Đề tài Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Chè Phú Thọ

Có nhiệm vụ quản lý, phác thảo tạo mẫu các mặt hàng theo đơn đặt hàng của khách hàng. Đồng thời kiểm tra đánh giá chất lượng sản xuất khi đưa vào nhập kho thành phẩm. Ngoài ra giúp giám đốc về kế hoạch giao khoán cho các xí nghiệp chịu trách nhiệm theo dõi giám sát kỹ thuật.Chịu trách nhiệm lập kế hoạch sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm, tổ chức thực hiện các hợp đồng kinh tế mà giám đốc đã ký, tiếp nhận và tiêu thụ sản phẩm, công tác MKT, cung ứng quản lý vật tư, nguyên nhiên vật liệu.

doc56 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1142 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Chè Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệp nguyên liệu trực thuộc nhà máy ) hạch toán báo sổ phụ thuộc, mỗi nhà máy có quy trình công nghệ sản xuất chè khác nhau, tập chung chủ yếu sản xuất 2 loại chè CTC và OTD vì vậy để kiểm soát nắm bắt các khoản chi phí và trên cơ sở đó tập hợp chi phí, tính giá thành mặt hàng phân xưởng sản xuất. định kỳ hàng quý, năm. Sơ đồ 3: Tổ chức bộ máy kế toán Công ty Chè Phú Thọ Ghi chú: Quan hệ chỉ đạo Quan hệ thông tin Kế toán trưởng Thủ quỹ Kế toán vốn bằng tiền Kế toán TSCĐ, vật tư hàng hoá Kế toán tổng hợp công nợ Kế toán tổng hợp NM CB chè Yên sơn Kế toán tổng hợp nhà mày CB chè Cẩm Khê 1.2.2 Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán: Theo chế độ kế toán hiện hành có 4 hình thức sổ kế toán để ghi chép các 1.2.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán: nghiệp vụ kinh tế phát sinh đó là: Hình thức sổ kế toán Nhật ký chung, hình thức Nhật ký sổ cái, Chứng từ ghi sổ, Nhật ký chứng từ. Hiện nay Công ty đang sử dụng phần mềm Kế toán SAS 3.0 và theo dõi sổ sách trên phần mềm kế toán theo hình thức nhật ký chung. Sơ đồ 4: Quy trình ghi sổ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmSổ kế toán vật tư, tiền lương TSCĐ, Vốn bằng tiền, phải thu , phải trả. Sổ kế toán Tổng hợp TK 621, TK 622, TK 627 Sổ kế toán tổng hợp TK 154, TK 631 + Báo cáo sản xuất. + Báo cáo chi phí sản xuất giá thành Chứng từ tài liệu phản ánh chi phí sản xuất phát sinh Sổ chi tiết chi phí sản xuất theo đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất + Bảng tổng hợp chi phí sản xuất. + Tính giá thành sản phẩm Sổ chi tiết chi phí sản xuất chung Tài liệu hạch toán về khối lượng sản phẩm sản xuất Ghi hàng ngày Đối chiếu, kiểm tra Ghi định kỳ, cuối kỳ PHẦN 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHÈ PHÚ THỌ 2.1 Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Chè Phú Thọ: 2.1.1 Đối tượng và phương pháp kế toán: Do đặc thù tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty gồm các đơn vị trực thuộc hạch toán báo sổ, địa bàn nằm rải rác trên 3 Huyện miền núi Huyện Thanh Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê có mục tiêu kinh doanh khác nhau ( Cụ thể: Các xí nghiệp nguyên liệu là sản phẩm chè búp tươi, sau đó chuyển về nhà máy sản xuất ra chè khô theo quy trình công nghệ từng phân xưởng tạo ra sản phẩm là chè đen CTC hoặc OTD). Vì vậy đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của Công ty là theo từng phân xưởng sản xuất. 2.2.2 Kế toán chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp: Các chi phí nguyên vật liệu chính được dùng trực tiếp cho sản xuất là than, điện, dầu chạy máy, nước Trong đó NVL chính trực tiếp sản xuất ra chè đen OTD chiếm tỷ trọng lớn nhất, đối với chè đen CTC và chè xanh cũng vậy, đó là chè búp tươi. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm các khoản chi phí về nguyên vật liệu chính, phụ, nhiên liệu được dùng trực tiếp cho sản xuất chế biến sản phẩm Chè. Chi phí nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm, chi phí nguyên vật liệu sử dụng để sản xuất sản phẩm tại Công ty chủ yếu là chi phí trực tiếp nên được tập hợp trực tiếp trên cơ sở trên các sổ mở cho từng đối tượng căn cứ vào chứng từ xuất kho vật tư và báo cáo sử dụng vật tư ở từng bộ phận sản xuất. Đối với chi phí nguyên vật liệu chính (Chè tươi) nửa thành phẩm mua ngoài có thể lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ là: Chi phí định mức, chi phí kế hoạch, chi phí nguyên vật liệu chính, khối lượng sản phẩm sản xuất. Đối với chi phí nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu tiêu chuẩn phân bổ có thể lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ là: Chi phí định mức, chi phí kế hoạch, chi phí nguyên vật liệu chính, khối lượng sản phẩm sản xuất. Để việc sử dụng NVL không bị lãng phí làm tăng giá thành của sản phẩm, công ty đã xây dựng khung định mức tiêu hao NVL cho từng loại sản phẩm. Định mức tiêu hao NVL được xây dựng căn cứ vào mức tiêu hao thực tế bình quân cho từng đơn vị sản phẩm sản xuất ra. Chứng từ kế toán: + Phiếu xuất kho + Hoá đơn mua hàng + Chứng từ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng Để theo dõi kịp thời nguyên vật liệu xuất dùng thực tế cho sản xuất với ghi chép, định kỳ kế toán tiến hành kiểm kê vật liệu tồn kho để đối chiếu và điều chỉnh cho phù hợp. Cuối tháng, Quý (năm) kế toán tính giá trị NVL xuất kho theo phương pháp nhập trước – xuất trước. Căn cứ vào kết quả tính toán, kế toán tập hợp chi phí NVLTT cho từng phân xưởng. Căn cứ vào lệnh cấp vật tư thủ kho tiến hành xuất NVL. Phiếu xuất kho được lập 3 liên: Một lưu tại cuống, một lưu tại đơn vị lĩnh và một liên gửi lên phòng kế toán. Biểu số 1: PHIẾU XUẤT KHO Ngày 03 tháng 9 năm 2007 Họ và tên người nhận hàng: Nguyễn Văn Thọ Phân xưởng: SX chè OTD STT Tên vật liệu Mã số Đơn vị Số lượng Yêu cầu Thực xuất Đơn giá Thành tiền 1 Chè búp A3 Kg 2.000 2.300 2 Sọt B1 Chiếc 100 3.000 3 Bao bì C1 Chiếc 40 3.500 . . . . . . . .. Cộng Phương pháp tập hợp chi phí NVL trực tiếp: Tại công ty để hạch toán chi phí NVL kế toán sử dụng tài khoản 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, TK 152 – Nguyên vật liệu, TK 1361 - Phải thu đơn vị nội bộ. Riêng TK 621 được mở chi tiết cho từng phân xưởng thể hiện ở sổ chi tiết TK 621 (Phân xưởng chè OTD), TK 621 (Phân xưởng chè CTC) và TK 1361 cũng được mở chi tiết cho các nhà máy sản xuất – tương ứng với các phân xưởng sản xuất chè. Ở phòng kế toán Nhà máy, sau khi nhận được phiếu xuất kho kế toán kiểm tra và ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ chi tiết nhập xuất vật tư phục vụ cho sản xuất từng phân xưởng. Căn cứ vào quyết toán quý (năm) giữa