Mặc dù,công ty TNHH Nguyễn Khoa đã có sử dụng phần mềm kế toán nhưng việc sử dụng nó ít. Tuy nhiên trong công tác kế toán vẫn chưa ứng dụng công tác tin học vào quản lý, đặc biệt là công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Để thực hiện điều này, ngoài trang bị máy móc ra còn phải chú ý đến vấn đề đào tạo, bồi dưỡng cán bộ kế toán những kiến thức cơ bản về tin học để việc áp dụng kế toán máy vào tổ chức kế toán.
54 trang |
Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1234 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty trách nhiệm hữu hạn Nguyễn Khoa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của công ty.
Các phó giám đốc: giúp đỡ, chia sẻ nhiệm vụ với giám đốc chị trách nhiệm trước giám đốc về lĩnh vực được giao:
Phó giám đốc phụ trách xuất nhập khẩu: chịu trách nhiệm về các hoạt động liên quan đến việc xuất nhập khẩu hàng hóa tiêu thụ.
Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: chỉ đạo việc ký kết và kinh doanh.
Phòng kế toán – tài chính: tổ chức và phản ánh chính xác kịp thời, đầy đủ tình hình hoạt động kinh doanh. Tổ chức hạch toán kế toán, lập báo quyết toán theo quy định của cấp trên.
Xưởng sản xuất: là bộ phận trực tiếp sản xuất, chịu sự chỉ đạo của giám đốc. Nhiệm vụ chính của xưởng là làm và hoàn thiện các sản phẩm của công ty
Phòng mẫu: dùng để trưng bày mẫu và nhiệm vụ chính là tìm tòi và phát hiện ra những mẫu mới.
2.3.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán
Bộ phận kế toán của công ty TNHH Nguyễn Khoa gồm 3 người:
- Kế toán trưởng: 1 người
- Kế toán viên : 1 người
- Thủ quỹ : 1 người
Vai trò nhiệm vụ của từng người của từng người như sau:
- Kế toán trưởng: là người đứng đầu phòng kế toán, chịu sự chỉ đạo của giám đốc.Vai trò chính của kế toán là theo dõi tập chung, lập kế hoạch tài chính, báo cáo sản xuất, quyết toán thuế….Kế toán trưởng là người phải chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của phòng kế toán.
- Kế toán viên: Ghi chép, phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác tình hình các nghiệp vụ phát sinh trong tháng
- Thủ quỹ: Có nhiệm vụ giữ tiền mặt. Căn cứ vào chứng từ gốc, thủ quỹ tiến hành thu, chi tiền mặt và ghi vào sổ quỹ. Cuối tháng đối chiếu sổ quỹ của kế toán tiền mặt.
Ta có thể hình dung sơ đồ bộ máy kế toán của công ty TNHH Nguyễn Khoa được tổ chức như sau:
Kế toán trưởng
Thủ quỹ
Kế toán viên
2.3.4 Hình thức kế toán của công ty TNHH Nguyễn Khoa
Để phù hợp với sự thay đổi trong công tác quản lý, công ty TNHH Nguyễn Khoa đã không ngừng hoàn thiện chế độ hạch toán cũng như công tác kế toán. Hiện nay công ty đang sử dụng phần mềm Effect để làm kế toán trên máy vi tính, và hiện đang áp dụng hình thức “ chứng từ – ghi sổ” để ghi chép nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Đây là hình thức ghi sổ rất tiện lợi cho việc kiểm tra, đối chiếu các số liệu bởi vì các nghiệp vụ phát sinh mà có cùng tính chất, nội dung kinh tế sẽ được tập hợp trong cùng một chứng từ- ghi sổ trong một kỳ kế toán. Chứng từ – ghi sổ được kế toán lập hàng ngày và định kỳ 5 ngày thì đăng ký vào sổ Đăng ký chứng từ- ghi sổ.
Trình tự ghi sổ kế toán: các chứng từ sau khi được tập hợp theo từng phần hanhfh cụ thể sẽ được kế toán viên nhập dữ liệu vào máy theo từng nội dung của các chứng từ đó thông qua thiết bị nhập liệu là bàn phím và được tổ chức lưu giữ trên thiết bị nhớ ngoài ở dạng tệp dữ liệu nghiệp vụ.
Có thể mô hình hóa trình tự ghi sổ và lên báo cáo tài chính
Chứng từ gốc
Sổ quỹ
Bảng tổng hợp chứng từ gốc
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Sổ chi tiết
Chứng từ- ghi sổ
Sổ cái
Bảng tổng hợp chi tiết
Bảng cân đối tài khoản
Báo cáo tài chính
: Ghi hàng ngày
: Quan hệ đối chiếu
: Ghi sổ cuối tháng
2.4 Đối tượng tập hợp chi phí tại công ty TNHH Nguyễn Khoa
Trong bất kỳ doanh nghiệp nào việc xác định đối tượng tập chi phí sản xuất là khâu đầu tiên quan trọng trong toàn bộ quá trình xác định toàn bộ chi phí sản xuất và tính giá thành. Tại công ty TNHH Nguyễn Khoa việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất diễn ra trên cơ sở đặc điểm của quá trình sản xuất sản phẩm. Như ta đã biết quy trình sản xuất sản phẩm là một quy trình liên tục và khép kín. Sản phẩm làm ra mặc dù có kích cỡ, chất lượng khác nhau nhưng đều có chung một quy trình công nghệ, chung các yếu tố đầu vào tức là đều qua các giai đoạn cơ bản: sấy nguyên vật liệu, chế tạo thành sản phẩm, sấy sản phẩm, đóng gói…Vì vậy tập hợp chi phí là toàn bộ quy trình sản xuất. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là tất cả các sản phẩm làm ra đều bao gồm các khoản mục chi phí như nhau mà tùy vào từng loại sản phẩm các khoản mục chi phí là khác nhau. Do đó mặc dù đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ quy trình sản xuất nhưng kế toán phải theo dõi từng loại sản phẩm để việc tính giá thành được đầy đủ và chính xác.
Mặc dù kỳ kế toán là quý nhưng hàng tháng kế toán vẫn phải tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành để gửi các phòng ban.
Có thể nói quá trình tập chi phí sản xuất công ty TNHH Nguyễn Khoa là tập hợp năm khoản mục chi phí trên.
2.5 Qúa trình kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty TNHH Nguyễn Khoa
2.5.1 Tài khoản sử dụng
Công ty đã sử dụng một số tài khoản sau:
- Tài khoản 611 “ mua hàng”: tài khoản này có hai TK cấp hai là:
+ Tài khoản 611(1): dùng để chỉ định kỳ kết chuyển nguyên vật liệu bất kỳ, cuối cùng và phản ánh số nguyên vật liệu xuất dùng trong kỳ.
+ TK622(2) : dùng để tập hợp chi phí thuê ngoài.
Từ tài khoản 611(2), toán bộ chi phi thuê ngoài này sẽ được kết chuyển thẳng sang tài khoản 631 để tính giá thành.
- Tài khoản 621 “chi phí nguyên vật liệu trực tiếp’’: tài khoản này được sử dụng để
tập hợp các nguyên vật liệu dùng trực tiếp trong sản xuất trong kỳ.
- Tài khoản 622 “chi phí nhân công trực tiếp’’: tài khoản này dùng để tập hợp các chi phí liên quan đến công nhân sản xuất bao gồm lương, phụ cấp và các khoản trích theo lương.
- Tài khoản 627 “chi phí sản xuất chung’’: tài khoản này dùng để tập hợp các chi phí liên quan đến hoạt động quản lý các phân xưởng( ở xưởng in và ở ban biên tập).
- Tài khoản 631 “giá thành sản xuất’’ là tài khoản được dùng kêt chuyển các khoản mục chi phí trên để tính giá thành.
- Tài khoản142 “chi phí trả trước’’: dùng để tập hợp các chi phí trả trước phát sinh trong kỳ.
Cuối kỳ kế toán sẽ tiến hành kết chuyển các chi phí trên các tài khoản 611(2), tài khoản 621, tài khoản 622, tài khoản 142 (tương ứng với số sản phẩm hoàn thành trong tháng) để tính giá thành.
