Nhiệm vụ chính của doanh nghiệp là xây dựng lên các công trình hạ tầng vừa và nhỏ mà đơn vị đã đăng ký có ghi trong giấy phép đăng ký kinh doanh.
Ngoài việc sản xuất kinh doanh ngành nghề đã đăng ký doanh nghiệp còn có trách nhiệm bảo toàn và phát triển đồng vốn để tái sản xuất mở rộng và đóng góp nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước. Đây chính là quyền hạn và cũng là nghĩa vụ mà bất kỳ công ty hay doanh nghiệp nào cũng phải thực hiện.
Cùng với việc xây lắp doanh nghiệp còn có chức năng quản lý, quy hoạch và phát triển mạng lưới đô thị, các vùng, hộ dân cư.
58 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1019 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán tài sản cố định tại doanh nghiệp xây dựng tư nhân Thành Đạt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đã biết đối với ngành xây dựng đây là một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước nó luôn được chú trọng ở mọi lúc và mọi nơi Do nhu cầu của con người cộng thêm vào đó là xu thế công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước nên doanh nghiệp xây dựng tư nhân Thành Đạt đã nhanh chóng chiếm được ưu thế trong nền kinh tế nước nhà. Do vậy mà hiệu quả kinh doanh mà đơn vị đạt được là cao.
Bên cạnh những thuận lợi mà doanh nghiệp còn kể đến những khó khăn ảnh hưởng tới công tác thực hiện thi công của đơn vị đó là: là doanh nghiệp trẻ nên kiến thức và kinh nghiệm vốn còn hạn chế. Quan hệ hợp tác làm ăn có hạn hẹp, thị trường tiêu thụ thiếu, tình trạng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp còn cao, nguồn lao động thiếu kinh nghiệm do kiến thức công việc hạn chế.
II. Các phần hành kế toán
1. Kế toán vốn bằng tiền
1.1. Đặc điểm:
Kế toán vốn bằng tiền là một bộ phận của tài sản lưu động. Nó bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng.
Kế toán vốn bằng tiền có tính lưu hoạt cao nhất, vốn bằng tiền được dùng để đáp ứng nhu cầu thanh toán của doanh nghiệp, thực hiện việc mua sắm hoặc chi phí.
1.2. Chứng từ, trình tự luân chuyển chứng từ sử dụng
Kế toán tiền mặt: Để hạch toán tăng, giảm kế toán tiền mặt sử dụng các chứng từ: Phiếu thu, phiếu chi
Sơ đồ: Trình tự luân chuyển
Chứng từ gốc (phiếu thu, phiếu chi)
Sổ Nhật ký chung
Sổ cái TK 111
Sổ quỹ tiền mặt
Sổ chi tiết TK 111
Sổ tổng hợp chi tiết TK 111
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếm
Hàng ngày khi có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến tiền mặt, kế toán vốn bằng tiền lập các phiếu thu, phiếu chi. Khi lập , lập thành 3 liên (sử dụng giấy than ghi một lần). Sau khi ghi đầy đủ các nội dung trên phiếu và ký, chuyển chờ kế toán trưởng và thủ trưởng đơn vị ký duyệt sau đó chuyển cho thủ quỹ làm căn cứ để xuất, nhập quỹ.
Thủ quỹ giữ lại một liên để ghi sổ quỹ, 1 liên giao cho người nộp tiền (người nhận tiền) 1 liên lưu tại quyển. Cuối ngày toàn bộ phiếu thu, chi thủ quỹ chuyển cho bộ phận kế toán vốn bằng tiền để kiểm tra, hoàn chỉnh chứng từ, ghi sổ nhật ký chung, sổ cái TK 111, và sau đó đối chiếu giữa sổ chi tiết tổng hợp với sổ cái TK111, cuối cùng là tổ chức lưu trữ và bảo quản chứng từ.
1.3. Phương pháp và cơ sở ghi sổ
a. Ghi sổ chi tiết: bao gồm sổ quỹ tiền mặt, sổ chi tiết sổ tổng hợp TK 111.
- Sổ quỹ tiền mặt:
ã Mục đích: Dùng để hạch toán chi tiết tình hình thu chi, tồn tại quỹ
ã Cơ sở lập: là sổ quỹ từ năm trước, các phiếu thu, chi phát sinh trong kỳ và sổ này do thủ quỹ, kế toán vốn bằng tiền cùng mở và ghi.
ã Phương pháp ghi: đầu năm căn cứ vào số dư cuối năm trước để chuyển sang số dư của đầu năm nay. Trong kỳ khi phát sinh các nghiệp vụ có liên quan đến thu, chi tiền mặt bằng nội tệ phải ghi theo trình tự thời gian sau đó tính số dư cuối mỗi ngày, cuối trang phải cộng chuyển sang trang sau. Cuối tháng cộng tổng thu, chi và tính ra tồn quỹ mỗi tháng và lấy số liệu trên sổ quỹ để lập sổ tổng hợp chi tiết TK 111.
- Sổ chi tiết TK 111:
ã Cơ sở lập: Là các chứng từ gốc và sổ chi tiết TK 111 của kỳ trước
b. Sổ tổng hợp chi tiết TK 111
ã Mục đích: Dùng để kiểm tra việc ghi chép trên sổ chi tiết và là cơ sở để đối chiếu với sổ cái TK 111.
ã Cơ sở lập: Dựa vào sổ quỹ và sổ tổng hợp chi tiết TK 111 của tháng trước.
Phương pháp ghi: Cuối tháng căn cứ vào sổ quỹ để lập sổ tổng hợp chi tiết TK 111 theo nguyên tắc: Mỗi một tên cấp (công ty, xưởng, cơ khí, các đơn vị trực thuộc) được ghi vào 1 dòng cho các cột phù hợp, lấy số liệu của tồn đầu kỳ, tổng số phát sinh trong kỳ để tính ra số dư cuối kỳ của mỗi một cấp. Sau đó tính ra tổng chi, tổng thu và số tồn quỹ của cả tổng công ty. Số liệu này được đối chiếu với sổ cái TK 111, theo nguyên tắc thì số liệu phải khớp đúng.
c. Sổ tổng hợp
Để hạch toán tình hình tăng, giảm tiền mặt thì kế toán sử dụng sổ nhật ký chung và sổ cái TK 111.
+ Sổ nhật ký chung:
ã Mục đích: sổ này dùng để ghi chép tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kì và là cơ sở để ghi sổ cái TK 111.
ã Cơ sở lập: Là tất cả các chứng từ như phiếu thu, phiếu chi
Phương pháp ghi: ghi theo trình tự phát sinh thời gian phát sinh các nghiệp vụ kinh tế.
Ví dụ: Phiếu chi số 1609 ngày 01/12/04
Cột 1: Ghi ngày tháng ghi sổ (Ngày 01/12/04)
Cột 2,3: Ghi số, ngày lập chứng từ (số 1609 ngày 01/12/04)
Cột 4: Ghi nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh: "Dục HS ứng xăng dầu đi công tác Hà Nội"
Cột 5: Đánh dấu nghiệp vụ kinh tế ghi sổ nhật kí chung đã ghi sổ cái TK 111.
Cột 6: Ghi số hiệu các TK: Ghi nợ TK 141, ghi có TK 111
Cột 7,8: Ghi số tiền phát sinh các TK ghi nợ 141, ghi có TK 111
Cuối mỗi trang sổ phải cộng số phát sinh để chuyển sang trang sau.
d. Sổ cái TK 111
ã Mục đích: Là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong niên độ kế toán có liên quan đến TK 111 - tiền mặt. Đến cuối tháng dùng để đối chiếu số liệu với sổ tổng hợp chi tiết TK 111.
ã Cơ sở lập: Sổ cái kế toán TK 111 của kỳ trước và các chứng từ gốc.
Phương pháp ghi:
Cột 1: Ghi TK đối ứng với TK 111
Cột 2,3: Ghi số phát sinh nợ, có trong kỳ. Bằng cách tập hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ liên quan tới TK 111 để ghi vào cột này.
Cột 4,5: Ghi số lũy kế từ đầu năm
Đến cuối kỳ cộng số phát sinh trong kỳ, lũy kế từ năm. Sau đó tính ra số dư cuối kỳ để đối chiếu với sổ tổng hợp chi tiết TK 111.
2. Kế toán tiền gửi ngân hàng
Hiện nay doanh nghiệp đang giao dịch với ngân hàng đầu tư và phát triển Thanh Hóa để gửi tiền và vay vốn. Các chứng từ sử dụng: Giấy báo nợ, giấy báo có của ngân hàng, bản sao kê của ngân hàng kèm theo các chứng từ như (UN thu, chi, séc, chuyển khoản, séc bảo chi).
