Bán buôn vận chuyên thẳng không tham gia thanh toán: Bên bán buôn không phát sinh nghiệp vụ mua bán mà chỉ làm nghiệp vụ lưu thông hàng hoá, là người trung gian giữa người sản xuất và người tiêu dùng
Bán buôn vận chuyển thẳng có tham gia thanh toán: Đơn vị bán buôn ký hợp đồng bán hàng với người mua và ký hợp đồng mua hàng với người bán. Hàng mua về không nhập kho mà chuyển thẳng cho người mua. Đơn vị bán buôn phải giao cho bên mua hoá đơn GTGT
4.2. Bán lẻ hàng hoá là việc bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng. Có hai hình thức:
Bán lẻ thu tiền trực tiếp: là phương thức bán hàng mà chức năng thu tiền và giao hàng được thực hiện tại nơi người bán. Cuối ngày nhân viên bán hàng nộp tiền cho thủ quỹ và lấy giấp nộp tiền bán hàng. Sau đó kiểm kê hàng tồn quầy để xác định số lượng hàng đã bán trong ngày và lập “báo cáo bán hàng” làm chứng từ kế toán.
Bán lẻ thu tiền tập trung: là phương thức bán hàng mà việc giao hàng và thu tiền tách rời nhau. Người mua chỉ nhận được hàng khi đã giao tiền tại nơi tập trung thu tiền. Cuối ngày, nhân viên bán hàng kiểm kê hàng hoá tồn quầy để xác định số lượng hàng hoá đã bán trong ngày và lập “báo cáo bán hàng” làm chứng từ kế toán.
59 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1179 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán bán hàng theo các phương thức bán hàng phù hợp với cơ chế thị trường tại công ty Sản xuất và Thương mại Châu Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ưởng. Các chi nhánh có bộ máy kế toán riêng, hoạt động như một công ty con, thực hiện toàn bộ công tác kế toán phát sinh ở chi nhánh, tổ chức nhu nhận xử lý và hệ thống hoá toàn bộ thôn tin kế toán ở đơn vị mình để lập được các báo cáo kế toán định kỳ gửi về phòng kế toán trung tâm
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty.
Kế toán trưởng
Kế toán
Thuế
Kế toán
công nợ
Kế toán
bán hàng
Kế toán
Tổng hợp
Thủ quỹ
Kế toán
sản xuất
Kế toán thanh toán & tài sản cố định
3.2. Nhiệm vụ của từng phần hành
* Kế toán trưởng
Thực hiện các quy định của pháp luật về kế toán tài chính trong đơn vị kế toán, tổ chức điều hành bộ máy kế toán, lập báo cáo tài chính, lập sổ lương trình giám đốc ký duyệt trước khi chi lương, kiểm tra các sổ kế toán chi tiết do nhân viên kế toán lập, quản lý hệ thống kế toán quản trị
* Kế toán tổng hợp
Là người chịu trách nhiệm tổng hợp phần hành kế toán của từng kế toán viên, thực hiện phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức lưu trữ tài liệu kế toán vào sổ tổng hợp và lập báo cáo quyết toán của công ty.
* Kế toán thanh toán, kế toán TSCĐ
Theo dõi toàn bộ công tác thanh toán bao gồm thanh toán bằng TK 111, 112; kiểm tra các chứng từ thanh toán; lập các phiếu chi, phiếu thu, các UNC, điều chuyển tiền, viết séc, lập các bản kê nộp séc, mở thư tín dụng L/C để nhập khẩu hàng hoá; lập các chứng từ nộp thuế; quản lý các giấy tạm ứng và theo dõi việc thanh toán tạm ứng; lập sổ quỹ tiền mặt và đối chiếu với sổ quỹ tiền mặt của thủ quỹ; lập, chuyển, nhận và quản lý chứng từ ngân hàng; lập sổ chi tiết các TK ở ngân hàng theo yêu cầu của kế toán trưởng; chịu trách nhiệm cập nhật số liệu và cung cấp cho kế toán trưởng hoặc Tổng giám đốc công ty; lập danh mục TSCĐ và tính khấu hao TSCĐ; theo dõi và lập báo cáo về nợ phải trả đối với từng nhà cung cấp nước ngoài
* Kế toán công nợ
Quản lý và báo cáo công nợ phải thu của khách hàng, quản lý và báo cáo doanh số bán hàng, doanh số hàng bán bị trả lại, chiết khấu bán hàng, báo cáo doanh thu, quản lý và báo cáo giá vốn hàng bán; quản lý và báo cáo kế hoạch bán hàng; thu tiền đôn đốc việc thu hồi đối chiếu công nợ của bộ phận kinh doanh, đôn đốc khách hàng trong việc thanh toán công nợ, tham gia thanh tra công nợ và tình hình thanh toán công nợ
* Kế toán sản xuất
Quản lý, theo dõi quá trình sản xuất lắp giáp và tính giá thành sản phẩm; quản lý và theo dõi công nợ đối với nhà cung cấp trong nước
* Kế toán thuế
Viết HĐTC khi xuất hàng bán; làm báo cáo tài chính hàng năm; xác định lãi lỗ và các khoản thuế phải nộp vào NSNN, báo cáo thuế đầu vào đầu ra hàng tháng.
* Thủ quỹ
Quản lý quỹ tiền mặt; báo cáo tình hình thu chi tiền mặt hàng ngày, theo dõi công văn đi, công văn đến và công việc hành chính của công ty.
* Kế toán bán hàng
Thực hiện và báo cáo bán hàng hàng ngày; báo cáo doanh số bán hàng hàng ngày, quản lý và điều hành đội xe vận chuyển; kiểm tra hàng hoá, hoá đơn bán hàng và tài chính khi xuất hàng
3.3. Một số đặc điểm chủ yếu của công tác kế toán tại công ty.
Chế độ kế toán của công ty: theo quyết định số 1141-TC/QĐ/CĐKT ngày 1 tháng 11 năm 1995 cùng với các văn bản sửa đổi bổ sung của Chính phủ
Phương pháp kế toán hàng tồn kho: phương pháp kê khai thường xuyên
Phương pháp tính giá vốn hàng bán: bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập
Phương pháp tính thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ
Hình thức ghi số kế toán: Nhật ký chung (sơ đồ 7)
Hình thức trả lương: trả lương theo sản phẩm đối với phòng kinh doanh, còn các phòng ban khác lương được tính theo hệ số.
Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: phương pháp tuyến tính
Các loại sổ kế toán: Sổ công nợ; Sổ vật tư hàng hoá; Sổ sản phẩm; Sổ nhật ký chung
Niên độ kế toán bắt đầu từ: 1/1/N đến 31/12/N (tính theo năm dương lịch)
Kỳ báo cáo: báo cáo hàng ngày
Hệ thống báo cáo tài chính:
Bảng cân đối kế toán
Báo cáo kết quả kinh doanh
Thuyết minh báo cáo tài chính
3.4. Một số chỉ tiêu kinh tế của công ty năm 2003-2004
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Chênh lệch
Giá trị
Tỷ lệ %
Tổng doanh thu
70,854,932,958
51,015,551,730
- 19,893,381,228
- 27.99%
Các khoản giảm trừ
3,316,010,862
3,316.010,862
100%
Chiết khấu
3,316,010,862
Giá trị hàng bán bị trả lại
Giảm giá
Doanh thu thuần
70,854,932,958
47,699,540,868
- 23,155,392,090
- 32.68%
Giá vốn hàng bán
62,974,000,000
42,342,907,936
- 20,631,092,064
- 32.76%
Lãi (lỗ) gộp
7,880,932,958
5,356,632,932
- 2,524,300,026
- 32.03%
Chi phí quản lý kinh doanh
4,820,264,212
3,571,088,621
- 1,249,175,591
- 25.91%
Lãi lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh
3,060,668,746
1,785,544,311
- 1,275,124,435
- 41.66%
Thu nhập hoạt động khác
Chi phí hoạt động khác
Lãi (lỗ) hoạt động khác
Tổng lợi nhuận trước thuế
3,060,668,746
1,785,544,311
- 1,275,124,435
- 41.66%
Thuế TNDN
979,413,999
571,374,180
- 408,039,819
- 41.66%
Lợi nhuận sau thuế
2,081,254,747
1,214,170,131
- 867,084,616
- 41.66%
Vốn kinh doanh
22,599,425,906
12,000,000,000
- 10,599,425,906
- 46.9%
Nộp ngân sách
9,046,169,899
9,156,559,893
110,389,994
1.22%
Thực trạng kế toán bán hàng ở công ty.
Các phương thức bán hàng tại công ty.
Để theo dõi trình tự tổ chức kế toán tiêu thụ hàng hoá của Công ty một cách rõ ràng, liên tục qua các khâu. Tôi xin đi sâu vào tìm hiểu tình hình kinh doanh mặt hàng bơm của công ty và trình tự kế toán của mặt hàng này, các mặt khác cũng sẽ được hiểu theo trình tự hạch toán của mặt hàng bơm.
