Đề tài Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Bình Minh

- Công tác quản lý CPSX có tác dụng phân tích, đánh giá tình hình thực hiện dự toán CPSX, làm căn cứ để lập báo cáo CPSX theo yếu tố, lập kế hoach cung ứng vật tư, tiền vốn, sử dụng lao động. ho kì sau. - Công tác quản lý CPSX góp phần cung cung cấp số liệu cho công tác tính giá thành sản xuất sản phẩm, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, làm tài lệu tham khảo để lập định mức CPSX và lập kế hoạch giá thành sản phẩm cho kỳ sau. - Công tác quản lý CPSX có tác dụng lớn trong công tác quản trị kinh doanh, phân tích điểm hoà vốn và phục vụ cho việc ra quyết định cần thiết để hạ gí thành sản phẩm, tăng hiệu quả kinh doanh.

doc78 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1073 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Bình Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ế hoạch sản xuất kinh doanh giao cho các bộ phận thực hiện, đồng thời có trách nhiệm sắp xếp tuyển chọn nhân viên trong công ty. - Khối sản xuất: có nhiệm vụ sản xuất trực tiếp trong công ty. Mỗi một bộ phận đều có người thay mặt giám đốc công ty, quản lý, điện hành các hoạt động của bộ phận đó và phải chịu trách nhiệm trước giám đốc về các hoạt động của bộ phận mình phụ trách. 3/ Tổ chức công tác kế toán tại công ty Bình Minh. Bộ máy kế toán của công ty Bình Minh có nhiệm vụ tổ chức, thực hiện toàn bộ công tác thông tin kế toán trong phạm vi toàn công ty, thực hiện đầy đủ ghi chép ban đầu, chế độ hạch toán và chế độ quản lý Tài chính giúp giám đốc tổ chức thông tin và phân tích hoạt động kinh tế. Hiện nay tại công ty Bình minh áp dụng hình thức tổ chức công tác kế toán là kế toán tập trung, thống nhất tại phòng kế toán- tài chính và do kế toán trưởng trực tiếp điều hành. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Kế toán trưởng Kế toán TSCĐ Vật tư Kế toán thanh toán Và tiền lương Thủ quỹ Kế toán tập hợp CPSX Và tính giá thành Kế toán tập trung Để thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ, đảm bảo sự chuyên môn hoá lao động của các cán bộ kế toán, đồng thời căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất quản lý, bộ máy kế toán của công ty Bình Minh được tổ chức gọn nhẹ gồm có: - Kế toán trưởng: Là người đứng đầu phòng kế toán – tài chính, có trách nhiệm quản lý và chỉ đạo hoạt động của toàn bộ nhân viên kế toán trong công ty và tham mưu cho giám đốc về tình hình tài chính – kinh tế trong công ty. - Kế toán thanh toán và tiền lương: Có nhiệm vụ viết phiếu thu, chi nhập NKCT số 1, căn cứ vào TK112 phát hành séc,uỷ nhiệm chi, cuối kì nhập NKCT số 2 và có trách nhiệm thực hiện công việc thanh toán với toàn bộ khách hàng cuả công ty. Ngoài ra còn có nhiệm vụ tính lương sản phẩm, lương thời gian, thực hiện việc tính BHXH, BHYT, KPCĐ. - Thủ quỹ: Được đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc, có nhiệm vụ giữ tiền mặt, căn cứ vào các chứng từ gốc hợp lệ để xuất hoặc nhập quỹ, ghi sổ quỹ phần thu, chi hằng ngày, đối chiếu với sổ quỹ kế toán thanh toán và các sổ kế toán chi tiết khác để cuối tháng lập báo caó quỹ tiền mặt. Ngoài ra thủ quỹ còn có trách nhiệm thanh toán lương cho nhân viên trong công ty. s- Kế toán TSCĐ, vật tư: Phụ trách tình hình tăng, giảm, biến động tài sản cố định trong tháng, chịu trách nhiệm theo dõi tình hình nhập, xuất, sử dụng nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ vào hoạt đốngản xuất trong từng tháng. Cuối tháng tập hợp số liệu để lập báo cáo nhập, xuất, tồn và nộp cho các bộ phận liên quan. - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: Hằng tháng nhận báo cáo từ các phân xưởng, tổng hợp phiếu chế biến và số lượng vật liệu tiêu hao, nhận số liệu tập hợp chi phí từ các bộ phận khác đưa vào giá thành, lên biểu chi phí sản xuất cho toàn công ty. - Kế toán tập trung: Căn cứ vào các nhật kí chứng từ và tình hình thực tế của công ty để ghi vào sổ cái, lập “bảng cân đối kế toán” lập “ bảng tổng kết hoạt động” của công ty. * Hiện nay công ty Bình Minh đang tiến hành công tác hoạch toán kế toán áp dụng theo hình thức “ nhật kí chứng từ” và phương pháp hạch toán hàng tồn kho là phương pháp “ Kê khai thường xuyên”. Sơ đồ: Hình thức Nhật kí chứng từ áp dụng tại công ty Bình Minh. Chứng từ gốc Bảng phân bổ Bảng kê Sổ chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo Nhật kí chứng từ Sổ cái Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu Sổ sách sử dụng trong hình thức Nhật ký chứng từ áp dụng ở công ty Bình Minh gồm có: - Sổ nhật kí chứng từ: được mở hàng tháng cho một hoặc một số tài khoản có nội dung kinh tế giống nhau và liên quan theo nhu cầu quản lý. Nhật kí chứng từ được mở theo số phát sinh bên Có của tài khoản theo dõi đối ứng với các tài khoản Nợ liên quan. - Sổ cái: Mở cho tài khoản tổng hợp, chi tiết cho từng hợp đông. - Bảng kê: Ghi Nợ tài khoản 111, tài khoản 112, bảng kê tập hợp chi phí sản xuất... - Sổ kế toán chi tiết: Sổ chi tiết theo dõi cho tài khoản 621, tài khoản 622... theo từng hợp đồng, sổ theo dõi thanh toán, sổ chi tiết đầu tư chứng khoán... * Công ty TNHH Bình Minh là một doanh nghiệp tư nhân có đầy đủ tư cách pháp nhân, là một đơn vị hoạch toán độc lập, hoạt động theo quy định của nhà nước, được sử dụng con dấu riêng hợp pháp theo quy chế chung và áp dụng tính thuế theo phương pháp khâú trừ. 2.2 Thực tế công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Bình Minh. 2.2.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm tại công ty Bình Minh. */ Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Việc xác định chính xác đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên và đặc biệt quan trọng trong công tác tập hợp chi phí sản xuất. Do chức năng, nhiệm vụ chính của công ty hiện nay là may gia công hàng xuất khẩu theo đơn đặt hàng và tiến hành sản xuất từ khâu này đến khâu khác và cuối cùng là sản phẩm hoàn thành. Do vậy để phù hợp với yêu cquản lý chi phí sản xuất, công ty đã xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng hợp đồng sản xuất. */ Đối tượng tính giá thành Đối tượng tính giá thành ở công ty Bình Minh được xác định là sản phẩm hoàn thành của từng đơn đặt hàng. 2.2.2 Phân loại chi phí sản xuất và công tác quản lý chi phí sản xuất của công ty Bình Minh. Tại công ty Bình Minh, chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền về nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, khấu