Đề tài Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty vật tư vận tải xi măng

Bốn là với đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty chủ yếu là cung ứng vật tư và vận chuyển vật tư, sản phẩm cho các nhà máy xi măng,cho nên hai nhóm TSCĐ máy móc thiết bị và phương tiện vận tải là hai nhóm TSCĐ phục vụ trực tiếp cho sản xuất kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, trong cơ cấu TSCĐ của công ty thì hai nhóm này chiếm tỷ trọng nhỏ, lại cũ nát, lạc hậu dẫn đến năng suất lao động thấp, an toàn lao động không được đảm bảo, ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của công ty trên thị trường do hiệu quả sử dụng TSCĐ của công ty chưa cao. Chứng tỏ việc xây dựng cơ cấu đầu tư TSCĐ hiện nay chưa hợp lý, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sản xuất kinh doanh của công ty. Hơn nữa địa bàn hoạt động của công ty phân tán ở nhiều địa phương khác nhau, gây khó khăn cho công tác quản lý và sử dụng TSCĐ qua đó làm giảm hiệu quả sử dụng TSCĐ. Năm là hiện nay công ty không có TSCĐ đi thuê và cho thuê. Đây là một hoạt động tuy rất mới xong lại tỏ ra rất hiệu quả đối với việc đầu tư tài sản của các doanh nghiệp. Trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển không ngừng, đặt các doanh nghiệp đứng trước một thực tế đáng buồn là TSCĐ quá lạc hậu, cần đổi mới. Tuy nhiên, vấn đề khó khăn nhất hiện nay là thiếu vốn đầu tư, công ty vật tư vận tải xi măng cũng không đứng ngoài thực trạng này. Do vậy, rất có thể quan tâm đến vấn đề thuê TSCĐ là một trong những biện pháp hữu hiệu để tháo gỡ những khó khăn hiện nay.

doc92 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1206 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty vật tư vận tải xi măng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cấu tổ chức và quyền hạn của giám đốc công ty vật tư vận tải xi măng. Căn cứ kế hoạch và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty vật tư vận tải xi măng. Quyết định Điều I: Cho phép thanh lý 01 xe ô tô HyunDai STT Tên thiết bị Biển ĐK Nguyên giá Đã K.hao GT còn lại 01 Ô tô HyunDai 29L 31-61 256.700.000 256.700.000 Điều II: Ghi giảm TSCĐ, giảm vốn kinh doanh của công ty vật tư vận tải xi măng kể từ ngày 16/2/2003 Điều III: Các ông trưởng phòng TCKTTK, trưởng phòng kỹ thuật chịu trách nhiệm thi hành quyết định này. Nơi gửi: Giám đốc công ty - Như điều III (ký tên, đóng dấu) -Lưu VP, TCKTTK Tổng công ty xi măng việt nam Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Công ty vật tư vân tải xi măng Độc lập - Tự do – Hạnh phúc Biên bản thanh lý TSCĐ Ngày 20/2/2003 Số: 270 - Căn cứ quyết định số 320 ngày 16 tháng 2 năm 2003 của giám đốc công ty vật tư vận tải xi măng về việc thanh lý TSCĐ . I – Ban thanh lý gồm: Ông: Nguyễn Trọng Chúc Đại diện: Giám đốc – Trưởng ban Ông: Trịnh Văn Chương Đại diện: Kế toán trưởng – uỷ viên II – Tiến hành thanh lý TSCĐ . Đơn vị : nghìn đồng Tên tài sản Nước sx Biển ĐK Nguyên giá Khấu hao GT còn lại Số tiền bán được Nguồn vốn ôtô HyunDai HQ 29L 3161 256.700 256.700 11.320 NS III- Kết luận của ban thanh lý TSCĐ. Những đánh giá trên về hiện trạng xe là chính xác, đồng ý thanh lý. Ngày 20/2/2003 Uỷ viên ban thanh lý Trưởng ban thanh lý (Ký tên) (Ký tên) Kết thúc quá trình thanh lý thì phòng kỹ thuật có nhiệm vụ chuyển hồ sơ kỹ thuật của tài sản được thanh lý vào lưu. Phòng kế toán trên cơ sở các chứng từ, ghi các bút toán liên quan đến nghiệp vụ thanh lý vào sổ Nhật ký chung và sổ Cái các tài khoản. Công ty lập hoá đơn GTGT Nghiệp vụ này được theo dõi trên sổ Nhật ký chung như sau: Sổ Nhật ký chung Năm 2003 Trang: 19 Đơn vị: Đồng Chứng từ Diễn giải Đã vào sổ cái Số hiệu tài khoản Số tiền SH NT Nợ Có 1 2 3 4 5 6 7 320 16/2/2003 Số trang trước chuyển sang: Hạch toán giảm ôtô thanh lý Thu nhập do thanh lý Kết chuyển thu nhập Kết chuyển vào lợi nhuận Cộng chuyển sang trang: V 214 211 111 711 3331 711 911 911 421 180.459.900 256.700.000 12.452.000 11.320.000 11.320.000 474.251.900 180.459.900 256.700.000 11.320.000 1.132.000 11.320000 11.320000 474.251.900 Trường hợp giảm do điều động: Trích số liệu ngày 23/9/2003 Công ty vật tư vận tải Xi măng điều động một máy điên thoại di động lên Tổng Công ty Xi măng. Căn cứ vào quyết định của Giám đốc Công ty vật tư vận tải Xi măng về việc điều động TSCĐ. Tổng Công ty xi măng Việt Nam Công ty vật tư vận tải Xi măng Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------------- Số : 532 / Cty-TCKTTK “V/v: Điều động TSCĐ ” Hà nội ngày 8 tháng 9 năm 2003 Quyết định của Giám đốc Công ty vật tư - vận tải - Xi măng “V/v Điều động tài sản cố định” Giám đốc Công ty vật tư - vận tải - xi măng - Căn cứ quyết định số 824/BXD – TCCB ngày 3/12/1990 của Bộ xây dựng quy định chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và quyền hạn của Giám đốc Công ty vật tư vận tải xi măng. - Căn.cứ quyết định điều động ông Phạm Thanh Hải nhận nhiệm vụ mới tại Tổng công ty xi măng Việt nam. - Căn cứ theo đề nghị của ông Chánh văn phòng Công ty vật tư vận tải xi măng. Quyết định Điều 1: Điều động 01 điện thoại di động MOTOROLA sau đây từ Công ty vật tư vân tải xi măng lên Tổng công ty xi măng Việt nam , để quản lý và khai thác sử dụng kể từ ngày 01/10/2003 Stt Tên quy cách và ký hiêu tài sản ĐVT Số lượng Ghi chú 01 Điện thoại di động MOTOROLA STARTAC 90 Số máy : 216488 Chiếc 01 Máy đang hoạt động bình thường Điều 2: Ghi giảm TSCĐ , giảm vốn kinh doanh của Công ty vật tư vận tải xi măng kể từ ngày 1/10/2003 * Nguyên giá : 10.800.000 đ * Giá trị hao mòn : 1.260.000 đ * Giá trị còn lại : 9.540.000 đ Điều 3: Đơn vị nhận tài sản phải có trách nhiệm quản lý và hạch toán theo đúng chế độ quy định của nhà nưóc. Điều 4 : Các ông Trưởng phòng TCKTTK, Ông Phạm Thanh Hải, Chánh văn phòng Công ty vật tư vận tải xi măng chịu trách nhiệm thi hành quyết định này. Nơi nhận: _Như điều 4 _Lưu VP, KTTK Kế toán phản ánh nghiệp vụ này trên sổ sách như sau: Sổ Nhật ký chung Năm 2003 Trang123 Đơn vị: Đồng Chứng từ Diễn giải Đã vào sổ cái Số hiệu tài khoản Số tiền SH NT Nợ Có 1 2 3 4 5 6 7 532 1/10/2003 Số trang trước chuyển sang: Hạch toán giảm TSCĐ do điều động Cộng chuyển sang trang: V 811 214 211 15.234.623.780 9.540.000 1.260.000 15.245.423.780 15.234.623.780 10.800.000 15.245.423.780 Sổ Cái một số tài khoản liên quan đến các trường hợp tăng, giảm TSCĐ trên như sau: Sổ cái Năm 2003 Tên tài khoản tiền mặt SHTK: 111 đv:đồng Chứng từ Diễn giải Trang NK TK đối ứng Phát sinh SH NT Nợ Có Số dư ĐK 157.930.000 07/02 Trả tiền mua thiết bị văn phòng 17 211 