a) Về công tác quản lý nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ :
- Về quản lý nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ tại Đội 9 là rất tốt. Hệ thống kho rất đảm bảo cả về kỹ thuật và an ninh. Vì vậy, trong suốt quá trình làm việc, thi công việc thất thoát nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ không hề xảy ra.
- Ở Đội 9 có bộ phận thủ kho và bộ phận kế toán riêng biệt nên không có hiện tượng số lượng nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ về nhập kho thực tế ít hơn so với trên hoá đơn. Đồng thời việc nhập kho nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ luôn đi liền với việc kiểm tra chất lượng, phẩm chất nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ có đủ yêu cầu kỹ thuật hay không. Đây là một điểm rất tốt mà Đội 9 có được. Chính từ việc quản lý tốt nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ sẽ cung cấp kịp thời, đầy đủ nhu cầu nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ của các công trình. Từ đó nâng cao chất lượng, kỹ thuật công trình lên. Đây là một yêu cầu rất quan trọng mà bất kỳ công ty xây dựng nào nói chung và Công ty kinh doanh phát triển nhà Hà Nội nói riêng, đặc biệt đội xây dựng số 9 luôn đặt chất lượng công trình là hàng đầu.
b) Về công tác kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ
- Ưu điểm nổi bật trong công tác kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ ở Đội 9 là bộ phận kế toán luôn phản ánh kịp thời những số liệu về tình hình thu mua, xuất, tồn nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Ưu điểm này tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra quá trình sử dụng nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ đúng mục đích hay không nhằm ngăn ngừa kịp thời những hành động tham ô, lãng phí, vi phạm chính sách, chế độ của Nhà nước.
- Kế toán ở Đội 9 luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, luôn cung cấp thông tin kinh tế hữu ích cho ban quản lý đội, ban quản lý công ty để có kế hoạch cụ thể về việc bảo quản và sử dụng nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ có hiệu quả hơn.
- Do Đội 9 áp dụng hình thức nhật ký sổ cái nên ưu điểm là các mẫu sổ đơn giản, dễ ghi chép, việc đối chiếu, kiểm tra số liệu ghi trên nhật ký sổ cái được tiến hành ngay trên sổ không cần thiết phải lập bảng đối chiếu số phát sinh.
45 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1760 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán nguyên vật liệu - Công cụ dụng cụ tại đội xây dựng số 9 của công ty Kinh doanh phát triển nhà Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta luôn cập nhật những thông tin, phương thức lý luận qua sách vở, báo chí và các thông tin đại chúng khác. Nếu chỉ đơn thuần biết được những thông tin, lý luận đó mà không biết sử dụng chúng vào công việc thì những lý luận, thông tin đó thực sự chưa có giá trị.
Cũng tuân theo quy luật đó, trong học tập, ta chỉ học mà không hành thì vẫn chưa đủ. Vậy, học phải đi đôi với hành. Quá trình thực hành trên thực tế giúp ta khắc sâu thêm về những vấn đề đã được tìm hiểu, học tập trong các bài giảng và giáo trình. Bất kỳ môn học nào thì việc thực tập là vô cùng quan trọng nhưng đặc biệt là những môn học về khối kinh tế như kế toán, phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp thì quá trình học tập trên thực tế có vai trò rất lớn. Nếu chỉ với kiến thức trên sách vở thì ra ngoài thực tế ít ai bắt tay vào công việc mà có hiệu qủa ngay. Chẳng hạn, từ những nghiệp vụ kinh tế thực tế phát sinh, những con số thực tế trên sổ sách, nếu chưa đi thực tế ta khó có thể hiểu thấu đáo ý nghĩa của nó.
Vậy quá trình thực tập cho phép ta tiếp xúc với thực tiễn để biết một cách sâu sắc về sự vận dụng những kiến thức trên thực tế như thế nào. Và từ đó ta hiểu rõ về mối quan hệ chặt chẽ giữa lý luận và thực tế.
Qua quá trình thực tập tại công ty Kinh doanh phát triển nhà Hà Nội em xin gửi tới thầy cô cuốn báo cáo thực tập tốt nghiệp về kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ tại đội xây dựng số 9 của công ty Kinh doanh phát triển nhà Hà Nộ.
Nội dung báo cáo thực tập được chia làm 3 phần chính:
Phần I: Đặc điểm tình hình chung tại công ty Kinh doanh phát triển nhà Hà Nội.
Phần II: Báo cáo thực tập tốt nghiệp môn Kế toán Doanh nghiệp.
Mặc dù hết sực cố gắng trong cách viết, cách phân tích nhưng không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được những nhận xét, đóng góp quý báu của quý thầy cô và toàn thể các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn.
Phần I
Đặc điểm tình hình chung tại công ty
Kinh doanh phát triển nhà Hà Nội
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
1.1. Quá trình hình thành:
Công ty kinh doanh phát triển nhà Hà Nội là công ty trực thuộc của Tổng công ty đầu tư phát triển nhà Hà Nội .
Công ty kinh doanh phát triển nhà Thanh trì được thành lập tại quyết định số 1389/QĐ-UB ngày 03/04/1993 trên cơ sở sát nhập 3 đơn vị:
Xí nghiệp xây dựng
Xí nghiệp xây dựng gạch
Công ty kinh doanh phát triển nhà Thanh trì
Quyết định số 2168/QĐ-UB ngày 18/04/2001 của UBND Thành phố Hà Nội về việc đổi tên Công ty kinh doanh phát triển nhà Thanh trì thành Công ty kinh doanh phát triển nhà Hà Nội.
Địa chỉ: Xã Tứ Hiệp - Huyện Thanh trì - Hà Nội.
Điện thoại: 8614141 - 8615957 - 8618543
Fax: 8617522
Tài khoản: 7301-0045G tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thanh trì.
Vốn pháp định:
- Khi mới thành lập:
673.000.000 đồng
Trong đó:
+ Vốn cố định:
647.000.000 đồng
+ Vốn lưu động:
26.000.000 đồng
- Vốn pháp định được Nhà nước cấp và doanh nghiệp tự bổ xung đến 31/12/2001:
4.095.000.000 đồng
Trong đó:
+ Vốn cố định:
2.727.000.000 đồng
+ Vốn lưu động:
1.368.000.000 đồng
1.2. Quá trình phát triển của công ty:
Sau 10 năm trưởng thành và phát triển Công ty đã thành công xuất sắc trong lĩnh vực kinh doanh xây dựng.
Cụ thể là một số các hợp đồng đã thực hiện có giá trị trên 2 tỷ đồng từ năm 1998 đến năm 2001 như sau:
Đơn vị: Triệu đồng
TT
Tên hợp đồng
Giá trị hợp đồng
1
Hạ tầng kỹ thuật dự án khu đô thị mới
Đại Kim - Định Công
137.000
2
Hạ tầng kỹ thuật dự án khu đô thị mới cầu Bươu
9.000
3
Hạ tầng kỹ thuật khu di dân đê Thanh trì
5.000
4
Dự án nhà chung cư 15 tầng A5
43.000
5
Trung tâm dịch vụ thương mại Thanh trì
44.000
6
Chợ trong dự án khu đô thị mới Đại Kim - Định Công
7.000
7
Hạ tầng kỹ thuật khu di dân đường 1A
5.000
8
Đường giao thông xã Thịnh Liệt
4.000
9
Khu nhà ở Công ty Thứ liệu
2.500
10
Đào hồ điều hoà Yên Sở
3.500
11
Trụ sở UBND xã Đại Kim
3.000
12
Khu đất giãn dân xã Cổ Nhuế
3.200
13
Đường giao thông xã Vĩnh Quỳnh
4.300
14
Khu xử lý rác thải Nam Sơn
5.000
15
Nghĩa trang liệt sỹ Thành phố Hà Nội
2.500
16
Nhà ở cán bộ công nhân viên Công ty xây dựng thuỷ lợi
2.500
17
Nhà chung cư 5 tầng D7
14.000
18
Khu nghĩa trang xã Cổ Nhuế
3.400
19
Nhà xưởng công ty giấy Trúc Bạch
3.200
20
Nhà xưởng Công ty cơ khí Giải phóng
3.200
21
San nền khu liên hiệp thể thao quốc gia
2.500
22
Đường 32 đi Mỹ Đình
2.100
23
Nhà hiệu bộ trường Đại áng
2.400
1.3. Một số thành tích Công ty kinh doanh phát triển nhà Hà Nội đã đạt được:
Về cá nhân:
131 lượt người được tặng giấy khen của UBND huyện Thanh trì.
