Đề tài Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty dệt - May Hà Nội

Chúng ta đã biết, hoàn thiện là việc thay đổi, sửa đổi và bổ sung để cho công việc thực hiện được tiến hành tốt hơn và đạt hiệu quả cao nhất. Việc hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải dựa trên các nguyên tắc cơ bản sau: - Các chế độ về hệ thống các phương pháp thực hiện hạch toán kế toán do Bộ Tài chính ban hành. - Thực hiện đúng quy định về các biểu mẫu kế toán chứng từ kế toán và các tài khoản sử dụng. - Vận dụng được yêu cầu thực tế sản xuất kinh doanh để có thể rút ngắn, thay đổi được công tác kế toán cho phù hợp, đồng thời không trái với quy định chung. - Đảm bảo được tính kinh tế và hiệu quả của công tác kế toán. Như vậy, hoàn thiện có ý nghĩa là hoàn chỉnh sao cho thực tế phù hợp với lý luận và ngược lại từ thực tế cần thiết phải bổ sung để hoàn thiện hơn nữa lý luận và chế độ kế toán hiện hành theo thông lệ quốc tế, trong từng thời kỳ phát triển kinh tế của đất nước. Qua một thời gian thực tập tại công ty, được sự giúp đỡ của các đồng chí lãnh đạo công ty, các phòng ban và đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của các anh chị phòng kế toán tài chính, em đã có sự hiểu biết nhất định về tình hình thực tế công tác kế toán tại công ty nói chung và công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng. Chính điều này đã giúp em củng cố thêm kiến thức đã tiếp thu tại nhà trường. Trong phạm vi đề tài nghiên cứu, mặc dù còn có sự hạn chế về thời gian và trình độ bản thân, song để góp phần hoàn thiện hơn nữa công tác tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, em xin mạnh dạn nêu ra một số ý kiến nhận xét và đề xuất hướng khắc phục trong công tác kế toán nói chung cũng như trong công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng tại công ty.

doc94 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1293 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty dệt - May Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
45 (83/17) CK - 216,8 136,9 79,9 Ne 30 (65/35) CK - 404,9 255,7 149,2 Ne 30 CK - 1.092,8 1.092,8 Ne 40 100% PE - 907 907 5.528,3 3.661,6 1.866,7 IV. Sợi ống Ne 45 (65/35) CK kg 1.348,8 1.096 252,8 Ne 45 (83/17) CT - 501,2 407,3 93,9 Ne 45 (83/17) CK - 791,4 499,9 291,5 Ne 30 (65/35) CK - 461 291,2 169,8 Ne 30 CK - 406,8 406,8 Ne 40 100% PE - 1.051,8 1.051,8 4.561 3.346,2 1.214,8 V. Sợi đậu Ne 45/2 65 CK kg 1.998,8 1.263,9 736,9 VI. Sợi xe Ne 45/2 65 CK kg 413 261,9 152,1 VII. ống xe Ne 45/2 65 CK kg 538,6 337,9 200,7 2.950,4 1.863,7 1.089,7 D2 = = x 13.028,64 D2 = 339.621.038 = Dck = D1 + D2 Dck = 1.763.149.745 + 339.621.038 = 2.102.770.783 * Như vậy, giá trị sản phẩm dở dang cuối quý III là: 2.102.770.783 Ngoài ra, để xác định chi phí sản xuất chung (trừ khấu hao tài sản cố định) tính vào giá thành sản phẩm hoàn thành trong quý, kế toán phải căn cứ vào chi phí chế biến bước 1 tồn đầu quý, chi phí chế biến bước 1 tồn cuối quý và xác định theo công thức: = + - Trong đó, chi phí chế biến B1 tồn cuối quý được tính như sau: kế toán căn cứ vào mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang, khối lượng sản phẩm dở dang và giá kế hoạch của 1 kg sản phẩm dở dang để tính: = x = x Ví dụ, trong quý III/1999. - Chi phí chế biến bước 1 tồn đầu quý là: 542.357.984 đồng. - Chi phí sản xuất chung (trừ khấu hao TSCĐ) phát sinh trong quý là: 7.100.866.223 - 672.336.352 = 6.428.529.871 (Số liệu trên bảng phân bổ số 2 và số 3) - Khối lượng sợi hoàn thành tương đương là: 80.906,6 kg Cung chải : 4.090,9 x 0,65 = 2.659,09 Cung ghép : 19.806,5 x 0,75 = 14.854,88 Cung ghép thô : 63.035 x 0,85 = 53.579,75 Sợi con : 5.528,3 x 1 = 4.561 80.906,6 kg - Giá kế hoạch 1 kg sợi ống: 7.482 đ/kg ị Chi phí sản xuất chung (trừ khấu hao TSCĐ) tính vào giá thành quí III: 542.357.984 + 6.428.529.871 - 605.343.144 = 6.365.544.712 Số liệu này được dùng để tính giá thành thực tế của từng sản phẩm theo khoản mục chi phí. VIII. Tính giá thành sản phẩm. Trước hết, kế toán căn cứ vào “Bảng giá thành chi tiết kế hoạch sợi năm 1999” - Biểu số 09 do phòng kế toán tài chính lập đầu năm và “Báo cáo sản lượng thực tế nhập kho” - Biểu số 10 để tính ra giá thành của sản phẩm thực tế nhập kho theo giá thành kế hoạch đơn vị sản phẩm. Kết quả của việc tính toán này được trình bày ở “Bảng giá thành kế hoạch theo sản lượng thực tế nhập kho quý III - 1999” - Biểu số 11. Sau đó, dựa vào bảng này và một số liệu có liên quan, kế toán từng bước tính giá thành thực tế của sản phẩm sợi theo khoản mục chi phí. Vì công ty có nhiều sản phẩm sợi, nhưng phương pháp tính giá thành cho mỗi loại sản phẩm đều như nhau, nên trong luận văn này, em chỉ nêu trình tự tính giá thành sản phẩm sợi Ne 60 (65/35) CK quý III/1999. - Chi phí NVL chính: = Trong đó: Ddk = 2.226.192.254 Dck = 2.102.770.785 C = 16.794.200.945 (Bảng phân bổ số 2) PL = 621.982.800 (NKCT số 7 - TK 1527) Z0i x Q1i = 168.802.500,907 (Biểu số 11) ị T = Chi phí NVLC phân bổ trong sản phẩm Ne 60 (65/35) CK: x 17.735 x 84.436,5 = 1.445.619.273 - Chi phí vật liệu phụ. Căn cứ vào bảng phân bổ NVL -CCDC, kế toán xác định: + Chi phí vật liệu phụ phân bổ cho sản phẩm Ne 60 (65/35) CK: x 308,9 x 84.436,5 = 27.654.738 Biểu số 09: C. ty dệt - may hà nội Bảng giá thành chi tiết kế hoạch sợi Năm 1999 - Nhà máy sợi I ĐVT: Đồng STT Chỉ số sợi NVL TT NC TT CPSXC Z đơn vị NVLC VLP T.lương B.hiểm P.xưởng Điện SXC KHMMTB 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 NE 60 (65/35) CK 17735 308.9 1009 171.5 2773.34 4023.9 2594.1 28615.74 2 NE 45 (65/35) CK 17735 308.9 777.9 132.2 2138.14 3102.3 2000 26194.44 3 NE 30 (65/35) CK 17735 308.9 627.4 146.7 1724.47 2502.1 1613 24657.57 4 NE 45 (83/17) CT 14220.8 308.9 740.1 125.8 2034.23 2951.5 1902 22284.13 5 NE 45 (83/17) CK 14221.8 308.9 779.3 132.5 2141.98 3107.8 2003 22694.78 6 NE 30 CK 27940 332.77 757.9 128.8 2083.16 3022.5 1948 36213.73 7 NE 20 CK 27940 332.77 609.5 103.6 1675.27 1430.7 1567 34658.84 8 NE 40 PE 12240 308.9 751.5 127.7 2041.94 2516 1571.2 19557.27 9 NE 40 CK 28041.4 241.9 757.9 128.8 2038.16 3022.5 1965.9 36241.51 Biểu số 10: Báo cáo sản lượng sợi hoàn thành nhập kho Quí III/1999 STT Chỉ số sợi ĐVT Số lượng 1 Ne 60 (65/35) CK kg 84.436,50 2 Ne 45 (65/35) CK - 104.222,80 3 Ne 30 (65/35) CK - 88.395,30 4 Ne 45 (83/17) CT - 173.124,10 5 Ne 45 (83/17) CK - 35.525,30 6 Ne 30 CK - 85.383,60 7 Ne 20 CK - 21.136,40 8 Ne 40 PE - 406.770,10 9 Ne 40 CK - 11.949,90 Tổng cộng kg 1.050.944,00 - Tiền lương phải trả công nhân trực tiếp sản xuất nhà