Đề tài Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng số 8 Thăng Long

Trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay, một công ty chỉ có thể tồn tại và đứng vững thì các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội, nghĩa là phải đạt được doanh lợi chính đáng, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước. Muốn bậy, các công ty phải kết hợp sử dụng đúng đắn các yếu tố đầu vào, đảm bảo chất lượng đầu ra và tự cân đối hạch toán kinh tế. Để đạt được điều này, thông tin kinh tế giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc chi phối các quyết định của lãnh đạo. Nó gắn liền với công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành ở doanh nghiệp sản xuất nói chung và các doanh nghiệp xây lắp nói riêng. Chi phí sản xuất luôn gắn liền với việc sử dụng tài sản, vật tư, lao động trong sản xuất. Việc tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm tạo điều kiện để doanh nghiệp xác định đúng kết quả tài chính của mình. Vì vậy, sử dụng hợp lý, tiết kiệm các loại chi phí sản xuất cùng với việc phấn đấu hạ giá thành sản phẩm là một vấn đề thực sự cần thiết, là nhiệm vụ chủ yếu của doanh nghiệp, là điều kiện kiên quyết để tăng tích luỹ xã hội . Yêu cầu đặt ra là đổi mới hoàn thiện không ngừng công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành trong các doanh nghiệp xây dựng nói riêng và các doanh nghiệp sản xuất nói chung, để thích ứng yêu cầu quản lý trong cơ chế mới

doc112 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1964 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng số 8 Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ống. Đó là những công trình sản xuất dân dụng, có đủ điều kiện để đưa vào sản xuất, sử dụng và phát huy tác dụng. Nói cách khác rõ hơn, nó là sản phẩm của công nghệ xây dựng và gắn liền trên một địa điểm nhất định, được tạo thành bằng vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị và lao động mang những đặc điểm cơ bản như : + Có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, thời gian sử dụng lâu dài có giá trị lớn, mang tính chất cố định. + Nơi sản xuất ra sản phẩm cũng là nơi sản phẩm hoàn thành, đưa vào sử dụng và phát huy tác dụng. + Sản phẩm xây dựng mang tính tổng hợp về nhiều mặt: kinh tế, chính trị, kỹ thuật, nghệ thuật. Nó rất đa dạng nhưng lại mang tính độc lập. Mỗi một công trình được xây theo một thiết kế, kỹ thuật riêng, có giá trị dự toán riêng và tại một thời điểm nhất định. Những đặc điểm này có tác động lớn tới quá trình sản xuất của Công ty. + Quá trình từ khi khởi công xây dựng công trình cho đến khi công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng thường dài. Nó phụ thuộc vào quy mô và tính chất phức tạp về kỹ thuật của từng công trình. Quá trình thi công này được chia làm nhiều giai đoạn: Chuẩn bị cho điều kiện thi công, thi công móng, trần, hoàn thiện. Mỗi giai đoạn thi công lại bao gồm nhiều công việc khác nhau, các công việc chủ yếu được thực hiện ở ngoài trời nên nó chịu ảnh hưởng của thời tiết, thiên nhiên. Do đó quá trình và điều kiện thi công không có tính ổn định, nó luôn luôn biến động theo địa điểm xây dựng và theo từng giai đoạn thi công công trình . 1.3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của Công ty 1.3.1. Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Xây dựng số 8 Thăng Long. Bộ máy kế toán Công ty xây dựng số 8 Thăng Long đựoc tổ chức theo hình thức kế toán tập trung. Với hình thức này thì toàn bộ công việc kế toán được tập trung tại phòng kế toán Công ty. Các đội, đơn vị sản xuất trực thuộc Công ty không tổ chức bộ phận kế toán riêng mà chỉ bố trí các nhân viên thống kê kế toán làm nhiệm vụ hướng dẫn hạch toán ban đầu, thu thập, phân loại, kiểm tra các chứng từ ban đầu sau đó lập Bảng kế toán chuyển chứng từ ban đầu về phòng Kế toán-Tài chính. Tại đây, việc ghi chép kế toán được tiến hành. SƠ ĐỒ 11: Tổ chức bộ máy kế toán ở Công ty xây dựng số 8 Thăng Long. KẾ TOÁN TRƯỞNG Thủ quỹ Kế toán tiền lương, BHXH Kế toán Tài sản cố định Kế toán Vật tư - Công cụ dụng cụ Kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng Kế toán tổng hợp Nhân viên thống kê ở các đội sản xuất trực thuộc Chức năng - nhiệm vụ của các bộ phận: + Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm trước Nhà nước, Giám đốc về mặt nghiệp vụ đó là công tác tài chính kế toán. Tổ chức điều hành công tác hạch toán kế toán của Công ty. + Kế toán tổng hợp: Giúp cho kế toán trưởng về công tác kế toán tổng hợp . Đó là thực hiện phân tích hoạt động sản xuất của Công ty, tình hình thanh toán với Nhà nước, xác định kết quả kinh doanh, tiến hành trích lập các quỹ và lập báo cáo tài chính hàng quý, hàng năm. + Kế toán tiền mặt, tiền ngân hàng: chịu trách nhiệm theo dõi giúp kế toán trưởng hạch toán quỹ tiền mặt, kế toán thu chi. + Thủ quỹ: Giữ két, thực thi theo lệnh của kế toán trưởng, căn cứ vào chứng từ gốc (hợp lệ) để xuất, nhập, ghi sổ quỹ phần thu, chi của kế toán tiền mặt. + Kế toán vật tư, CCDC: Giúp cho kế toán trưởng về công tác theo dõi tiêu hao (chi phí) về vật tư cho sản xuất (nhập - xuất - tồn) xác định chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ cho từng công trình, hạng mục công trình. + Kế toán TSCĐ: Chịu trách nhiệm quản lý và theo dõi sự biến động của TSCĐ trong Công ty. tính khấu hao, tăng giảm, nguyên giá và giá trị còn lại của TSCĐ.... 1.3.2. Chế độ kế toán áp dụng . * Chế độ chứng từ : Kế toán Công ty sử dụng các chứng từ hướng dẫn theo quyết định 1141TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ tài chính bao gồm: các mẫu hoá đơn các loại sổ kế toán tổng hợp, bảng kê, bảng phân bổ, các sổ Cái, sổ kế toán chi tiết... theo quy định và yêu cầu quản lý. * Chế độ tài khoản: Kế toán Công ty áp dụng hệ thống tài khoản ban hành theo quyết định 1141/TC/QĐ/CDSDKT ngày 1/11/1995 của Bộ Tài chính và các thông tư hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Chế độ kế toán doanh nghiệp của Bộ Tài chính. * Chế độ Báo cáo Tài chính: + Niên độ kế toán bắt đầu từ 01/1 đến 31/12 hàng năm. + Lập Báo cáo tài chính định kỳ theo quý, nộp cho Tổng công ty và các cơ quan chức năng. + Mẫu biểu Báo cáo tài chính:áp dụng mẫu biểu theo quyết định số 167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 và sửa đổi, bổ sung theo thông tư số89/2002/TT-BTC ngày 09/10/2002 của Bộ Tài chính. Ngoài ra Công ty còn lập các Báo cáo nhanh tuỳ theo yêu cầu quản lý của Công ty. * Hình thức kế toán: Công ty Xây dựng số 8 Thăng Long hiện đang áp dụng hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ. - Theo hình thức này, các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đã được phản ánh ở chứng từ gốc đều được phân loại thành các loại chứng từ có cùng nội dung tính chất nghiệp vụ để lập Chứng từ ghi sổ, sau đó sử dụng chứng từ ghi sổ để lập sổ kế toán tổng hợp là Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ và sổ Cái các tài khoản. Các sổ kế toán chi tiết được mở căn cứ vào các chứng từ gốc đính kèm theo Chứng từ ghi sổ đã lập. - Cuối tháng, kế toán lập Bảng Cân đối tài khoản để kiểm tra tính chính xác của việc ghi chép kế toán tổng hợp và lập Bảng Tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản cấp 1 đã được mở chi tiết để kiểm tra tính chính xác của việc ghi chép kế toán chi tiết. - Cuối mỗi quý, căn cứ vào Bảng Tổng hợp chi tiết và Bảng Cân đối tài khoản, kế toán lập bảng Cân đối kế toán và các Báo cáo tài chính khác. Hệ thống sổ kế toán được sử dụng trong hình thức này gồm : - Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ - Sổ Cái các tài khoản - Sổ Chi tiết Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ: SƠ ĐỒ 12: Sơ đồ hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ Chứng từ gốc Bảng tổng hợp Chứng từ gốc Báo cáo Quỹ Số thẻ kế toán chi tiết Chứng từ ghi sổ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ Cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối phát sinh Báo cáo tài chính Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG SỐ 8 THĂNG LONG 2.1. Nội dung chi phí sản xuất tại Công ty XD số 8 Thăng long. 2.1.1 Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất ở Công ty. * Phân loại chi phí sản xuất :. Chi phí sản xuất ở Công ty số 8 Thăng Long được phân loại thành: + Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp: Là toàn bộ những chi phí đã tính đến hiện trường xây lắp của nguyên vật liệu chính ( nhựa đường, thép, xi măng, cát các loại ...) vật liệu phụ (phụ gia bê tông, gỗ, đất đèn,...), vật liệu kết cấu, vật liệu luân chuyển (ván, khuôn, giàn giáo..), bán thành phẩm cần thiết để tạo nên sản phẩm xây lắp. Chi phí vật liệu trực tiếp không bao gồm chi phí vật liệu đã xuất dùng cho sản xuất chung. + Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm tiền lương, các khoản phụ cấp lương, lương phụ có tính chất ổn định của công nhân sản xuất trực tiếp cần thiết cho việc hoàn thành sản phẩm xây lắp. + Chi phí máy thi công: Là các khoản chi phí cho việc sử dụng xe, máy thi công để hoàn thành sản phẩm xây lắp, gồm chi phí khấu hao máy thi công, chi phí thường xuyên máy thi công, động lực, tiền lương của công nhân điều khiển máy và chi phí khác của máy thi công. + Chi phí sản xuất chung: Là những chi phí phục vụ cho quản lý sản xuất kinh doanh phát sinh trong quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện các loại lao vụ, dịch vụ ở các tổ, đội sản xuất. 2.1.2. Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất. * Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Do xuất phát từ đặc điểm của ngành xây dựng cơ bản, của sản phẩm xây dựng, để đáp ứng yêu cầu quản lý, công tác kế toán, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của Công ty được xác định là từng công trình, từng sản phẩm. Cụ thể là Công ty đã và đang thi công các công trình như: Quốc lộ 34 Cao Bằng quốc lộ 1A - Nghệ An, đường Cảng Vũng Áng, quốc lộ 37 Sơn La. * Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất. Công ty áp dụng phương pháp tập hợp trực tiếp để tập hợp chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất tiếp được tính toán và quản lý chặt chẽ cụ thể cho từng công trình, hạng mục công trình. Hàng tháng, các chi phí trực tiếp như chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công phát sinh ở công trình, hạng mục công trình nào thì được hạch toán trực tiếp vào công trình, hạng mục công trình đó. Những chi phí liên quan tới nhiều công trình, hạng mục công trình như chi phí quản lí doanh nghiệp... thì tập trung toàn Công ty, sau đó đến cuối quý, kế toán tiến hành phân bổ cho các công trình, hạng mục công trình theo phương thức thích hợp Việc tập hợp chi phí sản theo phương thức trực tiếp tạo điều kiện thuận lợi cho việc tính giá thành sản phẩm, các chi phí sản xuất được tập hợp hàng tháng theo từng khoản mục và chi tiết theo từng đối tượng sử dụng. Vì thế khi công trình, hạng mục công trình hoàn thành, kế toán chỉ cần tổng cộng chi phí sản xuất ở các tháng từ khi sản xuất cho tới khi hoàn thành sẽ được giá thành thực tế của sản phẩm theo khoản mục chi phí. Công tác tập hợp chi phí sản xuất ở Công ty xây dựng số 8 Thăng long được tập hợp theo 4 khoản mục chi phí: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sử dụng máy thi công Chi phí sản xuất chung (Nghiên cứu, tìm hiểu phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành công trình Vũng Áng thời gian thi công từ ngày 14/10/2003 đến 28/1/2004 ) 3.2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty 3.2.1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Công ty xây dựng số 8 Thăng Long là đơn vị xây dựng cơ bản nên chi phí nguyên vật liệu thường chiếm tỉ trọng cao nhất trong giá thành công trình. Do đó đặt ra cho Công ty một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong công tác quản lí và hạch toán quá trình thu mua, vận chuyển, bảo quản, dự trữ và sử dụng nguyên vật liệu. Do điều kiện nền kinh tế thị trưòng có nhiều thuận lợi trong việc thu mua các loại nguyên vật liêụ cần thiết và chủ yêú trong thi công công trình, cùng với chính sách khoán sản phẩm đến từng tổ đội sản xuất nên Công ty không bố trí kho tàng như thời bao cấp mà chỉ có những bãi dự trữ nguyên vật liệu phục vụ cho nhu cầu của từng công trình được tổ chức ngay tại chân công trình và chỉ dự trữ một lượng theo yêu cầu Vật liệu của Công ty bao gồm rất nhiều loại và có rất nhiều nội dung, công dụng khác nhau. Để có thể quản lí một cách chặt chẽ và tổ chức hạch toán tổng hợp cũng như hạch toán chi tiết tới từng loại phục vụ cho nhu cầu sản xuất, kế toán cần phân loại nguyên vật liệu theo nội dung kinh tế và tác dụng của từng loại như sau: Nguyên liệu, vật liệu chính chủ yếu bao gồm: nhựa đường, gạch thép, xi măng, cát vàng, cát đen hạch toán vào TK 1521. Vật liệu phụ chủ yếu bao gồm: phụ gia bê tông, gỗ, đất đèn, dầu mỡ hạch toán vào TK 1522 . Vật liệu là bán thành phẩm hạch toán vào TK 1523 . - Vật liệu kết cấu, vật