Đề tài Kế hoạch vốn đầu tư 2006-2010 và các giải pháp thực hiện

Trong những năm qua Việt Nam đó đạt đựơc nhiều thành tựu to lớn, kế hoạch vốn đầu tư phỏt triển luụn đạt kế hoạch và vượt mức kế hoạch, huy động cỏc nguồn vốn đầu tư phỏt triển tăng nhanh trong những năm qua,chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tư theo hướng tớch cực,cụng nghiệp dịch vụ tăng nhanh,thủ tục đầu tư đó bớt rườm rà ,luật đầu tư đựơc ban hành nhiều và ngày càng hoàn thiện,cỏc chớnh sỏch thu hỳt đầu tư hấp dẫn hơn,mụi trường đầu tư cải thiện đỏng kể Tuy vậy nhưng tỡnh hỡnh thu hỳt vốn đầu tư ở Việt Nam vẫn cũn nhiều hạn chế khuyết điểm và đang cũn ở dưới khả năng thực tế.

doc35 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1357 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế hoạch vốn đầu tư 2006-2010 và các giải pháp thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng vốn bao gồm : thị trường chứng khoán (TTCK), thị trường bất động sản, thị trường thuê mua tài chính, và các định chế tài chính khác (NHTM, công ty bảo hiểm, QTDND…). Thị trưòng vốn là kênh bổ sung các nguồn vốn trung và dài hạn cho các chủ đầu tư – bao gồm cả nhà nước và các loại hình DN. Thị trường vốn mà cốt lõi là TTCK như một trung tâm thu gom mọi nguồn vốn tiết kiệm của từng hộ dân cư, thu hút mọi nguồn vốn nhàn rỗi của các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính, chính phủ trung ương và chính quyền địa phương tạo thành một nguồn vốn khổng lồ cho nền kinh tế. Đây được coi là một lợi thế mà không một phương thức huy động vốn nào có thể làm được. Thông qua thị trường vốn, chính phủ trung ương và chính quyền địa phương cũng có thể huy động vốn cho ngân sách hoặc đầu tư vào các công trình của mình bằng việc phát hành các chứng khoán nợ như trái phiếu, công trái… Nó góp phần vào việc kiềm chế lạm phát do chính phủ không phát hành thêm tiền giấy vào lưu thông nhằm phục vụ cho nhu cầu chi tiêu của mình. Mặt khác, đứng trên góc độ hiệu qủa, thị trường vốn thực sự trở thành một cái van điều tiết hữu hiệu các nguồn vốn từ nơi sử dụng kém hiệu quả sang nơi có hiệu qủa hơn.Trên thị trường vốn, bất cứ khoản vốn nào được sử dụng đều phải trả giá, do vậy người sử dụng vốn phải quan tâm đến việc sinh lời của mỗi đồng vốn. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài có thể được xem xét như là các dòng lưu chuyển vốn quốc tế (international capital flows).Thực chất các dòng lưu chuyển vốn quốc tế là biểu thị quá trình chuyển giao nguồn lực tài chính giữa các quốc gia trên thế giới.Trong các dòng lưu chuyển vốn quốc tế, dòng từ các nước phát triển đổ vào các nước đang phát triển thường được các nước thuộc thế giới thứ ba đặc biệt quan tâm.Dòng vốn này diễn ra dưới nhiều hình thức như: Tài trợ phát triển chính thức (ODF-official development finance) trong đó nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA-official development assistance) chiếm tỷ trọng chủ yếu. Nguồn tín dụng từ các ngân hàng thương mại. Đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI). Nguồn huy động qua thị trường vốn quốc tế. Nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài. - Mối tác động qua lại giữa hai nguồn vốn: Trong sự nghiệp phát triển của đất nước, Việt Nam không thể chỉ dựa vào nội lực, bởi trong thời điểm hiện tại, nội lực của chúng ta còn yếu, không đủ để tạo sức bật đưa nước ta nhanh ra khỏi tình trạng nghèo và lạc hậu. Ngoại lực – nguồn vốn đầu tư nước ngoài là chất xúc tác quan trọng, giúp tạo lực đẩy cho nền kinh tế và giúp nội lực phát huy hiệu quả. Giữa nguồn vốn trong nước và nước ngoài tồn tại một mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ. Chúng tác động qua lại lẫn nhau, kích thích lẫn nhau tạo ra sức mạnh to lớn cho sự phát triển của mỗi quốc gia. Điều quan trọng là chúng ta phải tìm hiểu kỹ về mối quan hệ này, từ đó tạo điều kiện cho nó phát huy mau chóng tác dụng và hạn chế những khiếm khuyết nếu có. Nguồn vốn trong nước giữ vai trò quyết định Nguồn vốn nươc ngoài giữ vai trí quan trọng -Kế hoạch vồn đầu tư là 1 bộ phận trong hệ thống kế hoạch hóa phát triển, nó xác định quy mô, cơ cấu tổng nhu cầu vốn đầu tư xã hội cần có và cân đối với các nguồn đảm bảo nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế trong thời kì kế hoạch. 2. Nhiệm vụ,vai trò của kế hoạch vốn đầu tư: - Nhiệm vụ của kế hoạch vốn đầu tư: Xác định tổng nhu cầu vốn xã hội cho các mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Để thực hiện được nhiệm vụ này , điều cơ bản là phải dựa vào kế hoạch tăng trưởng, các mục tiêu tăng trưởng, các mục tiêu đặt ra về tăng trưởng GDP kì kế hoạch. Xác định tỉ lệ, cơ cấu vốn đầu tư theo ngành, lĩnh vực, đối tượng , khu vực đầu tư. Điều này đặt ra mối quan hệ chặt chẽ giữa vốn đầu tư với các kế hoạch khác về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và các đặc trưng đầu tư của từng ngành, vùng, thành phần kinh tế . Xác định cơ cấu vốn đầu tư theo nguồn tạo thu nhập.Mục tiêu chính là xác định tỉ lệ tiết kiệm trong thu nhập từ vốn và tỉ lệ tiết kiệm trong thu nhập từ lương cần đạt được. Đưa ra các giải pháp cần thiết khai thác, huy động vốn có hiệu quả nhất. - Vai trò của kế hoạch vốn đầu tư: Trong hệ thống kế hoạch phát triển ,kế hoạch vốn đầu tư có vai trò quan trọng không những xuất phát từ vị trí của chính bộ phận của kế hoạch này mà còn xuất phát tư mối quan hệ trực tiếp của kế hoạch vốn đầu tư với các kế hoạch khác. Là kế hoạch về một yếu tố nguồn lực có liên quan trực tiếp và là tiền đề quan trọng nhất để thực hiện kế hoạch tăng trưởng kinh tế . Là kế hoạch khối lượng tài chính cần thiết để thực hiện kế hoạch tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng tài sản quốc gia, tăng cường cơ sở vật chất , kỹ thuật của nền kinh tế và hiện đại hoá đất nước - Tác dụng: Kế hoạch hoá đầu tư cho biết mục tiêu và phương tiện để đạt được mục tiêu đầu tư ,mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của nền kinh tế và cơ sở .Kế hoạch đầu tư cho phép phối hợp hoạt động giữa các bộ ,ngành,các lĩnh vực của nền kinh tế cũng như của cơ sở .Một kế hoạch đầu tư hợp lý có tác dụng giảm bớt nhưng thất thoát và đaauf tư lãng phí . Kế hoạch hoá đầu tư góp phần điều chỉnh và hạn chế những khuyết tật của nền kinh tế thị trường như hạn chế xu hướng đầu tư bất hợp lý , điều chỉnh cơ cấu đầu tư theo hướng ngày càng hợp lý hơn, hạn chế việc phân hoá giàu nghèo. - Nguyên tắc của lập kế hoạch vốn đầu tư: Kế hoạch hoá hoạt động đầu tư vừa là nội dung vừa là một công cụ để quản lý đầu tư .Công tác kế hoạch hoá đầu tư phải quán triệt được những nguyên tắc