Đề tài Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty Truyền tải Điện 1

Để phục vụ nhu cầu quản lý TSCĐ tốt hơn nữa, Công ty nên mở sổ theo dõi TSCĐ đang sử dụng cho từng bộ phận sử dụng. Sử dụng sổ này, ta không những theo dõi được TSCĐ đang sử dụng là bao nhiêu, tình hình tăng giảm của từng loại tài sản ra sao, nguồn vốn đầu tư từ đâu, tình hình trích khấu hao ra sao từ đó sẽ giúp cho công tác quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại Công ty được tốt hơn.

doc84 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1132 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty Truyền tải Điện 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oà Bình 211 214 411 59.670.000 13.275.128 46.394.872 121 30/10 Mua máy fax Panasonic và máy photocopy Toshiba T2060 211 133 111 155.706.013 15.570.601 171.276.614 122 19/11 Mua 01 máy biến áp đo lường 211 133 111 58.266.000 5.826.600 64.092.600 123 21/11 Nối mạng vi tính toàn Công ty 211 133 112 220.459.000 22.045.900 242.504.900 126 22/11 Bán thanh lý đầu ép cốt thuỷ lực EP 605 và bơm thuỷ lực HPF - 3 214 821 211 32.630.000 45.300.000 77.930.000 131 26/11 Điều chuyển dụng cụ đo nhiệt từ xa cho TTĐ Hải Phòng 411 214 211 14.222.224 1.777.776 16.000.000 142 9/12 Được cấp 05 dụng cụ đo lường 211 411 14.760.000 14.760.000 151 28/12 Mua 01 ô tô tải 211 133 112 1.223.575.000 122.357.500 1.345.932.500 Căn cứ vào sổ nhật ký chung và các nhật ký chuyên dùng, kế toán ghi vào sổ cái TK 211. SỔ CÁI TK 211 Quý 4 năm 2002 Đơn vị tính: VNĐ Số tiền Chứng từ Diễn giải TK Đối ứng Nợ Có SH NT Số dư đầu kỳ 2.252.324.181.500 118 5/10 Nhận 1 máy ép thuỷ lực của NMTĐ Hòa Bình 214 411 13.275.128 46.394.872 121 30/10 Mua máy fax Panasonic và máy Photocopy Toshiba T2060 111 155.706.013 122 19/11 Mua 1 máy biến áp đo lường 111 58.266.000 123 21/11 Nối mạng máy vi tính toàn Cty 112 220.459.000 126 22/11 Bán thanh lý đầu ép cốt thuỷ lực EP 605 và bơm thuỷ lực HPF-3 214 821 32.630.000 45.300.000 131 26/11 Điều chuyển dụng cụ đo nhiệt từ xa cho Truyền tải Điện HP 411 214 14.222.224 1.777.776 142 9/12 Được cấp 05 dụng cụ đo lường 411 14.760.000 151 28/12 Mua 01 ô tô tải 112 1.223.575.000 Cộng phát sinh quý 4 1.732.436.013 93.930.000 Số dư cuối kỳ 2.253.962.687.513 2.3.4. Hạch toán khấu hao TSCĐ hữu hình tại Công ty Truyền tải Điện 1 Căn cứ vào chế độ quản lý “khấu hao TSCĐ” của công tác hạch toán khấu hao TSCĐ ban hành kèm theo quyết định 1062 Bộ Tài chính. Theo quyết định 166 ngày 30/12/1999 thay thế cho quyết định 1062 ngày 14/11/1996 của Bộ Trưởng Bộ Tài chính. Công ty xác định mức KH trung bình hàng năm cho TSCĐ theo công thức: Mức khấu hao trung bình hàng năm của TSCĐ Nguyên giá của TSCĐ Thời gian sử dụng = Mức khấu hao trung bình hàng tháng của TSCĐ = Nguyên giá của TSCĐ Thời gian sử dụng * 12 tháng Công ty Truyền tải Điện 1 trích khấu hao cho từng tháng do đó: Hiện nay Công ty áp dụng phương thức khấu hao theo đường thẳng để tính trích khấu hao TSCĐ, Công ty phải lập bảng đăng ký trích khấu hao cho cả năm. Phần tăng: - Ngày 15/5/2002, Công ty mua mới một tủ đấu dây bằng nguồn vốn ngân sách; Nguyên giá: 6.950.000 đ, thời gian sử dụng 10 năm. Mức trích khấu hao 1 tháng = 6.950.000 10 năm x 12 = 57.917 đ/tháng Luỹ kế đến tháng 12 cần trích: 57.917 x 7 = 405.419 đồng - Tháng 10/2002, Công ty mua mới một máy Photocopy bằng nguồn vốn tự bổ sung. Nguyên giá: 39.332.491 đồng, thời gian sử dụng 4 năm. Mức trích khấu hao 1 tháng = 39.332.491 4 năm x 12 = 819.427 đ/tháng TSCĐ tăng trong tháng 10 thì đến tháng 11 Công ty mới bắt đầu trích khấu hao. Số khấu hao phải trích trong tháng 11 là: 819.427 đồng. Đến tháng 12, số khấu hao phải trích là: 819.427 x 2 =1.638.854 đồng - Ngày 21/11/2002, Công ty Truyền tải Điện 1 nhận được 1 máy ép thủy lực 60 tấn từ nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình điều chuyển đến. Nguyên giá : 59.670.000 Khấu hao : 13.275.128 Giá trị còn lại : 46.394.872 Vì máy ép được điều chuyển đến Công ty Truyền tải Điện 1 từ tháng 11 nên tháng 12 Công ty mới bắt đầu trích khấu hao. Mức trích khấu hao 1 tháng = 59.670.000 10 năm x 12 = 497.250 đồng Số khấu hao cần phải trích trong tháng 12 là: 497.250 đồng. Phần giảm: Ngày 22/11/2002, TSCĐ tại Công ty giảm do bán thanh lý đầu ép cốt thuỷ lực EP 605. Trước đây đầu ép cốt thuỷ lực EP 605 được mua bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước. NGUYÊN GIÁ : 25.300.000 Đ GIÁ TRỊ CÒN LẠI: 15.200.000 Đ Hao mòn : 10.100.000 đ Số khấu hao tháng sau không trích = 25.300.000 6 năm x 12 = 351.389 đồng Ngày 22/11/2002, TSCĐ tại Công ty giảm do bán thanh lý bơm thuỷ lực. Máy bơm thuỷ lực trước đây đã được Công ty mua bằng nguồn vốn Ngân sách. Nguyên giá : 52.630.000 đ Giá trị còn lại: 30.100200 đ Hao mòn: 22.529.800 đ Số khấu hao tháng sau không trích = 52.630.000 6 năm x 12 = 731.000 đồng - TSCĐ tại Công ty giảm do điều chuyển 1 bộ dụng cụ đo nhiệt từ xa cho truyền tải điện Hải Phòng. Nguyên giá: 16.000.000 đồng, thời gian sử dụng 6 năm. Mức trích khấu hao 1 tháng = 16.000.000 6 năm x 12 = 222.222 đồng Những TSCĐ mới tăng và giảm đều phải có bảng đăng ký trích khấu hao bổ sung. Công ty Truyền tải Điện 1 dựa vào số khấu hao trích trong 1 tháng và các bảng đăng ký trích khấu hao bổ sung từ tháng 1 đến tháng 11 để tính được số khấu hao cần trích tháng 12. Số khấu hao luỹ kế đã trích trong tháng 11 là 26.156.638.194 đồng. Số khấu hao TSCĐ cần trích tháng 12 = số khấu hao TSCĐ đã trích tháng 11 + số khấu hao TSCĐ tăng tháng 11 – số khấu hao TSCĐ giảm trong tháng 11. Số khấu hao TSCĐ cần trích tháng 12 là: 26.156.638.194 + 497.250 - (351.389 + 731.000 + 222.222) = 26.155.830.833 đ Căn cứ vào các chứng từ liên quan, kế toán định khoản tháng 12/2002 Nợ TK 627 (6274) : 25.939.846.452 Nợ TK 642 (6424) : 215.984.381 Có TK 214: 26.155.830.833 Đồng thời phản ánh tăng nguồn vốn khấu hao cơ bản , ghi đơn: Nợ TK 009 : 26.155.830.833 Khi nộp khấu hao TSCĐ cho Tổng công ty, kế toán ghi: Nợ TK 411 : 26.155.830.833 Có TK 112 : 26.155.830.833 Đồng thời ghi Có TK 009: 26.155.830.833 Dựa vào các số liệu trên, kế toán lập bảng tổng hợp trích khấu hao TSCĐ cho tháng 12 và cho cả năm. Sau khi lập xong thì gửi lên Tổng Công ty Điện lực Việt Nam. Tổng Công ty quản lý, sử dụng tập trung phần khấu hao của các TSCĐ thuộc vốn Ngân sách và các nguồn vốn của Tổng Công ty cấp đối với các đơn vị hạch toán phụ thuộc, đơn vị sự nghiệp. Bảng tổng hợp trích khấu hao TSCĐ Tháng 12 năm 2002 Đơn vị