Qua thời gian thực tập ở Công ty em đã hiểu hơn về cách hạch toán kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm, hiểu hơn về vai trò của nó trong quá trình sản xuất kinh doanh. Em đã được biết thực tiễn như thế nào so với lý thuyết được học. Đặc biệt là em hiểu một nhân viên kế toán là như thế nào, làm việc ra sao, ngoài trình độ chuyên môn thì còn cần những tố chất gì. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo PGS.TS Nguyễn Thị Đông, cảm ơn sự giúp đỡ, đóng góp ý kến của cán bộ Công ty TNHH NN một thành viên Kim Loại Màu Nghệ Tĩnh. Do địa bàn Công ty thực tập xa so với trường nên có một số buổi em không gặp Cô như lịch hẹn, em mong được Cô thông cảm và giúp đỡ em.
64 trang |
Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1202 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên Kim Loại Màu Nghệ Tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p cho công nhân sản xuất sản phẩm thiếc (dựa vào bảng kê sản lượng thực hiện quý của các phân xưởng)
Nợ TK 622 (chi tiết theo từng phân xưởng)
Có TK 334 - Tổng số tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp.
Trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo tỷ lệ quy định (phần tính vào chiphí là 19%):
Nợ TK 622 (chi tiết theo phân xưởng)
Có TK 338: (19% tổng lương)
3382: (2%) - KPCĐ
3383: (15%) - BHXH
3384: (2%) -BHYT
Biểu 04:
CÔNG TY TNHH NN 1 TV KLM NGHỆ TĨNH Số: 2136
Đơn vị: Xí nghiệp khai thác tuyển thô
-----------***-----------
BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG, BẢO HIỂM
Quý 4 năm 2006
TT
Ghi Có các
TK
Ghi Nợ
các TK
TK 3341
TK 3342
TK 338 - Phải trả, phải nộp khác
Tổng cộng
TK 3382
TK 3383
TK 3384
Cộng TK 338
1
2
3
4
5
6
7
8
9
1
2
3
a
b
TK 622-CP NCTT
TK 6271 CP NV PX
TK 1388- Phải thu khác
BH 6%
BH 25%
505.587.052
-
-
-
-
9.553.381
558.360
558.360
69.015.938
28.588.912
23.005.312
5.583.600
9.202.125
5.438.603
4.601.063
837.540
9.553.381
78.218.063
34.585.875
27.606.375
6.979.500
515.140.433
78.218.063
34.585.875
27.606.375
6.979.500
Cộng
505.587.052
-
10.111.741
97.604.850
14.640.728
122.357.319
627.944.371
Sáu trăm hai bảy triệu, chín trăm bốn mươi bốn ngàn, ba trăm bảy mốt đồng
Ngày 20 tháng 12 năm 2006
Người lập Thủ trưởng
Biểu 05:
CÔNG TY TNHH NN 1 TV KLM NGHỆ TĨNH
Đơn vị: Xí nghiệp tuyển tinh luyện thiếc
-----------***----------
BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG, BẢO HIỂM XÃ HỘI
Quý 4 năm 2006
TT
Ghi có các
TK
Ghi Nợ
các TK
TK 3341
TK 3342
TK 338 - Phải trả, phải nộp khác
Tổng cộng
TK 3382
TK 3383
TK 3384
Cộng TK 338
1
2
3
4
5
6
7
8
9
1
2
3
a
b
TK 6271-CP NV PX
TK 622 - CP NC TT
TK 1388- Phải thu khác
BH 6%
BH 25%
26.749.500
368.747.899
535.000
7.374.948
9.717.134
51.914.325
20.543.819
1.295.578
6.921.950
4.108.754
11.547.712
66.211.223
24.652.583
38.297.212
434.959.122
24.652.483
Cộng
395.497.399
7.909.948
82.175.278
12.326.292
102.411.518
497.908.917
Bốn trăm chín bảy triệu, chín trăn linh tám nghìn, chín trăm mười bảy đồng
Ngày31 tháng 12 năm 2006
Người lập Giám đốc XN
Dựa vào bảng phân bổ tiền lương kế toán nhập số liệu vào máy tính, máy tính tự phản ánh vào sổ Nhật ký chung, sổ cái TK 334, 338, 335, 622,…và các sổ có liên quan. Quy trình mà máy tính ghi:
Bảng phân bổ NKC TK 334, Sổ cái TK 334 , Bảng cân đối
tiền lương 335, 338, 622 335, 338, 622 số phát sinh
Cuối kỳ, kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào tài khoản tính giá thành theo từng phân xưởng.
Nợ TK 154 (chi tiết theo từng phân xưởng)
Có TK 622 (chi tiết theo từng phân xưởng)
Dựa trên 2 bảng phân bổ tiền lương của 2 phân xưởng trên:
Nợ TK 154 (Xưởng KTT Thô): 515.140.433 đ
Nợ TK 154 (Xưởng TT LT): 434.959.122 đ
Có TK622 ( Xưởng KTT Thô): 515.140.433 đ
Có TK 622 (Xưởng TT LT) : 434.959.122 đ
Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp – Sơ đồ 05:
TK 334 TK 622 TK 154
Tiền lương và phụ cấp lương Kết chuyển chi phí nhân công
phải trả cho công nhân trực tiếp
trực tiếp
TK 338
Các khoản đóng góp theo tỷ lệ
với tiền lương thực tế p.sinh
Biểu 06:
CTY TNHH NN 1 TV KLM NGHỆ TĨNH
TT Quỳ Hợp - Quỳ Hợp - Nghệ An
----------***----------
SỔ CÁI
Năm:
Tên tài khoản: 622 – chi phí nhân công trực tiếp
01 Sản xuất thiếc
Số hiệu:
Từ ngày 01/10/2006 Đến ngày 31/10/2006
Dư đầu kỳ
Ngày tháng ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
Nhật ký chung
TK Đ/Ư
Số phát sinh
Số hiệu
Ngày tháng
Trang số
Số TT dòng
Nợ
Có
1835
1836
.
.
.
2463
2464
.
.
2564
31/10/2006
31/10/2006
.
.
.
31/12/2006
31/12/2006
.
.
31/12/2006
Xuất oxy cho XN KT tuyển thô
Phân bổ lương Q4 (T.tinh).
.
.
.
K/C chi phí NC Q4 (tuyển thô)
K/C chi phí NC Q4 (Tuyển tinh)
.
.
.
Trích bổ sung tiền lương
1521
1521
.
.
.
154
154
.
.
.
3341
4.795.900
365.183.622
.
.
.
.
.
.
320.476.555
.
.
.
.
.
515.140.433
434.959.122
.
.
.
.
Tổng cộng
1.380.848.596
1.616.335.628
Dư cuối kỳ
Ngày …tháng…năm…
Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc
c, Hạch toán chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm sau chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Đây là những chi phí phát sinh trong phạm vi các phân xưởng, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp. Để theo dõi các khoản chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng tài khoản 627 “chi phí sản xuất chung”, mở chi tiết theo từng phân xưởng. Chi phí sản xuất chung tại Công ty TNHH NN 1 TV KLM Nghệ Tĩnh bao gồm các loại: Chi phí khấu hao, chi phí bảo dưỡng máy móc, thiết bị, chi phí quản lý hành chính ở phân xưởng, chi phí công cụ sản xuất, các chi phí khác.
Kết cấu của TK 627 như sau:
Bên Nợ: Tập hợp chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh.
Bên Có:
Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung.
Kết chuyển (hay phân bổ) chi phí sản xuất chung.
TK 627 cuối kỳ không có số dư (do đã phân bổ, kết chuyển cho các sản phẩm)
Công ty chi tiết TK 627 thành các tiểu khoản sau:
c1, TK 6271 “Chi phí nhân viên phân xưởng” (chi tiết theo phân xưởng). Phản ánh chi phí về lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên phân xưởng (giám đốc phân xưởng, nhân viên kinh tế phân xưởng, thủ kho, bảo vệ,…) và các khoản đóng góp cho các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn trích theo tỷ lệ với tiền lương phát sinh.