chủ yếu sau: Dựa vào chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của vùng,quốc gia.Các chiến lược ,qui hoạch phát triển là cơ sở khoa học để lập kế hoạch đầu tư trong phạm vi nền kinh tế quốc dân cũng như từng ngành , địa phương và tổ chức cơ sở. Xuất phát tình hình cung cầu của thị trường .Khác với nền kinh tế tập trung ,kế hoạch trong nền kinh tế thị trường cần xuất phát từ tình hình cung cầu của thị trường.Tín hiệu thị trường cho biết nên đầu tư vào cái gì ,bao nhiêu vốn , đầu tư khi nào. Cọi trong kế hoạch dự báo khi lập kế hoạch đầu tư trong cơ chế thị trường .Dự báo là một công cụ để kế hoạch .Trong cơ chế thị trường, kế hoạch định hướng giữ vị trí quan trọng nên cần phải phát huy công tác dự báo cả ngắn hạn và dài hạn, dự báo cung và cầu sản phẩm, dự báo vốn đầu tư, dự báo tình hình đầu tư của các chủ thể. Đẩy mạnh công tác kế hoạch hoá đầu tư theo các chương trình dự án . Kế hoạch đầu tư của nhà nước trong cơ chế thị trường cần coi trọng cả kế hoạch định hướng và kế hoạch trực tiếp . Kế hoạch đầu tư của nhà nước phải đảm bảo những mặt cân đối lớn của nên kinh tế ,kết hợp tốt giữa nội lực và ngoại lực,kết hợp hài hoà giữa lợi ích hiện tại và lợi ích lâu dài ,lợi ich tông thể ,cục bộ ,lấy hiệu quả kinh tế xã hội làm tiêu chuẩn để xem xét đánh giá . Kế hoạch đầu tư trực tiếp của nhà nước phải được xây dựng từ dưới lên. Đảm bảo tính khoa học, đồng bộ, kịp thời, linh hoạt - Phương pháp kế hoạch hóa vốn đầu tư: Kinh tế học phát triển cho đến nay vẫn sử dụng mô hình tăng trưởng Harrod – Domar trong việc xem xét vai trò của vốn đến tăng trưởng của quốc gia. Dạng đơn giản nhất của mô hình Harrod – Domar được viết như sau: (1) Trong đó: Y: là tổng sản phẩm; I: là vốn đầu tư; k: là chỉ số vốn trên sản lượng tăng thêm (ICOR) Tỷ lện tăng trưởng của một nước hoặc một ngành kinh tế phục thuộc vào lượng vốn đầu tư vào nước đó hoặc ngành đó. Trong mô hình này, với k cho trước, đầu tư là yếu tố duy nhất hạn chế tăng trưởng. Mô hình này được coi là phù hợp với các nước đang phát triển có đặc trưng là dư thừa lao động và thiếu vốn. Phương trình (1) có thể viết lại dưới dạng như sau: (2) Ý nghĩa của mô hình này là để đạt được mức tăng trưởng mong muốn, cần có một tỷ lệ đầu tư trên GDP xác định. Nếu thiếu đầu tư thì không thể đạt được tốc độ tăng trưởng dự định. Đầu tư có thể được tích tụ bằng cách tiết kiệm trong nước, song cũng có thể thu nhận từ nước ngoài. -Khung nghiên cứu của kế hoạch vốn đầu tư : Phần 1: Tổng quan về vốn đầu tư.: Phần 2: Thực trạng kế hoạch vốn đầu tư giai đoạn 2001-2005:kế hoạch đề ra và nhưng chỉ tiêu thực hiện được,nguyên nhân ,.. Phần 3: Các giải pháp đảm bảo vốn đầu tư cho giai đoạn tiếp theo 2006-2010 3. Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư FDI của Trung Quốc: Trung Quốc đã trải qua 3 giai đoạn phát triển: Giai đoạn 1979-1991:Trung Quốc bắt đầu thử nghiệm thu hút vốn đầu tư nước ngoài với quy mô nhỏ,các nguồn vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu từ cộng đồng người Trung Quốc ở nước ngoài được tập trung vào chế biến thương mại ,chuyển giao công nghệ và kĩ năng.Năm 1979-1992 lượng vốn thực nhận được từ các khoản vay nước ngoài cao hơn nhiều so với vốn đầu tư trực tiếp.Trong giai đoạn này chính phủ Trung Quốc sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài để cấp vốn cho các dự án về cơ sở hạ tầng ,giai đoạn này có thể coi là giai đoạn cải thiện môi trường đầu tư cho các doanh nghịêp nước ngoài. Giai đoạn 1992-2000:Cải cách mở cửa đi vào chiều sâu .Sau 10 năm nỗ lực ,lòng tin của nứơc ngoài vào chính sách cải cách và tự do hoá tăng lên và những tiến bộ về phát triển cơ sở hạ tầng được ghi nhận ,lượng vốn đầu tư nước ngoài lớn được đổ vào Trung Quốc,thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc giữa những năm 1990 lên tới 40 tỉ USD mỗi năm . Đây là giai đoạn hoàng kim đầu tiên trong quá trình Trung Quốc thu hút vốn đầu tư nước ngoài.1998-1999 vốn đầu tư vào Trung Quốc giảm do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Đông nam á. Giai đoạn tư năm 2001 đến nay:Bước vào giai đoạn mới ,các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài bước hẳn vào Trung Quốc,các nhà tư bản đầu tư vào Trung Quốc 1 cách toàn diện hơn,năm 2003 thu hút được 53 500 triệu USD,vốn cam kết 115 100 triệu USD. Đây là giai đoạn mới của Trung Quốc sau khi gia nhập WTO: Một số lĩnh vực mới của Trung Quốc mới mở cửa với phạm vi hạn chế sang mở cửa toàn bộ. Mở cửa theo chính sách thử nghiệm chuyển sang mở cửa có thể dự đoán trước theo khuôn khổ pháp luật ,mở cửa theo lộ trình đã được cam kết Mở cửa đa địa phương. Bài học kinh nghiệm của Trung Quốc : Hạt nhân lãnh đạo của ĐCS Trung Quốc kiên quyết đẩy mạnh cải cách và mở cửa . Mở cửa từng bước và hợp lý từng lĩnh vực ,liên tục tối đa hoá cơ cấu đầu tư nước ngoài .Giai đoạn đầu mở cửa Trung Quốc chủ yếu mở cửa các ngành công nghiệp nhẹ và dệt cho các nhà đầu tư nước ngoài , điều này làm giảm sự chống đối quá mức của ngành công nghiệp trong nước , để người dân được hưởng lợi trong giai đoạn đầu mở cửa và sự ủng hộ của quảng đại quần chúng, tiếp tục mở cửa trên các ngành :năng lượng ,nguyên liệu thô ,xây dựng cơ sở hạ tầng …để chuẩn bị vào WTO ,Trung Quốc đã bỏ những hạn chế đối với những khu vực bị hạn chế đầu tư. Mở rông từng bước và vững chắc các khu vực mở cửa. Để giảm bớt sự rủi ro,sự phản đối của người dân về việc mở cửa,Trung Quốc đã thành lập các đặc khu kinh tế ,mở cửa các đặc khu này ,tiếp đến là các thành phố. Thực hiện khuyến khích và biện pháp hiệu quả thu hút FDI.Giai đoạn đầu chính phủ chủ yếu sử dụng thuế yêu đãi để thu hút vốn đầu tư ,chính sách này đã chứng minh là có hiệu quả trong thu hút vốn đầu tư va thu hút nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận cao hơn .20 năm Trung Quốc đã khuyến khích đầu tư đa dạng,…cơ quan quản lý thành lập 1 số cảng ,khu ngoại quan miễn thuế. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư.Tăng cường kế hoạch hoá và phối hợp trong hấp thụ vốn đầu tư nước ngoài ,cải cách mạnh mẽ hơn cơ chế thẩm định và cấp phép ,liên tục giảm bớt gánh nặng đối với các FIE,khuyến khích cải cách quản lý cảng và nâng cao hiệu quả thông quan ,tăng cường hiệu quả thu thuế và dịch vụ chuyển giao ngoại tệ ,thành lập và cải thiện cơ chế giải quyết khiếu nại từ các FIE ,giám sát đánh giá môi trường đầu tư tạo môi trường cạnh trạnh lành mạnh bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc các hình thức sỡ hữu khác nhau. Sau khi gia nhập WTO Trung Quốc đã nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư ,cải tiến luật quy định và chính sách liên quan đến thu hút vốn đầu tư . Bài học không thành công: Mở cửa làm cản trở qúa trình ra bên ngoài của các nhà đầu tư trong nước . Bảo hộ qúa mức đối với1 số khu vực như : ôtô, viễn thông,tài chính … Thiếu các tiêu chí về chính sách ưu đãi đến cạnh tranh không lành mạnh giữa các địa phương trong việc thi hút vốn đầu tư FDI. Bỏ qua môt trường phần mềm làm cản trở đến việc tham gia của các công ty xuyên quốc gia. Hệ thống điều tiết thiếu minh bạch. Bài học đối với Việt Nam: Nhất quán quan điểm phát triển dựa trên cả nguồn lực trong nước và nguồn lực nước ngoài. Mở cửa từng bước hợp lý ,vững chắc. Thống nhất môi trường pháp lý giữa đầu tư trong nước và ngoài nước. Thực hiện các chính sách,biện pháp hiệu quả trong thu hút vồn đầu tư nước ngoài. Loại bỏ chính sách bảo hộ thiếu cân nhắc. Chương II: Thực trạng thu hút vốn đầu tư giai đoạn 2001 - 2005 Kế hoạch thu hút vốn đầu tư giai đoạn 2001 - 2005: 1. Tình hình đất nước trước kế hoạch: Bước vào kế hoạch 5năm 2001-2005 ,bên cạnh những thuận lợi như tình hình chính trị-xã hội tiếp tục ổn định ,sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc được tăng cường,quan hệ quốc tế không ngừng được mở rộng ,năng lực sản xuât của nhiều ngành kinh tế được tăng lên… Nước ta vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn vốn có của nền kinh tế trình độ thấpvà những khó khăn thách thức mới phát sinh. ở trong nước ,nạn dịch bệnh mới xuất hiện ( dịch SARS và dịch cúm gia cầm), thiên tai và những biến động lớn phức tạp về thời tiết ,khí hậu…ở nước ngoài ,những diễn biến phức tạp của tình hình chính trị và an ninh quốc tế,sự phục hồi chậm của nền kinh tế thế giới và những biến động giá cả trên thị trường quốc tế …đã gây nhiều khó khăn cho việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội. 2.Kế hoạch thu hút vốn đầu tư 2001-2005: Theo tính toán và dự báo ban đầu, khả năng huy động các nguồn vốn cho đầu tư phát triển trong 5 năm 2001-2005 vào khoảng 830-850 nghìn tỷ đồng (theo giá năm 2000), tương đương 59 - 61 tỷ USD, tăng khoảng 11 - 12%/năm, trong đó nguồn vốn trong nước chiếm khoảng 2/3. Tỷ lệ đầu tư so với GDP chiếm khoảng 31 - 32%, bảo đảm tốc độ tăng trưởng kinh tế 7,5%/năm và có công trình gối đầu cho kế hoạch 5 năm tiếp theo. Trong tổng vốn đầu tư xã hội, đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước chiếm 20-21%; đầu tư bằng tín dụng nhà nước chiếm 17 - 18%; khu vực doanh nghiệp nhà nước đầu tư chiếm 19-20%; khu vực dân cư, doanh nghiệp tư nhân đầu tư trực tiếp 24 - 25%; đầu tư trực tiếp nước ngoài theo dự báo và tính toán ban đầu, dự kiến đưa vào thực hiện chiếm 16 - 17%. Tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội nêu trên sẽ được định hướng đầu tư vào một số ngành và lĩnh vực chủ yếu như sau: - Tiếp tục tập trung đầu tư cho nông nghiệp, nâng tỷ lệ đầu tư lên đạt khoảng 13% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. - Đầu tư vào các ngành công nghiệp, nhất là các ngành mũi nhọn, để tăng năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh một số sản phẩm hàng hóa, dự kiến tỷ trọng chiếm khoảng 44% đầu tư toàn xã hội. - Đầu tư cho lĩnh vực giao thông vận tải, bưu điện khoảng 15% vốn đầu tư toàn xã hội. - Đầu tư vào các ngành khoa học, công nghệ, giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa xã hội khoảng 8% vốn đầu tư toàn xã hội. - Đầu tư cho các ngành khác như công cộng, cấp và thoát nước, quản lý nhà nước, thương mại, du lịch, xây dựng... khoảng 20%. Vốn đầu tư từ ngân sách và tín dụng mà Nhà nước có thể trực tiếp và chủ động bố trí theo cơ cấu chiếm bình quân hàng năm vào khoảng 35 - 39% tổng vốn (khoảng trên 10% GDP). Vốn ngân sách nhà nước sẽ dành khoảng 65 - 70% trong tổng nguồn để tập trung đầu tư cho một số lĩnh vực kết cấu hạ tầng kinh tế và khoảng 30 - 35% kết cấu hạ tầng xã hội. Việc đầu tư để tạo ra năng lực sản xuất mới và nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm sẽ huy động từ nguồn vốn vay dưới nhiều hình thức, nguồn vốn tự tích lũy của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước. Điều đó đòi hỏi cần đổi mới mạnh mẽ các chính sách, cơ chế huy động các nguồn vốn, khuyến khích tích lũy cao trong nước cho đầu tư và thu hút nguồn vốn bên ngoài. Kết quả thu hút vồn đầu tư: Trong điều kiện đất nước và thế giới như vây,toàn đảng toàn dân ta đã nổ lực phấn đấu ,vượt qua khó khăn ,thách thức đạt được những thành tựu quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế -xã hội ,phần lớn đạt trên kế hoạch nhưng vẫn còn dưới mức khả năng phát triển của đất nước,hoạt động kinh tế xã hội còn nhiều bất cập.Thành tựu đạt được về vốn đầu tư như sau: Về tổng vốn xã hội Tổng vốn đầu tư được huy động và đưa vào nền kinh tế trong giai đoạn 5 năm 2001 – 2005 theo giá 2000 là khoảng 1.100 tỷ đồng đạt 130,4% kế hoạch 5 năm và gấp 1,98 lần so với giai đoạn 1996 – 2001, cụ thể là Chỉ tiêu Tổng vốn (nghìn tỷ đồng) Cơ cấu (%) Tổng vốn đầu tư xã hội 1.098,8 100 Vốn đầu tư thuộc khu vực Nhà nước: 572,5 52,1 - Vốn ngân sách Nhà nước 269,2 24,5 - Vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước 138,7 12,6 - Vốn đầu tư doanh nghiệp Nhà nước 164,6 15 Vốn đầu tư của khu vực tư nhân và dân cư 314,5 28,6 Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 182,7 16,6 Vốn khác 29,1 2,7 Tình hình, đánh giá, kết quả: Kết quả: - Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) : Bước vào kế hoạch 5 năm 2001-2005,do có nhiều khó khăn kinh tế toàn cầu mang lại ,nguồn vốn ODA của thế giới giảm đáng kể . Tuy nhiên ,vốn ODA mà các nhà tài trợ cam kết dành cho Việt Nam vẫn liên tục tăng ,năm 2001 đạt 2,4 tỉ USD năm 2002 đạt 2,6 tỉ năm 2003 đạt 2,83 tỉ năm 2004 đạt 3,4 tỉ USD năm 2005 đạt3,74tỉ USD cam kết, điều này thể hiện sự đồng tình ủng hộ của các nước tài trợ ,các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi chính phủ nước ngoài đối với đường lối,chính sách phát triển kinh tế xã hội của Đảng và nhà nước ta. Việc kí kết các điều ước quốc tế cụ thể về ODA trong 5năm diễn ra thuận lợi ,tổng giá trị các hiệp định đã được kí kết đạt khoảng11,2 tỉ USD trong đó vốn viện trợ không hoàn lại chiếm khoảng 15-20%. Tuy nhiên lỉ lệ giải ngân nguồn vốn này chưa cao ,trong 5năm giải ngân nguồn vốn ODA khoảng 7,9 ti USD , đạt 87%kế hoạch ,chỉ bằng 53%ODA cam kết và bằng 70,5% ODA đã kí . Trong các chương trình ,dự án ODA đã kí kết có những dự án quốc gia mang ý nghĩa kinh tế ,xã hội quan trọng đối với đất nước.Công tác vận động nguồn vốn này trực tiếp cho các vùng nghèo ,khó khăn cũng được cải thiện một bứơc ,số vốn bình quân cho các xã nghèo ,vùng nghèo cũng được tăng lên đáng kể.Nhiều công trình được đầu tư bằng nguồn vốn ODA đã hoàn thành,thúc đẩy tăng trưởng king tế ,cải thiện đời sống cho người dân , đảm bảo công bằng xã hội. - Nguồn vốn đầu tư của Nhà nước: Năm Tổng vốn Vốn NSNN Vay Vốn DNNN Vốn khác 2000 89417 39006 27784 14587 8040 2001 101973 45607 28707 18055 9604 2002 112238 49685 34956 15597 12000 2003 125128 55541 39033 21554 9000 2004 147500 69100 45300 25100 8000 2005 175000 81600 53800 30300 9300 Đầu tư từ Ngân sách nhà nước Tổng vốn đầu tư từ NSNN trong 5 năm 2001-2005 là 274.3 nghìn tỷ đồng (trong đó phần vốn ODA đưa vào ngân sách để đầu tư là 41,75 nghìn tỷ đồng), bằng 22.8% tổng vốn đầu tư toàn xã hội và chiếm 28% tổng chi NSNN. Trong 3 năm cuối của thời kỳ ổn định ngân sách 2004-2006 ,vốn đầu tư cho lĩnh vực xã hội tăng từ 46% lên 51,1% trong khi đó đầu tư cho lĩnh vực kinh tế giảm từ gần 53% xuống 47.5%. -Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 2001-2005: Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới nhiều khó khăn như dòng tiền luân chuyển vốn giăm mạnh và sức cạnh trạnhgay gắt trên thị trường thu hút vốn ,nhưng do môi trường đầu tư trực tiếp được cải thiện thông qua việc sửa đổi ,bổ sung các chính sách nên trong 5 năm2001-2005 tổng vốn đăng kí vẫn đạt 20,9 tỉ USD vượt 39%mục tiêu đề ra,tổng vốn thực hiện đạt 14,3%tỉ USD vượt 30%mục tiêu đề ra. Tỉ lệ đóng góp của khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong GDP tăng dần qua các năm, năm 2005 bằng 15,9%GDP .Trong 5 năm 2001-2005 vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm 16,6%tổng vốn đầu tư toàn xã hội ,tổng doanh thu không kể dầu khí đạt 77 tỉ USD gấp hơn 2,5 lần so với 5 năm trước ,giá trị xuất khẩu không kể dầu khí đạt34,6USD ,gấp 3lần so với 5 năm trước và chiếm 31,2% tổng kim ngạch ,kim ngạch nhập khẩu đạt 45,1 tỉ USD ,chiếm 34,7% tổng kim ngạch nhập khẩu ,nộp ngân sách nhà nước 3,7 tỉ USD gấp hơn 2 lần so với 5 năm trước và bằng khoảng 5%tổng thu ngân sách ,thu hút khoảng 62vạn lao động trực tiếp. Đăc biệt các doanh nghiệp co vốn đầu tư nước ngoài là cầu nối quan trọng giữa nước ta với thế giới về chuyển giao công nghệ ,kinh nghiệm quản lý ,mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá. Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép từ 2001 đến 2005 2001 - 2005 3935 20720.2 7310.1 6878.1 432 13852.8 2001 555 3142.8 1708.6 1643 65.6 2450.5 2002 808 2998.8 1272 1191.4 80.6 2591 2003 791 3191.2 1138.9 1055.6 83.3 2650 2004 811 4547.6 1217.2 1112.6 104.6 2852.5 2005 970 6839.8 1973.4 1875.5 97.9 3308.8 Đầu tư trực tiếp của nước ngoài 01/01 - 22/9/2007 Số dự án Số vốn đăng ký (Nghìn USD) (Dự án) Tổng số Trong đó: Vốn pháp định TỔNG SỐ 1045 8290847 3356603 Phân theo ngành kinh tế Dầu khí 5 152820 152820 Công nghiệp nặng 256 2056017 791966 Công nghiệp nhẹ 288 1666223 831692 Công nghiệp thực phẩm 24 86567 65651 Xây dựng 60 217676 85889 Nông, lâm nghiệp 40 139019 76282 Thuỷ sản 12 24775 17569 Dịch vụ 248 373970 151567 Giao thông, Vận tải và Bưu điện 21 558169 180781 Khách sạn, Du lịch 38 1593564 575663 Văn hoá, Y tế và Giáo dục 36 182623 97894 Xây dựng khu đô thị mới 2 150000 40000 Xây dựng văn phòng, căn hộ 11 1010924 253828 Xây dựng hạ tầng KCN-KCX 4 78500 35000 2001-2005: FDI phục hồi và bắt đầu tăng tốc. Tổng FDI (gồm cả vốn đăng ký mới và vốn tăng thêm) đạt 4,2 tỷ USD năm 2004; và 6,34 tỷ USD năm 2005, cao nhất kể từ 1998 đến nay. FDI đăng ký tăng bình quân một năm trong giai đoạn 2001-2005 gần 18,8%/năm, FDI thực hiện tăng bình quân 6,4%/năm. Có nhiều dự án đầu tư vào ngành công nghệ cao, dự án công nghiệp có trình độ công nghệ hiện đại tạo nên nét mới cho chất lượng của dòng FDI vào VN. UNCTAD (2005a, tr25) xếp VN vào nhóm nước có cả chỉ số FDI performance và chỉ số FDI potential đều cao (nhóm Front-runners), cùng nhóm với Trung Quốc, Hồng Kông, Singapore; còn Philippines, Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ, Myanmar, Malaysia không được vào nhóm này.  - Cơ cấu đầu tư đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cự ,tập trung cho những mục tiêu quan trọng về phát triển kinh tế xã hội , đầu tư cho lĩnh vực kinh tế chiếm khoảng 70%mức đầu tư 5 năm 2001-2005,riêng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho ngành :nông lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 22,2% giao thông vận tải ,bưu điện 27% giáo dục đào tạo 8,9 % ytế xã hội 6,9% văn hoá ,thể thao 4,3%khoa học công nghệ 3,1%.Quy mô vốn ở các vùng đều tăng ,tỉ trọng vốn đầu tư cho vùng núi phía Bắc 8,3%hơn0,7 so với giai đoạn trước,Bắc trung bộlà 8%,duyên hải miền trung 12,4% vùng tây nguyên là 5,3% - Điểm nổi bật trong kế hoạch 5năm 2001-2005 là sự tăng lên mạnh mẽ của khu vựckinh tế tư nhân,. - Hạn chế: Giải ngân ODA còn chậm ,giải ngân trong 5 năm 2001-2005 chỉ bằng 70,5%so với tổng số vốn ODA được kí kết trong kỳ kế hoạch ,nguyên nhân chủ yếu là quy trình và thủ tục trong nước và của nhà tài trợ còn phức tạp ,chậm chễ trong việc di dân tái định cư ,giải phóng mặt bằng ,công tác đấu thầu còn nhiều vướng mắc ,năng lực quản lý và giám sát thực hiện dự án còn hạn chế ,thiếu quy hoạch và sử dụng ODA , Thu hút nguồn vốn đầu tư trưc tiếp nước ngoài còn dưới mức khả năng :Vốn đầu tư thực hiện tuy tăng qua các năm nhưng tỉ trọng vốn đầu tư nước ngoài trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội không tăng do tốc độ tăng trưởng thấp hơn mức tăng vốn đầu tư trong nước ,tỉ trọng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội giảm từ 24% thời kì 1996-2000 xuống 16,6%giai đoạn 2001-2005 - Nguyên nhân: Một là, việc chấp hành pháp luật, các qui định trong đầu tư xây dựng chưa nghiêm; không ít cán bộ quản lý, điều hành thiếu trách nhiệm, phẩm chất đạo đức yếu kém, lợi dụng chức trách, nhiệm vụ bớt xén, tham nhũng; Hai là, một số ngành, địa phương chưa coi trọng đúng mức công tác quy hoạch, kế hoạch, thiếu thận trọng trong quyết định chủ trương đầu tư, không tuân thủ nghiêm quy hoạch, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, thay đổi, bổ sung không đúng thẩm quyền; Ba là, cơ chế phân công, phân cấp, phối hợp trong quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản chưa rõ ràng và chưa đề cao trách nhiệm của từng Bộ, ngành, địa phương, nhất là về trách nhiệm của chủ đầu tư và trách nhiệm cá nhân; Bốn là, công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán chưa thường xuyên, diện còn rất hẹp, chưa sâu, chất lượng của công tác thanh tra, kiểm toán còn nhiều hạn chế; Năm là, xử lý trách nhiệm của tổ chức, cá nhân vi phạm không nghiêm, chưa triệt để và còn kéo dài sau kiểm tra, thanh tra; Sáu là, văn bản pháp luật hiện hành về đầu tư xây dựng cơ bản còn chưa đủ cụ thể, thiếu những chế tài đủ mạnh. - Đánh giá: (1) Huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển trong những năm qua tăng khá.Xu hướng sẽ tăng trong những năm tới. Hàng năm vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng khoảng 18%, nhờ đó, tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP không ngừng tăng... Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước đã có tác động thu hút được các nguồn vốn khác. Trong điều kiện nguồn vốn ngân sách nhà nước hạn hẹp, Chính phủ đã thực thi nhiều cơ chế để tăng cường thu hút đầu tư từ khu vực kinh tế tư nhân trong nước và nước ngoài, huy động nguồn vốn công trái giáo dục, trái phiếu chính phủ, trái phiếu đô thị, trái phiếu công trình... góp phần tăng nhanh tổng nguồn vốn đầu tư, thúc đẩy kinh tế phát triển. (2) Cơ cấu đầu tư đã có sự dịch chuyển, tập trung cho những mục tiêu quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Do các nguồn lực được huy động tốt hơn và tập trung đầu tư vào một số công trình chủ yếu, quan trọng trong các ngành, lĩnh vực và địa phương, đầu tư chuyển đổi mạnh cơ cấu sản xuất theo hướng hiệu quả và phát huy được lợi thế từng vùng, từng ngành, từng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế; chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn; đầu tư chiều sâu, bổ sung thiết bị công nghệ tiên tiến trong các ngành công nghiệp; xây dựng và chuẩn bị xây dựng một số cơ sở công nghiệp, kết cấu hạ tầng kỹ thuật (giao thông vận tải, viễn thông, thủy lợi, công nghiệp điện), hạ tầng cơ sở nông thôn, du lịch, bảo vệ môi trường, giảm nhẹ thiên tai. Vốn đầu tư đã tập trung cho phát triển nguồn nhân lực: giáo dục, khoa học công nghệ, môi trường, y tế xã hội, các chương trình quốc gia, xoá đói giảm nghèo và ưu tiên đầu tư thực hiện phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh Tây Nguyên, Miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh còn khó khăn, các vùng thường bị thiên tai, bão lụt. (3) Có nhiều đổi mới trong cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng, trong chỉ đạo, điều hành của Chính phủ. Cơ chế quản lý đầu tư được cải tiến một bước quan trọng theo hướng giảm đáng kể sự can thiệp trực tiếp của Nhà nước đối với hoạt động đầu tư và kinh doanh của doanh nghiệp; tăng cường vai trò trách nhiệm của nhà đầu tư trong việc quyết định, tổ chức thực hiện và phát huy hiệu quả của công trình đầu tư; đồng thời thực hiện phân cấp triệt để cho các bộ, ngành và địa phương về thẩm định, quyết định, tổ chức quản lý thực hiện dự án đầu tư theo Nghị định số 07/CP của Chính phủ. Trong hoạt động đầu tư, Nhà nước quản lý chặt chẽ đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước và tạo khung pháp lý cùng các hỗ trợ cần thiết cho nhà đầu tư mà không trực tiếp quyết định đầu tư. Đồng thời, Nhà nước thực hiện cơ chế giám sát, kiểm tra, đánh giá, để thực hiện hiệu quả dự án đầu tư, giảm bớt sai sót, vi phạm, thất thoát. Trong quản lý đầu tư, đã tăng cường được vai trò của Hội đồng Nhân dân, coi trọng sự tham gia giám sát của cộng đồng và các tổ chức xã hội Ma trận SWOT: SWOT O(Cơ hội ): -Hội nhập WTO thuận lợi cho việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài. -Xu hướng đầu tư tăng nhanh T(Thách thức ): -Năng lực canh tranh của Việt Nam còn thấp. -Sự thay đổi của thị trường S(thuận lợi ): -Đang có sự chuyển dịch cơ cấu vốn đầt tư . -Tích luỹ trong nước tăng. -Sự ổn định về môi trường kinh doanh. - Tranh thủ sự giúp đỡ của các nước bắng nguồn vốn ODA. -Tăng cường mở cửa ,xúc tiến đầu tư và quan hệ thương mại -Tập trung vào những ngành có thế mạnh, -Có những chính sách bảo hộ hợp lý cùng chính sách ưu đãi với những nhà đầu tư. W(khó khăn ): - Quy trình thu hút chậm -Trình độ quản lý của cán bộ còn hạn chế -Thủ tục rườm rà. -Tiếp tục cải cách và mở của sâu rộng,hoàn thiện các bộ luật,các quy định về đầu tư… -Xoá bỏ những thủ tục không cần thiết. -Có kế hoạch hành động rõ rang và linh hoạt theo thị trường . Chương III: Các giải pháp thu hút vốn đầu tư giai đoạn 2006 – 2010 Quan điểm,phương hướng thu hút vốn đầu tư : -Các chính sách ,giải pháp thu hút vốn đầu tư phải gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn và phaỉ thực hiện được các nhiệm vụ của chính sách tài chính quốc gia. - Đảm bảo mối tương quan hợp lý giữa nguồn nguồn vốn trong nước và nguồn vốn đầu tư nước ngoài.Phát triển đất nước bằng nội lực là chính nhưng cũng phải tranh thủ sự giúp đỡ của nước ngoài. -Bằng sức mạnh tổng hợp của đất nước, kết hợp các nguồn lực trong nước và ngoài nước, tập trung sức phát triển kinh tế để xây dựng đồng bộ nền tảng cho một nước công nghiệp theo hướng hiện đại - Không ngừng mở rộng các hình thức huy động vốn . -Phát huy mọi nguồn lực để phát triển nhanh và có hiệu quả những sản phẩm, ngành, lĩnh vực mà nước ta có lợi thế, đáp ứng nhu cầu trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu, không ngừng nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và ngoài nước. Tăng nhanh năng suất lao động xã hội và nâng cao chất lượng tăng trưởng. Triệt để tiết kiệm, chống lãng phí, tăng tích lũy cho đầu tư phát triển. Các vùng kinh tế trọng điểm có nhịp độ tăng trưởng cao hơn mức bình quân chung, đóng góp lớn vào tăng trưởng của cả nước và lôi kéo, hỗ trợ các vùng khác, nhất là các vùng có nhiều khó khăn, cùng phát triển. II .Kế hoach thu hút vốn đầu tư giai đoạn 2006 - 2010: Các chỉ tiêu kế hoạch: - Về tổng đầu t ư xã hội : trong 5 năm khoảng 2200 nghìn tỉ đồng tính theo giá năm 2000 tương gần 140 tỉ USD chiếm 40% GDP. - Tốc độ tăng tổng số vốn đầu tư phát triển dự kiến 17,2%/năm, đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế đặt ra . - Dự kiến nguồn vốn trong nước chiếm 65%, 35% nguồn vốn nước ngoài - Nguồn vốn ngân sách dự kiến đạt khoảng 445,4 nghìn tỉ đồng chiếm 20,2% tổng nguồn vốn . - Nguồn vốn tín dụng dự kiến đạt khoảng205,4 nghìn tỉ đồng chiếm 9,3% tổng nguồn vốn. - Nguồn vốn từ doanh nghiệp nhà nước :dự kiến đạt khoảng 333,2 nghìn tỉ đồng chiếm 15,1% - Nguồn vốn tư nhân và dân cư:dự kiến khoảng 758,9 nghìn tỉ đồng chiếm 34,4% tổng nguồn vốn . - Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI):dự kiến đạt khoảng 377,8 nghin tỉ đồng tương 24 tỉ USD chiếm khoảng 17,1%. - Nguồn vốn khác 83,5 nghìn tỉ chiếm khoảng 3,8%. - Dự đoán thu hút ODA trong những năm tới: Trong kế hoạch 5 năm 2006-2010, Việt Nam có khả năng huy động trên 19 tỉ USD vốn cam kết ,ODA giải ngân trong 5 năm trên 11 tỉ USD trong đó đưa vào