Đề tài Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty thiết bị lạnh Long Biên

Nhiệm vụ chủ yếu của phân xưởng này là lắp ráp các bảng điện, tủ điện cho máy lạnh. Ngoài ra, phân xưởng này còn đảm bảo nhiệm công việc sửa chữa điện cho các phân xưởng và của toàn công ty. Chính vì vậy mà CPSX chung chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí phát sinh ở phân xưởng này. Trong quý phân xưởng cơ điện lắp được 2 tủ điện cho máy 2AD-150 và 1 tủ điện đang lắp dở. Căn cứ vào chi phí phát sinh tại phân xưởng kế toán tính giá thành của tủ điện như sau: ( Biểu số 20 ).

doc84 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1511 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty thiết bị lạnh Long Biên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sản đã cũ, đã sử dụng từ rất lâu(được mua sắm từ những năm 70), chỉ có một số ít TSCĐ mới được mua sắm và trang bị bằng vốn tự có của công ty. Do vậy, ít có sự biến động tăng giảm về tài sản. Phương pháp tính khấu hao TSCĐ ở công ty là phương pháp khấu hao đều, mức khấu hao trích hàng năm dựa vào nguyên giá TSCĐ và thời gian sử dụng TSCĐ đó. Hàng tháng, căn cứ vào tỷ lệ khấu hao đã được cấp trên duyệt y đối với từng loại TSCĐ để tính ra mức khấu hao hàng tháng theo công thức: Mức khấu hao tháng = Nguyên giá 12 tháng x Tỷ lệ khấu hao Để thuận tiện cho việc tính giá thành sản phẩm theo quý, kế toán lập bảng phân bổ khấu hao TSCĐ theo quý (Biểu số 9) Cuối quý, kế toán chi phí căn cứ vào số liệu trên bảng phân bổ khấu hao TSCĐ ghi định khoản: Nợ TK 6274 20.995.128 Có TK 214 20.995.128 và ghi đơn: Nợ TK 009 20.995.128 Số liệu này là căn cứ để kế toán ghi vào khoản mục khấu hao TSCĐ trên bảng tổng hợp CPSXC (Biểu số 10) * Chi phí dịch vụ mua ngoài.( TK 6277). Chi phí dịch vụ mua ngoài của công ty bao gồm chi phí tiền điện, tiền nước. Các khoản chi phí này được tập hợp cho toàn công ty rồi mới phân bổ cho từng phân xưởng do công ty chưa mắc được đồng hồ đo nước và công tơ điện riêng cho từng phân xưởng. Tiêu thức để phân bổ khoản chi phí này cho từng phân xưởng là theo chi phí trực tiếp( CPNVLTT+ CPNCTT) theo công thức: CP dịch vụ mua ngoài phân bổ cho từng xưởng = CP dịch vụ mua ngoài Tổng CP NVLTT + Tổng CPNCTT x CP trực tiếp từng phân xưởng ở công ty, tổng chi phí dịch vụ mua ngoài của tất cả các phân xưởng tập hợp trong quý I/2001 là 7.515.000 đồng. Trong đó: + Chi phí điện: 5.350.000 đồng + Chi phí nước: 1.200.000 đồng + Chi phí khác: 965.000 đồng và được phân bổ cho từng phân xưởng theo bảng sau: Bảng phân bổ chi phí dịch vụ mua ngoài cho từng phân xưởng QuýI/2001 đv: đồng Phân xưởng Khoản Mục CP PX Đúc PX GC nóng PX cơ khí PX Cơ điện PX Lắp ráp Tổng phát sinh TK 621 74.568.829 98.047.779 52.907.450 23.813.250 3.814.085 253.151.393 TK 622 16.264.617 28.716.687 44.183.219 1.412.031 26.578.453 117.155.008 TK 6277 1.843.374 2.572.560 1.970.360 511.786 616.786 7.515.000 Sở dĩ trong bảng này có khoản mục chi phí NVLTT và chi phí NCTT là để thuận lợi cho việc tính toán phân bổ chi phí dịch vụ mua ngoài theo chi phí trực tiếp. = 7.515.000 253.151.393 + 117.155.008 x (74.568.829 + 16.264.617) = 1.843.374,4 đ Ví dụ: áp dụng công thức trên cho phân xưởng đúc sẽ tính được chi phí dịch vụ mua ngoài phân bổ cho phân xưởng đúc là : Phần thuế GTGT đầu vào của chi phí dịch vụ mua ngoài sẽ được phản ánh vào sổ chi tiết GTGT, làm cơ sở cho việc khấu trừ thuế cuối tháng. Khi tập hợp chi phí mua ngoài kế toán tiến hành ghi định khoản: Nợ TK 6277 7.515.000 Nợ TK 1331 7.515.000 Có TK 112 8.266.500 Số liệu này sẽ được ghi vào bảng tổng hợp CPSX ( Biểu số 10) * Chi phí khác bằng tiền.(TK6278) Đây là khoản chi phí bằng tiền phục vụ cho việc sản xuất ở phân xưởng như chi phí bồi dưỡng ca đêm, chi phí sửa chữa máy móc, chi phí hội nghị, tiếp khách... Chi phí bằng tiền khác được tổng hợp theo phát sinh thực tế của từng phân xưởng dựa vào NKCT số 1,2,10. Với tổng chi phí bằng tiền khác được tập hợp trong quý I/2001 là 17.280.000 đồng, chi phí này được thể hiện chi tiết ở các NKCT như sau: Bảng tổng hợp chi phí khác bằng tiền của các phân xưởng Quý I/2001 đv: đồng Phân xưởng NKCT PX Đúc PXGC nóng PX cơ khí PX Cơ điện PX Lắp ráp Tổng cộng 1 1.621.762 2.680.000 18.000.000 800.000 1.418.238 8.320.000 2 - 2.740.000 1.970.000 250.000 - 4.960.000 10 2.616.895 495.345 760.645 127.115 - 4.000.000 Tổng 6278 4.238.657 5.915.345 4.530.645 1.177.115 1.418.238 17.280.000 Nợ TK 6278 17.280.000 Có TK 111 8.320.000 Có TK 112 4.960.000 Có TK 141 4.000.000 Cuối quý, kế toán ghi định khoản: Đây là số liệu làm căn cứ ghi vào bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung (Biểu số 10) * Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung. Sau khi đã tập hợp xong các khoản mục của chi phí sản xuất chung, cuối quý kế toán chi phí tiến hành lập bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung cho các phân xưởng theo từng khoản mục phù hợp với yêu cầu kế toán thông qua bảng phân bổ số 1,2,3 và các nhật ký chứng từ số 1,2,5,10 (Biểu số 10) Chi phí sản xuất chung của từng phân xưởng lại được phân bổ cho các sản phẩm theo chi phí trực tiếp của sản phẩm đó theo công thức: Mức CPSX từng PX phân bổ cho từng SP = Tổng CPSX từng PX Tổng CPSX trực tiếp cho từng PX x CP trực tiếp từng SP = 23.959.864 90.833.446 x 11.716.223 = 3.090.482 đ Ví dụ: Tính chi phí sản xuất chung của phân xưởng Đúc phân bổ cho máy 2AD150. Tương tự như vậy ta sẽ tính được chi phí sản xuất chung phân bổ cho máy 2AD150 và các sản phẩm khác của từng phân xưởng và tiến hành lập bảng phân bổ chi phí sản xuất chung cho các sản phẩm (Biểu số 11) Biểu số 11 Bảng phân bổ CPSXC Quý I/2001 đv: đồng TT Sản phẩm PX đúc PX gia công nóng PX cơ khí PXcơ điện PX lắp ráp Tổng 1. Máy 2AD150 ..... 3.090.482 ..... 6.064.355 ... 22.781.667 .... 3.939.403 .... 1.618.700 .... 