Quy trình luân chuyển
Chứng từ gốc
(UNC,UNT, bảng sao kê)
Sổ Nhật ký chung
Sổ cái TK 112
Sổ theo TGNH
Sổ chi tiết TK 112
Sổ tổng hợp chi tiết TK 112
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếm
Diễn giải: Khi đơn vị nhận được các chứng từ gốc như giấy báo nợ, giấy báo có do ngân hàng gửi tới thì kế toán kiểm tra lại các chứng từ đó. Đối với giấy báo có thì kế toán kiểm tra, đối chiếu với các hóa đơn bán hàng, giấy nộp tiền, biên bản góp vốn kế toán căn cứ vào đó để ghi sổ cái TK 112, sổ chi tiết TK 112. Đến cuối tháng ghi sổ tổng hợp chi tiết TK 112 và làm căn cứ để đối chiếu với sổ cái TK 112. Sau đó kế toán tổ chức bảo quản lưu trữ chứng từ.
Phương pháp ghi sổ chi tiết bao gồm: Sổ theo dõi tiền gửi, sổ chi tiết TK 112.
a. Sổ theo dõi tiền gửi: Dùng để theo dõi tình hình gửi vào và rút ra của công ty với ngân hàng và làm căn cứ để đối chiếu sổ này và sổ khác.
ã Cơ sở ghi: Giấy báo nợ, báo có của ngân hàng, bảng kê nộp séc
Phương pháp ghi: Hàng ngày khi nhận được các chứng từ gốc, kế toán kiểm tra và ghi vào sổ này theo các cột phù hợp. Cuối ngày tính ra số tiền còn lại tại ngân hàng bằng cột "Gửi vào" "trừ cột" rút ra và cuối tháng chuyển cho kế toán trưởng và thủ trưởng kí duyệt.
Sổ chi tiết TK 112: Dùng để ghi chép tình hình chi tiết việc gửi vào rút ra đối với tiền gửi tại ngân hàng và là cơ sở để đối chiếu với sổ theo dõi tiền gửi ngân hàng.
Cơ sở lập: Giấy báo nợ, báo cáo.
Phương pháp ghi: Giống như ghi đối với trường hợp KT tiền mặt.
b. Sổ tổng hợp chi tiết TK 112: Dùng để kiểm tra việc ghi chép trên sổ chi tiết TK 112 và là cơ sở để đối chiếu với sổ cái TK 112.
Cơ sở lập: Sổ theo dõi tiền gửi ngân hàng.
Sổ nhật kí chung và sổ cái TK 112: Giống như việc ghi sổ đối với kế toán tiền mặt.
3. Kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ
Nguyên liệu, vật liệu trong doanh nghiệp chủ yếu được mua về từ các nguồn bên ngoài, cùng với chế biến sản xuất tại các phân xưởng. Các chứng từ sử dụng: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho.
Trình tự luân chuyển
Phiếu nhập kho,
xuất kho
Sổ Nhật ký chung
Sổ cái TK 112
Sổ chi tiết NL,VL, CCDC
Bảng tổng hợp N-X-T, NLVL,CCDC
Bảng phân bổ NLVL, CCDC
Thẻ kho
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếm
Đối với phiếu xuất kho: Là bằng chứng để căn cứ xác nhận một lượng vật liệu đã xuất kho. Và phiếu này cũng được đóng thành quyển, được đánh số thứ tự từ nhỏ đến lớn. Khi làm thủ tục xuất kho vật liệu, dụng cụ phải căn cứ vào giấy xin lĩnh vật tư, lệnh xuất kho vật tư. Sau đó bộ phận lập phiếu, khi lập thành 2 liên hoặc 3 liên bằng cách đặt giấy than viết một lần, khi viết trên các chứng từ trên, phải viết đầy đủ các nội dung ghi trên chứng từ. Mỗi loại vật tư nhập, xuất được ghi một dòng. Sau đó chuyển cho kế toán trưởng và thủ trưởng ký duyệt. Liên 1 lưu tại quyển, liên 2 thủ kho giữ lại để ghi thẻ kho về mặt số lượng nhập, xuất. Còn liên 3 giao cho bộ phận sản xuất người mua , người nhận vật tư. Cuối ngày chuyển toàn bộ các phiếu nhập xuất cho bộ phận kế toán nguyên vật liệu để kiểm tra, hoàn chỉnh chứng từ cả phần khối lượng và vật liệu thực tế nhập, xuất kho. Căn cứ vào bảng tổng hợp nhập - xuất tồn và bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu. Cũng căn cứ vào phiếu xuất kho, phiếu nhập kho hàng ngày kế toán ghi sổ nhật ký chung và sổ cái TK 125, TK 153 cuối cùng là tổ chức lưu trữ và bảo quản chứng từ.
* Sổ sách sử dụng: Sổ chi tiết nguyên liệu, vật liệu dụng cụ.
- Bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn, bảng phân bổ nguyên liệu dụng cụ
- Sổ nhật ký chung và sổ cái TK 152, TK 153
- Thẻ kho do thủ kho ghi
ã Thẻ kho: Nhằm theo dõi chặt chẽ tình hình nhập - xuất - tồn về mặt số lượng cho từng thứ vật liệu. Thẻ này do kế toán lập vào đầu mỗi năm và ghi các nội dung này, tháng, năm lập thẻ, tên nhãn hiệu quy cách vật tư, mã số vật tư. Sau đó chuyển thủ kho để ghi hàng ngày về mặt số lượng. Theo nguyên tắc mỗi một lần nhập - xuất một loại vật liệu được ghi một dòng. Định kỳ (khoảng 10 ngày) kế toán xuống kho để kiểm tra thủ kho ghi thẻ kho, đối chiếu thẻ kho nới sổ kế toán. Số liệu phải khớp đúng. Cuối năm thủ kho phải khóa thẻ về chuyển toàn bộ thẻ kho cho bộ phận kế toán để bảo quản và lưu trữ.
Cơ sở ghi thẻ: Là phiếu nhập kho, phiếu xuất kho
* Sổ chi tiết TK 152:
ã Mục đích: Dùng để theo dõi chi tiết tình hình nhập, xuất nguyên vật liệu trong công ty.
ã Cơ sở lập: Là các phiếu nhập kho, phiếu xuất kho.
Phương pháp ghi: Khi nhận được các phiếu nhập kho, phiếu xuất kho kế toán ghi vào sổ này cụ thể như sau:
Cột 1,2: Ghi ngày và số của phiếu nhập, xuất, cột 3 ghi nội dung nghiệp vụ.
Cột 4: Ghi tài khoản đối ứng với TK 152
Cột 5: Ghi số tiền (với phiếu nhập kho), cột 5 ghi số tiền (với phiếu xuất kho)
Cuối tháng tính ra số dư cuối kỳ.
* Bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn kho vật liệu, công cụ, dụng cụ
- Mục đích: Dùng để theo dõi tình hình nhập - xuất - tồn kho cuối kỳ của từng thứ vật liệu.
- Cơ sở để lập: Là các phiếu xuất kho nhập kho
- Phương pháp lập: cuối tháng căn cứ vào phiếu nhập kho phiếu xuất kho của từng thứ vật liệu, kế toán tập hợp lại để ghi vào bảng này và tính ra số tồn của từng thứ vật liệu.
Số tồn cuối kỳ = Số tồn đầu kỳ + Nhập trong kỳ - Xuất trong kỳ
* Bảng phân bổ vật liệu dụng cụ:
Mục đích: Bảng này nhằm tính toán và xác định giá trị thực tế của vật liệu, dụng cụ xuất kho trong tháng theo từng đối tượng tập hợp chi phí.
- Cơ sở lập: Các phiếu nhập kho,phiếu xuất kho.
- Phương pháp lập: Bảng này mỗi tháng lập một lần vào cuối tháng. Cụ thể như sau: Ghi cho cột giá hạch toán của các TK ghi Có: cuối tháng căn cứ vào phiếu xuất kho và đơn giá hạch toán của từng thứ vật liệu thì kế toán xác định giá trị hạch toán của từng thứ vật liệu đó theo từng đối tượng sử dụng.
Ghi cột giá trị thực tế: Căn cứ trị giá hạch toán của từng nhóm vật liệu, dụng cụ tập hợp theo từng đối tượng và hệ số giá của nó kế toán tính giá trị thực tế của vật liệu đã xuất dùng theo công thức:
Giá thực tế = giá hạch toán * Hệ số giá
Trong đó: Hệ số giá =
Tuy nhiên doanh nghiệp xây dựng tư nhân Thành Đạt hiện nay chỉ sử dụng giá thực tế của vật liệu xuất dùng và trị giá đó được tính theo phương pháp nhập trước xuất trước.
* Sổ nhật ký chung và sổ cái TK 152, TK 153:
ã Mục đích: dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ trong đó có liên quan đến nhập - xuất nguyên vật liệu, dụng cụ.
ã Cơ sở ghi: Dựa trên phiếu xuất kho, phiếu nhập kho.