2.5.2 Phương pháp tập hợp chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
Trong 5 khoản mục chi phí thì chi phí nguyên vật liệu là khoản mục lớn nhất. Hơn thế, công ty TNHH Nguyễn Khoa còn dành chi phí nguyên vật liệu trực tiếp làm căn cứ để phân bố chi phí nhân công trực tiếp đầy đủ hợp lý sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc xác định giá thành đúng. Quá trình tập hợp chi phí vật liệu trực tiếp diễn ra như sau:
*Đầukỳ, do doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ nên kế toán nguyên vật liệu liên kết chuyên nguyên vật liệu từ tài khoản152 sang tài khoản 611. Quá trình chuyển ra như sau:
NợTK 611 56375200
CóTK 152 56375200
Đồng thời lập một chứng từ ghi số có dạng:
Chứng từ ghi sổ
Công ty TNHH Nguyễn Khoa 17T6 Trung Hòa Nhân Chính
Số 10/12
Ngày 01/12
ĐV: Đồng
Chứng từ
Trích yếu
Số hiệu TK
Số tiền
Ghi chú
S
N
N
C
N
C
Kết chuyển NVL tồn kho đầu kỳ
611
56375200
152
56375200
Cộng
56375200
56375200
*Trong quá trình sản xuất, khi tiến hành mua thêm NVL, kế toán sẽ lập bảng kê cho từng kho nhập để tiện theo dõi. Công ty TNHH Nguyễn Khoa có 3 kho nhập xuất là: kho xưởng sản xuất, kho quản lý và kho sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên chỉ có NVL ở kho xưởng sản xuất và kho SXKD là được dùng vào sản xuất trực tiếp. Còn NVL ở kho quản lý được dùng vào hoạt động sản xuất chung và các hoạt động ngoài sản xuất. Bảng kê hoá đơn, chứng từ, hàng hoá dịch vụ mua vào này có kết cấu như sau đây.
Đồng thời kế toán định khoản các nghiệp vụ này như sau:
Nợ TK611
Nợ TK133
Có TK 1111, 1112, 141 (nếu đã trả tiền)
Có TK 331 (nếu chưa trả tiền)
* Trong kì, căn cứ vào đơn đặt hàng hay kế hoạch sản xuất của công ty đã được ban giám đốc kí duyệt, phòng sản xuất lập phiếu tính giá xác định các chi phí theo định mức bao gồm chi phí NVL (mây, tre…) và chi phí phát sinh (nếu có). Phiếu tính giá chưa có chi phí sản xuất chung, mà chi phí sản xuất chung sẽ được tập hợp và phân bổ vào cuối kì. Phiếu tính giá được lập ra trên cơ sở yêu cầu của khách hàng về số lượng, mẫu mã chất lượng của sản phẩm để vừa tránh được tình trạng lãng phí NVL, vừa đáp ứng đúng yêu cầu của khách hàng.
- Cách lập phiếu tính giá:
+ Đối với chi phí NVL trực tiếp:
Căn cứ vào khối lượng và chất lượng sản phẩm trên đơn đặt hàng đã kí kết, phòng sản xuất xác định loại mây, tre và khối lượng mây, tre phù hợp với yêu cầu của khách hàng.
Trên cơ sở số lượng mây, tre phòng sản xuất sẽ tính toán được lượng keo và hóa chất cần thiết tương ứng.
Chi phí NVL trên phiếu được tính theo phương pháp giá đích danh và đã bao gồm định mức tiêu hao NVL là 2%
Ví dụ: Công ty muốn sản xuất 1500 chiếc giỏ tre. Nguyên tắc lập như sau:
- Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo yêu cầu: Theo yêu cầu của đơn đăt hàng về chủng loại và khuôn khổ vật tư thì phải sử dụng loại tre có khổ (27x39). Căn cứ vào giá xuất kho (theo phương pháp đích danh), phòng sản xuất tính ra chi phí nguyên vật liệu là 13519000 đ.
Sau khi lập phiếu tính giá được gửi lên phòng kế toán, phòng sản xuất kinh doanh sẽ giữ lại bản sao và chuyển cho công nhân sản xuất. Công nhân sẽ căn cứ vào phiếu tính giá (được coi như lệnh sản xuất) yêu cầu thủ kho xuất NVL theo đúng yêu cầu để sản xuất. Đồng thời kế toấn sẽ tiến hành định khoản:
Nợ TK 621
Có TK 611(1)
Trong quá trình sản xuất, nếu xẩy ra hao hụt vượt mức, công nhân trực tiếp sản xuất sẽ phải bồi thường. Kế toán sẽ ghi:
Nợ TK 138
(SCT: phải thu khác- phải thu các công nhân A)
Có TK 611 (1)
Đồng thời gửi giấy thủ kho xuất số NVL tương ưng để công nhân tiếp tục sản xuất. Phiếu tính giá có dạng như sau:
Công ty TNHH Nguyễn Khoa phiếu tính giá
17T6 Trung Hòa Nhân Chính Tên kho nhập: Xưởng sản xuất
Tên sản phẩm: giỏ tre
HĐ đặt in số 10 tháng 01/2006
SL đặt in: 1500
Khoản mục chi phí
Kích thước
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Ghi chú
1. CP sản xuất sản phẩm
NVL bằng tre
27x39
319.8
10000
3198000
TK 621
Sấy NVL
8196000
TK 621
Sấy sản phẩm
1320000
TK 621
Đóng gói
805000
TK 621
3. Chi khác
Tổng
13519000
* Cuối tháng kế toán sẽ tiến hành kiểm kê NVL tồn tại từng kho nhập. Quá trình kiểm kê diễn ra trực tiếp: Kế toán viên sẽ xuống tận kho để kiểm kê. Số liệu kiểm kê sẽ được ghi trên phiếu kiểm kê với số liệu trên thẻ kho của thủ kho và số liệu và số liệu trên bảng kê chi phí sản xuất tại phòng kế toán. Nếu có sự chênh lệch giữa các chứng từ trên kế toán cần tiến hành xử lý. Nếu chênh lệch này nhỏ trong định mức thì kế toán sẽ tính vào giá vốn hàng bán.
Nợ TK 632
Có TK 611(1)
Nếu chênh lệch này quá lớn thì thủ kho có trách nhiệm bồi thường. Khi ấy kế toán ghi:
Nợ TK 138
(SCT: Phải thu khác – phải thu của thủ kho)
Có TK 611(1)
Sau khi kiểm kê kế toán sẽ tiến hành kết chuyển NVL tồn kho cuối kì theo đúng qui định của phương pháp kiểm kê định kì.
Nợ TK 152
Có TK 611(1)
Phiếu kiểm kê có dạng như sau:
Công ty TNHH Nguyễn Khoa 17T6 Trung Hòa Nhân Chính
Đơn vị: Xưởng sản xuất
Phiếu kiểm kê NVL
Ngày 02/02/2006
Đơn vị: đồng
STT
Tên NVL
Đv
Theo sổ sách
Theo kiểm kê
Chênh lệch
SL
TT
SL
TT
Thừa
Thiếu
1
Mây loại I
Kg
370
3515000
370
3515000
2
Mây loại II
Kg
280
2800000
280
2800000
3
Mây loại III
Kg
250
2362500
250
2362500
4
Mây trắng
Kg
510
4411500
510
4411500
5
Hóa chất
Lọ
4000
1000000
4000
1000000
6
Giấy ráp
Tờ
160
1096000
160
1096000
…
…….
…
….
……..
…..
…….
…
….
……..
…
……..
Tổng
24022500
24022500
Trên cơ sở phiếu kiểm kê, kế toán xác định được lượng NVL tồn kho trên phạm vi toàn công ty. Kết hợp với giá trị nhập kho trong kỳ của tất cả các kho nhập, kế toán xác định được từng loại NVL xuất trong kỳ theo công thức:
Giá trị NVL xuất kho trong kỳ
=
Giá trị NVL tồn kho đầu kỳ
+
Giá trị NVL nhập kho trong kỳ
-
Giá trị NVL tồn kho cuối kỳ
Ví dụ: Loại giấy ráp của xưởng sản xuất:
- Đầu kỳ giá trị tồn là: 1250000 đ
- Trong kỳ nhập thêm: 51900000 đ
- Cuối kỳ sau khi kiểm kê, kế toán xác định được lượng tồn kho là: 4411500đ. Vậy giá trị xuất kho trong kỳ của loại giấy này là:
1250000 + 51900000 - 4411500 = 50083500 đ
Giá trị NVL xuất kho trong kỳ sau khi được xác định sẽ được ghi trên “Bảng kê giá trị NVL nhập, xuất, tồn” (cột “Xuất dùng trong kỳ”). Do đặc điểm của công ty TNHH Nguyễn Khoa là có hai bộ phận đều tiến hành sản xuất kinh doanh. Vì vậy để tập hợp chi phí NVL trực tiếp, kế toán căn cứ vào cột “xuất dùng trong kỳ” trên hai bảng kê của hai bộ phận là xưởng sản xuất và phòng sản xuất, kế toán lập một chứng từ ghi sổ vào cuối tháng phản ánh giá trị NVL xuất dùng cho sản xuất trong kỳ. Bảng kê và CTGS này có dạng như trang sau.
* Phương pháp tính giá NVL xuất kho của công ty TNHH Nguyễn Khoa là phương pháp đích danh, tức là nhập giá nào thì xuất giá ấy.
Ví dụ: Ngày 20/01 bộ phận xưởng sản xuất nhập một lô mây với đơn giá là 6000đ/ram. Khi có nhu cầu xuất dùng chính lô hàng này thì đơn giá xuất dùng sẽ được xác định bằng chính đơn giá của lô hàng nhập. Cuối kỳ, lô mây trên vẫn tồn kho, khi tiến hành kiểm kê NVL tồn kho thì giá trị của lượng mây tồn kho này được tính bằng:
Lượng tồn kho (ram) x 6000đ
Công ty TNHH Nguyễn Khoa 17T6 Trung Hòa Nhân Chính
Chứng từ ghi sổ
Số 15/02
Tháng 02/2006
Đvị: đồng
Trích yếu
SHTK
Số tiền
Ghi chú
N
C
N
C
Xuất NVL cho sản xuất
621
56458500
611
56458500
Tổng
56458500
56458500
(Kèm theo hai bảng kê NVL nhập, xuất, tồn).
Từ CTGS này kế toán ghi vào sổ cái TK 621.
Công ty TNHH Nguyễn Khoa
17T6 Trung Hòa Nhân Chính
Sổ cái
TK 621: Chi phí NVL trực tiếp
Tháng 02/2006
Đvị: đồng
TGS
Diễn giải
TKĐƯ
Số tiền
Ghi chú
S
N
N
C
15
31/12
NVL xuất dùng cho sản xuất
611
56458500
K/C chi phí NVL trực tiếp vào giá thành sản phẩm
631
56458500
Tổng
56458500
56458500
*Phân bổ chi phí NVLTT: Công ty TNHH Nguyễn Khoa không tiến hành phổ chí phí NVLTT cho từng sản phẩm cụ thể mà chỉ phân bổ tạm thời theo hai loại sản phẩm làm bằng mây và bằng tre. Việc phân bổ này được dùng làm căn cứ cho việc phân bổ chi phí. NCTT và chi phí SXC sau này. Mặc dù chi phí NVL trên phiếu tính giá chỉ là chi phí định mức nhưng do đặc thù của việc sản xuất sản phẩm làm bằng mây là ổn định. Chênh lệch giữa chi phí thực tế phát sinh và chi phí định mức cho từng loại sản phẩm không đáng kể hoặc không có . Hơn nữa việc kế toán định mức để tính toán chi phí sản xuất cho từng loại sản phẩm còn giúp theo dõi tình hình thực hiện định mức với thực tế để từ đó xây đựng định mức cho phù hợp.
Lấy phiếu tính giá làm cơ sở, bộ phận sản xuất lấy bao nhiêu NVL thì dùng hết bấy nhiêu. Cuối kì không có sản phẩm làm dở. Toàn bộ NVL xuất dùng trong kỳ được dùng hết cho sản phẩm hoàn thành trong kỳ .
Từ chi phí tập hợp được trên hai bảng kê, kế toán tập hợp được chi phí NVLTTvà phân bổ theo công thức sau:
Chi phí NVLTT giỏ mây
=
Chi phí mây
+
Chi phí hóa chất
02/2006 giỏ mây chiếm tỷ lệ nhỏ và được thực hiện ở xưởng sản xuất. Chi phí NVLTT ttập hợp được như sau:
Chi phí NVLTT giỏ mây
=
16198300
+
929000
=
17127300đ
Chi phí NVLTT giỏ tre
=
Chi phí tre
+
Chi phí hóa chất
+
Chi phí đóng gói
Chi phí NVL giỏ tre
=
324765000
+
32348500
+
90344700
=
447458200đ
Tóm lại chi phí NVLTT của công ty được tập hợp theo chi phí định mức trên các phiếu tính giá do phòng sản xuất lập. Tuy nhiên, chi phí này chỉ bao gồm mây và hóa chất. Nguyên nhân là do khi lập phiếu tính giá phòng sản xuất không thể xác định được lượng hóa chất cần thiết cho từng sản phẩm. Vì vậy chi phí hóa chất sẽ không có trong phiếu tính giá mà sẽ được coi là chi phí SXC của xưởng sản xuất và phòng sản xuất. Nó sẽ được tập hợp và phân bổ như đối với chi phí SXC
2.5.3 Chi phí nhân công trực tiếp
Lao động là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất sản phẩm. Chi phí NCTT là một trong các yếu tố chi phí cơ bản tạo nên giá trị sản phẩm sản xuất ra. Hạch toán tôt chi phí NC có tác dụng thúc đẩy người lao động làm việc, giúp doanh nghiệp sử dụng lao động có hiệu quả nâng cao chất lượng lao động. Công ty TNHH Nguyễn Khoa áp dụng hình thức trả lương theo thời gian cho CB – CNV, theosản phẩm cho CNSXTT. Chi phí NCTT tại công ty TNHH Nguyễn Khoa bao gồm chi phí cho NCTT sản xuất tại xưởng sản xuất và phòng sản xuất kinh doanh.
Số lượng CB – CNV của công ty TNHH Nguyễn Khoa trong biên chế có khoảng 93 người được phân bổ như sau
Bộ phận quản lý: 8 người
Phòng mẫu : 5 người
Nhân viên trực tiếp sản xuất: 80 người
Ngoài ra, ở xưởng in còn có khoảng 50 – 60 công nhân làm việc theo hợp đồng. Chi phí NCTT ở công ty TNHH Nguyễn Khoa là các khoản phải trả cho CNTT sản xuất. Nó bao gồm các khoản lương chính, lương phụ và các khoản trích theo lương cụ thể:
- Lương chính là lương cấp theo nghị định 26CP của Chính phủ và thông tư số 28/LBTT của Bộ lao động theo đó có 5 mức qui định trả theo thời gian sản xuất:
. Lương công nhân sấy nguyên vật liệu : 350000đ/tháng
. Lương công nhân làm thành sản phẩm: 400000đ/tháng
. Lương công nhân đóng gói : 350000đ/tháng
- Lương phụ: ngoài lương chính (lương cơ bản) theo cấp bậc trên, hàng tháng CNTT sản xuất còn được trả lương theo sản phẩm cho sản phẩm vượt định mức qui định là
. 15đ/1kg nguyên vật liệu sấy (đối với CNTT sấy nguyên vật liệu)
. 15đ/ 1sản phẩm được đóng gói (đối với CN đóng gói)
. 200đ/ 1sản phẩm (đối với CN làm thành sản phẩm)
Việc tính lương do từng CN là do người phụ trách bộ phận đảm nhận và được theo dõi trên sổ lương của từng bộ phận kế toán chỉ đảm nhận việc thanh toán và trích lập các khoản phải trích theo lương. Theo chế độ qui định thì các khoản phải trích theo lương gồm: BHYT, BHXH, KPCĐ. Tỷ lệ trích:
Tiêu thức
Tổng trích
Tính vào chi phí
Công nhân phải nộp
BHXH
20%
15%
5%
BHYT
3%
2%
1%
KPCĐ
2%
2%
Tổng
25%
19%
6%
Ví dụ: tiền lương tháng 02/2006 của chị Lê thị Mai – CN làm thành sản phẩm ở bộ phận xưởng sản xuất là: - lương chính: 400000đ
- lương phụ : + trong tháng chị Mai đã làm được 1500 sản phẩm. Vậy chị Mai còn được hưởng thêm một khoản lương phụ là: 1500 x 200 = 300000đ
Tổng số lương thực tế của chị Mai là: 400000 + 300000 = 700000đ/tháng
Số tiền BHYT chị Mai phải nộp là: 400000 x 1% = 4000đ/tháng
Số tiền BHXH chị Mai phải nộp là: 400000 x 5% = 20000đ/tháng
Số tiền thực lĩnh trong tháng của chị Mai là: 700000 - 4000 - 20000 = 676000đ
2.5.3a Quá trình hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
Cuối tháng căn cứ vào bảng chấm công và phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành, người phụ trách ở hai bộ phận xưởng sản xuất và phòng SXKD sẽ tính tiền lương cho từng công nhân ở bộ phận mình vào sổ lương rồi gửi lên phòng kế toán. Trên cơ sở sổ lương này, kế toán tiền lương sẽ tiến hành tập hợp chi phí tiền lương và trích BHXH, BHYT, KPCĐ. Phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành sổ lương và “Bảng tổng hợp thanh toán tiền lương và các khoản trích theo lương” có kết cấu như sau:
Công ty TNHH Nguyễn Khoa 17T6 Trung Hòa Nhân Chính
Phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành
Tháng 02/2006
Đvị: đồng
PTG: 11
Ngày 10/02/2006 Ca SX:
STT
Tên công việc
Khuôn
Sản lượng
Đvị tính
Số PTG
Sốgiờlàm thêm
Lập matet
14
Chiếc
11
Cộng
14
Sau khi thanh toán lương, căn cứ vào phiếu thanh toán kế toán sẽ lập bảng tổng
hợp thanh toán với CNV và trích BHYT, BHXH, KPCĐ. Cuối tháng, dựa vào bảng tổng hợp, kế toán tiến hành phân bổ tiền lương cho từng bộ phận trên.
