- Chi phí quản lý doanh nghiệp để xác định kết quả bán hàng chỉ bao gồm các khoản chi phí dùng cho việc quản lý phục vụ quá trình bán hàng. Kết quả bán hàng là một chỉ tiêu hết sức quan trọng, nó là mối quan tâm hàng đầu của mọi doanh nghiệp trong cơ chế thi trường và là mục đích cuối cùng của hoạt động kinh doanh. Kết quả kinh doanh là tấm gương phản chiếu các mặt hoạt động của doanh nghiệp. Mặt khác, kết quả kinh doanh có ảnh hưởng qua lại đến hoạt động kinh doanh, kết quả kinh doanh tốt sẽ là điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp mở rộng quy mô, tăng sức cạnh tranh, khẳng định vị trí của mình trên thương trường và ngược lại, kết quả kinh doanh xấu sẽ làm ảnh hưởng không tốt đến tình hình chung của doanh nghiệp, thậm chí còn đưa doanh nghiệp đến tình trạng phá sản.
1.1.1. Sự cần thiết phải quản lý quá trình bán hàng và xác định kết quả bán hàng trong các doanh nghiệp thương mại. Vai trò, nhiệm vụ của chúng.
101 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1169 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại xác định kết quả bán hàng tại Văn phòng Tổng công ty Chăn nuôi Việt nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên) (ký,ghi rõ họ tên)
Cuối tháng, kế toán tổng hợp số liệu từ sổ chi tiết phải thu của khách hàng để ghi sổ Cái TK 131, sổ tổng hợp đối tượng khách hàng.
Cột đầu kỳ: Lấy từ số dư đầu kỳ trên sổ chi tiết phải thu của khách hàng.
Cột phát sinh trong kỳ: lấy từ dòng tổng cộng phát sinh nợ, có trên sổ chi tiết phải thu của khách hàng.
Cột cuối kỳ: là số dư cuối kỳ của từng khách hàng ghi trên sổ chi tiết phải thu của khách hàng.
Bảng 2.8
Sổ tổng hợp các đối tượng thanh toán
Tháng 11/2002
Đơn vị tính: VNĐ
Tên khách hàng
Số dư đầu kỳ
Trong kỳ
Số dư cuối kỳ
Nợ
Có
Nợ
Có
Nợ
Có
Cty Bia Thái Bình
110.650.000
2.393.880.160
3.350.000.000
154.530.160
Cty THHH Huyền Anh
27.562.359
484.034.175
490.000.000
21.296.534
..
.
.
. . .
. . .
. . .
Cộng
2.050.175.162
39.762.879.145
38.500.000.000
3313.154.367
Ngày 30 tháng 11 năm 2002
Người lập Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
(ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên) (ký,ghi rõ họ tên)
Do trị giá hàng xuất khẩu bán hàng tháng thường là rất lớn nên khi bán hàng cũng có thể thu được tiền ngay nhưng cũng có thể chưa thu được tiền. Do vậy, việc theo dõi các khoản cộng nợ của khách hàng sẽ là cơ sở giúp doanh nghiệp có các biện pháp thu hồi nợ hợp lý, tránh hiện tượng vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng quá nhiều, từ đó không làm tăng vòng quay của vốn lưu động, dẫn đến hiệu quả kinh doanh thấp, ảnh hưởng đến tình hình tài chính chung của doanh nghiệp.
Việc theo dõi công nợ là công việc quan trọng, cần thiết đối với doanh nghiệp.
Bảng 2.9
Trích Sổ cái TK111
Năm 2002
Đơn vị tính: VNĐ
Ngày tháng ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
Trang NKC
TK
đối ứng
Số tiền
S
N
N
C
1
2
3
4
5
6
7
8
Số trang trước chuyển sang
31/01
. . .
. . .
. . .
. . .
. . .
. . .
. . .
30/11
Tháng11/2002
30/11
PC3
03/11
Chi tiền mua Văn phòng phẩm
641
400.000
30/11
1034
16/11
Thanh toán tiền mua hàng
6321
200.000.000
30/11
1740
30/11
Chuyển tiền mặt về tiền gửi ngân hàng
112
150.000.000
Cộng tháng 11
Cộng chuyển sang trang sau
Ngày 31 tháng 12 năm 2002
Người lập Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
(ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên) (ký,ghi rõ họ tên)
Bảng 2.10
Trích Sổ cái TK112
Năm 2002
Đơn vị tính: VNĐ
Ngày tháng ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
Trang NKC
TK
đối ứng
Số tiền
S
N
N
C
1
2
3
4
5
6
7
8
Số trang trước chuyển sang
31/01
..
.
.
..
..
30/11
Tháng11/2002
30/11
46
16/11
Thu tiền bán thịt lợn mảnh
5111
1.308.349.000
3331
130.834.900
30/11
75102
18/11
Thu tiền bán formage
5112
321.051.630
3331
32.106.163
30/11
1740
30/11
Chuyển tiền mặt về tiền gửi ngân hàng
111
150.000.000
Cộng tháng 11
3.742.089.710
Cộng chuyển sang trang sau
Ngày 31 tháng 12 năm 2002
Người lập Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
(ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên) (ký,ghi rõ họ tên)
Mặc dù doanh nghiệp tiến hành kinh doanh xuất hập khẩu, doanh thu hàng năm của doanh nghiệp cũng cao, tuy nhiên, vấn đề tăng doanh thu hàng năm luôn là mối quan tâm của doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thực hiện bằng cách này hay cách khác. Nhưng doanh nghiệp lại chưa chú ý đến vấn đề chiết khấu thương mại, giảm giá bán hay chấp nhận hàng trả lại nếu không đảm bảo chất lượng và quy cách.
Chính vì vậy, trong kỳ không phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu, cuối tháng kế toán tập hợp doanh thu và xác định doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng để ghi nhận, xác định kết quả bán hàng.
2.2.2.3. Kế toán VAT.
Hàng ngày, đồng thời với việc phản ánh doanh thu bán hàng, kế toán còn phải theo dõi thuế GTGT tương ứng. Công ty tiến hành đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế và đã sử dụng mẫu hóa đơn, bảng kê chứng từ hàng hoá dịch vụ mua vào bán ra, tờ khai thuế GTGT theo mẫu quy định của BTC.
Biểu mẫu 4.
Bảng kê hoá đơn chứng từ hàng hoá mua vào
Tháng 11/2002
Mã số thuế: 0100395702
Tên cơ sở kinh doanh: Văn phòng Tổng công ty chăn nuôi Việt nam.
Địa chỉ: 519 Minh khai.
Chứng từ mua
Tên, địa vị người bán
Thuế GTGT
Thuế suất
Ghi chú
Số
Ngày
45716
05/11
Cty chế biến nông sảnI
120.315.615
10%
46108
10/11
Cty Vina control
1.150.656.346
5%
3282
26/11
Cửa hàng thuỷ sản tổng hợp
818.190
10%
..
.
Cộng
2.960.628.068
Ngày 30 tháng 11 năm 2002
Người lập Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
(ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên) (ký,ghi rõ họ tên)
Biểu mẫu 5.
Bảng kê hoá đơn chứng từ hàng hoá mua vào
Tháng 11/2002
Mã số thuế: 0101896702
Tên cơ sở kinh doanh: Văn phòng Tổng công ty chăn nuôi Việt nam.
Địa chỉ: 519 Minh khai.
Chứng từ bán
Tên người mua
Doanh số bán chưa có VAT
Thuế GTGT
Thuế suất
Ghi chú
Ngày
Số
07/11
73942
CtyBia Thái Bình
1.480.552.273
148.055.227
10%
08/11
084534
Anh
825.025.600
0
0
18/11
75102
THHH Huyền Anh
321.051.630
32.105.063
10%
26/11
81507
Anh Nam -Hải phòng
3.115.715.064
311.571.506
10%
28/11
81632
Cty Bia Hà nội
2.125.315.062
106.265.753
5%
. . .
. . .
. . .
. . .
. . .
. . .
. . .
