Đề tài Kế nhà máy cấu kiện bê tông đúc sẵn công suất 25.000m3/năm

Kế nhà máy cấu kiện bêtông đúc sẵn công suất 25.000m3/nămMỤC LỤC Phần I Mở đầu và giới thiệu chung Trang Mở đầu 1 I.1 Giới thiệu về mặt bằng nhà máy 4 I.2 Các loại sản phẩm mà nhà máy sản xuất 5 I.3 Yêu cầu đối với nguyên vật liệu dùng để sản xuất các sản phẩm 8 I.4 Tính toán cấp phối bêtông 12 I.5 Kế hoạch sản xuất của nhà máy 15 I.6 Kế hoạch sản xuất của nhà máy 15 Phần II Thiết kế công nghệ II.1.Vận chuyển và bảo quản nguyên vật liệu cho bê tông 16 II.1.1.Kế hoạch cung cấp các loại nguyên vật liệu 16 II.1.2.Công nghệ vận chuyển, bốc dỡ và bảo quản xi măng 18 II.1.3.Công nghệ vận chuyển, bốc dỡ và bảo quản cốt liệu 24 II.2.Phân xưởng chế tạo hỗn hợp bêtông 31 II.2.1.Kế hoạch sản suất các loại hỗn hợp bê tông 31 II.2.2.Công nghệ chế tạo hỗn hợp bê tông 31 II.2.3.Tính toán công nghệ và chọn trang thiết bị phân xưởng trộn 33 II.3.Kho thép và phân xưởng thép 39 II.3.1. Kế hoạch cung cấp cốt và gia công cốt thép cho sản phẩm 39 II.3.1.1.Kế hoạch cung cấp các loại thép 39 II.3.1.2.Kế hoạch gia công các linh kiện cốt thép 39 II.3.2.Vận chuyển bốc dỡ và bảo quản cốt thép 40 II.3.3. Công nghệ chế tạo các linh kiện cốt thép 43 II.3.4. Tính toán công nghệ và chọn trang thiết bị cho phân xưởng thép 46 II.4 Phân xưởng tạo hình 52 II.4.1. Kế hoạch sản xuất của phân xưởng tạo hình 52 II.4.2. Công nghệ tạo hình 52 II.4.3. Tính toán công nghệ và chon trang thiết bị cho phân xưởng tạo hình 56 II.5 Kiểm tra chất lượng sản phẩm và bảo quản sản phẩm 73 Phần III Kiến trúc, điện nước, kinh tế I. Kiến trúc 78 II. Điện nước 83 III. Hạch toán kinh tế 86 IV. An toàn lao động 94 Kết luận 96

doc149 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 3011 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế nhà máy cấu kiện bê tông đúc sẵn công suất 25.000m3/năm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chẽ, khoa học nhưng không ảnh hưởng đến sản xuất. II.5.2. Tổ chức kiểm tra chất lượng sản xuất tại các phân xưởng: II.5.2. 1. Trạm trộn hỗn hợp bê tông: Quản đốc phụ trách trạm trộn điều hành hoạt động của trạm dưới sự giám sát của phó giám đốc và giám đốc.Thường xuyên kiểm tra chất lượng các ngăn của bunke cát, đá, xi măng trên trạm trộn. Tuân thủ nghiêm ngặt cấp phối đã thiết kế. Thử độ sụt của hỗn hợp bê tông trước khi ra khỏi trạm. Hàng ngày ghi chép đầy đủ các số liệu về cấp phối sử dụng ximăng nào, loại cát đá nào. Mang khuôn mẫu đến thử độ sụt, đúc mẫu, mang toàn bộ số liệu về phòng KCS. Hàng ngày trạm kiểm tra cân xi măng, cân cốt liệu, nếu có sai lệch phải làm vệ sinh và chỉnh lại cân. Khi vận hành máy trộn phải thường xuyên theo dõi hoạt động của máy trộn. Khi bộ phận nào không hoạt động phải báo ngay cho người chịu trách nhiệm xử lý. Thường xuyên kiểm tra lượng vật liệu trong các ngăn của bunke dự trữ. Chiều cao vật liệu trong các ngăn của bunke chứa không được chênh lệch nhau quá tránh hiện tượng ngăn có nhiều vật liệu, ngăn ít vật liệu hoặc không có vật liệu gây đổ vách ngăn. Đối với các bunke chứa xi măng thì khi sử dụng ngăn chứa xi măng nào thì phải ghi rõ vào mẻ trộn để theo dõi lượng xi măng trong bunke. Hai mươi ngày phải kiểm tra một lần van an toàn và làm sạch lưới lọc của xiclo lọc bụi. II.5.2. 2. Kho cốt liệu, xi măng, sắt thép: Thường xuyên kết hợp với phòng KCS để kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu nhập về nhà máy. Theo dõi, ghi chép đầy đủ lượng nguyên vật liệu nhập kho xem có đúng về qui cách, chủng loại và số lượng không. II.5.2. 3. Phân xưởng cốt thép: Quản đốc phân xưởng kiểm tra, đối chiếu với bản vẽ thiết kế các yêu cầu kỹ thuật của các linh kiện, khung cốt thép đã chế tạo xong. II.5.2. 4. Phân xưởng tạo hình: Quản đốc và các nhân viên kỹ thuật kiểm tra kỹ thuật từ khi bắt đầu lắp khuôn đến khi hoàn thành sản phẩm. Ghi ký hiệu sản phẩm, đóng dấu nghiệm thu phân loại sản phẩm. Chịu trách nhiệm trước giám đốc về chất lượng sản phẩm của phân xưởng mình sản xuất. II.5.2. 5. Phòng KCS : Là phòng thí nghiệm kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu, sản phẩm. Nhiệm vụ của phòng KCS : - Kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu ra vào nhà máy. - Thử tính chất cơ lý như : khối lượng thể tích, khối lượng riêng, độ ẩm, độ dẻo cấp phối cốt liệu… - Thí nghiệm cấp phối bê tông - Đúc mẫu kiểm tra cường độ bê tông tại nơi sản xuất và tại công trình. - Hàng ngày kiểm tra sản phẩm cùng các quản đốc phân xưởng và phó giám đốc. - Cấp chứng chỉ chất lượng cho khách hàng. - Theo dõi mẫu thử, ký hiệu số lượng sản phẩm tại công trường và bảo dưỡng. II.6. KIỂM TRA VÀ NGHIỆM THU CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM II.6. 1- Kiểm tra chất lượng trong quá trình chế tạo sản phẩm Công tác kiểm tra thường xuyên trong quá trình chế tạo các cấu kiện bê tông cốt thép gồm có: 1. Kiểm tra phẩm chất khi chế tạo hỗn hợp bê tông chính là: Kiểm tra phẩm chất của vật liệu để chế tạo bê tông, kiểm tra độ ẩm của cốt liệu để bớt lượng nước khi cân nước cho mẻ trộn. Kiểm tra độ chính xác của cân đong vật liệu thành phần, cũng như kiểm tra độ lưu động, độ cứng, độ phân tầng của hỗn hợp bê tông. 2. Kiểm tra mác của cốt thép Kiểm tra đường kính các thanh cốt thép, cường độ của mối hàn, kích thước của các linh kiện và khung cốt thép đã chế tạo xong, sự phù hợp về kích thước của chúng. Kiểm tra sự đúng đắn của việc chế tạo và lắp đặt các chi tiết chờ trên khung cốt thép, kiểm tra lớp chống rỉ… 3. Kiểm tra chất lượng dầu lau khuôn, vị trí của các khung cốt thép và các linh kiện cốt thép riêng biệt trong khuôn. Kiểm tra chất lượng đổ khuôn và lèn chặt bê tông trong khuôn, chất lượng hoàn thiện bề mặt hở của cấu kiện. 4. Kiểm tra chế độ gia công nhiệt (Nhiệt độ và thời gian) Cường độ của bê tông sau khi gia công nhiệt, chất lượng các bề mặt của cấu kiện sau khi tháo khuôn cũng như chất lượng gia công và hoàn thiện bề mặt các cấu kiện. Công tác kiểm tra thường xuyên được tiến hành trên cơ sở các biểu đồ công nghệ đã lập sẵn cho từng loại sản phẩm. Yêu cầu kỹ thuật đối với vật liệu ban đầu để chế tạo bê tông cốt thép được tiêu chuẩn hoá trong các qui phạm Nhà nước hay các tiêu chuẩn kỹ thuật. Còn các chỉ tiêu thực tế về tính chất của vật liệu được ghi trong các chứng minh kỹ thuật kèm theo khi vật liệu được đưa về nhà máy. Nhưng phẩm chất của chúng vẫn phải được kiểm tra lại. Việc thí nghiệm phải tiến hành theo các phương