- Ghi chép, theo dõi vốn góp liên doanh của công ty tại các đơn vị liên doanh về số vốn hiện có, tình hình tăng giảm và hiệu quả sử dụng vốn góp liên doanh khác.
- Làm thống kê tổng hợp, lập các báo cáo thống kê theo quy định, gửi báo cáo định kỳ cho các cơ quan nhà nước và các bộ phận có liên quan trong công ty. * Kế toán kho thành phẩm và tiêu thụ sản phẩm, vật tư, hàng hóa:
- Quản lý theo dõi hạch toán : Kho thành phẩm, hàng hóa và vật, nguyên liệu đã giao cho khách hàng, theo dõi việc thanh toán, tiêu thụ sản phẩm. Tính doanh thu, lãi lỗ tiêu thụ sản phẩm.
- Theo dõi các khoản phải thu của khách hàng về cung cấp vật tư, hàng hóa. Số tiền ứng trước, trả trước của khách hàng liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm hàng hóa.
61 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1102 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Sơn Chinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hức quản lý, chịu trách nhiệm cuối cùng về hoạt động của đơn vị.
SƠ ĐỒ 3: TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN
Trưởng phòng TCKT
Phó phòng
Kiêm KT thuế
Phó phòng
Kiêm KT tổng hợp
Kế
toán
Tiền
Lương và Bảo hiểm
Kế
toán
Tiền
mặt
tiền gửi
tiền
vay
Kế
toán
TSCĐ
và
tạm ứng
Kế toán tập hợp
CFSX và tính giá
thành
Kế
toán
thanh toán
công
nợ
Kế toán
tiêu thụ hàng
xuất khẩu và công nợ phải thu
Kế
toán
tiêu
thụ
nội
địa
Thủ
quỹ
Kế
toán
nguyên vật
liệu
Chức năng và nhiệm vụ.
Phòng kế toán - Tài chính có chức năng tham mưu Giám đốc về công tác kế toán tổ chức tại công ty nhằm sử dụng đồng tiền và đồng vốn đúng mục đích, đúng chế độ chính sách hợp lý và phục vụ cho sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
Bộ máy kế toán Công ty cổ phần Sơn Chinh cụ thể như sau :
- Trưởng phòng tài chính kế toán
- Phó phòng kế toán : 2 phó phòng ( phó phòng kiêm kế toán thuế và phó phòng kiêm kế toán tổng hợp )
- Thủ quỹ
- Kế toán nguyên vật liệu : 2 kế toán
- Kế toán tiền lương và bảo hiểm :1 kế toán
- Kế toán tiền mặt, tiền gửi, tiền vay : 1 kế toán
- Kế toán TSCĐ, tạm ứng : 1 kế toán
- Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành : 1 kế toán
- Kế toán thanh toán công nợ : 1 kế toán
* Kế toán tài sản cố định (TSCĐ):
- Có nhiệm vụ phản ánh số hiện có, tình hình tăng giảm về số lượng, chất lượng, tình hình sử dụng TSCĐ, giá trị còn lại của TSCĐ và tính khấu hao TSCĐ.
- Cân đối nguồn vốn cố định, nguồn vốn đầu tư XDCB (xây dựng cơ bản), nguồn vốn SCL, quỹ đầu tư phát triển.
* Kế toán tổng hợp :
- Làm kế toán tổng hợp, lập bảng cân đối kế toán, thuyết minh báo cáo tài chính và các báo cáo giải trình khác theo yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước .
- Ghi chép, theo dõi vốn góp liên doanh của công ty tại các đơn vị liên doanh về số vốn hiện có, tình hình tăng giảm và hiệu quả sử dụng vốn góp liên doanh khác.
- Làm thống kê tổng hợp, lập các báo cáo thống kê theo quy định, gửi báo cáo định kỳ cho các cơ quan nhà nước và các bộ phận có liên quan trong công ty. * Kế toán kho thành phẩm và tiêu thụ sản phẩm, vật tư, hàng hóa:
- Quản lý theo dõi hạch toán : Kho thành phẩm, hàng hóa và vật, nguyên liệu đã giao cho khách hàng, theo dõi việc thanh toán, tiêu thụ sản phẩm. Tính doanh thu, lãi lỗ tiêu thụ sản phẩm.
