Giá thành sản phẩm xây lắp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các chi phí để hoàn thành khối lượng sản phẩm xây lắp theo quy định. Sản phẩm xây lắp có thể là khối lượng công việc hoặc giai đoạn công việc, có thiết kế và giá trị dự toán riêng, hoặc công trình, hạng mục công trình đã hoàn thành toàn bộ.
1.2.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm
Để giúp cho việc nghiên cứu và quản lý tốt giá thành sản phẩm. Kế toán cần phải phân biệt các loại giá thành khác nhau. Có hai cách phân loại giá thành chủ yếu sau đây:
a. Phân loại giá thành theo thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành: giá thành sản phẩm được chia thành ba loại:
- Giá thành dự toán là tổng số các chi phí dự toán để hoàn thành khối lượng sản phẩm xây lắp. Giá thành này được xác định theo định mức và khung giá thành quy định áp dụng cho từng vùng lãnh thổ. Giá thành dự toán nhỏ hơn giá trị dự toán ở phần thu nhập chịu thuế tính trước (thu nhập chịu thuế tính trước được tính theo mức quy định).
- Giá thành kế hoạch là giá thành được tính toán từ những điều kiện cụ thể của xí nghiệp xây lắp về biện pháp thi công, các định mức đơn giá áp dụng trong xí nghiệp.
85 trang |
Chia sẻ: DUng Lona | Lượt xem: 1116 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Xí nghiệp xây dựng Sông Đà 808, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trị giá thực tế của số xi măng Hoàng Thạch xuất trong tháng là
Đơn giá thực tế 80.000 x 20 + 87.000 x 80
bình quân của xi = = 85.600 đ
măng nhập trong tháng 20 + 80
Trị giá thực tế
xi măng xuất dùng = 85.600 x 100 = 8.560.000 đ
trong tháng
b. Hạch toán ban đầu
+ Chứng từ ban đầu để hạch toán NVL xuất dùng gồm có phiếu xuất kho NVL, phiếu xuất vật tư theo hạn mức, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng...
+ Quy trình xuất NVL:
Tại Xí nghiệp Sông Đà 808, căn cứ vào kế hoạch và thực tế phát sinh tại từng thời điểm, đội trưởng các đội xây dựng sẽ lập phiếu yêu cầu xuất NVL và trình cho Giám đốc duyệt. Giám đốc sẽ ra lệnh xuất rồi chuyển cho bộ phận cung ứng để lập phiếu xuất kho, tiếp đó phiếu xuất kho được chuyển cho thủ kho để làm thủ tục xuất. Khi xuất NVL, thủ kho căn cứ vào lượng xuất trên các phiếu xuất của từng loại NVL để ghi vào thẻ kho tương ứng với từng loại NVL đó. Hàng tháng, thủ kho sẽ chuyển các chứng từ xuất lên phòng kế toán. Tại đây, kế toán sẽ mở và ghi sổ theo số lượng và đơn giá cho từng đối tượng.
+ Ví dụ khi xuất NVL phục vụ thi công công trình cầu B1 – 14 tháng 3 năm 2003:
Căn cứ vào lệnh xuất của Giám đốc Xí nghiệp, bộ phận cung ứng lập phiếu xuất kho (xem biểu mẫu 2)
Biểu mẫu 2 Phiếu xuất kho
Ngày 2 tháng 3 năm 2003 Số 27
Họ tên người nhận hàng: Phạm Văn Hùng địa chỉ: đôi xây dựng 1
Lý do xuất kho: Phục vụ thi công công trình cầu B1 - 14
Xuất tại kho : số 5
STT
Tên, nhãn hiệu quy cách phẩm chất vật tư
(sản phẩm, hàng hoá)
Mã
Số
Đơn
vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
01
Xi măng PC 30
Tạ
100
85.600
8.560.000
02
Cát vàng
M3
5
105.000
525.000
03
Sỏi
M3
4
99.000
396.000
Cộng
9.481.000
Cộng thành tiền (bằng chữ): Chín triệu bốn trăm tám mươi mốt ngàn đồng chẵn.
Xuất, ngày 2 tháng 3 năm 2003
Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Phụ trách cung tiêu Người nhận Thủ kho
- Cuối tháng, kế toán tập hợp các phiếu nhập, xuất để ghi bảng kê nhập xuất cho từng đối tượng.
Ví dụ tình hình nhập xuất xi măng trong tháng 3 năm 2003 tại Xí nghiệp như sau:
Biểu mẫu 3 Bảng kê nhập xuất tồn
Tên kho : Số 5
Tên vật liệu: Xi măng, đơn vị tính: Tạ
Tháng 3 năm 2003
NT
Ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
Nhập
Xuất
Tồn
SH
NT
SL
TT
SL
TT
SL
TT
Dư đầu kỳ
120
10.272.000
2/3
XK 27
31/3
Xuất xi măng
100
8.560.000
20
1.712.000
15/3
NK 30
31/3
Nhập xi măng
70
5.992.000
90
7.704.000
...
...
...
...
Dư cuối kỳ
30
2.568.000
c. Hạch toán tổng hợp
Để tập hợp chi phí NVLTT kế toán sử dụng tài khoản 621 - “CPNVLTT”. Hạch toán vào tài khoản này là những chi phí NVLTT sử dụng cho các công trình, hạng mục công trình.
Tài khoản này được chi tiết theo từng công trình. Một số công trình gần đây được phản ánh như sau:
62115- Công trình nhà H1-3
62123- Công trình xây dựng lan can xích đường 18
62124- Công trình xây dựng cầu B1-14
62125- Công trình lắp đặt mắt phản quang quốc lộ 1A
......
Tại xí nghiệp, khi phát sinh nghiệp vụ xuất NVL, kế toán định khoản:
Nợ TK 621 - Chi tiết cho công trình
Có TK 152
Khi mua NVL về không nhập kho mà chuyển thẳng ra ngoài công trình thì trị giá thực tế của NVL được định khoản:
Nợ TK 621 – giá mua trên hoá đơn (chưa thuế GTGT)
Nợ TK 133 – thuế GTGT
Có TK 111, 331
Phần chi phí vận chuyển NVL Xí nghiệp không hạch toán vào TK 621 mà hạch toán vào TK 6278 (sẽ được trình bày ở phần chi phí sản xuất chung).
Ví dụ:
+ Ngày 2/ 3/ 2003 Xí nghiệp xuất các loại NVL với tổng giá trị là 9.481.000 đ cho công trình cầu B1-14. Căn cứ vào phiếu xuất kho, kế toán ghi vào sổ chi tiết TK 621 (biểu mẫu 4) theo định khoản:
Nợ TK 62124 9.481.000
Có TK 152 9.481.000
+ Ngày 4/ 3/ 2003, Ông Nguyễn Thanh Tùng, nhân viên kỹ thuật nhập trực tiếp NVL cho công trình cầu B1-14 với tổng trị giá 35.014.317đ thuế GTGT 10%. Chi phí vận chuyển 350.000đ thuế GTGT 5%. Kế toán sẽ định khoản như sau:
Nợ TK 62124 35.014.317
Nợ TK 133 3.501.431
Có TK 3311 38.515.748
d. Sổ kế toán
Theo hình thức sổ kế toán Nhật ký chung mà Xí nghiệp đang áp dụng, để phản ánh chi phí NVL trực tiếp kế toán sử dụng sổ chi tiết TK 621. Cơ sở để lập sổ là các phiếu xuất kho phản ánh tình hình xuất các loại NVL phục vụ cho từng công trình cụ thể.
Sổ chi tiết TK 621 được ghi một lần vào ngày cuối tháng và số liệu phát sinh trong tháng sẽ được kết chuyển vào TK 154. Định kỳ, kế toán sẽ đối chiếu số liệu trên sổ chi tiết TK 621 với số liệu trên sổ cái TK 152 và sổ cái TK 153.
Biểu mẫu 4
Công ty sông đà 8
Xí nghiệp Sông Đà 808 Sổ chi tiết TK 621
Tháng 3 năm 2003
TK 62124 - Công trình: Cầu B1-14 Số dư đầu kỳ : 0
Chứng từ
Ngày
Ghi sổ
Diễn giải
TK
đ/ư
Phát sinh
nợ
Phát sinh
có
Số dư
SH
NT
XK 27
2/3
31/3
Xuất NVL
152
9.481.000
9.481.000
HĐBH
4/3
31/3
Mua NVL chuyển
thẳng ra công trình
152
35.014.317
44.495.317
XK 30
17/3
31/3
Xuất CCDC
153
7.876.530
52.351.847
...
...
...
...
...
...
