Qua thời gian thực tập ở Công ty em đã hiểu hơn về cách hạch toán kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm, hiểu hơn về vai trò của nó trong quá trình sản xuất kinh doanh. Em đã được biết thực tiễn như thế nào so với lý thuyết được học. Đặc biệt là em hiểu một nhân viên kế toán là như thế nào, làm việc ra sao, ngoài trình độ chuyên môn thì còn cần những tố chất gì. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo PGS.TS Nguyễn Thị Đông, cảm ơn sự giúp đỡ, đóng góp ý kến của cán bộ Công ty TNHH NN một thành viên Kim Loại Màu Nghệ Tĩnh.
70 trang |
Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1326 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên Kim Loại Màu Nghệ Tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hí trả trước dài hạn”. Chi phí được phân bổ dần cho các kỳ kinh doanh, số lần phân bổ tuỳ thuộc vào giá trị của công cụ dụng cụ và thời gian sử dụng.
Giá trị xuất kho của công cụ dụng cụ cũng là giá bình quân gia quyền tháng, so sánh đối chiếu giữa kế toán với thủ kho bằng phương pháp thẻ song song.
Tài khhoản 6273 không có sổ Cái mà có Bảng kê chứng từ theo tài khoản, dựa vào Bảng kê chứng từ tài khoản 6273 để theo dõi chi phí công cụ dụng cụ.
Biểu1.9:
TỔNG CÔNG TY KHOÁNG SẢN TKV
CÔNG TY TNHH NN 1 TV KLM NGHỆ TĨNH
BẢNG KÊ CHỨNG TỪ THEO TÀI KHOẢN
Từ ngày: 01/01/2007 đến ngày: 31/03/2007
Dư Nợ Đầu: 0
Chứng từ
Diễn giải
TK
TK đ/ứ
Phát sinh Nợ
Phát sinh Có
Ngày
Số
09/03/
PC 76
TT tiền sữa chữa máy vi tính (KTTT)
6273
1111
100.000
09/03/
PC 249
TT tiền sữa chữa máy in (KTTT)
6273
1111
260.000
…
…
31/03/
-
K/C cp công cụ (KTTT)
6273
1544
8.706.700
31/03/
-
K/C cp công cụ (SB)
6273
1544
9.052.326
31/03/
-
K/C cp công cụ (TTLT)
6273
1544
4.057.087
31/03/
-
K/C cp công cụ (Công ty)
6273
1544
55.588.651
Tổng
77.704.764
77.704.764
Dư Cuối kỳ: 0
Ngày… tháng….n ăm 2007
NGƯỜI LẬP BIỂU
(Tích từ hồ sơ kế toán QI năm 2007 của Công ty)
d, TK 627(4) “ Chi phí khấu hao tài sản cố định” (Chi tiết theo từng phân xưởng): Phản ánh khấu hao tài sản cố định thuộc các phân xưởng sản xuất, kinh doanh chính, sản xuất kinh doanh phụ… như: máy móc, thiết bị, nhà cửa, kho tàng,…Hiện nay Công ty đang áp dụng phương pháp khấu hao theo phương pháp đường thẳng theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003 về ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Hàng năm Công ty gửi Bản đăng ký mức trích khấu hao và phương pháp trích khấu hao cho cục thuế tỉnh Nghệ An. (Phương pháp trích khấu hao là phương pháp đường thẳng).
Hàng năm Công ty trích khấu hao TSCĐ cho cả năm sau đó phân bổ dần cho quý dựa trên sản lượng kế hoạch. Còn Quý 4 thì bằng cả năm trừ tổng quý 1, quý 2, quý3 và có một số điều chỉnh để phù hợp với sản lượng thực tế. Hàng quý, chi phí khấu hao được phân bổ cho sản phẩm thiếc dựa theo sản phẩm quặng khai thác, thiếc tuyển luyện được và theo định mức đơn vị.
Biểu1.9
BẢNG TÍNH KHẤU HAO CỦA SẢN PHẨM THIẾC
TT
Đối tượng sử dụng
Sản lượng SX Quý I/2007 (tấn)
Định mức
(đ/tấn)
Mức khấu hao
1
2
3
Khai thác tuyển thô
Suối Bắc
Tuyển tinh luyện thiếc
191,244
105,000
124,144
1.400.000
743.945
1.000.000
267.741.600
78.114.225
124.144.000
Cộng
469.999.825
(Số liệu trích từ hồ sơ kế toán Quý I năm 2007của Công ty)
(469.999.825 đồng làm tròn là 470.000.000 đồng)
Biểu1.10
TỔNG CÔNG TY KHOÁNG SẢN TKV
CÔNG TY TNHH NN 1 TV KLM NGHỆ TĨNH
BẢNG PHÂN BỔ KHCB TSCĐ
Quý I năm 2007
TT
Đối tượng sử dụng
TK ghi Nợ
QI/2007
Số luỹ kế đến 31/03/2007
Ghi chú
1
2
3
4
5
6
I
TK 2141:
1.034.250.000
1.034.250.000
a,
1
2
3
4
5
6
TSCĐ đang dùng
Sản xuất thiếc
XDCB, bốc xúc đất đá
Tiêu thụ điện
Sản xuất đá trắng
Các dịch vụ khác
Cơ quan Công ty
6274
6274
6274
6274
6274
6274
6424
939.546.000
470.000.000
301.356.000
70.000.000
0
38.190.000
60.000.000
939.546.000
470.000.000
301.356.000
70.000.000
0
38.190.000
60.000.000
b,
TSCĐ không cần dùng và chờ thanh lý
811
94.704.000
94.704.000
II
1
2
3
4
5
6
TK 335:
Sản xuất thiếc
XDCB
Tiêu thụ điện
Sản xuất đá trắng
Các dịch vụ khác
Cơ quan Công ty
6274
6274
6274
6274
6274
6424
×
×
×
×
×
×
×
×
Cộng
Ngày….tháng….năm 2007
Người lập biểu Kế toán trưởng
(Trích số liệu từ hồ sơ kế toán Quý I năm 2007 của công ty)
Dựa vào Bảng phân bổ khấu hao cơ bản, kế toán tính giá thành vào sổ kế toán, máy tính sẽ tự động chuyển số liệu sang các sổ liên quan. Tài khoản 6274 có “Bảng kê chứng từ theo tài khoản” và được phản ánh trên Sổ Cái TK 627 “Chi phí sản xuất chung” và các sổ khác liên quan.
Biểu1.11
TỔNG CÔNG TY KHOÁNG SẢN TKV
CÔNG TY TNHH NN 1 TV KLM NGHỆ TĨNH
BẢNG KÊ CHỨNG TỪ THEO TÀI KHOẢN
Từ ngày: 01/01/2007 đến ngày: 31/03/2007
Dư Nợ Đầu: 0
Chứng từ
Diễn giải
TK
TK đ/ứ
Phát sinh Nợ
Phát sinh Có
Ngày
Số
31/03/
PKT 507
Phân bổ khấu hao TSCĐ (KTTT)
6274
2141
267.741.600
31/03/
PKT 507
Phân bổ khấu hao TSCĐ (SB)
6274
2141
78.114.225
31/03/
PKT 507
Phân bổ khấu hao TSCĐ (TTLT)
6274
2141
124.144.000
31/03/
-
K/C cp khấu hao TSCĐ (KTTT)
6274
1544
267.741.600
31/03/
-
K/C cp khấu hao TSCĐ (SB)
6274
1544
78.114.225
31/03/
-
K/C cp khấu hao TSCĐ (TTLT)
6274
1544
124.144.000
Tổng
470.000.00
470.000.000
Ngày….tháng….năm 2007
Người lập biểu Kế toán trưởng
(Số liệu trích từ hồ sơ kế toán Quý I năm 2007 của Công ty)
e, TK 627(7) “chi phí dịch vụ mua ngoài” (Chi tiết từng phân xưởng): Bao gồm những chi phí dịch vụ thuê ngoài phục vụ sản xuất, kinh doanh của các phân xưởng, bộ phận như chi phí sữa chữa TSCĐ (giá trị nhỏ), nước, điện thoại,…Những chi phí về dịch vụ mua ngoài như điện thoại, báo chí… đơn vị trực tiếp thanh toán với bưu điện huyện Quỳ Hợp - Nghệ An, hàng tháng căn cứ vào hoá đơn đặt mua báo, cước điện thoại, đơn vị đưa lên phòng tài chính kế toán để hạch toán vào sổ Nhật Ký chung. Tại đơn vị trực thuộc chỉ lưu hoá đơn photocopy còn hoá đơn gốc lưu ở phòng tài chính kế toán.