17.494.607 .... Cộng 23.959.864 41.915.484 26.890.505 23.862.755 16.859.281 132.887.889 Đây là căn cứ để tính giá thành sản phẩm 2AD150 và đây cũng là số liệu để kế toán chi phí lập bảng kê số 4, NKCT số 7 và trên cơ sở đó lập sổ cái TK 627 (Biểu số 12). Biểu số 12 Sở Công nghiệp HN Công ty TBLLB. Sổ Cái TK 627 Năm 2001 đ/v: đồng Ghi có các TK đối ứng nợ với TK này Quý I Quý II QuýIII QuýIV Cộng Dư đầu năm - TK 152-NKCTsố 7 13.572.185 TK153-NKCT số 7 4.433.185 TK214-NKCT số 7 20.995.128 TK334-NKCT số 7 58.060.633 TK338-NKCT số 7 11.031.558 TK111-NKCT số 1 11.000.000 TK112-NKCT số 2 7.515.000 TK141-NKCTsố10 6.280.000 Cộng PS nợ 132.887.889 Cộng PS có 132.887.889 Dư cuối quý - 2.2.1.5.Tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn công ty. Sau khi hạch toán các chi phí liên quan đến chi phí sản xuất, kế toán tiến hành tổng hợp chi phí sản xuất theo 3 khoản mục: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Chi phí nhân công trực tiếp - Chi phí sản xuất chung Các khoản mục này được tập hợp vào bên nợ TK 154 - chi phí sản xuất kinh doanh dở dang để phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm. Công việc này được kế toán thực hiện vào cuối quý. Căn cứ vào bảng phân bổ số 1- Bảng phân bổ tiền lương và BHXH (Biểu số 5), bảng phân bổ số 2 - Bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ (Biểu số 1) và bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung theo phân xưởng( Biểu số 11). Kế toán tiến hành bút toán kết chuyển: Nợ TK 154 253.151.393 PX đúc 74.568.829 PX gia công nóng 98.047.779 PX cơ khí 52.907.450 PX cơ điện 23.813.250 PX lắp ráp 3.814.085 Có TK 621 253.151.393 - Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp( Dựa vào bảng phân bổ số 2): - Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp( dựa vào bảng phân bổ số 1): Nợ TK 154 117.155.008 PX đúc 16.264.617 PX gia công nóng 28.716.687 PX cơ khí 44.183.219 PX cơ điện 1.412.031 PX lắp ráp 26.578.453 Có TK 622 117.155.008 - Kết chuyển chi phí sản xuất chung ( dựa vào bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung theo phân xưởng ) Nợ TK 154 132.887.889 PX đúc 23.959.864 PX gia công nóng 41.915.484 PX cơ khí 26.890.505 PX cơ điện 23.862.755 PX lắp ráp 16.259.281 Có TK 627 132.887.889 Cuối quý, sau khi tập hợp các loại chi phí sản xuất và căn cứ vào các NKCT, bảng kê, bảng phân bổ và sổ chi tiết liên quan, kế toán chi phí tiến hành lập bảng kê số 4-Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh theo phân xưởng ( Biểu số 13). Số liệu tổng hợp của bảng kê số 4 sau khi khoá sổ vào cuối quý được dùng để ghi vào NKCT số 7 phần I,II ( Biểu số 14,15), còn NKCT số 7 phần 3 công ty chưa lập. NKCT số 7 dùng để tổng hợp toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và dùng để phản ánh số phát sinh bên có các tài khoản liên quan đến chi phí sản xuất kinh doanh bao gồm các TK 152, 153, 214... và một số tài khoản đã phản ánh ở NKCT khác nhưng có liên quan đến chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong kỳ và dùng để ghi nợ các TK 154, 621,622,627... đồng thời NKCT số 7 cũng là căn cứ để cuối quý, kế toán chi phí tiến hành lập sổ cái TK 154( Biểu số 16) Cách lập và ghi chép bảng kê số 4 và NKCT số 7 như sau: * Bảng kê số 4: Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh theo phân xưởng. - Căn cứ vào bảng phân bổ số 1 - Bảng phân bổ tiền lương và BHXH (Biểu số 2) phần cộng có TK 334,338 cho đối tượng TK 622, 627 để vào cột TK 334, 338 trong bảng kê số 4. - Căn cứ vào bảng phân bổ số 2- Bảng phân bổ VL- CCDC (Biểu số 1) phần cộng có TK 152,153 phân bổ cho TK 621, 627 để vào cột TK 152,153 trong bảng kê số 4. - Căn cứ vào bảng phân bổ số 3- Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ ( Biểu số 9 )để ghi vào cột TK 214 trong bảng kê số 4 - Căn cứ vào NKCT số 1,2,10 để ghi vào cột tương ứng trong bảng kê số 4. * Nhật ký chứng từ số 7. - Phần I: Tập hợp CPSXKD toàn doanh nghiệp. + Lấy số liệu các dòng cộng nợ của các TK 154, 621,622,627 trên bảng kê số 4 để xác định số tổng cộng Nợ của từng TK 154, 621, 622, 627 ghi vào các cột và dòng phù hợp của phần này. + Lấy số liệu từ các bảng phân bổ 1, 2, 3 để ghi vào dòng TK 642, 641 và khoản mục phần B. Số liệu tổng cộng của phần I được sử dụng để ghi vào sổ cái. - Phần II: Chi phí SXKD theo yếu tố. Trong phần này, chi phí sản xuất kinh doanh được phân theo các yếu tố chi phí: nguyên vật liệu; nhiên liệu, động lực; tiền lương và các khoản phụ cấp; BHXH,BHYT, KPCĐ; khấu hao TSCĐ; chi phí dịch vụ mua ngoài; chi phí khác bằng tiền. Cơ sở để ghi phần này là mục A phần I trên NKCT số 7, bảng kê, NKCT số 1,2,10 có liên quan. Biểu số 16 Sở Công nghiệp HN Công ty TBLLB. Sổ Cái TK 154 Năm 2001 đ/v: đồng Ghi có các TK đối ứng nợ với TK này Quý I Quý II QuýIII QuýIV Cộng Dư đầu năm( dư nợ) 40.074.832 TK 621-NKCTsố 7 253.151.393 TK622-NKCT số 7 117.155.008 TK627-NKCT số 7 132.887.889 Cộng PS nợ 503.194.290 Cộng PS có 496.802.105 Dư cuối quý nợ 46.467.017 Dư cuối quý có 2.2.2 Thực tế công tác tính giá thành sản phẩm ở Công ty thiết bị lạnh Long Biên. 2.2.2.1. Đối tượng tính giá thành thành phẩm. Công ty thiết bị lạnh Long Biên là công ty cơ khí, sản xuất các máy lạnh và thiết bị lạnh, sản phẩm được sản xuất theo đơn đặt hàng và sản xuất hàng loạt, có quy trình công nghệ phức tạp theo kiểu chế biến liên tục và có bán thành phẩm tiêu thụ ra ngoài. Nên đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành ở giai đoạn cuối cùng và bán thành phẩm ở các giai đoạn. Trong chuyên đề này em xin trình bày cách tính giá thành của máy nén lạnh 2AD 150. 2.2.2.2. Phương pháp tính giá thành. Do sản phẩm của công ty được cấu thành bởi nhiều chi tiết khác nhau và có quy trình công nghệ khác nhau. Có sản phẩm chỉ qua một giai đoạn chế biến đã hoàn thành như Dàn nóng 8x8 chỉ cần qua một giai đoạn công nghệ là phân xưởng gia công nóng. Do vậy phương pháp tính giá thành đối với những sản phẩm này là phương pháp giản đơn: Tổng giá thành sản phẩm = Giá trị sp dở dang đầu kỳ + Chi phí phát sinh trong kỳ - Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ Nhưng đa phần sản phẩm của công ty phải trải qua nhiều quy trình công nghệ chế biến một cách liên tục mới tạo ra sản phẩm cuối cùng. Vì vậy đối với những sản phẩm này thì phương pháp tính giá thành được áp dụng là phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm. Tức là bán thành phẩm hoàn thành của quy trình công nghệ chế biến này sẽ là chi phí đầu vào hay là đối tượng chế biến của quy trình công nghệ chế biến tiếp theo và cứ như vậy cho đến khi sản phẩm hoàn thành ta sẽ tính được giá thành sản phẩm ở bước công nghệ cuối cùng. 2.2.2.3. