Đề tài Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cơ khí Ngô Gia Tự

Mặc dù em đã đi sâu tìm hiểu lý luận và thực tế nhưng do thời gian thực tập có hạn, trình độ nhận thức và kinh nghiệm thực tế còn nhiều hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những sai sót nhất định. Em rất mong nhận được sự góp ý chân thành của các thầy cô và các cô chú phòng tài chính kế toán công ty cơ khí Ngô Gia Tự đề luận văn tốt nghiệp của em được hòan thiện hơn.

doc98 trang | Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1299 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cơ khí Ngô Gia Tự, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ty là Việt Nam đồng, nguyên tắc chuyển đổi các đồng tiền khác là theo tỷ giá giao dịch bình quân của liên ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố. Đối với kế toán hàng tồn kho: Hàng tồn kho hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên. Nguyên tắc xác định hàng tồn kho cuối kỳ: Xác định giá trị hàng tồn kho theo phương pháp bình quân gia quyền. Tình hình trích lập và hoàn nhập dự phòng theo chế độ kế toán hiện hành. Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ với mức thuế suất là 0%, 5%, 10% tùy theo từng loại sản phẩm, dịch vụ. II Thực trạng về kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở công ty cơ khí Ngô Gia Tự. 2.1 Phân loại chi phí sản xuất Căn cứ vào tình hình thực tế của công ty, quy định thống nhất của ngành và chế độ kế toán hiện hành đã phân loại chi phí sản xuất theo mục đích công dụng của chi phí. * Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: NVLC: Là các nguyên liệu cấu thành nên thành phần chủ yếu của sản phẩm như thép, tôn các loại. NVLP: mỡ, que hàn, sơn, oxy… Nhiên liệu: xăng, dầu, than, ga… Phụ tùng thay thế: ắcquy, săm lốp…một số phụ tùng của máy móc thiết bị sản xuất. Các NVL khác: Xi, cát vàng… Khoản mục chi phí NVL trực tiếp của công ty chiếm tỷ trọng lớn khoảng 70 – 80 % trong tổng chi phí sản xuất * Chi phí nhân công trực tiếp: Gồm toàn bộ lương chính, phụ, các khoản phụ cấp và các khoản trích trên tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất. * Chi phí sản xuất chung: - Chi phí nhân viên phân xưởng: Tiền lương chính, phụ, các khoản phụ cấp có tính chất tiền lương của nhân viên quản lý phân xưởng…Các khoản trích theo lương được tính vào chi phí sản xuất của nhân viên phân xưởng. - Chi phí vật liệu: Chi phí về NVL dùng chung trong phạm vi phân xưởng sản xuất. - Chi phí công cụ dụng cụ: là chi phí về CCDC dùng chung cho sản xuất các loại sản phẩm trong phạm vi phân xưởng. - Chi phí KHTSCĐ: Chi phí khấu hao của những TSCĐ trong phạm vi sản xuất của phân xưởng. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Chi phí mua ngoài phục vụ quá trình sản xuất. - Chi phí bằng tiền khác: Là các khoản chi phí phát sinh phục vụ cho sản xuất ở phân xưởng ngoài các khoản trên. 2.2.2 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là công việc đầu tiên có ý nghĩa quyết định đến công tác hạch toán chi phí sản xuất. Sản phẩm của công ty cơ khí Ngô Gia Tự khá đa dạng quy trình công nghệ tương đối đơn giản, công ty đã xác định đối tượng tập hợp chi phí là toàn DN Kỳ tập hợp chi phí sản xuất là một tháng. Cụ thể cuối mỗi tháng, bộ phận kế toán của công ty tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành căn cứ vào bảng kê và bảng phân bổ, nhật ký chứng từ,… của các bộ phận kế toán khác để tập hợp chi phí sản xuất trong tháng. Từ các chứng từ, nhật ký chứng từ để lập nhật ký - chứng từ số 7 vào cuối tháng. 2.2.3 Các đối tượng quản lý liên quan đến kế toán tập hợp chi phí sản xuất của công ty. Các đối tượng cần quản lý thông tin bao gồm: Các loại chứng từ, các loại tài khoản sử dụng, các loại nguyên, vật liệu, sản phẩm, hàng hoá, danh sách kho hàng. Để quản lý đối tượng này, công ty cần phải xác định danh mục tương ứng bao gồm: danh mục vật tư, danh mục kho hàng, danh mục khách hàng, …Phần mềm kế toán CADS đã thiết k ế các danh mục tương ứng trên nhằm phục vụ cho việc quản lý các đối tượng có liên quan. ♦ Danh mục tài khoản: Khi sử dụng phần mềm CADS, công ty thực hiện công việc cài đặt danh mục tài khoản ngay từ lúc đưa phần mềm kế toán vào sử dụng. Theo thiết kế, phần mềm đã được cài đặt hệ thống tài khoản chuẩn theo quy định của bộ tài chính và cũng đã có sửa đổi theo quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20 tháng 3 của Bộ trưởng Bộ tài chính. Để thuận tiện cho việc quản trị, công ty mở thêm các tài khoản chi tiết cấp 2. Công ty thực hiện việc khai báo, cài đặt các thông tin liên quan đến tài khoản bằng menu lệnh: "Danh mục / danh mục tài khoản". Sau đó kế toán sẽ khai báo các thông tin về tài khoản. Để theo dõi chi phí sản xuất và tính giá thành của công ty, kế toán sử dụng: TK 152, tài khoản này được mở chi tiết thành: TK 1521, TK 1522, TK 1523, TK 1524, TK 1525, TK 1528; TK 153; tK 621; TK 622; TK 627, tài khoản này được mở chi tiết thành: TK 6271, TK 6272, TK 6273, TK 6274, TK 6277, TK 6278; TK 154. Ngoài ra kế toán còn sử dụng các TK: 111, 112, 331…Các tài khoản này cũng được mở chi tiết theo yêu cầu và thực hiện công việc khai báo như trên. ♦ Danh mục nhóm vật tư: Việc khai báo cài đặt thông tin cho các đối tượng này thực hiện bằng menu lệnh : “ Danh mục / Danh mục nhóm vật tư ” ♦ Danh mục vật tư: “Danh mục/Danh mục vật tư” ♦ Danh mục kho hàng: “Danh mục/Danh mục kho” ♦ Danh mục khách hàng: “Danh mục/Danh mục khách hàng” 2.2.4 Kế toán nguyên vật liệu trực tiếp * Tài khoản sử dụng: TK 621 "Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp" * Chứng từ sử dụng: phiếu nhập kho, biên bản kiểm nghiệm vật tư, phiếu xuất kho, bảng tổng hợp nhập - xuất vật liệu, … * Quy trình luân chuyển chứng từ: Khi xuất kho vật liệu, tại công ty cơ khí Ngô Gia Tự, k ế toán sử dụng phương pháp tính giá thực tế đích danh Các phân xưởng khi có nhu cầu sử dụng vật tư sẽ viết vào phiếu lĩnh vật tư và có xác nhận của quản đốc và kỹ thuật phân xưởng để tổ chức đó được lĩnh vật tư. Phiếu cấp vật tư sẽ được lập như sau: Biểu số: 2 Công ty cơ khí Ngô Gia Tự Mã số: Số: 512 PHIẾU CẤP VẬT TƯ Nơi gửi:…. Người lĩnh phiếu:.. Đơn vị: Phân xưởng 1 TRUNG TÂM KTĐSX XNVT Tên vật tư Thép mạ kẽm Ngày cấp 23/9/06 Ký hiệu, quy cách Cấp tại kho Kho xe khách Đơn vị tính Kg Số lượng Tại kho Thực cấp Tại ĐV 300 Số lượng