ã Phương pháp ghi và mẫu sổ: Thì làm tương tự như trường hợp kế toán vốn bằng tiền.
4. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Tiền lương là khoản thu nhập của người lao động do doanh nghiệp trả trong từng kỳ theo kết quả công việc mà từng người đã đạt được.
Các khoản mà doanh nghiệp phải thanh toán với công nhân viên trong kỳ bao gồm: khoản thanh toán về tiền lương, thanh toán tiền ăn ca, tiền thưởng.
- Thanh toán trợ cấp BHXH.
* BHXH: Khoản này được trích 20% quỹ tiền lương cơ bản của người lao động, trong đó 15% được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ, còn 5% thì khấu trừ vào lương của người lao động và đến cuối tháng thì doanh nghiệp phải nộp toàn 100% BHXH cho cơ quan BHXH.
+ Thanh toán BHXH cho người lao động: trong tháng khi có người lao động nghỉ hưởng BHXH (ốm, thai sản, tai nạn lao động). Nếu người lao động có đủ chứng từ hợp lý, hợp lệ (phiếu khám bệnh của bệnh nhân, biên bản điều tra tai nạn) doanh nghiệp xác định mức độ trợ cấp cho từng người trong tháng rồi gửi cho cơ quan BHXH để cho cơ quan này chi trả hộ.
- Bảo hiểm y tế: Trích 3% trên quỹ lương cơ bản của người lao động trong đó 2% được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ còn 1% thì khấu trừ vào lương của người lao động. Doanh nghiệp phải dùng số tiền này để mua BHYT cho từng năm.
- Kinh phí công đoàn: trích 2% trên quỹ lương cơ bản của người lao động và được tính hết vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ: Trong 2% đó thì 1% được giữ lại để cơ quan chi tiêu các hoạt động thuộc chi quỹ kinh phí công đoàn còn 1% nộp cho cơ quan kinh phí công đoàn cấp trên.
* Chứng từ và quy trình luân chuyển chứng từ:
- Các chứng từ sử dụng: Bảng chấm công, phiếu xác nhận khối lượng, sản phẩm hoàn thành, phiếu báo làm thêm giờ, phiếu nghỉ hưởng BHXH
- Quy trình luân chuyển chứng từ
+ Về tiền lương:
Chứng từ gốc(bảng chấm công, phiếu xác nhận KL,SP hoàn thành)
Lập bảng thanh toán tiền lương tổ, đội phòng ban
Lập bảng tổng hợp tiền lương toàn doanh nghiệp
Lập bảng phân bổ tiền lương BH
Ghi sổ NKC, sổ cái TK 334, lưu trữ chứng từ
Giải thích: Từ các chứng từ gốc như bảng chấm công, phiếu xác nhận khối lượng hoàn thành sản phẩm, phiếu báo làm thêm giờ, kế toán lập bảng thanh toán tiền lương tổ đội, phòng ban sau đó lập bảng tổng hợp tiền lương toàn doanh nghiệp và bảng phân bổ tiền lương. Cuối cùng là ghi sổ nhật ký chung, sổ cái TK 334 và tổ chức lưu trữ, bảo quản chứng từ
+ Về BHXH:
Chứng từ gốc (Phiếu nghỉ hưởng BHXH, giấy chứng sinh)
Lập bảng thanh toán BHX
Viết
phiếu chi
Ghi sổ NKC, sổ cái 338, lưu trữ chứng từ
Giải thích: Từ các chứng từ gốc như phiếu nghỉ hưởng BHXH, giấy chứng sinh kế toán lập bảng thanh toán BHXH và viết phiếu chi, ghi sổ nhật ký chung, sổ cái TK 338. Cuối cùng là tổ chức lưu trữ và bảo quản chứng từ.
+ Về tiền thưởng:
Chứng từ gốc (quyết định khen thưởng biên bản xếp loại LĐ)
Bảng thanh toán tiền lương
Viết
phiếu chi
Kế toán ghi NKC sổ cái
Lưu trữ và bảo quản
Từ các chứng từ gốc như quyết định khen thưởng, biên bản xếp loại lao động kế toán lập bảng thanh toán tiền thưởng, viết phiếu chi, ghi sổ và tổ chức lưu trữ và bảo quản chứng từ.
* Hình thức trả lương đơn vị đang áp dụng, phương pháp tính lương và các khoản phụ cấp.
Hiện nay đơn vị đang áp dụng cách tính lương như sau:
Mức lương thời gian =
Đối với các khoản lương phụ như: Lương học, họp, lễ được tính như sau:
Mức lương phụ cấp =
Lương phụ cấp trách nhiệm = Mức lương tối thiểu x hệ số phụ cấp
Trong đó: Hệ số phụ cấp được quy định là:
Tổ trưởng có hệ số phụ cấp là: 0,3; Tổ phó là 0,2
Ví dụ: Mai Thị Tuyết có lương CB là 4,32; số ngày làm việc thực tế là 27 ngày, hệ số lương sản phẩm là 3,95.
Mức lương thời gian = (4,32 x 290.000 x 27)/26 = 1.300.986 đồng
Mức lương sản phẩm = 1.300.986 x 3,95 = 5.138.889 đồng
Lương phụ cấp trách nhiệm = 290.000 x 0,3 = 87.000 đồng
Sổ sách và các bảng sử dụng:
+ Sổ cái các tài khoản: TK 334, TK 338, sổ nhật ký chung
+ Bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương tổ, đội, phòng ban
+ Bảng tổng hợp tiền lương toàn doanh nghiệp, bảng phân bổ tiền lương, BH.
+ Bảng thanh toán BHXH, tiền thưởng.
Bảng thanh toán tiền lương:
Mục đích: Xác định các khoản phải trả cho từng người trong tháng và là cơ sở để lập bảng tổng hợp tiền lương.
Phương pháp lập: bảng thanh toán tiền lương do kế toán thanh toán lập, khi lập mỗi tổ đội, phòng ban được lập riêng thành một bản. Mỗi một cá nhân ghi một dòng với các cột tương ứng cụ thể như sau:
* Bảng tổng hợp tiền lương:
- Mục đích: Dùng để tổng hợp tiền lương phải trả cho từng bộ phận trong tháng và là cơ sở để lập bảng phân bổ tiền lương BHXH.
Cơ sở lập bảng thanh toán tiền lương từng bộ phận trong công ty.
- Cách lập:
Bảng này được lập vào cuối mỗi tháng, kế toán dựa vào bảng thanh toán tiền lương từng bộ phận để xác định lương chính, lương phụ phải trả để ghi cho các dòng phù hợp. Lấy số liệu trên bảng này để lập bảng tiền lương BHXH của tháng đó.
* Sổ cái TK 334:
- Mục đích: Là sổ cái tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ liên quan tới TK 334.
- Cơ sở lập: sổ cái TK 334 của kỳ trước và các chứng từ gốc
- Mẫu sổ và phương pháp ghi: Tương tự như kế toán vốn bằng tiền.
5. Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm
Chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hoạt phí mà doanh nghiệp phải tiêu dùng một kỳ để thực hiện quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Thực chất chi phí là sự chuyển dịch giá trị của các yếu tố sản xuất vào các đối tượng tính giá sản phẩm.
Hiện nay trong doanh nghiệp công ty thì chi phí sản xuất phát sinh được kế toán phản ánh trên TK 154 - CPSX kinh doanh dở dang và chi tiết theo từng hạng mục công trình. Trong đó lại chi tiết theo 4 khoản mục giá thành quy định trong giá thành xây lắp (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí máy thi công). Tuy nhiên hiện nay công ty không sử dụng chi phí máy thi công.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm giá gốc của vật liệu chính, vật liệu phụ, các vật liệu luân chuyển tham gia cấu thành thực thể sản phẩm xây lắp. Giá trị vật liệu sử dụng cho đối tượng nào thì tính trực tiếp cho đối tượng đó (từng công trình , hạng mục công trình).
Chi phí nhân công trực tiếp là khoản thù lao lao động phải trả cho công nhân trực tiếp xây dựng công trình.
Chi phí sản xuất chung là tòan bộ các khoản chi phí còn lại phát sinh tại các phân xưởng, bộ phận sản xuất sau khi loại trừ đi các chi phí nguyên vật liệu và chi phí nhân công trực tiếp nói trên.
Sau khi kế toán tập hợp chi phí theo 3 khoản trên, kế oán tiến hành tính toán và tính giá thành thực tế. Giá thành thực tế là chỉ tiêu được xác định sau khi kết thúc quá trình xây dựng công trình dựa trên cơ sở các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình xây dựng công trình.