1.1 Hình thức bán buôn
Theo phương thức này Công ty ký hợp đồng trực tiếp với khách hàng. Căn cứ vào hợp đồng đã ký kết, khách hàng có thể nhận hàng tại các kho của công ty tuỳ theo yêu cầu của khách hàng, cũng như sự tiện lợi khi vận chuyển hàng hoá. Công ty thường áp dụng hình thức bán buôn qua kho: dựa vào hợp đồng với khách hàng, công ty lấy hàng từ kho xuất bán cho khách hàng theo đúng hợp đồng. Sau khi khách hàng nhận được hàng, cửa hàng có nhiệm vụ làm thủ tục thanh toán.
1.2. Xuất hàng gửi đại lý:
Công ty có 3 chi nhánh lớn đặt ở Nha Trang, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh hoạt động độc lập như một công ty con, chuyên phân phối các sản phẩm của công ty ở các thành phố đó cũng như các tỉnh lân cận. Việc cung cấp hàng hoá cho các chi nhánh này được công ty thực hiện theo hình thức gửi hàng. Hàng tháng các chi nhánh có nhiệm vụ thông báo số hàng đã bán được cho công ty, dựa vào những báo cáo đó công ty sẽ dừng hay tiếp tục cung cấp các mặt hàng cho chi nhánh, thường thì công ty áp dụng hình thức: bán buôn qua kho bằng cách chuyển hàng.
1.3. Hình thức bán lẻ
Đây là phương thức tiêu thụ áp dụng chủ yếu tại các cửa hàng của công ty. Để đẩy mạnh doanh số bán lẻ công ty áp dụng hình thức Bán lẻ trực tiếp: Là phương thức bán hàng cho khách và trực tiếp thu tiền tại nơi bán hàng (thường là ở các cửa hàng). Nhân viên bán hàng trực tiếp bán hàng hoá cho khách hàng dựa theo bảng giá do công ty quy định. Khách hàng có thể thanh toán bằng tiền mặt, séc , ngân phiếu ... Đối với những khách hàng cần chứng từ thanh toán, nhân viên kế toán tại cửa hàng viết hóa đơn và giao cho khách hàng (liên đỏ) và nộp tiền cho cửa hàng.
Hàng ngày, theo qui định của Công ty tại các cửa hàng lập bảng kê xuất bán đối với từng loại hàng gửi lên phòng Kế toán công ty.
Tuy nhiên hình thức này rất ít khi được áp dụng và phần lớn là công ty dùng hình thức bán buôn và hình thức gửi đại lý.
Kế toán giá vốn hàng bán
Để hạch toán giá vốn hàng bán công ty sử dụng TK 632 ‘Giá vốn hàng bán’ tài khoản này được mở chi tiết theo từng mặt hàng để thuận tiện cho việc quản lý.
Các chứng từ dùng để phản ánh giá vốn hàng bán là: phiếu xuất kho bên cạnh đó còn có các giấy tờ có liên quan khác.
2.1. Phương pháp tính giá vốn tại công ty.
Để tính giá mua hàng xuất bán công ty sử dụng phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập:
Trị giá thực tế hàng nhập trong kỳ
Trị giá thực tế hàng tồn đầu kỳ
+
=
Đơn giá bình quân
Số lượng hàng hoá nhập trong kỳ
Số lượng hàng hoá tồn đầu kỳ
+
Giá thực tế hàng hoá xuất kho
Số lượng hàng hoá xuất kho
Đơn giá bình quân
=
x
Dựa vào số lượng tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ của mặt hàng kế toán có thể tính được giá vốn hàng xuất bán của từng mặt hàng. ở đây em chỉ xin trình bày cách tính giá vốn hàng xuất bán của mặt hàng bơm:
Xem phụ lục 11:
Ta xác định đơn giá bình quân của mặt hàng bơm Hanil PDW131 như sau:
405,991,875
+
750,971,682
686,625
=
1,080
+
605
Giá hàng thực tế xuất kho của mặt hàng Bơm Hanil PDW 131 ở ví dụ 1 là:
686,625 * 2 = 1,373,250
Tương tự đối với các mặt hàng khác
2.2. Trình tự hạch toán giá vốn hàng bán
2.2.1. Bán buôn trực tiếp qua kho:
Ví dụ 1: Ví dụ 1: ngày 6/5/2004 công ty xuất một lô hàng có nội dung như sau: cho chị Bình: (mẫu phiếu xuất kho phụ lục 1)
Stt
Tên nhãn hiệu qui cách phẩm chất vật tư (sản xuất, hàng hoá)
ĐV tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Theo CT
Thực xuất
A
B
D
1
2
1
Máy bơm Sealand KM 100
Chiếc
10
10
948,605
9,486,050
2
Máy bơm Hanil Sealand JEXI 100
Chiếc
2
2
1,279,622
2,559,244
3
Máy bơm Hanil PDW131
Chiếc
2
2
686,625
1,373,250
Tổng cộng
13,418,544
Phụ lục 6, phụ lục 8
Nợ TK 632.2: 13,418,544
Có TK 156.2: 13,418,544
2.2.2. Bán hàng theo phương thức gửi đại lý:
Ví dụ 2: ngày 7/5 năm 2004 công ty xuất một lô hàng gửi đại lý tại Đà Nẵng, ngày 18/5/2004 công ty nhận được giấy báo đại lý đã bán được một lượng hàng với nội dung như sau:
Stt
Tên nhãn hiệu qui cách phẩm chất vật tư (sản xuất, hàng hoá)
ĐV tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Theo CT
Thực xuất
A
B
D
1
Máy bơm Hanil PDW235W
Chiếc
50
10
923,441
9,234,410
2
Máy bơm Sealand JEXI 100
Chiếc
15
5
1,279,622
6,398,100
3
Máy bơm Sealand JI-JET-60
Chiếc
20
7
816,381
5,714,667
Tổng cộng
21,347,177
Phụ lục 6, phụ lục 8
Nợ TK 632.2: 21,347,177
Có TK 157: 21,347,177
2.2.3. Hình thức bán lẻ
Ví dụ: ngày 28/5 cửa hàng 1 có báo cáo bán hàng như sau: (phụ lục 16)
Ghi nhận giá vốn hàng xuất bán (phụ lục 8, phụ lục 6)
Nợ TK 632.2: 11,439,800
Có TK 156.2: 11,439,800
Kế toán doanh thu
3.1. Nội dung tính doanh thu
Doanh thu bán hàng của công ty bao gồm:
Doanh thu từ bán hàng: bán các loại mặt hàng: bình nóng lạnh, hút khói khử mùi, máy bơm, điện lạnh
Doanh thu từ sản xuất: mua linh kiện về lắp ráp các mặt hàng trên.
Các chứng từ cần có để ghi nhận doanh thu là: hoá đơn bán hàng (nội bộ), hoá đơn thuế GTGT, phiếu thu, đối với những khách hàng đã nợ lâu mà không trả công ty lập: giấy đề nghị thanh toán
3.2. Tài khoản kế toán sử dụng:
* TK 511 có các tài khoản cấp 3 sau:
TK 511.1: Doanh thu bán hàng
TK 511.2: Doanh thu sản xuất
TK 511.3: Doanh thu khác
Và TK 131 để phản ánh nợ phải thu của khách hàng:
* Tk 131 có các tài khoản cấp 2 sau:
TK 131.1: Phải thu khách hàng bình nóng lạnh
TK 131.2: Phải thu khách hàng bơm
TK 131.3: Phải thu khách hàng hút khói khử mùi
TK 131.4: Phải thu khách hàng điện lạnh
TK 131.5: Phải thu các chi nhánh
Công ty kinh doanh 4 mặt hàng, để thuận tiện cho việc quản lý, TK 156 cũng được mở chi tiết theo từng mặt hàng
3.3. Trình tự hạch toán
3.3.1. Bán buôn trực tiếp qua kho:
Căn cứ vào hợp đồng kinh tế đã ký kết hoặc đơn đặt hàng kế toán thuế sẽ lập hoá đơn thuế GTGT thành 3 liên (1 liên lưu gốc, liên 2 giao người mua, liên 3 giao cho bộ phận kho làm thủ tục xuất kho và ghi thẻ kho). Người bán hàng khi nhận 1 liên thì nhờ kế toán bán hàng lập 1 hoá đơn bán hàng nội bộ, đồng thời thủ kho cũng lập thẻ kho để từ đó tính toán giá vốn hàng bán, sau khi làm xong kế toán bán hàng mang hoá đơn còn thủ kho mang phiếu xuất kho lên cho kế toán doanh thu để hoạch toán vào máy tính. Khi thu được tiền nhân viên phòng kinh doanh có nhiệm vụ nộp tiền cho thủ quỹ, dựa vào bảng kê nộp tiền kế toán thanh toán lập phiếu thu nội bộ.