- Theo dõi các khoản phải thu của khách hàng về cung cấp vật tư, hàng hóa. Số tiền ứng trước, trả trước của khách hàng liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm hàng hóa.
- Tập hợp số liệu kê khai thuế GTGT đầu ra, lập hồ sơ xin hoàn thuế, lập các báo cáo và giải trình về thuế gửi cơ quan thuế .
- Tổng hợp tiêu thụ, xác định doanh thu, thu nhập, kết quả lãi lỗ toàn công ty, phân phối thu nhập và thanh toán với ngân sách.
- Lập báo cáo kết quả kinh doanh.
- Hướng dẫn kiểm tra các cửa hàng thực hiện tốt các quy định về quản lý của công ty, các chế độ ghi chép hóa đơn chứng từ và các biểu mẫu sổ sách kế toán.
* Kế toán nguyên vật liệu công cụ lao động :
- Quản lý theo dõi hạch toán các kho : Nguyên vật liệu, công cụ lao động. có nhiệm vụ phản ánh số lượng, chất lượng, giá trị vật tư, hàng hóa, công cụ lao độngcó trong kho, mua vào, bán ra, xuất sử dụng. Tính toán phân bổ chi phí nguyên vật liệu, công cụ lao động vào chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm. Tham gia kiểm kê, đánh giá lại nguyên vật liệu, công cụ lao động, phát hiện vật liệu thừa thiếu, ứ đọng, kém mất phẩm chất.
- Hướng dẫn và kiểm tra các kho thực hiện đúng chế độ ghi chép số liệu ban đầu, sử dụng chứng từ đúng với nội dung kinh tế.
- Tập hợp số liệu kê khai thuế GTGT đần vào theo mẫu biểu quy định.
* Kế toán tiền lương và bảo hiểm xã hội (BHXH):
- Hạch toán tiền lương, tiền thưởng, các khoản khấu trừ vào lương và các khoản thu nhập khác.
- Theo dõi phần trích nộp và chi trả BHXH, làm quyết toán và thanh toán chi BHXH theo quy định.
- Theo dõi phần trích nộp và chi trả kinh phí công đoàn, BHYT.
- Theo dõi, ghi chép, tính toán và quyết toán vốn lãi cho các khoản tiền gửi tiết kiệm để xây dựng công ty từ thu nhập của cán bộ công nhân viên chức.
* Kế toán Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:
- Tập hợp chi phí sản xuất, xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành để hướng dẫn các bộ phận có liên quan lập và luân chuyển chứng từ chi phí cho phù hợp với đối tượng hạch toán. Phân bổ chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm chính và phụ.
- Lập báo cáo chi tiết về các khoản chi phí thực tế, có so sánh với kỳ trước.
- Hướng dẫn các xí nghiệp thành viên, các công ty liên doanh lập các báo cáo thống kê theo quy định.
* Kế toán tiền mặt, tiền gửi, tiền vay, thanh toán quốc tế:
- Quản lý và hạch toán các khoản vốn bằng tiền, có nhiệm vụ phản ánh số hiện có, tình hình tăng giảm các loại quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các khoản vay ngắn hạn dài hạn. Có trách nhiệm kiểm tra tính hợp pháp của chứng từ thanh toán, bảo quản và lưu trữ chứng từ theo quy định.
- Làm công tác thanh toán quốc tế, kiểm và phối hợp với các bộ phận khác có liên quan lập và hoàn chỉnh các bộ chứng từ thanh toán, gửi ra ngân hàng kịp thời và đôn đốc việc thanh toán của ngân hàng.
*Kế toán theo dõi thanh toán và công nợ:
- Theo dõi sát sao tình hình công nợ phải thu về tiền bán sản phẩm, hàng hóa và các dịch vụ khác để nhanh chóng thu hồi vốn phục vụ sản xuất kinh doanh.
- Theo dõi tình hình thanh toán các khoản nợ phải trả cho người cung cấp vật tư hàng hóa cho công ty theo dõi các hợp đồng kinh tế đã ký kết, tình hình thanh toán, quyết toán các hợp đồng giao gia công cho các liên doanh và vệ tinh, kiểm tra việc tính toán trong việc lập dự toán, quyết toán và tình hình thanh toán quyết toán các hợp đồng về XDCB.