34 người được tặng huy chương “Vì sự nghiệp xây dựng” của Bộ xây dựng.
2 cá nhân được Bộ xây dựng cấp bằng khen.
4 cá nhân được công nhận chiến sĩ thi đua cấp Bộ.
6 cá nhân được công nhận lao động giỏi cấp ngành.
1 cá nhân được Liên đoàn lao động Thành phố cấp bằng khen.
Đặc biệt, đồng chí giám đốc Nguyễn Đăng Thân được Thủ tướng chính phủ cấp bằng khen, Bộ xây dựng cấp bằng khen có thành tích trong 10 năm đổi mới, UBND Thành phố Hà Nội cấp bằng khen Người tốt việc tốt và khen Nhà doanh nghiệp giỏi.
Về tập thể:
Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng huân chương Lao động hạng III cho cán bộ công nhân viên chức Công ty.
2 bằng khen của UBND Thành phố Hà Nội.
2 bằng khen của Liên đoàn Lao động Thành phố.
1 cờ thi đua xuất sắc do Liên đoàn Lao động Thành phố tặng.
1 bằng khen của Bộ xây dựng khen thành tích xuất sắc năm 2000.
1 bằng khen của Bộ xây dựng công nhận công trình đạt chất lượng cao.
1 bằng khen của UBND Thành phố Hà Nội công nhận tập thể lao động xuất sắc.
1.4. Công tác từ thiện xã hội của Công ty:
Không chỉ kinh doanh giỏi, Công ty kinh doanh phát triển nhà Hà Nội còn là đơn vị có thành tích xuất sắc trong công tác đóng góp từ thiện xã hội. Những đóng góp tích cực được thể hiện ở những nội dung:
+ Phụ cấp nuôi dưỡng một bà vợ liệt sĩ chống Pháp cô đơn, mỗi tháng 100.000 đồng.
+ Xây dựng một nhà tình nghĩa trị giá 25.000.000 đồng tặng cho gia đình thương binh liệt sĩ xã Tứ Hiệp.
+ Xây dựng và tặng cho nhân dân thôn Đại Từ - xã Đại Kim một trường tiểu học trị giá 1.000.000.000 đồng.
+ Xây dựng và tặng cho nhân dân thôn Hạ - xã Định Công một trường mẫu giáo trị giá 500.000.000 đồng.
+ Tặng 60 sổ tiết kiệm cho gia đình thương binh, liệt sĩ trị giá mỗi sổ 500.000 đồng.
+ ủng hộ đồng bào miền Nam và miền Trung lũ lụt 15.000.000 đồng.
2. Đặc điểm tổ chức và sản xuất:
2.1. Nhiệm vụ chủ yếu của Công ty:
Xây dựng nhà ở, kinh doanh nhà.
Lập dự án, quản lý và thực hiện các dự án đầu tư.
Tổng thầu xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, dân dụng, công nghiệp (điện cao thế 35 KV), giao thông, thuỷ lợi, trạm cấp nước sạch, bưu điện, thể dục thể thao và vui chơi giải trí, kinh doanh khách sạn, thương mại và kinh doanh vận tải hàng hoá đường bộ.
Tổ chức dịch vụ tư vấn xây dựng, nhà đất.
Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, trang trí nội - ngoại thất.
2.2. Cách tổ chức sản xuất:
a. Trên lĩnh vực xây dựng:
Công ty kinh doanh phát triển nhà Hà Nội luôn lấy uy tín, chất lượng, hiệu quả công việc, cạnh tranh lành mạnh trong giá thành là chủ trương xuyên suốt trong quá trình hình thành và xây dựng Công ty.
Trên mặt trận xây dựng, Công ty đã khẳng định mình bằng các dấu ấn trong công trình, trở thành một trong các nhà thầu được các chủ đầu tư đánh giá cao trong làng xây dựng, nhiều công trình được công nhận chất lượng cao được gắn biểu tượng như:
+ Khu làm việc Nhà máy cơ khí Giải phóng.
+ Trường Phổ thông cơ sở Thịnh Liệt.
+ Nhà làm việc UBND huyện Thanh trì.
+ Hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới Đại Kim - Định Công.
b. Trong sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng:
Gạch bán thủ công là mặt hàng truyền thống của Công ty, đó là gạch Thanh trì, sản lượng ổn định 4.000.000 viên/năm. Sản phẩm của Công ty cung cấp cho nhiều công trình xây dựng của Nhà nước cũng như kiến trúc của nhân dân Hà Nội và các tỉnh lân cận.
Công ty có một cửa hàng chuyên kinh doanh nguyên vật liệu như: xi măng, sắt, thép, gạch men, các thiết bị vệ sinh... tất cả các công trình do Công ty thi công đều do cửa hàng cung ứng vật liệu.
c. Về các dự án phát triển đô thị và nhà ở do Công ty làm chủ đầu tư:
Dự án khu đô thị mới Đại Kim - Định Công thuộc huyện Thanh trì quy mô 243.000 m2. Đây là khu đô thị hiện đại với tổng mức đầu tư 600 tỷ đồng, dự án sẽ giải quyết cho 6.200 người có nhà ở với tiêu chuẩn 20 - 22 m2 sàn/người. Dự án gồm các công trình công cộng, vui chơi, giải trí, trung tâm thương mại và chợ trong khu vực. Dự kiến năm 2004, Công ty sẽ bàn giao cho UBND Thành phố quản lý theo quy định.
Dự án khu nhà ở Mỹ Đình thuộc huyện Từ Liêm với quy mô 9.900 m2 do UBND Thành phố Hà Nội cấp đất.
Dự án khu đô thị Cầu Bươu thuộc huyện Thanh trì với quy mô 21 ha, dự án giải quyết cho 5.800 người có nhà ở đạt tiêu chuẩn 20 - 22 m2 sàn/người. Tổng mức đầu tư 400 tỷ đồng.
Dự án Trung tâm dịch vụ Thương mại Thanh trì với quy mô 7.800 m2 với tổng mức đầu tư 60 tỷ đồng.
3. Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty kinh doanh phát triển nhà Hà Nội
Công ty kinh doanh phát triển nhà Hà Nội có 150 cán bộ chuyên môn kỹ thuật có trình độ đại học trở lên. Trong đó:
100 cán bộ có trên 10 năm trong nghề.
50 cán bộ có trên 5 năm trong nghề.
Bộ máy tổ chức quản lý theo sơ đồ ở trang sau.
Chức năng của từng phòng ban:
Giám đốc: điều hành, đôn đốc toàn bộ các hoạt động của Công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động của Công ty.
Phó giám đốc kỹ thuật: chịu sự chỉ đạo của giám đốc và có nhiệm vụ điều hành, đôn đốc, giám sát kỹ thuật về khối sản xuất.
Phó giám đốc phụ trách tổ chức, hành chính: chịu sự chỉ đạo của giám đốc và có nhiệm vụ điều hành, đôn đốc các hoạt động của Công ty về khối văn phòng.
Các đội thi công xây dựng: chịu sự quản lý, chỉ đạo của giám đốc, phó giám đốc và có nhiệm vụ tiến hành các công việc thi công xây dựng các công trình của Công ty.
Đơn vị thi công cơ giới: chịu trách nhiệm về máy móc như cẩu tháp, máy thi công, vận thăng... trong quá trình thực hiện công trình của Công ty.
Xưởng gia công mộc và cơ khí xây dựng: có nhiệm vụ hoàn thành các phần về gỗ như khung cửa, cửa, cầu thang... và các phần về cơ khí như hàn, tán...
Cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng: có nhiệm vụ cung ứng toàn bộ những vật tư cần thiết cho quá trình thi công công trình của Công ty.
Phòng hành chính tổ chức: điều hành toàn bộ về mặt tổ chức, hành chính, nhân sự của Công ty như công đoàn, thăm hỏi cán bộ công nhân viên...
