Đề tài Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần giao nhận Việt Care

1. Kế tóan chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp Nguyên vật liệu là yếu tố cơ bản trong quá trình sản xuất kinh doanh, giá trị của vật liệu tiêu hao cho quá trình sản xuất kinh doanh tạo nên giá trị của sản phẩm. Do đặc điểm của Công ty là chuyên nhận sản xuất gia công hàng may mặc nên vật liệu chủ yếu là vải các loại. Ngoài ra còn có một số vật liệu phụ khác như: chỉ, mex, khuy, khóa tuy chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng chi phí sản xuất nhưng chúng là những phần không thể thiếu được để tạo ra thành phẩm.

doc54 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 958 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần giao nhận Việt Care, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hình thức kế toán nhật ký chứng từ kết hợp với tính toán trên máy vi tính. Đây là hình thức kế toán tiên tiến, về cơ bản đã phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác số liệu kế toán, hệ thống sổ sách kế toán, cách thức ghi chép, phương pháp hạch toán khoa học, phù hợp với mục đích, yêu cầu của chế độ kế toán mới. Tổ chức công tác kế toán tài chính, kế toán quản trị một cách dễ dàng, giảm bớt khối lượng ghi chép, sổ kế toán được mở rộng tương đối đầy đủ, đáp ứng cung cấp đầy đủ thông tin cho yêu cầu quản lý của Công ty và các đối tượng khác có liên quan. Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán của Công ty: Chứng từ kế toán và các bảng phân bổ Nhật ký Chứng từ Bảng kê Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ Cái Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Trình tự hạch toán: (1) Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán đã được kiểm tra, lấy số liệu ghi trực tiếp vào các Nhật ký – Chứng từ hoặc các bảng kê, sổ chi tiết có liên quan. Đối với các loại chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh nhiều lần hoặc mang tính chất phân bổ, các chứng từ gốc trước hết được tập hợp và phân loại trong các bảng phân bổ, sau đó lấy số liệu kết quả của bảng phân bổ ghi vào các bảng kê và Nhật ký – Chứng từ có liên quan. Đối với các Nhật ký - Chứng từ được ghi căn cứ vào các bảng kê, sổ chi tiết thì căn cứ vào số liệu tổng cộng của bảng kê, sổ chi tiết, cuối tháng chuyển số liệu vào Nhật ký – Chứng từ. (2) Cuối tháng khóa sổ, cộng các số liệu trên các Nhật ký – Chứng từ, kiểm tra, đối chiếu số liệu các Nhật ký – Chứng từ với các sổ, thẻ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các Nhật ký – Chứng từ ghi trực tiếp vào sổ cái. Số liệu tổng cộng ở sổ cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong Nhật ký – Chứng từ, bảng kê và bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính. Chứng từ kế toán: Công ty CP giao nhận ViêtCare thuộc đối tượng tính thuế theo phương pháp khấu trừ, do vậy kế toán sử dụng hoá đon GTGT. Tài khoản sử dụng: Công ty CP giao nhận ViêtCare sử dụng hệ thống tài khoản theo qui định hiện hành của Bộ tài chính. Về báo cáo tài chính: Niên độ kế toán của Công ty CP giao nhận ViêtCare bắt đầu từ 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm Hệ thống sổ áp dụng: Nhật ký chứng từ Bảngkê Sổ cái Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết Hệ thống Báo cáo tài chính: Bảng cân đối kế toán Báo cáo kết quả SXKD Thuyết minh báo cáo tài chính Bảng cân đối tài khoản Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là Việt nam đồng, chuyển đổi các đơn vị tiền tệ khác sang VNĐ theo tỷ giá thực tế do Ngân hàng nhà nước Việt nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Cơ chế kiểm soát thông tin kế toán: Kế toán trưởng có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán trong Công ty, xay dự ng qui trình nghiệp vụ, phân công công việc cho các kế toán viên, chịu trách nhiệm báo cáo với cấp trên về tình hình tài chính kế toán của doanh nghiệp. Kiểm soát tài chính: Để phát huy hiệu quả nguồn lực tài chính của công ty cùng với việc lập kế hoạch tài chính, các định mức tài chính thì việc ban hành các chính sách, kiểm soát tài chính và các định mức tài chính luôn là vấn đề quan trọng trong công ty. Kiểm soát tài chính là một công việc phức tạp, do vậy những người được giao nhiệm vụ phải là người có trình độ và được đào tạo chuyên môn cao, có kinh nghiệm công tác lâu năm trong ngành tài chính kế toán Kiểm tra kế toán: Phòng kế toán mà đứng đầu là Kế toán trưởng có nhiệm tổ chức kiểm tra kế toán, thông qua các cuộc kiểm tra, kiểm toán định kỳ, xét duyệt báo cáo quyết toán hàng năm, phối hợp cùng các cuộc thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý. Kiểm soát chứng từ kế toán, lưu trữ chứng từ và sổ sách kế toán: Kiểm soát chứng từ: Chứng từ kế toán phải được lập đủ số liên theo qui đinh cho mỗi chứng từ. Đối với chứng từ lập nhiều liên phải được lập một lần cho tất cả các liên theo cùng một nội dung bằng máy tính. Các chứng từ kế toán được lập bằng máy tính phải đảm bảo nội dung qui định cho mỗi chứng từ kế toán. Chứng tư kế toán chi phải do Giám đốc công ty hoặc người được giám đốc uỷ quyền ký duyệt chi và kế toán trưởng hoặc người được uỷ quyền ký trước khi thực hiện. Số chứng từ là một trong những thông tin quan trọng của nghiệp vụ kế toán, do vậy việc phát hành số chứng từ phải được quản lý chặt chẽ và thống nhất trong phạm vi toàn Công ty phục vụ cho mục đích kiểm tra, kiểm soát, đối chiếu được dễ dàng, kịp thời và đầy đủ. Chứng từ kế toán được phát hành theo số tự nhiên cho đến hết thời hạn 1 năm kế toán của Công ty. Với những chứng từ kế toán đã có số chứng từ thì khi phát hành phải được cập nhật vào máy tính và lưu trữ đây đủ các thông tin của chứng từ như: số chứng từ và ký hiệu để thuận tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu. Kiểm soát Phiếu kế toán: Phiếu kế toán của Công ty dược lập trên máy vi tính, phiếu kế toán phải được đính kèm theo các chứng từ gốc Lưu trữ chứng từ và sổ sách kế toán: Chứng từ kế toán và sổ sách kế toán là những thông tin rất quan trọng của doanh nghiệp vì vậy việc lưu trữ và quản lý phải hết sức thận trọng, đảm bảo Chứng từ kế toán và sổ sách kế toán của công ty luôn được an toàn và đầy đủ. Tài liệu kế toán lưu trữ phải là bản chính , chứng từ và sổ sách kế toán được lưu trữ tại phòng kế toán của Công ty, có chữ ký xác nhận đầy đủ của Giám đốc và Kế toán trưởng trước khi được lưu trữ. Nhìn chung công tác tổ chức và kiểm soát