liệu luân chuyển hạch toán vào TK 153 . Nguyên vật liệu sử dụng trong thi công các công trình có thể do các đội trực tiếp mua ngoài dùng, cũng có thể do Công ty xuất thẳng tới công trình và tính theo giá thành thực tế. Giá thành vật tư thực tế xuất dùng Chi phí vận chuyển bốc dỡ + Giá mua ghi trên hoá đơn = (Chưa thuế GTGT) Do đặc thù là ngành xây dựng cơ bản - chi phí nguyên vật liệu chiếm tỉ trọng lớn trong giá thành công trình nên nếu dự trữ nguyên vật liệu sẽ làm ứ đọng một nguồn vốn lớn, điều này sẽ gây khó khăn về vấn đề tài chính cho Công ty và thêm vào đó là việc bảo quản, chuẩn bị kho bãi nguyên vật liệu rất phức tạp và tốn kém. Vì vậy Công ty không tổ chức hệ thống kho tàng dữ trữ và theo dõi trên thẻ kho mà căn cứ vào nhu cầu của tiến độ thi công. Phiếu xuất vật tư được lập thành 3 liên: Liên 1 : lưu tại phòng vật tư - thiết bị Liên 2 : được chuyển cho phòng Tài chính - Kế toán để ghi sổ Liên 3 : người nhận giữ để ghi sổ kế toán bộ phận sử dụng (kế toán đội) Phiếu xuất kho được lập theo mẫu sau . Đơn vị: CT XD Số 8 Thăng Long Địa chỉ: Từ Liêm - HN PHIẾU XUẤT KHO Ngày 04 tháng 12 năm 2003 Nợ: 621 Có: 152 Mẫu số: 02 VT QĐ số: 1141- TC/QĐKĐKT Ngày 1/11/1995 của BTC Số 165 Họ tên người nhận hàng : Nguyễn Quang Tuyến Địa chỉ: Đội XD số 9 Lý do xuất kho : Phục vụ công trình Vũng áng. Xuất tại kho : Công trình Vũng áng STT Tên nhãn hiệu, quy cách phẩm chất vật tư (SPHH) Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền (Đồng) Yêu cầu Thực xuất A B C D 1 2 3 4 01 Đá dăm m3 23 282.000 6.486.000 02 Ống cống D100 m3 180 720.000 129.600.000 03 Đá hộc xây M75 m3 4,5 281.000 1.264.500 04 Xi măng PC 30 Tấn 622.700 49.816.000 Cộng 187.166.500 Cộng thành tiền (bằng chữ): Một trăm tám muơi bảy triệu một trăm sau mươi sáu nghìn năm trăm đồng. Ngày 04 tháng 12 năm 2003 Căn cứ vào chứng từ gốc (phiếu xuất kho: Mẫu số 02-VT) do phòng Vật tư chuyển xuống, phòng TC-KT lập Bảng kê xuất vật liệu để theo dõi kịp thời và đầy đủ các phiếu xuất vật liệu. BẢNG KÊ XUẤT VẬT LIỆU Tháng 12 năm 2003 Đơn vị tính: VNĐ Ngày Diễn giải Số tiền Ghi có TK TK 152 TK 153 02/12 Phiếu xuất kho số 163 160.395.223 160.395.223 03/12 Phiếu xuất kho số 164 102.299.420 102.299.420 04/12 Phiếu xuất kho số 165 187.166.500 187.166.500 ... 31/12 Phiếu xuất kho số 181 194.538.830 194.538.830 Tổng cộng 7.571.217.143 7.571.217.143 Cũng căn cứ vào các chứng từ gốc, kế toán lập Bảng phân bổ vật liệu cho các công trình theo mẫu sau : TRÍCH BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN, VẬT LIỆU Tháng 12 năm 2003 Đơn vị tính: VNĐ TT Đối tượng sử dụng TK 152 Cộng TK 152 TK 1521 TK 1522 TK 1523 I. TK621: Chi phí NVL trực tiếp 6.219.407.798 1.054.851.000 68.956.000 7.343.211.789 1. Công trình Vũng Áng 2.031.086.000 83.675.000 2.174.761.000 2. Quốc lộ 37 Sơn La 185.307.600 54.320.500 239.614.100 .......... II. TK623: CFSD máy thi công 204.129.000 204.129.000 1. Công trình Vũng Áng 33.987.000 33.987.000 2. Nút Nam Thăng Long 62.651.000 62.651.000 .......... III. TK627: CFSX chung 6.578.000 8.302.406 5.534.939 20.415.345 1. Công trình Vũng Áng 2.565.030 610.020 3175050 2. Nút Nam Thăng Long 2.437.376 632.491 1.069.867 ....... IV. TK642: CP quản lý DN 10.039.000 10.039.000 Cộng 6.219.404.798 1.067.1952.406 271.619.937 7.571.217.143 Căn cứ vào Bảng phân bổ nguyên vật liệu cho các công trình theo từng khoản mục chi phí, kế toán lập Chứng từ ghi sổ theo mẫu sau : CHỨNG TỪ GHI SỔ Tháng 12 năm 2003 Số 135 Chứng từ Trích yếu TK ghi Số tiền (đồng) Số Ngày Nợ Có Bảng PBNVL Tháng 12/2003 Xuất vật liệu dùng cho các đối tượng. 152 - Dùng cho SX trực tiếp 621 7.343.211.789 - Dùng cho máy thi công 623 204.129.000 - Chi phí sx chung 627 20.415.345 ..... - Chi phí QL DN 642 10.039.000 Cộng 7.571.217.143 Kèm theo chứng từ gốc Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ đã lập, kế toán vào sổ Cái các tài khoản liên quan. Để theo dõi chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán vào sổ Cái TK 621 theo mẫu sau : SỔ CÁI TK 621 Tháng 12 năm 2003 Ngày tháng ghi sổ Chứng từghi sổ Diễn giải TK ĐƯ Số tiền( đồng ) Số Ngày Nợ Có 30/12 135 Chi phí NVL trực tiếp 152 7.343.211.789 Cộng 7.343.211.789 K/c CPNVLTT 154 7.343.211.789 Căn cứ vào các chứng từ gốc, kế toán ghi sổ kế toán chi tiết cho từng công trình . SỔ CHI TIẾT TK 621 Công trình Vũng Áng Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Số tiền ( đồng ) Số Ngày Nợ Có 15/10/03 112 14/10 Xuất xi măng công trình 152 45.287.000 20/10/03 118 18/10 Xuất đá hộc 152 30.780.500 .... Tổng xuất tháng 10 152 2.054.906.000 .... Tổng xuất tháng 11 152 3.869.743.000 10/12/03 167 8/12 Thép hình L 50 x 50 x 5 152 17.127.000 .... Tổng xuất tháng 12 152 2.174.761.000 Tổng phát sinh 8.099.410.000 31/12/03 K/C CPNVL trực tiếp 154 8.099.410.000 3.2.2. Chi phí phân công trực tiếp. Đối với các doanh nghiệp xây lắp nói chung và Công ty xây dựng số 8 Thăng Long nói riêng thì chi phí nhân công trực tiếp chiếm tỷ trọng khá hơn trong giá thành sản phẩm. Do vậy, việc hạch toán đúng, đủ chi phí nhân công có ý nghĩa quan trọng trong việc tính toán hợp lý, chính xác giá thành sản phẩm, đồng thời nó còn có ý nghĩa quan trọng trong việc tính toán lương, thanh toán lương được thoả đáng, kịp thời, đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Chi phí nhân công trực tiếp của công trình, hạng mục công trình nào thì tính vào giá thành sản phẩm của công trình, hạng mục công trình đó gồm: - Lương và các khoản có tính chất lương trả cho công nhân trong danh sách. - Các khoản trích theo lương cho công nhân trong danh sách. - Lương trả cho công nhân thuê ngoài. Hiện nay, Công ty đang áp dụng hai hình thức trả lương: hình thức trả lương theo thời gian đối với nhân viên văn phòng, quản lý sản xuất và hình thức trả lương khoán đối với công nhân trực tiếp sản xuất. Đối với hình thức trả lương theo thời gian được áp dụng cho bộ phận quản lý sản xuất và công nhân trong trường hợp không có khối lượng giao khoán cụ thể. Việc trả lương theo thời gian phải căn cứ trên cấp bậc của cán bộ công nhân viên, căn cứ vào số ngày công thực tế làm việc trong tháng. Mức lương cơ bản x Hệ số lương Số ngày công trong tháng (24) Tiền lương phải trả = Số ngày thực tế làm việc trong tháng X Đối với hình thức trả lương theo khối lượng công việc giao khoán sản phẩm được áp dụng để trả lương cho công nhân trực tiếp lao động sản xuất. Hình thức trả lương này chiếm tỷ trọng lớn vì nó có hiệu quả cao. Tiền lương trả