Tiền lương của bộ phận quản lý xí nghiệp được tính theo 12% của tổng quỹ lương được tính. Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương hàng quý, kế toán tiền lương và bảo hiểm xã hội nhập vào sổ Nhật ký chung và lập báo cáo tiền lương của từng phân xưởng. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm căn cứ vào cân đối phát sinh mở sổ chi tiết tài khoản theo dõi từng khoản mục chi phí sản xuất chung và từng phân xưởng.
Hạch toán TK 6271 như sau:
Tính ra tiền lương phải trả cho nhân viên phân xưởng
Nợ TK 627(1) – Chi tiết cho từng phân xưởng
Có TK 334 – Lương nhân viên phân xưởng.
Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định (phần tính vào chi phí 19%)
Nợ TK 627(1) – Chi tiết cho từng phân xưởng.
Có TK 338 (3382, 3383, 3384)
Xem biểu 03, 04.
c2, TK 627(3) “Chi phí vật liệu, công cụ sản xuất” : Bao gồm các khoản chi phí về vật liệu, công cụ sản xuất chung cho phân xưởng. TK 627(3) là gộp 2 TK 627(2) và TK 627(3). Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ sản xuất phân bổ cho sản phẩm thiếc tại Công ty TNHH NN một thành viên L|KLM Nghệ Tĩnh bao gồm 2 loại:
+ Loại vật liệu, công cụ dụng cụ có giá trị nhỏ, thì kế toán phân bổ 1 lần vào chi phí sản xuất trong kỳ:
Nợ TK 627(3): Chi tiết cho từng phân xưởng
Có TK 152, 153: giá trị xuất dùng.
Quy trình hạch toán và ghi sổ giống xuất nguyên vật liệu trực tiếp cho sản xuất.
+ Loại công cụ, dụng cụ có giá trị lớn, kế toán phân bổ nhiều lần vào chi phí trong mỗi quý.
Khi xuất dùng:
Nợ TK 142 “Chi phí chờ phân bổ”
Có TK 153: giá trị xuất dùng
Hàng quý phân bổ:
Nợ TK 627(3) Giá trị phân bổ trong quý (Chi tiết từng phân xưởng)
Có TK 142
Cuối mỗi quý kế toán kết chuyển chi phí vật liệu, dụng cụ sản xuất để xác định giá thành sản phẩm thiếc.
Nợ TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”
Có TK 627(3) – chi tiết theo từng phân xưởng
c3, TK 627(4) “ Chi phí khấu hao tài sản cố định”: Phản ánh khấu hao tài sản cố định thuộc các phân xưởng sản xuất, kinh doanh chính, sản xuất kinh doanh phụ… như: máy móc, thiết bị, nhà cửa, kho tàng,…Hiện nay Công ty đang áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng theo phương pháp đường thẳng theo thời gian ước tính hữu dụng phù hợp với Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003 về ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
1
Tỷ lệ khấu hao năm =
Thời gian hữu dụng ước tính
Mức khấu hao năm = Nguyên giá × Tỷ lệ khấu hao năm
Hàng năm Công ty trích khấu hao TSCĐ cho cả năm sau đó phân bổ dần cho quý dựa trên sản lượng kế hoạch. Còn Quý 4 thì bằng cả năm trừ tổng quý 1, quý 2, quý3. Tổng chi phí khấu hao quý 4 năm 2006 của toàn Công ty là 836.300.000 đồng, trong đó phân bổ cho sản phẩm thiếc là 220.891.502 đồng.
Sau khi tính được khấu hao, kế toán lập bảng phân bổ và tiến hành ghi vào sổ Nhật ký chung, máy tính tự động vào sổ Cái TK 627, 214,…
Nợ TK 627(4) “chi phí khấu hao TSCĐ” – Chi tiết theo từng phân xưởng
Có TK 214 “khấu hao TSCĐ”
Cuối quý, kết chuyển chi phí khấu hao cơ bản TSCĐ vào tài khoản tính giá thành:
Nợ TK 154 – Chi tiết từng phân xưởng
Có TK 627(4) – chi tiết từng phân xưởng.
Biểu 07:
TỔNG CÔNG TY KS VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH NN 1 TV KLM NGHỆ TĨNH
TỔNG HỢP CHI TIẾT TÀI KHOẢN- Q4/2006
TK 6274 “CHI PHÍ KHẤU HAO TSCĐ”
Tên chi tiết
Số dư đầu kỳ
Số phát sinh trong kỳ
Số dư cuối kỳ
Nợ
Có
Nợ
Có
Nợ
Có
Xưởng Suối Bắc
60.538.344
60.538.344
XN tuyển tinh
125.242.616
125.242.616
XN tuyển thô
89.595.052
89.595.052
Tổng
-
-
220.891.502
220.891.502
-
-
c4, TK 627(7) “chi phí dịch vụ mua ngoài”: Bao gồm những chi phí dịch vụ thuê ngoài phục vụ sản xuất, kinh doanh của các phân xưởng, bộ phận như chi phí sữa chữa TSCĐ, nước, điện thoại,…Những chi phí về dịch vụ mua ngoài như điện thoại, báo chí… đơn vị trực tiếp thanh toán với bưu điện huyện Quỳ Hợp - Nghệ An, hàng tháng căn cứ vào hoá đơn đặt mua báo, cước điện thoại, đơn vị đưa lên phòng tài chính kế toán để hạch toán vào sổ Nhật Ký chung. Tại đơn vị trực thuộc chỉ lưu hoá đơnn photocopy còn hoá đơn gốc lưu ở phòng tài chính kế toán.
Nợ TK 627(7) – Chi tiết từng phân xưởng.
Nợ TK 133 “Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ”
Có TK 111.
Tiền điện phục vụ cho sản xuất và quản lý xí nghiệp thì Công ty thanh toán trực tiếp với Sở điện lực Nghệ An và báo nợ với các đơn vị theo giá khoán. Khi nhận hoá đơn tiền điện kế toán ghi:
Nợ TK 1368 “Phải thu đơn vị trực thuộc”
Nợ TK 1331 “Thuế giá trị gia tăng đầu vào”
Có TK 331 “Phải trả nhà cung cấp”
Có TK 642(7) “Chi phí quản lý doanh nghiệp” (phần chênh lệch giữa giá khoán với giá hoá đơn)
Sau đó phân bổ cho các đơn vị trực thuộc theo giá khoán sản phẩm, kế toán ghi:
Nợ TK 627(7) – chi tiết từng phân xưởng
Có TK 1368 “Phải thu đơn vị trực thuộc”
Cuối quý kế toán tập hợp chi phí sản xuất kết chuyển toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài vào tài khoản tính giá thành (TK 154).
Nợ TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” – chi tiết từng phân xưởng
Có TK 627(7) – Chi tiết từng phân xưởng.
c5, TK 627(8) “ Chi phí khác bằng tiền”: là những khoản chi phí còn lại ngoài các chi phí kể trên như chi phí thuế tài nguyên, chi phí hội nghị, lễ tân, tiếp khách, giao dịch….Căn cứ vào chứng từ gốc xin thanh toán, kế toán ghi:
Nợ TK 627(8) – chi tiết từng phân xưởng
Có TK 111, 112 - tiền thanh toán
Riêng chi phí tài nguyên, sau khi nhận được giấy thông báo nộp thuế tài nguyên của Cục thuế tỉnh Nghệ An, kế toán phản ánh:
Nợ TK 627(8) “ Chi phí khác bằng tiền”
Có TK 3336 “ Thuế tài nguyên”
Khi thanh toán, kế toán ghi:
Nợ TK 3336 “Thuế tài nguyên”
Có TK 111, 112.
Thuế tài nguyên được tính theo khối lượng thiếc sản xuất trong kỳ, tính và nộp hàng tháng theo đơn giá 4.500.000 đồng/tấn quặng tự sản xuất.