kết quả của bảng phân bổ, kế toán lập CTGS có dạng:
Công ty TNHH Nguyễn Khoa 17T6 Trung Hòa Nhân Chính
Chứng từ ghi sổ
Số 16/02
Tháng 02/2006
Đvị: đồng
Trích yếu
SHTK
Số tiền
Ghi chú
N
C
N
C
Tính và phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương
622
63677750
334
60012000
338
3665750
Tổng
63677750
63677750
( Kèm theo bảng phân bổ tiền lương)
Kế toán trưởng Người lập biểu
Cuối tháng kế toán ghi vào sổ cái TK 622
Công ty TNHH Nguyễn Khoa 17T6 Trung Hòa Nhân Chính
Sổ cái
TK 621: Chi phí NVL trực tiếp
Tháng 02/2006
Đvị: đồng
TGS
Diễn giải
TKĐƯ
Số tiền
Ghi chú
S
N
N
C
16
31/12
Chi phí nhân công trực tiếp phải trả
334 338
60012000 3665750
K/C chi phí NVL trực tiếp vào giá thành sản phẩm
631
63677750
Tổng
63677750
63677750
Căn cứ vào sổ cái, kế toán định khoản:
Nợ TK 622 63677750
(SCT: Chi phí nhân công trực tiếp tại xưởng sản xuất: 48523950
Chi phí nhân công trực tiếp tại PSXKD : 15153800)
Có TK 334 60012000
Có TK 338 3665750
(SCT:…)
Đối với BHXH, KPCĐ doanh nghiệp sau khi khấu trừ vào lương của công nhân sẽ giữ lại một phần để trực tiếp chi trả tại doanh nghiệp khi có các nghiệp vụ phát sinh. Khi tiến hành thanh toán BHXH cho công nhân, kế toán ghi sổ:
Nợ TK 338(3)
Có TK 334
2.5.3b Chi phí nguyên vật liệu
Chi phí NVL trong khoản mục chi phí sản xuất chung bao gồm các NVL phụ cho hoạt động các bộ phận trên. Trong đó chủ yếu là chi phí hoá chất cho phòng sản xuất và xưởng sản xuất. Do đặc điểm sản xuất của công ty là tập hợp chi phí NVL theo định mức. Khi xây dựng phiếu tính giá, phòng sản xuất kinh doanh không thể tính chính xác chi phí hóa chất. Hơn thế so với các chi phí thì chi phí hóa chất không đáng kể. Chính vì vậy, chi phí hóa chất được hạch toán vào cuối kì trên cơ sở chi phí thực tế phát sinh trong kì.
Trong tháng 02/2006 tổng chi phí hóa chất là 98.215.600
Trong đó: Xưởng sản xuất là 65.625.000
Phòng SXKD là 32.590.600
Chi phí NVL này được xuất từ kho quản lý. Kế toán lập chứng từ ghi sổ phản ánh chi phí này như sau:
Công ty TNHH Nguyễn Khoa 17T6 Trung Hòa Nhân Chính
Chứng từ ghi sổ
Số 20/02
Tháng 02/2006
Đvị: đồng
Trích yếu
SHTK
Số tiền
Ghi chú
N
C
N
C
Chi phí NVL
627(2)
98215600
611(1)
98215600
Tổng
98215600
98215600
(Kèm theo chứng từ gốc).
2.5.3c Chi phí khấu hao TSCĐ
TSCĐ của công ty được hình thành từ 2 nguồn chủ yếu là: nguồn vốn vay, nguồn tự bổ sung. Mỗi loại TSCĐ được theo dõi từng nguồn trên sổ TSCĐ về nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại, tỉ lệ khấu hao. Công ty áp dụng phương pháp tính khấu hao sau:
Mức trích khấu hao TSCĐ (tháng)
=
Nguyên giá TSCĐ N x 2
Trong đó: N là số năm ước tính sử dụng TSCĐ
Ví dụ: Nguyên giá của máy đánh giấy ráp là 180000000đ. Thời gian sử dụng trong 7 năm thì số tiền trích khấu hao trong 1 tháng sử dụng là:
Mức trích khấu hao máy đánh giấy ráp
=
180000000
=
2142850đ/tháng
7 x 12
Trên cơ sở công thức tính khấu hao như trên, cuối tháng kế toán lập bảng kê trích khấu hao TSCĐ. Từ bảng kê này, kế toán tiến hành phân bổ số tiền trích khấu hao cho từng bộ phận cụ thể. Trong đó, hao mòn TSCĐ của xưởng sản xuất và những tài sản phục vụ sản xuất của phòng SXKD được hạch toán vào TK627(6274). Phần tài sản cố định của phòng SXKD không phục vụ sản xuất thì hạch toán vào TK 641. Còn hao mòn những TSCĐ của bộ phận quản lý được đưa vào TK642.
Căn cứ vào bảng phân bổ và trích khấu hao TSCĐ, kế toán ghi sổ:
Nợ TK 627(4) 12792370
Có TK 214 12792370
Đồng lập một chứng từ ghi sổ để phản ánh nghiệp vụ này.
Các bảng tính hao mòn, bảng phân bổ và CTGS có dạng như sau:
Công ty TNHH Nguyễn Khoa 17T6 Trung Hòa Nhân Chính
Chứng từ ghi sổ
Số 21/02
Tháng 02/2006
Đvị: đồng
Trích yếu
SHTK
Số tiền
Ghi chú
N
C
N
C
Chi phí khấu hao TSCĐ
627(4)
12792370
214
12792370
Tổng
12792370
12792370
(kèm theo bảng phân bổ khấu hao).
