Đề tài Kế toán quản trị - Cơ sở cho các quyết định kinh doanh ngắn hạn

Vì vậy để tổ chức thực hiện KTQT ở các doanh nghiệp Việt Nam, ngoài việc kế thừa các thành tựu về kế toán quản trị ở các nước phát triển để hệ thống hóa nội dung KTQT ở nước ta cần phải thực hiện các biện pháp: - Về chính sách kế toán: Cần phải có một chính sách kế toán có cả KTTC và KTQT, phải có các văn bản ban hành hướng dẫn cụ thể việc sử dụng KTQT. Mặt khác, tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tổ chức KTQT. Trên cơ sở đó giúp các doanh nghiệp nhận thức được vai trò quan trọng của KTQT trong việc giúp các doanh nghiệp ra các quyết định trong ngắn hạn

pdf68 trang | Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 814 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán quản trị - Cơ sở cho các quyết định kinh doanh ngắn hạn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là do sự thay đổi của kết cấu mặt hàng. 2.3 Lựa chọn phương án kinh doanh : Một số doanh nghiệp có thể có nhiều phương án khác nhau nhau nhằm làm tăng lợi nhụân, những phương án này có thể gây ra thay đổi trong cơ cấu chi phí, số lượng và giá bán nhưng doanh nghiệp phải đánh giá các phương án xem phương án nào đem lại lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp thì chọn. Xét Nhà máy có báo cáo thu nhập thuốc Bastion như sau: SVTH: Trần Thị Tú Hương Lớp ĐH2KT Trang 44 Chỉ tiêu Số tiền Đơn vị % Doanh thu 89.251.616.850 1.650 100 Biến phí 83.031.049.615 1.535 93 Số dư đảm phí 6.220.567.235 115 7 Định phí 5.143.815.407 EBIT 1.076.751.828 KTQT – cơ sở cho các quyết định kinh doanh ngắn hạn GVHD: Nguyễn Tri Như Quỳnh Trình Quốc Việt 2.3.1 Khi biến phí và sản lượng thay đổi: Trong trường hợp biến phí và sản lượng thay đổi để lựa chọn phương án kinh doanh ta cần:  Phân tích những ảnh hưởng của biến phí đến số dư đảm phí  Phương án nào có số dư đảm phí tăng thì chọn phương án đó vì làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp Gọi CM0 là số dư đảm phí cũ Gọi CM1 là số dư đảm phí mới CM1 > CM0: nên tiến hành vì sẽ tăng lợi nhuận. CM1 < CM0: không nên tiến hành vì giảm lợi nhuận.  Từ số liệu của nhà máy thuốc lá An Giang. Nếu trong quý I/2005 thiết lập chương trình khuyến mãi khi khách hàng mua 01 thùng (500 gói) thì được tặng 01 món quà 7.500 đồng thì lượng bán tăng 20%. Chương trình này có thể thực hiện có hiệu quả không? Trong trường hợp này doanh nghiệp cần xem xét: Ta có: Số dư đảm phí 1 sản phẩm mới là: 1.650– 1.550 = 100 đồng Tổng số dư đảm phí mới: 54.091.889 x (100% + 20%) x 100 = 6.491.026.680 Số dư đảm phí phương án cũ: 6.220.567.235 Số dư đảm phí sẽ tăng lên là 270.459.445. Do định phí không tăng nên EBIT tăng 270.459.445 Vậy nên thực hiện phương án. Kết luận: Kế hoạch khuyến mãi quí I/2005 có thể thực hiện được do lợi nhuận tăng nhưng Nhà máy cần xem xét khả năng nhu cầu thị trường có thể tăng lên được 20% như dự kiến không? Bên cạnh khi thực hiện chương trình khuyến mãi đối với Bastion có ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ của hai sản phẩm còn lại không vì hai sản phẩm AG hộp và Jensol có tỷ lệ số dư đảm phí cao hơn Bastion, nếu doanh thu giảm sẽ làm ảnh hưởng đến lợi nhuận chung của cả Nhà máy. SVTH: Trần Thị Tú Hương Lớp ĐH2KT Trang 45 = Số dư đảm phí phương án mới Sản lượng Tiêu thụ cũ x 100% Tỷ lệ tăng sản lượng + x Số dư đảm phí mới của 1 sản phẩm KTQT – cơ sở cho các quyết định kinh doanh ngắn hạn GVHD: Nguyễn Tri Như Quỳnh Trình Quốc Việt 2.3.2 Khi chi phí bất biến và sản lượng thay đổi: Trong trường hợp thay đổi định phí và sản lượng khi lựa chọn phương án kinh doanh ta cần xem xét  Phân tích những ảnh hưởng của sản lượng, định phí làm thay đổi số dư đảm phí  Những ảnh hưởng làm thay đổi định phí  Lựa chọn phương án có số dư đảm phí lớn bù đắp được sự gia tăng của định phí và phần còn lại là lợi nhuận tăng thêm (lãi) Gọi ∆F là mức tăng định phí mới Gọi ∆CM là mức tăng số dư đảm phí mới ∆CM > ∆F: nên tiến hành phương án mới vì sẽ tăng lợi nhuận. ∆CM < ∆F: không nên thực hiện.  Từ Nhà máy nếu trong quý I/2005 doanh thu của Bastion tăng thêm 5% nhưng phải tăng định phí bán hàng (trả lương nhân viên) lên 150.000.000đ nên thực hiện phương án không? Khi đó ta xem xét như sau: Ta có: CM% = 7% Mức gia tăng của số dư đảm phí phương án mói. ∆CM = 7% x 5% x 89.251.616.850 = 312.380.659 Nhưng ∆F = 150.000.000 (bán hàng) EBIT tăng 162.380.659 (đồng) Vậy nên thực hiện phương án mới. Kết luận: Xét về mặt kinh tế Nhà máy nên thực hiện phương án này vì khi đó lợi nhuận của Nhà máy tăng lên 162.380.659 đồng. 2.3.3 Chi phí bất biến, khả biến và khối lượng thay đổi. Trong trường hợp thay đổi định phí, biến phí và sản lượng khi lựa chọn phương án kinh doanh ta cần xem xét SVTH: Trần Thị Tú Hương Lớp ĐH2KT Trang 46 = Mức gia tăng số dư đảm phí mới Doanh thu cũ x Tỷ lệ tăng sản lượng x Tỷ lệ số dư đảm phí KTQT – cơ sở cho các quyết định kinh doanh ngắn hạn GVHD: Nguyễn Tri Như Quỳnh Trình Quốc Việt  Phân tích những ảnh hưởng của biến phí, định phí và sản lượng làm thay đổi số dư đảm phí  Những ảnh hưởng làm thay đổi định phí  Lựa chọn phương án có số dư đảm phí lớn bù đắp được sự gia tăng của định phí và phần còn lại là lợi nhuận tăng thêm (lãi) Gọi CM0 là số dư đảm phí cũ Gọi CM1 là số dư đảm phí mới ∆F tổng tăng, giảm định phí phương án mới CM1 > (CM0 + ∆F): nên tiến hành vì sẽ tăng lợi nhuận. CM1 < (CM0 + ∆F): không nên tiến hành vì giảm lợi nhuận.  Như trên nếu giảm định phí do trả lương cố định là 300.000.000đồng/năm bây giờ công ty trả 15 đồng cho 1 sản phẩm bán ra, sản lượng tăng 10% Nhà máy có nên thực hiện không? Ta có: Khi biến phí tăng 50 đồng v = 1535 + 15= 1.550đồng Giá bán: s = 1.650 → cm = 1.650 – 1.550 = 100 Số dư đảm phí mới của phương án mới là: CM1 = 54.091.889 x (100% + 10%) x 100 = 5.950.107.790 Mà CM0 = 6.220.567.235 Do đó, số dư đảm phí giảm: 270.459.445 Nhưng định phí giảm: 300.000.000 Lợi nhuận tăng: 300.000.000 – 270.459.445 = 29.540.555 Vậy nên thực hiện phương án mới vì lợi nhuận tăng lên 29.540.555 2.3.4 Khi chi phí bất biến, giá bán và sản lượng thay đổi. SVTH: Trần Thị Tú Hương Lớp ĐH2KT Trang 47 = Số dư đảm phí Phương án Sản lượng cũ x 100% Tỷ lệ tăng sản lượng + x Số dư đảm phí mới của 1 sản phẩm KTQT – cơ sở cho các quyết định kinh doanh ngắn hạn GVHD: Nguyễn Tri Như Quỳnh Trình Quốc Việt Trong trường hợp thay đổi định phí, biến phí và sản lượng khi lựa chọn phương án kinh doanh ta cần xem xét  Phân tích những ảnh hưởng của định phí, giá bán và sản lượng làm thay đổi số dư đảm phí  Những ảnh hưởng làm thay đổi định phí  Lựa chọn phương án có số dư đảm phí lớn bù đắp được sự gia tăng của định phí và phần còn lại là lợi nhuận tăng thêm (lãi) Gọi CM0 là số dư đảm phí cũ Gọi CM1 là số dư đảm phí mới ∆F tổng tăng, giảm định phí phương án mới CM1 > (CM0 + ∆F): nên tiến hành vì sẽ tăng lợi nhuận. CM1 < (CM0 + ∆F): không nên tiến hành vì giảm lợi nhuận.  