theo hình thức này có thể tính cho từng người lao động, có thể chung cho cả nhóm người lao động hoặc theo khối lượng hoàn thành. Tiền lương phải trả theo hình thức này được tính theo công thức : x = Tiền lương Khối lượng công Đơn giá tiền Phải trả việc hoàn thành lương Hiện nay, trong quy định về công tác tổ chức lao động, BGĐ Công ty đã đề ra quy định: các đội sau khi nhận công trình phải huy động lực lượng công nhân biên chế trong danh sách đội quản lý, chỉ được thuê ngoài trường hợp thật cần thiết. Trước khi thuê phải tính toán cụ thể về khối lượng công việc, đơn giá và thời gian thuê, sau đó thông qua phòng Tổ chức và phòng Kế hoạch xem xét rồi đưa lên Giám đốc ký duyệt , sau khi được duyệt đội công trường mới được triển khai ký hợp đồng thuê ngoài. Cơ sở để tính lương theo hình thức này là “Bản giao khoán thi công” Biên bản nghiệm thu khối lượng công việc đã hoàn thành trong tháng. Phòng TC - KT căn cứ vào bảng chấm công theo mẫu số 02 - LĐTL để tính lương và thanh toán tiền lương cho từng đội công trình. Kế toán tiền lương căn cứ vào các chứng từ gốc ( Bảng thanh toán lương và phiếu đề nghị tạm ứng lương ) của từng công trình, hạng mục công trình để lập bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương trong tháng theo mẫu sau: Biểu 01 Từ Bảng phân bổ tiền lương kế toán lập Chứng từ ghi sổ . CHỨNG TỪ GHI SỔ Tháng 12 năm 2003 Số 140 Chứngtừ Trích yếu TK Ghi Số tiền (đồng) Số Ngày Nợ Có Bảng PBLT Tháng 12/03 Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương tháng 12 năm 2003 để ghi Nợ cho các đối tượng sử dụng. 334 1. Tiền lương CN sửa chữa máy 2413 1.600.015 1. Tiền lương + phụ cấp công nhân trực tiếp sản xuất . 622 304.435.000 2. Tiền lương+ phụ cấp công nhân lái máy. 623 87.267.950 3. Tiền lương + phụ cấp bộ phận gián tiếp sản xuát. 627 97.588.000 4. Tiền lương+ phụ cấp khối văn phòng 642 117.687.000 Cộng 608.577.965 27.860.310 Kèm theo chứng từ gốc Ngày 31/12/2003 Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ, kế toán vào sổ Cái các tài khoản liên quan. Để theo dõi chi phí nhân công trực tiếp kế toán vào sổ Cái TK 622 theo mẫu sau : SỔ CÁI TK 622 Tháng 12 năm 2003 Ngày ghi sổ Chứng từ ghi sổ Diễn giải TKĐƯ Số tiền ( đồng ) Số Ngày Nợ Có 31/12/03 140 Chi phí nhân công trực tiếp Các khoản trích theo lương Cộng K/c CPNCTT 334 338 154 304.435.000 57.842.650 362.277.650 362.277.650 Căn cứ vào các chứng từ gốc ( Bảng thanh toán lương các tháng ), kế toán vào sổ chi tiết TK 622 để theo dõi chi phí nhân công trực tiếp cho từng công trình. SỔ CHI TIẾT TK 622 Công trình Vũng Áng Ngày ghi sổ Chứng từ Diễn giải TKĐƯ Số tiền ( đồng ) Số Ngày Nợ Có 31/10/03 30/11/03 31/12/03 31/12/03 127 150 180 31/10/03 30/11/03 31/12/03 Tiền lương CNTT tháng 10 Tiền lương CNTT tháng 11 Tiền lương CNTT tháng 12 Trích BHXH, BHYT quý 4/2003 Tổng phát sinh quý 4/2003 K/C Chi phí nhân công trực tiếp 334 334 334 338 154 106.750.000 108.787.000 87.678.000 57.610.850 360.825.850 360.825.850 3.2.3.Chi phí sử dụng máy thi công. Chi phí sử dụng máy thi công của công ty bao gồm các chi phí về tiền lương, tiền công, công nhân lái máy, chi phí về nguyên vật liệu phục vụ máy thi công, chi phí khấu hao TSCĐ (máy), chi phí sửa chữa máy thi công, chi phí bằng tiền khác. Máy thi công của Công ty Xây dựng số 8 Thăng Long gồm có: máy trộn bê tông, máy đầm, máy đào đất, xúc đất, máy đóng cọc, ô tô vận chuyển đá đất trong công trường, máy rải nhựa đường... Công ty không tổ chức đội xe, máy riêng mà tùy theo nhu cầu thi công của các đội để giao cho các đội tự quản lý, điều hành xe, máy thi công dưới sự giám sát của các phòng ban trực tiếp quản lý. Trong trường hợp để đảm bảo cho tiến độ thi công, cần thuê máy thi công thì đội công trình phải lập bản ký “Hợp đồng thuê máy thi công”. Khi hợp đồng thuê máy kết thúc, phải có “Biên bản thanh toán thuê máy thi công”, kế toán căn cứ vào chứng từ được tập hợp tiến hành ghi sổ kế toán theo định khoản: Nợ TK 623 Có TK liên quan Và tiến hành thanh toán tiền thuê máy. Máy thi công sử dụng cho công trình nào thì tập hợp cho công trình hạng mục công trình đó. Việc hạch toán chi phí máy thi công không do cán bộ kế toán chuyên trách mà được tập hợp từ tất cả các chứng từ có liên quan cho kế toán tổng hợp. Việc hạch toán chi phí sử dụng máy thi công tại Công ty được tiến hành cụ thể tại đội XD số 9 cho công trình Vũng Áng quý IV năm 2003 như sau: - Nguyên vật liệu sử dụng cho máy thi công Nợ TK 623 33.987.000 Có TK 152 (Số liệu ở Bảng phân bổ NVL tháng 12 ) - Chi phí lương, tiền công cho công nhân Nợ TK 623 33.153.769 Có TK 334 27.860.310 Có TK 338 5.293.459 ( Số liệu ở Bảng phân bổ tiền lương tháng 12 ) - Các chi phí liên quan đến sử dụng máy thi công chi bằng tiền. Nợ TK 623 Có TK liên quan - Trích khấu hao TSCĐ là xe, máy thi công tháng 12: Nợ TK 62 : 10.515.500 Có TK 214 : 10.515.500 (Số liệu ở Bảng khấu hao máy thi công tháng 12 ) Bảng khấu hao máy thi công tháng 12 năm 2003 Đội XD số 9 Tên tài sản Nguyên giá Thời gian sử dụng (năm) Khấu hao lũy kế Giá trị còn lại KH cơ bản trích trong tháng 1. Máy lu 01 130.000.000 7 125.700.000 4.300.000 2.100.000 2. Máy đầm các MT R03 15.000.000 5 8.437.500 6.562.500 273.000 3. Máy lu rung ML19 400.000.000 10 293.708.200 160.291.800 2.675.000 4. Máy xúc MX08 330.000.000 7 248.910.000 81.090.000 3.227.500 ........... ......... ......... Cộng 10.515.500 Cuối tháng căn cứ vào các chứng từ gốc, kế toán lập Bảng tổng hợp chi phí sử dụng máy thi công theo từng công trình. (Biểu 02) Căn cứ vào các Chứng từ ghi sổ, kế toán vào Sổ Cái TK 623 như sau: SỔ CÁI TK 623 Tháng 12 năm 2003 Ngày ghi sổ Chứng từ ghi sổ Diễn giải TKĐƯ Số tiền ( đồng ) Số Ngày Nợ Có 30/12/03 135 140 CP sử dụng máy thi công ------- ------- ------- ------- ------- ------- ------- Cộng 111 112 141 152 214 334 338 331 27.906.000 38.796.000 24.953.000 204.129.000 38.979.000 87.267.950 16.580.910 38.557.600 477.187.860 K/C chi phí sử dụng máy thi công 154 477.187.860 . Căn cứ vào các chứng từ gốc liên quan: Bảng phân bổ nguyên, vật liệu, bảng phân bổ khấu hao máy... kế toán vào sổ chi tiết TK 623 để theo dõi chi tiết chi phí sử dụng máy thi công cho từng công trình. SỔ CHI TIẾT TK 623 Công trình Vũng áng Ngày ghi sổ Chứng từ Diễn giải TKĐƯ Số tiền ( đồng ) Số Ngày Nợ Có 31/10/03 30/11/03 31/12/03 Chi phí sử dụng máy thi công tháng 10 Chi phí sử dụng máy thi công tháng 11 Chi phí sử dụng máy thi công tháng 12 88.675.300 110.870.000 101.917.052 Tổng