Đề tài Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Giầy Hà Nội

Doanh nghiệp đã xây dựng được hệ thống định mức chi phí cho từng loại sản phẩm khoa học và hợp lý.Thông qua hệ thống định mức chi phí sản xuất, các nhà quản lý có thể theo dõi được tình hình sử dụng các yếu tố của quá trình sản xuất.Từ đó có thể tiết kiệm được các nguồn lực và phân bổ các nguồn lực một cách hiệu quả. Các hợp đồng được ký kết theo đơn đặt hàng.Vì vậy mỗi đơn đặt hàng công ty lập một hoặc một số phiếu cấp vật tư.Trong phiếu cấp vật tư chi tiét rõ loại vật tư sử dụng cho đơn đặt hàng đó. Điều đó đã đảm bảo cho các đơn đặt hàng hoàn thành đúng tiến độ để giao hàng kịp thời cho khách hàng,đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, mẫu mã của đơn đặt hàng.

doc41 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1364 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Giầy Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c) 1.3.4 Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí của các bộ phận sản xuất phụ trợ: Sản xuất phụ trợ là ngành được tổ chức ra để phục vụ cho sản xuât kinh doanh. Sản phẩm, lao vụ của sản xuất kinh doanh được sử dụng để phục vụ cho các nhu cầu của sản xuất kinh doanh chính, phần còn lại có thể cung cấp cho bên ngoài. Mọi chi phí của bộ phận sản xuất phụ trợ khi phát sinh tập hợp vào các TK 621, 622, 627 rồi cuối kỳ kết chuyển sang TK 154 để tính giá thành sản phẩm, lao vụ sản xuất phụ trợ. 1.3.5 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp: TK sử dụng: TK 154 “ chi phí sản xuất kinh doanh dở dang ” Sơ đồ hạch toán chi phí sản phẩm theo phương pháp kê khai thường xuyên. TK621 TK154 TK152,111… Chi phí NVLTT Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất TK 622 TK152, 155 Chi phí NCTT Nhập kho TK 157 TK 627 Chi phí sản xuất chung Tổng giá Gửi bán thành thực tế TK 632 Tiêu thụ thẳng 1.4. Kê toán tập hợp chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ. Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp kế toán hàng tồn kho mà kế toán chỉ theo dõi hàng nhập mà không theo dõi hàng xuất.Đến cuối kỳ kế toán tiến hành kiểm kê giá trị của hàng tồn kho và tính ra trị giá hàng xuất trong kỳ theo phương pháp sau: Giá thực tế hàng = Giá thực tế + Giá thực tế hàng - giá thực tế hàng xuất trong kỳ hàng tồn đầu kỳ nhập trong kỳ tồn cuối kỳ Theo phương pháp này, sử dụng TK 611 thay cho TK 152, 153, TK 631 thay cho TK 632. • ưu điểm của phương pháp này là giảm nhẹ khối lượng tính toán và ghi chép • Nhược điểm: quản lý hàng tồn kho không chặt chẽ do không theo dõi hàng xuất, chỉ thích hợp với doanh có trị số hàng tồn kho nhỏ, có số lần nhập xuất ít Sơ đồ tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ: TK 154 TK 631 TK 154 Kết chuyển giá trị sản phẩm, Giá trị sản phẩm, dịch vụ dở dịch vụ dở dang đầu kỳ cuối kỳ TK 621 TK 632 Kết chuyển chi phí NVLTT Tổng giá thành sản xuất của sản phẩm, dịch vụ hoàn thanh TK 622 Kết chuyển chi phí NCTT TK 627 Kết chuyển (hoặc phân bổ) chi phí sản xuất chung 2. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. Sản phẩm làm dở là những sản phẩm đang trong quá trình sản xuất, chế tạo (đang nằm trong dây truyền quy trình công nghệ sản xuất, chưa đến kỳ thu hoạch hoặc chưa hoàn thành, chưa tính vào khối lượng bàn giao thanh toán). Đánh giá sản phẩm làm dở là xácđịnh phần chi phí sản xuất tính cho sản phẩm làm dở. Tuỳ thuộc vào đặc điểm tình hình cụ thể về tổ chức sản xuất kinh doanh, tỷ trọng và mức độ, thời gian tham gia của chi phí vào quá trình sản xuất chế tạo ra sản phẩm và yêu cầu trình độ quản lý của doanh nghiệp mà vận dụng phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ cho phù hợp.Trong các doanh nghiệp sản xuất hiện naycó thể vận dụng phương pháp sau: 2.1 Đánh giá sản phẩm làm dở theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu chính. Theo phương pháp này chỉ tính cho sản phẩm làm dở cuối kỳ phân tích chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu chính còn chi phí khác tính cả cho sản phẩm hoàn thành. Phương pháp này áp dụng thích hợp trong các doanh nghiệp sản xuất nếu chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu chính chiếm tỷ trọng lớn, vì vậy khối lượng tính toán ít mà vẫn đảm bảo được mức độ chính xác cao. Chi phí sản phẩm làm dở cuối kỳ được tính theo công thức sau: Sản phẩm làm dở cuối kỳ = Chi phí đầu kỳ + chi phí trong kỳ x Sản phẩm làm dở Sản phẩm hoàn thành +sản phẩm làm dở 2.2 Đánh giá sản phẩm làm dở (SPLD) theo sản lượng hoàn thành tương đương Theo phương pháp này, dựa theo mức độ hoàn thành và sản lượng dở dang để quy đổi sản phẩm dở dang thành sản phẩm hoàn thành. Tiêu chuẩn quy đổi thường là giờ công hoặc tiền lương định mức. Để đảm bảo tính chính xác của việc của việc đánh giá, phương pháp này chỉ nên áp dụng để tính các chi phí chế biến, còn các chi phí nguyên vật liệu chính phải xác định theo số thực tế đã dùng. Trình tự tính toán như sau: Bước 1:Xác định giá trị vật liệu chính nằm trong sản phẩm làm dở Giá trị vật liệu chính nằm trong SPLD = Chi phí đầu kỳ + chi phí trong kỳ x Số lượng SPLD Số lượng thành phẩm + số lượng SPLD Bước 2: Xác định chi phí chế biến nằm trong sản phẩm làm dở: Chi phí chế biến nằm trong SPLD(NCTT,SXC) = Chi phí đầu kỳ + chi phí trong kỳ x Sản phẩm quy đổi Số lượng thành phẩm + sản phẩm quy đổi Trong đó: Sản phẩm quyđổi =Sản phẩm làm dở x Mức độ hoàn thành Bước 3:Xác định giá trị sản phẩm làm dở cuối kỳ: Trị giá SPLD = Giá trị NVL chính + Chi phí chế biến Cuối kỳ nằm trong SPLD nằm trong SPLD Phương pháp này đảm bảo mức độ chính xác cao hơn nhưng khối lượng tính toán nhiều và phải xác định được mức độ hoàn thành của SPLD. 2.3. Đánh giá sản phẩm làm dở theo chi phí sản xuất định mức. Theo phương pháp này căn cứ vào khối lượng sản phẩm làm dở và chi phí định mức cho một đơn vị sản phẩm ở từng phân xưởng(giai đoạn)để tính giá trị sản phẩm làm dở cuối kỳ, cũng có thể theo định mức CPNVLTT hoặc cho tất cả các khoản mụch chi phí. Phương pháp này thích hợp cho các doanh nghiệp thực hiện việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo định mức, có đầy đủ hệ thống các định mức chi phí. III. Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản xuất tại các doanh nghiệp sản xuất. 1. Đối tượng tính giá thành sản phẩm: Đối tượng tính giá thành sản phẩm là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ, dịch vụ đã được hoàn thành cần được tính tổng giá thành và giá thành đơn vị. Việc xác định đối tượng tính giá thành là căn cứ để kế toán mở các thẻ tính giá thành sản phẩm, tổ chức tính giá thành theo đối tượng, giúp cho doanh nghiệp kiểm tra được tình hình thực hiện kế hoạch giá thành.Mỗi doanh nghiệp cần căn cứ voà đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ kỹ thuật sản xuất sản phẩm, trình độ quản lý, mục đích kinh doanh của doanh nghiệp để xác định đối tượng tính giá thành phù hợp.Có thể là từng sản phẩm, chi tiết sản phẩm, từng giai đoạn sản xuất sản phẩm. 2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm: 2.1. Phương pháp tính giá thành giản đơn. Theo phương pháp này, giá thành sản phẩm được tính bằng cách căn cứ trực tiếp vào CPSX đã tập hợp(theo đối tượng tập hợp CPSX) trong kỳ và giá trị SPLD đầu kỳ, cuối kỳ để tính. Giá thành sản phẩm = SPLD đầu kỳ + SPLD trong kỳ - SPLD cuối kỳ. Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn, khép kín, mặt hàng sản phẩm ít, khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn, kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo như các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp khai thác, doanh nghiệp điện nước… 2.2.Phương pháp giá thành phân bước: Phương pháp này áp dụmg thích hợp với các doanh nghiệp sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục, có quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm bao gồm nhiều bước tiếp nhau theo một trình tự nhất định, mỗi bước tạo ra một bán thành phẩm và bán thành phẩm của bước trước lại là đối tượng chế biến của bước sau. Đối với các doanh nghiệp này thì đối tượng tính giá thành là thành phẩm ở bước cuối cùng hoặc là nửa thành phẩm của từng giai đoạn.Chính vì sự khác biệt về đối tượng tính giá thành như vậy nên phương pháp tính giá chia thành: 2.2.1 Phương pháp phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm: Phương pháp này thường được áp dụng ở các doanh nghiệp có các yêu cầu hạch toán kinh tế nội bộ cao hoặc nửa thành phẩm bán ra ngoài.Đặc điểm của phương pháp này là khi tập hợp chi phí sản xuất của các giai đoạn công nghệ, giá trị nửa thành phẩm của bước trước chuyển sang bước sauđược tính theo giá thành thực tế và được phản ánh theo từng khoản mục chi phí. Việc tính giá thành phải tiến hành lần lượt từ bước 1sang bước 2…cho đến bước cuối cùng tính ra giá thành thành phẩm nên còn gọi là kết chuyển tuần tự. 2.2.2 Phương pháp phân bứơc không tính giá thành nửa thành phẩm Phương pháp này áp dụng trong các doanh nghiệp mà yêu cầu hạch toán kế toán nội bộ không cao, hoặc nửa thành phẩm chế biến ở từng bước không bán ra ngoài thì chi phí chế biến phát sinh trong các giai đoạn công nghệ được tính nhập vào giá thành một cách đồng thời,song song nên còn gọi là kết chuyển song song. Theo phương pháp này, kế toán không cần tính giá thành nửa thành phẩm hoàn thành bằng cách tổng hợp chi phí NVL chính và các chi phí chế biến khác trong các giai đoạn công nghệ. Trình tự tính toán như sau: CPSX giai đoạn i SPLD đầu kỳ + CPSX trong kỳ x Thành phẩm SP hoàn thành + SPLD giai đoạn i Tuỳ theo phương pháp đánh giá SPLD áp dụng mà cần thiết phải quy đổi mức độ hoàn thành hay không.Sau đó tính tổng cộng chi phí sản xuất các giai đoạn trong thành phẩm là tổng giá thành phẩm: Tổng giá thành thành phẩm = CPSX gđ1 + CPSX gđ 2 +…..+CPSX gđ n 2.3 Phương pháp loại trừ chi phí sản xuất phụ: Trong trường hợp cùng quy trình công nghệ ngoài sản phẩm chính thu được còn có cả sản phẩm phụ, thì để tính giá thành sản phẩm chúng ta phải loại trừ khỏi tổng chi phí sản xuất của cả quy trình số chi phí sản xuất tính cho sản phẩm phụ. Phần chi phí sản xuất sản phẩm phụ thường được tính theo giá kế hoạch. Tổng giá thành = SPLD + CPSX - SPLD - CPSX Sản phẩm chính đầu kỳ cuối kỳ cuối kỳ sản phẩm phụ Chi phí sản xuất sản phẩm phụ được tính riêng theo từng khoản mục, bằng cách lấy tỷ trọng chi phí sản xuất sản phẩm phụ trong tông chi phí của cả quy trình công nghệ (cả sản phẩm chính và sản phẩm phụ)nhân với từng khoản mục tương ứng. Tỷ trọng CPSX = CPSX sản phẩm phụ Sản phẩm phụ Tổng chi phi sẩn xuất Để đơn giản và giảm khối lượng tính toán, chi phí sản xuất sản phẩm phụ có thể tính trừ vào chi phí nguyên vật trực tiếp 2.4 Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng: Phương pháp này áp dụng đối với các doanh nghiệp tổ chức sản xuất đơn chiếc hoặc hàng loạt nhỏ và đối tượng tính giá thành là các đơn đặt hàng đã hoàn thành. Vì chỉ khi nào đơn đặt hàng hoàn thành mới tính giá thành, do vậy mà khi tính giá thành không phù hợp với kỳ báo cáo. Đặc điểm của phương pháp này là đối với các chi phí trực tiếp (NVLTT, NCTT) phát sinh trong kỳ liên quan trực tiếp đến đơn đặt hàng nào thì hạch toán trực tiếp cho đơn đặt hàng đó, còn đối với chi phí sản xuất chung sau khi tập hợp xong sẽ phân bổ cho từng đơn vị theo tiêu chuẩn phù hợp. Nếu trong tháng đơn đặt hàng chưa hoàn thành thi vẫn phải tập hợp chi phí sản xuất cho đơn đặt hàng đó trên các bảng (phiếu) tính giá thành.Sau đó tính tổng cộng chi phí các tháng lại để tính giá thành đơn đặt hàng. Đối với những đơn đặt hàng đến kỳ báo cáo nhưng chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí đã tập hợp theo đơn đặt hàng đó sẽ được coi là SPLD cuối kỳ chuyển sau. 2.5. Phương pháp tính giá thành theo hệ số Phương pháp hệ số được áp dụng trong những doanh nghiệp mà trong cùng quy trình sản xuất, cùng sử dụng một thứ nguyên liệu và một lượng lao động nhưng thu được đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau và chi phí không tập hợp được cho từng loại sản phẩm được mà phải tập hợp chung cho cả quá trình sản xuất. Trình tự phương pháp này như sau: Quy đổi sản lượng thực tế từng loại sản phẩm theo hệ số tính giá thành để làm tiêu thức phân bổ Tổng sản lượng quy đổi = Tổng sản lượng thưc tế x Hệ số quy đổi Sản phẩm i Sản phẩm i Sản phẩm i Tính hệ số phân bổ chi phí cho từng loại sản phẩm: Hề số phân bổ sản phẩm = Số lượng quy đổi Spi Tổng sản lượng quy đổi Tính giá thành thực tế từng loại sản phẩm (theo từng khoản mục) Tổng giá thành =( SPLD + CPSX – SPLD ) x hệ số quy đổi Spi đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ spi 2.6. Phương pháp tính giá thành theo phương pháp tỉ lệ Phương pháp này áp thương áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có quy cách, phẩm chất khác nhau như may