Quý 4 năm 2004, tổng khối lượng quặng là 105,164 tấn, trong đó quặng tự sản xuất là 103, 1411 tấn, còn lại là mua ngoài. Tổng thuế tài nguyên Quý 4 năm 2006 là 464.134.940 đồng.
Biểu 08:
BẢNG PHÂN BỔ THUẾ TÀI NGUYÊN QUÝ 4 NĂM 2006
TT
Diễn giải
TK ghi Nợ
TK ghi Có
Số tiền
Ghi chú
1
Phân bổ thuế tài nguyên T10/2006 (35,8432 tấn)
6278
3336
161.294.400
2
Phân bổ thuế tài nguyên T11/2006 (27,8123 tấn)
6278
3336
125.155.350
3
Phân bổ thuế tài nguyên T122006 (39,4856 tấn)
6278
3336
177.685.200
Tổng cộng
464.134.940
Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung – Sơ đồ 05.
TK 152, 153… TK 627 TK 154
Chi phí vật liệu, công cụ Phân bổ hoặc kết chuyển
chi phí sản xuất chung
TK 334, 338 TK 111,152, 153
chi phí lương NV phân xưởng Các khoản thu hồi
và các khoản trích theo lương
TK 214 TK 138,….
Chi phí khấu hao TSCĐ Các khoản phải thu ghi
giảm chi phí SXC
TK 331, 111, 112… TK 632
Các chi phí khác mua ngoài Kết chuyển chi phí SXC
không phân bổ vào giá vốn
TK 1331
Thuế GTGT đầu
Vào được khấu trừ
Biểu 09:
CTY TNHH NN 1 TV KLM NGHỆ TĨNH
Thị trấn Quỳ Hợp - Quỳ Hợp - Nghệ An
SỔ CÁI
Tên tài khoản: 627 - Chị phí sản xuất chung
01 Sản xuất thiếc
Số hiệu:
Từ ngày 01/10/2006 Đến ngày 31/12/2006
Dư đầu kỳ
Ngày tháng ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
Nhật ký chung
TK Đ/Ư
Số phát sinh
Số hiệu
Ngày tháng
Trang số
Số TT dòng
Nợ
Có
879
1836
.
.
.
2463
2464
.
.
.
2564
05/10/2006
31/10/2006
.
.
.
31/12/2006
31/12/2006
.
.
.
31/12/2006
Thanh toán tiền bốc than, thiếc
Phân bổ lương Q4 (T.tinh).
.
.
.
K/C chi phí khấu hao (SX Sn)
K/C chi phí điện Q4 (SX Sn)
.
.
.
K/C chi phí khác Q4 (SX Sn)
111
334
.
.
.
154
154
.
.
.
3341
795.900
368.747.899
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
220.891.502
1.917.610
.
.
.
550.650.469
Tổng cộng
1.366.681.043
1.366.681.043
Dư cuối kỳ
Quá trình tổng hợp chi phí sản xuất tiến hành như sau:
Cuối kỳ, kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (chi tiết theo từng phân xưởng):
Nợ TK 154 (chi tiết từng phân xưởng) - Tổng hợp chi tiết nguyên vật liệu
Có TK 621 (chi tiết từng phân xưởng) - Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo từng phân xưởng.
Cuối kỳ, kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp (chi tiết từng phân xưởng):
Nợ TK 154 (chi tiết từng phân xưởng) - Tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp theo từng phân xưởng.
Có TK 622 (chi tiết từng phân xưởng) - Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp theo từng phân xưởng.
Cuối kỳ, phân bổ hoặc kết chuyển chi phí sản xuất chung cho từng phân xưởng:
Nợ TK 154 (chi tiết từng phân xưởng) - Tổng hợp chi phí sản xuất chung theo từng phân xưởng.
Có TK 627 (chi tiết từng phân xưởng) - Kết chuyển hay phân bổ chi phí sản xuất chung theo từng phân xưởng.
Giá trị ghi giảm chi phí:
+ Phế liệu thu hồi (nếu chưa ghi giảm trên tài khoản 621, 627)
Nợ TK 152 (chi tiết phế liệu)
Có TK 154 (chi tiết từng phân xưởng)
+ Giá trị sản phẩm,vật tư thiếu hụt trong sản xuất:
Nợ TK 138, 334,..
Có TK 154 (chi tiết từng phân xưởng)
+ Vật liệu dung không hết nhập kho:
Nợ TK 152 (chi tiết từng loại)
Có TK 154 (chi tiết từng phân xưởng)
Giá thành thực tế sản phẩm thiếc:
Nợ TK 155 - Nhập kho thành phẩm
Nợ TK 157 – Hàng gửi bán
Nợ TK 632 – Tiêu thụ thẳng (không qua kho)
Có TK 154 (chi tiết từng phân xưởng) – Giá thành công xưởng.
Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất sản phẩm tại Công ty TNHH NN 1 TV KLM Nghệ TĨnh – Sơ đồ 06:
TK 154
TK 621 DĐK ××× TK 152, 111,…
Chi phí NVL trực tiếp Các khoản ghi giảm chi phí
TK 155, 152
Nhập kho
TK 622
Chi phí NC trực tiếp TK 157
Giá thành Gửi bán
thực tế
TK 627 TK 632
Chi phí SXC Tiêu thụ
DCK:×××
Thực trạng tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH NN một thành viên Kim Loại Màu Nghệ Tĩnh.
1.3.1. Đối tượng tính giá thành sản, sản lượng tính giá thành, kỳ tính giá thành.
Đối tượng tính giá thành ở Công ty TNHH NN một thành viên Kim Loại Màu Nghệ Tĩnh là sản phẩm, trong lĩnh vực kinh doanh thiếc thì đối tượng tính giá thành là sản phẩm thiếc thỏi 99,75%.
Sản lượng tính giá thành là tấn, sản lượng tính giá thành tại Công ty quý 4 năm 2006 là 73,5237 tấn.
Kỳ tính giá thành là quý, sau mỗi quý Công ty tiến hành tính giá thành phẩm nhập kho và xuất bán trong quý đó.
1.3.2. Kiểm kê, tính giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
Toàn bộ quặng thô nhập vào kho Công ty đều được mở sổ theo dõi về các chỉ tiêu: Quặng thô, hàm lượng thiếc trong quặng và quy ra thiếc kim loại trong quặng. Sản phẩm dở dang thường được tính bằng tấn thiếc kim loại. Cuối kỳ, căn cứ vào sổ theo dõi quặng nhập, xuất, tồn – Phòng kỷ thuật sản xuất lập báo cáo gửi cho lãnh đạo Công ty và các phòng ban liên quan (phòng kế hoạch, phòng kế toán tài chính). Phòng kế toán tài chính căn cứ vào báo cáo lượng thiếc kim loại xuất kho sản xuất, số lượng thiếc kim loại hoàn thành nhập kho, số sản phẩm hoàn thành trong kỳ và báo cáo về mức độ dở dang của xí nghiệp tuyển tinh luyện thiếc để tính giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ.
Trong quý 4 năm 2006, số lượng sản phẩm dở dang trên dây chuyền sản xuất thiếc được xác định là 24,4911 tấn với mức độ hoàn thành là 90%(được tính theo hàm lượng kim loại có trong sản phẩm dở dang được kểm kê và phân tích vào cuối mỗi quý) sản lượng hoàn thành nhập kho là 73,5237 tấn.
Khối lượng sản phẩm dở dang
quy đổi sản phẩm hoàn thành = 24,4911 × 90% = 22,042 (tấn)
tương đương
Tính ra giá trị sản phẩm dở dang quy đổi như sau:
Giá trị sản Giá trị dư đầu kỳ + Phát sinh trong kỳ Khối lượng sản
phẩm dở dang = × phẩm dở dang
quy đổi Tổng khối lượng sản phẩm quy đổi
3.313.116.035 + 11.095.702.238
= × 22.042
73,5237 + 22,042
= 3.323.359.450 (đồng)
Vậy cuối quý 4 năm 2006 sản lượng sản phẩm dở dang là 24,4911 tấn tương đương giá trị là 3.323.359.450 đồng.