hao tài sản cố định, tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất và nhân viên quản lý phân xưởng và các chi phí khác trong kì hạch toán của công ty phục vụ cho quá trình sản xuất trong kì. Chi phí sản xuất tại công ty Bình Minh được phân loại như sau: - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp ( CPNVLTT ) : Nguyên vật liệu chính sử dụng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm ở công ty Bình Minh hầu hết đều do khách hàng cung cấp theo định mức kí kết giữa công ty và khách hàng theo từng hợp đồng cụ thể. Thực tế chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ở công ty Bình Minh chỉ là nguyên vật liệu phụ sử dụng cho sản xuất như kim may, phấn, dao cắt tay...Do vậy chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng chi phí sản xuất ở công ty Bình Minh. - Chi phí nhân công trực tiếp ( CPNCTT ) : Chi phí nhân công trực tiếp ở công ty Bình Minh gồm tiền lương thực tế phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất. Ngoài ra còn bao gồm các khoản đóng góp cho các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định. Tại công ty Bình Minh, những nhóm công nhân sau được coi là công nhân trực tiếp sản xuất: +/ Công nhân đứng cắt và phục vụ khâu cắt. +/ Công nhân sản xuất tại các công đoạn may. +/ Công nhân sản xuất tại các khâu là, đóng gói. - Chi phí sản xuất chung ( CPSXC ) : Chi phí sản xuất chung tại công ty Bình Minh gồm các khoản chi phí phát sinh tại các phân xưởng của công ty như: +/ Chi phí nhân viên phân xưởng ( quản đốc phân xưởng, nhân viên kỹ thuật ) gồm tiền lương và các khoản trích theo lương theo tỷ lệ quy định. +/ Chi phí nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất tại các phân xưởng. +/ Chi phí công cụ dụng sử dụng trực tiếp cho sản xuất tại các phân xưởng. +/ Chi phí dịch vụ mua ngoài : như tiền điện, tiền nước, tiền điện thoịa phục vụ trực tiếp cho sản xuất. +/ Chi phí bằng tiền khác : như chi phí làm việc với chuyên gia tại phân xưởng, chi phí tiếp khách ... 2.2.3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Trong thực tế công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Bình Minh sử dụng các tài khoản sau: TK621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, TK622 - Chi phí nhân công trực tiếp, TK627- Chi phí sản xuất chung, TK154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và tất cả đều được theo dõi chi tiết cho từng đơn đặt hàng. Để nghiên cứu tình hình chi phí sản xuất của công ty Bình Minh chúng ta đi vào thực tế nghiên cứu số hợp đồng may gia công thực hiện trong tháng 07 năm 2003 tại công ty như sau: Trong tháng 07 năm 2003 công ty Bình Minh thực hiện 2 hợp đồng đã kí kết: - Hợp đồng số 82 ký kết ngày 14 tháng 06 năm 2003 với hãng PAN- PACIFIC về may gia công áo Jacket với số lượng 4872 áo, nguyên vật liệu chính để sản xuất sản phẩm theo hợp đồng do hãng PAN- PACIFIC cung cấp, đơn giá gia công :1,7 USD/ sản phẩm. Hợp đồng được thực hiện từ ngày 28 tháng 06 năm 2003 và hoàn thành vào ngày 30 tháng 07 năm 2003. - Hợp đồng số 83 kí kết ngày 20 tháng 06 năm 2003 với hãng Jay về may gia công quần áo bảo hộ lao động, với số lượng 396 bộ, đơn giá gia công : 1,5 USD/ bộ, nguyên vật liệu chính để sản xuất sản phẩm theo hợp đồng do hãng Jay cung cấp. Hợp đồng được thực hiện từ ngày 20 tháng 07 năm 2003 và hoàn thành vào ngày 25 tháng 08 năm 2003. Từ tình hình thực tế trong tháng, công ty Bình Minh tiến hành tập hợp chi phí sản xuất trong tháng thực tế như sau: 1/ Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. * Khái niệm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là những chi phí phải trả cho phần nguyên vật liệu phục vụ trực tiếp cho sản xuất sản phẩm trong kì. Nguyên vật liệu là yếu tố cơ bản để tạo nên thực thể của sản phẩm. Nếu thiếu nguyên vật liệu, quá trình sản xuất sẽ không thể tiến hành được. Như đã nói ở trên, do đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty hiện nay là gia công hàng may mặc xuất khẩu theo hợp đồng đã ký kết nên chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tập hợp trực tiếp cho từng hợp đồng. Để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kế toán sử dụng TK621 “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”. Nguyên vật liệu dùng vào sản xuất sản phẩm ở công ty gồm có 2 loại: Nguyên vật liệu do khách hàng cung cấp và nguyên vật liệu do công ty tự mua. - Đối với phần nguyên vật liệu do khách hàng cung cấp: Công ty không tiến hàng hạch toán theo dõi vào tài khoản nào mà chỉ theo dõi định mức theo chỉ tiêu số lượng và có trách nhiệm quản lý chúng về mặt hiện vật. Khi tính giá thành sản phẩm ở công ty sẽ không có giá trị của phần nguyên vật liệu do khách hàng cung cấp. - Đối với phần nguyên vật liệu do công ty tự mua: Công ty tiến hành theo dõi chỉ tiêu số lượng và giá trị trên TK152- Nguyên liệu vật liệu. Khi xuất kho nguyên vật liệu dùng cho sản xuất sản phẩm kế toán tập hợp trên TK621 theo định khoản: Nợ TK621 ( Chi tiết cho từng hợp đồng) Có TK152 ( Chi tiết cho từng loại NVL) Đồng thời trong giá thành sản phẩm ở công ty sẽ bao gồm giá trị phần nguyên vật liệu do công ty tụ mua. Để hạch toán, theo dõi về nguyên vật liệu của công ty kế toán sử dụng TK152 “ Nguyên liệu vật liệu” và được mở chi tiết như sau: TK1521 : Vật liệu chính. TK1522 : Vật liệu phụ. TK 1523 : Nhiên liệu TK1524 : Phụ tùng thay thế. TK 1527 : Bao bì. Kế toán sẽ căn cứ vào số lượng thực tế nguyên vật liệu do công ty tự mua xuất kho trong tháng cho từng hợp đồng cụ thể để tiến hành tính giá nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp “giá bình quân gia quyền” Theo tình hình thực tế ở công ty Bình Minh trong tháng 07 năm 2003 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tập hợp như sau: - Phần nguyên vật liệu chính cả 2 đơn đặt hàng số 82 và số 83 đều do khách hàng mang tới nên công ty chỉ tiến hành theo dõi theo chỉ tiêu số lượng. Tuy nhiên, phần nguyên vật liệu chính này đều được khách hàng chuyển tới cảng Hải Phòng. Do vậy công ty phải thuê xe vận chuyển nguyên vật liệu từ cảng Hải Phòng về kho của công ty. Khi vật liệu về tới công ty, công ty phải bỏ ra những chi phí để bốc vác, vận chuyển về kho. Chi phí bốc vác, vận chuyển phần vật liệu này được tập hợp trực tiếp cho từng hợp đồng và được tính vào Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho từng hợp đồng. Thông thường ở công ty Bình minh khi phát sinh các khoản này kế