Đề tài Kế toán lao dộng - Tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty CP Bánh kẹo Hải Hà

Trong năm 2007-2008, Công ty được hưởng thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi là 14%. Kể từ năm 2009, mức thuế áp dụng là 28%. Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà đã phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần đây, hoà mình vào hội nhập với xu thế phát triển chung của nền kinh tế Việt Nam cũng như xu thế chung của nền kinh tế toàn cầu. Tổng doanh thu, nộp ngân sách, lợi nhuận sau thuế TNDN và một số chỉ tiêu phản ánh quy mô sản xuất kinh doanh & kết quả SXKD qua 3 năm 2006, 2007, 2008.

doc62 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1067 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán lao dộng - Tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty CP Bánh kẹo Hải Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thợ sẽ dẫn đến hai trường hợp không có lợi cho doanh nghiệp: Tính đơn giá sản phẩm cao doanh nghiệp thu được lợi nhuận thấp gây khó khăn trong doanh nghiệp. Tính đơn giá sản phẩm thấp không khuyến khích được người lao động, phân phối lao động không hợp lý người lao động không hăng say, nhiệt tình trong lao động. Do đó, việc sử dụng hợp lý hình thức tiền lương ( chế độ trả lương ) cũng là một trong những điều kiện quan trọng để huy động và sử dụng có hiệu quả lao động, tiết kiệm hợp lý chi phí về lao động sống, góp phần hạ giá sản phẩm, tăng doanh lợi cho doanh nghiệp. 3. Quỹ tiền lương, quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn. Quỹ tiền lương Quỹ tiền lương của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền lương tính theo số công nhân của doanh nghiệp, do doanh nghiệp quản lý và chi trả, bao gồm các khoản: - Tiền thưởng tính theo thời gian. - Tiền lương trả cho người lao động tạo ra sản phẩm hỏng trong chế độ quy định - Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng sản xuất do nguyên nhân khách quan, trong thời gian được điều động công tác làm nghĩa vụ do chế độ quy định, thời gian nghỉ phép, thời gian đi học. - Các loại phụ cấp làm đêm, thêm giờ. - Các khoản tiền thưởng có tính chất thường xuyên. Ngoài ra, trong quỹ tiền lương kế hoạch còn được tính cả các khoản chi trợ cấp BHXH cho người ốm đau, thai sản, tai nạn lao động. Về phương tiện hạch toán, tiền lương trả cho công nhân viên trong doanh nghiệp sản xuất được chia thành hai loại: Tiền lương chính: là tiền lương trả cho công nhân viên trong thời gian làm việc thực tế, nghĩa là thời gian thực tế có tiêu hao sức lao động, bao gồm tiền lương trả theo cấp bậc và các khoản phụ cấp kèm theo ( phục cấp trách nhiệm, phụ cấp làm đêm ). Tiền lương phụ: là tiền lương trả cho công nhân viên trong thời gian nghỉ được hưởng lương theo chế độ ( nghỉ phép, nghỉ lễ, đi họp ). Việc phân chia tiền lương chính và tiềnlương phụ có ý nghĩa quan trọng đối với công tác kế toán và phân tích tiền lương trong giá thành sản phẩm. Tiền lương chính của công nhân sản xuất gắn liền với quá trình làm ra sản phẩm và được hạch toán trực tiếp vào chi phí sản xuất từng loại sản phẩm theo một tiêu chuẩn phân bổ nhất định. Quản lý chi tiêu sử dụng quỹ tiền lương phải trong mối quan hệ với việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị nhằm vừa chi tiêu tiết kiệm và hợp lý quỹ tiền lương, vừa đảm bảo hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp. Các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn. Quỹ bảo hiểm xã hội ( BHXH ) Người sử dụng lao động ( doanh nghiệp ) đóng góp 15% tổng quỹ lương của những người tham gia BHXH trong đơn vị, trong đó có 10% để chi trả các chế độ hưu trí, tử tuất và 5% để chi trả các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Người lao động đóng góp 5% tiền lương tháng để chi trả các chế độ hưu trí và tử tuất. Kinh phí công đoàn ( KPCĐ ) Được hình thành do việc trích lập tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hàng tháng theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương thực tế phải trả công nhân viên trong tháng. Theo chế độ quy định tỷ lệ tính kinh phí công đoàn 2%, kinh phí công đoàn do doanh nghiệp trích lập cũng được phân cấp và một phần chi tiêu cho hoạt động công đoàn ( nghiệp đoàn của công nhân viên tại doanh nghiệp ). Bảo hiểm y tế ( BHYT ) Quỹ BHYT được trích lập từ hai nguồn, thứ nhất đó là phần theo chế độ quy định. Doanh nghiệp phải gánh chịu sẽ được trích vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hàng tháng theo tỷ lệ 2% trên tổng số tiền lương thực tế phải trả công nhân viên trong tháng, thứ hai là phần BHYT mà người lao động phải gánh chịu thông thường trừ vào lương công nhân viên theo tỷ lệ 1%. BHYT được nộp lên cơ quan quản lý chuyên môn để phục vụ, bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cho công nhân viên ( khám bệnh, chữa bệnh ). Các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ cùng với tiền lương phải trả công nhân viên hợp thành loại chi phí về nhân công trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh. Quản lý việc tính toán trích lập và chi tiêu sử dụng các quỹ tiền lương, quỹ chi phí sản xuất kinh doanh mà còn có cả việc đảm bảo quyền lợi người lao động trong doanh nghiệp. 4. Hạch toán tổng hợp tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ Để làm tốt công tác hạch toán ta phải căn cứ các chỉ tiêu: Số người tham gia lao động của doanh nghiệp. Thời gian lao động của từng người. Kết quả lao động Căn cứ vào những chứng từ gốc được ghi chép đầy đủ theo quy định: Bảng chấm công. Bảng làm thêm giờ, ngày, đêm. Bảng tính thưởng năng suất lao động. Các phiếu nghỉ hưởng lương BHXH Để tạo lên được các chứng từ: Bảng thanh toán tiền lương. Bảng thanh toán tiền thưởng. Bảng thanh toán BHXH. Các chứng từ trên được thực hiện đúng mẫu biểu thống kê hay nghiệp vụ quy định, cần kiểm tra kỹ, chính xác, đủ thủ tục và người nhận có thể là căn cứ để ghi sổ trực tiếp hoặc làm cơ sở để tổng hợp rồi mới ghi vào sổ kế toán. Hạch toán tổng hợp của tiền lương cần thiết phải phản ánh đầy đủ các mối quan hệ trên, để đảm bảo cung cấp đầy đủ, thông tin cho các đối tượng quản lý. II. Hạch toán chi tiết tiền lương và các khoản trích theo lương của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà. 1. Tình hình chung về quản lý và