Đề tài Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp in Thái Bình

Mô hình tổ chức sản xuất ở Xí nghiệp in Thái Bình được căn cứ vào đặc điểm của quy trình công nghệ in. Xí nghiệp có 3 phân xưởng sản xuất là phân xưởng in OFSET, phân xưởng tổng hợp và phân xưởng sách. Hai kho nguyên vật liệu và thành phẩm được phòng kế hoạch sản xuất - vật tư trực tiếp quản lý. Trong từng phân xưởng, việc sản xuất được bố trí theo dây chuyền. Các phân xưởng có mối quan hệ mật thiết với nhau tạo thành một dây chuyền sản xuất khép kín để sản xuất hàng loạt các sản phẩm, hoặc sản xuất theo đơn đặt hàng, đáp ứng nhu cầu của thị trường.

doc87 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 924 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp in Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n trọng của công tác kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, Xí nghiệp in Thái bình đã làm tương đối tốt việc quản lý nguyên vật liệu, tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho sản xuất. Công tác kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đã cơ bản làm tròn chức năng, nhiệm vụ của mình, góp phần đáng kể tăng cường công tác quản lý tài sản, vật tư, tiền vốn, tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong hoạt động sản xuât vốn kinh doanh của Xí nghiệp trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, cũng còn một số điểm chưa hoàn chỉnh, cần phải được khắc phục trong công tác quản lý và hạch toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ở Xí nghiệp in Thái Bình. 2.3. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp ở Xí nghiệp in Thái Bình là toàn bộ những khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm. Đó là các khoản chi phí về tiền lương và các khoản phụ cấp có tính chất lương (như phụ cấp trách nhiệm), các khoản đóng góp vào quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo quy định hiện hành. Chi phí nhân công trực tiếp của Xí nghiệp in Thái Bình chiếm trọng lượng khoảng 10% tổng chi phí sản xuất của Xí nghiệp. Vì vậy, kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp ở đây được coi trọng. 2.3.1 Kế toán tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất. Xí nghiệp thực hiện trả lương cho công nhân trực tiếp sản xuất theo hình thức trả lương theo sản phẩm. Những ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, nghỉ do học tập của công nhân thì Xí nghiệp thực hiện hình thức trả lương theo thời gian cho họ. Khi áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm cho công nhân trực tiếp sản xuất, Xí nghiệp căn cứ vào đơn giá tiền lương sản phẩm theo quy định chung của Bộ văn hóa cho ngành in. Kỳ tính lương (là kỳ hạch toán) được tính là một tháng. Sản phẩm của Xí nghiệp rất đa dạng, nhiều chủng loại, nhiều mẫu mã khác nhau, độ phức tạp về kỹ thuật in ấn của từng loại sản phẩm lại có sự khác nhau. Do vậy, công nhân trực tiếp sản xuất sẽ phải gặp qua rất nhiều loại sản phẩm từ dễ sản xuất, dễ làm đến những sản phẩm khó sản xuất, phức tạp hơn. Khi xác định độ phức tạp của hoạt động sản xuất sản phẩm, Xí nghiệp chia độ phức tạp thành các cấp bậc là: bậc 1, bậc 2, bậc 3, bậc 4, theo độ khó và phức tạp tăng dần (hiện tại ở Xí nghiệpcó tới 6 bậc kỹ thuật của các công việc sản xuất sản phẩm). Để theo dõi chi tiết, chặt chẽ tiền lương sản xuất của công nhân, Xí nghiệp còn căn cứ vào thời gian (tính bằng giờ) sản xuất của công nhân ở từng bậc kỹ thuật của sản phẩm mà họ sản xuất trong tháng. Đơn giá tiền lương của công nhân sản xuất được xây dựng cho một giờ sản xuất của mỗi bậc kỹ thuật như sau: BẢNG ĐƠN GIÁ GIỜ CÔNG IN (Đơn vị tính: đồng/giờ) Bậc kỹ thuật của sản phẩm Đơn giá giờ công in 1 giờ Bậc 3 888.5 Bậc 4 981 Bậc 5 1194 Bậc 6 1454 Một yếu tố nữa được dùng làm căn cứ để tính lương công nhân trực tiếp sản xuất, đó là 1 giờ công định mức của từng sản phẩm. Khi đó kế toán quy đổi ra 1 giờ công định mức của bậc cho từng bậc kỹ thuật của sản phẩm. Đơn vị tính của 1 giờ công định mức quy đổi là số sản phẩm hoàn thành quy định. BẢNG GIỜ CÔNG ĐỊNH MỨC QUY ĐỔI Đơn vị tính: sản phẩm Bậc kỹ thuật của sản phẩm 1 giờ công định mức (Số sản phẩm hoàn thành) Bậc 3 Bậc 4 Bậc 5 Bậc 6 250 230 160 140 Theo đó, với sản phẩm có độ phức tạp ở bậc 5 thì cứ sản xuất được 160 sản phẩm, người công nhân được tính là đã lao động 1 giờ, theo quy định thì tiền công được trả là 1194đ. Ở Xí nghiệp 1 sản phẩm được tính là 1 trang in tiêu chuẩn (khổ in 13 x 19). Như vậy, lương công nhân trực tiếp sản xuất được tính như sau: Lương sản phẩm của công nhân sản xuất trong 1 tháng = = = Tổng số sản phẩm sản xuất được trong tháng Số sản phẩm của 1 giờ công x x Đơn giá giờ công in = Số giờ sản xuất X Đơn giá giờ công in Khi công nhân sản xuất nghỉ lễ, tết, phép, học tập do Xí nghiệp tổ chức, thì áp dụng hình thức trả lương theo thời gian. Lương thời gian của công nhân sản xuất = Đơn giá lương thời gian X Số giờ được hưởng lương thời gian Xí nghiệp lấy đơn giá giờ công in của bậc sản phẩm bậc 3 làm đơn giá lương thời gian của công nhân sản xuất (1 giờ công = 888.5đ). Trình tự kế toán lương công nhân sản xuất như sau: Chứng từ ban đầu được sử dụng làm căn cứ tính lương là phiếu xác nhận sản phẩm của các phân xưởng gửi về phòng kế toán và giao cho kế toán tiền lương tính và tổng hợp. Ở Xí nghiệp in Thái Bình phiếu này được các phân xưởng lập cho từng người. Ví dụ: Tháng 10 năm 2007, phân xưởng in OFSET lập phiếu xác nhận sản phẩm cho một công nhân ở nhóm sản xuất sách giáo khoa “văn 4” theo hợp đồng số 357 với nhà xuất bản giáo dục. Theo kế hoạch sản xuất của phòng kế hoạch vật tư thì ấn phẩm “văn 4” thuộc bậc kỹ thuật bậc 4 (sản phẩm do phân xưởng OFSET sản xuất). Bảng 9: Đơn vị: Xí ngiệp in Thái Bình Phân xưởng: OFSET Số: 05 Ngày 31 tháng 10 năm 2007 PHIẾU XÁC NHẬN SẢN PHẨM Họ và tên: Bùi Văn An Theo hợp đồng 357 - Nhà xuất bản giáo dục. STT Tên sản phẩm Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú 01 Văn 4 Trang in 82.080 Tổng số tiền (viết bằng chữ): Người giao việc Người nhận việc Người kế toán chất lượng Người duyệt (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Sau đó, các phiếu xác nhận sản phẩm được chuyển về phòng kế toán. Căn cứ vào phiếu xác nhận sản phẩm, kế toán lương tính ra tiền lương phải trả cho từng công nhân, tập hợp tiền lương phải trả cho từng phân xưởng, từng bộ phận và lập bảng thanh toán tiền lương theo phân xưởng, theo các bộ phận trong Xí nghiệp. Bên cạnh đó, kế toán căn cứ vào số người được hưởng BHXH