Cộng
47.314.024.159
1.774.963.666
Ngày 30 tháng 11 năm 2002
Người lập Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
(ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên) (ký,ghi rõ họ tên)
Cuối mỗi tháng, công ty phải lập tờ khai thuế GTGT để nộp cho cơ quan thuế dựa trên bảng kê hoá đơn chứng từ hàng hoá dịch vụ mua vào và bán ra.
Thuế GTGT phải nộp cuối tháng = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào.
Cũng theo quy định chung: công ty có số thuế GTGT đầu vào đã nộp lớn hơn số thuế GTGT đầu ra trong 3 tháng thì mới được làm đơn xin hoàn thuế theo quy định.
Biểu mẫu 6.
Tờ khai thuế Gtgt
Tháng 11/2002
(Dùng cho cơ sở áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ)
Tên cơ sở kinh doanh: Văn phòng Tổng công ty Chăn nuôi Việt nam.
Địa chỉ: 519 Minh Khai.
STT
Chỉ tiêu kê khai
Doanh số chưa có VAT
Thuế GTGT
1
Hàng hoa dịch vụ bán ra
47.314.024.159
1.744.963.660
2
Hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT
47.314.024.159
1.744.963.660
a
Hàng hoá xuất khẩu
27.789.217.008
0
b
Hàng hoá dịch vụ thuế suất5%
4.152.341.100
207.617.055
c
Hàng hoá dịch vụ thuế suất 10%
15.373.466.051
1.537.346.645
d
Hàng hoá dịch vụ thuế suất 20%
3
Hàng hoá dịch vụ mua vào
30.152.621.742
2.960.628.068
4
Thuế GTGT hàng hoá dịch vụ mua vào
2.960.628.068
5
Thuế GTGT được khấu trừ
6
Thuế GTGT phải nộp(+) hoặc được thoái(-) trong kỳ
7
Thuế GTGT trước kỳ chuyển sang
8
Thuế GTGT đã nộp trong kỳ
9
Thuế GTGT đã hoàn trả trong tháng
10
Thuế GTGT phải nôp tháng này
(1.215.664.408)
Ngày 30 tháng 11 năm 2002
Người lập Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
(ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên) (ký,ghi rõ họ tên)
Trong tháng thực tế các hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt bằng không, do doanh nghiệp xuất khẩu các hàng hoá được Nhà nước khuyến khích xuất khẩu nên thuế xuất khẩu bằng không.
Cuối tháng, các khoản giảm trừ doanh thu bằng không, nên:
Doanh thu bán hàng – Chiết khấu thương mại – Giảm giá hàng bán – Trị giá hàng trả lại – Thuế xuất khẩu, tiêu thụ đặc biệt – thuế GTGT (tính theo phương pháp trực tiếp)
=
Doanh
thu bán
hàng thuần
Doanh thu bán hàng Doanh thu bán hàng
xuất khẩu nhập khẩu
+
=
`Doanh thu bán hàng thuần
= 27.789.217.008 + 19.524.807.151
= 47.314.024.159(đ)
Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
Trong doanh nghiệp thường phát sinh các khoản chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Chủ yếu hoạt động của doanh nghiệp là xuất , nhập khẩu nên kế toán chỉ tập hợp các phần chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp liên quan đến hàng tiêu thụ của khối Xuất Nhập khẩu để phân bố hai loại chi phí này cho toàn bộ hàng tiêu thụ trong kỳ.
* Các khoản chi phí bán hàng của doanh nghiệp:
+ Chi lương nhân viên bán hàng.
+ Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội.
+ Chi phí mở L/C
+ Chi phí công cụ dụng cụ.
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài.
+ Hải quan, giám định.
+ Chi bằng tiền khác.
* Các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp gồm:
+ Chi phí phí tài sản cố định.
+ Chi phí phí mua văn phòng phẩm, tiếp khách
+ Tiền lương nhân viên quản lý.
+ Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, chi phí công đoàn..
+ Thuế phí, lệ phí.
+ Chi phí bằng tiền khác.
* Tài khoản sử dụng:
Kế toán sử dụng 2 tài khoản: TK641: chi phí bán hàng
TK642: chi phí quản lý doanh nghiệp.
* Chứng từ sử dụng:
Phiếu chi, giấy báo nợ của ngân hàng, bảng phân bổ tiền lươngvà các tài liệu liên quan khác.
* Phương pháp ghi sổ:
Kế toán căn cứ vào các phiếu chi, phiếu xuất kho, bảng kê, bảng phân bổ công cụ, dụng cụ, bảng khấu hao tài sản cố định, bảng phân bổ tiền lương để ghi vào các sổ chi tiết TK641, TK642 theo tưng nghiệp cụ phát sinh, đồng thời căn cứ vào các chứng từ gốc, kế toán lập bảng kê chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và là cơ sở để ghi sổ Cái TK641, 642.
Ví dụ 5:
Ngày 03/11/2002, chi 400.000(VNĐ) mua các văn phòng phẩm phục vụ cho việc bán hàng, kế toán viết phiếu chi tiền mặt.
Mẫu số:
Phiếu chi
Số 1672
Quyển số : 02
Ngày 10/11/2002
Mẫu số: 17-thị trường
QĐ 1141 –TC/QĐ/CĐkế toán
Họ tên người nhận :
Mai Lan
Địa chỉ :
Lý do chi :
Chi mua văn phòng phẩm
Số tiền :
400.000VNĐ
Kèm theo 01 chứng từ gốc. Đã nhận đủ tiền(Viết bằng chữ: Bốn trăm nghìn đồng chẵn)
Ngày 10 tháng 11 năm 2002
Người lập Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị Người nhận tiền
(ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên) (ký,ghi rõ họ tên)
Bảng 2.11
Sổ chi tiết chi phí bán hàng xuất khẩu.
Tháng 11 năm2002
Đơn vị tính: VNĐ
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Số tiền
Ngày
Số
N
C
. . .
. . .
. . .
. . .
. . .
. . .
03/11
PC3
Chi mua văn phòng phẩm phục vụ bán hàng xuất khẩu
1111
400.000
07/11
987
Trích tiền gửi ngân hàng trả phí L/C mở
1121
365.742
15/11
1775
Chi phí dịch vụ mua ngoài
3311
27.512.746
. . .
. . .
. . .
. . .
30/11
3271
Lương nhân viên bán hàng
3341
101.200.000
30/11
3321
BHXH, BHYT, KPCĐ
3381
10.488.000
Kết chuyển xác định kết quả bán hàng
911
1.007.948.772
Cộng
1.007.948.772
1.007.948.772
Ngày 30 tháng 11 năm 2002
Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
(ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên) (ký,ghi rõ họ tên)
Bảng 2.12
Sổ chi tiết chi phí bán hàng nhập khẩu.
Tháng 11 năm2002
Đơn vị tính: VNĐ
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Số tiền
Ngày
Số
N
C
. . .
. . .
. . .
. . .
. . .
05/11
574
Chi mua văn phòng phẩm phục vụ bán hàng xuất khẩu
1112
120.000
09/11
594
Chi phí dịch vụ mua ngoài
3312
13.054.760
14/11
620
Chi mua công cụ dụng cụ
1532
62.715.070
25/11
642
Chi phí bằng tiền khác
1112
174.084.952
. . .
. . .
. . .
. . .
. . .
. . .
30/11
1571
Lương nhân viên bán hàng
3342
34.074.650
30/11
1572
BHXH, BHYT, KPCĐ
3382
4.788.000.000
Kết chuyển xác định kết quả bán hàng
911
738.504.484
Cộng
738.504.484
738.504.484
Ngày 30 tháng 11 năm 2002
Người lập Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
(ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên) (ký,ghi rõ họ tên)
Cuối tháng kế toán tiến hành phân bổ chi phí bán hàng theo tiêu thức giá vốn bán hàng. Hệ số phân bổ.
Chi phí bán hàng
Tổng giá vốn hàng hoá
=
H
Dựa vào số liệu đã tập hợp trên sổ chi tiết chi phí bán hàng, sổ Cái TK6321, sổ Cái TK6322, kế toán tiến hành xác định. Cuối tháng 11/2002:
Sau đó, doanh nghiệp lập bảng phân bổ chi phí bán hàng theo từng loại hoạt động( hoạt động xuất khẩu và hoạt động nhập khẩu)
Trích bảng phân bố chi phí bán hàng tháng 11/2002.