duyệt 300 Người duyệt Còn nợ kho 0 Số lượng hạch toán 300 Kho còn nợ 0 Hạch Sản phẩm Toán vào Hợp đồng Người nhận(..) Người cấp Lần cấp thứ Phần ghi của phòng kế toán Số lượng vượt định mức 0 Đơn giá 9.715,3 Lý do vật tư sx ô tô Thành tiền 2.914.590 Người xác nhận Kế toán Sau đó, quản đốc phân xưởng đưa phiếu lĩnh lên phòng kinh doanh. Căn cứ vào các định mức chi phí nguyên vật liệu, văn cứ vào nhiệm vụ sản xuất kinh doanh hàng tháng, xem xét thấy nhu cầu về sử dụng nguyên vật liệu của phân xưởng đó là hợp lý, hợp lệ, phòng kinh doanh sẽ lập phiếu xuất kho, khi lập phíếu ghi rõ số phiếu, ngày tháng năm lập phiếu, lý do sử dụng, tên nhãn hiệu, quy cách, đơn vị tính của vật tư, số lượng vật tư theo yêu cầu xuất kho của bộ phận sử dụng. Sau khi lập phiếu xong, phụ trách bộ phận sử dụng ( quản đốc) và phụ trách cung ứng (trưởng phòng kinh doanh) ký, giao cho người cầm phiếu xuống kho để lĩnh vật tư. Sau khi xuất kho, thủ kho ghi số lượng vật tư xuất vào cột thực xuất ghi ngày tháng năm xuất kho và cùng ngưòi nhận hàng ký tên vào phiếu xuất kho. Phiếu xuất kho được lập thành 3 liên: + Liên 1: Lưu ở phòng kinh doanh + Liên 2: Thủ kho giữ để ghi vào thẻ kho, sau đó chuyển cho kế toán để kế toán vật liệu ghi vào cột “đơn giá” và cột “thành tiền” của phiếu xuất kho và ghi vào sổ kế toán liên quan. + Liên 3: Người nhận giữ để nhân viên thống kê phân xưởng ghi vào sổ kế toán của bộ phận sử dụng Sau đó, kế toán sẽ nhập vào mục "Phiếu xuất vật tư, tiền VNĐ, giá thực tế". Quy trình nhập số liệu từ phiếu xuất kho vào máy như sau: Số chứng từ: Ngày CT : Nhập vào Ngày HT Nhập mã KH, mã kho, mã thực xuất trên phiếu xuất. Cuối cùng ấn chuột vào nút "ghi" để ghi thông tin vừa nhập. Ta được phiếu xuất kho như sa Biểu số: 3 PHIẾU XUẤT KHO Mẫu số 02- VT Ngày 23/9/2006 Theo QĐ s ố: 15/2006/Q Đ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính Nợ TK 621 C ó TK 1521 M ã số: 909 Họ tên người nhận hàng: Phạm Văn Mạnh Lý do xuất kho: Vật tư sản xuất Xuất tại kho: STT Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư( sản phẩm, hàng hoá Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất A B C D 1 2 3 4 01 Thép mạ kẽm kg 300 300 9.715,3 2.914.590 Cộng 2.914.590 Tổng số tiền viết bằng chữ: Hai triệu chín trăm mười bốn nghìn năm trăm chín mươi đồng. Xuất ngày 23 tháng 9 năm 2006 Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Phụ trách cung tiêu Người nhận Thủ kho (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Tại công ty cơ khí Ngô Gia Tự, giá trị công cụ, dụng cụ xuất dùng chủ yếu áp dụng phương pháp phân bổ một lần (phân bổ 100 %). Trình tự nhập dữ liệu cũng như nguyên, vật liệu chính. Trong trường hợp mua nguyên vật liệu không qua kho xuất thẳng cho sản xuất thì kế toán căn cứ vào hoá đơn, chứng từ gốc có liên quan và nhập dữ liệu vào: "Phiếu chi tiền mặt VNĐ"hoặc "Phiếu kế toán khác VNĐ". Căn cứ vào các số liệu nhập, xuất trong tháng, máy sẽ tự động chuyển đến các bảng biểu và sổ sách: Bảng kê nhập, xuất nguyên vật liệu; báo cáo nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu. Do nhật ký chứng từ số 7, phần mềm kế toán chưa được lập nên kế toán phải làm thủ công tức là nhập số liệu bằng tay vào máy. Kế toán chi phí giá thành căn cứ vào phần II - phần xuất của bảng tổng hợp nhập, xuất nguyên vật liệu để ghi vào nhật ký chứng từ số 7 (biểu 9). Phần ghi nợ các tài khoản chi phí, ghi có tài khoản nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ. Trong tháng 9/2006, kế toán lập bảng tổng hợp nhập - xuất vật liệu, công cụ, dụng cụ: Công ty cơ khí Ngô Gia Tự TỔNG HỢP NHẬP XUẤT VẬT LIỆU CCDC – Tháng 9/2006(trích) STT Nội dung TK 1521 TK 1522 TK 1523 TK 1524 TK 1525 TK 1528 Cộng 152 TK 153 Tổng cộng I 1 Phần nhập TK 111 391.962.647 3.525.569 52.028.219 118.814.452 2.543.182 568.874.069 80.290.561 649.164.630 2 TK 141 4.685.479 936.236 197.600 380.000 7.966.000 14.165.315 136.934.000 151.099.315 Cộng nhập 396.648.126 4.461.805 52.225.819 119.194.452 10.509.182 0 583.039.384 217.224.561 800.263.945 II 1 Phần xuất TK 621 Neo Thép mạ kẽm ……. 630.801.525 3.012.000 6.778.000 188.086 88.086 295.526 95.526 255.382 50.382 631.540.519 3.245.994 6.778.000 2.624.382 623.300 634.164.901 3.869.294 6.778.000 2 TK 627 101.109.598 2.124.290 306.000 9.328.182 112.868.070 53.205.286 166.073.356 3 TK 642 456.818 7.824.109 8.280.927 9.124.242 17.405.169 4 TK 641 2.180.313 1.565.000 3.745.313 3.745.313 Cộng xuất 734.091.436 2.769.194 8.119.635 561.382 9.328.182 1.565.000 756.434.829 64.953.910 821.388.739 Bảng tổng hợp nhập xuất vật liệu CCDC trên làm căn cứ để lập bảng kê 4,5 và NKCT số 7. 2.2.5 Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm các khoản chi về tiền lương và có tính chất lương, các khoản trích theo lương cho CNSX trực tiếp. Hình thức trả lương cho công nhân sản xuất trực tiếp , công ty áp dụng hình thức lương khoán, trong đó gồm 3 hình thức cụ thể: - Lương thời gian áp dụng đối với những công nhân sản xuất mà công việc của họ không định mức được. - Lương sản phẩm cá nhân: Áp dụng đối với những trường hợp công việc có tính định mức cho từng cá nhân. Lương sản phẩm = số lượng sản phẩm; hoàn thành x đơn giá lương; sản phẩm‏ Trong đó: + Đơn giá tiền lương sản phẩm được xây dựng trên cơ sở định mức lao động kết hợp với mức ngày công cấp bậc của công nhân sản xuất sản phẩm và được lập cho từng loại sản phẩm, công việc. Đối với những đơn đặt hàng mà công ty giao cho từng phân xưởng làm thì đơn giá tiền lương sản phẩm do công ty xây dựng. Còn đối với những sản phẩm tự cân đối (sản phẩm mà phân xưởng tự tìm kiếm đơn đặt hàng) thì phân xưởng sẽ tụ lập dự toán chi phí, xây dựng đơn giá tiền lương sản phẩm có sự phê duyệt của giám đốc và phòng khoa học kỹ thuật. + Số lượng sản phẩm hoàn thành được xác định căn cứ vào phiếu nhập kho thành phẩm hay biên bản giao sản phẩm hoàn thành hay hoá đơn thanh toán với khách hàng. Như vậy sản phẩm hoàn thành chỉ được tính khi đã được qua kiểm nghiệm, nghiệm thu đảm bảo chất lượng. - Lương sản phẩm tập thể: Áp dụng trong trường hợp công việc của một nhóm công nhân thực hiện không thể định mức cho từng cá nhân. Ngoài tiền lương, công nhân sản xuất trực tiếp còn được hưởng các khoản có tính chất lương như các khoản phụ cấp ( độc hại, làm thêm giờ…) và các khoản khác, khoản điều tiết thu nhập dựa trên KQKD