Công ty Nhà máy sản xuất, kế toán tổng hợp Công ty ghi sổ chi tiết TK621 cho từng phân xưởng (Phân xưởng chè OTD, phân xưởng chè CTC), đồng thời ghi có nguồn vốn phải thu đơn vị nội bộ - TK 1361. Do khoản chi phí này được ghi cho đúng đối tượng chịu chi phí nên khoản chi phí này không phải phân bổ. Biểu số 2: SỔ CHI TIẾT TK 621 (Quý 3/2007) Phân xưởng chè OTD Chứng từ Nội dung chứng từ TK ĐƯ Số phát sinh Nợ Có Ngày chứng từ Số 30/09/07 82 TT tiền chè Quý 4 cho các Xn nguyên liệu 1361 6.159.650.802 30/09/07 83 Chi phí vận chuyển nguyên liệu 1361 1.377.152.601 30/09/07 84 Chi phí thu mua, bảo quản hao hụt, chè búp tươi 1361 1.530.230.000 30/09/07 85 Chi phí nguyên vật liệu phụ sản xuất chè đen (sọt, bao bì ) 1522 469.770.000 Cộng phát sinh 9.506.803.403 Xem trên các sổ chi tiết của TK 621 ta thấy tổng số chi phí phát sinh ở phần xưởng chè OTD là: 89.506.803.403 (đ). Các số liệu này sẽ được phản ánh trên bảng tổng hợp chi tiết làm căn cứ đối chiếu phát sinh và ghi vào sổ chi phí sản xuất kinh doanh. Chi phí NVL trực tiếp từ sổ NKC được ghi vào Sổ cái TK621, theo các dòng cột tương ứng. Cuối tháng, Quý kế toán đối chiếu số liệu trên sổ cái với bảng tổng hợp chi tiết để theo dõi việc ghi chép.(Biểu số 3) Biểu số 3: SỔ CÁI TK 621 (Quý 3/2007) Tên tài khoản: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ĐVT: VNĐ Ngày chứng từ Số Nội dung chứng từ TK ĐƯ Số tiền Nợ Có 30/09/2007 82 TT tiền chè Quý 4 cho các Xn nguyên liệu 1361 6.159.650.802 30/09/2007 83 Chi phí vận chuyển nguyên liệu 1361 1.377.152.601 30/09/2007 84 Chi phí thu mua, bảo quản hao hụt, chè búp tươi 1361 1.530.230.000 30/09/2007 85 Chi phí nguyên vật liệu phụ sản xuất chè đen (sọt, bao bì ) 1522 469.770.000 30/09/2007 86 Kết chuyển CPNVL chè OTD – BK154 154 9.506.803.403 Cộng phát sinh 9.506.803.403 9.506.803.403 Trên sổ cái tk 621 tổng chi phí NVLTT của 2 phân xưởng đúng bằng tổng số chi phí NVL trên các sổ chi tiết. Số liệu trên sổ cái TK 621 là căn cứ để ghi vào sổ cái TK 154 phục vụ công tác tính giá thành sản phẩm. 2.2.3 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp: Chi phí nhân công t rực tiếp là những khoản chi phí phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất ra chè khô xuất khẩu bao gồm tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương (BHYT, BHXH,KPCĐ). Tại mỗi phân xưởng của công ty, công nhân trực tiếp sản xuất được trả theo lương khoán sản phẩm. Ở mỗi phân xưởng, tiền lương của công nhân phụ thuộc vào số lượng sản phẩm sản xuất ra và đơn giá của mỗi loại sản phẩm. Việc áp dụng phương thức trả lương này phù hợp với số lượng và chất lượng lao động mà công nhân đã bỏ ra do đó có tác dụng khuyến khích người lao động, thúc đẩy sản xuất tăng năng suất.Thành phần đơn giá tiền lương bao gồm: Lương cấp bậc, các khoản phụ cấp mang tính chất như lương: Tiền khu vực, độc hại, ca ba, lương trách nhiệm. (Biểu số 4) Căn cứ vào phiếu báo điều chỉnh hoàn thành và đơn giá lương theo sản phẩm, kế toán xã định tổng tiền lương theo sản phẩm như sau: Đơn giá tiền lương sản phẩm X Số lượng sản phẩm hoàn thành = Tổng tiền lương theo sản phẩm Sau khi tính được tổng số tiền lương theo sản phẩm, kế toán tính tiền lương cho nhân công trực tiếp sản xuất theo mức lương cấp bậc và thời gian làm việc thực tế của từng người. Trong quý 3/2007 theo số thống kê của phân xưởng số sản phẩm chè OTD sản xuất ra là: PX chè OT số lượng: 681.806 (Kg). Đơn giá lương: 518,20 đ Tổng lương theo sản phẩm của CNTT là: 353.304.200, Số công nhân là: 420 người Biểu số 4: Trích BẢNG TÍNH LƯƠNG SẢN PHẨM Tháng 9/2007 Họ và tên Bậc thợ Thời gian làm việc Hệ số lương Lương từng người Nguyễn Văn Hạnh 3/7 22 1,6 846.000 Trần Thị Thảo 4/7 20 1,8 1.025.000 Lê Quang Chiến 4/7 21 1.8 986.000 Bùi Thi Tuyết 3/7 20 1,6 782.000 .. . Cộng 153.304.200 Phươg pháp hạch toán: Để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp kế toán sử dụng tài khoản 622 – Chi phí nhân công trực tiếp, TK 334 - Phải trả công nhân viên, TK 338 - Phải trả phải nộp khác, riêng Tk 622 được chi tiết cho từng phân xưởng, TK 1361 - Phải thu nội bộ được lập chi tiết cho từng phân xưởng (từng đơn vị trực thuộc) Tại Công ty chi phí nhân công trực tiếp được tính cho từng đối tượng sử dụng, chi phí nhân công phát sinh trong phân xưởng nào thì được tập hợp trực tiếp cho phân xưởng đó. Do không liên quan đến nhiều đối tượng nên khoản chi phí này không phân bổ. Hàng tháng, căn cứ vào số lượng sản phẩm phân xưởng sản xuất ra kế toán tổng hợp tại phân xưởng lập “Bảng phân bổ tiền lương và Bảo hiểm xã hội. Trên cơ sở đó, Công ty ứng tiền cho các đơn vi trực thuộc để thanh toán tiền lương cho công nhân qua TK 1361, qua quyết toán kế toán tổng hợp với các đơn vị công ty phản ánh vào sổ nhật ký chung, sổ chi tiết TK 622. Biểu số 5: SỔ CHI TIẾT TK 1361 (Quý 3/2007) NM CB Chè Cẩm Khê – SX OTD Chứng từ Diễn giải TKĐƯ Số phát sinh Ngày Số Nợ Có 01/09/07 324 Ứng tiền trả cho CNTT 1111 360.304.200 01/09/07 325 Ứng tiền phụ cấp ca 3, độc hại SX tháng 12/06 1111 22.995.630 01/09/07 123 TT lương CNTT SX 3341 353.304.200 01/09/0 164 CN TT SX được thanh toán tiền phụ cấp độc hại 622 12..021.000 .. .. . Phương pháp lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH: Hàng tháng trên cơ sở các chứng từ về lao động, tiền lương, kế toán tiến hành phân loại và tổng hợp số tiền lương phải trả cho từng đối tượng sử dụng lao động để ghi vào cột thuộc phần ghi có của TK 334 tương ứng với các dòng phù hợp. Biểu số 6: SỔ CHI TIẾT TK 622 (Quý 3/2007) Chứng từ Diễn giải TKĐƯ Số phát sinh Ngày số Nợ Có .. . . .. . 