toán dùng Tiền mặt hoặc Tiền gửi ngân hàng để thanh toán sau đó hoạch toán thẳng vào từng hợp đồng cụ thể. Như vậy kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sẽ lấy số liệu trên Nhật ký chứng từ số 1( biểu số 9), Nhật ký chứng từ số 2( biẻu số 10) để chi trả trực tiếp theo định khoản sau: Nợ TK621 ( Chi tiết cho từng hợp đồng ) Có TK111 Có TK112 Nhật ký chứng từ số 1 Ghi có TK 111 – Tiền mặt Tháng 07 năm 2003 ĐVT : đồng (biểu số 9) TT Ngày Ghi có TK 111, ghi nợ TK khác Cộng có TK 111 TK621 TK627 TK642 1 539.000 539.000 2 638.000 638.000 3 198.000 198.000 4 220.000 220.000 5 292.800 292.800 Cộng 1.177.000 418.000 292.800 1.887.800 Do vậy căn cứ vào số liệu thực tế trên Nhật ký chứng từ số 1 trong tháng 07 năm 2003 kế toán tiến hành lập định khoản: Nợ TK621 : 1.177.000 ( Chi tiết: Hợp đồng 82: 539.000 Hợp đồng 83: 638.000 ) Nợ TK133 : 117.700 Có TK111 :1.294.700 - Phần nguyên vật liệu phụ do công ty tự mua xuất dùng trong tháng theo dõi chi tiết cho từng hợp đồng, kế toán sẽ căn cứ vào số lượng nguyên vật liệu xuất của từng đơn đặt hàng để tính ra trị giá thực tế của nguyên vật liệu thực xuất cho từng hợp đồng theo phương pháp “giá Bình quân gia quyền” theo công thức: Trị giá thực tế NVL + Trị giá thực tế NVL tồn đầu tháng nhập trong tháng Số lượng NVL tồn + Số lượng NVL đầu tháng nhập trong tháng Đơn giá thực tế bình quân = Số lượng NVL xuất cho từng hợp đồng Đơn giá thực tế bình quân Giá thực tế NVL xuất cho từng hợp đồng = x Kế toán sẽ căn cứ vào số liệu thực tế trên cột tồn đầu tháng và cột nhập nguyên vật liệu trong tháng trong “Sổ theo dõi nhập – xuất – tồn nguyên vật liệu” để tính ra đơn giá thực tế bình quân. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sẽ căn cứ vào tình hình sử dụng nguyên vật liệu thực tế cho từng hợp đồng trong tháng, căn cứ vào các phiếu xuất kho và các hoá đơn chứng từ khác có liên quan tới Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để tính giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho được theo dõi cho từng hợp đồng thực hiện trong tháng và làm căn cứ việc tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, phục vụ cho việc tính giá thành. Kế toán sẽ căn cứ vào các chứng từ liên quan tới việc sử dụng nguyên vật liệu và Bảng kê xuất nguyên vật liệu trong tháng được theo dõi chi tiết cho từng hợp đồng để tiến hành lập bảng phân bổ số 2- Bảng phân bổ nguyên vật liệu ( Biểu số 1) Ví dụ: ta có Bảng kê xuất nguyên vật liệu cho hợp đồng 82 như sau: Bảng kê xuất nguyên vật liệu Hợp đồng số 82 Tháng 07 năm 2003 ĐVT: đồng SốTT Diễn giải ĐVT Số lượng Đơn giá xuất Thành tiền 1 Thùng cát tôn 5 lớp Cái 176 23.000 4.048.000 2 Túi PE loại nhỏ Cái 4290 650 2.788.500 3 Túi PE loại to Cái 650 2.850 815.100 . . . . . 8 Lưỡi dao crom Hộp 6 6.200 37.200 9 Kim may công nghiệp Hộp 4 80.000 320.000 .. .. 13 Đột vải Cái 13 2.500 32.500 . . . .. Cộng 9.607.550 Kế toán sẽ tập hợp số liệu thực tế trên Bảng kê xuất nguyên vật liệu để tiến hành ghi vào Bảng phân bổ số 2. Trên bảng phân bổ này chỉ xác định giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho của từng hợp đồng. Căn cứ vào bảng phân bổ số 2, kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để ghi vào “ Bảng kê số 4”- Tập hợp chi phí sản xuất theo từng hợp đồng ( Biểu số 7) và “ Nhật ký chứng từ số 7” (Biểu số 8) theo định kỳ. Căn cứ vào Bảng phân bổ số 2 kế toán tiến hành định khoản: Nợ TK 621 : 9.988.000 ( Chi tiết: Hợp đồng 82: 9.607.000 Hợp đồng 83 : 381.000) Có TK152 : 9.988.000 ( Chi tiết : TK1522 : 9.454.500 TK1527 : 533.500) Số liệu này sẽ là căn cứ để kế toán tiến hành tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành, ghi lên Bảng kê số 4 ( Biểu số 7) và Nhật ký chứng từ số 7 ( Biểu số 8). 2/ Kế toán tập hợp Chi phí nhân công trực tiếp. * Khái niệm: Chi phí nhân công trực tiếp là những chi phí phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm trong kỳ. Theo chế độ kế toán hiện hành, công ty Bình Minh áp dụng tập hợp Chi phí nhân công trực tiếp vào TK622- Chi phí nhân công trực tiếp gồm tiền lương thực tế phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm. Ngoài ra còn bao gồm các khoản trích theo lương ( BHXH, BHYT, KPCĐ) theo tỷ lệ quy định. Tại công ty Bình Minh thực hiện chế độ trả lương cho công nhân trực tiếp sản xuất theo phương pháp tính lương theo sản phẩm. Dù sản phẩm nhận gia công từng đơn đặt hàng là mặt hàng gì thì công ty cũng đều tiến hành quy đôỉ về một hệ số để thuận tiện cho việc tính lương theo sản phẩm. Ta có bảng trích hệ số quy đổi của công ty như sau: Tên sản phẩm Hệ số quy đổi áo sơ mi dài tay 1,0 áo sơ mi cộc tay 0,9 áo Jacket 5,5 Quần áo bảo hộ lao động 2,5 áo Comple 10,0 áo đông 1 lớp 1,75 áo đông len 2 lớp 5,0 ... ... Trên cơ sở đó công ty tiến hành tính lương cho công nhân trực tiếp sản xuất theo công thức sau: Công nhân thực hiện công đoạn cắt = NSLĐ x HSQĐ x tiền công cắt 1sản phẩm Công nhân thực hiện công đoạn vắt sổ = NSLĐ x HSQĐ x tiền công may 1 SP Công nhân thực hiện công đoạn may = NSLĐ x HSQĐ x tiền công may 1 SP Trong đó: NSLĐ: năng suất lao động của từng công nhân đạt được. HSQĐ: hệ số quy đổi từng loại sản phẩm Và đơn giá tiền công được công ty xây dung tuỳ thuộc vào từng hợp đồng cụ thể. Ví dụ: ta có bảng đơn gia đối với từng công đoạn may áo Jacket của hợp đồng số 82 như sau: STT Công đoạn Đơn giá 1 Kẻ dấu thân trước 178 2 Kẻ lót thân sau 80 3 Kẻ lót thân trước 70 ... ... ... 18 Dập cúc mũ 98 19 Thùa khuyết 250 20 Cắt 525 ... ... ... 43 Tra tay 400 44 Tra khoá + lót 600 ... ... ... ... ... ... Dựa vào bảng đơn giá có thể xác định được tiền công cụ thể đối với từng công đoạn của công việc với năng suất lao động cụ thể theo hợp đồng số 82: Công nhân thực hiện cắt = NSLĐ x 5,5 x 525 Công nhân thực hiện thùa khuyết = NSLĐ x 5,5 x 250 ... ... ... ... ... Bộ phân quản lý từng phân xưởng sẽ theo dõi năng suất lao động của từng công nhân thuộc bộ phận mình phụ trách theo từng đơn đặt hàng trong tháng để có căn cứ tính lương, sau đó được chuyển về bộ phận kế toán để tiến hành lập “Bảng phân bổ số 1” Bảng phân bổ lương (Biểu số 2) chi tiết cho từng hợp đồng. Bảng phân bổ lương được lập hàng tháng và được chuyển cho kế toán trưởng duyệt làm căn cứ để trả lương cho công nhân viên trong tháng. Ví dụ: ta có Bảng theo dõi năng suất lao động cho hợp đồng 82 như sau: Bảng theo dõi năng suất lao động Tháng 04 nặm 2003 Hợp đồng 82 Bộ phận: Phân xưởng cắt STT Họ và tên Số sản phẩm thực hiện 1 Nguyễn Thị An 180 2 Nguyễn Thanh Bình 204 3 Chu Thanh Huyền 276 4 Lê Thị Hồng 301 .. Kế toán sẽ căn cứ vào năng suất thực hiện của từng công nhân với đơn giá cụ thể của từng công đoạn theo từng hợp đồng cụ thể để tính lương . Ví dụ : ta có tiền lương phải trả cho Nguyễn Thị An theo hợp đồng 82 trong tháng 04 năm 2003 là: Tiền lương = 180 x 5,5 x 525 = 519.750đ Từ đó kế toán tiến hành tập hợp chi phí nhân công trực tiếp theo từng hợp đồng cụ thể để làm căn cứ ghi vào Bảng phân bổ số 1. Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và BHXH (Biểu số 2) kế toán tiến hành định khoản: */ Số tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất: Nợ TK622 : 39.985.500 ( Chi tiết : hợp đồng 82 : 31.939.000 hợp đồng 83 : 8.046.500) Có TK334 : 39.985.500 */ Trích BHXH, BHYT, KPCĐ : Nợ TK622 : 7.597.245 ( Chi tiết : hợp đồng 82 : 6.068.410 hợp đồng 83 : 1.528.835 ) Có TK338 : 7.597.245 ( Chi tiết: TK 3382: 799.710 TK 3383: 5.997.825 TK 3384: 799.710) Số liệu này sẽ là căn cứ để kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, lên Bảng kê số 4 ( Biểu số 7), Nhật ký chứng từ số 7 ( Biểu số 8) 3/ Kế toán tập hợp Chi phí sản xuất chung. * Khái niệm: Chi phí sản xuất chung là những chi phí phải trả cho công việc quản lý và phục vụ ở các phân xưởng sản xuất. Chi phí sản xuất chung ở công ty Bình Minh bao gồm các khoản: Chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí phân bổ cho công cụ dụng cụ phục vụ cho sản xuất, chi phí khấu hao cơ bản tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài và các khoản chi bằng tiền khác phục vụ trực tiếp cho sản xuất. Để tập hợp Chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng TK627 tập hợp trực tiếp tại các phân xưởng. Những chi phí sản xuất chung phát sinh trong tháng được tổng hợp trực tiếp trong toàn công ty rôì tiến hành phân bổ cho từng hợp đồng theo tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất. Để tập hợp Chi phí sản xuất chung kế toán sử dụng TK627 và được mở chi tiết như sau: TK6271 : Chi phí nhân viên phân xưởng. TK6272 : Chi phí NVL phục vụ cho sản xuất TK6273 : Chi phí về công cụ dụng cụ phục vụ cho sản xuất. TK6274 : Chi phí khấu hao tài sản cố định. TK6277 : Chi phí dịch vụ mua ngoài ( như tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại) TK6278 : Chi phí bằng tiền khác ( như chi phí làm việc với chuyên gia, chi phí tiếp khách tại phân xưởng) +/ Đối với chi phí nhân viên phân xưởng: Tiền lương phải trả cho bộ phận gián tiếp ở công ty Bình Minh được áp dụng hình thức trả lương theo thời gian làm việc và cấp bậc, chức vụ của từng người. Để tập hợp chi phí nhân viên phân xưởng kế toán sử dụng TK6271. Chi phí nhân viên phân xưởng ở công ty gồm tiền lương và các khoản trích theo lương BHXH, BHYT. Phòng hành chính lao động sẽ trực tiếp theo dõi thời gian lao động của từng nhân viên gián tiếp trong công ty để ghi vào “ Bảng chấm công” hàng tháng theo từng ngày làm việc. Bảng chấm công được lập hàng tháng nhằm theo dõi thời gian ngừng việc, nghỉ việc để có căn cứ tính trả lương. Cuối tháng kế toán sẽ căn cứ vào ngày công thực tế của từng nhân viên gián tiếp và cấp bậc, chức vụ của từng người để tiến hành tính lương phải trả. Căn cứ vào số ngày công thực tế kế toán tiến hành tính lương theo công thức sau: Tiền lương chính = ( lương tối thiểu x số ngày công thực tế ) : 26 ngày Trong đó: lương tối = định mức lương x hệ số lương Thiểu tối thiểu theo chức vụ. Từ đó có thể tính được tiền lương phải trả cho bộ phận gián tiếp trong công ty theo từng chức vụ. Ví dụ: Căn cứ vào bảng chấm công tháng 04 năm 2003 ta xác định được tiền lương phải trả cho nhân viên Nguyễn Hoàng Long hưởng lương kỹ sư với hệ số lương 3,82 và số ngày làm việc thực tế ở công ty trong tháng là 20 ngày được xác định như sau: Lương tối thiểu = 290. 000 x 3,82 = 1.107.800 đ Lương thực tế = ( 1.107.800 x 20) : 26 = 852.153 đ Theo thực tế tính lương bộ phận gián tiếp ở công ty Bình Minh như vậy nên có thể tính lương thực tế phải trả cho nhân viên phân xưởng trong tháng 04 năm 2003. Theo số liệu thực tế tiền lương phải trả cho nhân viên phân xưởng trong tháng là 6.025.000 đ Số liệu này được tập hợp trên bảng phân bổ số 1( biểu số 2) Kế toán sẽ căn cứ vào bảng phân bổ số 2 để tiến hành định khoản: */ Tiền lương phải trả cho nhân viên phân xưởng: Nợ TK627 (6271) : 6.025.000 Có TK334 : 6.025.000 */ Trích BHXH, BHYT, KPCĐ: Nợ TK627 (6271) : 1.144.750 Có TK338 : 1.144.750 ( chi tiết: TK3382 : 120.500 TK3383 : 903.750 TK3384 : 120.500) Số liệu này sẽ được tập hợp trong toàn công ty để tiến hành phân bổ cho từng hợp đồng thực hiện trong tháng. Căn cứ vào đó kế toán tiến hành tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành, ghi vào Bảng kê số 4, Nhật ký chứng từ số 7. +/ Đối với chi phí về nguyên vật liệu phục vụ cho công tác quản lý phân xưởng Cuối tháng căn cứ vào bảng phân bổ số 2 (biểu số 1) kế toán tiến hành định khoản: Nợ TK627 (6272) : 2.445.000 Có TK152 : 2.445.000 ( chi tiết : TK1523 : 1.983.000 TK1524 : 462.000) +/ Đối với Chi phí về công cụ dụng cụ phục vụ cho sản xuất: Công cụ dụng cụ phục vụ cho sản xuất ở công ty Bình Minh có giá trị cao và thời gian sử dụng tương đối dài. Do vậy khi xuất kho công cụ dụng cụ, kế toán tiến hành tập hợp vào TK142 “ Chi phí trả trước” để phân bổ vào chi phí sản xuất trong kỳ. Để tập hợp chi phí công cụ dụng cụ phân bổ trong tháng kế toán sử dụng TK6273. Theo tài liệu thực tế trị giá công cụ dụng cụ xuất dùng trong tháng thuộc loại phân bổ 5 lần được thể hiện trên bảng phân bổ số 2 – bảng phân bổ NVL, CCDC (biểu số 1) là 6.600.000 đ. Do vậy kế toán căn cứ vào số liệu trên bảng phân bổ số 2 ( Biểu số 1) để tiến hành định khoản : Nợ TK 142 (1421) : 6.600.000 Có TK153 : 6.600.000 Đồng thời phân bổ vào chi phí : Nợ TK 627 (6273) : 1.320.000 ( 6.600.000 : 5 ) Có TK142 (1421) : 1.320.000 Số liệu này sẽ được kế toán tập hợp chung trong toàn công ty rồi tiến hành phân bổ cho từng hợp đồng thực hiện trong tháng. Từ đó sẽ là căn cứ để kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành, ghi lên Bảng kê số 4, Nhật ký chứng từ số 7. +/ Đối với Chi phí về khấu hao tài sản cố định: Hiện nay tài sản cố định trong công ty được trích khấu hao theo phương pháp tuyến tính ( phương pháp trực tiếp). Để hạch toán chi phí khấu hao tài sản cố định, kế toán sử dụng TK 214 “ Hao mòn tài sản cố định”. Để tập