Khi có chứng từ kế toán hợp lý, hợp lệ phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm tăng, giảm chi phí dịch vụ mua ngoài kế toán phản ánh vào sổ Nhật ký chung, máy tính tự động sang các sổ có liên quan khác. Nhập số liệu vào máy tính, máy tính chuyển sang “Bảng kê chứng từ theo tài khoản”. Cuối kỳ, kết chuyển chi phí khấu hao sang TK 1544 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang khoáng sản” để tính giá thành sản phẩm.
Biểu1.12:
TỔNG CÔNG TY KHOÁNG SẢN TKV
CÔNG TY TNHH NN 1 TV KLM NGHỆ TĨNH
BẢNG KÊ CHỨNG TỪ THEO TÀI KHOẢN
Từ ngày: 01/01/2007 đến ngày: 31/03/2007
Dư Nợ Đầu
Chứng từ
Diễn giải
TK
TK đ/ứ
Phát sinh Nợ
Phát sinh Có
Ngày
Số
31/01/
PC 76
Trả tiền điện thoại T1/2007 (KTTT)
6277
1111
67.741.600
28/02/
PKT 120
Điện sản xuất T2/2007 (KTTT)
6277
3311
78.114.225
---
---
31/03/
-
K/C cp mua ngoài (KTTT)
6277
1544
455.147.679
31/03/
-
K/C cp mua ngoài (SB)
6277
1544
178.114.225
31/03/
-
K/C cp mua ngoài (TTLT)
6277
1544
124.144.362
31/03/
-
K/C cp mua ngoài (Công ty-thiếc)
6277
1544
76.021.307
Tổng
833.427.573
833.427.573
Dư Nợ Cuối : 0
Ngày…tháng…năm 2007
NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, họ tên)
(Số liệu trích từ hồ sơ kế toán Quý I năm 2007 của Công ty)
g, TK 627(8) “ Chi phí khác bằng tiền” (Chi tiết từng phân xưởng):là những khoản chi phí còn lại ngoài các chi phí kể trên như chi phí thuế tài nguyên, chi phí hội nghị, lễ tân, tiếp khách, giao dịch….Căn cứ vào chứng từ gốc xin thanh toán đã được duyệt, kế toán phản ánh vào sổ kế toán.
Riêng chi phí tài nguyên, sau khi nhận được giấy thông báo nộp thuế tài nguyên của Cục thuế tỉnh Nghệ An, kế toán tính thuế tài nguyên phải nộp.
Thuế tài nguyên được tính theo khối lượng thiếc kim loại có trong quặng khai thác trong kỳ, tính và nộp hàng tháng theo đơn giá 4.500.000 đồng/tấn thiếc kim loại tự sản xuất (Để biết được hàm lượng thiếc kim loại có trong quặng, phòng kỹ thuật lấy mẫu quặng thô để phân tích). Chi phí thuế tài nguyên không phân bổ cho các phân xưởng mà để hạch toán tại Công ty.
Biểu 1.13
TỔNG CÔNG TY KHOÁNG SẢN TKV
CÔNG TY TNHH NN 1 TV KLM NGHỆ TĨNH
--------------***-------------
BẢNG PHÂN BỔ THUẾ TÀI NGUYÊN QUÝ I NĂM 2007
TT
Diễn giải
TK ghi Nợ
TK ghi Có
Số tiền
Ghi chú
1
Phân bổ thuế tài nguyên T1/2007 (33,026 tấn)
6278
3336
148.617.000
2
Phân bổ thuế tài nguyên T2/2007 (28,8808 tấn)
6278
3336
129.963.600
3
Phân bổ thuế tài nguyên T3/2007 (18,6733tấn)
6278
3336
84.029.850
Tổng cộng
362.610.450
Ngày…tháng… năm 2007
NGƯỜI LẬP BIỂU KẾ TOÁN TRƯỞNG
(Trích số liệu từ hồ sơ kế toán Quý I năm 2007 của Công ty)
Sau khi nhập số liệu vào máy tính, máy tính kết chuyển số liệu sang “Bảng kê chứng từ theo tài khoản”.Cuối kỳ, chi phí sản xuất chung được kết chuyển sang TK 1544 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang” để tính giá thành sản phẩm thiếc...
Biểu1.14
TỔNG CÔNG TY KHOÁNG SẢN TKV
CÔNG TY TNHH NN 1 TV KLM NGHỆ TĨNH
BẢNG KÊ CHỨNG TỪ THEO TÀI KHOẢN
Từ ngày: 01/01/2007 đến ngày: 31/03/2007
Dư Nợ Đầu
Chứng từ
Diễn giải
TK
TK đ/ứ
Phát sinh Nợ
Phát sinh Có
Ngày
Số
31/01/
PC 76
TT c.phí đại hội CNVC (KTTT)
6278
1111
5.500.000
31/01/
PC 92
TT tiền tiếp khách (KTTT)
6278
1111
2.047.000
---
---
---
31/03/
-
K/C cp khác (KTTT)
6278
1544
15.395.518
31/03/
-
K/C cp khác (SB)
6278
1544
54.353.380
31/03/
-
K/C cp khác (TTLT)
6278
1544
35.144.000
31/03/
-
K/C cp khác (Công ty)
6278
1544
442.333.456
Tổng
547.226.354
547.226.354
Dư Nợ Cuối : 0
Ngày…tháng…năm 2007
NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, họ tên)
(Số liệu trích từ hồ sơ kế toán Quý I năm 2007 của Công ty)
Sổ cái tài khoản 627 phản ánh tất cả các nghiệp vụ liên quan đến chi phí sản xuất chung của toàn Công ty, sổ Cái TK 627 riêng cho sản phẩm thiếc được tổng hợp từ các “Bảng kê chứng từ theo tài khoản” của các tiểu khoản liên quan đến sản xuất thiếc.
Cuối quý I năm 2007, tổng chi phí sản xuất chung sản xuất sản phẩm thiếc (Chi phí sản xuất chung phát sinh) kết chuyển sang TK 1544 là = Tổng Dư Nợ các tiểu khoản 627 (KTTT, SB, TTLT, Công ty-thiếc) trước khi kết chuyển = 2.100.597.885(đ).
Thực trạng tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH NN một thành viên Kim Loại Màu Nghệ Tĩnh.
1.3.1. Đối tượng tính giá thành sản, sản lượng tính giá thành, kỳ tính giá thành.
Đối tượng tính giá thành ở Công ty TNHH NN một thành viên Kim Loại Màu Nghệ Tĩnh là sản phẩm, trong lĩnh vực kinh doanh thiếc thì đối tượng tính giá thành là sản phẩm thiếc thỏi 99,75% (99,75% Sn). Đơn vị tính giá thành là tấn.
Sản lượng thành phẩm tính giá thành tại Công ty quý I năm 2007 là 78,9560 tấn.
Kỳ tính giá thành là quý, sau mỗi quý Công ty tiến hành tính giá thành thành phẩm nhập kho.
1.3.2. Kiểm kê, tính giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
Sản phẩm dở dang của Công ty trong lĩnh vực sản xuất thiếc là quặng các loại (tuỳ hàm lượng thiếc kim loại có trong quặng).
Giá trị sản phẩm dở dang được xác định theo sản lượng ước tính tương đương. Sau mỗi quý, phòng kỹ thuật phân tích sản phẩm dở dang để xác định hàm lượng thiếc kim loại có trong sản phẩm dở dang để xác định mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang trong kỳ.