2.5.3d Chi phí dịch vụ mua ngoài
Là tập hợp chi phí như: chi phí điện nước, chi phí điện thoại,…Cuối tháng khi các chi phí này đã phát sinh, kế toán sẽ căn cứ vào các hoá đơn, phiếu chi tiền mặt… để lập bảng kê chi phí dịch vụ mua ngoài. Bảng kê này được sử dụng để tập hợp chi phí cho các bộ phận có chi phí sản xuất chung. Trong tháng 02/2006. Các khoản chi phí mua ngoài được tập hợp như sau:
Công ty TNHH Nguyễn Khoa 17T6 Trung Hòa Nhân Chính
Bảng kê chi phí dịch vụ mua ngoài
Tháng 02/2006
Đv: đồng
Nội dung
Xưởng sản xuất
Phòng mẫu
Phòng SXKD
Cộng
Điện thoại
350920
897920
231200
1480040
Điện
3809000
1639000
1976500
7424500
Nước
534000
236500
398800
1169300
Chi phí thuê sữa chữa
Tổng
4693920
2773420
2606500
10073840
Trên cơ sở số liệu từ bảng kê, kế toán ghi định khoản:
Nợ TK 627(7) 10073840
Nợ TK 133 1007384
Có TK 111 11081224
Đồng thời kế toán lập một CTGS
Công ty TNHH Nguyễn Khoa 17T6 Trung Hòa Nhân Chính
Chứng từ ghi sổ
Số 22/02
Tháng 02/2006
Đvị: đồng
Trích yếu
SHTK
Số tiền
Ghi chú
N
C
N
C
Chi phí dịch vụ mua ngoài
627(7)
10073840
111
10073840
Tổng
10073840
10073840
(Kèm theo bảng kê chi phí dịch vụ mua ngoài)
Kế toán trưởng Người lập biểu
2.5.3e Chi phí khác bằng tiền
Là tập hợp các chi phí như: tiếp khách, hội nghị, chế bản thúc ngoài,…Các chi phí này cũng được tập hợp trên cơ sở hoá đơn chứng từ. Chủ yếu trong các khoản chi phí này là chi phí chế bản thuê ngoài
Công ty TNHH Nguyễn Khoa 17T6 Trung Hòa Nhân Chính
Bảng kê chi phí bằng tiền khác
Tháng 02/2003
Đv: đồng
Nội dung
Xưởng sản xuất
Phòng mẫu
Cộng
CP hội nghị
CP tiếp khách
3689750
3689750
CP CB thuê ngoài
6990540
6990540
Tổng
6990540
3689750
10689290
Từ bảng kê kế toán ghi sổ:
Nợ TK 627(8) 10689290
Nợ TK 133 1068929
Có TK 111 11758219
Từ tất cả các bảng kê trên, kế toán lập bảng tổng hợp:
Công ty TNHH Nguyễn Khoa
17T6 Trung Hòa Nhân Chính
Chứng từ ghi sổ
Số 22/02
Tháng 02/2006
Đvị: đồng
Trích yếu
SHTK
Số tiền
Ghi chú
N
C
N
C
Chi phí khác bằng tiền
627(8)
10689290
111
10689290
Tổng
10689290
10689290
(Kèm theo bảng kê chi phí khác bằng tiền)
Kế toán trưởng Người lập biểu
Từ tất cả các bảng kê trên, kế toán lập bảng tổng hợp.
Công ty TNHH Nguyễn Khoa 17T6 Trung Hòa Nhân Chính
Tổng hợp Bảng kê chi phí SXC
Đv: 1000đồng
Nội dung
Ghi nợ TK giá thành sản xuất - Ghi có TK chi phí SXC
Cộng
627(1)
627(2)
627(4)
627(7)
627(8)
Xưởng sản xuất
2504,95
65625
8076,66
4693,92
6990540
87891,07
Phòng mẫu
8184,82
1460
2773,42
3689750
16116,99
Phòng SXKD
1981,35
32590,6
3505,7
2606,5
40684,15
Tổng
12671,12
98215,6
13042,56
10083,74
10689290
144692,41
Bảng tổng hợp này sẽ là căn cứ để kế toán ghi sổ cái 627. Sau đó kế toán sẽ tiến hành đối chiếu số liệu trên sổ cái và sổ chi tiết để kiểm tra sự chênh lệch. Sổ cái và sổ chi tiết TK 627 có kết cấu như sau:
Công ty TNHH Nguyễn Khoa 17T6 Trung Hòa Nhân Chính
Sổ cái
TK 621: Chi phí NVL trực tiếp
Tháng 02/2006
Đvị: đồng
CTGS
Diễn giải
TKĐƯ
Số tiền
Ghi chú
S
N
N
C
19/02
28/12
CP NVPX
334 338
10648000 2023120
20/02
-
CP NVL
611
98215600
21/02
-
CP KHTSCĐ
214
13392370
22/02
-
CP DVMN
111
10073840
23/02
-
CP khác bằng tiền
111
10689290
K/c CPSXC vào giá thành sản phẩm
631
145042220
Tổng
145042220
145042220
2.5.3f Phân bổ chi phí sản xuất chung
Do đặc điểm của công ty TNHH Nguyễn Khoa là chi phí sản xuất chung không chỉ có tại phân xưởng sản xuất mà có tại các bộ phận khác như phòng mẫu. Trong đó chi phí của phòng mẫu chỉ phục vụ cho các sản phẩm mới, mẫu của các sản phẩm không phải là đối tượng phục vụ. Chính vì đặc điểm trên mà việc phân bổ chi phí SXC của công ty TNHH Nguyễn Khoa diễn ra như sau:
Đối với chi phí SXC của các bộ phận sản xuất và phòng SXKD thì phân bổ cho hai đối tượng sản phẩm là mây và tre. Tiêu thức phân bổ chi phí SXC của công ty TNHH Nguyễn Khoa diễn ra như sau:
Chi phí SXC phân bổ cho từng loại SP
=
Tổng chi phí SXC
Tổng chi phí NVLTT
x
Chi phí NVL từng loại sản phẩm
Chi phí SXC được phân bổ cho mây, tre như CPNVLTT
Chi phí SXC mặt hàng tre, mây
=
Tổng chi phí SXC
Tổng chi phí NVLTT
x
Chi phí NVLmây, tre
= 5334196,4đ
Chi phí SX giỏ mây
=
Tổng chi phí SXC
Tổng chi phí NVLTT
x
Chi phí NVLgiỏ mây
=
Đối với chi phí sản xuất chung của phòng mẫu thì chỉ phân bổ cho từng loại mặt hàng tre, mây. Tiêu thức phân bổ là cho từng mặt hàng đã quy chuẩn. Như chúng ta đã biết, các loại sản phẩm có kích cỡ khác nhau tuỳ vào yêu cầu của khách hàng. Vì vậy, mây được sử dụng loại I, loại II, loại III cũng khác nhau tùy thuộc vào từng sản phẩm.
Ví dụ: Khách hàng đặt giỏ mây TCM 501 thì phải dùng mây loại I… Để tiện cho việc tính toán các chi phí, công ty TNHH Nguyễn Khoa đã qui định một bảng hệ số qui chuẩn cho từng loại mây. Lấy mây loại I, hệ số qui chuẩn cho từng loại mây khác
Căn cứ vào hệ số qui chuẩn, kế toán xác định được số mây chuẩn của từng loại sản phẩm và tổng số mây chuẩn cho toàn bộ số sản phẩm sản xuất trong kỳ.
Số mây chuẩn của một loại sản phẩm
=
Số mây của một vòng sản phẩm
x
Hệ số quy chuẩn
x
Số lượng sản xuất của sản phẩm
Tổng số sản phẩm chuẩn
sản xuất trong kỳ
=
Số vòng mây chuẩn của từng loại sản phẩm
x
Loại sản phẩm sản xuất trong kì
Sau khi đã xác định được số mây chuẩn trong kì, kế toán tiến hành phân bổ chi phí SXC của phòng mẫu cho từng mây chuẩn. Công thức phân bổ như sau:
Chi phí sản xuất chung phân bổ cho sản phẩm
=
Tổng chi phí SXC của PM
Tổng số mây chuẩn
Chi phí SXC phân bổ cho từng loại sản phẩm
=
Chi phí SXC phân bổ cho từng loại mây
x
Số mây/1 sản phẩm
2.6 Chi phí thuê ngoài.
Do nhiệm vụ chủ yếu của công ty TNH Nguyễn khoa là sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ. Chính vì vậy, trong kỳ khi có ứa nhiều đơn đặt hàng, xưởng sản xuất và phòng SXKD không đáp ứng được nhu cầu sản xuất các mặt hàng thì công ty TNHH Nguyễn Khoa sẽ tiến hành thuê gia công thô ở các nhà máy. Chi phí thuê làm phần thô này được gọi là chi phí thuê ngoài và được hạch toán vào TK 611(2). Hình thức thuê ở công ty TNHH Nguyễn Khoa là thuê ngoài toàn bộ phần thô. Tức là công ty TNHH Nguyễn Khoa đặt làm phần thô theo phương thức trọn gói. Khi nhận sản phẩm thô về thì chi phí thuê làm phần thô đã bao gồm chi phí NVL trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Công ty TNHH Nguyễn Khoa coi như không phải bỏ chi phí sản xuất phần thô nào thêm. Khi nhận sản phẩm thô từ nhà máy về, kế toán có thể tính luôn giá thành của phần thô. Tuy nhiên, do số lượng sản phẩm thô này chưa có chi phí SXC của phòng mẫu nên kế toán chưa thể hạch toán ngay vào TK 631 mà phải tạm tính ở TK 611(2). Cụ thể như sau:
Nợ TK 611(2) 537132830
Nợ TK 133 53713283
Có TK 111, 112(Nếu trả tiền ngay) 590846113
Có TK 331(Nếu chưa trả tiền)
2.7 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn công ty
Cuối tháng sau khi đã tập hợp được đầy đủ các khoản mục chi phí sản xuất trên, kế toán thực hiện các bút toán kết chuyển để tính giá thành sản phẩm. Do đặc điểm của công ty TNHH Nguyễn Khoa là thực hiện theo phương pháp kiểm kê định kỳ, vì vậy để tập hợp được chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, kế toán sử dụng TK 631- Giá thành sản phẩm. Quy trình kết chuyển được tóm tắt theo sơ đồ sau (trang sau).