sử dụng lao động. Do Công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh nên đặc điểm về lao động và công việc quản lý lao động của Công ty chịu ảnh hưởng từ các đặc điểm của doanh nghiệp sản xuất. Quy mô về lao động và chất lượng lao động của công ty không ngừng được nâng lên. Tính đến thời điểm hiện nay, số lao động của công ty có khoảng 2007 người, trong đó lao động dài hạn chiếm 901 người, lao dộng hợp đồng từ 1-3 năm là 596 người, còn lại là lao động thời vụ, làm theo các hợp đồng ngắn hạn thường là vào cuối năm khi mật độ kinh doanh của công ty lên cao nhất. Với số lượng cán bộ công nhân viên như vậy, công ty luôn sắp xếp và bố trí hợp lý người lao động theo trình độ và khả năng của mỗi người. Có thể thấy cơ cấu lao động của công ty qua bảng sau: Bảng 02: Cơ cấu lao động của Công ty Loại lao động Các Phòng ban XN Bánh XN Kẹo mềm XN Kẹo cứng XN Kẹo Chew XN phụ trợ Nhà máy Bánh kẹo Hải Hà I Nhà máy Bánh kẹo Hải Hà I T ổng LĐ dài hạn 30 159 254 81 64 52 210 51 901 LĐ hợp đồng 90 192 137 95 20 11 24 27 596 LĐ thời vụ 0 106 24 10 93 30 206 41 510 Tổng 120 457 415 186 177 93 440 119 2007 Trong những năm gần đây, cùng với việc đổi mới trong công tác quản lý sản xuất, Công ty đã có sự sắp xếp lại lao động cho phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh hiện nay. Sự thay đổi tích cực ở việc quản lý và sử dụng lao động trong Công ty phần nào được thể hiện qua bảng trên. Để đánh giá về chất lượng lao động Công ty đã đánh giá về trình độ kỹ thuật, bằng cấp, tay nghề của công nhân viên và những kỹ năng công việc để hoàn thành công tác được giao thuộc chuyên môn của mình. Bảng 03: Phân loại trình độ cán bộ công nhân viên Chỉ tiêu Số lượng Tỷ trọng % I Tổng số lao động 376 100 Trình độ đại học, cao đẳng 52 13,8 Trình độ trung cấp 36 9,6 Công nhân kỹ thuật 190 50,5 Trình độ phổ thông 98 16,1 2. Tình hình quỹ tiền lương Xác định quỹ tiền lương của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà. Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà áp dụng hình thức lương sản phẩm nên căn cứ vào kế hoạch sản lượng và tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, Công ty lập kế hoạch định mức lao động, tổng hợp mức chi phí tiền lương cho từng công nhân trong công việc cụ thể đó. Hạch toán tiền lương phải trả cho công nhân viên. Hạch toán tiền lương phải trả cho bộ phận sản xuất trực tiếp. Tính lương phải trả cho lao động ở các nhà máy xí nghiệp. Bao gồm bộ phận trực tiếp sản xuất và bộ phận văn phòng ở các nhà máy, xí nghiệp bao gồm cán bộ công nhân sản xuất, quản lý ở các xí nghiệp, nhà máy của Công ty. Tiền lương phải trả cho bộ phận này gồm lương sản phẩm và lương thời gian như sau: Công thức tính tiền lương theo sản phẩm: + Bộ phận đóng gói: Lương sản phẩm = Số lượng sản phẩm i x Đơn giá hoàn thành SPi + Bộ phận nấu: Số lượng SP X Đơn giá Đơn giá lương = sản xuất định mức sản phẩm Tổng số công hưởng lương theo sản phẩm Lương sản phẩm của từng người = Đơn giá lương SP Công thức tính lương theo thời gian: Lương thời gian = Lương ngày công X Số ngày công hưởng Cơ bản lương thời gian Lương ngày cơ bản = 290.000 x Hệ số cấp bậc 26 ngày Để tính lương theo sản phẩm căn cứ vào phiếu xác nhận sản lượng nhập kho của từng tổ, Xí nghiệp, Nhà máy: Lương của các công nhân được tính như lương của anh Nguyễn Văn Bảo: Số ngày lương sản phẩm : 19 Số ngày hưởng lương thời gian : 3 Hệ số lương : 2,48 Đơn giá định mức : 20.803 Đơn giá lương sản phẩm = 866,8 x 20.803 = 28.692 đồng 628,5 Lương sản phẩm của anh Bảo = 28.692 x 19 = 545.150 đồng Lương cơ bản ngày = 290.000 x 2,48 26 = 27.600 đồng Lương thời gian của anh Bảo = 27600 x 3 = 82.800 đồng Lương lao động của anh Bảo tháng 12/2008 là: = 82.800 + 545.150 = 627 950 đồng Lương của các công nhân khác trong tổ sản xuất cũng như tổ văn phòng cũng được tính như trên. Tính lương quản lý cho 1 tấn bánh Cẩm chướng như sau: Lương quản lý bánh = Đơn giá lương x Số lượng Cẩm chướng quản lý sản phẩm = 41.877 x 14 = 586.278 đồng Tương tự như vậy ta tính cho các sản phẩm khác. Chi phí của các phòng ban quản lý công ty được phân bổ cho các xí nghiệp, nhà máy như trên. Từ Bảng chấm công bộ phận trực tiếp sản xuất ta có Bảng thanh toán lương. Hạch toán tiền lương phải trả cho bộ phận gián tiếp Tính lương cho lao động ở các phòng ban quản lý của công ty: Lương của công nhân viên tại các phòng ban quản lý của công ty được tính theo lương thời gian. Căn cứ vào bảng chấm công của các phòng ban, kế toán tính theo lương thời gian cho lao động như sau: VD: Cô Nguyễn Thị Kim Xuân làm kế toán trưởng có hệ số lương là 4,56. Căn cứ vào Bảng chấm công Cô Xuân có số công hưởng lương thời gian là 25 ngày. Lương thời gian Cô Xuân = 290.000 x 4,56 x 26 = 1.322.400 đồng được lĩnh tháng12 26 Ngoài số công hưởng lương theo thời gian Công ty còn tính: + Nếu làm thêm vào ngày bình thường trả thêm 45% lương ngày làm việc bình thường. + Nếu làm thêmvào ngày nghỉ trả thêm 75% lương ngày làm việc bình thường. + Nếu làm thêm giờ vào ngày lễ, tết được hưởng 300%. + Các khoản phụ cấp: PCĐH = Số ngày công được hưởng PCĐH x 15% x 290.000 26 PCTN = 50%x lương cơ bản ( với GĐXN,Trưởng phòng) Với tổ trưởng tổ sản xuất PCTN = 10% x lương cơ bản. Tiền lương thực lĩnh của Cô Xuân = 1.322.400 + 635.000 = 1.957.400 đồng. Từ Bảng chấm công phòng tài vụ có Bảng thanh toán lương Phòng tài vụ: Các khoản khác thuộc quỹ lương mà người lao động được hưởng Tiền lương hưởng BHXH trong khi nghỉ ốm, tai nạn hưởng 75% lương cơ bản. Ngoài tiền lương công nhân viên Công ty còn được hưởng trợ cấp BHXH trong các trường hợp như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động Mức trợ cấp ở từng trường hợp cụ thể được áp dụng theo quy định hiện hành và cần phải có các chứng từ liên quan cụ thể như: Đối với trường hợp nghỉ ốm, nghỉ do con ốm phải có phiếu nghỉ BHXH, có dấu của bệnh viện, xác nhận của Bác sĩ về số ngày thực tế được hưởng BHXH. Đối với trường hợp nghỉ thai sản phải có giấy chứng nhận của bệnh viện và giấy khai sinh của con Căn cứ vào các chứng từ, Kế toán xí nghiệp đối chiếu với Bảng chấm công để xác định mức trợ cấp BHXH cho người lao động. VD: Trong bảng chấm công của tổ đóng túi, anh Bảo nghỉ ốm 6 ngày. Kế toán tính trợ cấp BHXH cho anh Bảo phải căn cứ vào chứng từ sau: Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà Xí nghiệp Bánh PHIẾU NGHỈ HƯỞNG BHXH Tổ đóng túi Họ và tên: Nguyễn Văn Bảo Tuổi: Ngày tháng Lý do Số ngày nghỉ Y bác sĩ ký tên Số ngày nghỉ thực Xác nhận của phụ trách bộ phận Tổng số Từ ngày Đến ngày 1 2 3 4 5 6 7 Bệnh viện Thanh Nhàn Mổ ruột thừa 6 13/12 19/12 PHẦN THANH TOÁN Số ngày nghỉ hưởng BHXH Lương bình quân ngày (Đồng) % tính BHXH Số tiền hưởng BHXH (Đồng) 6 27.600 75 124.200 Số ngày hưởng lương theo chế độ BHXH của anh Bảolà 6 ngày. Lương hưởng = Ngày lương X Số ngày lương X 0,75 BHXH cơ bản hưởng BHXH = 27.600 đồng X 6 X 0,75 = 124.200 đồng Phiếu nghỉ hưởng BHXH có chữ ký của trưởng ban BHXH và kế toán BHXH. Để tạo điều kiện giúp đỡ công nhân viên khi xảy ra tai nạn, ốm đau thì Công ty chi trước số tiền trợ cấp cho người lao động, sau đó cơ quan quản lý BHXH sẽ hoàn trả lại cho Công ty. Việc hạch toán được thực hiện như sau: Khi thanh toán cho người lao động tiền BHXH Nợ TK 338 (1388) : 1.852.600 Có TK 111 : 1.852.600 Khi quyết toán với cơ quan BHXH ( cơ quan BHXH trả cho công ty tiền ứng trước trả cho công nhân viên), Kế toán ghi. Nợ TK 111 : 1.852.600 Có TK 338(1388) : 1.852.600 Lương làm thêm giờ. Do yêu cầu công việc người lao động phải làm thêm ngoài giờ quy định như ngày nghỉ, lễ tết thì được trả thêm tiền làm thêm giờ gọi là phụ cấp. ² Phụ cấp ca 3: là người lao động làm vào ban đêm được hưởng 25% lương cơ bản làm ban ngày ngoài tiền lương ngày cơ bản. Phụ cấp làm Ca 3 = Lương cơ bản x Số ngày làm đêm x 0,25 VD: Anh Bảo làm ở tổ đóng túi. Số ngày làm Ca 3 : 2 Lương ngày cơ bản : 27.600 đồng Lương làm Ca 3 của anh Bảo là: Phụ cấp làm Ca 3 = 27.600 x 2 x 0,25 = 13.800 đồng ² Nếu làm thêm vào ngày nghỉ, lễ tết sẽ được trả hơn 75% lương cơ bản, công thức tính như sau: Lương làm thêm = Lương ngày cơ bản x 1,75 Ngoài ra, công nhân viên của công ty còn được hưởng một số khoản phụ cấp khác như: Trợ cấp độc hại, phụ cấp trách nhiệm ² Phụ cấp trách nhiệm: được áp dụng cho người quản lý trong các văn phòng ban quản lý, tổ văn phòng của Công ty. Người có trách nhiệm được hưởng thêm 40% lương cơ bản. Công thức tính như sau: Phụ cấp trách nhiệm = Lương tháng cơ bản x 0,4 VD: Anh Triệu Tuấn Kha tổ trưởng tổ văn phòng: Phụ cấp trách nhiệm = 290.000 đồng x 0,4 = 116.000 đồng Đối với lương hưởng theo sản phẩm, thì các khoản phụ cấp làm thêm giờ, phụ cấp khác được tính như sau: Phụ cấp công việc = Số lượng SP x Đơn giá x Tỷ lệ hưởng Làm thêm lương SP phụ cấp VD: Anh Bảo làm thêm 1 tấn bánh kem xốp vào một ngày chủ nhật thì anh Bảo được hưởng thêm lương làm thêm giờ là: Phụ cấp làm thêm giờ = 1 x 28.692 x 1,75 = 50.211 đồng Trong một số dịp cần tăng năng suất lao động, Công ty còn áp dụng thưởng theo quy định của nhà nước cho công nhân viên để tăng năng suất, tăng sản lượng. 3. Các khoản trích theo lương của công nhân viên trong công ty: Công ty cũng thực hiện trích các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ cho công nhân viên theo quy định của nhà nước như sau: Mức trích BHXH được tính như sau: Tổng mức trích = Mức trích BHXH x Mức trích BHXH trừ BHXH vào chi phí vào lương của CNV Trong đó: Mức trích BHXH = Tổng quỹ lương x Tỷ lệ trích BHXH Vào chi phí cơ bản vào chi phí (15%) Mức trích BHXH trừ = Tổng quỹ lương x Tỷ lệ trích BHXH trừ vào lương của CNV cơ bản vào lương CNV (5%) Mức trích BHYT : Tổng mức trích = Mức trích BHYT x Mức trích BHYT trừ BHYT tính vảo chi phí vào lương của CNV Trong đó: Mức trích BHYT = Tổng quỹ lương x Tỷ lệ trích BHYT tính Tính vào chi phí cơ bản vào chi phí (2%) Mức trrích BHYT trừ = Tổng quỹ lương x Tỷ lệ trích BHYT trừ Vào lương của CNV cơ bản vào lương CNV (2%) Mức trích KPCĐ: KPCĐ là nguồn tài trợ cho hoạt động công đoàn ở các cấp. Công ty thực hiện trích KPCĐ cho người lao động cho người lao động bằng 2% trên tổng lương thực tế và Công ty chịu toàn bộ, tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ: Mức trích = Tổng quỹ x Tỷ lệ trích KPCĐ lương thực tế KPCĐ (2%) Người lao động chịu 6% tổng quỹ lương cơ bản của mình để đóng cho các quỹ: 5% cho quỹ BHXH và 1% cho BHYT. Các quỹ này sẽ được trả cho người lao động khi ốm đau, thai sản, tai nạn, nghỉ hưu. Công ty trích BHXH tính vào chi phí kinh doanh của công ty: = 15% x 698.011.519 = 104.701.727 đồng. Trích BHYT tính vào chi phí kinh doanh của công ty: = 2% x 698.011.519 = 13.960.230 đồng. Trích KPCĐ cũng bằng quỹ BHYT là: 13.960.230 đồng. Còn 6% các quỹ do người lao động chịu là: = 6% x 698.011.519 = 41.880.691 đồng. Cuối tháng, các đơn vị gửi Gấy đề nghị thanh toán tiền nộp BHXH, BHYT, và KPCĐ cho Phòng Tài vụ để lập Bảng phân bổ tiền lương và BHXH. 4. Tình hình thanh toán tiền lương và các khoản trich theo lương cho công nhân viên của công ty. Sơ đồ 07: Thủ tục thanh toán tiền lương Bảng thanh toán lương Phòng lao động tiền lương Kế toán tổng hợp Thủ quỹ Phòng tài vụ Phó TGĐ tài chính duyệt chi Tại Công ty Cổ Phần Bánh keo Hải Hà, tiền lương của công nhân viên thường được thanh toán cho công nhân viên làm hai kỳ trong tháng. ² Kỳ 1: Tạm ứng lương vào ngày 20 hàng tháng, số tiền tạm ứng có thể là cố định hoặc căn cứ vào số lương được lĩnh trong tháng trước của từng công nhân viên và Bảng chấm công. Thường số tiền tạm ứng khoảng 10% - 15% tiền lương tháng trước. ² Kỳ 2: Quyết toán lương vào đầu tháng sau căn cứ vào bảng thanh toán lương kế toán xác định số tiền phải trả cho công nhân viên sau khi đã trừ số tiền tạm ứng và trừ các khoản trích theo lương của công nhân viên. Thủ tục thanh toán như sau: Giám đốc lập “ Giấy đề ghị tạm ứng lương và kỳ 1” hoặc kế toán lập bảng thanh toán lương (Biểu 07) xí nghiệp gửi lên phòng lao động, tiền lương. Sau khi kiểm tra bảng thanh toán lương của xí nghiệp, phòng lao động tiềnlương duyệt chi và gửi xuống phòng tài vụ làm thủ tục thanh toán. Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Xí nghiệp Bánh Độc lập - Tự do - Hạnh phúc GIẤY ĐỀ NGHỊ TẠM ỨNG Kính gửi: Phòng lao động tiền lương, phòng tài vụ. Đề nghị quý phòng cho phép xí nghiệp tạm ứng lương kỳ 1 tháng 12 năm 2008. Số tiền: 75.800.000 đồng Ký tên Ngày 17 tháng 12 năm 2008 Giám đốc xí nghiệp Căn cứ vào Giấy đề nghị tạm ứng lương hoặc bảng thanh toán lương, kế toán lập một phiếu chi có nội dung sau: Khi tạm ứng cho các xí nghiệp, nhà máy, phòng ban, Kế toán ghi: Nợ TK 334 : 75.800.000 Có TK 111 : 75.800.000 Phiếu chi Ngày 19 tháng 12 năm 2008 Họ và tên người nhận tiền: Địa chỉ: Xí ngiệp Bánh Số tiền: Diễn giải 75.800.000 đồng Thanh toán lương kỳ 1 tháng 12 năm 2008 Bằng chữ: Bảy năm triệu tám trăm nghìn đồng. Kèm theo: 01 chứng từ gốc Tổng giám đốc Kế toán trưởng Kế toán thanh toán Người nhận tiền (Ký tên) (Ký tên) (Ký tên) (Ký tên) IiI. Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương của Công ty. Trình tự ghi sổ. Trình tự hạch toán tiền lương và ghi sổ được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 08: Trình tự hạch toán tiền lương Chứng từ gốc ( Bảng chấm công, phiếu xác nhận số lượng SP hoàn thành, chứng từ BHXH) Bảng phân bổ tiền lương và BHXH Bảng kê số 4, 5 Nhật ký chứng từ số 7 Sổ cái TK 334 Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối kỳ Đối chiếu, so sánh Phân bổ tiền lương và BHXH của Công ty: Hàng tháng, kế toán căn cứ vào bảng thanh toán lương, bảng tổng hợp các chứng từ liên quan để tổng hợp xác định số phân bổ chi phí nhân công của các bộ phận sản xuất và các phòng ban. Việc tính toán phân bổ chi phí nhân công được phân bổ theo giá trị sản lượng sản phẩm hoàn thành. Kế toán tính toán, phân bổ được thể hiện trong bảng phân bổ tiền lương và BHXH. Đối với chi phí sản xuất chung Công ty còn gọi là lương quản lý Xí nghiệp, Công ty phân bổ theo sản lượng thực tế làm ra của từng loại sản phẩm và đơn giá định mức lương quản lý cho từng sản phẩm Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc về tiền lương và BHXH Văn phòng Công ty tiến hành vào Bảng thanh toán lương cho công nhân viên vàc chuyển các chứng từ liên quan lên Phòng tài vụ để kế toán vào Sổ NK_CT có liên quan như NK_CT số 1, số 2, số 7 và số 10. Cuối tháng từ bảng thanh toán cho CNV, Văn phòng lập Bảng tổng hợp tiền lương cho CNV, Bảng thanh toán tiền lương và BHXH rồi chuyển lên Phòng tài vụ. Từ NK_CT số 1,2,7,10 kế toán vào sổ cái các TK334, 335 và 338. Từ Bảng phân bổ tiền lương kế toán vào Bảng kê số 4, số 5, số 6 rồi vào NK_CT số7, đồng thời vào sổ cái TK334, 335,338. Hạch toán một số nghiệp vụ về tiền lương và các khoản trích theo lương của Công ty. TK sử dụng để hạch toán tiền lương, tiền thưởng và thanh toán với người lao độnglà TK 334 “Phải trả công nhân viên”. ² Tính tiền lương phải trả cho công nhân viên. Nợ TK 622 : 958.813.476 Nợ TK 627 : 98.999.959 Nợ TK 641 : 7.295.332 Nợ TK 642 : 81.223.447 Có TK 334 : 1.136.332.214 ² Các khoản khấu trừ vào lương của nhân viên. Thu tạm ứng thừa trừ vào lương của CNV: Nợ TK 334 : 31.932.800 Có TK 141 : 31.932.800 Trích BHYT, BHXH trừ vào lương CNV: Nợ TK 334 : 47.428.200 Có TK 338 : 47.428.200 Phải trả nội bộ trừ vào lương CNV: Nợ TK 334 : 95.015.000 Có TK 336 : 95.015.000 ² Thanh toán lương cho công nhân viên. Nợ TK 334 : 920.075.523 Có TK 1111 : 920.075.523 ² Trích BHXH, BHYT, KPCĐ phần tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. Nợ TK 622 : 107.006.757 Nợ TK 627 : 11.086.150 Nợ TK 641 : 1.188.336 Nợ TK 642 : 13.340.945 Có TK 3382: 13.960.230 Có TK 3383: 104.701.728 Có TK 3384: 13.960.230 ² Khi chuyển toàn bộ số tiền BHXH trích trước, kế toán ghi sổ. Nợ TK 338(3383) : 237.168.202 Có TK 111 : 237.168.202 ² Khi chi tiêu kinh phí công đoàn tại công ty, kế toán hạch toán như sau: Nợ TK 338(3382) : Số tiền chi dùng Có TK 111, 112 : ² Công ty hạch toán tiền thưởng cho công nhân viên từ quỹ khen thưởng phúc lợi khi người lao động trực tiếp sản xuất tiết kiệm nguyên liệu so với định mức, thưởng thi đua vào dịp cuối năm, thưởng nhân dịp lễ, tết (tết nguyên đán ), cách tính thưởng cho công nhân viên tại công ty cũng như đã trình bày ở chương I. Công tác hạch toán tiền thưởng của công ty như sau: Khi tính tiền thưởng cho công nhân viên: Nợ TK 431 : “Quỹ khen thưởng phúc lợi” Có TK 334 : Số tiền thưởng cho công nhân viên từ quỹ khen thưởng Khi trả tiền thưởng cho công nhân viên, kế toán ghi: Nợ TK 334 : Số tiền thưởng cho công nhân viên Có TK 111 Từ việc hạch toán các nghiệp vụ trên căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương. Kế toán vào Bảng kê số 4,5 (mở chung cho các tài khoản và chi tiết cho từng xí nghiệp). Sau đó dựa vào Bảng kê số 4, 5 Kế toán vào Nhật ký chứng từ số 7. Căn cứ vào Nhật ký chứng từ số 7 và bảng kê số 4, kế toán tiền lương ghi vào sổ cái TK 334, TK 338 Sổ cái TK 334: Là sổ phản ánh chi tiết các phát sịnh nợ, phát sinh có của TK 334. Bảng 07: Sổ cái TK 334 SỔ CÁI TK “PHẢI TRẢ CNV” CÔNG TY CBÁNH KẸO HẢI HÀ Số dư đầu năm Nợ Có 1.250.309.800 Ghi Nợ TK334 Ghi có các TK Tháng 1 Tháng 2 Tháng 11 Tháng 12 Cộng TK 111 .. .. .. .. 920.075.523 TK 141 .. .. .. .. 31.932.800 TK 338 .. .. .. .. 47.428.200 TK 336 .. .. .. .. 95.015.000 TK 641 .. .. .. .. TK 642 .. .. .. .. TK .. .. .. .. .. .. .. .. Cộng phát sinh Nợ .. .. .. .. 3.136.332.214 Cộng phát sinh Có .. .. .. .. 3.259.630.500 Số dư cuối kỳ .. .. .. .. .. 1.120.618.086 Ngày 31 tháng 12 năm 2008 Người ghi sổ Kế toán trưởng (Ký, Họ tên) (Ký, Họ tên) Bảng 08: Sổ cái TK 338 SỔ CÁI TK 338 Công ty CP Bánh kẹo Hải Hà Số dư đầu năm Nợ Có 1.520.630.750 Ghi Nợ TK338 Ghi có các TK Tháng 1 Tháng 2 Tháng 11 Tháng 12 Cộng TK 111 .. .. .. .. 237.168.202 TK 112 .. .. .. .. 446.306.198 TK 141 .. .. .. .. 12.050.230 TK 152 .. .. .. .. 82.450.980 TK 153 .. .. .. .. 11.280.600 TK 334 .. .. .. .. TK 642 .. .. .. .. .. .. .. .. . Cộng phát sinh Nợ .. .. .. .. 1.731.296.230 Cộng phát sinh Có .. .. .. .. 789.256.210 Số dư cuối kỳ .. .. .. .. 