Nếu giảm giá bán 25đ/SP, tăng định phí bán hàng (trả lương nhân viên) lên 150.000.000 thì lượng bán tăng 30%, có nên thực hiện dự án này không?. Ta có: Giá bán giảm 25đ/SP Giá bán: s = 1.625 Biến phí 1 SP: v = 1.535 → cm = 1.625 – 1.535 = 90 Số dư đảm phí 1 sản phẩm mới: 54.091.889 x (100% + 30%) x 90= 6.328.751.013 Số dư đảm phí hiện tại là 6.220.567.235 Định phí tăng: 150.000.000 Mức tăng giảm lợi nhuận phương án mới: 6.328.751.013 – 6.220.567.235 – 150.000.000 = (41.816.222) Vậy: lợi nhuận giảm 41.816.222 SVTH: Trần Thị Tú Hương Lớp ĐH2KT Trang 48 = Số dư đảm phí Phương án mới Sản lượng phương án cũ x 100% Tỷ lệ tăng sản lượng + x Số dư đảm phí mới của 1 sản phẩm KTQT – cơ sở cho các quyết định kinh doanh ngắn hạn GVHD: Nguyễn Tri Như Quỳnh Trình Quốc Việt → Không nên thực hiện phương án làm cho lợ nhuận của Nhà máy giảm. 2.3.5 Khi biến phí, định phí, sản lượng và giá bán thay đổi: Trong trường hợp thay đổi định phí, biến phí và sản lượng khi lựa chọn phương án kinh doanh ta cần xem xét  Phân tích những ảnh hưởng của biến phí, định phí, giá bán và sản lượng làm thay đổi số dư đảm phí  Những ảnh hưởng làm thay đổi định phí  Lựa chọn phương án có số dư đảm phí lớn bù đắp được sự gia tăng của định phí và phần còn lại là lợi nhuận tăng thêm (lãi) Gọi CM0 là số dư đảm phí cũ Gọi CM1 là số dư đảm phí mới ∆F tổng tăng, giảm định phí phương án mới CM1 > (CM0 + ∆F): nên tiến hành vì sẽ tăng lợi nhuận. CM1 < (CM0 + ∆F): không nên tiến hành vì giảm lợi nhuận.  Nếu chuyển 500.000.000 tiền lương cố định sang trả lương 15đ/SP cho sản phẩm bán ra, mặt khác giảm giá bán 10đ/SP. Qua đó dự kiến sản phẩm bán ra tăng 20%, có nên thực hiện dự án này không?. Để biết có nên thực hiện phương án không, ta xem xét: Biến phí tăng 15đ/SP => v = 1.535 + 15= 1.550 Giá bán giảm 10đ/SP. Giá bán mới: s = 1.640 Số dư dảm phí 1 sản phẩm mới là: cm = 1.640 – 1.550 = 90 Tổng số dư đảm phí phương án mới: CM1 = 54.091.889 x (100% + 20%) x 90 = 5.841.924.012 Số dư đảm phí phương án cũ CM0 = 6.220.567.235 SVTH: Trần Thị Tú Hương Lớp ĐH2KT Trang 49 = Số dư đảm phí Phương án mới Sản lượng phương án cũ x 100% Tỷ lệ tăng sản lượng + x Số dư đảm phí mới của 1 sản phẩm KTQT – cơ sở cho các quyết định kinh doanh ngắn hạn GVHD: Nguyễn Tri Như Quỳnh Trình Quốc Việt Mức đảm phí giảm là: 6.220.567.235 – 5.841.924.012 = 378.642.223 Định phí giảm là: 500.000.000 Vậy lợi nhuận tăng lên: 500.000.000 – 378.642.223 = 121.356.777 → Nên thực hiện phương án. Chú ý: Phân tích mối quan hệ giữa C-V-P dựa trên một số giả định: • Phạm vi thời gian tương đối ngắn, đủ để thực hiện bát kỳ quyết định nào dựa trên cơ sở phân tích. Phân tích C-P-V nhằm xem xét những gì xảy ra nếu doanh nghiệp tăng hay giảm hoạt động của mình trong một vùng thực tế. • Biến phí trên một sản phẩm, giá bán của 1 sản phẩm, tổng định phí xem như không đổi • Chi phí và doanh thu có quan hệ tuyến tính • Hoặc 1 sản phẩm hoặc kết hợp các sản phảm được sản xuất theo một tỷ lệ trong suốt thời gian phân tích. • Tất cả các chi phí và các mối quan hệ của chúng được biết trước (chia thành biến phí và định phí). => Những giả định này chính là những hạn chế của mô hình phân tích C-V-P vì những giả định này có thể không đúng trong một số trường hợp và việc phân tích này có thể dẫn đến việc ra quyết định sai. mặc dù vậy, nhưng phân tích mối quan hệ giữa C-V-P là công cụ rất hữu ích, nó giúp cho các nhà quản trị ra quyết định. 3. Quyết định về giá bán: Những quyết định về giá bán rất quan trọng. Nếu giá bán đưa ra hợp lý, doanh nghiệp sẽ đạt được lợi nhuận cao nhất, ngược lại nếu giá bán đưa ra không phù hợp doanh nghiệp có thể gặp nhiều khó khăn nghiêm trọng như mất khách hàng, mất thị trường, làm tăng chi phí Nói chung giá bán tối ưu là giá bán mà tại đó đảm phí đựơc tối đa hóa (định phí không đổi). Có nhiều cách đưa ra quyết định về giá bán. Nhà máy thuốc lá An Giang có chi phí cho từng sản phẩm như sau: Bảng 9: Tổng biến phí của 1 sp Đơn vị tính: đồng SVTH: Trần Thị Tú Hương Lớp ĐH2KT Trang 50 KTQT – cơ sở cho các quyết định kinh doanh ngắn hạn GVHD: Nguyễn Tri Như Quỳnh Trình Quốc Việt Loại sản phẩm Nguyên VL Nhân công CPSXC (V) BH&QL (V) Thuế Tổng Bastion 933 42 37 15 508 1.535 An Giang hộp 856 43 38 14 477 1.428 Jensol 867 41 35 13 477 1.433 Bảng 10 Tổng hợp định phí trong 1 năm: Đơn vị tính: đồng Loại chi phí Sản phẩm Bastion An Giang hộp Jensol Số lượng sản phẩm 54.091.889 5.909.700 530.358 Định phí SXC 3.223.127.387 291.274.535 21.925.727 Định phí BH&QL 1.920.688.020 117.087.759 50.563.139 Tổng 5.143.815.407 408.362.294 72.488.866 3.1 Giá bán dựa trên toàn bộ chi phí Cho đến nay thì đây là phương pháp thường được sử dụng nhiều nhất Chi phí nền = chi phí sản xuất = NVL + NC + SXC (Định phí và biến phí) Ta có: s = v + f + M s: giá bán của một sản phẩm v: biến phí của một sản phẩm f: định phí của một sản phẩm M: lợi nhuận mong muốn Lợi nhận mong muốn là phần dùng để bù đắp chi phí lưu thông, chi phí quản lý và tạo một mức lãi hợp lý theo nhu cầu hoàn vốn cần thiết. Nó là một bộ phận linh hoạt khi xây dựng giá, tùy theo tình hình thị trường, tình hình sản xuất kinh doanh, chiến lược sản xuất kinh doanh mà có thể điều chỉnh tăng giảm theo mong muốn. Ta có: Giá bán phẩm của nhà máy thuốc lá An Giang: Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Bastion An Giang hộp Jensol Biến phí 1.535 1.428 1.433 Định phí 95 69 137 SVTH: Trần Thị Tú Hương Lớp ĐH2KT Trang 51 KTQT – cơ sở cho các quyết định kinh doanh ngắn hạn GVHD: Nguyễn Tri Như Quỳnh Trình Quốc Việt Lợi nhuận mong muốn 20 53 (20) Giá bán 1.650 1.550 1.550 Qua phân tích trên cho thấy giá bán của Jensol làm cho doanh nghiệp lỗ do phải gánh chịu một khoản định phí quá cao mà doanh nghiệp