máy sợi I là: 982.580.297 (số liệu từng Bảng phân bổ số 2). Do đó, chi phí tiền lương phân bổ cho sản phẩm sợi Ne 60 (65/35) CK: x 1.009 x 84.436,5 = 104.118.552 - Bảo hiểm xã hội và kinh phí công đoàn tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của công nhân nhà máy sợi I là: 122.977.189 (Bảng phân bổ số 2). Do đó chi phí BHXH, KPCĐ phân bổ cho sản phẩm sợi Ne 60 (65/35) CK: x 171,5 x 84.436.5 = 12.776.542 - Chi phí sản xuất chung tính vào giá thành sản phẩm quý III là: 6.365.544.712 (Kết quả tính ở trang 68) Do đó, chi phí sản xuất chung phân bổ cho sợi Ne 60 (65/35) CK là: x 2.773,34 x 84.436,5 = 677.465.358 - Trong quí III, điện sản xuất do nhà máy điện cung cấp cho nhà máy sợi I để phục vụ cho sản xuất kinh doanh chính là: 2.547.131.874. Nên: Biểu số 11: C. ty dệt - may hà nội Bảng tính giá thành kế hoạch theo sản lượng thực tế nhập kho Quí III/1999 - Nhà máy sợi I ĐVT: Đồng STT Chỉ số sợi SL TT nhập kho NVLC VLP T.lương B.hiểm P.xưởng Điện SXC KHMMTB 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 NE 60 (65/35) CK 84436.5 1497481328 26082434.85 85196428.5 14480859.75 234171122.9 339764032.4 219036724.7 2 NE 45 (65/35) CK 164222.8 2912491358 50728422.92 127748916.1 21710254.16 351131337.6 509468392.4 328445600 3 NE 30 (65/35) CK 68395.3 1212990646 21127308.17 42911211.22 10033590.51 117945643 171131880.1 110321618.9 4 NE 45 (83/17) CT 173124.1 2461963201 53478034.49 128129146.4 21779011.78 352174237.9 510975781.2 329282038.2 5 NE 45 (83/17) CK 35525.3 505198186.2 10973765.17 27684866.29 4707102.25 76094482.09 110405527.3 71157575.9 6 NE 30 CK 85383.6 2385617784 27559264.57 64712230.44 10997407.68 177867700.2 258071931 166327252.8 7 NE 20 CK 21136.4 590551016 6822195.828 12882635.8 2189731.04 35409176.83 51376247.48 33120738.8 8 NE 40 PE 406770.1 4978866024 125651283.9 305687730.2 51944541.77 830612341.2 1023433572 639117181.1 9 NE 40 CK 11949.9 5041773.375 9056829.21 1539147.12 24893553.68 36118572.75 23492308.41 Cộng 1050944 16880250907 327464483.3 804009994.1 139381646.1 2200299595 3010745936 1920301039 Biểu số 1 2: C. ty dệt - may hà nội Giá thành thực tế khoản mục chi phí Nhà máy sợi I - Quý III/1999 Đơn vị: Đồng STT Chi số sợi S.lượng TT NVLC VLP T. lương BHXH CPSXC Điện SXC KHMMTB Z-C.xưởng Z Đơn vị 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 NE 60 (65/35) CK 84436.5 1445619273 27654738 104118522 12776542 677465358 287444977 76689187 2631768597 31168.61 2 NE 45 (65/35) CK 164222.8 2811623465 53786438 156121900 19155076 1015835404 431017166 114995446 4602534895 28026.16 3 NE 30 (65/35) CK 68395.3 1170981316 22400906 52441774 8852692 341220925 144779890 38625830 1779303333 26014.99 4 NE 45 (83/17) CT 173124.1 2376698385 56701802 156586579 19215741 1018852552 432292437 115336792 4175684288 24119.6 5 NE 45 (83/17) CK 35525.3 487701730 11635287 33833664 4153102 220144034 93404573 24919785 875792175 24652.63 6 NE 30 CK 85383.6 2302997628 30125907 79884791 9703073 514577561 218332352 58252471 3213873783 37640.41 7 NE 20 CK 21136.4 570098548 7457557 15743864 1932012 102440004 43465002 11596240 752733227 35613.12 8 NE 40 PE 406770.1 4806433676 133225805 373580855 45830959 2402990941 865838675 223767849 8851668760 21760.86 9 NE 40 CK 11949.9 322316381 4216280 10268348 1357992 72017933 30761280 8152752 448886488 37564.04 Cộng 1050944 16294470402 347204720 982580297 122977189 6365544712 2547336352 672336352 27332245546 26007.33 Chi phí điện sản xuất phân bổ cho sợi Ne 60 (65/35) CK là: x 4.023,9 x 84.436,5 = 287.444.977 - Trích khấu hao máy móc thiết bị trong quí III là: 672.336.352 (Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ). Do đó, kế toán chi phí KHMMTB phân bổ cho sản phẩm sợi Ne 60 (65/35) CK: x 2.594,1 x 84.436,5 = 76.689.187 Như vậy, giá thành công xưởng của sản phẩm sợi Ne 60 (65/35) CK nhập kho trong quí III là: - Zcông xưởng = 1.445.619.273 + 27.654.738 + 104.118.522 + + 12.776.542 + 677.465.358 + 287.444.977 + 76.689.187 = 2.631.465.597 - Zđơn vị = = 31.168,61 Với cách tính như trên, kế toán tính được giá thành công xưởng và giá thành đơn vị của mỗi loại sản phẩm sợi sản xuất trong quí III. Sau đó, kết quả được phản ánh trên bảng: “Giá thành thực tế khoản mục nhà máy sợi I quí III/1999” - Biểu số 12. * Tổng giá thành thực tế toàn bộ sản phẩm trong quí III = + + - - = (2.226.192.254 + 542.357.984) + 7.271.809.234 - (2.102.770.783 + + 605.343.144) = 27.332.245.545 Zđơn vị = = 26.007,3 Mặc dù quy trình sản xuất sợi gồm 2 giai đoạn. Nhưng do chi phí sản xuất được tập hợp riêng ở từng giai đoạn và sản phẩm sợi đơn hoàn thành nhập kho, sau đó mới xuất dùng để chế tạo sợi xe. Nên, phương pháp tính giá thành sợi xe giống như phương pháp tính giá thành sợi. Do vậy, trong luận văn này em chỉ đề cập đến phương pháp tính giá thành sợi đơn. Trên đây là những nội dung phân tích chi phí và giá thành chủ yếu tại Công ty Dệt may Hà Nội. Tuy chưa đầy đủ, nhưng nó cũng phản ánh phần nào vai trò của công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong thực tiễn kinh doanh. Chương III Phương hướng hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty dệt may hà nội I-/ Sự cần thiết tổ chức hạch toán chính xác chi phí sản xuất và tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm. Chi phí sản xuất gắn liền với việc sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn, lao động trong sản xuất. Quản lý chi phí sản xuất thực chất là quản lý việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả các yếu tố sản xuất trong quá trình sản xuất kinh doanh. Mặc khác, chi phí sản xuất là cơ sở tạo nên giá thành sản phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất là cơ sở để hạ giá thành sản phẩm. Yêu cầu của công tác quản lý kinh tế nói chung, công tác quản lý sản xuất và tính chi phí sản xuất nói riêng đòi hỏi doanh nghiệp phải tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất một cách chính xác. Kế toán chính xác chi phí sản xuất phát sinh không chỉ là việc tổ chức, ghi chép, phản ánh một cách đầy đủ trung thực về mặt hao phí của từng loại chi phí, mà cả về mặt tính toán các chi phí bằng tiền, theo đúng nguyên tắc về đánh giá và phản ánh theo đúng giá trị thực tế của chi phí ở thời điểm phát sinh chi phí. Kế toán chính xác chi phí sản xuất đòi hỏi phải tổ chức việc ghi chép, tính toán và phản ánh từng loại chi phí sản xuất theo đúng địa điểm phát sinh chi phí và theo đúng đối tượng chịu chi phí. Bên cạnh đó, chúng ta biết rằng giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Muốn