1.884.080.040 942.040.020 Ngày 31 tháng 12 năm 2008 Người ghi sổ Kế toán trưởng (Ký, Họ tên) (Ký, Họ tên) CHƯƠNG III HOÀN THIỆN KẾ TOÁN LAO ĐỘNG - TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI HÀ I. Đánh giá thực trạng kế toán lao động - tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà. 1. Đánh giá chung về Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Hà Không thể phủ nhận nền kinh tế nước ta đang trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ từ khi bước sang nền kinh tế thị trường. Cùng với sự phát triển này là sự cạnh tranh quyết liệt giữa các doanh nghiệp để có thể đứng vững và khẳng địh tên tuổi mình trong thương trường. Và để đạt được điều đó không phải doanh nghiệp nào cũng có thể thực hiện được. Song với công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà, một công ty đi lên từ một xí nghiệp nhỏ với 9 thành viên ban đầu, đã trở thành một trong những công ty lớn nhất cả nước chuyên sản xuất kinh doanh mặt hàng bánh kẹo và có nhiều đóng góp lớn, không chỉ đối với ngân sách Nhà nước, làm tăng GDP mà còn tạo công ăn việc làm và cải thiện đời sống cho rất nhiều lao động. Thu nhập bình quân của người lao động trong những năm qua đã không ngừng cải thiện, thu nhập bình quân của năm 2008 so với năm 2007 tăng được 6% ( từ 1.700.000 đồng/ tháng lên 1.800.000 đồng/ tháng) và so với năm 2005 tăng 80% ( từ 1.000.000 đ/tháng lên 1.800.000 đ/ tháng). Đây là một điều đáng hoan nghênh mà Công Ty cần phát huy, khuyến khích tinh thần tích cực lao động của cán bộ công nhân viên trong Công Ty, là nhân tố thúc đẩy tăng năng suất lao động, đóng góp vào sự phát triển hơn nữa của Công Ty. Từ khi thành lập đến nay, Công ty không ngừng cố gắng vươn lên, Công ty hiện nay đã có 6 xí nghiệp thành viên và hai chi nhánh tại TP Đà Nẵng và TP Hồ CHí Minh với doanh thu năm 2008 khoảng hơn 400 tỷ đồng, tăng hơn 10% so với năm 2007. Năm 2007 với chủ trương cổ phần hoá các doanh nghiệp, Công ty đã hoàn tất việc cổ phần hoá trong đó người lao động Công ty nắm giữ khoản gần 50% và đưa Công ty sang một giai đoạn phát triển mới. Công ty có một mô hình bộ máy quản lý và bộ máy kế toán tương đối hoàn chỉnh, hoạt động có hiệu quả. Việc quản lý sản xuất theo các xí nghiệp với sự quản lý trực tiếp của giám đốc xí nghiệp khiến tiến độ sản xuất luôn được đảm bảo hoàn thành hay vượt kế hoạch, chất lượng sản phẩm được nâng cao, tỷ lệ sản phẩm hỏng giảm. Điều này đã đóng góp rất lớn trong sự thành công của Công ty. Công ty cũng tích cực khai thác, huy động nguồn vốn từ nhiều nguồn khác nhau đặc biệt là việc huy động nguồn vốn từ người lao động trong công ty với lãi suất ưu đãi để đầu tư cho máy móc, dây chuyền công nghệ giúp cho sự phát triển của sản xuất được tăng cao. 2. Những ưu điểm trong công tác kế toán lao động tiền lương và các khoản trích theo lương của Công ty. Với quan điểm con người là yếu tố quyết định nên công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Công ty CP Bánh kẹo Hải Hà được quan tâm trú trọng. Việc tính toán, hạch toán và thanh toán tiền lương, các khoản trích theo lương, tiền thưởng được đẩy đủ, kịp thời. Đặc biệt là Công ty đã áp dụng cách tính tiền lương theo khối lượng sản phẩm, không hạn chế khối lượng sản phẩm hoàn thành, tạo động lực cho người lao động. Với chế độ thưởng, phạt nghiêm minh đã khuyến khích người lao động hăng hái sản xuất nâng cao năng suất lao động. Công việc tính lương của công nhân được tính dưới Xí nghiệp dưới sự chỉ đạo giúp đỡ của Giám đốc xí nghiệp nên thu nhập của người lao động được chính xác hơn, công bằng hơn. Những quy định chủ yếu trong luật lao động - tiền lương, thưởng, làm thêm và các khoản trích theo lương và chế độ kế toán do bộ tài chính quy định được Công ty chấp hành nghiêm chỉnh. Công ty thực hiện trích 3% trên tổng quỹ lương cho quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm, đây là tỷ lệ trích tối đa theo quy định củầnh nước, giúp người lao động an tâm làm việc và cống hiến hơn. Với khoản trợ cấp BHXH mà người lao động được hưởng công ty cũng quan tâm thể hiện bằng việc chi trả kịp thời, thực hiện việc trích trước cho người lao động. Về công tác kế toán, nhìn chung kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương là tương đối hợp lý. Tiền lương và các khoản trích theo lương được phân bổ cho từng loại sản phẩm theo tiêu chuẩn phân bổ hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác hạch toán chi phí và tính giá thành việc tính lương.. Tổ chức tiền lương trong Công ty đã thực hiện đúng các yêu cầu và nguyên tắc cơ bản của tổ chức quản lý tiền lương. Đó là trả lương ngang nhau cho những nguyên tắc lao động như nhau, đảm bảo tái sản xuất sức lao động, không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người lao động, đảm bảo tính đơn giản, rõ ràng dễ hiểu. Sau khi thực hiện chủ trương cổ phần hoá, Công ty đã bán Cổ phần ưu đãi cho người lao động trong Công ty, đã tạo cho người lao động có điều kiện làm chủ Công ty, từ đó thúc đẩy tinh thần lao động của họ cao hơn. Vì họ làm việc cho chính họ, sự phát triển của Công ty chính là sự thuận lợi của họ. Thu nhập của người lao động bao gồm tiền lương và lợi nhuận từ cổ phần của họ. Ngoài ra tổ chức công đoàn của Công ty luôn tham gia, bảo vệ lợi ích của người lao động. Do đó, họ yên tâm lao động giúp nâng cao năng suất lao động. 3. Những mặt còn tồn tại Ngoài những ưu điểm trên, trong công tác tính toán và hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương còn có những tồn tại như: Toàn bộ việc chấm công cho công nhân trực tiếp sản xuất dược thực hiện tại ngay xí nghiệp đó, sau đó gửi lên Văn phòng Công ty để thực hiện tính lương, thưởng và các khoản trích theo lương, điều này giúp công việc kế toán tiền lương giảm bớt song kế toán khó có thể kiểm tra tính chính xác trong việc tính lương và các khoản trích theo lương của từng công nhân sản xuất do chỉ nắm bắt được tổng số. Vậy nên có thể có những sai sót mà kế toán không thể nắm bắt và phát hiện kịp thời. Tại nhà máy bánh kẹo Hải Hà I,II và hai chi nhánh tại TP Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh không tổ chức bộ máy kế toán độc lập mà việc thực hiện hạch toán, ghi sổ kế toán và lên báo cáo kế toán đều thực hiện tại Phòng tài vụ của Công ty. Điều này khiến công việc kế toán đôi lúc gặp khó khăn do Công ty khó nắm bắt rõ tình hình thực tại các xí nghiệp và chi nhánh này. Công việc lưu chuyển chứng từ cũng có lúc chậm trễ do khoảng cách địa lý ảnh hưởng tới tính kịp thời của công việc kế toán. Công ty chưa áp dụng chế độ mới về tính tiền lương làm thêm giờ của công nhân viên ở các xí nghiệp, do đó chưa khuyến khích được người lao động làm thêm ngoài giờ cơ bản, dẫn đến khó khăn cho Công ty trong việc cần tăng khối lượng sản phẩm có tính chất thời vụ khi cần thiết. Hiện nay Công ty chưa chú ý lắm đến nâng cao tay nghề, trình độ của người lao động, tỷ lệ người lao động tại Công ty chỉ tốt nghiệp PTTH chiếm tỷ trong rất lớn trong tổng số lao động ( hơn 85%), trong đó chủ yếu là công nhân sản xuất trực tiếp. Do việc tính lương theo sản phẩm của công nhân sản xuất chỉ quan