thay lương (nghỉ ốm) để tính vào bảng lương tháng phải trả cho công nhân, đồng thời tính 5% BHXH phải khấu trừ vào tiền lương của công nhân theo quy định hiện hành. Với số liệu từ phiếu xác nhận sản phẩm số 05, kế toán tính lương cho công nhân An như sau: Số trang in “văn 4” được quy đổi ra số giờ công định mức cho 1 sản phẩm bậc 5 là: 94750 : 160 = 513 (giờ). Đơn giá một giờ công định mức cho 1 sản phẩm bậc 5 là: 1194đồng. Khi đó cônh nhân An được hưởng mức lương: 1.194đ x 513giờ = 612.522đ. Số tiền 5% BHXH phải khấu trừ vào lương công nhân trực tiếp sản xuất được tính trên bậc lương cơ bản của họ, bậc lương cơ bản của công nhân là bậc thợ kỹ thuật (từ bậc 1 đến bậc 6). Căn cứ vào các bảng tính lương phải trả cho các phân xưởng, các bộ phận kế toán lập bảng thanh toán lương toàn Xí ngiệp như ở bảng sau đây. Căn cứ vào bảng thanh toán lương toàn Xí nghiệp và các bảng tính lương phải trả cho cán bộ công nhân viên của các phân xưởng và các bộ phận, kế toán tập hợp theo các đối tượng, hạch toán chi tiết như sau: Tính lương công nhân sản xuất trực tiếp. Tính lương nhân viên phân xưởng. Tính lương nhân viên quản lý Xí nghiệp. Trên cơ sở các bảng tập hợp như vậy kế toán lập bảng phân bổ tiền lương. Ví dụ: Căn cứ về số liệu tiền lương tháng 10 năm 2007, kế toán lập bảng phân bổ tiền lương như sau: Bảng 10: Xí nghiệp in Thái Bình Số 10 Tháng 10 năm 2007 BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG PHẢI TRẢ CNV Đơn vị tính: đồng Đơn vị Lương công nhân sản xuất Lương nhân viên phân xưởng Lương nhân viên QLDN Phòng TCHC 5.300.000 Phòng KHSXVT 5.902.700 Phòng KT 6.005.500 PX OFSET 65.153.290 4.726.400 PX tổng hợp 21.630.110 902.000 PX sách 10.215.000 700.500 Cộng 96.998.400 6.328.900 17.208.200 Người lập Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Như vậy, toàn bộ chi phí nhân công trực tiếp (khoản lương) đã được tập hợp xong. Kế toán tiến hành ghi sổ chi phí sản xuất cho từng sản phẩm của từng phân xưởng. Ở Xí nghiệp in Thái Bình, chi phí nhân công trực tiếp trong từng phân xưởng được phân bổ cho sản phẩm theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp xuất dùng cho sản xuất sản phẩm đó. Kế toán mở sổ chi phí sản xuất của từng phân xưởng in OFSET ghi cho sản phẩm “văn 4” theo hợp đồng 357, cách ghi như sau: Phân xưởng OFSET trong tháng 10 sản xuất 2 loại sản phẩm là văn 4 và nhãn bánh kẹo. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đã tập hợp được cho 2 loại sản phẩm trong tháng này là: - Nguyên vật liệu cho văn 4 = 170.000.000đ - Nguyên vật liệu cho nhãn bánh kẹo = 150.000.000đ Cộng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của phân xưởng OFSET. 320.000.000đ Hệ số phân bổ chi phí tiền lương sản xuất cho sản phẩm ở phân xưởng OFSET là: H = 65.153.290 320.000.000 = 0,203.604 Tính chi phí tiền lương cho từng sản phẩm như sau: + Cho “VĂN 4”: Lương công nhân sản xuất = 170.000.000 x 0,203.604 = 34.612.685đ + Cho “NHÃN BÁNH KẸO” Lương công nhân sản xuất = 150.000.000 x 0,203.604 = 30.504.605đ Kế toán ghi vào sổ chi phí sản xuất sản phẩm “văn 4”, phần lương công nhân sản xuất trong khoản mục chi phí nhân công trực tiếp (ghi phần còn lại). Bảng 11: SỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT (Số 03) Phân xưởng : in OFSET Tháng 10 năm 2007 Sản phẩm: Văn 4 TK: 622- chi phí nhân công trực tiếp. (Đơn vị: đồng) Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Số hiệu Ngày tháng Nợ Có 30/10 10 30 Lương CNSX BHXH CNSX BHYT CNSX KPCĐ CNSX 334 338.3 338.4 338.2 34.612.685 Cộng 34.612.685 Ngày 31 tháng 10 năm 2007 Người ghi sổ Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Đồng thời kế toán lập chứng từ ghi sổ như sau: Bảng 12: Đơn vị: Xí nghiệp in Thái Bình Số: 08 Ngày 31 tháng 10 năm 2007 CHỨNG TỪ GHI SỔ Chứng từ Trích yếu Số hiệu TK Số tiền (đồng) Số Ngày Nợ Có 12 31/10 Tính tiền lương phải trả 622 627.1 642.1 334 334 334 96.998.400 6.328.900 17.208.200 Cộng 120.535.500 (Kèm theo 06 chứng từ gốc) Người lập Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Sau đó kế toán ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Bảng 13: Đơn vị: Xí nghiệp in Thái Bình SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ (Số 02) Tháng 10 năm 2007 Đơn vị tính: đồng Chứng từ ghi sổ Số tiền Ghi chú Số hiệu Ngày tháng 08 30/10 120.535.500 Trích lương công nhân và viên chức Người ghi sổ Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Căn cứ chứng từ ghi sổ đã lập, kế toán ghi vào sổ cái TK334 - phải trả công nhân viên. Bảng 14: SỔ CÁI (Số 02) TK334: phải trả công nhân viên Tháng 10 năm 2007 Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Số hiệu NT Nợ Có 08 30/10 Tính lương CNSX Tính lương NVPX Tính lương NVQLDN Trả lương CBCNV 622 627.1 642.1 111 120.535.500 96.998.400 6.328.900 17.208.200 Cộng 120.535.500 120.535.500 Đồng thời kế toán tiến hành ghi sổ cái TK622 – chi phí nhân công trực tiếp. Bảng 15: SỔ CÁI (Số 03) TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp. Tháng 10 năm 2007 Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền SH NT Nợ Có 08 30/10 Chi phí tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất 334 96.998.400 Và ghi sổ cái TK627.1 – chi phí nhân viên phân xưởng để làm cơ sở cho việc tập hợp chi phí sản xuất chung sau này. Bảng 16: SỔ CÁI (Số 04) TK 627.1: Chi phí nhân viên phân xưởng. Tháng 10 năm 2007 Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền SH NT Nợ Có 08 30/10 Chi phí tiền lương nhân viên phân xưởng. 334 6.328.900 Cộng 6.328.900 Tóm lại, qua tìm hiểu công tác hạch toán tiền lương công nhân sản xuất ở Xí nghiệp in Thái Bình, một điều dễ nhận thấy là Xí nghiệp đã quản lý và tính lương cho công nhân sản xuất nói riêng, cho cán bộ công nhân viên toàn Xí nghiệp nói chung khá tốt và khoa học, đảm bảo sự công bằng trong phân phối thu nhập cho người lao động, kích thích khả năng sáng tạo, hăng say trong lao động để nâng cao thu nhập, xây dựng Xí nghiệp ngày một trưởng thành. 