Căn cứ vào mục đích và công dụng của chi phí trong sản xuất, Công ty chia ra các khoản mục chi phí khác nhau, mỗi khoản mục bao gồm các chi phí có cùng mục đích và công dụng, không phân biệt chi phí đó có nội dung kinh tế như thế nào. Theo cách này toàn bộ chi phí được chia thành:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp :
+ Giá trị vật liệu xây dựng
+ Giá trị vật liệu kết cấu
+ Giá trị các loại thiết bị gắn liền với vật kiến trúc.
60 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1040 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán chi phi sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kho đối chiếu số vật tư xuất tồn.
Cuối tháng căn cứ vào các chứng từ nhập xuất trong tháng kế toán XNXL tổng hợp số liệu về nhập, xuất, tồn kho cho từng loại vật liệu của từng công trình, hạng mục công trình trong tháng.
Trên cơ sở đó, lập bảng tổng hợp nhập xuất tồn vật tư trong tháng (xin xem biểu 05). Trong đó trị giá của NVL tồn kho cuối tháng được xác định như sau:
Trị giá NVL tồn kho cuối tháng
=
Trị giá NVL tồn kho đầu tháng
+
Trị giá NVL mua vào trong tháng
-
Trị giá NVL xuất dùng trong tháng
Đối với các loại vật liệu được phép hao hụt như vôi tôi, cát, sỏi thì:
Trị giá của NVL tồn kho cuối tháng
=
Trị giá NVL tồn kho đầu tháng
+
Trị giá NVL mua vào trong tháng
-
Trị giá NVL xuất dùng trong tháng
-
Hao hụt theo định mức
Cuối tháng, kế toán XNXL sẽ gửi bảng tổng hợp xuất nhập kho NVL và báo cáo nhập xuất tồn vật tư về phòng tài vụ Công ty.
Tại phòng tài vụ Công ty, căn cứ vào các phiếu xuất kho kế toán vật liệu sẽ tiến hành tập hợp và phân bổ chi phí NVL trực tiếp cho từng công trình, hạng mục công trình được phản ánh trên bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ (xin xem biểu 06).
2.2. Kế toán chi tiết chi phí nhân công trực tiếp:
Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp tại Công ty TNHH Bê tông Thăng Long - Mê Kông bao gồm:
- Chi phí tiền lương và các khoản trích tiền lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) của công nhân trực tiếp sản xuất.
- Tiền lương và số trích BHXH, BHYT, KPCĐ trên tiền lương cơ bản của bộ phận gián tiếp sản xuất và cán bộ gián tiếp quản lý.
Ngoài ra còn bao gồm các khoản khác như phụ cấp công trường của công nhân trực tiếp sản xuất, phụ cấp trách nhiệm, các khoản trợ cấp BHXH như trợ cấp ốm đau, thai sản...
2.2.1. Tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất, lương của bộ phận quản lý, bộ phận gián tiếp sản xuất:
* Tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất
Hiện nay, Công ty áp dụng hình thức hợp đồng thời hạn (công nhân trong danh sách), hợp đồng ngắn hạn theo thời vụ (công nhân ngoài danh sách) đối với lao động trực tiếp.
Biểu 04, biểu 05, biểu 06 (trang sau)
Công ty áp dụng hình thức trả lương khoán sản phẩm kết hợp với xếp loại chất lượng lao động và trả lương thời gian cho công nhân thực hiện các việc như đào hố tôi vôi, dọn mặt bằng, sàng rửa sỏi đá...
Như vậy, tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất tại Công ty bao gồm:
+ Tiền lương trả theo sản phẩm.
+ Tiền lương theo thời gian.
+ Các khoản phụ cấp.
+ Trợ cấp BHXH trích sử dụng cho công nhân sản xuất ốm đau, thai sản... Dựa vào khối lượng công việc được Công ty giao khoán cho từng XNXL, XNXL sẽ giao khoán lại cho các tổ. Tổ trưởng sản xuất đôn đốc lao động thực hiện thi công phần việc được giao, đảm bảo đúng tiến độ và yêu cầu kỹ thuật, đồng thời theo dõi tình hình lao động của từng công nhân trong tổ làm căn cứ cho việc thanh toán tiền công sau này.
Cụ thể: Hàng tháng tổ trưởng sản xuất có nhiệm vụ theo dõi thời gian sản xuất, chấm công cho từng công nhân trong ngày ghi vào các ngày tương ứng với các cột (từ cột 1 đến cột 31) theo các ký tự quy định ở bảng chấm công. Tổ trưởng sản xuất còn theo dõi thời gian của từng công nhân phục vụ thi công cho công trình, hạng mục công trình cụ thể trong tháng ghi vào nhật ký làm việc.
Cuối tháng, Phó giám đốc phụ trách thi công, Giám đốc XNXL cùng phòng kế hoạch kỹ thuật và kỹ thuật viên công trình tiến hành nghiệm thu khối lượng xây lắp làm được trong tháng sau khi xem xét tài liệu, bản vẽ, hồ sơ và kiểm tra xác minh tại công trường. Trên cơ sở đó, XNXL lập bảng sản lượng cho từng tháng có chi tiết từng công việc đã thực hiện theo 3 yếu tố là chi phí NVL, chi phí nhân công, chi phí máy xây dựng.
Trong tháng 9/2004 Phó giám đốc Công ty, Giám đốc XNXL 3 cùng kỹ thuật viên của XNXL 3 và phòng kế hoạch kỹ thuật tiến hành nghiệm thu khối lượng xây lắp thực hiện tại công trình Nhà B Vĩnh Tuy từ đó lập bảng sản lượng tháng 9/2004 như sau:
Trích sản lượng tháng 9 năm 2004
Công trình: Nhà B Vĩnh Tuy
Đơn vị thi công: Xí nghiệp xây lắp 3
Tên công việc
ĐV
Khối lượng
Đơn
giá
Thành tiền
Đơn
giá
Thành tiền
Đơn
giá
Thành
tiền
...
Xây tường 110
Vữa tam hợp 50
m3
3.02
281.217
849.275
26.266
79.324
2.358
7.121
Bê tông dầm
m3
7,81
440.251
3.438.360
68.281
533.375
3.982
109.200
Trát tường vữa tam hợp 50
m2
920,8
3.842
3.537.714
1.506
1.386.725
77
70.900
Trát trần
m2
124,2
4.068
505.246
3.699
459.416
113
14.035
...
Cộng
422.750.324
67.118.000
6.367.208
Căn cứ vào bảng sản lượng từng tháng của XNXL báo về phòng tổ chức hành chính. Phòng tổ chức sẽ xác định chi phí nhân công trong giá trị khối lượng xây lắp là bao nhiêu.
Ví dụ: Trong tháng 9/2004 phòng tổ chức xác định chi phí nhân công của công trình Nhà B Vĩnh Tuy là: 67.118.000 x 1,2 = 80.541.600 đồng (1,2 là hệ số tính cho chi phí nhân công do Sở Xây dựng quy định).
Tiền lương của toàn XNXL, được tính vào giá thành sản phẩm xây lắp.
Chi phí nhân công được chia ra cho từng tổ sản xuất, căn cứ vào khối lượng công việc thực hiện được trong tháng của từng tổ sản xuất. Khối lượng công việc thực hiện được của từng tổ sản xuất do cán bộ kỹ thuật theo dõi ghi vào sổ (sổ theo dõi khối lượng công việc hoàn thành).
Tại các tổ sản xuất, căn cứ vào tổng số tiền lương chia cho tổ trong tháng, số lao động trong tổ, khối lượng lao động của từng công nhân thực hiện để tiến hành bình xét lương cho từng công nhân và ghi vào bảng chia lương tháng.
Riêng đối với nhân công thuộc diện lao động theo hợp đồng thời vụ thì tiền lương chi trả cho họ được thoả thuận trước trong hợp đồng kinh tế nội bộ giữa XNXL và người lao động làm thời vụ (khi họ đã hoàn thành khối lượng công việc giao khoán đảm bảo chất lượng theo đúng yêu cầu ghi trong hợp đồng đã ký).