kế toán tại Công ty CP giao nhận ViêtCare là khá hợp lý, đáp ứng yêu cầu quản lý, phát huy vai trò của mình trong sự nghiệp phát triển chung của Công ty CHƯƠNG 2 ThựC TRạNG Kế TOáN CHI PHí SảN XUấT Và TíNH GIá THàNH TạI CÔNG TY Cổ PHầN GIAO NHậN VIệT CARE 2.1. Kế tóan chi phí sản xuất 2.1.1. Kế tóan chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp Nguyên vật liệu là yếu tố cơ bản trong quá trình sản xuất kinh doanh, giá trị của vật liệu tiêu hao cho quá trình sản xuất kinh doanh tạo nên giá trị của sản phẩm. Do đặc điểm của Công ty là chuyên nhận sản xuất gia công hàng may mặc nên vật liệu chủ yếu là vải các loại. Ngoài ra còn có một số vật liệu phụ khác như: chỉ, mex, khuy, khóa tuy chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng chi phí sản xuất nhưng chúng là những phần không thể thiếu được để tạo ra thành phẩm. Toàn bộ nguyên vật liệu trực tiếp được tập hợp chi tiết cho từng lô hàng và theo dõi chi tiết cho từng mã hàng. 2.1.1.2. Chứng từ sử dụng: - Phiếu đề nghị lĩnh vật tư. - Phiếu xuất kho .. ở công ty với hình thức sản xuất hàng nhận gia công thì toàn bộ nguyên liệu chính và phần lớn vật liệu phụ là do bên đặt hàng cung cấp. Vì vậycông ty chỉ theo dõi về mặt số lượng trên các thẻ kho và sổ theo dõi số lượng nguyên vật liệu nhập xuất. Phụ liệu cũng do bên đặt hàng đem đến, tuy nhiên cũng có một số trường hợp khách hàng không cung cấp đủ vật liệu phụ. Do đó công ty phải mua ngoài theo yêu cầu của khách hàng, với trường hợp này, giá trị và số lượng vật liệu phụ được theo dõi trên tài khoản 1522- Vật liệu phụ. Khi xuất dùng vật liệu phụ cho sản xuất công ty đã xây dựng định mức chi phí, cụ thể công tác tập hợp chi phí vật liệu phụ ở công ty được tiến hành như sau: Trước hết phòng kế hoạch căn cứ vào kế hoạch sản xuất và định mức sử dụng nguyên vật liệu tiến hành giao nhiệm vụ cho các phân xưởng. Các phân xưởng căn cứ vào số lượng và mã sản phẩm được giao tiến hành lập các phiếu lĩnh vật tư chuyển cho thủ kho để lĩnh vật tư sản xuất. Khi xuất kho, căn cứ vào phiếu lĩnh vật tư theo định mức. Thủ kho cùng với người nhận vật tư phải tiến hành kiểm tra chất lượng, số lượng, sau đó người nhận vật tư phải ký xác nhận vào phiếu xuất kho số lượng thực lĩnh. Thủ kho căn cứ vào những chứng từ nhập, xuất vật liệu để ghi vào thẻ kho, cuối tháng bàn giao phiếu lĩnh vật tư, phiếu xuất kho và thẻ kho cho phòng kế toán để chấm thẻ kho và xác nhận số dư( về mặt lượng. PHIếU Đề NGHị LĩNH VậT TƯ STT Tên nguyên vật liệu Đơn vị tính Số lượng 1 PLO1003-Chỉ 2000 m/c Cuộn 118,00 2 PLO1001-Chỉ 5000 m/c Cuộn 185,00 3 PLO1004-Chỉ 600 m/c Cuộn 4,00 4 Cúc nhựa Ln/22 Cái 200,00 5 Khóa Cái 1000,00 6 Chỉ PPC Cuộn 1,00 2.1.1.3. Tài khoản sử dụng. Để tập hợp chi phí nguyên vật liệu, kế toán sử dụng tài khoản 621- chi phí NVLTT. Kết cấu TK 621 như sau: TK 621 - Trị giá NVL sử dụng không hết được nhập lại kho. - Trị giá phế liệu thu hồi. - Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí NVLTT để tính giá thành. Trị giá NVL thực tế xuất dựng trực tiếp cho sản xuất chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ, lao vụ trong kỳ hạch toán Tài khoản này được mở chi tiết thành các tài khoản cấp 2, 3 như sau: TK 6211 : Chi phí NVLTT- NVL chính TK 62111: Chi phí nguyên vật liệu chính hàng nội địa TK 6212: Chi phí vật liệu phụ TK 62121: Chi phí vật liệu phụ hàng nội địa Ngoài ra công ty còn mở TK 152- nguyên vật liệu. Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của các loại nguyên liệu, vật liệu trong kho của doanh nghiệp theo giá thực tế. Kết cấu của tài khoản này trong chương 1. TK 152 ở công ty được mở chi tiết thành các tài khoản sau: TK 1521: nguyên liệu, vật liệu chính TK 1522: nguyên liệu phụ TK 1523: nhiên liệu TK 1524: phụ tùng TK 1525: công cụ- dụng cụ Để theo dõi tổng quát tình hình nhập- xuất- tồn kho của công cụ dụng cụ kế toán mở tài khoản TK 153- Công cụ- dụng cụ. TK 153 được mở chi tiết thành các tài khoản TK 1531: Công cụ- dụng cụ TK 1532: Bao bì luân chuyển Để tính giá thành thực tế của vật liệu xuất kho, công ty định giá hàng tồn kho theo phương pháp đích danh. Theo phương pháp này giá thực tế của nguyên vật liệu xuất kho được tính trên cơ sở số lượng nguyên vật liệu xuất kho và đơn giá thực tế nhập kho của chính lô nguyên vật liệu xuất kho đó. PHIếU XUấT KHO Số: 91/12 Ngày 25 tháng 3 năm 2006 Người nhận hàng: Chị Hằng Đơn vị: PX4 Nội dung: Xuất may mã VB0304 STT Mã kho Tên vật tư TK nợ TK có ĐV tính Số lượng Giá Thành tiền 1 1522TH PLO1003-Chỉ 2000 m/c 62121 1522 Cuộn 118 10500 2 1522TH PLO1001-Chỉ 5000 m/c 62121 1522 Cuộn 185 12798 3 1522TH PLO1004-Chỉ 600 m/c 62121 1522 Cuộn 4 17819,2 4 1522TH Cúc nhựa Ln/22 62121 1522 Chiếc 200 200 5 1522TH Khóa 62121 1522 Chiếc 1000 1200 6 1522TH Chỉ PPC 62121 1522 Chiếc 1 2.1.1.4. Trình tự kế toán. Do công ty áp dụng hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên nên việc hạch toán chi phí nguyên vật liệu của công ty như sau: Căn cứ vào bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ- dụng cụ. Kế toán ghi bút toán sau: Nợ TK 621 : 108098908 Có TK 152: 108098908 Cuối kỳ kế toán kết chuyển chi phí NVLTT để tính giá thành sản phẩm Nợ TK 154 : 108098908 Có TK 621: 108098908 Biểu số 1 BảNG PHÂN Bổ NGUYÊN VậT LIệU, CÔNG Cụ- DụNG Cụ Tháng 3 năm 2006 STT TK có TK nợ 1522 1523 1524 1525 153 1 621- CP NVLTT 108098908 6212- CP VL phụ 108098908 62121- CP VL phụ gia công hàng nội địa 108098908 2 627- CP SXC 6272- CP VL phụ 37011000 6273- CP DC-DD thay thế 25318905 8982855 3 641- CP BH 64007810 4 642- CP QLDN 53000013 5 Cộng 108098908 37011000 25318905 8982855 117007823 2.1.1.5. Sổ sách kế toán . Định kỳ căn cứ vào phiếu xuất kho và các chứng từ tổng hợp trực tiếp chi phí vật liệu phụ cho từng loại sản phẩm trên bảng kê xuất vật liệu phụ rồi tổng hợp phản ánh trên bảng phân bổ nguyên vật liệu- công cụ- dụng cụ ( biểu số 1) Sau đó căn cứ vào dòng, cột nợ TK 621- Chi phí NVLTT có các TK 152, 153 để ghi vào bảng kê số 4 ( biểu số 4) rồi sau đó vào nhật kỳ chứng từ số 7 ( biểu số 5).Từ nhật ký chứng từ số 7 kế toán ghi vào sổ cái TK 621 ( biểu số 6) Cuối kỳ kết chuyển chi phí nguyên vật liệu từ sổ cái TK 621 vào sổ cái TK 154 theo dòng cột tương ứng ( biếu số 9) 2.1.