hợp Chi phí khấu hao tài sản cố định, kế toán sử dụng TK6271. Việc tính khấu hao tài sản cố đinh được tiến hành hàng tháng. Khi tính khấu hao tài sản cố định, kế toán đánh giá tài sản cố định theo Nguyên giá và gia trị còn lại, sau đó tiến hành trích khấu hao theo công thức: Số khấu hao Nguyên giá TSCĐ x tỷ lệ trích khấu hao năm tăng trong = tháng 12 tháng Số khấu hao Số khấu hao Số khấu hao Số khấu hao phải trích = đã trích + tăng trong - giảm trong tháng này tháng trước tháng tháng Kế toán tiến hành trích khấu hao dựa trên Nguyên giá và tỷ lệ trích khấu hao thích hợp: Cụ thể ở công ty Bình Minh tỷ lệ khấu hao được xác định như sau: 4%/ năm đối với nhà cửa, vật kiến trúc. 11%/ năm đối với máy móc thiết bị. Việc tăng, giảm, trích khấu hao tài sản cố định được theo dõi hàng tháng. Trong tháng nếu mua sắm thêm tài sản cố định hay thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, kế toán sẽ tiến hành hạch toán ngay trong tháng đó. Với cách tính như vậy, kế toán ghi số liệu vào Bảng phân bổ số 3 “ Bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định” ( biểu số 3) Từ Bảng phân bổ số 3 kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung toàn công ty theo định khoản: Nợ TK627 ( 6274): 11.665.733 đ Có TK 214 : 11.665.733 đ Số liệu này sẽ là được kế toán tập hợp trong toàn công ty rồi tiến hành phân bổ theo từng hợp đồng thực hiện trong tháng. Sau đó được sử dụng để tập hợp chi phí sản xuất trong toàn công ty phục vụ cho việc tính giá thành, ghi lên Bảng kê số 4, Nhật ký chứng từ số 7. +/ Đối với các khoản dịch vụ mua ngoài và các khoản chi phí bằng tiền khác: Thông thường khi phát sinh các khoản này dùng trực tiếp vào sản xuất hay quản lý sản xuất kế toán thường dùng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng để chi trả cho người cung cấp sau đó hạch toán thẳng vào đối tượng chịu chi phí. Để tập hợp chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác kế toán sử dụng TK6277 và TK6278. Các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác cũng được tập hợp trực tiếp trong toàn công ty rồi tiến hành phân bổ cho từng hợp đồng. Kế toán sẽ căn cứ vào đó để tập hợp chi phí sản xuất phục vụ cho việc tính giá thành, ghi vào Bảng kê số 4, Nhật ký chứng từ số 7. Trong tháng 04 năm 2003 thực tế phát sinh các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác như sau: -/ Chi phí dịch vụ mua ngoài: Chi phí tiền điện mua ngoài : 3.353.000 đ Chi phí tiền nước 464.000 đ Cộng 3.817.000 đ -/ Chi phí bằng tiền khác: Chi phí tiếp khách tại phân xưởng : 198.000 đ Chi khác 220.000 đ Cộng 418.000 đ Số liệu này được tập hợp ghi lên NKCT số 1(biểu số 9), NKCT số 2 (biểu số 10) Nhật ký chứng từ số 2 Tháng 04 năm 2003 ĐVT : đồng (biểu số 10) TT Ngày Ghi có TK 112, ghi nợ TK khác Cộng có TK 112 TK 627 TK 642 1 3.353.000 3.353.000 2 464.000 464.000 3 2.750.000 2.750.000 Cộng 3.817.000 2.750.000 6.567.000 Như vậy kế toán sẽ căn cứ vào nhật ký chứng từ số 1, nhật ký chứng từ số 2 cùng với các hóa đơn chứng từ có liên quan khác để tiến hành lập định khoản như sau: */ Chi phí dịch vụ mua ngoài: Nợ TK627 (6277) : 3.817.000 Nợ TK133 : 381.700 Có TK112 : 4.197.700 */ Chi phí bằng tiền khác: Nợ TK627 (6278) : 418.000 Có TK111 : 418.000 Sau khi đã tập hợp chi phí sản xuất chung toàn công ty theo từng khoản mục kế toán sẽ tiến hành lập “ Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung” (biểu số 4) rồi tiến hành phân bổ cho từng hợp đồng thực hiện trong tháng trên bảng phân bổ chi phí sản xuất Chung (biểu số 5). Thực tế ở công ty Bình Minh hiện nay đang tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung theo tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất. Việc phân bổ chi phí sản xuất chung dựa vào tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất phát sinh trong tháng theo từng hợp đồng. Tại công ty Bình Minh hiện sử dụng công thức phân bổ chi phí sản xuất chung như sau: Hệ số phân Lương công nhân sản xuất theo từng hợp đồng trong tháng bổ cho = Từng HĐ Tổng tiền lương công nhân sản xuất trong tháng Chi phí sản xuất Tổng chi phí Hệ số phân chung phân bổ = sản xuất x bổ cho cho từng HĐ chung từng HĐ Căn cứ vào số liệu thực tế ở công ty Bình Minh ta xác định được chi phí sản xuất chung phân bổ cho từng hợp đồng thực hiện trong tháng như sau: Lương công nhân sản xuất theo hợp đồng 82 : 31.939.000 đ Lương công nhân sản xuất theo hợp đồng 83 : 8.046.500 đ Tổng tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất : 39.985.500 đ Từ đó xác định được: hệ số phân bổ cho HĐ 82 = 31.939.000 : 39.985.500 = 0,8 hệ số phân bổ cho HĐ 83 = 8.046.500 : 39.985.500 = 0,2 Từ đó kế toán sẽ tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng hợp đồng thể hiện trên bảng phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng hợp đồng thực hiện trong tháng. Số liệu này sẽ là căn cứ để kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn công ty phục vụ cho việc tính giá thành, ghi vào Bảng kê số số 4, Nhật ký chứng từ số 7. Kế toán sẽ tiến hành lập “Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung” ( Biểu số 5 ) toàn công ty chi tiết cho từng hợp đồng. Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung Tháng 04 năm 2003 ĐVT: đồng ( Biểu số 5) Hợp đồng Tiền lương CNSX Hệ số phân bổ CPSXC CPSXC phân bổ cho từng HĐ HĐ 82 31.939.000 31.939.000 : 39.985.500 = 0,8 21.468.386 HĐ 83 8.046.500 8.046.500 : 39.985.500 = 0,2 5.367.097 Cộng 39.985.500 26.835.483 Kế toán tiến hành lập định khoản: Nợ TK627 : 26.835.483 ( chi tiết : hợp đồng 82: 21.468.386 hợp đồng 83: 5.367.097 ) Có TK334 : 6.025.000 Có TK338 : 1.144.750 Có TK 152 : 2.445.000 Có TK142 : 1.320.000 Có TK214 : 11.665.733 Có TK112 : 3.817.000 Có TK111 : 418.000 Số liệu này cũng sẽ là căn cứ để kế toán tập hợp chi phí sản xuất phục vụ cho việc tính giá thành, ghi vào Bảng kê số 4, nhật kí chứng từ số 7. 