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. Do đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất ở công ty là tương đối phức tạp theo kiểu chế biến liên tục cho nên công việc tính giá trị sản phẩm dở dang là tương đối phức tạp. Cuối kỳ mỗi phân xưởng tiến hành kiểm kê nhập kho bán thành phẩm và thành phẩm hoàn thành, đồng thời xác định số sản phẩm đang làm dở ở từng phân xưởng để tính giá trị sản phẩm dở dang ở từng phân xưởng đó. Như vậy, đến cuối kỳ, sau mỗi giai đoạn công nghệ chế biến mỗi phân xưởng phải tính giá trị sản phẩm dở dang một lần. Phương pháp xác định giá trị sản phẩm dở dang được áp dụng ở công ty là phương pháp xác định theo 50% chi phí chế biến. Có nghĩa là giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ bao gồm giá trị nguyên vật liệu chính nằm trong sản phẩm đó và 50% chi phí chế biến. Giá trị sản phẩm dở dang = Giá trị NVL chính nằm trong sản phẩm dở dang + 50% chi phí chế biến Trong đó chi phí chế biến bao gồm: chi phí vật liệu phụ, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Ví dụ: Công thức cụ thể tính giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ theo phương pháp này: Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ CPNVL chính(Đầu kỳ+ Phát sinh trong kỳ) + (CPNVLphụ+CPNC+CPSXchung) x50% Số lượng BTP hoàn thành + Số lượng BTP dở dang cuối kỳ = Giá trị SP dở dang cuối kỳ của PX gia công nóng 18175864 + (8754283 +3415790 + 9154837) x 50% 2 + 1 = = 28838319 3 = 9612772 đ áp dụng tính giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ của phân xưởng gia công nóng (căn cứ vào số liệu biểu số 19): 2.2.2.4. Trình tự tính giá thành sản phẩm. (Cụ thể cách tính giá thành máy nén lạnh 2AD150). Các loại máy lạnh của công ty đều phải trải qua nhiều bước công nghệ mới đi đến sản phẩm hoàn chỉnh nhập kho. Đối với 2AD150 là sản phẩm chủ yếu, được cấu thành bởi hơn 800 chi tiết khác nhau và được chia thành 3 nhóm chính: Chi tiết đầu máy, chi tiết bình-bể-dàn lạnh, hệ thống điện. Mỗi nhóm đều có quy trình công nghệ khác nhau. + Đối với chi tiết đầu máy: nguyên liệu chính từ gang sẽ được đúc tạo phôi tại phân xưởng đúc sau đó chuyển sang phân xưởng cơ khí để gia công cơ tạo thành một đầu máy hoàn chỉnh. + Đối với chi tiết bình- bể- dàn lạnh: nguyên liệu chính từ sắt, thép, inox sẽ được gò, rèn, nhiệt luyện tại phân xưởng gia công nóng để tạo thành những hình đã định. + Đối với hệ thống điện: dây điện, tủ điện, bảng điện được lĩnh tại kho về phân xưởng cơ điện để phân xưởng này lắp các tủ điện. Ba nhóm chi tiết trên sẽ được phân xưởng lắp ráp lắp thành một sản phẩm hoàn chỉnh. Vì sau mỗi giai đoạn chế biến thì bán thành phẩm có thể được đưa sang giai đoạn chế biến tiếp theo song cũng có thể được tiêu thụ ra ngoài. Chính vì vậy việc tính giá thành của các sản phẩm nói chung và ở khoá luận này là máy nén lạnh 2AD150 nói riêng sẽ được tính ở từng phân xưởng. (Thực hiện theo phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm). Việc tính giá thành máy nén lạnh 2AD150 được căn cứ trên bảng phân bổ số 1 (Biểu số 5), bảng phân bổ số 2(Biểu số 1) và bảng phân bổ chi phí sản xuất chung cho các sản phẩm(Biểu số 10). * Tính giá thành bán thành phẩm 2AD150 ở phân xưởng đúc. Đây là giai đoạn đầu tiên của quá trình sản xuất sản phẩm. Nguyên vật liệu chính để sản xuất là gang, qua giai đoạn chế biến này gang được đúc thành phôi để phục vụ cho chế tạo đầu máy. Phôi này chỉ để chế biến tiếp chứ không bán ra ngoài. Do công việc đúc diễn ra nhanh với thời gian ngắn nên không có sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ, nếu có thì không đáng kể. Do vậy chi phí được tập hợp ở phân xưởng này chính là giá thành của phôi. Cuối kỳ, phân xưởng đúc hoàn thành công việc với khối lượng phôi đủ để sản xuất 3 đầu máy 2AD150. Căn cứ vào việc tập hợp chi phí kế toán tính được giá thành của phôi như sau: Biểu số 17 Đơn vị: Phân xưởng Đúc Phiếu tính giá thành bán thành phẩm Quý I/ 2001 Tên BTP: Phôi Số lượng : 3 cái đv:đồng Khoản mục Giá trị SP dd đầu kỳ CP phát sinh Giá trị SP dd cuối kỳ Tổng giá thành Giá thành đơn vị 1. CPNVLTT 10.087.647 10.087.647 3.362.549 - NVL chính 6.342.894 6.342.894 2.114.298 - VL phụ 3.744.753 3.744.753 1.248.251 2. CPNCTT 1.628.576 1.628.576 542.919 3. CP SXC 3.090.482 3.090.482 1.030.160 Tổng cộng 14.806.705 14.806.705 4.935.568 * Tính giá thành bán thành phẩm 2AD150 ở phân xưởng cơ khí. Phôi từ phân xưởng đúc sẽ được chuyển sang phân xưởng cơ khí để tiện, phay, bào, doa đảm bảo độ chính xác theo yêu cầu kỹ thuật để tạo thành đầu máy 2AD150 hoàn chỉnh. Trong quý, phân xưởng này nhận toàn bộ số phôi của phân xưởng đúc hoàn thành để tiếp tục gia công và cùng với chi phí phát sinh tại phân xưởng, cuối quý phân xưởng này chế tạo hoàn thành 3 bán thành phẩm (đầu máy) 2AD150 nhập kho và 1 bán thành phẩm dở dang cuối kỳ. Căn cứ vào chi phí tập hợp được tại phân xưởng kế toán tính giá thành của bán thành phẩm tại phân xưởng này như sau:(Biểu số 18) Biểu số 18 Đơn vị : PX Cơ khí Phiếu tính giá thành bán thành phẩm Quý I/ 2001 Tên BTP : Đầu máy 2AD150 Số lượng: 3 cái đv:đồng Khoản mục Giá trị SP dd đầu kỳ Chi phí Giá trị SP dd cuối kỳ Tổng giá thành Giá thành đơn vị PX trước chuyển sang CP PS tại PX Cộng CPPS 1.CPNVLTT 5.971.202 10.087.647 7.825.960 17.913.607 4.8400.015,5 19.044.793,5 6.348.264,5 - NVL chính 3.708.829 6.342.894 4.783.594 11.126.448 3.708.829 11.126.488 3.708.829 - VL phụ 2.262.373 3.744.753 3.042.366 6.787.119 1.131.186,5 7.918.305,5 2.639.435 2. CPNCTT 1.282.027 1.628.576 2.217.506 3.846.082 641.014 4.487.095 1.495.698 3. CPSXC 1.957.383 3.090.482 2.781.66 5.872.149 978.691,5 6.850.840,5 2.283.613,5 Cộng 9.210.612 14.806.705 12.825.133 27.631.838 6.459.721 30.382.729 10.127.576 Trong đó giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ được tính theo 50% chi phí chế biến. * Tính giá thành bán thành phẩm 2AD150 ở phân xưởng gia công nóng: - Thép lá, thép tấm, Inox ... được lĩnh tại kho VL về PX gia công nóng để rèn, gò, hàn, nhiệt luyện ... thành những hình đã định theo quy cách mà phòng kỹ thuật yêu cầu đối với chỉ tiêu . CPNVL chính xuất phát từ phân xưởng này là nhiều nhất. Trong quý, phân xưởng gia công nóng hoàn thành 2 BTP 2AD150 và 1BTP dở dang cuối kỳ, không có sản phẩm dở dang đầu kỳ. Cuối quý, căn cứ vào chi phí tập hợp tại phân xưởng kế toán tính giá thành BTP tại phân xưởng này như sau : (Biểu số19). Biểu số 19 Đơn vị : PX gia công nóng Phiếu tính giá thành bán thành phẩm Quý I/ 2001 Tên BTP : Bình 2AD 150 Số lượng : 2 cái đ/v: đồng Khoản mục Giá trị SPdở dang đầu kỳ CP phát sinh Giá trị SP dở dang cuối kỳ Tổng giá thành Giá thành đơn vị 1. CPNVLTT 26.930.147 7.517.668 19.412.479 9.706.239,5 - NVL chính 18.175.864 6.058.621 12.117.243 6.058.621,5 - VL phụ 8.754.283 1.459.047 