Giả sử từ ngày 6/5 công ty không nhập thêm mặt hàng nào.
Ví dụ 1: ngày 6/5/2004 công ty xuất một lô hàng có nội dung như sau: cho chị Bình: (mẫu hoá đơn bán hàng phụ lục 2)
STT
Tên hàng
ĐV tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
1
Máy Bơm Sealand Km100
Chiếc
10
1,320,000
13,200,000
2
Máy bơm sealand JEXI 100
Chiếc
2
1,500,000
3,000,000
3
Máy bơm Hanil PDW 131
Chiếc
2
860,000
1,720,000
Tổng cộng
17,920,000
Dựa vào phiếu xuất kho, kế toán doanh thu ghi: (Phụ lục 1, phụ lục 8, phụ lục 6)
Nợ TK 632.2: 13,418,544
Có TK 156: 13,418,544
Dựa vào hoá đơn bán hàng do kế toán bán hàng lập, kế toán doanh thu ghi: (phụ lục 2, phụ lục 9, phụ lục 6)
Nợ TK 131.2: 17,920,000
Có TK 511.1: 17,920,000
Dựa vào hoá đơn GTGT kế toán thuế ghi (phụ lục 3, phụ lục 9, phụ lục 6):
Nợ TK 131.2: 1,792,000
Có TK 3331: 1,792,000
Dựa vào bản kê nộp tiền (phụ lục 4) kế toán thanh toán lập phiếu thu (phụ lục 5, phụ lục 10, phụ lục 9, phụ lục 6)
Nợ TK 131.2: 19,712,000
Có TK 1111: 19, 712,000
3.3.2. Bán hàng theo phương thức gửi đại lý:
Ví dụ 2: ngày 7/5 năm 2004 công ty xuất một lô hàng gửi đại lý tại Đà Nẵng có nội dung như sau: (mẫu phiếu xuất kho)
Stt
Tên nhãn hiệu qui cách phẩm chất vật tư (sản xuất, hàng hoá)
ĐV tính
Số lượng
đơn giá
Thành tiền
Theo CT
Thực xuất
A
B
D
1
2
1
Máy bơm Hanil PH235W
Chiếc
50
50
923,441
46,172,050
2
Máy bơm Sealand JEXI 100
Chiếc
15
15
1,279,622
19,194,330
3
Máy bơm Sealand JI-JET-60
Chiếc
20
20
815,381
16,307,620
Tổng cộng
81,674,000
Khi gửi hàng đi bán đại lý, kế toán ghi: (Phụ lục 6)
Nợ TK 156: 81,674,000
Có TK 157: 81,674,000
Ngày 18 tháng 5 năm 2004 công ty nhận được giấy báo đại lý đã bán được số hàng trên với số lượng như sau: (mẫu phiếu xuất kho)
Stt
Tên nhãn hiệu qui cách phẩm chất vật tư (sản xuất, hàng hoá)
ĐV tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Theo CT
Thực xuất
A
B
D
1
Máy bơm Hanil PH 235 W
Chiếc
50
10
923,441
9,234,410
2
Máy bơm Sealand JEXI 100
Chiếc
15
5
1,279,622
6,398,100
3
Máy bơm Sealand JI-JET-60
Chiếc
20
7
815,381
5,707,667
Tổng cộng
21,340,177
Khi nhận được tiền công ty thực hiện ghi số như sau:
Ghi nhận doanh thu:
Phản ánh số tiền đã thu về: (Phụ lục 9, Phụ lục 6)
Nợ TK 1111: 31,790,000
Có TK 131.2: 31,790,000
Dựa vào bảng báo giá (Phụ lục 7), kế toán phản ánh doanh thu (Phụ lục 9)
Nợ TK 131.2: 28,900,000
Có TK 511.1: 28,900,000
Phản ánh thuế GTGT: (Phụ lục 9, phụ lục 6)
Nợ TK 131.2: 2,890,000
Có TK 3331: 2,890,000
Phản ánh giá vốn hàng bán: (Phụ lục 8, phụ lục 6)
Nợ TK 632: 21,340,177
Có TK 157: 21,340,177
3.3.3. Hình thức bán lẻ
Ví dụ: ngày 28/5 cửa hàng 1 có báo cáo bán hàng như sau: (Phụ lục 16)
Dựa vào báo cáo bán hàng do người bàn hàng lập, kế toán ghi:
Ghi nhận giá vốn hàng xuất bán (Phụ lục 8, phụ lục 6)
Nợ TK 632.2: 11,439,800
Có TK 156.2: 11,439,800
Ghi nhận doanh thu bán hàng (Phụ lục 9, phụ lục 6)
Nợ TK 1312: 14,660,000
Có TK 5111: 14,660,000
Ghi nhận số thuế GTGT: (Phụ lục 9, phụ lục 6)
Nợ TK 1312: 1,466,000
Có TK 3331: 1,466,000
Khi người bán (nhân viên phòng kinh doanh) thu tiền nộp cho thủ quỹ, kế toán thanh toán dựa vào bảng kê nộp tiền do nhân viên này lập để lập phiếu thu và ghi: (Phụ lục 9, phụ lục 6)
Nợ TK 1111: 16,126,000
Có TK 1312: 16,126,000
Các khoản giảm trừ.
4.1. Giảm giá hàng bán: trong tháng công ty không phát sinh khoản giảm giá hàng bán.
4.2. Hàng bán bị trả lại:
Tiếp ví dụ 1: ngày 7/5/04, khi hàng về kho khách hàng phát hiện ra có một mặt hàng bị hỏng, yêu cầu trả lại, có nội dung như sau:
STT
Tên hàng
ĐV tính
SL
Đơn giá
Thành tiền
1
Máy bơm Sealand KM 100
Chiếc
1
1,200,000
1,200,000
Tổng cộng
1,200,000
Thuế GTGT: 10%
120,000
Tổng thành tiền:
1,320,000
Doanh nghiệp đồng ý cho trả lại. Khi nhận được phiếu nhập kho doanh nghiệp hạch toán như sau:
Phản ánh hàng bán bị trả lại nhập kho: (Phụ lục 8, phụ lục 6, phụ lục 17)
Nợ TK 156.2: 948,605
Có TK 632.2: 948,605
Ghi giảm doanh thu của số hàng bị trả lại
Phản ánh doanh thu hàng bị trả lại: (Phụ lục 9, phụ lục 6)
Nợ TK 531: 1,200,000
Có TK 131.2: 1,200,000
Thuế GTGT của số hàng bị trả lại: (Phụ lục 9, phụ lục 6)
Nợ TK 3331: 120,000
Có TK 131.2: 120,000
4.3. Chiết khấu thương mại
Chiết khấu thương mại là số tiền mà doanh nghiệp đã giảm trừ hoặc đã thanh toán cho người mua hàng do mua hàng hoá, dịch vụ với khối lượng lớn theo thoả thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trong hợp đồng kinh tế mua bán hoặc trong các cam kết mua, bán hàng.
Công ty thực hiện tính chiết khấu bán hàng vào cuối tháng. Kế toán dựa vào những số liệu theo bảng báo giá cho từng giai đoạn để thực hiện chiết khấu bán hàng.
Dựa vào bảng tính chiết khấu (phụ lục 7) cuối tháng doanh nghiệp hạch toán như sau: (phụ lục 12)
Phản ánh chiết khấu cho từng khách hàng:
Nợ TK 521: 434,252,500
Có TK 131: 434,252,500
-Có TK 131.1: 78,543,200
-Có TK 131.2: 305,979,000
-Có TK 131.3: 49,563,200
-Có TK 131.4: 160,100
Số thuế GTGT phải nộp:
Nợ TK 3331: 43,425,250
Có TK 131: 43,425,250
Chương III.
Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán hàng tại công ty sản xuất và thương mại châu á
Nhận xét chung về bộ máy kế toán bán hàng tại công ty Sản xuất và Thương mại Châu á
Qua việc tìm hiểu thực tế công tác tổ chức kế toán tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Sản xuất và Thương mại Châu á tôi có một số nhận xét như sau:
Ưu điểm
Cùng với sự phát triển của đất nước trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu giữ vững thị trường và tăng trưởng nhanh là trách nhiệm và mong muốn của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty. Chính vì vậy công ty Sản xuất và Thương mại Châu á đã không ngừng tìm tòi, hoàn thiện và nâng cao để đáp ứng nhu cầu kinh doanh ngày một đa dạng của công ty.
Qua thực tế cho thấy, công tác kế toán nói chung và kế toán bán hàng nói riêng ở công ty đã đảm bảo được đúng yêu cầu thống nhất phạm vi tính toán chỉ tiêu kinh tế giữa kế toán và các bộ phận có liên quan cũng như nội dung của công tác kế toán, đồng thời đảm bảo cho số liệu kế toán phản ánh một cách chính xác, trung thực, hợp lý, rõ ràng, dễ hiểu tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý kinh doanh ở công ty.