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp. Tiền lương là phần chi phí mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động và đây là các khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng giá thành sản phẩm. Chi phí nhân công trực tiếp ở công ty cổ phần vải sợi may mặc miền Bắc bao gồm các khoản: tiền lương, phụ cấp, tiền thưởng và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ. Hiện nay, Công ty đang thực hiện khoán quỹ lương trên toàn công ty, định mức tiền lương được duyệt là 53% trên tổng doanh thu, trong đó 78% dành cho khối sản xuất và 22% dành cho khối quản lý phục vụ. Hiện nay công ty đang áp dụng 2 hình thức trả lương: Lương thời gian áp dụng cho bộ máy quản lý, chỉ đạo sản xuất sản phẩm và những công việc không có định mức hao phí nhân công. Lương sản phẩm được áp dụng cho bộ phận trực tiếp sản xuất sản phẩm. Hàng tháng công ty tiến hành trả lương cho công nhân làm 2 kỳ: - ứng trước lương 15 ngày - Cuối tháng trả lương còn lại. * Phương phỏp tớnh lương trả cho người lao động: - Lương sản phẩm được xỏc định trên cơ sở: Lương sản phẩm Số lượng sản phẩm sản xuất ra Đơn giá tiền lương x = Đơn giá nhân công được sử dụng là đơn giá nội bộ của công ty do các phòng chức năng lập và đã được công ty duyệt. - Lương thời gian bao gồm: Tiền lương nghỉ phép, lương thời gian phải trả cho cán bộ công nhân viên những ngày được nghỉ theo chế độ của nhà nước, các khoản phụ cấp. + x 22 = Lương tháng Lương cấp bậc Số ngày làmviệc trong tháng Các khoản phụ cấp tiền lương - Các khoản phụ cấp trách nhiệm theo quy định của nhà nước. Ngoài ra còn tiền thưởng, tiền ăn ca được trả trực tiếp cho người lao động - Các khoản phải trích BHXH, BHYT, KPCĐ của công ty trích đúng theo tỷ lệ quy định là 25% trong đó: + BHXH: Hàng tháng trích 20% trên lương cơ bản, trong đó 15% được tính vào chi phí sản xuất trong kỳ, còn 5% khấu trừ vào tiền lương của công nhân. + KPCĐ: Hàng tháng trích 2% trên lương thực tế, khoản này được tính vào chi phí sản xuất trong kỳ + BHYT: Hàng tháng trích 3% trên lương cơ bản trong đó 2% được tính vào chi phí sản xuất trong kỳ, còn 1% khấu trừ vào tiền lương của công nhân. 2.1.2.1. Chứng từ sử dụng. Bảng chấm công ( đối với lương theo thời gian của bộ phận quản lý) Bảng thanh toán lương theo sản phẩm ( đối với lương của bộ phận sản xuất) 2.1.2.2. Tài khoản sử dụng. Để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp kế toán sử dụng TK 622- Chi phí NCTT Kết cấu tài khoản này như sau: Chi phí nhân công trực tiếp thực tế phát sinh Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí nhân công trực tiếp vào tài khoản liên quan( TK 154) TK 622 Ngoài ra kế toán còn mở tài khoản TK 334, TK 338 Khoản chi phí NCTT không được hạch toán theo từng loại sản phẩm đến khi tính giá thành, kế toán giá thành mới tập hợp và phân bổ cho từng loại sản phẩm. Toàn bộ việc hạch toán chi phí NCTT được thực hiện trên bản phân bổ tiền lương bảo hiểm xã hội Lương giá thành = Tổng tiền lương sp + BHYT + BHXH + KPCĐ 2.1.2.3. Trình tự kế toán. Cuối tháng căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương, bảo hiểm xã hội trả cho công nhân trực tiếp sản xuất. Định khoản: Nợ TK 622 : 1769799766 Có TK 3341:1454343760 Có TK 3342:102147908 Có TK 338:213308097.7 Đồng thời kế toán kết chuyển chi phí NCTT vào TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang như sau: Nợ TK 154 : 1769799766 Có TK 622: 1769799766 2.1.2.4. Sổ kế toán. Chứng từ ban đầu để hạch toán chi phí NCTT là bảng chấm công hàng tháng, bảng thanh toán lương sản phẩm theo khối lượng, đơn giá, thời gian và chất lượng sản phẩm hoàn thành. Hàng tháng căn cứ vào bảng chấm công, trình độ tay nghề cấp bậc công việc, kế toán tiến hành trích lương cho từng người trong toàn công ty bằng cách căn cứ vào hệ số bậc lương. Cuối tháng kế toán tổng hợp lên bảng phân bổ tiền lương và trích BHXH, BHYT, KPCĐ....theo tỷ lệ qui định. Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương kế toán phụ trách tập hợp chi phí và tính gía thành sản phẩm lấy số liệu tại dòng, cột nợ TK 622 ( chi phí nhân công trực tiếp), cột có TK 334, 338 để ghi vào bảng kê số 4 ( biểu số 4) sau đó ghi vào nhật ký chứng từ số 7 theo từng dòng tương ứng ở các cột có TK 334, 338 . Từ nhật ký chứng từ số 7 lấy số liệu ghi vào sổ cái TK 622 ( biểu số 7) theo dòng cột tương ứng ( cột nợ TK 622, có TK 334, 338). Cuối kỳ, căn cứ vào sổ cái TK 622 để ghi vào sổ cái TK 154 theo dòng cột tương ứng . 2.1.3. Kế toán chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung là toàn bộ chi phí liên quan đến việc phục vụ quản lý sản xuất ở phân xưởng. Tại công ty, chi phí sản xuất chung được tập hợp bao gồm: - Chi phí nhân viên phân xưởng: Khối quản lý bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương - Chi phí vật liệu xuất dùng cho sản xuất - Chi phí dụng cụ sản xuất -Chi phí khấu hao TSCĐ - Chi phí dịch vụ mua ngoài - Chi phí bằng tiền khác 2.1.3.1. Chứng từ sử dụng. - Bảng chấm công - Bảng phân bổ tiền lương- bảo hiểm xã hội - Bảng phân bổ KHTSCĐ - Hóa đơn DVMN - Phiếu chi 2.1.3.2. Tài khoản sử dụng. TK 627- Chi phí sản xuất chung Các khoản chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh trong kỳ - Các khoản chi phí sản xuất chung. - Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất vào các tài khoản có liên quan TK 627 Kết cấu tài khoản này trình bày như sau: 2.1.3.3. Trình tự kế toán. * Chi phí nhân viên phân xưởng. Là các khoản lương phải trả cho cán bộ công nhân viên phân xưởng, cùng các khoản trích lương, BHXH, BHYT, KPCĐ. Hàng tháng, căn cứ vào bảng chấm công các phân xưởng gửi lên, căn cứ vào các chính sách chế độ hiện hành của nhân viên về tiền lương, qui chế tiền lương, tiền thưởng công ty. Các căn cứ để tính toán như sau: - Ngày công làm việc, mức độ khối lượng hoàn thành công việc - Chức vụ đảm nhận - Trình độ chuyên môn - Mức phụ cấp chuẩn trong kỳ Việc trích lương cho nhân viên quản lý được thể hiện trên bảng thanh toán lương của công ty. Định khoản: Nợ TK 6271 : 166946160,1 Có TK 3341: 143885663 Có TK 3342: 3831918 Có TK 338 : 19228579,14 * Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Chi phí vật liệu sử dụng cho nhu cầu của phân xưởng và công cụ dụng cụ phục vụ cho nhu cầu quản lý của phân xưởng. Việc tập hợp chi phí này được thể hiện trên bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ- dụng cụ ( bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ- dụng cụ- biểu số 2). Định khoản: Nợ TK 6272 : 37011000 Có TK 1523: 37011000 Nợ TK 6273 :76104621 Có TK 1524: 25318905 Có TK 1525: 8982855 Có TK 242 : 41802861 * Chi phí khấu hao