sử dụng chỉ tiêu giá thành sản phẩm vào quản lý cần thiết phải tổ chức tính đúng, tính đủ giá thành của các loại sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra. Tính đúng là tính chính xác và hạch toán đúng nội dung kinh tế của chi phí đã hao phí để sản xuất sản phẩm. Muốn vậy, phải xác định đúng đối tượng tính giá thành, vận dụng phương pháp tính giá thành thích hợp và giá thành phải được tính trên cơ sở số liệu kế toán tập hợp chi phí sản xuất một cách chính xác. Tính đủ là tính toán đầy đủ mọi hao phí đã bỏ ra trên tinh thần hạch toán kinh doanh, loại bỏ mọi yếu tố bao cấp để tính đủ đầu vào theo đúng chế độ quy định. Tính đủ cũng đòi hỏi loại bỏ những chi phí không liên quan cần thiết đến hạch toán sản phẩm như: những khoản chi phí mang tính chất tiêu cực, lãng phí không hợp lý, những khoản thiệt hại không được quy trách nhiệm đầy đủ. Việc tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm giúp cho việc phản ánh đúng đắn tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch giá thành của doanh nghiệp, xác định đúng đắn kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tránh được hiện tượng lãi giả, lỗ thật. Chính vì vậy, tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm có ý nghĩa rất quan trọng và thiết thực đối với việc tăng cường và cải tiến công tác quản lý giá thành nói riêng và công cuộc đổi mới quản lý kinh tế, quản lý doanh nghiệp nói chung. Nhận thức được điều đó, cũng có nghĩa là chúng ta nhận thức được rằng, việc hoàn hiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là hết sức quan trọng và cần thiết, mà mỗi doanh nghiệp đều luôn luôn quan tâm tới. Tuy nhiên, để có thể tiến tới việc hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thì mỗi doanh nghiệp, cụ thể hơn là mỗi một chúng ta phải nắm vững các nguyên tắc cơ bản của việc hoàn thiện này. II-/ Các nguyên tắc cơ bản của việc hoànt hiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi đã bước vào thương trường đều phải cố gắng mọi cách để đạt mục đích cuối cùng là tối đa hoá lợi nhuận. Để đạt được điều đó, đòi hỏi doanh nghiệp phải giám sát chặc chẽ quá trình chi tiêu vật tư, tài sản, tiền vốn, lao động một cách có hiệu quả trên cơ sở tổ chức ngày càng hợp lý quá trình hạch toán chi phí sản xuất phát sinh. Từ đó, cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết cho các nhà quản lý, để kịp thời ra quyết định quản lý tối ưu nhất nhằm phấn đấu tiết kiệm chi phí sản xuất hạ giá thành sản phẩm. Việc phấn đấu hạ giá thành sản phẩm chỉ có thể được thực hiện trên cơ sở tiết kiệm các chi phí theo khoản mục trong giá thành sản phẩm, vì giá thành không chấp nhận toàn bộ chi phí liên quan đến sản phẩm hoàn thành. Thực hiện tiết kiệm chi phí trong sản xuất có ý nghĩa rất quan trọng và đã được Đảng và Nhà nước ta đề cập như một nhiệm vụ quan trọng của cả nước trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội: “Thực hành tiết kiệm triệt để trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh và xây dựng cơ bản,...” Xuất phát từ các yêu cầu trên, vấn đề đặt ra cho việc hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp nói chung và ở công ty Dệt may Hà Nội nói riêng là đều phải tập trung giải quyết các nhiệm vụ cơ bản sau: Một là, xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, lựa chọn phương pháp tập hợp và tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất phù hợp với đặc điểm quy trình công nghệ và yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp. Từ đó, tổ chức thực hiện tốt việc tập hợp chi phí sản xuất. Hai là, xác định đúng đối tượng tính giá thành, lựa chọn phương pháp tính giá thành thích hợp. Ba là, xây dựng quy tắc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. Quy định trình tự từng công việc sao cho công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được tiến hành thuận lợi và kịp thời phù hợp với yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Chúng ta đã biết, hoàn thiện là việc thay đổi, sửa đổi và bổ sung để cho công việc thực hiện được tiến hành tốt hơn và đạt hiệu quả cao nhất. Việc hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải dựa trên các nguyên tắc cơ bản sau: - Các chế độ về hệ thống các phương pháp thực hiện hạch toán kế toán do Bộ Tài chính ban hành. - Thực hiện đúng quy định về các biểu mẫu kế toán chứng từ kế toán và các tài khoản sử dụng. - Vận dụng được yêu cầu thực tế sản xuất kinh doanh để có thể rút ngắn, thay đổi được công tác kế toán cho phù hợp, đồng thời không trái với quy định chung. - Đảm bảo được tính kinh tế và hiệu quả của công tác kế toán. Như vậy, hoàn thiện có ý nghĩa là hoàn chỉnh sao cho thực tế phù hợp với lý luận và ngược lại từ thực tế cần thiết phải bổ sung để hoàn thiện hơn nữa lý luận và chế độ kế toán hiện hành theo thông lệ quốc tế, trong từng thời kỳ phát triển kinh tế của đất nước. Qua một thời gian thực tập tại công ty, được sự giúp đỡ của các đồng chí lãnh đạo công ty, các phòng ban và đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của các anh chị phòng kế toán tài chính, em đã có sự hiểu biết nhất định về tình hình thực tế công tác kế toán tại công ty nói chung và công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng. Chính điều này đã giúp em củng cố thêm kiến thức đã tiếp thu tại nhà trường. Trong phạm vi đề tài nghiên cứu, mặc dù còn có sự hạn chế về thời gian và trình độ bản thân, song để góp phần hoàn thiện hơn nữa công tác tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, em xin mạnh dạn nêu ra một số ý kiến nhận xét và đề xuất hướng khắc phục trong công tác kế toán nói chung cũng như trong công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng tại công ty. III-/ Phương hướng hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Dệt may Hà Nội. 1-/ Đánh giá chung công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Công ty Dệt May Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước có quy mô khá lớn, trong suốt những năm hình thành và phát triển, công ty đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Những thành tựu đó, trước hết phải kể đến sự đóng góp của ban lãnh đạo, cũng như của toàn thể công nhân viên trong công ty. Với cơ cấu bộ máy quản lý hợp lý, các phòng ban chức năng đã được tổ chức sắp xếp gọn nhẹ, thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, giúp ban lãnh đạo công ty quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Trong những năm gần đây, ngành Dệt May Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là sự cạnh tranh của các mặt hàng dệt, may mặc ngoại nhập với chất lượng cao, mẫu mã đẹp, giá cả hợp lý đã hạn chế việc tiêu thụ hàng hoá của ngành Dệt may nói chung và của công ty nói riêng. Đứng trước thách thức đó, song song với việc nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới mẫu mã, tổ chức nghiên cứu thị trường và mở rộng mạng lưới tiêu thụ,... Công ty đã không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vật tư, tiền vốn nhằm tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm, đáp ứng yêu cầu công tác hạch toán kế toán. Nổi bật lên các điểm sau: * Về tổ chức bộ máy kế toán. Nhận thức được tầm quan trọng của việc tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, nhất là trong cơ chế thị trường, công ty đã tăng cường công tác quản lý chi phí sản xuất và kế toán thực sự được coi là một trong những công cụ quan trọng của hệ thống quản lý. Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức tương đối hoàn chỉnh với đội ngũ nhân viên kế toán có trình độ cao, nghiệp vụ chuyên môn vững vàng và được phân công trách nhiệm rõ ràng theo từng phần hành kế toán phù hợp với năng lực của từng nhân viên. Do có sự phân chia trách nhiệm và sự bất kiêm nhiệm trong công tác kế toán, nên đã tạo ra sự chuyên môn hoá trong lao động kế toán. Vì vậy, các nghiệp vụ kế toán được tiến hành nhanh hơn, tránh được sai sót và gian lận. Điều đó chứng tỏ khả năng tổ chức công tác kế toán tại công ty là đảm bảo thực hiện tốt chế độ kế toán hiện hành và phù hợp với đặc điểm tổ chức kinh doanh của công ty. Là một doanh nghiệp sản xuất có quy mô lớn, tính chất kinh doanh đa dạng, phức tạp, nên công ty có quan hệ rất rộng rãi với khách hàng, đòi hỏi yêu cầu trình độ quản lý và lao động kế toán cao. Thấy rõ được điều kiện này, công ty đã áp dụng hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ. Đây là hình thức tiên tiến nhất hiện nay, đảm bảo cho hệ thống kế toán của công ty thực hiện tốt những chức năng, nhiệm vụ trong sản xuất kinh doanh, đảm bảo cung cấp thông tin chính xác, kịp thời cho quản lý doanh nghiệp. Bên cạnh đó, công ty đã sử dụng hệ thống chứng từ kế toán và sổ sách tương đối đầy đủ theo quy định của chế độ kế toán, đảm bảo phù hợp với hoạt động của công ty. Hệ thống chứng từ sổ sách được luân chuyển giữa các phần hành kế toán một cách trình tự tạo điều kiện thuận lợi cho hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. * Về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Dệt may Hà Nội được tiến hành đều đặn vào cuối mỗi quý. Sự phối hợp nhịp nhàng giữa nhân viên kế toán, thống kê các nhà máy với phòng kế toán, và giữa các nhân viên trong phòng kế toán với nhau đã giúp cho việc tính giá thành sản phẩm được tiến hành nhanh chóng, kịp thời và chính xác hơn. Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí, đối tượng tính giá thành tại công ty là hợp lý, phù hợp với đặc điểm sản xuất và yêu cầu quản lý doanh nghiệp. Tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm gắn với việc nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả lao động luôn là mục tiêu phấn đấu của công ty. Trong cơ chế thị trường, để làm được điều đó, công ty cần phải tập hợp và quản lý đầy đủ chi phí phát sinh trong từng phân xưởng, từng nhà máy. Mặc dù đã khá hợp lý, song công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty Dệt may Hà Nội vẫn còn bộc lộ một số nhược điểm trong công tác hạch toán và cung cấp thông tin cho quản trị doanh nghiệp. Với tư cách là một sinh viên thực tập, em xin mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị và giải pháp sau: 2-/ Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Dệt May Hà Nội. * Thứ nhất, kỳ tính giá thành. Trong nền kinh tế thị trường, kế toán được coi là công cụ quản lý kinh tế quan trọng, là phong vũ biểu xác định nguồn thông tin trung thực, nhằm phản ánh quá trình hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh. Đối với các doanh nghiệp, việc cung cấp các thông tin chính xác là cơ sở cho các chủ doanh nghiệp nắm được tình hình sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn, tình hình chi phí và kết quả sản xuất kinh doanh, tính hiệu quả đúng đắn của các giải pháp đã đề ra và thực hiện trong sản xuất kinh doanh. Từ đó, có các biện pháp phù hợp với chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Tại Công ty Dệt May Hà Nội, giá thành sản phẩm được tính vào cuối quý nên thông tin về chi phí và giá thành không đáp ứng được yêu cầu của quản lý. Mặt khác, do đặc điểm sản xuất của công ty là chu kỳ sản xuất ngắn, sản phẩm hoàn thành nhập kho liên tục trong tháng, giá cả sản phẩm lại thường xuyên biến động, nên kỳ tính giá thành một quý/1 lần không còn phù hợp nữa. Theo em, công ty nên tính giá thành theo từng tháng để số liệu đưa ra kịp thời, nhanh chóng góp phần đẩy mạnh sản xuất, hoà nhịp chung với sự phát triển của thị trường cạnh tranh tự do. Tuy nhiên, việc rút ngắn kỳ tính giá thành xuống 1 tháng đòi hỏi công tác kế toán phải được tiến hành thường xuyên, liên tục hơn, nên các nhân viên kế toán sẽ phải tăng cường độ làm việc. Nhưng nếu biết tổ chức, sắp xếp công việc một cách hợp lý, làm việc có ý thức trách nhiệm thì với trình độ chuyên môn và bề dày kinh nghiệm, cộng với sự trợ giúp của máy vi tính, chắc chắn các nhân viên kế toán sẽ hoàn thành tốt nghiệm vụ tính giá thành sản phẩm trong một tháng. Việc thay đổi kỳ tính giá thành sẽ làm thay đổi toàn bộ các phần hành kế toán khác. Vì vậy, xem xét sự thay đổi này phải được thống nhất trong phạm vi toàn công ty. * Thứ hai, phương pháp hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. Mặc dù công ty đã áp dụng đúng chế độ kế toán về cách tính lương cho công nhân sản xuất trực tiếp, cũng như tỷ lệ trích các khoản theo lương, nhưng trong việc hạch toán và ghi sổ chi phí nhân công trực tiếp còn có một số điểm cần được xem xét lại. Trước hết, là việc tiến hành trích BHYT và KPCĐ cho 2 quí (quí II và quí III) vào chi phí sản xuất kinh doanh. Điều này trái với nguyên tắc phù hợp được thừa nhận trong kế toán là: Chi phí liên quan đến doanh thu kỳ nào phải tính vào chi phí của kỳ đó. Do đó, ảnh hưởng tới việc tập hợp chi phí sản xuất trong kỳ và tính giá thành sản phẩm. Vì vậy, công ty nên quy định lại việc trích BHYT, KPCĐ theo đúng kỳ tính giá thành - đảm bảo phù hợp với chế độ kế toán. Ngoài ra, nếu nhìn lại bảng phân bổ số 1: “Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội quí III/1999” - (Biểu số 01), chúng ta sẽ hiểu sai nội dung, ý nghĩa của từng số liệu. Bởi vì, số liệu về lương chính của công nhân sản xuất trực