Toàn bộ quặng thô nhập vào kho Công ty đều được mở sổ theo dõi về các chỉ tiêu: Quặng thô, hàm lượng thiếc trong quặng và quy ra thiếc kim loại trong quặng. Sản phẩm dở dang thường được tính bằng tấn thiếc kim loại. Cuối kỳ, căn cứ vào sổ theo dõi quặng nhập, xuất, tồn – Phòng kỹ thuật sản xuất lập báo cáo gữi cho lãnh đạo Công ty và các phòng ban liên quan (phòng kế hoạch, phòng kế toán tài chính). Phòng kế toán tài chính căn cứ vào báo cáo lượng thiếc kim loại xuất kho sản xuất, số lượng thiếc kim loại hoàn thành nhập kho, số sản phẩm hoàn thành trong kỳ và báo cáo về mức độ dở dang của sản phẩm dở dang để tính giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ.
Quý I năm 2007, có số liệu như sau:
Dở dang đầu kỳ là: 27,55 tấn, mức độ hoàn thành là 80%.
Nhập kho trong quý là:78,9560 tấn
Dở dang cuối quý là: 33,6931 tấn, mức độ hoàn thành là 75%.
Khối lượng sản phẩm Khối lượng
dở dang quy đổi ra = sản phẩm × Mức độ hoàn thành
thành phẩm (Qdd quy đổi) dở dang
Và có các số liệu sau: (Trong đó số liệu ở cột 1 lấy từ Bảng tính giá thành sản phẩm thiếc Quý 4 năm 2006, số liệu ở cột 2 là tổng chi phí phát sinh của TK 6214, 6224, 627(Thiếc) lấy từ Sổ cái cácn tài khoản. (Riêng TK 627 được tổng hợp từ các “Bảng kê chứng từ theo tài khoản” của các tiểu khoản của tài khoản 627 liên quan sản xuất thiếc nêu trên).
Biểu1.15
Số liệu Quý I năm 2007
TT
Khoản mục chi phí
Chi phí dở dang đầu Quý I/2007
Chi phí phát sinh trong Quý I/2007
A
B
1
2
1
CP NVL TT
2.492.337.251
10.504.876.376
2
CP NCTT
212.679.445
987.022.437
3
CP SXC
618.099.639
2.100.597.885
Tổng
3.323.116.335
13.592.496.698
Dở dang cuối Quý I/2007 được xác định như sau:
DD đầu quý + Phát sinh trong quý
CP = × Qddck quy đổi
Qhoàn thành +Qddck quy đổi
2.492.337.251 + 10.504.876.376
CP NVL TT = × ( 33,6931 × 75%)
78,9560 + (33,2698 × 75%)
= 3.151.206.215 (đồng).
212.679.445 +987.022.437
CP NC TT = × (33,6931 × 75%)
78,9560 + (33,2698 × 75%)
= 290.870.654 (đồng)
618.099.639 + 2.100.597.885
CP SXC = × ( 33,6931 × 75%)
78,9560 + (33,2698 × 75%)
= 659.154.861 (đồng)
Tổng giá trị
sản phẩm DD = 3.151.206.215 + 290.870.654 + 659.154.861 = 4.101.231.730 (đ)
cuối QuýI/2007
1.3.3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm
Để tính giá thành sản phẩm thiếc, Công ty TNHH NN một thành viên Kim Loại Màu Nghệ Tĩnh sử dụng phương pháp trực tiếp.
Tổng giá thành Giá trị sản phẩm Chi phí Giá trị sản
= dở dang + phát sinh - phẩm dở dang
thành phẩm đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ
Tổng giá thành
thành phẩm = 3.323.116.335 +13.592.496.698 – 4.101.231.730
Quý I năm 2007
= 12.814.381.303 (đồng)
Giá thành Tổng giá thành thành phẩm
đơn vị =
thành phẩm Khối lượng thành phẩm
Giá thành 12.814.381.303
đơn vị =
thành phẩm 78,9560
= 162.297.752 (đồng/tấn).
Cuối kỳ, máy tính tự động thực hiện bút toán kết chuyển các chi phí phát sinh để tạo ra sản phẩm thiếc vào chi phí sản xuất kinh doanh dở dang khoáng sản (TK 1544).
Sau khi tính được giá thành thành phẩm hoàn thành trong kỳ, kết chuyển chi phí sản phẩm dở dang sang giá thành thành phẩm. Phản ánh qua Sổ Cái TK 1544 “Chi phí sản, xuất kinh doanh dở dang khoáng sản”.
Biểu 10:
TỔNG CÔNG TY KHOÁNG SẢN TKV
CÔNG TY TNHH NN 1 TV KLM NGHỆ TĨNH
SỔ CÁI TÀI KHOẢN
Tài khoản: 1544 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang khoáng sản
Từ ngày: 01/01/2007 đến ngày: 31/103/2007
Dư đầu k ỳ: 3.323.116.335
Chứng từ
Khách hàng
Diễn giải
TK Đ/Ư
Số phát sinh
Số hiệu
Ngày tháng
Nợ
Có
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
.-
.-
.-
-
-
-
-
-
-
-
31/03/2007
31/01/2007
31/03/2007
31/03/2007
31/03/2007
31/03/2007
31/03/2007
31/03/2007
31/03/2007
31/03/2007
31/01/2007
31/03/2007
31/03/2007
31/03/2007
31/03/2007
31/03/2007
31/03/2007
31/03/2007
31/03/2007
31/03/2007
31/03/2007
31/03/2007
31/03/2007
31/03/2007
Xưởng KTTT
Xưởng KTTT
Xưởng KTTT
Xưởng KTTT
Xưởng KTTT
Xưởng KTTT
Xưởng KTTT
Xưởng KTTT
Xưởng SB
Xưởng SB
Xưởng SB
Xưởng SB
Xưởng SB
Xưởng SB
Xưởng SB
Xưởng SB
Xưởng TTLT
Xưởng TTLT
Xưởng TTLT
Xưởng TTLT
Xưởng TTLT
Xưởng TTLT
Xưởng TTLT
Xưởng TTLT
K/C chi phí NVL TT (KTTT)
K/C chi phí NCTT (KTTT)
K/C chi phí NVPX (KTTT)
K/C chi phí NVL (KTTT)
K/C chi phí CCDC (KTTT)
K/C chi phí KHCB (KTTT)
K/C chi phí dịch vụ mua ngoài (KTTT)
K/C chi phí bằng tiền khác (KTTT)
K/C chi phí NVL TT SB)
K/C chi phí NCTT (SB)
K/C chi phí NVPX (SB)
K/C chi phí NVL (SB)
K/C chi phí CCDC (SB)
K/C chi phí KHCB (SB)
K/C chi phí dịch vụ mua ngoài (SB)
K/C chi phí bằng tiền khác (SB)
K/C chi phí NVL TT (TTlT)
K/C chi phí NCTT (TTlT)
K/C chi phí NVPX (TTLT)
K/C chi phí NVL (TTLT)
K/C chi phí CCDC (TTLT)
K/C chi phí KHCB (TTLT)
K/C chi phí dịch vụ mua ngoài (TTLT)
K/C chi phí bằng tiền khác (TTLT)
6214
6224
6271
6272
6273
6274
6277
6278
6214
6224
6271
6272
6273
6274
6277
6278
6214
6224
6271
6272
6273
6274
6277
6278
551.409.122
397.321.191
59.098.146
1.676.000
8.706.700
267.741.600
445.147.679
15.395.518
661.348.753
255.237.498
32.885.437
1.356.477
9.052.326
78.114.225
178.114.225
54.353.380
867.542.117
334.469.748
29.654.531
1.035.426
4.357.087
124.114.000
124.144.362
35.144.000
Chứng từ
Khách hàng
Diễn giải
TK Đ/Ư
Số phát sinh
Số hiệu
Ngày tháng
Nợ
Có
.
.
.