TSCĐ. Chi phí khấu hao MMTB sản xuất và các TSCĐ khác dùng trong sản xuất. Công ty sử dụng phương pháp khấu hao đường thẳng để tính KHTSCĐ dựa trên cơ sở nguyên giá TSCĐ ( đã được điều chỉnh trong từng thời kỳ) và tỷ lệ khấu hao năm từ đó tính ra tỷ lệ khấu hao để có mức khấu hao tính vào chi phí sản xuất sản phẩm. * Tài khoản sử dụng TK 214- Hao mòn TSCĐ Công ty mở chi tiết tài khoản cấp 2 cho TK 214 - TK 2142: Hao mòn nhà cửa, vật kiến trúc - TK 2143: Hao mòn MMTB - TK 2144: Hao mòn PTVT, Tr dẫn - TK 2145: Hao mòn TB- DC quản lý - TK 2147: TSCĐ khác - Căn cứ vào tình hình tăng, giảm TSCĐ trong kỳ, mức khấu hao tùy theo tình hình sản xuất sản phẩm của công ty để tính khấu hao quý: Số năm sử dụng Mức khấu hao năm = Nguyên giá TSCĐ 4 Mức khấu hao quý Mức khấu hao năm = = Số năm sử dụng x 12 Mức khấu hao tháng Nguyên giá Biểu số 3 BảNG PHÂN Bổ KHấU HAO TàI SảN Cố ĐịNH Qúy I Năm 2006 TK ghi nợ TK ghi có 2142 2143 2147 Tổng cộng 627- Chi phí sản xuất chung 7457420 249444619 23103408 280005447 6274- Chi phí khấu hao TSCĐ 641- Chi phí bán hàng 750230 750230 642- Chi phí QLDN 51690 51690 Tổng cộng 8207650 249496309 23103408 280807367 Định khoản: Nợ TK 6274 : 280005447 Có TK 2142: 7457420 Có TK 2143: 249444619 Có TK 2147: 23103408 Và ghi đơn: Nợ TK 009 : 280005447 * Chi phí dịch vụ mua ngoài. Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho sản xuất sản phẩm như: chi phí điện, nước. và các khoản chi phí bằng tiền phục vụ cho nhu cầu quản lý và sản xuất của phân xưởng. Nợ TK 6277 : 6902690 Nợ TK 133 : 690269 Có TK 331: 7592959 NHậT Ký CHứNG Từ Số 5 Ghi có TK 331- Phải trả người bán Tháng 3 Năm 2006 Tên ĐV hoặc người bán Số dư đầu quý Ghi có TK331, Ghi nợ các TK Theo dõi thanh toán (Ghi nợ TK331) Dư cuối tháng Nợ Có 133 627  Cộng có TK 331  1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 Công ty An Bình 25730000  690269 6902690 7592959 * Chi phí bằng tiền khác. Các khoản chi phí bằng tiền phát sinh tại công ty là những chi phí như: Chi phí mua giấy bút, văn phòng phẩm, chi phí tiếp khách, hội nghị, chi phí trả trước dài hạnnhững chi phí này thường được chi bằng tiền mặt, hoặc tiền tạm ứng. Cuối tháng kế toán tập hợp phiếu chi tiền mặt, giấy thanh toán tạm ứng và các tài liệu có liên quan thuộc chi phí sản xuất chung và ghi theo định khoản. Định khoản: Nợ TK 6278 : 120950255 Có TK 1121A: 43448335 Có TK 1121N: 45366815 Có TK 3388 : 32135105 Các khoản chi bằng tiền gửi ngân hàng được phản ánh trên nhật ký chứng từ sổ 2. NHậT Ký CHứNG Từ Số 2 Tháng 3 Năm 2006 STT Ngày Ghi có TK112, ghi nợ các TK 111 113 627 Cộng có TK 112 1 2/3/2006 43448335 43448335 2 25/3/2006 45366815 45366815 Trên cơ sở số liệu tập hợp được, đến cuối kỳ khi tính giá thành kế toán mới tiến hành phân bổ khoản mục chi phí này theo tiêu thức phù hợp. Toàn bộ chi phí sản xuất chung sẽ được tập hợp và phản ánh đầy đủ trên sổ chi phí sản xuất kinh doanh. Từ đó kế toán ghi vào bảng kê số 4 rồi vào NKCT số 7 sau đó chuyển ghi vào sổ cái tài khoản 627. 2.1.4. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất. 2.1.4.1. Tài khoản sử dụng. Toàn bộ chi phí sản xuất có liên quan đến giá thành sản phẩm của công ty đến cuối kỳ cũng phải tập hợp vào bên nợ TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Kết cấu tài khoản TK 154 như sau: - Kết chuyển chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ ( theo phương pháp KKTX) - Tổng giá thành sản xuất thực tế hay chi phí thực tế của sản phẩm lao vụ hoàn thành - Tập hợp các chi phí sản xuất trong kỳ (theo phương pháp KKTX) - Các khoản ghi giảm chi phí sản phẩm TK 154 Ngoài ra kế toán còn sử dụng tài khoản TK 155, TK 632 2.1.4.2. Trình tự kế toán. Cuối kỳ, khi tính được các chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí SXC, kế toán kết chuyển sang TK 154 để tính giá thành sản phẩm trên nhật ký chứng từ số 7 Nợ TK 154 : 2565818847 Có TK 621: 108098908 Có TK 622: 1769799766 Có TK 627: 687920173.1 1121,3388 331 2142,2143,2147 242 1523,1524,1525 627 622 334,338 62121 1522 xxx 155,632 (1) (11) (10) (9) (8) (7) (6) (5) (4) (3) (2) (13) (12) 111, 112 154 Sơ đồ: quá trình tập hợp chí phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Diễn giải: (1) : Xuất kho vật liệu phụ phục vụ cho sản xuất (2) : Tính lương của nhân viên trực tiếp sản xuất (3) : Tiền ăn giữa ca và các khoản trích theo lương nhân viên phân xưởng (4) : Xuất nhiên liệu, phụ tùng, công cụ- dụng cụ (5) : Phân bổ công cụ- dụng cụ (6) : Trích khấu hao Thiết bị sản xuất, và nhà xưởng cho bộ phận sử dụng (7) : Chi phí thuê ngoài (8) : Chi phí bằng tiền khác (9) : Kết chuyển Chi phí NVLTT vào TK tính giá thành (10): Kết chuyển chi phí NCTT vào TK tính giá thành (11): Phân bổ chi phí sản xuất chung cho đối tượng có liên quan (12): Các khoản giàm trừ chi phí (13): Thành phẩm nhập kho hoặc bán thẳng Cuối tháng kế toán kết chuyển chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí SXC vào bên nợ TK 154 (chi phí sản xuất kinh doanh dở dang). Toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh đều được phản ánh chi tiết tại bảng kê số 4 ,từ bảng kê số 4 vào nhật ký chứng từ số 7, sau đó ghi vào sổ cái TK 621 ,TK 622 ,TK 627. Biểu số 6 Sổ CáI TàI KHOảN 621 Tháng 3 Năm 2006 Số dư đầu năm Nợ Có Ghi có các TK đối ứng nợ với TK này Số tiền 152( 1522) 108098908 Cộng PS Nợ 108098908 Cộng PS Có 108098908 Biểu số 7 Sổ CáI TàI KHOảN 622 Tháng 3 Năm 2006 Số dư đầu năm Nợ Có Ghi có các TK đối ứng nợ với TK này Số tiền 3341 1454343760 3342 102147908 3382 29086875.2 3383 162548137.5 3384 21673085 Cộng phát sinh nợ 1769799766 Cộng phát sinh có 1769799766 Biểu số 8 Sổ CáI TK 627 Tháng 3 năm 2006 Số dư đầu năm Nợ Có Ghi có các TK đối ứng nợ với TK này Số tiền 1121A 43448335 1121N 45366815 1523 37011000 1524 25318905 1525 8982855 2142 7457420 2143 249444619 2147 23103408 242 41802861 331 6902690 3341 143885663 3342 3831918 3382 2877713.26 3383 14427234.6 3384 1923631.28 3388 32135105 Cộng phát sinh có 687920173.1 Cộng phát sinh nợ 687920173.1 Biểu số 9 Sổ CáI TK 154 Tháng 3 năm 2006 Số dư đầu năm Nợ Có Ghi có các TK đối ứng nợ với TK này Quý 1 62121 108098908 622 1769799766 6271 687920173.1 Cộng phát sinh nợ 2565818847 Cộng phát sinh có 2565818847 2.2. Phương pháp xác định chi phí sản xuất sản phẩm dở dang cuối kỳ. 2.2.1. Phân bổ chi phí sản xuất trong kỳ. Đối với khoản mục chi phí NVLTT Công ty đã xây dựng định mức hao phí vật tư cho từng loại sản phẩm