2.3.2. Kế toán tập hợp chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất. Theo chế độ tài hính hiện hành ngoài tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất, Xí nghiệp còn phải tính vào chi phí sản xuất một bộ phận chi phí gồm các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỉ lệ được quy định, tính theo tiền lương cơ bản (lương bậc thợ kỹ thuật) của công nhân sản xuất: Trích BHXH = 15% quỹ lương cơ bản Trích BHYT = 2% quỹ lương cơ bản Trích KPCĐ = 2% quỹ lương cơ bản Trên cơ sở các bảng thanh toán lương cho các bộ phận, các phân xưởng và toàn Xí nghiệp, kế toán tiến hành trích BXH, BHYT, KPCĐ theo tỉ lệ quy định. Việc trích này được lập theo tháng cùng với thời điểm tính tiền lương. Xí nghiệp không tính trích gộp tất cả 3 loại quỹ trên (19%) mà tính trích riêng cho từng loại. Căn cứ vào bảng tổng hợp thanh toán tiền lương và bảng phân bổ lương tháng 10 năm 2007, kế toán tập hợp được bảng trích và phân bổ BHXH, BHYT, KPCĐ cho từng phân xưởng, bộ phận và toàn Xí nghiệp. Có số liệu ở bảng sau: Bảng 17: Xí nghiệp in Thái Bình Số: 16 Tháng 10 năm 2007 BẢNG TÍNH BHXH, BHYT, KPCĐ Bộ phận: phân xưởng in OFSET (Đơn vị tính: đồng) Đối tượng BHXH BHYT KPCĐ Cộng Công nhân SX 9.772.993,5 1.303.065,8 1.303.065,8 12.379.125,1 Nhân viên PX 708.960 692.240 692.240 898.016 Cộng 10.481.953,5 786.768 786.768 13.277.141,1 Ngày 31 tháng 10 năm 2007 Người lập Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Chi phí về BHXH, BHYT, KPCĐ trong từng phân xưởng được phân bổ cho sản phẩm theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Kế toán mở sổ chi phí sản xuất của phân xưởng in OFSET ghi cho sản phẩm “văn 4” theo hợp đồng số 357. Khi đó BHXH, BHYT, KPCĐ được phân bổ cho “văn 4” như sau: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp xuất dùng của phân xưởng in OFSET là 320.000.000đ. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của “ văn 4” là 170.000.000đ. Hệ số phân bổ chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ của phân xưởng OFSET là: H = 13.277.141,1 320.000.0000 = 0,041491 Chi phí BHXH, BHYT và KPCĐ tính cho “văn 4” = 0,041491 x 170.000.000 = 7.053.470đ Kế toán ghi vào sổ chi phí sản xuất sản phẩm “văn 4” trong khoản mục chi phí nhân công trực tiếp (ghi phần còn lại). Bảng 18: SỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT (Số 04) Phân xưởng in OFSET Tháng 10 năm 2007 Sản phẩm: Văn 4 TK 622: chi phí nhân công trực tiếp. Đơn vị: đồng NT ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền SH NT Nợ Có 30/10 30/10 10 16 30 30 Lương CNSX BHXH CNSX BHYT CNSX KPCĐ CNSX 334 338.3 338.4 338.2 34.612.000 7.053.470 Cộng 41.665.470 Người ghi sổ Ngày 30 tháng 10 năm 2007 Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Căn cứ vào bảng tổng hợp và phân bổ BHXH, BHYT, KPCĐ, kế toán lập các chứng từ ghi sổ riêng cho từng mục (BHXH, BHYT, KPCĐ). Bảng 19: Đơn vị: Xí nghiệp in Thái Bình Số: 37 CHỨNG TỪ GHI SỔ Ngày 30 tháng 10 năm 2007 Chứng từ Trích yếu Số hiệu TK Số tiền SH NT Nợ Có 14 30/10 Trich BHXH CNSX Trích BHXH NVQL Trích BHXH NVPX 622 642.1 627.1 338.3 338.3 338.3 13.542.720 2.352.840 780.690 Cộng 16.676.250 (Kèm theo 01 chứng từ gốc). Người lập Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Sau khi ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ cho chứng từ ghi sổ số 37 vừa lập, kế toán ghi sổ cái TK338.3 Bảng 20: SỔ CÁI (Số 05) TK 338.3 - Bảo hiểm xã hội (Dư đầu kỳ: 30.187.632) Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Dư có SH NT Nợ Có 14 4 10 30/10 15/10 25/10 Trích BHXH Trích BHXH Trích BHXH Thu BHXH Chi lương ốm 622 642.1 627.1 334 111 691.700 13.542.720 2.352.840 780.690 1.638.900 Cộng 691.700 18.315.150 47.811.082 Việc ghi chép, vào sổ cho các TK338.2 (KPCĐ) và TK338.4 (BHYT) được kế toán làm theo đúng trình tự ghi sổ kế toán như đối với BHXH vừa qua. Chứng từ ghi sổ số 38 cho nghiệp vụ trích BHXH, chứng từ ghi sổ số 36 cho nghiệp vụ trích KPCĐ. Các chứng từ ghi sổ này được ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ để rồi ghi vào sổ cái các TK338.2, TK338.4. Sau đó, kế toán ghi sổ cái TK622 để tập hợp đủ chi phí nhân công trực tiếp. Bảng 21: SỔ CÁI (Số 06) TK622 – Chi phí nhân công trực tiếp Tháng 10 năm 2007 Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Số tiền SH NT Nợ Có 08 36 37 38 30.10 30.10 30.10 30.10 Tính lương CNTTSX Trích KPCĐ CNSX Trích BHXH CNSX Trích BHYT CNSX 334 338.2 338.3 338.4 96.998.400 1.805.696 13.542.720 1.805.696 Cộng 114.152.512 Đến đây công tác kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp kết thúc. Toàn bộ chi phí nhân công trực tiếp cho sản xuất ra sản phẩm được tập hợp đầy đủ ở bên nợ TK622 để chờ kết chuyển. 2.4. Hạch toán chi phí sản xuất chung. Chi phí sản xuất chung ở Xí nghiệp in Thái Bình bao gồm các chi phí tiền lương nhân viên phân xưởng, các khoản BHXH, HBYT, KPCĐ của nhân viên phân xưởng, chi phí khấu hao TSCĐ phân bổ cho sản xuất và chi phí dịch vụ mua ngoài Kế toán tiến hành tập hợp chi phí sản xuất chung phát sinh trong toàn Xí nghiệp sau đó phân bổ cho các phân xưởng theo chi phí tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất. Ở các phân xưởng tiến hành phân bổ cho sản phẩm theo số giờ công định mức của mỗi loại sản phẩm đã được sản xuất trong kỳ. 2.4.1.Kế toán tập hợp chi phí tiền lương và các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ của nhân viên phân viên phân xưởng. Trình tự hạch toán tiến hành như sau: Căn cứ vào các chứng từ thanh toán tiền lương, các bảng tổng hợp và phân bổ tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ trong kỳ, kế toán đã tính lương, BHXH, BHYT, KPCĐ của nhân viên phân xưởng, từ đó kế toán ghi định khoản kế toán (các bút toán này đã được đề cập tới trong phần trình bày về kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp trước đây). Kế toán lập các chứng từ ghi sổ cho từng yếu tố lương, BHXH, BHYT, KPCĐ phân bổ cho nhân viên phân xưởng. Tất cả các chi phí này được tập hợp vào bên nợ TK621.7. Những nghiệp vụ hạch toán này thường được tiến hành cùng với việc tập hợp chi phí nhân công trực tiếp (thực ra là một biện pháp phân bổ lương, BHXH, BHYT, KPCĐ cho các đối tượng lao động). Chi phí về lương, BHXH, BHYT, KPCĐ của nhân viên phân xưởng được thể hiện trên sổ cái TK621.7, cũng thể hiện ở các sổ cái TK334, TK338 (các tiểu khoản). Bảng 22: SỔ CÁI (Số 07) TK627.1 – Chi phí nhân viên phân xưởng Tháng 10 năm 2007 Chứng từ Diễn giải TKĐƯ Số tiền SH NT Nợ Có 31/10 31/10 31/10 31/10 Tiền lương NVPX BHXH NVPX BHYT NVPX KPCĐ NVPX 334 338.3 338.4 338.2 6.328.900 780.690 104.092 104.092 Cộng 7.317.774 2.4.2 Kế toán tập hợp chi phí khấu hao TSCĐ. TSCĐ ở Xí nghiệp bao gồm nhiều loại, tổng giá trị TSCĐ tương đối lớn. Mỗi TSCĐ được mở một thẻ TSCĐ và được theo dõi chi tiết trên sổ TSCĐ của Xí nghiệp. Sổ này được mở để theo dõi về nguyên giá TSCĐ, giá trị hao mòn, giá trị còn lại và tỉ lệ khấu hao phải trích qua từng quý trong năm. Hiện tại Xí nghiệp đang thực hiện trích khấu hao TSCĐ theo quyết định 206/2003/QĐ – BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng bộ tài chính. Theo đó Xí nghiệp căn cứ vào khung mức khấu hao TSCĐ do Nhà nước quy định để chủ động tính mức trích khấu hao cho các loại TSCĐ trong vòng 3 năm và đăng ký với Cục quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp của tỉnh. Trên cơ sở đó Xí nghiệp tính được mức trích khấu hao TSCĐ từng năm. Vì thế phương pháp khấu hao TSCĐ ở Xí nghiệp là phương pháp khấu hao đều. Cách tính mức trích khấu hao hàng năm của TSCĐ ở Xí nghiệp như sau: Mức trích khấu hao bình quân/năm. Nguyên giá TSCĐ Thời gian còn lại của TSCĐ = Do vậy, mức trích khấu hao TSCĐ hàng tháng được Xí nghiệp tính như sau: Mức trích khấu hao TSCĐ một tháng Mức trích khấu hao TSCĐ bình quân/năm = 12 tháng Ngay từ đầu năm 2007, Xí nghiệp đã lập bảng đăng ký mức trích khấu hao TSCĐ trung bình 3 năm 2007 – 2008 – 2009 gửi Cục quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp tỉnh Thái Bình.. Hàng tháng, kế toán căn cứ vào bảng đăng ký đó để tính mức trích khấu hao TSCĐ cho từng loại TSCĐ, trên cơ sở đó tổng hợp rồi phân bổ khấu hao TSCĐ cho từng đối tượng. (Theo bảng đăng ký mức trích khấu hao TSCĐ trung bình 3 năm 2007- 2008 - 2009 đã dược duyệt). Căn cứ mức trích khấu hao TSCĐ kế toán tính mức trích khấu hao tháng 10 năm 2007 cho từng TSCĐ và ghi vào sổ TSCĐ. Trên cơ sở đó lập bảng tổng hợp phân bổ khấu hao TSCĐ cho các đối tượng. Bảng 23: Xí nghiệp in Thái Bình. Số 19 BẢNG PHÂN BỔ KHẤU HAO TSCĐ Tháng 10 năm 2007 Đơn vị tính: đồng Stt Loại TSCĐ Mức trích KH Đối tượng phân bổ Đơn vị sx Văn phòng 1 2 3 4 Nhà cửa, vật kiến trúc Máy móc, thiết bị Phương tiện vận tải TS không dùng chờ tlý 25.634.435,75 77.647.920,92 8.381.920 430.239 101.180.300 10.912.200 Cộng 112.094.500 101.180.300 10.912.200 Ngày 30 tháng 10 năm 2007 Người lập Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Từ bảng phân bổ khấu hao TSCĐ, kế toán lập chứng từ ghi sổ như sau: Bảng24: Xí nghiệp in Thái Bình. Số: 34 CHỨNG TỪ GHI SỔ Ngày 30 tháng 10 năm 2007 Đơn vị tính: đồng Chứng từ Trích yếu Số hiệu TK Số tiền SH NT Nợ Có 19 30/10 Trích KHTSCĐ VP Trích KHTSCĐ bộ phận SX 642.4 627.4 214.1 214.1 10.912.200 101.180.300 Cộng 112.904.500 (Kèm theo 01 chứng từ gốc). Người lập Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Sau khi ghi sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, kế toán ghi vào sổ cái TK627.4. Bảng 25: SỔ CÁI (Số 08) TK627.4 – Chi phí khấu hao TSCĐ Tháng 10 năm 2007 Chứng từ Diễn giải TKĐƯ Số tiền SH NT Nợ Có 34 30/10 Chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho sản xuất 214.1 101.180.300 Cộng 101.180.300 Như vậy, toàn bộ chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho sản xuất trong tháng 10 năm 2007 được tập hợp là: 101.180.300đ. 2.4.3. Kế toán tập hợp chi phí dịch vụ mua ngoài. Toàn bộ chi phí dich vụ mua ngoài ở Xí nghiệp được tập hợp vào TK627.7-chi phí dịch vụ mua ngoài. Dịch vụ mua ngoài ở Xí nghiệp chủ yếu là dịch vụ điện thoại, điện sáng, nước phục vụ cho sản xuất và kinh doanh. Hàng tháng căn cứ vào các hoá đơn báo thu tiền điện, tiền điện thoại, tiền nước của các nhà cung cấp, kế toán ghi chi tiết theo nơi phát sinh các dịch vụ đó, tập hợp và phân bổ cho các đối tượng sử dụng. Bảng 26: Xí nghiệp in Thái Bình. Số: 28 BẲNG PHÂN BỔ CHI PHÍ DỊCH VỤ MUA NGOÀI Tháng 10 năm 2007 Đơn vị tính: đồng Đối tượng sử dụng Điện Nước Điện thoại Cộng Khu vực sản xuất Khi văn phòng 22.689.745 1.864.759 6.037.977 1.660.000 3.214.642 1.325.614 31.951.364 4.850.503 Cộng 24.563.504 7.697.977 4.540.255 36.801.737 Ngày 31 tháng 10 năm 2007 Người lập Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Trên cơ sở đó kế toán lậpchứng từ ghi sổ để tập hợp chi chí dich vụ mua ngoài cho sản xuất sản phẩm. Bảng 27: Xí nghiệp in Thái Bình. Số: 38 CHỨNG TỪ GHI SỔ Ngày 30 tháng 10 năm 2007 Đơn vị tính: đồng Chứng từ Trích yếu Số hiệu TK Số tiền SH NT Nợ Có 28 30/10 Trả tiền điện thoại Trả tiền điện Trả tiền nước 627.7 627.7 627.7 112 112 112 3.214.642 22.698.745 6.037.977 Cộng 112.904.500 (Kèm theo 01 chứng từ gốc). Người lập Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Sau khi ghi sổ đăng ký chứng từ, kế toán ghi sổ cái TK627.7 Bảng 28: SỔ CÁI (Số 09) TK627.7 – Chi phí dịch vụ mua ngoài Tháng 10 năm 2007 Chứng từ Diễn giải TKĐƯ Số tiền SH NT Nợ Có 38 30/10 Chi phí dịch vụ mua ngoài 112 31.951.364 Cộng 31.951.364 Như vậy, toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài dùng cho sản xuất ở Xí nghiệp trong tháng 10 năm 2007 đã được tập hợp ở TK627.7 là: 31.951.364đ. 2.4.4. Kế toán phân bổ chi phí sản xuất chung. Theo các số liệu tập hợp được trên cơ sở bên nợ các TK627.1, TK627.4, TK627.7. Kế toán lập bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung. Bảng 29: Xí nghiệp in Thái Bình. Số: 19 BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG Tháng 10 năm 2007 Stt Nội dung Số tiền 1 2 3 Chi phí nhân viên phân xưởng Chi phí khấu hao TSCĐ cho sản xuất Chi phí dịch vụ mua ngoài 7.317.774 101.180.300 31.9510364 Cộng 140.449.438 Người lập Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Như vậy, tổng số chi phí sản xuất chung trong tháng 10 năm 2007 của Xí nghiệp là: 140.449.438đ được tập hợp đầy đủ ở bên nợ TK627 ( chi tiết các tài khoản cấp 2). Chi phí sản xuất chung ở Xí nghiệp được tiến hành phân bổ theo chi phí tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất của mỗi phân xưởng. Như vậy, hệ số phân bổ chi phí sản xuất chung cho các phân xưởng là: Tổng chi phí sản xuất chung 140.449.438 H = = = 1,449 Tổng số lương CN sản xuất 96.998.400 Ta tính được số chi phí sản xuất chung của từng phân xưởng như sau: PX OFSET = 65.153.290 x 1,449 = 94.407.117,21 PX tổng hợp = 21.630.110 x 1,449 = 31.342.029,39 PX sách = 10.215.000 x 1,449 = 14.801.535 Kế toán lập bảng phân bổ chi phí sản xuất chung cho các đối tượng: Bảng 30: Xí nghiệp in Thái Bình. Số: 21 BẢNG PHÂN BỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG Tháng 10 năm 2007 Đơn vị tính: đồng Stt Nội dung Số tiền 1 2 3 Phân xưởng OFSET Phân xưởng tổng hợp Phân xưởng sách 94.407.117,21 314.801.5351. 