31/03/2007
31/01/2007
31/03/2007
31/03/2007
31/03/2007
31/03/2007
31/03/2007
31/03/2007
Công ty - thiếc
Công ty - thiếc
Công ty - thiếc
Công ty - thiếc
Công ty - thiếc
Công ty - thiếc
Công ty - thiếc
Công ty - thiếc
-
K/C chi phí NVL TT (Công ty - thiếc)
K/C chi phí NCTT (Công ty - thiếc)
K/C chi phí NVPX (Công ty - thiếc)
K/C chi phí NVL (Công ty - thiếc)
K/C chi phí CCDC (Công ty - thiếc)
K/C chi phí KHCB (Công ty - thiếc)
K/C chi phí dịch vụ mua ngoài (Công ty - thiếc)
K/C chi phí bằng tiền khác (Công ty - thiếc)
Nhập kho 78,9560 thành phẩm
6214
6224
6271
6272
6273
6274
6277
6278
1554
8.424.576.378
-
-
51.942.977
55.588.651
-
76.021.307
442.333.456
12.814.381.303
Tổng
13.592.496.698
12.814.381.303
Số Dư Cuối kỳ
4.101.231.730
Ngày….. tháng …năm 2007
Kế toán trưởng Người ghi sổ
Biểu 1.16
CÔNG TY TNHH NN 1 TV KLM NGHỆ TĨNH
-------***---------
BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM THIẾC 99,75%
Quý I năm 2007
TT
Khoản mục
DD đầu quý
Quý I/ 2007
PS
DD cuối quý
Tổng Z thực tế
1
2
3
4
5
6=3+4-5
Sản lượng tính giá thành (tấn)
78,9560
1
2
3
Chi phí NVL TT
Chi phí NC TT
Chi phí SXC
2.492.337.251
212.679.445
618.099.639
10.504.876.376
987.022.437
2.100.597.885
3.151.206.215
290.870.654
659.154.861
9.846.007.406
908.831.228
2.059.542.663
Tổng
3.323.116.335
13.592.496.698
4.101.231.730
12.814.381.303
Ngày.. tháng… năm
Người lập Kế toán trưởng Giám đốc
Biểu 1.17
TỔNG CÔNG TY KHOÁNG SẢN TKV
Đơn vị: CÔNG TY TNHH NN 1 TV KIM LOẠI MÀU NGHỆ TĨNH
BÁO CÁO GIÁ THÀNH SẢN XUẤT THIẾC THỎI 99,75% QUÝ I NĂM 2007
TT
Yếu tố chi phí
Thực hiện Quý I/ 2007
Tổng số (đ)
Đơn vị
A
B
1
2
1
2
3
Sản lượng tính giá thành (tấn)
Chi phí nguyên nhiên vật liệu.
Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí sản xuất chung
78,9560
9.846.007.406
908.831.228
2.059.542.663
1
124.702.460
11.510.604
26.084.688
Tổng cộng
12.814.381.303
162.297.752
Ngày 29 tháng 01 năm 2007
Người lập Kế toán trưởng Giám đốc
1.4. Thực trạng quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH NN một thành viên Kim Loại Màu Nghệ Tĩnh.
Qua nghiên cứu về cách hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Kim Loại Màu Nghệ Tĩnh, em thấy việc quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đã làm đúng những quy định của pháp luật. Dựa trên những chủ trương của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và các bộ, Công ty đã nghiên cứu kỹ và đưa ra những quy định nội bộ khá chặt chẽ, đồng thời cũng tạo điều kiện cho các đơn vị phấn đấu. Nhiều khoản chi đã được giao khoán cụ thể, năm sau phải tiết kiệm hơn năm trước. Mọi hoạt động trước khi thực hiện đề được phân tích, đánh giá về tính hiệu quả kinh tế được đặt lên hàng đầu. Luôn tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý kịp thời, nghiêm khắc các trường hợp vi phạm quy chế của Công ty. Nhất là trong công tác quản lý chi phí và tính giá thành. Sự kiểm tra và kiểm sát luôn được quan tâm vì trong lĩnh vực này hay bị sơ hở nên hay bị các cá nhân lợi dụng.
Mọi khoản chi phí bỏ ra đều được lãnh đạo Công ty phân tích, bàn bạc đến hiệu quả khi bỏ chi phí ra. Và luôn thận trọng trong những chứng từ liên quan đến chi phí. Đặc biệt được sự quan tâm của các nhà quản lý tới những khoản chi phí lớn, hoặc sự phát sinh chi phí đó ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động của Công ty. Tuy nhiên trong quá trình phân tích, đánh giá do giới hạn về khả năng, trình độ nên nhiều dự án đã không mang lại hiệu quả mà còn làm thiệt hại đến kết quả của Công ty. Được thể hiện ở dự án đầu tư lò phản xạ chưa hiệu quả.
Quá trình kiểm kê tài sản được tiến hành tương đối thường xuyên và bất ngờ nên tạo được tinh thần làm việc có trách nhiệm của người lao động.
Ttrong công tác quản lý và trích khấu hao của đơn vị còn nhiều chổ chưa hợp lý.Như nhiều loại tài sản không cần dùng chưa được thanh lý mà vẫn trích khấu hao, làm tăng giá thành thực tế của sản phẩm.Còn một số tài sản đã hết khấu hao mà vẫn sử dụng, làm giảm năng suất, đây cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng giá thành sản phẩm.
Công ty đã áp dụng phần mềm kế toán rộng rãi cho các đơn vị trực thuộc, nhưng vẫn có đơn vị làm việc một cách máy móc, không hiểu sâu về phần mềm kế toán được thiết kế nên gặp khó khăn trong việc phân tích số liệu, đặc biệt là trong Quý I năm 2007 có sự thay đổi về phần mềm kế toán do đó mà trong quá trình vào sổ, tổng hợp vẫn còn nhiều vấn đề chưa được khai thác.
Chưa phân tích được do yếu tố chi phí nào làm biến động đến sự biến động của giá thành nên việc lập kế hoạch về giá thành cho kỳ tiếp theo không được chính xác, sự chênh lệch giữa giá thành kế hoạch và giá thành thực tế vẫn còn cao.
Một số chi phí có phụ thuộc vào yếu tố chủ quan của ý thức con người thì thường được khoán để mọi người có ý thức tiết kiệm hơn như chi phí điện thoại, chi phí giao dịch, chi phí lễ tân….
Lãnh đạo của Công ty thay đổi là lại có sự thay đổi trong cách quản lý trên nhiều mặt, trong đó có quản lý chi phí và tính giá thành. Những biện pháp về tiết kiệm chi phí thường được đưa ra sau mỗi kỳ họp cuối quý, ai củng có thể góp ý, luôn khuyến khích lao động trực tiếp tham gia góp ý. Để khuyến khích họ góp ý Công ty thường có những phần thưởng cho những giải pháp được đánh giá cao và sẽ được triển khai thực hiện.
CHƯƠNG II:
HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH NN MỘT THÀNH VIÊN KIM LOẠI MÀU NGHỆ TĨNH.
2.1. Đánh giá thực trạng
2.1.1. Ưu điểm và những thành quả đạt được
Cùng với nhịp độ phát triển của đất nước, của thời đại, hoà nhập trong cơ chế thị trường, Công ty TNHH NN một thành viên Kim Loại Màu Nghệ Tĩnh qua 25 năm xây dựng và phát triển đã không ngừng vươn lên tự khẳng định mình, là một doanh nghiệp sản xuất luôn đạt lợi nhuận cao. Cùng với sự lớn mạnh về cơ sở vật chất kỷ thuật, trình độ quản lý của Công ty cũng ngày càng được nâng cao và không ngừng hoàn thiện.
Hiện nay, Công ty đã được những thành tích đáng kể trong hoạt động sản xuất kinh doanh, hoàn thành tốt các chỉ tiêu mà cấp trên giao phó và không ngừng nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên chức trong toàn công ty, tạo công an việc làm cho hàng trăm lao động. Có được thành quả này là do Công ty đã vận dụng sang tạo các quy luật kinh tế thị trường, đồng thời thực hiện đúng các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.Công ty luôn nghiên cứu tìm ra những biện pháp quản lý chi phí sản xuất, quản lý con người … phù hợp với điều kiện kinh tế của Công ty, phù hợp với yêu cầu của chế độ quản lý kinh tế hiện nay sao cho tối thiểu được chi phi sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng vị thế cạnh tranh trên thị trường. Ngày càng nâng cao vị thê của mình trên thị trường, là đơn vị có tầm quan trọng trong Tổng công ty Khoáng sản Việt Nam.