Biểu 10:
CTY TNHH NN 1 TV KLM NGHỆ TĨNH
Thị trấn Quỳ Hợp - Quỳ Hợp - Nghệ An
SỔ CÁI
Tên tài khoản: 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
01 Sản xuất thiếc
Số hiệu:
Từ ngày 01/10/2006 Đến ngày 31/12/2006
Dư đầu k ỳ: 3.313.116.035
Ngày tháng ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
Nhật ký chung
TK Đ/Ư
Số phát sinh
Số hiệu
Ngày tháng
Trang số
Số TT dòng
Nợ
Có
2454
2466
2475
2477
2483
2495
2497
2514
31/12/06
31/12/06
31/12/06
31/12/06
31/12/06
31/12/06
31/12/06
31/12/06
K/C cp NVL
K/C cp NCTT
K/C cp NV PX
K/C cp Công cụ dụng cụ
K/C cp khấu hao
K/C cp dịch vụ mua ngoài
K/C cp khác
Nhập kho 73,5237 tấn thiếc 99,75%
621
622
6271
6273
6274
6277
6278
155
8.348.172.591
1.380.848.596
165.325.719
148.658.923
220.891.502
264.343.050
567.461.849
11.085.458.823
Tổng cộng
11.095.702.238
11.085.458.823
Dư cuối kỳ
3.323.359.450
1.3.3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm
Tại Công ty TNHH NN một thành viên Kim Loại Màu Nghệ Tĩnh khi tập hợp chi phí sản xuất thiếc thì do quy trình công nghệ phải trải qua nhiều bước nên tập hợp chi phí sản xuất thiếc kế toán phải cộng nhập toàn bộ chi phí phát sinh ở các đơn vị sản xuất thiếc và chi phí thu mua quặng ở tất cả các bộ phận liên quan. Còn để tính được giá thành công xưởng của sản phẩm thiếc thỏi 99,75% nhập kho thì kế toán sử dụng phương pháp trực tiếp.
Tổng giá thành Giá trị sản phẩm Chi phí Giá trị sản
= dở dang + phát sinh - phẩm dở dang
sản phẩm đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ
Tổng giá thành
sản phẩm nhập kho = 3.313.166.035 + 11.095.702.238 - 3.323.359.450
quý 4 năm 2006
= 11.085.458.823 (đồng)
Giá thành đơn Tổng giá thành sản phẩm nhập kho
vị sản phẩm =
nhập kho Số lượng sản phẩm nhập kho
Giá thành đơn vị 11.085.458.823
sản phẩm =
nhập kho 73,5237
= 150.773.952 (đồng/tấn).
Chi phí NVL TT được tính bằng 90% Giá trị sản phẩm dở dang, chi phí sản xuất chung được tính bằng 10% giá trị sản phẩm dở dang.
Cp NVL TT đầu kỳ = 3.313.116.035 × 90% = 2.981.804.432
Cp SXC đầu kỳ = 3.313.116.03 × 10% = 331.311.603
Cp NVL TT cuối kỳ = 3.323.359.450 × 90% = 2.991.023.505
Cp SXC cuối kỳ = 3.323.359.450 × 10% = 332.335.945
Sơ đò kết chuyển chi phí cuối quý4/2006 - Sơ đồ 07.
TK 621 TK 154
ĐK:3.313.116.035
8.348.172.592 8.348.172.592
TK 155
TK 622 ×××
1.380.848.596
1.380.848.596 11.085.458.823
TK 627
1.366.681.043
1.366.681.043 11.085.458.823
×××
PS:11.095.702.238 PS:11.085.458.823
CK: 3.323.359450
Biểu 12.
Công ty TNHH NN 1 TV KLM Nghệ Tĩnh
-------***---------
BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẢM THIẾC
Quý 4 năm 2006
TT
Khoản mục
9 tháng
Quý 4/ 2006
DD cuối tháng
PS
DD cuối quý
Z thực tế
1
2
3
4
5
6=3+4-5
1
2
3
Chi phí NVL TT
Chi phí NC TT
Chi phí SXC
2.981.804.432
-
331.311.603
8.348.172.592
1.380.848.596
1.366.681.043
2.991.023.505
-
332.335.945
8.338.953.518
1.380.848.596
1.365.656.701
Tổng
3.313.116.035
11.095.702.238
3.323.359.450
11.085.458.823
Ngày.. tháng… năm
Người lập Kế toán trưởng Giám đốc
Biểu 11:
Tổng công ty khoáng sản Việt Nam
Đơn vị: CÔNG TY TNHH NN 1 TV KIM LOẠI MÀU NGHỆ TĨNH
B09a – TVN
BÁO CÁO GIÁ THÀNH SẢN XUẤT THIẾC THỎI 99,75% QUÝ 4 NĂM 2006
TT
Yếu tố chi phí
Thực hiện Quý 4/ 2006
Tổng số (đ)
Đơn vị
A
B
1
2
1
2
3
Sản lượng tính giá thành (tấn)
Chi phí nguyên nhiên vật liệu.
Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí sản xuất chung
- Nhân viên PX
- Chi phí NVL, CCDC
- Khấu hao TSCĐ
- Chi phí dịch vụ mua ngoài
- Chi phí khác bằng tiền
73,5237
8.338.953,518
1.380.848.596
1.365.657.702
165.325.719
148.658.923
220.891.502
264.343.050
567.462.849
1
113.418.578
18.781.000
18.574.387
Tổng cộng
11.085.458.823
150.773.965
Ngày 29 tháng 01 năm 2007
Người lập Kế toán trưởng Giám đốc
1.3.4. Thực trạng quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH NN một thành viên Kim Loại Màu Nghệ Tĩnh.
Qua nghiên cứu về cách hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Kim Loại Màu Nghệ Tĩnh, em thấy việc quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đã làm đúng những quy định của pháp luật. Dự trên những chủ trương của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và các bộ, Công ty đã nghiên cứu kỹ và đưa ra những quy định nội bộ khá chặt chẽ, đồng thời cũng tạo điều kiện cho các đơn vị phấn đấu. Nhiều khoản chi đã được giao khoán cụ thể, năm sau phải tiết kiệm hơn năm trước. Mọi hoạt động trước khi thực hiện đề được phân tích, đánh giá về tính hiệu quả kinh tế được đặt lên hàng đầu. Luôn tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý kịp thời, nghiêm khắc các trường hợp vi phạm quy chế của Công ty. Nhất là trong công tác quản lý chi phí và tính giá thành. Sự kiểm tra và kiểm sát luôn được quan tâm vì trong lĩnh vực nay hay bị sơ hở nên hay bị các cá nhân lợi dụng. Mọi khoản chi phí bỏ ra đều được lãnh đạo Công ty phân tích, bàn bạc đến hiệu quả khi bỏ chi phí ra. Và luôn thận trọng trong những chứng từ liên quan đến chi phí. Đặc biệt được sự quan tâm của các nhà quản lý tới những khoản chi phí lơn, hoặsc sự phát sinh chi phí đó ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động của Công ty.
Nhưng trong quá trình thực hiện, phân tích, đánh giá về tính hiệu quả của chi phí bỏ ra do giới hạn về chuyên môn nên đánh giá về hiệu quả vẫn còn hạn chế, bệnh chủ quan, bảo thủ, nóng vội nên đã có nhiều dự án bị thua lỗ.
Quá trình kiểm kê tài sản được tiến hành tương đối thường xuyên và bất ngờ nên tạo được tinh thần làm việc có trách nhiệm của người lao động.
Công ty đã áp dụng phần mềm kế toán rộng rãi cho các đơn vị trực thuộc, nhưng vẫn có đơn vị làm việc một cách máy móc, không hiểu sâu về phần mềm kế toán được thiết kế nên gặp khó khăn trong việc phân tích số liệu, đặc biệt là chưa phân tích được do yếu tố chi phí nào làm biến động đến sự biến động của giá thành nên việc lập kế hoạch về giá thành cho kỳ tiếp theo không được chính xác, sự chênh lệch giữa giá thành kế hoạch và giá thành thực tế vẫn còn cao.