XK 45
30/3
31/3
Xuất NVL
152
504.543.642
838.009.493
03KC
31/3
31/3
Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp
154
838.009.493
0
Ngày 31 tháng 03 năm 2003
Người lập sổ Kế toán trưởng
Sơ đồ 9: Sơ đồ hạch toán chi phí NVL tại xí nghiệp
TK 152
K/c CP NVL
Xuất kho NVL
Mua NVL Nkho
TK 111,141,331 TK 152 TK 621 TK 154
NVL thừa
Mua NVL chuyển thẳng tới chân công trình
2.2.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
a. Nội dung chi phí NCTT
Tiền lương là một bộ phận không thể thiếu được của chi phí SXKD, vì vậy tính đúng tính đủ để có thể hạch toán chính xác tiền lương là điều vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp xây lắp vì tính chất đa dạng, phức tạp, quy mô lớn của sản phẩm.
Tại xí nghiệp xây dựng Sông Đà 808 chi phí nhân công trực tiếp bao gồm lương cấp bậc, các khoản phụ cấp lương, lương thời gian, lương khoán không bao gồm các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ.
Ngoài ra, chi phí NCTT cũng bao gồm cả tiền lương và các khoản phụ cấp lương của công nhân trực tiếp điều khiển máy thi công. Như vậy, CPNCTT tại xí nghiệp là những khoản phải trả trực tiếp cho công nhân thi công tại công trình.
Đơn giá 1 công (tháng)
Tổng trị giá khối lượng công (tháng)
Tổng số công (tháng)
=
Số lương được nhận trong tháng
(chi tiết công trình)
Tổng khối lượng công việc thực hiện trong tháng
Đơn giá
*
=
* Phương pháp tính lương của công nhân trực tiếp sản xuất
Tiền lương thực nhận của công nhân xây dựng là lương khoán được tính trên cơ sở số công làm việc trong tháng. Nếu xí nghiệp không có việc cho công nhân thì mới tính lương cho công nhân là mức lương cấp bậc tức là dựa trên hệ số lương để tính ra mức lương cơ bản.
Tiền lương khoán đựơc tính như sau:
Lương khoán (tháng) = Đơn giá 1 công * Số công thực hiện trong tháng
Ví dụ: Hợp đồng khoán giữa phòng kinh tế kế hoạch và đội xây dựng công trình cầu B1 - 14 tháng 03/2003 qui định:
Tổng trị giá khối lượng công việc trong tháng: 60.437.493
=
60.437.493
Đơn giá một công
42.044
=
1.437
Tổng số công trên Bảng chấm công tháng 03/2003 của đội xây dựng công trình cầu B1-14 là 1.437 công
Lương phép
Mức lương
cơ bản
24 ngày
Ssố ngày phép
=
*
Trong tháng nếu có công nhân nhân nghỉ phép thì tiền lương thực trả là lương phép và được tính như sau:
Đối với công nhân thuê ngoài thì cơ sở tính lương là các hợp đồng giao khoán và biên bản nghiệm thu sản phẩm hoặc khối lượng công việc hoàn thành. Khi xí nghiệp có nhu cầu thuê lao động ngoài thì xí nghiệp trực tiếp liên hệ và ký hợp đồng. Trên hợp đồng làm khoán ghi rõ số lượng, yêu cầu công việc và số tiền lao động được hưởng.
- Các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ:
BHXH được hình thành trên cơ sở trích 20% lương cơ bản và các khoản phụ cấp, trong đó doanh nghiệp phải nộp 15% tính vào giá thành công trình, còn người lao động phải nộp 5% trừ vào thu nhập của họ.
BHYT trích 3% lương cơ bản, trong đó doanh nghiệp chịu 2% tính vào giá thành công trình, người lao động chịu 1% trừ vào thu nhập của họ.
KPCĐ trích 2% trên tổng lương cơ bản, doanh nghiệp phải chịu toàn bộ và tính vào giá thành.
b. Hạch toán ban đầu
+ Chứng từ ban đầu để hạch toán chi phí NCTT gồm: bảng chấm công, bảng thanh toán lương, hợp đồng làm khoán, phiếu chi, giấy tạm ứng...
+ Quy trình tính lương:
Tại Xí nghiệp, hàng tháng đều có hợp đồng giao khoán giữa phòng kinh tế kế hoạch và đội xây dựng. Trong hợp đồng sẽ ghi rõ nội dung công việc, khối lượng công việc và đơn giá công việc. Khối lượng, đơn giá công việc đều do phòng kinh tế kế hoạch tính toán. Đội xây dựng sẽ căn cứ vào hợp đồng này để phân công công việc hoàn thành trong tháng.
Tại các đội xây dựng, để phản ánh chính xác mức công của từng công nhân, hàng ngày đội trưởng đội xây dựng sẽ chấm công của công nhân vào bảng chấm công. Cuối tháng sẽ gửi bảng này về phòng kế toán để tổng hợp số công của toàn đội xây dựng.
Phòng kế toán căn cứ vào tổng giá trị khối lượng công việc trong tháng và tổng số công trên hợp đồng giao khoán và bảng chấm công để tính đơn giá 1 công. Sau đó kế toán tiền lương sẽ lập bảng thanh toán lương phải trả trong tháng cho công nhân các đội xây dựng.
Ví dụ: Đầu tháng 3 năm 2003, phòng kinh tế kế hoạch giao cho đội xây dựng thi công công trình cầu B1 - 14 hợp đồng giao khoán như sau:
Biểu mẫu 5 Hợp đồng giao khoán
Công trình cầu B1 - 14
Tháng 3 năm 2003
STT
Nội dung công việc
Khối lượng công việc
Đơn giá
công việc
Tổng giá trị khối lượng công việc
1
Đổ bê tông thân trụ
36 khối bê tông
306.198
11.023.125 đ
2
Xây mố trụ
7 mố trụ
6.161.700
43.131.904 đ
3
...
...
...
Cộng
60.437.493 đ
Hàng ngày, đội trưởng các đội xây dựng chấm công cho công nhân trực tiếp thi công trên bảng chấm công theo quy định
Biểu mẫu 6
Công ty Sông Đà 8 Bảng chấm công
Xí nghiệp Sông Đà 808 Công trình cầu B1-14
Đội thi công số 1
STT
Họ và tên
Cấp bậc
lương
Ngày trong tháng
Số công nghỉ phép
Tổng số công
1
2
3
4
...
31
1
Phạm Văn Hùng
x
x
x
x
x
26
2
Đỗ Văn Giang
x
x
p
x
x
25
3
Trần Trọng Khang
ô
x
x
x
x
25
...
...
Sau đó, cuối tháng kế toán sẽ lập Bảng thanh toán lương cho từng đội thi công.
c. Hạch toán tổng hợp
Để tập hợp chi phí NCTT kế toán sử dụng TK 622 - ” Chi phí NCTT”
Tương tự như TK 621, TK 622 được chi tiết theo từng công trình, hạng mục công trình.
62215 - Công trình nhà H1-3
62223 - Công trình xây dựng lan can xích đường 18
62224 - Công trình xây dựng cầu B1-14
62225 - Công trình lắp đặt mắt phản quang quốc lộ 1A
......
Khi trích và phân bổ lương công nhân trực tiếp thi công, công nhân thuê ngoài, kế toán định khoản như sau:
Nợ TK 622 - chi tiết công trình
Có TK 334, 331, 111
Ví dụ: Căn cứ vào Bảng thanh toán tiền lương tháng 3 năm 2003 của các đội thi công số 1, 2, 3, 4 thuộc công trình cầu B1 – 14, kế toán ghi vào sổ chi tiết TK 622 (biểu mẫu 8) theo định khoản:
Nợ TK 62224 60.437.493
Có TK 334 60.437.493
+ Ngoài ra kế toán còn tính lương phải trả cho nhân công thuê ngoài theo như hợp đồng giao khoán trong tháng, tổng số tiền lương trên hợp đồng là 7.799.660
Nợ TK 62224 7.799.660
Có TK 331 7.799.660
- Các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ trên lương của công nhân trực tiếp thi công không được phản ánh vào TK 622 mà được phản ánh vào TK 627 - chi phí sản xuất chung.
d. Sổ kế toán
Kế toán phản ánh chi phí nhân công trực tiếp trên sổ chi tiết TK 622. Sổ này được mở chi tiết cho từng công trình từ tháng 1 đến tháng 12 của một năm. Cuối mỗi tháng số phát sinh trên TK 622 đều được kết chuyển vào TK 154
Định kỳ, kế toán sẽ đối chiếu số liệu trên sổ chi tiết TK 622 với sổ cái TK 334 và các sổ liên quan.