Nhận thức được vai trò quản lý của hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty đã tổ chức công tác kế toán một cách khoa học và hợp lý đảm bảo cho kế toán thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của mình. Đặc biệt được sự quan tâm của Tổng công ty Khoáng sản Việt Nam, Tổng công ty đã hổ trợ phần mềm kế toán. Để người quản lý có những quyết định đúng đắn thì trợ lý đắc lực tham mưu là kế toán trưởng. Kế toán trưởng là người đứng đầu bộ máy kế toán của Công ty. Để làm tròn nhiệm vụ của mình, kế toán trưởng phải luôn xác định được các biện pháp để làm thế nào mà chi phí sản xuất là tối thiểu. Việc tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm là cơ sở để ban lãnh đạo phân tích, đánh giá một cách đầy đủ, khách quan tình hình hoạt động của Công ty. Ở Công ty đã nắm rõ tầm quan trọng của việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm nên việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm luôn được quan tâm hàng đầu.
Công ty đã sử dụng các chứng từ đúng mẫu quy định của Bộ Tài chính, quy trình luân chuyển chứng từ khoa học nên phản ánh được kịp thời, chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo hình thức vừa tập trung vừa phân tán, việc tổ chức bộ máy như vậy là phù hợp với đặc điểm loại hình kinh doanh của Công ty, đảm bảo được sự phân công phân nhiệm trong bộ máy kế toán, nâng cao được chất lượng công việc. Loại hình này kết hợp được ưu điểm của cả hai hình thức là tập trung và phân tán nên trong quá trình tập hợp chi phí sản xuất được đầy đủ, kịp thời… đáp ứng được yêu cầu của việc tính giá thành sản phẩm đúng thời hạn được giao.
Sự kiểm tra, kiểm sát, quản lý nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ rất được quan tâm, chú trọng. Đã thường xuyên tiến hành kiểm kê, đánh giá chất lượng.của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Những mất mát, hao hụt ngoài định mức được Công ty điều tra làm rõ nguyên nhân mất mát, hao hụt.
Được sự hổ trợ của Tổng Công ty Khoáng sản Việt Nam về phần mềm kế toán, phần mềm kế toán đã được triển khai thực hiện toàn diện ở các đơn vi trực thuộc Công ty nên khối lượng công việc được giảm đi đáng kể, độ chính xác lại cao, tránh được nhiều sai sót trong ghi chép như trước đây. Điều này giúp việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm đáp ứng được nhu cầu quản lý hơn.
Những trường hợp, cá nhân gian lận như mua hoá đơn giả để khai tăng chi phí ở phân xưởng mình khi được phát hiện thì xử phạt nghiêm đã làm giảm tình trạng gian lân đáng kể, điều này đã giúp kế toán chi phí và tính giá thành phản ánh trung thực hơn về giá thực tế của sản phẩm.
Công ty luôn xây dựng bổ sung, hoàn thiện quy chế tài chính, hướng dẫn các đơn vị, cán bộ công nhân viên thực hiện tiết kiệm chi phí trên cơ sở kế hoặch được giao. đây củng là thuận lợi cho việc tập hợp chi phí dể dàng. Trong quá trình tập hợp chi phí có thể một số loại chi phí phát sinh trong kỳ hạch toán mà chưa được tập hợp vì chưa đánh giá được, như khoản công nợ, để khách hàng nợ lâu tức là Công ty đang bị chiếm dụng vốn, chi phí cơ hội của Công ty là lớn hơn, và cón có một số khoản nợ khó thu hồi thì Công ty củng đã đánh giá để phân bổ chi phí cho từng kỳ kinh doanh, do đó công tác đòi nợ phải thực hiện tôt để mức bị chiếm dụng vốn là tối thiểu, kỳ kinh doanh phản ánh đúng chi phí sản xuất trong kỳ để tránh được tình trạng lãi giả.
Hàng tháng, phòng kế toán đã lập kế hoạch tài chính và tiến hành phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của tháng trước giúp Giám đốc nắm được tình hình để định hướng cho tháng tới. Ví dụ như, vào thời điểm mà giá thiếc trên thị trường thấp thì sản xuất nhập kho, mua của các cơ sở tư nhân để trích trữ, khi giá tăng thì xuất bán. Đây là biện pháp mang lại hiệu quả nhưng yêu cầu người quản lý phải có trình độ để thẩm định giá trong thời gian gần đó nế trích trữ quá lâu sẽ tăng nhiều khoản chi phí khác như; chi phí bảo vệ, chi phí kho bãi…Nhưng thực tế đã cho thấy thời gian gần đây Công ty đã thực hiện tốt được điều này, mang lại hiệu quả cao, tuy biện pháp này không làm biến động nhiều tới việc tập hợp chi phí nhưng đây là biện pháp nâng cao doanh thu tương đương với việc hạ giá thành vì đảm bảo được tăng lợi nhuận.
Trên địa bàn có nhiều đơn vị tư nhân khai thác quặng, Công ty đã thu mua với giá cao hơn giá thành sản xuất nhưng đây là một biện pháp tiết kiệm thời gian và để đáp ứng được đủ khối lượng cho xưởng tuyển tinh luyện thiếc hoạt động liên tục để giảm chi phí khấu hao phân bổ cho từng đơn vị sản phẩm.
Trong công tác quản trị của doanh, chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu kinh tế quan trọng luôn được các nhà quản lý quan tâm vì đó là những chỉ tiêu phản ánh chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp, thông qua những thông tin về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm do bộ phận kế toán cung cấp, các nhà quản lý nắm được các chie tiêu thực tế của từng hoạt động, của từng loại sản phẩm củng như của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp, để phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của sản phảm để các quyết định quản lý thích hợp, kịp thời. Việc hạ giá thành và năng cao chất lượng sản phẩm là nhân tố quyết định năng cao hiệu quả kinh doanh và nâng cao thu nhập cho người lao động. Do đó hạch toán chi phí snả xuất và tính giá thành sản phẩm có một vị trí quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp không riêng gì Công ty TNHH NN một thành viên Kim Loại Màu Nghệ Tĩnh. Kế toán chính xác chi phí và tính giá thành sản phẩm sẽ phản ánh được chính xác, kịp thời, đầy đủ thông tin về mặt lượng hao phí.
Có một số loại chi phí khoán cho từng đơn vị, phòng ban như chi phí điện thoại, chi phí lễ tân, chi phí giao dịch, chi phí tiếp thị, công tác phí….đã khống chế được sự lãng phí khi sử dụng và sự lợi dụng đi công tác để khai báo chi phí quá mức,….
2.1.2. Hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những ưu điểm và thành quả đạt được trong hạch toán kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm thì còn nhiều hạn chế cần khắc phục.
Công tác kế toán quản trị chi phí sản xuất, phân tích giá thành cho từng đơn vị chưa chỉ ra được các yếu tố làm tăng giá thành, chủ yếu mới tổng hợp chi phí đơn vị nhận từ Công ty hoặc mua về để thanh toán. Trên thực tế đưa ra dùng còn thừa, thiếu,…yếu tố làm tăng chi phí chưa phân tích kỹ, nguyên nhân là chưa được phân tích, chưa lập ra đội phân tích các yếu tố chi phí ở các đơn vị.
Trong cách hạch toán chi phí nguyên vật liệu chưa chi tiết cụ thể, đang hạch toán chi phí nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ vào một tài khoản 6214, cần phải chi tiết nguyên vật liệu chính là TK 62141, nguyên vật liệu phụ là TK 62142. Có tách ra như thế thì trong công tác phân tích yếu tố làm tăng giá thành là do nguyên nhân ở đâu, do chi phí nào mà giá thành vẫn còn cao để từ đó quản lý chặt chẽ loại chi phí đó.
Hiện tại Công ty hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Nợ TK 6214 – Chi tiết từng phân xưởng
Có TK 1521, 1522 – Chi tiết loại vật liệu
Ta thấy như thế sẽ gặp khó khăn khi phân tích yếu tố chi phí của nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ, khó xác định trong tổng chi phí nguyên vật liệu gồm bao nhiêu phần trăm chi phí nguyên vật liệu chính, bao nhiêu phần trăm nguyên vật liệu phụ.
Sử dụng phần mềm kế toán đã giảm bớt khối lượng công việc, nhưng mới chỉ đáp ứng được các Báo cáo tài chính, chưa có chức năng quản trị.
2.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm không chỉ là của riêng doanh nghiệp nào mà là của tất cả các doanh nghiệp tham gia vào quá trình sản xuất. Để hiểu rõ sự cần thiết đó ta phải hiểu rõ bản chất và vai trò của chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, mối quan hệ của chúng như thế nào với hiệu quả hoạt động của Doanh nghiệp.