đơn giá vật tư là đơn giá thực tế của vật tư nhập trong kỳ. Căn cứ vào số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ kết hợp với định mức hao phí vật tư để xác định giá trị thực tế của vật liệu xuất dùng cho sản xuất sản phẩm đó. Công thức xác định chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phân bổ cho từng loại sản phẩm (mã hàng) được xác định như sau: x = Định mức tiêu hao NVL cho sản phẩm i Sản lượng sản phẩm I trong kỳ Chi phí NVLTT phân bổ cho sản phẩm i Hệ số phân bổ chi phí cho sản phẩm i Tổng sản lượng sản phẩm trong quý Sản lượng sản phẩm i = Đối với chi phí sản xuất chung và chi phí nhân công trực tiếp Công ty phân bổ cho từng loại sản phẩm xác định theo công thức sau: Chi phí NCTT(chi phí SXC) phân bổ cho sản phẩm i x = Chi phí NCTT( chi phí SXC) trong kỳ Tỷ lệ phân bổ BảNG ĐịNH MứC HAO PHí VậT LIệU CHO 100 SảN PHẩM Mã BV0273 Đơn vị: VNĐ TT Tên nguyên liệu Đơn vị Định mức Đơn giá Thành tiền 1 PL01003 chỉ 2000m/c Cuộn 1 10500 10500 2 PL01001 chỉ 5000m/c Cuộn 3 12798 38394 3 PL01001 chỉ 600m/c Cuộn 1 25456 25456 4 Cúc nhựa Ln/22 Cái 200 200 40000.0 5 Khóa Cái 100 1200 120000.0 6 Tổng 234350 Ví dụ: Tháng 3 năm 2006 công ty sản xuất được 79912 sản phẩm may tương ứng với 31 lô hàng nhận gia công. Trong đó mã BV0273sản xuất được là 2954 sản phẩm. Khi đó: Chi phí Nguyên phụ liệu tính cho 2954 sản phẩm mã BV0273là: x = 234350 2954 100 6922699 Chi phí nhân công trực tiếp tập hợp trong quý là . Vậy chi phí nhân công trực tiếp cho sản phẩm mã BV0273là: 1769799766 = x 65421820.36 2954 1769799766 79912 Chi phớ sản xuất chung tập hợp trong kỳ là 902187413. Vậy chi phớ sản xuất chung tớnh cho sản phẩm mó BV0273 là: 254 29424.76 x = 79912 2954 687920173.1 2.2.2. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. Tại công ty, quá trình sản xuất chủ yếu gắn với mỗi loại( mỗi mã) sản phẩm do khách hàng đặt gia công, có qui định rõ thời gian hoàn thành. Cuối mỗi kỳ kế toán giá thành thì sản phẩm dở dang của công ty thường là rất ít vì vậy công ty chỉ tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ đối với những mã hàng chưa hoàn thành vào cuối mỗi tháng. Công ty thành lập hội đồng bao gồm các phòng chức năng như phòng Kế hoạch, phòng KCS, phòng Vật tư, phòng Kỹ thuật công nghệ, phòng Kế toán... để xem xét đánh giá sản phẩm làm dở, để có kế hoạch sản xuất cho những kỳ tiếp theo. Theo phương pháp này sản phẩm dở dang cuối kỳ phải chịu toàn bộ chi phí sản xuất trong kỳ theo mức độ hoàn thành. Phương pháp này tính như sau: -Đối với NVLTT ( NVL chính): = x + + Khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ Khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ Chi phí của sản phẩm dở dang cuối kỳ Khối lượng sản phẩm hoàn thành Chi phí phát sinh trong kỳ Chi phí của sản phẩm dở dang đầu kỳ - Đối với chi phí NCTT và chi phí SXC thì tính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ theo mức độ hoàn thành. = Khối lượng SPDD cuối kỳ tương đương SP hoàn thành Khối lượng SPDD cuối kỳ tương đương SP hoàn thành Khối lượng sản phẩm hoàn thành Chi phí phát sinh trong kỳ Chi phí của sản phẩm dở dang đầu kỳ Chi phí của sản phẩm dở dang cuối kỳ x + + Trong đó:x = Khối lượng SPDD cuối kỳ tương đương sản phẩm hoàn thành Khối lượng sản phẩm dở dang Tỷ lệ chế biến đã hoàn thành cuối kỳ Ví dụ: Xét sản phẩm mã BV 0273. Trong kỳ sản xuất hoàn thành 2954 sản phẩm, còn 90 sản phẩm làm dở, mức độ hoàn thành 50%. Như vậy: 6922699 x 90 = 204679 2954 + 90 NVLTT = NCTT = 65421820.36 2954 + 45 45 x 981654.5 = SXC = 25429424.76 2954 + 45 x 45 = 381568.6 2.3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm. Để phù hợp với đặc điểm qui trình công nghệ, phù hợp với cách thức tổ chức sản xuất, đáp ứng yêu cầu quản lý chi phí sản xuất, quản lý giá thành, công ty đã xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng mã sản phẩm, đồng thời xác định đối tượng tính giá thành là từng mã sản phẩm đã hoàn thành ở giai đoạn công nghệ cuối cùng. Như vậy, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành ở công ty là hoàn toàn phù hợp nhau. Kỳ tính giá thành là tháng. Xuất phát từ thực tế đó, Công ty áp dụng phương pháp tính giá thành theo phương pháp giản đơn, cụ thể: + + = Chi phí SXC Chi phí NCTT Chi phí NVLTT Tổng giá thành CP SPDD đầu kỳ CP SPDD cuối kỳ + - = Gía thành đơn vị Tổng số sản phẩm sản xuất ra Tổng giá thành BảNG TíNH GIá THàNH SảN PHẩM Mã Sổ BV 0273 là: Sản lượng: 2954 Đơn vị: chiếc Khoản mục chi phí CF SPLDĐK CF Trong kỳ CF SPLDCK Tổng giá thành sp giá thành đơn vị NVLTT - 6922699 204679 7127378 2412.8 NCTT - 65421820.36 981654.5 66403474.86 22479.2 SXC - 25429424.76 381568.6 25810993.36 8737.642 Tổng cộng - 97773944.12 1567902.1 99341846.22 33629.6 Các sản phẩm khác tương tự như sản phẩm mã BV0273.Tổng hợp lại ta có bảng chi tiết giá thành sản phẩm tháng 3 năm 2006 như sau: Chương 3 Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuấtvà tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần giao nhận Vietcare 3.1. Những ưu điểm. * Về bổ máy kế toán: Cùng với sự phát triển của công ty, bộ máy kế toán của công ty ngày càng hoàn thiện và phù hợp hơn trong cơ chế thị trường, công tác kế toán đóng vai trò tất yếu trong sự tồn tại và phát triển của công ty. Công tác kế toán được thực hiện trên cơ sở vận dụng linh hoạt nhưng vẫn tuân thủ các nguyên tắc của hạch toán kế toán. Do vậy, cung cấp đầy đủ kịp thời những thông tin quan trọng cho nhà quản lý. * Về công tác tổ chức hạch toán: Với đặc điểm là công ty có qui mô sản xuất lớn và hoạt động tập trung nên việc tổ chức công tác kế toán tập trung là hoàn toàn phù hợp. Hiện nay, công ty đang áp dụng hình thức kế toán nhật ký chứng từ kết hợp với tính toán trên máy vi tính. Đây là hình thức rất tiên tiến, tận dụng được những ưu điểm của hình thức kế toán này là về cơ bản đã phản ánh kịp thời đầy đủ, chính xác số liệu kế toán, hệ thống sổ sách chứng từ kế toán, cách thức ghi chép, phương pháp hạch toán khoa học hợp lý phù hợp với mục đích, yêu cầu của chế độ kế toán mới, tổ chức công tác kế toán tài chính, kế toán quản trị một cách dễ dàng, giảm bớt khối lượng ghi chép, sổ kế toán được mở rộng tương đối đầy đủ, đáp ứng cung cấp đầy đủ các thông tin cho yêu cầu quản lý của công ty và các đối tượng có liên quan khác. * Về hệ thống tài khoản áp dụng: Công ty áp dụng hệ thống tài khoản dựa trên cơ sở hệ thống tài khoản kế toán do bộ Tài Chính ban hành để phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của mình ( QĐ 1141 TC/CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ trưởng bộ Tài chính mà nay được thay bằng QĐ 15/2006/QĐ- BTC. Công ty đã mở chi tiết áp dụng cho một số tài khoản. * Về hệ thống báo cáo: Hệ thống báo cáo tài chính là bộ phận quan trọng trong hệ thống chế độ kế toán của doanh nghiệp. Tại công ty áp dụng hệ thống sổ sách kế toán hợp lý. Trình tự ghi chép luân chuyển chính xác kịp thời nên hệ thống báo cáo được hoàn thiện hơn. Các báo cáo về chi phí sản xuất đã phản ánh được tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong kỳ. Hệ thống báo cáo do nhà nước quy định như BCĐTC, BCLCTT do công ty lập tất cả đều được thực hiện đầy đủ kịp thời về kỳ hạn, nội dung và phương pháp lập báo cáo. * Về công tác chi phí và tính giá thành: Đối với công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, công ty đã tổ chức việc quản lý nguyên vật liệu về mặt số lượng theo một định mức xây dựng khá chi tiết từ trước khi sản xuất và trong quá trình sản xuất cho mỗi mã hàng, giảm lãng phí nguyên vật liệu. Việc thực hiện chế độ khoán lương theo sản phẩm cho công nhân trực tiếp sản xuất và trả lương thời gian cho bộ phận lao động gián tiếp. Điều đó khuyến khích cho công nhân lao động, nâng cao ý thức tự giác, tiết kiệm, nâng cao năng suất lao động cho công nhân, từ đó có thể sử dụng hết công suất của máy móc thiết bị. Trong quá trình hạch toán chi phí, hầu hết các tài khoản kế toán áp dụng đều phù hợp với điều kiện thực tế của công ty. Công ty đã mở các tài khoản cấp cao hơn để chi tiết cho từng đối tượng cần tập hợp. Đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành là từng mã hàng ( nhóm sản phẩm cùng loại). Như vậy đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính gía thành là phù hợp với nhau. Mặt khác công ty chủ yếu là gia công sản phẩm cho đơn vị bạn ( trong và ngoài nước), mỗi mã hàng có thể bao gồm nhiều loại kích cỡ khác nhau, nhưng không phân biệt về đơn giá gia công giữa các kích cỡ. 3.2. Những hạn chế cần hoàn thiện: Bên cạnh những ưu điểm trên, công ty cổ phần vải sợi may mặc miền Bắc còn có những nhược điểm tồn tại trong công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Cụ thể: * Về phương pháp tính giá thành: Do hoạt động sản xuất chính của công ty là gia công sản xuất hàng loạt theo đơn đặt hàng. Vì thế việc áp dụng phương pháp tính giá thành theo phương pháp giản đơn là không phù hợp * Về phương pháp kế toán chi phí: - Về phương pháp hạch toán giá trị NVL nhận gia công Như đã trình bày, loại hình sản xuất của công ty chủ yếu là sản xuất hàng gia công xuất khẩu. Toàn bộ NVL chính và phần lớn phụ liệu do bên đặt hàng chuyển tới và giao cho công ty gia công, công ty chỉ theo dõi số lượng NVL của khách hàng đem đến, chỉ hạch toán phần phụ liệu về giá trị vật liệu phụ mà công ty đã chi hộ. Phương pháp hạch toán như vậy dẫn đến chi phí nguyên vật liệu chính và chi phí vật liệu phụ do khách hàng đem đến bị bỏ sót. - Công tác hạch toán chi phí NVL: Công ty đã xây dựng định mức tiêu hao NVL cho từng mã sản phẩm. Việc xây dựng định mức tiêu hao đã góp phần tiết kiệm vật liệu hạn chế sự mất mát. Tuy nhiên đối với hàng gia công, thường thì định mức thực tế của xí nghiệp thấp hơn định mức trong hợp đồng, phần thừa này được công ty theo dõi chi tiết trên báo cáo tiết kiệm nguyên vật liệu nhưng lại không được tính trừ vào chi phí sản xuất ( ghi giảm chi) nên dẫn đến việc tính giá thành thiếu chính xác ảnh hưởng đến việc ra quyết định của công ty trong chấp nhận đơn đặt hàng, xác định kết quả đối với từng mã hàng. * Về việc trích trước lương nghỉ phép Để ổn định giá thành, doanh nghiệp cần trích trước lương nghỉ phép cho cán bộ công nhân viên trong công ty và sửa chữa lớn TSCĐ. Vì vậy, để ổn định giá thành công ty nên trích trước các khoản này nhưng hiện tại công ty chưa trích các khoản này nên khi các khoản này phát sinh sẽ làm ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm trong kỳ đó, làm cho giá thành sản phẩm tăng ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của công ty cũnh như thị phần của công ty trên thị trường sản phẩm. * Về tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung: Tại công ty, kế toán công ty không tập hợp chi phí SXC để tính giá thành sản phẩm theo từng phân xưởng mà tập hợp trong toàn công ty vào cuối mỗi tháng để tính giá thành. Do vậy, công ty không theo dõi được tình hình tiết kiệm hay lãng phí chi phí SXC của từng phân xưởng, từ đó có thể dẫn đến tình trạng giá thành cao do không quản lý được chi phí SXC. Mặt khác, trong chi phí SXC thì chi phí NVL và chi phí công cụ dụng cụ là 2 khoản mục chi phí có bản chất khác nhau cần được hạch toán riêng. Nhưng kế toán công ty đã gộp 2 khoản mục chi phí này và phản ánh là chi phí nguyên vật liệu. * Về các bảng biểu: Các bảng biểu của công ty một số chưa phản ánh đầy đủ các thông tin cần thiết cho người sử dụng hoặc việc bố trí chúng chưa được khoa học như bảng chi tiết khấu hao TSCĐ 3.2. Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần giao nhận ViêtCare 3.2.1. Sự cần thiết hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành. Chi phí sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp và quan trọng đối với mọi kết quả hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp luôn quan tâm đến việc quản lý chi phí phát sinh, kiểm tra việc thực hiện định mức chi phí, hạn chế tới mức thấp nhất những chi phí ngoài kế hoạch, những thiệt hại, những mất mát hư hỏng... vì mỗi chi phí phát sinh không hợp lý đều ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Nền kinh tế ngày càng phát triển theo những qui luật chung của nền kinh tế thị trường. Các doanh nghiệp luôn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp khác, các thành phần kinh tế khác, do đó doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng sản phẩm, đồng thời hạ giá thành sản xuất. Đó là cách lựa chọn cơ bản nhất, bền vững và đúng đắn nhất. Hạ giá thành sản xuất đồng nghĩa với việc hạ thấp chi phí sản xuất vì chi phí sản xuất là yếu tố cơ bản cấu thành nên giá thành sản phẩm. Hạ thấp chi phí bằng cách sử dụng chi phí hợp lý và nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí, điều đó đồng nghĩa với việc nâng cao NSLĐ, cải tiến qui trình công nghệ, tiết kiệm chi phí NVLTT, Chi phí NCTT, chi phí SXC... Vì vậy, mỗi doanh nghiệp sản xuất phải tổ chức quá trình quản lý chi phí một cách khoa học, nhằm giảm chi phí, hạ giá thành sản xuất sản phẩm tới mức thấp nhất có thể nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm sản xuất ra. Thực hiện được các yêu cầu và mục tiêu trên đòi hỏi việc giám sát, tính toán, tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sản xuất ra phải được tiến hành một cách đầy đủ, chính xác và khoa học. Có như vậy chúng ta mới có thể đánh giá và phân tích đúng kết quả hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, xác định được kết quả của việc giảm chi phí, hạ giá thành, từ đó tìm ra phương hướng, giải pháp cho việc giảm chi phí, hạ giá thành cho kỳ kinh doanh tiếp theo. 3.2.2. Yêu cầu của việc hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty cổ phần giao nhận Việt Care. * Hoàn thiện trên cơ sở tôn trọng chế độ kế toán mà nhà nước đã xây dựng và ban hành- chế độ kế toán phù hợp với cơ chế quản lý của công ty. * Hoàn thiện trên cơ sở phù hợp với đặc điểm kinh doanh của công ty, vì mỗi công ty có những đặc điểm riêng về tổ chức quản lý sản xuất nhằm đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp. * Hoàn thiện phải đảm bảo đáp ứng được yêu cầu quản lý vì chức năng của kế toán là cung cấp những thông tin kinh tế cần thiết và kịp thời cho việc đưa ra những quyết định, những phương án kinh doanh có lợi cho công ty. * Hoàn thiện trên cơ sở tiết kiệm vì mục đích kinh doanh của mỗi doanh nghiệp chính là thu được lợi nhuận cao nhất với chi phí thấp nhất. 3.2.3. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuấtvà tính giá thành sản phẩm tại Công ty cỏ phần giao nhận Vietcare 3.2.3.1. ý kiến thứ nhất: Hoàn thiện về phương pháp hạch toán giá trị NVL nhận gia công. Để đảm bảo thực hiện đúng theo qui định của chế độ kế toán hiện hành đồng thời phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty, đáp ứng yêu cầu của quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Theo em công ty cần phải thay đổi phương pháp hạch toán giá trị nguyên vật liệu nhận gia công như sau: - Khi khách hàng đem NVL đến đặt hàng, kế toán căn cứ vào biên bản giao nhận, số lượng, giá cả, biên bản mở kiện và phiếu nhập kho vật tư để phản ánh giá trị NVL nhận gia công vào sổ theo bút toán: Nợ TK 002: Vật tư hàng hóa nhận giữ hộ, gia công - Khi phát sinh các chi phí liên quan đến sản xuất gia công cho khách hàng, kế toán tập hợp trên các tài khoản TK 621, TK 622, TK 627 theo bút toán Nợ TK 621, 622, 627 Có TK liên quan Cuối kỳ kết chuyển vào TK 154 Nợ TK 154 Có TK 621, 622, 627 Khi xuất kho NVL thừa trả lại cho khách hàng. Có TK 002 3.2.3.2. ý kiến thứ 2: Về việc trích trước lương nghỉ phép. Lương nghỉ phép của công nhân, chi phí sửa chữa lớn TSCĐ đã dự toán, là những chi phí phải được thừa nhận trong kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng chưa thực tế phát sinh. Để ổn định chi phí, công ty nên có kế hoạch trích trước các khoản chi phí này. Hàng tháng, căn cứ vào thời gian nghỉ phép, lương bình quân của công nhân, số công nhân kế toán xác định tỷ lệ trích trước sau đó tính lương nghỉ phép của công nhân. = Tỷ lệ trích trước Tổng lương phải trả theo kế hoạch năm Lương nghỉ phép theo kế hoạch năm * 100 Tiền lương trích trước = Lương phải trả thực tế * Tỷ lệ trích trước - Khi tiến hành các khoản phải trả kế toán sử dụng TK 335- chi phí phải trả trước. - Nếu trích trước tiền lương cho công nhân nghỉ phép, kế toán xác định. Nợ TK 622 Có TK 335 - Khi thực tế phát sinh tiền lưong phải trả cho công nhân sản xuất: Nợ TK 335- Lương nhân viên nghỉ phép Có TK 334- Lương nghỉ phép Với chi phí trả trước được tập hợp vào bảng kê số 6: Bảng kê chi phí trả trước và chi phí phải trả. Sơ đồ kế toán trích trước lương nghỉ phép: (4) (3) (2) (1) TK 622 TK 335 TK 334 Chú giải: (1): Tiền lương trích trước cho công nhân nghỉ phép. (2): Tiền lương nghỉ phép phải trả. (3): Số trích trước > số phải trả. (4): Số trích trước < số phải trả. Ví dụ: Tiền lương trích trước cho công nhân sản xuất tháng 1 năm 2006 theo kế hoạch là 650000 trong tháng thực tế phát sinh là 620000 Kế toán phản ánh vào bảng kê số 6: Nợ TK 335 : 620000 Có TK 334: 620000 Số trích trước > số phải trích Nợ TK 335 : 30000 Có TK 622: 30000 BảNG KÊ Số 6 STT Diễn giải Số dư đầu tháng Ghi nợ TK 335, ghi có các TK Ghi có TK 335, ghi nợ các TK Số dư cuối kỳ N C 334 622 Cộng Nợ TK 335 622 635 Cộng 335 N C 1 Trích trước lương nghỉ phép 650000 650000 2 Lương nghỉ phép thực tế phải trả 620000 620000 3 Hoàn lại số đã trích 30000 30000 4 Cộng 620000 30000 650000 650000 650000 3.2.3.3. ý kiến thứ 3: Về tập hợp chi phí sản xuất chung. Đối với khoản mục chi phí SXC có liên quan đến nhiều đối tượng sử dụng khác nhau và nó cũng chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng chi phí sản xuất. Để quản lý và sử dụng chi phí SXC có hiệu quả, giúp cho nhà quản trị ra các quyết định, công ty nên tập hợp chi phí SXC theo từng phân xưởng. Mặt khác trong khoản mục chi phí SXC, công ty cần hạch toán riêng chi phí NVL và chi phí CC- DC dùng trong phân xưởng. Khi xuất kho NVL, kế toán ghi: Nợ TK 6272- theo phân xưởng Có TK 152- chi tiết Khi xuất kho CC- DC, kế toán ghi Nợ TK 6273- theo phân xưởng Có TK 1531, 1532 Có TK 142, 242 3.2.3.4. ý kiến thứ 4: Về công tác phân loại chi phí sản xuất sản phẩm theo kế toán quản trị. Bên cạnh các nội dung phân loại chi phí sản xuất sản phẩm mà kế toán công ty áp dụng, để phục vụ tốt hơn nữa yêu cầu quản lý của các nhà quản trị công ty, công ty nên chú trọng công tác kế toán quản trị chi phí sản xuất. Đó là một biện pháp quan trọng để quản lý tốt các khoản mục chi phí phát sinh, giúp nhà quản trị tiết kiệm chi phí sản xuất và xác định các biện pháp thích hợp để hạ thấp chi phí sản xuất cho một đơn vị sản phẩm- hạ giá thành sản phẩm và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Em xin đề xuất mẫu bảng nhằm cung cấp thông tin cần thiết về chi phí sản xuất sản phẩm theo mô hình ứng xử chi phí. Côngdụng, chức năng của cpsx Mô hình ứng xử cpsx Định phí SXSP Biến phí SXSP CF SX hỗn hợp 1.CF NVLTT x 2.CF NCTT x 2.1. Lương sản phẩm x 2.2. Lương công nhật  x 3. CF SXC 3.1. Tiền lương nv phân xưởng x 3.2. BHXH, BHYT, KPCĐ x 3.3. CF vật liệu sản xuất x 3.4. CF KHTSCĐ x 3.5. Tiền điện nước x 3.6. CF bảo dưỡng, sửa chữa TSCĐ phục vụ sản xuất x 3.7. CF bằng tiền khác x Dấu x thể hiện chi phí sản xuất thuộc loại nào theo cách phân loại chi phí sản xuất theo mô hình