Với một mạng lưới kinh doanh là khu vực nội, ngoại thành Hà Nội và một số tỉnh lân cận công ty áp dụng hình thức kế toán vừa tập trung, vừa phân tán là rất hợp lý. Việc bố trí tại các cửa hàng một kế toán để ghi chép và theo dõi việc tiêu thụ hàng hóa diễn ra hàng ngày đã kịp thời phản ánh được các thông tin cần thiết cho các nhà quản lý, giúp cho lãnh đạo công ty có quyết định chính xác, kịp thời khi có những vấn đề khó khăn trong kinh doanh xảy ra, tránh được tình trạng tiêu cực trong quản lý.
Công ty luôn chấp hành đầy đủ các chính sách và chế độ tài chính kế toán của Nhà nước. Tổ chức mở các sổ kế toán hợp lý, phản ánh giám đốc tình hình tiêu thụ hàng hóa đầy đủ chính xác. Để phục vụ công tác quản lý kinh tế kế toán công ty đã trang bị một hệ thống máy vi tính hiện đại công tác kế toán được thực hiện trên máy với một phần mềm thống nhất được hệ thống hoá cao, giúp cho việc cập nhật vào sổ sách kế toán đơn giản, gọn nhẹ. Với việc áp dụng kế toán máy đã giúp được cho công tác quản lý dữ liệu được đảm bảo an toàn nhằm giảm bớt được khối lượng công việc phải ghi chép bằng tay cho kế toán viên.
Công ty áp dụng hình thức kế toán nhật ký chung rất phù hợp đối với một Công ty sản xuất và kinh doanh thương mại, khả năng của đội ngũ chuyên môn được khai thác triệt để giảm nhẹ khối lượng công việc ghi sổ kế toán, các nhân viên trong phòng kết toán được bố trí công tác phù hợp với trình độ và khả năng.
Hiện nay, việc tích cực giảm thiểu công nợ khách hàng đang được lãnh đạo công ty đặt lên mục tiêu hàng đầu trong công tác quản lý kinh doanh, do vậy các chỉ tiêu: doanh thu thu tiền ngay, doanh thu trả chậm, công nợ của các khách hàng luôn luôn là yêu cầu báo cáo hàng ngày mà kế toán doanh thu phải lập, vấn đề này chương trình kế toán máy đã được lập trình hoàn thảo phục vụ cho việc lập báo cáo lên phòng giám đốc vào các buổi sáng trong tuần. Điều này làm tăng tiến độ báo cáo cũng như tính chính xác của báo cáo, phục vụ được các bài toán phân tích kinh tế nhiều chiều: phân tích công nợ/doanh thu, phân tích tiến độ thanh toán thực tế so với định mức: thời hạn nợ - số dư nợ bình quân.
Nói tóm lại, công tác kế toán của công ty phản ánh khá đầy đủ chặt chẽ có hệ thống quá trình tiêu thụ hàng hóa góp phần to lớn cho việc ra các quyết định xử lý của các cấp lãnh đạo. Đặc biệt có thể khẳng định việc áp dụng mạng vi tính đã đem lại hiệu quả cao trong công tác kế toán.
Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm nêu trên, công tác kế toán tiêu thụ hàng hóa ở công ty còn một số hạn chế vẫn tồn tại.
Nhược điểm
Về công nợ phải thu của khách hàng: hiện nay TK 131 của Công ty được chia ra thành TK 1311: Phải thu của khách hàng bình nóng lạnh, TK 1312: Phải thu của khách hàng máy bơm, TK 1313: Phải thu của khách hàng hút khói khử mùi, TK 1314: Phải thu của khách hàng điện lạnh, TK 1315: Phải thu của chi nhánh. Năm tài khoản này đều được mở theo dõi chi tiết theo từng khách hàng và cửa hàng theo bộ mã khách thống nhất trên toàn công ty, thông qua bảng kê chi tiết công nợ, TK 1311, 1312, 1313, 1314, 1315 đã chi tiết theo đúng mã của từng khách hàng, tuy nhiên lại không lại sổ lại chỉ nói về tổng số tiền mà từng khách hàng phải trả mà không nói đến thời hạn thanh toán đối với từng khách hàng, cũng như số tiền mà họ đã thanh toán vào các lần mua trước, họ còn bao nhiêu ngày thì đến hạn trả nợ để công ty kịp thời có biện pháp sử lý.
Về chiết khấu thương mại: Hiện nay, để khuyến khích khách hàng mua hàng, Công ty đã có chế độ giảm giá đối với khách hàng mua hàng với khối lượng lớn theo từng loại phần trăm khác nhau. Chính sách này rất hay, nhưng viẹc chia phần trăm theo từng đoạn (phụ lục 7) đã làm cho khách hàng có cảm rách không rõ là khi nào thì mình được tính chiết khấu 6% khi nào thì được 7% đồng thời gây kho khắn cho công tác kế toán
Các loại sổ kế toán: Sổ kế toán của công ty ngoài những quyền sổ dùng cho chuyên môn: như sổ công nợ, sổ sản phẩm, sổ nhật ký chung, sổ vật tư - hàng hoá, thì các quyển sổ khác được dùng với 1 tên chung duy nhất là sổ tổng hợp, mặt dù có kết cấu khác nhau. Tôi thấy việc đặt tên chung như thế này sẽ rất khó trong việc quản lý. Vì khi muốn xem một quyển nào đó thì phải mô tả qua chứ không thể nói mỗi tên không của quyển sổ.
Về các phương thức bán hàng: Hiện nay các phương thức bán hàng của công ty vẫn còn quá đơn điệu chỉ có: bán buôn, bán lẻ, bán qua đại lý. Công ty nên mở rộng thêm các phương thức bán hàng để phù hợp với xu hướng phát triển đồng thời mở rộng thị phần của doanh nghiệp. Thu hút bạn hàng mới nắm bắt được nhu cầu của khách hàng
Những đề xuất và biện pháp nhằm mở rộng phương thức bán hàng và hoàn thiện công tác kế toán bán hàng tại Công ty
TK 131: Phải thu của khách hàng
Sau khi tìm hiểu về quy trình hạch toán của công ty, tôi xin kiến nghị công ty Sản xuất và Thương mại Châu á xây dựng lại mô hình theo dõi công nợ khách hàng nên thêm một số thông tin như: đã trả; còn nợ; thời hạn thanh toán, như vậy công ty vừa có thể theo dõi tổng thể tiến độ bán hàng, tiến độ thanh toán nợ tại của các khách hàng. Hơn nữa, với phương án này, Phòng Kế toán có thể lập tức tổng hợp được công nợ của một khách hàng mua hàng và nợ tại đồng thời nắm bắt được tình hình công nợ của các chi nhánh để kịp thời có biện pháp xử lý.
Ví dụ:
Sổ chi tiết công nợ theo người quản lý
Đối tượng:
Người quản lý:
Tên khách hàng:
Số chứng từ
Ngày
Diễn giải
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Đối với sổ có hình dạng như trên cho ta biết số lượng, loại hàng, đơn giá, và tổng số tiền mà doanh nghiệp thu được từ ngày mua, nhưng lại không biết chi nhánh này đặt ở đâu? Họ đã thanh toán bao nhiêu, còn nợ bao nhiêu? thời hạn thanh toán còn bao lâu? em nghĩ quyển sổ này cần thêm một số thông tin:
Sổ chi tiết công nợ theo người quản lý
Người quản lý:
Tên khách hàng:
Số chứng từ
Ngày nhập
Diễn giải
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Đã trả
Còn nợ
Thời hạn thanh toán
Như vậy phòng kế toán sẽ nắm được rõ ràng hơn, khi có yêu cầu từ giám đốc về khách hàng nào thì ta có thể tìm được ngay là họ còn nợ bao nhiêu, đã thanh toán bao nhiêu, khi nào thì họ hết hạn.
Về vấn đề chiết khấu
Theo tôi về vấn đề chiết khấu thương mại nên tính theo 1 loại % nhất định tương ứng với một khoảng khối lượng nào đó cụ thể là:
Loại chiết khấu
Số lượng
Cách tính
A
Trên 50 chiếc
10%
B
Từ 25 - 50 chiếc
7%
C
Từ 10 - 24 chiếc
4%
D
Dưới 10 chiếc
0%
Như vậy sẽ dễ hiểu hơn cho khách hàng cũng như cho người quản lý.
Tên sổ kế toán:
Theo tôi nên đặt cho mỗi quyển sổ 1 tên riêng gắn liền với nội dung của sổ như vậy mỗi khi cần quyển sổ có nội dung như thế nào chỉ cần nói tên và yêu cầu kế toán in ngay cho, như vậy sẽ tiết kiệm được thời gian cho tất cả và việc quản lý sổ sách sẽ dễ dàng hơn.