thì chưa khai thác được công suất của nhà máy. Bên cạnh đây là một sản phẩm mới của nhà máy nên việc định giá ban đầu còn thấp để thăm dò thị trường, để người tiêu dùng chấp nhận. Khi đã khai thác được thị trường thì ta có thể tăng lượng bán lúc đó khai thác được công suất làm giảm định phí và lúc đó sẽ làm tăng lợi nhuận mong muốn, trong giai đoạn này nhà máy cũng có thể tăng giá bán để mang lại lợi nhuận nhiều hơn. Phương pháp xác định giá bán dựa trên toàn bộ chi phí thì việc thu thập thông tin đơn giản nhưng thiếu tính linh hoạt và mềm dẻo trong điều chỉnh giá. Bởi lẽ trong chi phí nền và phần lợi nhuận mong muốn bao gồm cả định phí và biến phí vì thế khi sản xuất kinh doanh thay đổi rất khó dự báo chi phí nền và phần lợi nhuận mong muốn. Mặt khác, trong điều kiện cạnh tranh muốn hạ thấp giá thành đến mức tối thiểu (bằng biến phí) thì không thể xác định được. Vì vậy phải sử dụng giá bán dựa trên chi phí biên tế (biến phí). 2.1 Giá bán dự trên chi phí biên tế: Chi phí nền = chi phí sản xuất = NVL + NC + SXC (Biến phí) Giá bán: s = v + M Lợi nhuận mong muốn (M): Bao gồm phần bù đắp định phí sản xuất, định phí bán hàng, định phí quản lý doanh nghiệp và một phần để đảm bảo mức lãi hợp lý theo nhu cầu hoàn vốn mong muốn. Ta có: Giá bán phẩm của nhà máy thuốc lá An Giang: Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Bastion An Giang hộp Jensol Biến phí 1.535 1.428 1.433 Lợi nhuận mong muốn 115 122 117 Giá bán 1.650 1.550 1.550 SVTH: Trần Thị Tú Hương Lớp ĐH2KT Trang 52 KTQT – cơ sở cho các quyết định kinh doanh ngắn hạn GVHD: Nguyễn Tri Như Quỳnh Trình Quốc Việt Nhận xét: Quyết định về giá là một trong những quyết định rất quan trọng đối với nhà quản trị, nó quyết định sự phát triển của một doanh nghiệp nhưng tùy từng trường hợp có quyết định thích hợp như: • Khi tung ra một sản phẩm mới, doanh nghiệp cần quyết định giá bán cho sản phảm mới này, trong trường hợp này doanh nghiệp cần phải xem xét giá tối đa mà thị trường có thể chấp nhận được cũng như giá của những sản phẩm có thể thay thế sản phẩm này hiện có trên thị trường, từ đó doanh nghiệp có thể đưa ra một giá bán sát với thị trường và có thể dể dàng được chấp nhận. • Ngoài ra doanh nghiệp cũng cần xem xét công suất sản xuất của doanh nghiệp có đủ đáp ứng nhu cầu thị trường hay không. Trong trường hợp công suất bị hạn chế, doanh nghiệp cần xem xét khả năng đưa ra giá bán cao hơn. Ngược lại, công suất thừa so với nhu cầu doanh nghiệp nên dưa ra gái bán thấp hơn để kích thích tiêu dung. • Trong những thị trường và nhu cầu về sản phẩm của doanh nghiệp là rất cao và chưa có sản phẩm thay thế doanh nghiệp có thể đưa ra giá cao để thu hồi lại những chi phí nghiên cứu, phát triển sản phẩm. Nhưng giá bán này chỉ được chấp nhận trong giai đoạn đầu của sản phẩm mới khi doanh nghiệp chưa có đối thủ cạnh tranh. • Thêm vào đó, khi đưa ra giá bán, doanh nghiệp cần xem xét các chính sách của mình về tăng trưởng, hay những chính sách về lợi nhuận trong ngắn hạn và dài hạn. Nếu chính sách của doanh nghiệp là nhằm tăng trưởng tối đa, doanh nghiệp nên đưa ra giá bán thấp nhằm tăng thị phần. 3.3 Giá cho những hợp đồng quan trọng: Khi quyết định giá bán cho những hợp đồng quan trọng, doanh nghiệp cần phải tính đến khả năng công suất của mình có đủ để thực hiện hợp đồng hay không. Ngoài ra, trong giá bán phải tính đến mức độ lợi nhuận theo yêu cầu của doanh nghiệp, thêm vào đó doanh nghiệp phải tính đến chi phí cơ hội, việc mất đi lợi nhuận từ những hợp đồng khác khi thực hiện hợp đồng này do những yếu tố hạn chế gây ra. Trong trường hợp như vậy doanh nghiệp cần phải xác định những yếu tố hạn chế để có thể đưa ra một mức giá tối thiểu sao cho vẫn giữ được tỷ lệ lợi nhuận mong muốn. Báo cáo thu nhập sản phẩm Jensol của nhà máy là: Chỉ tiêu Tổng số Đơn vị % Doanh thu 822.054.900 1.550 100 SVTH: Trần Thị Tú Hương Lớp ĐH2KT Trang 53 KTQT – cơ sở cho các quyết định kinh doanh ngắn hạn GVHD: Nguyễn Tri Như Quỳnh Trình Quốc Việt Biến Phí 760.003.014 1.433 92 Số dư đảm phí 62.051.886 117 8 Định phí 72.488.866 EBIT (10.436.980) Giả sử trong năm 2005 doanh nghiệp vẫn sản xuất với lượng sản phẩm như trên nhưng có một khách hàng muốn đặt mua 500.000 gói với các điều kiện như sau : • Giá bán phải thấp hơn 2% so với trước. • Các chi phí khác ( vận chuyển, bốc vác....) là 1.000.000 • Mục tiêu của Công ty là bán 500.000 SP phải có lợi nhuận là 45.000.000 Trong trường hợp này Công ty cần xem xét: => Công suất của sản phẩm vẫn còn chỉ mới khai thác được khoảng 50% Ngoài ra: Giá bán phải bù đắp được Chi phí khả biến: 1.535 Chi phí khác: 1.000.000 / 500.000 = 2 Lợi nhuận mong muốn: 30.000.000 / 500.000 = 60 Giá bán: 1.535 + 2 + 60 = 1.597 Mà khách hàng yêu cầu là dưới 1.617 Do đó: Hợp đồng này có thể thực hiện được Kết luận: Thực hiện hợp đồng không chỉ mang lại lợi nhuận cho Nhà máy mà còn giúp nhà máy mở rộng thị trường. Trong điều kiện nếu không đạt được lợi nhuận như mong muốn Nhà máy vẫn có thể thực hiên hợp đồng vì một mặt có thể tạo thu nhập cho anh em công nhân, tận dụng thời gian nhàn rỗi của máy do chưa sử dụng hết công suất máy, bên cạnh có thể mở rộng thị trường tiêu thụ. 4. Ra quyết định cho một số trường hợp đặc biệt: 4.1 Quyết định ngừng sản xuất hay tiếp tục sản xuất kinh doanh một bộ phận bị thua lỗ Một doanh nghiệp đứng trước quyết định có nên đóng cửa một bộ phận nào đó trong doanh nghiệp không đem lại lợi nhuận. Đây không phải là một quyết định dể SVTH: Trần Thị Tú Hương Lớp ĐH2KT Trang 54 KTQT – cơ sở cho các quyết định kinh doanh ngắn hạn GVHD: Nguyễn Tri Như Quỳnh Trình Quốc Việt dàng mà trước tiên phải cân nhắc phần đảm phí mất đi nếu đóng cửa bộ phận này. Một bộ phận có thể không có lợi nhuận hoặc lỗ sau khi đã phân bổ định phí. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp dù đóng cửa bộ phận này hay không doanh nghiệp vẫn phải chịu mức định phí như cũ. nếu bộ phận này vẫn cho ra một đảm phí nào đó, bộ phận này vẫn góp phần vào lợi nhuận và trang trải những định phí của doanh nghiệp. Trong một số trường hợp, bộ phận có những định phí riêng của mình và do đó việc ngừng hoạt động bộ phận này sẽ giúp cắt giảm đi phần định phí riêng biệt của nó. Ngoài ra, nhà quản trị cần phải cân nhắc đến các phương án tái sử dụng các nhân viên,diện tích phân xưởng, máy móc,..từ bộ phận bị ngừng hoạt động. Trong trường hợp không thể tái sử dụng thì phải thanh lý tài sản và cho nhân viên nghỉ việc, những chi phí trợ cấp cho nhân viên nghỉ việc cũng cần phải xem xét. Sau khi cân nhắc toàn bộ chi phí của việc ngừng họat động ta cần so sánh với chi phí nếu vẫn để bộ phận này tiếp tục hoạt động. Nếu chi phí của việc ngừng sản xuất cao hơn, ta không nên đóng cửa bộ phận này và ngược lại. Tuy nhiên trước khi đi đến quyết định cuối cùng ta cần phân tích những yếu tố định tính khác như tác động của quyết định do mình hoạt động bộ phận này đối với nhân viên, khách hàng, xã hội Ta có: Báo cáo thu nhập sản phẩm An Giang hộp và Jensol: Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu An Giang hộp Jensol Doanh thu 7.169.796.250 822.054.900 Biến phí 6.605.463.900 760.003.014 SVTH: Trần Thị Tú Hương Lớp ĐH2KT Trang 55 KTQT – cơ sở cho các quyết định kinh doanh ngắn hạn GVHD: Nguyễn Tri Như Quỳnh Trình Quốc Việt Số dư đảm phí 564.332.350 62.051.886 Định phí Lương 142.926.803 25.371.103 Chi phí tiện ích 61.254.344 10.873.330 Khấu hao 81.672.459 14.497.773 Chi phí BH & QL 122.508.688 21.746.660 Tổng định phí 408.362.294 72.488.866 Lãi 155.970.056 (10.436.980) Nhận xét:  Khảo sát các định phí ta thấy: Lương của những người quản lý liên quan đến sản phẩm, các nhân viên có thể cho thôi việc nếu dây chuyền này ngừng sản xuất Chi phí tiện ích hầu như không tránh được đó là những chi phí được trả trong một tháng như: điện, nước, điện thoại, Khấu hao không tránh được Chi phí bán hàng và chi phí quản lý chung không tránh được (trả lương cố định)  So sánh thiệt hại hiện tại và định phí không thể tránh khỏi Ta thấy sản phẩm Jensol lỗ nhưng Nếu giữ sản phẩm Jensol hàng năm công ty phải gánh chịu khoản lỗ là: 10.436.980 đồng Nếu bỏ sản xuất thì không phải gánh một khoản lỗ nhưng phải gánh khoản lỗ về định phí: 72.488.866 đồng => Thiệt hại 62.051.886 đồng  Số dư đảm phí bị mất và tổng định phí không thể tránh khỏi Nếu không sản xuất thì hàng năm doanh nghiệp phải mất số dư đảm phí là 62.051.886 đồng nhưng tiết kiệm được tiền trả lương công nhân 25.371.103 đồng SVTH: Trần Thị Tú Hương Lớp ĐH2KT Trang 56 KTQT – cơ sở cho các quyết định kinh doanh ngắn hạn GVHD: Nguyễn Tri Như Quỳnh Trình Quốc Việt => Thiệt hại 36.680.783 đồng Vậy công ty nên duy trì sản xuất sản phẩm Jensol và tìm biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động như:  Tìm cách giảm chi phí: chi phí đầu còn cao làm giá thành sản xuất của sản phẩm cao làm giảm khả năng cạnh tranh, nên tìm cách hạ giá thành sản phẩm để phát huy được lợi thế trong cạnh tranh. Giá thành sản phẩm được tạo ra bởi 3 loại chi phí, đó là: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Các biện pháp hạ giá thành sản phẩm: Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: công ty cần quản lý chặt chẽ quá trình bảo quản và sử dụng nguyên vật liệu, việc giảm giá thành nhờ vào công tác thu mua tốt. Tiết kiệm các nguyên vật liệu sử dụng. Ngoài ra, cần phải chú ý đến chất lượng nguyên vật liệu được sử dụng trong sản xuất để đảm bảo chất lượng sản phẩm và giảm phế phẩm. Đối với chi phí nhân công trực tiếp: để hạ giá thành sản phẩm thì phấn đấu giảm bớt các khoản chi phí nhưng đối với chi phí tiền lương công nhân thì không thể hạ mà vấn đề đặt ra là nên có các biện pháp sử dụng các hình thức tiền thưởng, tiền lương sao cho thích hợp để tăng năng suất lao động, sắp xếp bố trí lao động một cách hợp lý, đúng người đúng việc, có kế hoạch đào tạo, nâng cao tay nghề của công nhân, khuyến khích công nhân phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật. Xây dựng quy trình công nghệ tiên tiến để nâng cao năng suất lao động, tạo ra sản phẩm ngày càng nhiều, góp phần tăng thu nhập của người lao động và giảm được giá thành khi sản xuất trên quy mô lớn. Đối với chi phí sản xuất chung bao gồm: chi phí khấu hao máy móc, nhà xưởng; lương nhân viên phân xưởng; chi phí điện nước phục vụ sản xuất, .... Trong tình trạng hiện nay công ty chưa tận dụng hết công suất của máy móc thiết bị, nên nếu tính trên một đơn vị sản phẩm thi các chi phí này ảnh hưởng rất lớn đến giá thành sản phẩm, vì thế để hạ giá thành sản phẩm thì nên tìm cách tăng sản lượng sản xuất. Bên cạnh đó cần tiết kiệm chi phí năng lượng chủ yếu là điện do đa số các máy móc, thiết bị sản xuất của nhà máy đều sử dụng năng lượng điện để vận hành, nên nhu cầu sử dụng điện của công ty là rất cao, tiết kiệm điện năng, nâng cao hiệu suất sử dụng bằng cách có kế hoạch thay thế các máy móc thiết bị cũ, lạc hậu tiêu thụ điện năng nhiều đồng thời bảo quản tốt máy móc thiết bị, các dụng cụ điện để có kế hoạch sửa chữa kịp thời khi bị hư hỏng, đảm bảo hoạt động đúng yêu cầu kỹ thuật SVTH: Trần Thị Tú Hương Lớp ĐH2KT Trang 57 KTQT – cơ sở cho các quyết định kinh doanh ngắn hạn GVHD: Nguyễn Tri Như Quỳnh Trình Quốc Việt Nhà máy nên theo dõi thường xuyên sự biến động của các chi phí sản xuất để tìm ra nguyên nhân của sự biến động và có kế hoạch điều chỉnh phù hợp góp phần làm giảm giá thành sản phẩm.  Hàng tháng hay hàng quý, hàng năm công ty nên lập dự toán ngân sách như: dự toán tiêu thụ sản phẩm, dự toán sản xuất, dự toán chi phí, dự toán tiền mặt, ... Các thông tin trên dự toán ngân sách là cơ sở để đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ và là cơ sở để đánh giá trách nhiệm của từng bộ phận và mỗi cá nhân phụ trách từng bộ phận trong tổ chức, từ đó sẽ có kế hoạch điều chỉnh hợp lý.  Tìm cách nâng cao khă năng tiêu thu sản phẩm mở rộng thị trường để khai thác tối đa năng lực sản xuất của công ty bởi vì tất cả các biện pháp để sản phẩm đươc tiêu thụ trên thị trường là rất quan trọng, vì khi đó mới thu hồi được vốn và có lợi nhuận để tái sản xuất mở rộng. Ngoài ra khi lượng tiêu thụ vượt mức hoà vốn thì lượng sản phẩm tiêu thụ trên mức hoà vốn đó chỉ bù đắp chi phí khả biến và vì thế sẽ mang lại lợi nhuận cho công ty.  