- Theo dõi đôn đốc việc thanh toán, quyết toán các hợp đồng gia công kịp thời để thúc đẩy nhanh việc thanh của người mua và người đặt hàng.
- Theo dõi việc thu chi tạm ứng để phục vụ sản xuất kinh doanh, đảm bảo tiền vốn quay vòng nhanh. Tập hợp số liệu kê khai thuế GTGT đầu vào theo mẫu biểu quy định.
- Quan tâm đúng mức đến các khoản nợ phải trả khách hàng.
- Mở sổ theo dõi chi tiết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng đối tượng để có số liệu cung cấp kìp thời khi cần thiết.
* Thủ quỹ :
- Làm thủ quỹ của công ty, có trách nhiệm bảo quản giữ gìn tiền mặt không để hư hỏng và mất mát xảy ra.
- Chịu trách nhiệm thu chi tiền sau khi đã kiểm tra và thấy rõ chứng từ đã có đủ điều kiện để thu chi. Vào sổ quỹ hàng ngày và thường xuyên đối chiếu số dư với kế toán quỹ.
- Lập bảng kiểm kê quỹ vào cuối tháng theo quy định.
- Cùng với kế toán tiền lương theo dõi các khoản gửi tiết kiệm của cán bộ công nhân viên chức trong toàn công ty. Lập chứng từ thanh toán theo chế độ cho người lao động.
- Giúp đỡ tạo điều kiện cho kế toán quỹ trong việc xắp xếp và bảo quản chứng từ quỹ.
- Quản lý và cấp phát nhãn giá phục vụ yêu cầu tiêu thụ sản phẩm trong nước.
1.3.2. Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán tại Công ty cổ phần Sơn Chinh.
- Công ty áp dụng theo chế độ kế toán: QĐ48
- Niên độ kế toán (bắt đầu từ ngày 01/01/N đến ngày 31/12/N):
- Đơn vị sử dụng tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: VNĐ.
- Nguyên tắc kế toán và phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác: theo tỷ giá hạch toán của ngân hàng ngoại thương.
- Hình thức sổ áp dụng: Nhật ký chứng từ.
- Phương pháp kế toán tài sản cố định: Theo QĐ206- BTC.
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho là theo giá thực tế: Phương pháp hạch toán hàng tồn kho là phương pháp kê khai thường xuyên.
*Hệ thống chứng từ và tài khoản áp dụng tại Công ty.
Hệ thống chứng từ mà doanh nghiệp áp dụng hiện nay đúng như trong chế độ kế toán hiện hành như sau:
- Theo nội dung kinh tế
- Theo tính pháp lý về sử dụng chứng từ
- Tiêu chuẩn đã được đánh giá chứng từ hợp pháp, hợp lệ.
- Các yếu tố bắt buộc của các chứng từ kế toán.
- Lập, luân chuyển kiểm tra lưu trữ chứng từ kế toán.
- Các chứng từ được sử dụng trong Công ty: Bảng thanh toán tiền lương, bảng thanh toán làm thêm ngoài giờ, bảng thanh toán tiền thưởng, bảng thanh toán trợ cấp bảo hiểm xã hội
Doanh nghiệp áp dụng hệ thống tài khoản theo như chế độ hiện hành và từ hệ thống gốc này doanh nghiệp mở những tài khoản chi tiết thích hợp với yêu cầu quản lý.
* Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán.
- Sổ nhật ký chứng từ: là sổ kế toán tổng hợp, dùng để phản ánh tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh bên Có của các tài khoản có quan hệ đối ứng. Nợ với các tài khoản khác có liên quan. Số liệu ghi chép vào các sổ NKCT được lấy từ các chứng từ gốc, sổ chi tiết, các bản kê, các bản phân bổ. NKCT được ghi hàng ngày hoặc hàng tháng tuỳ theo từng sổ.
- Bảng kê: Số liệu được lấy từ các chứng từ gốc, có thể mở theo vế Nợ hoặc vế Có tài khoản, kết hợp phản ánh cả số dư đầu tháng, số phát sinh Nợ, số phát sinh Có trong tháng, số dư cuối tháng. Bảng kê được sử dụng khi các chỉ tiêu hạch toán chi tiết của một số tài khoản không thể phản ánh trực tiếp trên sổ NKCT được.