Ví dụ:
Hiện nay để theo dõi từng loại tài khoản công ty sử dụng sổ chi tiết công nợ với 2 cách lập bảng như sau:
Sổ chi tiết công nợ theo tài khoản
(Dạng rút gọn)
STT SCTG
Chứng từ gốc
Diễn giải
Đối ứng
Phát sinh
Mã hiệu
Ngày
Số
TK
KH
Nợ
Có
Và
Sổ chi tiết công nợ theo tài khoản
(Dạng đầy đủ)
STT SCTG
Chứng từ gốc
Diễn giải
Tên VT
HH
TK ĐƯ
Phải thu hoặc đã trả
Phải trả hoặc đã thu
VTHH
MH
Ngày
Số
Mã
SL
Đơn giá
Ta nên đổi thành:
Sổ tổng hợp công nợ theo tài khoản
STT SCTG
Chứng từ gốc
Diễn giải
Đối ứng
Phát sinh
Thời hạn thanh toán
Mã hiệu
Ngày
Số
TK
KH
Nợ
Có
Và
Sổ chi tiết công nợ theo tài khoản
STT SCTG
Chứng từ gốc
Diễn giải
Tên VT
HH
TK ĐƯ
Phải thu hoặc đã trả
Phải trả hoặc đã thu
VTHH
Thời hạn thanh toán
MH
Ngày
Số
Mã
SL
Đơn giá
Về các phương thức bán hàng
Công ty nên mở rộng thêm các phương thức bán hàng như:
Bán hàng từ xa: là hình thức bán hàng qua các phương tiện thông tin, nó phát triển trên cơ sở sự kết hợp giữa kỹ thuật thông tin và hệ thống các phương pháp quản lý hiện đại, nó tiện lợi và dễ dàng đối với việc bán hàng, việc quản lý nợ nần, kiểm tra hàng tồn kho, giao hàng cho khách hàng và thực hiện dịch vụ sau khi bán. Bán hàng từ xa có các chức năng sau:
Bổ xung bán hàng trực tiếp
Hộ trợ các hình thức bán hàng khác
Góp phần làm tăng hiệu quả công việc của đại diện thương mại hay người bán hàng.
Cập nhật thông tin một cách nhanh chóng
Thay thế nghiệp vụ chào hàng trực tiếp
Thực hiện các dịch vụ sau khi bán
Ngày nay, hệ thống internet ngày càng phát triển lớn mạnh ở Việt Nam và trên thế giới việc áp dụng phương pháp này sẽ rất hợp lý, nó giúp doanh nghiệp giới thiệu các mặt hàng của doanh nghiệp đến các bạn hàng, về cả kiểu dáng, kích cỡ, trủng loại, giúp bạn hàng lựa chọn được các mặt hàng phù hợp mẫu mã đẹp lại tiết kiệm chi phí.
Bán hàng thông qua triển lãm: sức ép cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải tham gia vào các cuộc triển lãm thương mại, tuy nhiên, người ta còn tìm thấy các lý do và lợi ích khác khiến các doanh nghiệp tham gia triểm lãm thương mại như: các lý do về mặt quản trị, tính hiệu quả của chi phí, cơ hội để tiếp xúc với khách hàng và các nhà phân phối tiềm năng mới; cơ hội để tiếp xúc với những người có quyền ra quyết định, trưng bày hàng hoá.
Việc hoàn thiện quá trình hạch toán nghiệp vụ bán hàng ngoài hiệu quả mang lại đối với nghiệp vụ bán hàng nó còn góp phần nâng cao công tác tổ chức kế toán nói riêng và công tác tổ chức sản xuất kinh doanh nói chung của toàn Công ty . Đối với các cấp quản lý việc hoàn thiện quá trình hạch toán nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá tạo cho họ những số liệu thống kê chính xác , phản ánh đúng tình hình tiêu thụ nói chung của Công ty và tình hình tiêu thụ của từng hình thức bán hàng, tạo ra sự thuận lợi trong kiểm tra kiểm soát và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị .
Kết luận
Là một doanh nghiệp từ nhân mới thành lập cách đây không lâu, nhưng trong những năm qua cùng với sự thay đổi sâu sắc của cơ chế thị trường, công ty đã không ngừng đổi mới hoàn thiện mình để bắt nhịp với sự biến động của nền kinh tế, dần dần từng bước làm ăn có hiệu quả khẳng định được vị trí của mình trên thị trường cũng như giữ vững chữ tín đối với khách hàng.
Góp phần vào sự thành công đó phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của bộ phận kế toán của công ty. Hơn bao giờ hết, trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trường thì bán hàng vừa là phương tiện để doanh nghiệp đạt được mục đích kinh doanh vừa là điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Do đó việc hoàn tiện công tác kế toán bán hàng là hết sức cần thiết. Nó giúp cho kế toán phát huy hết vai trò của mình trong việc phản ánh giám sát một cách chặt chẽ toàn diện về tài sản, tiền vốn của doanh nghiệp ở các khâu của quá trình bán hàng nhằm cung cấp thông tin chính xác kịp thời cho việc giải quyết chỉ đạo kinh doanh của ban lãnh đạo.
Trên cơ sở kết hợp giữa lý luận với thực tế công tác kế toán bán hàng tại công ty, được sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của thầy giáo: Mai Ngọc Miên và cán bộ kế toán của công ty, em đã toàn thành bài luận văn về “Kế toán bán hàng theo các phương thức bán hàng phù hợp với cơ chế thị trường tại Công ty Sản xuất và Thương mại Châu á”. Do trình độ chuyên môn và thời gian tìm hiểu thực tế còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được những đóng góp của các thầy cô giáo, cán bộ kế toán của công ty để bài này được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cám ơn các thầy cô giáo những người đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu trong những học qua, các cô, các chị công tác tại công ty Sản xuất và Thương mại Châu á đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong thời gian em thực tập tại công ty và đặc biệt là thầy giáo: Ths. Mai Ngọc Miên người đã giúp em hoàn thành bài viết này.
Một lần nữa em xin chân thành cám ơn!
Hà nội, ngày 06 tháng 09 năm 2004
Sinh viên:
Đặng Thị Thanh Huyền
Sơ đồ 1:
Kế toán giá vốn hàng bán
(Theo phương pháp kê khai thường xuyên)
TK 632
TK 156
TK 156
Xuất hàng hoá bán trực tiếp
TK 157
TK 911
Hàng gửi bán được xác định đã bán
Xuất hàng hoá gửi bán
Cuối kỳ kết chuyển
111,112,131
để xác định kết quả kinh doanh
Hàng mua gửi bán ngay
TK 1331
Thuế GTGT
Hàng mua bán ngay không qua kho (tính thuế GTGT theo PPKT)
Hàng bán bị trả lại
Hàng mua bán ngay không qua kho (tính thuế GTGT theo PPTT)
Sơ đồ 2:
Kế toán giá vốn hàng bán
(Theo phương pháp kê kiểm kê định kỳ)
Tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
TK 911
TK 632
TK 611
TK 156,157
K/c giá vốn hàng bán
Trị giá hàng xuất bán
K/c hàng tồn kho đầu kỳ
TK 611
Hàng bán
bị trả lại
Kết chuyển hàng tồn cuối kỳ
Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
Kết chuyển hàng tồn cuối kỳ
TK 911
TK 632
TK 611
TK 156,157
K/c giá vốn hàng bán
Trị giá hàng xuất bán
111,112,131
Trị giá hàng mua trong kỳ
TK 611
Hàng bán
bị trả lại
TK 1331
Thuế GTGT
Sơ đồ 3:
Kế toán doanh thu bán hàng
a. Theo phương thức bán trực tiếp - đại lý
333
111,112,131
511
Thuế XK, TTĐB thuế GTGT theo
Doanh thu bán hàng
(thuế GTGT theo PPTT)
PP trực tiếp phải nộp NSNN
Doanh thu bán hàng
(Thuế GTGT theo PPKT)
911
3331
Cuối kỳ, k/c xác định kết quả kinh doanh
Thuế VAT đầu ra phải nộp
B. Theo phương thức trả góp - tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
511
111,112
3331
3387
515
131
Giá bán trả một lần
Số tiền khách hàng mua nợ
Từng kỳ tính lãi
Lãi trả chậm
Số tiền thu ngay
Thuế VAT
C. Theo phương pháp trả góp - tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
511
Giá bán trả một lần
111,112
Số tiền thu ngay
131
Số tiền khách hàng mua nợ
Lãi trả chậm
515
3387
Từng kỳ tính lãi
Sơ đồ 4
Kế toán Hàng bán bị trả lại
(Chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ)
511
531
111,112,131
Cuối kỳ kết chuyển doanh thu của hàng bán bị trả lại
Doanh thu hàng hoá bị trả lại không thuế giá trị gia tăng
Tổng giá thành của hàng hoá bị trả lại
33311
Thuế GTGT của hàng bán bị trả lại
(Chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp)
511
531
111,112,131
Cuối kỳ kết chuyển doanh thu của hàng bán bị trả lại
Khi phát sinh doanh thu hàng bán bị trả lại
Chú ý: Đơn vị áp dụng phương pháp trực tiếp, cuối kỳ khi xác định số thuế GTGT phải nộp phải loại số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán phát sinh trong kỳ.