Phòng kế hoạch kỹ thuật: chịu trách nhiệm về kế hoạch thiết kế các dự án, các công trình do Công ty thi công.
Sơ đồ tổ chức công ty
Giám đốc
Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật
Phó giám đốc phụ trách tổ chức hành chính
15 đội thi công xây dựng
Đơn vị thi công cơ giới
Cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng
Phòng hành chính tổ chức
Các ban dự án
Phòng kế hoạch kỹ thuật
Phòng tài chính kế toán
Trung tâm tư vấn 1
Trung tâm tư vấn 2
Xưởng gia công mộc và cơ khí xây dựng
4 đội sản xuất gạch
Khối sản xuất
Khối văn phòng
- Phòng tài chính kế toán: điều hành và chịu trách nhiệm về vấn đề tài chính thu, chi tiền của toàn Công ty.
Các ban dự án: lập các dự án các công trình mà Công ty tham gia đấu thầu, nhận thầu hoặc làm chủ đầu tư.
Các trung tâm tư vấn: có nhiệm vụ giải đáp những vướng mắc của các đơn vị, các đội trong quá trình thi công. Đồng thời trung tâm tư vấn cũng giải đáp những thắc mắc của các bạn hàng về vấn đề trong xây dựng, vấn đề trong kinh doanh nhà đất.
4. Công tác tổ chức kế toán của Công ty kinh doanh phát triển nhà Hà Nội
4.1. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán:
Do Công ty có nhiều đôi sản xuất, đội thi công, các xưởng, các đơn vị sản xuất nhỏ nên hình thức tổ chức bộ máy kế toán của Công ty là phân tán.
Mỗi đội, xưởng có một bộ phận kế toán hạch toán độc lập, định kỳ lập báo cáo và gửi về phòng tài chính kế toán của Công ty. Trên cơ sở báo cáo của các thành viên, phòng kế toán lập báo cáo tổng hợp cho toàn Công ty.
4.2. Hình thức kế toán tại Công ty kinh doanh phát triển nhà Hà Nội:
Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng được ban hành theo quyết định số 1141 ngày 01/11/1995 đã sửa đổi bổ xung theo thông tư số 89/2002/TT-BTC ngày 09/10/2002 của Bộ tài chính gồm tài khoản cấp I và tài khoản cấp II.
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: phương pháp kê khai thường xuyên.
Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng: theo phương pháp khấu trừ.
Sơ đồ bộ máy tổ chức kế toán của Công ty kinh doanh phát triển nhà Hà Nội:
Kế toán trưởng
Bộ phận
tài chính
Bộ phận kế toán tiền mặt
Bộ phận kế toán vật tư
Bộ phận kế toán chi phí sản xuất
Bộ phận kế toán tiền lương
Các nhân viên kinh tế ở các đội thi công, sản xuất
Phụ trách ban kế toán ở các đội thi công, sản xuất
Bộ phận kế toán tiền lương
Bộ phận kế toán chi phí sản xuất kinh doanh
Bộ phận kế toán thanh toán
Bộ phận kế toán dự án
Bộ phận kiểm tra kế toán
Bộ phận kế toán tổng hợp
Bộ phận kế toán vật tư, tài sản cố định
Chức năng của từng bộ phận kế toán:
Kế toán trưởng: có chức năng tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán, thống kê, thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế ở Công ty, đồng thời có chức năng kiểm tra, kiểm soát kinh tế - tài chính tại Công ty.
Bộ phận tài chính: có nhiệm vụ kiểm tra, theo dõi, giám sát, điều khiển toàn bộ tình hình tài chính của Công ty sao cho phù hợp với hoạt động của Công ty.
Bộ phận kiểm tra kế toán: có chức năng kiểm tra, giám sát các bộ phận kế toán khác căn cứ vào các chứng từ, sổ sách của từng bộ phận.
Bộ phận kế toán tổng hợp: từ những chứng từ, sổ sách của kế toán chi tiết, bộ phận này lên mô hình kế toán chung của Công ty.
Bộ phận kế toán vật tư, tài sản cố định có nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra, giám sát tình hình nhập, xuất, tồn vật tư của Công ty và tình hình mua bán, thanh lý, nhượng bán tài sản cố định tại Công ty.
Bộ phận kế toán tiền lương: theo dõi tình hình công tác của nhân viên trong Công ty, từ đó tính lương và các khoản tính theo lương như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của nhân viên trong Công ty.
Bộ phận kế toán chi phí sản xuất kinh doanh: có nhiệm vụ tập hợp toàn bộ chi phí tại Công ty, từ đó tính giá thành cho từng công trình, từng loại sản phẩm.
Bộ phận kế toán thanh toán: có nhiệm vụ theo dõi tình hình thanh toán với khách hàng và người cung cấp vật tư, thiết bị, dịch vụ.
Bộ phận kế toán dự án: có nhiệm vụ quản lý tình hình của các khu dự án.
Phụ trách ban kế toán ở các đội thi công, sản xuất: có trách nhiệm quản lý, điều hành, thu thập toàn bộ các số liệu của các bộ phận kế toán ở các đội thi công, sản xuất.
Các nhân viên kinh tế ở các đội thi công, sản xuất: có nhiệm vụ hoàn thành các công việc kế toán, kinh tế, hạch toán ở các đội thi công, sản xuất để cung cấp số liệu kịp thời cho cấp trên.
Hình thức kế toán: chứng từ ghi sổ:
Sơ đồ trình tự hạch toán theo hình thức chứng từ ghi sổ:
Sổ đăng ký
chứng từ ghi sổ
Bảng tổng hợp chi tiết
Thẻ kế toán
chi tiết
Sổ quỹ
Sổ cái
Chứng từ ghi sổ
Chứng từ gốc
Báo cáo kế toán
Bảng cân đối
tài khoản
ghi hàng ngày
ghi cuối tháng
đối chiếu
Căn cứ vào hình thức chứng từ ghi sổ, Công ty cần phải mở những sổ sau:
Sổ quỹ:
+ Sổ quỹ tiền mặt
+ Sổ tiền gửi
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.
Sổ cái các tài khoản.
Các bảng kê, nhật ký chứng từ.
Thẻ kế toán chi tiết.
Bảng tổng hợp chi tiết.
Phần II
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Môn học: Kế toán doanh nghiệp
Chuyên đề: Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ
Giáo viên hướng dẫn: Ngô Kim Chung
Thời gian thực tập: 16 tuần
(Từ 25/03/2003 đến 11/07/2003)
Chương I
Tình hình thực tế công tác kế toán
nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ của đội 9 Công ty kinh doanh phát triển nhà Hà Nội
I. Đặc điểm, quản lý, phân loại, đánh giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
1. Đặc điểm nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ:
Vật liệu là đối tượng lao động, là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất. Vật liệu có đặc điểm nổi bật là chỉ tham gia một lần vào quá trình sản xuất, bị thay đổi hình thái vật chất ban đầu để tạo thành sản phẩm.
Công cụ dụng cụ là công cụ lao động tham gia vào nhiều chu trình sản xuất, có giá trị nhỏ hơn 5 triệu đồng.
Trong các doanh nghiệp, chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất - kinh doanh. Đặc biệt là trong các đơn vị xây dựng như đội thi công xây dựng số 9 thuộc Công ty kinh doanh phát triển nhà Hà Nội thì vật liệu, công cụ dụng cụ là yếu tố quan trọng trong thi công. Tiến độ thi công có đảm bảo về cả thời lượng và thời gian hay không phụ thuộc vào việc cung ứng nguyên vật liệu. Chất lượng của công trình có đạt hay không là do phẩm chất của từng nguyên vật liệu. Nói tóm lại, vật liệu, công cụ dụng cụ mang tính chất quyết định chất lượng, thời gian thi công của mỗi công trình.
Đối với đơn vị xây dựng thì nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ không có gì khác ngoài các vật tư xây dựng như: cát, xi măng, sỏi, thép, sắt, xẻng, máng, dao xây, cuốc...