342.029,39 Cộng 140.550.681,6 Ngày 30 tháng 10 năm 2007 Người lập Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Tại các phân xưởng tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung của phân xưởng mình cho các loại sản phẩm được sản xuất trong kỳ. Ở phân xưởng in OFSET, theo số liệu đã tập hợp và được phân bổ, lương công nhân sản xuất của phân xưởng là 65.153.290đ. Trong đó được tính cho công nhân sản xuất các sản phẩm như sau: Sách giáo khoa “văn 4”: 34.612.685đ Nhãn sản phẩm bánh kẹo: 30.540.605đ Như vậy, chi phí sản xuất chung được phân bổ cho 2 loại sản phẩm của phân xưởng OFSET theo hệ số: Chi phí sản xuất chung của phân xưởng 93.097.536,081 H = = = 1,4289 Tổng số lương CN sản xuất của phân xưởng 65.153.290 Do vậy, tính ra chi phí sản xuất chung mà phân xưởng phân bổ cho từng loại sản phẩm như sau: Cho “văn 4” = 34.612685 x 1,4289 = 49.458.065,6đ Cho nhãn bánh kẹo = 30.540.605 x 1,4289 = 43.639.470,5đ Trên cơ sở đó kế toán ghi sổ chi phí sản xuất của các phân xưởng, mở cho từng sản phẩm cụ thể, phần TK627 - chi phí sản xuất chung. Bảng 31: SỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT (Số 05) Tháng 10 năm 2007 Phân xưởng: In OFSET Sản phẩm: Văn 4 TK 627 – Chi phí sản xuất chung Đơn v ị: đồng NT GS Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Số tiền Số NT Nợ Có 30/10 21 30/10 Chi phí sản xuất chung được phân bổ 111 112 334 338 214 49.458.065,6 Cộng 49.458.065,6 Ngày 30 tháng 10 năm 2007 Người ghi sổ Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Từ bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung (số 19) kế toán lập chứng từ ghi sổ cho TK627 – chi phí sản xuất chung. Bảng 32: Xí nghiệp in Thái Bình. Số: 40 CHỨNG TỪ GHI SỔ Ngày 30 tháng 10 năm 2007 Đơn vị tính: đồng Chứng từ Trích yếu Số hiệu TK Số tiền SH NT Nợ Có 19 30/10 Chi phí NVPX Chi phí KHTSCĐ Chi phí dịch mua ngoài 627.1 627.4 627.7 334, 338 214 112 7.317.774 101.180.300 31.951.364 Cộng 140.449.438 (Kèm theo 04 chứng từ gốc). Người lập Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Sau khi ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, kế toán ghi vào sổ cái TK627 – chi phí sản xuất chung. Bảng 33: SỔ CÁI (Số 10) TK627 – Chi phí sản xuất chung Tháng 10 năm 2007 Chứng từ Diễn giải TKĐƯ Số tiền SH NT Nợ Có 40 30/10 Chi phí NVPX Chi phí KHTSCĐ Chi phí dịch vụ mua ngoài 334 338 214 7.317.774 101.180.300 31.951.364 Cộng 140.449.438 2.5.Hạch toán tổng hợp chi phí, kiểm kê và đánh giá sản phảm dở dang. 2.5.1. Hach toán tổng hợp chi phí (kết chuyển chi phí sản xuất). Toàn bộ chi phí sản xuất đã được tập hợp trong kỳ theo các khoản mục, cuối tháng kế toán tiền hành kết chuyển vào TK154 – chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Căn cứ vào các chứng từ ghi sổ và sổ cái cảu các TK621, TK622, TK627, kế toán lập chứng từ cho TK154. Bảng 34: Xí nghiệp in Thái Bình. Số: 41 CHỨNG TỪ GHI SỔ Ngày 30 tháng 10 năm 2007 Đơn vị tính: đồng Chứng từ Trích yếu Số hiệu TK Số tiền SH NT Nợ Có 20 30/10 Kết chuyển để tính giá thành. 154 621 622 627 2.095.721.600 121.470.286 140.449.438 Cộng 2.357.641.324 Người lập Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Sau khi ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, kế toán ghi sổ cái TK154. Bảng 35: SỔ CÁI (Số 11) TK154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Tháng 10 năm 2007 Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Số tiền SH NT Nợ Có 55 30/10 K/c chi phí NVLTT K/c chi phí NCTT K/c chi phí SXC 621 622 627 2.095.721.600 121.470.286 140.449.438 Cộng 2.357.641.324 Việc mở TK154 theo dõi tập hợp chi phí sản xuất được kết toán ghi ở sổ chi phí sản xuất cả từng sản phẩm, từng phân xưởng. Với số liệu đã tập hợp được ở phân xưởng in OFSET cho sản phẩm “Văn 4”, kế toán ghi sổ chi phí sản xuất cho sản phẩm “văn 4” – TK154. Bảng 36: SỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT Tháng 10 năm 2007 Phân xưởng: In OFSET Sản phẩm: Văn 4 TK 627 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Đơn v ị: đồng NT GS Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Số tiền Số NT Nợ Có 30/10 55 30/10 Chi phí NVL Chi phí nhân công Chí phí SXC 621 622 627 170.000.000 41.665.470 49.458.065,6 Cộng 261.123.535,6 Người ghi sổ Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 2.5.2 Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang. Xí nghiệp in Thái Bình là đơn vị sản xuất theo đơn đặt hàng. Những đơn đặt hàng đến kỳ hạch toán mà chưa hoàn thành thì những chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đã xuất dùng để sản xuất theo đơn đặt hàng đó được coi là sản phẩm dở dang trong kỳ. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang của Xí nghiệp đang áp dụng là phương pháp xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ theo nguyên vật liệu trực tiếp xuất dùng cho sản phẩm. Theo đó trong giá trị sản phẩm dở dang chỉ bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp mà không tính đến các chi phí khác. Theo đơn đặt hàng số 361 với công ty bánh kẹo Hà Thành tới hết tháng 10 năm 2007 vẫn đang sản xuất, chưa hoàn thành. Hợp đồng số 357 sản xuất sách giáo khoa “văn 4” cho Nhà xuất bản giáo dục đã hoàn thành. Kế toán xác định lại phân xưởng in OFSET giá trị sản phẩm làm dở dang cuối kỳ tháng 10 là toàn bộ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp xuất dùng cho sản phẩm nhãn bánh kẹo của hợp đồng 361. Như vậy, chi phí sản xuất dở dang ( giá trị sản phẩm dở dang) cuối kỳ tháng 10 năm 2007 ở phân xưởng in OFSET là 150.000.000đ (kế toán đã xác định khi tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong kỳ). Ở các phân xưởng khác, cũng xác định giá trị sản phẩm dở dang như vậy. Trên cơ sở đó, kế toán lập bảng tổng hợp trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ chung cho toàn Xí nghiệp, có chi tiết đối với từng phân xưởng, từng đơn đặt hàng. Đối với những đơn đặt hàng đã hoàn thành trong kỳ, kế toán tiến hành kết chuyển toàn bộ chi phí sản xuất trong kỳ vào TK632 – giá vốn hàng bán. Khi đơn đặt hàng hoàn thành, phòng kế hoạch sản xuất vật tư có chứng từ xác nhận sản phẩm hoàn thành, kế toán kết chuyển trị giá chi phí sản xuất thành giá vốn hàng bán. Với số liệu trong tháng 10 năm 2007, kế toán đã tập hợp được: Tổng cộng chi phí sản xuất trong kỳ 2.357.641.324 Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ 5.208.577.940 Trị giá vốn hàng bán 3.301.336.704 Trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ được tính theo công thức: Chi phí SXKD dở dang cuối kỳ = Chi phí SXKD đầu kỳ + Chi phí SXKD phát sinh trong kỳ _ Giá vốn hàng bán Vậy cuối tháng 10 năm 2007 có số liệu: Chi phí SXKD dở dang cuối kỳ = 5.208.577.940 + 2.357.641.324 _ 3.301.336.704 = 4.264.882.560 Trị giá sảm phẩm dở dang cuối kỳ tháng 10 năm 2007 được thể hiện dư nợ TK154. Kế toán lập chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ cái TK154 và TK632. Trình tự như sau: Bảng 37: Đơn vị: Xí nghiệp in Thái Bình Số: 58 CHỨNG TỪ GHI SỔ Ngày 30 tháng 10 năm 2007 Chứng từ Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền (đồng) SH NT Nợ Có K/c trị giá vốn hàng bán 632 154 3.301.336.704 (Kèm theo 08 chứng từ gốc). Người lập Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Sau khi ghi sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, kế toán ghi vào sổ cái TK154 và sổ cái TK632. Bảng 38: SỔ CÁI (Số 12) TK154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ Tháng 10 năm 2007 Dư đầu kỳ: 5.208.577.940 Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Số tiền SH NT Nợ Có 55 31/10 Dư đầu kỳ K/c chi phí NVL K/c chi phí NCTT K/c chi phí SXC K/c giá vốn HB 621 622 627 632 5.208.577.940 2.095.721.600 121.470.286 140.449.438 3.301.336.704 Cộng 2.357.641.324 3.301.336.704 Dư cuối kỳ 4.264.882.560 Để theo dõi chặt chẽ chi phí sản xuất trong kỳ, bộ phân chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ, bộ phận chi phí đã kết chuyển vào giá của sản phẩm, kế toán đã mở sổ chi phí sản xuất cho các phân xưởng và các đơn đặt hàng cụ thể. Ở phân xưởng in OFSET, sản phẩm dở dang trị giá 150.000.000đ thuộc về hợp đồng số 357 - sản xuất tem nhãn sản phẩm. Ở hợp đồng số 361– “văn 4” đã hoàn thành, kế toán ghi sổ chi phí sản xuất cho phân xưởng in OFSET - sản phẩm “văn 4” như sau: Bảng 39: SỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT Tháng 10 năm 2007 Phân xưởng: In OFSET Sản phẩm: Văn 4 TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Đơn v ị: đồng NT GS Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Số tiền Số NT Nợ Có 30/10 56 30/10 Chi phí NVL Chi phí NC Chí phí SXC K/c giá vốn HB 621 622 627 632 170.000.000 41.665.470 49.458.065.6 261.123.535,6 Cộng 261.123.535,6 261.123.535,6 Người ghi sổ Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Từ sổ chi phí sản xuất ở các phân xưởng và các sản phẩm, Xí nghiệp lập sổ chi phí sản xuất chung cho toàn bộ Xí nghiệp ở khâu sản xuất theo các khoản mục chi phí đã tập hợp được trên TK 154. Số liệu này cũng là số liệu trên sổ cái TK154. Sổ chi phí sản xuất toàn Xí nghiệp như sau: Bảng 40: SỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Tháng 10 năm 2007 Đơn vị tính: đồng Stt NT GS Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Số tiền Số NT 30/10 31/10 31/10 31/10 Chi phí NVLTT Chi phí NCTT Chi phí SXC 621 622 627 2.095.721.600 121.470.286 140.449.438 Cộng 2.357.641.324 Ngày 31 tháng 10 năm 2007 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Trên cơ sở chi phí sản xuất các tháng, cuối quý, kế toán tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố để làm cơ sở lập báo cáo tài chính, cung cấp thông tin theo yêu cầu quản tri doanh ngiệp, đồng thời làm cơ cở để lập dự án vay vốn ngân hàng. 2.6. Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp in Thái Bình. 2.6.1. Đối tượng tính giá thành Xí ngiệp in Thái Bình là đơn vị sản xuất theo đơn đặt hàng. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng phân xưởng, từng bộ phận và từng đơn đặt hàng được sản xuất ở các phân xưởng đó. Chu kỳ sản xuất của các đơn đặt hàng thường dài ngày, khi nào đơn đặt hàng được sản xuất xong thì lúc đó mới tính giá thành. Nếu chưa sản xuất xong thì toàn bộ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đã tập hợp theo các đơn đặt hàng đó đều là chi phí sản xuất dở dang. Nghĩa là Xí nghiệp xác định đối tượng tính giá thành là sản phẩm của từng đơn đặt hàng. 2.6.2. Phương pháp tính giá thành. Do đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành như đã nêu trên, cho nên iệc tính giá thành sản phẩm ở Xí nghiệp chỉ tiến hành khi đơn đặt hàng hoàn thành. Đối với những đơn đặt hàng đã hoàn thành thì tổng chi phí đã tập hợp theo đơn đặt hàng đó chính là tổng giá thành sản phẩm của đơn hàng và giá thành đơn vị được tính bằng công thức: Tổng giá thành sản phẩm Giá thành đơn vị sản phẩm = Số lượng sp trong đơn đặt hàng (Đơn vị sản phẩm ở Xí nghiệp được xác định là trang in tiêu chuẩn). Xí nghiệp áp dụng cả phương pháp tính giá thành trực tiếp (đối với các sản phẩm đơn giản) và phương pháp tính giá thành phân bước (đối với các sản phẩm phức tạp). Kế toán đã mở cho mỗi đơn đặt hàng một bảng tính giá thành. Căn cứ vào sổ chi phí sản xuất theo từng phân xưởng cho mỗi đơn đặt hàng ( sản phẩm), kế toán ghi vào bảng tính giá thành theo đơn đặt hàng đó. Khi có các chứng từ xác nhận đơn đặt hàng đã hoàn thành, kế toán cộng toàn bộ chi phí sản xuất đã tập hợp ở bảng tính giá thành để xác định giá thành của sản phẩm thuộc đơn đặt hàng đó. Khi có các chứng từ xác nhận đơn đặt hàng đã hoàn thành, kế toán cộng toàn bộ chi phí sản xuất đã tập hợp ở bảng tính giá thành để xác định giá thành của sản phẩm thuộc đơn đặt hàng đó. Việc áp dụng linh hoạt các phương pháp tính giá thành như vậy đã giúp cho công tác tính toán nhanh chóng và phù hợp với đối tượng tính giá thành đã xác định. Căn cứ chính để tính giá thành sản phẩm ở Xí nghiệp là sổ chi phí sản xuất cụ thể là TK154 – chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, cho từng đơn đặt hàng ở từng phân xưởng. Trong phần trước đã nêu toàn bộ quá trình, trình tự tập hợp chi phí sản xuất của phân xưởng in OFSET, cho đơn đặt hàng số 357 của NXB giáo dục - sản phẩm “văn 4”. Cuối kỳ hạch toán, đơn hàng này đã hoàn thành, kế toán tính giá thàn 1 trang in sách giáo khoa “văn 4” theo trình tự sau: Từ sổ chi phí sản xuất – TK154 - sản phẩm “văn 4” của phân xưởng in OFSET, kế toán lập bảng tính giá thành sau: Bảng 41: BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH Phân xưởng: In OFSET Đơn đặt hàng: Số 357 Khách hàng: NXB GD Sản phẩm: Văn lớp 4 Số trang in đã hoàn thành: 12.260.000 trang Ngày bắt đầu sản xuất: 12/6/2007 Ngày hoàn thành: 30/6/2007 Đơn vị tính: đồng Nguyên vật liệu Tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ công nhân sản xuất Chi phí sản xuất chung Tổng cộng Chi phí SXKD dở dang Chi phí sản xuất phát sinh 170.000.000 41.665.470 49.458.065,6 261.150.535,6 Sản phẩm dở dang cuối kỳ Tổng giá thành sản phẩm 170.000.000 41.665.470 49.458.065,6 261.150.535,6 Giá thành đơn vị sản phẩm 13.87 3.39 4.03 21,29 Nói tóm lại: Do công tác tập hợp chi phí sản xuất ở Xí nghiệp in Thái Bình được tiến hành khá cẩn thận, chặt chẽ nên có số liệu tổng hợp dầy đủ, tương đối chính xác, làm cho giá thành được tính đúng và đầy đủ, tạo điều kiện cung cấp các thông tin cần thiết cho lãnh đạo Xí nghiệp ra các quyết định quản lý và điều hành sản xuất có hiệu quả. PHẦN III HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP IN THÁI BÌNH. I.