15.309.000 07/02 Thuế GTGT Khấu trừ 17 133 1.530.900 16/02 Thu tiền thanh lý 19 711 11.320.000 16/02 Thuế GTGT phải nộp 19 3331 1.132.000 Tổng cộng 170.382.000 16.839.900 Sổ cái Năm 2003 Tên tài khoản TSCĐ SHTK: 211 đv:đồng Chứng từ Diễn giải Trang NK TK đối ứng Phát sinh SH NT Nợ Có Số dư ĐK 26.053.837.108 07/02 Mua thiết bị văn phòng 17 111 15.309.000 15/02 Xây dựng bàn giao 18 241 110.500.000 16/02 Thanh lý ô tô 19 214 256700.000 05/05 Nhận TSCĐ 52 411 1.099.275.128 05/05 Hao mòn 52 214 460.394.872 20/05 Nối mạng máy vi tính 52 112 242.504.900 01/10 TSCĐ giảm 143 811 9.540.000 01/10 Hao mòn 143 214 1.260.000 Tổng cộng 27.981.821.008 267.500.000 Sổ cái Năm 2003 Tên tài khoản Xây dựng cơ bản dở dang SHTK: 241 đv:đồng Chứng từ Diễn giải Trang NK TK đối ứng Phát sinh SH NT Nợ Có Số dư ĐK 215.780.000 15/02 Bàn giao công trình 18 211 110.500.000 Tổng cộng 215.780.000 110.500.000 Sổ cái Năm 2003 Tên tài khoản Hao mòn TSCĐ SHTK: 214 đv:đồng Chứng từ Diễn giải Trang NK TK đối ứng Phát sinh SH NT Nợ Có Số dư ĐK 10.712.218.802 16/02 Thanh lý ô tô 19 211 258.700.000 05/05 Tăng TSCĐ 52 211 460.394.872 01/10 TSCĐ giảm do điều động 143 211 1.260.000 Tổng cộng 259.960.000 11.172.613.674 2.4. Hạch toán khấu hao TSCĐ. Công tác hạch toán trích khấu hao TSCĐ tại Công ty vật tư vận tải Xi măng thực hiện theo quyết định số 1062/TC/QĐ/CSTC của Bộ tài chính. Nội dung của quyết định này bao gồm các quy định về tổ chức quản lý, sử dụng và tính trích khấu hao trong các doanh nghiệp. Cụ thể là dựa vào tuổi thọ kỹ thuật của TSCĐ theo thiết kế, hiện trạng TSCĐ, mục đích và hiệu suất, công dụng ước tính của TSCĐ để xác định thời gian sử dụng TSCĐ. Ngoài ra với các TSCĐ mà Công ty đầu tư bằng vốn vay thì bên cạnh những căn cứ trên còn dựa vào thời gian vay vốn là dài hạn hay ngắn hạn để điều chỉnh mức khấu hao tăng lên nhằm thu hồi vốn nhanh mà vẫn đảm bảo thực hiện trích khấu hao theo đúng quy định. Tại Công ty vật tư vận tải Xi măng, các phương pháp quản lý TSCĐ cũng như tính giá trị hao mòn vào chi phí đều được quản lý và tính tập trung. Tổng hợp mức khấu hao của TSCĐ cần tính khấu hao trong tháng thành mức khấu hao tháng. Cụ thể căn cứ vào nguyên giá và tỷ lệ khấu hao của từng TSCĐ để xác định mức khấu hao theo công thức sau: Mức khấu hao năm = Nguyên giá x Tỷ lệ khấu hao Mức khấu hao Mức khấu hao năm tháng 12 = Tại Công ty tài sản sử dụng ở bộ phận nào được trích khấu hao vào chi phí của bộ phận đó. Những TSCĐ phục vụ cho các bộ phận quản lý thì giá trị hao mòn sẽ được tính vào TK 6424, còn với các tài sản ở bộ phận sản xuất trực tiếp thì tính vào TK 6274. Các bút toán trích khấu hao được tính theo tháng. Ví dụ: Trích khấu hao máy vi tính ACER ở phòng tài chính kế toán thống kê. Nguyên giá: 19.831.000 Khấu hao: 18.309.000 Giá trị còn lại: 1.522.000 Năm đưa vào sử dụng là năm 2000 với thời gian sử dụng ước tính là 5 năm tức tỷ lệ khấu hao là 20% như vậy mức trích khấu hao một tháng 126.000 đồng. Sau khi tính xong mức khấu hao của từng tháng kế toán TSCĐ ghi vào bảng trích khấu hao của Công ty. Bảng trích khấu hao TSCĐ Cuối tháng kế toán tổng hợp số khấu hao trích trong 1 tháng của tất cả TSCĐ trong Công ty sau đó lập phiếu hạch toán để làm căn cứ để ghi vào sổ Nhật ký chung và sổ Cái. Trích số liệu tháng 6/2003 tổng mức khấu hao cơ bản phải trích của toàn Công ty là 23.101.813 đồng trong đó mức khấu hao cơ bản tài sản dùng cho sản xuất là 3.565.572 đồng, mức khấu hao cơ bản tài sản dùng cho quản lý là 17.674.941 đồng,khấu hao TSCĐ dùng cho bán hàng là 1.861.300 đồng. Căn cứ vào số khấu hao phải trích trong tháng 6/2003, kế toán TSCĐ lập phiếu hạch toán. Tổng công ty xi măng Việt nam Công ty vật tư vận tải xi măng Phiếu hạch toán Số: 3 Căn cứ ghi: Bảng trích khấu hao TSCĐ Nội dung ghi: Tính khấu hao TSCĐ tháng 6 năm 2003 Đv: Đồng STT Nơi trích khấu hao Số khấu hao 01 Khấu hao TSCĐ dùng cho sản xuất 3.565.572 02 Khấu hao TSCĐ dùng cho bán hàng 1.861.300 03 Khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý 17.674.941 Căn cứ vào phiếu hạch toán kế toán vào sổ Nhật ký chung và sổ cái như sau: Sổ Nhật ký chung Năm 2003 Trang: 67 Đv: Đồng Chứng từ Diễn giải Đã vào sổ cái Số hiệu tài khoản Số tiền SH NT Nợ Có 1 2 3 4 5 6 7 PHT 3 21/6/2003 Số trang trước chuyển sang: Trích khấu hao TSCĐ Nguồn vốn khấu hao cơ bản Cộng chuyển sang trang: V 6274 6414 6424 2141 009 2.343.672.520 1.861.300 3.565.572 17.674.941 23.101.813 2.366.774.333 2.343.672.520 23.101.813 2.366.774.333 Sổ Cái Năm 2003 Tên tài khoản : khấu hao TSCĐ hữu hình Số hiệu: 2141 Chứng từ Diễn giải Trang Nhật ký Tài khoản đối ứng Số phát sinh SH NT Nợ Có 1 2 3 4 5 6 7 PHT 3 21/6/2003 Số dư đầu kỳ: Trích khấu hao TSC Cộng số phát sinh Số dư cuối kỳ: 67 6274 6414 6424 0 1.825.346.000 1.861.300 3.565.572 17.674.941 1.848.449.813 1.848.449.813 Nhìn chung khấu hao TSCĐ của Công ty được thực hiện khá đầy đủ, tuy nhiên việc không lập bảng phân bổ khấu hao TSCĐ là chưa phù hợp với chế độ hiện hành và hơn nữa Công ty khó hình dung ra quy mô khấu hao và cách thức phân bổ khấu hao, làm cho công tác theo dõi khấu hao khó khăn hơn. 2.5. Hạch toán sửa chữa TSCĐ. Đặc điểm của TSCĐ là sử dụng lâu dài, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh do vậy để cho TSCĐ hoạt động tốt đảm bảo sản xuất kinh doanh đều đặn, Công ty luôn quan tâm đến việc bảo dưỡng sửa chữa TSCĐ, thay thế các bộ phận chi tiết đã bị hao mòn, hư hỏng trong quá trình sử dụng. Hàng năm, Công ty đều có kế hoạch sửa chữa lớn, trong đó quy định thời gian, nội dung công việc và phương thức sửa chữa TSCĐ. Phương thức sửa chữa lớn TSCĐ của Công ty có hai dạng hoặc là Công ty tự sửa chữa hoặc là thuê đơn vị khác sửa chữa. Thông thường phương thức thuê thường được tiến hành do Công ty vẫn chưa có đầy đủ khả năng sửa chữa những hỏng hóc lớn và phức tạp. Tháng 11/2003 Công ty tiến hành sửa chữa ôtô 21H – 0127 theo phương thức thuê Công ty Việt Kỳ Phú Thọ sửa chữa. Trình tự tiến hành như sau: Giám đốc Công ty vật tư vận tải Xi măng lập giấy uỷ quyền cho trưởng chi nhánh Phú Thọ ký hợp đồng với Công ty Việt Kỳ Phú Thọ về viêc sửa chữa xe ôtô 21H – 0127. Sau đó trưởng chi nhánh Phú Thọ tiến hành ký hợp đồng kinh tế với Công ty Việt Kỳ. Đơn vị sửa chữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Công ty Việt Kỳ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số: 13/2003 Hà nội ngày 21 tháng 11 năm 2003 Hợp đồng sửa chữa xe ô tô Căn cứ vào pháp lệnh HĐKT ngày 25/9/1989 của Hội đồng Nhà nước Căn cứ nhu cầu và khả năng của hai bên. Đại diện bên A: Công ty vật tư vận tải xi măng. Ông: .................. Chức vụ: ......................... Theo giấy uỷ quyền số: ........ Ngày .... tháng....... năm ...... - Tài khoản: 710A-00243. Tại Ngân hàng công thương Đống Đa Hà Nội. Mã số thuế: 0100106352-1 Địa chỉ: 21B Cát Linh – Hà Nội. Điện thoại: 8257328. Đại diện bên B: Công ty Việt Kỳ Phú Thọ. Ông Nguyễn Đình Kỳ . Chức vụ: Giám đốc Theo giấy uỷ quyền số ........ Ngày: ... tháng ..... năm....... - Tài khoản 716A-47393 Tại Ngân hàng: PGD Gia Cẩm NHĐT Phú Thọ. Mã số thuế: 2600196076-1 Địa chỉ: P. Gia Cẩm – TP. Việt Trì - Phú Thọ. Điện thoại: 021846571. Sau khi bàn bạc thống nhất, cùng nhau thoả thuận ký kết hợp đồng kinh tế với nội dung cụ thể sau: Điều 1: Bên B nhận của bên A sửa chữa chiếc xe: MAZ 5335 - Biển đăng ký số: 21H 0127 Họ và tên lái xe: Triệu Khắc Dũng - Nội dung sửa chữa: Đại tu cabin và thùng bệ, máy gầm (Có bản kiểm nghiệm và dự toán chi tiết hợp đồng kèm theo). Điều 2: Tiến độ thực hiện: Từ ngày 21 tháng 11 năm 2003 Đến ngày 10 thang 12 năm 2003 Điều 3: Vật tư nhiên liệu: Bên B tự lo: mua đúng chủng loại vật tư phụ tùng thay thế, đảm bảo chất lượng xe sửa chữa như trong hợp đồng và phụ lục kèm theo. Điều 4: Trách nhiệm của hai bên. 1. Bên B: Tổ chức sửa chữa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, chất lượng sửa chữa bảo dưỡng xe ôtô, đúng tiến độ và bảo đảm an toàn lao động: Bảo hành chất lượng vật tư kỹ thuật 12 tháng. 2.Bên A: Cử cán bộ kỹ thuật (phòng kỹ thuật, đoàn xe và lái xe) theo dõi giám sát và giải quyết những vướng mắc về kỹ thuật tại xưởng của bên B. Điều 5: Thanh toán: Tiền mặt, séc, ngân phiếu. Tổng dự toán hợp đồng là: 32.805.696 Bằng chữ: (ba mươi hai triệu tám trăm linh năm ngàn sáu trăm chín sáu đồng chẵn) Trong đó: - Giá trị trước thuế: 29.823.360 Thuế giá trị gia tăng: 2.982.336 Khi thanh toán kèm theo hoá đơn do Bộ Tài chính phát hành, ghi rõ nội dung sữa chữa, số xe, tên lái xe và có chữ ký của người mua hàng (Đoàn xe hoặc lái xe) người bán hàng (Bên nhận sửa chữa). Điều 6: Điều khoản khác. - Khi BD/SC xong xe: Hai bên cử cán bộ kỹ thuật lập biên bản nghiệm thu, bàn giao xe tại xưởng. - Bên B sẽ thanh toán xong chậm nhất sau 5 ngày khi đã hoàn tất các thủ tục thanh lý hợp đồng kinh tế và hoá đơn thanh toán hiện hành (Bộ Tài chính). Điều 7: Hợp đồng lập thành 6 bản, bên A giữ 4 bản, Bên B giữ 2 bản có giá trị như nhau kể từ ngày ký. Hai bên có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh nội dung trên. Trong quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng nếu có gì vướng mắc về giá cả, chủng loại vật tư… thì hai bên bàn bạc thống nhất kịp thời đảm bảo xe ra xưởng đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng BD/SC. Đại diện bên A Đại diện bên B Trưởng chi nhánh Giám đốc Trần Hữu Nghị Nguyễn Đình Kỳ Trước khi xe đưa vào sửa chữa Công ty tiến hành kiểm nghiệm xe cùng với đơn vị sửa chữa, lập biên bản kiểm nghiệm đồng thời lập dự toán kèm theo. Sau khi sửa chữa xong Công ty tiến hành nghiệm thu TSCĐ vừa được sửa chữa và lập biên bản nghiệm thu. Lúc này công việc đã hoàn thành, trưởng chi nhánh Phú Thọ tiến hành thanh lý hợp đồng. Đơn vị sửa chữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Công ty Việt Kỳ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Biên bản thanh lý hợp đồng Sửa chữa xe: MAZ 21H – 0127 - Căn cứ vào HĐKT số 13/2003ngày 21 tháng 11 năm 2003 và các phụ lục số 1,2 kèm theo. Căn cứ vào: Biên bản nghiệm thu khối lượng, chất lượng các công việc đã hoàn thành sửa chữa xe ngày 10/12/2003. Hôm nay, ngày 12 tháng 12 năm 2003 đại diện bên a: Công ty vật tư vận tải xi măng Do ông: Trần Hữu Nghị Chức vụ: Trưởng chi nhánh Phú Thọ - Tài khoản: 710A-00243. Tại Ngân hàng công thương Đống Đa Hà Nội. Mã số thuế: 0100106352-1 Đại diện bên b: Công ty Việt Kỳ Phú Thọ. Ông Nguyễn Đình Kỳ . Chức vụ: Giám đốc - Tài khoản 716A-47393 Tại Ngân hàng: PGD Gia Cẩm NHĐT Phú Thọ. Mã số thuế: 2600196076-1 Hai bên thống nhất thanh lý HĐKT trên như sau: Bên B: Đã sửa chữa bảo dưỡng xong chiếc xe: MAZ Biển số: 21H – 0127 Lái xe là: Triệu Khắc Dũng Bên A: Đã nghiệm thu và nhận xe ngày: 16/6/2003 Giá trị thanh lý HĐKT: Giá trị HĐKT: 32.805.696 Phần phát sinh (+): 0 Phần giảm (-): 0 Tổng giá trị thanh lý HĐKT là: 32.805.696 Đã tạm thanh toán là: 0 Số còn lại được thanh toán là: 32.805.696 (Bằng chữ: Ba mươi hai triệu tám trăm lẻ năm ngàn sáu trăm chín sáu đồng) Trong đó: - Giá trị trước thuế: 29.823.360 - Thuế giá trị gia tăng: 2.982.336 Thời gian: Thanh toán chậm nhất là ngày 20 tháng 12 năm 2003 Thời gian bảo hành: Bảo hành chất lượng vật tư kỹ thuật 12 tháng HĐKT số 13/2000 được thanh lý kể từ ngày 12 tháng 12 năm 2003 đại diện bên a đại diện bên b Trưởng chi nhánh Giám đốc Trần Hữu Nghị Nguyễn Đình Kỳ Đồng thời tiến hành thanh toán với đơn vị sửa chữa căn cứ trên hoá đơn GTGT Công ty Việt Kỳ gửi đến. Hoá đơn (GTGT) Mẫu số: 01-GTKT-3LL Liên 2: (Giao khách hàng) GK/03-B Ngày 10 tháng 12 năm 2003 No: 025655 Đơn vị bán hàng: Công ty việt kỳ phú thọ Địa chỉ: P. Gia cẩm , TP. Việt Trì Số tài khoản: 710A - 47393 Điện thoại: 846571 MS Thuế: 2600196076 Họ tên người mua hàng: Đơn vị: Chi nhánh công ty vật tư vận tải xi măng tại Phú Thọ Địa chỉ: Vân cô Việt Trì Số tài khoản: ...................... Hình thức thanh toán: TM MS thuế: STT Tên hàng hoá, dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3 = 1x2 01 Trả tiền sửa chữa ôtô 21H 0127 theo hợp đồng sửa chữa ôtô số 13 ngày 21/11/2003 Xe 01 29.823.360 Cộng tiền hàng: 29.823.360 Thuế suất(GTGT): 10% Tiền thuế GTGT: 2.982.336 Tổng cộng tiền thanh toán: 32.805.696 Số tiền viết bằng chữ: (Ba mươi hai triệu tám trăm lẻ năm ngàn sáu trăm đồng) Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Vì chi phí sửa chữa thực tế lớn không thể đưa hết vào chi phí một kỳ kinh doanh nên phân bổ dần vào chi phí sản xuất kinh doanh hai tháng là tháng 6 và 7. Chứng từ đã lập đầy đủ, kế toán TSCĐ tiến hành ghi sổ Nhật ký chung và sổ Cái như sau: Sổ Nhật ký chung Năm 2003 Trang: 143 Đv: Đồng Chứng từ Diễn giải Đã vào sổ cái Số hiệu tài khoản Số tiền SH NT Nợ Có 1 2 3 4 5 6 7 HĐKT 13/2003 025655 025655 21/11/2003 17/12/2003 17/12/2003 30/12/2000 Số trang trước chuyển sang: Tập hợp chi phí thuê ngoài SCLTSCĐ Thanh toán với công ty Việt Kỳ Quyết toán chi phí SCL hoàn thành Phân bổ chi phí SCL vào chi phí SXKD. Tổng cộng V V 2413 133 331 331 111 142 2413 627 142 17.278.902.700 29.823.360 2.982.336 32.805.696 29.823.360 29.823.360 17.404.160.810 17.278.902.700 32.805.696 32.805.696 29.823.360 