Đồng thời, kế toán mở sổ chi phí sản xuất để tập hợp chi phí sản xuất cho toàn công ty. Căn cứ vài sổ chi phí này, kế toán lập chứng từ ghi sổ để làm cơ sở ghi sổ cái TK631. Sổ chi phí sản xuất, chứng từ ghi sổ và sổ cái TK 631 có dạng như sau:
TK 631 TK 621
564585500
TK 622
63677750
TK 627
145042220
TK 142
129689200
TK 611(2) 537132830
Công ty TNHH Nguyễn Khoa 17T6 Trung Hòa Nhân Chính
Sổ chi phí sản xuất
Tháng 02/2006
Đv: đồng
Bộ phận
TK 621
TK 622
TK 627
TK 611(2)
TK 142
Xưởng sản xuất
364908500
48523950
87891070
Phòng mẫu
Phòng SXKD
199677000
15153800
40684160
404314464
Quản lý
129689200
Tổng
564585500
63677750
145042220
404314464
129689200
Công ty TNHH Nguyễn Khoa 17T6 Trung Hòa Nhân Chính
Chứng từ ghi Sổ
Số 30/02
Tháng 02/2006
Đv: đồng
Trích yếu
SHTK
Số tiền
Ghi chú
N
C
N
C
Kết chuyển chi phí sản xuất vào giá thành sản phẩm
621
564585500
622
63677750
627
145042220
142
12968200
611(2)
537132830
631
756838543
Tổng
756838543
756838543
Công ty TNHH Nguyễn Khoa 17T6 Trung Hòa Nhân Chính
Sổ cái
TK 631: Giá thành sản phẩm
Tháng 02/2006
Đv: đồng
CTGS
Diễn giải
TK ĐƯ
Số tiền
Ghi chú
S
N
N
C
25/02
26/02
CPSX phát sinh
Chi phí NVL trực tiếp
Chi phí NC trực tiếp
Chi phí SXC
Chi phí trả trước
Chi phí thuê ngoài
621
622
627
142
611(2)
564585500
63677750
145042220
129689200
53712830
Kết chuyển giá thành SX
632
756838543
Tổng
756838543
756838543
2.8 Phương pháp tính giá thành tại công ty TNHH Nguyễn Khoa
Đối tượng tính giá thành sản phẩm của công ty TNHH Nguyễn Khoa là từng loại sản phẩm hoàn thành. Chu kỳ tính giá thành thường là một tháng và được thực hiện vào cuối tháng. Quá trình tính giá thành được thực hiện qua hai giai đoạn: Tính giá thànhh sản phẩm thô và giá thành làm thành sản phẩm hoàn chỉnh.
*Tính giá thành sản phẩm thô
Giá thành sản phẩm là giá bao gồm các chi phí sản xuất của các bộ phận. Giá thành sản phẩm thô được tính sau khi khâu sấy nguyên vật liệuvà khâu làm phần thô kết thúc.
Do công ty TNHH Nguyễn Khoa sản xuất theo đơn đặt hàng là chủ yếu, chi phí NVL trực tiếp lại tính định mức. Vì vậy khi xuất NVL thì dùng hết luôn vào sản phẩm trong kỳ. Cuối kỳ không có sản phẩm dở dang. Do đó, tập hợp chi phí phát sinh trong kỳ cũng chính là giá thành làm thành sản phẩm.
Kế toán tính giá thành làm sản phẩm thô theo phương pháp giản đơn. Tập hợp chi phí sản xuất trong tháng chính là giá thành của sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Giá thành sản phẩm thô được tính theo công thức sau:
Z
=
Trong đó:
Z: Giá thành của một trang chuẩn của sách (biểu mẫu, chứng từ).
C: Tổng chi phí sản xuất đã tập hợp được theo từng đối tượng sách và biểu mẫu, chứng từ.
QHT: Tổng sản lượng sản phẩm hoàn thành đã qui đổi ra trsng chuẩn
Đối với sản phẩm làm bằng mây
Tổng mây chuẩn của giỏ mây, số sản phẩm tập hợp được trong tháng là: 351978 sản phẩm. Chi phí sản xuất của giỏ mây, giỏ mây bao gồm chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Các chi phí này được tập trong bảng sau:
Công ty TNHH Nguyễn Khoa 17T6 Trung Hòa Nhân Chính
Bảng tập hợp chi phí sản xuất sản phẩm làm bằng mây
Tháng 02/2006
Đv: đồng
Khoản mục
Tổng chi phí
Chi phí đơn vị
Ghi chú
CP NVL trực tiếp
17127300
48,66
CP NC trực tiếp
1931732
5,49
CP SXC
3900466
11,08
Tổng
22959498
65,23
Giá thành đơn vị
Như phần trên đã nói, do đặc điểm của công ty TNHH Nguyễn Khoa là không có chi phí dở dang đầu kỳ và cuối kỳ nên toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ là tổng giá thành của sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Chi phí sản xuất đơn vị chính là giá thành sản phẩm đơn vị. Bảng tính giá thành sản phẩm được trình bày ở trang sau.
Đối với sản phẩm làm bằng tre.
Sản phẩm làm bằng tre có hai loại là:
Sản phẩm làm bằng tre tự sản xuất tại xưởng sản xuất và phòng sản xuất: giá thành làm thành sản phẩm bằng tre này bao gồm chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí SXC. Trong tháng 02/2006 tổng số sản phẩm làm bằng tre của công ty TNHH Nguyễn Khoa sản xuất là: 9112448 sản phẩm.
Sản phẩm làm bằng tre của công ty thuê ngoài sản xuất: Đối với loại sản phẩm này thì chi phí thuê ngoài chính là giá thành sản phẩm. Tháng 02/2006 số sarn phẩm làm bằng tre thuê ngoài tập hợp được là: 6359612 sản phẩm
Do có sự phân loại trên mà việc tính giá thành sản phẩm của sản phẩm phức tạp hơn.
Đối với sản phẩm do công ty sản xuất.
Tất cả các chi phí phục vụ cho việc sản xuất được tập hợp vào bảng tổng hợp chi phí sản xuất sản phẩm. Bảng này có kết cấu tương tự như bảng tổng hợp của sản phẩm làm bằng mây.
Công ty TNHH Nguyễn Khoa 17T6 Trung Hòa Nhân Chính
Bảng tập hợp chi phí sản xuất sản phẩm
Tháng 02/2006
Đv: đồng
Khoản mục
Tổng chi phí
Chi phí đơn vị
Ghi chú
CP NVL trực tiếp
547458200
56,13
CP NC trực tiếp
61746081
6,33
CP SXC
124674764
13,68
Tổng
733879045
80,54
Giá thành đơn vị
Từ bảng tập hợp này, căn cứ vào công thức tính giá thành, ta có bảng tính giá thành sản phẩm như ở trang sau:
Đối với sản phẩm thuê ngoài sản xuất
Ngay từ khi nhận sản phẩm từ các nhà máy sản xuất về, kế toán đã có thể tính giá thành sản phẩm cho từng loại của sản phẩm thuê sản xuất theo công thức:
Z =
Trong đó:
Z: Giá thành đơn vị của một sản phẩm mẫu
CTN:: Tổng chi phí thuê ngoài trong kỳ.
QHT: Số sản phẩm thuê ngoài hoàn thành trong kỳ.
Trong tháng 02/2006 tổng sản phẩm chuẩn được nhập kho từ thuê ngoài là: 53713283 sản phẩm.
Chi phí thuê ngoài tập hợp được trên TK 611(2) là: 6359612 đồng.
Giá thành đơn vị một sản phẩm
=
537132830
6359612
=
84,4đ/sản phẩm
Từ bảng tập hợp này, kế toán lập bảng tính giá thành sản phẩm được thuê ngoài.