pháp tiêu chuẩn hiện hành. Nhưng cũng có thể tiến hành theo các phương pháp thí nghiệm nhanh đã sử dụng nhiều trong thực tế. II.6.2. Kiểm tra cường độ của sản phẩm, cấu kiện bê tông Việc xác định cường độ chịu nén và trong một số trường hợp riêng cường độ chịu kéo khi uốn hay kéo đúng tâm chiếm một vị trí quan trọng trong toàn bộ công tác kiểm tra chất lượng của sản phẩm. Phải xác định cường độ xuất xưởng hay cường mác để lập chứng minh kỹ thuật và xuất sản phẩm. Chất lượng sản phẩm được đánh giá và kiểm tra bằng phương pháp cơ học. Trong phương pháp này tải trọng thí nghiệm được đặt lên các mẫu bê tông tăng hơn tải trọng phá hoại, nghĩa là xác định cường độ giới hạn chịu nén (kéo). Trong nhiều trường hợp để kiểm tra cường độ chịu nén của sản phẩm thì dùng phương pháp không phá hoại như phương pháp đo độ cứng. 1. Phương pháp phá hoại: Chia các sản phẩm được sản xuất thành các lô. Mỗi lô 100 sản phẩm. Trong mỗi lô lấu một mẫu sản phẩm đại diện để kiểm tra. + Kiểm tra chất sản phẩm Đưa sản phẩm lên thiết bị uốn kiểm tra và đặt tải trọng lên dọc theo chiều dài sản phẩm. Tăng tải trọng q cho đến khi xuất hiện vết nứt có chiều rộng b=0,3(mm). Kiểm tra tải trọng q với tải trọng thiết kế. Nếu q có giá trị lớn hơn hoặc bằng giá trị của tải trọng thiết kế thì đạt yêu cầu. Tăng tiếp tải trọng q đến khi sản phẩm bị phá hoại. Kiểm tra tải trọng phá hoại của sản phẩm. + Với hỗn hợp bê tông: Xác định cường độ chịu nén bằng cách nén các mẫu hình lập phương và mẫu hình trụ với các kích thước quy định. Việc chế tạo mẫu để thí nghiệm kiểm tra cường độ thực của bê tông được tiến hành bằng chính các phương tiện và thao tác được dùng để chế tạo các sản phẩm. Để kiểm tra cấp phối đã lựa chọn của hỗn hợp bê tông theo cường độ và sự phù hợp với mác đã định của nó, các mẫu kiểm tra thường được chế tạo theo quy phạm Nhà nước. Trong các phân xưởng sản xuất, ở mỗi một ca trên mỗi tuyến công nghệ sản xuất ta lấy ít nhất hai lượng thử của hỗn hợp bê tông trong cùng một cấp phối. Thể tích của lượng thử này được tính toán đủ để chế tạo một xêri mẫu kiểm tra để xác định cường độ xuất xưởng của bê tông trong cấu kiện. Ngoài ra mỗi ngày một lần từ lượng thử đã lấy của hỗn hợp bê tông của mỗi cấp phối người ta chế tạo một xêri mẫu kiểm tra khác để kiểm ra sự phù hợp cường độ thực tế của bê tông với mác thiết kế của nó ở tuổi 28 ngày cứng rắn trong điều kiện tiêu chuẩn. Trong nhà máy còn lấy các lượng thử phụ để chế tạo các mẫu kiểm tra với mục đích xác định cường độ công nghệ của bê tông trong các thời hạn trung gian. 2. Phương pháp không phá hoại: Sử dụng phương pháp bắn bê tông để xác định độ cứng của bê tông. Từ đó gián tiếp xác định được cường độ của bê tông. Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, dễ dàng, sản phẩm không bị phá hoại. Nhưng có nhược điểm là không đánh giá hết và đúng đắn sự làm việc thực tế của sản phẩm. Ngoài ra còn có thể kiểm tra cường độ sản phẩm bằn xung lực siêu âm, dùng máy đo âm điện tử đo được tốc độ lan truyền của sóng siêu âm từ đó xác định được cường độ bê tông, có thể phát âm từ đó xác định được cường độ bê tông, có thể phát hiện được các khuyết tật và sự không đồng nhất trong cấu trúc bê tông, sự xuất hiện các vết nứt….. II.6.3. Kiểm tra chất lượng sản phẩm đã chế tạo xong. Trước khi xuất xưởng các sản phẩm bê tông ra khỏi nhà máy. Ta tiến hành kiểm tra theo các bước sau: - Kiểm tra hình dáng và kích thước của cấu kiện. - Chất lượng bề mặt và mức độ hoàn thiện. - Chất lượng cốt thép, chi tiết chờ, móc cẩu lắp. - Chất lượng bê tông theo cường độ chịu nén. Việc kiểm tra chất lượng sản phẩm do nhân viên kỹ thuật thuộc bộ phận kiểm tra kỹ thuật tiến hành trong quá trình nghiệm thu các sản phẩm. Các cấu kiện thường được chia thành lô khi nghiệm thu. Số lượng cấu kiện mỗi lô được qui định trong các quy phạm Nhà nước tương ứng. Lô gồm các cấu kiện cùng một cỡ loại được chế tạo trong một thời gian không quá 10 ngày trước khi nghiệm thu theo cùng một công nghệ và cùng một loại vật liệu. Số lượng cấu kiện trong một lô không được vượt quá: khi thể tích một cấu kiện từ 0,2 ¸0,3m3 là 700 cái. Khi thể tích cấu kiện từ 0,3¸1 m3 là 300 cái. Khi thể tích cấu kiện từ 1¸2m3 là 150 cái . 1. Kiểm tra bằng cách xem xét bên ngoài và đo: Cấu kiện phải có hình dáng hình học đúng với độ chính xác của kích thước trong các giới hạn cho phép qui định. Độ chính xác về kích thước và hình dạng hình học của cấu kiện (phẩm chất bề mặt của góc vuông, độ thẳng của các mép, cạnh…) được kiểm tra bằng các dụng cụ đo với độ chính xác đến 1mm. Nếu chỉ một trong số các cấu kiện đã chọn trước để kiểm tra không thoả mãn những yêu cầu về hình dạng, kích thước nói trên thì phải tăng số lượng cấu kiện cần kiểm tra lên gấp đôi hay cả lô, trị số các dung sai cho phép so với các kích thước kế của cấu kiện được quy định trong quy phạm và tiêu chuẩn hiện hành. 2. Kiểm tra chất lượng của cốt thép Tiến hành kiểm tra vị trí của cốt thép ngay trên cấu kiện đã được chọn để kiểm tra hình dáng và kích thước. Số lượng cấu kiện dùng để kiểm tra có thể được quy định trong các quy phạm Nhà nước hay điều kiện kỹ thuật đối với loại cấu kiện ấy. Hoặc có thể lấy không dưới 1% khi số lượng cấu kiện trong 1 lô là 500 cái hoặc nhiều hơn nữa và trên 5 cái khi khối lượng cấu kiện trong một lô dưới 500 cái. Để kiểm tra vị trí đặt cốt thép trongcấu kiện có thể dùng ngay các cấu kiện đã bị phá hoại khi thí nghiệm kiểm tra khả năng chịu tải trọng và độ cứng của chúng. Kiểm tra vị trí cốt thép trong cấu kiện bằng cách đục lớp bê tông bảo vệ hai đầu và giữa của cấu kiện để lộ cốt thép ra và kiểm tra theo bản vẽ thi công. Dùng các dụng cụ nam châm, điện từ để kiểm tra chiều dày lớp vữa bảo vệ cũng như hướng phân bố và đường kính thanh cốt thép. 3. Đánh giá cường độ và độ đồng đều của bê tông trong các cấu kiện: Kiểm tra đánh giá cường độ và độ đồng nhất của bê tông được tiêu chuẩn hoá bởi 2 chỉ tiêu: cường độ trung bình thực tế đối với các khối lượng kiểm tra và cường độ cho phép tối thiểu của bê tông trong các xêri mẫu kiểm tra riêng biệt trong cùng một khối lượng ấy. Nếu thoả mãn các tiêu chuẩn qui định thì cường độ bê tông coi là thoả mãn. Trong nhà máy bằng cách sử dụng các chỉ tiêu đã được tiêu chuẩn hoá để đánh giá cường độ và độ đồng nhất của bê tông. 4. Kiểm tra khả năng chịu lực của sản phẩm. Thí nghiệm trực tiếp cấu kiện với tải trọng giống như tải trọng sử dụng để đánh giá