mặc, dệt kim, đóng giày, cơ khí chế tao … Trình tự tính toán như sau: Giá thành thực tế đơn vị sản phẩm từng loại = Giá thành kế hoạch đơn vị sản phẩm từng loại x Tỷ lệ chi phí Trong đó: Tỷ lệ chi phí = Tổng giá thành thực tế các loại sản phẩm x 100% Tổng giá thành kế hoạch các loại sản phẩm 2.7. Phương pháp tính giá thành theo định mức: Phương pháp này được áp dụng đối với những doanh nghiệp có quy trình công nghệ ổn định, có hệ thống các định mức, chi phí tiên tiến, hợp lý, việc tính giá thành theo phương pháp định mức có tác dụng lớn trong việc kiểm tra tình hình thực hiện chi phí sản xuất, sử dung hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả chi phí sản xuất để hạ giá thành sản phẩm, ngoài ra giảm bớt khối lượng ghi chép, tính toán của kế toán. Trình tự tính giá thành như sau: Tính giá thành định mức của sản phẩm: Giá thành định mức được căn cứ vào định mức kinh tế kĩ thuật hiẹn hành đẻ tính. Xác định số chênh lệch do thay đổi định mức: Việc thay đổi định mức thường tiến hành vào đầu tháng, nên viẹc tính toán số chênh lệch do thay đổi chỉ cần thực hiện đối với SPLD đàu tháng, vì chi phí cho số SPLD này(cuối tháng trước) được tính theo định mức cũ. Chênh lệch thay đổi định mức = Định mức cũ - Định mức mới Xác định số chênh lệch do thoát ly định mức: Là số tiết kiệm hoặc vượt chi so với định mức, được xác định như sau: Chênh lệch thoát ly định mức = Chi phí thực tế - Chi phí định mức (từng khoản mục) (từng khoản mục) Tính giá thành thực tế sản phẩm: Giá thành = Giá thành + Chênh lệch thay đổi + Chênh lệch thoát ly thực tế Thực tế định mức định mức định mức Chương II: Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần giầy hà nội I. Đặc điểm tình hình chung của công ty Cổ Phần giầy hà nội. 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty: Tiền thân của công ty cổ phần giầy Hà Nội là một phân xưởng giầy quốc phòng X40. Đây chính là phân xưởng lao động XHCN đầu tiên của nhà máy quốc phòng X40, được tách ra và thành lập Xí nghiệp Giầy da Hà Nội vào ngày 20/4/1968.Xí nghiệp thuộc công nghiệp địa phương thuộc Sở công nghiệp Hà Nội. Ngày 2/4/1994 căn cứ vào nhiệm vụ chức năng, nhiệm vụ lúc đó UBND thành phố Hà Nội có quyết định 1538/QĐUB đổi tên xí nghiệp giầy da Hà Nội thành công ty giầy Hà Nội. Ngày 31/12/1998, theo quyết định số 5652/QĐUB của UBND thành phố Hà Nội, công ty giầy da Hà Nội chuyển đổi thành công ty cổ phần giầy Hà Nội. -Tên giao dịch chính thức: công ty cổ phần giầy Hà Nội. -Tên giao dịch quốc tế: ha noi shoes join stock company -Tên viết tắt: hasjico -Trụ sở chính của công ty: 35 Cự Lộc-Km 6-Đường Nguyễn Trãi-Quận Thanh Xuân-Hà Nội. -Vốn điều lệ: 5,8 tỷ đồng. Trong đó: +Tỷ lệ cổ phần Nhà nước chiếm: 0% +Tỷ lệ cổ phần bán cho người lao động trong công ty chiếm: 98,38% + Tỷ lệ cổ phần bán cho các đối tượng ngoài công ty chiếm: 0,62% -Số cổ đông: 490 cổ đông. 2. Một số chỉ tiêu kinh tế công ty đạt được trong những năm gần đây. Đơn vị tính: đồng STT Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 1 Tổng doanh thu: -Trong đó DT hàng XK 9.199.573.611 6.993.467.245 10.316.202.192 7.880.101.516 11.447.545.156 8.057.937.197 2 Lợi nhuận thuần 1.068.005.000 1.154.215.000 1.069.266.823 3 Nộp NSNN 86.595.000 93.585.000 70.408.128 4 Vốn lưu động 721.945.000 755.402.800 998.990.000 5 Vốn cố định 1.590.450.000 1.620.330.000 1.605.590.000 6 Thu nhập bình quân của CBCNV 778.500 820.120 820.300 7 Tổng số CBCNV 535 580 496 3.Nhiệm vụ của công ty: -Chuyên sản xuất, gia công đồ da và giả da như: cặp túi, ví, giầy, dép, mũ, bạt, đệm... -Xuất nhập khẩu các loại thiết bị, công cụ dụng cụ, nguyên vật liệu, hoá chất phục vụ nhu cầu sản xuất của công ty và cá đơn vị cùng ngành khác. -Liên doanh, liên kết với các đơn vị kinh tế khác để tổ chức sản xuất kinh doanh, tiêu thụ, cho thuê văn phòng, kho bãi... -Mua bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán. Hiện nay, ông ty chủ yếu thực hiện các hợp đồng gia công đối với các công ty nước ngoài (Hàn Quốc, ý,Thái Lan). 4.Bộ máy tổ chức sản xuất của công ty: 4.1. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty: Công ty cổ phần giầy Hà Nội thực hiện cơ cấu tổ chức theo kiểu Trực tuyến-chức năng, đảm bảo tính thống nhất trong quản lý. - Đại hội đồng cổ đông: gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan bầu ra, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên HĐQT, thành viên ban kiểm soát. - Hội đồng quản trị: quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động, mục đích, quyền lợi công ty, trừ những vấn đề thuộc quyền của đại hội cổ đông. - Ban kiểm soát: chịu trách nhiệm trước HĐCĐ về những sai phạm gây thiệt hại cho công ty khi thực hiện nhiệm vụ. - Giám đốc: là người điều hành hoạt động hàng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước HĐQT về việc thực hiện quyền và nhiệm vụ được giao. -Phó giám đốc: thay mặt giám đốc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh khi giám đốc đi vắng, trực tiếp phụ trách các mảng công việc cụ thể. *Các phòng ban chức năng bao gồm: - Phòng tài vụ: có nhiệm vụ theo dõi về mặt quản lý tài chính của công ty, lập báo cáo, lên kế hoạch về tài chính của công ty, thực hiện hạch toán theo đúng chính sách, chế độ của Nhà Nước. - Phòng tổ chức-hành chính: có nhiệm vụ tham mưu cho lãnh đạo về cán bộ, tổ chức bộ máy, nhân sự, công tác lao động tiền lương, xét duyệt chế độ thi đua, khen thưởng và kỷ luật, công tác bảo vệ, tổ chức phục vụ lễ tân, tiếp khách. - Phòng tổng hợp: Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, theo dõi tình hình xuất-nhập khẩu nguyên liệu để gia công theo đơn đặt hàng. Đồng thời quản lý các hoạt động mua hàng, quản lý kho vật tư của công ty, xuất-nhập vật tư cho các phân xưởng sản xuất. *Các đơn vị trực tiếp sản xuất: - Phân xưởng Hàn Quốc (gồm phân xưởng may và phân xưởng cắt):là phân xưởng gia công cho Hàn Quốc. - Phân xưởng Thái: gia công cho Thái Lan. - Phân xưởng ý: gia công cho ý. - Phân xưởng cơ điện: Phụ trách về điện cho toàn công ty và hỗ trợ các phân xưởng Hàn Quốc, Thái, ý về mảng điện. *Sơ đồ tổ chức quản lý của công ty cổ phần Giầy Hà Nội (Sơ đồ 1) 4.2.Tổ chức bộ máy kế toán của công ty: 1.Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của công ty: Công ty Cổ phần Giầy Hà Nội tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tập trung, gồm có: - Trưởng phòng tài vụ:tổ chức hạch toán kế toán tổng hợp các thông tin tài chính của công ty thành các báo cáo tổng hợp; chỉ đao, phụ trách chung các hoạt động công tác kế toán. -Kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và công nợ: theo dõi hoàn, tạm ứng; lập các phiếu thu, phiếu chi, trên cơ sở đó mở sổ theo dõi các số dư hàng ngày của tài khoản tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và tạm ứng tại công ty và theo dõi tình hình công nợ. - Kế toán vật liệu, công cụ-dụng cụ: theo dõi chi tiết tình hình xuất, nhập, tồn kho vật liệu, công cụ, dụng cụ. - Kế toán TSCĐ kiêm kế toán thành phẩm: theo dõi sự biến động tăng, giảm TSCĐ, theo dõi trích khấu hao đồng thời theo dõi tình hình xuất-nhập kho. -Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: theo dõi tình hình thanh toán các khoản tiền lương, thưởng và các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ. - Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm kiêm thủ quỹ: mở sổ theo dõi các khoản chi phí phát sinh, tập hợp các khoản chi phí làm cơ sở để tính giá thành sản phẩm đồng thời theo dõi tình hình thu chi và bảo quản quỹ tiền mặt. *Sơ đồ bộ máy kế toán tại công ty cổ phần Hà Nội (Sơ đồ 2 -Phụ lục) 4.3.Đặc điểm công tác kế toán của công ty: - Hình thức kế toán áp dụng: Nhật ký chứng từ. - Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức NKCT: Chứng từ gốc và các bảng ghi sổ Nhật ký chứng từ Bảng kê Sổ kế toán chi tiết Sổ cái Sổ kế toán chi tiết Báo cáo tài chính Ghi chú: : ghi hàng ngày : ghi cuối ngày : đối chiếu, kiểm tra - Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. - Kỳ lập báo cáo tài chính: công ty tiến hành lập báo cáo tài chính theo quý - Kế toán hàng tồn kho: công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho. - Phương pháp tính thuế: công ty áp dụng theo phương pháp khấu trừ. - Đặc điểm quy trình công nghệ : Mỗi loại sản phẩm đều có quy trình công nghệ riêng.Tại công ty cổ phần Giầy Hà Nội ngoài sản phẩm là giầy các loại, công ty còn sản xuất các sản phẩm khác bằng da và giả da như cặp, tíu, ví. Tuy sản xuất các loại sản phẩm khác nhau nhưng các sản phẩm như: giầy, cặp, túi, ví…lại phải trải qua các bước quy trình công nghệ giống nhau từ bồi vải, cắt da, chặt bán thành phẩm theo khuôn định hình rồi chuyển sang công đoạn may. Riêng sản phẩm giầy do tính chất phức tạp hơn nên ngoài việc phải tuân thủ các quy trình công nghệ trên sản phẩm giầy còn phải qua một số giai đoạn khác. (Sơ đồ –Phụ lục) II.Thực trạng công tác kế toán và tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần giầy Hà Nội. 1. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty: Xuất phát từ thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty đã xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất chi phí. Thích ứng với đối tượng đó là phương pháp kê khai thường xuyên, trong đó toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh được tập hợp và phân loại theo từng loại sản phẩm, thành phẩm trong phân xưởng sản xuất. 2. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất 2.1.Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Tất cả cấc loại vật liệu sau khi mua về đều phải qua nhập kho. Kế toán sử dụng các phiếu nhập kho để theo dõi tình hình nguyên vật liệu nhập vào kho của công ty, đến khi có phiếu xuất kho thì thủ kho sẽ xuất kho vật liệu và ghi thẻ kho. Khi đó kế toán sử dụng phiếu xuất kho để theo dõi tình hình xuất kho vật liệu làm căn cứ tính giá vật liệu xuất kho. Toàn bộ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để sản xuất sản phẩm ở công ty được xác định và quản lý theo định mức. Do công ty sản xuất hàng gia công cho nước ngoài theo đơn đặt hàng cho nên phần lớn chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là do nước ngoài đưa sang hoặc họ nhờ công ty mua hộ và họ quả lý. Do vậy chi phí nguyên vật liệu trực tiếp công ty bỏ ra vào mục đích trưc tiếp sản xuất sản phẩm chiếm tỷ trọng nhỏ. Nguyên vật liệu là da, giả da, vải lót...; vật liệu phẩm gồm: khoá kéo, chỉ may, keo...Bên cạnh đó do tính chất đặc thù của sản xuất cho nên ngoài các nguyên vật liệu còn có ít các công cụ, dụng cụ có giá trị nhỏ phân bổ 100% như dao giẫy da, kim điện, kéo...cũng được kế toán chi phí sản xuất tập hợp vào TK 621. VD: Tại phân xưởng ý, theo hợp đồng thoả thuận công ty chỉ chịu trách nhiệm và quản lý vải đông xuân để lót găng còn các chi phí NVL khác để sản xuất găng bên ý phải tự lo liệu. VD: Định mức CPNVLTT cho túi ý mã 247 là 6885đ, trong khi đó mã AW-38 là 186đ. CPNVLTT trong kỳ được xác định như sau: CPNVLTT = Trị giá NVL xuất - Trị giá NVL còn - Trị giá phế liệu trong kỳ đưa vào sử dụng lại cuối kỳ thu hồi Sau khi đã tính được các số liệu ở trên đồng thời căn cứ vào phiếu xuất kho của từng bộ phận, từng đối tượng sử dụng vào các mục đích khác nhau, kế toán NVL tiến hành lập bảng phân bổ NVL, công cụ dụng cụ cho từng đối tượng sử dụng.(Bảng phân bổ số ). Căn cứ vào bảng phân bổ số 4 (Tháng4/2004), kế toán hạch toán như sau: Nợ TK 621: 107.232.741 Có TK 152:106.812.741 Có TK 153:420.000 Cuối thấng kết chuyển toàn bộ CPNVLTT sang TK 154 để tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, kế toán ghi: Nợ TK 154:107.232.741 Có TK 621:107.232.741 Căn cứ vào chứng thi sổ, cuối kỳ kế toán lập sổ cái TK 621(Biểu ) 2.2.Kế toán chi phí nhân công trực tiếp. Hiện nay công ty đang áp dụng 2 hình thức trả lương, đó là trả lương theo sản phẩm và trả lương theo thời gian. Để hạch toán tổng hợp tiền lương kế toán sử dụng: - TK 334: Phải trả công nhân viên, trong đó: +334.1:Lương trong giờ +334.2: Lương ngoài giờ ,phụ cấp. - TK 338: Phải trả, phải nộp khác để hạch toán các khoản trích theo lương như BHXH,BHYT,KPCĐ. Đối với công nhân trực tiếp sản xuất thì hình thức trả lương: theo sản phẩm. Tiền lương sản phẩm phải trả = Đơn giá tiền lương cho một đơn vị sản phẩm x Số lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho Đối với bộ phận gián tiếp thì hình thức trả lương: theo thời gian. Tiền lương ngày = 290.000 x hệ số lương 22 ngày Tiền lương theo thời gian phải trả cho công nhân = Số ngày làm việc trực tiếp x Tiền lương ngày của công nhân đó Ngoài ra tuỳ thuộc vào quỹ lương công ty, mức độ hoàn thành sản xuất từng phân xưởng mà kế toán tiền lương trích thêm tiền thưởng thường xuyên cho công nhân để khuyến khích sản xuất ở các phân xưởng. Sau khi đã tính lương, kế toán tiến hành trích theo lương