tính: VNĐ Nội dung Mã số Phát sinh trong kỳ Luỹ kế phát sinh 1 2 3 4 KHTSCĐ dùng trong sản xuất điện - Thuỷ điện - Nhiệt điện than - Nhiệt điện dầu - Truyền tải điện KHTSCĐ dùng trong sản xuất khác KHTSCĐ dùng trong dịch vụ KHTSCĐ dùng trong QLDN KHTSCĐ dùng trong bán hàng Cộng 1 14 15 16 17 2 3 4 5 6 25.939.846.452 25.939.846.452 215.984.381 26.155.830.833 233.415.201.165 233.415.201.165 1.409.348.869 234.872.550.034 Tài liệu bổ sung Nội dung Mã số Phát sinh trong kỳ Luỹ kế phát sinh 1 2 3 4 Trích khấu hao TSCĐ trong kỳ: - TSCĐ thuộc NV Ngân sách Nhà nước - TSCĐ thuộc nguồn vốn tự bổ sung - TSCĐ thuộc nguồn vốn liên doanh - TSCĐ thuộc nguồn vốn cổ phần - TSCĐ thuộc nguồn vốn vay 9 91 92 93 94 95 26.155.830.833 17.469.509.173 8.686.321.660 234.872.550.034 217.984.822.987 16.887.727.047 Trích sổ nhật ký chung tháng 12 năm 2002 Đơn vị tính: VNĐ NT ghi sổ Chứng từ Diễn giải Số hiệu TK Số tiền SH NT Nợ Có Nợ Có Số trang trước mang sang 955.277.688 827.348.568 21/12 Trích khấu hao TSCĐ T12 6274 6424 214 25.939.846.452 215.984.381 26.155.830.833 Sổ cái TK 214 Tháng 12 năm 2002 Đơn vị tính: VNĐ Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Số hiệu TK Số tiền SH NT Nợ Có Nợ Có Dư đầu tháng Trích khấu hao TSCĐ tháng 12 6274 6424 1.346.357.203.167 25.939.846.452 215.984.381 Dư cuối tháng 1.372.513.034.000 2.3.5. Hạch toán sửa chữa TSCĐ hữu hình tại Công ty Truyền tải Điện 1 2.3.5.1. Sửa chữa thường xuyên TSCĐ - Chi phí của sửa chữa thường xuyên nhỏ do đó khi phát sinh chi phí thì ghi trực tiếp vào chi phí SXKD của từng bộ phận có TSCĐ sửa chữa thường xuyên. - Thủ thục sửa chữa thường xuyên: + Hợp đồng sửa chữa TSCĐ + Biên bản nghiệm thu bàn giao công trình. + Biên bản xác nhận công việc thực hiện. - Sửa chữa thường xuyên TSCĐ ở Công ty Truyền tải Điện 1 có thể tự làm hoặc thuê ngoài. - Trích số liệu ngày 20/9/2002, Công ty Truyền tải Điện 1 tiến hành sửa chữa máy in. Các hạng mục sửa chữa bao gồm : 1- Thay bộ kim máy in 1.900.000 đồng. 2- Sửa chữa vi mạch 1.000.000 đồng. Căn cứ vào hồ sơ trên kế toán định khoản: NỢ TK 627: 2.900.000 CÓ TK 111: 2.900.000 Kế toán tiến hành ghi sổ Nhật ký chi tiền (TK 111), sổ Nhật ký chung và vào sổ Cái TK 111, 627. 2.3.5.2. Sửa chữa lớn TSCĐ TSCĐ sử dụng trong Công ty khi đưa ra sửa chữa theo định kỳ hay đột xuất phải thực hiện đúng quy định của Nhà nước và Tổng Công ty về công tác sửa chữa lớn TSCĐ. Hàng năm, các đơn vị phải lập kế hoạch sửa chữa lớn TSCĐ và được Tổng Công ty duyệt. Thủ tục: Khi đơn vị đưa máy móc thiết bị ra sửa chữa lớn thì bộ phận quản lý và sử dụng máy móc thiết bị phải lập biên bản bàn giao cho bộ phận sửa chữa. Khi TSCĐ đã được sửa chữa hoàn thành thì đơn vị phải tiến hành các bước: * Hợp đồng sửa chữa * Lập biên bản nghiệm thu khối lượng sửa chữa lớn TSCĐ đã hoàn thành. * Lập biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn đã hoàn thành. * Lập bản quyết toán số chi phí sửa chữa lớn và trình duyệt quyết toán theo quy định phân cấp của Tổng Công ty Điện lực Việt nam. Trích số liệu ngày 15/8/2002 về việc đại tu máy cắt C35 – M lộ 371 trạm 220 KV Chèm. Sửa chữa lớn máy cắt cần có những thủ tục sau: j Biên bản đại tu sửa chữa máy cắt C35 – M (xem biểu số 07 – phụ lục trang 77) k Biên bản nghiệm thu và bàn giao công việc hoàn thành (xem biểu số 08 – phụ lục trang 78) l Bảng tổng hợp quyết toán kinh phí sửa chữa lớn BẢNG TỔNG HỢP QUYẾT TOÁN KINH PHÍ SỬA CHỮA LỚN (tự làm) Tên danh mục: Đại tu máy cắt C35 – M lộ 371 trạm Chèm Nội dung chi phí Trích trước chi phí CP thực tế phát sinh I. Chi phí xây lắp - Chi phí vật liệu + Vật liệu do Công ty cấp + Vật liệu Xưởng cấp + Chi phí nhân công + Nhân công ĐTx1,25 + Nhân công TNHCx1,1 +Bổ sung lương tối thiểu II. Chi phí khác - Chi phí khảo sát và thiết kế dự toán - Chi phí nghiệm thu chạy thử III. Dự phòng chi IV. Giá trị quyết toán (I+II+III) * Vật tư thu hồi V. Giá trị thanh toán 12.036.215 5.329.764 6.706.451 827.683 527.683 300.000 1.286.390 14.150.288 233.240 13.917.048 9.456.806 6.631.423 6.554.240 77.183 2.825.383 1.585.679 349.515 890.189 0 0 0 9.456.806 232.900 9.223.906 Thủ trưởng đơn vị (đã ký) C Kế toán tiến hành phản ánh nghiệp vụ trên như sau: Trích trước chi phí sửa chữa lớn theo kế hoạch vào chi phí SXKD NỢ TK 627: 13.917.048 CÓ TK 335: 13.917.048 Khi chi phí sửa chữa lớn thực tế phát sinh Nợ TK 241 (2413): 9.223.906 Có TK 111: 9.223.906 Kết chuyển chi phí sửa chữa lớn thực tế theo giá trị quyết toán Nợ TK 335: 9.223.906 Có TK 241 (2413): 9.223.906 Cuối kỳ, điều chỉnh số liệu giữa số trích trước theo kế hoạch và chi phí phát sinh thực tế trên TK 335. Vì số trích trước theo kế hoạch > Chi phí sửa chữa lớn thực tế phát sinh, kế toán ghi: Nợ TK 335: 4.693.142 Có TK 711: 4.693.142 2.4. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ Ở CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN 1 2.4.1. Tình hình quản lý TSCĐ tại Công ty Truyền tải Điện 1 Công ty tiến hành phân cấp quản lý TSCĐ cho các bộ phận vào nơi sử dụng cả về mặt hiện vật và giá trị, cũng như theo dõi trên sổ chi tiết kế toán của bộ phận mới sử dụng. Công ty đề ra chế độ thưởng phạt rõ ràng để nâng cao chất lượng trong quản lý, chấp hành nội quy, quy chế bảo dưỡng sửa chữa TSCĐ, giảm đến mức thấp nhất việc ngừng làm việc hoặc ngừng việc để sửa chữa sớm hơn so với kế hoạch. Để chống hao mòn vô hình và hữu hình, công ty định kỳ tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa máy móc thiết bị để khi TSCĐ có bị trục trặc kỹ thuật thì có biện pháp xử lý vừa giảm chi phí sửa chữa, vừa giảm thời gian sửa chữa. Công ty luôn đánh giá lại TSCĐ theo đúng giá thị trường. Công ty tiến hành đại tu, sửa chữa thay một số phụ tùng... để có thể gần đạt công suất, thiết kế ban đầu. Vì từ sản xuất đến phân phối điện luôn là một dây chuyền khép kín nên hạn chế thấp nhất máy móc ngừng việc. Công ty luôn đề ra chiến lược lâu dài là đào tạo đội ngũ cán bộ những tay nghề cần thiết trong việc sử dụng máy móc, ưu tiên những cán bộ có trình độ chuyên môn cao vào làm công tác quản lý và hướng dẫn nhân viên vận hành máy móc một cách có hiệu quả nhất. 2.4.2. Hiệu quả sử dụng TSCĐ tại Công ty Truyền tải Điện 1 Để đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ tại Công ty Truyền tải Điện 1 cần phân tích một số chỉ tiêu sau đây: 2.4.2.1. Cơ cấu tài sản: Phản ánh khi doanh nghiệp sử dụng bình quân một đồng vốn kinh doanh thì dành ra bao nhiêu để đầu tư vào tài sản cố định. Tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn càng lớn càng thể hiện mức độ quan trọng của TSCĐ trong tổng tài sản mà doanh nghiệp đang sử dụng vào kinh doanh, phản ánh năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn TSCĐ và đầu tư dài hạn Tổng tài sản = 2.4.2.2. Tỷ suất sinh lời của tài sản Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng giá trị tài sản mà doanh nghiệp đã huy động vào sản xuất kinh doanh tạo ra mấy đồng lợi nhuận trước thuế. Tỷ suất sinh lời của tài sản Lợi nhuận trước thuế Giá trị tài sản bình quân = x 100 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH NĂM 2001 - 2002 Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 1. TSLĐ và đầu tư ngắn hạn 113.976.717.370 199.055.966.460 2. TSCĐ và đầu tư dài hạn 717.084.269.180 1.244.468.600.598 3. Tổng doanh thu 5.103.144.440 4.087.175.380 4. Lợi nhuận trước thuế 2.096.307.601 2.549.510.709 5. Lợi nhuận sau thuế 1.425.489.169 1.733.667.282 è Cơ cấu tài sản: Từ công thức trên, ta có: 0,8629 = 717.084.269.180 Tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn năm 2001 = 831.060.986.550 0,8621 = 1.244.468.600.598 Tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn năm 2002 = 1.443.524.567.058 Các số liệu trên đã biểu hiện rõ tình hình đầu tư vào TSCĐ của Công ty Truyền tải Điện 1. Tỷ trọng vốn kinh doanh mà Công ty dành cho đầu tư hình thành TSCĐ trong 2 năm 2001 và 2002 rất cao, điều đó cho thấy doanh nghiệp luôn quan tâm tới việc thay đổi công nghệ, trang bị mới và trang bị lại cơ sở vật chất (máy móc, thiết bị...) cho hoạt động kinh doanh. Tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn ở Công ty Truyền tải Điện 1 còn thể hiện mặt tích cực của quá trình đổi mới quy trình công nghệ để tạo ra tiền đề cho việc tăng năng lực sản xuất trong tương lai. è Tỷ suất sinh lời của tài sản: Tỷ suất sinh lời của tài sản năm 2002 2.549.510.709 831.060.986.550 + 1.443.524.567.058 = x 100 = 2 0,224 % CON SỐ 0,224 % PHẢN ÁNH CỨ ĐƯA BÌNH QUÂN 1 ĐỒNG GIÁ TRỊ TÀI SẢN VÀO SỬ DỤNG THÌ SẼ LÀM RA 0.0224 ĐỒNG LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ. Như vậy, mặc dù Công ty đã rất chú trọng tới việc đầu tư, nâng cấp, đổi mới TSCĐ nhưng hiệu quả sản xuất kinh doanh vẫn chưa cao. Điều đó thể hiện rõ qua lợi nhuận mà Công ty thu được qua 2 năm 2001 và 2002 còn thấp. Tuy nhiên, tỷ suất sinh lời của tài sản năm 2002 là một luận cứ quan trọng để các nhà hoạch định đưa ra các quyết định tài chính trong tương lai bởi vì tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn lớn chưa hẳn đã là tốt. Thông thường, các doanh nghiệp mong muốn có một cơ cấu tài sản tỗi ưu thì còn phải cân đối trong việc một đồng vốn đầu tư vào tài sản dài hạn thì dành ra bao nhiêu để đầu tư vào tài sản ngắn hạn. TSLĐ và đầu tư ngắn hạn so với TSCĐ và đầu tư dài hạn trong các năm trên có một sự chênh lệch khá lớn. Chính vì vậy, trong năm tới ban lãnh đạo Công ty cần có chiến lược cụ thể để nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ một cách có hiệu quả hơn. CHƯƠNG III CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TSCĐ HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN 1 3.1. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HẠCH TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN 1 Trải qua một thời gian hình thành và phát triển, đến nay Công ty Truyền tải Điện 1 đã khẳng định được chỗ đứng vững chắc và vai trò quan trọng trong ngành Điện lực Việt Nam. Từ năm 1981 đến nay, Công ty đã không ngừng trưởng thành và lớn mạnh về mọi mặt. Điều đó được thể hiện rõ qua việc Công ty luôn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước, đáp ứng được những đòi hỏi mà Nhà nước cũng như Tổng Công ty Điện lực Việt Nam đề ra. Lợi nhuận mà Công ty thu được trong những năm vừa qua là rất lớn, chứng tỏ hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cao và việc không ngừng nâng cao lợi nhuận có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển lâu dài của mỗi doanh nghiệp. Mức thu nhập bình quân đầu người tăng lên rõ rệt, đảm bảo đời sống ổn định cho cán bộ công nhân viên và là nhân tố thúc đẩy từng thành viên trong Công ty cống hiến hết mình cho công việc. Sự lớn mạnh của Công ty còn được thể hiện qua các cơ sở vật chất kỹ thuật không ngừng được nâng cao cũng như trình độ quản lý của Ban lãnh đạo đang hoàn thiện dần. TSCĐ trong Công ty Truyền tải Điện 1 nói riêng và ngành điện nói chung luôn giữ vị trí đặc biệt quan trong trong sản xuất kinh doanh, thể hiện ở tỷ trọng của TSCĐ trong tổng vốn sản xuất kinh doanh. TSCĐ phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ công nghệ, năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh đồng thời là điệu kiện cần thiết để tiết kiệm sức lao động, nâng cao năng suất lao động. Nhận thức được điều này, Ban lãnh đạo Công ty luôn có những biện pháp tích cực cũng như không ngừng tăng cường công tác quản lý và sử dụng TSCĐ. Cụ thể Công ty đã phân cấp quản lý, luôn sửa chữa, bảo dưỡng, điều chuyển nội bộ, lắp mới, đầu tư mới, sử dụng TSCĐ đúng công suất... Công ty đã làm tốt công tác phân công, bố trí nhân lực ở các trạm, xưởng truyền tải điện. Các phòng ban làm việc rất hiệu quả, phản ảnh kịp thời, đầy đủ, chính xác tình hình biến động của tài sản, tính toán tập hợp đầy đủ chi phí phát sinh và kết quả kinh doanh... cũng như quản lý nguồn vốn của Công ty, trong đó phải kể đến công lao không nhỏ của kế toán TSCĐ. Với lượng TSCĐ rất lớn của Công ty, kế toán TSCĐ đã phản ánh tương đối đầy đủ, chính xác, kịp thời tình hình biến động tăng, giảm của TSCĐ, quá trình sử dụng quỹ khấu hao TSCĐ. Việc quản lý và tổ chức hạch toán TSCĐ đã được thực hiện trên máy tính nhằm phục vụ những yêu cầu quản lý, hạch toán TSCĐ tại Công ty. 3.1.1. Những thành tựu mà Công ty đạt được - Kế toán luôn cập nhật phản ảnh một cách chính xác, kịp thời và đầy đủ tình hình biến động tăng, giảm TSCĐ trong năm, lên hệ thống sổ sách chi tiết TSCĐ. Vì kế toán của Công ty luôn cập nhập nên dễ dàng biết được hệ số TSCĐ tăng từ đó Công ty có phương hướng đầu tư tốt trong tương lai. - Kế toán phản ảnh tình hình TSCĐ hiện có của Công ty và sự biến động các loại TSCĐ hữu hình thuộc đơn vị quản lý theo nguyên giá, giá trị đã hao mòn, giá trị còn lại và các nguồn vốn hình thành từng TSCĐ (vốn ngân sách, vốn tự có bổ sung, vốn liên doanh, vốn cổ phần và vốn vay). - Kế toán đã phân loại các TSCĐ hiện có trong doanh nghiệp theo đúng quy định của Nhà nước mà vẫn đảm bảo nhu cầu quản lý riêng. Cách phân loại