Biểu mẫu 8
Công ty sông đà 8 Sổ chi tiết TK 622
Xí nghiệp Sông Đà 808 Tháng 3 năm 2003
TK 62224 - Công trình: Cầu B1-14 Số dư đầu kỳ: 0
Chứng từ
Ngày
Ghi sổ
Diễn giải
TK
đ/ư
Phát sinh
nợ
Phát sinh có
Số dư
SH
NT
PC 25
15/3
15/ 3
Trả lương nhân công thuê ngoài
331
7.799.660
68.237.153
BTTL
31/3
31/3
Chi trả lương công nhân
334
60.437.493
60.437.493
03 KC
31/3
31/3
Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp
154
68.237.153
Số dư cuối kỳ : 0
Ngày 31 tháng 3 năm 2003
Người lập sổ Kế toán trưởng
TK141, 334, 331
Xác định lương, trích theo lương
của công nhân trực tiếp sản xuất, công nhân thuê ngoài
Kết chuyển chi phí NCTT
TK 154
TK 622
Sơ đồ 10: Sơ đồ hạch toán chi phí NCTT tại xí nghiệp
2.2.2.3. Chi phí sử dụng máy thi công
Xí nghiệp Sông Đà 808 có đội máy thi công riêng nhưng không tổ chức hạch toán riêng cho đội máy thi công. Các chi phí liên quan đến máy thi công được kế toán của Xí nghiệp tập hợp trên các TK 621, 622, 627. Cụ thể như sau:
- Đối với chi phí NVL, nhiên liệu phục vụ MTC
Nợ TK 621
Có TK 111, 141, 331
- Đối với chi phí nhân công trực tiếp điều khiển MTC
Nợ TK 622
Có TK 334
- Các chi phí khác phát sinh trong quá trình sử dụng máy
Nợ TK 627
Có TK 111, 331
Đối với các công trình thi công ở xa, Xí nghiệp chọn hình thức thuê ngoài máy móc, thiết bị thi công. Việc thuê ngoài này giúp Xí nghiệp tiết kiệm được chi phí vận chuyển và bảo quản MTC, đồng thời có thể lựa chọn MTC phù hợp về chất lượng và giá cả theo đúng những đòi hỏi của công trình. Tiền thuê máy được trả cho bên cho thuê theo giá thoả thuận ghi trên hợp đồng. Toàn bộ chi phí thuê ngoài MTC được phản ánh trên TK 627 – chi phí sản xuất chung.
Đối với công trình cầu B1 – 14, chi phí sử dụng MTC được phản ánh vào TK 627 (xem chi tiết tại định khoản tập hợp vào TK 6277).
2.2.2.4. Kế toán chi phí sản xuất chung
a. Nội dung chi phí sản xuất chung
* Chi phí sản xuất chung tại Xí nghiệp xây dựng Sông Đà 808 bao gồm những chi phí phát sinh tại các đội xây dựng gồm:
+ Chi phí cho các nhân viên quản lý: bao gồm nhân viên quản lý đội xây dựng, nhân viên kỹ thuật, nhân viên phục vụ tại công trình.
+ Chi phí công cụ, dụng cụ: CCDC tại xí nghiệp xây dựng Sông Đà 808 bao gồm nhiều loại khác nhau từ những loại có giá trị nhỏ như găng tay, cuốc, xà beng... đến những loại có giá trị lớn như cốp pha, xà gồ...
+ Chi phí khấu hao tài sản cố định: TSCĐ của xí nghiệp là những tài sản có giá trị tương đối lớn và thời gian sử dụng dài như trạm trộn bê tông phần XDCB, máy bơm bê tông, máy phát điện, cần trục... Ngoài ra, chi phí khấu hao TSCĐ của xí nghiệp còn bao gồm khấu hao máy thi công. Trong quá trình sử dụng các máy móc, thiết bị này sẽ bị hao mòn dần, phần giá trị hao mòn này sẽ được chuyển vào phần giá trị công trình dưới hình thức khấu hao.
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: Tại xí nghiệp Sông Đà 808, chi phí dịch vụ mua ngoài phản ánh tất cả cho hoạt động của đội xây dựng, như chi phí sửa chữa, chi phí thuê ngoài, chi phí điện nước, điện thoại, các khoản chi mua và sử dụng các tài liệu kỹ thuật.
Chi phí thuê ngoài máy thi công cũng được phản ánh vào chi phí dịch vụ mua ngoài.
+ Các khoản chi phí bằng tiền khác như tiền bồi dưỡng ca cho công nhân, tiền điện, nước, điện thoại, phân bổ lãi vay vốn lưu động, phụ phí sản lượng, chi phí vận chuyển NVL, NVL thu hồi, tiền khen thưởng hoàn thành thi công, chi phí tiếp thị, tiếp khách, chi phí điện nước, điện thoại, phân bổ chi phí CCDC, tiền bồi dưỡng ca cho công nhân.
* Phương pháp tính lương và trích các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ của nhân viên quản lý
Tiền lương của nhân viên quản lý được tính dựa trên hệ số lương
- Các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ trên lương của nhân viên quản lý đội xây dựng: tương tự như các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ trên lương của công nhân trực tiếp thi công.
* Phương pháp phân bổ công cụ, dụng cụ:
Đối với những CCDC có giá trị nhỏ, khi xuất CCDC, kế toán phân bổ ngay100% giá trị.
Đối với những CCDC có giá trị lớn phải phân bổ nhiều lần, khi xuất CCDC cho công trình kế toán phân bổ ngay 50% giá trị CCDC, 50% còn lại để phân bổ cho các kỳ sau
* Phương pháp tính khấu hao TSCĐ
Hiện nay xí nghiệp đang trích khấu hao TSCĐ bằng phương pháp khấu hao đường thẳng. Theo phương pháp này, mức khấu hao phải trích hàng năm của TSCĐ trong xí nghiệp được tính như sau:
Nguyên giá TSCĐ
Mức khấu hao hàng năm =
Số năm sử dụng của TSCĐ
Mức khấu hao hàng năm
Mức khấu hao hàng tháng =
12 tháng
TSCĐ của xí nghiệp chủ yếu là các máy thi công. Nguyên tắc trích khấu hao tại xí nghiệp là các TSCĐ, máy thi công sử dụng cho công trình nào thì tính khấu hao trực tiếp cho công trình đó. Toàn bộ lượng khấu hao TSCĐ sẽ được phản ánh trên sổ khấu hao TSCĐ theo từng tháng.
b. Hạch toán ban đầu
+ Các chứng từ ban đầu gồm có bảng chấm công, bảng thanh toán lương, bảng trích BHXH, BHYT, KPCĐ, phiếu xuất kho, bảng phân bổ công cụ, dụng cụ, bảng trích khấu hao TSCĐ, phiếu chi, phiếu tạm ứng...
+ Quy trình xác định chi phí sản xuất chung:
- Đối với chi phí nhân viên quản lý: về cơ bản trình tự xác định chi phí nhân viên quản lý cũng giống như cách xác định chi phí NCTT. Hàng ngày đội trưởng xây dựng sẽ chấm công cho nhân viên và vào bảng chấm công. Cuối tháng sẽ gửi bảng chấm công về phòng kế toán để làm căn cứ cho kế toán tính vào tiền lương cho nhân viên trên bảng thanh toán tiền lương. Sau đó, kế toán cũng sẽ tính toán các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ để tính vào giá thành công trình.
- Đối với chi phí khấu hao TSCĐ: Khấu hao TSCĐ được coi là một phần giá thành công trình và nó được chuyển vào giá thành công trình thông qua chi phí SXC. Căn cứ theo phương pháp tính khấu hao của Xí nghiệp, kế toán TSCĐ sẽ tính và phân bổ khấu hao hàng tháng
Ví dụ khấu hao TSCĐ được trích trong tháng 3 năm 2003 của công trình cầu B1 – 14 như sau:
Biểu mẫu 9 Bảng trích khấu hao TSCĐ
Công trình cầu B1-14
Tháng 3 năm 2003
STT
Tên TSCĐ
Mức tính khấu hao TSCĐ/ tháng
Ghi chú
1
Máy trộn bê tông
1.985.014
2
Máy đầm dùi
1.623.215
3
Máy phát điện
1.829.493
Cộng
5.437.722
c. Hạch toán tổng hợp
Để hạch toán chi phí SXC kế toán sử dụng tài khoản 627 ” Chi phí sản xuất chung”. Tại Xí nghiệp xây dựng Sông Đà 808, tài khoản này được chi tiết thành các tiểu khoản sau:
6271 - Chi phí nhân viên quản lý.
6273 – Chi phí công cụ, dụng cụ.
6274 - Chi phí khấu hao TSCĐ.
6277 - Chi phí dịch vụ mua ngoài.
6278 - Chi phí bằng tiền khác.