Một số chi phí có phụ thuộc vào yếu tố chủ quan của ý thức con người thì thường được khoán để mọi người có ý thức tiết kiệm hơn như chi phí điện thoại, chi phí giao dịch, chi phí lễ tân….
Lãnh đạo của Công ty thay đổi là lại có sự thay đổi trong cách quản lý trên nhiều mặt, trong đó có quản lý chi phí và tính giá thành. Những biện pháp về tiết kiệm chi phí thường được đưa ra sau mỗi kỳ họp cuối quý, ai củng có thể góp ý, luôn khuyến khích lao động trực tiếp tham gia góp ý. Để khuyến khích họ góp ý Công ty thường có những phần thưởng cho những giải pháp được đánh giá cao và sẽ được triển khai thực hiện.
CHƯƠNG II:
HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH NN MỘT THÀNH VIÊN KIM LOẠI MÀU NGHỆ TĨNH.
2.1. Đánh giá thực trạng
2.1.1. Ưu điểm và những thành quả đạt được
Cùng với nhịp độ phát triển của đất nước, của thời đại, hoà nhập trong cơ chế thị trường, Công ty TNHH NN một thành viên Kim Loại Màu Nghệ Tĩnh qua 25 năm xây dựng và phát triển đã không ngừng vươn lên tự khẳng định mình, là một doanh nghiệp sản xuất luôn đạt lợi nhuận cao. Cùng với sự lớn mạnh về cơ sở vật chất kỷ thuật, trình độ quản lý của Công ty củng ngày càng được nâng cao và không ngừng hoàn thiện.
Hiện nay, Công ty đã được những thành tích đáng kể trong hoạt động sản xuất kinh doanh, hoàn thành tốt các chỉ tiêu mà cấp trên giao phó và không ngừng nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên chức trong toàn công ty, tạo công an việc làm cho hàng trăm lao động. Có được thành quả này là do Công ty đã vận dụng sang tạo các quy luật kinh tế thị trường, đồng thời thực hiện đúng các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.Công ty luôn nghiên cứu tìm ra những biện pháp quản lý chi phí sản xuất, quản lý con người … phù hợp với điều kiện kinh tế của Công ty, phù hợp với yêu cầu của chế độ quản lý kinh tế hiện nay sao cho tối thiểu được chi phi sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng vị thế cạnh tranh trên thị trường. Ngày càng nâng cao vị thê của mình trên thị trường, là đơn vị có tầm quan trọng trong Tổng công ty Khoáng sản Việt Nam.
Nhận thức được vai trò quản lý của hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty đã tổ chức công tác kế toán một cách khoa học và hợp lý đảm bảo cho kế toán thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của mình. Đặc biệt được sự quan tâm của Tổng công ty Khoáng sản Việt Nam, Tổng công ty đã hổ trợ phần mềm kê toán phù hợp với đặc điểm kinh doanh của Công ty. Để người quản lý có những quyết định đúng đắn thì trợ lý đắc lực tham mưu là kế toán trưởng. Kế toán trưởng là người đứng đầu bộ máy kế toán của Công ty. Để làm tròn nhiệm vụ của mình, kế toán trưởng phải luôn xác định được các biện pháp để làm thế nào mà chi phí sản xuất là tối thiểu. Việc tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm là cơ sở để ban lãnh đạo phân tích, đánh giá một cách đầy đủ, khách quan tình hình hoạt động của Công ty. Ở Công ty đã nắm rõ tầm quan trọng của việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm nên việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm luôn được quan tâm hàng đầu.
Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo hình thức vừa tập trung vừa phân tán, việc tổ chức bộ máy như vậy là phù hợp với đặc điểm loại hình kinh doanh của Công ty, đảm bảo được sự phân công phân nhiệm trong bộ máy kế toán, nâng cao được chất lượng công việc. Loại hình này kết hợp được ưu điểm của cả hai hình thức là tập trung và phân tán nên trong quá trình tập hợp chi phí sản xuất được đầy đủ, kịp thời… đáp ứng được yêu cầu của việc tính giá thành sản phẩm đúng thời hạn được giao.
Sự kiểm tra, kiểm sát, quản lý nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ rất được quan tâm, chú trọng. Đã thường xuyên tiến hành kiểm kê, đánh giá chất lượng.của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Những mất mát, hao hụt ngoài định mức được Công ty điều tra làm rõ nguyên nhân mất mát, hao hụt.
Được sự hổ trợ của Tổng Công ty Khoáng sản Việt Nam về phần mềm kế toán, phần mềm kế toán đã được triển khai thực hiện toàn diện ở các đơn vi trực thuộc Công ty nên khối lượng công việc được giảm đi đáng kể, độ chính xác lại cao, tránh được nhiều sai sót trong ghi chép như trước đây. Điều này giúp việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm đáp ứng được nhu cầu quản lý hơn.
Những trường hợp, cá nhân gian lận như mua hoá đơn giả để khai tăng chi phí ở phân xưởng mình khi được phát hiện thì xử phạt nghiêm đã làm giảm tình trạng gian lân đáng kể, điều này đã giúp kế toán chi phí và tính giá thành phản ánh trung thực hơn về giá thực tế của sản phẩm.
Công ty luôn xây dựng bổ sung, hoàn thiện quy chế tài chính, hướng dẫn các đơn vị, cán bộ công nhân viên thực hiện tiết kiệm chi phí trên cơ sở kế hoặch được giao. đây củng là thuận lợi cho việc tập hợp chi phí dể dàng. Trong quá trình tập hợp chi phí có thể một số loại chi phí phát sinh trong kỳ hạch toán mà chưa được tập hợp vì chưa đánh giá được, như khoản công nợ, để khách hàng nợ lâu tức là Công ty đang bị chiếm dụng vốn, chi phí cơ hội của Công ty là lớn hơn, và cón có một số khoản nợ khó thu hồi thì Công ty củng đã đánh giá để phân bổ chi phí cho từng kỳ kinh doanh, do đó công tác đòi nợ phải thực hiện tôt để mức bị chiếm dụng vốn là tối thiểu, kỳ kinh doanh phản ánh đúng chi phí sản xuất trong kỳ để tránh được tình trạng lãi giả.
Hàng tháng, phòng kế toán đã lập kế hoạch tài chính và tiến hành phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của tháng trước giúp Giám đốc nắm được tình hình để định hướng cho tháng tới. Ví dụ như, vào thời điểm mà giá thiếc trên thị trường thấp thì sản xuất nhập kho, mua của các cơ sở tư nhân để trích trữ, khi giá tăng thì xuất bán. Đây là biện pháp mang lại hiệu quả nhưng yêu cầu người quản lý phải có trình độ để thẩm định giá trong thời gian gần đó nế trích trữ quá lâu sẽ tăng nhiều khoản chi phí khác như; chi phí bảo vệ, chi phí kho bãi…Nhưng thực tế đã cho thấy thời gian gần đây Công ty đã thực hiện tốt được điều này, mang lại hiệu quả cao, tuy biện pháp này không làm biến động nhiều tới việc tập hợp chi phí nhưng đây là biện pháp nâng cao doanh thu tương đương với việc hạ giá thành vì đảm bảo được tăng lợi nhuận.
Trên địa bàn có nhiều đơn vị tư nhân khai thác quặng, Công ty đã thu mua với giá cao hơn giá thành sản xuất nhưng đây là một biện pháp tiết kiệm thời gian và để đáp ứng được đủ khối lượng cho xưởng tuyển tinh luyện thiếc hoạt động liên tục để giảm chi phí khấu hao phân bổ cho từng đơn vị sản phẩm.
Trong công tác quản trị của doanh, chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu kinh tế quan trọng luôn được các nhà quản lý quan tâm vì đó là những chỉ tiêu phản ánh chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp, thông qua những thông tin về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm do bộ phận kế toán cung cấp, các nhà quản lý nắm được các chie tiêu thực tế của từng hoạt động, của từng loại sản phẩm củng như của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp, để phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của sản phảm để các quyết định quản lý thích hợp, kịp thời. Việc hạ giá thành và năng cao chất lượng sản phẩm là nhân tố quyết định năng cao hiệu quả kinh doanh và nâng cao thu nhập cho người lao động. Do đó hạch toán chi phí snả xuất và tính giá thành sản phẩm có một vị trí quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp không riêng gì Công ty TNHH NN một thành viên Kim Loại Màu Nghệ Tĩnh. Kế toán chính xác chi phí và tính giá thành sản phẩm sẽ phản ánh được chính xác, kịp thời, đầy đủ thông tin về mặt lượng hao phí.
Có một số loại chi phí khoán cho từng đơn vị, phòng ban như chi phí điện thoại, chi phí lễ tân, chi phí giao dịch, chi phí tiếp thị, công tác phí….đã khống chế được sự lãng phí khi sử dụng và sự lợi dụng đi công tác để khai báo chi phí quá mức,….
2.1.2. Hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những ưu điểm và thành quả đạt được trong hạch toán kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm thì còn nhiều hạn chế cần khắc phục.
Công tác kế toán quản trị chi phí sản xuất, phân tích giá thành cho từng đơn vị chưa chỉ ra được các yếu tố làm tăng giá thành, chủ yếu mới tổng hợp chi phí đơn vị nhận từ Công ty hoặc mua về để thanh toán. Trên thực tế đưa ra dùng còn thừa, thiếu,…yếu tố làm tăng chi phí chưa phân tích kỹ, nguyên nhân là chưa được phân tích, chưa lập ra đội phân tích các yếu tố chi phí ở các đơn vị.
Trong cách hạch toán chi phí nguyên vật liệu chưa chi tiết cụ thể, đang hạch toán chi phí nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ vào một tài khoản 621, cần phải chi tiết nguyên vật liệu chính là TK 6211, nguyên vật liệu phụ là TK 6212: Và trong chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ dùng chung cho sản xuất củng chỉ hạch toán trên tài khoản 6273, nên cần tách ra nguyên vật liệu là TK 6271, Chi phí công cụ dụng cụ là TK 6273. Có tách ra như thế thì trong công tác phân tích yếu tố làm tăng giá thành là do nguyên nhân ở đâu, do chi phí nào mà giá thành vẫn còn cao để từ đó quản lý chặt chẽ loại chi phí đó.
Hiện tại Công ty hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Nợ TK 621 – Chi tiết từng phân xưởng
Có TK 1521, 1522 – Chi tiết loại vật liệu
Ta thấy như thế sẽ gặp khó khăn khi phân tích yếu tố chi phí của nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ, khó xác định trong tổng chi phí nguyên vật liệu gồm bao nhiêu phần trăm chi phí nguyên vật liệu chính, bao nhiêu phần trăm nguyên vật liệu phụ.
Hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ dùng chung cho sản xuất :
Nợ TK 6273 – Chi tiết từng phân xưởng
Có TK 152, 153.
Hạn chế của cách hạch toán này củng giống như cách hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Nguyên nhân là do sự hạn chế về khả năng chuyên môn.
2.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm không chỉ là của riêng doanh nghiệp nào mà là của tất cả các doanh nghiệp tham gia vào quá trình sản xuất. Để hiểu rõ sự cần thiết đó ta phải hiểu rõ bản chất và vai trò của chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, mối quan hệ của chúng như thế nào với hiệu quả hoạt động của Doanh nghiệp.
Quá trình sản xuất sản phẩm cần có yếu tố đầu vào, đó là nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, con người,… như vậy để tiến hành sản xuất hàng hoá, người sản xuất phải bỏ ra chi phí về thù lao tả cho người lao động, về tư liệu sản xuất, về đối tượng lao động. Vì thế, sự hình thành nên các chi phí sản xuất để tạo ra giá trị sản phẩm là yếu tố khách quan. Nói tóm lại, chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí mà doanh nghiệp phải tiêu dung trong một kỳ để thực hiện quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Thực chất chi phí chỉ là sự dịch chuyển vốn - chuyển dịch giá trị của các yếu tố sản xuất vào đối tượng tính giá sản phẩm. Nhưng chi phí sản xuất mới chỉ biểu hiện được một mặt sự hao phí, để biết được thực chất sản xuất ra sản phẩm phải bỏ ra bao nhiêu hao phí thì chỉ tiêu giá thành sản phẩm ra đời. Giá thành là biểu hiện băng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng sản phẩm. Như vậy, giá thành sản phẩm là một phạm trù của sản xuất hàng hóa, phản ánh lượng giá trị của những hao phí lao động sống và lao động vật hoá đã thực sự chi ra cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Trong giá thành sản phẩm chỉ bao gồm những chi phí tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất, tiêu thụ phải được bồi hoàn để tái sản xuất ở doanh nghiệp mà không bao gồm những chi phí phát sinh trong kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Những chi phí đưa vào giá thành sản phẩm phải phản ánh được giá trị thực của các tư liệu sản xuất tiêu dùng cho sản xuất, tiêu thụ và các khoản chi tiêu khác có liên quan tới việc bù đắp giản đơn chi phí lao động sống. Mọi cách tính toán chủ quan đều không phản ánh đúng các yếu tố giá trị trong giá thành đề có thể dẫn đến việc phá vỡ mối quan hệ hàng hoá - tiền tệ, không xác định được hiệu quả kinh doanh và không thực hiện được tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng.
Giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình tạo ra sản phẩm. Chi phí biểu hiện mặt hao phí còn giá thành biểu hiện mặt kết quả của quá trình sản xuất. Đây là hai mặt thống nhất của một quá trình. Giá thành được tính trên cơ sở chi phí sản xuất đã được tập hợp và số lượng sản phẩm đã được hoàn thành, nội dung giá thành của sản phẩm chính là chi phí sản xuất được tính cho sản phẩm đó, cả chi phí sản xuất và giá thành sản phảm đề có nội dung cơ bản là biểu hiện bằng tiền của những chi phí doanh nghiệp bỏ ra cho hoạt động sản xuất. Sự tiết kiệm hay lãng phí chi phí sản xuất đề ảnh hưởng trực tiếp đến giảm hay tăng giá thành sản phẩm.Dó đó việc quản lý giá thành phải gắn liền với việc quản lý chi phí sản xuất. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm được thể hiện qua công thức:
Tổng giá thành Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất
= + -
sản phẩm dở dang đầu kỳ phát sinh trong kỳ dở dang cuối kỳ
Như vậy giá thành sản phản phẩm chỉ bằng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ khi chi phí sản xuât dơ dang đầu kỳ bằng chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ.
Mặt khác thì lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ bằng khoản chênh lêch giữa doanh thu thu được và chi phí bỏ ra, nghĩa là lợi nhuận với chi phí có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau. Chi phí tăng (giá thành tăng) thì lợi nhuận giảm và chi phí giảm (giá thành giảm) thì lợi nhuận tăng vì giá cả do thị trường quyết định. Mà lợi nhuận là mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp. Để tối đa hoá lợi nhuận thì phải tìm cách tới thiểu hoá chi phí, giảm giá thành tới mức tối thiểu, điều đó không có nghĩa là làm cho chất lượng sản phẩm không tốt, giảm chi phí là cách tối thiểu hoá chi phí nhưng phải đảm bảo chất lượng sản phẩm không đổi hoặc phải được cải thiện hơn vì chất lượng sản phẩm là điều kiện để sản phẩm của doanh nghiệp có mặt trên thị trường.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, kết hợp việc nghiên cứu bản chất và mối quan hệ giữa chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm và kết quả hoạt động của doanh nghiệp ta thấy vai trò vô cùng quan trọng của việc hạch toán chi phí và tính giá thành, là công việc hàng đầu trong công tác kế toán của mỗi doanh nghiệp.