cụ thể, tỉ mỉ, rõ ràng khiến người xem báo cáo tài chính có thể nhận biết được thế mạnh của Công ty. Như cách phân loại theo tính chất sử dụng thì ta biết ngay được TSCĐ đang dùng trong sản xuất kinh doanh là bao nhiêu, TSCĐ không cần dùng là bao nhiêu, TSCĐ hư hỏng chờ thanh lý là bao nhiêu... từ đó có phương hướng, quyết định đầu tư đúng đắn. Cách phân loại theo tính chất sử dụng kết hợp với phân loại theo đặc trưng kỹ thuật. Dựa vào cách phân loại này, Công ty biết được tỷ trọng của từng loại TSCĐ trong tổng TSCĐ đang dùng trong SXKD là bao nhiêu (máy móc thiết bị truyền dẫn chiếm 68,38%, thiết bị và phương tiện vận tải 0,58%, máy móc thiết bị động lực 28,77%, nhà cửa 1,5%, máy móc thiết bị công tác 0,41%, công cụ dụng cụ đo lường, dụng cụ quản lý 0,21%, vật kiến trúc 0,081%). Công ty luôn nắm bắt được tình hình TSCĐ để theo dõi và trích khấu hao, quản lý, sử dụng TSCĐ sao cho có hiệu quả. Cách phân loại theo nguồn vốn giúp Công ty nắm bắt được nguồn vốn ngân sách là bao nhiêu, tự bổ sung bao nhiêu, dùng nguồn vốn khác có nhiều không? Từ đó có biện pháp theo dõi quản lý TSCĐ và đề ra định hướng đầu tư phù hợp trong thời gian tới. Nói tóm lại, các cách phân loại này giúp cho việc đánh giá, phân tích tình hình sử dụng TSCĐ đem lại lợi ích cao nhất. - Kế toán hạch toán tăng, giảm TSCĐ trên hệ thống sổ nhật ký chung, sổ các tài khoản 211, 214, bảng đăng ký khấu hao... theo đúng chế độ kế toán quy định hiện hành. - Kế toán thường xuyên nắm vững và vận dụng một cách khoa học những thông tư, quyết định. Ví dụ: - Thực hiện đầy đủ thủ tục chứng từ làm cơ sở cho hạch toán. - Kế toán đã đảm bảo việc thực hiện tính trước và hạch toán chính xác, kịp thời số khấu hao vào đối tượng chịu chi phí và giá trị hao mòn TSCĐ, giám sát việc sử dụng vốn khấu hao trong quá trình tái đầu tư và đầu tư mở rộng sản xuất nhằm không ngừng nâng cao năng lực sản xuất, đảm bảo hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. Ngoài ra Công ty còn thực hiện rất tốt chế độ kiểm kê định kỳ và kiểm kê đánh giá lại TSCĐ theo quyết định của Nhà nước, thực hiện chế độ báo cáo kế toán TSCĐ. Công ty đã quản lý và hạch toán TSCĐ trên máy vi tính, đáp ứng đầy đủ những yêu cầu quản lý hạch toán TSCĐ. 3.1.2. Những hạn chế còn tồn tại Một là: Về chứng từ kế toán: Mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều phải dựa trên cơ sở chứng từ, chúng là phương tiện chứng minh tính hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế. Mặc dù phòng Tài chính – Kế toán đã tổ chức kiểm tra các loại chứng từ song biện pháp kiểm tra còn chưa cụ thể, rõ ràng. Việc thực hiện chế độ hoá đơn chưa đầy đủ, một số khoản thanh toán thiếu hoá đơn tài chính, gây ảnh hưởng đến hoạt động của Công ty. Hai là: Việc tính khấu hao TSCĐ: Dù áp dụng theo quy định mới của Bộ Tài chính cho các doanh nghiệp Nhà nước nhưng Công ty Truyền tải Điện 1 vẫn thực hiện khấu hao theo phương pháp khấu hao bình quân hay phương pháp khấu hao theo đường thẳng. Cách tính khấu hao này còn có phần chưa hợp lý vì TSCĐ tại Công ty có rất nhiều loại khác nhau nên các tài sản này cần được tính khấu hao theo các phương pháp khác nhau để phù hợp với tình hình hao mòn của tài sản. Ba là: Việc áp dụng các chuẩn mực kế toán mới: Các chuẩn mực kế toán mới đã được ban hành nhưng tại Công ty vẫn áp dụng các chế độ kế toán cũ.. Khi áp dụng các chuẩn mực mới này thì việc ghi chép kế toán và lập báo cáo tài chính sẽ hợp lý, khách quan, đánh giá trung thực về thực trạng tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc hạch toán kế toán tại Công ty sẽ gặp một số khó khăn do không cập nhật đầy đủ các Thông tư của Bộ Tài chính. Bốn là: Về việc sử dụng tài khoản thích hợp theo dõi khấu hao chưa rõ nguồn: Kế toán tại Công ty khi theo dõi khấu hao TSCĐ bàn giao chưa có nguồn và khi nộp khấu hao theo quy chế của Tổng Công ty đều sử dụng tài khoản 336 (33624, 33625). Ta thấy trên tài khoản 336 đã bị trừ mất số khấu hao làm cho tài sản chưa có nguồn tạm tăng, không phản ánh được giá trị ban đầu nữa. Năm là: Việc mở sổ theo dõi TSCĐ đang sử dụng: Hiện nay, kế toán TSCĐ không mở sổ theo dõi TSCĐ cho từng bộ phận sử dụng. Như vậy sẽ không theo dõi được đầy đủ tình hình tăng giảm của từng loại tài sản ra sao, gây khó khăn cho công tác quản lý TSCĐ tại Công ty. Sáu là: Việc tính khấu hao TSCĐ: Hiện nay, Công ty mới chỉ lập bảng tổng hợp trích khấu hao TSCĐ do đó không biết chính xác được mức khấu hao tăng, giảm trong kỳ cũng như không theo dõi được mức khấu hao của kỳ trước. Ngoài ra, bảng phân bổ khấu hao chưa phân bổ cho sản xuất phụ, cần phải bổ sung thêm phân bổ khấu hao cho sản xuất phụ. 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN TSCĐ HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN 1 Vấn đề đặt ra với những hạn chế trên là cần giải quyết như thế nào để khắc phục được những tồn tại này. Trong giới hạn về phạm vi nghiên cứu với kiến thức được trang bị ở trường và quá trình khảo sát thực tế tại Công ty Truyền tải Điện 1, em xin được đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán TSCĐ hữu hình. 1. Giải pháp 1: Thận trọng hơn trong việc sử dụng chứng từ và lưu trữ chứng từ Do chứng từ là căn cứ pháp lý để ghi sổ đồng thời là tài liệu lịch sử của doanh nghiệp nên công việc thực hiện đầy đủ thủ tục chứng từ khi phát sinh nghiệp vụ kinh tế là một bước quan trọng. Sau khi ghi sổ và kết thúc kỳ hạch toán, chứng từ được chuyển sang lưu trữ để đảm bảo an toàn, không bị mất. Chỉ lấy ví dụ điển hình: không xuất đủ hoá đơn bán hàng, điều này làm ảnh hưởng đến doanh thu bởi tổng số doanh thu bán hàng là số tiền ghi trên hoá đơn bán hàng. Vì thế công việc này đòi hỏi nhân viên kế toán phải có trách nhiệm hơn trong mỗi lần hạch toán. Trưởng phòng và phó phòng có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc để phần hành kế toán được hạch toán chính xác hơn. Công tác lưu trữ chứng từ chưa được thực hiện hợp lý và khoa học. Các loại chứng từ có khối lượng lớn, gây khó khăn cho công tác bảo quản và khó khăn cho việc tìm kiếm. Ngày nay, máy vi tính đã trở thành một công cụ phục vụ đắc lực cho công tác quản lý của doanh nghiệp. Vì vậy, bên cạnh việc lưu trữ chứng từ trên giấy tờ, văn phòng kế toán nên sử dụng tin học vào việc lưu trữ chứng từ. Mỗi loại chứng từ được lưu trữ vào một thư mục trong máy. Trong mỗi thư mục có các file quản lý chứng từ. Ví dụ như: - Các loại biên bản giao nhận, biên bản thanh lý... được lưu trữ trong một file riêng. Các