29.823.360 17.404.160.810 Sổ Cái Năm 2003 Tên tài khoản : Sửa chữa lớn TSCĐ Số hiệu: 2413 Chứng từ Diễn giải Trang Nhật ký Tài khoản đối ứng Số phát sinh SH NT Nợ Có 1 2 3 4 5 6 7 HĐKT 13/2003 025655 21/11/2003 17/12/2003 Số dư đầu kỳ: Tập hợp chi phí thuê ngoài SCL TSCĐ Quyết toán CP SCL hoàn thành Cộng số phát sinh Số dư cuối kỳ: 143 143 331 142 57.872.320 29.823.360 29.823.360 87.695.700 29.823.360 29.823.360 87.695.700 2.6. Kiểm kê và tính giá lại TSCĐ. Tại Công ty vật tư vận tải Xi măng, công tác kiểm kê TSCĐ được tiến hành đều đặn mỗi năm một lần vào cuối năm, tổ chức đánh giá lại TSCĐ khi có quyết định của Nhà nước. Trước khi kiểm kê, Công ty thành lập ban kiểm kê TSCĐ, ban này trực tiếp tiến hành kiểm kê từng loại TSCĐ, đối chiếu số liệu thực tế với số liệu trên sổ sách để phát hiện tài sản thừa thiếu và lập báo cáo kiểm kê. Để phản ánh việc kiểm kê cả về số lượng và chất lượng thì Công ty dùng mẫu phiếu kiểm kê như sau: Vừa qua Công ty đã kiểm kê, xác định lại giá trị tài sản tại thời điểm 0h ngày 1/1/2004. Tất cả những TSCĐ hiện có tại Công ty đều được kiểm kê. Trong những năm gần đây việc phát hiện thừa thiếu TSCĐ sau khi kiểm kê là không có do vậy việc hạch toán TSCĐ thừa thiếu sau kiểm kê không xảy ra. Tuy nhiên thời gian trước một số tài sản mà nguyên giá và giá trị còn lại ghi trên sổ sách không phù hợp với giá thực tế thì Công ty đề nghị nhượng bán hoặc thanh lý để tính đúng khấu hao và chi phí, tạo nguồn tái đầu tư TSCĐ. Việc nhượng bán hoặc thanh lý các tài sản này là một biện pháp không mấy thiết thực đối với Công ty, nếu TSCĐ còn phù hợp với mục đích sản xuất kinh doanh thì Công ty nên để lại mà điều chỉnh giá cho phù hợp với mặt bằng giá còn nếu TSCĐ này không còn đáp ứng được yêu cầu của Công ty thì lúc đó mới làm thủ tục nhượng bán và thanh lý. Cùng với sự phát triển của sản xuất, qui mô TSCĐ của công ty vật tư vận tải xi măng ngày càng được tăng cường, tạo điều kiện để tăng năng suất lao động, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển. Nhiều năm qua, công ty đã xây dựng cho mình một hệ thống các biện pháp quản lý TSCĐ tương đối đầy đủ, coi hạch toán kế toán là công cụ quản lý đắc lực, thông tin và kiểm tra kịp thời, đầy đủ, chính xác tình hình tăng giảm, sửa chữa, khấu hao TSCĐ. Mục tiêu cuối cùng là hiệu quả sử dụng TSCĐ. Xong hiệu quả sử dụng ra sao, những gì còn tồn tại trong công tác quản lý và hạch toán TSCĐ, phần III của đề tài xin đề cập đến một khía cạnh nào đó của vấn đề này. Phần III Phương hướng hoàn thiện công tác hạch toán kế toán TSCĐ tại công ty vật tư vận tải xi măng. 3.1 Phương hướng hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ tại công ty vật tư vận tải xi măng. 3.1.1. Đánh giá về công tác kế toán TSCĐ tại công ty vật tư vận tải xi măng. Công ty vật tư vận tải xi măng là một doanh nghiệp nhà nước, do vậy trước đây trong thời kỳ bao cấp nguồn hình thành tài sản cố định chủ yếu là ngân sách nhà nước. Những năm gần đây cùng với sự đổi mới cơ chế quản lý kinh tế thì nguồn ngân sách đã bị cắt giảm rất nhiều,cho nên công ty đã và đang tìm cách khắc phục khó khăn này. Giải pháp hữu hiệu đó chính là dựa vào nguồn vốn tự bổ xung của doanh nghiệp mà cơ sở là nguồn vốn khấu hao và các khoản thu nhập bất thường do xử lý các TSCĐ không cần dùng hoặc đã hết thời hạn sử dụng. Qua tình hình chung của công ty như trên, với thời gian thực tập tại đây em xin đưa ra một số ý kiến như sau: Nhìn chung toàn bộ công ty đã đưa một số máy móc thiết bị hiện đại như máy vi tính, máy in, máy photocopy phục vụ cho công ty trong đó có phòng kế toán. Sử dụng máy vi tính trong công tác kế toán đã giúp cho việc xử lý thông tin nhanh chóng, hoàn toàn thuận lợi cho việc cập nhật thông tin kế toán. Vì vậy công việc của nhân viên kế toán được giảm nhẹ, công tác kế toán của doanh nghiệp vì thế mà được tiến hành gọn nhẹ, nhanh chóng. Đồng thời với hình thức tổ chức kế toán như đã nêu ở phần I công ty cũng đã áp dụng đầy đủ các phương pháp kế toán để thực hiện công việc của mình đó là các phương pháp chứng từ, phương pháp tính giá, phương pháp đối ứng tài khoản, phương pháp tổng hợp và cân đối. Việc áp dụng các phương pháp này làm cho công tác kế toán của đơn vị được thực hiện một cách đầy đủ và trọn vẹn. Các khâu hạch toán tăng, giảm, tính khấu hao, sửa chữa lớn TSCĐ đều có phương pháp hạch toán phù hợp, từ những nghiệp vụ đơn giản nhất đến các nghiệp vụ phức tạp, kế toán TSCĐ của công ty ghi sổ hoàn toàn đúng theo qui định của chế độ kế toán mới. Hệ thống chứng từ, sổ sách áp dụng theo hình thức Nhật ký chung được quản lý tương đối đầy đủ. Hệ thống chứng từ ban đầu được tập hợp cẩn thận để cập nhật số liệu vào các sổ chi tiết, tổng hợp TSCĐ một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác qua đó phản ánh thông tin kịp thời, đầy đủ và chính xác cho quản lý. Với qui mô TSCĐ của công ty khá lớn nhưng việc quản lý và sử dụng được tổ chức rất chặt chẽ và khoa học, điều này chứng tỏ cán bộ công ty nói chung và cán bộ phòng kế toán nói riêng hết sức có trách nhiệm cũng như tinh thần tự giác cao. Tuy nhiên hiện nay, mặc dù công tác hạch toán TSCĐ của công ty đã và đang không ngừng được củng cố, song không phải không còn những mặt tồn tại. Trước hết là việc áp dụng kế toán máy vào công tác kế toán tại công ty thì số liệu đưa vào có liên quan đến tài khoản nào lập tức được đưa ngay vào các sổ có liên quan đến tài khoản đó. Nhưng nếu có sai sót số liệu ở một bút toán thì sẽ sai sót ở tất cả các sổ có liên quan mà vẫn đảm bảo cân đối. Do vậy, khi các sổ được lập không mang tính độc lập như trên thì cần phải có biện pháp kiểm tra phát hiện sai sót một cách hữu hiệu. Hai là việc theo dõi hao mòn ở công ty. TSCĐ hiện tại của công ty chỉ có TSCĐ hữu hình vì thế trên sổ sách cũng chỉ ghi chép hao mòn hữu hình. Trong điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển từng ngày từng giờ như hiện nay, TSCĐ vô hình có vị trí rất quan trọng, vậy mà, trong hệ thống tài khoản của doanh nghiệp chưa đưa TK 213 vào sử dụng, cho nên cũng chưa có TK 2143 và đây chính là một thiếu sót lớn cần khắc phục ở công ty. Về phần tính khấu hao TSCĐ, hiện nay công ty trích khấu hao TSCĐ theo quyết định 1062/QĐ/TC/CSTC của Bộ tài chính. Cụ thể là công ty đang áp dụng phương pháp tính khấu hao bình quân, theo phương pháp này khấu hao được tính ổn định cho các năm, nhưng tốc độ thu hồi vốn đầu tư rất chậm. Hơn nữa, năng lực sản xuất của TSCĐ ở mỗi thời điểm lại khác nhau, lúc TSCĐ còn mới năng lực sản xuất rất tốt, tạo ra nhiều sản