Chi phí bán hàng cho từng loại hàng = Giá vốn từng loại ´ 0,039
Bảng 2.13
Bảng phân bổ chi phí bán hàng
Tháng 11 năm2002
Đơn vị tính: VNĐ
Tên hàng hoá
Giá vốn hàng hoá
Chi phí hàng hoá
1.Hàng xuất khẩu
25.844.840.319
1.007.948.772
-Thịt lợn sữa
5.740.652.000
223.885.428
- Tương khô
8.593.264.000
335.137.296
.
2. Hàng nhập khẩu
18.188.865.852
738.504.484
.
.
..
Tổng cộng
44.033.706.171
1.746.453.256
Ngày 30 tháng 11 năm 2002
Người lập Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
(ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên) (ký,ghi rõ họ tên)
Cuối tháng, kế toán tiến hành ghi sổ Cái TK641
Bảng 2.14
Trích Sổ cái TK641
Năm 2002
Đơn vị tính: VNĐ
Ngày tháng ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
Trang NKC
TK
đối ứng
Số tiền
S
N
N
C
1
2
3
4
5
6
7
8
Số trang trước chuyển sang
31/01
. . .
. . .
. . .
. . .
. . .
. . .
. . .
30/11
Tháng11/2002
30/11
PC3
03/11
Chi tiền mua văn phòng phẩm phục vụ xuất khẩu
1111
400.000
30/11
574
05/11
Chi tiền mua Văn phòng phẩm phục vụ nhập khẩu
1112
120.000
30/11
987
07/11
Trích tiền gửi ngân hàng mở quỹ L/C
1121
365.742
30/11
594
09/11
Chi phí mua ngoài
3312
13.054.760
. . .
. . .
. . .
. . .
..
. . .
. . .
. . .
30/11
3271
30/11
Chi nhân viên bán hàng xuất khẩu
3341
101.200.000
30/11
3322
30/11
BHYT,BHXH,
3381
10.488.000
30/11
1571
30/11
Chi nhân viên bán hàng nhập khẩu
3342
34.074.650
30/11
1572
30/11
BHYT,BHXH,
3382
4.788.000.000
Cộng tháng 11
1.746.453.256
Cộng chuyển sang trang sau
Ngày 31 tháng 12 năm 2002
Người lập Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
(ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên) (ký,ghi rõ họ tên)
Bảng 2.15
Sổ chi tiết chi phí quản lý doanh nghiệp hàng xuất khẩu.
Tháng 11 năm2002
Đơn vị tính: VNĐ
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Số tiền
Ngày
Số
N
C
06/11
979
Chi mua tiếp khách ký hợp đồng xuất khẩu
1111
150.000
09/11
997
Chi trả thuế phí, lệ phí
333
74.085.168
11/11
998
Chi bằng tiền khác
1111
110.074.950
..
30/11
1701
Lương nhân viên quản lý
3341
90.182.946
30/11
1702
BHXH, BHYT, KPCĐ
338
4.275.000
Kết chuyển xác định kết quả bán hàng
741.746.917
Cộng
741.746.917
741.746.917
Ngày 30 tháng 11 năm 2002
Người lập Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
(ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên) (ký,ghi rõ họ tên)
Bảng 2.16
Sổ chi tiết chi phí quản lý doanh nghiệp hàng nhập khẩu.
Tháng 11 năm2002
Đơn vị tính: VNĐ
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Số tiền
Ngày
Số
N
C
03/11
102
Mua chè tiếp đoàn Bia Thái Bình
1112
95.000
08/11
109
Chi mua tờ khai
1112
210.000
30/11
271
Lương nhân viên quản lý
3342
81.214.742
30/11
272
BHXH, BHYT, KPCĐ
3382
2.142.000
Kết chuyển xác định kết quả bán hàng
911
522.020.450
Cộng
522.020.450
522.020.450
Ngày 30 tháng 11 năm 2002
Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
(ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên) (ký,ghi rõ họ tên)
Giống như chi phí bán hàng, đối với chi phí quản lý doanh nghiệp đến cuối tháng kế toán tiến hành phân bổ chi phí này theo tiêu thức giá vốn hàng bán. Hệ số phân bổ.
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Tổng giá vốn hàng hoá
=
H
Cụ thể cuối tháng 11/2002, hệ số phân bổ được xác định như sau:
Sau đó, doanh nghiệp lập bảng phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp theo từng loại hoạt động.
Chi phí quản lý doanh nghiệp cho từng loại = Giá vốn từng loại ´ 0,0287
Trích bảng phân bố chi phí quản lý tháng 11/2002
Bảng 2.17
Bảng phân bổ chi phí QUảN Lý DOANH NGHIệP.
Tháng 11 năm2002
Đơn vị tính: VNĐ
Tên hàng hoá
Giá vốn hàng hoá
Chi phí quản lý doanh nghiệp
1.Hàng xuất khẩu
25.844.840.319
741.746.917
-Thịt lợn sữa
5.740.652.000
164.756.712,2
- Tương khô
8.593.264.000
246.626.676,8
2. Hàng nhập khẩu
18.188.865.852
522.020.450
Tổng cộng
44.033.706.171
1.263.767.367
Ngày 30 tháng 11 năm 2002
Người lập Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
(ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên) (ký,ghi rõ họ tên)
Bảng 2.18
Trích Sổ cái TK642
Năm 2002
Đơn vị tính: VNĐ
Ngày tháng ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
Trang NKC
TK
đối ứng
Số tiền
S
N
N
C
1
2
3
4
5
6
7
8
Số trang trước chuyển sang
31/01
..
.
.
.
30/11
Tháng11/2002
30/11
102
03/11
Mua chè tiếp khách đoàn Thái Bình
1112
95.000
30/11
979
06/11
Chi tiếp khách ký hợp đồng
1111
150.000
30/11
109
08/11
Chi mua tờ khai
1112
210.000
30/11
997
09/11
Chi trả phí, lệ phí
333
74.085.168
30/11
998
11/11
Chi phí bằng tiền khác
1111
110.074.950
...
.
.
30/11
1701
30/11
Lương nhân viên quản lý
3341
90.182.946
30/11
1702
30/11
BHYT,BHXH,KPCĐ
3381
4.275.000
30/11
271
30/11
Lương nhân viên quản lý
3342
81.214.742
30/11
272
30/11
BHYT,BHXH, KPCĐ
3382
2.142.000
Cộng tháng 11
1.263.767.367
30/12
Cộng chuyển sang trang sau
Ngày 31 tháng 12 năm 2002
Người lập Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
(ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên) (ký,ghi rõ họ tên)
Kế toán xác định kết quả bán hàng.
Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp có thể bao gồm kết quả từ nhiều hoạt động khác nhau. ở đây chỉ đề cập đến kết quả bán hàng trong doanh nghiệp.
* Tài khoản sử dụng:
TK911- Xác định kết quả bán hàng.
TK421 – Lợi nhuận chưa phân phối.
Cuối kỳ, căn cứ vào số liệu của kế toán bán hàng và kế toán tập hợp chi phí, các bảng phân bổ chi phí, kế toán tổng hợp thực hiện kết chuyển doanh thu thuần, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp vào TK911 (thực hiện các bút toán trên sổ Cái TK911) để xác định kết quả bán hàng.
Các bút toán kết chuyển gồm:
- Bút toán 1: Kết chuyển doanh thu thuần.
Nợ TK511: 47.314.024.159
Có TK911: 47.314.024.159
(Doanh thu thuần được xác định dựa vào các sổ chi tiết, sổ cái của hai tài khoản:TK5111- Doanh thu bán hàng xuất khẩu; TK5112 -Doanh thu bán hàng nhập khẩu)
- Bút toán 2: Kết chuyển giá vốn hàng bán
Nợ TK911: 44.033.706.171
Có TK632: 44.033.706.171
(Giá vốn hàng bán được lấy từ số liệu trên các sổ chi tiết xác định giá vốn, sổ cái hai tài khoản: TK6321 –Giá vốn hàng xuất khẩu; TK6312 –Giá vốn hàng nhập khẩu)
- Bút toán 3: Kết chuyển chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp
Nợ TK911: 3.010.220.623
Có TK641: 1.746.453.256
Có TK642: 1.263.767.367
(Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp được lấy trên các sổ chi tiết, các bảng phân bổ chi phí bán hàng, các sổ cái TK541, TK642)
Kết quả bán hàng được xác định theo công thức sau:
Kết quả bán hàng = Doanh thu thuần- Giá vốn hàng bán- Chi phí bán hàng-
- Chi phí quản lý doanh nghiệp
= 47.314.024.159- 44.033.706.171- 1.746.453.256-1.263.767.367
= 270. 097 .365 (đ)
Kế toán ghi:
Nợ TK911: 270.097.365
Có TK421: 270.097.365
Dựa vào số liệu đã tập hợp được kế toán tiiến hành lập sổ cái TK911
Trích sổ cái TK911 năm 2002
Việc xác định kết quả bán hàng có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp không chỉ trên phương diện về mặt giá trị mà nó còn mang tính chất quản lý doanh nghiệp. Kết quả bán hàng thu được sẽ giúp cho doanh nghiệp có các biện pháp hợp lý, một mặt tăng hơn nữa kết quả đã đạt được, đồng thời hạn chế tới mức thấp nhất những mặt còn đang tồn tại. Kế toán có thể mở các sổ chi tiết theo dõi kết quả bán hàng. Sau đó tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày đều được kế toán ghi vào sổ Nhật ký chung.
Bảng 2.19
Sổ cái TK911
Năm 2002
Đơn vị tính:VNĐ
NTGS
Chứng từ
Diễn giải
Trang NKC
TK đối ứng
Số tiền
S
N
N
C
Số trang trước chuyển sang
Tháng 11 năm 2002
30/11
Pkt4
30/11
Kết chuyển doanh thu thuần
511
47.314.024.159
Pkt5
Kết chuyển gía vốn hàng bán
632
44.033.706.171
Pkt6
Kết chuyển chi phí bán hàng
641
1.740.453.256
Pkt7
Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp
642
1.263.767.367
Pkt
Lãi
4221
270.097.365
...
Cộng chuyển sang trang sau
Ngày 30 tháng 11 năm 2002
Người lập Kế toán trưởng Thủ trưởng
(ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên) (ký,ghi rõ họ tên)
Bảng 2.20
Sổ chi tiết kết quả bán hàng
Tháng 11 năm 2002
Đơn vị tính: VNĐ
Tên hàng
Doanh thu thuần
Giá vốn hàng bán
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Kết quả
1.Hàng xuất khẩu
27.789.217.008
25.844.840.319
1.007.948.772,4
741.746.917
194.680.999,6
-Thịt lợn sữa
6.132.562.153
5.740.652.000
223.885.428
164.756.712,2
3.268012,8
-Tương khô
9.278.141.640
8.593.264.000
335.137.296
246.626.676,8
103.113.667,2
2.Hàng nhập khẩu
19.524.807.151
18.188.865.852
738.504.483,6
522.020.450
75.416.365,4
Cộng
47.314.024.159
44.033.706.171
1.746.453.256
1.263.767.367
270.097.365
Ngày 30 tháng 11 năm 2002
Người lập Kế toán trưởng Thủ trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Bảng 2.21
sổ Nhật ký chung
Năm 2002
Đơn vị tính:VNĐ
Ngày
SCT
Diễn giải
Đã ghi SC
TK đối ứng
Số tiền
N
C
Số trang trước chuyển sang
.
03/11
PC3
Chi tiền mua văn phòng phẩm
111
400.000
06/11
979
Chi mua chè tiếp khách
111
150.000
07/11
73942
Bán Malt cho công ty bia Thái Bình.
6322
921.506.250
1562
921.506.290
1312
1.628.607.580
511
1.480.552.273
3331
148.055.227
08/11
994
Trả tiền mua hàng lô hàng
6321
675.339.689
thịt lợn sữa xuất sang Anh
1331
33.766.984,45
3331
709.106.673,5
09/11
74157
Xuất bán thẳng cao hoa
6322
4.034.835.080
3331
4.055.076.834
30/11
Pkt4
Kết chuyển doanh thu thuần
511
47.314.024.159
911
47.314.024.159
30/11
Pkt5
Kết chuyển chi phí bán hàng
911
1.746.453.256
641
1.746.453.256
30/11
Ptk6
Kết chuyể chi phí quản lí doanh nghiệp
911
1.263.767.367
642
1.746.453.256
30/11
Ptk7
Kết chuyển giá vốn hàng bán.
911
44.033.706.171
632
44.033.706.171
30/11
Ptk
Kết chuyển lãi
911
270.097.365
421
270.097.365
Cộng chuyển sang trang sau.
Ngày 31 tháng 12 năm 2002
Người lập Kế toán trưởng Thủ trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và
xác định kết quả bán hàng tại văn phòng
tổng công ty chăn nuôi việt nam
Nhận xét đánh giá thực trạng kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại văn phòng tổng công ty chăn nuôi việt nam.
Xu thế chung hiện nay, khi mà nền kinh tế phát triển một cách nhanh chóng thì lợi nhuận cao và an toàn trong kinh doanh là mục tiêu hàng đầu trong bất kỳ doanh nghiệp nào. Nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng đạt được điều đó, mỗi doanh nghiệp đều phải tìm cho mình một hướng đi riêng, các doanh nghiệp đều phải tự thân vận động, bắt kịp tốc độ phát triển chung của nền kinh tế trong nước cũng như nền kinh tế khu vực và trên toàn thế giới.
Với tư cách là một doanh nghiệp nhà nước và chức năng chủ yếu là hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Những năm gần đây, doanh nghiệp đã ngày càng đổi mới, phát triển và đứng vững trên thị trường, đáp ứng ngày càng đa dạng hoá các loại hàng hoá đặc biệt là hàng hoá thuộc lĩnh vực chăn nuôi. Sự lớn mạnh của doanh nghiệp không chỉ thể hiện thông qua sự phát triển mạnh mẽ về cơ sở vật chất, trang thiết bị mà còn được thể hiện qua sự phát triển lớn mạnh của đội ngũ cán bộ công nhânviên cả về mặt số lượng và chất lượng, trong đó không thể không kể đến tập thể cán bộ phòng tài chính- kế toán của doanh nghiệp, các nhân viên không ngừng trau dồi kiển thức, nâng cao trình độ, nghiệp vụ chuyên môn, góp phần nâng cao hiệu quả doanh nghiệp.
Trong điều kiện hiện nay, nền kinh tế phát triển chịu ảnh hưởng của các quy luật như: quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu, thì sức ép rất lớn đối với doanh nghiệp là: hàng nông sản Việt nam sức tiêu thụ ngày càng giảm, đầu ra cho hàng nông sản là một vấn đề rất khó khăn. Do vậy, doanh nghiệp một mặt phải tìm kiếm thị trường trong nước, mặt khác phải tìm các đối tác nhằm xuất khẩu hàng sang nước ngoài, tăng tiêu thụ hàng hoá, tổ chức tốt quá trình bán hàng và xác định kết quả bán hàng trở thành vấn đề thiết yếu. Đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu như văn phòng tổng công ty chăn nuôi Việt Nam thì việc bán hàng lại giữ vị trí quan trọng hàng đầu giúp doanh nghiệp thu được nhiều lợi nhuận nhất.
Qua thời gian thực tập, được tìm hiểu thực tế về tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại doanh nghiệp, cùng với sự chỉ bảo tận tình của các cán bộ trong phòng tài chính kế toán, em nhận thấy rằng: Mặc dù doanh nghịêp gặp rất nhiều khó khăn song đã từng bước phát triển không ngừng và ngày càng có hiệu quả hơn.
Những mặt đạt được của doanh nghiệp trong thời gian qua.