khả năng chịu lực của sản phẩm theo cường độ về độ cứng và khả năng chống nứt, khi các chỉ tiêu phẩm chất của sản phẩm đã kiểm tra ở trên không đạt yêu cầu. Trình tự số lượng cấu kiện được lựa chọn để tiến hành thí nghiệm, trị số của tải trọng, sơ đồ thí nghiệm, phương pháp xử lý kết quả thí nghiệm được tiến hành theo quy phạm Nhà nước. Sau khi kiểm tra phải lập biên bản và ghi lại kết quả thí nghiệm. Trong biên bản ghi rõ các kết luận về đánh giá cường độ, độ cứng, độ chống nứt của cấu kiện và của cả lô kiểm tra. II.6.4. Đề mác và lập chứng minh kỹ thuật của sản phẩm. Các sản phẩm khi đã kiểm tra thoả mãn yêu cầu của quy phạm tương ứng hay điều kiện kỹ thuật được đề mác bằng sơn không rửa được. Trong mác ghi rõ số chứng minh kỹ thuật của sản phẩm, ký hiệu và tem của nhà máy chế tạo. Số của nhân viên kỹ thuật thuộc bộ phận kiểm tra. Tem của nhà máy là dấu kiểm tra quy ước (con dấu của bộ phận kỹ thuật). Chỉ đóng dấu lên sản phẩm khi có số chứng minh kỹ thuật bên cạnh ký hiệu của sản phẩm. Điều này có nghĩa là sản phẩm đã được bộ phận kiểm tra kỹ thuật nghiệm thu và có thể xuất kho cho người tiêu dùng. Chứng minh kỹ thuật được làm thành 2 bản, một giao cho khách hàng, còn một giữ lại nhà máy. Phần III . KIẾN TRÚC, ĐIỆN NƯỚC, KINH TẾ I .KIẾN TRÚC Một công trình khi thiết kế bao giờ cũng có sự bố trí quy hoạch mặt bằng cũng như mặt đứng. Do đó phần kiến trúc nhằm giải quyết mặt bằng sản xuất của nhà máy để việc sản xuất của nhà máy được ổn định, liên tục, các khu vực sản xuất không chồng chéo nhau. Đồng thời phải đảm bảo được các nguyên tắc về thiết kế xây dựng công nghiệp như chống ồn, chống bụi để đảm bảo sức khoẻ cho người lao động. Mặt khác, phải tính đến việc mở rộng sản xuất nếu nhu cầu thị trường tăng. Trong nhà máy bê tông có các loại công trình sau đây: + Những phân xưởng sản xuất chính. Phân xưởng tạo hình Phân xưởng cốt thép Phân xưởng trộn Khu vực bảo quản và kiểm tra chất lượng sản phẩm + Những phân xưởng sản xuất phụ Phân xưởng cơ khí Phân xưởng nồi hơi Phân xưởng năng lượng, trạm biến thế, trạm bơm + Các kho chứa Kho cốt liệu Kho ximăng Kho phụ kiện Kho nhũ tương Kho sản phẩm + Các công trình phụ trợ Nhà để xe ôtô Nhà để xe đạp, xe máy của cán bộ công nhân viên Phòng thí nghiệm Phòng bảo vệ + Các công trình phúc lợi hành chính Hội trường, nhà hành chính Đường giao thông trong nhà máy I. Các phân xưởng sản xuất chính 1. Phân xưởng tạo hình. Phân xưởng tạo hình gồm 2 tuyến sản xuất với 2 loại sản phẩm là: Phân xưởng tạo hình sản phẩm panel sàn rỗng. Phân xưởng tạo hình panel sàn đặc và tường trong. Ở đây ta bố trí 2 tuyến công nghệ trong 2 khẩu độ của nhà tạo hình, mỗi khẩu đội là 18 m, chiều dài của nhà tạo hình được bố trí tính toán theo yêu cầu của đặc điểm tuyến công nghệ. 1.1. Tạo hình panel sàn rỗng . Trong phân xưởng tạo hình bố trí khu vực tạo hình, vị trí gia công nhiệt, tháo khuôn, làm sạch lau dầu khuôn, tổ hợp khuôn và kiểm tra chất lượng sản phẩm. Diện tích phân xưởng tạo hình sản phẩm panel sàn rỗng: S = 108.18 = 1944 m2. 1.2. Tạo hình cọc móng : Diện tích phân xưởng tạo hình cọc móng : S = 108.18 = 1944 m2. 2. Phân xưởng cốt thép. Phân xưởng cốt thép gồm có kho chứa cốt thép, gia công cốt thép và kho sản phẩm. Kho chứa cốt thép và kho chứa sản phẩm được bố trí cùng trong phân xưởng gia công cốt thép. Diện tích phân xưởng thép. S = 108.12 =1296 m2. 3.Phân xưởng trộn. Phân xưởng trộn được bố trí theo sơ đồ 1 bậc, việc tính toán kiến trúc mặt bằng cho trạm trộn phải theo kích thước máy móc, thiết bị và bố trí máy móc. Với 2 máy trộn có kích thước biên DxRxC = 2,6x2,3x2,5. Ta bố trí kích thước trạm trộn: Khoảng cách 2 máy trộn là 1m, máy trộn được đặt cách tường 1,5m. Như vậy ta xây dựng trạm trộn trên diện tích 7x 5 = 35 m2. II. Các phân xưởng sản xuất phụ. 1.Phân xưởng cơ khí sửa chữa và kho. Phân xưởng này có nhiệm vụ gia công và sửa chữa các loại máy móc và các loại chi tiết máy, bảo dưỡng máy móc trong phạm vi cho phép phụ thuộc vào khả năng, quy mô và trình độ của nhà máy. Đồng thời có cả kho chứa các loại máy móc thiết bị, dụng cụ lao động. Phân xưởng cơ khí và kho được xây dựng với khẩn độ là: 30 ´ 12 m, với diện tích xây dựng là 360 m2 a. Phân xưởng nồi hơi Trong quá trình tạo hình sản phẩm ta có công đoạn gia công nhiệt cho sản phẩm rút ngắn thời gian sản xuất sản phẩm, tăng nhanh vòng quay của khuôn cũng như giảm chiều dài nhà xưởng sản xuất. Với phương pháp gia công nhiệt bằng hơi nước nóng, khi cần phải có hệ thống cung cấp hơi nước nóng cho khu vực gia công nhiệt, phân xưởng nồi hơi có nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu đó. Phân xưởng nồi hơi được bố trí trong nhà có diện tích: S = 12.6 = 72m2 b. Trạm biến thế. Có nhiệm vụ đảm bảo về điện cho toàn bộ của quá trình sản xuất và sinh hoạt cho toàn bộ nhà máy, ở đây đồng thời đặt cả máy phát điện. Trạm biến thế có diện tích là: S = 6.6 = 36 m2 c. Khu vực cung cấp nước cho toàn bộ nhà máy. Với nhiệm vụ thiết kế một nhà máy sản xuất cấu kiện bê tông và bê tông thương phẩm thì vấn đề cung cấp nước cho sản xuất là hết sức quan trọng. Nước cung cấp cho quá trình nhào trộn hỗn hợp bê tông, quá trình gia công nhiệt sản phẩm và quá trình dưỡng hộ sản phẩm. Ngoài ra, nước còn cung cấp cho sinh hoạt nhà máy, cho các bộ phận làm nguội máy. Cung cấp nước cho khu vực sản xuất phải đầy đủ, đúng giờ, nên nhà máy sử dụng nguồn nước tự khai thác. Chính vì vậy, khu vực cấp nước bao gồm: trạm bơm và 2 bể nước. Trạm bơm nước có kích thước là: 6.6m và diện tích xây dựng là: 36 m2 Bể nước có kích thước là: 9.6 m và tổng diện tích xây dựng là: 108 m2 2. Kho bãi. a. Kho cốt liệu ở dạng kho kín bán Bunke với khẩu độ là 12´6 =72 m và diện tích xây dựng 864 m2 b. Kho xi măng. Kho xi măng là các Xilô chứa, các Xilô này để trong nhà với diện tích nhà chứa Xilô là: S = 32,6.5,4 = 300 m2 c. Bãi sản phẩm. Bãi sản phẩm được xây dựng ngoài trời, nền làm bằng bê tông cốt thép với diện tích là 3240 m2 d. Bunke tiếp nhận cốt liệu. Gồm 4 Bunke tiếp nhận đá và 3 Bunke tiếp nhận cát, diện tích xây dựng của khu vực này là: S = 30.4= 120 m2 e. Kho xăng dầu. Kích thước L ´ B = 12 ´ 6 . Diện tích xây dựng là 72 m2 f. Kho than Kích thước L ´ B = 12 ´ 12 . Diện tích xây dựng là 144 m2 g. Bãi xỉ : là bãi chứa tro của than đốt để cung cấp hơi nước nóng, bãi xỉ có diện tích là: S = 6.12 = 72 m2 III. Các công trình phúc lợi hành chính. 