các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ cho cán bộ, công nhân trong công ty theo quy định hiện hành. - Quỹ BHXH= 20% LCB trong đó 15% được tính vào chi phí sxkd do công ty nộp còn 5% trích vào tiền lương cán bộ công nhân viên. - Quỹ BHYT=3% LCB trong đó 2% trích vào chi phí SXKD do công ty nộp, 1% trích vào lương cán bộ công nhân viên. - Quỹ KPCĐ =2% LTT tính vào chi phí sxkd do công ty nộp. Cuối tháng căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và BHXH kế toán vào bảng kê chi tiết phát sinh các tài khoản đối ứng TK 622. VD:Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và BHXH, quý II năm 2004 kể toán hạch toán như sau: Nợ TK 622: 1.021.130.811 Có TK 334: 912.840.092 -Có TK 334.1: 442.578.010 -Có TK 334.2: 470.262.082 Có TK 338:108.290.718 -Có TK 338.2:6.497.776 -Có TK 338.3:88.515.602 -Có TK 338.4:13.277.340 Cuối kỳ kế toán kết chuyển toàn bộ chi phí NCTT sang TK 154 để tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Nợ TK 154:1.021.130.811 Có TK 622: 1.021.130.811 Căn cứ vào các chứng từ, cuối kỳ kể toán lập sổ cái TK 622(biểu -Phụ lục) 2.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung của công ty giầy Hà Nội gồm các chi phí liên quan đến phục vụ quản lý sản xuất trong phạm vi các phân xưởng như: chi phí tiền công và các khoản phải trả cho nhân viên phân xưởng, chi phí NVL, CCDC dùng trong phân xưởng, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác. Trong công ty để hạch toán chi phí sản xuất chung kế toán sử dụng TK 627, chi tiết cho TK 6271,6272, 6273, 6377, 6278. 2.3.1.Chi phí nhân viên phân xưởng. Chi phí nhân viên phân xưởng là khoản tiền phải trả cho bộ phận quản lý phân xưởng, các khoản trích theo lương và các khoản phải trả khác. Hình thức trả lương cho nhân viên phân xưởng là theo thời gian dựa vào bậc lương và thời gian thực tế làm việc của nhân viên. Cụ thể trong quý 2/2005, kế toán hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng như sau: Nợ TK 621.1: 244.062.661 Có TK 334:195.250.130 -Có TK 334.1: 195.250.130 Có TK 338: 48.812.531 -Có TK 338.2: 3.905.002 -Có TK 338.3: 39.050.026 -Có TK 338.4: 5.857.503 2.3.2.Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ cho sản xuất. Chi phí VL, CCDC dùng cho sản xuất chung của công ty là những VL, CCDC mang tính chất gián tiếp không cấu thành nên thực thể sản phẩm, sử dụng cho phân xưởng như: vật liệu dùng để sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ, văn phòng phẩm như phụ tùng máy, hòm catông, túi P.E, đá mài, quần áo bảo hộ lao động... Tuy nhiên chỉ có phụ tùng thay thế, nhiên liệu là được hạch toán cố định vào TK 627 còn các VL, CCDC khác tuỳ theo yêu cầu quản lý mà có thể được hạch toán vào TK 627 hay không. Căn cứ vào các phiếu xuất kho, kế toán tập hợp các chi phí NVL, CCDC này vào cuối quý. Cụ thể trong quý 2/2004 chi phí NVL, CCDC được tập hợp như sau: Nợ TK 627.2: 41.556.414 Có TK152:18.436.440 Có TK 153:15.503.724 Có TK 142:1.616.250 Có TK 242: 6.000.000 2.3.3.Chi phí khấu hao TSCĐ. Công ty áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng: Mức KH TSCĐ Bình quân 1 năm = Nguyên giá TSCĐ Số năm sử dụng Sau khi tính khấu hao phải cứ vào các chứng từ về TSCĐ cho từng nơi sử dụng TSCĐ, kế toán TSCĐ tiến hành phân bổ chi phí khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất chung (TK 627) hay chi phí ngoài sản xuất (TK 642). Căn cứ vào bảng phân bổ KHTSCĐ quý 2/2004, kế toán hạch toán như sau: Nợ TK 627.3: 83.820.051 Có TK 214.1: 83.820.051 2.3.4.Chi phí dịch vụ mua ngoài. Chi phí dịch vụ mua ngoài của công ty thường là chi phí về điện thoại, điện nước, Fax, chi phí sửa chữa lớn các TSCĐ thuê ngoài. Căn cứ vào các phiếu chi, kế toán tập hợp và ghi vào các bảng kê và nhật ký chứng từ. 2.3.5.Chi phí bằng tiền khác: Chi phí bằng tiền khác là những chi phí bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng hoặc tạm ứng ngoài các chi phí nêu trên như chi phí tiếp khách,chi phí thu gom phế liệu... Dựa trên các chứng từ gốc kèm theo các báo cáo quỹ kèm phiếu chi, hoá đơn kế toán ghi vào các bảng kê và nhật ký chứng từ. Cuối kỳ kế toán hạch toán và kết chuyển sang TK 154 để tính giá thành sản phẩm. Nợ TK 154: 36.284.544 Có TK 627: 36.284.544 2.4. Tập hợp chi phí toàn doanh nghiệp. Hàng tháng sau khi tập hợp riêng từng khoản mục CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC kế toán tiến hành kết chuyển các khoản mục chi phí để tập hợp chi phí toàn doanh nghiệp. Cuối quý,căn cứ vào các sổ cái TK 621, 622, 627 kế toán lập sổ cái TK 154 để tập hợp chi phí sản xuất trong kỳ. Cụ thể trong quý 2/2004 sau khi kết chuyển chi phí sản xuất, kế toán ghi: Nợ TK 154: 1.734.662.670 Có TK 621:107.232.741 Có TK 622:1.021.130.811 Có TK 627: 606.299.118 2.5. Đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ: Do việc sản xuất gia công cho nước ngoài nên toàn bộ chi phí sản xuất bỏ ra trong kỳ gồm CPNVLTT gia công phát sinh không đáng kể còn các CPNCTT, CPSXC lại chiếm tỷ trọng cao.Vì vậy các CPNVL tính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ lại rất nhỏ.Do đó kế toán công ty phân bổ hết CPNVLTT cho các sản phẩm hoàn thành gánh chịu(coi CPNVLTT và CPSXC của sản phẩm làm dở đầu kỳ là tương đương nhau và CPNVL để gia công cho sản phẩm làm dở là chưa phát sinh).Vì vậy khi tính giá thành để báo cáo tài chính, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành không đánh giá sản phẩm làm dở. 2.6. Tính giá thành thành phẩm. 2.6.1. Đối tượng tính giá thành. Tại công ty giày Hà Nội, đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm nhập kho và kỳ tính giá thành theo từng quý. 2.6.2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm. Trình tự tính giá thành của công ty Cổ phần giầy Hà Nội như sau: 2.6.2.1. Khoản mục nguyên vật liệu trực tiếp. Đối với CPNVLTT tiêu chuẩn phân bổ giá thành là định mức bình quân NVL phụ, CCDC dùng để trực tiếp sản xuất cho từng loại sản phẩm. Tại công ty, CPNVLTT chỉ phải phân bổ cho túi ý, găng ý và túi Hàn Quốc mà không phải phân bổ cho túi ý cao cấp và các loại giầy dép ở phân xưởng Thái (vì NVL do bên nước ngoài cung cấp và quản lý). Tỷ lệ tính giá thành khoản mục CPNVLTT = CPSX dở dang đầu kỳ (NVL) + CPSX phát sinh trong kỳ(NVL) - CPSX dở dang cuối kỳ (NVL) Tổng CPNVL TT cho sp i x Số lượng sp i hoàn thành Trong đó CPSX dở dang cuối kỳ không đáng kể, CPSX dở dang đầu kỳ và cuối kỳ coi như bằng nhau.Vì vậy kế toán phân bổ hết chi phí NVLTT phát sinh trong kỳ cho tất cả các sản phẩm hoàn thành. Trên cơ sở các số liệu định mức tiêu hao NVLTT kế toán tiến hành tính chi phí NVLTT theo định mức cho từng loại sản phẩm và đơn giá NVL thực tế xuất kho và như: Túi ý mã 274 là 6885Đ/sp, mã 250 là 9256 đ/sp, mã 1206 là 7518 đ/sp, găng tay mã 34, 35 không lót là 1419đ/sp... Kế toán tính tổng giá thành định mức khoản mục CPNVLTT theo khối lượng sản phẩm hoàn thành thực tế nhập kho trong quý. VD: trong qúy 4 năm 2003 số lượng túi nhập kho mã 247 là 500 cái, mã 250 là 50 cái, mã 1206 là 140 cái, mã 34, 35 có lót là 22148 đôi, túi ý cao cấp là 2243 cái, giầy nữ ngắn cổ là 49234 đôi... Theo số liệu trên, kế toán giá thành sẽ tính giá thành tỷ lệ: Tỷ lệ giá thành khoản mục CPNVLTT = 0 + 107.232.741 – 0 6885x500+925650+7518x140+...