Phần thứ ba
Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty TNHH NGUYễN KHOA
3.1 Một số nhận xết về tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại côn g ty TNHH Nguyễn Khoa
3.1.1 Những nhận xét chung
Để tồn tại và phát triển nhất là trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt luôn đòi hỏi sự phấn đấu và vươn lên để chiếm lĩnh thị trường và để khẳng định mình. Công ty TNHH Nguyễn Khoa đã không ngừng đổi mới về mọi mặt và đã đạt được những thành tựu đáng kể. Có được kết quả đó là do sự lao động, sáng tạo không ngừng của tập thể CB – CNV toàn công ty. Ban lãnh đạo đã đưa ra được những biện pháp kinh tế hợp lý và có hiệu quả nhằm khắc phục những khó khăn tồn tại của mình. Từ đó đã từng bước hoà nhập với nền kinh tế thị trườngcó sự điều tiết của Nhà nước.
Như chúng ta đã biết sản phẩm chính của công ty TNHH Nguyễn Khoa là hàng thủ công mỹ nghệ. Muốn hoàn thành một sản phẩm được tốt thì trước hết nguyên vật liệu phải được làm công tác sấy tốt để tránh việc làm xong sản phẩm lại bị mốc, mọt….Những sản phẩm tốt được đưa đến tận tay người tiêu dùng để họ yên tâm về chất lượng và mẫu mã. Điều đó phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ công tác của các cán bộ công nhân viên và phòng mẫu. Nhưng một sản phẩm tốt về chất lượng và mẫu mã đẹp thì chưa đủ mà giá cả phải chăng mới lôi cuốn được những người tiêu dùng trong và ngoài nước. Muốn sản phẩm rẻ nhưng chất lượng vẫn không kém đòi hỏi Ban lãnh đạo phải có biện pháp hợp lý nhằm giảm thấp các chi phí liên quan trực tiếp tới giá thành của sản phẩm, nhưng vẫn phải tôn trọng pháp luật. Do đó phải có sự cố gắng nỗ lực cố gắng của tất cả các thành viên của công ty. Trong đó có sự cố gắng không nhỏ của các cán bộ làm công tác kế toán. Bởi đây là công việc đòi hỏi chính xác hợp lý. Một sự lầm lẫn nhỏ cũng có thể làm thiệt hại rất nhiều tiền của, công sức của cả một tập thể. Với cách bố trí công việc như hiện nay là rất khoa học và hợp lý. Vì vậy, tổ chức kế toán nói chung và công tác tập hợp chi phí sản xuất – tính giá thành sản phẩm nói riêng nhất định công ty TNHH Nguyễn Khoa sẽ đạt được những hiệu quả cao hơn.
Trong quá trình thực tập tại công ty TNHH Nguyễn Khoa, trên cơ sở nội dung lý luận kết hợp với thực tế của công ty, em xin trình bày một số nhận xét về tổ chức kế toán nói chung và công tác tập hợp chi phí sản xuất – tính giá thành sản phẩm nói riêng.
3.1.2 Đánh giá những ưu nhược điểm về tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty TNHH Nguyễn Khoa
3.1.2.1 Ưu điểm
- Bộ máy kế toán được tổ chức gọn nhẹ, hợp lý, khoa học, phù hợp với đặc điểm tình hình sản xuất kinh doanh, trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán .
- Đội ngũ cán bộ kế toán có trình độ cao, có năng lực, tác phong làm việc khoa học năng động.
- Trong công tác hạch toán kế toán: Công tác kế toán của công ty TNHH Nguyễn Khoa đã thực hiện theo đúng chế độ kế toán hiện hành. Đội ngũ cán bộ kế toán vận dụng linh hoạt chế độ kế toán. Đồng thời còn thiết kế xây dựng được những chứng từ sổ sách kế toán để ghi chép nghiệp vụ kinh tế phát sinh phù hợp vơí tính chất sản xuất kinh doanh, đặc thù của công ty
- Thông tin do bộ phận kế toán cung cấp nhanh chóng chính xác, kịp thời và đầy đủ. Điều này đã giúp cho việc kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa các bộ phận kế toán và lập báo cáo thuận lợi, dễ dàng và chính xác hơn.
Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất – tính giá thành sản phẩm rất được coi trọng và giao cho nhân viên kế toán có trình độ nghiệp vụ cao thực hiện. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất xác định phù hợp với đặc điểm quy trình công nghệ và đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty TNHH Nguyễn Khoa
- Bên cạnh những ưu điểm trên, tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất – tính giá thành sản phẩm còn có một số tồn tại cần khắc phục.
3.1.2.2 Một số tồn tại cần khắc phục
Do đội ngũ kế toán bị hạn chế số lượng( chỉ có 3 người ), cho nên một số cán bộ kế toán phải đảm nhiệm nhiều công việc khác nhau nên đã dẫn đến tình trạng một số phần kế toán còn làm tắt, làm lướt qua chưa đúng với yêu cầu này sẽ dẫn đến khó khăn khi công ty thực hiện mở rộng sản xuất kinh doanh, cụ thể là:
Thứ nhất là: Hình thức kế toán của công ty
Công ty TNHH Nguyễn Khoa đang áp dụng hình thức kế toán “chứng từ ghi sổ” kết hợp với một số bảng kê của hình thức “nhật ký chứng từ” cũng đã đạt được những kết quả nhất định. Song việc vận dụng hình thức kế toán trên còn chưa hợp lý và chưa phù hợp, biểu hiện trên những mặt sau:
+ Ghi chép còn trùng lặp số liệu giữa bảng kê nhập, xuất, tồn nguyên vật liệu với sổ chi tiết nguyên vật liệu dẫn đến khối lượng công việc nhiều, chồng chéo, chưa khoa học mất nhiều thời gian.
+ Do cách biệt về thời gian ghi chép giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết dẫn đến chi phí lao động cho kế toán chi tiết quá lớn, công việc dồn vào cuối tháng ảnh hưởng không nhỏ đén thời gian lập báo cáo tài chính.
Thứ hai là: Công ty áp dụng phương pháp kế toán hàng tôn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ là chưa phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của công ty, hiện nay công ty đã và đang mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Cũng chính vì điều này mà số lượng sản phẩm sản xuất đã tăng lên đáng kể, theo đó là các nghiệp vụ về xuất, nhập, tồn kho nguyên vật liệu cũng phát sinh một cách thường xuyên hơn. Cho nên, sử dụng phương pháp này sẽ bất lợi cho công tác hạch toán kế toán, đặc biệt là khi tính trị giá nguyên vật liệu xuất dùng vào cuối tháng sẽ bất lợi cho việc tính giá thành sản phẩm khi có nhiều sản phẩm hoàn thành.
Thứ ba là: Khi mua nguyên vật liệu và hàng hoá nhập kho mà giá trị nguyên vật liệu, hàng hoá mua vào bao gồm:
Giá mua ghi trên hoá đơn (chưa thuế GTGT).
+
Chi phí vận chuyển, bảo hành, bốc dỡ.
Nhưng công ty không tính vậy, mà nguyên vật liệu mua vào nhập kho chỉ có giá mua ghi trên hoá đơn (chưa thuế GTGT). Điều này chưa phản ánh chính xác trị giá nguyên vật liệu, hàng hoá mua vào nhập kho, sẽ dấn đến việc tính giá thành thiếu đầy đủ.
Thứ tư là: Khi xuất kho nguyên vật liệu dùng cho sản xuất bộ phận kế toán không viết phiếu xuất kho mà chỉ dùng thẻ kho ở kho để ghi chép số kiệu nuyên vật xuất kho, như thế là chưa đúng và chưa hợp lý. Bởi vì, khi tính giá trị nguyên vât liệu xuất kho sẽ rất khó xác định chính xác số nguyên vật liệu dùng để sản xuất.
Thứ năm là: Kế toán không phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung cho từng loại mặt hàng mà chỉ phân bổ cho từng loại sản phẩm. Vì vậy, rất khó khăn trong việc xác định giá thành cho từng loại sản phẩm khi có đơn đặt hàng mà phải chờ đến cuối kỳ mới xác định và tính toán được giá thành của từng loại sản phẩm
Thứ sáu là: Công ty TNHH Nguyễn Khoa đang sử dụng TK 142 – Chi phí trả trước và kết chuyển trực tiếp vào TK 631- Giá thành sản xuất, mà không tập hợp vào một trong ba tài khoản chi phí sản xuất là TK 621, TK 622, TK 627. Việc kết chuyển chi phí trả trước vào thẳng TK 631 là chưa đúng với chế độ quy định hiện hành. Bên nợ TK 631 tập hợp chi phí sản xuất, không tập hợp các chi phí khác như: chi phí trả trước, chi phí mua hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.