1.Nhà hội trường quản lý hành chính nhà máy Được thiết kế 2 tầng, rộng 12 m, dài 40 m và diện tích xây dựng là 480 m2 a. Nhà ăn tập thể. Nhà ăn tập thể có kích thước 12.24 m, với diện tích sử dụng là: S = 12.24 = 288 m2 b. Nhà vệ sinh, nhà tắm. Nhà vệ sinh có kích thước 6.12 m với diện tích sử dụng S = 6.12 = 72 m2 Nhà tắm có kích thước 6.12 với diện tích sử dụng là S = 6.12 = 72 m2 c. Đường giao thông. Đường giao thông của nhà máy có 1 lối vào và 1 lối ra, đường ôtô có thể đi được 2 ôtô nên được thiết kế rộng 10 m IV. Các công trình khác. 1. Gara ôtô. Diện tích Gara ôtô phụ thuộc vào lượng xe có trong nhà máy, ôtô nhà máy gồm xe chuyên chở nguyên vật liệu: cát, đá, xi măng và xe chuyên chở bê tông thương phẩm. + Xe chở xi măng: 2 + Xe chở cát: 3 + Xe chở đá: 4 Tổng số xe là 9 xe Diện tích chiếm chỗ của mỗi xe là: 3.7 = 21 m2 Diện tích xe chiếm 9´21 = 189 m2 Chiều rộng Gara ôtô là 12 m, chiều dài Gara ôtô là 3,5.9 = 31,5 m. Diện tích gara ôtô S = 31,5.12 = 378 m2. 2. Nhà để xe. Nhà để xe đạp, xe máy của cán bộ, công nhân viên nhà máy có kích thước: L ´ B = 6 ´ 8 m với diện tích xây dựng là: 48 m2 3. Phòng KCS. Phòng KCS có kích thước: L ´ B = 6 ´ 18 m với diện tích xây dựng là: 108 m2 4.Phòng bảo vệ. Phòng bảo vệ có kích thước: L ´ B = 6 ´ 3 m với diện tích xây dựng : 18 m2 Bảng các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của phần kiến trúc. STT Tên công trình Kích thước Diện tích xây dựng Dài, m Rộng, m 1 Phân xưởng tạo hình panel sàn rỗng 108 18 1944 2 Phân xưởng tạo hình cọc móng 108 18 1944 3 Phân xưởng thép 108 12 1296 4 Phân xưởng trộn 7 5 35 5 Phân xưởng cơ khí 30 12 360 6 Phân xưởng nồi hơi 12 6 72 7 Trạm biến thế 6 6 36 8 Trạm cung cấp nước 18 6 108 9 Kho cốt liệu 72 12 864 10 Kho ximăng 32,6 5,4 176,04 11 Bãi sản phẩm 90 36 3240 12 Trạm trung chuyển cốt liệu 30 4 120 13 Kho xăng dầu 12 6 72 14 Kho than 12 12 144 15 Bãi xỉ 12 6 72 16 Nhà ăn 24 12 288 17 Nhà vệ sinh 6 12 72 18 Gara ôtô 31,5 12 378 19 Nhà để xe 6 8 48 20 Nhà KCS 6 18 108 21 Phòng bảo vệ 6 3 18 22 Tổng diện tích 9451 Quy hoạch mặt bằng nhà máy. Mặt bằng nhà máy là tổng thể sự phân bố các phân xưởng chính và phân xưởng phụ, các nhà hành chính, giao thông nội bộ và giao thông với bên ngoài, các công trình phúc lợi, văn hoá, hành chính và diện tích trồng cây xanh trong khu vực nhà máy. Quy hoạch mặt bằng tổng thể nhà máy dựa trên các nguyên tắc thiết kế dây chuyền công nghệ. Quy hoạch phải đảm bảo các yêu cầu công nghệ kiến trúc, đồng thời phải đảm bảo vệ sinh môi trường về bụi và tiếng ồn, về an toàn về điện, phòng cháy, sử dụng được hướng gió chủ đạo để thông gió và chiếu sáng tự nhiên. Địa điểm xây dựng nhà máy ở địa phận Thị trấn Xuân Mai –Hà Tây, nhà máy được xây dựng trên khu đất hình chữ nhật, có kích thước là 150´270m, diện tích 40500m2. Trong nhà máy bố trí hệ thống giao thông với 2 chiều ôtô có thể đi được. Chiều rộng làn đường là 10m. Hệ thống giao thông được bố trí thuận tiện với tổng chiều dài 840m. Diện tích xây dựng hệ thống giao thông là 8400 m2. Vậy tổng diện tích xây dựng của nhà máy = 12571+ 8400 = 20371 m2. Kho cốt liệu và kho xi măng được đặt gần trạm trộn để cung cấp cốt liệu và xi măng cho trạm trộn được thuận lợi, dễ dàng và kinh tế. Phân xưởng cơ điện được bố trí gần phân xưởng thép để thoả mãn về yêu cầu phòng hoả và chiếu sáng. Phân xưởng nồi hơi được bố trí gần khu vực gia công nhiệt, xa khu vực hành chính và nhà sinh hoạt chung. Hệ thống giao thông trong thiết kế quy hoạch tổng mặt bằng phải đảm bảo vận chuyển nguyên vật liệu về nhà máy và vận chuyển sản phẩm tới nơi tiêu thụ. Đường ôtô được bố trí bao quanh các phân xưởng chính, tới trạm trộn, khu vực tiếp nhận nguyên vật liệu, kho xi măng và nhà hành chính., tại mỗi cổng đặt một phòng bảo vệ. Nhà máy được bao quanh bằng vành đai cây xanh, có tác dụng vừa tạo bóng mát vừa giảm bụi, chống ồn, đồng thời bảo bệ cảnh quan môi trường. Với hệ thống cây xanh sẽ tạo ra môi trường sinh thái cân bằng có ảnh hưởng tốt đến điều kiện tự nhiên và có lợi cho sức khoẻ của cán bộ công nhân trong nhà máy, từ đó đảm bảo được quá trình sản xuất trong nhà máy được liện tục và không ngừng nâng cao hiệu quả. Những khoảng trống trong nhà máy có thể trồng cây xanh và cỏ, trước khu vực nhà hành chính trồng cây xanh, vườn hoa để tạo cho nhà máy có dáng vẻ đẹp và mát Đánh giá phần kiến trúc quy hoạch người ta sử dụng các chỉ tiêu xây dựng. K = = 0,44 II .ĐIỆN NƯỚC Điện nước là một yếu tố không thể thiếu được trong sản xuất, việc cung cấp cũng như việc sử dụng một cách hợp lý nhất công suất của các thiết bị điện nhằm tiết kiệm một cách tối đa lượng điện tiêu thụ và làm giảm chi phí sản xuất sản phẩm. Để cho sản xuất được liên tục thì việc cung cấp điện nước cũng phải liên tục, ngoài nguồn điện lưới thì trong nhà máy còn có một máy phát điện xoay chiều công suất 350 kVA để dự trữ khi mất điện lưới và bổ xung cho nguồn điện lưới khi nó không cung cấp đủ cho công suất của nhà máy. Trong nhà máy còn xây dựng một trạm biến thế điện nhằm điều chỉnh và phân phối dòng điện. Dòng điện vào được qua trạm biến áp điện và từ đây dòng điện sẽ được phân phối cho các khu vực sản xuất khác nhau và phục vụ cho toàn bộ nhà máy Việc chiếu sáng trong nhà máy là hết sức quan trọng, chiếu sáng trong các phân xưởng sản xuất, điện chiếu sáng cho đường đi lối lại trong nhà máy và trong các phòng ban. Để dẫn điện trong nhà máy ta dùng hệ thống cáp ngầm, hệ thống cáp này sẽ dẫn điện phân phối tới các phân xưởng sản xuất và sinh hoạt. Việc bố trí hệ thống này đảm bảo an toàn và mỹ quan trong nhà máy Để cung cấp nước sử dụng trong nhà máy thì ta sẽ xây dựng một trạm bơm nước và bên cạnh đó là bể nước có thể đáp ứng được cho toàn bộ các hoạt động của nhà máy. Nước sử dụng bao gồm nước sinh hoạt của cán bộ công nhân viên trong nhà máy, nước phục vụ cho trạm trộn, nước phục vụ cho việc dưỡng hộ và cung cấp cho phân xưởng hơi nước. Nguồn nước này được khai thác ngay tại nhà máy và được phân phối đến các khu vực sử dụng bằng hệ thống ống dẫn ngầm. III .HẠCH TOÁN KINH TẾ I. Mục đích, nội dung hạch toán kinh tế. Để đánh giá một phương án thiết kế dây chuyền công nghệ cũng như các nhóm máy, công đoạn. Người ta thường so sánh hiệu quả kinh tế của phương án đó với các phương án hiện còn đang ở trong cùng một giai đoạn thiết kế với nhau. Phương án nào đạt hiệu quả kinh tế cao nhất là phương án tối ưu nhất. Ngoài ra, hạch toán còn có mục đích là đưa ra giá