* Cách tính tương lai Công ty:
Lương thời gian
=
Mức lương bình quân một ngày
x
Số ngày hưởng lương thời gian
Lương sản phẩm
=
Mức lương bình quân một sản phẩm
x
Số sản phẩm được hoàn thành
Mức lương bình quân một ngày của mỗi công nhân ở mỗi tổ sản xuất có sự khác biệt phụ thuộc vào khối lượng, mức độ công việc của người công nhân thực hiện.
Ngoài ra còn có các khoản phụ cấp khác như: nghỉ phép, đi học (hưởng 100% lương cơ bản).
Được xác định
=
Số ngày công ngừng vắng
x
Mức lương cơ bản bình quân một ngày
Trong đó:
Công ty tiến hành trích BHXH cho CNV như trợ cấp ốm đau, thai sản... vào chi phí nhân công trực tiếp mà không trích trợ cấp BHXH từ quỹ BHXH của Công ty. Đây là điều bất hợp lý.
Cuối tháng căn cứ vào bảng chấm công, bảng chia lương, nhật ký làm việc do các tổ sản xuất gửi lên cùng hợp đồng kinh tế nội bộ, kế toán các xí nghiệp sẽ tính tiền lương cho công nhân trực tiếp sản xuất biểu hiện trên bảng thanh toán cho từng tổ sản xuất, bảng thanh toán tiền lương cho toàn xí nghiệp (xin xem bảng 07).
* Tiền lương của bộ phận gián tiếp quản lý, bộ phận gián tiếp sản xuất. Công ty tiến hành hạch toán cả tiền lương của bộ phận gián tiếp sản xuất, cán bộ gián tiếp quản lý sản xuất vào chi phí nhân công trực tiếp.
Tiền lương của bộ phận gián tiếp sản xuất và cán bộ gián tiếp quản lý không được trích quá 12% tổng quỹ lương tháng của XNXL.
Tại bộ phận gián tiếp sản xuất và cán bộ gián tiếp quản lý cũng tiến hành theo dõi thời gian làm việc trên nhật ký làm việc và bảng chấm công.
Cuối tháng, bộ phận kế toán dựa vào ngày công làm việc, hệ số lương cơ bản và phụ cấp trách nhiệm để tính lương.
Bảng lương và phụ cấp chức vụ
Chức vụ
Hệ số
Mức lương
Hệ số
Mức lương
Giám đốc XN xây lắp
3,28
47,3
0,30
43.200
Phó Giám đốc XN xây lắp
3,04
437,8
0,20
28.800
Kế toán viên
2,98
390
Kỹ thuật viên
2,98
390
...
Thủ kho
1,78
256,3
Bảo vệ
1,4
201,6
Trong tổng quỹ lương của bộ phận gián tiếp sản xuất và cán bộ gián tiếp quản lý, sau khi trả cho cán bộ công nhân viên số lương cơ bản và phụ cấp chức vụ, số lương còn lại sẽ chia cho tổng hệ số (mức lương theo năng suất lao động) của tất cả CNV của 2 bộ phận lấy một mức lương trung bình. Tuỳ theo hệ số năng suất của từng người mà tính mức lương được hưởng bằng cách:
Lấy mức lương trung bình tính được x Hệ số năng suất của mỗi người.
Công ty quy định hệ năng suất của từng người như sau:
Giám đốc XNXL: 1,6
Phó giám đốc XNXL: 1,4
Kế toán viên: 1,2
Kỹ thuật viên: 1,2
...
Thủ kho: 0,8
Bảo vệ: 0,6
Cuối tháng, căn cứ vào bảng thanh toán lương, kế toán XNXL sẽ lập bảng phân bổ lương (xin xem biểu 08) và bảng thanh toán lương, bảng phân bổ lương kèm theo bảng chấm công, bảng sản lượng tháng 9/2004 lên phòng hành chính kiểm tra, xét duyệt, sau đó chúng được chuyển sang phòng tài vụ Công ty.
Tại phòng tài vụ Công ty, kế toán hạch toán chi phí tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất, cán bộ quản lý và bộ phận gián tiếp sản xuất, trợ cấp BHXH vào TK 622 (chi phí nhân công trực tiếp).
Biểu 08 (trang sau)
2.2.2. Trích BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất, gián tiếp sản xuất và cán bộ gián tiếp quản lý:
Đối với lao động ngoài danh sách (hợp đồng thời vụ) khi có công trình Công ty thuê lao động tự do thì các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ Công ty đều không tiến hành trích mà tính toán hợp lý trong đơn giá nhân công trả trực tiếp cho người lao động.
Đối với lao động trong danh sách, hàng ngày phòng tài vụ Công ty dựa vào bảng phân bổ lương do XNXL nộp lên để tiến hành trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính vào chi phí nhân công trực tiếp chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình.
Tỷ lệ trích BHXH, BHYT, KPCĐ ở Công ty là 25% trong đó 6% khấu trừ vào lương của CNV, 19% tính vào giá thành sản phẩm xây lắp.
Cụ thể:
15% BHXH, 2% BHYT, 2% KPCĐ tính trên lương cơ bản.
Chẳng hạn, cuối tháng căn cứ vào bảng phân bổ lương do XNXL 3 gửi lên, kế toán tiền lương trích BHXH, BHYT, KPCĐ cho công trình Nhà B Vĩnh Tuy tháng 9/2004 như sau:
Trích KPCĐ: 12.373.980 x 2% = 247.480
Trích BHXH: 12.373.980 x 15% = 1.856.097
Trích BHYT: 12.373.980 x 2% = 247.480
2.351.257
Các khoản này sẽ được phản ánh vào bảng phân bổ BHXH, BHYT, KPCĐ (xin xem biểu 09) và được hạch toán vào TK 622 (chi phí nhân công trực tiếp).
Biểu 08: Bảng phân bổ lương
Công ty TNHH Bê tông Thăng Long - Mê Kông
Tháng 9/2000
Đơn vị: Xí nghiệp xây lắp
Công trình
Lương
Bổ sung
Tổng cộng
Lương cơ bản
Nhà B Vĩnh Tuy
80.541.600
0
80.541.600
12.373.980
Hoá chất mỏ
1.800.000
0
1.800.000
0
Cộng
82.341.600
0
82.541.600
12373.980
Căn cứ vào bảng phân bổ lương và bảng phân bổ BHXH, BHYT, KPCĐ cho công trình Nhà B Vĩnh Tuy, kế toán ghi sổ Nhật ký chung (biểu 01) sau đó ghi chuyển số liệu vào sổ cái TK 334, TK 335, TK 622 (xin xem biểu 10) theo định khoản:
1. Nợ TK 622: 80.541.600
Có TK 334: 80.541.600
2. Nợ TK 622: 2.351.057
Có TK 338: 2.351.057
338.2: 247.480
338.3: 1.856.097
338.4: 247.480
Đồng thời với việc ghi sổ nhật ký chung, số liệu này cũng được phản ánh vào sổ chi tiết (chi phí nhân công) công trình Nhà B Vĩnh Tuy (xin xem biểu 11) theo định khoản trên.
Đối với các công trình, hạng mục công trình khác, việc hạch toán chi phí nhân công cũng được tiến hành như vậy.
Biểu 9: Bảng phân bổ BHXH, BHYT, KPCĐ
Tháng 9 năm 2004
Đối tượng sử dụng
TK
KPCĐ
2%
BHXH
15%
BHYT
2%
Tổng
cộng 19%
Lương
cơ bản
...
35 Ngô Quyền
622
49.200
69.000
49.200
467.400
2.460.00
Thiết bị đo điện 3
622
85.580
641.850
85.580
813.010
4.279.000
Nhà B Vĩnh Tuy
622
247.480
1.856.097
247.480
2.351.057
12.373.980
PX kem Thuỷ Tạ
622
19.987
149.904
19.987
189.878
999.360
...