Sơ đồ 5
Kế toán giảm giá hàng bán
(Chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ)
532
511
111,112,131
Doanh thu giảm
Giảm giá hàng bán đã thanh toán hoặc chấp
Cuối kỳ kết chuyển doanh thu của hàng giảm giá
giá không thuế giá trị gia tăng
nhận thanh toán cho người mua
(Tổng giá thanh toán)
33311
Thuế GTGT đầu ra của hàng giảm giá
(Chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp)
511
532
111,112,131
Giảm giá hàng bán đã thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán cho
Cuối kỳ kết chuyển doanh thu của hàng giảm giá
người mua (tổng giá thanh toán)
Sơ đồ 6
Kế toán chiết khấu thương mại
511
521
111,112,131
CKTM hàng bán cả thuế GTGT
Cuối kỳ k/c
Tính thuế GTGT theo PPTT
CKTM hàng bán giá không thuế
(Tính thuế theo PPKT)
Giảm thuế GTGT tương ứng
3331
Sơ đồ 7
Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán tiêu thụ
tại công ty SX và TM châu á
Hoá đơn GTGT, phiếu xuất kho, phiếu thu, bảng kê bản lẻ hàng hoá, dịch vụ, và các loại chứng từ có liên quan
Sổ quỹ
Máy vi tính
Nhật ký doanh thu, nhật ký thanh toán...
Sổ chi tiết danh mục từng khách hàng
Sổ Nhật ký chung
Các loại báo cáo
Sổ tổng hợp theo yêu cầu quản lý
Bảng cân đối tài khoản
Báo cáo tài chính
Vào hàng ngày
Ghi vào cuối tháng
Đối chiếu kiểm tra
Phụ lục 1:
Mẫu số: 02_VT
Theo QĐ1441-TC/QĐ /CĐKT
Ngày 1 tháng 11 năm 1995 của BTC
Đơn vị: công ty SX và TM Châu á
Phiếu xuất kho
Địa chỉ: 15A-Cát Linh
Ngày 6 tháng 5 năm 2004
Nợ: 632 Số: 1542
Có: 156
Họ tên người nhận hàng: .......chị Bình.......... Địa chỉ: Bán hàng
Lý do xuất kho: Xuất gửi bán
Xuất tại kho: Yên Viên
Stt
Tên nhãn hiệu qui cách phẩm chất vật tư (sản xuất, hàng hoá)
Mã số
ĐV tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Theo CT
Thực xuất
A
B
C
D
1
2
1
Máy bơm Sealand KM 100
Chiếc
10
10
948605
9486050
2
Máy bơm Sealand JEXI 100
Chiếc
2
2
1160377
2320754
3
Máy bơm Hanil PDW131
Chiếc
2
2
686625
1373250
Cộng
13180054
Cộng thành tiền (viết bằng chữ): mười ba triệu một trăm tám mươi nghìn không trăm lăm mươi tư đồng
Xuất, ngày 6 tháng 5 năm 2004
Thủ trưởng
Đơn Vị
Phụ trách
bộ phận sử dụng
Phụ trách cung tiêu
Người nhận hàng
Thủ kho
(ký,họ tên, đóng dấu)
(ký,họ tên)
(ký,họ tên)
(ký,họ tên)
(ký,họ tên)
Phụ lục 2:
Công ty sx và tm Châu á
Địa chỉ: 15A1-Cát Linh- Đống Đa- Hà Nội
Tel: (04) 7339979 Fax: (04) 7330817
Hoá đơn bán hàng Số: 540
Hà Nội ngày 6 tháng 5 năm 2004
Họ tên người mua hàng: Chị Bình
Địa chỉ: Hàng Thiếc
STT
Tên hàng
ĐV tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
1
Máy Bơm Sealand Km100
Chiếc
10
1320000
13200000
2
Máy bơm Sealand JEXI 100
Chiếc
2
1500000
3000000
3
Máy bơm Hanil PDW 131
Chiếc
2
860000
1720000
Cộng
3680000
17920000
Thành tiền (viết bằng chữ): mười tám triệu một trăm hai mươi nghìn đồng
Người mua Vận chuyển Thủ kho Người bán
(ký, họ tên) (Ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên)
Phụ lục 3:
Hoá đơn
Giá trị giá tăng
Mẫu số: 01 GTKT-3LL
LK/2003B
Liên 2: Giao khác hàng
Ngày 6 tháng 5 năm 2004
Đơn vị bán hàng: Công ty Sản xuất và Thương mại Châu á
Địa chỉ: 15 A1 - Cát Linh - Hà nội
Số tài khoản:
Điện thoại: MS:
Họ tên người mua hàng: Chị Bình
Tên đơn vị:
Địa chỉ: Hàng Thiếc
Số tài khoản:
Hình thức thanh toán: MS:
Stt
Tên hàng hoá, dịch vụ
ĐV tính
Số lượng
đơn giá
Thành tiền
A
B
C
1
2
1
Máy bơm Sealand KM 100
Chiếc
10
1320000
13200000
2
Máy bơm Sealand JEXI 100
Chiếc
2
1500000
3000000
3
Máy bơm Hanil PDW131
Chiếc
2
860000
1720000
Cộng tiền hàng:
17920000
Thuế suất GTGT: 10%. Tiền thuế GTGT:
1792000
Tổng cộng tiền thanh toán:
19712000
Số tiền viết bằng chữ: mười chín triệu chín trăm ba mươi hai nghìn đồng
Người mua hàng
(ký, ghi rõ họ tên)
Người bán hàng
(Ký, ghi rõ họ tên)
Thủ trưởng đơn vị
(ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
(cần kiểm tra đối chiếu khi lập, giao nhận hoá đơn)
Phụ lục 4:
Bảng kê nộp tiền
Ngày 6 tháng 5 năm 2004
Tên người nộp tiền: Việt Anh (PKD)
Stt
Nội dung
Số tiền
1
Máy bơm Sealand KM100
14520000
2
Máy bơm Sealand JEXI 100
3300000
3
Máy bơm PDW 131
1892000
Cộng
19712000
Lý do nộp tiền: thu tiền bán hàng
Người nộp tiền
Thủ quỹ
(ký tên, ghi rõ họ tên)
(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
Phụ lục 5:
Mã số 01 – TT
QĐ số 1141 – TC/QĐ/CĐKT
Ngày 1 tháng 12 năm 1995 của BTC
Đơn vị: công ty SX & TM Châu á
Địa chỉ: 11 Bích Câu
Fax: (04) 7330817
Phiếu thu nội bộ Số 91/NB/6
Họ tên người nộp tiền: Nguyễn Việt Anh
Địa chỉ: Phòng kinh doanh
Stt
Nội dung
TK Nợ
TK Có
Số tiền
1
Thu tiền bán hàng (Ngọc Anh)
1111
1312
19712000
Tổng tiền
19712000
Số tiền viết bằng chữ: mười ba triệu sáu trăm linh lăm nghìn đồng
Chứng từ kèm theo: chứng từ gốc:
Ngày 6 tháng 5 năm 2004
Giám đốc công ty
Kế toán trưởng
Người lập phiếu
Người nhận
Thủ quỹ
(Ký, họ tên, đóng dấu)
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
Phụ lục 6:
Sổ nhật ký chung.
Kỳ phát sinh: tháng 5 năm 2004
SHCT
NT
Diễn giải
Nợ TK
Có TK
Số tiền
Chuyển sang
1/5
Giá vốn hàng bơm xuất bán
632.2
156.2
15792375
1/5
Phải thu của khách hàng bơm
131.2
511.1
17480000
...
6/5
Giá vốn hàng bơm xuất bán
632.2
156.2
13418544
6/5
Phải thu của khách hàng bơm
131.2
511.1
17920000
6/5
Thuế GTGT phải nộp
131.2
333.1
1792000
6/5
Khách hàng trả nợ bằng tiền mặt
111.1
131.2
19712000
...
7/5
Xuất kho hàng bơm gửi bán, giá xuất kho
157
156.2
81674000
7/5
Giảm giá vốn hàng bàn bị trả lại
156.2
632.2
948605
7/5
Hàng bán bị trả lại
531
131.2
1200000
7/5
Giảm thuế GTGT
333.1
131.2
120000
...
18/5
Giá vốn hàng gửi bán đã XĐ tiêu thụ
632.2
157
21340177
18/5
Phải thu của khách hàng bơm
131.2
511.1
28900000
18/5
Thuế GTGT phải nộp
131.2
333.1
2890000
18/5
Khách hàng trả tiền mua bơm
111.1
131.2
31790000
...