tiếp là 549.522.880đ và các khoản phụ cấp là 433.057.417đ không phản ánh lên các cột tương ứng trên bảng phân bổ 1, mà cột lương chính lại ghi số liệu về lương phải trả cho công nhân sản xuất trực tiếp trong quí III là: 982.580.297đ. Mặt khác, toàn bộ khoản trích BHYT, KPCĐ cũng phản ánh lên một tài khoản là 3382: 40.548.757đ. Trong khi đó theo chế độ: TK 3382 : KPCĐ là 20.274.378,5đ. TK 3384 : BHYT là 20.274.378,5đ Như vậy, số liệu trên bảng phân bổ số 1 đã không ngừng phản ánhd dúng được nội dung của nó. Sự bất hợp lý này thuộc về kỹ thuật ghi sổ nên kế toán tiền lương cần phải xem xét để tiến hành hạch toán và ghi sổ theo đúng chế độ kế toán. * Thứ ba, kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Hiện nay, công ty sử dụng phương pháp thẻ song song để hạch toán chi tiết NVL. Phương pháp này tuy đơn giản, dễ làm song công việc ghi chép nhiều và trùng lắp, tốn nhiều công sức. Mặt khác, do đặc điểm NVL tại công ty có rất nhiều chủng loại, với tần suất nhập xuất nhiều, nên việc theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn NVL của 2 kế toán viên vẫn không đảm bảo được công việc ghi chép, hạch toán hàng ngày. Do đó, các kế toán thanh toán vẫn phải trợ giúp một phần công việc này. Như vậy, phương pháp thẻ song song không phù hợp với tình hình hiện tại của công ty. Để đáp ứng yêu cầu này, công ty nên áp dụng phương pháp sổ số dư trong việc hạch toán chi tiết về NVL. Đặc điểm nổi bật của phương pháp này là sự kết hợp chặt chẽ giữa việc hạch toán nghiệp vụ của thủ kho với việc ghi chép của kế toán NVL. Trên cơ sở đó, ở kho chỉ hạch toán về số lượng và ở phòng kế toán chỉ hạch toán về giá trị NVL. Với phương pháp này có thể khắc phục được hạn chế của phương pháp sổ chi tiết và sẽ tạo điều kiện thực hiện kiểm tra thường xuyên, có hệ thống giữa kế toán và thủ kho, đảm bảo số liệu kế toán chính xác, kịp thời. * Thứ tư, hạch toán chi phí trả trước. Chi phí trả trước là các khoản chi phí thực tế đã phát sinh, nhưng có liên quan tới nhiều kỳ hạch toán, nên chưa thể tính hết vào chi phí sản xuất kinh doanh kỳ này, mà được tính cho hai hay nhiều kỳ hạch toán tiếp theo. Tại công ty Dệt may Hà Nội thường phát sinh các khoản chi phí trả trước như: giá trị CCDC nhỏ xuất dùng thuộc loại phân bổ nhiều lần, giá trị sửa chữa lớn TSCĐ ngoài kế hoạch, chi phí mua bảo hiểm tài sản, bảo hiểm kinh doanh,... Các khoản này, mặc dù có liên quan đến nhiều kỳ hạch toán hoặc là những chi phí phát sinh một lần quá lớn, nhưng đều được tính một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ phát sinh chi phí. Ví dụ, trong quí III/1999, khi xuất dùng CCDC thuộc loại phân bổ ba lần, kế toán ghi vào bên Nợ TK 6271 : 48.605.730đ (đối ứng bên Có TK 1531) trên bảng kê số 4+5. Cách ghi này cũng đã vi phạm nguyên tắc phù hợp được thừa nhận trong kế toán. Do đó, để khắc phục nhược điểm này, kế toán nên tiến hành theo trình tự sau: TK 1524 (1) TK 142 (2) TK 6271 TK 1531 (1) TK 142 (2) TK 6271 (1) : Tập hợp chi phí công cụ dụng cụ thuộc loại phân bổ nhiều lần. (2) : Định kỳ tiến hành phân bổ cho đối tượng sử dụng. Hoặc, trong quí III phát sinh chi phí phụ tùng thay thế để sửa chữa máy móc thiết bị với giá trị là: 2.162.868.940đ. Nhưng được tập hợp và phân bổ hết một lần trong quý theo sơ đồ: (1) : Tập hợp chi phí phụ tùng thay thế (trị giá 2.162.868.940) (2) : Phân bổ hết chi phí trả trước (trị giá 2.162.868.940) vào chi phí SXC. Tuy nhiên, đây là khoản chi phí lớn (vì so với tổng doanh thu trong quí III là: 108.823.867.428 đồng. Về nguyên tắc, các khoản chi phí trả trước phải được phân bổ hết cho các đối tượng chịu chi phí trong năm (trừ trường hợp chi phí trả trước phát sinh vào tháng cuối năm hoặc còn liên quan đến các kỳ kinh doanh của năm sau). Bởi vậy, việc tính và phân bổ chi phí trả trước đã phát sinh vào các kỳ hạch toán phải được kế hoạch một cách chặt chẽ trên cơ sở dự toán chi phí và kế hoạch phân bổ chi phí. Vì vậy, khoản chi phí này nên phân bổ cho 2 quí II và III của năm 1997. Khi đó, trong quý kế toán tiến hành tập hợp và phân bổ cũng theo sơ đồ trên. Nhưng, (1) : Tập hợp chi phí phụ tùng thay thế (trị giá 2.162.898.940) (2) : Phân bổ chi phí trả trước (trị giá 1.081.434.270 = 2.162.898.940:2) * Thứ năm, hạch toán phế liệu thu hồi. TK 154 (1) TK 1527 (2) TK 621 Trong quá trình sản xuất sợi, phế liệu thu hồi từ quy trình sản xuất chủ yếu là bông, xơ. Một phần bông, xơ này được sử dụng lại cho quá trình sản xuất sản phẩm tiếp theo, góp phần tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Để phản ánh quá trình nhập - xuất - tồn kho phế liệu, kế toán sử dụng TK 1527 và trình tự hạch toán được phản ánh theo sơ đồ sau: (1) : Phế liệu (bông, xơ) thu hồi nhập kho (2) : Xuất bông, xơ phế để sản xuất sản phẩm. Lượng bông phế, xơ phế nhập kho được trừ ra khỏi chi phí NVL chính tính vào giá thành sản phẩm. Ví dụ trong quí III/1999. - Bông, xơ xuất dùng là: 16.794.200.945 - Bông phế, xơ phế thu hồi nhập kho là: 621.982.000 Do đó, bông xơ dùng cho sản xuất sợi là: 16.794.200.945 - 621.982.000 = 16.172.218.945 TK 1527 (2) TK 621 (1) Như vậy, theo em để phản ánh chính xác nội dung kinh tế của nhiệm vụ phát sinh thì khi nhập kho bông, xơ phế từ quá trình sản xuất sợi, kế toán nên ghi bút toán phản ánh giảm chi phí NV chính theo sơ đồ sau: (1) : Nhập kho phế liệu thu hồi (bông, xơ phế) (2) : Xuất kho phế liệu để sản xuất sản phẩm. * Thứ sáu, nội dung, kết cấu và phương pháp ghi bảng kê số 4, số 5, số 6. Để phục vụ cho công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Công ty đã áp dụng hình thức Nhật ký - Chứng từ với đầy đủ sổ sách kế toán theo quy định của Bộ Tài chính. Hình thức này, như đã nói ở trên, là phù hợp với đặc điểm của công ty. Tuy nhiên, khác với chế độ kế toán, tại công ty kế toán giá thành không lập riêng từng bảng kê số 4 và bảng kê số 5 mà lập chung một bảng kê gọi là bảng kê 4+5. Bảng kê này dùng để tổng hợp số phát sinh Có của các TK liên quan, đối ứng với Bên Nợ TK 154, 621, 622, 627, 6411, 6413, 642 (trong từng TK chi tiết theo từng nhà máy). Thông thường, bảng kê số 4 dùng để tổng hợp số phát sinh Có của các tài khoản có liên quan, đối ứng với Bên Nợ của các TK 154, 621, 622, 627, 631 và được tập hợp theo từng phân xưởng, bộ phận và chi tiết cho từng sản phẩm. Còn bảng kê số 5 dùng để tổng hợp số phát sinh Có của các TK liên quan, đối ứng bên Nợ các TK 641, 642, 241. Trong từng tài khoản chi tiết theo yếu tố và nội dung chi phí. Như vậy, việc lập bảng kê số 4+5 tuy không ảnh hưởng đến công tác tính giá thành sản phẩm tại phòng