Tổng cộng
1.435..226
10.764.198
1.435.226
13.634.650
71.761.320
2.3. Kế toán chi phí sản xuất chung:
Tại Công ty TNHH Bê tông Thăng Long - Mê Kông chi phí sản xuất chung là toàn bộ chi phí khấu hao TSCĐ phục vụ cho thi công công trình, hạng mục công trình, chi phí phục vụ quản lý chung ở phạm vi XNXL như chi phí dụng cụ sản xuất, chi phí thuê máy thi công, chi phí điện nước, điện thoại, chi phí vận chuyển vật liệu...
Những chi phí này sẽ được hạch toán vào TK 627 (chi phí sản xuất chung) theo từng yếu tố cụ thể và được tập hợp trực tiếp cho từng công trình, hạng mục công trình thi công.
Biểu 10
Sổ cái
Từ ngày 01/09 đến 30/09/2004
Tên tài khoản: Chi phí Nhân công TT
Số hiệu TK: 622
Chứng từ
Diễn giải
Số hiệu
TK
đối ứng
Số phát sinh
Số
hiệu
Ngày
tháng
Nợ
Có
1
2
3
5
6
7
...
306
30/09
Phân bổ lương 9/98 CT Nhà B Vĩnh Tuy
334
80.541.6000
307
30/09
Phân bổ lương 9/98 CT Hoá chất mỏ
334
1.800.000
...
340
30/09
Trích KPCĐ CT Nhà B Vĩnh Tuy
338.2
247.480
341
30/09
Trích BHXH CT Nhà B Vĩnh Tuy
338.3
1.856.097
342
30/09
Trích BHYT CT Nhà B Vĩnh Tuy
338.4
247.480
...
357
30/09
KC chi phí nhân công TT 9/98 CôNG TY Nhà B Vĩnh Tuy
154
82.892.657
358
30/09
KC chi phí nhân công TT 9/98 CôNG TY Hoá chất mỏ
154
1.800.000
116
...
2.3.1. Chi phí dụng cụ sản xuất:
Đối với các công cụ luân chuyển có giá trị lớn như ván khuôn, cốt pha thép... kế toán phân bổ giá trị ván khuôn, cốt pha luôn một lần cho một công trình sử dụng chúng đầu tiên.
Thủ tục xuất dùng công cụ dụng cụ tương tự thủ tục xuất dùng vật liệu.
VD: Trong tháng 9/2004 công trình Nhà B Vĩnh Tuy có sử dụng một bộ cốt pha trị giá 19.563.000 đồng. Căn cứ vào phiếu xuất kho công cụ dụng cụ cho thi công công trình, kế toán tiến hành ghi sổ NKC theo định khoản sau:
Nợ TK 627.3 (chi phí dụng cụ sản xuất): 19.563.000
Có TK 153 (Công cụ dụng cụ): 19.563.000
Sau đó ghi vào sổ cái TK 153, TK 627 (xin xem biểu 13). Đồng thời với việc ghi sổ NKC, sổ chi phí công cụ dụng cụ này cũng được phản ánh vào sổ chi tiết chi phí sản xuất công trình Nhà B Vĩnh Tuy theo định khoản trên (Xin xem biểu 14).
Cuối tháng, số liệu trên cũng được thể hiện trên báo cáo tổng hợp: Nhập, Xuất, Tồn vật tư (biểu 5) và bảng phân bố nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ (biểu 6).
2.3.2. Chi phí khấu hao tài sản cố định (TSCĐ) phục vụ thi công công trình:
Trích khấu hao TSCĐ là tính vào chi phí một phần giá trị hao mòn của TSCĐ để tạo nguồn tái sản xuất cho TSCĐ đó.
Trong điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển, việc tăng cường trang bị kỹ thuật, máy móc thiết bị kỹ thuật sử dụng trong thi công xây lắp sẽ giúp Công ty giảm được phần lớn lao động trực tiếp, tăng năng suất lao động đẩy nhanh tiến độ thi công, hạ giá thành sản phẩm xây lắp và nâng cao chất lượng công trình.
Nhưng trên thực tế, ở Công ty TNHH Bê tông Thăng Long - Mê Kông số máy móc thiết bị dùng cho thi công ít, lạc hậu, công suất lại thấp trong khi đó số công trình mà Công ty thi công lại tương đối nhiều và phân bổ ở các địa điểm khác nhau.
TSCĐ trong Công ty được tính khấu hao theo phương pháp tuyến tính tức là
Trên cơ sở tỷ lệ khấu hao đã xác định và nguyên giá TSCĐ tính khấu hao, Công ty tính số khấu hao TSCĐ phải trích từng tháng vào chi phí sản xuất thi công cho các đối tượng sử dụng.
Trong tháng 9/2004 công trình Nhà B Vĩnh Tuy có sử dụng một máy đầm đất và một máy bơm RTTZ của Công ty, số tiền khấu hao tài sản này được xác định như sau:
- Máy đầm đất:
Nguyên giá 15.000.000 đồng
Tỷ lệ khấu hao quy định 14%
Số khấu hao trích trong tháng = = 175.000 đồng
- Máy bơm RTTZ
Nguyên giá: 25.714.286 đồng
Tỷ lệ khấu hao quy định 7%
Số khấu hao trích trong tháng = = 150.000 đồng
Vậy số khấu hao trích trong tháng 9/2004 tính vào chi phí sản xuất chung công trình nhà B Vĩnh Tuy là 325.000 đồng.
Số liệu này được phản ánh trong bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ (xin xem biểu 12)
Trong tháng, công trình nào sử dụng TSCĐ của Công ty thì số khấu hao TSCĐ và số tiền trích trước sửa chữa lớn TSCĐ (nếu có) sẽ được tính vào chi phí sản xuất của công trình, hạng mục công trình đó.
Căn cứ vào số tiền trích khấu hao máy thi công sử dụng ở công trình nhà B Vĩnh Tuy trong bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, kế toán tiến hành ghi sổ NKC sau đó ghi sổ cái TK 214, TK 627 (xin xem biểu 14) theo định khoản:
Nợ TK 6274 "khấu hao TSCĐ" 325.000
Có TK 214 "hao mòn TSCĐ" 325.000
Đồng thời với việc ghi sổ NKC kế toán chuyển số khấu hao TSCĐ này vào sổ chi phí sản xuất chung công trình nhà B Vĩnh Tuy theo định khoản trên (biểu 14).
2.3.3. Chi phí dịch vụ mua ngoài:
Chi phí dịch vụ mua ngoài của Công ty hiện nay bao gồm:
Chi phí thuê máy thi công, dịch vụ điện nước, điện thoại, chi phí thuê công cụ dụng cụ luân chuyển (giàn giáo...).
Do số lượng máy móc thiết bị dùng cho thi công của Công ty không đủ đáp ứng nhu cầu cần thiết, các XNXL phải đi thuê máy móc thiết bị của 1 số xí nghiệp cơ giới xây lắp khác.
Trong trường hợp này, chi phí thuê máy thi công được hạch toán vào TK 6277 "chi phí dịch vụ mua ngoài". Máy thi công thuê cho công trình nào sử dụng thì được hạch toán vào chi phí sản xuất của công trình đó.
Ví dụ: Trong tháng 9 năm 2004 công trình nhà B Vĩnh Tuy có thuê một máy vận thăng của Công ty xây dựng số 4 để phục vụ nhu cầu thi công với số tiền phải trả theo hợp đồng thuê máy là: 3.750.000 đồng (thời gian sử dụng 30 ca, đơn giá 125.000/ca máy).
Sau khi kết thúc hợp đồng và thanh toán cho bên thuê, kế toán căn cứ vào hợp đồng thuê máy và ghi vào sổ chi tiết chi phí cho công trình nhà B Vĩnh Tuy (biểu 14) theo định khoản.
Nợ TK 6277: 3.750.000
Có TK 111: 3.750.000
(Thuê máy vận thăng của Công ty xây dựng số 4)
Đồng thời số liệu này cũng được phản ánh vào sổ NKC, sổ cái TK 111, TK 627 theo định khoản trên.