Nhìn chung, kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng đã cung cấp được những thông tin hợp lý, đầy đủ và đáng tin cậy cho các cơ quan quản lý hà nước, việc vận dụng sáng tạo các chế độ kế toán hiện hành đã đem lại hiệu quả cao cụ thể:
*Về tổ chức kế toán trong doanh nghiệp.
Với đặc thù kinh doanh xuất nhập khẩu, số lượng các hợp đồng mua bán ngày càng nhiều, sự phức tạp hoá trong quan hệ buôn bán đòi hỏi phải có hệ thống kế toán, hệ thống sổ sách kế toán thật đơn giản và gọn nhẹ. Với việc dăng ký hạch toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung, doanh nghiệp đã đơn giản hoá phần lớn khối lượng công việc vì một trong những ưu điểm lớn nhất của hình thức kế toán này là kết cấu và ghi chép rất đơn giản. Đặc biệt lại rất thuận lợi đối với các doanh nghiệp áp dụng kế toán máy.
Mặc dù kế toán máy đã được áp dụng trong doanh nghiệp nhưng chưa phải là nhiều và hầu như việc nhập số liệu trên cơ sở số liệu có sẵn do kế toán thủ công làm. Do vậy, nếu hình thức kế toán máy được áp dụng sau này là điều kiện rất thuận lợi khi doanh nghiệp áp dụng hạch toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung.
Kế toán trong doanh nghiệp áp dụng theo đúng chế độ kế toán quy định, tuy nhiên đã có vận dụng sáng tạo hợp lý và được sự đồng ý của Bộ Tài Chính. Hiện nay, doanh nghiệp đang sử dụng hệ thống tài khoản theo quyết định 1141- TC/CĐKT ngày 1/11/1995 và thông tư 89 có sửa đổi một số điều khoản cho phù hợp với tình hình thực tế.
- Việc sử dụng các chứng từ, doanh nghiệp đã thực hiện tốt các quy định về hoá đơn chứng từ ban đầu: Căn cứ vào chế độ kế toán chứng từ Nhà nước ban hành,sử dụng hệ thống các bảng biểu, các chứng từ, ghi chép hợp lý và tương đối khoa học
- Với đội ngũ cán bộ kế toán giàu kinh nghiệm có trình độ chuyên môn cao, rất có trách nhiệm và tận tình với công việc được giao mang tính phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp ,với trình độ riêng của mỗi người. Các phần hành kế toán có mối quan hệ mật thiết với nhau hoạt động hiệu quả
* Về kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng trong doanh nghiệp :
Do bán hàng là một trong những khâu quan trọng nhất đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp thương mại,do vậy việc tổ chức công tác bán hàng và xác định kết quả bán hàng có ý nghiã hết sức quan trọng. Doanh nghiệp đã thực hiện tốt chế độ quản lý về kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng.Cụ thể:
- Về sổ kế toán :
Doang nghiệp đã lập sổ một cách rất khoa học, đúng theo quy định của Bộ Tài Chính, các nghiệp vụ được phản ánh một cách đầy đủ và kịp thời, phù hợp với thực tế. Kế toán đã mở sổ chi tiết linh hoạt cho phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp. Chẳng hạn như:
Về việc xác định doanh thu, doanh nghiệp sử dụng TK511 và mở sổ chi tiết qua hai tài khoản cấp 2:
TK5111: Doanh thu hàng xuất khẩu
TK5112: Doanh thu hàng nhập khẩu
Khi theo dõi chi tiết các khoản đều theo từng loại hàng( hàng xuất khẩu và hàng nhập khẩu)
Mặt khác, doanh nghiệp còn theo dõi công nợ theo từng đối tượng khách hàng, do vậy việc quản lý sẽ chặt chẽ hơn, thông qua đó doanh nghiệp có thể có các biện pháp thu hồi nợ nhanh chóng, tránh hiện tượng vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng quá nhiều, nhằm tăng vòng quay của vốn, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong từng tháng, doanh nghiệp có thể sử dụng kết hợp giữa lý thuyết với thực tế bán hàng, thường xuyên cung cấp các thông tin cho lãnh đạo của doanh nghiệp để có các biện pháp kịp thời, hiệu quả.
Đặc biệt, doanh nghiệp có sử dụng cả hai tài khoản:TK641,TK642 để tập hợp chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp là một doanh nghiệp xuất nhập khẩu nên hai chi phí này thường là lớn. Nếu doanh nghiệp không mở cả 2 Tài khoản này thì công việc quản lý sẽ rất khó khăn.
Những mặt còn tồn tại:
Tuy rằng, bất kể doanh nghiệp nào cũng mong muốn và đưa ra rất nhiều giải pháp để đạt được kết quả kinh doanh cao nhất và với mục tiêu là mang lại lợi nhuận cao nhất, phát huy tối đa những mặt tích cực và hạn chế tới mức thấp nhất những hạn chế còn tồn tại trong doanh nghiệp, nhưng để đạt được điều đó không phải dễ dàng và doanh nghiệp cũng có thể đạt được.Do vậy, việc tìm tòi, học hỏi, rút kinh nghiệm, tìm ra các giải pháp tối ưu phù hợp với thực tế của doanh nghiệp là điều cần thiết.
Sau thời gian thực tập tại doanh nghiệp, bằng những gì hiểu biết được qua thực tế, em nhận thấy rằng: Ngoài những mặt mà doanh nghiệp đạt được như đã kể trên, về kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng, doanh nghiệp vẫn còn có những tồn tại nhất định, chưa hợp lý cần khắc phục và sửa chữa, cụ thể:
* Về tổ chức công tác kế toán :
Do Văn phòng Tổng công ty Chăn nuôi Việt Nam là một doanh nghiệp trực thuộc Tổng công ty, mặc dù có hạch toán độc lập song về bộ máy quản lý lại chịu sự quản lý của Tổng công ty, do vậy phần quyết toán kết quả cuối cùng của doanh nghiệp lại phải thông qua sự xét duyệt của Tổng Công Ty và phải được sự nhất trí, thống nhất trên toàn Tổng. Đây là một trong những mặt hạn chế nhất định của doanh nghiệp trong việc cung cấp các thông tin kịp thời cho các đối tượng sử dụng thông tin. Các thông tin đưa ra thường chậm, mà trong cơ chế thị trường hiện nay chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của các quy luật, đặc biệt là quy luật cạnh tranh, việc nắm bắt cơ hội như: Cơ hội thu hút vốn, tạo các quan hệ đối tác thì việc cung cấp các thông tin ra thị trường cho các đối tượng đang quan tâm đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp càng kịp thời, càng nhanh sẽ càng có lợi cho doanh nghiệp.
Hơn nữa, vấn đề sử dụng kế toán máy như hiện nay của doanh nghiệp là một vấn đề bất cập: Khối lượng máy móc ít, khối lượng công việc nhiều, trình độ sử dụng còn hạn chế. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến viiệc tổ chức công tác kế toán .Hầu hết mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều do kế toán thủ công ghi chép, phản ánh.Trong xu thế hiện nay, khi mà nền kinh tế phát triển với trình độ khoa học công nghệ cao thì việc vận dụng máy vi tính vào trong công tác kế toán là thực sự cần thiết. Do vậy, doanh nghiệp nên xem xét và chú trọng hơn nữa vấn đề này!