30/09/07 160 Lương phải trả công nhân 3341 353.304.200 30/09/07 161 Trích BHXH 3383 52.995.630 30/09/07 162 Trích BHYT 3384 7.066.084 30/09/07 164 CN TT SX được thanh toán tiền phụ cấp độc hại 1361 12.021.000 30/09/07 165 Thanh toán tiền bồi dưỡng ca 3 1361 11.100.000 .. .. Cộng phát sinh 527.661.832 Các khoản trích theo lương được tính như sau: - Kinh phí công đoàn: Căn cứ vào lương thực tế của từng đối tượng sử dụng lao động và tỷ lệ trích quy định là 2% để tính và ghi vào cột kinh phí công đoàn (TK 3382) thuộc phần ghi có của TK 338 ở các dòng phù hợp. Ví dụ: Trích kinh phí công đoàn Quý 3/2007 của công nhân trực tiếp sản xuất của PX chè OTD: 353.304.200 X 2% = 7.066.084 đ. Số liệu này được phản ánh vào cột kinh phí công đoàn TK 3382 thuộc phần ghi Có của TK 338 và dòng 1, đối tượng sử dụng lao động là phân xưởng chè OTD thuộc phân ghi nợ của TK 622. Tính tương tự như vậy cho tất cả các đối tượng sử dụng khác. Trích BHXH và BHYT: Căn cứ vào lương cơ bản của từng đối tượng sử dụng lao động và tỷ lệ trích là 15% đối với BHXH và 2% đối với BHYT tính vào chi phí sản xuất, số liệu tính toán được ghi vào cột BHXH (TK 3383), BHYT (TK3384) thuộc phần ghi Có của TK 338 ở các dòng phù hợp. + Bảo hiểm xã hội: 353.304.200 x 15% = 52.995.630 đ + Bảo hiểm Y tế: 353.304.200 x 2% = 7.066.084 đ Các số liệu này sẽ được ghi vào cột BHXH, BHYT, KPCĐ thuộc phần ghi Có của TK 338 và ghi Nợ của Tk 622. Theo quy định, các khoản trích BHYT, BHXH, KPCĐ tính theo lương phải trả của từng đối tượng sử dụng la động nào thì được tính trực tiếp cho đối tượng đó. Khoản chi phí NCTT từ sổ NKC sẽ được ghi vào sổ cái Tk 622. Cuối tháng kế toán đối chiếu số liệu trên sổ cái với số liệu trên bảng tổng hợp chi tiết và số liệu này là căn cứ ghi vào sổ cái Tk 154 Biểu số 7: Trích sổ cái TK 622 ( Quý 3/2007) Tên tài khoản: Chi phí nhân công trực tiếp Đơn vị: VNĐ Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Số phát sinh Ngày Số Nợ Có .. .. .. 30/09/07 160 Lương phải trả công nhân 3341 353.304.200 30/09/07 161 Trích BHXH 3383 52.995.630 30/09/07 162 Trích BHYT 3384 7.066.084 30/09/07 163 Trích KPCĐ 3382 7.066.084 30/09/07 164 CN TT SX được thanh toán tiền phụ cấp độc hại 1631 12.021.000 30/09/07 165 Thanh toán tiền bồi dưỡng ca 3 1361 11.100.000 .. .. . 30/09/07 Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp 154 527.661.832 Cộng phát sinh Nội dung sổ cái tài khoản 622: Phản ánh chi phí nhân công trực tiếp lương và các khoản trích theo lương của từng phân xưởng trên số cái TK 622. khoản chi phí NCTT tập hợp được là: Phân xưởng chè OTD: 527.661.832 (đ). Số liệu này sẽ được ghi vào sổ cái TK 154 – Chi phí SXKDD đê phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm. 2.2.4 Kế toán chi phí sản xuất chung: Tại công ty, kế toán sử dụng TK 627 – Chi phí SXC thể hiện ở Sổ cái TK 627, để tập hợp chi phí sản xuất chung cho từng phân xưởng, TK 627 được mở chi tiết cho từng phân xưởng (Phân xưởng chè OTD, phân xưởng chè CTC) Vì các khoản chi phí này ở các Công ty là rất phức tạp nên kế toán mở các TK cấp 2 và tập hợp chi phí, ghi sổ cụ thể như sau: Chi phí nhân viên phân xưởng: Được tập hợp theo từng địa điểm phát sinh có nghĩa là chi phí NV phân xưởng phát sinh ở phân xưởng nào thì được tính vào phân xưởng đó. Để hạch toán chi phí này kế toán sử dụng tài khoản 6271. (Biểu số 8) Hàng tháng, kế toán căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và BHXH, lấy số liệu ở cột tiền lương ở phần ghi Có TK 334 và phần ghi Nợ TK 627 ( Chi phí NV PX) để phản ánh vào nhật ký chung rồi ghi vào sổ cái TK 6217, Sổ cái TK 627. Các khoản trích BHYT, BHXH, KPCĐ được tính vào chi phí nhân công phân xưởng. Tại công ty lương thời gian được tính như sau: Lương thời gian = Lương cơ bản x bậc lương kỹ thuật 22 ngày X Số ngày là việc hưởng lương thời gian Biểu số 8: TRÍCH SỔ CÁI TK 6271 (Quý 3/2007) Tên tài khoản : Chi phí nhân công phân xưởng chè OTD Đơn vị: VNĐ Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Số phát sinh Ngày Số Nợ Có .. .. .. 30/09/07 Nhân viên quản lý – Chè OTD 334 26.231.162 30/09/07 K/C Chi phí – PX OTD 154 26.231.162 Cộng Trên sổ cái TK 6271 khoản chi phí nhân viên phân xưởng tập hợp được ở phân xưởng chè OTD là: 26.231.162 (đ) Chi phí nguyên vật liệu: Tại Công ty khoản chi về NVL bao gồm các khoản chi phí NVL xuất dùng phục vụ sản xuất cho PX chè OTD bao gồm: bảo hộ lao động, Phụ tùng, nhiên liệu để sửa chữa bảo dưỡng TSCĐ Căn cứ vào chứng từ là các phiếu xuất kho Kế toán tiến hành ghi vào các sổ kế toán liên quan cuối tháng kế toán tổng hợp lại giá trị vật liệu xuất dùng cho PX, để tập hợp khoản chi này kế toán sử dụng TK 6227 – Chi phí nguyên nhiên vật liệu. (Biểu số 9) + Nếu vật liệu được mua bằng tiền mặt đưa vào phục vụ sản xuất ngay sẽ được ghi trực tiếp vào sổ nhật ký chung rồi vào sổ cái TK 6227, sổ cái tài khoản 627. Trong tháng 09/2007, tại PX chè OTD có 3 phiếu chi TM mua vật tư phục vụ sản xuất. + Nếu NVL mua về sử dụng ngay mà chưa trả tiền cho người bán thì sẽ được phản ánh trực tiếp vào sổ chi tiết TK 331 - Phải trả người bán rồi ghi vào sổ cái TK 6272 và Sổ Cái TK 627 cho từng PX. Tháng 09/2007 giá trị các khoản chi phí này tập hợp sổ chi tiết TK 331 là : 38.053.393 (đ) Biểu số 9: TRÍCH SỔ CÁI TK 6227 (Quý 3/2007) Tên tài khoản: Chi phí Vật liệu Đơn vị: VNĐ Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Số phát sinh Ngày Số Nợ Có .. .. .. 30/09/07 325 Mua vật tư phục vụ cho sản xuất chè OTD 1111 3.953.500 30/09/07 326 Chi sửa chữa máy nghiền 1111 4.297.700 30/09/07 327 Mua vật tư phục vụ sản xuất PX OTD 152 446.900 30/09/07 328 Xuất BHLĐ, CCDCLĐ cho phân xưởng OTD 152 28.720.892 30/09/07 329 Xuất PT, VL, NL sửa chữa dụng cụ OTD 331 31.432.846 30/09/07 330 Mua phụ tùng, NL, sửa chữa máy móc ở PX OTD 154 38.053.393 . .. 30/09/07 Kết chuyển CPVL, PX OTD 254.961.631 Cộng phát sinh Chi phí công cụ dụng cụ: Khoản này tại công ty khi xuất công cụ dụng cụ đã ghi ró đối tượng sử dụng. Quý 3/2007 chi phí CCDC là: 50.010.000 đ. Căn cứ vào bảng kê chi tiết TK 1421 – Chi phí trả trước ghi vào sổ Cái TK 6273 đồng thời ghi vào sổ Cái TK 627. (Biểu số 10) Biểu số 10: TRÍCH SỔ CÁI TK 6237 (Quý 3/2007) Tên tài khoản: Chi phí công cụ dụng cụ Đơn vị: VNĐ Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Số phát sinh Ngày Số Nợ Có .. .. .. 30/09/07 BK 1421 Phân bổ CCDC – PX OTD 1421 50.010.000 30/09/07 K/C Chi phí CCDC – PX OTD 154 50.010.000 Cộng Chi phí khấu hao tài sản cố định: Bao gồm chi phí KH TSCĐ ở từng phân xưởng, dây truyền công nghệ, thiết bị nhà xưởng . TSCĐ của Công ty bao gồm rất nhiều loại có giá trị khác nhau song chúng được chia làm 3 nhóm chủ yếu: +Máy móc thiết bị + Phương tiện vận tải + Nhà cửa vật kiến trúc Mức trích khấu hao hàng tháng của một tài sản cố định được xác định theo công thức Mức khấu hao tháng Nguyên giá = Số năm sử dụng x 12 Hàng tháng kế toán TSCĐ dựa vào bảng TSCĐ của Công ty lần lượt tính khấu hao của từng TSCĐ. Trên bảng TSCĐ của Công ty chỉ rõ những TSCĐ nào phải trích khấu hao để tính chi phí sản xuất cho từng phân xưởng. Số liệu tính toán được ghi vào sổ cái TK 6274, sổ cái TK 627. Biểu số 11: TRÍCH SỔ CÁI TK 6274 (Quý 3/2007) Tên tài khoản: Chi phí khấu hao phân xưởng Đơn vị: VNĐ Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Số phát sinh Ngày Số Nợ Có .. .. .. 