2. Công tác quản lý vật tư:
Nhằm bảo quản tốt vật tư, tránh hao hụt tổn thất trong quá trình bảo quản vật tư, đội thi công xây dựng số 9 đã áp dụng công tác quản lý vật tư như sau:
Kho chứa vật tư rộng, kín, che mưa, che nắng tốt để chống trộm cắp và tránh bị kém phẩm chất trong thời gian bảo quản. Kho chứa gần công trình để tiến hành vận chuyển đến công trình nhanh đảm bảo tiến độ thi công. Đồng thời kho có đường để ô tô vào tận cửa kho để tránh mất mát trong quá trình vận chuyển.
Ban chỉ huy đội thi công xây dựng số 9 sắp xếp thủ kho có phẩm chất đạo đức tốt, trình độ chuyên môn cao, làm việc tuân thủ đúng nguyên tắc. Quá trình nhập kho, xuất kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ luôn làm đúng quy tắc. Viết đầy đủ phiếu nhập - xuất kho cùng chữ ký của từng người có trách nhiệm trong việc nhập - xuất kho để mỗi người ý thức được trách nhiệm của mình về số nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ vừa nhập - xuất kho.
3. Phân loại vật liệu, công cụ dụng cụ:
Phân loại vật liệu: căn cứ vào vai trò của từng loại nguyên vật liệu, đội xây dựng số 9 tiến hành phân loại nguyên vật liệu như sau:
Nguyên vật liệu chính: là toàn bộ nguyên vật liệu chủ yếu tham gia vào quá trình thi công xây dựng bao gồm: gạch, xi măng, cát, đá sỏi, sắt, thép.
Nguyên vật liệu phụ: là những nguyên vật liệu dùng kết hợp với nguyên vật liệu chính để hoàn thiện, nâng cao tính năng của các công trình thi công như: bột màu, xăng, vecni, đèn, xà phòng, cồn, thiết bị vệ sinh...
Phân loại công cụ dụng cụ: căn cứ vào công dụng, công cụ dụng cụ dùng trong đội được chia thành các nhóm sau:
Công cụ dụng cụ dùng lao động gồm các dụng cụ phục vụ cho công nhân thi công như: cuốc, xẻng, máy bơm, xô, bay, thước...
Công cụ dụng cụ bảo hộ lao động trong quá trình thi công như: quần áo bảo hộ, găng tay, mũ, ủng, khẩu trang, dây bảo hiểm, lưới an toàn...
4. Phương pháp đánh giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ:
4.1. Đánh giá nguyên vật liệu,công cụ dụng cụ nhập kho:
Tại đội 9 - Công ty kinh doanh phát triển nhà Hà Nội áp dụng đánh giá nguyên vật liệu,công cụ dụng cụ nhập kho theo giá chưa thuế cộng với chi phí vận chuyển, bốc dỡ và các chi phí khác liên quan đến quá trình thu mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.
Giá thực tế nhập kho = Giá chưa thuế + Chi phí vận chuyển, bốc dỡ + Thuế nhập khẩu
Căn cứ vào hoá đơn GTGT, kế toán vật tư tiến hành lập phiếu nhập kho, phiếu nhập kho được lập 3 liên:
1 liên lưu tại gốc.
1 liên giao cho thủ kho.
1 liên giao cho kế toán.
Ví dụ: Ngày 02/04/2002, đội 9 mua xi măng Hoàng Thạch nhập kho 20.000 kg, đơn giá 680 đồng/kg.
Chi phí vận chuyển: 400.000 đồng.
Đơn giá nhập kho: giá vận chuyển:
(đồng/kg)
Đơn giá xi măng nhập kho = 680 + 20 = 700 đồng.
Vậy giá trị nhập kho:
Số lượng
: 20.000 kg
Đơn giá
:700 đồng/kg
Thành tiền
:14.000.000 đồng
Hoá đơn mua hàng và phiếu nhập kho xin xem trang sau:
Ngày 02/04/2002: Có hoá đơn GTGT về mua xi măng Hoàng Thạch của công ty kinh doanh vật tư tổng hợp do Đoàn Anh Dũng mua như sau:
Hoá đơn (gtgt)
Liên 2: Giao cho khách hàng
Ngày 02/04/2002
No 095051
Đơn vị bán hàng: Công ty kinh doanh vật tư tổng hợp
Địa chỉ: 198 Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội
Điện thoại: 8587492 Mã số thuế: 0101164117
Họ tên người mua hàng: Đoàn Anh Dũng
Đơn vị: Công ty kinh doanh phát triển nhà Hà Nội
Địa chỉ: xã Tứ Hiệp - Thanh Trì - Hà Nội
Hình thức thanh toán: Tiền mặt. Mã số thuế: 01007366821
TT
Tên hàng hoá
DVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
A
B
C
1
2
3 = 1 x 2
01
Xi măng Hoàng Thạch
Kg
20.000
680
13.600.000
Cộng tiền hàng 13.600.000
Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT 1.360.000
Cộng tiền thanh toán 14.960.000
Viết bằng chữ: Mười bốn triệu chín trăm sáu mươi ngàn đồng chẵn./.
Người mua hàng
Đoàn Anh Dũng
Kế toán trưởng
Lê Hải Anh
Thủ trưởng đơn vị
Đoàn Sỹ Tuấn
Ngày 02/04/2002: Có hoá đơn GTGT về khoản thuê vận chuyển xi măng Hoàng Thạch mua ở trên do Công ty vận tải Hoàng Sơn tiến hành vận chuyển, đồng chí Đoàn Anh Dũng thuê vận chuyển, hoá đơn như sau:
Hoá đơn (gtgt)
Liên 2: Giao cho khách hàng
Ngày 02/04/2002
No 087621
Đơn vị bán hàng: Công ty vận tải Hoàng Sơn
Địa chỉ: 185 - Thị trấn Văn Điển - Thanh trì - Hà Nội
Điện thoại: 6880697 Mã số thuế: 01000072
Họ tên người mua hàng: Đoàn Anh Dũng
Đơn vị: Công ty kinh doanh phát triển nhà Hà Nội
Địa chỉ: xã Tứ Hiệp - Thanh Trì - Hà Nội
Hình thức thanh toán: Tiền mặt. Mã số thuế: 01007366821
TT
Tên hàng hoá
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
A
B
C
1
2
3 = 1 x 2
01
Vận chuyển xi măng Hoàng Thạch
400.000
Cộng tiền hàng 400.000
Thuế suất GTGT: 5% Tiền thuế GTGT 20.000
Cộng tiền thanh toán 420.000
Viết bằng chữ: Bốn trăm hai mươi ngàn đồng chẵn./.
Người mua hàng
Đoàn Anh Dũng
Kế toán trưởng
Nguyễn Ngọc Như
Thủ trưởng đơn vị
Nguyễn Ngọc Quang
Căn cứ vào 2 hoá đơn GTGT 095051 và 087621 kế toán vật tư viết phiếu nhập kho như sau:
Đơn vị: Đội 9
Địa chỉ:
Phiếu nhập kho
Ngày 02/04/2002
Số: 220
Nợ: TK 152
Có : TK 111
Họ tên người giao hàng: Đoàn Anh Dũng
Lý do nhập: Theo hoá đơn số 095051 và 087621 ngày 02/04/2002
Nhập tại kho: Đội 9 - Khu Đại Kim - Định Công
TT
Tên nhãn hiệu quy cách vật tư
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Yêu cầu
Thực nhập
A
B
C
1
2
3
4
01
Xi măng Hoàng Thạch
Kg
20.00
700
14.000.000
Cộng
14.000.000
Nhập, ngày 02 tháng 04 năm 2002
Kế toán vật tư
Nguyễn Thị Lê
Người giao hàng
Đoàn Anh Dũng
Thủ kho
Nguyễn Thị Nhân
Thủ trưởng đơn vị
Phạm Văn Vinh
4.2 Đánh giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho:
Tại Đội 9 - Công ty Kinh doanh phát triển Nhà Hà Nội đánh giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền.