7.295.236 3.647.618 2. CPNCTT 3.415.790 569.298 2.846.492 1.423.246 3. CP SXC 9.154.837 1.525.806 7.629.031 3.814.515,5 Tổng cộng 39.500.774 9.612.772 29.888.002 14.944.001 Trong đó giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ được tính theo 50% chi phí chế biến . * Tính giá thành bán thành phẩm 2AD-150 ở phân xưởng cơ điện: Nhiệm vụ chủ yếu của phân xưởng này là lắp ráp các bảng điện, tủ điện cho máy lạnh. Ngoài ra, phân xưởng này còn đảm bảo nhiệm công việc sửa chữa điện cho các phân xưởng và của toàn công ty. Chính vì vậy mà CPSX chung chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí phát sinh ở phân xưởng này. Trong quý phân xưởng cơ điện lắp được 2 tủ điện cho máy 2AD-150 và 1 tủ điện đang lắp dở. Căn cứ vào chi phí phát sinh tại phân xưởng kế toán tính giá thành của tủ điện như sau: ( Biểu số 20 ). Biểu số 20 Đơn vị : PX cơ điện Phiếu tính giá thành bán thành phẩm Quý I/ 2001 Bán thành phẩm : Tủ điện 2AD-150 Số lượng :2 cái đ/v: đồng Khoản mục Giá trị SP dở dang đầu kỳ CP phát sinh trong kỳ Giá trị SP dở dang cuối kỳ Tổng giá thành Giá thành đơn vị 1. CPNVLTT 509.185 3.586.434 682.603 3.413.016 1.706.508 - NVL chính - - - - - - VL phụ 509.185 682.603 3.413.016 1.706.508 2. CPNCTT 110.838 577.903 3.586.434 573.951 286.975 3. CP SXC 563.192 3.939.403 750.433 3.752.162 1.876.018 Tổng cộng 1.183.215 8.103.740 1.547.826 7.739.129 3.869.564 Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ được tính theo 50% chi phí chế biến * Tại phân xưởng lắp ráp - Giá thành của máy 2AD-150: Đây là PX cuối cùng của công đoạn SXSP, tại PX này các chi tiết, các bán thành phẩm sẽ được lắp ráp để tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh. Trong quý PX lắp ráp nhận từ kho bán thành phẩm 2 bán thành phẩm của PX cơ khí ( đầu máy), 2 bán thành phẩm của PX gia công nóng ( Bình- bể-dàn lạnh), và 2 tủ điện của PX cơ điện. Cuối quý PX này lắp ráp hoàn thành 2 máy 2AD-150 và 1 máy đang lắp dở. (Vì đầu kỳ tại phân xưởng này cũng còn 1 máy đang lắp dở). Căn cứ vào chi phí tập hợp, kế toán tính được giá thành của máy 2AD150 như sau:(Biểu số 21) Nhìn vào bảng tính giá thành ta thấy được giá thành của một máy nén lạnh 2AD150 là : 31.058.794 đồng. Chương III Một số ý kiến góp phần hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty thiết bị lạnh Long Biên. 3.1. Nhận xét chung về hạch toán Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty thiết bị lạnh Long Biên. Hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm là một công việc cần thiết và quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp. Nó giúp cho bộ máy quản lý và các thành viên trong doanh nghiệp nắm được tình hình thực hiện kế hoạch chi phí giá thành, cung cấp những tài liệu xác thực để chỉ đạo sản xuất kinh doanh, phân tích đánh giá tình hình sản xuất. Thông qua đó , khai thác và huy động mọi khả năng tiềm tàng nhằm mở rộng sản xuất, nâng cao năng xuất lao động và hạ giá thành sản phẩm. Với ý nghĩa như vậy, hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn là vấn đề được các doanh nghiệp quan tâm nghiên cứu trong quá trình nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình. Những năm gần đây, cùng với xu hướng thay đổi chung của nền kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đã có những biến đổi theo hướng tích cực. ở Công ty Thiết bị lạnh Long Biên, điều này thể hiện bằng quá trình tổ chức sắp xếp lại bộ máy quản lý, tổ chức lại các phòng ban, lực lượng lao động ở tất cả các bộ phận và sự nỗ lực của toàn bộ công nhân viên toàn công ty để khắc phục những khó khăn, vươn lên tự khẳng định mình. Trong quá trình ấy, hệ thống tài chính kế toán không ngừng được đổi mới, hoàn thiện cả về cơ cấu tổ chức và phương pháp hạch toán. Qua tìm hiểu thực tế công tác kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm ở công ty Thiết bị lạnh Long Biên, em thấy rằng, nhìn chung, việc quản lý CPSX và tính giá thành ở công ty tương đối chặt chẽ, và được thực hiện khá nề nếp theo định kỳ hàng tháng đã cung cấp thông tin kịp thời, nhanh chóng cho lãnh đạo công ty để từ đó lãnh đạo công ty nắm rõ tình hình biến động các khoản chi phí trong giá thành sản phẩm, có biện pháp quản lý thích hợp để giảm chi phí, tiết kiệm NVL, giảm giá thành và thu được lợi nhuận lớn cho công ty.Tuy nhiên bên cạnh đó cũng bộc lộ những khiếm khuyết đòi hỏi phải có giải pháp thiết thực hơn. Điều này được thể hiện cụ thể như sau: 3.1.1. Ưu điểm. - Về phân loại chi phí: Các chi phí trong kỳ được kế toán phân loại một cách chính xác và hợp lý cho các đối tượng chi phí, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tính giá thành sản phẩm cuối kỳ. - Về chứng từ kế toán: Công ty đã sử dụng hệ thống chứng từ và sổ sách kế toán khá đầy đủ theo quy định của Bộ Tài Chính. Công tác hạch toán các chứng từ ban đầu được theo dõi một cách chặt chẽ, đảm bảo tính chính xác của các số liệu. Việc luân chuyển chứng từ sổ sách giữa phòng kế toán với thống kê phân xưởng và thủ kho được tổ chức một cách nhịp nhàng quy củ tạo điều kiện thuận lợi cho kế toán thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát, đặc biệt là cho việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. - Về đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành: Công ty đã xác định được đối tượng kế toán CPSX và đối tượng tính giá thành phù hợp với đặc điểm quy trình công nghệ, đặc điểm tổ chức sản xuất và đáp ứng được yêu cầu quản lý CPSX tại công ty. Cụ thể là đối tượng kế toán CPSX là từng hợp đồng đối với các chi phí được sản xuất theo đơn đặt hàng và theo từng phân xưởng đối với các sản phẩm được sản xuất hàng loạt. Đối tượng tính giá thành là đơn vị sản phẩm hoàn thành. - Về kỳ tính giá thành: Do đặc điểm sản phẩm của Công ty là chu kỳ sản xuất dài, giá trị lớn nên kỳ tính giá thành theo hàng quý là hoàn toàn hợp lý. Bởi vì mỗi sản phẩm được cấu tạo nên từ rất nhiều chi tiết khác nhau và qua nhiều công đoạn sản xuất, chu kỳ sản xuất một sản phẩm dài nên tính giá thành theo quý sẽ đảm bảo cung cấp được số liệu đầy đủ về chi phí phát sinh và tính được giá thành chính xác, từ đó giúp cho các nhà quản lý ra các quyết định đúng đắn. - Về bộ máy kế toán: Bộ máy kế toán của công ty đã và đang hoạt động có hiệu quả, bảo đảm chức năng cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết cho ban giám đốc và các bộ phận liên quan. Thành công này trước hết là do sự cố gắng vượt bậc