Bên cạnh đó, công cụ dụng cụ luân chuyển phục vụ thi công là giàn giáo được xí nghiệp xây lắp đi thuê thường là thuê của xí nghiệp vật tư xe máy, chi phí thuê giàn giáo sử dụng cho công trình, hạng mục công trình nào sẽ được hạch toán vào chi phí sản xuất chung của công trình, hạng mục công trình đó.
Ví dụ: Trong tháng 9/2004 công trình nhà B Vĩnh Tuy thuê của xí nghiệp vật tư xe máy 2 bộ giàn giáo thép (chưa thanh toán tiền) trị giá hợp đồng thuê là: 3.000.000 kế toán ghi vào sổ NCK, sổ cái TK 331, TK 627 theo định khoản:
Nợ TK 627.7: 3.000.000
Có TK 331: 3.000.000
(Xí nghiệp vật tư xe máy 3.000.000)
Tại mỗi công trình thi công, văn phòng công ty, nhà làm việc của đội sản xuất đều lắp công tơ điện, đồng hồ đo nước.
Cuối tháng, căn cứ vào giấy báo của công trình về số điện sử dụng thực tế trên công tơ điện tại các công trình, và vào chỉ số điện sử dụng thực tế trên công tơ ở các văn phòng xí nghiệp xây lắp, kế toán xí nghiệp xây lắp tính chi phí điện năng.
Trong tháng 9/2004, công trình Nhà B Vĩnh Tuy đã sử dụng hết 2.017.000 đồng tiền điện, và tại văn phòng xí nghiệp xây lắp 3 sử dụng 128.500 đồng.
Về nước, 9/2004 khối lượng nước được sử dụng tại công trình Nhà B Vĩnh Tuy là 1.800.000 đ, văn phòng XNXL 3 sử dụng 67.200 đồng.
Điện thoại, căn cứ vào hoá đơn thuê bao điện thoại cho máy điện thoại lắp tại văn phòng XNXL 3, tiền điện thoại văn phòng XNXL 3 phải trả là: 125.000 đồng.
Vậy chi phí dịch vụ mua ngoài do văn phòng XNXL 3 sử dụng là: 327.000 đồng.
Cuối tháng, căn cứ vào các chứng từ do kế toán XNXL 3 gửi lên phòng tài vụ Công ty chi phí điện nước, điện thoại sử dụng cho công trình, hạng mục công trình sẽ được hạch toán vào chi phí sản xuất chung của công trình, hạng mục công trình đó.
Tại phòng tài vụ, kế toán tiến hành phân bổ các khoản chi phí chung như tiền điện nước, tiền điện thoại do văn phòng XNXL, nhà làm việc của tổ sản xuất sử dụng không thể hạch toán trực tiếp cho từng công trình, hạng mục công trình mà phải hạch toán theo chi phí nhân công trực tiếp.
Cụ thể: Kế toán phân bổ chi phí dịch vụ mua ngoài do văn phòng XNXL 3 sử dụng theo chi phí nhân công trực tiếp vào chi phí sản xuất chung của công trình Nhà B Vĩnh Tuy.
Trong tháng 9/2004 chi phí nhân công trực tiếp của XNXL 3:
Công trình Nhà B Vĩnh Tuy: 82.892.657 đồng
Công trình Hoá chất mỏ: 1.800.000 đồng
84.692.657 đồng
Chi phí mua ngoài văn phòng sử dụng = x 82.892.657 = 313.884 đ
Trong đó:
Chi phí tiền điện là: x 82.892.657 = 125.769 đ
Chi phí tiền điện thoại: x 82.892.657 = 122.343 đ
Chi phí tiền nước: x 82.892.657 = 65.772 đ
Vậy trong tháng 9/2004 Công trình Nhà B Vĩnh Tuy đã sử dụng dịch vụ mua ngoài là:
Tiền điện: 2.017.400 + 125.769 = 2.143.169 đ
Tiền nước: 1.800.000 + 65.772 = 1.865.772 đ
Tiền điện thoại: 122.343 đ
4.131.284 đ
Số chi phí dịch vụ mua ngoài trên được kế toán ghi vào sổ NKC, sau đó ghi vào sổ cái TK 331, TK 627 theo định khoản:
Nợ TK 617.7: 4.131.284
Có TK 331: 4.131.284
Đồng thời số liệu này cũng được ghi vào sổ chi tiết công trình Nhà B Vĩnh Tuy theo định khoản trên.
2.3.4. Chi phí bằng tiền khác:
Khoản mục chi phí này tại Công ty bao gồm các chi phí khác ngoài các chi phí nêu trên phát sinh phục vụ công trình, hạng mục công trình nào được tập hợp trực tiếp vào chi phí sản xuất chung của công trình, hạng mục công trình đó như chi phí giao dịch, chi phí tiếp khách, phô tô in ấn tài liệu...
Căn cứ vào các chứng từ về chi phí sản xuất chung như phiếu chi tiền mặt, giấy thanh toán... liên quan đến công trình Nhà B Vĩnh Tuy tháng 9/98 (do kế toán XNXL gửi về phòng tài vụ Công ty) kế toán ghi vào sổ NKC, sau đó ghi vào sổ cái TK 111, TK 141, TK 627 đồng thời số liệu này được ghi vào sổ chi tiết chi phí công trình Nhà B Vĩnh Tuy theo định khoản:
Nợ TK 627.8: 2.287.900
Có TK 111: 1.437.900
Có TK 141: 850.000
Biểu 11
Sổ cái
Từ ngày 01/09 đến 30/09/2004
Tên tài khoản: Chi phí sản xuất chung
Số hiệu TK: 627
Số
hiệu
Ngày
tháng
Diễn giải
Số hiệu
TK
đối ứng
Nợ
Có
1
2
3
5
6
7
...
22
7/09
Xuất kho cốt pha cho CT Nhà B Vĩnh Tuy
153
19.563.000
30
8/09
Chi tiếp khách cho CT Hoá chất mỏ
111
1.038.000
...
106
21/09
Thuê máy vận thăng cho CT Nhà B Vĩnh Tuy
111
3.750.000
129
24/09
Thuê giàn giáo thép cho CT Nhà B Vĩnh Tuy
331
3.000.000
134
25/09
Photo tài liệu cho CT Hoá chất mỏ
111
20.000
...
259
30/09
Khấuhao máy thi công CT Nhà B Vĩnh Tuy
214
325.000
263
30/09
Tiền điện CT Nhà B Vĩnh Tuy phải trả cho CT Điện
331
2.143.169
267
30/09
Tiền điện thoại CT Nhà B Vĩnh Tuy phải trả Bưu điện
331
122.343
278
30/09
Tiền điện nước CT Nhà B Vĩnh Tuy phải trả Cty KD nước
331
1.865.772
...
287
30/09
Chi phí nghiệm thu CT Nhà B Vĩnh Tuy
111
850.000
358
30/09
KC chi phí SX chung 9/98 CT Nhà B Vĩnh Tuy
154
36.239.000
...
...
...
IV. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở Công ty Công ty TNHH Bê tông Thăng Long - Mê Kông.
1. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và các tài khoản sử dụng.
Việc tổng hợp chi phí sản xuất được căn cứ vào các đối tượng hạch toán chi phí sản xuất. Mỗi đối tượng hạch toán chi phí được mở sổ chi tiết theo dõi riêng từng khoản mục chi phí để làm cơ sở cho việc tính giá thành sản phẩm xây lắp.
Công ty áp dụng phương pháp kế toán Kê khai thường xuyên để tổng hợp chi phí sản xuất. Toàn bộ chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung cuối tháng được kết chuyển vào bên nợ TK 154.
Từ các sổ chi tiết chi phí từng công trình, hạng mục công trình, kế toán tiến hành tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh trong tháng (xin xem biểu 15). Đồng thời cũng từ các sổ chi tiết chi phí từng công trình, hạng mục công trình kế toán tiến hành tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh trong tháng để ghi vào sổ theo dõi chi phí sản xuất từng tháng của công trình, hạng mục công trình.