- Khi trích và phân bổ lương nhân viên quản lý:
Nợ TK 6271
Có TK 334
- Khi trích các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ tính vào giá thành:
Nợ TK 6271
Có TK 3382
Có TK 3383
Có TK 3384
- Chi phí NVL: Tại Xí nghiệp xây dựng Sông Đà 808, chi phí NVL dùng cho bộ phận quản lý tổ, đội xây dựng không hạch toán trên TK 627 mà hạch toán vào TK 621- Chi phí NVLTT.
- Khi xuất CCDC có giá trị nhỏ cho đội xây dựng:
Nợ TK 6273
Có TK 153
- Khi xuất CCDC có giá trị lớn cho đội xây dựng:
Nợ TK 1421 - 100% giá trị CCDC
Có TK 153 - 100% giá trị CCDC
- Khi phân bổ giá trị CCDC vào chi phí sản xuất chung:
Nợ TK 6273 - 50% giá trị CCDC
Có TK 1421 - 50% giá trị CCDC
- Hàng tháng kế toán phân bổ khấu hao TSCĐ và định khoản:
Nợ TK 6274
Có TK 214
- Chi phí dịch vụ mua ngoài bao gồm cả chi phí thuê MTC:
Khi phát sinh chi phí thuê ngoài máy thi công, căn cứ vào hợp đồng thuê máy giữa xí nghiệp và bên cho thuê, căn cứ vào biên bản bàn giao máy thi công đi thuê giữa xí nghiệp và đội trưởng đội xây dựng công trình, kế toán sẽ hạch toán trực tiếp chi phí thuê ngoài máy thi công cho công trình trực tiếp sử dụng kế toán ghi định khoản như sau:
Nợ TK 6277
Có TK 111, 141, 331
- Chi phí bằng tiền khác:
+ Hạch toán trích và phân bổ phụ phí sản lượng:
Phụ phí sản lượng là khoản chi phí mà hàng tháng các công trình phải trích ra để nộp cho Xí nghiệp, Công ty trên cơ sở sản lượng thực hiện trong tháng. Chi phí này xí nghiệp sẽ dùng để trang trải những chi phí cho các bộ phận, các phòng ban nhằm duy trì và phát triển sự hoạt động của Xí nghiệp, Công ty. Theo qui định, hàng tháng các công trình phải Phụ phí sản lượng Sản lượng thực hiện
phân bổ cho = 4% * trong kỳ của
công trình A trong kỳ công trình A
nộp 4% phụ phí sản lượng.
Trong 4% phụ phí sản lượng này, xí nghiệp để lại 2,8% số còn lại xí nghiệp sẽ nộp lên Công ty.
Kế toán sẽ định khoản trích và phân bổ phụ phí sản lượng như sau:
Nợ TK 6278 (Chi tiết theo công trình) = 2,8%/sản lượng
Nợ TK 6428 = 1,2%/sản lượng
Có TK 3388
+ NVL thu hồi
NVL thu hồi bao gồm những NVL không sử dụng hết như những đoạn sắt thép, một số lượng gạch, xi măng... Những NVL này sẽ được nhập lại kho và kế toán định khoản như sau:
Nợ TK 152
Có TK 6278 (Chi tiết theo công trình)
+ Phân bổ CCDC: Như đã phản ánh ở trên
+ Chi phí vận chuyển và bốc dỡ NVL
Chi phí vận chuyển và bốc dỡ NVL phát sinh trong quá trình mua NVL về nhập kho, mua NVL chuyển thẳng ra công trình hay xuất kho NVL. Khi phát sinh khoản chi phí này kế toán định khoản như sau:
Nợ TK 6278 (Chi tiết theo công trình)
Có TK 111,331
+ Chi phí tiếp thị, tiếp khách, chi phí khen thưởng thi công, tiền điện nước, điện thoại, tiền bồi dưỡng ca cho công nhân và một số khoản chi khác(nếu có). Những khoản chi phí này phát sinh tại công trình nào sẽ được hạch toán trực tiếp cho công trình đó
Nợ TK 6278 (Chi tiết theo công trình)
Có TK 111, 331, 338
Ví dụ: Các chi phí được tập hợp vào TK 627 cho công trình cầu B1-14 tháng 3 năm 2003 gồm có:
- Chi phí lương nhân viên quản lý:
Nợ TK 627124 5.320.383
Có TK 334 5.320.383
- Trích BHXH, BHYT, KPCĐ trên lương của nhân viên quản lý
Nợ TK 627124 1.010.872
Có TK 3382 106.407
Có TK 3383 798.058
Có TK 3384 106.407
- Ngoài ra các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ trên lương của công nhân trực tiếp thi công cũng được phản ánh vào TTK 6271 theo như quy định
Nợ TK 627124 12.965.059
Có TK 3382 1.364.743
Có TK 3383 10.235.573
Có TK 3384 1.364.743
- Chi phí cốp pha được phân bổ như sau:
Căn cứ vào phiếu xuất cốp pha: Nợ TK 1421 18.184.000
Có TK 153 18.184.000
Kết chuyển vào chi phí sản xuất chung:
Nợ TK 6273 - cốp pha 9.092.000
Có TK 1421 9.092.000
Khi căn cứ vào phiếu xuất trang bị bảo hộ lao động phục vụ công trình, kế toán định khoản:
Nợ TK 6273 – bảo hộ lao động 815.000
Có TK 153 815.000
- Chi phí khấu hao TSCĐ:
Nợ TK 627424 5.437.722
Có TK 214 5.437.722
- Chi phí dịch vụ mua ngoài:
Công trình cầu B1-14 thuê ngoài máy thi công (máy ủi, máy khoan...) có trị giá thuê thực tế là 124.747.500, thuế GTGT 10%. Căn cứ hợp đồng thuê ngoài máy, kế toán ghi vào sổ chi tiết TK 6277 theo định khoản:
Nợ TK 627724 124.747.500
Nợ TK 133 12.474.750
Có TK 111 137.222.250
Ngoài ra, hạch toán vào TK 6277 còn có các chi phí dịch vụ thuê ngoài khác như chi phí đập cọc, chi phí đào hố móng...
Nợ TK 627724 7.856.200
Có TK 331 7.856.200
- Chi phí bằng tiền khác:
Nợ TK 627824 18.776.447
Có TK 111 18.776.447
d. Sổ kế toán
Để tập hợp chi phí sản xuất chung, Xí nghiệp tổ chức mở các sổ chi tiết ứng với từng TK chi phí gồm: Sổ chi tiết TK 6271
Sổ chi tiết TK 6273
Sổ chi tiết TK 6274
Sổ chi tiết TK 6277
Sổ chi tiết TK 6278
Các chi phí phát sinh được ghi chi tiết vào các sổ chi tiết đối ứng. Hàng tháng kế toán sẽ kết chuyển toàn bộ số phát sinh trong tháng vào TK 154 – chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
Biểu mẫu 10 Sổ chi tiết TK 6271
Tháng 3 năm 2003
TK 627124 : Công trình cầu B1 – 14 Số dư đầu kỳ: 0
Chứng từ
Ngày ghi sổ
Diễn giải
TK đ/ư
Phát sinh
nợ
Phát sinh có
Số dư
SH
NT
BTTL
31/3
Chi trả lương NVQL
334
5.320.383
5.320.383
BTTL
31/3
Trích BH trên lương NVQL và CNTT sản xuất
338
13.975.931
19.296.314
03KC
31/3
KC chi phí NVQL
154
19.296.314
0
Ngày 31/ 3/ 2003
Người lập sổ Kế toán trưởng
Biểu mẫu 11 Sổ chi tiết TK 6273
Tháng 3 năm 2003
TK 627324 : Công trình cầu B1 – 14 Số dư đầu kỳ: 0
Chứng từ
Ngày ghi sổ
Diễn giải
TK đ/ư
Phát sinh nợ
Phát sinh có
Số dư
SH
NT
XK 28
10/3
10/3
Xuất CCDC
153
9.092.000
9.092.000
XK 29
12/3
12/3
Xuất trang bị bảo hộ lao động
153
815.000
9.907.000
...
...
...
...
...