bán của sản phẩm sản xuất ra. Để so sánh hiệu quả của các phương án đáng giá, lựa chọn phương án sản xuất tối ưu người ta thường dựa trên các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật sau: Chỉ tiêu xuất vốn đầu tư Chỉ tiêu giá thành sản phẩm Chỉ tiêu thời hạn thu hồi vốn đầu tư Để đánh giá các chỉ tiêu kỹ thuật, ta phải dựa trên những điều kiện cụ thể và điều kiện sử dụng các loại trang thiết bị, máy móc, nhà xưởng, điều kiện về cung cấp nguyên vật liệu, tiêu thụ sản phẩm cũng như việc sử dụng công nhân cụ thể. II. Xác định chỉ tiêu sản xuất vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản bao gồm: vốn đầu tư xây lắp và vốn đầu tư trang thiết bị máy móc. 1. Vốn đầu tư trang thiết bị máy móc. Theo quy trình công nghệ sản xuất của nhà máy đã tính toán ở phẩn trước và đơn giá định mức khấu hao tài sản cố định của các thiết bị nhà máy bê tông đúc sẵn. Để tính toán ta lập bảng thống kê tài sản cố định như sau: Bảng thống kê tài sản cố định STT Tên thiết bị Số lượng Đơn giá 103/Đ.vị Giá trị 103đồng 1 Bunke tiếp nhận cốt liệu 5 2.000 14.000 2 Băng tải vận chuyển cốt liệu 150 600 90.000 3 Bunke trung gian giữa các băng tải 2 2.000 4.000 4 Xe gạt vật liệu 1 2.000 2.000 5 Tổ hợp thiết bị kho xi măng 1 320.000 320.000 6 Xiclon lọc bụi 7 15.000 105.000 7 Bunke chứa đá 4 15.000 60.000 8 Bunke chứa cát 3 15.000 45.000 9 Bunke chứa ximăng 2 15.000 30.000 10 Bunke tiếp nhận dưới hệ thông cân đinh lượng 1 15.000 15.000 11 Bunke chứa hỗn hợp bê tông dưới máy trộn 1 4.000 4.000 12 Cân cốt liệu 2 15.000 30.000 13 Cân xi măng 1 18.000 18.000 14 Cân nước 1 8.000 8.000 15 Máy trộn 2 80.000 160.000 16 Xe goòng chở hỗn hợp bê tông 2 50.000 100.000 17 Máy tuốt thép 2 30.000 60.000 18 Máy nắn cắt liên hợp 2 80.000 160.000 19 Cầu trục 11 40.000 484.000 20 Thiết bị chế tạo khung không gian 1 150000 150.000 21 Máy hàn điểm 1 20000 20.000 22 Máy hàn nhiều điểm 1 70000 70.000 23 Máy hàn nối đầu 1 30000 30.000 24 Máy uốn cốt thép 7 12000 84.000 25 Máy hàn hồ quang 2 10.000 20.000 26 Máy tạo mũ đầu neo 1 30000 30.000 27 Thiết bị tổ hợp lõi rung 2 250.000 500.000 28 Bàn rung 2 300000 2.100.000 29 Số khuôn cho thiết bị tổ hợp 65 3000 195.000 30 Thiết bị làm sạch khuôn 3 2.000 6.000 31 Thiết bị lau dầu 3 1.000 3.000 32 Máy phân phối bêtông 2 1000 2.000 33 Xe goòng 3 20.000 60.000 34 Máy căng cốt thép bằng điện 1 120.000 120.000 35 ôtô vận chuyển cốt liệu 7 200.000 1.400.000 36 Ôt« vËn chuyÓn xi m¨ng 2 320.000 640.000 37 Nåi h¬i 4 200.000 800.000 38 HÖ thèng cung cÊp h¬i 1 500.000 500.000 39 HÖ thèng cung cÊp ®iÖn 1 1.120.000 1.120.000 40 HÖ thèng cung cÊp n­íc 1 600.000 600.000 41 Tèng sè vèn ®Çu t­ trang thiÕt bÞ 13800200 Tæng sè vèn ®Çu t­ thiÕt bÞ trong nhµ m¸y. Vn = 13800200x103 ®ång 2. Vèn ®Çu t­ x©y l¾p. B¶ng thèng kª vèn x©y l¾p STT Tªn thiÕt bÞ §¬n vÞ Khèi l­îng §¬n gi¸ 103/§.vÞ Gi¸ trÞ 103®ång 1 Ph©n x­ëng t¹o h×nh panel sµn rçng m2 1944 2000 3888000 2 Ph©n x­ëng t¹o h×nh cäc mãng m2 1944 2000 3888000 3 Ph©n x­ëng thÐp m2 1296 2000 2592000 4 Ph©n x­ëng trén m2 35 2000 70000 5 Ph©n x­ëng c¬ khÝ m2 360 1000 360000 6 Ph©n x­ëng nåi h¬i m2 72 2000 144000 7 Tr¹m cung cÊp n­íc m2 108 1500 162000 8 Kho cèt liÖu m2 864 2000 1728000 9 Kho xim¨ng m2 176 5000 880200 10 B·i s¶n phÈm m2 3240 400 1296000 11 Tr¹m trung chuyÓn cèt liÖu m2 120 1500 180000 12 Kho x¨ng dÇu m2 72 2500 180000 13 Kho than m2 144 600 86400 14 B·i xØ m2 72 200 14400 15 Nhµ ¨n m2 288 1000 288000 16 Nhµ vÖ sinh m2 72 400 28800 17 Nhµ ®Ó xe m2 48 1000 48000 18 Nhµ KCS m2 108 1500 162000 19 Phßng b¶o vÖ m2 18 1000 18000 20 Tæng m2 10981 16013800 Tổng số vốn đầu tư xây lắp là: 16013800x103 đồng Tổng số vốn đầu tư xây dựng cơ bản được xác định bằng tổng vốn đầu tư trang thiết bị với vốn xây lắp. V = VTB + V XL VTB: Vốn đầu tư mua sắm trang thiết bị VXL: Vốn đầu tư xây lắp V = 13800200x103+ 16013800x103 = 29814000x103 đồng. III. Hạch toán giá thành sản phẩm. Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng nhất, nó cho phép đánh giá quá trình sản xuất kinh doanh có đạt hiệu quả kinh tế hay không? Sử dụng phương pháp tính giá thành dựa trên chi phí : Giá thành sản phẩm bao gồm: Chi phí mua nguyên vật liệu. Chi phí trả lương cho công nhân Chi phí sản xuất Chi phí khấu hao tài sản cố định Chi phí ngoài sản xuất III. 1. Chi phí mua nguyên vật liệu Giá thành của nguyên vật liệu như sau: + Giá cát: 45.000đồng/m3 + Giá đá: 90.000đồng/m3 + Giá xi măng PC40: 90.000/tạ + Giá thép thường : Thép sản xuất cọc móng, panel sàn rỗng PN8 là 9500đồng/kg Thép cường độ cao để chế tạo panel sàn rỗng PN6 và PN4 là 12500đồng/kg Dựa trên lượng dùng vật liệu cho loại sản phẩm và đơn giá vật liệu ở trên lập được bảng giá thành nguyên vật liệu dùng cho mỗi loại sản phẩm. Bảng giá thành vật liệu cho mỗi loại sản phẩm Bảng giá vật liệu cho mỗi loại sản phẩm Loại sản phẩm Loại vật liệu Đơn vị Đơn giá (đồng) Khối lượng Thành tiền Tổng PN8 Xi măng Kg 900 203,5 183150 1111400 Cát m3 45.000 0,3 13500 Đá m3 90.000 0,59 53100 Thép Kg 9500 90,7 861650 PN6 Xi măng Kg 900 298,6 268740 1613640 Cát m3 45.000 0,45 20250 Đá m3 90.000 0,86 77400 Thép AII Kg 9500 60,5 574750 Thép AIV Kg 12500 53,8 672500 PN4 Xi măng Kg 900 236 212400 1518000 Cát m3 45.000 0,35 15750 Đá m3 90.000 0,68 61200 Thép AII Kg 9500 64,2 609900 Thép AIV Kg 12500 49,5 618750 Cọc móng Xi măng Kg 900 198 178200 1687200 Cát m3 45.000 0,34 15300 Đá m3 90.000 0,70 63000 Thép Kg 9500 150,6 1430700 III.2. Chi phí sản xuất III.2.1 .Chi phí điện Chi phí điện sản xuất cho từng loại sản phẩm như sau: Sản phẩm panel rỗng 45%. Sản phẩm cọc móng 40%. Chi phí điện phục vụ sản xuất 15 % Tổng lượng điện cần thiết cho nhà máy : Pn = [(1 + 0,1)Psx.15 + Tcs .14].K Psx: Công suất của các khu vực sản xuất trong nhà máy kW/ngày Công suất này bao gồm toàn bộ công suất của các máy móc thiết bị phục vụ cho các công đoạn sản xuất của các phân xưởng sản xuất và thống kê được là 500kW Tcs: Công suất phục vụ cho việc chiếu sáng kW/ngày Bao gồm toàn bộ công suất của các thiết bị chiếu sáng trong nhà máy : 200.kW K: Hệ số làm việc không đồng thời, K = 0,7 0,1.Psx: Công suất sản xuất của khu vực sản xuất liên quan. Vậy: Pn = (1,1´15´500 + 200´14)´0,7 = 7735 kW/ngày Xác định chi phí điện cho mỗi sản phẩm Chi phí điện cho 1m3 sản phẩm panel sàn rỗng trong năm Q = kW/m3 sp V : Thể tích panel sàn sản xuất trong năm m3 Q = = 80,3 kW/m3 sp Chi phí điện cho 1 sản phẩm panel sàn