1.1. Kế toán chi phí NVL trực tiếp:
Chi phí NVL trực tiếp được tập hợp bên Nợ TK 154 chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình theo từng tháng.
Cụ thể: Khi kết chuyển chi phí NVL trực tiếp cuối tháng 9/2004 công trình Nhà B Vĩnh Tuy kế toán ghi:
Nợ TK 154: 466.419.579
Có TK 621: 466.419.579
1.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp:
Chi phí nhân công trực tiếp được tập hợp vào bên nợ TK 154 chi tiết từng công trình, hạng mục công trình.
Khi kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp công trình Nhà B Vĩnh Tuy cuối tháng 9/2004 kế toán ghi:
Nợ TK 154: 82.892.657
Có TK 622: 82.892.657
1.3. Kế toán chi phí sản xuất chung:
Chi phí sản xuất chung được kết chuyển vào bên Nợ TK 154 vào cuối tháng theo định khoản:
Nợ TK 154: 36.239.000
Có TK 627: 36.239.000
Đồng thời với việc ghi sổ chi tiết chi phí sản xuất cho từng công trình, hạng mục công trình, kế toán ghi chuyển số liệu của các khoản mục được kết chuyển vào sổ NKC, sau đó ghi chuyển vào sổ cái TK 621, TK 622, TK 627 theo định khoản trên.
Biểu 13:
Trích bảng tổng hợp chi phí sản xuất
Tháng 9 năm 2004
Tên công trình
TK 621
TK 622
TK 627
Tổng cộng
...
Thiết bị đo điện 3
69.782.300
18.579.302
7.684.017
96.045.619
Nhà B Vĩnh Tuy
466.419.579
82.892.657
36.239.000
585.551.236
PX Kem Thuỷ Tạ
78.658.906
1.852.000
11.962.826
92.473/732
Hóa chất Mỏ
1.800.000
2.021.068
3.821.068
25 Láng Hạ
510.720.000
90.400.00
45.660.00
646.780.00
...
Tổng cộng
3.457.789.500
936.788.064
346.138.068
4.740.715.632
2. Tổng hợp chi phí sản xuất toàn Công ty, kiểm kê đánh giá sản phẩm xây lắp dở dang.
2.1. Tổng hợp chi phí sản xuất xây lắp ở Công ty:
*TK 154: chi phí sản xuất kinh doanh dở dang được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Các doanh nghiệp xây lắp có thể mở chi tiết theo từng đội sản xuất, từng công trường xây dựng , từng công trình hoặc hạng mục công trình.
Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng, quý đều được kế toán phản ánh vào sổ Nhật ký chung, sổ chi tiết và sổ Cái các tài khoản 621, 622, 623, 627. Cuối mỗi tháng, căn cứ theo thứ tự số liệu tổng hợp ở từng số hiệu chứng từ, kế toán lập bút toán kết chuyển từ các TK chi phí trên sang TK 154 – chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, được chi tiết theo từng khoản mục chi phí:
TK 15411: nguyên vật liệu TK 15413: máy thi công
TK 15412: nhân công TK 15414: sản xuất chung
Sơ đồ : Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp theo phương pháp kiểm kê thường xuyên
TK 621 TK 154 TK 151,152,138,...
Dư ĐK:xxx
Kết chuyển chi phí Giá trị VL nhập lại kho
NVL trực tiếp Giá trị sản phẩm hỏng
không sửa chữa được
TK 622 TK 632
Kết chuyển chi phí nhân Giá thành khối lượng xây
công trực tiếp lắp hoàn thành bàn giao
TK 627
Kết chuyển chi phí
sản xuất chung
Dư cuối kỳ: xxx
* Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Khi các chứng từ về vật liệu phát sinh, kế toán tiến hành ghii vào sổ Nhật ký chung, sổ Cái và sổ chi tiết, cuối mỗi tháng lập bút toán kết chuyể từ TK 621 sang TK 15411 theo định khoản:
Nợ TK 15411
Có TK 621
Sự kết chuyển này cũng được ghi vào sổ Nhật ký chung, sổ chi tiết và sổ Cái TK 15411. Mẫu sổ chi tiết được minh hoạ như sau:
Biểu14: Sổ chi tiết TK 15411
Quý III năm 2004
Tên tài khoản: Chi phí Sxkdd
Tên chi tiết : Chi phí vật tư Công trình Nhà B Vĩnh Tuy
Đơn vị: đồng
Chứng từ
Diễn giải
TK
đối ứng
Số tiền
SH
NT
Nợ
Có
07BK
08BK
09BK
10BK
30/07
30/08
31/09
31/09
SDĐK
KC vật tư T07/04
KC vật tư T08/04
KC vật tư T09/04
Giá thành thực tế bàn giao QIII/04
621
621
621
632
3313436 70
1 787 533 627
414 964 944
847 691 610
6 363 626 842
Cộng phát sinh
SDCK
3 050 190 172
* Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp:
Tương tự như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, cuối tháng kế toán tiến hành kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp từ TK 622 sang TK 15412-chi phí nhân công dở dang.
Biểu 15: Sổ chi tiết TK 15412
Quý III năm 2004
Tên tài khoản: Chi phí Sxkdd
Tên chi tiết : Chi phí nhân công Công trình Nhà B Vĩnh Tuy
Đơn vị: đồng
Chứng từ
Diễn giải
TK
đối ứng
Số tiền
SH
NT
Nợ
Có
24LT
34LT
64LT
82LT
30/07
30/08
31/09
31/09
SDĐK
KC tiền lương NCTT T07/04
KC tiền lương NCTT T08/04
KC tiền lương NCTT T09/04
Giá thành thực tế NCTT bàn giao
622
622
622
632
842763700
199547048
123607352
205501000
1 371 419 100
Cộng phát sinh
SDCK
528 655 400
0
* Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công:
Cuối kỳ sau khi đã kết chuyển các chi phí máy thi công sang TK 15413-chi phí máy thi công dở dang, kế toán tiến hành bóc tách chi phí ntc sử dụng trực tiếp cho công trình nào thì hạch toán cho công trình đó, còn lại sẽ phân bổ theo tiêu thức chi phí nhân công trực tiếp :
Chi phí máy thi công phân bổ cho công trình A
Tổng chi phí khấu hao MTC phân bổ cho các công trình
=
Tổng chi phí nhân công trực tiếp của các công trình
x
Chi phí nhân công trực tiếp của công trình A
Khi thực hiện bút toán kết chuyển, kế toán định khoản như sau:
+ Kết chuyển chi phí khấu hao máy thi công:
Nợ TK 15413
Có TK 6234
+ Phân bổ chi phí máy thi công cho các công trình:
Nợ TK 15413: Tên công trình được phân bổ
Có TK 15413: Chi phí khấu hao máy chung
Biểu 16: Sổ chi tiết TK 15413
Quý IV năm 2004
Tên tài khoản: Chi phí Sxkdd
Tên chi tiết : Chi phí máy thi công Công trình Nhà B Vĩnh Tuy
Đơn vị: đồng
Chứng từ
Diễn giải
TK
đối ứng
Số tiền
SH
NT
Nợ
Có
93NK
64LT
25LT
26LT
27LT
72NK
31/09
31/09
31/09
31/09
31/09
31/09
SDĐK
KC vật tư T09/04
KC Tiền lương NV xe tải
KC tiền ca xe QIII/04
KC CP KH MTC quý III/04
Phân bổ CPKHMTC QIII/04
KC CPMTC thuê ngoài T09/04
Giá thành thực tế MTC bàn giao
6232
6231
6234
6234
6234
6237
632
248 559 295
13 476 723
36 942 794
8 842 000
4 500 000
122 921 232
228 709 000
957 263 849
Cộng phát sinh
SDCK
708 704 554
0
* Kết chuyển chi phí sản xuất chung:
Do chi phí sản xuất chung ở ct liên quan đén nhiều công trình hoặc phát sinh cho toàn xí nghiệp nên được phân bổ theo tiêu thức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc chi phí nhân công trực tiếp , kế toán định khoản:
+ Kết chuyển chi phí sản xuất chung:
Nợ TK 15414
Có TK 627
+Phân bổ cho các công trình:
Nợ TK 15414: Tên công trình được phân bổ
Có TK 15414: Chi phí sản xuất chung đã phân bổ
Biểu 1.35: Sổ chi tiết TK 15414
Quý III năm 2004
Tên tài khoản: Chi phí Sxkdd
Tên chi tiết : Chi phí sản xuất chung Công trình Nhà B Vĩnh Tuy
Đơn vị: đồng
Chứng từ
Diễn giải
TK
đối ứng
Số tiền
SH
NT
Nợ
Có
64LT
64LT
24LT
42LY
71NK
31/09
31/09
31/09
31/09
31/09
SDĐK
KC tiền lương NVQL T09/04
KC BHXH,BHYT,KPCĐ T09
Phân bổ VL,CCDC T09
Phân bổ KH TSCĐ Q III/04
KC CP khác bằng tiền QIII/04
Giá thành thực tế CP chung bàn giao QIII/04
6271
6271
6272
6274
6278
632
198 581 695
18 216 988
16 212 966
32 519 460
4 844 983
75 723 000
494 347 154
Cộng phát sinh
SDCK
295 765 459
0
2.2. Kiểm kê và đánh giá sản phẩmxây lắp dở dang ở Công ty:
+ ở các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến , còn đang nằm trong quá trình sản xuất. Tuỳ theo đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ và tính chất của sản phẩm mà doanh nghiệp có thể áp dụng một trong những phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang.