+0x49234 = 107.232.741 = 1,05 102126420 Sau đó kế toán tiến hành tính tổng giá thành thực tế khoản mục CPNVLTT theo công thức: Tỷ lệ giá thành khoản mục CPNVL của sp i = Định mức CP NVLTT cho sản phẩm i x Số lượng sản phẩm i hoàn thành x Tỷ lệ tính giá thành Cụ thể dựa vào tỷ lệ giá thành của khoản mục CPNVLTT, định mức chi phí và số lượng sản lượng hoàn thành nhập kho, kế toán tính giá thành khoản mục CPNVLTT cho túi ý mã 247 là: 6885 x 500 sp x 1,05 = 3.614.625 2.6.2.2. Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp: Chi phí NCTT phân bổ cho các loại sản phẩm hoàn thành trong quý.Tiêu chuẩn phân bổ là tiền lương định mức trong từng loại sản phẩm và tuỳ theo mức độ phức tạp của chu kỳ sản xuất của mỗi loại sản phẩm mà kế toán định mức tiền lương cho mỗi loại sản phẩm là khác nhau.Cách tính giá thành cho khoản mục CPNCTT tương tự như cách tính giá thành cho khoản mục CPNVLTT. Tỷ lệ giá thành khoản mục CPNCTT = = 0 + 1.021.130.811 + 0 9250x500+10875x50+10234x140+...+2520x 49.234 1021.130.811 = 1,01 1.009.011.682 Ta có tổng giá thành khoản mục CPNCTT của túi ý mã 247 là: 9520 x 500 x 1,01= 4.807.600 2.6.2.3 Khoản mục chi phí sản xuất chung. Chi phí sản xuất chung phân bổ cho tất cả các sản phẩm hoàn thành trong quý. Tiêu chuẩn phân bổ là CPNCTT cho mỗi loại sản phẩm. Tổng giá thành khoản mục PSXC phân bổ cho SP i = CPSX dở dang đầu kỳ + CPSX phát sinh trong kỳ - CPSX dở dang cuối kỳ x CPNC TT cho tất cả sản phẩm i Tổng chi phí NCTT cho sp i x Số lượng sp i hoàn thành thực tế Giá thành khoản mục CPNCTT của sp i = Tổng CPNCTT cho sp i x Số lượng sp i hoàn thành thực tế VD: Tổng giá thành khoản mục CPSXC phân bổ cho túi ý mã 247 = 0+606.298.118 +0 x 4.807.600 1.021.130.811 = 0,5938 x 4.807.600 = 2.854.753 Sau khi tính toán xong tổng giá thành theo từng khoản mục của từng loại sản phẩm sản xuất, kế toán tính giá thành mở bảng tính giá thành cho từng loại sản phẩm. Trích bảng tính giá thành chi tiết đơn vị sản phẩm Quý II năm 2004 Tên sản phẩm Số lượng nhập kho Chi phí NVLTT Chi phí NCTT Chi phí SXC Tổng Z công xưởng Z đơn vị Túi ý mã 247 500 cái 3.614.625 4.807.600 2.854.753 11.276.978 22.554 Túi HQ mã 250 50 cái 485.940 549.187,5 326.107,5 1.361.235 27.224 Túi ý mã 1206 140 cái 1.105.146 1.447.087,6 859.280,6 3.411.514 24.368 Giầy ngắn cổ Thái 49.234 đôi 0 125.310.376,8 74.409.301,7 199.719.679 4057 Chương 3: Đánh giá chung và 1 số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần giầy Hà Nội. I.Đánh giá chung về công tác kế toán TậP HợP CHI PHí SảN XUấT Và TíNH GIá THàNH SảN PHẩM TạI CÔNG TY cp Giầy Hà Nội: Công ty Cổ phần giầy Hà Nội là một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập tự chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Mặc dù công ty được hình thành với nguồn vốn ít, máy móc thiết bị không hiện đại, trình độ đội ngũ CBCNV chưa cao nhưng sau hơn 30 năm hình thành và phát triển, công ty đã có quy mô sản xuất tương đối lớn và lợi nhuận năm sau luôn cao hơn năm trước. Trong tình hình thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, công ty vẫn liên tục tìm được đối tác để sản xuất theo các đơn đặt hàng. Các bản hợp đồng được ký kết với nhiều chủng loại, yêu cầu đòi hỏi cao nhưng công ty vẫn đáp ứng tốt mọi yêu cầu, kể cả những khách hàng khó tính nhất. Trong quá trình đi từ lý luận đến thực tiễn công tác kế toán tại Công ty Giầy HN, đặc biệt kế toán chi phí tính giá thành sản phẩm, bên cạnh những mặt đạt được về công tác kế toán vẫn còn một số vướng mắc chưa hợp lý. Em xin được đưa ra một số ý kiến nhận xét sau: 1. Những ưu điểm: 1.1. Về bộ máy kế toán của DN Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức tập chung gọn nhẹ, hợp lý và phát huy được tính hiệu quả trong công việc. Đội ngũ nhân viên kế toán là những người nhiệt tình trong công việc. Nắm vững chế độ kế toán và có tác phong làm việc khoa học, có tính tương trợ, giúp đỡ nhau. Công ty sử dụng hệ thống sổ sách kế toán và chứng từ khá đầy đủ theo chế độ kế toán hiện hành và phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 1.2.Về hình thức tính lương: Công ty áp dụng hai hình thức trả lương: theo thời gian và theo sản phẩm để phù hợp với từng đối tượng cụ thể. Đối với công nhân trực tiếp sản xuất thì hình thức trả lương theo sản phẩm sẽ khuyến khích họ tăng năng suất lao động vì lợi ích của họ gắn liền với hiệu quả lao động.Còn đối với người không trực tiếp sản xuất mà công ty chỉ quản lý theo thời gian thì hình thức trả lương theo thời gian là hoàn toàn hợp lý. 1.3.Về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: Doanh nghiệp đã xây dựng được hệ thống định mức chi phí cho từng loại sản phẩm khoa học và hợp lý.Thông qua hệ thống định mức chi phí sản xuất, các nhà quản lý có thể theo dõi được tình hình sử dụng các yếu tố của quá trình sản xuất.Từ đó có thể tiết kiệm được các nguồn lực và phân bổ các nguồn lực một cách hiệu quả. Các hợp đồng được ký kết theo đơn đặt hàng.Vì vậy mỗi đơn đặt hàng công ty lập một hoặc một số phiếu cấp vật tư.Trong phiếu cấp vật tư chi tiét rõ loại vật tư sử dụng cho đơn đặt hàng đó. Điều đó đã đảm bảo cho các đơn đặt hàng hoàn thành đúng tiến độ để giao hàng kịp thời cho khách hàng,đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, mẫu mã của đơn đặt hàng. 2.Những mặt còn tồn tại: 2.1.Về việc áp dụng vi tính trong công tác kế toán: Việc sử dụng máy tính chưa hoàn thiện, chỉ sử dụng trong phạm vi hẹp.Cả phòng kế toán mới chỉ được trang bị một máy vi tính nên công việc hàng ngày vẫn phải làm trên