* Chứng từ vào sổ sách sử dụng
- Chứng từ: + Bảng phân bổ tiền lương BHXH
+ Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ
+ Bảng phân bổ khấu khao tài sản cố định
- Sổ sách sử dụng: Nhật ký chung, sổ cái TK 154, sổ chi tiết TK154
+ Bảng tính giá thành
Quy trình luân chuyển
Phân bổ tiền lương, bảng BHXH, bảng phân bổ NVL-CCDC, bảng phân
bổ KH TSCĐ)
Sổ Nhật ký chung
Sổ cái TK 154
Sổ chi tiết TK 154
Sổ tổng hợp
TK 154
Bảng tính giá thành sản phẩm
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếm
Diễn giải: Từ các chứng từ gốc (Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ, bảng thanh toán tiền lương) kế toán ghi vào sổ nhật kí ch sổ cái TK 154. Cũng căn cứ vào các chứng từ gốc, hàng ngày kế toán ghi vào TK 154, sổ tổng hợp chi tiết TK 154. Đến cuối tháng lập bảng tính giá thành sản phẩm.
- Phương pháp ghi sổ:
+ Sổ nhật kí chung: Giống như đối với trường hợp ghi sổ trong kế toán tiền mặt.
+ Sổ cái TK 154: Dùng để tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong kì.
Cơ sở để lập là các chứng từ gốc và sổ cái TK 154 kì trước
Phần II
Chuyên đề kế toán tài sản cố định
I. Lý do chọn đề tài
Để một doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì yêu cầu quản lý, sử dụng đối với mỗi phần hành kế toán đều đóng vai trò quan trọng trong sự trưởng thành của mỗi doanh nghiệp. Một trong các phần hành kế toán đó là kế toán TSCĐ. Bởi doanh nghiệp có hoạt động sản xuất được hay không thì phải có cơ sở vững chắc từ TSCĐ. Tuy nhiên, để quản lý tốt thì việc trích khấu hao đối với những TSCĐ phải trích là một yếu tố quan trọng trong việc bảo toàn vốn cố định. Bởi trích khấu hao không chỉ có thể giúp doanh nghiệp có thể thu hồi vốn mà nò còn có vai trò là một phần chi phí sản xuất được tính trong kỳ. Do đó việc trích khấu hao phải đúng theo quy định hiện hành của Bộ tài chính.
Kế toán có nhiệm vụ thu thập và xử lý thông tin số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán. Để từ đó có thể kiểm tra giám sát các khoản thu chi tài chính, tình hình quản lý, sử dụng vốn, vật tư và tài sản cố định.
Chính vì lý do trên trong quá trình thực tập cùng với sự giúp đỡ rất lớn của các cô chú và các anh chị trong công tác và làm việc tại doanh nghiệp nên tôi đã quyết định được hướng đi đúng đắn và phù hợp với khả năng của bản thân đó là việc lựa chọn chuyên đề kế toán TSCĐ. Nhờ đó mà sau khi ra trường giúp tôi hiểu một cách sâu sắc hơn những kiến thức mà mình đã học, từ đó có thể vận dụng vào thực tế và biết thêm được việc quản lý TSCĐ như thế nào? Sao cho đạt hiệu quả cao?
II. Những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến kế toán TSCĐ
1. Thuận lợi
Tài sản cố định là một phần tất yếu của hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó mà việc quản lý yếu tố đã nêu là một yêu cầu cần phải đảm bảo tính chính xác và trung thực.
Chính vì vậy trong quá trình quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp đã tuyển dụng được những nhân viên kế toán, đặc biệt là kế toán tài sản cố định có kinh nghiệm dày dặn và tay nghề cao. Điều này giúp cho việc quản lý tài sản cố định được đáp ứng đúng theo yêu cầu của đơn vị.
Do đặc thù của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nên tài sản cố định thường ít có sự biến động nó giúp cho những người quản lý dễ nắm bắt được tình hình hiện có của tài sản cố định để từ đó đưa ra được biện pháp xử lý thích hợp.
Ngoài ra một thuận lợi nữa mà doanh nghiệp có được đó là nhờ vào cơ cấu tổ chức. Tuy hạn chế về nhiều mặt song nhìn chung tài sản cố định được đặt ở một địa điểm cụ thể tạo điều kiện thuận lợi cho ké toán trong việc quản lý và theo dõi chúng.
2. Khó khăn
Là một doanh nghiệp trẻ còn hạn chế về nguồn vốn, do vậy mà nguồn lao động chủ yếu là thuê ngoài, kiến thức và tay nghề còn non kém nên hiệu quả công việc đạt được là chưa cao.
Mặc dù doanh nghiệp đã đổi mới phương thức chỉ đạo theo phương châm sâu sát, tập chung, đảm bảo chất lượng kỹ thuật, an toàn lao động trong việc sử dụng tài sản cố định. Nhưng hiện nay vẫn còn một số tài sản cố định bị hư hỏng nặng và chưa được sửa chữa. Điều này ảnh hưởng lớn đến việc thu hồi vốn và an toàn cho người lao động.
III. Nội dung chuyên đề kế toán tài sản cố định
1. Thực tế công tác kế toán tại doanh nghiệp
Tài sản cố định là những tài sản có thể có hình thái vật chất cụ thể hoặc cũng có thể chỉ tồn tại dưới hình thái giá trị được sử dụng để thực hiện một chức năng nhất định trong quá trình sản xuất kinh doanh, có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài.
Tài sản cố định bao gồm:
- Tài sản cố định hữu hình
- Tài sản cố định vô hình
Đặc điểm:
Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài. Không bị thay đổi về mặt hình thái mà chỉ thay đổi về mặt giá trị trong quá trình sử dụng.
* Các chứng từ sử dụng: Biên bản giao nhận tài sản cố định, biên bản thanh lý tài sản cố định, biên bản đánh giá lại tài sản cố định biên bản kiểm kê TSCĐ.
Quy trình luân chuyển:
Chứng từ gốc (biên bản giao nhận, biên bản thanh lý TSCĐ)
Sổ nhật ký
chung
Sổ cái TK 211
Lập thẻ TSCĐ
Số TSCĐ
Sổ theo dõi TSCĐ
Giải thích: Ghi hàng ngày
Diễn giải: Hàng ngày khi kế toán TSCĐ nhận được chứng từ gốc như: biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ. kế toán phải lập thẻ TSCĐ. Sau đó ghi vào sổ TSCĐ và sổ theo dõi TSCĐ tại nơi sử dụng để theo dõi tình hình sử dụng TSCĐ trong doanh nghiệp. Cũng căn cứ vào những chứng từ gốc đó, kế toán dùng để ghi vào sổ nhật ký chung và sổ cái TK211.
* Kế toán tăng TSCĐ
- Thủ tục đưa TSCĐ vào trong sản xuất: trước khi đưa TSCĐ vào trong sản xuất kinh doanh, phải thành lập ban giao nhận TSCĐ để tổ chức và lập thẻ TSCĐ sau đó lập hồ sơ cho từng TSCĐ và tổ chức hạch toán chi tiết, tổng hợp từng TSCĐ tăng thêm.
a. Biên bản giao nhận TSCĐ:
Biên bản này, nhằm xác định giao nhận TSCĐ khi doanh nghiệp hoàn thành việc mua sắm, xây dựng, tự chế.
Chứng từ này do bản giao nhận TSCĐ lập. Mỗi một lần giao nhận TSCĐ phải lập một bản thành 2 liên, mỗi chứng từ sau đó phải có các chữ ký của cá nhân có liên quan. Biên bản giao nhận được chuyển tới bộ phận kế toán để lập hồ sơ kế toán, lập thẻ TSCĐ và dùng để ghi sổ chi tiết và sổ tổng hợp.
+ Mục đích: dùng để xác định công việc giao nhận đã hoàn thành
+ Mẫu biên bản giao nhận:
Biên bản giao nhận tscđ
Ngày 28 tháng 5 năm 2005
Số 210
Nợ TK 211
Có TK 112
Căn cứ vào quyết định số 112 ngày 14/5/2005 về việc bàn giao TSCĐ
Ban giao nhận TSCĐ:
Ông (bà): Hà Xuân thao Chức vụ: Trưởng phòng kỹ thuật
- Đại diện bên giao:
Ông (bà): Trịnh Công Thiện Chức vụ: Trưởng phòng kỹ thuật
- Đại diện bên nhận: Tại kho bên giao (Công ty TNHH Cơ khí Thái Thịnh).