2.2.3.3 Tổng hợp chi phí sản xuất toàn công ty. Sau khi đã tập hợp riêng từng loại chi phí : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ( TK621), chi phí nhân công trực tiếp ( TK622), chi phí sản xuất chung ( TK627) như đã nêu ở các phần trước kế toán sẽ tiến hành tổng hợp và kết chuyển hết sang TK154 “ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” để phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm. Vì đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của công ty là từng hợp đồng nên TK154 cũng được theo dõi chi tiết cho từng hợp đồng. Cuối tháng kế toán sẽ căn cứ vào Bảng phân bổ số 1 “ Bảng phân bổ tiền lương”, Bảng phân bổ số 2 “ Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ”, Bảng phân bổ số 3 “ Bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định” và các bảng phân bổ khác trong công ty, các Nhật ký chứng từ, các sổ chi tiết có liên quan đến hoạt động sản xuất trong công ty để lập bảng kê số 4- Tập hợp chi phí sản xuất theo từng hợp đồng ( Biểu số 7). Từ đó là căn cứ ghi lên NKCT số 7 (biểu 8) Toàn bộ chi phí sản xuất sẽ được kết chuyển vào bên Nợ TK154 để cuối cùng tính ra giá thành sản phẩm. Kế toán tiến hành tập hợp chi phí sản xuất vào “ Bảng tổng hợp chi phí sản xuất toàn công ty” ( Biểu số 6) theo định khoản: Nợ TK154 : 85.583.228 ( Chi tiết : hợp đồng 82 : 69.621.796 hợp đồng 83 : 15.961.432 ) Có TK621 : 11.165.000 ( Chi tiết : hợp đồng 82 : 10.146.000 hợp đồng 83 : 1.019.000) Có TK622 : 47.582.745 ( Chi tiết : hợp đồng 82 : 38.007.410 hợp đồng 83 : 9.575.335) Có TK627 : 26.835.483 ( Chi tiết : hợp đồng 82 : 21.468.386 hợp đồng 83 : 5.367.097 ) Bảng tổng hợp chi phí sản xuất toàn công ty Tháng 04 năm 2003 ĐVT: đồng ( Biểu số 6) TKghi có TK ghi nợ TK621 TK622 TK627 Cộng TK 154 11.165.000 47.582.745 26.835.483 85.583.228 HĐ 82 10.145.000 38.007.410 21.468.386 69.621.796 HĐ 83 1.019.000 9.575.335 5.367.097 15.961.432 Số liệu này cũng được sử dụng để ghi vào bảng kê số 4, nhật ký chứng từ số 7, phục vụ cho việc tính giá thành. Số liệu tổng cộng của phần I trên nhật ký chứng từ số 7 được sử dụng để ghi vào các sổ cái. 2.2.4 Đánh giá sản phẩm làm dở cuối kì . * Khái niệm: Đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ là việc tính toán xác định chi phí sản xuất mà sản phẩm làm dở cuối kỳ phải chịu. Tại công ty Bình Minh, sản phẩm làm dở cuối kỳ tồn tại ở các dạng sau: +/ Nguyên liệu ( chưa cắt hoặc cắt chưa đồng bộ). +/ Bán thành phẩm cắt ( chưa may xong). +/ Bán thành phẩm may ( chưa là). +/ Bán thành phẩm là ( chưa đóng hòm). Thực tế ở công ty Bình Minh nhận may gia công theo hợp đồng nên khi hợp đồng nào hoàn thành trong tháng thì hợp đồng đó được coi là không có sản phẩm làm dở ( hợp đồng số 82 theo số liệu thực tế). Cuối tháng những hợp đồng nào chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí sản xuất tập hợp được cho hợp đồng đó trong tháng được coi là chi phí sản xuất sản phẩm dở dang cuối kỳ ( hợp đồng số 83 theo số liệu thực tế). Chi phí sản phẩm dở dang được xác định theo công thức: Chi phí SP CPNVLTT CPNCTT CPSXC Dở dang = phát sinh + phát sinh + phát sinh Cuối tháng trong tháng trong tháng trong tháng Căn cứ vào Bảng kê số 4 và các sổ chi tiết liên quan trong tháng của công ty kế toán xác định được chi phí sản xuất phát sinh tâph hợp được trong tháng 07 năm 2003 của hợp đồng 83 để tính chi phí sản xuất sản phẩm dở dang cuối tháng như sau: CPNVLTT = 1.019.000 đ CPNCTT = 9.575.335 đ CPSXC = 5.367.097 đ Cộng 15.961.432 đ Như vậy chi phí sản xuất sản phẩm dở dang cuối tháng 07 năm 2003 xác định được là: Chi phí sản phẩm dở dang cuối tháng ( chi tiết: HĐ 83) = 15.961.432 đ. Số liệu này cũng sẽ là căn cứ để kế toán xác định chi phí sản xuất sản phẩm dở dang đầu tháng sau cho hợp đồng 83. Số liệu này được tạp hợp ghi vào bảng tính giá thành sản phẩm cho hợp đồng 83. 2.2.5 Phương pháp tính giá thành sản phẩm. Để phù hợp với yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và quản lý giá thành, công ty Bình Minh xác định: Đối tượng tính giá thành là từng hợp đồng sản xuất. Thời gian tính giá thành là khi kết thúc hợp đồng. Đơn vị tính giá thành là cái, bộ. Toàn bộ chi phí sản xuất tập hợp được trong tháng của từng hợp đồng cụ thể nếu chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí sản xuất tập hợp được trong tháng được coi là chi phí sản xuất sản phẩm dở dang cuối tháng đó cho hợp đồng chưa hoàn thành. * Thực tế hiện nay công ty Bình Minh đang áp dụng tính giá thành theo phương pháp giản đơn ( phương pháp trực tiếp) kết hợp với phương pháp hệ số. - Đối với những hợp đồng chỉ sản xuất một loại sản phẩm thì công ty áp dụng tính giá thành sản phẩm theo phương pháp giản đơn ( phương pháp trực tiếp) theo công thức: Tổng Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất Giá = SP dở dang + phát sinh - SP dở dang Thành đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ Giá thành đơn vị = Tổng giá thành : Số lượng sản phẩm hoàn thành. Đối với những hợp đồng sản xuất từ hai loại sản phẩm trở lên, các sản phẩm có kích cỡ khác nhau thì công ty áp dụng tính giá thành theo phương pháp tính hệ số rồi mới tính đến giá thành sản phẩm thực tế từng loại sản phẩm . Việc xác định này căn cứ vào đơn giá gia công từng hợp đồng để xác định . Giá thành tổng giá thành sản xuất của từng hợp đồng trong tháng sản phẩm = gốc số lượng sản phẩm quy đổi ( sản phẩm gốc ) Trong đó: số lượng tổng số lượng hệ số quy đổi sản phẩm = sản phẩm x sản phẩm quy đổi cùng loại cùng loại Do vậy kế toán xác định được giá thành sản phẩm theo từng hợp đồng cụ thể. Theo thực tế trong tháng 07 năm 2003 cả hai hợp đồng công ty thực hiện trong tháng đều chỉ sản xuất một loại sản phẩm nên công ty áp dụng tính giá thành theo phương pháp giản đơn ( phương pháp trực tiếp) Trong đó chi phí sản xuất sản phẩm dở dang đầu tháng 07 năm 2003 được xác định là chi phí sản xuất sản phẩm dở dang cuối tháng 06 năm 2003 của hợp đồng 82 do hợp đồng 82 được thực hiện bắt đầu từ tháng 06 năm 2003, hợp đồng 83 thực hiện trong tháng 07 năm 2003 không có chi phí sản xuất sản phẩm dở dang đầu tháng do hợp đồng 83 bắt đầu được thực hiện từ tháng 07 năm 2003. Toàn bộ chi phí sản xuất tập hợp được trong tháng 06 năm 2003 cho hợp đồng 82 như đã nói ở trên được coi là chi phí sản xuất sản phẩm dở dang cuối tháng 06 năm 2003 cho hợp đồng 82 và cũng chính là chi phí sản xuất sản xuất sản phẩm dở dang đầu tháng 07 năm 2003 cho hợp đồng 82. Chi phí sản xuất sản phẩm dở dang đầu tháng 07 năm 2003 tập hợp được là: CPNVLTT = 640.866 đ CPNCTT = 2.661.434 đ CPSXC = 1.239.809 đ Cộng 4.542.109 đ Như vậy thực tế trong tháng 07 năm 2003 chỉ có hợp đồng 82 hoàn thành nên kế toán tiến hành tính giá thành cho hợp đồng 82 và việc tính giá thành được thể hiện trên Bảng tính giá thành. Còn hợp đồng 83 chưa được hoàn thành trong tháng nên toàn bộ chi phí sản xuất tập hợp được trong tháng được coi là chi phí sản xuất sản phẩm dở dang cuối tháng cho hợp đồng 