Trong bộ phận kế toán tài vụ của nhà máy ngoài những công việc thuộc lĩnh vực kế toán tài chính nên thiết lập thêm một bộ phận chuyên về lĩnh vực kế toán quản trị vì kế toán quản trị sẽ mang lại rất nhiều lợi ích thiết thực cho nhà máy, nhất là đối với ban lãnh đạo do kế toán quản trị dựa trên những tài liệu, những thông tin của kế toán tài chính (đã diễn ra trong quá khứ và hiện tại) để phân tích và hoạch định cho tương lai, kế toán quản trị đưa ra các thông tin nội bộ quan trọng giúp cho ban lãnh đạo công ty căn cứ vào những thông tin này để đề ra những chiến lược kinh doanh thích hợp. 4.2 Quyết định sản xuất, mua ngoài hoặc thuê ngoài Để có một sản phẩm cung ứng trên thị trường các doanh nghiệp đoi khi phải trải qua một quá trình sản xuất phức tạp bao gồm nhiều công đoạn, nhiều bộ phận. Sự hợp nhất của nhiều công đoạn, nhiều bộ phận trong quá trình sản xuất kinh doanh tạo cho doanh nghiệp một thế mạnh bởi lẽ: Không bị phụ thuộc vào tình hình cung ứng nguyên vật liệu tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất được diễn ra liên tục, kiểm soát tốt chất lượng sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, sự hợp nhất đôi khi cũng gây ra nhiều cản trở như vốn đầu tư lớn, khi một công đoạn bị gián đoạn sẽ phá vỡ cả hệ thống sản xuất kinh doanh, khi nhận được đơn đặt hàng lớn sẽ đáp ứng không kịp thời. Vì vậy, trong quá trình sản xuất cũng như kinh doanh, doanh nghiệp thường đối diện với quyết định nên tự mình sản xuất ra các giai đoạn của sản phẩm, tự cung cấp các dịch vụ hay mua hoặc thuê ngoài. SVTH: Trần Thị Tú Hương Lớp ĐH2KT Trang 58 KTQT – cơ sở cho các quyết định kinh doanh ngắn hạn GVHD: Nguyễn Tri Như Quỳnh Trình Quốc Việt Trước khi đi đến quyết định, ngoài việc phân tích đảm phí, nhà quản trị cần xem xét mức độ tin cậy đối với nguồn thuê hoặc mua ngoài về mặt chất, số lượng, thời gian giao hàng và mức độ ổn định giá cả. Nhà quản trị cũng cần kiểm tra xem nguồn cung cấp thay thế đó tồn tại lâu dài hay tạm thời trong một thời gian thôi. Ngoài ra, ta cũng cần cân nhắc đến các tác động phi tài chính của quyết định như: các nghĩa vụ hợp đồng, ảnh hưởng đến nhân viên hay mối quan hệ của doanh nghiệp. Bên cạnh, khi quyết định tự sản xuất, cung cấp dich vụ doanh nghiệp cần phải xem xét công suất của mình có thừa hay không và thừa bao nhiêu, các nguồn lực dư thừa được sử dụng cho bộ phận này có thể được chuyển sang bộ phận khác để giảm chi phí và tăng lợi nhuận thêm. Trong trường doanh nghiệp đang hoạt động dưới mức công suất cho phép ta cần tận dụng tối đa những nguồn lực sản xuất dư thừa. Do định phí của những nguồn lực này không thay đổi trong thời gian ngắn hạn, ta không nên đưa chúng vào quả trình ra quyết định trong ngắn hạn. Vì vậy doanh nghiệp chỉ nên mua ngoài nếu giá mua ngoài ích hơn biến phí do doanh nghiệp tự sản xuất. Tuy nhiên về lâu dài doanh nghiệp có thể cắt giảm hoặc chuyển một phần nguồn lực của mình để mua ngoài nếu như mua ngoài rẻ hơn việc tự sản xuất, tự cung cấp dịch vụ. Với nhà máy thuốc lá An Giang:  Sợi thuốc do Nhà máy tự gia công: Mua cây thuốc ở các vùng nguyên liệu. Sau đó vận chuyển về nhà máy gia công thì trung bình 1kg sợi sản xuất được 300 điếu.  Sợi thuê gia công: Mua nguyên liệu về thuê gia công trung bình 1kg sợi sản xuất được 400 điếu Theo như Cô kế toán phân xưởng (Cô Nghiêm) thì chi phí để chuyển từ cây thuốc sang sợi cũng tương đương thuê gia công nhưng chất lượng sợi thuê gia công tốt hơn ít phụ phẩm hơn vì thế nên khi sản xuất lượng phế phẩm giảm làm cho số lượng sản phẩm tăng lên, tiết kiệm được nguyên vật liệu đầu vào. Tuy nhiên, trong doanh nghiệp cần cân nhắc mức độ tin cậy đối với nhà cung cấp được lựa chọn vì một nhà cung cấp không đáng tin cậy sẽ đẩy doanh nghiệp đến rất nhiều khó khăn. Ngoài ra, trong thực tế một số doanh nghiệp lại gặp phải tình trạng công suất không đủ đáp ứng nhu cầu. Trong trường hợp này nếu chi phí tăng thêm do mua ngoài thấp hơn lợi nhuận do hợp đồng mang lại, doanh nghiệp nên mua ngoài trong ngắn hạn với những kiểm tra kỹ lưỡng về mức độ tin cậy đối với nhà cung cấp bên ngoài. Nếu đây là yếu tố hạn chế (Số giờ máy, lao động) trong dài hạn, doanh nghiệp phải tìm những biện pháp khắc phục dài hạn như: mua thêm máy mới, tuyển thêm nhân viên và SVTH: Trần Thị Tú Hương Lớp ĐH2KT Trang 59 KTQT – cơ sở cho các quyết định kinh doanh ngắn hạn GVHD: Nguyễn Tri Như Quỳnh Trình Quốc Việt đào tạo nâng cao tay nghề công nhân Việc từ chối những hợp đồng thấp có lợi nhuận thấp hơn chi phí tăng thêm do mua ngoài cần được xem xét cẩn thận vì có những tác động không tốt như mất khách hàng khi xử lý các yếu tố hạn chế, ta nên mua ngoài những sản phẩm hoặc dịch vụ nào có chi phí tăng thêm thấp nhất. 4.3 Quyết định sản xuất trong điều kiện hạn hẹp về năng lực Trong các trường hợp trên ta phân tích năng lực sản xuất còn thừa. Trong thực tế doanh nghiệp luôn bị giới hạn về vốn, công suất máy, thị trường tiêu thụ...Trong trường hợp này ta xem xét như sau: Nếu nguồn lực của doanh nghiệp lớn hơn nhu cầu của thị trường thì các nhà quản lý sẽ chấp nhận các sản phẩm có số dư đảm phí dương. Nếu nguồn lực của doanh nghiệp nhỏ hơn nhu cầu thị trường thì doanh nghiệp có xu hướng lựa chọn những phương án kinh doanh tốt nhất. Mục tiêu của sự lựa chọn là tối đa hoá lợi nhuận đều này cũng tương đương việc tối đa số dư đảm phí Để xác định cơ cấu sản phẩm có lợi nhất ta xét như sau:  Xác định số dư đảm phí đơn vị ước tính của mỗi loại sản phẩm  Xác định điều kiện giới hạn để sản xuất một đơn vị sản phẩm  Tính toán số dư đảm phí cho một đơn vị của điều kiện bị giới hạn theo từng đơn vị sản phẩm  So sánh để xác định sản phẩm nào có số dư đảm phí cao hơn trong mối liên hệ với tiềm lực giới hạn của doanh nghiệp thì chọn sản phẩm đó, vì nó sẽ tạo ra lợi nhuận cao hơn Tuy nhiên đều này sẽ được giả định là sản phẩm sản xuất ra bao nhiêu được tiêu thụ hết bấy nhiêu, nhưng đôi lúc do biến động thị trường nên không diễn ra như mong muốn, vì thế đây chỉ là nguồn thông tin đáng tin cậy có thể định lượng được giúp cho các nhà quản trị trong quá trình ra các quyết định kinh doanh ngắn hạn. Vì thế cách tốt nhất mà doanh nghiệp có thể thực hiện được là sản xuất với số lượng cao nhất có thể tiêu thụ được của sản phẩm được chọn và tiềm lực còn lại để sản xuất các sản phẩm khác giúp mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Ta có số liệu Nhà máy thuôc lá như sau: Sản phẩm Bastion An Giang hộp Jonsol SVTH: Trần Thị Tú Hương Lớp ĐH2KT Trang 60 KTQT – cơ sở cho các quyết định kinh doanh ngắn hạn GVHD: Nguyễn Tri Như Quỳnh Trình Quốc Việt Giá bán 1 SP 1.650 1.550 1.550 Biến phí 1.535 1.428 1.433 Số dư đảm phí 115 122 117 Số dư đảm phí (%) 7% 8% 8% Nhận xét: An Giang hộp và Jensol có vẽ hấp dẫn hơn vì có số dư đảm phí đơn vị và tỉ lệ số dư đảm phí cao hơn Bastion Tuy nhiên quyết định có thể khác nếu thêm một thông tin ♣ Cả ba loại sản phẩm đều được chế tạo trên cùng một loại máy Tổng số giờ được quy định tối đa là 5.700 (h). Định mức: Bastion là (20.000sp/h) ; An Giang hộp (18.500sp/h) Jensol là (19.000sp/h) ; Các nguồn lực khác đủ sản xuất. Ta xét như sau: Chỉ tiêu Bastion An Giang hộp Jensol Số dư đảm phí một sản phẩm 115 122 117 Định mức thời gian 20.000(sp/h) 18.500(sp/h) 19.000(sp/h) Số dư đảm phí bình quân 1h máy 2.300.000 2.257.000 2.223.000 Tổng số giờ huy động 5.700 5.700 5.700 Tổng số dư đảm phí tạo ra 13.110.000.000 12.864.900.000 12.671.100.000 Vậy chọn sản phẩm Bastion Nhận xét: Ta thấy nếu chọn một trong ba sản phẩm thì ta chọn Bastion do số dư đảm phí tạo ra cao nhất nhưng số lượng sản phẩm tiêu thụ là 114.000.000 SP tăng gấp đôi, lúc đó thị trường có tiêu thụ hết không? Có mang lại lợi nhuận như mong muốn không? Trong trường hợp này nên kết hợp sản xuất nhiều loại sản phẩm với cơ cấu hợp lý để mang lại lợi nhuận cao nhất cho nhà máy. SVTH: Trần Thị Tú Hương Lớp ĐH2KT Trang 61 KTQT – cơ sở cho các quyết định kinh doanh ngắn hạn GVHD: Nguyễn Tri Như Quỳnh Trình Quốc Việt 1. ĐÁNH GIÁ 1.1 Tình hình sử dụng KTQT tại nhà máy thuốc lá An Giang Kế toán không thuần tuý là công việc ghi chép và lưu trữ dữ liệu, mà quan trọng hơn là thiết lập một hệ thống thông tin cho công tác quản lý, cho người ra quyết định. Vì vậy, Tại nhà máy thuốc lá An Giang bên cạnh sử dụng KTTC nhà máy đã có ứng dụng KTQT trong các quyết định kinh doanh nhưng việc ứng dụng chỉ mang tính chất tương đối chưa có sự phân chia rõ ràng. Nhà máy đã sử dụng KTQT để làm các công việc như: Hàng năm kế toán thực hiện lập các kế hoạch dự toán về tiền mặt, nguyên vật liệu, sản xuất, tiêu thụ, các khoản chi phí....Bên cạnh nhà náy cũng có tính điểm hòa vốn (Doanh thu hòa vốn và sản lượng hòa vốn) đối với từng sản phẩm nhưng chỉ tính bình quân cho một năm để có thể có các quyết định sản xuất kinh doanh cho phù hợp. Sử dụng KTQT vào trong từng tình huống kinh doanh khác nhau như quyết định thuê gia công nguyên vật liệu, tính toán chi phí giữa thuê gia công và tự gia công nhà máy nhận thấy thuê gia công là giảm chi phí đầu vào hơn nên khi mua nguyên vật liệu thô nhà máy đã thuê gia công thành sợi rồi mới mang về nhập kho. Tất cả các quyết định, lập kế hoạch dự toán đều dựa trên nền tảng thông tin, chất lượng của quyết định phụ thuộc vào chất lượng thông tin, mà việc cung cấp sử lý thông tin này chủ yếu dựa vào kỹ thuật phân tích của KTQT, từ đó cho thấy Nhà máy đã phần nào ứng dụng KTQT vào công tác kế toán của mình. 1.2 Đánh giá việc ứng dụng KTQT vào việc ra quyết định tại Nhà máy Ngày nay, kế toán không dừng lại ở việc cung cấp thông tin mang tính nguyên tắc mà còn đòi hỏi phải linh hoạt, kịp thời, hữu ích. Đồng thời thông tin kế toán cũng phải đảm bảo tính đơn giản, nhanh chóng nhằm hỗ trợ đắc lực cho nhà quản trị trong môi trường kinh doanh mới. Như vậy, có thể nói môi trường kinh doanh trong giai đoạn hiện nay là cơ sở khách quan cho sự ra đời của KTQT. Kế toán quản trị tồn tại song hành cùng KTTC và trở thành một công cụ kinh tế tài chính giúp các nhà quản trị trong qua trình ra quyết định. Qua phân tích trên ta thấy việc ứng dụng KTQT vào Nhà máy thuốc lá An Giang ta thu được kết quả như sau: KTQT cung cấp thông tin cho những nhà quản trị bên trong doanh nghiệp phục vụ cho nhu cầu quản lý và ra các quyết định kinh doanh, ngược lại KTTC cung cấp thông tin cho những cá nhân, tổ chức bên ngoài doanh nghiệp. Chẳng hạn như Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cung cấp ra bên ngoài là bảng báo cáo theo KTTC, còn cung cấp cho nội bộ Nhà máy là Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí (KTQT). Nhà máy thuốc lá Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2004 theo KTTC cung cấp ra bên ngoài cho thấy nhà máy hoạt SVTH: Trần Thị Tú Hương Lớp ĐH2KT Trang 62 KTQT – cơ sở cho các quyết định kinh doanh ngắn hạn GVHD: Nguyễn Tri Như Quỳnh Trình Quốc Việt động lãi 929.645.590 đồng không thấy được mức lợi nhuận của từng sản phẩm, nhưng nếu là bảng báo cáo theo KTQT phục vụ cho nội bộ nhà máy ta thấy sản phẩm Jensol lỗ (10.436.980) đồng, mà ta biết sản phẩm này có tỷ lệ số dư đảm phí cao có khả năng tạo ra lợi nhuận cao nếu doanh thu tăng nhiều (vượt qua điểm hòa vốn). Từ đó nhà quản trị có thể có các quyết định thích hợp có nên tiếp tục sản xuất sản phẩm Jensol không? Thông tin của KTTC mang tính quá khứ, KTQT sử dụng thông tin của KTTC làm cơ sở cho các ước đoán trong tương lai, trong kỹ thuật phân tích C-V-P cho phép nhà quản trị ước đoán được các sản lượng khác nhau (doanh thu khác nhau) để đạt được các mục tiêu lợi nhuận khác nhau. Trong quá trình khảo sát lợi nhuận của Bastion khi tăng sản lượng lên (vượt qua điểm hoà vốn) thì lợi nhuận sẽ tăng lên tương ứng bằng mức sản lượng tăng lên nhân với số dư đảm phí đơn vị. Bên cạnh khi lập các kế hoạch (doanh thu, nguyên vật liệu, chi phí, lợi nhuận...) nhà quản trị cần một khối lượng lớn các thông tin dự báo như sản lượng tiêu thụ, giá bán, năng lực sản xuất (vốn, nguyên vật liệu, giờ máy)...Tổ chức, điều hành và kiểm soát quá trình quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xem có đúng như kế hoạch ban đầu đã đề ra, thông tin kết hợp giữa thức tế với dự báo để nhà quản trị kịp thời điều chỉnh đảm bảo tiến độ kế hoạch Kiểm soát chi phí: Chi phí là một trong những yếu tố trung tâm của công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng trực tiếp lợi nhuận của doanh nghiệp. Do đó kiểm soát chi phí là một vấn đề rất quan trọng, bằng cách chia chi phí ra thành bất biến và khả biến, từ đó dể dàng thấy được kết cấu chi phí của toàn bộ doanh nghiệp cũng như của từng sản phẩm riêng biệt, thấy được điểm mạnh điểm yếu của từng sản phẩm, sản phẩm nào nên tiếp tục nâng cao sản xuất vì các sản phẩm có chi phí bất biến chiếm tỷ trọng lớn thì khi doang thu thay đổi lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ chịu ảnh hưởng nhiều hơn. Trong phân tích cơ cấu chi phí từng sản phẩm của Nhà máy Jensol là sản phẩm có chi phí bất biến chiếm tỷ trọng lớn 8,7% trong khi Bastion là 5,8% do vậy khi doanh thu tăng lên 10% thì