ứng xử của chi phí. 3.2.3.5. ý kiến thứ 5: Về bảng phân bổ khấu hao TSCĐ. Hiện tại bảng phân bổ KH TSCĐ của công ty chỉ thể hiện số khấu hao phải trích trong tháng cho từng đối tượng sử dụng. Bảng chi tiết phân bổ khấu hao này chưa phản ánh được nguyên giá TSCĐ, tỷ lệ khấu hao TSCĐ cho từng loại, từng nhóm TSCĐ cũng như tình hình tăng, giảm TSCĐ trong kỳ. Như vậy, bảng chi tiết phân bổ khấu hao này chưa cung cấp đầy đủ thông tin cho nhà quản trị. Để giảm bớt việc tính toán khấu hao TSCĐ mà vẫn đảm bảo tính khoa học, chính xác, đầy đủ theo đúng qui định ,ông ty nên căn cứ vào số khấu hao đã trích tháng trước, và số khấu hao tăng, giảm trong tháng để tính ra số khấu hao phải trích trong tháng theo công thức: Số khấu hao trích tháng này = Số khấu hao trích tháng trước + Số khấu hao tăng trong tháng - Số khấu hao giảm trong tháng Và hàng tháng, kế toán nên lập bảng phân bổ khấu hao TSCĐ để thuận tiện cho việc theo dõi tình hình tăng giảm ở từng bộ phận và cũng để phản ánh được tỷ lệ khấu hao cho từng loại, từng nhóm TSCĐ, thể hiện rõ phương pháp khấu hao của công ty. BảNG TíNH Và PHÂN Bổ KHấU HAO TSCĐ Thángnăm.. STT Chỉ tiêu Tỷ lệ KH (%) hoặc thời gian sử dụng Nơi sử dụng TK 627 641 642 241 142 335 Toàn DN PX1 PX4 NG TSCĐ Số KH 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 I. Số KH đã trích tháng trước 2 II. Số KH TSCĐ tăng trong tháng 2.1 . 2.2 . . .. 3 III. Số KH TSCĐ giảm trong tháng 3.1 . 3.2 . .. .. 4 IV. Số KH phải trích tháng này ( I+ II+ III+ IV) 3.2.3.6. ý kiến thứ 6: Về chi phí thiệt hại trong sản xuất. Trong hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, công ty đã không hạch toán khoản mục chi phí thiệt hại sản phẩm hỏng, Thực tế cho thấy ở các doanh nghiệp sản xuất thì khoản mục chi phí này thường phát sinh, nó có ảnh hưởng đến việc phản ánh chính xác giá thành sản phẩm. Vì vậy, khi phát sinh các khoản thiệt hại trong sản xuất kế toán phải hạch toán vào các TK 621, 622, 627. Cuối kỳ kết chuyển vào TK 154. Việc xử lý các khoản thiệt hại được thực hiện dựa trên cơ sở nguyên nhân gây ra thiệt hại . Đối với thiệt hại ngoài định mức, kế toán căn cứ nguyên nhân ghi Nợ TK 152- phế liệu thu hồi Nợ TK 138- Bắt bồi thường Nợ TK 811- nguyên nhân khách quan Có TK 154 - Đối với thiệt hại ngừng sản xuất Nợ TK 138, 811 Có TK 154 3.2.3.7. ý kiến thứ 7: Về ứng dụng máy vi tính: Có thể thấy công ty cổ phần vải sợi may mặc miền Bắc là một doanh nghiệp có qui mô lớn, có đội ngũ nhân viên kế toán có trình độ nên có thế áp dụng hình thức sổ kế toán theo hình thức nhật ký chứng từ. Ưu điểm của hình thức này chính là tạo nên một hệ thống sổ sách có tính kiểm soát chặt chẽ. Tuy nhiên, hình thức này vẫn còn một số nhược điểm như số lượng sổ sách lớn, tính phức tạp cao, phù hợp với kế toán thủ công hơn. Hiện nay công ty đã ứng dụng phần mềm máy vi tính trong công tác kế toán, công ty đang sử dụng phần mềm FAST. Những phần mềm này mang tính chất chung cho các công ty, vì vậy để phù hợp với yêu cầu và tổ chức quản lý cũng như hoạt động kinh doanh, kế toán của công ty, công ty có thể thuê các công ty kĩ thuật viết riêng phần mềm kế toán cho đơn vị mình. Sử dụng phần mềm kế toán này sẽ giúp cung cấp một hình ảnh toàn diện, sống động về công ty. Đồng thời cho ra những bản báo cáo chi tiết, và những dữ liệu cần thiết khác phục vụ cho yêu cầu đa dạng của các nhà quản trị với tốc độ nhanh chóng. Bất cứ lúc nào, bất cứ loại bảng biểu nào được yêu cầu, chương trình có thể lọc ra và in ngay. Sử dụng phần mềm kế toán sẽ tạo điều kiện cho nhà quản trị trong công ty nâng cao khả năng quản lý kiểm soát tình hình tài chính, các bộ phận thành phần, làm cơ sở cho việc xây dựng chiến lược kinh doanh ngắn cũng như dài hạn của doanh nghiệp. KếT LUậN Công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một công tác rất quan trọng và được quan tâm một cách rất sát sao thường xuyên liên tục ở các doanh nghiệp sản xuất. Nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là phải tính đúng tính đủ chi phí sản xuất xác định kịp thời chính xác giá thành sản phẩm. Thực hiện tốt nhiệm vụ đó không chỉ là cơ sở đánh giá đúng kết quả sản xuất của công ty, mà nó còn tạo tiền đề để có các biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất hạ giá thành sản phẩm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, mở rộng quy mô sản xuất và nâng cao đời sống cho người lao động. Hoàn thiện công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất nhằm đáp ứng các yêu cầu quản lý sản xuất là thực sự cần thiết. Tuy nhiên vấn đề này còn phụ thuộc rất nhiều vào trình độ quản lý và chất lượng kế toán Do vậy việc đổi mới hoàn thiện đòi hỏi phải có thời gian và có sự nghiên cứu kỹ lưỡng cả về mặt lý luận và thực tiễn trong các doanh nghiệp sản xuất. Trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần giao nhận Việt Care là giai đoạn bước đầu tìm hiểu thực tế. Vì kiến thức thực tế của em còn nhiều hạn chế nên chuyên đề thực tập tốt nghiệp chỉ mới đưa ra được những ý kiến bước đầu nên không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được sự thông cảm và sự góp ý của các thầy cô và các anh chị trong phòng Kế toán Tài chính của Công ty Cổ phần giao nhận Việt Care. Một lần nữa em xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến thầy giáo hướng dẫn, PGS-TS: Nguyễn Ngọc Quang và các cô chú trong phòng Kế toàn Tài chính của Công ty đã nhiệt tình hướng dẫn chỉ bảo tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt chuyên đề thực tập tốt nghiệp này. TàI LIệU THAM KHảO Lý thuyết hạch toán Kế toán của bộ môn Kế toán Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân Kế toán tài chính, bài tập kế toán tài chính của bộ môn Kế toán Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân Kế toán Tài chính - NXB Thống kê 2001. Hướng dẫn thực hành ghi chép chứng từ và sổ Kế toán trong các loại hình doanh nghiệp – NXB Thống kê 2002. Chuẩn mực Kết toán Việt Nam Số 02 “Hàng tồn kho”. Thông tư 206/2003 /QĐ-BTC. Quyết định 15/2006/QĐ-BTC. Một số Tài liệu của Công ty Cổ phần giao nhân Việt Care và các tài liệu khác. TR ƯỜNG ĐẠI HỌC KINH T Ế QUỐC DÂN KHOA T Ế TOÁN -----***----- CHUYấN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NHẬN XẫT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP TỐT NGHIỆP H à N ội, ng ày........th ỏng.n ăm 2008 Kế toỏn trưởng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6498.doc
Tài liệu liên quan