PN8 T1 = Q.Vs1 (kW/sp) Q = 80,3 kW/m3 sp Vs1 = 0,612 m3 Vậy: T1 = 80,3 ´0,612 = 49,1 kW/sp Giá thành tiêu thụ điện một sản phẩm PN8 G1 = T1 . G (đồng/sp) G: Giá thành 1 kW điện sản xuất, G = 1250 đồng/kW G1 = 49,1´1250 = 61375 đồng/sp + Chi phí điện cho 1 sản phẩm panel sàn PN6 T2 = 80,3 ´0,898 = 72 kW/sp G2 = 72´1250 = 90000 đồng/sp + Chi phí điện cho 1 sản phẩm panel sàn PN4 T3 = 80,3 ´0,71 = 57 kW/sp G3 = 57´1250 = 71250 đồng/sp Chi phí điện cho 1 m3 sản phẩm cọc móng Q = V : Thể tích sản phẩm trong năm, V = 12.000 m3 Q = = 77 kW/m3sp T4 = 77´0,695 = 53,7 kW/sp Giá thành tiêu thụ điện 1 sản phẩm cọc móng G4 = T4. G = 53,7´1250 = 67125 đồng/sp III.2.2. Chi phí than cho gia công nhiệt sản phẩm được xác định Gt = Ghn: Lượng hơi nước cần thiết cho m3 sản phẩm. qt : Khối lượng than cần thiết để tạo ra 1 kg hơi nước, qt = 0,13 kg K : Hiệu suất tạo hơi nước, K = 0,7 +Chi phí giá thành cho 1 bể gia công nhiệt sản phẩm T = G. g g: Giá thành 1 kg than, g = 300 đồng/kg Lượng hơi nước cung cấp cho 1 m3 sản phẩm . Đối với sản phẩm panel sàn rỗng Ghn = 228 kg hơi/m3 Đối với sản phẩm cọc móng Ghn = 278 kg hơi/m3. Chi phí than cho gia công nhiệt 1m3 sản phẩm. Sản phẩm panel sàn rỗng G1 = = 42,3 kg than/1m3.sp Sản phẩm cọc móng G2 = = 51,6 kg than/1m3.sp +Chi phí cho mỗi sản phẩm Sản phẩm panel sàn rỗng: Gt1 = Gt.Vsp Trong đó: Gt là Chi phí than cho 1m3 sản phẩm. Vsp là thể tích sản phẩm. Sản phẩm panel sàn rỗng PN8 Gt1 = 25,9 (Kg/sp) Sản phẩm panel sàn rỗng PN6: Gt2 = 40 (Kg/sp) Sản phẩm panel sàn rỗng PN4: Gt3 = 30,1 (kg/sp) Sản phẩm cọc móng Gt4= 35,9 (kg/sp) +Chi phí tính thành tiền cho mỗi sản phẩm Sản phẩm panel sàn rỗng PN8: T1 = 300´25,9 = 7770 (đồng/sp) Sản phẩm panel sàn rỗng PN6: T2 = 300´40 = 12000 (đồng/sp) Sản phẩm panel sàn rỗng PN4: T3 = 300´30,1 = 9030 (đồng/sp) Sản phẩm panel cọc móng T4 = 300´35,9 = 10770 (đồng/sp) . III.3. Chi phí trả lương cho công nhân III.3.1. Chi phí trả lương cho công nhân ở các khu vực m là số công nhân bậc 3 trong khu vực. Lương công nhân bậc 3 là 20000 đồng/ngày n là số công nhân bậc 4 trong khu vực. Lương công nhân bậc 4 là 25000 đồng/ngày. p là số công nhân bậc 5 trong khu vực. Lương công nhân bậc 5 là 30000 đông/ngày. Chi phí trả lương công nhân tính vào 1 đơn vị. Lcl = Qcl: Lượng vật liệu cần trong một ngày . Ta có bảng tổng hợp chi phí trả lương cho công nhân như sau. Bảng chi phí lương cho công nhân Khu vực Bậc CN Số CN Lương đồng/ngày Sản lượng Đơn vị Lương Kho cốt liệu Bậc 3 6 20000 120,5 m3 3070,5 Bậc 4 4 25000 Bậc 5 5 30000 Kho ximăng Bậc 3 5 20000 26,43 T 9460 Bậc 4 6 25000 Bậc 5 0 30000 Phân xưởng trộn Bậc 3 6 20000 74,17 m3 5663 Bậc 4 6 25000 Bậc 5 3 30000 Phân xưởng thép Bậc 3 8 20000 10507 Kg 46,2 Bậc 4 7 25000 Bậc 5 5 30000 Phân xưởng tạo hình Bậc 3 8 20000 83,33 m3 sp 3720 Bậc 4 20 25000 Bậc 5 8 30000 Vận chuyển bốc dỡ sp Bậc 3 4 20000 83,33 m3 sp 2160 Bậc 4 4 25000 Từ đó tính được chi phí trả lương tính cho một đơn vị sản phẩm. LCN= LCL.mCL+ LX.mX+LTR.mTR+LT.mT+LTH.mTH+LBD.mBD. Trong đó: LCL là lương công nhân tại phân xưởng cốt liệu mCL là lượng cốt liệu có trong một sản phẩm (m3). LX là lương công nhân làm việc tại kho xi măng mX là lượng xi măng có trong một sản phẩm kg. LTR là lương công nhân làm việc trong phân xưởng trộn mTR là thể tích bêtông trong 1 sản phẩm m3. LT là lương công nhân làm việc trong phân xưởng thép. mT là lượng thép có trong 1 sản phẩm kg. LTH là lương công nhân làm việc trong phân xưởng tạo hình. mTH là thể tích bêtông trong một sản phẩm m3. LBD là lương công nhân làm việc trong việc bốc dỡ sản phẩm. mBD là thể tích bêtông trong 1 sản phẩm m3. Chi phí trả lương công nhân tính vào giá thành 1 sản phẩm được thống kê bảng sau: Loại SP Khu vực Đơn vị Khối lượng công việc Đơn giá Lương khu vực (đồng) Tổng lương (đồng) Panel sàn rỗng PN8 Kho cốt liệu m3 0,37 3070,5 1136,1 17411,4 Kho ximăng T 0,412 9460 3897,5 Phân xưởng trộn m3 0,54 5663 3058,0 Phân xưởng thép Kg 133 46,2 6144,6 Phân xưởng tạo hình m3 0,54 3720 2008,8 Vận chuyển bốc dỡ sp m3 0,54 2160 1166,4 Panel sàn rỗng PN6 Kho cốt liệu m3 0,46 3070,5 1412,4 25078 Kho ximăng T 0,412 9460 3897,5 Phân xưởng trộn m3 0,8 5663 4530,4 Phân xưởng thép Kg 228 46,2 10533,6 Phân xưởng tạo hình m3 0,8 3720 2976,0 Vận chuyển bốc dỡ sp m3 0,8 2160 1728,0 Panel sàn rỗng PN4 Kho cốt liệu m3 0,33 3070,5 1013,3 24009,4 Kho ximăng T 0,412 9460 3897,5 Phân xưởng trộn m3 0,73 5663 4134,0 Phân xưởng thép Kg 231 46,2 10672,2 Phân xưởng tạo hình m3 0,73 3720 2715,6 Vận chuyển bốc dỡ sp m3 0,73 2160 1576,8 Cọc móng Kho cốt liệu m3 0,91 3070,5 2794,2 37531,3 Kho ximăng T 0,3185 9460 3013,0 Phân xưởng trộn m3 1,79 5663 10136,8 Phân xưởng thép Kg 289 46,2 13351,8 Phân xưởng tạo hình m3 1,79 3720 6658,8 Vận chuyển bốc dỡ sp m3 1,79 2160 3866,4 III.3.2. Chi phí lương tích luỹ vào bảo hiểm xã hội Phần chi phí này lấy bằng 15% lương chính, vậy chi phí lương thực tế cho công nhân sản xuất trực tiếp được tính như sau: LTT=LCN.1,15. Trong đó: LTT là chi phí lương thực tế cho công nhân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm. LCN là lương của công nhân được tính ở bảng trên. Chi phí lương thực tế cho công nhân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm cho mỗi loại sản phẩm: Panel sàn rỗng PN8 : 1,15x17411,4 = 20023 đồng/sản phẩm Panel sàn rỗng PN6 : 1,15x25078 = 28840 đồng/sản phẩm Panel sàn rỗng PN4 : 1,15x24009,4 = 27610 đồng/sản phẩm Cọc móng : 1,15x37531,3 = 43160 đồng/sản phẩm III.3.3. Chi phí lương trả cho bộ máy quản lý nhân viên phục vụ trong nhà máy. Trong nhà máy hệ thống quản lý gồm: Chức vụ Số lượng Lương tháng đồng Tổng lương Giám đốc 1 1500000 1500000 Kế toán 2 800000 1600000 Kỹ sư 2 800000 1600000 Trưởng phòng 3 1000000 3000000 Phó phòng 3 900000 2700000 Y tá 2 400000 800000 Tạp vụ 5 400000 2000000 Phó giám đốc 2 1200000 2400000 Tổng chi phí lương cho cán bộ quản lý 15600000 Vậy chi phí trả lương cán bộ quản lý, kỹ sư, nhân viên Tính cho 1m3 sản phẩm. L = 15600000/25000=624 đồng/1m3 sản phẩm. Vậy phí lương cho cán bộ quản lý và nhân viên tính cho 1 đơn vị sản phẩm. Được tính = 624xVSP Sản phẩm panel sàn rỗng PN8 = 382 đồng/sản phẩm Sản phẩm panel sàn rỗng PN8 = 560 đồng/sản phẩm Sản phẩm panel sàn rỗng PN8 = 443 đồng/sản phẩm Sản phẩm cọc móng = 434 đồng/sản phẩm III.3.4 Phần tính toán khấu hao tài sản cố định . Phần tính toán khấu hao tài sản cố định bao gồm: Khấu hao trang thiết bị và khấu hao