83 và là số liệu để kế toán sử dụng làm chi phí sản phẩm dở dang đầu tháng tháng sau. Do vậy kế toán tiến hành lập bảng tính giá thành sản phẩm cho hợp đồng 82 và hợp đồng 83 như sau: án có thể lưu trữ, cập nhật được nhiều thông tin hữu ích hơn. Bên cạnh đó nó cũng góp phần giúp cho các nhà quản trị ứng dụng được nhiều phương pháp phân tích trong việc lập kế hoạch, nghiên cứu và đưa ra được các quyết định kinh doanh dúng đắn và đạt kết quả tốt nhất. Công ty nên sử dụng ngay từ đầu phần mềm kế toán, như vậy số liệu sẽ được chính xác và được đưa vào máy một cách khoa học, dễ tìm, dễ điều chỉnh. Như vậy để phù hợp với việc cài đặt chương trình kỹ thuật đó thì toàn bộ hệ thống sổ sách theo hình thức Nhật ký chứng từ của công ty nên thay đổi áp dụng theo hình Nhật ký Chung vì nó có ưu điểm là dễ ghi chép, khối lượng sổ sách không nhiều, đơn giản, do vậy rất thuận lợi cho việc sử dụng máy tính. Kết luận Nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải quan tâm đặc biệt đến việc tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, xác định chính xác giá thành sản phẩm. Thực hiện tốt các yêu cầu đó chính là cơ sở để đánh giá kết quả sản xuất, là căn cứ để tìm biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất,hạ giá thành sản phẩm. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một phần hành kế toán quan trọng nhất trong doanh nghiệp sản xuất. Hạch toán chi phí sản xuất được chính xác, đầy đủ là một yêu cầu đặt ra không chỉ riêng cho công ty Bình Minh mà còn cho toàn bộ các doanh nghiệp sản xuất. Thực hiện tốt các yêu cầu đó chính là cơ sở để đánh giá kết quả sản xuất và cũng là căn cứ để tìm biện pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm của mỗi doanh nghiệp. Công ty Bình Minh đã thực sự coi trọng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong việc công tác kế toán tại công ty. Trong thời gian thực tập tại công ty TNHH Bình Minh do trình độ bản thân có hạn và kinh nghiệm thực tế không nhiều nên trong quá trình nghiên cứu không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vởy em rất mong được sự góp ý của các thầy cô giáo cùng toàn thể các anh chị trong phòng kế toán công ty Bình Minh để chuyên báo cáo này được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà nội tháng 08 năm 2003 Học sinh Kiều Tuyết Mai Chương I. Các vấn đề chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 1.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất của ngành sản xuất công nghiệp 1.2. Khái niệm chi phí sản xuất và các cách phân loại chi phí sản xuất chủ yếu 1.2.1 Khái niệm chi phí sản xuất 1.2.2 Các cách phân loại chi phỉ sản xuất chủ yếu 1.2.2.1 Phân loại chi phí sản xuất theo tính chất kinh tế ( phân loại CPSX theo yếu tố chi phí) 1.2.2.2 Phân loại chi phí sản xuất theo công dụng kinh tế chi phí (khoản mục chi phí) 1.2.2.3 Phân loại chi phí theo mối quan hệ với sản lượng sản phẩm sản xuất 1.3. ý nghĩa của công tác quản lý chi phí sản xuất trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh 1.4. Giá thành sản phẩm, phân loại giá thành sản phẩm 1.4.1 Khái niệm giá thành sản xuất 1.4.2 Phân loại giá thành sản xuất 1.5. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành sản phẩm 1.5.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 1.5.2 Đối tựng tính giá thành sản phẩm 1.6. Nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 1.7. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 1.7.1 Tài khoản kế toán sử dụng chủ yếu 1.7.2 Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất 1.7.2.1 Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất 1.7.2.1.1 Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 1.7.2.1.2 Kế toán tập hợp phân bổ chi phí nhân công trực tiếp 1.7.2.1.3 Kế toán tập hợp phân bổ chi phí sản xuất chung 1.7.2.2 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp 1.8. Các phương pháp đánh giá sản phẩm đang chế tạo dở dang cuối kỳ 1.8.1 Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 1.8.2 Đánh giá sản phẩmn dỏ dang theo sản lượng sản phẩm hoàn thành tương đương 1.8.3 Đánh giá sản phẩm dỏ dang theo chi phí sản xuất định mức 1.9. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm và ứng dụng trong các loại hình doanh nghiệp chủ yếu 1.9.1 Các phương pháp tính giá thành sản phẩm 1.9.1.1 Phương pháp tính giá thành giản đơn ( phương pháp trực tiếp) 1.9.1.2 Phương pháp tính giá thành theo hệ số 1.9.1.3 Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ 1.9.1.4 Phương pháp loại trừ chi phí 1.9.1.5 Phương pháp cộng chi phí 1.9.1.6 Phương pháp liên hợp 1.9.1.7 Phương pháp tính giá thành theo định mức 1.9.2 ứng dụng các phương pháp tính giá thành trong cac loại hình doanh nghiệp chủ yếu 1.9.2.1 Doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng 1.9.2.2 Doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu liên tục 1.9.2.2.1 Phương án tính giá thành có tính giá thành nửa thành phẩm 1.9.2.2.2 Tính giá thành theo phương án không tính giá thành nửa thành phẩm Chương III. Nhận xét và kiến nghị về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty Bình Minh I Những nhận xét chung về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở công ty Bình Minh 1. ưu điểm 2 .Những mặt còn hạn chế 3 .Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phảam tại công ty Bình Minh Bảng phân bổ số 2 Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Tháng 04 năm 2003 ĐVT :đồng ( biểu số 1) TK ghi có TK ghi nợ TK 152 Cộng TK 152 TK 153 TK1521 TK 1522 TK 1523 TK 1524 TK 1527 TK621 HĐ 82 HĐ 83 9.454.500 9.193.000 261.500 533.500 414.000 119.500 9.988.000 9.607.000 381.000 TK 627 1.983.000 462.000 2.445.000 TK 142 6.600.000 TK 642 513.000 513.000 Cộng 9.454.500 1.983.000 975.000 533.500 12.946.000 6.600.000 Bảng phân bổ số 1 Bảng phân bổ tiền lương và BHXH, BHYT, KPCĐ Tháng 04 năm 2003 ĐVT: đồng (Biểu số 2) TK ghi có TK ghi nợ TK 334 TK 338 Cộng TK 338 Tổng cộng TK 3382 2 % TK 3383 15 % TK 3384 2 % TK 622 Hợp đồng 82 Hợp đồng 83 39.985.500 31.939.000 8.046.500 799.710 638.780 160.930 5.997.825 4.790.850 1.206.975 799.710 638.780 160.930 7.597.245 6.068.410 1.528.835 47.582.745 38.007.410 9.575.335 TK 627 6.025.000 120.500 903.750 120.500 1.144.750 7.169.750 TK 642 16.772.200 335.444 2.515.830 335.444 3.186.718 19.958.918 Cộng 62.782.700 1.255.654 9.417.405 1.255.654 11.928.713 74.711.413 Bảng tính giá thành sản phẩm Hợp đồng 82 Ngày bắt đầu: 28/ 