Xác nhận về việc giao nhận TSCĐ như sau:
STT
Tên, ký mã hiệu
Số hiệu TSCĐ
Nước sản xuất
Năm sản xuất
Năm đưa vào sử dụng
Tỷ lệ hao mòn
(thời gian sử dụng)
Tính nguyên giá TSCĐ
Nguyên giá TSCĐ tài liệu kỹ thuật
Giá mua
Cước CP
CP chạy thử
NG
A
B
C
D
1
2
3
4
5
6
7
E
01
Máy đầm
Đ-211
VN
2003
2005
3 năm
30.000.000
600.000
525.650
31.125.650
Tập hướng dẫn sử dụng và báo của máy phiếu BHSP
Dụng cụ phụ tùng kèm theo
STT
Tên, mã hiệu, quy cách
ĐVT
Số lượng
Giá trị
A
B
C
1
2
Cộng
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên, đóng dấu)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên, đóng dấu)
Người giao
(Ký, họ tên, đóng dấu)
Người nhận
(Ký, họ tên, đóng dấu)
* Phương pháp ghi:
- Cột A: Ghi số thứ tự, tên của tài sản: Máy đầm
- Cột C: Ghi số hiệu tài sản: Đ-211
- Cột D: ghi nước sản xuất: Việt Nam (VN)
- Cột 1: ghi năm sản xuất: 2
- Cột 2: ghi năm đưa vào sử dụng: 5
- Cột 3,4,5: ghi các yếu tố cấu thành lên nguyên giá.
+ Giá mua: 30.000.000đ
+ Cước phí vận chuyển do bên giao thuê hộ: 600.000đ
+ Chi phí chạy thử: 525.650
- Cột 7: ghi nguyên giá của TSCĐT
Cột 7 = cột 6 + cột 5 + cột 4 = 525.650 + 600.000 + 30.000.000
= 31.125.650đ
- Cột E: ghi những tài liệu kỹ thuật kèm theo
+ Tập hướng dẫn và bảo quản của máy
+ Phiếu bảo hiểm sản phẩm và bảng dụng cụ kèm theo.
Sau khi bàn giao xong các thành viên cùng ký vào biên bản bàn giao gồm: thủ trưởng đơn vị, kế toán trưởng người giao người nhận tài sản.
b. Thẻ tài sản cố định
Mục đích: Dùng để theo dõi chi tiết từng loại TSCĐ và qua đó theo dõi từ khi đưa vào sử dụng cho đến khi thanh lý, nhượng bán.
Cơ sở lập: thẻ này do kế toán TSCĐ lập dựa trên biên bản bàn giao TSCĐ, bảng trích khấu hao TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ và các tài liệu kỹ thuật có liên quan.
Mẫu thẻ
thẻ tài sản cố định
Số 210
Ngày 1 tháng 5 năm 2005 lập thẻ
Căn cứ vào biên bản giao nhận số 210 ngày 28 tháng 5 năm 2005 tên, ký mã hiệu, quy cách TSCĐ: máy đầm số hiệu TSCĐ: Đ - 211.
Nước sản xuất: Việt Nam, năm sản xuất 2003
Bộ phận quản lý, sử dụng: phân xưởng sản xuất chính
Năm đưa vào sử dụng: T6/năm 2005
Địa chỉ sử dụng TSCĐ: Ngày.tháng.năm.
Lý do đình chỉ:..
Đơn vị tính: 1000đ
Số hiệu chứng từ
Nguyên giá TSCĐ
Giá trị hao mòn TSCĐ
Ngày, tháng, năm
Diễn giải
NG
Năm
Giá trị hao mòn
Cộng dồn
A
B
C
1
2
3
4
210
28/5/2003
Mua 1 máy đầm phục vụ công tác xây dựng
31.125.650
2006
10.375.216
Dụng cụ phụ tùng kèm theo
STT
Tên, quy cách dụng cụ phục tùng
ĐVT
Số lượng
Giá trị
A
B
C
1
2
Cộng
Ghi giảm TSCĐ chứng từ số 210 ngày 1 tháng 5 năm 2005
Lý do giảm:..
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên, đóng dấu)
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên, đóng dấu)
* Phương pháp lập thẻ:
Thẻ này do kế toán TSCĐ lập, khi lập thẻ thì mỗi TSCĐ được lập riêng một bản, căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ để khi vào phần 1 như: số, ngày, tháng năm của biên bản giao nhận, tên, mã ký hiệu, nước sản xuất, năm sản xuất.
Cũng căn cứ vào biên bản giao nhận tài sản cố định và bảng phân bổ khấu hao TSCĐ để ghi giá trị hao mòn cột cộng dồn cuối năm.
Phần 3: ghi dụng cụ phụ tùng kèm theo
Phần 4: Dựa vào biên bản thanh lý TSCĐ để ghi giảm TSCĐ dựa trên số, ngày, tháng, năm của chứng từ và lý do giảm.
Thẻ này lưu được ở phòng kế toán trong suốt quá trình sử dụng.
c. Phương pháp ghi sổ chi tiết và sổ tổng hợp
* Ghi sổ chi tiết bao gồm: Sổ TSCĐ, sổ theo dõi TSCĐ và dụng cụ tại nơi sử dụng.
- Sổ TSCĐ:
Mục đích: nhằm hạch toán chi tiết cho từng TSCĐ theo từng loại TSCĐ trong một số năm nhất định trên cả 3 yếu tố. Phần ghi tăng TSCĐ,số khấu hao hàng năm, phần chi giảm TSCĐ. Đây là yếu tố làm căn cứ để xác định trách nhiệm vật chất của các cá nhân, lập thẻ trong việc bảo quản và sử dụng.
Cơ sở để ghi sổ: Dựa vào các chứng từ tăng giảm TSCĐ.
Mẫu sổ:
Sổ tài sản cố định (trích quý 2 năm 2005)
Loại tài sản cố định: Máy móc thiết bị
STT
Ghi tăng TSCĐ
Khấu hao TSCĐ
Ghi giảm TSCĐ
SH
NT
Tên đặc điểm, ký hiệu TSCĐ
Nước
sản xuất
Tháng năm đưa vào sử dụng
Số hiệu TSCĐ
Nguyên giá TSCĐ
Khấu hao
Khấu hao đã đến khi ghi giảm TSCĐ
Chứng từ
Lý do giảm TSCĐ
Thời gian sử dụng
Mức khấu hao
SH
NT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
1
188
27/4
Máy đột dập
VN
T6/2004
S-188
51.000.000
2 năm
2
67
Máy trộn
Nga
T7/2004
T-67
35.720.000
2 năm
.
.
.
.
5
210
T5/2005
Máy đầm
VN
T5/2005
Đ-211
31.125.650
3 năm
Người ghi sổ
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Phương pháp ghi sổ:
Sổ này được đóng tành quyển, mỗi quyển một loại tài sản được theo dõi riêng biệt trên một số trang nhất định và mỗi một nhóm (nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, dụng cụ quản lý) được theo dõi trên một trang nhất định. Số này được theo dõi trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 năm.
Cột 1: ghi số thứ tự
Cột 2,3: ghi số hiệu, ngày tháng chứng từ (số 210 tháng 5 năm 2005)
Cột 4: Ghi tên, đặc điểm ký hiệu của TSCĐ (máy đầm Đ-211)
Cột 5,6: ghi tên nước sản xuất (Việt Nam), ghi tháng năm đưa vào sử dụng (T5/2005)
Cột 9,10: Ghi tỉ lệ khấu hao (thời gian khấu hao) 3 năm, ghi số tiền khấu hao
Cột 11; ghi số khấu hoa đến khi giảm TSCĐ
Cột 12, 13, 14: ghi số hiệu ngày tháng năm ghi giảm và lý do giảm.
d. Sổ theo dõi TSCĐ và dụng cụ tại nơi sử dụng:
- Mục đích: dùng để theo dõi tình hình sử dụng và bảo quản theo từng địa điểm sử dụng và là cơ sở để xác định trách nhiệm vật chất của từng cá nhân, tập thể trong việc quản lý, sử dụng TSCĐ.
- Cơ sở lập: Dựa vào biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ, các phiếu báo hỏng, báo mất dụng cụ
Sổ theo dõi tscđ, dụng cụ theo nơi sử dụng
Năm 2003
Tên đơn vị: Phân xưởng sản xuất chính
Ghi giảm TS và dụng cụ lao động
Ghi chú
Chứng từ
Tên nhãn hiệu, quy cách TSCĐ, DC
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Số tiền
Chứng từ
Lý do
Số lượng
Số tiền
SH
NT
SH
NT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
210
5/2005
Máy đầm
Máy
1
31.125.650
31.125.650
* Phương pháp ghi sổ: Sổ đóng thành quyển để theo dõi tình hình trang bị TSCĐ và dụng cụ cho từng bộ phận phân xưởng, phòng ban trong một số năm nhất định. Mỗi một phòng ban, phân xưởng mở thành 2 quyển. Một quyển cho kế toán TSCĐ quản lý và ghi chép, một quyển do phòng ban mở và theo dõi.
Dựa trên các chứng từ gốc: Biên bản giao nhận TSCĐ để ghi cho phần tăng tài sản và công cụ dụng cụ trong các cột từ cột 1 đến cột 7.
Với chứng từ: Biên bản thanh lý tài sản cố định để ghi cho phần ghi giảm TSCĐ và công cụ dụng cụ trong các cột từ 8 đến cột 12.