30/09/2007 Trích KH TSCĐ – PX OTD 2141 254.883.508 30/09/2007 K/C Chi phí khấu hao Quý 3/2007– PX OTD 154 254.883.598 Cộng Chi phí dịch vụ mua ngoài: Ở Công ty chi phí dịch vụ mua ngoài bao gồm: Các khoản chi phí về tiền điện, tiền nước sinh hoạt của CBCNV, tiền điện thoại được sử dụng ở toàn Công ty. Tiền điện: Tại Công ty, tất cả cac khoản chi tiền điện trả trong tháng (chỉ 1 phần nhỏ chi phí điện được đưa ra ngoài chi phí sản xuất) đều được tập hợp hết vào chi phí SXC cho PX OTD. (Biểu số 12) Hàng tháng, căn cứ vào hoá đơn GTGT của Sở điện lực, kế toán tập hợp và phản ánh số liệu đó vào TK 1121 – TGNH sau đó là Sổ Cái TK 6277, sổ Cái TK 627. Cuối quý, tính giá trị thực tế được sử dụng để tính giá thành sản phẩm về chi phí điện là tổng số tiền điện phải nộp trừ đi số tiền được loại ra khỏi chi phí sản xuất: 177.599.904 – 8.687.100 = 168.912.804 đ Tiền điện thoại: Các khoản chi về tiền điện thoại hạch toán tương tự. Đối với chi phí tiền nước, phần chi này bao gồm tiền nước sinh hoạt của cán bộ công nhân viên phải trả ở Công ty Cổ phần Chè Phú Thọ (Vì đã dùng nước của Công ty ) còn nước dùng vào sản xuất do công ty tự bơm nên chỉ mất chi phí tiền điện. Biểu số 12: TRÍCH SỔ CÁI TK 6277 (Quý 3/2007) Tên TK: Chi phí dịch vụ mua ngoài Đơn vị: VNĐ Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Số phát sinh Ngày Số Nợ Có .. .. .. 09/09/07 Chi tiền điện kỳ 1 1211 59.955.804 15/09/07 Chi tiền điện kỳ 2 1121 28.198.700 25/09/07 Chi tiền điện kỳ 3 1121 58.146.100 25/09/07 Tiền điện thoại 1121 170.418 25/09/07 Tiền điện thoại 1121 5.847.979 30/09/07 Tiền điện thoại 331 453.799 30/09/07 Tiền điện CBCNV 09/07 331 1.299.300 30/09/07 Tiền điện CBCNV SX OTD 331 755.900 30/09/07 Tiền nước sinh hoạt Công ty CP chè 331 3.600.000 30/09/07 Tiền điện CBCNV 09/07 334 707.200 30/09/07 Trừ tiền điện thoại 334 870.600 30/09/07 K/C chi phí DV mua ngoài 154 188.811.400 Chi phí khác bằng tiền: (Biếu số 13) Ở phân xưởng OTD chi phí khác bằng tiền gồm: Chi phí phát sinh gián tiếp Phân xưởng, chi phí phát sinh trực tiếp phân xưởng và một số chi phí khác. Hàng tháng kế toán căn cứ vào hoá đơn chi tiền của từng tài khoản sẽ phản ánh vào sổ Cái TK 6278, TK 627, Sổ cái TK 1111. Đối với một số khoản chi chưa được thanh toán, sẽ được phản ánh vào bảng kê chi tiết TK 331 để ghi vào các sổ kế toán liên quan. Tập hợp chi phí khác bằng tiền phát sinh trong quý 3/2007 là: 222.634.619 đồng. Biểu số 13: TRÍCH SỔ CÁI TK 6278 (Quý 3/2007) Tên tài khoản: Chi phí bằng Tiền khác Đơn vị: VNĐ Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Số phát sinh Ngày Số Nợ Có .. .. .. 09/09/07 Chi phát sinh trực tiếp phân xưởng 1111 51.039.500 24/09/07 Chi phát sinh gián tiếp phân xưởng 1111 52.547.500 25/09/07 Các chi phí khác 331 19.047.500 . 30/09/07 K/C Chi phí bằng tiền 154 222.634.619 Cộng Xác định tổng chi phí SXC ở từng PX: (Biểu số 14) Các chi phí sản xuất chung phát sinh được phản ánh vào sổ cái TK 627, trên sổ cái Tk 627 khoản chi phí phát sinh chung tập hợp được là: Phân xưởng sản xuất Chè OTD : 997.532.241 (đ), số liệu này được ghi vào sổ cái TK 154 phục vụ công tác tính giá thành. Biểu số 14: TRÍCH SỔ CÁI TK 627 (Quý 3/2007) Tên tài khoản: Chi phí sản xuất chung Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Số phát sinh Ngày Số Nợ Có .. .. .. 09/09/07 Chi phát sinh trực tiếp phân xưởng 1111 51.039.500 09/09/07 Chi tiền điện kỳ 1 1121 59.955.804 21/09/07 Chi phí khác 1111 19.047.619 25/09/07 Tiền điện thoại 1121 5.847.799 30/09/07 Lương công nhân PX OTD 334 26.231.165 Xuất NVL dùng sản xuất PX OTD 152 160.152.738 30/09/07 Mua vật tư phục vụ sản xuất PX OTD 152 3.953.500 30/09/07 Chi sửa chữ khuôn tôn PX OTD 1111 2.297.000 30/09/07 Mua vật tư phục vụ sản xuất PX OTD 1111 446.900 30/09/07 Mua PT NL sửa chữa máy móc PX OTD 331 78.053.393 30/09/07 Phân bổ CCDC – PX OTD 142 20.010.000 30/09/07 30/09/07 Kết chuyển chi phí – PX OTD 154 997.532.413 Cộng PS Ngoài ra, tại doanh nghiệp các khoản chi phí sản xuất chung còn được tập hợp vào sổ chi tiết của TK 627 theo từng phân xưởng. Các số liệu trên sổ chi phí sản xuất chung được ghi vào s ổ chi phí sản xuất kinh doanh phục vụ công tác tính giá thành. 2.2.5 Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang Chi phí sản xuất ở mỗi phân xưởng sau khi đã được tập hợp riêng theo từng khoản mục: Chi phí nhân công trực tiếp, Chi phí NVL trực tiếp, Chi phí SXC được kết chuyển để tính giá thành sản phẩm cho từng phân xưởng. Nhưng nội dung trình bày, em tập chung vào một đối tượng tập hợp chi phí sản xuất chung phân xưởng chè OTD: (Biểu số 15) Tập hợp chi phí SX PX OTD (Do áp dụng phương pháp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên), kế toán sử dụng TK 154 để tập hợp chi phí sản xuất thể hiện ở sổ cái TK 154. Số liệu trên sổ cái TK 621, TK 622, TK 627 sản xuất thể hiện ở sổ chi phí SXKD - TK 154, số liệu trên các sổ chi tiết của các TK tương ứng là căn cứ ghi vào sổ chi phí sản xuất kinh doanh cho từng phân xưởng. Biểu số 15: TRÍCH SỔ CÁI TK 154 (Quý 3/2007) Tên tài khoản: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Đơn vị: VNĐ Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Số phát sinh Ngày Số Nợ Có .. .. 30/09/07 K/C CPNVL TT – PX OTD 621 9.506.803.403 30/09/07 K/C CP NCTT – PX OTD 622 527.661.823 30/09/07 K/C CPSX chung – PX OTD 627 995.580.245 30/09/07 Giá vốn sản phẩm nhập kho của PX OTD 155 11.030.045.471 Cộng phát sinh Công ty sử dụng TK 154 để tập hợp chi phí sản xuất, TK 154 được mở chi tiết cho từng phân xưởng từng loại mặt hàng sản xuất. Dựa vào sổ kế toán và các khoản mục chi phí đã trình bày ở phần trên, TK 154 tập hợp chi phí sản sau: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Qua các bút toán kết chuyển: Tập hợp chi phí NVL trực tiếp: Nợ TK 154: 9.506.803.403 Có TK 621: 9.506.803.403 Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp: Nợ TK 154: 527.661.832 Có TK 622: 527.661.832 Tập hợp chi phí sản xuất chung: Nợ TK 154: 997.532.413 Có TK 627: 997.532.413 (Thể hiện qua sổ cái TK 154, đã trình bày ở trên) Các chi phí phát sinh trong kỳ được ghi vào sổ chi tiết TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Tính giá thành sản phẩm và phương pháp tính giá thành sản phẩm dở dang Để tính giá thành cho các mặt hàng SX chè hoàn thành trong tháng trước hết phải đánh gía sản phẩm dở dang cuối kỳ. Công ty đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo phương pháp sản lượng hoàn thành tương đương và tính gía thành theo phương pháp hệ số. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang: Quý 3/07 SX chè OTD hoàn thành: 51.380 kg chè đen OP, 181.960 k g chè đen P, 154.950 kg chè đen FBOP, 157.370 kg chè đen PS, 266.150 kg chè đen BPS, 125.090 kg chè đen Fx, 25.770 kg chè đen Dust. Còn dở 163.653 kg chè đen các loại, mức độ hoàn thành 50%. Chi phí dở dang đầu kỳ là : 4.450.078 Tính quy đổi sản lượng thực tế ra sản lượng tiêu chuẩn, trong đó: Sản phẩm chè đen OP có hệ số bằng 1, chè đen P có hệ số 0,9: FBOP là 0,8; PS là 0,7; bps LÀ 0,6: FX là 0,5 : Dust là 0,4 . Q = Qi * Hi . Trong đó :Qi là sản lương thực tế Hi là hệ số tính giá quy ước . Q = ( 51,380 * 1 ) + ( 181,960 * 0,9 ) + (154,940 * 0,8 ) + (157,370 * 0,7)+ (266,105 * 0,6 ) + (125,090 * 0,5 ) + ( 25,770 * 0,4 )= 681,806 (sp) * Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ : X Q’đ Dck = Dđk + Ctk Qht x Q’t Trong đó : Dck = CP sản phẩm dở cuối kỳ D đk là chi phí sản phẩm dở đầu kỳ . Ctk là CPSX phá sinh trong kỳ . Q ht là khối lượng SP hoàn thành . Qd là khối jượng SP làm dở tương đương . 3.525.913 + 9.506.803.403 Dck 621= x 163.650 = 1.381.815.011 đ 926.670 + 163.650 191.353 + 527.661.832 Dck 622= x 81.825 = 41.351.645 đ 926.670 + (163.650 x 50%) 364.906 + 997.532.413 Dck 622= x 81.825 = 78.197.030 đ 1.044.495 2.2 Tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Chè Phú Thọ . 2.2.1 Đối tượng và kỳ tính giá thành : Để tính giá thành sản phẩm ,việc cần thiết đầu tiên trong toàn bộ công việc là xác định đúng đối tượng tính giá thành . Đối tương tính giá thành là các loại sản phẩm , công việc ,dịch vụ do công ty sản xuất ra cần phải tính giá thành. Công ty cổ phầ chè phú thọ có nhiệm vụ chính lẩn xuất chè đen xuất khẩu OTD chất lượng cao phục vụ cho nhu cầu khách hàng . Để xác định đúng đối tượng tính giá thành cần phải căn cứ vào quy trình công nghệ và tổ chức sản xuất . * Về mặt quy trình công nghệ : Do đặc điểm quy trình công nghệ giản đơn khép kín liên tục từ khâu đưa nguyên liệu vào cho đến khi tạo ra sản phẩm. Kết quả của quá trình sản xuất không tạo ra bán thành phẩm mà chỉ tạo ra thành phẩm .thực thể cấu tạo nên chè OTD .nguyên liêụ chính là chè búp tươi. Khi đưa vao sản xuất là phải dùng hết nếu không chè búp tươi sẽ bị ngót, hỏng .Vì vậy khi tập hợp chi phí tính giá thành sản phẩm.Kế toán công ty không phải tính giá trị sản phẩm làm dở cuối kỳ và tổng chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kỳ chính là tổng giá thành sản phẩm . * Về mặt tổ chức sản xuất : Công ty tổ chức sản xuất hàng loạt sản phẩm chè OTD ( chè OP.P . FBOP . BPS .F . Dust ). Từ những đặc điểm trên, kế toán đã xác định đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn toàn ở giai đoạn cuối cùng (chè OTD). Để giúp cho công tác tổ chức kế toán tính giá thành sản phẩm một cách khoa học hợp lý phát huy được vai trò kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, mặt khác do quy trình sản xuất chế tạo ra sản phẩm rất ngắn xen kẽ liên tục và phụ thuộc vào quyết toán các đơn vị trực thuộc nên Công ty xác định kì tính giá thành là một quý và vào thời điểm cuối quý phù hợp với đối tượng tính giá thành . 2.2.2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm : Tại công ty , sản phẩm được sản xuất ra trên dây truyền khép kín, xen kẽ liên tục. Đối tượng tính giá thành là từng sản phẩm phù hợp với đối tượng kế toán tập hợp chi phí nên Công ty tính giá thành theo hệ số. Biểu số 16: Bảng tính giá thành và giá thành đơn vị của SP tiêu chuẩn theo từng khoản mục . Khoản mục D đk Ctk Dck tổng Z Z đơn vị 1.Cp NVL trực tiếp 3.528.913 9.506.803.403 1.381.815.011 8.128.517.306 11.922 2.Cp nhân công trực tiếp 191.353 527.661.832 41.351.645 486.501.540 713.5 3 .Cp sx chung 364.906 997.532.413 78.197.039 919.700.289 1.349 Tổng cộng 4.085.172 11.031.997.648 1.501363.695 9.534.719.135 13.984.5 Tính giá thành và giá thành đơn vị cho từng loại chè QiHi x Dđk + Ctk – Dck = Tổng giá thành Qht Tổng giá thành Tổng giá thành Qi = Biểu số 17: *Bảng tính giá thành sản phẩm chè đen OP . số lượng : 181.960. Đơn vị VN đồng . khoản mục Giá đơn vị sp quy đổi Z sp chè OP Z đơn vị 1 .cp NVL trực tiếp 11.922 612.552.360 11.922 2 Cp nhân công trực tiếp 713.5 36.659.630 713,5 3 cp sx chung 1.349 69.311.620 1.349 tổng cộng 13.984.5 718.523.610 13.984,5 Biểu số 18: Bảng tính giá thành sản phẩm chè đen P Số lượng : 154.950 kg Đơn vị : VN đồng . Khoản mục Giá đơn vị sp quy đổi Z sp chè P Z đơn vị 1 .cp NVL trực tiếp 11.922 1.952.394.408 10.729,8 2 Cp nhân công trực tiếp 713,5 116.845.614 642 3 cp sx chung 1.349 220.917.636 1.214 Tổng cộng 13.984,5 2.290.157.658 12.585,8 Biếu số 19: Bảng tính giá thành sản phẩm chè đen FBOP Số lượng: 154.950 kg Đơn vị: VN đồng Khoản mục Giá đơn vị sp Z sp chè FBOP Z đơn vị 1.Cp NVL trực tiếp 11.922 1.477.851.120 9.537,6 2. Cp nhân công trực tiếp 713,5 88.445.460 570,8 3. cp sx chung 1.349 167.222.040 1.079,2 Tổng cộng 13.984,5 1.733.510.620 11.187,6 Biếu số 20: Bảng tính giá thành sản phẩm chè đen PS Số lượng: 157.370 kg Đơn vị: VN đồng Khoản mục Giá đơn vị sp Z sp chè PS Z đơn vị 1 .Cp NVL trực tiếp 11.922 1.313.315.598 8.345,4 2 Cp nhân công trực tiếp 713,5 78.598.446,5 499 3 cp sx chung 1.349 148.604,591 944 Tổng cộng 13.984,5 1.540.518.535 9.788,4 Biểu số 21: Bảng tính giá thành sản phẩm chè đen BPS Số lượng: 266.150kg Đơn vị: VN đồng Khoản mục Giá đơn vị sp Z sp chè BPS Z đơn vị 1 .Cp NVL trực tiếp 11.922 1.903.824.180 7.153 2 Cp nhân công trực tiếp 713,5 113.938.815 428 3 cp sx chung 1.349 215.421.810 809 Tổng cộng 13.984,5 2.233.184.805 8.390 Biểu số 22: Bảng tính giá thành sản phẩm chè đen Fx Số lượng: 125.090kg Đơn vị: VN đồng Khoản mục Giá đơn vị sp Z sp chè Fx Z đơn vị 1 .Cp NVL trực tiếp 11.922 745.661.490 5.961 2 Cp nhân công trực tiếp 713,5 44.625.857,5 356,7 3 cp sx chung 1.349 84.373.205 674,5 Tổng cộng 13.984,5 874.660.552,5 6.992,2 Biểu số 23: Bảng tính giá thành sản phẩm chè đen Dust Số lượng: 25.770kg Đơn vị: VN đồng Khoản mục Giá đơn vị sp Z sp chè Dust Z đơn vị 1 .Cp NVL trực tiếp 11.922 122.891.976 4.769 2 Cp nhân công trực tiếp 713,5 7.354.758 258,4 3 cp sx chung 1.349 13.905.492 539,6 Tổng cộng 13.984,5 144.152.226 5.594 PHẦN 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHÈ PHÚ THỌ. 3.1 Đánh giá khái quát tình hình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Chè Phú Thọ. Qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Chè Phú Thọ em đã học hỏi được rất nhiều điều về công tác kế toán của Công ty nói chung và công tác chi phí sản xuất và giá thành nói riêng.. 