tâm tới sản lương hoàn thành, không khuyến khích được người lao động học tập nâng cao trình độ tay nghề. Điều này sẽ là một khó khăn cho công ty khi thay đổi công nghệ sản xuất, ảnh hưởng tới năng suất lao động và các hoạt động sản xuất kinh doanh. Hơn nữa, công ty cũng chưa tính đến kinh nghiệm làm việc của người lao động. Để Công ty luôn phát triển cũng rất cần những người có kinh nghiệm, và để người lao động có kinh nghiệm của mình tránh bị những công ty khác săn đón, công ty cần có những chính sách để níu giữ họ mà thực tế và hiệu quả đó là thể hiện qua chính sách lương và thưởng. Lương theo sản phẩm của công nhân sản xuất tính dựa trên số lượng sản phẩm hoàn thành thúc đẩy người lao động tích cực làm việc song khiến thu nhập của người lao động không được đảm bảo vì phụ thuộc vào số sản phẩm làm ra. Trong khi dó không phải thời điểm nào hoạt động sản xuất cũng diễn ra bình thường như khi gặp khó khăn trong khâu cung ứng NVL vì nguyên vật liệu của công ty phải nhập khẩu nhiều như hương liệu, bơ, cacao Ngay cả nguyên liệu trong nước là đường, nguyên liệu chính sản xuất bánh, kẹo cũng tăng mạnh, hay dịch cúm gà vừa qua đã ảnh hưởng nhiều tới việc tiêu thụ sản phẩm dẫn đến công ty muốn giảm quy mô sản xuất, đời sống của người lao động cũng gặp nhiều khó khăn. Mà giá sinh hoạt không ngừng tăng cao, phần lớn công nhân viên chức đều thừa nhận lương tăng không bằng một phần so với mức tăng của giá sinh hoạt. Chính sách thưởng của Công ty còn khá nghèo nàn. Hiện nay chính sách thưởng trong lương của công ty cho ngườ lao động chỉ là dựa theo số ngày công họ đi làm. Điều này khuyến khích người lao động chịu khó đi làm đầy đủ song không nâng cao hiệu quả trong công việc. Với việc giá nguyên liệu ngày càng tăng cao như hiện nay, Công ty cần đưa ra những biện pháp nhằm tiết kiệm vật tư, làm giảm giá thành, tăng khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước khác và tăng cơ hội xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài. Công ty có thể đưa ra chính sách thưởng tiết kiệm vật tư, giảm sản phẩm hỏng cho người lao động, đây là một biện pháp khá hiệu quả vì nó tác động trực tiếp tới họ. công ty cũng nên đưa ra chính sách thưởng sáng kiến, sáng chế để khuyến khích tính sáng tạo của người lao động tìm ra các biện pháp mới có hiệu quả trong việc nâng cao năng suất lao động và tiết kiệm chi phí. II. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà. 1. Thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân viên trực tiếp sản xuất tại các xí nghiệp, nhà máy. Công ty CP Bánh kẹo Hải Hà là một doanh nghiệp sản xuất với số lượng công nhân trực tiếp sản xuất chiếm gần 90% trong tổng số công nhân viên của công ty. Để hoạt động kinh doanh diễn ra bình thường, không có những biến động lớn về chi phí sản xuất kinh doanh, Công ty nên trích trướclương nghỉ phép cho công nhân viên trực tiếp sản xuất. Có công thức xác định như sau: Mức trích trước tiền công Tiền lương chính phải trả Tỷ lệ của công nhân lao động = cho công nhân trực tiếp x trích trước trực tiếp theo kế hoạch sản xuất trong kỳ Trong đó: Tỷ lệ trích trước = Tổng số tiền nghỉ phép theo kế hoạch của LĐTT x 100 % Tổng số tiền lương chính KH của năm cho LĐTT Việc hạch toán tiền lương nghỉ phép trích trước như sau: Khi trích trước tiền lương nghỉ phép, hạch toán như sau: Nợ TK 622 : Số tiền trích trước Có TK 335 : Chi phí phải trả Khi công nhân trực tiếp sản xuất nghỉ phép thực tế, hạch toán như sau: Nợ TK 335 : Số tiền thực tế phải trả cho CNV nghỉ phép Có TK 334 : Trường hợp lương nghỉ phép thực tế phát sinh sớm lớn hơn lương trích trước đã ghi nhận thì khoản chênh lệch được ghi bổ sung tăng chi phí: Nợ TK 622 : Số tiền ghi bổ sung tăng Có TK 335 : Ngược lại, tiền lương nghỉ phép thực tế của công nhân sản xuất nhỏ hơn lương trích trước kế toán ghi giảm chi phí sản xuất số chênh lệch: Nợ TK 335 : Số chênh lệch Có TK 622 : 2. Hoàn thiện phương pháp trả lương theo sản phẩm cho người lao động. Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà áp dụng hai cách tính lương cho CNV là: lương thời gian và lương sản phẩm theo đơn giá định mức lương sản phẩm. Theo công thức tính lương của Công ty thì lương sản phẩm của mỗi người lao động không được trả theo cấp bậc mà chỉ dựa trên số lượng SP. Như vây, việc trả lương theo công thức này là chưa khuyến khích người lao động nâng cao tay nghề. Xuất phát từ vấn đề trên, Công ty nên áp dụng công thức tính lương như sau: Lương SP của CN = Tổng số lượng x Đơn giá x Hệ số cấp bậc sản xuất SPi SPi hoàn thành lương SPi Hệ số cấp bậc có thể Công ty tự xây dựng, trong đó có tính đến bằng cấp của người lao động và số năm làm việc trong Công ty. 3. Công ty nên áp dụng chế độ tiền lương làm thêm giờ theo quy định mới của Nhà nước. Hiện nay tại Công ty, thu nhập làm thêm của CNV được tính như sau: Lương làm thêm = Lương ngày x Tỷ lệ % Cơ bản được hưởng Tỷ lệ % được hưởng như sau: Nếu CNV làm thêm giờ ca 3 được hưởng 125%. Nếu CNV làm thêm giờ vào ngày bình thường là 145%. Nếu CNV làm thêm giờ vào ngày nghỉ được hưởng 175%. Nếu CNV làm thêm giờ vào ngày lễ, tết được hưởng 300%. Trong khi đó, theo Nghị định số 114/200/NĐ – CP ban hành ngày 31/12/2002 thì tỷ lệ % được hưởng khi CNV làm thêm giờ như sau: Nếu CNV làm thêm giờ ca 3 được hưởng 130%. Nếu CNV làm thêm giờ vào ngày bình thường là 150%. Nếu CNV làm thêm giờ vào ngày nghỉ được hưởng 200%. Nếu CNV làm thêm giờ vào ngày lễ, tết được hưởng 300%. Bánh kẹo là mặt hàng mang tính chất thời vụ cao, Công ty cần thực hiện chế độ mới về tiền lương làm thêm giờ cho công nhân viên để khuyến khích họ khi mùa vụ sản xuất đến. với người lao động, dù Công ty đã thực hiện tính lương có đãi ngộ khi làm thêm giờ cho họ song khi chưa được đãi ngộ đủ như chế độ áp dụng sẽ làm giảm tinh thần làm việc, làm giảm năng suất lao động, có thể ảnh hưởng đến việc tăng khối lương khi cần thiết và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty. 4. Công ty nên áp dụng một số hình thức thưởng cho người lao động: Như đã trình bày ở trên, hiện nay Công ty đang áp dụng ít hình thức thưởng cho người lao động, chưa tận dụng hết những ích lợi mà các hình thức thưởng mang lại. Thưởng không những mang lại lợi ích cho Công ty mà thông qua đó còn tăng thêm thu nhập cho người lao động, khuyến