tốc độ tăng lợi nhuận của Jensol tăng cao hơn. Trong năm 2005 nhà máy có xu hướng tăng sản xuất Jensol do đây là sản phẩm mới thâm nhập thị trường và đã được thị trường chấp nhận. Thông tin của KTQT linh hoạt và có chọn lọc còn thông tin của KTTC đòi hỏi phải chú trọng chuẩn mực. Trong quản lý nhà quản trị cần những thông tin mang tính linh hoạt phục vụ cho việc ra quyết định như trong một số trường hợp đặc biệt nhà quản trị cần phải biết những chi phí nào không thể tránh được hay các chi phí như nhau ở mọi phương án thì phải được loaị bỏ quá trình ra quyết định. SVTH: Trần Thị Tú Hương Lớp ĐH2KT Trang 63 KTQT – cơ sở cho các quyết định kinh doanh ngắn hạn GVHD: Nguyễn Tri Như Quỳnh Trình Quốc Việt Đối với quyết định ngừng sản xuất kinh doanh sản phẩm bị thua lỗ như Jensol ta thấy chi phí lương nhân viên là chi phí tránh được khi ngừng sản xuất cho nhân viên thôi việc, nhưng các chi phí như: chi phí tiền ích tính chung cho cả Nhà máy, chi phí khấu hao, chi phí bán hàng và quản lý (định phí) không tránh được. Qua phân tích nếu như ngừng sản xuất thì thiệt hại càng nhiều hơn 36.680.783 đồng, do đó không thể ngừng sản xuất mà phải tìm cách tăng sản lượng tiêu thụ của Jensol lên. KTQT không những sử dụng thông tin tài chính mà còn sử dụng thông tin phi tài chính nhưng KTTC chỉ sử dụng các thông tin tài chính. Như khi quyết định ngừng sản xuất kinh doanh ở một bộ phận bị thua lỗ ngoài việc tính toán các chi phí bù đắp ảnh hưởng đến lợi nhuận còn phải tính đến các vấn đề ảnh hưởng đến nhân viên, khách hàng và xã hội như thất nghiệp... Thông tin KTQT không đòi hỏi tính chính xác tuyệt đối và tuân thủ các chuẩn mực kế toán nhưng KTTC thì phải chính xác tuyệt đối và tuân thủ chuẩn mực vì đòi hỏi tính linh hoạt, nhanh chóng, kịp thời cho các dự báo tương lai nên thông tin của KTQT không thể chính xác tuyệt đối được. Bên cạnh đó thông tin của KTTC phải được sắp xếp trình bày cho người bên ngoài doang nghiệp sử dụng nên phải tuân thủ chuẩn mực còn KTQT phục vụ bên trong doanh nghiệp nên chỉ cần trình bày dể hiểu phục vụ cho nhà quản trị. Trong điều kiện sản xuất hạn hẹp ta thấy Bastion tạo ra số dư đảm phí cao nhất có thể chọn để sản xuất duy nhất Bastion nhưng ta thấy nếu chỉ sản xuất có một sản phẩm thì rõ ràng là hiệu quả không cao mà cần có những thông tin dự báo về thị trường kịp thời, linh hoạt trong từng thời kỳ để kết hợp sản xuất tạo một kết cấu các sản phẩm hợp lý mang lại nhuận tối ưu nhất cho Nhà máy. Qua đó cho thấy việc ứng dụng KTQT vào Nhà đã thu được những kết quả nhất định giúp cho nhà máy giải quyết được nhiều vấn đề, nhưng hiện nay nhà máy vẫn chưa sử dụng KTQT vào tất cả các tình huống kinh doanh mà chỉ tính toán chủ yếu theo sự đánh giá chủ quan của bản thân. Bên cạnh như việc lập các kế hoạch trong từng quý, xác định điểm hòa vốn của từng sản phẩm trong một năm, việc thuê gia công nguyên vật liệu Nhà máy cũng đã ứng dụng KTQT để thực hiện, nhưng mặt khác thì Nhà máy vẫn chưa có bộ phận KTQT chuyên nghiên cứu về KTQT vẫn chưa sự phân chia chi phí thành biến phí và định phí, chưa có báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí, không biết kết cấu chi phí, giá bán của sản phẩm cũng dựa trên chi phí toàn bộ.....Cho nên có nhiều vấn đề cần ra quyết định thì sự phân tích chỉ mang tính chất ước đoán thiếu cơ sở khoa học. Vì vậy Nhà máy nên xây dựng bộ phận KTQT hoàn chỉnh trong SVTH: Trần Thị Tú Hương Lớp ĐH2KT Trang 64 KTQT – cơ sở cho các quyết định kinh doanh ngắn hạn GVHD: Nguyễn Tri Như Quỳnh Trình Quốc Việt bộ máy kế toán của mình, sẽ giúp ích rất lớn cho nhà quản trị trong quá trình ra quyết định. KTQT là một bộ phận của hệ thống kế toán, nhằm cung cấp thông tin chủ yếu cho các nhà quản trị nội bộ ở mỗi tổ chức. Sự ra đời của KTQT nhằm giải quyết những nhu cầu thông tin kinh tế trong tình hình mới mà KTTC không thể đảm trách. Đó là những thông tin được cung cấp một cách linh hoạt, kịp thời, hữu ích, đơn giản, dể hiểu phục vụ cho nhà quản trị doanh nghiệp. Ở nước ta hiện nay KTQT chỉ mới được đề cập ứng dụng trong thời gian gần đây. Do đó, việc ứng dụng KTQT ở các doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng tạo cho nhà quản trị có trong tay một công cụ khoa học hỗ trợ cho quá trình quản lý điều hành doanh nghiệp. Sau đây là một vài kiến nghị để xây dựng bộ phận KTQT trong doanh nghiệp 2. KIẾN NGHỊ Thực tế còn nhiều quan điểm khác nhau về bản chất và nội dung của KTQT. Vì vậy việc tổ chức mô hình KTQT đang gặp rất nhiều khó khăn, chưa có một quy định nào cụ thể về ranh giới giữa KTQT và KTTC. Vì vậy, việc xác định nội dung của KTQT chủ yếu phụ thuộc vào nhà quản trị doanh nghệp. Tuy nhiên KTQT cũng có bản chất, nội dung và đối tượng chung của kế toán. Để tổ chức KTQT đạt hiệu quả, cần dựa trên các cơ sở sau • Yêu cầu quản lý đơn vị: Trong doanh nghiệp yêu cầu quản trị rất phong phú, đa dạng vì vậy nội dung của KTQT ở các doanh nghiệp thì khác nhau. . • Đặc thù của lĩnh vực kinh doanh: Tùy từng lĩnh vực kinh doanh mà xây dựng mô hình KTQT cho phù hợp với mục đích của doanh nghiệp. • Nội dung và phạm vi của KTTC: Những thông tin KTTC đã phản ánh, đã cung cấp cho nhà quản lý thì KTQT không phản ánh nữa. Trường hợp nhà quản lý cần thêm thông tin mà KTTC chưa đáp ứng thì KTQT phải phản ánh cung cấp cho nhà quản trị phục vụ cho việc ra các quyết định kinh doanh kịp thời và nhanh chóng. Đối với bản thân Nhà Máy đã có sử dụng KTQT vào trong việc ra quyết định nhưng không có sự tách biệt rỏ ràng nên Nhà máy cứ nghĩ là chưa áp dụng nó vào việc ra quyết định. Theo tình hình hiện nay tại nhà máy phòng kế toán tài vụ có 04 người: Kế toán trưởng 01 người, kế toán chi tiết 01 người, kế toán thanh toán 01 người và 01 thủ quỹ. Vì vậy nếu muốn có thêm bộ phận KTQT cần tăng thêm nguồn nhân sự cho phòng kế toán tài vụ, thuê thêm 01 người làm công tác KTQT do nhà máy kinh doanh cũng với quy mô nhỏ cho nên không cần phải thuê quá nhiều người. Người kế toán mới này sẽ kết hợp với Kế toán trưởng để lập các kế hoạch hoạt động cho nhà máy, SVTH: Trần Thị Tú Hương Lớp ĐH2KT Trang 65 KTQT – cơ sở cho các quyết định kinh doanh ngắn hạn GVHD: Nguyễn Tri Như Quỳnh Trình Quốc Việt theo dõi tiến độ hoạt động, đồng thời báo cáo với Ban giám đốc nếu tiến độ thức hiện hoạch không đúng thì có thể điều chỉnh cho phù hợp và kịp thời. Đồng thời phải luôn phối hợp với toàn thể các phòng ban để cập nhật thông tin cung cấp kịp thời cho nhà quản lý khi có nhu cầu cần sử dụng cho việc ra quyết định. Ngoài ra, để sử dụng KTQT tốt hơn cần:  Phải nâng cao nghiệp vụ KTQT thông qua các cuộc bồi dưởng nghiệp vụ kế toán  Nhà máy phải không ngừng cập nhật nâng cao công nghệ kỹ thuật để xây dựng một định mức kỹ thuật để việc tách chi phí thành biến phí và định phí chính xác vì KTQT chủ yếu sử dụng các định mức để tính toán.  