Quá trình sản xuất sản phẩm cần có yếu tố đầu vào, đó là nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, con người,… như vậy để tiến hành sản xuất hàng hoá, người sản xuất phải bỏ ra chi phí về thù lao tả cho người lao động, về tư liệu sản xuất, về đối tượng lao động. Vì thế, sự hình thành nên các chi phí sản xuất để tạo ra giá trị sản phẩm là yếu tố khách quan. Nói tóm lại, chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí mà doanh nghiệp phải tiêu dùng trong một kỳ để thực hiện quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Thực chất chi phí chỉ là sự dịch chuyển vốn - chuyển dịch giá trị của các yếu tố sản xuất vào đối tượng tính giá sản phẩm. Nhưng chi phí sản xuất mới chỉ biểu hiện được một mặt sự hao phí, để biết được thực chất sản xuất ra sản phẩm phải bỏ ra bao nhiêu hao phí thì chỉ tiêu giá thành sản phẩm ra đời. Giá thành là biểu hiện băng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng sản phẩm. Như vậy, giá thành sản phẩm là một phạm trù của sản xuất hàng hóa, phản ánh lượng giá trị của những hao phí lao động sống và lao động vật hoá đã thực sự chi ra cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Trong giá thành sản phẩm chỉ bao gồm những chi phí tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất, tiêu thụ phải được bồi hoàn để tái sản xuất ở doanh nghiệp mà không bao gồm những chi phí phát sinh trong kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Những chi phí đưa vào giá thành sản phẩm phải phản ánh được giá trị thực của các tư liệu sản xuất tiêu dùng cho sản xuất, tiêu thụ và các khoản chi tiêu khác có liên quan tới việc bù đắp giản đơn chi phí lao động sống. Mọi cách tính toán chủ quan đều không phản ánh đúng các yếu tố giá trị trong giá thành đề có thể dẫn đến việc phá vỡ mối quan hệ hàng hoá - tiền tệ, không xác định được hiệu quả kinh doanh và không thực hiện được tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng.
Giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình tạo ra sản phẩm. Chi phí biểu hiện mặt hao phí còn giá thành biểu hiện mặt kết quả của quá trình sản xuất. Đây là hai mặt thống nhất của một quá trình. Giá thành được tính trên cơ sở chi phí sản xuất đã được tập hợp và số lượng sản phẩm đã được hoàn thành, nội dung giá thành của sản phẩm chính là chi phí sản xuất được tính cho sản phẩm đó, cả chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đề có nội dung cơ bản là biểu hiện bằng tiền của những chi phí doanh nghiệp bỏ ra cho hoạt động sản xuất. Sự tiết kiệm hay lãng phí chi phí sản xuất đề ảnh hưởng trực tiếp đến giảm hay tăng giá thành sản phẩm.Dó đó việc quản lý giá thành phải gắn liền với việc quản lý chi phí sản xuất. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm được thể hiện qua công thức:
Tổng giá thành Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất
= + -
sản phẩm dở dang đầu kỳ phát sinh trong kỳ dở dang cuối kỳ
Như vậy giá thành sản phản phẩm chỉ bằng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ khi chi phí sản xuât dơ dang đầu kỳ bằng chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ.
Mặt khác thì lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ bằng khoản chênh lêch giữa doanh thu thu được và chi phí bỏ ra, nghĩa là lợi nhuận với chi phí có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau. Chi phí tăng (giá thành tăng) thì lợi nhuận giảm và chi phí giảm (giá thành giảm) thì lợi nhuận tăng vì giá cả do thị trường quyết định. Mà lợi nhuận là mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp. Để tối đa hoá lợi nhuận thì phải tìm cách tới thiểu hoá chi phí, giảm giá thành tới mức tối thiểu, điều đó không có nghĩa là làm cho chất lượng sản phẩm không tốt, giảm chi phí là cách tối thiểu hoá chi phí nhưng phải đảm bảo chất lượng sản phẩm không đổi hoặc phải được cải thiện hơn vì chất lượng sản phẩm là điều kiện để sản phẩm của doanh nghiệp có mặt trên thị trường.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, kết hợp việc nghiên cứu bản chất và mối quan hệ giữa chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm và kết quả hoạt động của doanh nghiệp ta thấy vai trò vô cùng quan trọng của việc hạch toán chi phí và tính giá thành, là công việc hàng đầu trong công tác kế toán của mỗi doanh nghiệp.
2.3. Phương hướng và giải pháp hoàn thiện hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH NN 1 TV KLM Nghệ Tĩnh.
2.3.1. Phương hướng hoàn thiện hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Để hoàn thiện hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thì cần khắc phục những mặt còn hạn chế và phát huy mặt tích cực trong cách hạch toán kế toán. Tìm cách để tiết kiệm chi phí, hạ giá thành tới mức tối ưu mà vẫn không làm giảm chất lượng sản phẩm. Vì vậy cần hoàn thiện cách quản lý và cách hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Phải cập nhật kịp thời, đầy đủ mọi thông tin của Nhà nước, Chính phủ, kết hợp việc rà soát thực tiễn để đưa ra quy định thực hiện. Mạnh giạn giao nhiệm vụ và tự chịu trách nhiệm trên mọi phương diện quản lý sản xuất kinh doanh.
Đối với cách hạch toán thì cần hoàn thiện hệ thống tài khoản, hệ thống sổ sách, kịp thời nắm bắt những thay đổi của chế độ, cần có những báo cáo phân tích chi phí, giá thành sử dụng nội bộ nhiều hơn. Hơn nữa mọi việc hạch toán gần như thực hiện bằng phần mềm máy tính được thiết kế sẵn nên việc sẽ thiếu một số ít đặc trưng của loại hình sản xuất, địa bàn sản xuất…là không tránh khỏi.
Công ty cần phân giá thành chi tiết theo công đoạn sản xuất, chất lượng sản phẩm, loại được những chi phí bất hợp lý , tiềm ẩn trong giá thành sản phẩm.
2.3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Như đã phân tích việc hoàn thiện cách hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm là rất quan trọng, góp phần lớn trong sự tồn tại và phát triển của Công ty. Giải pháp hoàn thiện được dựa trên hướng hoàn thiện nêu trên.
Thứ nhất: Hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán. Cần mở chi tiết cho tài khoản 6214 “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất khoáng sản” là TK 62141 “Chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp sản xuất khoáng sản” và TK 62142 “Chi phí nguyên vật liệu phụ sản xuất khoáng sản”, để thuận lợi trong quá trình phân tích nhân tố làm ảnh hưởng tới sự biến động của chi phí, trên cơ sở đó tìm ra biện pháp khắc phục, tiết kiệm chi phí đó như thế nào.
Thứ hai: Phần mềm kế toán Công ty sử dụng là do Tổng Công ty khoáng sản TKV cung cấp nên việc sử dụng phần mềm củng có một số hạn chế như không đặc trưng được loại hình sản xuất, địa bàn sản xuất và trình độ của nhân viên. Công ty cần mở thêm một số tài khoản, biểu mẫu phân tích sử dụng nội bộ, phân tích sát thực hơn quá trình hoạt động của Công ty, góp phần ra các quyết định kinh doanh đúng đắn, kịp thời. Mặt khác phần mềm kế toán thì được áp dụng theo quy định hiện hành nên khi có sự thay đổi của chế độ thì ít linh động, vì vậy mà Công ty có thể thuê chuyên gia phần mềm máy tính riêng.
Thứ ba: Phân giá thành chi tiết, đánh giá chất lượng sản phẩm theo công đoạn sản xuất, loại những khoản chi bất hợp lý, tiềm ẩn trong giá thành.