phẩm, khi tài sản trở nên cũ, lạc hậu, năng lực sản xuất kém, tạo ra ít sản phẩm, nếu áp dụng phương pháp tính khấu hao như hiện nay là chưa hợp lý do mức trích khấu hao lúc TSCĐ còn mới cũng bằng mức trích khấu hao lúc TSCĐ cũ nát lạc hậu. Ba là trong việc theo dõi TSCĐ trên sổ sách mặc dù đã tương đối chặt chẽ, nhưng việc không lập thẻ TSCĐ trước hết là chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán đã qui định, sau là ảnh hưởng tới công tác kế toán TSCĐ làm cho việc theo dõi TSCĐ của kế toán không đầy đủ cả về mặt số lượng cũng như mặt giá trị. Bốn là với đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty chủ yếu là cung ứng vật tư và vận chuyển vật tư, sản phẩm cho các nhà máy xi măng,cho nên hai nhóm TSCĐ máy móc thiết bị và phương tiện vận tải là hai nhóm TSCĐ phục vụ trực tiếp cho sản xuất kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, trong cơ cấu TSCĐ của công ty thì hai nhóm này chiếm tỷ trọng nhỏ, lại cũ nát, lạc hậu dẫn đến năng suất lao động thấp, an toàn lao động không được đảm bảo, ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của công ty trên thị trường do hiệu quả sử dụng TSCĐ của công ty chưa cao. Chứng tỏ việc xây dựng cơ cấu đầu tư TSCĐ hiện nay chưa hợp lý, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sản xuất kinh doanh của công ty. Hơn nữa địa bàn hoạt động của công ty phân tán ở nhiều địa phương khác nhau, gây khó khăn cho công tác quản lý và sử dụng TSCĐ qua đó làm giảm hiệu quả sử dụng TSCĐ. Năm là hiện nay công ty không có TSCĐ đi thuê và cho thuê. Đây là một hoạt động tuy rất mới xong lại tỏ ra rất hiệu quả đối với việc đầu tư tài sản của các doanh nghiệp. Trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển không ngừng, đặt các doanh nghiệp đứng trước một thực tế đáng buồn là TSCĐ quá lạc hậu, cần đổi mới. Tuy nhiên, vấn đề khó khăn nhất hiện nay là thiếu vốn đầu tư, công ty vật tư vận tải xi măng cũng không đứng ngoài thực trạng này. Do vậy, rất có thể quan tâm đến vấn đề thuê TSCĐ là một trong những biện pháp hữu hiệu để tháo gỡ những khó khăn hiện nay. 3.1.2. Phương hướng hoàn công tác kế toán TSCĐ tại công ty vật tư vân tải xi măng. Những tồn tại trên đây mặc dù không gây ra những thất thoát lớn về TSCĐ nhưng nó có ảnh hưởng ít nhiều đến hiệu quả công tác kế toán TSCĐ của công ty. Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần làm thế nào để khắc phục những tồn tại này.Liên hệ kiến thức đã học với thực tế của công ty, em xin đưa ra một số ý kiến sau đây, với mong muốn phần nào có thể đóng góp cho công ty trong việc khắc phục những vấn đề này. Một là đối với việc áp dụng kế toán máy, công ty nên lắp đặt chương trình kế toán máy có thể phát hiện ra những sai sót khi vào bút toán không đúng chế độ kế toán. Để thực hiện được chương trình này công ty nên kết hợp với Tổng công ty đầu tư vào việc lập trình kế toán mang tính đặc thù của công ty thể hiện thông qua các bút toán cơ bản, đó là các dấu hiệu giúp máy tính hạn chế tối đa những sai sót. Song song với quá trình hạch toán trên máy vi tính thì kế toán nên thận trọng để tránh nhầm lẫn trong quá trình hạch toán, nếu không việc tìm ra sai sót sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức. Hai là đối với các loại TSCĐ không mang hình thái vật chất (TSCĐ vô hình ) công ty nên xem xét theo dõi loại tài sản này thông qua việc sử dụng TK 213 và TK 2143. Việc tính nguyên giá TSCĐ vô hình trước kia không được phản ánh vào sổ kế toán mà chỉ ngầm định thì bây giờ đã có phương pháp xác định công ty cũng nên xem xét để thực hiện. Ba là về việc lập và luân chuyển chứng từ ban đầu. Khi phát sinh các nghiệp vụ tăng TSCĐ thì kế toán TSCĐ cần phải lập thẻ TSCĐ và vào sổ chi tiết TSCĐ. Nhưng ở công ty vật tư vận tải xi măng lại không lập thẻ TSCĐ, như vậy kế toán chỉ theo dõi TSCĐ về mặt giá trị mà không theo dõi được thực trạng kỹ thuật của TSCĐ. Có thể nói việc quản lý TSCĐ như vậy là chưa đầy đủ vì nếu chỉ theo dõi về mặt giá trị kế toán sẽ không nắm bắt được tình trạng TSCĐ lạc hậu, hay hiện đại, cũng không biết mức độ hao mòn ra sao. Trên sổ sách đó là giá trị ghi với giả thiết chỉ có TSCĐ hoạt động còn các yếu tố khác không đổi, nhưng trong thực tế TSCĐ thực trạng TSCĐ có thể giảm sức sản xuất nhanh hơn trên sổ sách do nó lạc hậu so với các loại máy móc mới ra, số ca làm việc của nó giảm do bảo dưỡng không tốt. Vì thế, kế toán không có cái nhìn tổng quát về TSCĐ cho nên không thể điều chỉnh mức khấu hao cho phù hợp với tình trạng kỹ thuật của TSCĐ. Để quản lý được đầy đủ kế toán nên lập thẻ TSCĐ như sau: Đơn vị: Mẫu số: 02 - TSCĐ Địa chỉ: Ban hành theo QĐ số 1141 - TC/QĐ/CĐKT của Bộ tài chính Ngày 01 tháng 11 năm 2003 thẻ tài sản cố định ngày.... tháng.... năm.... Số: Kế toán trưởng (Ký,họ tên) ............. Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ số.......... ngày....... tháng....... năm........ Tên, ký mã hiệu, qui cách (cấp hạng TSCĐ)............... Số hiệu TSCĐ ............. Nước sản xuất (xây dựng)................................. Năm sản xuất ........................ Bộ phận quản lý, sử dụng............................... Năm đưa vào sử dụng............... Công suất (diện tích) thiết kế........................................................................... Đình chỉ sử dụng TSCĐ ngày...... tháng...... năm...... lý do đình chỉ................. Số hiệu chứng từ Nguyên giá TSCĐ Giá trị hao mòn TSCĐ Ngày tháng năm Diễn giải Nguyên giá Năm Gía trị hao mòn Cộng dồn Dụng cụ phụ tùng kèm theo. STT Tên qui cách dụng cụ, phụ tùng Đơn vị tính Số lượng Giá trị A B C 1 2 Ghi giảm TSCĐ chứng từ số: Ngày tháng năm Lý do giảm..... Bốn là hiện nay Bộ Tài chính đã cho phép các doanh nghiệp có thể áp dụng việc khấu hao nhanh TSCĐ với điều kiện phù hợp với mức doanh thu đạt được. Do vậy công ty có thể áp dụng phương pháp khấu hao nhanh nhằm giúp cho công ty thu hồi vốn đầu tư nhanh, từ đó có điều kiện đổi mới TSCĐ. Công ty có thể lựa chọn phương pháp khấu hao nhanh theo giá trị còn lại hoặc theo tổng số năm sử dụng như đã trình bày ở phần lý luận. Nếu công ty có dự định thay đổi phương pháp khấu hao thì cấn có công văn trình bày với cục quản lý vốn là cơ quan có thẩm quyền quyết định. Sau khi cục quản lý vốn đã nhất chí, công ty phải giải trình cụ thể phương pháp tình khấu hao mới. Theo em công ty nên chọn phương pháp khấu hao nhanh theo số năm sủ dụng. Về ưu điểm thì phương pháp này giúp thu hồi vốn nhanh do đó có khả năng phòng ngừa được hiện tượng mất giá do hao mòn vô hình và số khấu hao luỹ kế đến