* Ghi sổ tổng hợp: bao gồm sổ cái TK 211, sổ nhật ký chung
+ Sổ nhật ký chung
Mục đích: Dùng để ghi tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến TSCĐ trong kỳ.
Cơ sở ghi: các chứng từ gốc như: Biên bản giao nhận TSCĐ (ghi tăng TS), biên bản thanh lý TSCĐ (ghi giảm TS), bảng phân bổ khấu hao TSCĐ hàng tháng).
Mẫu sổ:
Sổ nhật ký chung
Quý III năm 2005
Chứng từ
Diễn giải
Đã ghi sổ cái
Số hiệu TK
Số tiền
SH
NT
Nợ
Có
1
2
3
4
5
6
7
Số trang trước chuyển sang
1.080.600
1.080.600
210
5/2005
Mua máy đầm, Đ-211 bằng tiền gửi ngân hàng
211
112
31.125.650
31.125.650
.
.
..
.
.
..
..
Cộng chuyển sang trang sau.
1.980.500
1.980.500
Phương pháp ghi: khi có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được kế toán phản ánh vào sổ nhật ký chung.
Cột 1,2: Ghi số hiệu chứng từ: 210 và ngày tháng năm của chứng từ dựa trên số hiệu và ngày tháng năm của biên bản giao nhận TSCĐ (T5/2005)
Cột 3: ghi nội dung nghiệp vụ "Mua máy đầm, Đ-211.. bằng tiền gửi ngân hàng.
Cột 4: Khi tài khoản nào đã ghi vào sổ cái tài khoản thì đánh dấu vào ô này.
Cột 5: Ghi số hiệu tài khoản có liên quan đến nghiệp vụ (TK 112, TK 221).
Cột 6,7: Ghi số tiền bên nợ và bên có với cùng một giá trị như trên là: 31, 125, 650
Cuối trang phải cộng số phát sinh để chuyển sang trang sau, về nguyên tắc thì số phát sinh bên nợ phải bằng số phát sinh bên có.
+ Sổ cái tài khoản 221.
Mục đích: Dùng để ghi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan đến TK 211, và để biết được tình hình tăng, giảm TSCĐ phát sinh trong kỳ của doanh nghiệp.
Cơ sở ghi: Là sổ cái TK 211, của kỳ trước để ghi sổ dư đầu kỳ này và các chứng từ gốc.
Mẫu số:
Sổ cái kế toán
TK 211 - TSCĐ HH
Quý II
Năm 2005
Dư đầu kỳ: 2.438.611.015
TK ĐƯ
Phát sinh trong kỳ
Luỹ kế đầu năm
Nợ
Có
Nợ
Có
1
2
3
4
5
112
31.125.650
31.125.650
136
214
31.125.650
31.125.650
Dư cuối kỳ: 2.469.736.665
Phương pháp ghi sổ: sổ này do kế toán TSCĐ ghi kế toán tập hợp các chứng từ có liên quan đến TSCĐ để ghi vào các cột tương ứng
Cột 1: Ghi TK đối ứng với TK 211
Cột 2,3: ghi số phát sinh nợ, có (khi tăng ghi bên nợ, khi giảm ghi bên có).
Cột 4,5: ghi luỹ kế từ đầu năm đến khi phát sinh từng nghiệp vụ.
- Cuối kỳ tính ra số dư cuối kỳ: = số dư đầu kỳ + số phát sinh bên nợ - số phát sinh bên có.
= 2.438.611.015 + 31.125.650
= 2.469.736.665
Sau khi ghi song kế toán TSCĐ chuyển cho kế toán trưởng để kiểm tra và ký duyệt sau đó chuyển cho thủ trưởng đơn vị ký.
e. Kế toán giảm TSCĐ
- Thủ tục khi thanh lý TSCĐ
+ Khi thanh lý, nhượng bán TSCĐ kế toán phải lập văn bản đề nghị thanh lý hoặc nhượng bán TSCĐ với cấp trên.
+ Tổ chức lập ban thanh lý TSCĐ tổ chức việc thanh lý TSCĐ dưới một trong hai hình thức. Bán dưới hình thức đấu thầu hoặc tháo rõ công trình xây dựng.
+ Lập biên bản thanh lý TSCĐ và tổ chức ghi giảm TSCĐ trên sổ chi tiết và sổ tổng hợp.
Để hạch toán giảm TSCĐ thì kế toán dùng các chứng từ sau: Biên bản xác định tình trạng kỹ thuật, tờ trình về việc thanh lý TSCĐ và quyết định của giám đốc công ty. Dựa vào các chứng từ đó để làm căn cứ lập biên bản thanh lý TSCĐ.
Mẫu sổ:
Doanh nghiệp XDTN
Thành đạt
Biên bản xác định tình trạng kỹ thuật của máy cắt bê tông mcbt-1612
Hôm nay, ngày 15 tháng 10 năm 205
Hội đồng kỹ thuật gồm:
Ông: Hoàng Tất Đạt Giám đốc DNXDTN Thành Đạt
Ông: Trịnh Công Thiện Trưởng phòng kỹ thuật
Ông: Lê Văn Tùng Cán bộ kỹ thuật đội XD số 4
Cùng nhau xem xét kiểm tra thực tế tình trạng kỹ thuật của máy như sau:
1. Động cơ nổ 16 GH - đã bị han dỉ và hơi lỏng
2. Hộp số TOYOTA 3K hỏng nặng
3. Khi sử dụng máy hầu như không sử dụng được
Qua thực tế kiểm tra tình trạng kỹ thuật để đảm bảo độ an toàn trong lao động và năng xuất làm việc của máy. Hội đồng quyết định đình chỉ sử dụng máy và chờ xử lý.
Biên bản này đã thông qua mọi người và cùng nhau nhất chí
Giám đốc
(ký, họ tên, đóng dấu)
* Tờ trình
Tờ trình
(Về việc thanh lý TSCĐ)
Kính gửi: Doanh nghiệp XDTN Thành Đạt
Đội sản xuất số 4 có 1 máy cắt bê tông
Mua từ năm 2003 bằng nguồn vốn kinh doanh. Hiện nay máy đã hầu như không sử dụng được và hoạt động hiệu quả của máy không cao.
Máy đã đủ điều kiện thanh lý.
Giá trị TSCĐ ghi trên sổ sách đến nay là:
Tên tài sản
Năm sử dụng
Nguyên giá
GTCL
Máy cắt bê tông
T5/2003
638.040.000
21.680.000
Đội sản xuất số 4 chúng tôi kính mong đơn vị cho phép được thanh lý máy trên để thu hồi vốn kinh doanh.
Kính mong được sự quan tâm giúp đỡ của doanh nghiệp
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
Giám đốc Doanh nghiệp
(Ký, họ tên, đóng dấu)
Tổ trưởng đội sản xuất số 4
Ký tên
quyết định của giám đốc doanh nghiệp
(Về việc thanh lý TSCĐ)
Kính gửi: Doanh nghiệp XDTN Thành Đạt
Căn cứ vào tình trạng kỹ thuật của máy cắt bê tông hội đồng kỹ thuật ngày 15/10/2003 kết quả của loại máy này tuy còn dùng được nhưng hiệu quả đem lại không cao và chờ xử lý.
Căn cứ vào tờ trình của đội sản xuất số 4 đã được doanh nghiệp cho phép thanh lý.
Căn cứ vào điều 18, 19 Nghị định số 59 CP ngày 03/10/2002 của hội đồng chính phủ ban hành.
quyết định
Điều 1: Thanh lý 1 máy cắt bê tông MCBT - 1612 do ông Nguyễn Mạnh Tuấn trực tiếp quản lý kể từ ngày 26/10/2005.
Điều 2: Giao cho phòng tài vụ trực tiếp chịu trách nhiệm lập hồ sơ thanh lý TSCĐ và tổ chức công tác hạch toán giảm tài sản theo quy định của Bộ tài chính.
Trong quá trình thực hiện có vướng mắc gì thì báo cáo ngay cho ban giám đốc doanh nghiệp để tìm biện pháp xử lý
Biên bản định giá TSCĐ
Giám đốc doanh nghiệp
Hoàng Tất Đạt
biên bản thanh lý tscđ
Ngày 30/10/2005
Số 210
I. Ban thanh lý gồm:
+ Ông (bà) Trịnh Công Thiện: Trưởng phòng kỹ thuật - đại diện phòng kỹ thuật
+ Ông (bà): Lê Văn Tùng: Đội trưởng đội sản xuất số 4
II. Tiến hành thanh lý:
- Tên, ký hiệu TSCĐ: Máy cắt bê tông MCBT - 1612
- Số hiệu: BT - 12, nước sản xuất: Việt Nam, năm sản xuất: 2002
Năm đưa vào sử dụng: 2003
- Nguyên giá TSCĐ: 638.040.000đ, số thẻ TSCĐ:
- Giá trị hao mòn tới khi thanh lý: 425.360.000đ
- Giá trị còn lại: 212.680.000đ
III. Kết luận
Về việc thanh lý tài sản này coi như đã hoàn thành xong
IV. Kết quả thanh lý
Trưởng ban thanh lý
(ký, họ tên)
Trần Văn Hưng
biên bản định giá tscđ
Căn cứ vào biên bản xác định tình trạng kỹ thuật của máy cắt bê tông MCBT - 1612 ngày 15/10/2006 đã được doanh nghiệp XDTN Thành Đạt cho phép thanh lý máy này.