sổ sách giấy tờ mà chưa được làm hoàn chỉnh trên phần mềm kế toán. Do vậy mất thời gian trong công tác hạch toán kế toán mà hiệu quả công việc không cao. 2.2.Về các khoản trích theo lương: Theo quy định, các khoản trích theo lương trong đó có KPCĐ được trích 2%lương thực tế (lương trong giờ + Lương ngoài giờ) tính vào CPSX của doanh nghiệp. Nhưng ở công ty Giầy Hà Nội KPCĐ chỉ được DN trích 2%lương cơ bản (Lương trong giờ). Như vậy là không đúng với quy định. 2.3.Phương pháp kế toán chi phí nguyên vật liệu nhận gia công Với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty Giầy HN chủ yếu là sản xuất gia công hàng xuất khẩu. Hầu hết toàn bộ NVL chính và NVL phụ do khách hàng đem đến, công ty chỉ theo dõi về mặt số lượng, không theo dõi về mặt giá trị. Công ty chỉ hạch toán vào khoản mục NVL chính phần chi phí vận chuyển, bốc dỡ công ty chi ra. Chính cách hạch toán này đã làm cho toàn bộ phần NVL chính và NVL phụ do khách hàng đem đến chưa được hạch toán vào TK 002- Vật tư hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công.Như vậy việc không sử dụng TK 002 đã gây khó khăn cho việc quản lý NVL nhận gia công. 2.4. Về việc tính giá thành sản phẩm: Do công ty sản xuất theo đơn đặt hàng gia công mà không tập hợp chi phí theo đơn đặt hàng mà lại tính theo từng sản phẩm.Như vậy sẽ gây khó khăn trong việc hạch toán.Vì vậy ngay từ khi nhận các đơn hàng kế toán nên tập hợp và phân bổ các chi phí theo các hợp đồng. Kỳ tính giá thành của công ty được xác định theo quý cho nên việc đánh giá, theo dõi các khoản mục chi phí không kịp thời, thông tin chưa cập nhật gây khó khăn cho việc theo dõi và quản lý tính giá thành sản phẩm. II.Một số ý kiến đề xuất góp phần hoàn thiện công tác kế toán tại công ty Cổ phần giầy Hà Nội. 1. ý kiến thứ nhất: Việc áp dụng vi tính trong công tác kế toán Việc áp dụng tin học trong hạch toán kế toán là rất cần thiết. Vì vậy trong thời gian tới công ty nên lắp đặt và sử dụng hệ thống máy tính nối mạng với nhau. Mỗi kế toán sử dụng một máy riêng và quản lý một hay một số phần hành kế toán. Khi áp dụng tin học trong kế toán thì việc cập nhật, lưu trữ thông tin sẽ diễn ra thường xuyên, nhanh chóng, đáp ứng kịp thời thông tin cần thiết, phục vụ đắc lực trong công tác quản lý ở công ty. 2. ý kiến thứ 2: Về các khoản trích theo lương: Để đảm bảo lợi ích của người lao động đồng thời thực hiện đúng quy định hiện hành về công tác kế toán, công ty giầy HN nên trích KPCĐ theo quy định hiện hành.Đó là trích KPCĐ = 2% Lương thực tế. Ví dụ: lương thực tế công nhân 1 tháng là 200.000.000 đ, trong đó lương cơ bản là 150.000.000 đ thì KPCĐ phải được trích là: 200.000.000 x 2% = 4.000.000 đ (Thực tế công ty chỉ trích KPCĐ là:150.000.000 x 2% =3.000.000 đ) 3. ý kiến thứ 3: Về phương pháp kế toán chi phí nguyên vật liệu nhận gia công Theo quy định của chế độ kế toán hiện hành thì công ty nên mở TK 002-“Giá trị vật tư hàng hoá nhận gia công, giữ hộ” Tài khoản này phản ánh giá trị vật liệu nhận gia công, chế biến.Giá trị hàng nhận gia công chế biến được hạch toán theo giá thực tế của hiện vật, nếu chưa xác định được giá thực tế thì có thể dùng giá tạm tính để hạch toán. Kế toán NVL phải theo dõi từng loại vật tư, hàng hoá nhận gia công chế biến, từng nơi bảo quản cũng như hợp đồng nhận gia công. Việc hạch toán TK 002 được thực hiện như sau: Khi nhận hàng hoá do khách hàng giao, căn cứ vào giá trị vật liệu nhận gia công, kế toán ghi: Nợ TK 002: Giá trị vật tư hàng hoá nhận gia công chế biến. Khi sản phẩm hoàn thành giao cho khách hàng, dựa trên số đã sử dụng kế toán xác định giá trị NVL xuất dùng cho sản xuất sản phẩm, kế toán ghi: Có TK 002: Giá trị NVL tiêu hao tính vào sản phẩm gia công hoàn thành. Số NVL tiết kiệm được hàng tháng khi đó kế toán phản ánh vào khoản mục thu nhập khác(TK 711). Kế toán định khoản số NVL tiết kiệm được như sau: Nợ TK 152(Chi tiết): Giá trị NVL tiết kiệm. Có TK 711: Giá trị NVL tiết kiệm. 4. ý kiến thứ 4: Về việc tính giá thành sản phẩm Hiện nay công ty đang tính giá thành theo từng loại sản phẩm nhưng xết về đặc điểm tổ chức sản xuất: Công ty có nhiều phân xưởng, mỗi phân xưởng có những đặc điểm hoạt động khác nhau.Mặt khác, công ty sản xuất theo đơn đặt hàng (theo hợp đồng).Do đặc điểm sản xuất như vậy nên theo em công ty nên tập hợp chi phí theo từng đơn hàng. Theo phương pháp này các CPNVLTT, CPNCTT phát sinh trong kỳ liên quan đến đơn nào thì hạch toán trực tiếp cho dơn đó theo chứng từ gốc(hay bảng phân bổ chi phí).Đối với CPSXC sau khi tập hợp xong sẽ phân bổ cho từng đơn theo tiêu chuẩn phù hợp. Việc tính giá thành khi đơn hàng đã hoàn thành. Giá thành đơn vị chính là chi phí sản xuất đã tập hợp cho đơn đó. Ngoài ra, kỳ tính giá thành sản phẩm của công ty theo từng tháng thì sẽ tốt hơn vì như vậy thì việc quản lý, theo dõi các khoản mục chi phí sẽ cập nhật và dễ dàng hơn. Kết luận Với chức năng cung cấp thông tin và kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, kế toán là công cụ quản lý không thể thiếu của các doanh nghiệp sản xuất. Đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt thì nó càng trở nên quan trọng hơn. Với truyền thống gần 40 năm xây dựng và trưởng thành công ty Cổ phần Giầy Hà Nội vẫn đứng vững và tạo được những tiền đề thuận lợi cơ bản cho hoạt động kinh doanh trước cũng như sau này. Để có được điều này là do cố gắng của toàn bộ đội ngũ cán bộ, công nhân công ty. Làm sao để hạ giá thành sản xuất nhưng vẫn đảm bảo thu nhập cho cán bộ, công nhân là trăn trở, cố gắng rất lớn của ban lãnh đạo công ty, của những người làm công tác kế toán và đặc biệt của kế toán chi phí sản xuất và giá thành. Qua thời gian thực tập tại công ty, em đã tìm hiểu phần nào về tình hình thực tế cũng như công tác hạch toán kế toán của công ty.Với thời gian thực tập chưa nhiều và khả năng còn hạn chế nên luận văn của em chắc chắn còn nhièu thiếu sót. Em rất mong được sự chỉ bảo, góp ý của các thầy cô để đề tài của em được hoàn thiện hơn. Qua đây em xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ phòng kế toán đã giúp đỡ em thực tập tốt trong thời gian qua. Em cũng xin đươc cám ơn các thầy cô giáo trong khoa kế toán đặc biệt là thầy giáo -Tiến sỹ Phạm Thanh Bình đã hướng dẫn em thực hiện luận văn này. Mục lục Chương I: lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Trong các doanh nghiệp sản xuất I. Bản chất và nội dung kinh tế của chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. 