của đội ngũ cán bộ phòng kế toán công ty với tinh thần trách nhiệm và trình độ nghiệp vụ cao. Chỉ với 5 người nhưng đã đảm nhận được một khối lượng lớn công việc từ ghi chép sổ sách, lập báo cáo, kiểm kê hàng hoá đến việc giao dịch với cấp trên, khách hàng. Nhìn chung lại, tổ chức hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm ở công ty đã phần lớn đáp ứng được yêu cầu quản lý ở công ty xét trên cả hai khía cạnh: Tuân thủ các chuẩn mực kế toán chung và phù hợp với tình hình thực tế của công ty. Tuy nhiên, công tác kế toán của công ty còn đang trong quá trình hoàn thiện nên không tránh khỏi những tồn tại cần được khắc phục. 3.1.2. Một số vấn đề còn tồn tại. - Về hạch toán CPNVLTT: Theo quy định thì CPNVLTT bao gồm NVL chính, vật liệu phụ, nguyên vật liệu trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất và cấu tạo nên thực thể sản phẩm, giá trị của chúng chuyển một lần vào giá trị sản phẩm. Nhưng thực tế ở công ty khoản CPNVLTT lại bao gồm cả CCDC như đồng hồ đo nhiệt, hạch toán như vậy là không hợp lý. Được thể hiện qua định khoản:(Quý I/2001) Nợ TK 621 1.280.763 Có TK 153 1.280.763 - Về hạch toán CPSX chung: + Bên cạnh tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất và tiền lương công nhân gián tiếp được tính vào giá thành sản phẩm thì tiền lương của bộ phận quản lý doanh nghiệp lại được phân bổ theo tỷ lệ 50% vào chi phí sản xuất chung. Tức là giá thành của sản phẩm cũng phải chịu thêm một phần chi phí lương của bộ phận quản lý doanh nghiệp vào sản xuất tuỳ theo mức độ tham gia vào quá trình sản xuất. Cách phân bổ như vậy sẽ làm cho chi phí sản xuất chung tăng lên và tất yếu dẫn tới giá thành sản phẩm cũng tăng. Ví dụ: Trong bảng phân bổ tiền lương của công ty tháng 1/2001: . Tổng chi phí tiền lương gián tiếp của công nhân phân xưởng là 6.507.643 đồng. . Tổng tiền lương của bộ phận quản lý được phân bổ 50% là: 12.845.967,5 đồng. Như vậy ta thấy tiền lương phân bổ lớn gấp 2 lần so với tiền lương của nhân viên gián tiếp phân xưởng dẫn đến chi phí sản xuất chung tăng lên rất nhiều ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm. + Hạch toán CCDC dùng cho sản xuất: CCDC bao gồm nhiều loại khác nhau và có giá trị cũng khác nhau. ở công ty, giá trị CCDC được phân bổ một lần vào quá trình sản xuất và có nghĩa xuất dùng tháng nào thì hạch toán ngay vào CPSX tháng đó. Do đó có trường hợp giá trị CCDC lớn mà được phân bổ ngay một lần vào quá trình sản xuất trong kỳ sẽ làm ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm do chi phí trong kỳ tăng lên đột ngột. + Đối với CPSXC phần dịch vụ mua ngoài ( điện, nước ) công ty chưa lắp đồng hồ đo nước và công tơ điện riêng cho từng phân xưởng mà chỉ tập hợp các chi phí này theo toàn bộ các phân xưởng rồi cuối kỳ mới phân bổ cho từng phân xưởng theo chi phí trực tiếp(chi phí NVLTT, chi phí NCTT) của phân xưởng đó. Mà thực chất chi phí về điện nước không tỷ lệ với chi phí trực tiếp của các phân xưởng. Do vậy tiêu thức phân bổ này là chưa hợp lý sẽ dẫn đến giá thành của bán thành phẩm tại từng phân xưởng không được chính xác. - Về khoản chi phí trích trước: Hiện nay ở công ty có sử dụng tài khoản này nhưng chỉ để trích trước các chi phí bảo hành sản phẩm chứ chưa thực hiện trích trước đối với các khoản khác. Hiện tại máy móc thiết bị của công ty phần lớn đã cũ, có thể sẽ bị hỏng hóc. Nếu không thực hiện trích trước chi phí sửa chữa TSCĐ thì khi máy móc hỏng sẽ làm ảnh hưởng đến chi phí sản xuất trong kỳ. - Việc lập nhật ký chứng từ số 7 phần III: Trong công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, Công ty chưa lập Nhật ký chứng từ số 7 phần III "Luân chuyển nội bộ không tính vào chi phí sản xuất kinh doanh", như vậy sẽ không theo dõi được các khoản luân chuyển nội bộ, trong tổng chi phí phát sinh trong kỳ có những khoản chi phí trùng lặp, chưa xác định được chính xác chi phí thực tế phát sinh trong kỳ là bao nhiêu. - Việc lập bảng giá thành kế hoạch : Sau khi tính được giá thành sản phẩm cần phải phân tích các chỉ tiêu giá thành sản phẩm để tìm ra nguyên nhân làm tăng giảm giá thành từ đó tìm ra biện pháp tốt nhất để hạ giá thành. Đây là mục tiêu của mỗi doanh nghiệp sản xuất, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc quản trị doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. Thực tế công ty chưa xây dựng giá thành kế hoạch cho sản phẩm vì vậy việc phân tích thông tin về chi phí và giá thành phần nào bị hạn chế. Nghiên cứu để xây dựng giá thành kế hoạch phù hợp là một vấn đề Công ty cần phải quan tâm và thực hiện sớm. Như vậy, để phát huy, tăng cường những ưu điểm, những thế mạnh đã tạo và đạt được đồng thời khắc phục hạn chế tiến tới loại bỏ những điều không đáng có trong công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Thiết bị lạnh Long Biên thì vấn đề là phải có phương hướng, biện pháp đổi mới, hoàn thiện công tác này sao cho ngày càng đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu quản lý hoạt động kinh doanh của Công ty trong cơ chế thị trường hiện nay. 3.2. Một số ý kiến góp phần hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty thiết bị lạnh Long Biên. *ý kiến 1: Hoàn thiện phương pháp hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Như trên đã trình bày, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là những chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ,... được xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm và đó là những chi phí trực tiếp cấu thành nên thực thể của sản phẩm. Tuy nhiên, ở Công ty qua bảng phân bổ số 2- Bảng phân bổ Vật liệu- Công cụ dụng cụ quý I/2001 ta có thể thấy được chi phí NVLTT ngoài chi phí về NVL chính, VL phụ thì còn bao gồm cả chi phí về CCDC. Được thể hiện qua định khoản: Nợ TK 621 1.280.763. Có TK 153 1.280.763. Mà thực chất, trong quá trình sử dụng thì CCDC mang đặc điểm như là TSCĐ hữu hình có nghĩa là CCDC sẽ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, giá trị hao mòn dần trong quá trình sử dụng và vẫn giữ nguyên được hình thái vật chất ban đầu cho đến lúc hư hỏng. Vì vậy ta có thể hiểu chi phí về CCDC chỉ là những chi phí hỗ trợ cho quá trình sản xuất chứ không phải là chi phí trực tiếp tham gia cấu thành nên sản phẩm. Chính vì vậy mà việc hạch toán chi phí CCDC vào chi phí NVL trực tiếp ở Cong ty như trên là khong chính xác. Tuy nhiên về tổng chi phí để tính giá thành là không sai nhưng không theo đúng thông lệ quốc tế cũng như không đúng với chế độ kế toán của Việt Nam quy định. Vì hạch toán như vậy sẽ dẫn đến chi phí về NVL trực tiếp tăng lên ảnh hưởng tới việc phân tích đánh giá khoản mục chi phí NVL trực tiếp không được chính xác dẫn đến cung cấp thông tin sai lệch về tình hình sử dụng NVL. Và sở dĩ ở Công ty còn tồn tại điều này là do việc sắp xếp, phân loại vật tư chưa chính xác, đã xếp loại vật tư thuộc nhóm CCDC vào nhóm chi phí NVL trực tiếp. Cho nên vấn đề đặt ra ở đây cho Doanh nghiệp nói chung và cho kế toán vật liệu nói riêng là phải tìm hiểu sắp xếp một cách chính xác các danh mục vật tư dựa vào công dụng cũng như quá trình tham gia của các loại vật tư vào sản xuất. Điều này này được thể hiện cụ thể bằng việc nghiên cứu cân nhắc để đưa nhóm CCDC này vào một tài khoản chi phí hợp lý. Và theo em thì chi phí CCDC nên hạch toán vào chi phí sản xuất chung TK627( chi tiết cho tiểu khoản 6273). Và định khoản trên khi đó sẽ được thay bằng định khoản: Nợ TK627(6273) 1.280.763 Có TK153 1.280.763 *ý kiến 2: Hoàn thiện phương pháp hạch toán chi phí sản xuất chung. - Về chi phí tiền lương nhân viên phân xưởng: Chi phí nhân viên phân xưởng phản ánh những chi phí về lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên phân xưởng (quản đốc, phó quản đốc, nhân viên hạch toán phân xưởng, thủ kho...) và các khoản đóng góp cho các quỹ BHXH, BHYT, CP công đoàn trích theo tỷ lệ với tiền lương phát sinh. Như vậy chi phí tiền lương nhân viên phân xưởng chỉ bao gồm những chi phí cho nhân viên quản lý phân xưởng. Nhưng ở Công ty thì ngoài tiền lương của cán bộ quản lý phân xưởng thì chi phí về nhân viên phân xưởng còn phải chịu phân bổ 50% chi phí quản lý toàn doanh nghiệp. Phân bổ như vậy là không đúng theo chế độ kế toán hiện hành vì chi phí quản lý doanh nghiệp là chi phí ngoài sản xuất cho nên không được tính vào chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ, làm như vậy sẽ dẫn đến chi phí sản xuất chung tăng lên. Cho nên để khắc phục được vấn đề này công ty nên đánh giá và sắp xếp lại nhân viên làm việc gián tiếp tại các phòng ban và phân xưởng theo đúng chức năng mà thực tế họ đang làm. Và 50% chi phí quản lý doanh nghiệp phải được hạch toán vào TK 642-Chi phí quản lý doanh nghiệp. Cụ thể bằng định khoản: Nợ TK 642 12.845.967,5 Có TK 334,338 12.845.967,5 Điều này tạo điều kiện tăng cường quản trị nhân lực trong công ty, hạch toán chính xác hơn chi phí sản xuất chung trong giá thành. - Đối với công cụ dụng cụ xuất dùng cho sản xuất: Hiện nay, Công ty hạch toán công cụ, dụng cụ theo phương pháp phân bổ một lần, tức là toàn bộ giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng trong kỳ đều được hạch toán ngay vào chi phí sản xuất kinh doanh kỳ đó. Do vậy đối với công cụ dụng cụ xuất dùng có giá trị lớn sẽ làm cho giá thành tăng đột ngột, cho nên để khắc phục được tình trạng này cần phải căn cứ vào giá trị của công cụ dụng cụ mà xác định số lần phân bổ cho hợp lý. . Nếu công cụ dụng cụ có giá trị nhỏ thì phân bổ một lần vào chi phí tuỳ theo mục đích sử dụng bằng định khoản: Nợ TK 627,641,642 Có TK 153 . Nếu công cụ dụng cụ có giá trị lớn, để tránh sự biến động nhiều về giá thành thì có thể phân bổ nhiều lần vào chi phí sản xuất kinh doanh bằng cách hạch toán toàn bộ giá trị công cụ dụng cụ có giá trị lớn xuất dùng trong kỳ vào TK 142-“ Chi phí trả trước” bằng định khoản: Nợ TK 142 Có TK153 Sau đó dựa vào kế hoạch phân bổ, tiến hành phân bổ giá trị công cụ dụng cụ vào chi phí bằng định khoản: Nợ TK 627, 641, 642 (mức phân bổ mỗi lần) Có TK 142 Hạch toán như vậy sẽ đảm bảo cho giá thành ổn định. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: ở công ty, chi phí dịch vụ mua ngoài bao gồm chi phí tiền điện, tiền nước. Nhưng những chi phí này được tập hợp cho toàn bộ các phân xưởng rồi cuối kỳ mới phân bổ chi tiết cho từng phân xưởng. Sở dĩ Công ty phải làm như vậy là do công ty chưa thực hiện lắp đồng hồ đo nước, công tơ điện cho từng phân xưởng nên không thể xác định được mức chi phí tiêu hao thực tế cho từng phân xưởng là bao nhiêu, ảnh hưởng tới việc tính giá thành một cách chính xác của các bán thành phẩm tại từng phân xưởng. Vì vậy, để thuận tiện cho việc hạch toán chính xác chi phí sản xuất cũng như tính chính xác giá thành vấn đề đặt ra cho Công ty là phải đầu tư lắp đặt cho mỗi phân xưởng sản xuất một công tơ điện và đồng hồ đo nước riêng biệt. Điều này, một mặt tạo thuận lợi cho việc tập hợp chi phí, mặt khác giúp cho các nhà quản lý biết được các phân xưởng đó hoạt động có hiệu quả hay không, thực hiện tiết kiệm hay lãng phí để từ đó đưa ra các quyết định quản lý chính xác và tối ưu. * ý kiến 3: Hạch toán khoản chi phí trích trước. Chi phí trích trước là những khoản chi phí thực tế chưa phát sinh nhưng được ghi nhận là chi phí của kỳ hạch toán. Đây là những khoản chi phí trong kế hoạch của đơn vị mà do tính chất hoặc yêu cầu quản lý nên được tính trước vào chi phí kinh doanh cho các đối tượng chịu chi phí nhằm đảm bảo cho giá thành khỏi đột biến tăng khi những khoản chi phí này phát sinh. Các khoản chi phí trích trước thường bao gồm các khoản trích trước tiền lương công nhân sản xuất, trích trước chi phí sửa chữa TSCĐ trong kế hoạch, trích trước chi phí ngừng sản xuất theo kế hoạch, trích trước chi phí bảo hành sản phẩm... Hiện tại, ở công ty có sử dụng tài khoản này nhưng chỉ để trích trước các chi phí của các công trình lắp đặt và chi phí bảo hành sản phẩm chứ chưa thực hiện trích trước chi phí đối với các khoản khác. Qua tìm hiểu thực tế, công ty có rất nhiều TSCĐ mà số tài sản cũ kỹ đã qua nhiều năm sử dụng chiếm một tỷ trọng khá lớn nên khả năng hỏng hóc xảy ra là điều không thể tránh khỏi. Cho nên, để tránh sự cố về máy móc xảy ra trong quá trình sản xuất thì công ty cần lập kế hoạch sửa chữa TSCĐ và thực hiện trích trước khoản chi phí này vào chi phí sản xuất để đến khi sửa chữa sẽ không làm ảnh hưởng đến chi phí sản xuất trong kỳ. Hàng tháng, khi thực hiện trích trước chi phí sửa chữa tài sản cố định trong kế hoạch thì kế toán ghi : Nợ TK 627,641,642 Có TK 335 * ý kiến 4: Về trích khấu hao TSCĐ. Trong quá trình đầu tư và sử dụng, dưới tác động của môi trường tự nhiên và điều kiện làm việc cũng như tiến bộ kỹ thuật, TSCĐ bị hao mòn. Để thu hồi giá trị hao mòn của TSCĐ, người ta tiến hành trích khấu hao bằng cách chuyển phần giá trị hao mòn này vào giá trị sản phẩm làm ra. Việc tính khấu hao được