Căn cứ vào tờ trình số 210 ngày 26/10/2006 về việ thanh lý TSCĐ đã được doanh nghiệp XDTN Thành Đạt cho phép thanh lý máy này.
Hôm nay, ngày 27/10/2006, hội đồng định giá TSCĐ gồm:
1. Ông: Hoàng Tất Đạt: Giám đốc DNXDTN Thành Đạt.
2. Ông: Phạm Văn Huấn: Chủ tịch hội đồng kỹ thuật
3. Ông: Phan Văn Tuân: Cán bộ kỹ thuật xây dựng 4
Đã cùng nhau xem xét thực tế hiện trạng của máy cắt bê tông MCBT-1612 của đội sản xuất số 4 của doanh nghiệp. Hội đồng đã nhất trí theo sổ sách.
Tên tài sản
Năm sử dụng
Nguyên gía
GTCL
Máy cắt bê tông MCBT-1612
2003
638.040.000
212.680.000
Hội đồng đánh giá GTCL của máy kéo cột là 10% theo giá thị trường tại thời điểm đánh giá là: 640.000.000
Hội đồng định giá: 640.000.000 x 10% = 64.000.000
Biên bản này được mọi người thông qua nhất trí và cùng ký tên
Giám đốc doanh nghiệp
(Ký, họ tên, dấu)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên, dấu)
Kỹ sư kỹ thuật
(Ký, họ tên, dấu)
* Biên bản thanh lý TSCĐ
Mục đích: Nhằm xác định việc thanh lý TSCĐ và để làm căn cứ ghi giảm TSCĐ.
Cơ sở lập: Dựa trên quyết định về việc thanh lý TSCĐ của ban giám đốc đơn vị:
Mẫu sổ:
Biên bản thanh lý tscđ
- Chi phí thanh lý:
+ Chi phí tiền mặt phục vụ thanh lý: 650.000đ
+ Chi phí khác: 100.000đ
- Giá trị thu hồi: phế liệu thu hồi: 45.000.000đ
- Đã ghi giảm thẻ TSCĐ số 198 ngày 20/5/2005.
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)
Hoàng Tất Đạt
Kế toán trưởng
(ky, họ tên)
Nguyễn Thị Thuý
Phương pháp ghi:
Khi có quyết định về việc thanh lý TSCĐ là máy cắt bê tông MCBT-1612 của đội sản xuất số 4 thì đơn vị phải lập bản thanh lý TSCĐ.
Biên bản này do ban thanh lý TSCĐ lập có đầy đủ các cá nhân có liên quan như: Trưởng ban thanh lý, thủ trưởng đơn vị, kế toán trưởng. Biên bản này bao gồm 4 phần:
Phần 1: Ghi tên các thành viên tham gia việc thanh lý
Phần 2: Căn cứ vào thẻ TSCĐ để ghi các chỉ tiêu chung cho TSCĐ là máy cắt bê tông - MCBT -1612 có số hiệu BT-12, như trên, ký hiệu TSCĐ, nwocs sản xuất, năm đi vào sử dụng, nguyên giá TSCĐ, giá trị hao mòn cộng dồn đến thời điểm thanh lý và giá trị còn lại:
= 638.040.000 - 425.630.000 = 212.680.000
Phần 3: Ghi kết luận của trưởng ban thanh lý, ý kiến nhận xét của trưởng ban thanh lý về việc thanh lý TSCĐ.
Sau khi thanh lý song căn cứ vào các chứng từ để tính ra số chi phí về việc thanh lý và giá trị thu hồi của TSCĐ sau khi thanh lý.
Mẫu sổ:
Thẻ tài sản cố định
Số 198
Ngày 30 tháng 5 năm 2005
Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ số 198 ngày 19/5/2005
Tên, ký, mã hiệu, quy cách TSCĐ: Máy cắt bê tông MCBT -1612
Số hiệuTSCĐ: BT-12
Nước sản xuất: Việt Nam, năm sản xuất 2002
Đình chỉ sử dụng TSCĐ: Ngày 15/10/2005
Lý do đình chỉ: Máy đang trong tình trạng hư hỏng không hoạt động được gây ảnh hưởng tới chất lượng an toàn cho người lao động.
SH
chứng từ
Nguyên giá TSCĐ
Giá trị hao mòn
NTN
Diễn giải
NG
Năm
GTHM
Cộng dồn
198
19/5/2003
Mua 1 máy cắt bê tông cho đội sản xuất số 4
638.040.000
2002
26.585.000
26.585.000
2003
159.260.000
185.845.000
2004
2005
272.925.000
425.360.000
Dụng cụ kèm theo:
STT
Tên, quy cách dụng cụ, phụ tùng
ĐVT
Số lượng
Giá trị
Ghi giảm TSCĐ chứng từ số 210 ngày 30/1/2003
Lý do giảm: Máy đã không còn đạt hiệu quả theo đúng chức năng và yêu cầu sản xuất của công việc.
Sổ tài sản cố định
(Trích quý IV năm 2004)
Loại tài sản: Máy móc thiết bị
Đơn vị tính: 1.000đ
Stt
Ghi tăng TSCĐ
Khấu hao TSCĐ
Ghi giảm TSCĐ
SH
NT
Tên đặc điểm kỹ hiệu TSCĐ
Nước sản xuất
Tháng năm đưa vào sử dụng
Số hiệu TSCĐ
Nguyên giá TSCĐ
Khấu hao
Khấu hao đã đến khi ghi giảm TSCĐ
Chứng từ
Lý do giảm TSCĐ
Thời gian sử dụng
Mức KH
SH
NTN
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
01
198
19/5/05
Máy cắt bêt tông
MCBT-1612
Việt Nam
05/2003
BT-12
638.040
3 năm
159.260
272.925
120
30/10/05
Máy không hoạt động tốt hiệu quả sử dụng không cao
Người ghi sổ
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Phương pháp ghi (tương tự phần ghi tăng TSCĐ)
2. Kế toán khấu hao TSCĐ:
Khấu hao TSCĐ là một nội dung rất quan trọng trong kế toán TSCĐ ở trong doanh nghiệp. Xác định đúng đắn số khấu hao phải trích và phân bổ phù hợp vào đối tượng sử dụng TSCĐ vừa đảm bảo có đủ nguồn vốn để tái tạo TSCĐ, trả nợ vay vừa đảm bảo đúng đắn chi phí sản xuất kinh doanh để tính đúng giá thành sản phẩm và kết quả kinh doanh.
Khấu hao TSCĐ là phần giá trị của tài sản được chuyển vào chi phí sản xuất kinh doanh nên một mặt nó làm tăng giá trị hao mòn, mặt khác lại làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh. Khấu hao TSCĐ phải được tính hàng tháng để phân bổ vào chi phí của đối tượng sử dụng. Mức khấu hao phải trích hàng tháng được xác định theo công thức:
=+-
Mức khấu hao hàng tháng được xác định theo nguyên tắc: TSCĐ tăng từ ngày nào thì trích khấu hao từ ngày đó, TSCĐ giảm từ ngày nào thì thôi không trích khấu hao từ ngày đó.
Mức khấu hao tháng =
Mức khấu hao cho năm cuối cùng của thời gian sử dụng TSCĐ được xác định là hiệu số giữa nguyên giá TSCĐ và số khấu hao luỹ kế đã được thực hiện của TSCĐ.
Khấu hao TSCĐ trích trong tháng liên quan đến nhiều đối tượng sử dụng. Do vậy để có căn cứ phản ánh vào đối tượng chịu chi phí khấu hao cần phải lập bảng phân bổ khấu hao TSCĐ.
Phương pháp và cách lập bảng phân bổ khấu hao TSCĐ.
Mục đích: dùng để phân bổ khấu hao cho từng đối tượng sử dụng TSCĐ để tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Cơ sở lập: Dựa vào bảng phân bổ khấu hao tháng trước để ghi cho chỉ tiêu I, dựa vào các chứng từ như biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ, biên bản đánh giá lại TSCĐ.
Mẫu sổ:
Bảng phân bổ khấu hao tscđ
Tháng 5 năm 2005
Chỉ tiêu
Toàn doanh nghiệp
Phân bổ cho các đối tượng
Thời gian
sử dụng
NG
TK 627
TK 641
TK 642
.