03KC
31/3
Kết chuyển chi phí CCDC
154
16.024.416
0
Ngày 31/ 3/ 2003
Người lập sổ Kế toán trưởng
Biểu mẫu 12 Sổ chi tiết TK 6274
Tháng 3 năm 2003
TK 627424 : Công trình cầu B1 – 14 Số dư đầu kỳ: 0
Chứng từ
Ngày ghi sổ
Diễn giải
TK
đ/ư
Phát sinh nợ
Phát sinh có
Số dư
SH
NT
31/3
Trích khấu hao TSCĐ
214
5.437.722
5.437.722
03KC
31/3
Kết chuyển chi phí KH TSCĐ
154
5.437.722
0
Ngày 31/ 3/ 2003
Người lập sổ Kế toán trưởng
Biểu mẫu 13 Sổ chi tiết TK 6277
Tháng 3 năm 2003
TK 627724 : Công trình Cầu B1-14 Số dư đầu kỳ: 0
Chứng từ
Ngày
ghi sổ
Diễn giải
TK đ/ư
Phát sinh nợ
Phát sinh
có
Số dư
SH
NT
PC 20
2/3
2/3
Chi phí thuê đào hố móng
111
7.856.200
7.856.200
PC 22
7/3
7/3
Chi phí thuê ngoài MTC
331
124.747.750
132.603.950
...
...
...
...
31/3
Kết chuyển chi phí
154
241.731.035
0
Ngày 31/ 3/ 2003 Người lập sổ Kế toán trưởng
Biểu mẫu 14 Sổ chi tiết TK 6278
Tháng 3 năm 2003
TK 627824 : Công trình Cầu B1-14 Số dư đầu kỳ: 0
Chứng từ
Ngày
ghi sổ
Diễn giải
TK đ/ư
Phát sinh nợ
Phát sinh có
Số dư
SH
NT
PC 21
4/3
4/3
Chi phí vận chuyển NVL
111
365.500
365.500
PC 23
9/3
9/3
Chi phí khác
331
8.753.268
9.118.768
...
...
...
...
31/3
Kết chuyển chi phí
154
18.776.447
0
Ngày 31/3/2003
Người lập sổ Kế toán trưởng
TK 152, 153 TK 627 TK 154
Xuất NVL phục vụ cho QL
TK 334,338
Xác định lương, trích theo lương Kết chuyển CP SXC
TK 214
Trích khấu hao TSCĐ
TK 111,112,331,338...
CP dịch vụ mua ngoài
Sơ đồ 11: Sơ đồ hạch toán chi phí SXC tại xí nghiệp
2.2.3. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất
Mọi khoản chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong kỳ đều được tập hợp vào bên Nợ TK 154 ”Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”. Cuối tháng, kế toán kết chuyển sang TK 154 theo từng công trình, hạng mục công trình.
- Kết chuyển chi phí NVLTT
Nợ TK 154
Có TK 621
- Kết chuyển CPNCTT
Nợ TK 154
Có TK 622
- Kết chuyển chi phí SXC
+ Kết chuyển chi phí nhân viên quản lý
Nợ TK 154
Có TK 6271
+ Kết chuyển chi phí công cụ, dụng cụ
Nợ TK 154
Có TK 6273
+ Kết chuyển chi phí KHTSCĐ
Nợ TK 154
Có TK 6274
+ Kết chuyển chi phí dịch vụ mua ngoài
Nợ TK 154
Có TK 6277
+ Kết chuyển chi phí bằng tiền khác
Nợ TK 154
Có TK 6278
Tóm lại cuối tháng 3/2003 kế toán kết chuyển CPSXKD công trình cầu B1-14 sang TK 154 như sau:
- Kết chuyển chi phí NVLTT
Nợ TK 15424 838.009.493
Có TK 62124 838.009.493
- Kết chuyển chi phí NCTT
Nợ TK 15424 68.237.153
Có TK 62224 68.237.153
- Kết chuyển chi phí SXC
Nợ TK 15424 284.809.034
Có TK 627124 19.296.314
Có TK 627324 16.024.416
Có TK 627424 5.437.722
Có TK 627724 241.731.035
Có TK 627824 18.776.447
Biểu mẫu 15
Công ty sông đà 8 sổ chi tiết TK 154
Xí nghiệp Sông Đà 808 Công trình: Cầu B1-14
Tháng 3 năm 2003
Chứng từ
Ngày
Ghi sổ
Diễn giải
TK
đ/ư
Phát sinh
nợ
Phát sinh có
Số dư
SH
NT
97
31/3
31/3
Kết chuyển chi phí
NVL trực tiếp
621
838.009.493
838.009.493
98
31/3
31/3
Kết chuyển chi phí
nhân công trực tiếp
622
68.237.153
906.246.646
99
31/3
31/3
Kết chuyển chi phí
sản xuất chung
627
284.809.034
1.191.055.680
Ngày 31 tháng 3 năm 2003
Người lập sổ Kế toán trưởng
TK 621 TK 154
Kết chuyển CP NVLTT
TK 622
Kết chuyển CP NCTT
TK 627
Kết chuyển CP SXC
Sơ đồ 12: Sơ đồ kết chuyển vào TK 154 tại xí nghiệp
* Song song với việc ghi các sổ chi tiết, kế toán còn phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên sổ Nhật ký chung.
Sổ Nhật ký chung được ghi hàng ngày cho mọi đối tượng. Cuối kỳ số liệu trên sổ Nhật ký chung được dùng để ghi Sổ cái các TK liên quan
Biểu mẫu 16
Công ty Sông Đà 8 Sổ Nhật ký chung
Xí nghiệp Sông Đà 808 Quý 1 – Trích tháng 3 năm 2003
Chứng từ
Ngày Ghi sổ
Diễn giải
Số hiệu TK
Phát sinh nợ
Phát sinh có
SH
NT
PC20
2/3
2/3
Thuê công ty Hiền Kế đào hố móng
6277
331
7.856.200
7.856.200
PC21
4/3
4/3
Chi phí vận chuyển NVL
6278
331
365.500
365.500
HĐBH
7/3
7/3
Thuê ngoài MTC
6277
331
124.747.750
124.747.750
PC22
9/3
9/3
Chi phí bằng tiền khác
6278
111
8.753.268
8.753.268
XK28
10/3
10/3
Xuất CCDC
6273
153
9.092.000
9.092.000
...
...
...
...
XK27
2/3
31/3
Xuất NVL phục vụ thi công
621
152
9.481.000
9.481.000
BTTL
31/3
31/3
Trả lương công nhân
622
334
60.437.493
60.437.493
97
31/3
31/3
Kết chuyển chi phí NVLTT
154
621
838.009.493
838.009.493
98
31/3
31/3
Kết chuyển chi phí NCTT
154
622
68.237.153
68.237.153
99
31/3
31/3
Kết chuyển chi phí SXC
154
627
284.809.034
284.809.034
Ngày 31 tháng 03 năm 2003
Người lập sổ Kế toán trưởng
2.2.4. Đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ
Việc xác định giá trị công tác xây lắp dở dang cuối kỳ phụ thuộc vào phương thức thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành đã ký giữa doanh nghiệp xây lắp với bên giao thầu.
Xí nghiệp xây dựng Sông Đà 808 thanh toán với bên giao thầu theo giai đoạn công việc. Vì vậy, sản phẩm dở dang là những công việc xây lắp chưa hoàn thành hoặc đã hoàn thành nhưng chưa được sự xác nhận của bên giao thầu hay chưa bàn giao lúc cuối kỳ.
Trên cơ sở phiếu giá và biên bản kiểm kê khối lượng công tác xây lắp dở dang cuối kỳ, kế toán sẽ xác định giá trị sản phẩm dở dang theo giá dự toán của chi phí sản xuất trực tiếp.
Giá trị sản phẩm = Khối lượng sản phẩm * Giá dự toán của chi phí
dở dang cuối kỳ dở dang cuối kỳ sản xuất trực tiếp
Ví dụ: Giá trị sản phẩm dở dang của công việc xây trụ cuối quý 1 năm 2003 của công trình cầu B1-14 được xác định như sau
Khối lượng công việc chưa hoàn thành bàn giao đúng hạn là 2 mố trụ cầu. Giá dự toán về các khoản mục chi phí gồm có:
- Chi phí NVLTT: 45.221.337,5 đ
- Chi phí NCTT: 6.156.700 đ
- Chi phí SXC: 18.076.015 đ
Vậy giá trị NVL dở dang cuối kỳ = 2 x 45.221.337,5 = 90.442.675 đ
Chi phí NCTT dở dang cuối kỳ = 2 x 6.156.700 = 12.323.401 đ
Chi phí SXC dở dang cuối kỳ = 2 x 18.076.015 = 36.152.030 đ
Tổng giá trị sản phẩm dở dang = 138.918.106 đ
2.3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp xây dựng Sông Đà 808
2.3.1. Đối tượng tính giá thành
Để cho việc hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đạt kết quả cao nhằm tính đúng, tính đủ, tính chính xác giá thành công trình xây dựng cũng như để phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của mình, xí nghiệp đã xác định đối tượng tính giá thành là từng công trình, hạng mục công trình và giai đoạn công việc. Kỳ tính giá thành là một quý. Căn cứ vào tiến độ thi công thực tế, xí nghiệp thực hiện bàn giao theo từng khối lượng công tác xây lắp hoàn thành của công trình.