Công thức tính giá thực tế nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho:
Đơn giá xuất kho bình quân
=
Trị giá thực tế tồn đầu kỳ + trị giá thực tế nhập trong kỳ
số lượng tồn đầu kỳ + Số lượng nhập trong kỳ
Giá thực tế vật liệu công cụ dụng cụ xuất kho
=
số lượng vật liệu công cụ dụng cụ xuất kho
x
Đơn giá xuất kho bình quân
Ví dụ: Tại đội 9, căn cứ vào sổ chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tháng 04/2002, có tình hình nhập - xuất tồn gạch lát Italia như sau:
Tồn kho đầu tháng 3500 viên, đơn giá 3400 đồng/viên.
Ngày 03/04 nhập 1200 viên, đơn giá 3500 đồng/viên.
Ngày 08/04 xuất 3000 viên
Ngày 18/04 nhập 10 000 viên, đơn giá 3200 đồng/viên.
Ngày 24/04 nhập 6000 viên, đơn giá 3600 đồng/viên.
Ngày 28/04 xuất 16 000 viên.
Ta sẽ tính đơn giá xuất kho bình quân của gạch lát tại cuối kỳ kế toán 30/04/2002 là:
Đơn giá xuất kho bình quân
=
3500 x 3400 +1200 x 3500 + 10000 x 3200 + 6000 +3600
3500 + 1200 + 10000 + 6000
= 3367 (đồng/viên)
Từ giá xuất kho bình quân ta có thể lập được phiếu xuất kho cho ngày 08/04/2002 như sau:
Đơn vị: Đội 9
Địa chỉ:
Phiếu xuất kho
Ngày 08 tháng 04 năm 2002
Số: 241
Nợ: TK621
Có : TK152
Họ tên người nhận: Hoàng Mạnh Tùng. Bộ phận: công nhân.
Lý do xuất: lát nhà A5
Xuất tại kho: Đội 9 - Khu Đại Kim - Định Công
TT
Tên nhãn hiệu quy cách vật tư
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Yêu cầu
Thực nhập
A
B
C
1
2
3
4
01
Gạch lát Italia
Viên
3.000
3.367
10.101.000
Cộng
10.101.000
Xuất, ngày 08 tháng 04 năm 2002
Kế toán vật tư
Nguyễn Thị Lê
Người giao hàng
Hoàng Mạnh Tùng
Thủ kho
Nguyễn Thị Nhân
Thủ trưởng đơn vị
Phạm Văn Vinh
Đơn vị: Đội 9
Địa chỉ:
Phiếu xuất kho
Ngày 10 tháng 04 năm 2002
Số: 248
Nợ: TK627
Có : TK153
Họ tên người nhận: Nguyễn Sơn. Bộ phận: công nhân.
Lý do xuất kho:
Xuất tại kho: Đội 9 - Khu Đại Kim - Định Công
TT
Tên nhãn hiệu quy cách vật tư
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Yêu cầu
Thực nhập
A
B
C
1
2
3
4
01
Lưới an toàn
m2
2.100
2.000
4.200.000
Cộng
4.200.000
Xuất, ngày 10 tháng 04 năm 2002
Kế toán vật tư
Nguyễn Thị Lê
Người giao hàng
Nguyễn Sơn
Thủ kho
Nguyễn Thị Nhân
Thủ trưởng đơn vị
Phạm Văn Vinh
4.3. Phương pháp phân bổ công cụ dụng cụ:
Do công cụ dụng cụ tại đội 9 chỉ sử dụng trong một kỳ sản xuất nên việc phân bổ công cụ dụng cụ áp dụng phương pháp phân bổ một lần. Tuy nhiên, ở đội sản xuất nhiều hạng mục công trình cùng một lúc nên phải phân bổ công cụ dụng cụ cho từng công trình sao cho phù hợp. Để hợp lý hoá ban kế toán vật tư áp dụng phân bổ cho từng công trình theo giá trị dự toán của từng công trình:
Giá trị công cụ dụng cụ phân bổ cho từng công trình
=
Giá dự toán của từng công trình
x
Giá trị công cụ dụng cụ xuất cần dùng phân bổ cho từng công trình
Tổng giá dự đoán của tất cả các công trình
Ví dụ: Có phiếu xuất kho số 248 ngày 10/04/2002 như trang trước. Ta có thể phân bổ công cụ dụng cụ cho từng công trình như sau:
Khu dự án Mỹ Đình: 500.000.000 đồng
Thôn A5 Đại Kim - Định Công: 2.500.000.000 đồng
Ban quản lý chợ Đại Từ: 300.000.000 đồng.
Giá trị lưới an toàn phân bổ cho dự án Mỹ Đình
=
500.000.000
x
4.200.000
=
636.364
3.300.000.000
Giá trị lưới an toàn phân bổ cho thôn A5
=
2.500.000.000
x
4.200.000
=
3.181.818
3.300.000.000
Giá trị lưới an toàn phân bổ cho chợ Đại Từ
=
300.000.000
x
4.200.000
=
381.818
3.300.000.000
II. Công tác kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ:
1. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ:
Tại đội 9 - Công ty kinh doanh phát triển nhà Hà Nội hạch toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ theo phương pháp thẻ song song.
Sơ đồ kế toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ theo phương pháp thẻ song song.
Phiếu nhập kho
Thẻ kho
Phiếu xuất kho
Sổ chi tiết nguyên vật liệu,công cụ dụng cụ
Bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu,công cụ dụng cụ
: Ghi hàng ngày
: Quan hệ đối chiếu
: Ghi cuối tháng
Tại kho, thủ kho sử dụng thẻ kho ghi nhập xuất tồn nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, mỗi loại nguyên vật liệu sẽ được mở một thẻ kho riêng để ghi chép. Chẳng hạn căn cứ vào phiếu nhập kho số 220 ngày 02/04/2002 thủ kho phải lập thẻ kho cho loại nguyên vật liệu là xi măng Hoàng Thạch như sau:
Đơn vị: Đội 9
Địa chỉ: Đại Kim - Định Công.
thẻ kho
Ngày lập 02 tháng 04 năm 2002
Tờ số: 01
Tên nhãn hiệu quy cách vật tư: xi măng Hoàng Thạch
Đơn vị tính: kg
Ngày nhập xuất
Chứng từ
Diễn giải
Số lượng
Ký xác nhận của kế toán
Số Hiệu
Ngày tháng
Nhập
Xuất
Tồn
Nhập
Xuất
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Tồn đầu tháng
1000
02/04
220
02/04
Nhập xi măng Hoàng Thạch
20.000
04/04
224
04/04
Xuất xi măng Hoàng Thạch
10.500
05/04
228
05/04
Xuất xi măng Hoàng Thạch
9.500
07/04
240
07/04
Nhập xi măng Hoàng Thạch
37.000
08/04
243
08/04
Xuất xi măng Hoàng Thạch
17.000
10/04
247
10/04
Xuất xi măng Hoàng Thạch
16.000
12/04
250
12/04
Xuất xi măng Hoàng Thạch
2.000
...
Cộng SPS
100.000
98.000
Tồn cuối tháng
3.000
Thủ trưởng đơn vị
Phạm Văn Vinh
Thủ kho
Nguyễn Thị Nhân
Căn cứ vào phiếu xuất kho số 241 ngày 08/04/2002 thủ kho cho lập thẻ kho cho nguyên vật liệu: gạch lát Italia như sau:
Đơn vị: Đội 9
Địa chỉ: Đại Kim - Định Công.
thẻ kho
Ngày lập 01 tháng 04 năm 2002
Tên nhãn hiệu qui cách vật tư: gạch lát Italia
Đơn vị tính: viên
Ngày nhập xuất
Chứng từ
Diễn giải
Số lượng
Ký xác nhận của kế toán
Số Hiệu
Ngày tháng
Nhập
Xuất
Tồn
Nhập
Xuất
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Tồn đầu tháng
3.500
03/04
223
03/04
Nhập
1.200
08/04
241
08/04
Xuất
3.000
18/04
259
18/04
Nhập
10.000
24/04
269
24/04
Nhập
6.000
28/04
274
28/04
Xuất
16.000
...