Thư tư: Cần phải xác định mức khấu hao TSCĐ hàng năm cho các loại tài sản tương đối phù hợp với mức khấu hao thực của các tài sản đó. Điều đó sẽ làm ảnh hưởng đến lợi nhuận trong kỳ tăng hay giảm, như thế thì Công ty phải chịu một khoản chi phí thuế thu nhập cao hay thấp. Như ta biết, giá trị của TSCĐ dần dần được chuyển vào giá trị sản phẩm cho đến khi khấu hao hết hoặc đến khi thanh lý nên nếu xác định thời gian hữu dụng ít hơn thời gian thực tế sử dụng sẽ không phản ánh đúng giá thành thực tế của sản phẩm, mà ngược lại thời gian hữu dụng ước tính mà lớn hơn thời gian thực tê sử dụng thì Công ty sẽ phải chịu một khoản chi phí đó là phần chênh lệch tăng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. Đó là khoản mà Công ty bị chiếm dụng vốn. Vì vậy việc đánh giá thời gian hữu dụng ước tính cần phải được thực hiện. Để xác định thời gian hữu dụng của TSCĐ Công ty phải dựa vào những căn cứ chủ yếu sau:
+ Tuổi thọ kỹ thuật của tài sản theo thiết kế
+ Hiện trạng của tài sản cố định thế hệ TSCĐ, Thời gian TSCĐ đã qua sử dụng, tình trạng thực tế của TSCĐ…)
+ Tuổi thọ kinh tế của TSCĐ: được quyết định bởi thời gian kiểm soát TSCĐ hoặc yếu tố hao mòn vô hình do sự tiến độ của kỹ thuật.
Và việc phân bổ khấu hao cho từng công đoạn sản xuất củng cần thiết để việc tính giá thành theo công đoạn sản xuất được chính xác.
2.3.3. Giải pháp tiết kiệm chi phí sản xuất và hướng hoàn thiện
Việc tiết kiệm chi phí sản xuất là một việc làm quan trọng để hạ giá thành, nâng cao lợi nhuận nên tiết kiệm chi phí sản xuất luôn được các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu. Tại Công ty TNHH NN một thành viên Kim Loại Màu Nghệ Tĩnh hiện nay luôn tìm mọi cách để tiết kiệm chi phí nhưng không làm giảm chất lượng sản phẩm. Qua thời gian thực tập tại Công ty em thấy có một số giải pháp tiết kiệm chi phí sản xuất như sau:
- Nâng cao năng suất lao động: Để nâng cao năng suất lao động Công ty cần có một số chính sách và biện pháp phù hợp, thứ nhất là phải đào tạo và tái đào tạo cả cán bộ quản lý và công nhân lao động trực tiếp. Đào tạo công nhân có tay nghề cao hơn, đặc biệt là trong các xưởng luyện. Xưởng luyện thiếc là môi trường làm việc hết sức khó, nếu tay nghề không vững thì sẽ dẫn đến tai nạn lao động, làm giảm tiến độ của công việc. Hơn nữa nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý các cấp là điều hết sức cần thiết, bởi họ là người lãnh đạo, là người đề ra đường lối, biện pháp làm viêc, tầm quan trong của họ trong quá trình sản xuất là rất lớn. Nhà quản lý có giỏi thì mới có được những chính sách quản lý phù hợp, nhất là trong quản lý con người. Nhà quản lý phải giám sát, kiểm tra công nhân và nhân viên làm việc chặt chẽ và kịp thời xử lý những trường hợp vi phạm quy chế, và biện pháp không thể thiếu để nâng cao năng suất lao động đó là quan tâm đến cuộc sống của họ bằng cách thưởng, hàng tháng sẽ bầu người lao động chăm chỉ, chấm thêm công và có mức thưởng thích đácg để họ cảm thấy được trả công xứng đáng nên trong công việc họ sẽ cố gắng hơn.
Mặt khác Công ty địa bàn hoạt động của Công ty là miền núi nên nhân tài thường không ở lại Công ty. Công ty cần phải có những chính sách về lương, thưởng để thu hút và giữ chân nhân tài.
- Cải tiến máy móc thiết bị, hiện nay tại Công ty có nhiều tài sản hết khấu hao nhưng vẫn dùng làm giảm năng xuất, cần phải cải tiến để tăng năng suất lao động, làm giảm chi phí sản xuất. Mặc dù đầu tư cho tài sản cố định là rất lớn nhưng có đầu tư thì mới có hiệu quả. Công ty cần xem xét lại hệ thống tài sản cố định của mình để biết được nên đầu tư vào tài sản nào trước (vì nguồn vốn có hạn). Hiện nay các xe máy đã hết khấu hao nhưng vẫn sử dụng, làm tăng chi phí sữa chữa, xe chở quặng thì đã quá cũ nên trong quá trình chở quặng còn bị rơi vãi gây hao hụt lớn.
- Hiện nay hệ thống máy tính của Công ty cũng đã tương đối đầy đủ, giảm được rất nhiều lao động, nên Công ty cần phải tổ chức lại bộ máy quản lý, không để bộ máy quá cồng kềnh.
- Lực lượng bảo vệ mỏ và kho của Công ty còn quá ít dẫn đến việc bị mất trộm quặng, thiếc. Công ty cần củng cố thêm lực lượng bảo vệ.
- Trong một số công việc nên khoán sản phẩm dựa trên số lượng công nhân và máy móc có ở từng đơn vị.
2.4. Điều kiện thực hiện giải pháp.
Để thực hiện nhũng giải pháp trên đòi hỏi trước hết bộ máy lãnh đạo phải có trình độ vì vậy việc việc nâng cao năng lực lãnh đạo của các nhà quản lý là công việc cần làm trước hết. Người lãnh đạo giỏi mà người thực hiện không có trình độ, chuyên môn thì cũng không có hiệu quả. Cho nên bước tiếp là đào tạo chuyên môn cho nhũng người làm việc chuyên môn. Để làm việc hiệu quả thì cần tạo môi trường làm việc tốt đó là cơ sở vật chất phải tương xứng với trình độ của cán bộ, nhân viên, không người làm việc không phát huy hết khả năng của mình, gây nhàm chán sẽ ảnh hưởng lớn tới hiệu quả hoạt động. Điều đó có nghĩa là đầu tư vào việc nào cũng rất quan trọng. Đầu vào của quá trình sản xuất đó là Tư liệu lao động, đối tượng lao động và con người. Trong ba yếu tố này không được xem yếu tố nào quan trọng mà cần xác định yếu tố nào quyết định. Yếu tố quyết định ở đay là yếu tố con người. Công ty cần tập trung việc đào tạo con người trước hết. Có thể trong những năm đầu đào tạo kết quả không được như ta mong muốn nhưng lợi ích lâu dài mà con người mang lại thì rất cao. Đầu tư con người là đầu tư tương lai. Trong quá trình đầu tư con người thì cũng cần đầu tư điều kiện về máy móc thiết bị. Có những máy móc quá cũ, hết khấu hao, sử dụng không mang lại hiệu quả cao nữa thì nên thanh lý như xe máy, xe ôtô, một số sàng phân loại… Tất nhiên việc đầu tư nào củng phỉ được tính toán kỹ lưỡng giữa chi phí bỏ ra và hiệu quả ước tính thu được từ việc đầu tư đó.
Công ty cần đánh giá lại trình độ thực sự của các nhân viên để bố trí lại cho hợp lý đội ngũ lao động và hiện nay trong cơ cấu tổ chức của Công ty còn nhiều chỗ chưa hợp lý như: có nhân viên làm việc vất vả như phó phòng kế toán, vì đảm nhiệm nhiều phàn hành kế toán nên công việc rất lớn, nhưng ngược lại có một số nhân viên nhàn rỗi. Công ty cần bố trí lại cho phù hợp giữa trình độ và công việc, điều đó củng có nghĩa phải quan tâm đến vấn đề tiền lương, tiền thưởng.
Nói chung điều kiện thực hiện những giải pháp là Công ty phải đầu tư và phải biết đầu tư như thế nào, đầu tư bao nhiêu để đạt được hiệu quả cao nhất. Đầu tư về con người thì phải đầu tư bất cứ bộ phận, phòng ban nào, còn đầu tư máy móc thiết bị thì phải chuẩn bị kỹ lưỡng từng bước, từng khâu và được thực hiện thí điểm thành công rồi mới đưa vào áp dụng rộng rãi.