năm cuối cùng sẽ đảm bảo bù đắp đủ giá trị ban đầu của TSCĐ. Về nhược điểm phương pháp khấu hao này so với các phương pháp khác là tỷ lệ khấu hao lớn, nhưng nhìn chung phương pháp này đáp ứng được phần lớn yêu cầu của công ty. Mức trích khấu hao 2 x 150.000.000 (10 + 1 –1) ở năm 1 10 (10 + 1) = = 27.272.728 Ví dụ: áp dụng phương pháp khấu hao nhanh theo tổng số năm sử dụng cho xe ôtô KIA có nguyên giá 150.000.000 đồng với số năm sử dụng là 10 năm như sau: Mức trích khấu hao 2 x (150.000.000 – 27.272.728)(10 + 1 –1) ở năm 2 10 (10 + 1) = = 20.082.645 Tiếp tục tính cho đến năm thứ 10 là hết thời gian sử dụng, sau đó nếu ôtô này vẫn còn sử dụng thì không trích khấu hao nữa. Mặt khác, khi phản ánh số khấu hao phải trích và phân bổ cho các đối tượng sử dụng, công ty đã không lập bảng phân bổ khấu hao để ghi chép. Do vậy, để theo dõi hao mòn TSCĐ một cách đầy đủ, chính xác công ty nên lập bảng phân bổ khấu hao như sau: Tổng công ty xi măng Việt Nam Công ty vật tư vận tải xi măng Bảng tính và phân bổ khấu hao Tài sản cố định STT Chỉ tiêu Tỷ lệ KH hoặc thời gian sử dụng Nơi SD Toàn DN TK 627 TK 641 TK 642 TK 241 TK 142 TK 335 Nguyên giá Số KH PX1 ... PXn I II III IV Số KH đã trích tháng trước Số KH tăng trong tháng Số KH giảm trong tháng Số KH phải trích tháng này Ngày.... tháng ..... năm ... Người lập bảng Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Năm là mặc dù là một công ty hoạt động và hạch toán độc lập nhưng vẫn chịu sự chỉ đạo của Tổng công ty xi măng Việt Nam, do vậy các nghiệp vụ liên quan đến Tổng công ty đều được coi là thanh toán nội bộ. Như vậy nghiệp vụ điều động TSCĐ về Tổng công ty thì công ty lại ghi giảm TSCĐ là: Nợ TK 811 : Giá trị còn lại. Nợ TK 2141 : Giá trị hao mòn. Có TK 211: Nguyên giá. Việc ghi chép như vậy là chưa đúng chế độ, vậy kế toán cần hạch toán đúng chế độ kế toán hiện hành, cụ thể với trường hợp điều động máy điện thoại lên Tổng công ty như đã trình bày ở phần II thì kế toán ghi như sau: Nợ TK 411 : 9.540.000 đ Nợ TK 2141 : 1.260.000 đ Có TK 211 : 10.800.000 đ Phần giá trị còn lại không thể được xem là chi phí bất thường mà phải coi là đã làm giảm vốn kinh doanh của công ty, thì mới phù hợp với chế độ hiện hành. Sáu là nghiệp vụ thuê tài chính, trong cơ chế thị trường hiện nay, đó là xu thế phổ biến và có lợi cho các công ty, vì vậy công ty nên tham khảo thủ tục để thực hiện hoạt động này. So với việc vay vốn ngân hàng để đầu tư mua sắm thiết bị thì hoạt động thuê tài chính thể hiện tính ưu việt hơn hẳn. Vì nếu thực hiện thuê tài chính thì có thể tài sản đó sẽ thuộc về công ty nếu công ty thấy cần thiết, còn nếu công ty không cần thì có thể trả lại tài sản thuê. Việc thương lượng giữa công ty với bên cho thuê tài chính sẽ dễ dàng hơn rất nhiều so với việc thương lượng với ngân hàng, đây có thể coi là hình thức đáo nợ. Về thủ tục cũng đơn giản hơn, doanh nghiệp chỉ cần làm đơn xin thuê tài chính nộp cho bên cho thuê, nếu chấp nhận được thì hai bên ký hợp đồng thuê tài chính và khi kết thúc nếu bên đi thuê thấy cần thiết thì có thể thương lượng với bên cho thuê rồi mua luôn. Bảy là đối với việc ghi giảm TSCĐ do thanh lý, nhượng ban. Số tiền thu được đúng ra phải được chuyển từ tài khoản 911 về tài khoản 421 và chịu thuế thu nhập. Tuy nhiên theo em công ty có thể sử dụng số tiền đó để đầu tư mua sắm TSCĐ bằng biện pháp gửi công văn lên cục quản lý vốn thuộc Bộ Tài chính xin phép dùng thu nhập đó để đầu tư. Nếu được chấp nhận khoản tiền đó sẽ chuyển về nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Cụ thể với trường hợp thanh lý ôtô Sanxing đã nêu ở phần II. Kế toán ghi bút toán chuyển nguồn như sau: Nợ TK 911: 11.320.000 Có TK 441: 11.320.000 3.2 Phương hướng nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty vật tư vận tải xi măng. 3.2.1 Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ Hạch toán TSCĐ phục vụ cho công tác quản lý TSCĐ trên cơ sở các thông tin được ghi chép theo ngôn ngữ kế toán. Để những thông tin này có tác dụng thì không những phải tổ chức tốt công tác kế toán mà còn phải có phương pháp đánh giá và phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ từ đó tìm ra hướng đổi mới, hoàn thiện. Phương pháp phân tích phổ biến là phương pháp so sánh. Đơn giản nhất là so sánh số đầu kỳ với số cuối kỳ để đánh giá tình hình biến động của TSCĐ về số lượng hay nguyên giá. Còn để đánh giá chung tình hình TSCĐ cần thông qua thước đo giá trị, trước hết là đánh giá biến động về cơ cấu tài sản thông qua tính và so sánh tỷ trọng của từng loại TSCĐ cuối kỳ so với đầu kỳ. Một số chi tiết cơ bản để đánh giá và phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ bao gồm: Mức trang bị TSCĐ Nguyên giá cho một lao động Số lao động bình quân = Chỉ tiêu này để đánh giá trình độ trang bị kỹ thuật cho người lao động. Để đánh giá tình trạng kỹ thuật của TSCĐ cần tính và so sánh các chỉ tiêu: Hệ số Giá trị hao mòn TSCĐ hao mòn TSCĐ Nguyên giá TSCĐ = Hệ số còn Giá trị còn lại của TSCĐ sử dụng được Nguyên giá TSCĐ = Hệ số TSCĐ mới đưa vào sử dụng đổi mới TSCĐ Nguyên giá TSCĐ cuối năm = Để đánh giá tình hình đầu tư đổi mới TSCĐ người ta sử dụng các chỉ tiêu: Hệ số TSCĐ loại bỏ trong năm loại bỏ TSCĐ Nguyên giá TSCĐ đầu năm = Sức sản xuất Doanh thu thuần của TSCĐ Nguyên giá bình quân TSCĐ = Để đánh giá chung tình hình sử dụng toàn bộ TSCĐ, người ta sử dụng chỉ tiêu tổng hợp là hiệu suất sử dụng TSCĐ. Sức sinh lợi Lợi nhuận của TSCĐ Nguyên giá bình quân TSCĐ = Chỉ tiêu này phản ánh một đồng nguyên giá bình quân TSCĐ đem lại mấy đồng doanh số hoặc giá trị sản lượng. Suất hao phí Nguyên giá bình quân TSCĐ của TSCĐ Lợi nhuận = Chỉ tiêu này phản ánh một đồng nguyên giá bình quân TSCĐ đem lại mấy đồng lợi nhuận. Hiệu quả sử dụng Doanh thu thuần vốn cố định Số vốn cố định bình quân = Tại công ty vật tư vận tải xi măng trong những năm qua TSCĐ đã góp phần không nhỏ trong kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Song một trong những việc làm cần thiết, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ là phân tích tình hình sử dụng TSCĐ thì công ty chưa thực hiện được. Vì vậy, để có thể thấy rõ được tình hình sử dụng TSCĐ thì công ty nên triển khai việc phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ, cụ thể là một số chỉ tiêu cơ bản như sau: Về cơ cấu nguồn hình thành TSCĐ, là một doanh nghiệp nhà nước nên tại công ty vật tư vận tải xi măng, TSCĐ có thể hình thành bởi các nguồn vốn ngân sách, vốn vay và vốn tự bổ xung. Tuy nhiên bước sang cơ chế thị trường không còn sự bao cấp của ngân sách nhà nước thì nguồn vốn chủ yếu để đầu tư vào TSCĐ thường là nguồn vốn tự bổ xung của công ty. Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu 2002 2003 N.giá TSCĐ % N.giá TSCĐ % Tổng nguồn vốn 26.053.837.108 100 27.376.369.357 100 Nguồn vốn ngân sách 4.804. 873.282 18,4 5.076.169.136 18,5 Nguồn vốn bổ xung 21.248.963.826 81,6 22.300.200.221 81,5 Nguồn vốn khác 0 0 Qua bảng trên ta thấy nguồn vốn tự bổ xung chiếm tỷ trọng lớn tới 81,5% trong tổng giá trị tài sản. Như vậy, xu hướng đầu tư chủ yếu của công ty là dựa trên tiềm lực tài chính của chính công ty, chỉ trừ những tài sản có giá trị quá lớn công ty mới phải xin vốn đầu tư của ngân sách. Về tình hình sử dụng TSCĐ ta có bảng phân tích sau đây: STT Chỉ tiêu 2002 2003 Chênh lệch Số tiền (đ) % Số tiền (đ) % Số tiền (đ) % 1 Nguyên giá TSCĐ Nhà cửa vật kiến trúc Máy móc thiết bị Phương tiện vận tải Thiết bị quản lý 26.053.837.108 10.447.989.248 2.066.702.884 8.048.683.178 5.490.461.798 100 40 8 31 21 27.376.369.357 11.646.267.938 2.066.702.884 8.048.683.178 5.614.715.357 100 42.5 7.5 29.4 20.6 1.322.532.249 1.198.278.690 0 0 124.253.559 _ +2.5 -0.5 -1.6 -0.4 2 Số lượng lao động Mức trang bị TSCĐ cho 1 lao động 635 41.029.665 642 42.642.320 7 1.612.655 3 Giá trị hao mòn Hệ số hao mòn 10.712.218.802 0,4112 12.543.157.452 0,4582 1.830.938.650 0,047 4 TSCĐ bị loại bỏ Hệ số loại bỏ 697.444.305 0,0268 365.760.000 0,0134 -331.684.305 -0,0134 5 TSCĐ mới đưa vào hoạt động Hệ số đổi mới 10.503.287.980 0,4031 1.334.832.249 0,0488 -9.168.455.731 -0,3543 Qua bảng phân tích trên ta thấy TSCĐ năm 2003 so với năm 2002 đã có biến động. Cụ thể là nguyên giá TSCĐ năm 2003 tăng 1.322.532.249 đồng so với năm 2002 tức là tăng 5%. Tuy nhiên, để xem mức tăng này có hợp lý không cần phải xem xét cơ cấu tăng của từng loại TSCĐ. Xu hướng có tính hợp lý là TSCĐ phân bổ vào nhóm đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả phải tăng nhanh và có tỷ trọng lớn. Tại công ty, tỷ trọng nhóm nhà cửa vật kiến trúc tăng 1.198.278.690 đồng so với năm 2002 tức là tăng 2,5%, trong đó nhóm máy móc thiết bị giảm 0,5%; nhóm phương tiện vận tải giảm 1,6%; nhóm thiết bị quản lý giảm 0,4%, như vậy cơ cấu đầu tư TSCĐ là chưa hợp lý, mặc dù công ty đã cố gắng đổi mới TSCĐ, song do cơ cấu đầu tư chưa hợp lý nên chưa tận dụng hết năng lực sản xuất của TSCĐ. So với năm 2002 số lượng lao động của công ty số lượng lao động tăng 7 người. Nhưng nguyên giá TSCĐ tăng, nên mức trang bị TSCĐ cho một lao động vẫn tăng 1.612.655 đồng. Về cơ bản, đây là một thành tích đáng mừng, thể hiện trình độ trang bị kỹ thuật cho người lao động ngày một nâng cao, đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động. Một nhân tố cơ bản làm thay đổi hiện trạng của TSCĐ là sự hao mòn, trong quá trình sử dụng TSCĐ hao mòn dần và đến một lúc nào đó sẽ không sử dụng được nữa. Mặt khác, quá trình hao mòn của TSCĐ diễn ra đồng thời với quá trình sản xuất kinh doanh. Nghĩa là sản xuất càng khẩn trương bao nhiêu thì quá trình hao mòn càng nhanh bấy nhiêu. Bởi vậy, nhằm đánh giá đúng mức TSCĐ của doanh nghiệp đang sử dụng còn mới hay cũ thì hệ số hao mòn được đưa vào phân tích để từ đó tìm ra biện pháp đúng đắn cho quá trình tái sản xuất TSCĐ. Hệ số hao mòn TSCĐ của công ty năm 2003 cao hơn so với năm 2002 là 0,047% chứng tỏ TSCĐ mới được đưa vào hoạt động nhiều hơn nên giá trị hao mòn tăng 1.830.938.650 đồng, như vậy phần lớn TSCĐ của công ty đang ở giai đoạn đầu của quá trình khấu hao. Hơn nữa hệ số hao mòn của công ty luôn nhỏ hơn 1 chứng tỏ TSCĐ của công ty đã và đang được đổi mới. Hệ số đổi mới của công ty còn rất nhỏ, không những thế năm 2003 còn giảm so với năm 2002 là 0,3543%, như vậy công ty có đổi mới TSCĐ, tuy nhiên để nâng cao năng lực sản xuất hơn nữa thì công ty nên chú trọng xem xét đến vấn đề đổi mới những TSCĐ thuộc nhóm phục vụ sản xuất nhanh hơn và nhiều hơn nữa. Để rõ hơn ta xem xét hiệu quả sử dụng TSCĐ của công ty: STT Chỉ tiêu 2002 2003 Chênh lệch 1 Nguyên giá TSCĐ 26.053.837.108 27.376.369.357 1.322.532.249 2 Tổng doanh thu - Sức sản sxuất 364.347.634.403 13,6 460.100.000.000 16,8 105.752.365.597 3,2 3 Lợi nhuận - Sức sinh lợi của TSCĐ - Suất hao phí TSCĐ -2.176.727.257 - 0,084 - 11,69 3.377.540.070 - 0,124 8,125 5.554.267.327 0,208 20,074 Hiệu quả sử dụng TSCĐ của công ty năm 2003 tăng lên so với năm 2002, cụ thể là sức sản xuất của TSCĐ tăng lên, mỗi đồng giá trị TSCĐ theo nguyên giá năm 2003 sản xuất ra 16,8 đồng doanh thu, trong khi đó năm 2001 chỉ sản xuất ra 13,6 đồng, như vậy là tăng 3,2 đồng. Sức sinh lợi của TSCĐ cũng tăng 0,028 đồng trên một đồng nguyên giá TSCĐ. Rõ ràng hiệu quả sử dụng TSCĐ năm 2003 tăng lên so với năm 2002, qua đó ta thấy việc quản lý và sử dụng TSCĐ của công ty ngày càng được nâng cao. Nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ chính là kết quả của việc cải tiến tổ chức lao động, tổ chức sản xuất và hoàn chỉnh kết cấu TSCĐ, đồng thời đó là biện pháp tốt nhất để sử dụng vốn một cách tiết kiệm và có hiệu quả. Chính vì vậy, để ngày càng phát triển công ty phải không ngừng phát huy tiềm năng sẵn có, ra sức khai thác và sử dụng TSCĐ, từng bước nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng TSCĐ. Để làm được điều đó công ty cần tổ chức tốt bộ máy quản lý và các phòng ban, trước hết là phòng kế toán cần phải hoàn thiện công tác kế toán và phân tích kinh tế nói chung, công tác kế toán TSCĐ và phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ nới riêng, từ đó cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho quản lý. 3.2.2 Phương hướng nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ. Cơ cấu TSCĐ hiện nay của công ty với hai nhóm TSCĐ máy móc thiết bị và phương tiện vận tải chiếm tỷ trọng nhỏ là hoàn toàn chưa hợp lý. Điều đó ảnh hưởng lớn đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, để công ty hoạt động đúng chức năng là vật tư vận tải thì trong thời gian tới công ty nên chú trọng đầu tư thêm máy móc thiết bị, phương tiện vận tải cho sản xuất kinh doanh để thay đổi cơ cấu TSCĐ hiện nay theo chiều hướng hợp lý hơn. Đặc biệt là phương tiện vận tải thuỷ hiện nay đang tỏ ra rất hiệu quả, vừa mang lại lợi nhuận cho công ty, vừa tạo thêm nhiều công ăn việc làm. Bên cạnh đó để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, công ty nên tăng cường công tác bảo quản TSCĐ. Do địa bàn hoạt động của công ty phân tán ở nhiều địa phương khác nhau, gây khó khăn cho công tác bảo quản, sử dụng TSCĐ, làm giảm hiệu quả sử dụng TSCĐ. Để tăng