kế toán, nhưng sẽ gây khó khăn cho việc kiểm tra đối chiếu số liệu để tính toán. Hơn nữa, bảng kê số 4 thường được kế toán giá thành làm căn cứ tính giá thành công xưởng, còn bảng kê số 5 được bộ phận tiêu thụ căn cứ vào số liệu để tính giá thành toàn bộ của sản phẩm sợi. Do đó, việc lập chung một bảng kê số 4+5 sẽ dẫn đến sự luân chuyển sổ sách không được nhịp nhàng và công tác hạch toán dễ bị chậm trễ. Mặt khác, theo chế độ kế toán thì việc tập hợp chi phí phát sinh bên Nợ TK 241 được tiến hành trên bảng kê số 5, còn bảng kê số 6 ngoài việc tập hợp chi phí phát sinh thuộc chi phí phải trả và chi phí trả trước, còn tập hợp cả chi phí phát sinh trên TK 2413 “Chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định”. Cách ghi này xuất phát từ cách hiểu là TK 2413 dùng để tập hợp chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định và sau đó trích vào các đối tượng chịu phí có liên quan. Nhưng TK 2413 có nội dung kinh tế khác hẳn với các chi phí theo dự toán. Bởi vì, chi phí trả trước là các khoản chi phí thực tế đã phát sinh, nhưng chưa tính hết vào chi phí sản xuất kinh doanh kỳ này, mà được tính cho hai hay nhiều kỳ hạch toán sau đó. Còn chi phí phải trả là những khoản chi phí thực tế chưa phát sinh, nhưng được ghi nhận là chi phí của kỳ hạch toán. Vì vậy, để đảm bảo cho việc tập hợp chi phí sản xuất và vào Nhật ký - Chứng từ số 7 thuận lợi hơn, công ty nên lập 3 bảng kê số 4, số 5, số 6 theo đúng chế độ kế toán hiện hành và phù hợp với một doanh nghiệp lớn, có nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều. * Thứ bảy, phương pháp tính giá thành. Hiện nay, công ty áp dụng phương pháp tỷ lệ để tính giá thành sản phẩm. Theo phương pháp này, kế toán phải dựa vào giá thành kế hoạch chi tiết cho từng khoản mục chi phí do phòng kế toán tài chính lập. Trong quá trình tìm hiểu công tác tính giá thành sản phẩm sợi tại công ty, em nhận thấy giá thành sợi thường xuyên biến động và phụ thuộc rất nhiều yếu tố như giá mua NVL chính, bông xơ,... Bởi vì, nguồn cung cấp bông xơ trong nước không ổn định, nên công ty phải nhập bông từ Liên Xô, Nigeria, úc,... Do đó, giá mua bông xơ chịu ảnh hưởng rất lớn của biến động thị trường thế giới, đặc biệt là khi nền kinh tế thế giới không ổn định. Trong khi đó, giá thành kế hoạch chi tiết sản phẩm lại đường phòng kế hoạch lập vào đầu năm, trên cơ sở giá thành thực tế năm trước và sản lượng kế hoạch năm nay. Vì vậy, giá thành kế hoạch lập vào đầu năm rất khó sát với thực tế trong năm. Theo em, phòng kế toán tài chính song song với việc xây dựng giá thành kế hoạch tương đối chính xác, sát với thực tế, nên thường xuyên điều chỉnh chi phí thực tế phát sinh, góp phần vào việc tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm. Nếu kỳ tính giá thành là 1 tháng thì 3 tháng/1 lần kế toán điều chỉnh giá thành kế hoạch. Từ đó, ban lãnh đạo công ty mới có thể phân tích tình hình sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn và đề ra phương hướng cụ thể nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Đây là mục tiêu quan trọng, không chỉ riêng một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào. IV-/ Phương hướng hạ thấp giá thành nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và tăng cường quản trị doanh nghiệp. 1-/ Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Dệt May Hà Nội. Tiết kiệm chi phí để giảm thấp giá thành sản phẩm là mục tiêu chiến lược của mọi doanh nghiệp, trên cơ sở đó tăng lợi nhuận, giảm giá bán để tăng sức cạnh tranh hàng hoá trên thị trường. Do đó, việc tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm không đơn giản là công tác ghi chép giản đơn, mà nó thực sự phải trở thành công cụ hữu hiệu trong việc tăng cường quản trị doanh nghiệp. Phân tích chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm trên nhiều góc độ bằng các cách khác nhau là cần thiết, giúp chủ doanh nghiệp nhìn rõ khả năng tiềm tàng, tính toán được trị số của nó để kế hoạch hoá giá thành, định lượng quản lý giá thành có hiệu quả thiết thực hơn. Đồng thời, cung cấp thông tin để tìm ra nguyên nhân và giải pháp hạ giá thành sản phẩm. Do vậy, định kỳ cần tiến hành phân tích chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm theo những nội dung sau đây: Trước hết, đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm. Khi đánh giá chung, nhà phân tích cần so sánh giá thành thực tế và giá thành kế hoạch để nhận xét doanh nghiệp đã tiết kiệm chi phí hay chưa? Và để tìm nguyên nhân của sự chênh lệch giữa giá thành thực tế và giá thành kế hoạch, nhà phân tích sẽ đi sâu phân tích một số khoản mục chủ yếu trong giá thành. Ví dụ, với khoản mục chi phí NVL trực tiếp thì giá cả đầu vào và cơ cấu NVL có ảnh hưởng trực tiếp tới giá thành sản phẩm. Còn khoản mục chi phí nhân công trực tiếp cho thấy được sự chênh lệch giữa quỹ lương thực tế và quỹ lương kế hoạch. Sự thay đổi này là do số lượng lao động trực tiếp thay đổi hay mức lương bình quân đầu người. Ngoài ra, cần phải tiến hành phân tích tình hình thực hiện kế hoạch chi phí trên 1.000 đồng giá trị sản lượng hàng hoá. Qua đó, so với kế hoạch, xem xét chi phí tính trên 1.000 đồng giá trị sản lượng hàng hoá tăng thêm hay giảm đi và nguyên nhân là do chất lượng sản phẩm thay đổi hay cơ cấu sản lượng thay đổi. Ngoài ra, để giúp cho người quản lý biết được để có 1.000đ doanh thu hàng hoá thì công ty cần phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, cuối quý kế toán cần tiến hành đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch chi phí trên 1.000đ doanh thu theo chỉ tiêu sau: = x 1000 Chỉ tiêu chi phí cho 1.000 đ doanh thu phản ánh lượng chi phí sản xuất để đạt được 1.000 đồng doanh thu. Chỉ tiêu này giảm là dấu hiệu khả quan cho doanh nghiệp trong việc tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Trường hợp ngược lại, doanh nghiệp sẽ gặp những khó khăn, nhất là khi muốn tăng lợi nhuận. Khi đánh giá chung, có thể kết hợp so sánh mức chi phí trên 1.000đ đối với từng loại sản phẩm để biết được mức độ tiết kiệm chi phí sản xuất và tiêu thụ của từng loại. Ngoài ra, có thể tiến hành phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh trên một số chỉ tiêu, như: = x 1000 Chỉ tiêu trên phản ánh mức lãi thu được khi bỏ ra 1000 đồng chi phí, biểu thị hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. ở Công ty Dệt May Hà Nội các năm 1997, 1998 và 1999 các chỉ tiêu này thể hiện như sau: TT Chỉ tiêu 1997 1998 1999 1 Tổng doanh thu 256.387.458.169 304.876.891.526 357.799.186.597 2 Tổng giá thành sản xuất 