khích tinh thần làm việc của họ. Đối với hình thức thưởng tiết kiệm nguyên vật liệu, hiện nay quy dịnh mức thưởng tối đa không quá 50% số vật tư tiết kiệm được. Như vây, khi áp dụng hình thức thưởng này, Công ty sẽ thu được lợi ích nhiều hơn so với chi phí bỏ ra. Việc tiết kiệm nguyên vật liệu không những chỉ giúp tiết kiệm nguyên vật liệu mà còn giúp giảm nhiên liệu dùng để chế biến, giảm chi phí vệ sinh xí nghiệp, giúp môi trường làm việc sạch sẽ hơn, như vậy có thể giúp tinh thần làm việc của người lao động thoải mái hơn và gián tiếp nâng cao năng suất lao động. Đối với thưởng do giảm số lượng sản phẩm hỏng cũng tương tự như vậy. Giảm sản phẩm hỏng iúp tăng cao năng suất lao động, tiết kiệm thời gian chế biến, tiết kiệm nguyên, nhiên liệu sản xuất, tiết kiệm chi phí vệ sinh, tạo môi trường làm việc thoải mái hơn cho người lao động. Công ty cũng nên áp dụng hình thức thưởng sáng kiến, sáng chế để khuyến khích tinh thần sáng tạo của CNV. Người lao động là người trực tiếp tiếp xúc với công việc sản xuất hàng ngày của Công ty và là người hiểu rõ các quy trình sản xuất. Vì vậy Công ty có thể đưa ra biện pháp thưởng này để khích lệ người lao động đưa ra các biện pháp mới hiệu quả nhằm tiết kiệm chi phí, tiết kiệm thời gian và nâng cao năng suất lao động cho Công ty. Tuy nhiên để áp dụng tốt những biện pháp thưởng này, Công ty cần xây dựng được định mức về sản phẩm hỏng và định mức tiêu hao NVL trong sản xuất. 5. Công ty nên áp dụng cách trả lương cho CNV qua Ngân hàng. Hiện nay Công ty trả lương cho công nhân viên bằng tiền mặt do một thủ quỹ làm nhiệm vụ phát lương cho CNV. Với cách trả lương này rất khó khăn cho người phát lươngvới số lượng lớn tiền mặt, dễ xảy ra nhầm lẫn, sai sót khi phát lương. Để giảm những sai sót, nhầm lẫn không đáng kể trên thì Công ty có thể áp dụng quy trình trả lương qua Ngân hàng. Cách trả lương này rất phù hợp với xu hướng phát triển hiện nay, nó thuận tiện cho người lao động trong thanh toán công cộng, rút tiền tự động trong các Ngân hàng và từ các máy rút tiền tự động. Hơn nữa, trả tiền thông qua tài khoản ở Ngân hàng phần nào giúp người lao động tích cực tích luỹ tiền hơn. Quy trình thực hiện như sau: Đăng ký với Ngân hàng về việc trả lương cho cán bộ CNV qua Ngân hàng. Công ty lập cho mỗi CNV một tài khoản qua Ngân hàng. Tính Bảng lương hàng tháng của CNV và gửi cho Ngân hàng kèm theo một uỷ nhiệm chi của Công ty. Ngân hàng dựa vào Bảng lương của CNV và uỷ nhiệm chi đó, thực hiện chuyển tiền từ tài khoản của Công ty vào tài khoản của CNV. Kết luận Trong sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường, cùng với sự tự chủ dộc lập về hoạt động sản xuất kinh doanh thì quản lý về nhân lực là vấn đề quan trọng. Lao động tiền lương và các khoản trích theo lương là một trong ba yếu tố cơ bản không thể thiếu được trong quá trình sản xuất kinh doanh của bất cứ một doanh nghiệp nào. Nếu hạch toán kế toán nói chung là công cụ quản lý trong quản lý kinh tế thì công tác kế toán lao động tiền lương và các khoản trích theo lương là công cụ đắc lực phục vụ cho công tác quản lý tiền lương cũng như lao động tại doanh nghiệp, nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh điều mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng quan tâm. Do vậy, Công ty CP bánh kẹo Hải Hà không chỉ coi công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương là nhiệm vụ, phương pháp chi phí mà nó còn là công cụ quản lý một cách hiệu quả nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà đã giúp em rất nhiều về việc tiếp cận, tìm hiểu môi trường làm việc thực tế và thu được những kiến thức bổ ích, nhất là những kiến thức về chuyên nghành kế toán, đặc biệt là kế toán về tiền lương và các khoản trích theo lương. Dựa vào kiến thức học được ở trường và tìm hiểu thực tế ở Công ty em đã mạnh dạn đưa những ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương tại Công ty, đồng thời đưa ra một số ý kiến nhằm khắc phục những mặt chưa hoàn thiện trong công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của Công ty trong giai đoạn hiện nay. Được sự hướng dẫn nhiệt tình của Cô giáo PGS.TS Nguyễn Thị Lời cùng sự giúp đỡ tận tình của cán bộ Phòng kế toán Công ty em đã hoàn thành chuyên đề kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà. Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Công ty, các Cô chú anh chị trong Phòng tài vụ của Công ty và Cô giáo PGS.TS Nguyễn Thị Lời đã hướng dẫn và chỉ bảo em trong quá trình thực hiện chuyên đề này. Hà Nội, ngày tháng.. năm 2009 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Oanh NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI HÀ Biểu số 01 Xí nghiệp Kẹo BẢNG CHẤM CÔNG Tổ nấu Tháng 12 năm 2008 STT Họ và tên Chức vụ Ngày trong tháng Số công hưởng lương sản phẩm Số công hưởng lương thời gian Khoản khác Số công hưởng theo chế độ Phụ cấp BHXH Phép Ca 3 Độc hại A B C 1 2 30 31 32 33 34 35 1 Nguyễn Văn Bảo CN S S Đ S 19 3 6 1 2 Ngô Đức Giang CN C C C S 21 5 2 5 3 Nguyễn Sơn Lâm CN S S C C 23 3 2 3 3 Cộng: 63 11 6 3 5 8 Trong đó C: Công làm ca H: Họp TN: Trách nhiệm S: Công sản phẩm X: Ngày làm việc NC: Ngày công F: Ngày phép CN: Chủ nhật SP: Sản phẩm Đ: Công làm đêm V: Công nghỉ theo chế độ Biểu số 02 Xí nghiệp Kẹo BẢNG CHẤM CÔNG Tổ nấu Tháng 12 năm 2008 Họ và tên Chức vụ Ngày trong tháng Số công hưởng lương SP Số công hưởng lương TG Khoản khác 1 2 3 4 5 11 23 24 25 26 27 28 29 30 31 BHXH Phép Ca 3 Độc hại Nguyễn Văn Bảo CN S S S Đ Đ C C S S Đ Đ C C S 19 3 6 1 2 5 Ngô Đức Giang CN C C C S S Đ Đ C C S S Đ Đ Đ 21 5 3 3 Nguyễn Sơn Lâm CN S S F S Đ C C F V Đ Đ C C C 23 3 2 4 4 Đỗ Thị Thất CN S S S Đ Đ C C C V S S S F Đ 18 4 2 4 2 5 Nguyễn Tuấn Hoà CN C C Đ Đ Đ S S S V S S S Đ Đ 19 4 5 3 Phạm Văn Định CN S S S Đ Đ C C S S S Đ Đ Đ Đ 18 5 1 5 7 3 Đặng Văn Trường CN S S S S Đ C C S S S C Đ Đ Đ 19 5 2 3 3 3 Lương Huy Dũng TT S S S S Đ C C S S S Đ S C C 19 5 2 3 5 Cộng 156 34 11 17 29 31 Biểu số 03 BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG Xí nghiệp Kẹo Tháng 12/2008 Tổ nấu Đơn vị tính: Đồng Họ và tên Lương thời gian Lương sản phẩm Các khoản khác Tiền được lĩnh Các khoản giảm trừ Còn lại Hệ số Lễ Phép Tiền NC Tiền TN Độc hại Ca 3 Xà phòng PSĐH 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 68 Nguyễn