tiến hành theo nhiều phương pháp khác nhau. Khi lựa chọn phương pháp khấu hao hợp lý để vận dụng vào doanh nghiệp là phải xuất phát từ đặc điểm sản xuất kinh doanh, từ yêu cầu quản lý hạch toán nhằm để thu hồi được vốn nhanh có điều kiện để tái sản xuất TSCĐ và trang trải chi phí. Trên thực tế hiện nay, phương pháp khấu hao đều theo thời gian đang được áp dụng phổ biến ở các doanh nghiệp và được tính theo công thức: Mức khấu hao cơ bản phải trích trong tháng = Nguyên giá TSCĐ x % khấu hao cơ bản 12 Nhìn chung, tỷ lệ % khấu hao cơ bản của các doanh nghiệp là tương đối thấp( có loại 8%, 10%, 15% ) và ở công ty là 8%. Như vậy là đa số từ 10- 15 năm mới thu hồi đủ vốn. Cụ thể ở công ty, nhìn vào bảng phân bổ khấu hao TSCĐ ( Biểu số 8 ) có : Nguyên giá TSCĐ là : 1.206.381.000 đồng Mức khấu hao cơ bản trích hàng quý là : 24.127.620 đồng Như vậy mức khấu hao cơ bản trích hàng năm là: 24.127.620 x 4 = 96.510.480 đồng Nên số năm để thu hồi đủ vốn là: 1.206.381.000 : 96.510.480 = 12,5 năm Phương pháp này tuy có tác dụng thúc đẩy doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động, tăng sản phẩm làm ra để hạ giá thành, tăng lợi nhuận. Song việc thu hồi vốn chậm nên phần nào hạn chế cho doanh nghiệp trong việc có điều kiện đầu tư trang bị TSCĐ mới. Bên cạnh đó, doanh nghiệp sử dụng khấu hao theo phương pháp này thì mọi tài sản mới cũng như cũ đều khấu hao theo một tỷ lệ nhất định nên nhiều khi không theo kịp cũng như không đúng với mức hao mòn thực tế. Do vậy doanh nghiệp cần đề nghị với cấp trên điều chỉnh tỷ lệ khấu hao hợp lý và nên nâng tỷ lệ khấu hao lên. Theo kinh nghiệm của các nước tiên tiến đặc biệt là của Mỹ thường sử dụng phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần. Tức là sản phẩm mới thì ban đầu khấu hao theo nguyên giá và với tỷ lệ khấu hao cao, những năm sau thì khấu hao theo giá trị còn lại và với tỷ lệ khấu hao thấp dần. Làm như vậy không những thu hồi được vốn nhanh mà còn có lợi về thuế thu nhập. Vì vậy công ty có thể tìm hiểu và tham khảo để áp dụng cho công ty mình. Tuy nhiên, theo quy định hiện hành, các doanh nghiệp được phép tăng mức khấu hao cơ bản( không quá 20% mức tính theo quy định và báo cho cơ quan tài chính biết để theo dõi ) trong các trường hợp sau với điều kiện không bị lỗ: Những tài sản có tiến bộ kỹ thuật nhanh, TSCĐ làm việc với chế độ cao hơn mức bình thường, TSCĐ đầu tư bằng vốn vay hay các hình thức hợp pháp khác mà thời gian trả nợ nhanh hơn thời gian khấu hao theo quy định. *ý kiến 5: Xây dựng giá thành kế hoạch. Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu hết sức quan trọng, nếu hạch toán giá thành chính xác, sẽ là cơ sở tốt cho nhà quản lý ra quyết định kinh doanh đúng đắn. Phân tích nghiên cứu tìm ra cách hạ giá thành mà chất lượng không đổi như vậy sẽ tạo điều kiện cho sản phẩm đó có sức cạnh tranh trên thị trường và từ đó thu được lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. Để phân tích thông tin về chi phí và giá thành một cách chính xác thì cần thiết phải xây dựng giá thành kế hoạch cho sản phẩm. Đây sẽ là căn cứ, là điểm mốc để so sánh xem thực tế có thực hiện được kế hoạch đặt ra hay không và từ đó có biện pháp đạt được kế hoạch giá thành, tìm ra được nguyên nhân tăng giảm giá thành, trên cơ sở đó người quản lý sẽ đưa ra được cách xử lý tốt nhất. Nhưng thực tế, công ty chưa xây dựng kế hoạch giá thành cho sản phẩm nên việc phân tích thông tin về chi phí và giá thành phần nào bị hạn chế. Vì vậy, định kỳ công ty nên nghiên cứu xây dựng giá thành kế hoạch. Để thực hiện được điều này có thể lập bảng phân tích giá thành sản phẩm như sau: Bảng phân tích giá thành sản phẩm Sản phẩm: STT Khoản mục chi phí Giá thành kế hoạch đơn vị sản phẩm Giá thành thực tế đơn vị sản phẩm Chênh lệch Số tuyệt đối Số tương đối 1 2 3 Chi phí NVLTT - CP NVL chính - CP VL phụ Chi phí NCTT Chi phí SX chung Cộng Trong đó : - Đối với khoản mục chi phí NVLTT : Công ty nên căn cứ vào định mức tiêu hao nguyên vật liệu trên một đơn vị sản phẩm do phòng kinh doanh lập. - Đối với khoản mục chi phí NCTT : Công ty nên căn cứ vào định mức giờ công sản xuất một sản phẩm và mức lương cho một giờ công sản xuất do phòng kinh doanh xây dựng. - Đối với khoản mục chi phí SXC : Công ty có thể lấy chi phí sản xuất chung tháng trước trên cơ sở khối lượng sản phẩm dự định sản xuất tháng này. *ý kiến 6: Lập NKCT số 7 phần III. Hiện nay, công ty chưa lập NKCT số 7 phần III- Số liệu chi tiết phần "Luân chuyển nội bộ không tính vào chi phí sản xuất kinh doanh". Do vậy, để đáp ứng yêu cầu quản lý tốt hơn và cũng đồng thời theo dõi được các khoản luân chuyển nội bộ thì công ty nên lập NKCT số 7 phần III( Biểu số 23). Trên cơ sở đó có số liệu để ghi vào NKCT số 7 phần II cột "Luân chuyển nội bộ không tính vào chi phí sản xuất kinh doanh".(Biểu số 22). Cách lập và ghi chép NKCT số 7 phần III như sau: + Căn cứ vào số phát sinh bên có TK 621 đối ứng nợ TK 154 ở mục A phần I trên NKCT số 7 để ghi vào cột 4 ở dòng TK 154 ở phần III NKCT số 7. + Căn cứ vào số phát sinh bên có TK 622 đối ứng Nợ TK 154 ở mục A phần I trên NKCT số 7 để ghi vào cột 5 ở dòng TK 154 ở phần III NKCT số 7. + Căn cứ vào số phát sinh bên Có TK 627 đối ứng Nợ TK 154 ở mục A phần I trên NKCT số 7 để ghi vào cột 6 ở dòng TK 154 ở phần III NKCT số 7. *ý kiến 7: áp dụng tin học vào công tác kế toán. Như trên đã trình bày vì khối lượng công việc ở công ty là rất lớn, hơn thế nữa số lượng nhân viên kế toán lại hạn chế chỉ có 5 người, trong đó có người phải đảm nhiệm rất nhiều công việc như kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành. Hàng tháng, quý phải tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành các loại sản phẩm, định kỳ phải viết báo cáo phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh gửi cho Ban lãnh đạo và Sở Công Nghiệp, bên cạnh nhiệm vụ này kế toán còn kiêm luôn cả phần TSCĐ, thuế và tiêu thụ. Thêm vào đó, hình thức tổ chức sổ là hình thức NKCT đòi hỏi hệ thống sổ sách chứng từ phải được tổ chức rất công phu, việc ghi chép cần rất nhiều thời gian. Thực tế này đôi khi trở nên quá sức đối với đội ngũ nhân viên phòng kế toán, ảnh hưởng đến khả năng cung cấp thông tin của bộ phận này. Hiện tại, phòng kế toán đã được trang bị máy vi tính nhưng chưa được cài đặt phần mềm kế toán chuyên dụng (Kế toán máy), nên máy vi tính chưa phát huy được hết vai trò của nó. Trong khi đó, hiện nay việc sử dụng kế