phát sinh quý 4 năm 2003 301.462.352 K/C chi phí sử dụng máy thi công 154 301.462.352 3.2.4. Chi phí sản xuất chung. Chi phí sản xuất chung của Công ty bao gồm: - Tiền lương nhân viên quản lý đội xây dựng. - Bảo hiểm XH, BHYT, KPCĐ trích theo tỷ lệ 19% trên tiền lương phải trả. - Tiền công tác phí. - Chi phí về công cụ, dụng cụ. - Chi phí dịch vụ mua ngoài. - Chi phí bằng tiền khác. Cũng như chi phí máy thi công, việc hạch toán chi phí sản xuất chung không có kế toán chuyên trách hạch toán mà được tập hợp trên các phiếu định khoản, bảng phân bổ vật liệu, tiền lương (hoặc các bảng kê xuất vật liệu, chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tạm ứng) để tập hợp chi phí sản xuất chung các chứng từ ghi sổ liên quan, kế toán tổng hợp vào sổ cái TK 627. Chi phí sản xuất chung liên quan đến công trình, hạng mục công trình nào thì được tập hợp ngay cho công trình, hạng mục công trình đó, còn chi phí sản xuất chung liên quan đến nhiều công trình, hạng mục công trình thì được phân bổ cho các công trình theo tỷ lệ thích hợp. - Đối với tiền lương nhân viên quản lý tổ đội công trình thì được áp dụng phương pháp tính lương theo thời gian. Căn cứ vào bảng chấm công của các bộ phận gửi lên và phương pháp phân phối quỹ tiền lương của từng đội công trình mà lập Bảng lương cho bộ phận quản lý đội (bộ phận gián tiếp) theo mẫu đã quy định. Hàng tháng căn cứ vào các chứng từ gốc, kế toán vào sổ chi tiết chi phí đội công trình theo từng khoản mục chi phí. - Đối với các khoản tiền trích như BHXH, BHYT thì kế toán tiền lương căn cứ theo cấp bậc của từng cán bộ công nhân viên, riêng tiền trích KPCĐ trên tổng quỹ lương thực trả để lập bảng kê trích theo từng khoản mục chi tiết rồi tập hợp theo từng đợt lên Chứng từ ghi sổ và vào sổ Cái. Mức trích theo quy định là 15% BHXH, 2% BHYT, 2% KPCĐ trong đó trừ vào lương bộ phận gián tiếp là 5%, còn lại tính vào chi phí sản xuất chung. Bảng kê trích 20% số BHXH phải nộp trong đó 15% số BHXH này tính vào chi phí sản xuất chung 5% tính trừ vào tiền lương của công nhân. Căn cứ Bảng phân bổ tiền lương tháng 12 năm 2003 kế toán trích 20% số BHXH cho nhân viên quản lí tổ, đội như sau của Công ty như sau: Bảng kê trích 20% BHXH tháng 12 năm 2003. Tên công trình Lương cấp bậc và phụ cấp Số tiền phải trích Ghi Nợ các tài khoản TK 627 TK 334 * Tổng chi phí công trình - Công trình Cảng Vũng áng 97.588.000 13.196.000 19.517.600 2.639.200 14.638.200 1.979.400 4.879.400 659.800 ........ Cộng 97.588.000 19.517.600 14.638.200 4.879.400 Căn cứ vào bảng kê trích BHXH để vào Chứng từ ghi sổ: CHỨNG TỪ GHI SỔ Tháng 12 năm 2003 Số 156. Chứng từ Trích yếu TK ghi sổ Số tiền ( đồng ) Số Ngày Nợ Có Bảng PBTL 12/03 * Trích 15% BHXH vào CPSXC 627 334 14.638.200 *Trừ 5% qua lương 334 338 4.879.400 Cộng 19.571.600 Kèm theo chứng từ gốc. Căn cứ vào các Chứng từ ghi sổ, kế toán vào Sổ Cái TK 627 như sau: SỔ CÁI TK 627 Tháng 12 năm 2003 Ngày tháng ghi sổ Chứng từ ghi sổ Diễn giải TKĐƯ Số tiền (đồng ) Số Ngày Nợ Có 31/12/03 Chi phí sản xuất chung 111 47.090.000 Chi phí sản xuất chung 112 20.654.601 Chi phí sản xuất chung 141 18.383.184 135 Chi phí nguyên, vật liệu 152 20.415.345 140 Phân bổ tiền lương T12 334 97.588.000 ----------------- Phải trả phải nộp khác 338 28.795.000 Tổng phát sinh 368.785.000 K/C Chi phí sản xuất chung 154 368.785.000 Cuối tháng kế toán lên Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung của từng công trình theo mẫu sau: ( Biểu 03 ) Căn cứ vào các chứng từ gốc, kế toán vào sổ Chi tiết TK 627: SỔ CHI TIẾT TK 627 Công trình Vũng áng Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải TKĐƯ Số tiền (đồng ) Số Ngày Nợ Có 31/12/03 CFSXC tháng 10/2003 30.568.000 30/11/03 CFSXC tháng 11/2003 57.679.500 31/12/03 CFSXC tháng 12/2003 47.495.690 Tổng phát sinh quý 4/2003 135.743.460 Kết chuyển CPSX chung TK 154 135.743.190 3.2.5. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn đơn vị. Chi phí sản xuất sau khi tập hợp riêng từng khoản mục: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung được kết chuyển vào TK 154 để tập hợp chi phí sản xuất của toàn đơn vị theo từng đối tượng tập hợp chi phí. Định kỳ kế toán tổng hợp tiến hành tính giá trị sản phẩm xây lắp, các chi phí sản xuất tập hợp ở phần trên cuối cùng sẽ đợc kết chuyển tập hợp bên Nợ TK 154 chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Căn cứ vào các chứng từ gốc ( Bảng phân bổ nguyên, vật liệu, Bảng phân bổ tiền lương...) kế toán vào Chứng từ ghi sổ: CHỨNG TỪ GHI SỔ Tháng 12 năm 2003 Số 160 Chứng từ Trích yếu TK ghi sổ Số tiền Số Ngày Nợ Có Chi phí SXKD dở dang 154 - Chi phí NVL trực tiếp .... 621 7.343.211.789 - CP nhân công trực tiếp. .... 622 362.277.650 - CP sử dụng máy thi công .... 623 477.187.860 - CP sản xuất chung .... 627 368.785.000 Cộng 8.551.462.299 Kèm theo chứng từ gốc. Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ kế toán vào sổ Cái TK 154 SỔ CÁI TK 154 Tháng 12 năm 2003 Ngày tháng ghi sổ Chứng từ ghi sổ Diễn giải TKĐƯ Số tiền ( đồng ) Số Ngày Nợ Có - Số dư đầu kỳ 16.670.925.000 31/12 160 - Chi phí NVL trực tiếp. 621 7.343.211.789 160 - Chí phí nhân công trực tiếp 622 362.277.650 - CP sử dụng máy thi công 623 477.187.860 - Chi phí sản xuất chung 627 368.784.500 Tổng chi phí sản xuất phát sinh tháng 12 8.551.462.299 Kết chuyển giá vốn các công trình 632 20.672.950.000 - Số dư cuối kỳ 4.582.979.659 2.3. Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm. Ở Công ty xây dựng số 8 Thăng Long việc thanh toán sản phẩm xây dựng hoàn thành được tiến hành theo điểm dừng kỹ thuật hợp lý, kỳ tính giá thành là cuối năm: 31/12 hàng năm nên để xác định được khối lượng xây lắp thực tế hoàn thành trong năm phải tính được chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang cuối năm. Khối lượng xây lắp dở dang cuối năm là khối lượng xây lắp chưa đạt tới điểm dừng kỹ thuật hợp lý đã qui định và được xác định bằng phương pháp kiểm kê. Cuối năm, cán bộ kỹ thuật Công ty, kỹ sư công trình, đội trưởng đội công trình, cán bộ phòng kế hoạch cùng tiến hành xác định kiểm kê khối lượng công việc dở dang thực tế tại từng công trình. Sau đó phòng kế hoạch căn cứ vào khối lượng xác định lập bảng tính kinh phí theo khối lượng kiểm kê dở dang cho từng công trình, hạng mục công trình để gửi cho phòng Tài chính - Kế toán như sau: BẢNG TÍNH KINH PHÍ THEO KHỐI LƯỢNG KIỂM KÊ DỞ DANG Công trình Vũng áng Hà Tĩnh Đơn vị thi công: Đội xây dựng số 9 TT Hạng mục ĐVT Khối