* Về kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng:
- Trong kỳ, doanh nghiệp đã đẩy mạnh tiêu thụ bán hàng, nhưng doanh nghiệp chưa áp dụng các chính sách một cách triệt để nhằm khuyến khích hơn nữa quá trình tiêu thụ hàng hoá như chính sách : chiết khấu thương mại cho khách hàng mua hàng với số lượng lớn, chính sách giảm giá hàng bán hoặc cho phép khách hàng trả lại hàng nếu hàng bán kém chất lượngvv. Đây là những nhân tố hạn chế đến sức mua hàng hoá của khách hàng đối với các mặt hàng của doanh nghiệp
- Trong thực tế, khi bán hàng thì hầu hết các doanh nghiệp đều cho khách hàng chịu tiền, nhưng vấn đề là doanh nghiệp không nên để lượng tiền khách hàng chiếm dụng qúa nhiều.Trong kỳ, doanh nghiệp đã cho khách hàng chịu nhiều 45.121.314.745(đ). Nhiều khi doanh nghiệp phải vay tiền của Ngân hàng để trả nợ cho người bán và phải chịu tiền lãi, chính vì thế sẽ làm giảm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
- Mặc dù, việc cung cấp các thông tin một cách kịp thời và đầy đủ là cần thiết nhưng doanh nghiệp lại chưa chú trọng đến việc thực hiện kế toán quản trị bán hàng và xác định kết quả bán hàng. Do vậy các thông tin của doanh nghiệp đưa ra thường chậm, kém hiệu quả
- Hàng hoá bán ra của doanh nghiệp thừơng là hàng nông sản và các hàng hoá phục vụ cho việc sản xuất các hàng tiêu dùng,mà đặc thù của các loại hàng này sức mua của nó dồn vào cuối năm,hàng hoá bán ra mang tính chất mùa vụ, hàng mua về doanh nghiệp thường tiến hành bán ngay song một số lô hàng lại phải qua kho sau đó mói tiến hành bán cho khách hàng,lượng hàng qua kho không phải là nhiều nhưng lại mang tính chất thất thường vì trị giá một lô hàng rất lớn, trong khi đó doanh nghiệp lại không lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, như vậy khônh đảm bảo đúng theo nguyên tắc”thận trọng” trong kế toán.
Chính vì hàng hoá của doanh nghiệp mang tính chất thời vụ là chủ yếu nên gây ra hiện tượng có tháng lãi rất nhiều nhưng có tháng lại lãi rất ít,điều đó là do phần giá vốn xuất bán trong tháng này đã được hạch toán vào tháng trước, khi cung cấp các thông tin khiến cho người cần các thông tin nghi ngờ, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
- Do doanh nghiệp tiến hành xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài nên tiền thu về là ngoại tệ, thông thường khi phát sinh các nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ, doanh nghiệp ghi theo tỷ giá hạch toán và đến cuối kỳ kế toán, nếu có sự chênh lệch giữa tỷ giá hạch toán và tỷ giá thực tế do Ngân hàng Việt Nam công bố tại thời điểm cuôí kỳ để ghi sổ kế toán thì kế toán phải tiến hành hạch toán phần chênh lệch này vào TK413- Chênh lệch tỷ giá. Nhưng trong thực tế đến cuối kỳ, kế toán trong doanh nghiệp không hạch toán phần chênh lệch này mà lấy ngay tỷ giá hạch toán ban đầu để ghi sổ. Do vậy, cuối niên độ kế toán, trên bảng Cân đối kế toán thì chỉ tiêu này không được thể hiện. Điều này không đúng với chế độ kế toán quy định.
Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại văn phòng tổng công ty chăn nuôi việt nam
Sự cần thiết và những yêu cầu cơ bản của việc hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng
Kế toán ngày nay không chỉ đơn thuần là việc tính toán ghi chép về tài sản, về nguồn vốn và sự vận động của nó trong doanh nghiệp mà nó còn là một công cụ dùng để quản lý tài chính, cung cấp các thông tin và còn hỗ trợ giúp doanh nghiệp đưa ra những quyết định kịp thời và thích hợp. Để thực hiện được vai trò như vậy thì yêu cầu hoàn thiện công tác kế toán cho phù hợp với đặc thù kinh doanh của doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý vi mô và vĩ mô là một vấn đề vô cùng cần thiết.
Kế toán doanh thu bán hàng và xác định kết quả bán hàng là một phần khá quan trọng của công tác kế toán trong doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu như Văn Phòng Tổng Công Ty Chăn Nuôi Việt Nam, kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng sẽ cung cấp một cách đầy đủ các thông tin cho ban lãnh đạo, qua đó có được các tài liệu cần thiết cho việc phân tích, xác định các mặt mạnh, yếu trong kinh doanh của doanh nghiệp, phục vụ cho công tác hoạch định các chiến lược kinh doanh. Bán hàng là vấn đề sống còn của doanh nghiệp, do vậy kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng là một vấn đề cần thiết với bất kỳ một doanh nghiệp nào. Muốn thực hiện tốt vai trò quan trọng như vậy, công tác kế toán phải dựa trên các yêu cầu cơ bản sau:
- Tổ chức công tác kế toán phải phù hợp với các chế độ, các chính sách quy định trong điều lệ tổ chức kế toán Nhà Nước.
- Phù hợp với đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp và phải phù hợp với yêu cầu quản lý cụ thể của doanh nghiệp đó.
- Phù hợp với yêu cầu về trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ kế toán, cán bộ quản lý trong doanh nghiệp.
- Phải đảm bảo hiệu quả, gọn nhẹ và tiết kiệm.
Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Văn Phòng Tổng Công Ty Chăn Nuôi Việt Nam
Dưới góc độ là một sinh viên thực tập, lần đầu tiên làm quen với thực tế, em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại doanh nghiệp, với hy vọng sẽ góp phần vào việc hoàn thiện công tác kế toán tại doanh nghiệp.
* Bối cảnh chung về thực trạng bán hàng của doanh nghiệp :
Trong bối cảnh chung của ngành nông nghiệp Việt Nam, sản phẩm hàng hoá sản xuất ra rất khó tiêu thụ, vấn đề tìm đầu ra cho nông sản là cả một thử thách lớn. Như ta đã biết, ngành Chăn Nuôi là một ngành trọng yếu của ngành Nông Nghiệp. Kết quả kinh doanh của ngành Chăn Nuôi có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của ngành Nông Nghiệp. Hiện nay ngành Nông nghiệp nước ta đang được Nhà Nước rất quan tâm, đầu tư và có các chính sách khuyến khích phát triển Nông nghiệp. Một thực tế đối với các sản phẩm chăn nuôi rất khó tiêu thụ là vì: Ngoài vấn đề con giống ra, thì thức ăn chiếm 70-80% tổng giá trị của sản phẩm, trong khi giá thức ăn lại rất đắt, thuế đánh vào các loại thức ăn thường cao, tạo ra một mức giá bán sản phẩm cao, nhưng nếu giá bán quá cao thì doanh nghiệp lại không thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác trên thị trường, nếu giá bán thấp (thậm chí giá bán còn thấp hơn cả giá thực tế của sản phẩm sản xuất ra) sẽ không thể bù đắp được phần chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra, sẽ không đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp, điều này trái với thực tế mông muốn của doanh nghiệp .Trong thực tế, các sản phẩm của chúng ta không phải là do chất lượng kém mà do chúng ta chưa biết cách chế biến hoặc do chúng ta chưa có điều kiện chế biến để đạt tới mức chất lượng cao theo yêu cầu. Chẳng hạn: Các sản phẩm thịt đông lạnh của nước xuất khẩu ra nước ngoài mới chỉ là qua sơ chế, do vậy cho dù Nhà nước có các chính sách trợ giá song khả năng cạnh tranh của chúng ta vẫn kém hơn so với các nước khác vì sản phẩm của họ đã qua nhiều lần sơ chế, tinh chếvv.
Mặt khác, khó khăn với chúng ta còn là vấn đề nhẵn mác trên thị trường, một bài học kinh nghiệm đối với các doanh nhân Việt Nam đó là vụ cá Basa vào năm ngoái đã làm cho cá Basa của Việt Nam không thể tiêu thụ được, uy tín của Việt Nam trên thị trường giảm, gây tổn thất rất lớn đối với ngành nuôi trồng Thuỷ Sản Việt Nam nói riêng và ngành Nông Nghiệp nói chung. Hơn nữa, vấn đề quảng bá sản phẩm nông sản Việt Nam trên thị trường rất ít, các bạn hàng ít có cơ hội làm quen, trong khi đó các doanh nghiệp nước ngoài lại tung sản phẩm của mình ra thị trường một cách rộng khắp, các sản phẩm của Việt Nam được biết đến là do người mua mua theo thói quen và đáp ứng nhu cầu cần thiết nhất của mình.