2.3. Phương hướng và giải pháp hoàn thiện hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
2.3.1. Phương hướng hoàn thiện
Để hoàn thiện hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thì cần khắc phục những mặt còn hạn chế và phát huy mặt tích cực trong cách hạch toán kế toán. Tìm cách để tiết kiệm chi phí, hạ giá thành tới mức tối ưu mà vẫn không làm giảm chất lượng sản phẩm. Vì vậy cần hoàn thiện cách quản lý và cách hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Phải cập nhật kịp thời, đầy đủ mọi thông tin của Nhà nước, Chính phủ, kết hợp việc rà soát thực tiễn để đưa ra quy định thực hiện. Mạnh giạn giao nhiệm vụ và tự chịu trách nhiệm trên mọi phương diện quả lý sản xuất kinh doanh.
Đối với cách hạch toán thì cần hoàn thiện hệ thống tài khoản, hệ thống sổ sách, kịp thời nắm bắt những thay đổi của chế độ, cần có những báo cáo phân tích chi phí, giá thành sử dụng nội bộ nhiều hơn. Hơn nữa mọi việc hạch toán gần như thực hiện bằng máy tính nên việc sẽ thiếu một số ít đặc trưng của loại hình sản xuất, địa bàn sản xuất…là không tránh khỏi.
Công ty tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng theo thời gian hữu dụng ước tính, việc ước tính thời gian hữu dụng của TSCĐ còn nhiều hạn chế vì thực tế có nhiều TSCĐ đã hết khấu hao mà vẫn còn sử dụng.
Công ty cần phân giá thành chi tiết theo công đoạn sản xuất, chất lượng sản phẩm, loại được những chi phí bất hợp lý , tiềm ẩn trong giá thành sản phẩm.
2.3.2. Giải pháp hoàn thiện
Như đã phân tích việc hoàn thiện cách hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm là rất quan trọng, góp phần lớn trong sự tồn tại và phát triển của Công ty. Giải pháp hoàn thiện được dựa trên hướng hoàn thiện nêu trên.
Thứ nhất: hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán. Cần mở chi tiết cho tài khoản 621 “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” là TK 6211 “Chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp” và TK 6212 “Chi phí nguyên vật liệu phụ”; TK 6273 “Chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ” cần mở chia ra hai tài khoản 6272 “Chi phí nguyên vật liệu”, 6273 “Chi phí công cụ dụng cụ” để thuận lợi trong quá trình phân tích nhân tố làm ảnh hưởng tới sự biến động của chi phí, trên cơ sở đó tìm ra biện pháp khắc phục, tiết kiệm chi phí đó như thế nào.
Thứ hai: Phần mềm kế toán Công ty sử dụng là do Tổng Công ty cung cấp nên việc sử dụng phần mềm củng có một số hạn chế như không đặc trưng được loại hình sản xuất, địa bàn sản xuất và trình độ của nhân viên. Công ty cần mở thêm một số tài khoản, biểu mẫu phân tích sử dụng nội bộ, phân tích sát thực hơn quá trình hoạt động của Công ty, góp phần ra các quyết định kinh doanh đúng đắn, kịp thời. Mặt khác phần mềm kế toán thì được áp dụng theo quy định hiện hành nên khi có sự thay đổi của chế độ thì ít linh động, vì vậy mà Công ty có thể thuê chuyên gia phần mềm máy tính riêng.
Thứ ba: Phân giá thành chi tiết, đánh giá chất lượng sản phẩm theo công đoạn sản xuất, loại những khoản chi bất hợp lý, tiềm ẩn trong giá thành.
Thư tư: Cần phải đánh giá thời gian hữu dụng cho các TSCĐ. Thời gian hữu dụng của TSCĐ lâu hay ngắn làm ảnh hưởng đến chi phí khấu hao trong kỳ ít hay nhiều, làm giảm hay tăng giá thành sản phẩm trong kỳ. Điều đó sẽ làm ảnh hưởng đến lợi nhuận trong kỳ tăng hay giảm, như thế thì Công ty phải chịu một khoản chi phí thuế thu nhập cao hay thấp. Như ta biết, giá trị của TSCĐ dần dần được chuyển vào giá trị sản phẩm cho đến khi khấu hao hết hoặc đến khi thanh lý nên nếu xác định thời gian hữu dụng ít hơn thời gian thực tế sử dụng sẽ không phản ánh đúng giá thành thực tế của sản phẩm, mà ngược lại thời gian hữu dụng ước tính mà lớn hơn thời gian thực tê sử dụng thì Công ty sẽ phải chịu một khoản chi phí đó là phần chênh lệch tăng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. Đó là khoản mà Công ty bị chiếm dụng vốn. Vì vậy việc đánh giá thời gian hữu dụng ước tính cần phải được thực hiện. Để xác định thời gian hữu dụng của TSCĐ Công ty phải dựa vào những căn cứ chủ yếu sau:
+ Tuổi thọ kỹ thuật của tài sản theo thiết kế
+ Hiện trạng của tài sản cố định thế hệ TSCĐ, Thời gian TSCĐ đã qua sử dụng, tình trạng thực tế của TSCĐ…)
+ Tuổi thọ kinh tế của TSCĐ: được quyết định bởi thời gian kiểm soát TSCĐ hoặc yếu tố hao mòn vô hình do sự tiến độ của kỹ thuật.
Và việc phân bổ khấu hao cho từng công đoạn sản xuất củng cần thiết để việc tính giá thành theo công đoạn sản xuất được chính xác.
2.3.3. Giải pháp tiết kiệm chi phí sản xuất và hướng hoàn thiện
Việc tiết kiệm chi phí sản xuất là một việc làm quan trọng để hạ giá thành, nâng cao lợi nhuận nên tiết kiệm chi phí sản xuất luôn được các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu. Tại Công ty TNHH NN một thành viên Kim Loại Màu Nghệ Tĩnh hiện nay luôn tìm mọi cách để tiết kiệm chi phí nhưng không làm giảm chất lượng sản phẩm. Qua thời gian thực tập tại Công ty em thấy có một số giải pháp tiết kiệm chi phí sản xuất như sau:
- Nâng cao năng suất lao động: Để nâng cao năng suất lao động Công ty cần có một số chính sách và biện pháp phù hợp, thứ nhất là phải đào tạo và tái đào tạo cả cán bộ quản lý và công nhân lao động trực tiếp. Đào tạo công nhân có tay nghề cao hơn, đặc biệt là trong các xưởng luyện. Xưởng luyện thiếc là môi trường làm việc hết sức khó, nếu tay nghề không vững thì sẽ dẫn đến tai nạn lao động, làm giảm tiến độ của công việc. Hơn nữa nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý các cấp là điều hết sức cần thiết, bởi họ là người lãnh đạo, là người đề ra đường lối, biện pháp làm viêc, tầm quan trong của họ trong quá trình sản xuất là rất lớn. Nhà quản lý có giỏi thì mới có được những chính sách quản lý phù hợp, nhất là trong quản lý con người. Nhà quản lý phải giám sát, kiểm tra công nhân và nhân viên làm việc chặt chẽ và kịp thời xử lý những trường hợp vi phạm quy chế, và biện pháp không thể thiếu để nâng cao năng suất lao động đó là quan tâm đến cuộc sống của họ bằng cách thưởng, hàng tháng sẽ bầu người lao động chăm chỉ, chấm thêm công và có mức thưởng thích đácg để họ cảm thấy được trả công xứng đáng nên trong công việc họ sẽ cố gắng hơn.
Mặt khác Công ty địa bàn hoạt động của Công ty là miền núi nên nhân tài thường không ở lại Công ty. Công ty cần phải có những chính sách về lương, thưởng để thu hút và giữ chân nhân tài.