chứng từ này sẽ được đánh số hiệu hoặc dùng số hiệu có sẵn để tiện cho việc tìm kiếm và sử dụng. - Hoá đơn giao hàng, hóa đơn thanh toán tiền điện, nước, phiếu thu, chi... nên được phân thành từng loại và lưu trữ vào các file khác nhau. Việc lưu trữ bằng máy rất nhanh gọn và dễ tìm, khi cần dùng đến bất cứ loại chứng từ nào thì chỉ việc tra cứu trong thư mục. Áp dụng cách lưu trữ này, các chứng từ gốc sẽ luôn được đảm bảo an toàn. 2. Giải pháp 2: Thay đổi phương pháp khấu hao cho từng loại TSCĐ Ngày 31/12/2001, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 2000/QĐ-BTC về việc thực hiện thí điểm chế độ khấu hao TSCĐ theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh. Tuy nhiên, tại Công ty Truyền tải Điện 1, toàn bộ TSCĐ đều áp dụng phương pháp khấu hao bình quân. Việc áp dụng phương pháp khấu hao bình quân là chưa hợp lý vì những lý do sau: TSCĐ trong Công ty Truyền tải Điện 1 có nhiều loại, nhiều nhóm khác nhau. Công dụng của tài sản cũng như cách thức phát huy tác dụng của tài sản trong quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty cũng có sự khác nhau, lợi ích thu được của việc sử dụng những tài sản đó cũng có sự khác nhau. Khấu hao TSCĐ là sự phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải khấu hao của TSCĐ hữu hình trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó. Điều này xuất phát từ nguyên tắc phù hợp của kế toán đó là thu nhập phải phù hợp với chi phí đã chi ra trong kỳ kế toán. Để đảm bảo số liệu sổ kế toán cung cấp phản ảnh đúng thực tế hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như tình hình sử dụng tài sản của doanh nghiệp, Công ty Truyền tải Điện 1 nên thay đổi quy định về khấu hao TSCĐ theo hướng sau: - Đối với nhà cửa, vật kiến trúc Công ty nên áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng (phương pháp khấu hao bình quân). - Máy móc, thiết bị vật tư gắn liền với quá trình sản xuất kinh doanh, tính năng công suất sử dụng bị giảm dần trong quá trình sử dụng, nên áp dụng phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần. - Đối với các thiết bị, dụng cụ quản lý thường chịu tác động của hao mòn vô hình thì Công ty nên áp dụng phương pháp khấu hao theo tổng số các năm sử dụng. - Đối với những TSCĐ có hạn, theo nguyên tắc phù hợp trong kế toán không phải tính khấu hao. Giá trị của TSCĐ đó được phản ảnh trên sổ sách kế toán và báo cáo tài chính cho đến khi tính hữu dụng của tài sản này không còn nữa. 3. Giải pháp 3: Cần áp dụng những tài khoản mới đã được sửa đổi, bổ sung vào công tác kế toán TSCĐ tại Công ty. Ngày 09/10/2002, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 89/2002/TT-BTC hướng dẫn kế toán thực hiện 4 chuẩn mực kế toán ban hành tại Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 trong đó có chuẩn mực số 03 – TSCĐ hữu hình nhưng kế toán tại Công ty khi phản ánh một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu liên quan đến tình hình tăng, giảm TSCĐ hữu hình vẫn hạch toán theo chế độ cũ. Theo Quyết định mới này, Tài khoản 242 “Chi phí trả trước dài hạn” được bổ sung thêm. Tài khoản 711 “ Thu nhập hoạt động tài chính” và Tài khoản 811 “Chi phí hoạt động tài chính” được xoá bỏ. Thêm vào đó, đổi tên và số hiệu Tài khoản 721 “ Các khoản thu nhập bất thường” thành Tài khoản 711 “Thu nhập khác”. Đổi tên và số hiệu Tài khoản 821 “Chi phí bất thường” thành Tài khoản 811 “Chi phí khác”. Một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu Công ty hạch toán: 1. Khi được tài trợ, biếu tặng TSCĐ hữu hình, kế toán ghi: Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình Có TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh Khi nhượng bán, thanh lý TSCĐ, kế toán tại Công ty ghi: Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (Phần giá trị hao mòn) Nợ TK 821 – Chi phí bất thường (Phần giá trị còn lại) Có TK 211 – TSCĐ hữu hình (Nguyên giá) Các chi phí cho hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ: Nợ TK 821 – Chi phí bất thường Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có) Có TK 111, 112, 331,... (Tổng giá thanh toán) - Thu nhập về hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ: Nợ TK 111, 112, 131 (Tổng giá thanh toán) Có TK 721 – Thu nhập bất thường Có TK 333 (3331) – Thuế GTGT phải nộp Chuyển TSCĐ sang công cụ, dụng cụ, kế toán ghi: Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (Giá trị đã khấu hao) Nợ TK 627, 641, 642 – Giá trị còn lại (Nếu giá trị còn lại nhỏ) Nợ TK 142 – Chi phí trả trước (Nếu giá trị còn lại lớn phải phân bổ dần) Có TK 211 – TSCĐ hữu hình Sửa chữa lớn TSCĐ theo phương thức tự làm và thuê ngoài (Ngoài kế hoạch) Khi kết chuyển giá thành công trình sửa chữa lớn hoàn thành, thời gian phân bổ lớn hơn một năm, kế toán ghi: Nợ TK 142 (1421) – Chi phí trả trước Có TK 241 (2413) – Sửa chữa lớn TSCĐ Kế toán tại Công ty cần thay đổi các tài khoản mới phù hợp với chuẩn mực số 03 - TSCĐ hữu hình như sau: Khi được tài trợ, biếu tặng TSCĐ hữu hình, ghi: Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình Có TK 711 – Thu nhập khác 2. Khi nhượng bán, thanh lý TSCĐ, ghi: Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (Phần giá trị hao mòn) Nợ TK 811 – Chi phí khác (Phần giá trị còn lại) Có TK 211 – TSCĐ hữu hình - Các chi phí phát sinh cho hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ: Nợ TK 811 – Chi phí khác Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111, 112, 331,...(Tổng giá thanh toán) Số thu nhập khác về thanh lý, nhượng bán TSCĐ: Nợ TK 111, 112, 131 (Tổng giá thanh toán) Nợ TK 711 – Thu nhập khác (Số thu nhập chưa có thuế GTGT) Có TK 333 (3331) – Thuế GTGT phải nộp Chuyển TSCĐ sang công cụ, dụng cụ, ghi: Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (Giá trị đã khấu hao) Nợ TK 627, 641, 642 – Giá trị còn lại (Nếu giá trị còn lại nhỏ) Nợ TK 242 – Chi phí trả trước dài hạn (Nếu giá trị còn lại lớn phải phân bổ dần) Có TK 211 – TSCĐ hữu hình Sửa chữa lớn TSCĐ theo phương thức tự làm và thuê ngoài (Ngoài KH) Khi kết chuyển giá thành công trình sửa chữa lớn hoàn thành, kế toán ghi: Nợ TK 242 – Chi phí trả trước dài hạn Có TK 241 (2413) – Sửa chữa lớn TSCĐ 4. Giải pháp 4: Sử dụng một tài khoản riêng để theo dõi phần khấu hao chưa rõ nguồn TSCĐ là do Tổng Công ty Điện lực Việt Nam đầu tư cho các ban quản lý xây dựng xong hoàn thành bàn giao cho Công ty Truyền tải Điện 1 sử dụng. Khi bàn giao chưa có thông tư phê duyệt quyết toán, hai bên tạm bàn giao theo biên bản có ghi