lượng Đơn giá (đồng) Thành tiền (đồng) 1 Đắp gia tải m3 2053 18.721 38.434.213 2 Đắp nền thông thường m3 2236 28.092 62.813.712 3 Đắp cắt thoát nớc m3 1500 57.888 86.832.000 4 Lớp Base m3 100 132.669 13.266.900 5 Lớp Subase m3 1025 107.583 110.272.575 6 Đào nền m3 1569 4.401 6.905.169 7 Đắp đất giải phân cách m3 900 20.896 188.064.000 8 Bê tông đầu cống tròn m3 78 694.668 54.184.104 9 ống thoát nước m3 785 89.161 69.991.385 10 Vỉa địa KT ống thoát nước m3 908 6.879 6.246.132 11 Giếng bơm m3 139 89.057 12.378.923 12 Đắp đá hộc cống m3 300 120.346 36.103.800 13 Vỉa địa KT cống hộp m3 300 6.779 2.033.700 14 Bê tông đệm vỉa loại D m3 228 732.250 166.953.000 15 Vỉa phân cách m 1800 38.581 69.445.800 16 Bê tông nhựa thô Tấn 1037 258.322 267.879.914 17 Nhựa dính bám 0,25l/m2 Lít 15696 3.364 52.801.344 18 Nhựa thấm MC70 Lít 5418 4.701 25.470.018 Cộng 1.235.486.686 Phòng Kế toán khi nhận được Bảng tính kinh phí khối lượng kiểm kê dở dang của công trình tiến hành xác định chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ cho công trình, hạng mục công trình. VD: Dựa trên số liệu của bảng tính kinh phí theo khối lượng kiểm kê dở dang và các sổ kế toán liên quan của côngtrình Vũng áng, chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ của công trình này được xác định như sau: ( ĐVT: V NĐ) - Giá dự toán khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao trong kỳ là: 9.770.630.000. - Chi phí thực tế phát sinh trong kỳ (số liệu ở cột 4 Sổ chi tiết chi phí sản xuất công trình đường cảng Vũng áng hàng cộng phát sinh) là 8.897.441.392 - Chi phí thực tế khối lượng xây lắp dở dang đầu kỳ là: 0 - Giá trị dự toán của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ là: 1.235.486.686 Trong đó: Chi phí NVL TT : 1.056.978.000 Chi phí NCTT : 92.657.072 Chi phí SDM : 67.078.800 Chi phí SXC : 18.772.814 Vậy: Giá trị thực tế khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ của công trình là: 1.235.486.686 X 0 + 8.897.441.392 Giá trị thực tế của KLXL dở dang cuối kỳ 1.235.486.686 9.770.630.000 + 111111111.1.235.486.686 998.780.738 = Căn cứ vào hệ số H, chi phí dự toán của từng khoản mục trong khối lượng xây dựng dở dang của từng công trình, hạng mục công trình, kế toán tính. Chi phí dở dang thực tế của từng khoản mục = H x chi phí dự toán 998.780.738 1.235.486.686 H = = 0,8804107660 Từ các kết quả tính được, kế toán tổng hợp đưa vào Bảng tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành công trình Vũng Áng quý IV năm 2003: ( Biểu 05 ) CHƯƠNG III MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG SỐ 8 THĂNG LONG 1. KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG SỐ 8 THĂNG LONG. Qua hơn 10 năm xây dựng và trưởng thành, cùng với sự phát triển và lớn mạnh của ngành xây dựng cơ bản, công ty xây dựng số 8 Thăng Long đã không ngừng lớn mạnh cả về quy mô và trình độ chuyên môn sản xuất mà còn tiến bộ rất nhiều trong công tác quản lý, đặc biệt là công tác hạch toán tài chính đơn vị Công ty là một đơn vị trẻ tiêu biểu trong các đơn vị xây dựng công trình của Tổng công ty xây dựng Thăng Long. Trong thời gian thực tập ở Công ty, với sự quan tâm giúp đỡ của các cô, các chú ở trong phòng ban, đặc biệt là các cô chú, anh chị phòng TC- KT đã tạo điều kiện cho em nghiên cứu, làm quen với thực tế, củng cố kiến thức đã học và liên hệ thực tiễn với các công tác kế toán của Công ty. Mặc dù thời gian thực tập còn ngắn ngủi, hiểu biết về lý luận thực tiễn chưa nhiều em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến nhận xét và một vài kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện hơn nữa công tác hạch toán kế toán chí phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty . Những ưu điểm Trước hết, Công ty đã xây dựng được bộ máy quản lý gọn nhẹ, các phòng ban chức năng phục vụ hiệu quả việc giám sát sản xuất thi công, quản lý kinh tế, công tác tổ chức sản xuất . Đặc biệt sự phân công, phân nhiệm rõ ràng đã góp phần đắc lực vào công tác hạch toán và quản lý kinh tế của Công ty. Cụ thể Công ty đã áp dụng hình thức khoán xuống các tổ đội công trình: do các công trình thi công chủ yếu là các công trình lớn, địa hình phức tạp không phù hợp với sự giám sát, kiểm tra tập trung nên hình thức khoán này đã gắn liền trách nhiệm vật chất của đội thi công với tiến độ và chất lượng thi công, công trình, t ừ đó tạo nền tảng cho việc tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Ngoài ra, Công ty xây dựng được mô hình quản lý và hạch toán khoa học, hợp lý, phù hợp với yêu cầu của thị trường, chủ động trong sản xuất kinh doanh, từ công việc hạch toán ban đầu đến việc kiểm tra tính hợp lệ của các chứng từ gốc được tiến hành khảo sát cẩn thận, đảm bảo các số liệu hạch toán là có căn cứ pháp lý, tránh được sự phản ánh sai lệch các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Mặt khác, phòng TC - KT của Công ty đã xây dựng được một hệ thống sổ sách kế toán phù hợp với yêu cầu, mục đích của chế độ kế toán mới. - Hệ thống sổ sách kế toán sử dụng cho việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo hình thức Chứng từ ghi sổ tương đối đầy đủ và hợp lý, trình tự hạch toán toán tương đối khoa học, chặt chẽ, các phát sinh đều được tập hợp và phản ánh rõ ràng. Số liệu tập hợp được có thể sử dụng được để đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. - Việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm mà đơn vị đang áp dụng tương đối phù hợp tình hình, đặc đIểm và nhiệm vụ sản xuất của Công ty. Đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm mà Công ty áp dụng hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tính giá sản phẩm được thanh gọn kịp thời. - Công tác kiểm kê khối lượng xây dựng sản phẩm dở dang được tiến hành một cách khoa học, cung cấp số liệu chính xác, kịp thời phục vụ cho công tác tính giá thành sản phẩm. Bên cạnh những ưu điểm cơ bản trên, công tác quản lý và hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty xây dựng số 8 Thăng Long vẫn còn một số tồn tại nhất định. Trong khoản mục chi phí sản xuất chung, việc hạch toán chi phí công cụ, dụng cụ vào giá thành sản phẩm còn có những hạn chế, đặc biệt là ván khuôn và dàn giáo. Hiện nay Công ty đang áp dụng hình thức phân bổ 100% vào giá thành sản phẩm trong kỳ là không hợp lý vì dàn giáo, ván khuôn là những công cụ, dụng cụ có giá trị lớn và thời gian sử dụng có thể kéo dài nhiều kỳ. Điều này dẫn đến giá thành sản phẩm xây lắp của kỳ này tăng lên và kỳ sau sẽ giảm xuống. - Trong các khoản mục chi phí sản xuất, phần chi phí bảo hành công trình chưa được phản ánh vào chi phí sản xuất như theo quy định của QĐ 165 / 2002 / QĐ - BTC ngày 31/12/2002 và thông tư 105 / 2003 / TT - BTC việc hạch toán thiếu phần chí phí này làm giảm phần chi phí sản xuất dẫn tới phản ánh thiếu chi phí sản xuất làm giảm phần giá thành không đúng. - Đối với các khoản thu về bán nguyên liệu, vật liệu thừa và thanh lý máy móc, thiết bị khi thi công kết thúc Công ty vẫn phản ánh giảm chi tiết các tài khoản chi phí sản xuất mà không phản ánh ghi giảm chi phí sản xuất kinh doanh dở dang như theo quyết định 165 / 2002 / TT – BTC và thông tư 105 /2003 / TT / BTC. Như vậy sẽ làm tăng khối lượng công việc kế toán một cách không cần thiết. 2. MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY. Sau thời gian thực tập ngắn ngủi, trên cơ sở lý luận đã được học ở trường, kết hợp với thực tế ở Công ty mà em đã tìm hiểu được, qua phần khái quát và nhận xét về những ưu điểm, những mặt còn tồi tại trên, ta có thể thấy được thực trạng công tác quản lý, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty xây dựng số 8 Thăng Long. Bên cạnh những mặt tích cực trong việc hạch toán, kế toán chi phí, sản xuất và tính giá thành sản phẩm vẫn không thể tránh khỏi những tồn tại. Do vậy, để khắc phục những hạn chế nêu trên và để hoàn thiện hơn công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nhằm tăng cường công tác quản lý, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và sự phát triển của Công ty xây dựng số 8 Thăng Long, em xin đưa ra một số ý kiến đóng góp như sau: 1.1. Chí phí về công cụ, dụng cụ Hiện nay ở Công ty xây dựng số 8 ThăngLong, dàn giáo, ván khuôn được coi là công cụ, dụng cụ sản xuất và phần chi phí phát sinh này được tính vào chi phí sản xuất chung. Dàn giáo, ván khuôn được xuất vào kỳ nào chỉ được tiến hành phân bổ vào chi phí của kỳ đó. Mặc dù trên thực tế, số dàn giáo, ván khuôn đó vẫn dùng tiếp cho kỳ sau. Vì vậy giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng cho kỳ này rất lớn so với thực tế sử dụng, còn kỳ sau lại thấp do có một phần dàn giáo của kỳ trước chuyển sang tiếp tục sử dụng mà không phải tính vào chi phí sản xuất. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến độ chính xác của giá thành sản phẩm xây lắp. Vì vậy, để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp dược chính xác hơn, theo em Công ty nên tiến hành phân bổ giá trị của dàn giáo theo số lần ước tính sử dụng. Quy trình hạch toán như sau. - Khi xuất dàn giáo, ván khuôn sử dụng cho thi công, kế toán ghi: Nợ TK 142 . (Toàn bộ ghi dàn giáo, ván khuôn xuất dùng) Có TK1523 - Khi kế toán tiến hành phân bổ giá trị công cụ dụng cụ vào chi phí sản xuất trong kỳ xuất dùng. Nợ TK 627 (3). (Chi phí cho từng công trình) Có TK 142. (Giá trị phân bổ kỳ xuất dùng) Ví dụ, trong quý IV năm 2003, giá trị dàn giáo, ván khuôn xuất dùng là 60.000.000đ. Với giá trị này, giả sử Công ty chủ định dùng trong 2 kỳ kế toán sử dụng phương pháp phân bổ 50% cho mỗi kỳ. Khi xuất dùng, kế toán ghi. Nợ TK 142: 60.000.000 Có TK 1523: 60.000.000 Khi tiến hành phân bổ giá trị công cụ, dụng cụ vào chi phí sản xuất của quý IV năm 2003. Nợ TK 627 (3): 30.000.000 Có TK 142: 30.000.000 Sang kỳ sau, kế tóan sẽ phân bổ nốt giá trị còn lại vào chi phí. 1.2. Theo QĐ 165/2002/QĐ - BTC ngày 31/12/2002 và thông tư 105/2003/TT - BTC hướng dẫn thực hiện chuẩn mực “Hợp đồng xây dựng” quy định việc hạch toán chi phí sửa chữa và bảo hành công trình được hạch toán vào chi phí sản xuất nhưng Công ty vẫn chưa thực hiện. Như vậy sẽ làm giảm giá chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm thiếu chính xác. Vì vậy, để hạch toán chi phí sản xuất vào tính giá thành sản phẩm xây lắp chính xác hơn, theo em Công ty nên áp dụng ngay quy định này. Theo đó quy trình hạch toán như sau: - Khi trích trước chi phí sửa chữa và bảo hành công trình ghi : Nợ TK 627 : Chi phí sản xuất chung Có TK 335 : Chi phí phải trả. - Khi phát sinh chi phí sửa chữa và bảo hành công trình, như chi phí NVL, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung, kế toán phản ánh vào các TK chi phí có liên quan, ghi : Nợ TK 621 : Chi phí NVL trực tiếp Nợ TK 622 : Chi phí nhân công trực tiếp Nợ TK 623 : Chi phí sử dụng máy thi công Nợ TK 627 : Chi phí sản xuất chung Nợ TK 133 : ( Thuế GTGT được khấu trừ ) Có các TK : 111, 112, 152, 153, 214, 331, 334, 338... - Cuối kỳ kết chuyển chi phí thực tế phát sinh trong kỳ liên quan đến hoạt động sửa chữâ và bảo hành công trình xây dựng để tập hợp chi phí sửa chữa và tính giá thành bảo hành, ghi : Nợ TK 154 : Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Có TK 621 Có TK 622 Có TK 623 Có TK 627 - Khi công việc sửa chữa và bảo hành công trình hoàn thành bàn giao cho khách hàng, ghi : Nợ TK 335 : Chi phí phải trả ( nếu đã trích trước ) Có TK 154 : chi phí sản xuất kinh doanh dở dang - Hết thời hạn bảo hành công trình xây dựng, nếu công trình không phải bảo hành hoặc số trích trước chi phí bảo hành lớn hơn chi phí thực tế phát sinh, kế toán tiến hành hoàn nhập số trích trước về chi phí bảo hành còn lại, ghi : Nợ TK 335 : Chi phí phải trả Có TK 711 : Thu nhập khác 1.3. Việc hạch toán các khoản thu về bán NVL thừa và thanh lý máy móc, thiết bị sau khi thi công kết thúc ở Công ty vẫn được hạch toán giảm chi tiết vào các tài khoản chi phí sản xuất là không đúng so với quy định hiện hành . Như vậy sẽ làm tăng khối lượng công việc của kế toán . Theo quy định của QĐ165/2002/QĐ-BTC thì các khoản thu về này phải được hạch toán như sau : - Nhập kho NVL thừa khi kết thúc hợp đồng xây dựng, ghi : Nợ TK 152 Có 154 - Phế liệu thu hồi nhập kho ghi : Nợ TK 152 Có TK 154 - Trường hợp NVL thừa và phế liệu thu hồi không qua nhập kho mà tiêu thụ ngay, kế toán phản ánh các khoản thu bán vật liệu thừa và phế liệu, ghi giảm chi phí : Nợ các TK 111, 112, 131 : tổng giá thanh toán Có TK 3331 : thuế GTGT phải nộp Có TK 154 : chi phí sản xuất kinh doanh dở dang ( giá bán chưa có thuế GTGT ) - Kế toán thanh lý máy móc, thiết bị thi công chuyên dùng cho một hợp đồng xây dựng và đã trích khấu hao hết vào giá trị hợp đồng khi kết thúc hợp đồng xây dựng, ghi : + Số thu về thanh lý Nợ TK 111, 112, 131 Có TK 3331 : thuế GTGT phải nộp Có TK 154 : chi phí sản xuất kinh doanh + Số chi về thanh lý ( nếu có ) : Nợ TK 154 : chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Có TK 133 : thuế