3.1.1 Về tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần Chè Phú Thọ. Công tác kế toán ở Công ty theo hình thức kế toán nhật ký chung, do đó rất dễ hiểu, đơn giản, dề làm, dễ phân công lao động kế toán đồng thời thuận tiện cho việc Công ty sử dụng phần mềm kế toán vào công tác kế toán. Cùng với sự ứng dụng công nghệ máy móc hiện đại vào sản xuất sản phẩm là sự ứng dụng phần mềm kế toán và công tác kế toán tại Công ty. Do đó việc kế toán trở nên dễ dàng thuận tiện, nhiều sổ sách được ghi chép đầy đủ rõ ràng. hình thức tổ chức công tác kế toán tập chung tạo nên sự đồng nhất về sổ sách, chứng từ, phòng kế toán có sự phân công công việc hợp lý rất dễ làm và tiện cho việc theo dõi chỉ đạo của Ban giám đốc. Công tác kế toán giá thành theo phương pháp hệ số và đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp sản lượng hoàn thành tương đương cũng rất phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty. Với phương pháp tính giá này sản phẩm chè được tính giá đúng, hợp lý với chất lượng chi phí bỏ ra. Đồng thời do sự phân loại sản phẩm hợp lý nên sự lựa chọn phương pháp tính giá hệ số là rất đúng, rất sát với lượng chi phí từng loại chè. Do mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty gồm 2 nhà máy chế biến chè hạch toán báo sổ phụ thuộc, vì vậy để kiểm soát, nắm bắt các khoản chi phí phòng tài vụ kết hợp với phòng kế toán tổng hợp có nhiệm vụ làm quyết toán các xí nghiệp trực thuộc: Kiểm tra chứng từ, thu chi tiền mặt và chi phí hợp lý hợp lệ để tập hợp số liệu làm quyết toán chung toàn Công ty. Như vậy bộ máy kế toán của Công ty có nhiệm vụ tổ chức thực hiện toàn bộ công tác kế toán trong Công ty, giúp giám đốc quản lý tốt các hoạt động trong Công ty. 3.1.2 Về đặc điểm kế toán chi phí nguyên, vật liệu trực tíêp: Tại Công ty các chi phí nguyên vật liệu chính được dùng trực tiếp cho sản xuất là than, điện, dầu chạy máy, nước NVL chính trực tiếp sản xuất ra chè đen OTD chiếm tỷ trọng lớn nhất, đối với chè đen CTC và chè xanh cũng vậy, đó là chè búp tươi. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm các khoản chi phí về nguyên vật liệu chính, phụ, nhiên liệu được dùng trực tiếp cho sản xuất chế biến sản phẩm Chè. Chi phí nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm, chi phí nguyên vật liệu sử dụng để sản xuất sản phẩm tại Công ty chủ yếu là chi phí trực tiếp nên được tập hợp trực tiếp trên cơ sở trên các sổ mở cho từng đối tượng căn cứ vào chứng từ xuất kho vật tư và báo cáo sử dụng vật tư ở từng bộ phận sản xuất. Đối với chi phí nguyên vật liệu chính (Chè tươi) nửa thành phẩm mua ngoài có thể lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ là: Chi phí định mức, chi phí kế hoạch, chi phí nguyên vật liệu chính, khối lượng sản phẩm sản xuất. Để việc sử dụng NVL không bị lãng phí làm tăng giá thành của sản phẩm, Công ty đã xây dựng được khung định mức tiêu hao NVL cho từng loại sản phẩm. Định mức tiêu hao NVL được xây dựng căn cứ vào mức tiêu hao thực tế bình quân cho từng đơn vị sản phẩm sản xuất ra. Trong quá trình hạch toán đã hạn chế được việc ghi chép trùng lặp nhưng vẫn đảm bảo được tính thống nhất nguồn số liệu ban đầu, do đó việc tổ chức công tác hạch toán ở Công ty hoàn toàn phù hợp với yêu cầu thực tế của đơn vị, phù hợp với đội ngũ nhân viên kế toán. 3.1.3 Về tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang.. Để xác định đúng đối tượng tính giá thành cần căn cứ vào quy trình công nghệ và tổ chức sản xuất. Khi tập hợp chi phí tính giá thành sản phẩm kế toán công ty không phải tính gía trị làm dở cuối kỳ và tổng chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kỳ chính là tổng giá thành sản phẩm. Từ những đặc điểm nói trên, kế toán đã xác định đúng đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành ở giai đoạn cuối cùng (Chè OTD). Để giúp cho công tác tổ chức kế toán tính giá thành sản phẩm một cách khoa học hợp lý phát huy được vai trò kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, mặt khác do chu kỳ sản xuất chế tạo ra sản phẩm rất ngắn xen kẽ liên tục và phụ thuộc vào quyết toán đơn vị trực thuộc nên công ty xác định giá thành là 1 quý và vào thời điểm cuối quý phù hợp với đối tượng tính giá thành. Công tác giá thành theo phương pháp hệ số và đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp sản lượng hoàn thành tương đương cũng rất phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty. Với phương pháp tính giá thành này sản phẩm Chè được tính giá đúng, hợp lý với chất lượng chi phí đã bỏ ra. Đồng thời do sự phân loại sản phẩm hợp lý nên lựa chọn phương pháp hệ số là rất đúng, rất sát với chi phí của từng loại Chè. 3.1.4 Về kế toán chi phí sản xuất chung. Phân loại chi phí sản xuất: Đây là nội dung trọng tâm đầu tiên cần phải thực hiện để phục vụ tốt cho việc tổ chức theo dõi, tập hợp chi phí để tính giá thành sản phẩm và kiểm soát chặt chẽ các loại chi phí sản xuất phát sinh ở Công ty. Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố : ( Nội dung kinh tế của chi phí ) Công ty chia thành những khoản mục chi phí như sau: Chi phí nguyên vật liệu: Yếu tố chi phí nguyên vật liệu bao gồm giá mua, chi phí mua của nguyên vật liệu dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu chính Chi phí nguyên vật liệu phụ Chi phí phụ tùng thay thế Chi phí nguyên vật liệu khác. sự nhận biết yếu tố chi phí nguyên vật liệu giúp cho Ban lãnh đạo Công ty xác định được tổng giá trị nguyên vật liệu cần thiết cho nhu cầu sản xuất kinh doanh. Trên cơ sở đó công ty sẽ hoạch định tổng mức luân chuyển, dự trữ cần thiết của nguyên vật liệu một cách hợp lý, có hiệu quả và đó cũng là cơ sở để hoạh định các mặt hàng thiết yếu để chủ động trong công tác cung ứng vật tư. Chi phí nhân công: Gồm các khoản chi phí về tiền lương phải trả cho người lao động, các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo tiền lương của người lao động. Sự nhận biết yếu tố chi phí nhân công giúp cho Ban lãnh đạo xác định được tổng quỹ tiền lương của Công ty và hoạch định mức tiền lương bình quân cho người lao động Chi phí khấu hao Tài sản cố định: bao gồm khấu hao của tất cả TSCĐ dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của công ty. Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là số tiền phải trả cho các dịch vụ mua ngoài phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. Chi phí khác bằng tiền : Là các khoản chi phí bằng tiền phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh ngoài các yếu tố chi phí nói trên. Phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục: Theo cách phân loại này thì chi phí sản xuất được xếp thành một số khoản mục nhất định có công dụng kinh tế khác nhau để phục vụ cho yêu cầu tính giá thành và phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành.Bao gồm 3 khoản mục: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là toàn bộ chi phí nguyên vật liệu được sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm, lao vụ dịch vụ. Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm tiền lương và các khoản phải trả trực tiếp cho công nhân sản xuất, các khoản trích theo tiền lương của công nhân. Chi phí phí sản xuất chung: Là các khoản chi phí liên quan đến việc phục vụ và quản lý sản xuất trong phạm vi các phân xưởng, đội sản Báo cáo tài chính của công ty được lập và phản ánh đầy đủ theo quy định của Bộ Tài Chính và của các cơ quan chức năng, tuân thủ mọi quy định của chuẩn mực và thông tư hướng dẫn chuẩn mực kế toán. 3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Chè Phú Thọ. 3.2.1 Hoàn thiện kế toán chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp tại Công ty Cổ phần Chè Phú Thọ. Để đảm bảo tính chính xác giá thành sản phẩm ở mỗi phân xưởng. Đối với các khoản chi phí về dịch vụ mua ngoài thuộc chi phí sản xuất chung tại Công ty bao gồm: Chi phí về điện, chi phí về nước sinh hoạt, chi phí điện thoại hiện tại các khoản chi phí này đều tính vào chi phí sản xuất chung của phân xưởng chè OTD. Việc hạch toán như vậy là chưa hợp lý, nên tính vào chi phí quản lý Doanh nghiệp đối với các khoản chi về nước sinh hoạt, còn chi phí về điện, điện thoại của phân xưởng nào tính vào chi phí của phân xưởng đó. Trong trường hợp Công ty chưa mắc đồng hồ đo điện ở từng phân xưởng thì từng tháng Công ty tập hợp chi phí này lại rồi phân bổ cho từng phân xưởng theo một trong các tiêu chí sau: Phân bổ theo CPNCTT Phân bổ theo CPNVLTT Phân bổ theo doanh thu. Có như vậy khoản chi phí dịch vụ mua ngoài sẽ được tập hợp và phân bổ chính xác cho từng đối tượng, đáp ứng yêu cầu tính giá thành một cách chính xác hơn. Lập bảng phân bổ NVLTT, CCDC. Để phục vụ cho việc ghi sổ, phân bổ NVLTT, CCDC cho đúng đối tượng sử dụng công ty nên lập bảng phân bổ NVLTT, CCDC. Nội dung của bảng phân bổ NVLTT, CCDC: phản ánh giá trị thực tế của NL, CCDC xuất dùng trong tháng của từng đối tượng sử dụng thì ghi có TK 152, TK 153, nợ các TK liên quan. Căn cứ lập bảng: Dựa vào các chứng từ xuất kho vật liệu công cụ, dụng cụ tương ứng, các chứng từ trong tháng được tập hợp rồi phân loại riêng theo từng đối tượng sử dụng, sau đó được ghi vào các cột các dòng tương ứng. Cuối tháng tiến hành cộng bảng phân bổ NL, CCDC số liệu sẽ được ghi vào các TK kế toán liên quan phục vụ cho việc tính giá thành ở từng phân xưởng. Sau khi Công ty sử dụng các TK chi tiết để phản ánh từng loại công cụ, dụng cụ thì bảng phân bổ NLVL, CCDC được lập, việc lập bảng phân bổ NVLTT, CCDC sẽ là căn cứ để ghi sổ và đối chiếu sổ cái. Lập bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ Để thuận tiện hơn trong công tác tập hợp chi phí, kế toán nên lập bảng trích và phân bổ khấu hao TSCĐ phải trích lập và phân bổ cho các đối tượng sử dụng trong tháng. + Cách lập: Dòng khấu hao tháng trước lấy số liệu từ bảng khấu hao trong tháng của tháng trước. Các dòng khấu hao TSCĐ tăng giảm tháng này được phản ánh chi tiết cho từng tháng TSCĐ có liên quan đến số tăng, giảm khấu hao TSCĐ theo chế độ quy định hiện hành Số KH phải trích tháng này Số khấu hao tháng trước Số khấu hao giảm trong trong tháng = Số khấu hao tăng trong trong tháng - + Số khấu hao phải trích tháng này trên bảng phân bổ khấu hao được sử dụng để khi vào các sổ kế toán liên quan: Sổ cái TK 214, TK 6247, nếu lập bảng phân bổ khấu hao sẽ là căn cứ để đối chiếu và ghi sổ kế toán. 3.2.2 Hoàn thiện chi phí nhân công trực tiếp tại Công ty Cổ phần Chè Phú Thọ. Để tránh sự biến động về giá thành sản phẩm trong tháng trong trường hợp công nhân trực tiếp sản xuất được nghỉ phép của công nhân trong năm để trích trước tiền lương của công nhân đều đặn và tính vào giá thành sản phẩm coi như một khoản chi phí phải trả. Việc tính thẳng tiền lương nghỉ phép phát sinh vào chi phí trong kỳ đã đẩy tiền lương trong giá thành tăng lên, tỷ lệ chi phí nhân công trực tiếp trong tổng chi phí tăng kéo theo giá thành sản phẩm cũng tăng lên. Tuy nhiên tiền lương nghỉ phép trong Quý I/ 2007 không nhiều lắm nên có ảnh hưởng ít đến giá thành sản phẩm. Đặc biệt trong quý đó có nhiều công nhân nghỉ phép thì chi phí về tiền lương tăng lên một cách đáng kể, ngược lại trong trường hợp trong quý không có công nhân nghỉ phép hoặc có ít hơn thì chi phí nhân công lại ít hơn, nhưng đó không phải là kết quả công việc tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm, làm cho công việc phân tích giá thành thiếu chính xác. Theo em, để đảm bảo giữa một tỷ lệ tiền lương trong giá thành ổn định khi không có sự tăng định mức tiền lương. Công ty nên thực hiện trích trước tiền lương của công nhân nghỉ phép và đưa hạch toán ở tài khoản 335 – Chi phí phải trả và ghi vào sổ cái TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp Cách tính như sau: Mức trích tiền lương của CNTT Tỷ lệ trích trước Tiền lương thực tế phải trả trong tháng X = Cụ thể, cuối tháng khi trích tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất kế toán ghi sổ theo định khoản: Nợ TK 622 Có TK 335 Khi tính tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất nghỉ phép kế toán ghi: Nợ TK 335 Có Tk 334 Nếu trích số lương nhỏ hơn số cần phải trích, kế toán ghi sự điều chỉnh theo bút toán: Nợ TK 622 (Phần chênh lệch) Có TK 335 Nếu số trích trước lớn hơn số cần phải trích, kế toán ghi điều chỉnh theo bút toán: Nợ TK 335 Có TK 622 (Phần chênh lệch) 3.2.3 Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty Cổ phần chè Phú Thọ. Để phát huy tốt hiệu quả của hạch toán kế toán, đặc biệt là công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty Cổ phần Chè Phú Thọ, Công ty cần phải khắc phục những nhược điểm tồn tại của công tác kế toán tập chung và việc cập nhật chứng từ vào máy. Bên cạnh đó cần hoàn thiện đội ngũ kế toán viên cơ sở tại các nhà máy xí nghiệp cấp dưới có một đội ngũ kế toán chuyên môn cao, dầy dặn kinh nghiệm. Xét từ thực trạng của Công ty, để công tác kế toán nói chung và kế toán chi phí nói riêng hoạt động hiệu quả phòng kế toán của Công ty nên tuyển dụng thêm nhân sự đảm nhiệm bớt một phần hành kế toán, Khi đó khối lượng công việc của mỗi nhân viên kế toán sẽ ít đi chất lượng kế toán sẽ cao, đảm bảo nguyên tắc phân công phân nhiệm. Trước hết, phải khẳng định rằng hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là việc thay đổi và bổ sung để công việc được tiến hành thuận lợi hơn và đạt hiệu quả tốt hơn. Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp xuất phát từ góc độ quản lý việc tổng hợp đầy đủ chi phí sản xuất và tính giá thành chính xác góp phần cung cấp những thông tin đúng đắn, trung thực cho các nhà quản lý doanh nghiệp về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó giúp cho các nhà quản trị ra các quyết định kịp thời và có hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay cạnh tranh là một quy luật tất yếu đối với các doanh nghiệp cho dù doanh nghiệp đó là thành phần kinh tế nào đi chăng nữa thì vấn đề không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã hạ giá thành sản phẩm đều trở thành mục tiêu sống còn của Doanh nghiệp. Trong đó việc hạ giá thành sản phẩm thì doanh nghiệp phải tiết kiệm được chi phí sản xuất. Muốn vậy chỉ thông qua kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm mới kiểm soát được hiệu quả sử dụng của khoản chi phí là tiết kiệm hay lãng phí. Tóm lại, hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm giúp doanh nghiệp tính đúng, tính đủ chi phí, từ đó đảm bảo tính chính xác của giá thành vì đã loại trừ được các khoản chi phí không hợp lý, hợp lệ ra khỏi giá thành. Do đó doanh nghiệp luôn quan tâm đến việc hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cũng như công tác kế toán nói chung. Tuy nhiên, việc hoàn thiện công tác chi phí và giá thành cũng phải tuân theo nguyên tắc nhất định. Phải dựa trên các văn bản thông tư hướng dẫn của Bộ tài chính về hệ thống các phương pháp thực hiện hạch toán kế toán. Phải phù hợp với điều kiện thực tế sản xuất kinh doanh của công ty. Nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy mà vẫn đảm bảo được tính kinh tế đáp ứng yêu cầu quản lý. KẾT LUẬN Tập hợp chi phí sản xuất theo đúng đối tượng và tính giá thành sản phẩm sản xuất ra một cách hợp lý là một trong những vấn đề vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp tồn tại trong nền kinh tế thị trường. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất là khâu phức tạp nhất trong toàn bộ công tác kế toán, yêu cầu đối với mỗi cán bộ kế toán phải nắm vững lý luận và vận dụng một cách sáng tạo vào điều kiện thực tiễn của doanh nghiệp mình. Công ty Cổ phần Chè Phú Thọ, hoạt động kinh doanh trong những năm qua liên tục làm ăn có lãi. Trong đó có sự góp phần không nhở của bộ phận kế toán Công ty, bên cạnh sự thành công đó công tác kế toán nói chung và kế toán chi phí nói riêng còn có những điểm hạn chế sớm được khắc phục sẽ có được kết quả tốt hơn trong những năm tới. Trong suốt thời gian thực tập tại Công ty, em đã gặp phải không ít những khó khăn khi tiếp cận với tình hình thực tế. Tuy nhiên được sự tận tình giúp đỡ của các thầy cô, cùng các cô chú trong phòng kế toán tài chính của Công ty giúp em có điều kiện hiểu biết sâu hơn những kiến thức đã được trang bị qua những năm học tập tại trường. Em xin chân thành cảm ơn các Thầy cô trong bộ môn kế toán, đặc biệt là sự giúp đỡ của thầy Nguyễn Văn Công. Mặc dù cố gắng nhưng bài viết của em không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô, đó sẽ là kinh nghiệm quý báu cho công tác thực tế sau này. Em xin chân thành cảm ơn ! MỤC LỤC MỞ ĐẦU 01 PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHÈ .03 1.1. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật và tổ chức bộ máy 03 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển .03 1.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý .05 1.1.3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất..09 1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và bộ sổ kế toán ..10 1.2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán ..10 1.2.2. Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán .13 PHẦN 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHÈ PHÚ THỌ ...14 2.1. Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Chè Phú Thọ .14 2.1.1. Đối tượng và phương pháp kế toán 14 2.2.2. Kế toán chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp ..14 2.2.3. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp ...18 2.2.4. Kế toán chi phí sản xuất chung...24 2.2.5. Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và đánh giá 34 2.2. Tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Chè Phú Thọ 37 2.2.1. Đối tượng và kỳ tính giá thành ...37 2.2.2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm ...38 PHẦN 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT ..43 3.1. Đánh giá khái quát tình hình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Chè Phú Thọ.43 3.1.1. Về tổ chức bộ máy .43 3.1.2. Về đặc điểm kế toán chi phí Nguyên vật liệu ....43 3.1.3. Về tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê45 3.1.4. Về kế toán chi phí sản xuất chung ...45 3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Chè Phú Thọ...47 3.2.1. Hoàn thiện kế toán chi phí nguyên, vật liệu ...47 3.2.2. Hoàn thiện kế toán chi phí nhân công 49 3.2.3. Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá . 51 KẾT LUẬN ..53 MỤC LỤC.54 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 56 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Kế toán doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường – NXB Tài chính 2. Lý thuyết tổ chức hạch toán kế toán – NXB Tài chính 3. Phân tích báo cáo Tài chính và hoạt động kinh doanh – NXB Tài Chính. 4. Lý Thuyết và thực hành kế toán Tài chính – NXB Thống kê 5. Giáo trình Kế toán tài chính – NXB Tài chính. 6. Mẫu sổ kế toán – QĐ số 15 / 2006 / QĐ – BTC ngày 20/3/2006. 7. Giáo trình lý thuyết hạch toán – NXB Tài chính 2006.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6408.doc
Tài liệu liên quan