giá trị tạm tính (có thể căn cứ vào dự toán hoặc quyết toán tạm thời) thì hạch toán như sau: Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình Có TK 336 (33623) – Phải trả nội bộ vốn khấu hao TSCĐ Có TK 336 (33624) – Phải trả nội bộ vốn vay dài hạn dùng cho XDCB Có TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh Theo quy chế của Tổng Công ty thì kế toán hạch toán khấu hao TSCĐ như sau: Hàng tháng trích khấu hao vào chi phí sản xuất: Nợ TK 627, 641, 642 Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ Đồng thời ghi đơn Nợ TK 009 – Nguồn vốn khấu hao cơ bản - Tập hợp chi phí sản xuất: Nợ TK 154 – Chi phí SXKD dở dang Có TK 627, 641, 642 - Kết chuyển chi phí xin Tổng công ty cấp: Nợ TK 136 (13625) Có TK 154 – Chi phí SXKD dở dang - Khi nộp khấu hao lên Tổng Công ty: Nợ TK 336 (33623) – Phải trả nội bộ vốn khấu hao TSCĐ Nợ TK 336 (33624) – Phải trả nội bộ vay dài hạn dùng cho XDCB Nợ TK 411 – Vốn kinh doanh (Ghi chi tiết theo nguồn vốn) Có TK 136 (13625) – Nếu bù trừ Có TK 112,... Đồng thời ghi Có TK 009 – Nguồn vốn khấu hao cơ bản - Khi TSCĐ bàn giao chưa có nguồn, việc theo dõi khấu hao như sau: Nợ TK 336 (33623) – Vốn khấu hao TSCĐ hoặc Nợ TK 336 (33624) – Vốn vay dài hạn dùng cho XDCB. Có TK 136 (13625) – Chi phí sản xuất Đồng thời ghi Có TK 009 (khấu hao TSCĐ chưa rõ nguồn) Ta thấy trên TK 336 (33623), 336 (33624) đã bị trừ mất số đã khấu hao làm cho tài sản chưa có nguồn tạm tăng, không phản ánh được giá trị ban đầu nữa. Theo ý kiến em, nên hạch toán vào một tài khoản khác để theo dõi riêng phần khấu hao tài sản chưa rõ nguồn để khi có thông tư phê duyệt quyết toán, các công trình sẽ xử lý phần khấu hao sau thì sẽ theo dõi được cả nguyên giá tạm tăng đồng thời theo dõi được cả luỹ kế phân tích khấu hao của những tài sản đó. Việc theo dõi như sau: - Hàng tháng trích khấu hao vào chi phí sản xuất. Nợ TK 627, 641, 642 Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ Đồng thời ghi đơn Nợ TK 009 – Nguồn vốn khấu hao cơ bản - Tập hợp chi phí sản xuất: Nợ TK 154 – Chi phí SXKD dở dang Có TK 627, 641, 642 - Kết chuyển chi phí xin Tổng Công ty cấp: Nợ TK 136 (13625) – Chi phí sản xuất Có TK 154 – Chi phí SXKD dở dang - Khấu hao của những tài sản đã rõ nguồn: Nợ TK 411 Có TK 136 (13625) Đồng thời ghi có TK 009 – Nguồn khấu hao cơ bản Giả sử, ta sử dụng tài khoản khác để theo dõi khấu hao TSCĐ chưa có nguồn tạm tăng. Cách hạch toán như sau: Nợ TK khác. Có TK 136 (13625) Đồng thời ghi có TK 009 – Nguồn vốn khấu hao cơ bản - TSCĐ tạm tăng chưa có thông tư phê duyệt: Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình Có TK 336 (33623, 33624) - Khi không có thông tư phê duyệt chính thức : Nợ TK 336 (33623, 33624) Có TK 411 5. Giải pháp 5: Mở sổ theo dõi TSCĐ đang dùng cho từng bộ phận sử dụng Để phục vụ nhu cầu quản lý TSCĐ tốt hơn nữa, Công ty nên mở sổ theo dõi TSCĐ đang sử dụng cho từng bộ phận sử dụng. Sử dụng sổ này, ta không những theo dõi được TSCĐ đang sử dụng là bao nhiêu, tình hình tăng giảm của từng loại tài sản ra sao, nguồn vốn đầu tư từ đâu, tình hình trích khấu hao ra sao từ đó sẽ giúp cho công tác quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại Công ty được tốt hơn. Chú ý: Sổ theo dõi TSCĐ được mở ra sau mỗi nghiệp vụ liên quan đến việc tăng, giảm TSCĐ. Cuối kỳ, khoá sổ và tính số dư cuối kỳ. SỔ THEO DÕI TSCĐ ĐANG SỬ DỤNG Tên bộ phận sử dụng: Tên đơn vị: Niên độ kế toán: STT Chứng từ Số thẻ TSCĐ Mã số TSCĐ Tên qui cách TSCĐ Lý do tăng, giảm Nguồn vốn đầu tư Số lượng Nguyên giá Ghi chú Số Ngày 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Đầu kỳ Tăng Giảm Cuối kỳ 6. Giải pháp 6: Cần lập bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ Công ty Truyền tải Điện 1 khi lập bảng tổng hợp trích khấu hao TSCĐ còn chưa chi tiết. Để khắc phục nhược điểm sự phân bổ khấu hao và xác định chính xác mức khấu hao tăng, giảm trong kỳ đồng thời có thể biết mức khấu hao của kỳ trước so với kỳ sau, Công ty nên lập bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ theo mẫu sau: BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO TSCĐ Tháng ... năm ... Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu Tỉ lệ % KHCB hay năm sử dụng TK 627 TK 641 TK 642 Nguyên giá SỐ KHẤU HAO 1. Số khấu hao trích tháng trước 2. Số khấu hao tăng tháng này 3. Số khấu hao giảm tháng này 4. Số khấu hao trích tháng này NƠI SỬ DỤNG TOÀN DN Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng (ký, họ tên) (ký, họ tên) Trên đây là một số đề xuất mà em mạnh dạn đưa ra nhằm hoàn thiện hơn trong công tác kế toán TSCĐ của Công ty Truyền tải Điện 1. Mục đích của những đề xuất này là việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ ở Công ty Truyền tải Điện 1 nói riêng và hiệu quả sản xuất kinh doanh trong nền Kinh tế Quốc dân nói chung. Hy vọng rằng, cùng với việc nâng cao hoạt động công tác kế toán trong đó có kế toán TSCĐ, trong những năm tới Công ty Truyền tải Điện sẽ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế trong tiến trình đổi mới, mở cửa và hội nhập quốc tế. KẾT LUẬN Đi sâu tìm hiểu về công tác kế toán TSCĐ tại Công ty Truyền tải Điện 1, em thấy TSCĐ là một bộ phận hết sức quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty. Nó chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng cơ cấu tài sản của ngành điện nói chung và ở Công ty Truyền tải Điện 1 nói riêng. Cùng với sự phát triển của sản xuất và sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, TSCĐ của Công ty Truyền tải Điện 1 không ngừng được đổi mới, hiện đại hoá và tăng lên nhanh chóng để tạo ra năng suất chất lượng sản phẩm điện ngày càng cao và gây được uy tín, lòng tin của khách hàng. Để có được điều đó đòi hỏi Ban lãnh đạo Công ty phải không ngừng tăng cường công tác quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ. Công tác tổ chức kế toán TSCĐ ở Công ty phải thực hiện tốt và thường xuyên cập nhập tình hình tăng giảm, khấu hao, sửa chữa... cũng như tính toán những chỉ tiêu về hệ số hao mòn và thực hiện nghiêm chỉnh các mục tiêu Tổng Công ty Điện lực Việt Nam giao. Cũng như các Công ty khác, Công ty Truyền tải Điện 1 đã chú trọng đến việc quan tâm đầu tư TSCĐ trong sản xuất kinh doanh cùng với việc tổ chức công tác kế toán và quản lý TSCĐ một cách có hiệu quả. Trong thời gian thực tập ở Công ty Truyền tải Điện 1, em đã có điều kiện nghiên cứu, học tập, tiếp cận thực tế với các số liệu, sổ sách. Trên cơ sở đó, em đã đề xuất một số giải pháp bổ sung nhằm hoàn thiện công tác kế toán ở Công ty. Lần đầu tiên đi tìm hiểu thực tế tại một doanh nghiệp sau bốn năm học tập ở trường Đại học, đồng thời vận dụng khối lượng kiến thức lớn và tổng hợp, mặc dù đã rất cố gắng nhưng luận văn của em không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong sự giúp đỡ bổ sung của các Thầy, Cô và bạn đọc để luận văn của em được hoàn thiện hơn. Cuối cùng, em xin gửi những lời biết ơn sâu sắc tới Cô PHẠM BÍCH CHI và các cô chú, anh chị phòng Tài chính - Kế toán Công ty Truyền tải Điện 1 đã hướng dẫn và giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình thực tập để em hoàn thành được luận văn tốt nghiệp của mình./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. HaRold Q.Langenderfer – Kế toán Tài chính tập 1 (Hệ thống Kế toán Mỹ) do Hồ Văn Kim Lộc, Khiếu Văn Quyết dịch Nhà xuất bản Tài chính – Giáo trình Kế toán tài chính, Hà Nội 1999 Nhà xuất bản Tài chính – Những quy định về quản lý Tài chính Doanh nghiệp, Hà Nội 8 - 1999 4. Nhà xuất bản Tài chính – Hệ thống Tài khoản Kế toán, Hà Nội 2000 5. Nhà xuất bản Tài chính – Hướng dẫn kế toán thực hiện 4 chuẩn mực kế toán, Hà Nội 10 - 2002 6. Nghiêm Văn Lợi – Kế toán trong Doanh nghiệp vừa và nhỏ, NXB Tài chính, Hà Nội 2002 7. Nguyễn Văn Nhiệm – Hướng dẫn thực hành ghi chép chứng từ và sổ kế toán trong các loại hình doanh nghiệp, NXB Thống kê 8. Ngô Thế Chi, Vũ Công Ty - Đọc, lập, phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp, NXB Thống kê, Hà Nội 6 – 2001 9. Tổng công ty Điện lực Việt Nam – Quy định quản lý và tổ chức hạch toán TSCĐ 10. Văn bản Pháp quy hướng dẫn thực hiện 4 chuẩn mực kế toán VN, Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. HaRold Q.Langenderfer – Kế toán Tài chính tập 1 (Hệ thống Kế toán Mỹ) do Hồ Văn Kim Lộc, Khiếu Văn Quyết dịch Nhà xuất bản Tài chính – Giáo trình Kế toán tài chính, Hà Nội 1999 Nhà xuất bản Tài chính – Những quy định về quản lý Tài chính Doanh nghiệp, Hà Nội 8 - 1999 4. Nhà xuất bản Tài chính – Hệ thống Tài khoản Kế toán, Hà Nội 2000 5. Nhà xuất bản Tài chính – Hướng dẫn kế toán thực hiện 4 chuẩn mực kế toán, Hà Nội 10 - 2002 6. Nghiêm Văn Lợi – Kế toán trong Doanh nghiệp vừa và nhỏ, NXB Tài chính, Hà Nội 2002 7. Nguyễn Văn Nhiệm – Hướng dẫn thực hành ghi chép chứng từ và sổ kế toán trong các loại hình doanh nghiệp, NXB Thống kê 8. Ngô Thế Chi, Vũ Công Ty - Đọc, lập, phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp, NXB Thống kê, Hà Nội 6 – 2001 9. Tổng công ty Điện lực Việt Nam – Quy định quản lý và tổ chức hạch toán TSCĐ 10. Văn bản Pháp quy hướng dẫn thực hiện 4 chuẩn mực kế toán VN, Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý PHỤ LỤC BIỂU 01: QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ĐỂ MUA SẮM TSCĐ TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC VIỆT NAM Số 3012 / QĐ-EVN-KH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Hà Nội, ngày 17 tháng 9 năm 2002 QUYẾT ĐỊNH CỦA TỔNG GIÁM ĐỐC TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC VIỆT NAM V/v: Cấp quỹ đầu tư phát triển cho Công ty Truyền tải Điện 1 để mua trang thiết bị phục vụ sản xuất. TỔNG GIÁM ĐỐC Căn cứ Nghị định 14/CP ngày 27/1/1995 của Chính phủ về việc thành lập và ban hành Điều lệ hoạt động của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam; Căn cứ quyết định 78EVN/TCCB&ĐT ngày 23/3/2001 của HĐQT Tổng Công ty Điện lực Việt Nam về việc uỷ quyền quyết định đầu tư và thực hiện đầu tư trong Tổng Công ty; Xét đề nghị của Ông Giám đốc Công ty Truyền tải Điện 1 (công văn số 2243EVN/TTĐ1-KH ngày 28 tháng 8 năm 2002) và Ông Trưởng Ban Kế hoạch; QUYẾT ĐỊNH Điều 1. Duyệt cấp quỹ đầu tư phát triển cho Công ty Truyền tải Điện 1 để mua trang thiết bị phục vụ sản xuất với số tiền là 3.625.478.000 đồng (Ba tỷ sáu trăm hai mươi lăm triệu bốn trăm bảy mươi tám ngàn đồng). Điều 2. Công ty Truyền tải Điện 1 cần thực hiện việc mua trang thiết bị, hạch toán tài sản và vốn theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước. Điều 3. Các Ông/Bà Chánh Văn phòng, Trưởng Ban Kế hoạch, Trưởng Ban Tài chính kế toán và Trưởng các Ban liên quan của Tổng Công ty, Giám đốc Công ty Truyền tải Điện 1 căn cứ chức năng nhiệm vụ chịu trách nhiệm thi hành quyết định. TỔNG GIÁM ĐỐC Tổng công ty Điện lực Việt nam (đã ký) Nơi nhận: Như trên Ban TCKT Lưu VP, KH BIỂU 02: HỢP ĐỒNG MUA SẮM TSCĐ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc HỢP ĐỒNG KINH TẾ Số: 021015/HĐMB2002 Ngày 22 tháng 10 năm 2002 Căn cứ vào Pháp lệnh HĐ kinh tế ngày 25/9/1989 của Hội đồng Nhà nước. Căn cứ vào Nghị định số 17/HĐBT ngày 16/10/1990 quy định chi tiết về việc thi hành Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế. Căn cứ vào Bảng chào giá ngày 10/8/2002 của Công ty XNK và đầu tư phát triển thương mại IMEXCO. Căn cứ vào Quyết định số 307 ngày 17/9/2002 của Giám đốc Công ty Truyền tải Điện 1 về việc phê duyệt kết quả xét thầu cung cấp máy photocopy và máy fax năm 2002. Bên mua: CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN 1 Địa chỉ : 15 Cửa Bắc, Hà Nội. Điện thoại : 04.4.8293152 Fax : 04.4.8293173 Đại diện là : Ông... Chức vụ : Giám đốc Tài khoản : 710A-00038 Tại : Sở Giao dịch Ngân hàng Công Thương Việt Nam Mã số thuế : 0100100079-017-1 Bên bán: CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU VÀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI IMEXCO Địa chỉ : 157 Giảng Võ - Hà Nội Tel : 04.73335666 Fax : 04.73334388 Đại diện là : Ông... Chức vụ : Giám đốc Công ty Tài khoản : 431110010073 Tại: Phòng Giao dịch I – Chi nhánh Thăng Long – Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam Mã số thuế : 0101228191 Hai bên đồng ý ký hợp đồng theo những điều khoản và điều kiện sau: ĐIỀU 1: PHẠM VI CẤP HÀNG TT TÊN HÀNG HOÁ SỐ LƯỢNG ĐƠN GIÁ (VNĐ) THÀNH TIỀN (VNĐ) 1. Máy Photocopy Toshiba2060 03 chiếc 41.753.023 125.259.069 2. Máy Fax Panasonic KX 502 04 chiếc 7.611.736 30.446.944 Tổng cộng 155.706.013 Giá trị hợp đồng là: 155.706.013 VNĐ Thuế GTGT (VAT 10%): 15.570.601 VNĐ Tổng giá trị thanh toán: 171.276.614 VNĐ (Bằng chữ: Một trăm bảy mươi mốt triệu hai trăm bảy mươi sáu ngàn sáu trăm mười bốn đồng) ĐIỀU 2: THANH TOÁN Hình thức thanh toán: bằng đồng tiền Việt Nam Một trăm phần trăm giá trị hợp đồng sẽ được thanh toán cho Bên B khi Bên A nhận được đủ hàng và nhận được đủ các giấy tờ sau của Bên B: Hóa đơn hợp lệ: 01 bản chính Biên bản bàn giao hàng hoá Biên bản nghiệm thu hàng hoá Biên bản thanh lý hợp đồng. ĐIỀU 3: ĐIỀU KIỆN GIAO HÀNG Thời gian giao hàng: Bên B có trách nhiệm bàn giao đầy đủ hàng hoá và cả tài liệu hướng dẫn sử dụng vào ngày 30/12/2002. Địa điểm giao hàng: Kho Công ty truyền tải Điện 1 tại Hà Nội ĐIỀU 4: ĐIỀU KHOẢN CHUNG Mọi sự thay đổi trong hợp đồng hay thêm các điều khoản phải được sự đồng ý của hai bên bằng văn bản. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký hợp đồng và hết hiệu lực khi hết thời hạn bảo hành của các thiết bị. Hợp đồng này được lập thành 06 bản, bên A giữ 04 bản, bên B giữ 02 bản có giá trị pháp lý như nhau. ĐẠI DIỆN BÊN MUA ĐẠI DIỆN BÊN BÁN (đã ký) (đã ký) BIỂU 03: BIÊN BẢN BÀN GIAO TSCĐ CHO ĐƠN VỊ SỬ DỤNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BIÊN BẢN NGHIỆM THU VÀ BÀN GIAO SẢN PHẨM (Máy Photocopy và máy Fax) Bên A (Bên nhận) : CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN 1 Người đại diện : Ông... Bên B (Bên giao) : CÔNG TY IMEXCO Người đại diện : Ông... Bên B bàn giao cho bên A các thiết bị sau: 1. Máy Photocopy TOSHIBA T206 = 03 chiếc Máy Fax PANASONIC KXFL 502 CX = 04 chiếc I. Thông tin về máy: Máy Photocopy Toshiba: - Màu: ghi - Ký hiệu: T 2060 Máy fax Panasonic - Màu: trắng - Ký hiệu KXFL 502 CX II. Nội dung kiểm tra máy: Kiểm tra bên ngoài máy Kiểm tra bên trong máy III. Kết luận: Số lượng thiết bị được giao đầy đủ theo HĐ, hàng đúng mã mác, mới 100%. Thiết bị có phiếu bảo hành của nhà cung cấp hàng kèm theo. Đồng ý nghiệm thu và bàn giao thiết bị. IV. Các giấy tờ kèm theo do bên B cung cấp: 01 sổ bảo hành bảo dưỡng 01 sách hướng dẫn sử dụng máy Đại diện Công ty TT Điện 1 Đại diện Công ty IMEXCO (đã ký) (đã ký) BIỂU 04: BIÊN BẢN GIAO NHẬN TSCĐ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BIÊN BẢN GIAO NHẬN TSCĐ Hoà Bình , ngày 21/11/2002 ( Đối với tài sản đã hao mòn) Căn cứ quyết định 1683 EVN/TCKT ngày 25/8/2000 của Tổng công ty điện lực VN về việc bàn giao TSCĐ Ban giao nhận TSCĐ: Ông:.. Chức vụ Phó giám đốc NM Thuỷ Điện Hoà Bình - đại diện bên giao. Ông:... Trưởng phòng Tài chính - Kế toán nhà máy Thuỷ Điện Hoà Bình đại diện bên giao. Ông:... Phó giám đốc Công ty Truyền tải điện 1 - đại diện bên nhận Ông:... Trưởng đội vận tải Công ty Truyền tải điện 1 - đại diện bên nhận Ông:... Phó phòng Tài chính - Kế toán Công ty Truyền tải điện 1 - đại diện bên nhận. Tiến hành giao nhận TSCĐ như sau: TT Tên, kí hiệu, qui cách TSCĐ Mã hiệu TSCĐ Nước sản xuất Năm sản xuất Năm đưa vào sử dụng Công suất Nguyên giá Giá trị hao mòn luỹ kế Giá trị còn lại Tình trạng kỹ thuật còn lại (%) Tài liệu kỹ thuật kèm theo 1 Máy ép thuỷ lực 60 tấn M21 LX 1992 1994 60 tấn 59.670.000 13.275.128 46.394.872 Hai bên thống nhất với biên bản giao nhận TSCĐ. ĐẠI DIỆN BÊN GIAO ĐẠI DIỆN BÊN NHẬN (đã ký) (đã ký) BIỂU 05: BIÊN BẢN THANH LÝ TSCĐ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BIÊN BẢN THANH LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Ngày 22 tháng 11 năm 2002 Đơn vị : Công ty Truyền tải điện 1 Mẫu số 03 ---TSCĐ Căn cứ quyết định số ............................ của Giám đốc về việc thanh lý TSCĐ I. Ban thanh lý gồm: Ông: ...................................................................... Ông: ...................................................................... II. Tiến hành thanh lý TSCĐ: Tên, nhãn hiệu quy cách TSCĐ Số hiệu Năm đưa vào sử dụng Nguyên giá Giá trị còn lại Nguồn vốn đầu tư TSCĐ Đầu ép cốt thuỷ lực Bơm thuỷ lực 05 06 1990 1990 25.300.000 52.630.000 15.200.000 30.100.000 Ngân sách Nhà nước Cộng 77.930.000 45.300.000 III. Kết luận của Ban Thanh lý: Máy đã cũ, lạc hậu và bị hỏng hóc nhiều, cần phải thanh lý và đầu tư hiện đại hoá sản xuất. Biên bản thanh lý gồm 2 bản, 1 bản giao cho phòng kế toán để theo dõi trên sổ sách, 1 bản giao nơi sử dụng, quản lý TSCĐ để lưu giữ. IV. Kết quả thanh lý TSCĐ: Chi phí thanh lý TSCĐ : 1.800.000 đồng ( viết bằng chữ : Một triệu tám trăm ngàn đồng) - Giá trị thu hồi : 45.300.000 đồng ( viết bằng chữ : Bốn lăm triệu ba trăm ngàn đồng) - Đã ghi giảm (sổ) thẻ TSCĐ. THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ KẾ TOÁN TRƯỞNG (đã ký) (đã ký) BIỂU 06: HOÁ ĐƠN KIÊM PHIẾU XUẤT KHO HOÁ ĐƠN KIÊM PHIẾU XUẤT KHO Ngày 22/11/2002 Họ tên người mua: Công ty kinh doanh máy móc thiết bị điện Xuất tại kho: Thanh lý Hình thức thanh toán: chuyển khoản. Số TT Tên qui cách hàng hoá Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá (Đồng) Thành tiền (Đồng) 1. Đầu ép cốt thuỷ lực 05 Cái 01 15.300.000 15.300.000 2. Bơm thuỷ lực 06 Cái 01 30.700.000 30.700.000 Cộng 46.000.000 Tổng số tiền viết bằng chữ: Bốn mươi sáu triệu đồng chẵn. Người mua Người viết hoá đơn Thủ kho Kế toán trưởng Thủ trưởng (đã ký) (đã ký) (đã ký) (đã ký) (đã ký) BIỂU 07: BIÊN BẢN SỬA CHỮA MÁY CẮT BIÊN BẢN ĐẠI TU SỬA CHỮA MÁY CẮT LOẠI C35 - M LỘ: 371 TÊN TRẠM: TRẠM CHÈM Điện áp định mức: 35 KV NGUYÊN NHÂN SỬA CHỮA ĐẠI TU: ĐẠI TU MÁY CẮT Nội dung kiểm tra Tiêu chuẩn Số liệu kỹ thuật sau đại tu Pha A Pha B Pha C Hành trình toàn bộ tiếp điểm (mm) 225-237 225 225 226 Hành trình trong tiếp điểm tĩnh 9-11 10mm 10mm 10mm Độ đóng cắt đồng thời 3 pha £ 4 1 1 1 Điện trở tiếp xúc 1 pha £ 310 260 270 270 Điện trở cách điện giữa 2 hàm vị trí cắt ³ 1000 10.000 10.000 10.000 Kết luận: Máy cắt C35 lộ 371 đảm bảo vận hành Người sửa chữa Xưởng sửa chữa thiết bị điện (đã ký) (đã ký) BIỂU 08: BIÊN BẢN BÀN GIAO CÔNG VIỆC HOÀN THÀNH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BIÊN BẢN NGHIỆM THU VÀ BÀN GIAO CÔNG VIỆC HOÀN THÀNH HẠNG MỤC: ĐẠI TU MÁY CẮT 35 KV LỘ 371 CÔNG TRÌNH: TRẠM 220 KV CHÈM Hội đồng nghiệm thu gồm: Ông: Đại diện Công ty Truyền tải Điện 1 Ông: Đại diện trạm Chèm Ông: Đại diện Xưởng sửa chữa thiết bị điện Tiến hành nghiệm thu phần việc đơn vị đã thi công xong và thống nhất lập biên bản với những nội dung sau: Hồ sơ nghiệm thu gồm có: Biên bản nghiệm thu và bàn giao công việc hoàn thành Biên bản đại tu sửa chữa máy cắt Bảng dự trù và xác nhận vật tư sử dụng cho công trình Hoá đơn, phiếu xuất, nhập vật tư. Nhận xét về khối lượng và chất lượng so với thiết kế: Công việc đại tu máy cắt C35 được tiến hành theo các bước: Kiểm tra thông số trước khi đại tu Sửa chữa, thay thế chi tiết hỏng Xử lý tiếp xúc Lắp ráp, hiệu chỉnh Rút, nạp dầu Hoàn thiện Thí nghiệm hiệu chỉnh Những tồn tại cần khắc phục xử lý: Không Kết luận: Máy cắt C35 lộ 371 sau khi đại tu đảm bảo thông số kỹ thuật vận hành. ĐƠN VỊ THI CÔNG ĐƠN VỊ QUẢN LÝ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1172.doc
Tài liệu liên quan