong nước và nước ngoài.
Chú trọng phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động không có nghĩa là không chú trọng thu hút FDI vào phát triển các ngành sản xuất, công nghiệp nặng để đảm bảo sản xuất có hiệu quả, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trong hội nhập kinh tế quốc tế.
Cần có chính sách ưu tiên phát triển ngành trong từng tỉnh và khu công nghiệp, đặc biệt cần coi trọng và nâng cao hiệu quả đầu tư nước ngoài dựa trên lợi thế của từng tỉnh và khu công nghiệp.
Chính sách nội địa hoá cần phải tích cựcvà giải quyết từ đầu đến gốc. Quy định thời gian nội địa hoá ngắn, có chính tỷ lệ nội địa hoá càng cao thì thúê suất càng giảm.
Giá thành sản xuất các mặt hàng đòi hỏi phải có trình độ công nghệ cao còn rất cao so với thế giới và các nước trong khu vực là do chính sách chuyển giao công nghệ của ta còn chưa phát huy được hiệu quả. Cần phải có chính sách chuyển giao công nghệ đối với các dự án vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài một cách hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới.
KẾT LUẬN
Để đạt được mục tiêu trở thành nước công nghiệp hoá hiện đại hoá vào năm 2010 nước ta cần một lượng vốn khá lớn do đó ngoài việc thu hút nguồn vốn trong nước thì nguồn vốn nước ngoài là nguồn quan trọng. Vốn đầu tư nước ngoài được chảy vào nước ta dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng hình thức phổ biến nhất vẫn là vốn đâu tư trực tiếp nước ngoài. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là vôn quan trọng nó giúp nước ta cải thiện được tình hình thiếu vốn, đặc biệt nó còn là kênh chuyển giao công nghệ khá hiệu quả, giúp nước ta tiếp xúc được với những công nghệ tiên tiến trên thế giới một cách nhanh chóng.
Sau khi gia nhập WTO vào năm 2006 thì thấy lượng vốn FDI chảy vào nước ta vượt qua mục tiêu đề ra. Sau hai năm 2006-2007 lượng vốn FDI chảy vào đã gần bằng với mục tiêu đề ra của cả giai đoạn 2006-2010 đây là một tin đáng mừng cho đất nước ta.
Là một nước đang khát vốn thì luồng vốn FDI chảy vào một cách ồ ạt như vậy là một tin đáng mừng nhưng bên cạnh đó thì yêu cầu đạt ra cho Chính phủ phải có những chính sách tiếp nhận cũng như chính sách sử dụng lượng vốn như thế nào cho hiệu quả.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình kế hoạch hoá phát triển kinh tế -xã hội
2. Trang web: bộ kế hoạch và đầu tư
Tổng cục thống kê
Bộ tài chính
3. Tạp chí kinh tế và phát triển
4. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010
5. Kinh tế Việt Nam 2006
6. Kinh tế 2006-2007 Việt Nam và thế giới
7. Tổng kết kinh tế Việt Nam 2001-2005:lý luận và thực tiễn
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- B0219.doc