Tồn cuối tháng
1.700
Thủ trưởng đơn vị
Phạm Văn Vinh
Thủ kho
Nguyễn Thị Nhân
Căn cứ vào phiếu xuất kho số 248 ngày 10/04/2002, thủ kho vào thẻ kho cho danh điểm vật tư lưới an toàn:
Đơn vị: Đội 9
Địa chỉ: Đại Kim - Định Công.
thẻ kho
Ngày lập 01 tháng 04 năm 2002
Tờ số: 01
Tên nhãn hiệu qui cách vật tư: lưới an toàn
Đơn vị tính: m2
Ngày nhập xuất
Chứng từ
Diễn giải
Số lượng
Ký xác nhận của kế toán
Số Hiệu
Ngày tháng
Nhập
Xuất
Tồn
Nhập
Xuất
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Tồn đầu tháng
2.500
10/04
248
10/04
Xuất
2.100
12/04
251
12/04
Nhập
100
14/04
253
14/04
Xuất
100
15/04
256
15/04
Nhập
200
17/04
257
17/04
Xuất
150
...
Tồn cuối tháng
0
Thủ trưởng đơn vị
Phạm Văn Vinh
Thủ kho
Nguyễn Thị Nhân
Tại phòng kế toán, kế toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ căn cứ vào phiếu nhập kho, phiếu xuất kho để vào sổ chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ.
Mỗi loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ kế toán ghi riêng vào từng tờ theo mẫu kiểu sau.
Cụ thể như căn cứ vào phiếu nhập kho số 220 ngày 02/04/2002 kế toán vào sổ chi tiết cho xi măng phần nhập.
Căn cứ vào phiếu xuất kho số 241 ngày 08/04/2002 vào sổ chi tiết cho gạch lát Italia phần xuất.
Căn cứ vào phiếu xuất kho số 248 ngày 10/04/2002 kế toán vào sổ chi tiết cho lưới an toàn.
Đơn vị: Đội 9
Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ
Mở sổ ngày 01 tháng 04 năm 2002
Tên vật liệu: xi măng Hoàng Thạch
Qui cách phẩm chất:
Đơn vị tính: kg
Mã số:
Chứng từ
Diễn giải
Tài khoản đối ứng
Đơn giá
Nhập
Xuất
Tồn
S
N
Lượng
Tiền
Lượng
Tiền
Lượng
Tiền
Tồn đầu tháng
1.000
650.000
220
02/04
Nhập công ty vật tư tổng hợp
111
700
20.000
14.000.000
224
04/04
Xuất
621
690
10.500
7.245.000
224
05/04
Xuất
621
690
9.500
6.555.000
240
07/04
Nhập
331
680
37.000
25.160.000
243
08/04
Xuất
621
690
17.000
11.730.000
247
10/04
Xuất
621
690
16.000
11.040.000
250
12/04
Xuất
621
690
2.000
1.300.000
...
Cộng PS
100.000
70.200.000
98.000
68.600.000
Tồn cuối tháng
3.000
2.250
Đơn vị: Đội 9
Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ
Mở sổ ngày 01 tháng 04 năm 2002
Tên vật liệu: gạch lát Italia
Qui cách phẩm chất:
Đơn vị tính: viên
Mã số:
Chứng từ
Diễn giải
Tài khoản đối ứng
Đơn giá
Nhập
Xuất
Tồn
S
N
Lượng
Tiền
Lượng
Tiền
Lượng
Tiền
Tồn đầu tháng
3.400
3.500
11.900.000
223
03/04
Nhập
331
3.500
1.200
4.200.000
241
08/04
Xuất
621
3.367
3.000
10.101.000
259
18/04
Nhập
111
3.200
10.000
32.000.000
269
24/04
Nhập
331
3.600
6.000
21.600.000
274
28/04
Xuất
3.367
16.000
53.872.000
...
Cộng PS
17.200
57.800.000
19.000
63.973.000
Tồn cuối tháng
1.700
5.727.000
Đơn vị: Đội 9
Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ
Mở sổ ngày 01 tháng 04 năm 2002
Tên vật liệu: Lưới an toàn
Qui cách phẩm chất:
Đơn vị tính: m2
Mã số:
Chứng từ
Diễn giải
Tài khoản đối ứng
Đơn giá
Nhập
Xuất
Tồn
S
N
Lượng
Tiền
Lượng
Tiền
Lượng
Tiền
Tồn đầu tháng
2.000
2.500
5.000.000
248
10/04
Xuất
627
2.000
2.100
4.200.000
251
12/04
Nhập
111
100
200.000
253
14/04
Xuất
627
100
200.000
256
15/04
Nhập
111
200
400.000
257
17/04
Xuất
627
150
300.000
...
Cộng PS
2.000
500
1.000.000
3.000
6.000.000
Tồn cuối tháng
0
0
Cuối tháng căn cứ vào sổ chi tiết nguyên vật liệu, kế toán lập bảng tổng hợp chi tiết nhập xuất tồn vật tư.
Trong bảng tổng hợp chi tiết, nhập xuất tồn vật tư được chia các cột
Số thứ tự
Diễn giải
Tồn đầu kỳ
Nhập trong tháng
Xuất trong tháng
Tồn cuối kỳ
Trong phần xuất trong tháng chi tiết cho từng công trình một. Cụ thể trong tháng 04/2002 chi tiết cho:
Móng A5
Thân A5
Chợ Đại Từ
Dự án Mỹ Đình
Đơn vị đội 9
Bảng tổng hợp chi tiết nhập - xuất - tồn vật tư tháng 4 năm 2002
Đơn vị tính: đồng
TT
Diễn giải
Tồn đầu kỳ
Nhập trong kỳ
Xuất trong kỳ
Móng A5
Thân A5
Chợ Đại Từ
Dự án Mỹ Đình
Tồn cuối kỳ
Lượng
TT
Lượng
TT
Lượng
TT
Lượng
TT
Lượng
TT
Lượng
TT
Lượng
TT
Lượng
TT
1
Xi măng
1.000
650.000
100.000
70.200.000
98.000
68.600.000
20.000
14.000.000
40.000
28.000.000
30.000
21.000.000
8.000
5.600.000
3.000
2.250.000
2
Gạch Italia
3.500
11.900.000
17.200
57.800.000
19.000
63.973.000
-
-
15.000
50.505.000
4.000
13.468.000
-
-
1.700
5.727.000
3
Cát đen
1.900
41.000.000
3.843
80.700.000
3.800
81.000.000
510
10.871.053
-
3.290
70.128.947
-
-
1.943
40.700.000
4
Cát vàng
46
1.900.000
95
3.990.000
105
4.386.165
100
4.177.300
5
208.865
-
-
-
-
36
1.503.835
...
Cộng
-
215.000.000
-
890.000.000
-
915.000.000
-
421.724.000
-
287.114.000
-
154.428.000
-
51.734.000
-
190.000.000
2. Phương pháp hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
2.1. Tài khoản sử dụng:
Đội 9 - Công ty kinh doanh phát triển nhà Hà Nội áp dụng hệ thống tài khoản kế toán Việt nam ban hành theo quyết định số 1141 ngày 01/11/1995, đã sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 89/2002/TT - BTC ngày 09/10/2002 của Bộ Tài chính,
Phần hành kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ sử dụng chủ yếu là TK 152 “Nguyên liệu, vật liệu” và TK 153 “ Công cụ, dụng cụ”
2.2. Phương pháp hạch toán:
Tại Đội 9 áp dụng hình thức Nhật ký - sổ cái để hạch toán.
Chứng từ gốc
Sổ chi tiết tài khoản
Nhật ký - sổ cái
Bảng tổng hợp
chi tiết
Báo cáo kế toán
Sơ đồ hạch toán theo hình thức Nhật ký - sổ cái:
: Ghi hàng ngày
: Ghi cuối tháng
: Đối chiếu
Căn cứ vào sơ đồ trên kế hoạch tổng hợp nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ cần phải mở sổ chi tiết TK152, TK 153 và Nhật ký - Sổ cái.
Từ phiếu nhập kho, phiếu xuất kho kế toán tổng hợp tiến hành ghi vào sổ: Nhật ký - Sổ cái và sổ chi tiết TK152, TK 153.
Cụ thể như từ phiếu nhập kho số 220 ngày 02/04/2002, phiếu xuất kho số 241 ngày 08/04/2002, phiếu xuất kho số 248 ngày 10/04/2002.
Ngoài ra còn dựa vào hoá đơn GTGT số 095051 ngày 02/04/2002 của Công ty kinh doanh vật tư tổng hợp 198 Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội.