I. Mức khấu hao của tháng trước
2.438.717.078
3.766.485.849
II. Mức khấu hao tăng thêm trong tháng
232.208.971
1. Mua 1 máy đầm, Đ-211
3 năm
31.125.650
2.619.048
.
.
.
..
.
III. Số khấu hao giảm trong tháng
IV. Số khấu hao phải trích trong tháng = I + II + III
2.469842728
3.998.691.820
Phương pháp ghi: Căn cứ vào số khấu hao phải trích của tháng 5/2004 là:để ghi cho chỉ I (mức khấu hao của tháng trước) chỉ tiêu II ghi số khấu hao tăng trong tháng gồm:
Số khấu hao tăng do mua sắm, xây dựng cơ bản hoàn thành do được cấp trên cấp đến cuối tháng xác định tổng mức khấu hao tăng trong tháng.
Chỉ tiêu III ghi số khấu hao giảm trong tháng: số khấu hao giảm do thanh lý, nhượng bán. Những TSCĐ trong tháng. Đến cuối tháng xác định tổng mức khấu hao giảm trong tháng.
Chỉ tiêu IV ghi số khấu hao phải trích trong tháng.
Số khấu hao phải trích trong tháng 5 năm 2005 =
Mức khấu hao được trích trong tháng được phân bổ cho từng đối tượng sử dụng TSCĐ và được tính hết vào chi phí sản xuất trong kỳ.
Kế toán khấu hao TSCĐ sử dụng các tài khoản: TK 214 (HMTSCĐ) và TK 009 (NVKD).
Phương pháp hạch toán:
1. Hàng tháng khi trích khấu hao tính vào chi phí của đối tượng sử dụng:
Nợ TK 214
Có TK 214
Đồng thời ghi đơn nợ TK 009
2. Nếu doanh nghiệp phải nộp tiền khấu hao cho Nhà nước
Nợ TK 411
Có TK 112, 336, 339, 111
Đồng thời ghi đơn có cho TK 009
3. Nếu doanh nghiệp dùng tiền khấu hao để trả nợ về việc mua sắm, xây dựng TSCĐ.
Nợ TK 315, 341, 345
Có TK 111, 112
Đồng thời ghi đơn có TK 009
4. Cấp vốn khấu hao cho các đơn vị trực thuộc
Nợ TK 1361
Có TK 111, 112
Nhận lại vốn khấu hao củ các đơn vị trực thuộc
Nợ TK 111, 112
Có TK 1361
Đồng thời ghi đơn nợ TK 009
* Phương pháp ghi sổ chi tiết và sổ tổng hợp kế toán khấu hao TSCĐ bao gồm sổ nhật ký chung, sổ cái TK 214.
Phương pháp ghi sổ, mục đích: tương tự như ghi sổ tổng hợp kế toán tăng, giảm TSCĐ.
Mẫu sổ:
sổ cái TK 214 - hmtscđ
Quý II năm 2005
Dư đầu kỳ: 3.766.485.849
TK ĐƯ
Phát sinh trong kỳ
Luỹ kế từ đầu năm
Nợ
Có
Nợ
Có
2112
27.999.869
2114
45.000.000
6278
232.208.971
461.989.359
Dư cuối kỳ: 3.998.691.820
tình hình tăng, giảm tscđ
Quý II năm 2005
Chỉ tiêu
TSCĐ hữu hình
Cộng
Nhà cửa vật kiến trúc
Máy móc thiết bị
PT vận tải truyền dẫn
Thiết bị dụng cụ QL
Dụng cụ thi công
I. Nguyên giá TSCĐ
1. Số dư đầu kỳ
2.099.594.643
946.348.500
2.025.887.600
336.886.335
5.438.717.078
2. Số tăng trong kỳ
- Mua mới
- Xây dựng mới
- Sửa chữa lớn
31.125.650
31.125.650
31.125.650
3. Số giảm trong kỳ thanh lý, nhượng bán
4. Số dư cuối kỳ
2.099.594.643
977.777.071
2.025.887.600
336.886.335
5.470.145.649
II. GTHM
1. Đầu kỳ
2. Tăng trong kỳ
3. Giảm trong kỳ
4. Số cuối kỳ
1.583.583.268
49.112.900
1.632.696.168
894.258.500
18.383.571
912.597.071
950.336.600
160.608.000
1.110.944.600
338.307.481
4.149.500
342.456.981
3.766.485.849
232.208.971
3.998.694.820
III. Giá trị còn lại
1. Đầu kỳ
2. Cuối kỳ
516.011.375
466.898.475
52.090.000
65.180.000
1.075.551.000
914.943.000
82.578.854
24.429.354
1.672.231.229
1.471.450.829
Một số biện pháp tăng hiệu suất sử dụng TSCĐ
Những TSCĐ ở các đơn vị sản xuất và trong doanh nghiệp phải thường xuyên được kiểm tra, bảo quản, bảo dưỡng. Khi máy móc bị hỏng hóc phải kịp thời sửa chữa ngay.
Thường xuyên kiểm tra, kiểm kê định kỳ hay bất thường TSCĐ, tham gia đánh giá lại TSCĐ khi cần thiết tổ chức phân tích tình hình bảo quản sử dụng TSCĐ tại doanh nghiệp.
Phản ánh kịp thời giá trị hao mòn TSCĐ trong quá trình sử dụng
3. Kiến nghị về cải tiến chương trình giảng dạy của nhà trường cho phù hợp với thực tế
Để công tác giảng dạy của nhà trường trở lên thiết thực và phù hợp với thực tế hơn em xin đưa ra một số kiến nghị sau:
- Quản lý chặt chẽ giữa việc giảng dạy với thực tế (đặc biệt là trong quá trình thực tập).
- Đề nghị ban quản lý giáo dục nhà trường tăng lượng thời gian thực tập để giúp học sinh tìm hiểu kỹ và sâu rộng hơn về quá trình làm việc so với như kiến thức đã được học.
Em hy vọng với tinh thần trách nhiệm và trình độ của ban chức năng cùng với sự giám sát chặt chẽ của các thầy cô giáo sẽ nhanh chóng khắc phục được tình trạng trên.
Phần III
Kết luận
Tài sản cố định là một yếu tố quan trọng của doanh nghiệp do đó các thông tin liên quan đến hoạt động tài sản cố định đều phải được kế toán thu thập kịp thời, đầy đủ chính xác và trung thực. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng đối với các đối tượng quan tâm bên trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp. Các đối tượng đó như nhà quản trị doanh nghiệp, Nhà nước và các đầu tư khác.
Để nâng cao sự hiểu biết của mỗi sinh viên sau khi ra trường thì nhà trường đã tổ chức kỳ thực tập cho mỗi khóa học. Điều này rất quan trọng, bởi nó giúp cho mỗi sinh viên từng bước làm quen với công việc kế toán trên thực tế. Có rất nhiều vấn đề liên quan đến những công việc kế toán nói chung. Trong khuôn khổ của một bài báo cáo thực tập do bị hạn chế về mặt thời gian và những lí do khác. Tôi chọn đề tài "Tài sản cố định" là mối quan tâm nghiên cứu của mình.
Để hoàn thiện chuyên đề này tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của cô Nguyễn Thị Lợi giáo viên hướng dẫn thực tập, chú Hoàng Tất Đạt - Giám đốc doanh nghiệp xây dựng tư nhân Thành Đạt, chị Nguyễn Thị Thúy - Kế toán trưởng. Cùng toàn thể các cán bộ công nhân viên phòng kế toán đã giúp đỡ em trong thời gian thực tập và viết bài báo cáo này.
Sinh viên
Vũ Thị Hợp
Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội
Trường tcbc kinh tế - kỹ thuật bắc thăng long
Địa chỉ: Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội
ĐT: 04. 881 421; 04 8813695 (Số máy lẻ phòng Đào tạo: 107) Fax: 048812693
Website: Email:ntec@vnn.vn
Nhật ký thực tập tốt nghiệp
Tuần thứ.(Từ ngàyđến ngày.)
Họ và tên học sinh:
Lớp:.Chuyên ngành:.
Thứ/ngày
công việc được giao trong ngày
tự đánh giá kết quả thực hiện
Hai
./..
Ba
./..
Tư
./..
Năm
./..
Sáu
./..
Bảy
./..
Nhận xét và xác nhận của người hướng dẫn tại cơ sở thực tập (vào cuối tuần):
..
..
..
..
Người nhận xét
(ký, họ tên)
Bản kiểm điểm cá nhân
nhận xét giáo viên hướng dẫn
Mục lục
Nhật ký thực tập tốt nghiệp
Tuần thứ.(Từ ngàyđến ngày.)
Họ và tên học sinh:
Lớp:.Chuyên ngành:.
Thứ/ ngày
công việc được giao trong ngày
Hai
./..
Ba
./..
Tư
./..
Năm
./..
Sáu
./..
Bảy
./..
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5061.doc