của DN. * Tài khoản sử dụng: TK622 * Chứng từ sử dụng: Bảng thanh toán lương và BHXH… * Trình tự tập hợp chi phí nhân công trực tiếp: Cuối tháng căn cứ vào phiếu xác nhận sản phẩm hay công việc hoàn thành, giấy báo nhiệm thu sản phẩm và bảng chấm công do phân xưởng báo cáo lên, phòng tổ chức cán bộ sẽ tiến hành tính lương sản phẩm cho công nhân sản xuất trực tiếp. Trên cơ sở đó, kế toán lập bảng thanh toán lương và vào bảng tổng hợp lương toàn công ty dựa trên bảng thanh toán lương, kế toán lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH. Đối với các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ, công ty tiến hành trích đúng như chế độ hiện hành: BHXH = 15% lương cơ bản. BHYT = 2% lương cơ bản. KPCĐ = 2% lương. Bảng phân bổ tiền lương và BHXH tháng 9/2006 như sau: Biểu số: 5 Mẫu số: 11-LĐTL (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC) Công ty cơ khí Ngô Gia Tự BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM Xà HỘI THÁNG 9/2006 Có TK Nợ TK TK 334 - Phải trả người lao động TK 338 - Phải trả, phải nộp khác Tổng cộng Lưong chính Các khoản khác Cộng 334 KPCĐ BHXH BHYT Cộng có 338 1, TK 622 - PX 1 - PX 2 - PX 3 …….. 2, TK 627 - PX 1 - PX 2 - PX 3 ……. 3, TK 641 4, TK 642 5, TK 334 75.807.000 11.021.000 7.516.000 6.732.000 ……….. 48.735.000 8.231.000 4.897.000 2.988.000 ……. 12.545.700 41.258.000 6.706.500 1.150.000 426.000 659.500 ………. 10.169.400 2.150.000 1.230.000 984.400 ……… 2.268.000 2.937.000 82.513.500 12.171.000 7.942.000 7.391.500 ………… 58.904.400 10.381.000 6.127.000 3.972.400 ……… 14.813.700 44.195.000 1.650.270 243.420 158.840 147.830 …….. 1.178.000 207.620 122.540 79.448 ……….. 296.274 883.900 12.377.025 1.825.650 1.191.300 1.108.725 ……… 8.835.885 1.557.150 919.050 568.860 ………. 2.222.055 6.629.250 2.651.700 1.650.270 243.420 158.840 147.830 ……… 1.178.000 207.620 122.540 79.448 ………… 296.274 883.900 441.950 15.677.565 2.312.490 1.508.980 1.404.385 ………. 11.191.885 1.972.390 1.164.130 727.796 ………… 2.814.603 8.397.050 98.191.065 14.483.490 9.450.980 8.795.885 …….. 70.096.285 12.353.390 7.291.130 4.700.196 ………… 17.628.303 52.592.050 Cộng 178.345.700 22.080.900 200.426.600 3.741.444 24.715.915 4.450.394 38.081.103 238.507.703 Ngày 30 tháng 9 năm 2006 Người lập biểu Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Sau đó kế toán lương chuyển bản phân bổ 1 sang cho kế toán chi phí giá thành. Kế toán chi phí giá thành căn cứ trên bảng phân bổ lương và BHXH tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp phản ánh vào NKCT 7 2.2.6. Kế toán chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung là các khoản chi phí liên quan đến công việc phục vụ quản lý sản xuất trong phạm vi các phân xưởng. * Tài khoản sử dụng: TK 627. TK được mở chi tiết. TK6721: 6272: 6273: 6274: 6277: 6278: CP nhân công px. CP vật liệu . CP dụng cụ SX. CP khấu hao TSCĐ. CP dịch vụ mua ngoài. CP bằng tiền khác. * Chứng từ sử dụng: Bảng phân bổ tiền lương và BHXH, bảng phân bổ KH và các chứng từ liên quan. * Nội dung kế toán tập hợp các KMCP sản xuất chung: - CP nhân viên phân xưởng: Gồm chi phí tiền lương, các khoản trích theo lương của nhân viên px: Từ bảng phân bổ 1, ta thấy chi phí nhân viên phân xưởng của công ty tháng 9/2006 là: 70.096.285 (đồng). - CP vật liệu, dụng cụ sản xuất dùng cho quản lý phân xưởng được tính theo phương pháp bình quân gia quyền CCDC xuất dùng được phân bổ 100% giá trị. Khi xuất nguyên, vật liệu, CCDC dùng cho sản xuất chung, kế toán đã nhập chi tiết vật liệu, CCDC cho TK 6272, TK 6273 trên phiếu xuất. Đối với nghiệp vụ xuất dùng vật liệu, các thao tác thực hiện tương tự phần "nguyên vật liệu xuất dùng". Chương trình kế toán đề xuất TK nợ là TK 6272 và TK có là TK 152. Từ đó, chứng từ sẽ tự động tập hợp vào bảng tổng hợp nhập xuất vật liệu, nhật ký chứng từ liên quan. Kế toán CP giá thành sẽ phản ánh chi phí vật liệu dụng cụ lên NKCT số 7 căn cứ vào phần xuất trên bảng tổng hợp nhập xuất vật liệu. Dựa và bảng” Tổng hợp xuất vật liệu” tháng 9/2006 ta xác định được : - Chi phí vật liệu phổ cho CPSX chung là: 112.868.070 (đồng) - Chi phí công cụ phân bổ cho CPSX chung là: 53.205.286 (đồng) - Chi phí khấu hao TSCĐ: Việc tính khấu hao máy móc thiết bị là tính vào chi phí sản xuất phần giá trị hao mòn thiết bị tạo ra nguồn vốn để tái sản xuất TSCĐ. Công ty áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng, ( tuyến tính ) Mức KH theo NGTSCĐ = = NGTSCĐ X Tỷ lệ hao mòn năm Thời gian sử dụng Mức KH theo Mức trích KH theo năm = tháng 12 Trên cơ sở xác định được mức KH của từng tài sản. Kế toán tập hợp lại và lập "Bảng tính và phân bổ khấu hao". Biểu số: 6 Công ty cơ khí Ngô Gia Tự Mẫu số 06-TSCĐ (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC) BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO TSCĐ Tháng 9/2006 Chỉ tiêu Nơi sử dụng Toàn DN TK 627 TK 642 NG TSCĐ Số KH PX 1 PX 2 PX 3 I. Số KH trích tháng trước 50.367.000 11.787.000 11.679.000 11.526.000 15.375.000 II. Số KH tăng trong tháng - Máy hàn dây - Máy in 3.050.000 2.275.000 610.000 1.137.000 315.000 1.037.000 195.000 100.000 100.500 III. Số KH giảm trong tháng - máy hàn bấm 12.900 215 109 106 IV. Số KH phải trích tháng này 52.114.285 13.138.891 11.678.891 11.721.000 15.575.500 Người lập biểu (Ký, họ tên) Ngày…..tháng…. năm Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Căn cứ vào bảng tính và phân bổ khấu hao, ta xác định được chi phí khấu hao TSCĐ phân bổ cho chí phí sản xuất chung là: 36.538.785 (đồng) Phân xưởng 1: Phân xưởng 2: Phân xưởng 3: 13.138.859 (đồng) 11.678.894 (đồng) 11.721.000 (đồng) - Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác: Chi phí dịch vụ mua ngoài phát sinh tại công ty bao gồm các khoản chi phí điện nước điện thoại, thuê ngoài gia công mạ… Các chi phí bằng tiền khác bao gồm toàn bộ các chi phí bằng tiền mặt hay tiền gửi ngân hàng ngoài các khoản chi phí trên như chi tiếp khách hội nghị, chi phí giao dịch… Để hạch toán yếu tố chi phí này, kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc có liên quan như phiếu chi bảng sao kê ngân hàng, bảng kê khai tạm ứng, giấy đề nghị thanh toán được duyệt, bảng kê chi tiết tiền mặt… Trích các NKCT phát sinh phục vụ việc sản xuất trong tháng 9/2006. * NKCT số 1 : ghi có TK111. ghi nợ TK TK 627: 4.796.500 (đồng) Trong đó dịch vụ mua ngoài 2.150.000 (đồng) PX1 : 1.216.800 (đồng) PX2 : 1.237.500 (đồng) PX3 : 2.342.200 (đồng) TK641 : 978.000 Trong đó dịch vụ mua ngoài 520 .000 (đồng) TK642 : 9.658.000 Trong đó dịch vụ mua ngoài 6.728.000 (đồng) * NKCT số 2: ghi có TK 112, ghi nợ TK TK627 : 12.150.000 trong đó dịch vụ mua ngoài 7.678.000 (đồng) PX1 : 4.217.000 (đồng) PX2 : 3.756.000 (đồng) PX3 : 4.177.000 (đồng) TK642 : 11.121.000 Trong đó dịch vụ mua ngoài là 8.756.000 (đồng) * NKCT số 5 ghi có TK331, ghi nợ TK TK627 : 9.787.600 (đồng) PX1 : 3.216.000 (đồng) PX2 : 3.198.000 (đồng) PX3 : 3.373.600 (đồng) * NKCT số 10 : ghi có TK141 ghi nợ TK TK641 : 1.203.000 (đồng). Trong đó dịch vụ mua ngoài 737.000 (đồng) TK642 : 5.756.800 (đồng). Trong đó dịch vụ mua ngoài 2.156.000 (đồng) Từ các NKCT số 1,2,5 ta xác định được chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền phân bổ cho chi phí sản xuất chung là: 26.734.100 (đồng). Trong đó: Phân xưởng 1: Phân xưởng 2: Phân xưởng 3: TK 111: TK112 : TK331 : 8.649.800 (đồng) 8.191.500 (đồng) 9.892.800 (đồng) 4.796.500 (đồng) 12.150.000 (đồng) 9.787.600 (đồng) Về các khoản thiệt hại trong sản xuất, phát sinh chủ yếu ở công ty là thiệt hại về ngừng sản xuất theo kế hoạch và thiệt hại ngừng sản xuất trong định mức. Thực tế, các khoản thiệt hại cũng ít khi xảy ra. Đôi khi công ty cũng có thiệt hại về ngừng sản xuất do mất điện. Khi đó, đơn vị bên điện lực sẽ thông báo trước cho công ty để lập kế hoạch sản xuất. Các khoản thiệt hại khi đó sẽ được kế toán tập hợp vào bảng kê số 6 để vào nhật ký chứng từ số 7. Về thiệt hại sản phẩm hỏng, do công ty có quy trình công nghệ tương đối đơn giản, sản phẩm gia công sửa chữa nhiều, đồng thời bộ phận kỹ thuật luôn có hướng dẫn cụ thể về công việc cho các phân xưởng nên ít khi phát sinh sản phẩm hỏng và nếu có sản phảm hỏng thì cũng nằm trong tiêu chuẩn kỹ thuật cho phép. Tháng 9/2006, công ty cơ khí Ngô Gia Tự không phát sinh các khoản thiệt hại trong sản xuất. 2.2. 7 Tập hợp chi phí sản xuất Cuối mỗi tháng sau khi tập hợp đầy đủ chi phí sản xuất, kế toán tiến hành kết chuyển chi phí sản xuất để tính giá thành. Để hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất kế toán mở TK 154: “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”. Toàn bộ chi phí sản xuất tập hợp được vào các TK 621, TK 622, TK 627 được kết chuyển sang bên nợ TK 154 để tính giá thành. Cụ thể cuối tháng 9/2006, chi phí sản xuất là: 1.031.798.489(đồng). Trên cơ sở tập hợp được các chi phí sản xuất kế toán lập được bảng kê 4,5 và NKCT 7. 2.2.7.1 Bảng kê số 4. - Cơ sở : Căn cứ vào bảng phân bố số 1,2,3 và các NKCT 1,2,5. - Phương pháp lập: * Cột TK152. Dòng TK621: Căn cứ vào bảng “Tổng hợp nhập xuất vật liệu - CCDC” ta xác định được chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là: 631.540.519 (đồng). Dòng TK627: Căn cứ vào bảng “Tổng hợp nhập xuất vật liệu - CCDC”. Chi phí sản xuất chung là: 112.868.070 (đồng) * Cột TK153 Dòng TK621: căn cứ vào bảng "Tổng hợp nhập xuất vật liệu- CCDC", chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là: 2.624.382 (đồng) Dòng TK 627: căn cứ vào bảng "Tổng hợp nhập xuất vật liệu- CCDC", chi phí sản xuất chung là: 53.205.286 (đồng) * Cột TK 214: Căn cứ vào bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ xác định được chi phí khấu hao TSCĐ. Dòng TK 627 : 36.538.782 (đồng) *Cột TK 334,338: Căn cứ vào bảng phân bổ lương và BHXH xác định được: Dòng TK 622: 82.513.500 (đồng) Dòng TK 627: 15.677.565 (đồng) ♦ Phần NKCT : Kế toán căn cứ vào các NKCT 1,2,5 phát sinh phục vụ sản xuất trong tháng để ghi vào các dòng tương ứng Sau khi tập hợp và phản ánh các chi phí có liên quan kế toán cộng tổng hàng ngang các TK 621,TK 622, TK 627 và thực hiện bút toán kết chuyển ghi vào dòng TK 154 tương ứng với các cột TK 621, TK 622, TK 627. Bảng kê số 4 làm căn cứ để lập NKCT 7, bảng tính giá thành và sổ cái các TK . Biểu số: 7 Công ty cơ khí Ngô Gia Tự Mẫu số S04b4-DN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC) BẢNG KÊ SỐ 4 THÁNG 9/2006 Có TK Nợ TK 152 153 214 334 338 621 622 627 NKCT Cộng Số 1 Số 2 Số 5 1. TK 621 631.540.519 2.624.382 634.164.901 2. TK 622 82.513.500 15.677.565 98.191.065 3. TK 627 112.868.070 53.205.286 36.538.782 58.904.400 11.191.885 4.796.500 12.150.000 9.787.600 299.442.523 4. TK 154 634.164.901 98.191.065 272.708.423 CỘNG 744.408.589 55.829.668 36.538.782 141.417.900 26.869.450 634.164.901 98.191.065 272.708.423 4.796.500 12.150.000 9.787.600 1.031.798.489 Ngày tháng năm Người lập biểu (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) 2.2.7.2 Bảng kê số 5. * Cơ sở: Căn cứ vào các bảng phân bổ và các NKCT số 1,2,10. * Phương pháp lập: Trong bảng kê số 5 các TK641, TK642 được tập hợp chi tiết theo từng TK cấp 2. - Cột TK153: Dòng TK642: Căn cứ vào bảng tổng hợp nhập-xuất vật liệu CCDC, chi phí quản lý doanh nghiệp là: 9.124.242 (đồng) Cột TK214. Dòng TK642: Căn cứ vào bảng tính và phân bổ và phân bổ khấu hao TSCĐ để ghi vào bảng kê 5 chi tiết chi phí KHTSCĐ. Số tiền là: 15.575.500 (đồng) Cột TK334, TK338. Dòng TK641: Căn cứ vào bảng phân bổ lương và BHXH, chi tiết NV bán hàng, số tiền là: 17.628.303 (đồng) Dòng TK642: Căn cứ vào bảng phân bổ lương và BHXH chi tiết nhân viên quản lý, số tiền là: 52.592.050 (đồng) Phần NKCT Dòng TK641: Kế toán căn cứ vào các NKCT phát sinh phục vụ sản suất trong tháng để ghi vào cho phù hợp: Chi tiết dịch vụ mua ngoài. Số tiền là: 1.257.000 (đồng) Chi tiết chi phí khác bằng tiền : 924.000 (đồng) Dòng TK 642 : Căn cứ vào các NKCT phát sinh trong tháng ta xác định được chi phí dịch vụ mua ngoài : 17.640.000 Chi phí khác bằng tiền: 8.895.800 (đồng) Biểu số: 8 Mẫu số S04b5-DN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC) Công ty cơ khí Ngô Gia Tự BẢNG KÊ SỐ 5. THÁNG 9/2006 Có TK Nợ TK 334 338 153 214 NKCT Cộng Số 1 Số 2 Sô 5 Số 10 1. TK 641 14.873.400 2.814.603 978.000 1.203.000 19.869.003 Chi phí NV 4.937.900 938.201 5.876.101 CPDV mua ngoài 520.000 737.000 1.257.000 CP bằng tiền khác 458.000 466.000 924.000 2. TK 642 44.195.000 8.379.050 9.124.242 15.575.500 9.658.000 11.121.000 5.756.800 103.827.592 Chi phí nhân viên QL 44.195.000 8.379.050 52.592.050 Chi phí dồ dùng VP 9.124.242 9.124.242 Chi phí KHTSCĐ 15.575.500 15.575.500 Chi phí DVMN 6.728.000 8.756.000 2.156.000 17.640.000 Chi phí bằng tiền khác 2.930.000 2.365.000 3.600.800 8.895.800 Ngày tháng năm Người lập biểu (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) 2.2.7.3 Nhật ký chứng từ số 7. * Căn cứ vào bảng kê 4,5 . * Phương pháp lập: NKCT số 7 gồm 3 phần. Phần I: Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh. Căn cứ vào số liệu bảng kê 4, 5 ở các dòng cộng TK154, TK621, TK622, TK627, TK641, TK642 ghi vào các cột phù hợp. Cột TK152 : TK621 : 631.540.519 TK627 : 112.868.070 Cột TK153 : TK621 : 2.624.382 TK627 : 53.205.286 TK642 : 9.124.242 Cột TK214 : TK627 : 36.538.785 TK642 : 15.575.500 Cột TK334 : TK 622 : 82.513.500 TK627 : 58.904.400 TK641 : 14.813.700 TK642 : 44.195.000 Cột TK338 : TK622 : 15.677.565 TK627 : 11.191.885 TK641 : 2.814.603 TK642 : 8.397.050 Phần các NKCT : Căn cứ vào các NKCT liên quan để ghi vào các dòng phù hợp . Cột NKCT số 1 TK627 4.796.500 TK641 978.000 TK642 9.658.000 Cột NKCT số 2 TK627 12.150.000 TK642 11.121.000 Cột NKCT số 5 TK627 TK331 9.787.600 Cột NKCT số 10 TK641 1.203.000 TK642 5.756.800 Sau khi phản ánh đầy đủ số liệu kế toán tiến hành cộng tổng ở các dòng còn lại và kết chuyển sang TK 154. Mẫu số S04a7-DN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC) công ty cơ khí Ngô Gia Tự NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 7 PHẦN I: CHI PHÍ SẢN XUẤT TOÀN DOANH NGHIỆP Tháng 9/2006 Có TK Nợ TK 152 153 214 334 338 621 622 627 NKCT Cộng Số 1 Số 2 Số 5 Số 10 TK 154 634.164.901 98.191.065 299.442.523 1.031.798.489 TK 621 631.540.519 2.624.382 634.164.901 TK 622 82.513.500 15.677.565 98.191.065 TK 627 112.868.070 53.205.286 36.538.782 58.904.400 11.191.885 4.795.500 12.150.000 9.787.600 299.442.523 TK 641 14.873.400 2.814.603 978.000 1.203.000 19.869.003 TK 642 9.124.242 15.575.000 44.195.000 8.397.050 9.658.000 11.121.000 5.756.800 103.827.592 Cộng 744.408.589 64.953.910 52.114.285 200.486.300 38.081.103 634.164.901 98.191.065 299.442.523 15.432.500 23.271.000 9.787.600 6.959.800 2.187.293.573 Người lập biểu Ngày tháng năm Kế toán tổng hợp Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Biểu số: 10 Mẫu số S05-DN, (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20 / 3/ 2006 của Bộ trưởng BTC) Công ty cơ khí Ngô Gia Tự Sổ Cái TK 621 Số dư đầu kỳ Nợ Có 0 0 Tháng 9/2006 STT Ghi Có các TK đối ứng với Nợ TK này …. Tháng 9 … Cộng 1 2 TK 152 TK 153 631.540.519 2.624.382 Cộng phát sinh nợ 634.164.901 Tổng số phát sinh có 634.164.901 Số dư Nợ cuối tháng Có Ngày…tháng….năm Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Biểu số: 11 Mẫu số S05-DN, (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20 / 3/ 2006 của Bộ trưởng BTC) Công ty cơ khí Ngô Gia Tự Sổ Cái TK 622 Số dư đầu kỳ Nợ Có 0 0 Tháng 9/2006 STT Ghi Có các TK đối ứng với Nợ TK này …. Tháng 9 … Cộng 1 2 TK 334 TK 338 82.513.500 15.677.565 Cộng phát sinh nợ 98.191.065 Tổng số phát sinh có 98.191.065 Số dư Nợ cuối tháng Có Ngày…tháng….năm Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Biểu số: 12 Mẫu số S05-DN, (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20 / 3/ 2006 của Bộ trưởng BTC) Công ty cơ khí Ngô Gia Tự Sổ Cái TK 627 Số dư đầu kỳ Nợ Có 0 0 Tháng 9/2006 STT Ghi Có các TK đối ứng với Nợ TK này …. Tháng 9 … Cộng 1 2 3 4 5 6 7 8 TK 111 TK 112 TK 331 TK 152 TK 153 TK 214 TK 334 TK 338 4.796.500 12.150.000 9.787.600 112.868.070 53.205.286 36.538.782 58.904.400 11.191.885 Cộng phát sinh nợ 299.442.523 Tổng số phát sinh có 299.442.041 Số dư Nợ cuối tháng Có Ngày…tháng….năm Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Biểu số: 13 Mẫu số S05-DN, (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20 / 3/ 2006 của Bộ trưởng BTC) Công ty cơ khí Ngô Gia Tự Sổ Cái TK 154 Số dư đầu Kỳ Nợ Có Tháng 9/2006 STT Ghi Có các TK đối ứng với Nợ TK này …. Tháng 8 Tháng 9 … Cộng TK 621 TK 622 TK 627 634.164.901 98.191.065 299.442.523 Cộng phát sinh nợ 1.031.798.489 Tổng số phát sinh có 1.301.716.389 Số dư Nợ cuối tháng Có 269.917.900 - Ngày…tháng….năm Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) 2.3 Thực trạng về tính giá thành sản phẩm tại công ty cơ khí Ngô Gia Tự . 2.3.1. Đối tượng và phương pháp tính giá thành. Đối tượng tính giá thành là toàn doanh nghiệp và kỳ tính giá thành là từng tháng phù hợp với quy trình công nghệ sản xuất giản đơn và yêu cầu quản lý, đảm bảo cung cấp thông tin về giá thành một cách kịp thời. Xuất phát từ đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất giản đơn, chu kỳ sản xuất ngắn… Công ty đã lựa chọn phương pháp tính giá thành là phương pháp giản đơn, tổng giá thành sản phẩm hoàn thành được xác định. Tổng giá thành SP hoàn thành = CPSX dở dang đầu kỳ + CPSX phát sinh trong kỳ - CPSX dở dang cuối kỳ. 2.3.2. Đánh giá sản phẩm dở dang. Tại công ty cơ khí Ngô Gia Tự, sản phẩm dở dang cuối kỳ là các sản phẩm cơ khí đang trong quá trình gia công, các hợp đồng sửa chữa, bảo dưỡng chưa hoàn thành, các sản phẩm còn đang trong quá trình lắp đặt. Để xác định được giá thành sản phẩm được chính xác, một trong những điều kiện quan trọng là phải đánh giá chính xác sản phẩm dở dang cuối kỳ tức là xác định số chi phí sản xuất tính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ. Do chi phí nguyên vật liệu chính để sản xuất ra sản phẩm chính chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất của công ty cơ khí Ngô Gia Tự. Thực tế cho ta thấy trong tháng 9/2006, tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu chính chiếm tới 69% trong tổng chi phí sản xuất. Đồng thời nguyên vật liệu được xuất dùng 1 lần ngay từ bước công nghệ đầu tiên nên công ty áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính. Việc xác định giá trị và số lượng sản phẩm dở dang phục vụ tính giá thành sản phẩm ở công ty không chỉ dựa vào số liệu hạch toán trên sổ sách mà phải kết hợp với việc kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang thực tế tại phân xưởng. Vì thế, kế toán chi phí giá thành phải căn cứ vào số liệu trong sổ sách kế toán và biên bản kiểm kê cuối tháng do nhân viên thống kê phân xưởng báo cáo lên để xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối tháng cả về số lượng và giá trị 2.3.3. Phương pháp tính giá thành tại công ty cơ khí Ngô Gia Tự. Tại công ty việc sản xuất chủ yếu được tiến hành theo đơn đặt hàng ( ĐĐH ). Khi nhận được một ĐĐH, công ty sẽ tính giá thành định mức cho ĐĐH đó theo các