06/ 2002 Loại sản phẩm: áo Jacket Ngày kết thúc: 30/07/2002 Số lượng: 4.872 sản phẩm ĐVT: đồng Khoản mục SP dở dang đầu kỳ CPSX phát sinh trong kỳ SP dở dang cuối kỳ Tổng giá thành Giá thành đơn vị CPNVLTT 640.866 10.146.000 10.786.866 2.214,053 CPNCTT 2.661.433 38.007.410 40.668.843 8.347,464 CPSXC 1.239.809 21.468.386 22.708.195 4.660,959 Cộng 4.542.109 69.621.796 74.163.905 15.222,476 Bảng tính giá thành sản phẩm Hợp đồng 83 Ngày bắt đầu: 20/ 07/ 2002 Loại sản phẩm: quần áo bảo hộ lao động Ngày kết thúc: 25/08/2002 Số lượng: 396 bộ ĐVT: đồng Khoản mục SP dở dang đầu kỳ CPSX phát sinh trong kỳ SP dở dang cuối kỳ Tổng giá thành Giá thành đơn vị CPNVLTT 1.019.000 1.019.000 CPNCTT 9.575.335 9.575.335 CPSXC 5.367.097 5.367.097 Cộng 15.961.432 15.961.432 Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty Ban giám đốc Khối KH- KD Khối KT- KCS Khối quản lý Khối sản xuất Phòng kinh doanh XNK Nhà kho Quản đốc PX, nhân viên kỹ thuật Phòng KT- TC Phòng hành chính lao động Phòng tạp vụ, bảo vệ Xưởng may Bảng phân bổ số 3 Bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định Tháng 04 năm 2003 ĐVT: đồng ( Biểu số 3) STT Chỉ tiêu Tỷ lệ khấu hao Nơi sử dụng Toàn doanh nghiệp TK627 TK642 NG KH I Số KH trích tháng trước 2.271.676.282 16.865.733 11.665.733 5.200.000 II Số KH tăng trong tháng III Số KH giảm trong tháng IV Số KH trích tháng này 2.271.672.282 16.865.733 11.665.733 5.200.000 - máy móc thiết bị 11% 1.539.167.782 14.604.038 10.204.038 4.400.000 - nhà cửa, vật kiến trúc 4% 678.508.500 2.261.695 1.461.695 800.000 Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung Tháng 04 năm 2003 ĐVT: đồng ( Biểu số 4) TK ghi có TK ghi nợ TK 152 TK 142 TK 334 TK 338 TK 214 TK 111 TK 112 Cộng TK 6271 6.025.000 1.144.750 7.169.750 TK 6272 2.445.000 2.445.000 TK 6273 1.320.000 1.320.000 TK 6274 11.665.733 11.665.733 TK 6277 3.817.000 3.817.000 TK 6278 418.000 418.000 Cộng 2.445.000 1.320.000 6.025.000 1.144.750 11.665.733 418.000 3.817.000 26.835.483 Sổ cái TK 621- CPNVLTT ĐVT :đồng Số dư đầu năm Nợ Có Ghi có các TK đối ứng nợ với TK này Tháng 1 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 12 Cộng Tk 152 9.988.000 NKCT 1 1.177.000 Cộng số PS nợ 11.165.000 Cộng số PS có 11.165.000 Số dư cuối tháng Nợ Có Sổ cái TK 622 – CPNCTT ĐVT: đồng Số dư đầu năm Nợ Có Ghi có các TK đối ứng nợ với TK này Tháng 1 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 12 Cộng Tk 334 39.985.500 Tk 338 7.597.245 Cộng số PS nợ 47.582.745 Cộng số PS có 47.582.745 Số dư cuối tháng Nợ Có Sổ cái TK627- CPSXC ĐVT : đồng Số dư đầu năm Nợ Có Ghi có các TK đối ứng nợ với TK này Tháng 1 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 12 Cộng Tk 152 2.445.000 Tk 142 1.320.000 Tk 334 6.025.000 Tk 338 1.144.750 Tk 214 11.665.733 NKCT 1 418.000 NKCT 2 3.817.000 Cộng số PS nợ 26.835.483 Cộng số PS có 26.835.483 Số dư cuối tháng Nợ Có Sổ cái TK 154- CPSXKDDD ĐVT :đồng Số dư đầu năm Nợ Có Ghi có các TK đối ứng nợ với TK này Tháng 1 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 12 Cộng Tk 621 11.165.000 Tk 622 47.582.745 Tk 627 26.835.483 Cộng số PS nợ 85.583.228 Cộng số PS có 74.163.905 Số dư cuối tháng Nợ Có 4.542.109 15.961.432 Bảng kê số 4 Tập hợp chi phí sản xuất theo đơn đặt hàng Tháng 04năm 2003 TK có TK nợ TK 142 TK 152 TK 214 TK 334 TK 338 TK 621 TK 622 TK 627 Các NKCT khác Tổng cộng NKCT 1 NKCT 2 TK154 HĐ 82 HĐ 83 11.165.000 10.146.000 1.019.000 47.582.745 38.007.410 9.575.335 26.835.483 21.468.386 5.367.097 85.583.228 69.621.796 15.961.432 TK621 HĐ 82 HĐ 83 9.988.000 9.607.000 381.000 1.177.000 539.000 638.000 11.165.000 10.146.000 1.019.000 TK622 HĐ 82 HĐ 83 39.985.500 31.939.000 8.046.500 7.597.245 6.068.410 1.528.835 47.582.745 38.007.410 9.575.335 TK627 HĐ 82 HĐ 83 1.320.000 2.445.000 11.665.733 6.025.000 1.144.750 418.000 3.817.000 26.835.483 21.468.386 5.367.097 Cộng 1.320.000 12.433.000 11.665.733 4 6.010.500 8.741.995 11.165.000 47.582.745 26.835.483 1.595.000 3.817.000 85.583.228 Nhật ký chứng từ số 7 Tập hợp chi phí sản xuất toàn công ty Tháng 07 năm 2003 Phần I: Tập hợp chi phí sản xuất toàn công ty TK có TK nợ TK 142 TK 152 TK 214 TK 334 TK 338 TK 621 TK 622 TK 627 Các NKCT khác Tổng cộng NKCT 1 NKCT 2 TK154 11.165.000 47.582.745 26.835.483 85.583.228 TK621 9.988.000 1.177.000 11.165.000 TK622 39.985.500 7.597.245 47.582.745 TK627 1.320.000 2.445.000 11.665.733 6.025.000 1.144.750 418.000 3.817.000 26.835.483 TK642 513.000 5.200.000 16.772.200 3.186.718 292.800 2.750.000 28.714.718 Cộng A 1.320.000 12.946.000 16.865.733 62.782.700 11.928.713 11.165.000 47.582.745 26.835.483 1.887.800 6.567.000 114.297.946 TK152 TK155 .. Cộng B - CộngA+B 1.320.000 12.946.000 16.865.733 62.782.700 11.928.713 11.165.000 47.582.745 26.835.483 1.887.800 6.567.000 114.297.946 Phần II : chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố stt Tên các TK chi phí sản xuất kinh doanh Yếu tố chi phí sản xuất kinh doanh Cộng Nguyên vật liệu Nhiên liệu động lực Tiền lương BHXH BHYT KPCĐ Khấu hao TSCĐ Chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí bằng tiền khác 1 TK 154 9.988.000 3.765.000 46.010.500 8.741.995 11.665.733 3.817.000 1.595.000 85.583.228 2 TK 621 9.988.000 1.177.000 11.165.000 3 TK 622 39.985.500 7.597.245 47.582.745 4 TK 627 3.765.000 6.025.000 1.144.750 11.665.733 3.817.000 418.000 26.835.483 5 TK 642 513.000 16.772.200 3.186.718 5.200.000 2.750.000 292.800 28.714.718 Cộng cuối tháng 9.988.000 4.278.000 62.782.700 11.928.713 16.865.733 6.567.000 1.887.800 114.297.946 Luỹ kế từ đầu năm Trích sổ theo dõi Nhập – Xuất – Tồn nguyên vật liệu Tháng 07 năm 2003 STT TK 152 ĐVT Tồn đầu tháng Nhập trong tháng Xuất trong tháng Tồn cuối tháng Đơn giá xuất Số lượng Số tiền Số lượng Số tiền Số lượng Số tiền Số lượng Số tiền 1 Thùng cát tôn 5 lớp Cái 250 5.750.000 176 4.048.000 74 1.702.000 23.000 2 Túi PE loại nhỏ Cái 5.000 3.250.000 4.290 2.788.500 710 461.500 650 .. .. .. .. .. .. .. .. .. 11 Dao cắt tay Cái 20 560.000 8 224.000 12 336.000 28.000 12 Lưỡi dao crom Hộp 5 27.000 10 66.000 7 43.400 8 49.600 6.200 .. .. .. .. .. .. .. .. .. 15 Đột vải Cái 25 62.500 15 37.500 10 25.000 2.5000 16 Kim may công nghiệp Hộp 15 1.200.000 5 400.000 10 800.000 80.000 .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. Cộng 14.728.000 172.800 9.988.000 4.912.800

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3151.doc
Tài liệu liên quan