- Cải tiến máy móc thiết bị, hiện nay tại Công ty có nhiều tài sản hết khấu hao nhưng vẫn dùng làm giảm năng xuất, cần phải cải tiến để tăng năng suất lao động, làm giảm chi phí sản xuất. Mặc dù đầu tư cho tài sản cố định là rất lớn nhưng có đầu tư thì mới có hiệu quả. Công ty cần xem xét lại hệ thống tài sản cố định của mình để biết được nên đầu tư vào tài sản nào trước (vì nguồn vốn có hạn). Hiện nay các xe máy đã hết khấu hao nhưng vẫn sử dụng, làm tăng chi phí sữa chữa, xe chở quặng thì đã quá cũ nên trong quá trình chở quặng còn bị rơi vãi gây hao hụt lớn.
- Hiện nay hệ thống máy tính của Công ty cũng đã tương đối, giảm được rất nhiều lao động, nên Công ty cần phải tổ chức lại bộ máy quản lý, không để bộ máy quá cồng kềnh.
- Lực lượng bảo vệ mỏ và kho của Công ty còn quá ít dẫn đến việc bị mất trộm quặng, thiếc. Công ty cần củng cố thêm lực lượng bảo vệ.
- Trong một số công việc nên khoán sản phẩm dựa trên số lượng công nhân và máy móc có ở từng đơn vị.
2.4. Điều kiện thực hiện giải pháp.
Để thực hiện nhũng giải pháp trên đòi hỏi trước hết bộ máy lãnh đạo phải có trình độ vì vậy việc việc nâng cao năng lực lãnh đạo của các nhà quản lý là công việc cần làm trước hết. Người lãnh đạo giỏi mà người thực hiện không có trình độ, chuyên môn thì cũng không có hiệu quả. Cho nên bước tiếp là đào tạo chuyên môn cho nhũng người làm việc chuyên môn. Để làm việc hiệu quả thì cần tạo môi trường làm việc tốt đó là cơ sở vật chất phải tương xứng với trình độ của cán bộ, nhân viên, không người làm việc không phát huy hết khả năng của mình. gây nhàm chán sẽ ảnh hưởng lớn tới hiệu quả hoạt động. Điều đó có nghĩa là đầu tư vào việc nào cũng rất quan trọng. Đầu vào của qúa trình sản xuất đó là Tư liệu lao động, đối tượng lao động và con người. Trong ba yếu tố này không dược xem yếu tố nào quan trọng mà cần xác định yếu tố nào quyết định. Yếu tố quyết định ở đay là yếu tố con người. Công ty cần tập trung việc đào tạo con người trước hết. Có thể trong những năm đầu đào tạo kết quả không được như ta mong muốn nhưng lợi ích lâu dài mà con người mang lại thì rất cao. Đâu tư con người là đầu tư tương lai. Trong quá trình đầu tư con người thì củng cần đầu tư điều kiện về máy móc thiết bị. Có những máy móc quá cũ, hết khấu hao, sử dụng không mang lại hiệu quả cao nữa thì nên thanh lý như xe máy, xe ôtô, một số sàng phân loại… Tất nhiên việc đầu tư nào củng phỉ được tính toán kỹ lưỡng giữa chi phí bỏ ra và hiệu quả ước tính thu được từ việc đầu tư đó.
Công ty cần đánh giá lại trình độ thực sự của các nhân viên để bố trí lại cho hợp lý đội ngũ lao động và hiện nay trong cơ cấu tổ chức của Công ty còn nhiều chỗ chưa hợp lý như: có nhân viên làm việc vất vả như phó phòng kế toán, vì đảm nhiệm nhiều phàn hành kế toán nên công việc rất lớn, nhưng ngược lại có một số nhân viên nhàn rỗi. Công ty cần bố trí lại cho phù hợp giữa trình độ và công việc, điều đó củng có nghĩa phải quan tâm đến vấn đề tiền lương, tiền thưởng.
Nói chung điều kiện thực hiện những giải pháp là Công ty phải đầu tư và phải biết đầu tư như thế nào, đầu tư bao nhiêu để đạt được hiệu quả cao nhất. Đẩu tư về con người thì phải đầu tư bất cứ bộ phận, phòng ban nào, còn đầu tư máy móc thiết bị thì phải chuẩn bị kỹ lưỡng từng bước, từng khâu và được thực hiện thí điểm thành công rồi mới đưa vào áp dụng rộng rãi.
KẾT LUẬN
Trong những biện pháp để doanh nghiệp tồn tại, phát triển và đứng vững trên thị trường thì biện pháp mà được nhiều sự quan tâm của các doanh nghiệp là tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Công ty TNHH NN một thành viên Kim Loại Màu Nghệ Tĩnh cũng không nằm ngoài những doanh nghiệp đó. Công ty luôn cố gắng hoàn thiện trong mọi lĩnh vực, trong đó lĩnh vực hạch toán kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm luôn được Công ty chú trọng hàng đầu vì Công ty nhận thức được vai trò quan trọng của việc hạch toán kế toán và tính giá thành sản phẩm.
Qua thời gian thực tập ở Công ty em đã hiểu hơn về cách hạch toán kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm, hiểu hơn về vai trò của nó trong quá trình sản xuất kinh doanh. Em đã được biết thực tiễn như thế nào so với lý thuyết được học. Đặc biệt là em hiểu một nhân viên kế toán là như thế nào, làm việc ra sao, ngoài trình độ chuyên môn thì còn cần những tố chất gì. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo PGS.TS Nguyễn Thị Đông, cảm ơn sự giúp đỡ, đóng góp ý kến của cán bộ Công ty TNHH NN một thành viên Kim Loại Màu Nghệ Tĩnh. Do địa bàn Công ty thực tập xa so với trường nên có một số buổi em không gặp Cô như lịch hẹn, em mong được Cô thông cảm và giúp đỡ em.
Mặc dù đã cố gắng nhưng chuyên đề tôt nghiệp không thể tránh khỏi sai sót do giới hạn về thời gian thực tập, trình độ chuyên môn, em mong được sự quan tâm góp ý từ Thầy Cô giáo, quý Công ty và các bạn để chuyên đề được hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH NN MỘT THÀNH VIÊN KIM LOẠI MÀU NGHỆ TĨNH.
. Tổng quan về Công ty TNHH NN một thành viên Kim Loại màu Nghệ Tĩnh……………………………………………………………………………………..2
1.1.1.Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Công ty ………………………….2
1.1.2.Nhiệm vụ kinh doanh và phương pháp quản lý kinh doanh……………………...5
1.1.3.Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán…………………………...8
1.1.4.Ảnh hưởng của đặc điểm kinh doanh quản lý tới hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. ……………………………………………………...13
1.2.Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất…………………………………………….14
1.2.1. Đặc điểm chi phí sản xuất ……………………………………………………...14
1.2.2. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sẩn xuất…………………………16
1.2.3. Trình tự hạch toán chi phí sản xuất……………………………………………..17
1.3. Thực trạng tính giá thành sản phẩm……………………………………………....41
1.3.1. Đối tượng tính giá thành, sản lượng tính giá thành, kỳ tính giá thành……….....41
1.3.2. Kiểm kê, tính giá sản phẩm dở dang cuối kỳ…………………………………...41
1.3.3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm……………………………………….....44
1.3.4. Thực trạng quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm……………….47
CHƯƠNG II: HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
2.1.Đánh giá thực trạng ……………………………………………………………….49
2.1.1.Ưu điểm và những thành quả đạt được……………………………………….....49
2.1.2. Hạn chế và nguyên nhân………………………………………………………..52
2.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm………………………………………………………………………………53
2.3. Phương hướng và giải pháp………………………………………………………55
2.3.1. Phương hướng hoàn thiện……………………………………………………....55
2.3.2. Giải pháp hoàn thiện……………………………………………………………56
2.3.3. Giải pháp tiết kiệm chi phí sản xuất và hướng thực hiện……………………….57
2.4. Điều kiện thực hiện giải pháp…………………………………………………….59
KẾT LUẬN
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0658.doc