Đánh giá khái quát tình hình hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp in Thái Bình. Cùng với sự phát triển của Xí nghiệp, hệ thống quản lý nói chung và công tác kế toán nói riêng, trong đó đặc biệt là kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đã không ngừng được hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu của sản xuất kinh doanh. Để đứng vững trong cạnh tranh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm sản xuất ra, bên cạnh các chiến lược, biện pháp về marketting, Xí nghiệp rất chú trọng đến vấn đề quản lý chi phí sản xuất, phấn đấu hạ giá thành sản phẩm. Vấn đề này được xác định là trọng tâm trong công tác quản lý kinh tế ở Xí nghiệp. Qua một thời gian ngắn thực tế tại Xí nghiệp, bản thân em nhận thấy công tác kế toán nói chung và kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng đã đáp ứng khá tốt những yếu cầu mà Xí nghiệp đặt ra trong nhiệm vụ tổ chức quản lý sản xuất và ra các quyết định điều hành sản xuất đúng đắn, kịp thời. Song em xin nêu một số điểm sau: 1.1. Ưu điểm Nhìn chung công tác kế toán ở Xí nghệp được tổ chức chặt chẽ, hợp lý bộ máy kế toán có trình độ nghiệp vụ cơ bản, công tác kế toán có nề nếp tuân thủ tốt các chế độ kế toán tài chính hiện hành, phù hợp với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp. Mỗi phần hành kế toán được tổ chức mạch lạc, công tác hạch toán chặt chẽ, các phần hành kế toán quan hệ hài hòa và thống nhất, có tác dụng tốt góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Phần hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm thường xuyên được quan tâm chu đáo, tổ chức đủ bộ sổ kế toán. Việc ghi chép đầy đủ rõ ràng, chính xác và kịp thời, xác định đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành phù hợp đã có tác dụng thiết thực trong việc quản lý và sử dụng tài sản, tiền vốn có hiệu quả. 1.2. Nhược điểm. 1.2.1. Về công tác quản lý nguyên vật liệu. Trong giá thành sản phẩm ở Xí nghiệp, chi phí nguyên vật liệu chiếm tới khoảng 80% tổng chi phí sản xuất. Do vậy công tác quản lý nguyên vật liệu, cả về số lượng, cả về giá trị là rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Khi nhập kho nguyên vật liệu, kế toán cùng với phòng kế hoạch sản xuất - vật tư cần phải kiểm nghiệm chất lượng và số lượng vật tư. Qua đó quản lý chặt chẽ giá mua nguyên vật liệu, từ đó tính toán chính xác giá trị nguyên vật liệu xất dùng cho sản xuất, đảm bảo tính chính xác khoản mục nguyên vật liệu trực tiếp cấu thành trong giá thành sản phẩm. Trên cơ sở đó tăng cường công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, thực hiện tính đúng giá thành. Công tác kiểm nghiệm vật liệu ở Xí nghiệp hiện nay còn thiếu chặt chẽ. Để quản lý chặt chẽ số lượng, chất lượng và giá trị nguyên vật liệu khi mua về, Xí nghiệp nên lập tổ kiểm nghiệm vật tư. Sau khi kiểm tra các thông số kỹ thuật của nguyên vật liệu, tiến hành lập biên bản kiểm nghiệm vật tư. 1.2.2. Vấn đề hạch toán khoản mục chi phí sản xuất. Ở Xí nghiệp, việc tập hợp phân bổ một số khoản mục chi phí còn chưa hợp lý, chưa phù hợp với chế đọ quy định. - Về kế toán tập hợp chi phí NVL trực tiếp cho sản xuất. Trong công tác kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho sản xuất, Xí nghiệp coi tất cả nguyên vật liệu chính, phụ và một số công cụ, dụng cụ nhỏ dùng vào sản xuất đều là nguyên vật liệu và đều được hạch toán từ TK152 vào TK621, điều này không đúng với quy định. Trong danh mục nguyên vật liệu của Xí nghiệp, một số loại sau đây nên được coi là công cụ, dụng cụ và cần được thể hiện ở TK153: + Danh mục số 41: bóng đền phơi. + Danh mục số 49: kim khâu. + Danh mục số 65: kim móc Các danh mục này được theo dõi trên TK153 thì khi tập hợp chi phí sản xuất - khoản mục nguuyên vật liệu trực tiếp – TK621 sẽ không có., như thế mới đúng và chính xác. Vấn đề hạch toán chi phí sản xuất chung. Chi phí sản xuât chung ở xí nghiệp chỉ bao gồm 3 loại là: chi phí nhân viên phân xưởng (TK627.1), chi phí khấu hao TSCĐ (TK627.4), chi phí dịch vụ mua ngoài (TK627.7), song do không phân biệt công cụ lao động trong danh mục nguyên vật liệu mà Xí nghiệp đã bỏ qua chi phí nguyên vật liệu dùng trong phân xưởng (TK627.2) và chi phí dụng cụ sản xuất ở phân xưởng ( TK627.3). Như vậy việc tập hợp chi phí sản xuất chung (TK627) không đầy đủ và không đúng đối tượng, dẫn tới cơ cấu chi phí sản xuất trong giá thành sản phẩm thiếu chính xác, thông tin từ đó chưa được đầy đủ và xác thực. Vì vậy làm ảnh hưởng tới sự chính xác của giá thành sản phẩm. Vấn đề về TSCĐ. Như ta thấy cách tính và phân bổ khấu hao TSCĐ dùng cho sản xuất ở Xí nghiệp hiện nay là tính gộp khấu hao phải trích cho tổng số TSCĐ của các phân xưởng, sau đó phân bổ đều cho từng phân xưởng theo tỉ lệ tiền lương của công nhân sản xuất.Cách tính này không đảm bảo tính chính xác và chưa hợp lý. Xí nghiệp nên tính khấu hao phải trích trực tiếp cho từng phân xưởng sản xuất. Phân xưởng nào dùng loại thiết bị gì thì tính mức khấu hao cho phân xưởng đó theo trang thiết bị được sử dụng. Như thế khi hạch toán giá thành sản xuất ra sản phẩm ở từng phân xưởng mới đảm bảo chính xác, công bằng, tạo điều kiện để tăng cường công tác quản lý thiết bị máy móc dùng cho sản xuất cả về số lượng, chất lượng cũng như giá trị thiết bị. Chi phí nhân viên phân xưởng: Hiện nay Xí nghiệp tập hợp rồi phân bổ như vậy thì không nên mà nên tính trực tiếp cho từng phân xưởng. Khi tính trực tiếp chi phí nhân viên cho từng phân xưởng sản xuất, Xí nghiệp sẽ tính chính xác và có thông tin chính xác về vấn đề sử dụng lao động gián tiếp và hiệu quả quản lý cụ thể của đội ngũ này ở từng phân xưởng. Trên cơ sở đó có những biện pháp tổ chức sản xuất cụ thể, hợp lý cho từng phân xưởng đảm bảo hạ thấp chi phí quản lý sản xuất trong giá thành sản phẩm ở ngay từ nơi phát sinh ra chi phí đó. Nếu làm như vậy, chi phí sản xuất chung cần phân bổ cho từng phân xưởng lúc này chỉ còn lại khoản mục dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền mà thôi. Khi đó việc phân bổ chi phí này trở thành đơn giản, nhanh chóng, thông tin về giá thành sẽ đến sớm hơn đối với nhà quản trị doanh nghiệp mà mức độ chính xác thì sẽ cao hơn cách làm hiện nay của Xí nghiệp, giá thành đối với từng loại sản phẩm sẽ có sự thay đổi chính xác hơn. 1.2.3. Vấn đề tính giá thành sản phẩm ở Xí nghiệp. Xí nghiệp in Thái Bình hiện nay đang áp dụng hình thức tính giá thành sản phẩm theo đơn đặt hàng, như vậy là rất phù hợp. Song để nâng cao hiệu quả quản lý giá thành sản phẩm của từng phân xưởng cũng như của toàn Xí nghiệp. Ở phòng kế toán Xí nghiệp nên lập sổ theo dõi tổng hợp giá thành sản xuất của từng đơn đặt hàng. Căn cứ để ghi sổ này là các bảng tính giá thành của từng phân xưởng theo đơn đặt hàng. Căn cứ để ghi sổ này là các bảng tính giá thành của từng phân xưởng theo đơn đặt hàng đã lập theo khoản mục chi phí. II. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp in Thái Bình. Thời gian thực tập ở Xí nghiệp còn ít, kiến thức còn hạn chế. Nhưng em cũng xin mạnh dạn có một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm ở Xí nghiệp in Thái Bình như sau. 2.1.Yêu cầu hoàn thiện. Công tác kế toán nói chung và công tác tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành nói riêng vẫn còn những khiếm khuyết, chưa hợp lý, chưa chính xác. Khắc phục được những khiếm khuyết đó chính là biện pháp thiết thực nhằm hoàn thiện công tác kế toán nói chung, công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm nói riêng ở Xí nghiệp trong thời gian tới. 2.2.Phương hướng và giải pháp hoàn thiện. Việc quản lý chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm là khâu trọng yếu trong công tác kế toán ở đơn vị sản xuất như Xí nghiệp in Thái Bình. Những thông tin kinh tế do kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành đem lại là cơ sở để các nhà quản trị doanh nghiệp ra quyết định kịp thời, chính xác nhằm giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Xí nghiệp in Thái Bình là đơn vị sản xuất theo đơn đặt hàng, giá bán sản phẩm đã được thỏa thuận từ khi ký kết hợp đồng sản xuất với khách hàng. Các hợp đồng sản xuất khi thực hiện có thời gian dài, ngắn khác nhau, kết quả sản xuất kinh doanh của từng đơn đặt hàng ảnh hưởng trực tiếp và quyết định tới kết quả SXKD của Xí nghiệp. Vào cuối kỳ hạch toán Xí nghiệp mới xác định KQKD toàn Xí nghiệp. Làm như thế không nắm bắt được kết quả sản xuất nội bộ trong từng phân xưởng, từng đơn đặt hàng, dẫn đến tình trạng xác định nguyên nhân lỗ, lãi chưa chính xác. Do đó các quyết định quản lý điều hành sản xuất chưa sát với thực tế, hiệu quả quản lý kinh tế chưa cao. Theo em Xí nghiệp cần tăng cường công tác hạch toán sản xuất kinh doanh nội bộ, xác định kết quả lãi, lỗ của từng đơn đặt hàng ngay khi đơn đặt hàng hoàn thành. Để theo dõi cụ thể chi tiết toàn bộ quá trình sản xuất của 1 loại sản phẩm, kế toán Xí nghiệp nên lập cho mỗi đơn đặt hàng 1 phiếu chi phí công việc. Phiếu này được lập khi phòng kế toán nhận được thông báo và lệnh sản xuất đã được phát ra cho công việc sản xuất đó. Tất cả các phiếu chi phí công việc được lưu giữ lại khi sản phẩm đang trong quá trình sản xuất, chúng có tác dụng như là một báo cáo sản phẩm, tập hợp tất cả các chi phí sản xuất đã phát sinh trong khâu sản xuất. Các thông tin kinh tế trên phiếu chi phí công việc bao gồm tổng chi phí sản xuất, chi phí đơn vị sản phẩm, giá vốn hàng bán, giá bán, lãi gộp. Các nhà quản lý Xí nghiệp căn cứ vào phiếu chi phí công việc này để nắm bắt những thông tin kịp thời, chính xác về vấn đề sử dụng các yếu tố chi phí trong quá trình sản xuất ra sản phẩm, và hiệu quả của việc sử dụng đó. Qua đó sẽ có những quyết định phù hợp trong điều hành, quản lý sản xuất để phấn đấu giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, làm cho chi phí sản phẩm có một cơ cấu hợp lý trong giá thành. Với từng phân xưởng, từng đơn đặt hàng đã hoàn thành sẽ đánh giá được kết quả sản xuất của tập thể phân xưởng đối với mỗi đơn hàng, làm cho công tác hạch toán kinh doanh nội bộ có cơ sở và điều kiện thuận lợi để có hiệu quả cao, làm cơ sở cho việc hạch toán kết quả SXKD toàn Xí nghiệp chính xác và thuận lợi hơn nhiều. Nếu Xí nghiệp áp dụng hình thức quản lý chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm bằng các phiếu chi phí công việc nêu trên, chắc chắn hiệu quả quản lý kinh tế ở Xí nghiệp sẽ tốt hơn, phạm vi quản lý được mở rộng và sâu sát hơn. Như vậy công tác kế toán mới làm tốt chức năng cung cấp thông tin kinh tế theo yêu cầu quản lý sản xuất ở Xí nghiệp. Tóm lại với hi vọng vài ý kiến nhỏ trên đây có thể đóng góp một phần bé nhỏ để hoàn thiện nữa công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng và toàn bộ công tác kế toán ở Xí nghiệp in Thái Bình nói chung, đảm bảo vai trò, chức năng của công tác kế toán được phát huy đầy đủ và có hiệu quả nhất. KẾT LUẬN. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có vai trò then chốt chủ yếu – đó là một trong những khâu quan trọng trong việc quyết định về sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Không ngừng hoàn thiện công tác kế toán nói chung, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành nói riêng luôn phải được coi trọng và là một vấn đề tất yếu của công tác quản lý kinh tế. Để cho kế toán phát huy đầy đủ vai trò của mình thông qua việc phản ảnh và giám đốc một cách chặt chẽ, toàn diện tài sản, tiền vốn của doanh nghiệp ở mọi khâu của quá trình sản xuất, nhằm cung cấp các thông tin chính xác, kịp thời cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động SXKD. Qua thực tế, công tác kế toán nói chung ở Xí nghiệp in Thái Bình hiện đã thực hiện tốt công tác kế toán tài chính quy định. Nhờ vậy công tác quản lý CPSX và tính giá thành sản phẩm phát huy tốt chức năng của mình, góp phần lớn công sức vào việc cung cấp các thông tin kinh tế và tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Tuy nhiên không thể không có những vấn đề chưa hợp lý, cần phải tiếp tục hoàn thiện. Những ý kiến đóng góp trong chuyên đề này không ngoài mục đích góp phần hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Xí nghiệp trong thời gian tới, để công tác kế toán ở Xí nghhiệp thực sự trở thành nhân tố không thể thiếu được trong hoạt động sản xuất kinh doanh và sự tăng trưởng của Xí nghiệp trong tương lai. Vì thời gian thực tập ngắn, trình độ còn hạn chế nên chuyên đề của em không tránh khỏi những sai sót. Em mong được sự đóng góp của thầy giáo Phạm Thành Long và các thầy cô giáo trong khoa kế toán trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân để chuyên đề này được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cám ơn thầy giáo Phạm Thành Long cùng tất cả các cô chú cán bộ phòng kế toán Xí nghiệp in Thái Bình đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành bản chuyên đề này./. ************************

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6587.doc
Tài liệu liên quan