toán máy trong công tác kế toán ở các doanh nghiệp là rất phổ biến, mọi việc theo dõi ghi chép đều được bảo quản trong máy, do đó hạn chế được khối lượng công việc, tiết kiệm được thời gian và công sức cho nhân viên. Do vậy, công ty nên nghiên cứu, đầu tư để sử dụng kế toán máy vào công tác hạch toán kế toán của mình. Bên cạnh đó, công ty cũng cần trang bị thêm máy vi tính cho phòng kế toán, cố gắng để mỗi kế toán viên được sử dụng riêng một máy chứ không dùng chung như hiện nay. Đồng thời công ty cần đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ sử dụng máy vi tính cho các nhân viên kế toán. Tuy nhiên, khi công ty có sử dụng phần mềm kế toán thì công ty nên áp dụng hình thức sổ kế toán chứng từ ghi sổ vì hình thức này thích hợp với mọi loại quy mô đơn vị sản xuất kinh doanh, mặt khác kết cấu của hình thức này đơn giản nên rất phù hợp với điều kiện lao động kế toán bằng máy. Còn hình thức sổ kế toán NKCT phức tạp về kết cấu, quy mô sổ lớn về lượng và loại nên khó vận dụng phương tiện máy tính vào sử lý số liệu kế toán, chỉ thích hợp với những doanh nghiệp chủ yếu thực hiện kế toán bằng lao động thủ công như công ty hiện nay. Đây là phương hướng tương lai mà công ty cần phấn đấu để phù hợp với xu thế phát triển của khoa học kỹ thuật nói chung và yêu cầu đổi mới quản lý công tác kế toán nói riêng . Kết luận Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, thực hiện cơ chế hạch toán kế toán theo cơ chế thị trường với sự quản lý của nhà nước đòi hỏi các doanh nghiệp một mặt phải tự trang trải được các chi phí mặt khác phải thu được lợi nhuận đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Mục tiêu đó chỉ có thể đạt được trên cơ sở quản lý chặt chẽ và sử dụng hợp lý các loại tài sản, vật tư, tiền vốn của doanh nghiệp, quản lý chặt chẽ chi phí sản xuất. Chính vì lẽ đó cần phải đặc biệt quan tâm đến việc tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Trong thời gian thực tập tại Công ty Thiết bị lạnh Long Biên em nhận thấy công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty đã phần nào đáp ứng được yêu cầu quản lý trong nền kinh tế thị trường. Xuất phát từ quan điểm đổi mới và những vấn đề tồn tại trong quá trình tổ chức hạch toán nghiệp vụ ở Công ty cùng với kiến thức đã học em đã mạnh dạn đưa ra một số ý kiến đề xuất mong muốn góp phần hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty. Mặc dù rất cố gắng nhưng do thời gian thực tập và nghiên cứu có hạn cho nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để bài viết được hoàn thiện hơn. Em xin trân thành cảm ơn sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của thầy giáo TS.Phan Trọng Phức cùng sự giúp đỡ của toàn thể các bác, các cô, các anh chị phòng tài vụ của Công ty Thiết bị lạnh Long Biên đã tạo mọi thuận lợi giúp em hoàn thành khoá luận này. Hà Nội, tháng 07 năm 2001 Sinh viên Nguyễn Thị Thu Hương Tài liệu tham khảo - Kế toán tài chính doanh nghiệp công nghiệp - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm - Lý thuyết hạch toán kế toán - Hệ thống kế toán doanh nghiệp - Phân tích hoạt động kinh doanh - Một số luận văn mẫu - Bài giảng của Thầy Đức trường Tài chính kế toán Mục lục Lời nói đầu 1 Chương I. Một số vấn đề lý luận về kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm ở các doanh nghiệp SXKD. 3 1.1. Tổng quan về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 3 1.1.1. Khái niệm và phân biệt sự khác nhau giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. 3 1.1.2. Sự cần thiết và nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 5 1.1.3. Phân loại CPSX 7 1.1.4. Phân loại giá thành sản phẩm. 9 1.1.5. Đối tượng tập hợp CPSX và đối tượng tính giá thành 10 1.1.6. Sự khác nhau giữa đối tượng tập hợp CPSX và đối tượng tính giá thành 11 1.1.7. Trình tự hạch toán CPSX 12 1.2. Kế toán CPSX trong doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên 12 1.2.1. Hạch toán CPNVLTT. 12 1.2.2.Hạch toán CPNCTT. 14 1.2.3. Hạch toán chi phí trả trước. 15 1.2.4. Hạch toán chi phí phải trả. 16 1.2.5. Hạch toán tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh phụ. 17 1.2.6. Hạch toán các khoản thiệt hại trong sản xuất. 19 1.2.7.Hạch toán chi phí sản xuất chung. 21 1.2.8. Tổng hợp CPSX, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang. 23 1.3. Kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ. 26 1.4. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm. 27 1.4.1. Phương pháp tính giá thành giản đơn. 27 1.4.2.Phương pháp tính giá thành phân bước. 28 1.4.3. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng. 30 1.4.4. Phương pháp tính giá thành loại trừ CPSX của sản phẩm phụ. 31 1.4.5. Phương pháp tính giá thành theo hệ số. 31 1.4.6. Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ. 32 1.4.7. Phương pháp tính giá thành theo định mức. 33 Chương II. Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Thiết bị lạnh Long Biên. 34 2.1. Giới thiệu tổng quan về Công ty Thiết bị lạnh Long Biên. 34 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển. 34 2.1.2. Đặc điểm của quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 35 2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty. 37 2.1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty. 39 2.2. Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Thiết bị lạnh Long Biên. 42 2.2.1. Hạch toán CPSX tại công ty. 42 2.2.1.1.Đặc điểm CPSX tại công ty. 42 2.2.1.2. Phân loại CPSX. 43 2.2.1.3. Đối tượng tập hợp CPSX. 43 2.2.1.4 Trình tự hạch toán CPSX. 44 2.2.1.4.1. Hạch toán CPNVLTT. 44 2.2.1.4.2.Hạch toán CPNCTT. 47 2.2.1.4.3. Kế toán CPSXC. 49 2.2.1.5. Tổng hợp CPSX kinh doanh toàn công ty. 56 2.2.2. Thực tế công tác tính giá thành sản phẩm ở Công ty TBLLB. 59 2.2.2.1. Đối tượng tính giá thành. 59 2.2.2.2. Phương pháp tính giá thành. 59 2.2.2.3. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. 60 2.2.2.4.Trình tự tính giá thành sản phẩm ( cụ thể cách tính giá thành máy nén lạnh 2AD150). 61 Chương III. Một số ý kiến góp phần hoàn thiện kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TBLLB. 67 3.1. Nhận xét chung về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TBLLB. 67 3.1.1.Ưu điểm. 68 3.1.2. Một số vấn đề còn tồn tại. 69 3.2. Một số ý kiến góp phần hoàn thiện kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TBLLB. 71

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0309.doc
Tài liệu liên quan