- Với bán thành phẩm: có thể tính theo chi phí thực tế và kế hoạch.
- Với sản phẩm đang chế tạo dở: có thể áp dụng phương pháp
+ Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo sản lượng ước tính tương đương. Dựa trên mức độ hoàn thành và số lượng sản phẩm dở dang để quy sản phảm dở dang thành sản phẩm hoàn thành. Tiêu chuẩn quy đổi thường dựa vào giờ công hoặc tiền lương định mức
+ Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chi biến.
+ Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí NVL trực tiếp hoặc theo chi phí nhân công trực tiếp.
+ Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí định mức hoặc kế hoạch
Tại các doanh nghiệp xây dựng, sản phẩm dở dang có thể là công trình, hạng mục công trình chưa hoàn thành hay khối lượng công tác xây lắp dở dang trong kỳ chưa được bên chủ đầu tư nghiệm thu, chấp nhận thanh toán.
Đánh giá sản phẩm làm dở là việc tính toán, xác định chi phí sản xuất trong kỳ cho khối lượng sản phẩm dở cuối kỳ theo những nguyên tắc nhất định.
Để đánh giá sản phẩm làm dở chính xác, trước hết phải tổ chức kiểm kê chính xác khối lượng công tác xây lắp hoàn thành trong kỳ và xác định đúng đắn mức độ hoàn thành của khối lượng sản phẩm so với khối lượng xây lắp hoàn thành theo quy ước ở từng giai đoạn thi công để xác định được khối lượng công tác xây lắp dở dang , phát hiện tổn thất trong quá trình thi công.
Kết quả của công tác kiểm kê khối lượng xây lắp dở dang ảnh hưởng lớn đến việc đánh giá sản phẩm làm dở và tính giá thành có chính xác hay không.
Việc xác định chính xác mức độ hoàn thành của khối lượng sản phẩm xây dựng rất khó do sản phẩm xây dựng có đặc điểm : kết cấu phức tạp . Vì vậy khi đánh giá sản phẩm làm dở kế toán cần kết hợp chặt chẽ với bộ phận kỹ thuật, bộ phận tổ chức lao động để xác định mức độ hoàn thành của khối lượng xây lắp dở dang một cách chính xác. Trên cơ sở kết quiả kiểm kê sản phẩm đã được tổng hợp, kế toán tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang. Để phục vụ cho yêu cầu quản lý, kế toán tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành hàng quý. Việc tính giá sản phẩm dở dang phụ thuộc vào phương thức thanh toán khối lượng xây lắp giữa bên chủ đầu tư và Công ty. Công ty TNHH Bê tông Thăng Long - Mê Kông thường quy định thanh toán sản phẩm xây dựng khi hoàn thành theo điểm dừng kỹ thuật hợp lý nên sản phẩm dở dang là khối lượng xây lắp chưa đạt điểm dừng kỹ thuật hợp lý đã quy định và được tính theo chi phí thực tế của công trình đó cho các giai đoạn.
Cuối mỗi quý, đại diện phòng Kỹ thuật - chất lượng cùng chủ nhiệm công trình (Giám đốc xí nghiệp) dưới sự chỉ đạo của giám đốc Công ty trực tiếp tiến hành xác định khối lượng xây lắp dở dang cho từng công trình, hạng mục công trình cụ thể, bằng cách lắp đơn giá dự toán phù hợp để tính ra chi phí của khối lượng xây lắp dở dang theo công thức:
Giá trị
KLXL dở dang
cuối kỳ
=
+
Giá trị KLXL hoàn thành theo dự toán
Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
+
Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ
Giá trị KLXL dở dang cuối kỳ theo dự toán
x
Giá trị KLXL dở dang cuối kỳ theo dự toán
Công trình nhà chung cư 6 tầng N11A Dịch Vọng hoàn thành vào cuối quý IV năm 2002 nên giá trị khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ theo dự toán bằng không do đó giá trị thực tế khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ cũng bằng không.
3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp ở Công ty.
- Đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp: Đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp của Công ty là công trình hoàn thành hoặc hạng mục công trình lớn chuyển tiếp nhiều năm hoàn thành.
- Kỳ tính giá thành sản phẩm xây lắp: Kỳ tính giá thành sản phẩm xây lắp ở Công ty là khi công trình, hạng mục công trình được coi là hoàn thành, nghiệm thu bàn giao cho chủ đầu tư.
- Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp:
Công ty áp dụng phương pháp tính giá thành theo hợp đồng. Mỗi công trình, hạng mục công trình được nhận thầu Công ty coi là một hợp đồng. Theo phương pháp này khi công trình, hạng mục công trình hoàn thành tổng hợp chi phí sản xuất được tập hợp theo từng công trình, hạng mục công trình cũng chính là giá thành thực tế công trình, hạng mục công trình đó.
Trên cơ sở số liệu, kế toán tổng hợp chi phí sản xuất cho từng công trình, hạng mục công trình hoàn thành, đồng thời tiến hành tính giá thành sản phẩm xây lắp cho từng công trình, hạng mục công trình. Mỗi công trình, hạng mục công trình hoàn thành được coi là một hợp đồng hoàn thành, một đối tượng tính giá thành.
Kế toán áp dụng phương pháp tính giá thành theo hợp đồng cho công trình, hạng mục công trình hoàn thành. Mỗi công trình, hạng mục công trình được mở sổ chi tiết chi phí sản xuất riêng. Tổng cộng chi phí sản xuất luỹ kế từ khi khởi công đến khi công trình, hạng mục công trình hoàn thành là giá thành thực tế của công trình, hạng mục công trình đó.
Giá thành thực tế của công trình, hạng mục công trình hoàn thành được phản ánh trên sổ theo dõi chi phí sản xuất từng tháng. Trong đó giá thành công trình, hạng mục công trình hoàn thành được Công ty tính gộp chung cả 3 khoản mục chi phí mà không tính chi tiết từng khoản mục. Chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.
Cụ thể: Từ các sổ chi tiết chi phí sản xuất công trình Nhà B Vĩnh Tuy, kế toán tiến hành tổng hợp chi phí sản xuất trong tháng và ghi vào sổ theo dõi tập hợp chi phí sản xuất theo từng tháng (biểu 14).