cường công tác quản lý và sử dụng TSCĐ, khi đưa TSCĐ vào sử dụng cần phân biệt rõ quyền hạn, trách nhiệm cho các bộ phận, phòng ban, chi nhánh sử dụng nó trong việc bảo quản, bảo dưỡng, đảm bảo an toàn cho TSCĐ tránh mất mát hư hỏng để TSCĐ có thể hoạt động hiệu quả nhất. Công ty nên có biện pháp khích lệ về kinh tế như thưởng cho bộ phận sử dụng tốt, đồng thời phạt những bộ phận sử dụng, bảo quản không đúng qui định. Mặc dù công ty đã đổi mới TSCĐ song vẫn còn ở mức độ thấp, do vậy công ty cần khẩn trương hơn nữa trong việc đầu tư, đổi mới TSCĐ. Chỉ nhờ đổi mới TSCĐ mới đạt được năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt, giá thành hạ, tạo được sức cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường. Đổi mới TSCĐ còn có ý nghĩa quan trọng trong việc giảm nhẹ biên chế, giải phóng lao động thủ công nặng nhọc, đảm bảo an toàn cho người lao động. Xét trên góc độ tài chính doanh nghiệp, sự nhạy cảm trong việc đầu tư, đổi mới TSCĐ còn là một nhân tố quan trọng để hạ thấp chi phí sản xuất. Những doanh nghiệp có trình độ trang bị kỹ thuật hiện đại sẽ có lợi thế trong việc thu hút các nguồn tài chính trên thị trường phục vụ cho đầu tư mở rộng sản xuất. Ngoài ra, thực hiện bảo toàn vốn cố định nhằm xác định chính xác số vốn cố định đến cuối kỳ phải đảm bảo đủ trong điều kiện biến động các yếu tố như lạm phát, hao mòn vô hình... Đó cũng là một biện pháp có tác dụng rất tích cực trong quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ. Bảo toàn vốn, giúp cho vốn cố định có khả năng tái tạo khi TSCĐ hết thời hạn sử dụng, xác định điểm tối thiểu mà doanh nghiệp phải đạt được để đảm bảo có hướng phát triển vốn. Tóm lại TSCĐ với vai trò của mình đòi hỏi các doanh nghiệp phải hết sức chú trọng đến vấn đề quản lý và sử dụng TSCĐ hợp lý. Tuỳ theo đặc điểm riêng của mình mỗi công ty đã, đang và sẽ xây dựng được những biện pháp quản lý TSCĐ hơn, công ty vật tư vận tải xi măng cũng đang từng bước hoàn thiện công tác quản lý TSCĐ, vì vậy với những ý kiến của mình em hy vọng công ty vật tư vận tải xi măng có thể tham khảo và phần nào áp dụng nhằm đạt được mục tiêu tối ưu, tạo đà phát triển vững mạnh cho công ty hiện nay và trong tương lai. kết luận Cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội và sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, TSCĐ trong nền kinh tế quốc dân và trong các doanh nghiệp không ngừng được đổi mới, hiện đại hoá và tăng lên nhanh chóng, góp phần vào việc tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm. Điều đó đặt ra cho công tác quản lý TSCĐ những yêu cầu ngày càng cao. Chính vì vậy mà công tác quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại các doanh nghiệp luôn được quan tâm hàng đầu. Bởi như vậy thì doanh nghiệp mới có thể theo dõi sát sao được sự biến động của tài sản, từ đó kịp thời đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ. Thời gian thực tập tại công ty vật tư vận tải xi măng đã giúp em vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn, tạo cho em những kinh nghiệm trong khi làm kế toán, phù hợp với điều kiện thực tế mà trong lý luận không đặt ra. Sau một thời gian thực tập em đã hoàn thành chuyên đề này, dựa trên cơ sở lý luận đã học tại nhà trường và thực tế hoạt động kế toán TSCĐ tại công ty vật tư vận tải xi măng. Chuyên đề đã phần nào đó đưa ra các vấn đề còn vướng mắc trong công tác kế toán tại công ty. Song giữa thực tế và lý luận còn có khoảng cách nhất định, đồng thời do kiến thức còn hạn chế, chuyên đề không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô, các cô chú và anh chị trong công ty, cũng như các bạn để bản chuyên đề này được hoàn chỉnh hơn. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn cùng các cô chú và các anh chị trong phòng Tài chính - Kế toán - Thống kê của công ty vật tư vận tải xi măng đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình thực tập để hoàn thành chuyên đề này. Tài liệu tham khảo 1. Giáo trình kế toán tài chính trong các doanh nghiệp PTS Nguyễn Văn Công 2. Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh PGS - PTS Phạm Thị Gái 3. Quyết định 1062 - QĐ/CSTC ngày 14/11/1996 của Bộ Tài chính 4. Quyết định 166/1999/QĐ-BTC ngày 30/12/1999 của Bộ Tài chính 5. Tạp chí kế toán các số năm 2002,2003 6. Tạp chí tài chính các số năm 2002,2003 7. Tạp chí kiểm toán các số năm 2002,2003 8. Tài liệu của công ty vật tư vận tải xi măng 9. Công báo các số năm 2002,2003 Mục lục Lời nói đầu 1 Phần I: Lý luận chung về hạch toán kế toán TSCĐ trong các doanh nghiệp 3 1.1. Những vấn đề chung về TSCĐ 3 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm 4 1.1.2.Vai trò của TSCĐ và yêu cầu quản lý TSCĐ 4 1.1.3. Phân loại TSCĐ 6 1.1.4.Đánh giá TSCĐ 9 1.2. Tổ chức kế toán chi tiết TSCĐ 11 1.2.1. Vai trò, nhiệm vụ của kế toán TSCĐ 11 1.2.2. Hạch toán chi tiết TSCĐ 13 1.3. Hạch toán tổng hợp tăng giảm TSCĐ 19 1.3.1. Tài khoản sử dụng 19 1.3.2. Trình tự hạch toán 20 1.4. Hạch toán khấu hao TSCĐ 23 1.4.1. Tài khoản sử dụng 23 1.4.2. Trình tự hạch toán 23 1.5. Hạch toán sửa chữa TSCĐ 26 1.6. Qui trình thực hiện công việc kế toán trên máy tính 28 Phần II: Thực trạng tổ chức hạch toán và quản lý TSCĐ tại công ty vật tư vận tải xi măng 30 2.1. Đặc điểm kinh tế kế hoạch ảnh hưởng đến công tác kế toán 30 2.1.1. Đặc điểm chung 30 2.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý 32 2.1.3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán 34 2.2. Đặc điểm về TSCĐ tại công ty vật tư vận tải xi măng 38 2.2.1. Đặc điểm và vai trò của TSCĐ trong sản xuất của công ty 38 2.2.2. Phân loại và đánh giá tài sản cố định của công ty 38 2.3. Hạch toán tăng giảm TSCĐ 40 2.3.1. Hạch toán tăng TSCĐ 40 2.3.2. Hạch toán giảm TSCĐ 52 2.4. Hạch toán khấu hao TSCĐ 60 2.5. Hạch toán sửa chữa TSCĐ 64 2.6. Kiểm kê và tính giá TSCĐ 72 Phần III: Phương hướng hoàn thiện công tác hạch toán KT và quản lý TSCĐ tai CT vật tư vận tải xi măng 74 3.1. Phương hướng hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ tại công ty vật tư vận tải xi măng 74 3.1.1. Đánh giá về công tác kế toán TSCĐ 74 3.1.2. Phương hướng hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ tại công ty vật tư vận tải xi măng 74 3.2. Phương hướng nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty vật tư vận tải xi măng 81 3.2.1. Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ 81 3.2.2. Phương hướng nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ 86 Kết luận 88

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0056.doc
Tài liệu liên quan