3.2 Một số ý kiến góp phần hoàn thiện tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty TNHH Nguyễn Khoa
Qua phần nhận xét ở trên ta có thể thấy thực trạng công tác quản lý kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty TNHH Nguyễn Khoa. Bên cạnh những mặt tích cực, trong quá trình hạch toán kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm không tránh khỏi những tồn tại.
Để hoàn thiện tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng và công tác kế toán nói chung thì phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
Hoàn thiện phải trên cơ sở tôn trọng chế độ kế toán mà Nhà nước đã xây dựng và ban hành, một chế độ kế toán thống nhất phù hợp với cơ chế quản lý tài chính. Trên cơ sở đó các tổ chức cá nhân ở các đơn vị kinh tế được phép vận dụng linh hoạt để phù hợp với đặc điểm, quy mô của công ty
Hoàn thiện phải được chọn trên cơ sở phù hợp với đặc điểm kinh doanh của mỗi công ty vì mỗi công ty có một đặc điểm riêng về tổ chức hoạt động sản xuất nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho công ty.
Hoàn thiện phải đảm bảo đáp ứng được yêu cầu quản lý vì chức năng của kế toán là cung cấp những thông tin kinh tế tài chính cần thiết và kịp thời cho việc đưa ra những quyết định và các phương án kinh doanh có lợi nhất đối với công ty.
Hoàn thiện trên cơ sở tiết kiệm vì mục đích kinh doanh của mỗi công ty chính là thu được lợi nhuận cao nhất với chi phí bỏ ra thấp nhất.
Trên cơ sở của việc hoàn thiện và thực trạng của việc quản lý kế toán của tập chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Em xin mạnh dạn trình một số ý kiến nhằm góp phần hoàn thiện tổ chức kế toán tập chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
3.2.1 ý kiến thứ nhất
Hiện nay công ty đang áp dụng hình thứ kế toán “chứng từ ghi sổ” kết hợp với một số bảng kê trong hình thức “Nhật ký chứng từ”. Việc áp dụng hình thức kế toán này tuy có những ưu điểm nhất định như kết cấu sổ, mối liên hệ giữa các loại sổ không phức tạp, trình tự ghi chép đơn giản dễ thực hiện, không đòi trình độ nghiệp vụ cao.
Vì vậy, em xin đưa ra hình thức kế toán “nhật ký chung” bởi hình thức kế toán này có một số ưu điểm sau:
Giảm bớt khối lượng công việc kế toán, việc ghi chép sổ đơn giản, dễ thực hiện. Có thể đưa hình thức kế toán này vào sử dụng trong máy vi tính.
Thuận tiện cho việc kiểm tra đối chiếu số liệu.
Việc áp dụng hình thức kế toán “Nhật ký chung” vào trong công tác kế toán của công ty giúp cho công ty tiện lợi trong chương trình quản lý tài sản, vốn giúp cho nhân viên kế toán thuận lợi trong việc lấy số liệu, kiểm tra, đối chiếu số liệu một cách nhanh chóng. Đồng thời nó cũng thuận lợi cho việc kiểm tra giám sát của nhà nước trong công tác kế toán nói chung và trong kế toán tập chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng.
Hệ thống số sách của hình thức “Nhật ký chung” bao gồm:
+ Sổ nhật ký chung.
+ Các sổ nhật ký chuyên dùng:
Sổ nhật ký thu tiền.
Sổ nhật ký chi tiền.
Sổ nhật ký mua hàng.
Sổ nhật ký bán hàng.
+ Sổ cái.
+ Các sổ thẻ chi tiết.
3.2.2 ý kiến thứ hai
Về phương pháp kế toán hàng tồn kho công ty TNHH Nguyễn Khoa nên áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để khắc phục những hạn chế trong công tác hạch toán kế toán theo phương pháp kiểm kê định kỳ. Đó là: chi phí sản xuất không thể biết sớm trong quá trình hoạt động, chi phí sản xuất được xây dựng một cách định kỳ, không có tính liên tục nối tiếp phần nguyên liệu sử dụng trong kỳ kế toán không xác định được số lượng giá trị dùng vào quá trình sản xuất hay là dùng cho bộ phận nào. Đồng thời, có thể nắm bắt được tình hình nhập, xuất, tồn nguyên vật liệu tại bất kỳ thời điểm nào trong kỳ hạch toán và giúp doanh nghiệp giảm bớt khối lượng công việc vào cuối kỳ, tạo điều kiện cho việc lập báo cáo kế toán đúng thời hạn quy định.
3.2.3 ý kiến thứ ba
Việc tính giá nguyên vật liệu mua ngoài nhập kho công ty TNHH Nguyễn Khoa chưa tính chi phí vận chyển, bốc dỡ, bảo quản mà tính chi phí này vào chi phí bán hàng. Do đó, chưa phản ánh đúng giá trị thực tế của nguyên vật liệu nhập kho và xuất kho trong tháng. Dẫn đến không phản ánh đúng chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất trong tháng.
Vậy khi nhập kho nguyên vật liệu, công ty TNHH Nguyễn Khoa phải tính theo nguyên tắc giá phí, với công thức:
Trị giá NVL mua ngoài
=
Giá mua ghi trên hoá đơn (chưa thuế GTGT)
+
Chi phí vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản
+
Thuế (nếu có)
Trị giá mua ngoài = 32 000 000 + 1 752 000 = 33 752 000 (đ)
3.2.4 ý kiến thứ bốn
Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội và sự nghiệp CNH – HĐH đất nước càng đòi hỏi phải áp dụng khoa học công nghệ vào thực tiễn cuộc sống nhằm bớt đại lượng hao phí lao động và lao động xã hội không cần thiết. Việc ứng dụng tin học vào cuộc sống đã và đang được quan tâm và chú trọng ở những nước đã phát triển. ở Việt Nam việc đưa tin học vào công tác kế toán cũng được thực hiện trong những năm gần đây, đã giúp cho cán bộ kế toán giảm bớt được khối lượng công việc đơn giản làm cho hiệu quả quản lý kế toán cao hơn.
Mặc dù,công ty TNHH Nguyễn Khoa đã có sử dụng phần mềm kế toán nhưng việc sử dụng nó ít. Tuy nhiên trong công tác kế toán vẫn chưa ứng dụng công tác tin học vào quản lý, đặc biệt là công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Để thực hiện điều này, ngoài trang bị máy móc ra còn phải chú ý đến vấn đề đào tạo, bồi dưỡng cán bộ kế toán những kiến thức cơ bản về tin học để việc áp dụng kế toán máy vào tổ chức kế toán.
Sơ đồ kế toán máy
(Theo hình thức Nhật ký chung).
Chứng từ gốc (B. kê chứng từ gốc)
Mã hoá chứng từ
Bảng tổng hợp số liệu chi tiết
Nhật ký chuyên dùng
SKT chi tiết
Nhật ký chung
Sổ cái TK
Bảng cân đối thử
điều chuyển khóa sổ
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo kế toán
Kết luận
Trên đây là lý thuyết và thực tế về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty TNHH Nguyễn Khoa. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành có vai trò rất quan trọng đối với công tác kế toán của công ty nói riêng và sự tồn tại, phát triển của công ty nói chung. Với việc áp dụng lý thuyết vào thực tế một cách khoa học sáng tạo, kế toán chi phí và tính giá thành giúp công ty có phương hướng giảm chi phí, hạ giá thành tới mức có thể giúp những người quản lý có quyết định đúng đắn, hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đưa công ty đạt mục đích cuối cùng là thu được nhiều lợi nhuận.
Tuy nhiên để sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả hơn nữa, công ty cần phải hoàn thiện hơn công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành cùng các phần hành kế toán khác, phát huy hết khả năng vai trò của kế toán nhằm phục vụ tốt cho quản lý.
Với thời gian thực tập không nhiều song đã giúp em tìm hiểu nắm bắt được phần nào thực tế công tác kế toán nói chung và công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành nói riêng. Mặt khác đây còn là thời gian tích lũy kinh nghiệm bắt đầu chuẩn bị cho việc tốt nghiệp.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn cô giáo Phạm Minh Tuệ đã tận tình hướng dẫn cùng các cô chú anh chị phòng tài chính kế toán của công ty TNHH Nguyễn Khoa đã giúp đỡ em tìm hiểu thực tế cũng như hoàn thành báo cáo thực tập này.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0743.doc