GTGT được khấu trừ CóTK 111, 112 ... + Ghi giảm TSCĐ là máy móc, thiết bị thi công chuyên dùng đã thanh lý: Nợ TK 214 : Hao mòn TSCĐ Có TK 211 : TSCĐ hữu hình Với việc hạch toán theo quy định mới sẽ làm giảm đáng kể các việc của kế toán mà không làm ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm . KẾT LUẬN Trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay, một công ty chỉ có thể tồn tại và đứng vững thì các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội, nghĩa là phải đạt được doanh lợi chính đáng, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước. Muốn bậy, các công ty phải kết hợp sử dụng đúng đắn các yếu tố đầu vào, đảm bảo chất lượng đầu ra và tự cân đối hạch toán kinh tế. Để đạt được điều này, thông tin kinh tế giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc chi phối các quyết định của lãnh đạo. Nó gắn liền với công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành ở doanh nghiệp sản xuất nói chung và các doanh nghiệp xây lắp nói riêng. Chi phí sản xuất luôn gắn liền với việc sử dụng tài sản, vật tư, lao động trong sản xuất. Việc tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm tạo điều kiện để doanh nghiệp xác định đúng kết quả tài chính của mình. Vì vậy, sử dụng hợp lý, tiết kiệm các loại chi phí sản xuất cùng với việc phấn đấu hạ giá thành sản phẩm là một vấn đề thực sự cần thiết, là nhiệm vụ chủ yếu của doanh nghiệp, là điều kiện kiên quyết để tăng tích luỹ xã hội . Yêu cầu đặt ra là đổi mới hoàn thiện không ngừng công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành trong các doanh nghiệp xây dựng nói riêng và các doanh nghiệp sản xuất nói chung, để thích ứng yêu cầu quản lý trong cơ chế mới . Nhận thức được điều này, trong quá trình thực tập và chuẩn bị chuyên đề tốt nghiệp, em đã cố gắng tìm hiểu, nghiên cứu, học hỏi thêm về lý luận cũng như thực tiễn về kế toán doanh nghiệp nói chung, đặc biệt tìm hiểu sâu hơn về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành và các chế độ kế toán hiện đang được áp dụng ở nước ta hiện nay . Được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tâm của các thầy cô giáo, đặc biệt là sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của thầy giáo Đinh Anh Dũng và các cô chú, anh chị trong phòng TC-KT của Công ty xây dựng số 8 Thăng long, em đã hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp của mình với đề tài “ Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng số 8 Thăng long ” . Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do trình độ cũng như nhận thức còn hạn chế và thời gian thực tập không dài, bài viết này mới chỉ đề cập đến những vấn đề có tính chất cơ bản nhất, cũng như mới chỉ đưa ra những ý kiến bước đầu, chắc chắn không tránh khỏi sơ suất, thiếu sót. Em rất mong nhận được sự quan tâm góp ý của thầy cô giáo để bài viết của em được hoàn thiện hơn . Một lần nữa, em xin bày tỏ lòng biết ơn tới thầy giáo Đinh Anh Dũng người đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này và lời cảm ơn tới các cô chú, anh chị phòng TC - KT và các phòng ban khác trong Công ty xây dựng số 8 Thăng Long . Em xin chân thành cảm ơn ! Hà Nội, ngày 31 tháng 7 năm 2004 Sinh Viên Nguyễn Thị Phượng MỤC LỤC Lời mở đầu 1 Chương I: Lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở các doanh nghiệp xây lắp 2 1. Đặc điểm và yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp 3 1.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh xây lắp 3 1.2. Yêu cầu của công tác quản lý và kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp 4 2. Lý luận chung về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp 5 2.1. Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất 5 2.1.2. Khái niệm chi phí sản xuất 5 2.1.3. Phân loại chi phí sản xuất 6 2.2. Giá thành sản phẩm 10 2.2.1. Khái niệm giá thành 10 2.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm 12 2. Nội dung kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp 14 2.1. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 14 2.1.1. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất 14 2.1.2. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất 15 2.1.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 16 2.1.4. Đánh giá sản phẩm dở dang trong doanh nghiệp xây lắp 23 2.2. Kế toán giá thành sản phẩm xây lắp 24 2.2.1. Đối tượng tính giá thành 24 2.2.2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp 25 3. Hệ thống sổ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 28 3.1. Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ 28 3.2. Các loại sổ kế toán 29 Chương II: Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành tại Công ty xây dựng số 8 Thăng Long 31 1. Đặc điểm tổ chức quản lý và hoạt động kinh doanh của Công ty xây dựng số 8 Thăng Long 31 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 31 1.1.1. Chức năng 32 1.1.2. Nhiệm vụ 32 1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức hoạt động kinh doanh của Công ty 34 1.2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý 34 1.2.2. Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất và đặc điểm kinh tế kỹ thuật của Công ty chi phối đến công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 36 1.3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của Công ty 39 1.3.1. Tổ chức bộ máykế toán của Công ty xây dựng số 8 Thăng Long 39 1.3.2. Chế độ kế toán áp dụng 40 2. Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng số 8 Thăng Long 43 2.1. Nội dung chi phí sản xuất tại Công ty XD số 8 Thăng Long 43 2.1.1. Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất ở Công ty 43 2.1.2. Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất 43 2.2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty 44 2.2.1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 44 2.2.2. Chi phí phân công trực tiếp 50 2.2.3. Chi phí sử dụng máy thi công 55 2.2.4. Chi phí sản xuất chung 58 2.2.5. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn đơn vị 64 2.3. Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm 63 Chương III: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng số 8 Thăng Long 66 1. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng số 8 Thăng Long 66 2. Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty 68 Kết luận 72 KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG SỐ 8 THĂNG LONG

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC1987.Doc
Tài liệu liên quan