bước: - Phòng kỹ thuật sẽ căn cứ vào các định mức vật tư, định mức giờ công lập bảng tính khối lượng vật tư, giờ công cần thiết cho ĐĐH đó. - Kế toán căn cứ vào giá trị vật tư trên thị trường và đơn giá lương có sẵn để tính chi phí NVL trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp cần cho ĐĐH đó. - Sau đó căn cứ trên thực tế nhiều năm khoản mục chi phí sản xuất chung thường chiếm khoảng 12-16% tổng chi phí trực tiếp, kế toán ước tính chi phí sản xuất chung phân bổ cho hợp đồng đó. Từ đó kế toán xác định giá thành sản xuất định mức cho ĐĐH - Sau khi giá thành định mức của ĐĐH được xác định, công ty sẽ căn cứ vào đó thỏa thuận với khách hàng về giá cả, thời điểm giao nhận sản phẩm, phương thức giao nhận… - Sau đó công ty tiến hành sản xuất theo hợp đồng. Tuy nhiên, khi hợp đồng đã hoàn thành, kế toán không tiến hành tính giá thực tế cho từng hợp đồng. - Theo yêu cầu của công tác quản trị doanh nghiệp, sau khi tập hợp được toàn bộ chi phí, kế toán căn cứ vào phương pháp tính giá giản đơn để tính. * Giá trị SPDD đầu kỳ : 269.917.900 trong đó: - CP NVLTT : 117.650.800 - CP NCTT : 60.758.500 - CP SXC : 91.508.600 * Chi phí sản xuất phát sinh trong tháng : 919.607.504 trong đó: - CP NVLTT : 634.164.901 - CP NCTT : 32.730.355 - CP SXC : 252.712.248 Căn cứ vào chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ và các chi phí đã tập hợp được trên bảng kê số 4 kế toán tiến hành lập bảng tính giá thành cho từng tháng. Biểu số: 14 Công ty cơ khí Ngô Gia Tự. BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH Tháng 9/2006 Khoản mục Dư đầu kỳ Phát sinh trong kỳ Dư cuối kỳ Tổng giá thành CP NVLTT CP NCTT CP SXC 117.650.800 60.758.500 91.508.600 634.164.901 98.191.065 299.442.523 - - - 751.815.701 158.949.565 390.951.123 Cộng 269.917.900 1.031.798.489 - 1.301.716.389 Ngày...tháng...năm Người lập biểu Kế toán trưởng PHẦN III MỘT SỐ Ý KIẾN NHẬN XÉT NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TẬP HỢP CPSX VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CƠ KH Í NGÔ GIA TỰ I Nhận xét và đánh giá khái quát. Có thể nói trong những năm qua công ty cơ khí Ngô Gia Tự không ngừng phát triển cả vê số và chất. Từ một doanh nghiệp nhà nước còn nghèo nàn và lạc hậu, khởi đầu với bao khó khăn thách thức nhưng công ty đã vượt qua để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Với sự vận dụng linh hoạt và sáng tạo các quy luật kinh tế, không ngừng cải tạo bộ máy quản lý đổi mới máy móc thiết bị… công ty cơ khí Ngô Gia Tự đã đạt được những thành tựu đáng kể trong sản xuất, đời sống của cán bộ công nhân viên ngày càng được nâng cao. Cùng với sự phát triển của công ty, bộ máy kế toán nói chung cũng như kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng đã không ngừng được cải tiến để đáp ứng kịp thời yêu cầu quản lý và hạch toán của công ty. Sau một thời gian tìm hiểu về công tác kế toán nói chung và công tác quản lý hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng tai công ty cơ khí Ngô Gia Tự, em tự thấy một số ưu nhược điểm sau: 1.1. Ưu điểm: Nhìn chung bộ máy kế toán của công ty được tổ chức gọn nhẹ và tương đối hoàn chỉnh với đội ngũ nhân viên có trình độ nghiệp vụ vững vàng và được phân công nhiệm vụ rõ ràng theo từng phần hành kế toán. Bắt đầu từ năm 2004 công ty đã thực hiện tổ chức kế toán trên máy vi tính theo chương trình tổ chức kế toán trên máy vi tính theo chương trình phần mềm CADS. Việc ứng dụng này đã giảm bớt công việc kế toán đồng thời giúp các phần hành kế toán được nhanh chóng đưa ra các thông tin kịp thời hữu ích cho công tác quản lý. Vì thế dù khối lượng công tác kế toán đối với công ty là rất lớn nhưng phòng tài chính kế toán vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và luôn là tập thể lao động xuất sắc. * Đánh giá NVL theo thực tế Đánh giá giá trị NVL xuất kho theo phương pháp thực tế đích danh là đảm bảo sự chân thực của thông tin kế toán hàng tồn kho nói riêng cũng như thông tin về lãi lỗ tình hình tài chính doanh nghiệp nói chung. Tuy nhiên, thực tế phương pháp này ít được các doanh nghiệp áp dụng vì nó đòi hỏi doanh nghiệp phải theo dõi chặt chẽ nguyên vật liệu theo từng lô hàng mặc dù số lượng chủng loại lớn. Nhưng do công ty có đặc điểm khi mua nguyên vật liệu về thường là xuất thẳng đến các phân xưởng sản xuất nên việc theo dõi lô hàng khó có thể thực hiện được. Vì thế công ty sử dụng đơn giá thực tế đích danh khi tính NVL xuất kho là hợp lý. * Về thực hiện chế độ kế toán: Công ty đã tuân thủ chế độ của nhà nước về hệ thống chứng từ tài khoản và sổ sách kế toán. Kế toán công ty đã vận dụng chế độ một cách linh hoạt để phù hợp với điều kiện công ty giúp cho công việc tiến hành nhanh gọn đảm bảo chính xác. Trong hạch toán chi phí và giá thành sản phẩm, công ty không lập bảng phân bổ số 2 mà hàng tháng kế toán vật tư chỉ lập bảng tổng hợp nhập xuất vật liệu. Điều này vừa thuận tiện cho kế toán vừa đáp ứng yêu cầu quản lý vật liệu ở công ty vì trong bảng thể hiện chi tiết từng loại nguyên vật liệu. * Về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Công ty đã tổ chức quản lý CPSX và tính giá thành sản phẩm tương đối chặt chẽ. Việc phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục là tương đối đầy đủ và phù hợp với đặc điểm sản xuất của công ty. Trình tự hạch toán CPSX và tính GTSP được tiến hành theo quy định của nhà nước. Công việc kế toán được thực hiện kịp thời thuận lợi cho tập hợp chi phí sản xuất và tính GTSP. 1.2. Hạn chế còn tồn tại trong công tác kế toán chi phí sản xuất và tính GTSP tại công ty cơ khí Ngô Gia Tự. * Về công tác hạch toán: Hình thức nhật ký chứng từ mà công ty đang áp dụng hiện nay khá phổ biến. Nhưng khối lượng công tác ghi chép lớn phức tạp nên phải sử dụng nhiều bảng kê, bảng phân bố, NKCT liên quan nên hình thức này không phù hợp với việc làm trên máy tính. * Đối tượng tập hợp CPSX và tính GTSP. Việc lựa chọn đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và tính GTSP như vậy chưa hợp lý. Không phù hợp với đặc điểm sản xuất và không phục vụ tích cực cho việc quản trị. Việc lựa chọn này rõ ràng không cho thấy CPSX và giá thành của ĐĐH từng loại sản phẩm là bao nhiêu. * Hạch toán CCDC Công ty chỉ sử dụng phương pháp phân bổ một lần vào chi phí sản xuất trong kỳ. Mà thực tế trong công ty CCDC sử dụng có nhiều loại giá trị lớn do đó cách hạch toán này làm tăng chi phí trong kỳ không phản ánh đúng bản chất hạch toán và làm sai lệch giá thành sản phẩm. Trên đây là những hạn chế trong công tác kế toán chi phí sản xuất và tính GTSP ở trong công ty cơ khí Ngô Gia Tự. Để hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn thì công ty cần khắc phục những hạn chế đó. Từ việc tiếp xúc thực tế công tác kế toán của công ty cơ khí Ngô Gia Tự cùng với những kiến thức đã tiếp thu được, em xin đưa ra một số ý kiến nhằm góp phần hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán chi phí sản xuất và tính GTSP tai công ty cơ khí Ngô Gia Tự . II. Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính GTSP tại công ty cơ khí Ngô Gia Tự . * Về đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính GTSP. Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính GTSP là việc làm cần thiết và có ý nghĩa trong công tác kế toán chi phí sản xuất và tính GTSP. Đối tượng tập hợp phải phù hợp với đặc điểm tổ chức kinh doanh và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Công ty có 5 phân xưởng sản xuất , mỗi phân xưởng có những đặc điểm sản xuất khác nhau. Mỗi phân xưởng đồng thời có nhiều loại sản phẩm mà công ty lại sản xuất theo ĐĐH và như vậy đối tượng tính giá thành là sản phẩm của từng ĐĐH đó. Để thực hiện công tác hạch toán CPSX và tính GTSP theo ĐĐH thì công ty phải xác định lại đối tượng hạch toán chi phí và tính giá một cách cụ thể. Đồng thời phải theo một số nguyên tắc sau: - Nếu ĐĐH được chế tạo ở nhiều phân xưởng khác nhau thì phải tính toán xác định số chi phí của từng phân xưởng liên quan đến ĐĐH đó. - Đối tượng hạch toán theo phân xưởng là từng ĐĐH. - Đối tượng tính giá thành là từng ĐĐH hoàn thành - Kỳ tính giá là khi ĐĐH hoàn thành. Nếu cuối tháng ĐĐH chưa hoàn thành thì kế toán vẫn phải mở sổ để hạch toán CPSX cho ĐĐH đó. Sau khi ĐĐH hoàn thành kế toán sẽ cộng tổng chi phí sản xuất các tháng lại để tính giá thành của ĐĐH đã hoàn thành. Với tình hình như hiện nay công ty áp dụng phương pháp hạch toán CPSX và tính GTSP theo ĐĐH là hoàn toàn có cơ sở * Về việc lập phiếu tính GTSP Việc theo dõi và quản lý giá thành thực tế sản phẩm là cần thiết để công ty tiến hành đề ra các biện pháp kịp thời phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Xuất phát từ quy trình kế toán CPSX và tính GTSP theo công việc đã xác định. Đối tượng kế toán CPSX là ĐĐH, đối tượng tính giá là sản phẩm của ĐĐH đã hoàn thành. Đối tượng kế toán CPSX và tính GTSP là phù hợp nhau, kế toán sử dụng phương pháp giản đơn để tính giá thành và với kỳ tính giá phù hợp với chu kỳ sản xuất. Khi lệnh sản xuất được ban hành thì mỗi ĐĐH được mở một “phiếu tính giá thành công việc” và “phiếu tính giá thành theo ĐĐH ”. Tất cả các phiếu tính giá thành công việc được cập nhật và lưu trữ khi đang tiến hành sản xuất. Chúng có tác dụng như các báo cáo CPSXDD cho từng ĐĐH. Khi sản xuất hoàn thành, kế toán chỉ việc cộng toàn bộ chi phí trên từng phiếu là xác định được giá thành của ĐĐH hoàn thành. Biểu số: 15 PHIẾU TÍNH GIÁ THÀNH CÔNG VIỆC Đơn đặt hàng số: Tên khách hàng: Ngày đặt hàng Loại sản phẩm: Giải phân cách Ngày bắt đầu: Mã số công việc: Ngày hẹn giao hàng: Số lượng sản xuất: Ngày kết thúc: Tháng Chi phí NVL trực tiếp Chi phí NCTT Chi phí sản xuất chung Cộng CT Số tiền CT Số tiền Cơ sở phân bổ Số tiền Tháng 8 Tháng 9 Tổng giá thành Giá thành đơn vị Với đối tượng hạch toán như trên, hệ thống sổ tổng hợp tài khoản 621, 622,154 sẽ được mở chi tiết cho từng ĐĐH còn TK627 sẽ được mở chi tiết cho từng phân xưởng. Khi đó, các chi phí trực tiếp (chi phí NVL trực tiếp, chi phí NCTT) phát sinh trong kỳ liên quan đến đơn đặt hàng nào thì sẽ hạch toán trực tiếp cho đơn đó theo các chứng từ gốc. Đối với chi phí sản xuất chung, sau khi tập hợp cho từng phân xưởng, kế toán sẽ phân bổ hoặc kết chuyển theo từng đơn đặt hàng theo tiêu thức phù hợp (có thể là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc giờ công sản xuất). Việc tập hợp chi phí sản xuất chung theo từng phân xưởng là có thể thực hiện được theo điều kiện của doanh nghiệp. Chẳng hạn về chi phí điện nước tại mỗi phân xưởng đều có công tơ điện nước phụ, do đó kế toán có thể biết chính xác chi phí điện nước của mỗi phân xưởng là bao nhiêu. Về sổ chi tiết, kế toán sẽ mở sổ chi tiết các TK 621, 622, 627, 154 cho từng đơn đặt hàng theo mẫu sau: Biểu số: 16 Sổ chi tiết TK 621, TK 622, TK 627 Tên phân xưởng: Tên sản phẩm, dịch vụ: Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Tài khoản Số hiệu Ngày tháng Số PS nợ Số PS có Số dư đầu kỳ Xuất vật liệu Xuất CCDC Kết chuyển Người lập biểu Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Biểu số: 17 Sổ chi tiết TK 154 Tên phân xưởng: Tên sản phẩm, dịch vụ: Chứng từ Diễn giải Tổng số tiền Ghi nợ TK 154, ghi có các TK Số hiệu Ngày tháng TK 621 TK 622 TK 627 Số dư đầu kỳ …………. Cộng phát sinh Dư cuối kỳ Người lập biểu Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành theo từng đơn đặt hàng sẽ giúp cho các nhà quản lý biết chính xác chi phí, giá thành và lợi nhuận của đơn đặt hàng để có quyết định quản trị chính xác. Khi công ty thực hiện tập hợp chi phí và tính giá theo ĐĐH thì công tác kế toán sẽ phải tiến hành thường xuyên, liên tục, chi tiết hơn. Điều đó đòi hỏi tổ chức sắp xếp công việc phải hợp lý thống nhất giữa các phân xưởng và phòng kế toán, đảm bảo hoàn thành tốt công việc. * Ý kiến 3 về hạch toán CCDC. Để phản ánh đúng bản chất tư liệu lao động của CCDC công ty nên hạch toán chi phí CCDC vào TK627 chứ không nên hạch toán vào TK621 như hiện nay. Khi đó kế toán sẽ phải bỏ định khoản: Nợ TK621 Có TK153 Công ty sẽ hạch toán tùy thuộc vào tính chất của CCDC. - CCDC có giá trị nhỏ, thời gian sử dụng ngắn được phân bổ 1 lần toàn bộ vào chi phí trong kỳ theo định khoản. Nợ TK627, 641,642 Có TK153 - CCDC có giá trị lớn, thuộc loại phân bổ hai lần trong năm, căn cứ vào phiếu xuất kho CCDC, kế toán tính ra trị giá vốn thực tế CCDC xuất kho, để ghi: Nợ TK 142 (trị giá vốn thực tế của CCDC xuất dùng) Có TK 153 Đồng thời tiến hành phân bổ lần 1: 50 % trị giá CCDC vào chi phí sản xuất kinh doanh, kế toán ghi: Nợ TK 627, 641, 642 ( 50% trị giá vốn thực tế CCDC xuất dùng) Có TK 142 (50% trị giá vốn thực tế) Khi báo hỏng CCDC, căn cứ vào chứng từ báo hỏng, các chứng từ khác phản ánh phế liệu