214.252.134.036 240.543.170.306 272.586.072.3343 3 Lãi hoạt động sản xuất 42.135.324.133 64.333.721.220 85.213.114.254 4 CP cho 1.000 đ giá trị SL 835 789 762 5 Lãi trên 1.000đ CP sản xuất 196 267 313 Số liệu cho thấy hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhà máy còn thấp, thể hiện mức lãi trên 1.000 đ chi phí sản xuất chỉ đạt 196 đồng năm 1997, 267 đồng năm 1998 và đạt 313 đồng năm 1999. Chi phí cho 1.000 đồng doanh thu năm 1998 giảm 5,5% so với năm 1997 và năm 1999 giảm 3,4% so với năm 1998. Như vậy, mức độ giảm giữa các năm còn thấp. Để tìm nguyên nhân việc tăng chi phí, cần phải xem xét sự biến động của các khoản mục chi phí trong tổng giá thành qua các năm. Đặc biệt, để có giải pháp kịp thời trong việc giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, công ty cần tiến hành phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành trong từng quý. Ví dụ, trong quí III/1999, tình hình thực hiện kế hoạch giá thành như sau được thể hiện trên biểu số 13. Biểu số 13: Bảng phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm Sản phẩm: Sợi Ne 60 (65/35) - Quí III/1999 STT Khoản mục Giá thành kế hoạch Giá thành thực tế Chênh lệch ± % 1 NVL chính 17.735 17.120,78 -615,78 96,5 2 Vật liệu phụ 308,9 327,5 18,62 106 3 Tiền lương 1.009 1.233,1 224,1 122,2 4 Bảo hiểm xã hội 171,5 151,3 -2.018 88,2 5 Chi phí SXC 2.773,34 8.023,37 5.250,03 289,3 6 Điện SXC 4.023,9 3.404,3 -619,6 84,6 7 Khấu hao MMTB 2.594,1 908,25 -1.685,85 35 Giá thành đơn vị 28.615,74 31.168,61 2.552,87 Qua bảng này, chúng ta có thể thấy được một cách tổng thể về tình hình thực hiện kế hoạch giá thành theo từng khoản mục chi phí của từng quý. Ví dụ, trong quí III sản phẩm sợi có giá thành thực tế cao hơn giá thành kế hoạch. Điều đó chứng tỏ rằng, công ty đã không thực hiện được kế hoạch tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Mặc dù, công ty đã thực hiện tiết kiệm chi phí NVL chính (giảm 615,78đ/kg hay giảm 35%) và giảm chi phí bảo hiểm xã hội, điện sản xuất chung, khấu hao máy móc thiết bị, nhưng chi phí sản xuất chung lại tăng quá nhiều (về số tuyệt đối tăng 5.250,03đ/kg hay tăng 189,3%), mức tăng lớn hơn mức giảm, nên nhìn chung giá thành kế hoạch vẫn tăng 8,9% hay tăng 2.552,87đ/kg. Như vậy, dù chi phí sản xuất chung chỉ chiếm tỷlệ nhỏ so với giá thành, nhưng do trong quý chi phí sản xuất chung phát sinh nhiều đã ảnh hưởng trực tiếp tới giá thành sản phẩm sợi. Đây là vấn đề mà ban lãnh đạo cần phải quan tâm để có thể đưa ra được nguyên nhân sâu sắc của nó. Từ đó, có biện pháp khắc phục kịp thời. Nhìn chung, mặc dù có một số dấu hiệu khả quan nhưng tình hình thực tế tại Công ty Dệt May Hà Nội vẫn còn nhiều khó khăn. Về phía thị trường, đó là sự cạnh tranh gay gắt của các hàng ngoại nhập, sự gia tăng của các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất. Về phía Công ty, khó khăn thể hiện ở tình trạng máy móc thiết bị lạc hậu, cơ cấu chi phí trong giá thành sản phẩm chưa hợp lý, bộ máy quản lý dù đã được thu gọn nhưng vẫn còn khá cồng kềnh,... Giải quyết được những khó khăn trên sẽ giúp hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận, nhờ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty. 2-/ Phương hướng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty Dệt May Hà Nội Vì lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí, nên để tăng lợi nhuận có thể tăng giá bán hoặc giảm chi phí. Nhưng với tình hình thực tế hiện nay, khi Công ty còn chịu sự cạnh tranh gay gắt của các mặt hàng ngoại nhập, với mẫu mã đẹp, chất lượng tốt và giá rẻ, thì việc tăng giá bán là điều hết sức bất lợi cho công ty. Vì thế, giảm chi phí là phương hướng để tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Những biện pháp mà công ty có thể nghiên cứu áp dụng là: * Giảm chi phí nguyên vật liệu: Chiếm khoảng 60-65% giá thành sản xuất sản phẩm, nguyên vật liệu có vai trò quan trọng nhất trong giá thành sản phẩm. Chi phí nguyên vật liệu giảm sẽ tác động mạnh đến việc giảm chi phí sản xuất sản phẩm. Thực tế tại công ty trong thời gian qua, giá thành sản phẩm tăng chủ yếu là do sự tăng chi phí nguyên vật liệu. Vì vậy, giảm chi phí vật liệu thực sự trở thành vấn đề bức xúc. Giảm chi phí nguyên vật liệu cần được tiến hành ở cả hai khâu: cung ứng và sử dụng. Do thị trường bông, xơ trong nước không ổn định, nên Công ty phải nhập bông, xơ từ Nigêria, Liên Xô, úc,... Do đó, giá vật liệu nhập kho phụ thuộc rất lớn vào giá mua và chi phí thu mua (giá của vật liệu thường cao, chi phí thu mua, vận chuyển cũng khó kiểm soát). Để tránh lãng phí trong quá trình cung ứng, phòng kế hoạch cần lập kế hoạch mua vật liệu một cách chi tiết, đáp ứng tốt nhất nhu cầu vật liệu trong kỳ, giảm tối thiểu lượng vật liệu phát sinh ngoài kế hoạch. Việc lập kế hoạch phải căn cứ vào chi phí NVL kỳ trước, nhu cầu dự trữ và những dự đoán về tình hình sản xuất trong kỳ. Một kế hoạch thu mua vật liệu tốt sẽ làm giảm chi phí tiêu cực, giảm được giá nguyên vật liệu, đảm bả chất lượng vật tư cung ứng. Ngoài ra, công ty cần có biện pháp cụ thể để hạ tỷ lệ hao hụt NVL như: - Ra các mức thưởng cho các cá nhân, phân xưởng có tỷ lệ hao hụt thấp, đồng thời phạt các cá nhân và phân xưởng có tỷ lệ hao hụt vượt định mức. - Thực hiện khoán sản phẩm cho người lao động. - Thường xuyên bảo dưỡng máy móc thiết bị để giảm bớt tỷ lệ sản phẩm hỏng trong dây chuyền sản xuất. - Xây dựng hệ thống kho tàng bảo quản nguyên vật liệu tốt, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật cần thiết, tránh trường hợp NVL chưa đưa vào sản xuất đã kém phẩm chất, dẫn đến chất lượng sản phẩm giảm. - Giảm đến mức tối đa các chi phí ngoài sản xuất không cần thiết. * Nâng cao hiệu suất sử dụng máy móc thiết bị. Việc đầu tư, xây dựng mới máy móc thiết bị và cải tiến, thay thế thiết bị cũ đang là vấn đề lớn, được quan tâm nhiều trong các doanh nghiệp. Máy móc thiết bị lạc hậu là một trong những nguyên nhân làm cho sản phẩm của nhà máy không đạt chất lượng tốt và giá thành sản phẩm cao. Do đó, công ty nên tiến hành trích trước chi phí sửa chữa, có kế hoạch sử dụng một cách hợp lý, lập dự toán mua sắm hoặc nâng cấp, cải tạo tài sản cố định cân đối với khả năng của doanh nghiệp và quỹ khấu hao. * ứng dụng máy vi tính vào công tác kế toán. Trong điều kiện khoa học kỹ thuật thông tin ngày càng phát triển, yêu cầu của nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải thu nhận, xử lý thông tin một cách nhanh nhạy, kịp thời. Các doanh nghiệp bắt buộc sớm muộn phải ứng dụng máy vi tính vào việc thu nhận, xử lý thông