2.3.2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm
Lựa chọn phương pháp tính giá thành hợp lý sẽ giúp cho kế toán hạch toán được chính xác, rõ ràng. Việc quản lý CPSX và giá thành sản phẩm sẽ có hiệu quả cao, tăng cường khả năng tự chủ trong kinh doanh.
Để phù hợp với chế độ kế toán trong các doanh nghiệp xây lắp cũng như phù hợp với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình xí nghiệp đã chọn phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp theo phương pháp trực tiếp:
Giá thành sản phẩm = Chi phí sản xuất + Chi phí sản xuất _ Chi phí dở dang
đã hoàn thành trong kỳ dở dang đầu kỳ phát sinh trong kỳ cuối kỳ
Cuối một quý, kế toán xí nghiệp căn cứ vào biên bản kiểm kê và phiếu xác nhận khối lượng công việc hoàn thành để tiến hành tính giá thành cho những hạng mục hay khối lượng công việc đã hoàn thành bàn giao.
Đối với công trình cầu B1-14, cuối quý 1 năm 2003, căn cứ vào phiếu xác nhận khối lượng công việc hoàn thành kế toán đã xác định được khối lượng công việc hoàn thành gồm có: 7 trụ cầu, 5 mố trụ cầu. Khối lượng công việc chưa bàn giao đúng hạn là 2 mố trụ, 2 mố trụ này được xác định là sản phẩm dở dang cuối quý (đã phản ánh ở phần xác định giá trị sản phẩm dở dang).
Để tính được giá thành thực tế của khối lượng xây lắp hoàn thành trong tháng thì kế toán đã tập hợp được những số liệu sau:
- Từ số liệu trên thẻ tính giá thành kỳ trước ở dòng “chi phí SXKD dở dang cuối kỳ” trước, kế toán ghi vào dòng “chi phí SXKD dở dang đầu kỳ” này. Cuối quý 4 năm 2002 xí nghiệp không có chi phí dở dang cuối kỳ. Vì vậy, chi phí thực tế khối lượng xây lắp dở dang đầu quý 1 năm 2003 là 0.
- Căn cứ vào số liệu phản ánh trên sổ kế toán chi tiết các TK 621, TK 622, TK 627 kế toán tập hợp các chi phí phát sinh trong quý như sau:
Tháng 1: + Chi phí NVLTT: 652.122.620 đ
+ Chi phí NCTT: 60.268.175 đ
+ Chi phí SXC: 200.808.216 đ (trong đó chi phí sử dụng MTC: 78.456.350 đ)
Tháng 2: + Chi phí NVLTT: 422.896.365 đ
+ Chi phí NCTT: 56.206.031 đ
+ Chi phí SXC: 168.809.552 đ(trong đó chi phí sử dụng MTC: 71.039.150đ)
Tháng 3: + Chi phí NVLTT: 838.009.493 đ
+ Chi phí NCTT: 68.237.153 đ
+ Chi phí SXC: 284.809.334 (trong đó chi phí sử dụng MTC: 124.747.750 đ)
Vậy tổng chi phí phát sinh trong quý 1 năm 2003 là: 2.752.166.939đ trong đó:
- Chi phí NVLTT: 1.913.028.478 đ
- Chi phí NCTT: 184.711.359 đ
- Chi phí SXC: 654.427.102 đ (trong đó chi phí MTC: 274.243.250 đ)
Căn cứ vào biên bản kiểm kê và đánh giá giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ, kế toán xác định được tổng chi phí dở dang cuối kỳ: 139.918.106 đ trong đó
+ Chi phí NVLTT: 90.442.675 đ
+ Chi phí NCTT: 12.323.401 đ
+ Chi phí sản xuất chung: 36.152.030
Vì vậy, ta có giá thành thực tế khối lượng xây lắp hoàn thành trong quý 1 năm 2003 là:
0 + 2.752.166.939 – 138.918.106 = 2.613.248.833 đ
Sau đó kế toán lập thẻ tính giá thành cho phần hạng mục công trình hoàn thành như sau:
Biểu mẫu 17
Công ty Sông Đà 8
Xí nghiệp Sông Đà 808
Bảng tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm
Công trình cầu B1 – 14
Quý 1 năm 2003 Đơn vị tính: đồng
Chi phí dở dang đầu kỳ
Chi phí phát sinh trong kỳ
Chi phí dở dang cuối kỳ
Giá thành
Chi phí NVLTT
1.913.028.478
90.442.675
1.362.585.803
Chi phí NCTT
184.711.359
12.323.401
172.387.958
Chi phí SXC
654.427.102
36.152.030
602.275.071
- Chi phí MTC
274.243.250
-
274.243.250
Cộng
2.752.166.939
138.918.106
2.613.248.833
Ngày 1/ 4/ 2003
Người lập Kế toán trưởng
Chương 3 :
Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác
“ Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm “ tại xí nghiệp Sông đà 808
Trong chương 2, bài viết đã trình bày về thực trạng công tác hạch toán kế toán tại Xí nghiệp xây dựng Sông Đà 808. Qua đó chúng ta thấy được những mặt tốt và cả những mặt còn tồn tại trong việc tập hợp chi phí và tính giá thành của kế toán Xí nghiệp. Nội dung chủ yếu của chương 3 sau đây là một vài nhận xét đánh giá về tình hình thực hiện công tác hạch toán kế toán và một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp Sông Đà 808.
3.1. đánh giá chung tình hình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp sông Đà 808
3.1.1. Về tổ chức bộ máy quản lý và hoạt động sản xuất
Được thành lập từ một chi nhánh của Công ty xây dựng sông Đà 8, trong những năm qua, Xí nghiệp xây dựng sông Đà 808 đã thường xuyên đổi mới cách thức quản lý, mở rộng địa bàn hoạt động và đa dạng hoá sản phẩm.
Trước đây, hoạt động kinh doanh chủ yếu của xí nghịêp chỉ là cho thuê máy móc, phương tiện vận chuyển, kinh doanh vật tư vận tải, nhưng những năm gần đây xí nghiệp đã được giao nhiệm vụ thi công nhiều công trình lớn, có giá trị hàng tỷ đồng.
Ngoài ra, việc phân cấp quản lý phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh đã phục vụ đắc lực cho quá trình sản xuất sản phẩm mang lại cho xí nghiệp một khoản lợi nhuận đáng kể góp phần nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên và đóng góp không nhỏ vào ngân sách nhà nước. Điều đó cho thấy xí nghiệp đã chứng tỏ được năng lực của mình và sẽ còn phát triển hơn nữa trong tương lai.
3.1.2. Về tổ chức bộ máy kế toán
+ Bộ máy kế toán
Trong việc quản lý công tác kế toán, xí nghiệp đã áp dụng những biện pháp làm cho quá trình hạch toán trở nên đơn giản, chính xác. Bộ máy kế toán được tổ chức hợp lý, phù hợp với yêu cầu và đặc điểm hoạt động kinh doanh. Đội ngũ nhân viên kế toán trình độ cao, nhiều kinh nghiệm, xử lý linh hoạt các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
+ Hệ thống chứng từ và phương pháp hạch toán
Hệ thống chứng từ của Xí nghiệp được tổ chức theo đúng quy định, các chứng từ phản ánh đúng các nghiệp vụ phát sinh trong quá trình thi công.
Hàng tồn kho được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên là một quyết định đúng đắn do sản phẩm xây lắp là những công trình có giá trị lớn (lên đến hàng tỷ đồng) và thời gian thi công lâu dài (thường là hơn 1 năm), hơn nữa, trong kỳ hạch toán lại phát sinh nhiều công trình. Vì vậy, tình hình nhập xuất NVL phải được phản ánh thường xuyên và kịp thời theo từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhằm tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Theo dõi NVL thưòng xuyên liên tục sẽ giúp cho nhà quản lý có được thông tin nhanh kịp thời, chính xác từ đó sẽ có những quyết định hợp lý đối với sản phẩm. Việc áp dụng phương pháp này mang lại cho xí nghiệp nhiều thuận lợi trong công tác kiểm kê NVL nhập, xuất trong kỳ.