đầu tư phát triển trên 85%. Như vậy, trung bình mỗi năm phải đạt 2,2 tỷ USD. Vậy ODA sẽ đóng góp khoảng 9% vào tổng vốn đầu tư toàn xã hội Ngành ,lĩnh vực Cở cấu ODA thực hiện 2001-2005 Dự kiến cơ cấu ODA kí kết 2006-2010 Tổng ODA kí kết (tỉ USD) Nông,lâm thuỷ sản ,thuỷ lợi ,xoá đói giảm nghèo 21% 21% 4,27-4,98 Năng lượng, công nghiệp 17% 155 3,05-3,56 Giao thông bưu chính ,cấp thoát nước và đô thị 32% 33% 6,72-7,84 Y tế ,giáo dục,môi trường ,KHCN, các ngành khác 30% 31% 6,31-7,37 Tổng 100% 100% 20,35-23,75 Kết quả thu hút vốn đầu tư 2 năm 2006 & 2007: N ăm 2006: Vốn đầu tư toàn xã hội năm 2006 ước đạt khoảng 390,5 nghìn tỷ đồng, tăng 19,8% so thực hiện năm 2005 và vượt mức kế hoạch đề ra (kế hoạch là 376,6 nghìn tỷ đồng); trong đó vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước đạt 86,4 nghìn tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2005; vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước đạt 25,8 nghìn tỷ đồng; thấp hơn kế họach đề ra 10 nghìn tỷ đồng; vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước đạt 60,2 nghìn tỷ đồng, tăng 21,9%; vốn đầu tư của dân cư và doanh nghiệp tư nhân đạt 129,1 nghìn tỷ đồng, tăng 20%; vốn đầu tư thực hiện của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt khoảng 68 nghìn tỷ đồng, tăng 28,3% so với 2005, tăng 11,5% so với số đã báo cáo Quốc hội; các nguồn vốn khác 21 nghìn tỷ đồng. Tỷ lệ đầu tư trên GDP ước đạt trên 40%. FDI vào Việt Nam đạt con số kỉ lục 10,2 tỉ USD vượt xa kế hoạch và các con số dự báo ,tăng 49,1%so với năm trước vượt 56,9% kế hoạch ,vốn thực hiện đạt 4,1 tỉ USD tăng 24,2% so với năm 2005. Thu hút vốn ODA có chuyển biến tích cực. Tại Hội nghị CG tổ chức vào đầu tháng 12/2006 tại Hà Nội, các nhà tài trợ đã cam kết hỗ trợ Việt Nam 4,445 tỷ USD, tăng hơn 700 triệu USD so với năm 2005 và là mức hỗ trợ cao nhất từ trước đến nay. Đồng thời các nhà tài trợ đã khẳng định sự ủng hộ Việt Nam thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm. Đây là một thành công lớn, có tính đột phá, tạo điều kiện để triển khai các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn và các dự án giao thông quan trọng quốc gia. Vốn ODA từ đầu năm đến ngày 15/12/2006 được hợp thức hoá thông qua các hiệp định ký kết với các nhà tài trợ đạt tổng giá trị 2.666 triệu USD, trong đó vốn vay đạt 2.412 triệu USD và vốn viện trợ đạt 254 triệu USD. Giải ngân nguồn vốn ODA trong năm 2006 ước đạt 1.780 triệu USD, bằng 101% kế hoạch giải ngân của cả năm 2006, và cao hơn mức giải ngân của năm 2005, trong đó vốn vay đạt 1.577 triệu USD, vốn viện trợ đạt 203 triệu USD. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt mức cao nhất từ trước đến nay về cả thu hút vốn (cấp phép mới và vốn tăng thêm) và vốn thực hiện. Trong tháng 12, tổng vốn của dự án cấp phép mới và vốn đăng ký tăng thêm của các dự án đang hoạt động đạt 285,4 triệu USD (vốn đăng ký cấp mới là 174,2 triệu USD; vốn tăng thêm là 111,2 triệu USD). Tính chung cả năm 2006, tổng số vốn cấp phép mới và tăng thêm đạt 10.201 triệu USD, tăng 49,1% so với năm 2005 và vượt 57% kế hoạch đề ra là 6,5 tỷ USD; trong đó vốn đầu tư cấp phép mới là 7.839 triệu USD với 833 dự án được cấp giấy phép đầu tư, vốn tăng thêm là 2.632,3 triệu USD, tăng 66,6% về vốn đăng ký cấp mới và tăng 10,6% về số vốn tăng thêm. Vốn đầu tư đăng ký mới trong năm 2006 chủ yếu tập trung trong lĩnh vực công nghiệp, chiếm 66,4% về số dự án và 68,3% về số vốn đăng ký; ngành dịch vụ chiếm 26,6% về số dự án và 30% tổng vốn đăng ký. Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đứng đầu cả nước về thu hút đầu tư nước ngoài trong năm 2006 chiếm 22,4% tổng vốn đăng ký của cả nước; thành phố Hồ Chí Minh đứng thứ hai, chiếm 15,8%; tỉnh Hà Tây đã vượt lên trên tỉnh Bình Dương, đứng thứ 3, chiếm 10,6% (năm 2005 ở vị trí thứ 34) do những tháng cuối năm 2006 đã cấp phép cho một số dự án có vốn đầu tư nước ngoài có quy mô lớn với tổng vốn đăng ký trên 800 triệu USD. Chất lượng và quy mô của các dự án mới và các dự án tăng vốn trong năm 2006 được nâng cao so với năm trước; đã thu hút được một số dự án quy mô lớn của các tập đoàn xuyên quốc gia, sử dụng công nghệ tiên tiến như dự án sản xuất chip điện tử Intel Products Việt Nam, dự án sản xuất thép Posco, dự án sản xuất thép Tycoons Worldwide Steel, dự án Canon, dự án Matsushita... Quy mô các dự án mới có mức vốn bình quân đạt 9,4 triệu USD/dự án, tăng cao hơn so với năm 2005 (4,6 triệu USD/dự án) và năm 2004 (3 triệu USD/dự án). Vốn đầu tư nước ngoài thực hiện ước đạt 4.100 triệu USD, tăng 18,7% so với cùng kỳ năm 2005. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt kết quả khả quan với tốc độ tăng trưởng cao và đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế-xã hội của nước ta. So với cùng kỳ năm trước, doanh thu của các doanh nghiệp thuộc khu vực này tăng 31,3%; kim ngạch xuất khẩu tăng 31,2%; nộp ngân sách đạt 1.267 triệu USD, tăng 17,3%. Đến nay, khu vực này đang tạo ra việc làm cho 1.129 nghìn lao động, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước. Khối lượng vốn đầu tư thực hiện 9 tháng 2007 Nghìn tỷ đồng Cơ cấu (%) So với cùng kỳ năm trước (%) Tổng số 334,8 100,0 116,3 Khu vực Nhà nước 150,2 44,9 106,9 Khu vực ngoài Nhà nước 131,1 39,1 127,7 Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 53,5 16,0 120,0 Khối lượng vốn đầu tư thực hiện tháng9 theo giá thực tế ước tính đạt 334,8 nghìn tỉ đồng ,tăng 16,3% so với cùng kì năm trước trong đó khu vực nhà nước 150,2 nghìn tỉ đồng ,chiếm 44,9% và tăng 6,9% vốn khu vực ngoài nhà nước 131,1 nghìn tỉ đồng chiếm 39,1 % và tăng 27,7% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 53,5 nghìn tỉ chiếm 16% và tăng 20%.Ước tính cả năm 2007 ,khối lượng vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện có thể đạt được 465 nghìn tỉ đồng bằng 40,9%tổng sản phẩm trong nước và tăng 16,6%so với năm 2006. Hoạt động đầu tư 9 tháng năm nay có đặc điểm nổi bật là nguồn vốn tương đối dồi dào: Vốn ngân sách Nhà nước tập trung cả năm bố trí 99,45 nghìn tỷ đồng; trái phiếu Chính phủ 21 nghìn tỷ đồng; vốn ODA ký kết trên 3,1 tỷ USD; từ đầu năm đến 22/9/2007 đã cấp phép 1045 dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài với tổng vốn đăng ký 8,29 tỷ USD, nếu tính cả 1,32 tỷ USD vốn đăng ký bổ sung của 274 dự án được cấp phép các năm trước thì tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký trong 9 tháng lên tới 9,61 tỷ USD, tăng 38% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện và giải ngân chậm, nhất là nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước và trái phiếu Chính phủ. Bộ Giao thông Vận tải thực hiện vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước 9 tháng mới đạt 3023 tỷ đồng, bằng 45% kế hoạch năm; nguồn vốn trái phiếu Chính phủ đăng ký năm 2007 là 12656 tỷ đồng, 6 tháng đầu năm mới giải ngân được 12,2% kế hoạch nên đến nay xin rút chỉ tiêu đăng ký xuống còn 6291 tỷ đồng. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thực hiện vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước 9 tháng đạt 1382 tỷ đồng, bằng 65% kế hoạch năm; nguồn vốn trái phiếu Chính phủ thực hiện đến hết tháng 8 mới đạt 1240 tỷ đồng, bằng 41,2% kế hoạch và giải ngân được 700 tỷ đồng, bằng 23,3% kế hoạch năm. Khối lượng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thực hiện tháng 9 và 9 tháng năm 2007 Thực hiện (Tỷ đồng) 9 tháng năm 8 tháng Ước tính Cộng dồn 2007 so với năm 2007 tháng 9 9 tháng kế hoạch năm 2007 năm 2007 năm 2007 (%) Tổng số 56693.4 9838.8 66532.2 69.7 Trung ương 21274.9 3114.8 24389.7 68.9 Địa phương 35418.5 6724.0 42142.5 70.2 Một số địa phương Hà Nội 3802.5 573.0 4375.5 75.6 Bắc Ninh 392.4 61.4 453.8 66.0 Hải Phòng 775.1 41.5 816.6 59.1 Thái Bình 431.5 67.7 499.2 74.9 Bắc Kạn 301.1 68.5 369.6 83.3 Yên Bái 273.0 82.1 355.1 67.2 Thái Nguyên 351.7 82.8 434.5 72.8 Lai Châu 446.0 76.2 522.2 79.1 Nghệ An 714.6 141.8 856.4 71.6 Hà Tĩnh 439.9 70.7 510.6 75.4 Quảng Trị 402.2 86.0 488.2 68.9 Thừa Thiên - Huế 625.8 105.5 731.3 84.1 Đà Nẵng 1530.6 254.7 1785.3 85.0 Lâm Đồng 807.3 214.5 1021.8 81.8 Ninh Thuận 341.5 52.0 393.5 79.4 Bình Dương 830.5 200.4 1030.9 82.0 An Giang 484.3 58.7 543.0 83.6 Bà Rịa- Vũng Tàu 1409.3 195.8 1605.1 82.6 Tp Hồ Chí Minh 4550.1 850.8 5400.9 65.3 Trà Vinh 265.4 63.0 328.4 89.3 Các giải pháp đảm bảo vốn đầu tư 2006 - 2010: Giải pháp chung: - . Tạo lập và duy trì năng lực tăng trưởng nhanh và bền vững cho nền kinh tế Vấn đề này liên quan đến một nguyên tắc mang tính chủ đạo trong việc thu hút vốn đầu tư: Vốn đầu tư được sử dụng càng hiệu quả thì khả năng thu hút vốn càng lớn. Với năng lực tăng trưởng được đảm bảo, năng lực tích lũy của nền kinh tế sẽ có khả năng gia tăng. Triển vọng tăng trưởng và phát triển càng cao cũng sẽ là tín hiệu tốt thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài -. Đảm bảo ổn định môi trường kinh tế Sự ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô luôn được coi là điều kiện tiên quyết của mọi ý định và hành vi đầu tư. Về nguyên tắc, trước hết phải đảm bảo nền kinh tế trước sự an toàn của vốn và sau nữa là nơi có năng lực sinh lợi cao. Sự an toàn của vốn đòi hỏi môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, không gặp rủi ro do yếu tố chính trị hay môi trường kinh doanh gây ra. Tuy nhiên, sự ổn định kinh tế vĩ mô ở đây phải thỏa mãn yêu cầu gắn liền với năng lực tăng trưởng, tức là ổn định trong tăng trưởng. Có thể đưa ra một số điều kiện cụ thể có tính nguyên tắc liên quan đến ổn định và vẫn đảm bảo thu hút có hiệu quả vốn đầu tư cho tăng trưởng: Ổn định giá trị tiền tệ: kiềm chế lạm phát và khắc phục hậu quả của tình trạng giảm phát nếu xảy ra với nền kinh tế Lãi suất và tỷ giá hối đoái -. Xây dựng các chính sách huy động các nguồn vốn có hiệu quả. Các chính sách và giải pháp huy động vốn cho đầu tư phải gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn và phải thực hiện được các nhiệm vụ của chính sách tài chính quốc gia. Phải đảm bảo mối tương quan hợp lý giữa nguồn vốn đầu tư trong nước và nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Cần quán triệt nguyên tắc: Vốn trong nước là quyết định và vốn nước ngoài là quan trọng. Cần đa dạng hóa và hiện đại hóa các hình thức và phương tiện huy động vốn Tăng cương đội ngũ xúc tiến đầu tư có trình độ ... -Đổi mới mạnh mẽ về hình thức cũng như phưong thức vận động ,xúc tiến đầu tư,bố trí kinh phí của xúc tiến đầu tư như 1 khoan chi riêng hàng năm -Tăng cường về nghiên cứu tình hình đầu tư ,thị trường,chính sách của các nước cũng như chính sách của các doanh nghiệp để có hướng mời đầu tư 2. Đối với từng nguồn vốn cụ thể Cần có những kế hoạch cụ thể và linh hoạt cho công tác huy động các nguồn vốn : 2.1. Các giải pháp tăng nguồn vốn của nhà nước - Từng bước điều chỉnh cơ cấu nguồn thu ngân sách nhà nước theo hướng tăng tỷ trọng các nguồn thu từ sản xuất kinh doanh trong nước, giảm tỷ trọng các nguồn thu chịu ảnh hưởng của các yếu tố thị trường ngoài nướn như thu ở khâu thuế xuất nhập khẩu. -Giảm bớt các hình thức bao cấp qua thuế như thuế ưu đãi, miễn giảm thuế. -Nhà nước nên ban hành luật thuế đánh vào việc mua sắm và sở hữu bất động sản, nhằm hướng dẫn người dân trong nước trong việc sử dụng các khoản tiết kiệm cho đầu tư sản xuất kinh doanh. -Phải điều chỉnh cơ cấu chi ngân sách hợp lý theo hướng tăng cường chi cho đầu tư phát triển nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng cho công nghiệp hoá hiện đại hoá, phát triển nguồn nhân lực, khoa học công nghệ, văn hoá xã hội, xoá đói giảm nghèo... giảm dần tiến tới loại bỏ hoàn toàn các hình thức bao cấp cho các doanh nghiệp nhà nước thông qua ngân sách nhà nước như miễn giảm thuế, xoá nợ cho vay ưu đãi - Tăng nguồn vốn ngân sách nhà nước bằng việc cho thuê đất đai – công thổ quốc gia tức là nhà nước sẽ cho các doanh nghiệp trong nước hay doanh nghiệp đầu tư nước ngoài thuê đất để xây dựng. - Tăng nguồn vốn ngân sách nhà nước bằng cách đẩy mạnh việc bán, khoá, cho thuê và cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước. -Nhà nước cũng có thể huy động thu ngân sách bằng việc bán các loại trái phiếu chính phủ .. 2.2 . Giải pháp thu hút nguồn tiết kiệm tư nhân và doanh nghiệp vào đầu tư phát triển: rà soát sửa đổi các luật , quy đinh về đăng kí kinh doanh,con dấu,cấp mã số thuế ,hoá đơn chứng từ....Cho phép các tổng công ty ,doanh nghiệp lớn được phép bán trái phiếu,phát hành trái phiếu. Chính sách lãi suất hợp lý, linh hoạt kích thích dân cư nâng cao tỷ lệ tiết kiệm tạo nguồn cho nền kinh tế Phát triển và hoàn thiện trung gian tài chính thu hút dòng tiết kiệm dân cư vào vòng chảy vốn của nền kinh tế. Đa dạng hóa nhiều hình thức: ngân hàng thương mại, thị trường vốn, quỹ tín dụng... Hoàn thiện cơ cấu; giảm thiểu chi phí hoạt động của trung gian tài chính. Xã hội hóa hoạt động đầu tư; cho phép nhà đầu tư tư nhân tham gia vào những ngành, lĩnh vực trước đây là độc quyền của Nhà nước nhằm tối ưu hóa hiệu quả đồng vốn đầu tư từ đó nâng cao chỉ số ICOR toàn xã hội 2.3 .Thu hút FDI Thứ nhất, cần xây dựng một chiến lược thu hút và sử dụng có hiệu quả dòng vốn FDI, lồng ghép chiến lược này vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cũng như chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế. Chiến lược này sẽ cho phép giải quyết được các vấn đề quy hoạch tổng thể các ngành và vùng thu hút FDI, đặt ra ưu tiên cho thu hút FDI, tránh những vấn đề bất cập trong phân cấp đầu tư, tránh được sự manh mún và tản mạn trong xúc tiến đầu tư Thứ hai, cần đổi mới tư duy về thu hút và sử dụng vốn FDI theo hướng tự do hóa hơn nữa đối với dòng vốn này chứ không đưa ra các hạn chế, các điều kiện để dễ quản lý hơn. Bên cạnh việc thực hiện các chính sách thu hút nhiều hơn nữa dòng vốn FDI cần chú trọng đến chất lượng của dòng vốn (công nghệ, thị trường, đào tạo,,,) Thứ ba, hướng dòng vốn FDI vào khu vực dịch vụ, đặc biệt là lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng và đào tạo nguồn nhân lực kỹ năng cao. Điều này vừa phù hợp với xu hướng quốc tế vừa giúp VN xây dựng được một khu vực dịch vụ hoạt động hiệu quả có khả năng cạnh tranh cao. Thứ tư, bên cạnh việc thu hút dòng vốn FDI từ các nước truyền thống, cần định hướng vào thu hút FDI từ những nước có công nghệ nguồn như Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản Thứ năm, phối kết hợp một cách chặt chẽ nhịp nhàng hơn giữa các cơ quan xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại và xúc tiến du lịch nhằm xây dựng một hình ảnh quốc gia chung với tầm nhìn, chiến lược và chính sách phát triển quốc gia. Thứ sáu, các doanh nghiệp trong nước cần tận dụng những lợi ích lan tỏa từ các TNC lớn bằng cách xây dựng chiến lược tham gia vào chuỗi giá trị của các công ty này trên thị trường thế giới với tư cách là nhà thầu phụ, cung ứng dịch vụ đầu vào, đầu ra.. 2.4 Thu hút ODA Một nguyên nhân quan trọng khiến tỷ lệ giải ngân viện trợ phát triển chính thức (ODA) tại Việt Nam còn thấp là các dự án mời vốn chưa hấp dẫn, hoặc triển khai chậm. Sức hấp dẫn ODA nằm ở chỗ khâu lập hồ sơ có nhanh không, có sát với nhu cầu thực tế hay không. Bên cạnh đó, cần xem xét năng lực của các chủ dự án. Ví dụ vẫn còn những chủ dự án yếu về các khâu như xây dựng và triển khai... Vì vậy, tới đây Chính phủ Việt Nam cần giải quyết tốt các vấn đề này để thu hút thêm nhiều ODA phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Việc thẩm định cũng được phân cấp đến mức tối đa. Đối với các dự án quan trọng quốc gia do Hội đồng Thẩm định quốc gia thực hiện, đối với các dự án liên quan đến khung chính sách, dự án hỗ trợ kỹ thuật liên quan đến an ninh, môi trường thì do cơ quan chủ quản thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Ngoài những tiêu chí như trước đây, danh mục này có hai điểm mới là quy định rõ nguồn vốn và cơ chế tài chính để thực hiện dự án. Chúng ta đã xác định ODA là dự án đầu tư công, có nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, vì vậy phải tuân theo quy trình giám sát, quản lý vốn từ ngân sách nhà nước. Thêm vào đó, trách nhiệm giữa các đơn vị thực hiện dự án cũng được quy định rõ ràng. Những quy định này nằm trong Quy chế Tổ chức và hoạt động của ban quản lý dự án ODA, mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ ban hành trong tháng 12 này. Chuẩn bị nguồn vốn đối ứng đảm bảo giải ngân ODA. Muốn vậy lại cần biện pháp tăng nguồn vốn trong nước Thu hút vốn gián tiếp qua thị trường vốn Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp lý, khuôn khổ quản lý thị trường . Hoạt động của quỹ đầu tư nước ngoài chịu sự chi phối của luật mới ban hành, nhưng văn bản hướng dẫn thi hành còn chậm. Hài hòa chuẩn mực kế toán VN với chuẩn mực kế toán quốc tế, để có thể cung cấp thông tin thích hợp và đánh giá đúng rủi ro. Phát triển thị trường chứng khoán theo hướng mở rộng quy mô, tăng tính công khai minh bạch. Cụ thể: phát triển quy mô thị trường niêm yết; đẩy mạnh tiến độ cổ phần hóa. Xây dựng và triển khai áp dụng các chuẩn mực quốc tế về quản trị doanh nghiệp và quản lý nhà nước Nâng cao hệ số tín nhiệm quốc gia và các doanh nghiệp. Kiến nghị: -Cần nâng cao hiệu quả nguồn vốn đầu tư ,quản lý chặt chẽ hơn nữa, ra nhiều luật đầu tư hơn và hướng dẫn cụ thể hơn .Cải tiến công tác quy hoạch, quy hoạch rõ ràng để có thể nhận được sự đàu tư -Do tác động tràn của FDI ,chuyển giao công nghệ nhiều nhưng mặt trái của nó là nước ta có nguy cơ cạn kiệt tài nguyên ,mất chất xám…Cần quản lý chặt chẽ . Kết luận Trong những năm qua Việt Nam đã đạt đựơc nhiều thành tựu to lớn, kế hoạch vốn đầu tư phát triển luôn đạt kế hoạch và vượt mức kế hoạch, huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển tăng nhanh trong những năm qua,chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tư theo hướng tích cực,công nghiệp dịch vụ tăng nhanh,thủ tục đầu tư đã bớt rườm rà ,luật đầu tư đựơc ban hành nhiều và ngày càng hoàn thiện,các chính sách thu hút đầu tư hấp dẫn hơn,môi trường đầu tư cải thiện đáng kể …Tuy vậy nhưng tình hình thu hút vốn đầu tư ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế khuyết điểm và đang còn ở dưới khả năng thực tế. Danh mục tài liệu tham khảo 1-Giáo trình “ Kế hoạch hóa PT KTXH “ ĐH KTQD 2-Giáo trình “Kinh tế phát triển “ ĐH KTQD 3-Giáo trình “Kinh tế đầu tư” ĐH KTQD 4-Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006-2010 Bộ kế hoạch và đầu tư 5-Tài liệu học tập nghị quyết Đại hội X của Đảng. 6-Chính sách phát triển của Trung Quốc (tập I,II). 7- Tạp chí kinh tế và dự báo 8-Tạp chí kinh tế phát triển. Trang Web: Mục lục Lời mở đầu:……………………………………………………………….Trang 1 Chương I: Một số vấn đề về kế hoạch vốn đầu tư …………………………..…2 Các khái niệm cơ bản…………………………………….... . .. . ………...2 Nhiệm vu,vai trò của kế hoạch vốn đầu tư………………... . . … …… …...4 Kinh nghiệm thu hút FDI của Trung Quốc………………… . . .. .. …..…...6 Chương II: Thực trang thu hút vốn đầu tư giai đoạn 2001-2005…………...…..7 Kế hoạch thu hút vốn đầu tư giai đoạn 2001-2005……………………..9 Bối cảnh đất nước trước kế hoạch…………………………………………..9 Kế hoạch thu hút vốn đầu tư giai đoạn 2001-2005…………………………10 Kết quả thu hút vốn đầu tư………… . ……………………. …………..11 Về tổng vốn xã hội …………………………………………………………12 Tình hình ,kết quả , đánh giá ………………………………………………12 Chương III:Các giải pháp đảm bảo vốn đầu tư giai đoạn 2006-2010. . … . …. 19 I . Quan điểm ,phướng hướng thu hút vốn đầu tư …………………………….19 II. Kế hoạch thu hút vốn đầu tư giai đoạn2006-2010…………………………19 Chỉ tiêu kế hoạch ………………………………………………………… .19 Kết quả 2 năm 2006&2007…………………………………………………21 III. Các giải pháp đảm bảo vốn 2006-2010…………………………………….26 IV . Kiến nghị…………………………………………………………………31 Kết luận:………………………………………………………………………..31

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docC0234.doc
Tài liệu liên quan