1. Chi phí sản xuất 1.1. Khái niệm chi phí sản xuất 1.2. Phân loại chi phí sản xuất 2.Giá thành sản phẩm. 2.1.Khái niệm về giá thành sản phẩm: 2.2. Phân loại giá thành sản phẩm 3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm: II. Nội dung kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ. 1. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất 1.1 Khái niệm đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuât 1.2 Cơ sở để xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí 1.3.Phương pháp kế toán tập hợp chi phí trong các doanh nghiệp thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. 1.4. Kê toán tập hợp chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ. 2. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. 2.1 Đánh giá sản phẩm làm dở theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu chính. 2.2 Đánh giá sản phẩm làm dở theo sản lượng hoàn thành tương đương 2.3. Đánh giá sản phẩm làm dở theo chi phí sản xuất định mức. III. Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản xuất tại các doanh nghiệp sản xuất. 1. Đối tượng tính giá thành sản phẩm: 2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm: 2.1. Phương pháp tính giá thành giản đơn. 2.2.Phương pháp giá thành phân bước: 2.3 Phương pháp loại trừ chi phí sản xuất phụ: 2.4 Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng: 2.4 Phương pháp tính giá thành theo hệ số 2.5 Phương pháp tính giá thành theo phương pháp tỉ lệ 2.6 Phương pháp tính giá thành theo định: Chương II: Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần giầy hànội I. Đặc điểm tình hình chung của công ty Cổ Phần giầy hà nội. 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty: 2. Một số chỉ tiêu kinh tế công ty đạt được trong những năm gần đây. 3.Nhiệm vụ của công ty: 4.Bộ máy tổ chức sản xuất của công ty: 4.1. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty: 4.2.Tổ chức bộ máy kế toán của công ty: 4.3.Đặc điểm công tác kế toán của công ty: II.Thực trạng công tác kế toán và tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần giầy Hà Nội. 1. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty: 2. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất 2.1.Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 2.2.Kế toán chi phí nhân công trực tiếp. 2.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung: 2.4. Tập hợp chi phí toàn doanh nghiệp. 2.5. Đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ: 2.6. Tính giá thành thành phẩm. Chương 3: Đánh giá chung và 1 số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần giầy Hà Nội. I.Đánh giá chung về công tác kế toán tập hợp ch phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cp Giầy Hà Nội: 1. Những ưu điểm: 1.1. Về bộ máy kế toán của DN 1.2.Về hình thức tính lương: 1.3.Về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: 2.Những mặt còn tồn tại: 2.1.Về việc áp dụng vi tính trong công tác kế toán: 2.2.Về các khoản trích theo lương: 2.3.Phương pháp kế toán chi phí nguyên vật liệu nhận gia công 2.4. Về việc tính giá thành sản phẩm: II.Một số ý kiến đề xuất góp phần hoàn thiện công tác kế toán tại công ty Cổ phần giầy Hà Nội. 1. ý kiến thứ nhất: Việc áp dụng vi tính trong công tác kế toán 2. ý kiến thứ 2: Về các khoản trích theo lương: 3. ý kiến thứ 3: Về phương pháp kế toán chi phí nguyên vật liệu nhận gia công 4. ý kiến thứ 4: Về việc tính giá thành sản phẩm Công ty Cổ phần Giầy Hà Nội Phiếu xuất kho Ngày 3/4/2001 Ngày 3/4/2005 Số: … Nợ TK 621 Có TK 152, 153 STT Tên , nhãn hiệu , quy cách , phẩm chất vật t(SP, HH) Mã số Đơn vị tính Số lợng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất Yêu cầu Thực xuất 1 Vải Đông xuân màu xanh ĐX m 1 000 1 000 995 995 000 2 Vải Tosubuse màu xám TBE m 500 500 28 950 14 475 000 3 Vải lới số 17 màu đen VL m 1 200 1 200 8 900 10 680 000 4 Nhựa viền 0,17P m 163 163 9 530 1 553 390 5 Vải mút đệm m 1 350 1 567 971 1 521 557 6 Dao dẫy da 10 10 3 600 36 000 7 Kim điện cái 10 10 5 000 50 000 8 Lỡi ca sắt cái 10 10 4 000 40 000 9 Keo cái 10 10 3 200 32 000 10 ….. cái 11 Tổng cộng 32 241 947 Xuất, ngày tháng năm PT bộ phận sử dụng PT cung tiêu Người nhận Thủ kho Đơn vị: Công ty cổ phần giầy Hà Nội trích: Nhật ký chứng từ số 7 Tháng 4/2004 STT …….. 152 138 153 154 214 334 338 621 622 627 ….. Tổng cộng chi phí 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 1 154 32241947 304886231 169435915 2 … 4 621 32083947 158000 5 622 2745475773 30337654 6 627 10304970 8790724 27940017 56492948 14123237 7 641 8 642 8596880 11211382 23373018 3114682 9 10 CộngA 11 111 12 112 13 152 14 155 15 … 16 Cộng B 17 A+B Bảng tính và phân bổ khấu hao Tài sản cố định Tháng 4 năm 2004 stt Chỉ tiêu Tỷ lệ khấu hao (%) Nơi sử dụng TK627 TK641 TK642 TK241 TK142 TK335 Toàn doanh nghiệp Nguyên giá TSCĐ Số KH 1 I. Số khấu hao đã trích tháng trớc 5.396.376.883 39.151.339 27.940.017 11.211.382 … … … 2 II. Số khấu hao TSCĐ tăng trong tháng … … 3 III. Sốkhấu hao TSCĐ giảm trong tháng … … 4 IV. Số khấu hao phải trích trong tháng này 5.396.376.883 39.151.339 27.940.017 11.211.382 Ngày… tháng … năm… Kế toán trưởng Người lập bảng Kế toán trưởng Bảng phân bổ tiền lơng và bảo hiểm xã hội Tháng 4/2004 STT TK 334-Phải trả công nhân viên TK 338-Phải trả,phải nộp khác Tổng cộng Lơng 3341 Phụ cấp 3342 Cộng có 334 KPCĐ 3382 BHXH 3383 BHYT 3384 Cộng có 338 1 TK622 130 765 750 143 782 827 274 548 577 261 531 26 153 150 3 922 972 30 337 653 304 886 230 Túi HQ 26 153 150 28 756 565 54 909 715 52 306 5 230 630 784 594 6 067 531 60 977 246 Găng … Túi ý … ….. 2 TK 627 56 492 948 56 492 948 1 129 859 11 298 590 1 694 788 14 123 237 70 616 185 3 TK 642 15 290 000 3 500 000 18 790 000 305 800 30 580 000 45 870 000 76 755 800 95 545 800 Ngày 1 tháng 5 năm 2004 Ngời lập bảng Kế toán trưởng Bảng phân bổ nguyên liệu ,công cụ - dụng cụ Tháng 4 năm 2004 STT TK152 TK153 TK142 TK 242 1 TK 621:CPNVLTT 32 083 947 158 000 Hàng ý 8 580 500 100 000 Hàn Quốc 15 280 000 58 000 Thái 8 223 447 2 TK 627:CPSXC 10 304 970 8 790 724 538 750 2 000 000 PX cơ điện 7 304 870 7 560 000 450 000 1 800 000 PX khác 3 000 100 1 230 724 88 750 200 000 3 TK 642: CPQLDN Ngày ….. Tháng….. Năm Ngời lập bảng Kế toán trởng (Đã ký) (đã ký)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0344.doc
Tài liệu liên quan