Văn Bảo 2,48 1 2 82.800 19 545.150 15.000 47.000 2.000 54.000 745.950 320.000 425.950 Ngô Đức Giang 3,2 1 4 160.000 21 602.530 9.000 21.519 2.000 45.000 840.049 325.000 515.049 Nguyễn Sơn Lâm 2,8 1 4 140.000 23 516.460 12.000 28.692 2.000 58.000 757.152 320.000 437.152 Đỗ Thị Thắt 2,65 1 3 106.000 18 545.150 25.000 14.346 2.000 35.000 727.496 320.000 407.496 Nguyễn Tuấn Hoà 3,2 1 3 128.000 19 516.460 9.000 25.865 2.000 42.000 723.325 320.000 403.325 Phạm Văn Định 2,2 1 4 110.000 18 545.150 9.000 50.211 2.000 45.000 761.361 320.000 441.361 Đặng Văn Trường 2,78 1 4 139.000 19 545.150 9.000 26.519 2.000 45.000 766.669 320.000 446.669 Lương Huy Dũng 3,2 1 4 160.000 19 545.150 15.000 21.519 2.000 50.000 793.669 320.000 473.669 Cộng 8 28 1.025.800 156 4.361.200 103.000 202.471 16.000 374.000 6.115.671 2.565.000 3.550.671 Biểu số 04 BẢNG CHẤM CÔNG Xí nghiệp Bánh - Tổ đóng túi Tháng 12/2008 Họ và tên Cấp bậc lương Ngày trong tháng Quy ra công Số công hưởng lương SP Số công hưởng lương TG Số công nghỉ việc 100% lương 1 2 3 4 5 11 23 24 25 26 27 28 29 30 31 Lưu Tuấn Kha 4 X X X X CN X X X CN X X X X X 16 3 4 Đỗ Thị Bấm 5 X X X X CN X X X CN X X X X F 14 3 Nguyễn Minh Thảo 6 X X F X CN X X X CN X X X X X 20 3 1 Nguyễn Thị Bình 6 X X X X CN X X X CN F X X X X 24 3 2 Trân Ngọc lan 5 X X X X CN X X X CN X X X X X 21 3 Đặng Tuyết Nga 6 X X H X CN X X X CN X X F F X 22 3 2 Đỗ Văn Công 6 X X X X CN X X H CN X X X X X 25 3 Lê Bật Nam 4 X X X X CN X X X CN X X X H X 24 3 1 Đào Thành Hiếu 4 X X X F CN X X X CN X X X X X 23 3 Trần Quốc Hùng 6 X X X X CN X X X CN F X F X X 25 3 Nguyễn Ngọc Lan 4 X X F X CN X X X CN X X X X X 24 3 Nguyễn Thị Xuyến 4 X X X X CN X X X CN X X X X X 24 3 Cộng 262 36 Biểu 05 BẢNG CHẤM CÔNG PHÒNG TÀI VỤ CÔNG TY CP BÁNH KẸO HẢI HÀ Tháng 12/2008 STT Họ và tên Cấp bậc lương Số ngày trong tháng Quy ra công 1 2 3 4 5 . 28 29 30 31 SỐ CÔNG HƯỞNG LƯƠNG SP SỐ CÔNG HƯỞNG LƯƠNG TG SỐ NGÀY NGHỈ HƯỞNG 100% LƯƠNG SỐ CÔNG HƯỞNG BHXH 1 Nguyễn Thị Kim Xuân 6 X X X X X X X O X 26 2 Trần Quang Vinh 5 X O X X X O X X X 24 3 Lê Thị Hà 4 X X X X O X O X X 24 1 4 Nguyễn Bích Phượng 4 X X O X X X X X O 23 2 Cộng 168 3 Biểu 06 BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG PHÒNG TÀI VỤ CÔNG TY CP BÁNH KẸO HẢI HÀ Tháng 12/2008 Đơn vị tính: Đồng STT Họ và tên Lương thời gian Các khoản khác được hưởng Thực lĩnh Các khoản giảm trừ Còn lại Hệ số lương Thành tiền Phụ cấp TN Phép BHXH 1 Nguyễn Thị Kim Xuân 4,56 1.322.400 635.000 1.957.400 500.000 1.457.400 2 Trần Quang Vinh 4,28 1.193.000 1.193.000 500.000 693.000 3 Lê Thị Hà 3,96 1.060.000 44.000 1.104.000 500.000 604.000 .. Cộng 8.567.800 635.000 135.500 9.347.300 4.000.000 5.347.300 Biểu 07 CÔNG TY CP BÁNH KẸO HẢI HÀ BẢNG TỔNG HỢP TIỀN LƯƠNG Tháng 12/2008 Đơn vị tính: Đồng ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG LƯƠNG CHÍNH PHỤ CẤP CÁC KHOẢN KHÁC TỔNG LƯƠNG I. CNSX 563.193.460 98.695.916 296.924.100 958.813.476 1. CN SX Bánh 427.499.460 78.509.416 198.712.100 704.720.976 2. CN SX Kẹo 135.694.000 20.186.500 98.212.000 254.092.500 II. NV quản lý 58.348.159 35.895.900 4.755.900 98.999.959 1. XN Bánh 13.855.659 6.842.000 3.050.000 29.747.659 2. XN Kẹo 44.492.500 29.053.900 1.705.900 69.252.300 III. Bộ phận bán hàng 6.254.400 111.200 929.732 7.295.332 IV. Bộ phận QLDN 70.215.500 9.834.250 1.173.697 81.223.447 Cộng 698.011.519 134.537.266 303.783.429 1.136.332.214 Biểu số 08 BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG CÔNG TY CP BÁNH KẸO HẢI HÀ Tháng 12/2008 STT Đối tượng sử dụng Ghi có TK 334 Ghi có TK 338 Tổng cộng Lương Phụ cấp Khác Cộng có TK334 KPCĐ BHXH BHYT Cộng có TK338 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Ghi nợ TK622 563.193.460 98.695.916 296.924.100 958.813.476 11.263.869 84.479.019 11.263.869 107.006.757 1.065.820.223 1 I. XN Bánh 2 34 Bánh quy dừa 6.546.950 4.588.316 II. XN Kẹo 135.694.000 20.186.500 98.212.000 254.092.500 2.713.880 20.354.100 2.713.880 25.781860 279.864.360 Ghi nợ TK627 58.348.159 35.895.900 4.755.900 98.999.959 1.166.963 8.752.224 1.166.963 11.086.150 110.086.109 XN Bánh 13.855.659 6.842.000 3.050.000 29.747.659 277.113 2.078.350 277.113 2.632.576 32.380.235 XN Kẹo XN Kẹo Chew Ghi nợ TK641 6.254.400 111.200 929.732 7.295.332 125.088 938.160 125.088 1.188.336 8.483.668 Ghi nợ TK642 70.215.500 9.834.250 1.173.697 81.223.447 1.404.310 10.532.325 1.404.310 13.340.945 94.564.392 Tổng cộng 698.011.519 134.537.266 303.783.429 1.136.332.214 13.960.230 104.701.728 13.960.230 132.622.188 1.268.954.402 Biểu số 09 CÔNG TY CP BÁNH KẸO HẢI HÀ BẢNG KÊ SỐ 4 Ghi có các TK: 142, 152, 153, 214, 334,338 .. Tháng 12/2008 Đơn vị tính: Đồng STT Các Tk ghi Có Các TK ghi Nợ 142 152 153 214 334 338 621 622 1 2 3 4 5 6 8 9 10 11 2 154 24.109.360.280 1.065.920.233 3 622 958.913.476 107.006.757 4 627 330.050.780 1.450.230.128 26.870.395 995.251.000 98.999.959 11.086.150 5 Tổng 330.050.780 1.450.230.128 26.870.395 995.251.000 1.057.913.435 118.092.907 24.109.360.280 958.913.476 Biểu số 09 CÔNG TY CP BÁNH KẸO HẢI HÀ BẢNG KÊ SỐ 4 Đơn vị tính: Đồng STT Các Tk ghi Có Các TK ghi Nợ 627 111 336 141 138 .. Cộng chi phí thực tế trong tháng 1 2 3 4 6 8 9 10 11 2 154 3.083.998.872 28.259.279.385 3 622 1.065.920.233 4 627 21.050.360 5.230.100 145.230.000 3.083.998.872 5 Tổng 3.083.998.872 21.050.360 5.230.100 145.230.000 32.409.198.490 Ngày 31 tháng 12 năm 2008 Người ghi sổ Kế toán trưởng ( Ký, Họ tên ) ( Ký, Họ tên ) Biểu số 10 CÔNG TY CP BÁNH KẸO HẢI HÀ NHẬT KÝ - CHỨNG TỪ SỐ 7 Phần I: Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn doanh nghiệp Ghi có TK:155, 142, 156, 157, 131, 512, 521, 531, 532, 632, 711, 811, 911 Tháng 12/2008 Đơn vị: Đồng STT Các TK ghi Có Các TK ghi Nợ 142 152 334 335 338 NKCT SỐ 1 111 Tổng 1 2 3 4 5 6 7 8 .. 2 622 958.913.476 107.006.757 1.065.920.233 3 627 330.050.780 1.450.230.128 98.999.959 11.086.150 21.050.360 3.083.998.872 4 641 24.520.300 250.095.750 7.295.332 70.230.602 1.188.336 167.980.500 521.310.820 5 642 81.223.447 36.520.000 13.340.945 26.350.200 157.434592 6 334 41.880.691 920.075.523 961.956.214 7 338 237.168.202 237.168.202 8 Tổng 354.571.080 1.700.325.930 1.146.432.214 106.750.602 174.502.879 1.372.624.785 6.027.788.933

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6578.doc