KẾT LUẬN
Trong những biện pháp để doanh nghiệp tồn tại, phát triển và đứng vững trên thị trường thì biện pháp mà được nhiều sự quan tâm của các doanh nghiệp là tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Công ty TNHH NN một thành viên Kim Loại Màu Nghệ Tĩnh cũng không nằm ngoài những doanh nghiệp đó. Công ty luôn cố gắng hoàn thiện trong mọi lĩnh vực, trong đó lĩnh vực hạch toán kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm luôn được Công ty chú trọng hàng đầu vì Công ty nhận thức được vai trò quan trọng của việc hạch toán kế toán và tính giá thành sản phẩm.
Qua thời gian thực tập ở Công ty em đã hiểu hơn về cách hạch toán kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm, hiểu hơn về vai trò của nó trong quá trình sản xuất kinh doanh. Em đã được biết thực tiễn như thế nào so với lý thuyết được học. Đặc biệt là em hiểu một nhân viên kế toán là như thế nào, làm việc ra sao, ngoài trình độ chuyên môn thì còn cần những tố chất gì. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo PGS.TS Nguyễn Thị Đông, cảm ơn sự giúp đỡ, đóng góp ý kến của cán bộ Công ty TNHH NN một thành viên Kim Loại Màu Nghệ Tĩnh.
Mặc dù đã cố gắng nhưng chuyên đề tôt nghiệp không thể tránh khỏi sai sót do giới hạn về thời gian thực tập, trình độ chuyên môn, em mong được sự quan tâm góp ý từ Cô giáo hướng dẫn thực tập PGS.TS Nguyễn Thị Đông, quý Công ty và các bạn để chuyên đề được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
PHỤ LỤC:
HỆ TỐNG TÀI KHOẢN CÔNG TY TNHH NN MỘT THÀNH VIÊN KIM LOẠI MÀU NGHỆ TĨNH SỬ DỤNG.
Tài khoản
Tên tài khoản
111
Tiền mặt
1111
Tiền mặt Việt Nam
112
Tiền gửi ngân hàng
1121
Tiền VND gửi ngân hàng
11211
Tiền gửi NH Quỳ Hợp (không kỳ hạn)
11212
Tiền ký quỹ NH Quỳ Hợp
11213
Tiền gửi kho bạc Quỳ Hợp
1122
Tiền ngoại tệ gửi ngân hàng
131
Phải thu của khách hàng
1311
Phải thu của khách hàng ngoài tập đoàn
1312
Phải thu của khách hàng trong tập đoàn
13122
Phải thu tiền điện
13125
Phải thu tiền xây lắp
13127
Phải thu tiền cơ khí
13129
Phải thu tiền cung cấp dịch vụ
133
Thuế GTGT được khấu trừ
1331
Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hoá dịch vụ
1332
Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ
138
Phải thu khác
1381
Tài sản thiếu chờ xử lý
1388
Phải thu khác
13889
Các khoản phải thu khác
139
Dự phòng phải thu khó đòi
141
Tạn ứng
142
Chi phí trả trước ngắn hạn
152
Nguyên liệu, vật liệu
1521
Nguyên liệu, vật liệu
1522
Nhiên liệu
153
Công cụ, dụng cụ
1531
Công cụ, dụng cụ
154
Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
1544
Chi phí sản xuất, kinh doanh khoáng sản
1548
Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang sản phẩm khác
Tài khoản
Tên tài khoản
155
Thành phẩm
1554
Thành phẩm khoáng sản
159
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
161
Chi sự nghiệp
1612
Chi sự nghiệp năm nay
16125
Chi nguồn khác
211
Tài sản cố định hữu hình
2111
Nhà cửa, vật kiến trúc
2112
Máy móc, thiết bị
2113
Phương tiện vận tải, truyền dẫn
2114
Thiết bị, dụng cụ quản lý
214
Hao mòn tài sản cố định
2141
Hao mòn TSCĐ hữu hình
228
Đầu tư dài hạn khác
2283
Đầu tư dài hạn khác
22831
Đầu tư dài hạn khác ngoài tập đoàn
241
XDCB dở dang
2412
XDCB
24121
Chi phí đầu tư XDCB dở dang
2413
Sữa chữa lớn TSCĐ
242
Chi phí trả trước dài hạn
244
Ký quỹ, ký cước dài hạn
311
Vay ngắn hạn
3111
Vay ngắn hạn các tổ chức tín dụng ngân hàng
3113
Vay ngắn hạn khác
331
Phải trả cho người bán
3311
Phải trả cho người bán ngoài tập đoàn
3312
Phải trả cho người bán trong tập đoàn
33121
Phải trả tiền than
33123
Phải trả tiền vật liệu nổ
33124
Phải trả tiền khoáng sản
33128
Phải trả tiền sản phẩm khác
333
Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
3331
Thuế GTGT phải nộp
33311
Thuế GTGT đầu ra phải nộp
3334
Thuế thu nhập doanh nghiệp
3336
Thuế tài nguyên
3337
Thuế nhà đất, tiền thuê đất
Tài khoản
Tên tài khoản
3338
Các loại thuế khác
334
Phải trả người lao động
3341
Phải trả công nhân viên
3348
Phải trả người lao động khác
335
Chi phí phải trả
3359
Chi phí phải trả khác
336
Phải trả nội bộ
3363
Phải trả giưa các công ty con, đơn vị trực thuộc
33631
Phải trả các chi phí, quản lý tập trung
336311
Phải trả chi phí đào tạo, chăm sóc sức khoẻ
336313
Phải trả chi phí thăm dò than và khoáng sản
336315
Phải trả chi phí nghiên cứu khoa học
336316
Phải trả quỹ đổi mới cơ cấu lao động
336317
Phải trả quỹ thưởng trong lương
336318
Phải trả các chi phí, quỹ khác
338
Phải trả,phải nộp khác
3382
Kinh phí công đoàn
3383
Bảo hiểm xã hội
3384
Bảo hiểm y tế
3388
Phải trả, phải nộp khác
341
Vay dài hạn
3411
Vay dài hạn các tổ chức tín dụng ngân hàng
344
Nhận ký quỹ, ký cước dài hạn
351
Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm
352
Dự phòng phải trả
411
Nguồn vốn kinh doanh
4111
Vốn đầu tư của chủ sở hữu
414
Quỹ đầu tư phát triển
415
Quỹ dự phòng tài chính
431
Quỹ khen thưởng phúc lợi
4311
Quỹ khen thưởng
4312
Quỹ phúc lợi
461
Nguồn kinh phí sự nghiệp
4611
Nguồn kinh phí sự nghiệp năm trước
46111
Nguồn ngân sách nhà nước cấp
511
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
5111
Doanh thu bán hàng hoá
5112
Doanh thu bán các thành phẩm
Tài khoản
Tên tài khoản
51124
Doanh thu khoáng sản
5113
Doanh thu cung cấp dịch vụ
515
Doanh thu hoạt động tài chính
621
Chi phí NVL trực tiếp
6214
Chi phí NL, VL sản xuất khoáng sản
6218
Chi phí NL, VL sản xuất SP khác
6219
Chi phí NL, VL sản xuất và KD dịch vụ
622
Chi phí phân công trực tiếp
6224
Chi phí NCTT sản xuất khoáng sản
6228
Chi phí NCTT sản xuất SP khác
627
Chi phí sản xuất chung
6271
Chi phí nhân viên phân xưởng
6272
Chi phí vật liệu
6273
Chi phí công cụ dụng cụ
6274
Chi phí khấu hao TSCĐ
6277
Chi phí dịch vụ mua ngoài
6278
Chi phí bằng tiền khác
632
Giá vốn hàng bán
6321
Giá vốn bán hàng hoá
635
Chi phí tài chính
641
Chi phí bán hàng
6417
Chi phí dịch vụ mua ngoài
642
Chi phí quản lý doanh nghiệp
6421
Chi phí nhân viên quản lý
6422
Chi phí vật liệu quản lý
6423
Chi phí đồ dùng văn phòng
6424
Chi phí khấu hao TSCĐ
6425
Thuế, phí và lệ phí
6427
Chi phí dịch vu mua ngoài
6428
Chi phí bằng tiền khác
711
Thu nhập khác
811
Chi phí khác
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Kế toán tài chính trong các doanh nghiệp (NXB thống kê)
Báo cáo tài chính các năm của Công ty TNHH NN 1 TV KLM Nghệ Tĩnh
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp của các khoá trước
4. Và một số tài liệu khác
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0698.doc