Riêng đối với những hàng hoá thuộc lĩnh vực Chăn Nuôi mà doanh nghiệp mua về để xuất khẩu chủ yếu là do các hộ kinh doanh cá thể, số lượng hàng không nhiều, đã gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc thu mua hàng để bán.Tuy nhiên trong những khó khăn chung như vậy, doanh nghiệp vẫn tìm cách khắc phục những khó khăn này và đã đạt được những hiệu quả rất cao trong kinh doanh. Sau đây là một số ý kiến nhằm hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng :
*ý kiến thứ 1: Về tổ chức bộ máy kế toán
Mọi doanh nghiệp đều muốn bộ máy kế toán của doanh nghiệp thật gọn nhẹ ,đơn giản nhưng phải phù hợp và có hiệu quả
Thông thường, trong doanh nghiệp mỗi phần hành kế toán sẽ có vai trò và nhiệm vụ nhất định, nhưng trong doanh nghiệp kế toán tiền lương lại kiêm thủ quỹ. Như vậy là chưa hợp lý. Thực tế làm như vậy sẽ tiết kiệm được chi phí nhân công và bộ máy kế toán gọn nhẹ hơn nhưng lại khó khăn cho công tác kiểm tra, giám sát, đôi khi còn gây ra hiện tượng tiêu cực và điều đó còn sai với nguyên tắc trong kế toán.
Doanh nghiệp nên có sự tách bạch giữa hai phần hành kế toán này bằng cách tuyển thêm nhân viên kế toán để đảm bảo tính trung thực, chính xác, khách quan và đúng chế độ.
*ý kiến thứ 2: Thực hiện kế toán quản trị trong doanh nghiệp
Hầu hết, các doanh nghiệp hiện nay chưa chú trọng đến việc quản trị bán hàng và xác định kết quả bán hàng nói riêng và quản trị chi phí– khối lượng- ợi nhuận nói chung. Các doanh nghiệp mới chỉ tiến hành thực hiện kế toán tài chính, ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh mà chưa đi sâu vào phân tích, đánh giá một cách cụ thể. Hơn nữa, các doanh nghiệp muốn tăng lợi nhuận, phải đặt nó trong mối quan hệ mật thiết với chi phí và khối lượng, khoản chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp thường phát sinh rất lớn, để tiện theo dõi doanh nghiệp nên mở sổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp theo kiểu mẫu.
Bảng 3.1
Sổ chi tiết chi phí bán hàng trong nước
Thángnăm
Ngày
Chứng từ
Diễn giải
Nợ TK 641, Có các Tài Khoản khác
Tổng cộng
111
112
153
214
334
338
Cộng
Bảng3.2
Sổ chi tiết chi phí bán hàng ngoài nước.
Tháng năm
Ngày
Chứng từ
Diễn giải
Tài khoản đối ứng
Chi phí bán hàng ngoài nước
Tổng cộng
Chi phí vận chuyển
Chi phí bảo hiểm
Cộng
*ý kiến thứ 3:Doanh nghiệp nên lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Mặc dù, lượng hàng trong doanh nghiệp không nhiều, nhưng để đảm bảo nguyên tắc “thận trọng” trong kế toán ,doanh nghiệp nên lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho để hạn chế những thiệt hại và chủ động hơn về tài chính trong các trường hợp do các nguyên nhân khách quan như giảm giá hàng bán. Cuối kỳ kế toán tiến hành tích lập dự phòng theo công thức sau:
Mức lập dự phòng=Số lượng mặt hàng tồn cuối năm ´ Mức giảm giá của hàng đó
Kế toán phản ánh mức trích lập:
- Nếu khoản giảm giá hàng tồn kho cuối kỳ kế toán năm nay lớn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã trích lập năm trước, thì số chênh lệch lớn hơn sẽ được trích lập thêm, kế toán ghi:
Nợ TK632
Có TK159
- Nếu khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã trích lập cuối năm trước thì số chênh lệch nhỏ hơn này được hoàn nhập, kế toán ghi:
Nợ TK159
Có TK632
*ý kiến thứ 4: Các khoản giảm trừ doanh thu
Với mong muốn rằng hàng hoá trong kỳ bán ra ngày càng nhiều, nhằm tăng doanh bán hàng. Do vậy,việc áp dụng bán hàng cho phù hợp có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp. Trong kỳ doanh nghiệp không áp dụng các hình thức khuyến khích người mua như mua nhiều sẽ được giảm giá, hưởng chiết khấu hoặc nếu hàng bán sai quy cách khách hàng có thể được trả lại hàng. Chính vì điều này đã làm giảm tính linh hoạt của doanh nghiệp trong công tác bán hàng, không khuyến khích tiêu thụ hàng hoá và mở rộng thị trường. Do vậy doanh nghiệp nên xem xét vấn đề này để có thể đẩy mạnh tiêu thụ hơn nữa trong thời gian tới. Đồng thời việc xác định các khoản giảm trừ doanh thu, doanh nghiệp có thể mở sổ chi tiết theo dõi các khoản trừ này trên sổ chi tiết doanh thu bán hàng và sổ chi tiết tiêu thụ hàng bán trong kỳ. Đây cũng là phương pháp hữu hiệu giúp doanh nghiệp quản lý doanh thu và quản lý các khoản trừ, trên cơ sở đó xác định doanh thu thuần của từng mặt hàng cụ thể. Việc thực hiện các chính sách khuyến khích như vậy, một phần tạo được uy tín cho khách hàng phần nữa tăng lợi thế trong kinh doanh đảm bảo mức tiêu thụ hàng hoá cũng như tạo mối quan hệ với khách hàng, tránh hiện tượng cô lập trên thị trường. Tuy nhiên việc thực hiện chính sách này không phải dễ dàng và đơn giản, muốn đạt được điều đó doanh nghiệp nên xem xét các khía cạnh như sau:
+ Đầu tư, xúc tiến điều tra nghiên cứu thị trường, xem xét nhu cầu thị trường về từng loại hàng hoá, đa dạng hoá hơn nữa các loại hàng hoá bán trên thị trường.
+ Nâng cao chất lượng hàng hoá, đảm bảo hàng hoá bán ra có chất lượng cao, muốn vậy ngay tại khâu mua doanh nghiệp phải lựa chọn các hàng hoá kiểm tra chất lượng sản phẩm, kiểm soát quá trình vận chuyển, bảo quản hàng hoá
+ Chú trọng hơn nữa vấn đề ký kết các hợp đồng. Một phần tăng số lượng các hợp đồng trong kỳ, phần nữa phải đảm bảo hợp đồng có hiệu quả và đúng chất lượng.
*ý kiến thứ 5: Kế toán doanh thu và các khoản phải thu của khách hàng.
Riêng đối với phần phản ánh doanh thu bán hàng xuất khẩu sẽ phải phản ánh cả phần ngoại tệ (chênh lệch giữa tỷ giá thực tế và tỷ giá hạch toán). Lúc đầu khi xác định là hàng đã bán, kế toán phản ánh doanh thu theo tỷ giá hạch toán, đến cuối kỳ kế toán, để tiến hành ghi sổ kế toán, phần doanh thu này phải phản ánh theo tỷ giá thực tế do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm tiến hành ghi sổ. Phần chênh lệch này được hạch toán bên Nợ hoặc Có TK413. Doanh thu được quy đổi theo công thức sau:
Doanh thu quy đổi =Trị giá ngoại tệ ghi trên hoá đơn*tỷ giá thực tế bình quân trên thị trường liên ngân hàng.
Ngoài ra, khi mở sổ theo dõi doanh thu bán hàng, kế toán nên mở thêm hai cột: Số lượng và đơn giá để theo dõi cụ thể hơn, giúp cho doanh nghiệp kiểm tra giám sát và quản trị các khoản doanh thu.
Mặt khác, các khoản phải thu của khách hàng là rất lớn để tránh hiện tượng vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng quá nhiều, không làm tăng vòng quay của vốn, làm giảm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp . Cho dù trong kỳ, doanh nghiệp đã mở sổ theo dõi các khoản phải thu của khách hàng,nhưng các khoản phải thu này vẫn nhiều, có thể bằng cách này hoặc cách khác, doanh nghiệp phải đôn đốc thu hồi vốn một cách nhanh nhất, do vậy trong quá trình ký kết các hợp đồng doanh nghiệp phải chú ý đến thời gian và tính các khoản chi phí được ghi ngay trên hợp đồng.