28/5
Giá vốn hàng bán cửa hàng 1
632.2
156.2
11439800
28/5
Phải thu của cửa hàng 1
131.2
511.1
14660000
28/5
Thuế GTGT phải nộp cửa hàng 1
131.2
333.1
1,466,000
28/5
Tiền hàng thu được từ cửa hàng 1
111.1
131.2
16,126,000
...
31/5
Chiết khấu của khách hàng Bình
521
131.1
78.543.200
31/5
Chiết khấu của khách hàng Bơm
521
131.2
305.979.000
31/5
Chiết khấu của khách hàng KM
521
131.3
49.563.200
31/5
Chiết khấu của khách hàng điện
521
131.4
160.100
31/5
Thuế tính trên chiết khấu
333.1
131
43.425.250
Cộng chuyển
Kế toán trưởng
Phụ lục 7
Bảng báo giá mặt hàng máy bơm
Công ty sản xuất và thương mại châu á xin thông báo với quý khách hàng bảng giá mới nhất của mặt hàng máy bơm đang bán ở công ty. Bảng giá này được áp dụng từ 1/5 đến 31/5 năm 2004
Stt
Tên hàng
Đơn giá
A
Loại Hanil
1
Máy bơm Hanil PDW 131
860,000
2
Máy bơm Hanil PDW 132
750,000
3
Máy bơm Hanil PH 235 W
1,300,000
4
Máy bơm Hanil PDC 265
1,400,000
B
Loại Sealand
1
Máy bơm Sealand CN 40 - 40
4,200,000
2
Máy bơm Sealand KM 100
1,200,000
3
Máy bơm Sealand JEXI 100
1,500,000
4
Máy bơm Sealand JI-JET-60
1,200,000
5
Máy bơm Sealand JB - 150
2,000,000
6
Máy bơm Sealand JB 200
2,500,000
7
Máy bơm Sealand JAP 150
2,300,000
Công ty chúng tôi tính chiết khấu như sau:
Loại chiết khấu
Số lượng
Cách tính
A
50 trở lên
8-10%
B
25-50
6-7%
C
10-24
2-5%
D
Dưới 10
Nguyên giá
Phụ lục 8
Sổ tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh
TK 632.2 - Giá vốn hàng bán
Kỳ phát sinh: tháng 5 năm 2004
Ng ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
TK ĐƯ
Số tiền phát sinh
Số
Ngày
Nợ
Có
1
1/5
Giá vốn hàng bơm xuất bán
1562
15,792,375
...
15
6/5
Giá vốn hàng bơm xuất bán
1562
13,418,544
...
25
7/5
Giảm giá vốn hàng bán bị trả lại
1562
948,605
...
38
18/5
Giá vốn hàng gửi bán đã xác định tiêu thụ
157
21,347,177
...
48
28/5
Giá vốn hàng bán của cửa hàng 1
1562
11,439,800
...
Người lập biểu Kế toán Trưởng Giám đốc
Phụ lục 9
Sổ công nợ phải thu của khách hàng
TK 131.2 - Phải thu của khách hàng bơm
Kỳ phát sinh: tháng 5 năm 2004
Chứng từ
Diễn giải
TK ĐƯ
Số tiền phát sinh
Số
Ng
Nợ
Có
1
1/5
Phải thu của khách hàng bơm
5111
17480000
...
15a
6/5
Phải thu của khách hàng bơm
5111
17920000
6/5
Thuế GTGT phải nộp
3331
1792000
15b
6/5
Khách hàng trả nợ bằng tiền Việt Nam
1111
19712000
...
20
7/5
Hàng bán bị trả lại
531
1200000
7/5
Giảm thuế GTGT
3331
120000
...
26a
18/5
Phải thu của khách hàng bơm
5111
28900000
18/5
Thuế GTGT phải nộp
3331
2890000
26b
18/5
Khách hàng trả nợ bằng tiền Việt Nam
1111
31790000
...
38a
28/5
Phải thu của khách hàng bơm
5111
14660000
28/5
Thuế GTGT phải nộp
3331
1466000
38b
28/5
Khách hàng trả tiền hàng
1111
16126000
...
Người lập biểu Kế toán Trưởng Giám đốc
Phụ lục 10
Sổ tổng hợp
TK 157 - gửi hàng đi bán
Kỳ phát sinh: tháng 5 năm 2004
Chứng từ
Diễn giải
TK ĐƯ
Số tiền phát sinh
Số
Ng
Nợ
Có
...
28
7/5
Xuất kho bơm gửi đi bán, giá xuất kho
1562
81674000
..
39
18/5
Giá vốn hàng bán đã xác định tiêu thụ
632
44206378
...
Người lập biểu Kế toán Trưởng Giám đốc
Phụ lục 13:
Sổ tổng hơp tài khoản
511 - Doanh thu bán hàng
Kỳ phát sinh tháng 5 năm 2004
Stt
Tài khoản đối ứng
Số phát sinh trong kỳ
Mã
Tên
Nợ
Có
1
1311
Phải thu của khách hàng bình nóng lạnh
1,689,898,000
2
1312
Phải thu của khách hàng máy bơm
2,507,714,400
3
1313
Phải thu của khách hàng hút khói, khử mùi
426,630,000
4
1314
Phải thu khách hàng điện lạnh
6,900,000
5
1315
Phải thu các chi nhánh
154,060,000
6
521
Chiết khấu thương mại
43,425,250
7
531
Hàng bán bị trả lại
72,029,000
8
911
Xác định kết quả kinh doanh
4,663,748,150
Tổng
4,785,202,400
4,785,202,400
Số dư đầu kỳ Nợ: 0 VND
Số dư cuối kỳ Nợ: 0 VND
Ngày 31 tháng 5 năm 2004
Người lập biểu giám đốc
Phụ lục 12:
Bảng tổng hợp chiết khấu theo người quản lý.
Tháng 5 năm 2004
Stt
Chỉ tiêu
Các khoản thưởng và CK
131.1
Phải thu khách hàng bình nóng lạnh
78.543.200
1
Anh Hạnh (PKD)
12.451
2
Chị Hương (PKD)
7.125
...
...
131.2
Phải thu khách hàng máy bơm
305.979.000
1
Anh Việt Anh
10.250
2
Chị Nga
11.235
..
...
131.3
Phải thu của khách hàng hút khói khử mùi
49.563.200
1
Anh Thọ (PKD)
10.264
2
Chị Liên (PKD)
2.652
..
...
131.4
Phải thu của khách hàng điện lạnh
167.100
1
Chị Phương
50
2
Anh Đức
10
..
...
131.5
Phải thu các chi nhánh
1
Phòng kế toán
Tổng cộng
434,252,500
Ngày 31 tháng 5 năm 2004
Người lập biểu Kế toán Trưởng Giám đốc
Phụ lục 14:
Sổ tổng hơp tài khoản
131 - Phải thu của khách hàng
Kỳ phát sinh tháng 5 năm 2004
Stt
Tài khoản đối ứng
Số phát sinh trong kỳ
Mã
Tên
Nợ
Có
1
1111
Tiền Việt Nam
2,967,619,500
2
1311
Phải thu của khách hàng bình nóng lạnh
1,650,000
1,650,000
3
1312
Phải thu của khách hàng máy bơm
1,150,000
1,150,000
4
156
Hàng hoá
5
3312
Thanh toán cho nhà cung cấp nước
85,100,000
6
3318
Thanh toán tiền hỗ trợ quản cáo
8,588,000
7
5111
Doanh thu bán hàng
4,340,953,300
8
5112
Doanh thu sản xuất
444,249,100
9
521
Chiết khấu bán hàng
434,252,500
10
531
Hàng bán bị trả lại
72,029,000
11
641
Chi phí vận chuyển hàng hoá
5,000,000
12
642
Chi phí quản lý công ty.
4,800,000
13
515
Thu nhập khác
7,107,600
14
635
Chi phí khác
3,000
Tổng
4,795,110,000
3,580,192,000
Số dư đầu kỳ Nợ: 7,617,128,320 VND
Số dư cuối kỳ Nợ: 8,837,046,320 VND
Ngày 31 tháng 5 năm 2004
Người lập biểu giám đốc
Phụ lục 15
Tổng hợp số dư công nợ theo người quản lý
Stt
Chỉ tiêu
Dư nợ Đkỳ
Dư Nợ Ckỳ
1311
Phải thu của khách hàng bình nóng lạnh
3,800,192
4,028,075
1.
Anh Hạnh (PKD)
281,368
304,154
2
Chị Hương (PKD)
520,142
604,154
..
...
1312
Phải thu của khách hàng máy bơm
801,815
1,912,552
1
Anh Việt Anh (PKD)
100,000
300,000
2
Chị Nga (PKD)
91,000
105,641
..
...
1313
Phải thu của khách hàng hút khói khử mùi
511,974
525,564
1
Anh Thọ (PKD)
191,154
351,641
2
Chị Liên (PKD)
121,546
256,241
...
...
1314
Phải thu của khách hàng điện lạnh
102,860
83,480
1
Chị Phương (PKD)
81,500
51,546
2
Anh Đức (PKD)
75,142
12,864
..