tin trong công tác kế toán. Những doanh nghiệp chưa ứng dụng máy vi tính thì nhanh chóng ứng dụng, những doanh nghiệp đã ứng dụng thì cần hoàn thiện chương trình để công tác ứng dụng máy vi tính được hoàn chỉnh và đồng bộ, phát huy hiệu quả cao hơn. Công ty Dệt May Hà Nội không nằm ngoài quy luật đó. Hiện nay, công ty đã trang bị cho phòng kế toán 7 máy vi tính. Tuy nhiên, việc ứng dụng chỉ dừng lại ở công việc tính toán giản đơn, in các sổ sách kế toán và các văn bản,... mà chưa ứng dụng một chương trình (phần mềm) kế toán nào cả. Vì vậy, hạch toán kế toán vẫn là hoạt động thủ công. Để tiết kiệm lao động kế toán, cung cấp thông tin nhanh, đầy đủ, chính xác, kịp thời đáp ứng yêu cầu quản lý, công ty sẽ phải hiện đại hoá công tác kế toán bằng việc ứng dụng phần mềm kế toán trong những năm tới. Việc này đòi hỏi nhiều vấn đề như: đầu tư trang bị kỹ thuật, đào tạo đội ngũ nhân viên kế toán có trình độ về tin học, do đó ngay từ bây giờ công ty phải xác định rõ nhiệm vụ trước yếu này này. Khi áp dụng máy vi tính vào công tác kế toán, thì dựa trên những thuật toán và các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, trình tự hạch toán, người soạn lập chương trình đã có chương trình phần mềm về kỹ thuật thu thập tài liệu, xử lý và cho ra những sản phẩm (thông tin) cần thiết theo yêu cầu quản lý. Quá trình hạch toán áp dụng MVT, nhân viên kế toán chỉ việc chuẩn bị các điều kiện về máy và nhập dữ liệu (các chứng từ và các bút toán về chứng từ gốc đó) vào máy và tự xử lý, cho thông tin đầu ra (các sổ kế toán, báo cáo kế toán). Đối với kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, thì trình tự kế toán trên MVT được tiến hành theo các bước sau: - Việc tập hợp chi phí sản xuất hoàn toàn do MVT tự nhận dữ liệu từ các bộ phận liên quan và tự MVT tính toán, phân bổ chi phí sản xuất trong kỳ. Căn cứ kết quả kiểm kê đánh giá sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và nhập dữ liệu sản phẩm dở cuối kỳ vào máy. - Lập các bút toán điều chỉnh, bút toán khoá sổ, kết chuyển cuối kỳ và nhập vào máy. Căn cứ các yêu cầu của người cần thông tin (chủ doanh nghiệp, kế toán trưởng,...) người sử dụng máy khai báo với MVT tên của đối tượng tính giá thành (sản phẩm, công trình, dự án hoạt động) hoặc tên của đối tượng là điểm phát sinh chi phí (phân xưởng, tổ, đội) và tên báo cáo (thông tin) cần nhận của MVT. Máy sẽ tự xử lý và đưa ra những thông tin (báo cáo) theo yêu cầu của người sử dụng máy đã khai báo với máy. Tuy nhiên, hiện nay ngoài khó khăn về vốn, Công ty còn gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý một cách đồng bộ, có hiệu quả của các nhà máy thành viên. Khi ứng dụng phần mềm kế toán thì bắt buộc chương trình phải đảm bảo tính liên kết đầy đủ các phần hành kế toán trong Công ty, cũng như tính liên kết giữa các nhà máy thành viên trong mạng máy tính. Việc Công ty trang bị cho tất cả các phòng ban các máy tính hiện đại, đặc biệt, phòng kế toán đã có 7 máy vi tính là bước đầu của sự chuẩn bị cho việc từng bước hiện đại hóa công tác kế toán và ứng dụng phần mềm kế toán cho từng phần hành kế toán. Khó khăn thì rất nhiều, song để hướng tới một tương lai với nhiều kết quả khả quan hơn, công ty phải từng bước khắc phục khó khăn để đảm bảo nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, đứng vững và phát triển trong thị trường cạnh tranh. Kết luận Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là khâu quan trọng của công tác kế toán. Đặc biệt, là đối với quản trị doanh nghiệp, hạch toán chi phí sản xuất chính xác và tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm là căn cứ cho bộ phận quản lý doanh nghiệp phân tích và hoạch định ra các dự án, kế hoạch và biện pháp để giảm giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Qúa quá trình học tập ở trường và đi sâu tìm hiểu thực tế công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty Dệt may Hà Nội, được sự chỉ bảo tận tình của thầy giáo Nguyễn Ngọc Toản, cùng các cô chú trong phòng kế toán tài chính, Chuyên đề tốt nghiệp của em đã hoàn thành với đề tài: “Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Dệt May Hà Nội”. Với chuyên đề này, mặc dù chưa tìm ra được những ý kiến đóng góp và giải pháp cụ thể, nhưng với mong muốn cùng công ty hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán nói chung và công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng. Trên cả phương diện lý luận cũng như thực tế, chuyên đề đã trình bày một cách có hệ thống các vấn đề chủ yếu liên quan đến công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp. Cụ thể: Về mặt lý luận: Chuyên đề đã nêu ra được ý nghĩa, sự cần thiết của hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm; khẳng định bản chất của chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm; khái quát nội dung, trình tự và sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp. Về mặt thực tế: Chuyên đề đã đánh giá thực trạng công tác tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sợi tại Công ty Dệt May Hà Nội, chỉ ra những tồn tại và phương hướng hoàn thiện. Vì kiến thức về lý luận và thực tế còn hạn chế, nên chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Kính mong sự thông cảm và đóng góp ý kiến của thầy, cô để chuyên đề hoàn thiện hơn. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn các anh, chị phòng kế toán tài chính, các thầy cô giáo trong khoa kế toán, và đặc biệt là thầy giáo Nguyễn Ngọc Toản đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này. Hà nội, tháng 7/2000 Sinh viên Nguyễn Thị Thu Hà Tài liệu tham khảo 1. Kế toán tổng hợp, phân tích và lập báo cáo tài chính doanh nghiệp NXB Tài chính - Hà Nội 1997 - Hà Ngọc Sơn 2. Kế toán - kiểm toán và phân tích tài chính doanh nghiệp. NXB Thống kê - 1997 3. Kế toán tài chính, quản trị, giá thành NXB Thống kê - 1997 4. Kế toán quản trị và phân tích kinh doanh NXB Thống kê - 1998 5. Hoạt động tài chính trong nền kinh tế thị trường NXB Thống kê - 1999 6. Quản lý doanh nghiệp trong cơ chế thị trường NXB Chính trị quốc gia - 1998 7. Hệ thống kế toán doanh nghiệp - NXB Tài chính - 1997 - Hướng dẫn về chứng từ kế toán - Hướng dẫn sổ kế toán 8. Hệ thống kế toán doanh nghiệp - NXB Tài chính - 1998 - Hướng dẫn chuyển sổ - Sơ đồ hướng dẫn hạch toán. 9. Hệ thống kế toán doanh nghiệp - NXB Tài chính - 1998 - Những văn bản pháp quy 10. Giáo trình kế toán tài chính trong các doanh nghiệp Trường ĐH Kinh tế Quốc dân - 1999 - Đặng Thị Loan mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0554.doc
Tài liệu liên quan