Bên cạnh nhà máy đã sử dụng phần mềm kế toán, vì vậy có thể xây dựng KTQT dựa trên phần mềm để ứng dụng. Sau đây là sơ đồ bộ máy kế toán có thêm KTQT Sơ đồ 3: Bộ máy kế toán có KTQT KTQT chủ yếu sử dụng các thông tin do KTTC cung cấp để làm các ước tính kế toán cho tương lai vì thế đòi hỏi KTQT và KTTC cần phải có sự phối hợp nhịp nhàng với nhau Người kế toán làm công tác KTQT sẽ thiết lập sự phân chia chi phí thành biến phí và định phí từ đó lập các báo cáo theo số dư đảm phí cho thấy được kết cấu của từng mặt hàng, ta có doanh thu Bastion chiếm 91,78% ; An Giang hộp chiếm 7,37% ; Jensol chiếm 0,85% (Ta xét có 3 sản phẩm). Nhưng 2 sản phẩm AG hộp và Jensol có tỷ lệ số dư đảm phí cao do đó khi có điều kiện mở rộng sản xuất nên ưu tiên lựa chọn. Bên cạnh đó biết được kết cấu chi phí ảnh hưởng đến kết cấu lợi nhuận như thế nào? SVTH: Trần Thị Tú Hương Lớp ĐH2KT Trang 66 Kế toán chi tiết Thủ quỹ kế toán trưởng Kế toán thanh toán Kế toán quản trị KTQT – cơ sở cho các quyết định kinh doanh ngắn hạn GVHD: Nguyễn Tri Như Quỳnh Trình Quốc Việt Vì vậy để tổ chức thực hiện KTQT ở các doanh nghiệp Việt Nam, ngoài việc kế thừa các thành tựu về kế toán quản trị ở các nước phát triển để hệ thống hóa nội dung KTQT ở nước ta cần phải thực hiện các biện pháp: - Về chính sách kế toán: Cần phải có một chính sách kế toán có cả KTTC và KTQT, phải có các văn bản ban hành hướng dẫn cụ thể việc sử dụng KTQT. Mặt khác, tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tổ chức KTQT. Trên cơ sở đó giúp các doanh nghiệp nhận thức được vai trò quan trọng của KTQT trong việc giúp các doanh nghiệp ra các quyết định trong ngắn hạn - Đối với các doanh nghiệp: o Cần nâng cao nhận thức và trình độ quản lý của các quản trị để tăng cường khả năng cạnh tranh và hội nhập nền kinh tế, các nhà quản trị cần đưa ra các yêu cầu về thông tin và sử dụng thông tin một cách có hiệu quả phục vụ cho việc ra quyết định. Mặt khác các nhà quản trị phải lập được các kế hoạch trong dài hạn hoặc ngắn hạn là chiến lược phát triển cho công ty mình. o Cần phải tổ chức lại bộ máy kế toán kết hợp chặt chẻ giữa KTTC và KTQT, KTQT sẽ dựa trên thông tin của KTTC và những thông tin lượng hóa để ra các quyết định kinh doanh. Ngoài ra, các thông tin của KTQT sử dụng làm cơ sở cho các quyết định kinh doanh liên quan đến rất nhiều lĩnh vực như: nguồn nhân lực, thị trường, tài chính, sản xuất.các thông tin này có mối liên hệ mật thiết với nhau. Vì thế hệ thống thông tin trong KTQT phải đồng bộ thống nhất để nhà quản trị có thể kịp thời đưa ra các quyết định. o Phải xây dựng một hệ thống định mức kỹ thuật tiên tiến để vận dụng một cách có hiệu quả trong các ước lượng trong KTQT cho việc ra quyết định o Phải đào tạo, nâng cao nghiệp vụ của nhân viên kế toán, đặc biệt là kế toán quản trị thích ứng với yêu cầu đòi hỏi của một nền kinh tế thị trường - Đối với nguồn nhân lực thực hiện KTQT: Kế toán quản trị đóng vai trò then chốt trong, là chiếc cầu nối cung cấp thông tin cho nhà quản trị cho nên nguồn nhân lực phải được đào tạo hiệu quả có nâng lực thực hiện công tác KTQT. - Đối với những nơi đào tạo nguồn nhân lực cho việc thực hiện KTQT: Cần phải có sự cải tiến về chương trình đào tạo theo hướng chuyên sâu về KTQT như là một SVTH: Trần Thị Tú Hương Lớp ĐH2KT Trang 67 KTQT – cơ sở cho các quyết định kinh doanh ngắn hạn GVHD: Nguyễn Tri Như Quỳnh Trình Quốc Việt ngành ứng dụng thực tế, mô hình đào tạo lực lượng lao động KTQT đáp ứng được đòi hỏi của thực tế. - Cần có sự hỗ trợ về khoa học kỹ thuật: Các phần mềm kế toán trở thành một công cụ giúp cho công tác kế toán hiệu quả hơn. Hiện nay, tất cả các quốc gia trên thế giới đều hòa mình vào một nền kinh tế mở toàn cầu hóa. Xu hướng hội nhập kinh tế thế giới đã trở thành mục tiêu chung cho nhiều nước, do đó các nước nào nhanh nhạy, linh hoạt, có khả năng học hỏi nhanh thì sẽ thu được lợi còn các nước nào hướng nội, tự cô lập mình thì sẽ bị đình trệ và nằm trong số những nước nghèo trên thế giới. Cũng như câu nói “Thật là vô ích khi bảo dòng sông ngừng chảy, tốt nhất là hãy học cách bơi theo chiều dòng chảy” vì thế Việt Nam cũng đang từng bước tự vươn lên và hòa mình vào dòng chảy cùng với thế giới và trong khu vực. Đối với Việt Nam mà cụ thể là các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang chịu ảnh hưởng rất lớn bởi tiến trình hội nhập này. Tuy nhiên theo như ý kiến của nhiều người thì năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu kém ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của quốc gia. Bởi vì năng lực cạnh tranh của một nền kinh tế được quyết định bởi năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước. Cho nên, việc nâng cao nâng lực canh tranh của các doanh nghiệp là vấn đề rất được Nhà nước quan tâm. Bên cạnh, sự hỗ trợ của nhà nước đòi hỏi tự bản thân mỗi doanh nghiệp phải tự mình vươn lên phát triển, nhà quản trị phải đưa ra được các chiến lược kinh doanh trong ngắn hạn cũng như dài hạn. Các quyết định kinh doanh phải chính xác, hiệu quả mang lợi nhuận cho doanh nghiệp đảm bảo cho sự thành công và phát triển của doanh nghiệp, một quyết định sai lầm có thể dẫn đến sự phá sản của doanh nghiệp. Để đi đến các quyết định đó đòi hỏi phải có sự trợ giúp của nhiều yếu tố và một trong những nhân tố quan trọng là việc sử dụng KTQT cung cấp thông tin thích hợp, kịp thời và đáng tin cậy cho Ban điều hành quản trị doanh nghiệp ra quyết định, hoặc đề ra các chiến lược kinh doanh trong ngắn hạn và dài hạn. Vì thế, ngày nay vai trò của KTQT ngày càng được nâng cao đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải biết áp dụng KTQT trong việc ra các quyết định kinh doanh. SVTH: Trần Thị Tú Hương Lớp ĐH2KT Trang 68

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfXT1067.pdf
Tài liệu liên quan