- Sổ cái: Là sổ kế toán tổng hợp mở cho cả năm, mỗi từ dùng cho một tài khoản trong đó phản ánh số phát sinh Nợ, Có và số dư cuối tháng. Số liệu trên sổ cái được lấy từ các sổ NKCT liên quan, việc ghi sổ được thực hiện một lần vào ngày cuối tháng sau khi đã khoá sổ và kiểm tra, đối chiếu số liệu trên các NKCT.
- Sổ kế toán chi tiết: Được dùng để ghi chép các hoạt động kinh tế, tài chính một cách chi tiết, cụ thể. Sổ kế toán chi tiết được ghi hàng ngày căn cứ vào số liệu của các chứng từ gốc.
- Bảng phân bổ: Dùng để tập hợp các khoản chi phí phát sinh nhiều lần hoặc những chi phí cần phân bổ.
- Đối với các loại hình chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh nhiều lần hoặc phải phân bổ thì trước hết được tập hợp vào các bảng phân bổ sau đó mới lấy số liệu, kết quả ở các bảng phân bổ ghi vào các bản kê và NKCT có liên quan.
- Cuối tháng khóa sổ, cộng số liệu trên các NKCT, kiểm tra đối chiếu trên các NKCT với các sổ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết liên quan, lấy số liệu tổng hợp của các NKCT ghi trực tiếp vào sổ cái.
- Các chứng từ ghi trực tiếp vào sổ, thẻ kế toán chi tiết thì cuối tháng cộng các sổ đó để lập bảng tổng hợp chi tiết làm cơ sở đối chiếu với sổ cái. Số liệu tổng cộng tại sổ cái và một số chỉ tiêu trong NKCT, bản kê, bản tổng hợp chi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính.
Sơ đồ 4: Trình từ ghi sổ:
Chứng từ gốc
Sổ nhật ký
chứng từ
Sổ cái
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Bảng kê
Sổ, thẻ kế toán
chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
Ghi hàng ngày
Ghi cuối kỳ
Đối chiếu số liệu
*Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán.
- Báo cáo tài chính của doanh nghiệp gồm có: Bảng CĐKT, Bảng KQHĐKD; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Thuyết minh BCTC. Báo cáo tài chính được lập vào cuối mỗi quỹ và cuối năm để phản ánh quý đó và năm đó theo đúng quy định. Nơi nhận báo cáo tài chính: Thuế, thống kê, cơ quan đăng ký kinh doanh. Tại công ty báo cáo tài chính nội bộ được tuân thủ theo các quy định về nội dung, trách nhiệm người lập báo cáo, người cung cấp, kiểm tra và sử dụng báo cáo.
- Báo cáo quản trị: Đây là hệ thống báo cáo được lập trên cơ sở số liệu thông tin của kế toán quản trị cung cấp. Các báo cáo được lập theo yêu cầu nội bộ quản trị doanh nghiệp với các mẫu biểu, chỉ tiêu, phương pháp tính toán, thời hạn lập tuỳ thuộc yêu cầu quản trị doanh nghiệp.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẬP HỢP
CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN CHINH
2.1. Đặc điểm yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty :
Chi phí sản xuất (CPSX) ở Công ty cổ phần Sơn Chinh được biểu hiện bằng tiền nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, KHTSCĐ, tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất và nhân viên phân xưởng trong Công ty và các chi phí khác mà công ty phải bỏ ra trong bất kỳ hạch toán để phục vụ cho hoạt động sản xuất
Hiện nay Công ty chia CPSX ra làm 3 khoản mục, gồm : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp(CPVLTT), Chi phí nhân công trực tiếp (CPNCTT), chi phí sản xuất chung (CPSXC). Xuất phát từ đặc điểm quy trình sản xuất của công ty , kế toán xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty là từng đơn đặt hàng. Ở đây tôi xin chọn phạm vi nghiên cứu là đơn đặt hàng số 216 sản xuất 5.500 áo jacket 3 lớp với giá ký hợp đồng là 100.000 Đ/ áo vì đơn đặt hàng đã hoàn thành vào tháng 8/2007 và không có sản phẩm dở dang cuối kỳ.