Dựa vào hoá đơn vận chuyển xi măng ngày 02/04/2002 số 087621 của Công ty vận tải Hoàn Sơn, kế toán tién hành vào Nhật ký - Sổ cái như sau:
Căn cứ vào số liệu của hợp đồng GTGT hoặc phiếu nhập kho - xuất kho kế toán vào phần số, ngày, chứng từ.
Phần diễn giải ghi xem nghiệp vụ kinh tế đó liên quan đến phần nào.
Dựa vào phần định khoản kế toán ghi đúng vào cột Nợ, Có trong cột định khoản của sổ Nhật ký - Sổ cái.
Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến bao nhiêu tài khoản, kế toán mở bấy nhiêu tài khoản. Mỗi tài khoản chia làm hai cột Nợ, Có. ứng với mỗi nghiệp vụ kinh tế có liên quan đến tài khoản nào ta vào đúng tài khoản ấy.
Cuối tháng, kế toán cộng dồn tất cả các khoản.
Mẫu sổ và cách vào của Nhật ký - Sổ cái xin xem trang bên:
Nhật ký - Sổ cái tháng 04/2002
Đơn vị tính: Nghìn đồng
NT GS
Chứng từ
Diễn giải
Định khoản
SPS
TK 111
TK 133
TK 152
TK 153
TK 331
TK 621
TK 627
Số
Ngày
Nợ
Có
Nợ
Có
Nợ
Có
Nợ
Có
Nợ
Có
Nợ
Có
Nợ
Có
Nợ
Có
2/4
220
2/4
Mua xi măng Hoàng Thạch
152
111
13.600
13.600
13.600
Thuế GTGT được khấu trừ
133
111
1.360
1.360
1.360
2/4
87621
2/4
Vận chuyển xi măng Hoàng Thạch
152
111
400
400
400
Thuế GTGT được khấu trừ
133
111
20
20
20
3/4
223
3/4
Nhập gạch Italia
152
331
4.200
4.200
4.200
4/4
224
4/4
Xuất xi măng Hoàng Thạch
621
152
7.245
7.245
7.245
5/4
228
5/4
Xuất xi măng Hoàng Thạch
621
152
6.555
6.555
6.555
...
12/4
251
12/4
Nhập lưới an toàn
153
111
200
200
Thuế GTGT được khấu trừ
153
111
20
20
20
20
13/4
251
13/4
Xuất mũ + găng tay bảo hộ lao động
627
153
900
900
900
14/4
253
14/4
Xuất lưới an toàn
627
153
200
200
200
Cộng
4.731.960
300.000
312.650
100.000
100.000
890.000
915.000
11.000
32.000
200.000
315.000
860.000
860.000
80.000
80.000
Song song với việc vào Nhật ký - Sổ cái, kế toán tiến hành vào sổ chi tiết các tài khoản. Do kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ nên kế toán vào sổ chi tiết TK 152, TK 153.
Sổ chi tiết TK152 dùng để vào các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan đến TK 152 gồm nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, tất cả các nguyên vật liệu liên quan đến quá trình xây dựng đều được phản ánh vào sổ chi tiết TK 152.
Sổ chi tiết TK153 tương tự như TK152, sổ này dùng để ghi chép tình hình nhập, xuất (đối ứng Nợ, Có) toàn bộ công cụ dụng cụ phục vụ cho quá trình xây dựng.
Mẫu sổ xin xem trang sau
Cách vào sổ:
Phần chứng từ căn cứ phiếu nhập kho, xuất kho.
Diễn giải: từng nghiệp vụ nhập hay xuất.
TK đối ứng: trong định khoản ứng với TK152, 153 là TK nào thì ta ghi vào TK đó.
Số phát sinh: là số phát sinh của TK152, 153. Bên nợ ghi số phát sinh nợ của TK152 (153), bên có ghi số phát sinh có của TK152 (153).
Số dư: để ghi phần tồn đầu tháng hoặc cuối tháng của TK152 (153).
- Cuối tháng kế toán tổng hợp căn cứ vào sổ chi tiết tài khoản 152, 153 để lên bảng tổng hợp chi tiết tình hình nhập- xuất- tồn nguyên vật liệu. Mẫu bảng tổng hợp chi tiết xin xem trang 35. Như vậy sẽ có sự so sánh giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết về bảng tổng hợp nhâp- xuất- tồn nguyên vật liệu. Từ đó kế toán dễ dàng đối chiếu, kiểm tra để phát hiện ra sai sót kịp thời để khắc phục.
Đơn vị: Đội 9
Sổ chi tiết TK152
Đối tượng: Nguyên vật liệu
Tháng 04/2002
Đơn vị tính: Đồng
NTGS
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Số phát sinh
Số dư
Ghi chú
S
N
Nợ
Có
Nợ
Có
Dư đầu tháng
215.000.000
02/04
220
02/04
Nhập xi măng Hoàng Thạch
111
14.000.000
03/04
223
03/04
Nhập gạch Italia
331
4.200.000
04/04
224
04/04
Xuất xi măng Hoàng Thạch
621
7.245.000
05/04
228
05/04
Xuất xi măng Hoàng Thạch
621
6.555.000
07/04
240
07/04
Nhập xi măng Hoàng Thạch
331
25.160.000
08/04
241
08/04
Xuất gạch Italia
621
10.101.000
243
08/04
Xuất xi măng Hoàng Thạch
621
11.730.000
...
Cộng SPS
890.000.000
915.000.000
Tồn cuối tháng
190.000.000
Đơn vị: Đội 9
Sổ chi tiết TK153
Đối tượng: Nguyên vật liệu
Tháng 04/2002
Đơn vị tính: Đồng
NTGS
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Số phát sinh
Số dư
Ghi chú
S
N
Nợ
Có
Nợ
Có
Dư đầu tháng
25.000.000
10/04
248
10/04
Xuất lưới an toàn
627
4.200.000
11/04
249
11/04
Xuất xô xách vữa
627
1.200.000
12/04
247
12/04
Nhập quần áo bảo hộ lao động
111
2.000.000
12/04
250
12/04
Nhập máy bơm nước
111
2.500.000
12/04
251
12/04
Nhập lưới an toàn
111
200.000
13/04
251
13/04
Xuất mũ + găng bảo hộ lao động
627
900.000
14/04
253
14/04
Xuất lưới an toàn
627
200.000
...
Cộng SPS
11.000.000
32.000.000
Tồn cuối tháng
4.000.000
Chương II
Nhận xét, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
của đơn vị thực tập
I. Nhận xét chung về công tác kế toán tại Đội 9 - Công ty kinh doanh phát triển nhà Hà Nội:
Nhìn chung công tác kế toán tại Đội 9 tương đối chặt chẽ, tốt.
Đội ngũ kế toán có trình độ chuyên môn vững vàng nên khâu xử lý các nghiệp vụ kinh tế tốt.
Tiện nghi trang bị cho kế toán đầy đủ, tạo điều kiện tốt cho kế toán làm việc đạt hiệu quả cao.
II. Nhận xét về công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ :
1. Ưu điểm:
Về công tác quản lý nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ :
- Về quản lý nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ tại Đội 9 là rất tốt. Hệ thống kho rất đảm bảo cả về kỹ thuật và an ninh. Vì vậy, trong suốt quá trình làm việc, thi công việc thất thoát nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ không hề xảy ra.
- ở Đội 9 có bộ phận thủ kho và bộ phận kế toán riêng biệt nên không có hiện tượng số lượng nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ về nhập kho thực tế ít hơn so với trên hoá đơn. Đồng thời việc nhập kho nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ luôn đi liền với việc kiểm tra chất lượng, phẩm chất nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ có đủ yêu cầu kỹ thuật hay không. Đây là một điểm rất tốt mà Đội 9 có được. Chính từ việc quản lý tốt nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ sẽ cung cấp kịp thời, đầy đủ nhu cầu nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ của các công trình. Từ đó nâng cao chất lượng, kỹ thuật công trình lên. Đây là một yêu cầu rất quan trọng mà bất kỳ công ty xây dựng nào nói chung và Công ty kinh doanh phát triển nhà Hà Nội nói riêng, đặc biệt đội xây dựng số 9 luôn đặt chất lượng công trình là hàng đầu.
b) Về công tác kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ
Ưu điểm nổi bật trong công tác kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ ở Đội 9 là bộ phận kế toán luôn phản ánh kịp thời những số liệu về tình hình thu mua, xuất, tồn nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Ưu điểm này tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra quá trình sử dụng nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ đúng mục đích hay không nhằm ngăn ngừa kịp thời những hành động tham ô, lãng phí, vi phạm chính sách, chế độ của Nhà nước.