Biểu 14
Sổ theo dõi tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành công trình Nhà B Vĩnh Tuy
Xí nghiệp xây lắp 3
Công trình
Tháng 6/2004
Tháng 7/2004
Tháng 8/2004
Tháng 9/2004
Z Thực tế
CT Nhà B Vĩnh Tuy
245.718.382
274.868.589
1.123.004.434
585.551.236
2.229.142.641
Khi công trình Nhà B Vĩnh Tuy hoàn thành vào cuối tháng 9, căn cứ vào số liệu chi phí sản xuất công trình Nhà B Vĩnh Tuy trên sổ theo dõi tập hợp chi phí sản xuất theo từng tháng.
Z thực tế công trình Nhà B Vĩnh Tuy:
245.718.382 + 247.868.589 + 1.123.004.434 + 585.551.236 = 2.229.142.641
Số liệu này được ghi vào sổ NKC và sổ cái TK 154, TK 632 theo định khoản:
Nợ TK 154: 2.229.142.641
Có TK 632: 2.229.142.641
Phần II
Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở Công ty TNHH Bê tông Thăng Long - Mê Kông
I. Nhận xét đánh giá chung về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở Công ty TNHH Bê tông Thăng Long - Mê Kông.
Công ty TNHH Bê tông Thăng Long - Mê Kông từ khi thành lập tới nay đã trải qua bao thăng trầm song với nỗ lực của bản thân cũng như sự giúp đỡ của các đơn vị hữu quan và đơn vị chủ quan, Công ty đã đứng vững và không ngừng phát triển. Công ty đã khẳng định vị trí của mình trên thị trường bằng các sản phẩm xây lắp có chất lượng cao, kiểu dáng đẹp, giá thành hạ. Sự nhạy bén, linh hoạt trong công tác quản lý kinh tế đã giúp Công ty hoà nhập bước đi của mình với nhịp điệu phát triển kinh tế của đất nước, hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao, chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh, quan trọng hơn cả là không ngừng nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên.
Qua quá trình tìm hiểu thực tế, dưới giác độ là một sinh viên thực tập em xin mạnh dạn đưa ra một số nhận xét về ưu điểm và những tồn tại cần tiếp tục hoàn thiện trong công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở Công ty TNHH Bê tông Thăng Long - Mê Kông.
1. Ưu điểm trong công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở Công ty.
- Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở Công ty đã được cập nhật một cách đầy đủ kịp thời, phục vụ đắc lực cho công tác phân tích, công tác quản lý kinh tế.
- Công tác lập dự toán công trình, hạng mục công trình tiến hành nhanh gọn có hiệu quả giúp cho việc xác định giá thành kế hoạch linh hoạt tạo điều kiện thuận lợi cho công tác hạch toán chi phí sản xuất.
- Bộ máy kế toán được tổ chức gọn nhẹ song vẫn đảm bảo yêu cầu về toàn bộ thông tin kế toán trong Công ty. Đội ngũ nhân viên kế toán có trình độ, năng lực nhiệt tình và trung thực.
- Phòng tài vụ Công ty xây dựng được hệ thống sổ sách kế toán, cách thức ghi chép, phương pháp hạch toán hợp lý, khoa học phù hợp với yêu cầu, mục đích của chế độ kế toán mới, tổ chức công tác kế toán quản trị, kế toán tài chính rõ ràng, khoa học... giảm bớt được khối lượng công việc ghi sổ kế toán, đáp ứng đầy đủ các thông tin hữu dụng đối với từng yêu cầu quản lý của Công ty và các đối tượng liên quan khác.
- Về công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp, kế toán Công ty đã tập hợp chi phí sản xuất theo từng công trình, hạng mục công trình trong từng tháng một cách rõ ràng, đơn giản phục vụ tốt cho yêu cầu quản lý chi phí sản xuất, quản lý và phân tích hoạt động quản lý kinh doanh của Công ty. Đối với các chi phí sản xuất có thể tập hợp trực tiếp cho từng công trình, hạng mục công trình, kế toán Công ty đều tiến hành hạch toán trực tiếp vào chi phí sản xuất của công trình, hạng mục công trình đó. Còn với những chi phí sản xuất nào không thể hạch toán trực tiếp cho từng công trình, hạng mục công trình, kế toán Công ty sẽ tiến hành phân bổ theo chi phí nhân công trực tiếp sản xuất. Điều này giúp cho việc xác định chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp được đúng, đủ. Công ty xác định đối tượng tính giá thành xây lắp là công trình, hạng mục công trình bàn giao. Mỗi công trình, hạng mục công trình nhận thầu được coi là một hợp đồng. Điều này là hợp lý đối với các công trình, hạng mục công trình Công ty đang thi công. Bởi vì theo phương pháp này, một mặt chi phí sản xuất và giá thành xây lắp của các công trình, hạng mục công trình được quản lý chặt chẽ chi tiết. Mặt khác phương pháp tính toán đơn giản nhanh chóng, khi hoàn thành hợp đồng là kế toán có thể xác định được ngay tính giá thành sản phẩm xây lắp của các công trình, hạng mục công trình mà không phải đợi đến hết kỳ hạch toán, đáp ứng kịp thời về số liệu cần thiết cho công tác quản lý.
Những ưu điểm về quản lý hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm xây lắp nêu trên đã có tác dụng tích cực đến việc tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
Tuy nhiên, công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở Công ty cũng không tránh khỏi những khó khăn tồn tại nhất định cần phải hoàn thiện.
2. Một số tồn tại cần hoàn thiện trong công tác hạch toán chi phí sản xuất.
* Về chi phí sản xuất chung:
- Với các công cụ dụng cụ có giá trị nhỏ, loại phân bổ một lần như dao xây, kìm, búa, cuốc, xẻng đều hạch toán vào TK 621 (chi phí NVL trực tiếp) mà Công ty không tiến hành hạch toán chi phí này vào TK 627.3 (chi phí dụng cụ sản xuất).
- Với các công cụ dụng cụ luân chuyển như: cốt pha, ván khuôn... có giá trị lớn, kế toán đều phân bổ một lần giá trị của chúng vào chi phí sản xuất chung của một công trình, hạng mục công trình sử dụng chúng đầu tiên mà không tiến hành phân bổ chi phí công cụ dụng cụ sản xuất theo số lần sử dụng chúng.
* Về giá thành sản phẩm xây lắp:
Trong quá trình hạch toán chi phí sản xuất phát sinh trong tháng được tập hợp cho từng công trình, hạng mục công trình chi tiết theo các khoản mục chi phí (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí công nhân trực tiếp, chi phí sản xuất chung). Trong khi đó, giá thành công trình, hạng mục công trình lại không phản ánh chi tiết từng khoản mục chi phí. Vì vậy, thông tin do kế toán giá thành sản phẩm xây lắp cung cấp sẽ gây khó khăn cho việc thoi dõi, đánh giá, phân tích giá thành công trình, hạng mục công trình.
II. Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty TNHH Bê tông Thăng Long - Mê Kông.
Qua một thời gian tìm hiểu thực tế công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty TNHH Bê tông Thăng Long - Mê Kông, với những kiến thức đã tiếp thu được trong thời gian học tập và nghiên cứu tại trường, dưới giác độ là một sinh viên thực tập em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện hơn công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở Công ty như sau:
* Về phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:
Chi phí sản xuất thực tế phát sinh của từng công trình, hạng mục công trình được phản ánh trên các sổ chi tiết chi phí sản xuất, bảng tổng hợp chi phí sản xuất cũng được phân thành các khoản mục chi phí. Trong khi đó, ở Công ty giá thành công trình, hạng mục công trình hoàn thành lại không được phản ánh chi tiết theo từng khoản mục chi phí.
Mặt khác, do đặc điểm riêng của ngành xây dựng cơ bản và sản phẩm xây lắp nên các định mức, đơn giá, dự toán do Nhà nước ban hành của bản thân Công ty đều được lập theo khoản mục chi phí.
Hạn chế này của Công ty gây khó khăn rất lớn cho công tác phân tích, công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành công trình.