Mẫu sổ doanh nghiệp nên mở:
Bảng3.3
Sổ chi tiết doanh thu bán hàng
Tháng năm
Đơn vị tính: VNĐ
Ngày
Chứng từ
Diễn giải
Doanh thu bán hàng
Doanh thu bán hàng
Doanh thu giảm trừ
Doanh thu thuần
Số lượng
Đơn giá
Việc theo dõi chi tiết doanh thu bán hàng , giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phi quản lý doanh nghiệp đối với từng loại hoạt động (hoạt động xuất khẩu và hoạt động nhập khẩu), giúp doanh nghiệp tính chi hơn nữa kết quả bán hàng của từng loại hoạt động để từ đó có các biện pháp cụ thể.
Chẳng hạn:
Từ bảng 2.2, 2.3, 2.4, 2.5, 2.6, 2.7, 2.14, 2.15, 2.16, 2.18, 2.19, 2.20, doanh nghiệp có thể xác định kết quả bán hàng cho từng loại như sau:
- Kết quả bán hàng xuất khẩu=Doanh thu bán hàng xuất khẩu thuần-gía vốn hàng xuất khẩu –chi phí bán hàng xuất khẩu –chi phí quản lý doanh nghiệp đối với hàng xuất khẩu.
= 27.789.217.008 - 25.844.840.319 - 1.007.948.772 - 714.746.917
= 194.681.000(đ)
- Kết quả bán hàng nhập khẩu=Doanh thu bán hàng nhập khẩu thuần-giá vốn hàng nhập khẩu- chi phí bán hàng nhập khẩu- chi phí quản lý doanh nghiệp đối với hàng nhập khẩu.
= 19.524.807.151 - 18.188.865.852 - 738.504.484 - 522.020.450
= 75.416.365(đ)
Là một doanh nghiệp Nhà nước, trước đây nếu doanh nghiệp hoạt động
thua lỗ sẽ được Nhà nước bù lỗ nhưng trong cơ chế thị trường hiện nay, doanh nghiệp tự hạch toán trang trải các khoản chi phí và như vậy về phía quản lý tài chính, doanh nghiệp luôn tìm cách hạ thấp chi phí mới có hy vọng nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp được.
*ý kiến thứ 6:Tổ chức ứng dụng công nghệ tin học vào công tác kế toán
Mặc dù doanh nghiệp đã đưa máy tính vào để sử dụng, nhưng số lượng máy lại rất ít (2 máy), mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán ghi chép và phản ánh chủ yếu theo phương pháp thủ công và chỉ tính toán phần tổng số trên máy. Việc áp dụng kế toán máy còn rất hạn chế, chính vì lẽ đó ,trong phần thực trạng tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng của doanh nghiệp đều đã được trình bày theo hình thức kế toán thủ công.
Trong xu thế chung hiện nay, khi khoa học công nghệ phát triển thì mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực đều có xu hướng vi tính hoá, điện tử hoá, đặc biệt là đối với kế toán, số lượng các công việc kế toán ngày càng nhiều, mức độ cần thiết của việc cung cấp các thông tin một cách nhanh chóng ngày càng cao thì việc áp dụng kế toán máy là điều thiết yếu. Muốn vậy doanh nghiệp cần phải :
-Tăng cường đầu tư,trang bị phần mềm kế toán để giảm bớt khối lượng công việc bằng các chương trình cài đặt sẵn trong máy, điều này doanh nghiệp sẽ dễ dàng thực hiện khi doanh nghiệp áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung.
- Doanh nghiệp cần phải tổ chức chương trình bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ kế toán thích hợp doanh nghiệp thực hiện kế toán máy.Khi doanh nghiệp áp dụng kế toán máy sẽ làm cho khối lượng công việc kế toán giảm đi rất nhiều, đồng thời chất lượng quản lý thông tin và cung cấp thông tin kế toán ngày càng có hiệu quả hơn. Khi đó với hình thức kế toán Nhật ký chung, sơ đồ hạch toán trên máy theo hình thức này như sau:
Chứng từ hoặc bảng
chứng từ gốc cùng loại
Chứng từ mã hoá nhập dữ liệu vào máy
Nhật ký chung
Sổ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ cái
Bảng cân đối thử
Chứng từ mã hoá các bút toán điều chỉnh,
bút toán khoá sổ
Bảng cân đối tài khoản hoàn chỉnh
Bảng cân đối kế toán và các
báo cáo kế toán
(2a)
(1)
(2b)
(3)
(8)
(7b)
(4)
(10)
(11)
(5)
(6)
(9)
(12a)
(12b)
(7a)
Sơ đồ 3.1
Trên đây là một số ý kiến nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng của doanh nghiệp, mong rằng các ý kiến đó sẽ có tác dụng tích cực hơn nữa đối với doanh nghiệp trong thời gian tới.
Kết luận
Cho đến nay,Văn Phòng Tổng Công Ty Chăn Nuôi Việt Nam đã ra đời ,tồn tại và phát triển ngày càng có hiệu quả, lợi nhuận hàng năm của doanh nghiệp cũng tăng lên đáng kể: Năm 2001 là:1.445.677.586(đ); Năm 2002 là:2.080.117.370(đ). Mặc dù doanh nghiệp dã đạt được kết quả như vậy song để khẳng định hơn nữa vị thế của mình trên thị trường chắc chắn rằng doanh nghiệp sẽ phải nỗ lực phấn đấu bằng chính năng lực của mình. Muốn vậy kế toán nói chung, kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng nói riêng càng phải được củng cố hoàn thiện để thực sự trở thành một công cụ quản lý tài chính có hiệu quả.
Nhận thức được ý nghĩa quan trọng của kế toán bán hàng và xác định kêt quả bán hàng như vậy, với những kiến thức đã được học ở trường và qua quá trình thực tập tại doanh nghiệp, cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo- TS.Trương Thị Thuỷ, cùng các cán bộ trong phòng tài chính- kế toán của doanh nghiệp đã giúp em hoàn thành bản luận văn cuối khoá của mình với đề tài “ tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Văn phòng Tổng công ty chăn nuôi Việt nam”.
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều, song vì thời gian và trình độ hạn chế nên bản luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót cần bổ sung. Em rất mong được sự chỉ bảo, góp ý phê bình của các thầy cô giáo, các cán bộ trong phòng Tài chính- kế toán để bản luận văn được hoàn thiện hơn nữa và có thể nâng cao khiến thức của mình, phục vụ tốt cho công tác thực tế sau này!
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn cô giáo- TS.Trương Thị Thuỷ cùng toàn thể các thầy cô trong trường và các cán bộ của văn phòng đã giúp em hoàn thành bản luận văn này!
Hà Nội, Tháng 4 năm 2003
Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan đây là công trình
nghiên cứu của riêng tôi.
Số liệu và các sổ sách, bảng biểu kế toán hiện
đang sử dụng tại doanh nghiệp.
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình: Kế toán Tài chính
Trường Đại học Tài chính- kế toán Hà nội-2001
2. Giáo trình: Kế toán Quản trị
Học viện Tài chính-2002
3. Giáo trình: Kế toán hoạt động xuất nhập khẩu
Trường Đại học Tài chính - kế toán Hà nội-1997
4. Giáo trình: Kế toán thương mại- dịch vụ
Trường Đại học Tài chính – kế toán Hà nội-1996
5. Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt nam
Nhà xuất bản Tài chính- kế toán Hà nội - 2002
6. Kế toán tài chính áp dụng trong các doanh nghiệp đã có sửa đổi theo quyết định 149/2001/QĐ-BTC, ngày 31/12/2001 và thông tư 89/2002/TT -BTC, ngày 09/10/2002.
7. Một số luận văn của khóa 35 và các tài liệu liên quan khác.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3438.doc