Công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp đã vận dụng các phương pháp tập hợp chi phí và phương pháp tính giá thành phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Hình thức sổ kế toán
Hình thức sổ kế toán Nhật ký chung áp dụng trong công tác hạch toán kế toán tại xí nghiệp là hoàn toàn phù hợp. Trọng tâm của hình thức sổ này là các sổ chi tiết, sổ nhật ký chung được ghi theo trình tự thời gian phát sinh và định khoản các nghiệp vụ kinh tế. Vì vậy nó giúp cho việc phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trở nên rõ ràng, đơn giản mà vẫn đảm bảo tính chính xác và đầy đủ của số liệu. Hơn nữa, vì áp dụng máy vi tính trong công tác kế toán nên việc sử dụng hình thức sổ nhật ký chung sẽ giúp cho công tác kế toán trở nên thuận lợi đơn giản mà vẫn đảm bảo tính đúng đủ các số liệu kế toán phát sinh.
3.1.3. Những ưu điểm, tồn tại trong công tác kế toán tại Xí nghiệp Sông Đà 808
3.1.3.1 Ưu điểm
- Ngay từ khi mới thành lập Xí nghiệp đã áp dụng kế toán quản trị trong công tác hạch toán kế toán. Kế toán quản trị đã giúp cho quá trình thu thập xử lý và cung cấp thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh một cách cụ thể phục vụ cho lãnh đạo xí nghiệp trong việc lập kế hoạch điều hành, tổ chức thực hiện kế hoạch và tổ chức hoạt động kinh tế tài chính trong nội bộ xí nghiệp. Hiện nay, tiến tới sử dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp đang là xu thế chung của quốc tế. Vì vậy, ưu điểm này giúp xí nghiệp tăng cường khả năng hội nhập và nâng cao sức cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.
Đồng thời với việc sử dụng rộng rãi các số liệu ghi chép hàng ngày của kế toán tài chính nhằm cụ thể hoá các số liệu một cách chi tiết, việc sử dụng các báo cáo kế toán quản trị sẽ giúp xí nghiệp có được một hệ thống thông tin đầy đủ và chính xác về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Từ đó, xí nghiệp có được các quyết định cần thiết cho việc tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng thêm lợi nhuận và cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên.
- Công tác kế toán được tiến hành và thực hiện trên máy vi tính đã cài sẵn chương trình kế toán mang tên SongDa Accounting System (SAS) giúp xí nghiệp xử lý nhanh và chính xác các chứng từ kế toán và các sổ liên quan. Nội dung của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được phản ánh kịp thời vào sổ nhật ký chung, máy vi tính giúp xí nghiệp ghi chép số liệu một cách linh hoạt và tiết kiệm được thời gian. Kế toán chỉ cần phản ánh đúng nội dung của nghiệp vụ kinh tế phát sinh từ các chứng từ kế toán vào sổ nhật ký chung thì máy vi tính sẽ tự động chuyển các số liệu cần thiết vào những sổ kế toán liên quan.
Hiện nay, trong xu thế toàn cầu hoá và sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin thì việc tiến hành kế toán trên máy vi tính của xí nghiệp là quyết định mới và hoàn toàn phù hợp.
- Xí nghiệp đã sử dụng các TK chi tiết cho từng công trình (có nghĩa là khi phát sinh công trình nào thì sẽ có các TK liên quan phản ánh chi tiết cho từng công trình đó). Cách bố trí tài khoản như vậy rất khoa học. Điều này giúp cho việc theo dõi tình hình nhập, xuất tưng loại NVL của xí nghiệp được chính xác và quá trình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp rõ ràng, đầy đủ.
Những ưu điểm trên giúp cho quá trình quản lý SXKD của xí nghiệp được thuận lợi, khả năng xử lý thông tin nhanh. Từ đó, đề ra được những chiến lược kinh doanh hợp lý nhằm tăng thế cạnh tranh của xí nghiệp trên thương trường.
3.1.3.2. Những tồn tại cần khắc phục
Bên cạnh những ưu điểm kể trên công tác kế toán của xí nghiệp vẫn còn có những tồn tại và nếu những hạn chế này được khắc phục thì bộ máy kế toán của xí nghiệp sẽ trở nên hoàn thịên hơn.
a. Về việc tập hợp các chứng từ để ghi sổ
Trước hết cần phải nói rằng hầu như tất cả chứng từ phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được ghi vào sổ chi tiết theo từng chứng từ với số hiệu, ngày tháng, cụ thể vào đúng các tài khoản liên quan. Nhưng vì phòng kế toán ở xa địa điểm thi công công trình xây dựng nên các chứng từ phải đến cuối tháng mới được tập hợp về phòng kế toán. Các chứng từ phản ánh việc nhập, xuất NVL với giá trị lớn (trên một triệu đồng) kế toán sẽ phản ánh theo từng chứng từ. Nhưng có một vài chứng từ phản ánh việc xuất hay nhập NVL với giá trị nhỏ, kế toán lại tổng hợp số liệu trên các chứng từ này để ghi sổ nhật ký chung một lần. Việc làm này ảnh hưởng đến việc hạch toán chi tiết và không phản ánh đúng thực tế số NVL mỗi lần nhập xuất.
b. Việc hạch toán chi phí NVL
- Hạch toán chi phí NVLTT xuất dùng cho các công trình được theo dõi trên TK 621 (chi tiết cho từng công trình) và việc nhập NVL được phản ánh trên TK 152 (chi tiết cho từng loại NVL).
Trong quá trình này phát sinh chi phí vận chuyển bốc dỡ NVL. Kế toán xí nghiệp đã không hạch toán khoản chi phí này vào TK 152 (khi nhập NVL) và TK 621 (khi xuất NVL) mà lại coi đây như là khoản chi phí bằng tiền để hạch toán vào TK 6278. Điều này là sai nguyên tắc.
Chi phí vận chuyển bốc dỡ NVL là một phần trị giá thực tế của NVL. Cách hạch toán như vậy đã không phản ánh đúng trị giá thực tế của NVL theo từng lần nhập xuất làm sai lệch ý nghĩa kinh tế của từng khoản mục chi phí trong kỳ, vì vậy đã làm ảnh hưởng đến việc tính đúng tính đủ chi phí sản xuất.
- Đối với chi phí NVL dùng cho bộ phận quản lý tổ, đội xây dựng kế toán xí nghiệp đã hạch toán vào TK 621 – Chi phí NVLTT. Điều này gây khó khăn cho việc xác định đúng đắn và đầy đủ chi phí NVL xuất dùng cho các bộ phận.
c. Việc hạch toán chi phí máy thi công
Tại Xí nghiệp xây dựng Sông Đà 808, máy thi công được giao cho các đội xây dựng quản lý. Theo quy đinh mới nhất của Bộ tài chính thì máy thi công sẽ được hạch toán trên TK 623 - Chi phí sử dụng máy thi công. Nhưng một số chứng từ phát sinh trong tháng 3/2003 về chi phí nhân viên sử dụng MTC kế toán lại phản ánh trên TK 622, chi phí nhiên liệu cho máy kế toán phản ánh trên TK 621, còn chi phí khấu hao máy được phản ánh trên TK 6274. Cách hạch toán như vậy khiến cho việc tính toán, kiểm tra chi phí sử dụng máy thi công rất khó khăn và thiếu chính xác, ảnh hưởng đến việc tính đúng tính đủ giá thành sản phẩm.
3.2. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm ở xí nghiệp Xây Dựng Sông Đà 808
* ý kiến thứ nhất: Về việc tổ chức hệ thống sổ kế toán
Hàng tháng Xí nghiệp nên tập hợp số liệu ở các sổ chi tiết vào Bảng tổng hợp chi tiết để cuối kỳ đối chiếu với sổ cái các tài khoản liên quan và đối chiếu với báo cáo tài chính.
Xí nghiệp có thể áp dụng mẫu sau:
Bảng tổng hợp chi tiết chi phí phát sinh
Tháng năm
STT
Tên
công trình
Số hiệu
công trình
Chi phí NVLTT
Chi phí
NCTT
Chi phí MTC
Chi phí
SXC
Tổng cộng chi phí
1
Nhà H1-3
15
...
2
Cầu B1-14
24
...
3
Mắt phản quang QL 1A
25
...
...
...
...
* ý kiến thứ hai: Về tổ chức chứng từ xuất NVL
Tại Xí nghiệp Sông Đà 808, số NVL xuất dùng hàng ngày phục vụ cho thi công các công trình là rất lớn. Để có thể kiểm tra chính xác số lượng NVL đã được sử dụng cho từng công trình cụ thể, Xí nghiệp nên có kế hoạch đưa ra hạn mức vật tư sử dụng trong tháng đối với từng công trình. Việc làm này giúp kế toán dễ dàng đối chiếu số NVL thực tế xuất dùng trên các phiếu xuất kho và tránh được tình trạng dùng vật tư không đúng mục đích.
Xí nghiệp có thể áp dụng mẫu hạn mức vật tư như sau:
Hạn mức vật tư
Tên công trình:
Tháng... năm...
STT
Tên vật tư
Đơn vị tính
Số lượng
Nội dung sử dụng
1
2
...
Cán bộ kỹ thuật Thủ trưởng đơn vị
* ý kiến thứ ba: Về việc hạch toán chi phí NVL
+ Đối với khoản chi phí vận chuyển, bốc dỡ NVL kế toán phải định khoản vào TK 621 theo đúng quy định. Cụ thể đối với chi phí vận chuyển phát sinh trong tháng 3 năm 2003 của công trình cầu B1-14, thay vì hạch toán vào TK 6278, kế toán định khoản như sau:
Nợ TK 621 350.000
Nợ TK 133 17.500
Có TK 331 367.500
+ Đối với khoản chi phí NVL sử dụng cho bộ phận quản lý tổ, đội xây dựng, kế toán nên tách riêng ra khỏi chi phí NVLTT và ghi vào sổ chi tiết TK 6272 - chi tiết theo công trình theo định khoản:
Nợ TK 6272 370.879
Có TK 152 370.879
* ý kiến thứ tư: Về việc tập hợp chi phí sử dụng MTC
Đối với những hạng mục công trình không phải thuê ngoài MTC mà sử dụng trực tiếp MTC của xí nghiệp, kế toán nên sử dụng TK 623 để hạch toán theo quyết định số 1864/ 1998/ QĐ/ BTC ban hành ngày 26/ 12/ 1998 dùng cho các doanh nghiệp xây lắp.
Ví dụ: Căn cứ vào các chứng từ phát sinh trong tháng 3 năm 2003 đối với hạng mục thi công công trình Nhà H1-3, kế toán nên định khoản lại các chi phí liên quan đến MTC như sau:
- Hạch toán chi phí nhân công điều khiển xe, máy thi công
Nợ TK 6231 5.963.586
Có TK 334 5.963.586
- Hạch toán chi phí nguyên liêu, nhiên liệu dùng cho MTC
Nợ TK 6232 4.702.544
Có TK 152 4.702.544
- Hạch toán chi phí CCDC dùng cho đội MTC
Nợ TK 6233 1.076.000
Có TK 153 1.076.000
- Hạch toán chi phí khấu hao MTC
Nợ TK 6234 530.456
Có TK 214 530.456
- Hạch toán chi phí dịch vụ mua ngoài
Nợ TK 6237 2.289.310
Có TK 331 2.289.310
- Hạch toán chi phí bằng tiền khác
Nợ TK 6238 3.601.389
Có TK111 3.601.389
Kết luận
Quá trình phấn đấu để có thể tồn tại và phát triển không ngừng khiến các doanh nghiệp xây lắp nói riêng và các doanh nghiệp sản xuất nói chung phải biết kết hợp các yếu tố đầu vào, đảm bảo chất lượng đầu ra và cân đối thu chi một cách hợp lý. Điều đó đòi hỏi công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của doanh nghiệp phải chính xác, đầy đủ, hoàn thiện không ngừng để thích ứng với yêu cầu quản lý trong cơ chế mới. Vì vậy, việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm chi phí sản xuất cùng với việc phấn đấu hạ giá thành sản phẩm là một vấn đề cần thiết đồng thời là nhiệm vụ chủ yếu của doanh nghiệp.
Qua quá trình học tập tại trường và thực tập tại Xí nghiệp xây dựng Sông Đà 808 em đã thấy được việc trau dồi kiến thức lý luận cơ bản trong những năm học là rất quan trọng vì đó là nền tảng để tiếp thu thực tế. Việc kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn trong công tác kế toán sẽ giúp các nhà quản lý đưa ra quyết định đúng đắn, kịp thời đối với mọi hoạt động của doanh nghiệp. Tại Xí nghiệp, em đã có điều kiện tìm hiểu thực trạng tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở một doanh nghiệp xây lắp. Cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy, cô giáo và sự giúp đỡ của các cán bộ tại phòng Tài chính - Kế toán của Xí nghiệp em đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp mang tên “Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Xí nghiệp xây dựng Sông Đà 808”. Song do khả năng hạn chế của bản thân nên bài luận văn này không tránh khỏi những sai sót. Em kính mong sự thông cảm và góp ý của các thầy, cô giáo và bạn bè để luận văn của em được hoàn thiện hơn.
Qua đây em xin chân thành cảm ơn cô giáo – Thạc sĩ Nguyễn Thu Hà đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em hoàn thành luận văn này. Em cũng xin chân thành cảm ơn các cán bộ tại phòng Tài chính - Kế toán của Xí nghiệp xây dựng Sông Đà 808 đã hưóng dẫn và giúp đỡ em trong thời gian thực tập tại Xí nghiệp.
Hà Nội ngày tháng năm
Sinh viên
Trần Phương Lan
Mục lục
Trang
Danh mục các biểu mẫu
Trang
Biểu mẫu 1: Bảng tổng hợp kết quả kinh doanh của xí nghiệp Sông Đà 808
37
Biểu mẫu 2: Phiếu xuất kho
44
Biểu mẫu 3: Bảng kê nhập xuất tồn
45
Biểu mẫu 4: Sổ chi tiết TK 621
47
Biểu mẫu 5: Hợp đồng giao khoán
49
Biểu mẫu 6: Bảng chấm công
50
Biểu mẫu 7: Bảng thanh toán lương
51
Biểu mẫu 8: Sổ chi tiết TK 622
53
Biểu mẫu 9: Bảng trích khấu hao TSCĐ
56
Biểu mẫu 10: Sổ chi tiết TK 6271
61
Biểu mẫu 11: Sổ chi tiết TK 6273
61
Biểu mẫu 12: Sổ chi tiết TK 6274
62
Biểu mẫu 13: Sổ chi tiết TK 6277
62
Biểu mẫu 14: Sổ chi tiết TK 6278
63
Biểu mẫu 15: Sổ chi tiết TK 154
65
Biểu mẫu 16: Sổ nhật ký chung
67
Biểu mẫu 17: Bảng tính giá thành
70
Danh mục các sơ đồ
Sơ đồ 1: Sơ đồ hạch toán chi phí NVLTT
19
Sơ đồ 2: Sơ đồ hạch toán chi phí NCTT
20
Sơ đồ 3: Sơ đồ hạch toán chi phí MTC
23
Sơ đồ 4: Sơ đồ hạch toán chi phí SXC
28
Sơ đồ 5: Sơ đồ kết chuyển vào TK154
29
Sơ đồ 6a: Sơ đồ ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung
33
Sơ đồ 6b: Sơ đồ ghi sổ theo hình thức Nhật ký Sổ cái
33
Sơ đồ 6c: Sơ đồ ghi sổ theo hình thức Chứng từ ghi sổ
34
Sơ đồ 6d: Sơ đồ ghi sổ theo hình thức Nhật ký chứng từ
34
Sơ đồ 7: Sơ đồ bộ máy kế toán của Xí nghiệp
39
Sơ đồ 8: Sơ đồ ghi sổ kế toán của Xí nghiệp
40
Sơ đồ 9: Sơ đồ hạch toán chi phí NVLTT tại xí nghiệp
46
Sơ đồ 10: Sơ đồ hạch toán chi phí NCTT tại xí nghiệp
53
Sơ đồ 11: Sơ đồ hạch toán chi phí SXC tại xí nghiệp
63
Sơ đồ 12: Sơ đồ kết chuyển vào TK154
66
Danh mục các thuật ngữ viết tắt
Ký hiệu viết tắt
Tên đầy đủ
XL
Xây lắp
TK
Tài khoản
KC
Kết chuyển
CP
Chi phí
PC
Phiếu chi
CBCNV
Cán bộ công nhân viên
NVL
Nguyên vật liệu
CCDC
Công cụ dụng cụ
TSCĐ
Tài sản cố định
MTC
Máy thi công
SXKD
Sản xuất kinh doanh
BHXH
Bảo hiểm xã hội
BHYT
Bảo hiểm y tế
KPCĐ
Kinh phí công đoàn
NVQL
Nhân viên quản lý
GTGT
Giá trị gia tăng
NVLTT
Nguyên vật liệu trực tiếp
NCTT
Nhân công trực tiếp
SXC
Sản xuất chung
đ/ư
Đối ứng
Danh mục tài liệu tham khảo
PTS Võ Văn Nhị và Thạc sĩ Phạm Thanh Liêm, “ Hướng dẫn thực hành về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp”, Nhà xuất bản Tài chính.
“Hệ thống kế toán doanh nghiệp xây lắp”, Nhà xuất bản tài chính năm 1999.
Nguyễn Văn Công, “Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính – VAT”, Nhà xuất bản Tài chính.
“Lý thuyết hạch toán kế toán”, Tủ sách Đại học Thăng Long.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2352.doc