Vì vậy theo em:
Trong quá trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp, công ty nên tập hợp chi phí sản xuất trong tháng của từng công trình, hạng mục công trình trên bảng tổng hợp chi phí sản xuất, xác định giá thành của từng công trình, hạng mục công trình hoàn thành trên bảng tính giá thành sản phẩm xây lắp theo các khoản mục chi phí: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí máy thi công, chi phí sản xuất chung. Trên mỗi phiếu đề nghị thanh toán, mỗi chứng từ thanh toán đều ghi rõ khoản thanh toán đó thuộc khoản mục chi phí gì, phát sinh ở công trình, hạng mục công trình nào. Từ các sổ chi tiết chi phí sản xuất, kế toán có thể tập hợp vào bảng tổng hợp chi phí theo các khoản mục: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí máy thi công, chi phí sản xuất chung từ bảng tổng hợp chi phí sản xuất theo khoản mục (biểu 17) kế toán có thể lấy số liệu phục vụ cho tính giá thành theo khoản mục (biểu 18).
Công việc tính toán này tiện lợi nhất là khi ứng dụng tin học vào công tác hạch toán kế toán. Trên cơ sở đó tạo điều kiện cho việc phân tích đối chiếu, so sánh giữa chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm xây lắp với các định mức, dự toán, bảng sản lượng thực hiện hàng tháng đã lập được thuận tiện, khoa học, chính xác, phục vụ có hiệu quả công tác quản lý kinh tế và hoạt động thi công của Công ty.
* Vậy áp dụng các ý kiến đề xuất nêu trên, căn cứ vào số liệu do phòng tài vụ cung cấp, chi phí sản xuất trong tháng 9/2004 của công trình Nhà B Vĩnh Tuy được xác định như sau:
- Chi phí NVL trực tiếp
=
Chi phí NVL
-
Chi phí công cụ dụng cụ phân bổ một lần
461.857,579 đ = 466.419.579 - 4.562.000
- Chi phí nhân công trực tiếp
=
Tiền lương
+
Các khoản trích trên lương
69.289.783 = 67.681.900 + 1.607.883
- Chi phí máy thi công
=
Chi phí khấu hao máy thi công
+
Chi phí thuê máy thi công
+
Chi phí bằng tiền khác phục vụ máy thi công
4.512.000 = 325.000 + 3.750.000 + 437.000
Chi phí sản xuất chung
=
Chi phí nhân viên XNXL đội sản xuất
+
Chi phí công cụ dụng cụ
+
Chi phí dịch vụ mua ngoài sản xuất
+
Chi phí bằng tiền khác
31.054.740 = 13.343.774 + 5.540.150 + 10.319.916 + 1.850.900
Tổng chi phí sản xuất
=
Chi phí NVL trực tiếp
+
Chi phí nhân công trực tiếp
+
Chi phí máy thi công
+
Chi phí sản xuất chung
566.714.102 = 461.857.579 + 69.289.78 + 4.512.000 + 31.054.740
Như vậy, chênh lệch giảm so với tổng chi phí sản xuất trong tháng 9/2004 do kế toán xác định trước đây là:
566.714.102 - 585.551.236 = - 18.837.134
Tương tự, căn cứ vào số liệu do phòng tài vụ cung cấp, chi phí sản xuất trong tháng 6/2004, tháng 7/2004, tháng 8/2004 của công trình Nhà B Vĩnh Tuy được xác định lại (biểu 19).
Vậy giá thành thực tế của công trình Nhà B Vĩnh Tuy giảm so với kế toán xác định trước đó là:
2.192.553.152 - 2.229.142.641 = -36.589.489 đồng
* áp dụng tin học vào công tác quản lý, công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp.
Từ năm 1997 đến nay, Công ty tiến hành thay đổi hình thức sổ kế toán áp dụng từ hình thức (Nhật ký chứng từ) sang hình thức (Nhật ký chung).
Hình thức sổ kế toán (Nhật ký chung) rất thuận lợi cho việc cơ giới hoá công tác kế toán. Hiện nay Công ty đang tiến hành hạch toán tổng hợp trên máy vi tính, còn các phần hành trong phạm vi của kế toán quản trị doanh nghiệp như việc quản lý chi tiết vật liệu, quản lý kế toán chi tiết chi phí sản xuất cho từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành công trình, hạng mục công trình, xác định kết quả sản xuất thi công cho từng công trình, hạng mục công trình... thì kế toán Công ty vẫn thực hiện theo phương pháp thủ công.
Dựa vào tình hình thực tế về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở Công ty TNHH Bê tông Thăng Long - Mê Kông, với những kiến thức về kế toán, về tin học đã tiếp thu trong quá trình học tập trên ghế nhà trường, em xin mạnh dạn đề xuất một phương án ứng dụng tin học vào công tác quản lý, công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở Công ty TNHH Bê tông Thăng Long - Mê Kông, mục đích chủ yếu là để tham khảo, nhằm giải quyết các vấn đề sau:
- Để giảm bớt khối lượng ghi chép, tính toán tạo điều kiện thuận lợi cung cấp thông tin nhanh chóng, kịp thời về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
- Để giải quyết khó khăn, hạn chế trong việc tập hợp chi phí và tính giá thành ở Công ty.
- Khai thác hết ưu điểm vốn có của hình thức sổ kế toán (Nhật ký chung).
Chức năng chủ yếu của chương trình này là lưu giữ, xử lý, kết xuất các thông tin cần thiết về chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm (xin xem sơ đồ 6).
Trong chương trình này, số liệu về chi phí sản xuất sẽ được nhập cho từng công trình, hạng mục công trình theo từng khoản mục: chi phí nguyên vật liệu, chi phí máy thi công, chi phí nhân công, chi phí sản xuất chung. Tuỳ theo yêu cầu, điều kiện của người sử dụng đưa vào các thông tin chi tiết, tổng hợp về chi phí sản xuất, giá thành sẽ được đưa ra.
Ngoài ra còn có thể xem xét, theo dõi các thông tin này theo bất kỳ khoảng thời gian nào mà ta lựa chọn (xin xem sơ đồ ).
Sơ đồ: Chức năng chương trình ứng dụng tin học
Chức năng của chương trình
Lưu giữ xử lý thông tin
Đầu vào dữ liệu
Đầu ra của thông tin
Nhập - sửa - huỷ số liệu
Theo dõi chi tiết CFSX từng công trình, HMCT
Đưa ra màn hình, máy in bảng tổng hợp CFSX, bảng tính giá thành
Kết thúc
Kết luận
Qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH Bê tông Thăng Long - Mê Kông, được sự quan tâm giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình của các thầy cô giáo, các cô chú, anh chị trong Công ty, đặc biệt là phòng tài vụ Công ty đã giúp em nắm bắt, thâm nhập thực tế củng cố và hoàn thiện kiến thức lý luận tiếp thu được trong nhà trường, tạo điều kiện cho em đi sâu nghiên cứu tình hình thực tế công tác kế toán ở Công ty, nhất là công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp.
Là một sinh viên thực tập, em đã tìm hiểu, nghiên cứu, nhận xét, đánh giá chung và mạnh dạn đưa ra những mặt còn tồn tại trong công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp của Công ty, trên cơ sở phân tích đánh giá ưu nhược điểm. Từ đó đề xuất một số ý kiến với nguyện vọng để Công ty tham khảo nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp.
Tuy vậy, do trình độ cũng như nhận thức của bản thân còn hạn chế, nên trong luận văn này sẽ không tránh khỏi những sai sót, hạn chế nhất định, em kính mong nhận được sự đóng góp, chỉ bảo của các thầy cô giáo, các cô chú, anh chị để em có điều kiện bổ sung, nâng cao kiến thức của mình, phục vụ tốt hơn cho công tác thực tế sau này.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn tập thể Công ty TNHH Bê tông Thăng Long - Mê Kông, Công ty đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực tập, đặc biệt em xin chân thành cảm ơn cô giáo: TS.Lê Thị Hồng Phương đã giúp đỡ em hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày... tháng ... năm 2006.
Sinh viên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5071.doc