2.2 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất:
Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho nên việc hạch toán CPSX cũng theo phương pháp này. Kế toán sử dụng các tài khoản sau để tập hợp chi phí :
TK 621 : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
TK 622 : Chi phí nhân công trực tiếp
TK 627 : Chi phí sản xuất chung
TK 154 : Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
2.2.1 Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
CPNVLTT bao gồm giá trị nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ được dùng trực tiếp cho việc sản xuất sản phẩm .
Nguyên vật liệu chính của công ty bao gồm các loại vải, bông lót,
Nguyên vật liệu phụ : Cúc, nhãn mác, khoá chỉ, các loại .
Công tác tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ở công ty được tiến hành như sau:
Căn cứ vào nhu cầu sản xuất của từng đơn hàng, phòng kế hoạch tiến hành quá trình thu mua nguyên vật liệu.
Căn cứ vào hoá đơn của người bán, kế toán lập phiếu nhập kho và tại
kho tiến hành kiểm nhận nguyên vật liệu về số lượng và chất lượng.
Khi cần nguyên vật liệu để sản xuất thì kế toán sẽ tiến hành lập phiếu kho. Đơn giá các nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất được tính theo phương pháp giá thực tế đích danh. Nguyên vật liệu xuất dùng phải căn cứ vào định mức tiêu hao nguyên vật liệu và kế hoạch sản xuất của từng đơn đặt hàng.
Dựa vào đơn đặt hàng này ta có định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho 1 áo jacket 3 lớp như sau:
Chi phí nguyên vật liệu chính :
+ Vải Microphai : 2,8m/áo x 13.000 đ/m = 36.400đ
+ Vải lót : 2,27m/áo x 8.000 đ/m = 18.160đ
+ Bông lót : 2,5 m/áo x 7500 đ/m = 18.750đ
Chi phí vật liệu phụ :
+ Khoá dài : 1 chiếc x 2000 đ/c = 2.000đ
+ Khoá ngắn : 2 chiếc x 1.000 đ/c = 2.000đ
+ Cúc dập : 10 bộ x 200 đ/b = 2.000đ
+ Mác áo 600đ
+ Chỉ : 500đ
Tổng cộng : 80.410 đ
Dựa vào phiếu xuất kho số 70,71,72(Biểu số 2,3,4) kế toán lập bảng kê chứng từ phát sinh bên có TK 152(Biểu số 5). Từ bảng kê chứng từ phát sinh bên có TK 152 kế toán lập Chứng từ ghi sổ số 128 (Biểu số 6) . Toàn bộ giá trị vật liệu xuất dùng được phản ánh theo bút toán:
Nợ TK 621 - ĐĐH 216 : 439.780.000
Nợ TK 627 - ĐĐH 216 : 415.000
Có TK 152 : 440.195.000
BIỂU SỐ 2:
Công ty Cổ phần Sơn Chinh
Mẫu số 01 - VT
Theo QĐ số 15 - TC/TĐKT
Ngày 20/03/06 của BTC
PHIẾU XUẤT KHO Số70
Tên người nhận: Lê Đức Thắng - Tổ cắt
Lý do xuất : Nhận vật tư cắt áo Jac ket 3 lớp của đơn đặt hàng số 216
Tại kho : Công ty Sơn Chinh
S
T
T
Tên, nhãn hiệu, quy cách phẩm chất vật tư
(SPHH)
Mã
Số
Đơn
vị
tính
Số
Lượng
Đơn giá
Thành tiền
Yêu cầu
Thực xuất
1
Vải mi crophai
m
15.400
13.000
200.200.000
2
Vải lót
m
12.485
8.000
99.880.000
3
Bông lót
m
13.750
7.500
103.125.000
4
Phấn mầu
hộp
5
15.000
75.000
5
Giấy giác mẫu
kg
34
10.000
340.000
Cộng
403.620.000
Thành tiền(bằng chữ): Bốn trăm linh ba triệu, sáu trăm hai mươi ngàn đồng.