...
1315
Phải thu của chi nhánh
973,407
1,067,457
1
Phòng kế toán
973,407
1,067,457
Tổng
6,190,248
7,617,128
Ngày 31 tháng 5 năm 2004
Người lập giám đốc
Phụ lục 16:
Báo cáo bán hàng ngày 28/5/2004
Stt
Mã KH
Mã hiệu
Diễn giải
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
1
B001
BOM001
Máy bơm Hanil PDW131
1
860,000
860,000
2
G015
BOM002
Máy bơm Hanil PDW132
2
750,000
1,500,000
3
M056
BOM018
Máy bơm Sealand KM 100
5
1,200,000
6,000,000
4
K045
BOM051
Máy bơm Sealand JEXI 100
1
1,500,000
1,500,000
5
H001
BOM056
Máy bơm Sealand JB 200
1
2,500,000
2,500,000
6
PHJ1
BOM057
Máy bơm Sealand JAP 150
1
2,300,000
2,300,000
Tổng cộng
14,660,000
Phụ lục 17:
Mẫu số: 02_VT
Theo QĐ1441-TC/QĐ /CĐKT
Ngày 1 tháng 11 năm 1995 của BTC
Đơn vị: công ty SX và TM Châu á
Phiếu nhập kho
Địa chỉ: 15A-Cát Linh
Ngày 6 tháng 5 năm 2004
Nợ: 156.2 Số: 1542
Có: 632.2
Họ tên người nhận hàng: .......Anh Việt Anh.......... Địa chỉ: Phòng kinh doanh
Lý do nhập kho: Hàng bị hỏng
Nhập vào kho: Yên Viên
Stt
Tên nhãn hiệu qui cách phẩm chất vật tư (sản xuất, hàng hoá)
Mã số
ĐV tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Theo CT
Thực nhập
A
B
C
D
1
2
1
Máy bơm Sealand KM 100
Chiếc
1
1
948605
948605
Cộng
948605
Cộng thành tiền (viết bằng chữ): Chín trăm bốn mươi tám nghìn sáu trăm linh lăm đồng
Nhập, ngày 7 tháng 5 năm 2004
Thủ trưởng
Đơn Vị
Phụ trách
bộ phận sử dụng
Phụ trách cung tiêu
Người nhận hàng
Thủ kho
(ký,họ tên, đóng dấu)
(ký,họ tên)
(ký,họ tên)
(ký,họ tên)
(ký,họ tên)
Mục lục
Lời nói đầu 1
Chương I: Lý luận chung về kế toán bán hàng theo các phương thức bán hàng phù hợp với kinh tế thị trường tại các doanh nghiệp thương mại 2
Bán hàng và các phương thức bán hàng trong nền kinh tế thị trường 2
Bán hàng trong cơ chế thị trường 2
Vai trò của bán hàng trong cơ chế thị trường 3
Nhiệm vụ của kế toán bán hàng 3
Các phương thức bán hàng trong cơ thế thị trường 4
4.1. Bán buôn hàng hoá 4
4.2. Bán lẻ hàng hoá 5
4.3. Bán qua đại lý, bán trả góp, trả chậm 5
Kế toán bán hàng theo các phương thức bán hàng trong nền kinh tế thị trường 6
Kế toán giá vốn hàng bán 6
1.1. các phương thức tính giá vốn hàng bán 6
1.1.1. Tính trị giá hàng xuất bán 6
1.1.2. Tính chi phí mua phân bổ cho hàng bán trong kỳ 8
Kế toán doanh thu và các khoản giảm trừ 9
2.1. Kế toán doanh thu 9
2.1.1. Khái niệm 9
2.1.2. Thời điểm ghi nhận doanh thu 9
2.1.3. Tài khoản sử dụng 9
2.2. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 10
2.2.1. Hàng bán bị trả lại 10
2.2.2. Giảm giá hàng bán 10
2.2.3. Chiết khấu thương mại 11
Chương II: Thực trạng kế toán bán hàng theo các phương thức bán hàng tại Công ty Sản xuất và Thương mại Châu á 12
I. Đặc điểm tình hình chung của công ty. 12
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 12
2. Đặc điểm tổ chức quản lý ở công ty 12
2.1. Đặc điểm và nhiệm vụ của công ty 12
2.1.1. Đặc điểm 12
2.1.2. Nhiệm vụ 12
2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty 13
2.2.1. Sơ đồ tổ chức 13
2.2.2. Nhiệm vụ của các phòng ban 14
3. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 14
3.1. Sơ đồ tổ chức 14
3.2. Nhiệm vụ của từng phần hàng 15
3.3. Một số đặc điểm chủ yếu của công tác kế toán ở công ty 16
3.4. Một sổ chỉ tiêu kinh tế năm 2003 - 2004 17
II. Thực trạng kế toán bán hàng tại công ty 17
1. Các phương thức bán hàng tại công ty 17
1.1. Hình thức bán buôn 17
1.2. Hình thức bán lẻ 18
2. Kế toán giá vốn hàng bán 18
2.1. Phương pháp tính giá vốn tại công ty 19
2.2. Trình tự hạch toán giá vốn hàng bán 20
2.2.1. Bán buôn trực tiếp qua kho 20
2.2.2. Bán hàng theo phương thức gửi đại lý 20
2.2.3. Hình thức bán lẻ 20
3. Kế toán doanh thu 21
3.1. Nội dung tính doanh thu 21
3.2. Tài khoản sử dụng 21
3.3. Trình tự hạch toán 21
3.3.1. Bán buôn trực tiếp qua kho 21
3.3.2. Bán hàng theo phương thức gửi đại lý 22
3.3.3. Hình thức bán lẻ 23
4. Các khoản giảm trừ 24
4.1. Giảm giá hàng bán 24
4.2. Hàng bán bị trả lại 24
4.3. Chiết khấu thương mại 25
Chương III: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán hàng tại Công ty Sản xuất và Thương mại Châu á 26
Nhận xét chung về tổ chức bộ máy bán hàng tại công ty Sản xuất và Thương mại Châu á 26
Ưu điểm 26
Nhược điểm 27
Những đề xuất và biện pháp nhằm mở rộng phương thức bán hàng và hoàn thiện công tác kế toán bán hàng tại Công ty 28
TK 131: Phải thu của khách hàng 28
Về vấn đề chiết khấu 29
Tên sổ sách kế toán 29
Về các phương thức bán hàng 30
Kết luận 32
Phụ lục
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Sơ đồ 1: Kế toán giá vốn hàng bán (theo phương pháp kê khai thường xuyên)
Sơ đồ 2: Kế toán giá vốn hàng bán (theo phương pháp kiểm kê định kỳ)
Sơ đồ 3: Kế toán doanh thu bán hàng
A/ Theo phương pháp bán trực tiếp - đại lý
B/ Theo phương thức trả góp - tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
C/ Theo phương thức trả góp - tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
Sơ đồ 4: Kế toán hàng bán bị trả lại
Sơ đồ 5: Kế toán giảm giá hàng bán
Sơ đồ 6: Kế toán chiết khấu thương mại
Sơ đồ 7: Trình tự ghi sổ kế toán tiêu thụ tại công ty sản xuất và thương mại Châu á
Phụ lục 1: Phiếu xuất kho
Phụ lục 2: Hoá đơn bán hàng
Phụ lục 3: Hoá đơn thuế GTGT
Phụ lục 4: Bản kê nộp tiền
Phụ lục 5: Phiếu thu nội bộ
Phụ lục 6: Sổ nhật ký chung
Phụ lục 7: Bảng báo giá mặt hàng bơm
Phụ lục 8: Sổ tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh
Phụ lục 9: Sổ công nợ phải thu của khách hàng
Phụ lục 10: Sổ tổng hợp tài khoản 157
Phụ lục 11: Sổ tổng hợp vật tư hàng hoá phát sinh
Phụ lục 12: Bảng tổng hợp chiết khấu theo người quản lý
Phụ lục 13: Sổ tổng hợp tài khoản 511.1
Phụ lục 14: Sổ tổng hợp tài khoản 131
Phụ lục 15: Tổng hợp số dư công nợ theo người quản lý
Phụ lục 16: Báo cáo bán hàng ngày 28/5/2004
Phụ lục 17: Phiếu nhập kho
Tài liệu tham khảo
Kế toán doanh nghiệp theo chuẩn mực kế toán Việt Nam - Nhà XBTC HN
Hướng dẫn thực hành chế độ kế toán mới - Nhà XBTC ĐHKT- TPHCM
Giáo trình kinh tế doanh nghiệp - Nhà XB thống kê
Giáo trình kế toán doanh nghiệp I - Trường ĐH Quản lý Kinh doanh Hà Nội
Giáo trình kế toán doanh nghiệp II - Trường ĐH Quản lý Kinh doanh Hà Nội
Giáo trình thương mại doanh nghiệp - Trường ĐHKTQD
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3131.doc