nhà xưởng. Phần khấu hao này được phân bố cho các sản phẩm như sau. Panel sàn rỗng : Khấu hao 40% Cọc móng : Khấu hao 40% Khấu hao trang thiết bị và nhà xưởng là 20% Tổng số tiền khấu hao trong năm cho toàn bộ nhà máy lấy là 20 % P = 5.962.800.000 (đồng) Vậy số tiền tính khấu hao tính cho 1 m3 bê tông của mỗi loại sản phẩm là: Tkh = % là phần trăm khấu hao của từng loại sản phẩm. P: Tổng số tiền khấu hao trong năm Vn: Khối lượng sản phẩm sản xuất trong năm, m3 Với sản phẩm panel sàn rỗng Tkh = =183470,8 đồng/m3.sản phẩm Khấu hao cho từng loại sản phẩm panel sàn rỗng: Panel sàn rỗng PN8: Tkh1 = 183470,8 ´0,612 = 112284 đồng/sp Panel sàn rỗng PN6: Tkh2 = 183470,8 ´0,898 = 164757 đồng/sp Panel sàn rỗng PN4: Tkh3 = 183470,8 ´0,71 = 130264 đồng/sp Với sản phẩm cọc móng : Tkh = P: Tổng số tiền khấu hao trong năm Vn: Khối lượng sản phẩm sản xuất trong năm, m3 Tkh = = 198760 đồng/m3sp Cho một sản phẩm cọc móng là : Tkh3 = 198760´0,695 = 138138 đồng/sp III.3.5. Giá thành của các sản phẩm Giá thành của các sản phẩm bằng tổng các chi phí: Chi phí điện, chi phí trả lương công nhân, chi phí than, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí nguyên vật liệu,… giá thành này được tổng hợp vào bảng sau. Loại sản phẩm Đơn vị Chi phí nguyên vật liệu Chi phí điện Chi phí than Chi phí trả lương KH tài sản Tổng giá thành SP PN8 sp 1111400 61375 7770 20023 112284 1.326622 PN6 sp 1613640 90000 12000 28840 164757 1.928857 PN4 sp 1558000 71250 9030 27610 130264 1.812114 Cọc sp 1687200 67125 10770 43160 138138 1.950713 III.4.Xác định thời hạn thu hồi vốn đầu tư. Bảng đơn giá sản phẩm của nhà máy: Sản phẩm Giá sản phẩm (đồng) Panel sàn rỗng PN8 1.600.000 Panel sàn rỗng PN6 2.100.000 Panel sàn rỗng PN4 2.000.000 Cọc móng 2.200.000 Mức lãi của từng sản phẩm chưa tính thuế là : Panel sàn rỗng PN8: L1 = 1.600.000 – 1.326622 = 273378 đồng/sp Panel sàn rỗng PN8 L1 = 2.100.000 – 1.928857 = 171143 đồng/sp Panel sàn rỗng PN8 L1 = 2.000.000 – 1.812114 = 187886 đồng/sp Cọc móng L1 = 2.200.000 – 1.950713 = 249287 đồng/sp Lãi của nhà máy trong một năm sản xuất kinh doanh là. Lxd = Trong đó: ni là số lượng của loại sản phẩm i sản xuất trong năm. Li là lãi của loại sản phẩm i sản xuất trong năm Lxd = (8710´273378 + 4454´171143 + 5634´187886) + (17265´249287) = 8.505.883.081 đồng Theo quy định về mức thuế của nhà nước thì thuế thu nhập mà doanh nghiệp phải nộp là 30% do vậy số tiền thuế mà doanh nghiệp phải nộp là: 8.505.883.081 ´30% = 2.551.764.924 đồng Từ đó ta có lãi của nhà máy là : 8.505.883.081 - 2.551.764.924 = 5.954.118.157 đồng/năm. Định mức lãi của Nhà nước được xác định. Dm = Dm = 100. = 20 % Thời hạn thu hồi vốn đầu tư. Tth = Tth: Thời hạn thu hồi vốn đầu tư V: Tổng số vốn đầu tư xây dựng cơ bản Lkd: Lãi hàng năm của nhà máy Tth = = 5,00 (năm) IV. AN TOÀN LAO ĐỘNG Đối với nhà nước ta công tác an toàn lao động được đặc biệt chú trọng, con người là vốn quý, con người tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Nếu không thực hiện tốt các biện pháp an toàn lao động sẽ dẫn đến những hậu quả không lường, không những thiệt hại về mặt kinh tế mà còn gây thiệt hại đến tính mạng của con người. An toàn lao động trước hết là người lao động phải được bảo vệ an toàn trong quá trình sản xuất, là được trang bị đầy đủ trang thiết bị bảo hộ lao động và thực hiện đầy đủ các yêu cầu về an toàn lao động. Trong từng ngành khác nhau thì việc trang bị các thiết bị bảo hộ là khác nhau, sao cho phù hợp với từng công việc trong từng ngành. Trước khi nhận cán bộ công nhân viên vào nhà máy thì phải trang bị cho họ một số kiến thức nhất định với công tác an toàn lao động. Trong sản xuất để đạt được năng suất, chất lượng cao công tác đầu tiên là phải chất hành nghiêm chỉnh các nội quy, quy chế của xí nghiệp, mặt khác còn đòi hỏi mỗi người phải có một trình độ tay nghề vững vàng, sử dụng thành thạo các thiết bị máy móc trong dây chuyền công nghệ mà mình đảm nhiệm. Song song với các yếu tố trên thì vấn đề sức khoẻ cũng là rất quan trọng, bất kỳ một công việc gì dù nhỏ hay lớn thì yếu tố sức khoẻ quyết định sự thành công rất lớn. Có sức khoẻ trong lao động ngoài việc đạt được năng suất chất lượng còn đảm bảo máy móc thiết bị hoạt động đều tránh được tai nạn rủi ro trong sản xuất. Trong nhà máy để đảm bảo tuyệt đối an toàn, ngoài việc trang bị kiến thức cũng như trang thiết bị cho từng người còn phải có cán bộ làm công tác an toàn thường xuyên kiểm tra, đôn đốc tham quan hiện trường để theo rõi kịp thời phát hiện những công việc, hiện tượng nguy hiểm có thể gây ra tai nạn lao động. Trong nhà máy hàng năm có lập quỹ bảo hiểm xã hội để cung cấp đầy đủ các phương tiện cũng như trang thiết bị bảo hộ cho công nhân, sao cho phù hợp với từng vị trí sản suất. Khi có công nhân mới vào xí nghiệp hoặc học sinh, sinh viên được cử đến thực tập hoặc công tác nhà máy trước khi vào nhà máy nhận nhiệm vụ phải được học các nội quy, quy chế của nhà máy, cũng như an toàn lao động. Sau khoá học phải kiểm tra kiến thức của học viên tiếp thu được trên giấy, nếu đạt được yêu cầu thì phân công công tác, không đạt được thì dứt khoát phải học lại. Đây là nhà máy bê tông và bê tông đúc sẵn nên mặc dù cố gắng hạn chế đến mức tối đa cũng không tránh khỏi một lượng bụi cũng như tiếng ồn, nên để đảm bảo sức khoẻ cho công nhân lao động, giảm sự căng thẳng, mệt mỏi trong sản xuất do bụi, do tiếng ồn ngoài biện pháp cơ bản là cải tiến thiết bị máy móc còn phải tạo vành đai cây xanh xung quanh nhà máy để cải thiện điều kiện môi trường. Chính vì vậy ban lãnh đạo của nhà máy là giám đốc, các phó giám đốc và quản đốc… phải đôn đốc công nhân viên chức, cán bộ quản lý của nhà máy thực hiện tốt các quy định về an toàn lao động như sau: Chỉ cho phép công nhân làm việc khi những công nhân này đã qua học tập về sử dụng thiết bị và học tập quy phạm sử dụng và kiểm tra đạt yêu cầu về an toàn lao động. Tại chỗ làm việc cần phải có các bản nội quy vận hành và bảo quản máy móc thiết bị. Chỗ làm việc phải rộng rãi không có vật chướng ngại, thuận tiện trong công tác, đảm bảo các yêu cầu về công tác phòng hoả và phải được chiếu sáng tốt. Các đường dây điện phải an toàn nối đất. Hệ thống điện cần phải có sở bộ mạng điện, có cầu giao chung và cầu giao phân đoạn. điện động lực và điện chiếu sáng phải làm hai hệ thống riêng. Chỉ được sửa chữa và lắp các bộ phận có điện (hoặc gần các bộ phận có điện), cũng như việc mở và