Kế toán ở Đội 9 luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, luôn cung cấp thông tin kinh tế hữu ích cho ban quản lý đội, ban quản lý công ty để có kế hoạch cụ thể về việc bảo quản và sử dụng nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ có hiệu quả hơn.
Do Đội 9 áp dụng hình thức nhật ký sổ cái nên ưu điểm là các mẫu sổ đơn giản, dễ ghi chép, việc đối chiếu, kiểm tra số liệu ghi trên nhật ký sổ cái được tiến hành ngay trên sổ không cần thiết phải lập bảng đối chiếu số phát sinh.
2. Nhược điểm:
Bên cạnh những ưu điểm cần phát huy trong công tác kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ, đội 9 còn một số mặt yếu. Cụ thể như sau:
Về quản lý: Tại Đội 9 có nhiều công trình xây dựng ở những địa điểm khác nhau, nhưng kho của Đội 9 chỉ ở khu Đại Kim - Định Công, do đó việc vận chuyển vật tư từ kho đến chân công trình là bất tiện, phải tốn chi phí vận chuyển từ kho đến công trình. Đây là một điểm cần khắc phục sao cho tiết kiệm được chi phí.
Do Đội 9 sử dụng nhiều tài khoản kế toán, có nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh nên sổ nhật ký , sổ nhật ký rất cồng kềnh, rộng, việc áp dụng máy vi tính vào công việc kế toán hơi khó khăn.
Trong thời đại công nghệ thông tin đang phát triển, phần mêm về kế toán hiện đang được áp dụng khá rộng rãi trong các doanh nghiệp, tuy nhiên ở đội 9 chưa áp dụng phần mềm kế toán máy vào trong công việc kế toán. Vì vậy công việc kế toán còn thủ công, chưa thực sự rút ngắn được công việc cho kế toán.
III. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ :
Về công tác quản lý : đội 9 nên có những kho dù chỉ tạm thời ở liền kề với các công trình để giảm bớt chi phí vận chuyển từ kho đến chân công trình.
Về chứng từ kế toán: nhằm quản lý tốt hơn nguyên vật liệu mua vào thì trước khi nhập kho nguyên vật liệu, đôi 9 nên lập biên bản kiểm nghiệm vật tư. Lợi ích lớn nhất của biên bản kiểm nghiệm vật tư là xác định rõ được số lượng, quy cách, phẩm chất của nguyên vật liệu, từ đó nâng cao chất lượng nguyên vật liệu nhập kho phục vụ tôt nhất cho quá trình thi công.
Biên bản kiểm nghiệm được lập thành hai bản:
01 bản giao cho bộ phận cung ứng vật tư.
01 bản giao cho phòng kế toán.
Ví dụ: Khi mua xi măng Hoàng Thạch về ta cần tiến hành lập biên bản kiểm nghiệm. Xi măng mua hoá đơn số 095051 ngày 02/04/2002 của Công ty kinh doanh vật tư tổng hợp ta phải tiến hành lập biên bản kiểm nghiệm xem xi măng có đủ chất lượng kỹ thuật không, sau đó mới tiến hành nhập kho những số lượng xi măng đủ yêu cầu chất lượng.
Biên bản kiểm nghiệm ta lập như sau:
Đơn vị: Đội 9
Bộ phận: Kỹ thuật
Mẫu số: 05VT
Ban hành theo quyết định
số 1141 - TC/QĐ/CĐKT
ngày 01/11/1995 của Bộ Tài chính.
Biên bản kiểm nghiệm vật tư
Ngày 02 tháng 04 năm 2002
Số: 01
Căn cứ quyết định số... ngày... tháng... năm... của...
Ban kiểm nghiệm gồm:
Ông (bà): Nguyễn Văn Linh - Chức vụ: Khối kỹ thuật - Trưởng ban
Ông (bà): Nguyễn Thị Nhân - Thủ kho - Uỷ viên
Ông (bà): Phan Đình Tú - Tổ mua vật tư - Uỷ viên
Đã kiểm nghiệm loại vật tư sau:
TT
Tên nhãn hiệu, quy cách vật tư
Mã số
Phương thức kiểm nghiệm
Đơn vị tính
Số lượng theo chứng từ
Kết quả kiểm nghiệm
Ghi chú
Số lượng đúng quy cách sản phẩm
Số lượng không đúng quy cách sản phẩm
A
B
C
D
E
1
2
3
4
1
XMHT
Xác xuất
Kg
20.000
19.500
500
Về phương pháp hạch toán: Đội xây dựng số 9 nên áp dụng tính giá vật liệu xuất kho theo phương pháp nhập trước, xuất trước thì sẽ đơn giản hơn, gọn nhẹ hơn. Việc tính đơn giá vật liệu xuất kho sẽ tiến hành dễ hơn mà không phải đợi đến cuối kỳ kế toán mới tính được.
Ví dụ: Nguyên vật liệu gạch lát Italia căn cứ vào sổ chi tiết gạch lát có tình hình nhập - xuất - tồn:
Tồn
3.500 viên
Đơn giá: 3.400
TT: 11.900.000
03/04
Nhập
1.200 viên
Đơn giá: 3.500
TT: 4.200.000
08/04
Xuất
3.000 viên
18/04
Nhập
10.000 viên
Đơn giá: 3.200
TT: 32.000.000
24/04
Nhập
6.000 viên
Đơn giá: 3.600
TT: 21.600.000
28/04
Xuất
16.000 viên
áp dụng phương pháp nhập trước xuất trước ta tính được đơn giá từng lần xuất như sau:
08/04: Xuất 3000 viên; Đơn giá = Đơn giá đầu kỳ = 3400; TT: 10.200.000
24/04: Xuất 16.000 viên; Gồm 4 đơn giá như sau:
500 viên
; Đơn giá
3.400
=
1.700.000
1.200 viên
; Đơn giá
3.500
=
4.200.000
10.000 viên
; Đơn giá
3.200
=
32.000.000
4.300 viên
; Đơn giá
3.600
=
15.480.000
TT
=
53.380.000
Để nâng cao hiệu quả trong quản lý và hạch toán vật liệu, Đội 9 nên xây dựng kế hoạch cung ứng vật tư kịp thời. Khoa học, phù hợp với yêu cầu của khâu thi công công trình. Muốn thực hiện điều đó, đội xây dựng số 9 phải tổ chức bộ máy kế toán nhạy bén với thời cuộc, cung cấp những thông tin chính xác nhất. Đồng thời đôi 9 phải có những nhân viên thăm dò thị trường nguyên vật liệu xây dựng để sao cho đội mua được nguyên vật liệu đủ qui cách phẩm chất cho công trình, giá cả phù hợp, sao cho tiết kiệm tối đa chi phí.
Song song với việc tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu cho khâu mua vào thì khâu tiêu hao nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ cũng phải được tổ chức hợp lý. Nên khuyến khích những sáng tạo của người lao động trong sản xuất, xây dựng định mức tiêu hao cho từng nguyên vật liệu một cách khoa học nhất. Và có chế độ thưởng, phạt thích đáng đối với người lao động làm lợi, hại cho đội 9.
Việc tổ chức khoa học hạch toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ góp phần không nhỏ trong toàn bộ công việc hạch toán kế toán nói chung. Bởi lẽ, nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản xuất, nó quyết định chất lượng của công trình. Mỗi đội xây dựng, mỗi doanh nghiệp, mỗi công ty có phát triển hay không một phần là do bộ phận hạch toán kế toán. Vậy muốn một công trình tồn tại và phát triển, yêu cầu đầu tiên đặt ra là phải tổ chức bộ máy kế toán thực sự có đức, có tài.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28805.doc