thu hồi,..., kế toán tính toán và phân bổ lần 2 giá trị CCDC. Kế toán ghi: Nợ TK 627, 641, 642 (Giá trị CCDC phân bổ lần 2) Nợ TK 152, 138, 111 ( Giá trị phế liệu thu hồi, bồi thường vật chất) Có TK 142 (50% trị giá vốn thực tế CCDC báo hỏng) - CCDC có giá trị lớn sử dụng nhiều trong kỳ hạch toán thì phân bổ dần giá trị vào chi phí sản xuất các kỳ để đảm bảo tính đúng chi phí của kỳ hạch toán. Căn cứ để xác định mức chi phí phân bổ mỗi lân có thể là thời gian sử dụng hoặc khối lượng sản phẩm, dịch vụ mà các công cụ tham gia từng kỳ hạch toán. Giá trị CCDC phân bổ hàng kỳ = Trị giá vốn thực tế của CCDC xuất dùng Số kỳ sử dụng( dự kiến) + Khi xuất CCDC để sử dụng kế toán ghi Nợ TK142 (toàn bộ giá trị thực tế CCDC xuất dùng) Có TK153 (toàn bộ giá trị thực tế CCDC xuất dùng) + Trong các kỳ tiếp theo kế toán ghi Nợ TK627, 641, 642 Có TK142 + Khi CCDC báo hỏng mất hoặc hết giá trị sử dụng, kế toán ghi Nợ Tk152 Nợ TK138 Nợ TK627,641,642 Có TK142 Ví dụ: Tháng 1/2006. Công ty cơ khí Ngô Gia Tự xuất một loạt CCDC cho bộ phận bán hàng, trị giá vốn thực tế xuất kho là 25.000.000 (đồng), dự kiến sử dụng trong 10 tháng. Đến tháng 9/2006, bộ phận sử dụng báo hỏng số CCDC này, phế liệu thu hồi nhập kho trị giá 1.200.000 (đồng) Tháng 1/2006, khi xuất dùng, kế toán ghi: Nợ TK 142: 25.000.000 Có TK 153: 25.000.000 Đồng thời tính toán, tính toán xác định giá trị CCDC phân bổ hàng tháng: Giá trị phân bổ hàng tháng = 25.000.000 10 = 2.500.000 Sau đó, kế toán ghi: Nợ TK 641: 2.500.000 Có TK 142: 2.500.000 Tháng 9/2006, khi báo hỏng số CCDC này; kế toán tính toán xác định số phải phân bổ nốt. Giá trị phân bổ nốt = 25.000.000 – (8 x 2.500.000) – 1.200.000 = 3.800.000 Kế toán ghi: Nợ TK 641: 3.800.000 Nợ TK 152: 1.200.000 Có TK 142: 5.000.000 Đồng thời khi hạch toán chi phí sản xuất theo từng đơn vị đặt hàng, kế toán có thể theo dõi chi phí CCDC cho từng ĐĐH trên sổ chi tiết TK627. Cách thức hạch toán như này sẽ phản ánh đúng bản chất của CCDC hơn nữa vẫn đáp ứng được yêu cầu quản lý chi tiết chi phí CCDC của công ty * Về công tác kế toán Đối với nhật ký chứng từ số 7 phần I, công ty cần sắp xếp lại các cột để phù hợp với chế độ kế toán hiện hành, đảm bảo sự thống nhất về nội dung kinh tế của việc ghi sổ, phản ánh đầy đủ các yếu tố và các thông tin cần thiết. Cụ thể, cột ghi có TK 311, TK 331 cần được chuyển sang phần" Các tài khoản phản ánh ở nhật ký chứng từ khác". Tài khoản 311 ở nhật ký chứng từ số 4, tài khoản 331 được phản ánh ở nhật ký chứng từ số 5 Hình thức kế toán công ty đang áp dụng là hình thức NKCT hệ thống sổ sách kế toán được thiết kế phù hợp với công việc trên máy. Nhưng riêng với NKCT số 7, chương trình phần mềm CADS chưa được lập mà phải tập hợp số liệu trên các NKCT liên quan để đưa vào NKCT số 7. Với đặc điểm này mặc dù áp dụng hình thức NKCT là phù hợp với đặc điểm quy trình công nghệ và tổ chức sản xuất nhưng nó lại không thuận tiện cho công tác kế toán trên máy. Theo em công ty nên áp dụng hình thức nhật ký chung vì hình thức này có mẫu sổ đơn giản dễ thiết kế, áp dụng thuận tiện cho việc tính toán trên máy. KẾT LUẬN Trong quá trình quản lý kinh tế hiện nay, tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là khâu có ý nghĩa quan trọng trong công tác kế toán của doanh nghiệp nhằm cung cấp thông tin về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cho nhà quản trị doanh nghiệp. Đây là những chỉ tiêu phản ánh chất lượng hoạt động của doanh nghiệp. Vì thế để tồn tại và phát triển trong thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì việc không ngừng hoàn thiện công tác kế toán, đặc biệt là kế toán tập hợp chi phí sản xuất xuất và tính giá thành sản phẩm không chỉ là mối quan tâm hàng đầu của nhà quản trị mà nó còn là yêu cầu cần thiết khách quan đối với mối doanh nghiệp. Qua thời gian thực tập tại công ty cơ khí Ngô Gia Tự, được đi sâu tìm hiều đề tài cùng với sự quan tâm nhiệt tình giúp đỡ chỉ bảo của Thầy giáo Lê Quang Bính và các cán bộ trong phòng tài chính kế toán ở công ty đã giúp em hòan thành luận văn tốt nghiệp với đề tài “Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cơ khí Ngô Gia Tự”. Luận văn đã trình bày một cách hệ thống các vấn đề chủ yếu liên quan đến công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trên cả phương diện lý luận và thực tế. Luận văn đã đưa ra một số ý kiến nhằm hòan thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty. Mặc dù em đã đi sâu tìm hiểu lý luận và thực tế nhưng do thời gian thực tập có hạn, trình độ nhận thức và kinh nghiệm thực tế còn nhiều hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những sai sót nhất định. Em rất mong nhận được sự góp ý chân thành của các thầy cô và các cô chú phòng tài chính kế toán công ty cơ khí Ngô Gia Tự đề luận văn tốt nghiệp của em được hòan thiện hơn. Cuối cùng, em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới thầy cô giáo trong trường, đặc biệt là sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo Lê Quang Bính và các cô chú phòng tài chính kế toán đã tạo điều kiện giúp đỡ em hòan thành khoá luận này. Hà Nội, tháng 6 năm 2007 Sinh viên Hoàng Thị Quỳnh Luyến Tài liệu tham khảo Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính – PGS.TS Nguyễn Văn Công Chế độ kế toán doanh nghiệp (Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC) - Bộ tài chính Các tài liệu thu thập được tại công ty cơ khí Ngô Gia Tự Một số khoá luận của các khoá trước. Ÿ Quyết định 206/2003/QĐ–BTC ban hành ngày 12 tháng 2 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định. Ÿ 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam (nhà xuất bản thống kê) MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CPSX Chi phí sản xuất CPNVLTT Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp CPNCTT Chi phí nhân công trực tiếp CPSXC Chi phí sản xuất chung CCDC Công cụ, dụng cụ CBCNV Cán bộ công nhân viên ĐĐH Đơn đặt hàng K/c Kết chuyển KKĐK Kiểm kê định kỳ KKTX Kê khai thường xuyên KH Khấu hao KMCP Khoản mục chi phí LNTT Lợi nhuận trước thuế NVLC Nguyên vật liệu chính NVLP Nguyên vật liệu phụ NKCT Nhật ký chứng từ SPDDĐK Sản phẩm dở dang đầu kỳ SPDDCK Sản phẩm dở dang cuối kỳ SPHNĐM Sản phẩm hỏng ngoài định mức TK Tài khoản TSCĐ Tài sản cố định MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0692.doc
Tài liệu liên quan