tháo các dây dẫn điện đang vận hành có điện áp cao hơn 36V khi đã cắt điện. Các dụng cụ điện phải kiểm tra ít nhất 3 tháng một lần về hiện tượng trạm mát trên vỏ máy, tình trạng dây nối và một tháng một lần về sứ cách điện của dây dẫn nguồn đIện và chỗ hở đIện. Tất cả các phần quay của thiết bị phải được chắn lưới. Loại trừ điều kiện có thể tiếp xúc với các chấn động. Các thiết bị trong xưởng phải được trang bị tín hiệu ánh sáng và chuông báo. Khi làm việc ở bàn tạo hình và máy đổ bê tông phải thực hiện các yêu cầu sau: Không được cho người khác thao tác vận hành điều khiển máy. Không làm việc khi máy móc đã hỏng. Không được đứng trên bàn quay ly tâm trong quá trình tạo hình. Thao tác máy đổ bê tông phải chú ý phía trước và tránh nguy hiểm. Không di chuyển máy rải bê tông khi người còn đứng trên bàn tạo hình. Không sử dụng khuôn khi khuôn bị hỏng. Tường và lắp bể dưỡng hộ phải thường xuyên sửa chữa tránh những tổn thất nhiệt do rò rỉ. Không được đặt các vật khác lên lắp bể dưỡng hộ. Chỉ mở lắp bể khi đã xả hơi nước đi. Khi nâng hạ lắp bể khuôn sản phẩm không để xoắn, thắt nút, và móc phải chịu lực đồng thời. Phải thường xuyên kiểm tra cáp không được sử dụng dây cáp và xích không đảm bảo kỹ thuật. Phải báo ngay cho công nhân lái cẩu khi thấy có hiện tượng có thể xẩy ra nguy hiểm. Cấm người đến gần vật cẩu khi chưa hạ xuống cách mặt đất 30cm. Tất cả các thiết bị tải như cáp, xích, móc phải được thử nghiệm tải trọng theo quy định hiện hành và có văn bản xác nhận, các thiết bị máy móc phải kiểm tra định kỳ. Mười ngày một lần xem xét các thiết bị chịu tải như: cáp, xích và dây chằng. Phải xem xét đầu móc kẹp trước mỗi ca. Mỗi tháng một lần kiểm tra các thiết bị máy móc và trục. Ba tháng một lần phải kiểm tra các trục. Trước khi sử dụng máy mới hoặc đại tu xong phải tiến hành nghiệm thu theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại máy. Kết quả nghiệm thu phải có văn bản ghi vào lý lịch máy. -----------***************************---------- Kết luận. Đối với một kỹ sư công nghệ yêu cầu phải biết thiết kế, tổ chức một dây chuyền sản xuất hợp lý, biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế sao cho đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, đạt được hiệu quả kinh tế cao. Phải biết vận dụng giữa những yêu cầu kỹ thuật với điều kiện thực tế. Trong điều kiện thực tế hiện nay khi Đảng và Nhà Nước đang thực hiện chính sách mở cửa khuyến kích đầu đầu tư xây xựng cơ sở hạ tầng, phát triển công nghiệp nhằm đẩy nhanh phát triển kinh tế và hiện đại hoá đất nước, đòi hỏi nhu cầu lớn về ngành vật liệu trong đó các sản phẩm bê tông và bê tông đúc sẵn chiếm một vị trí quan trọng. Vì vậy để đáp ứng phần nào nhu cầu cấp thiết đó em đưa ra phương án thiết kế nhà máy này. Trong quá trình thiết kế em đã cố gắng tham khảo tài liệu mà thầy hướng dẫn đã giới thiệu và một số tài liệu khác. Tìm hiểu các công nghệ sản xuất về công nghệ bê tông, vận dụng những kiến thức đã được học trong nhà trường và thực tế sản xuất nhà máy bêtông mà em thực tập. Trong phần thiết kế, khi chọn địa điểm xây dựng xí nghiệp em đã chú ý đến tận dụng khả năng giao thông tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp nguyên vật liệu và trở sản phẩm tiêu thụ. Về dây chuyền công nghệ, em đã tính toán cụ thể các phần đồng thời áp dụng những thành tựu tiên tiến vào trong hoàn cảnh thực tế của Việt Nam. Phần kinh tế đã xác định được một số chỉ tiêu trong xây dựng, các chỉ tiêu trong lúc vận hành sản xuất và hạch toán được giá thành sản phẩm. Em đã bố trí tổng mặt bằng nhà máy, các công trình chính và công trình phụ đảm bảo liên hoàn chặt chẽ với nhau. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do trình độ có hạn, yêu cầu thiết kế lớn do đó trong quá trình thiết kế và tính toán không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong rằng sẽ nhận được nhiều ý kiến bổ sung của các thầy và các bạn nhằm làm cho phần thiết kế của em được hoàn thiện hơn và rút ra được những thiếu sót của mình. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của nhà trường, các thầy giáo trong khoa Công Nghệ Vật Liệu Xây Dựng và các bạn giúp đỡ em hoàn thành đồ án tốt nghiệp này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Công nghệ Bêtông ximăng I ( GS.TS. Nguyễn Tấn Quý- GVC.TS.Nguyễn Thiện Ruệ ) 2. Công nghệ Bêtông ximăng II ( GVC. Nguyễn Văn Phiêu- GVC.TS.Nguyễn Thiện Ruệ -KS. Trần Ngọc Tính ) 3. Giáo trình Vật Liệu Xây Dựng ( Phùng Văn Lự - Phạm Duy Hữu - Phan Khắc Trí ) 4. Thiết bị nhiệt trong sản xuất vật liệu xây dựng ( GVC. TS. Bạch Đình Thiên ) 5. Máy sản xuất Vật Liệu Xây Dựng ( TS. Nguyễn Thiệu Xuân - PGS.TS. Trần Văn Tuấn - KS. Nguyễn Thị Thanh Mai - ThS. nguyễn Kiếm Anh) 6. Công nghệ chất kết dính vô cơ ( Bộ môn Công nghệ Vật Liệu Xây Dựng ) MỤC LỤC Phần I Mở đầu và giới thiệu chung Trang Mở đầu 1 I.1 Giới thiệu về mặt bằng nhà máy 4 I.2 Các loại sản phẩm mà nhà máy sản xuất 5 I.3 Yêu cầu đối với nguyên vật liệu dùng để sản xuất các sản phẩm 8 I.4 Tính toán cấp phối bêtông 12 I.5 Kế hoạch sản xuất của nhà máy 15 I.6 Kế hoạch sản xuất của nhà máy 15 Phần II Thiết kế công nghệ II.1.Vận chuyển và bảo quản nguyên vật liệu cho bê tông 16 II.1.1.Kế hoạch cung cấp các loại nguyên vật liệu 16 II.1.2.Công nghệ vận chuyển, bốc dỡ và bảo quản xi măng 18 II.1.3.Công nghệ vận chuyển, bốc dỡ và bảo quản cốt liệu 24 II.2.Phân xưởng chế tạo hỗn hợp bêtông 31 II.2.1.Kế hoạch sản suất các loại hỗn hợp bê tông 31 II.2.2.Công nghệ chế tạo hỗn hợp bê tông 31 II.2.3.Tính toán công nghệ và chọn trang thiết bị phân xưởng trộn 33 II.3.Kho thép và phân xưởng thép 39 II.3.1. Kế hoạch cung cấp cốt và gia công cốt thép cho sản phẩm 39 II.3.1.1.Kế hoạch cung cấp các loại thép 39 II.3.1.2.Kế hoạch gia công các linh kiện cốt thép 39 II.3.2.Vận chuyển bốc dỡ và bảo quản cốt thép 40 II.3.3. Công nghệ chế tạo các linh kiện cốt thép 43 II.3.4. Tính toán công nghệ và chọn trang thiết bị cho phân xưởng thép 46 II.4 Phân xưởng tạo hình 52 II.4.1. Kế hoạch sản xuất của phân xưởng tạo hình 52 II.4.2. Công nghệ tạo hình 52 II.4.3. Tính toán công nghệ và chon trang thiết bị cho phân xưởng tạo hình 56 II.5 Kiểm tra chất lượng sản phẩm và bảo quản sản phẩm 73 Phần III Kiến trúc, điện nước, kinh tế I. Kiến trúc 78 II. Điện nước 83 III. Hạch toán kinh tế 86 IV. An toàn lao động 94 Kết luận 96

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docXaydung (13).doc