Xuất ngày 01 tháng 08 năm 2007
Thủ trưởng đơn vị
(ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(ký, họ tên)
Phụ trách cung tiêu
(ký, họ tên)
Người lập
(ký, họ tên)
Thủ kho
(ký, họ tên)
BIỂU SỐ 3:
Công ty Cổ phần Sơn Chinh
Mẫu số 01 - VT
Theo QĐ số 15 - TC/TĐKT
Ngày 20/03/06 của BTC
PHIẾU XUẤT KHO Số 71
Tên người nhận : Đỗ Thị Nguyệt ( Tổ May 1 )
Lý do xuất : Sản xuất áo Jac ket 3 lớp của đơn đặt hàng số 216.
Tại kho : Công ty Sơn Chinh
STT
Tên, nhãn hiệu, quy cách phẩm chất vật tư (SPHH)
Mã
Số
Đơn
vị
tính
Số Lượng
Đơn giá
Thành tiền
Yêu
cầu
Thực
Xuất
1
Bán thành phẩm
Chiếc
3.000
2
Khóa dài
Chiếc
3.000
2.000
6.000.000
3
Kháo ngắn
Chiếc
6.000
1.000
6.000.000
4
Cúc dập
Bộ
30.000
200
6.000.000
5
Mác áo
Chiếc
3.000
600
1.800.000
6
Chỉ may 5000m
Cuộn
35
5.000
1.75.000
Cộng
19.975.000
Cộng thành tiền (bằng chữ): Mười chín triệu, chín trăm bảy lăm ngàn đồng.
Xuất ngày 03 tháng 08 năm 2007
Thủ trưởng đơn vị
(ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(ký, họ tên)
Phụ trách cung tiêu
(ký, họ tên)
Người lập
(ký, họ tên)
Thủ kho
(ký, họ tên)
BIỂU SỐ 4:
PHIẾU XUẤT KHO Số 72
Công ty Cổ phần Sơn Chinh
Mẫu số 01 - VT
Theo QĐ số 15 - TC/TĐKT
Ngày 20/03/06 của BTC
Tên người nhận : Nguyễn Thị Luyến ( Tổ May 2 )
Lý do xuất : Sản xuất áo Jac ket 3 lớp của đơn đặt hàng số 216.
Tại kho : Công ty Sơn Chinh
STT
Tên, nhãn hiệu, quy cách phẩm chất vật tư (SPHH)
Mã
Số
Đơn
vị
tính
Số
Lượng
Đơn giá
Thành tiền
Yêu
cầu
Thực
Xuất
1
Bán thành phẩm
Chiếc
2.500
2
Khóa dài
Chiếc
2.500
2.000
5.000.000
3
Kháo ngắn
Chiếc
5.000
1.000
5.000.000
4
Cúc dập
Bộ
25.000
200
5.000.000
5
Mác áo
Chiếc
2.500
600
1.500.000
6
Chỉ may 5000m
Cuộn
32
5.000
160.000
Cộng
16.660.000
Cộng thành tiền (bằng chữ): Mười sáu triệu, sáu trăm sáu mươi ngàn đồng.
Xuất ngày 03 tháng 08 năm 2007
Thủ trưởng đơn vị
(ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(ký, họ tên)
Phụ trách cung tiêu
(ký, họ tên)
Người lập
(ký, họ tên)
Thủ kho
(ký, họ tên)
BIỂU SỐ 5:
Công ty Cổ Phần Sơn Chinh
BẢNG KÊ CHỨNG TỪ PHÁT SINH BÊN CÓ TK152
Số hiệu chứng từ
Nội dung
Tổng
Số tiền
Các tài khoản ghi
bên nợ
Số
Ngày tháng
621
627
70
01/07
Xuất vật tư sản xuất áo jacket 3 lớp
403.620.000
403.205.000
415.000
71
03/07
Xuất vật tư sản xuất áo jacket 3 lớp
19.975.000
19.975.000
72
03/07
Xuất vật tư sản xuất áo jacket
16.600.000
16.600.000
Cộng
440.195.000
439.780.000
415.000
BIỂU SỐ 6:
Công ty Cổ Phần Sơn Chinh
CHỨNG TỪ GHI SỔ Số 128
Ngày 31 tháng 08 năm 2007
Chứng từ
Diễn giải
Tài khoản
Số tiền
Số
NT
Nợ
Có
Nợ
Có
70
01/07
Xuất vật tư SX áo jacket 3 lớp của đơn đặt hàng số 216
621
152
439.780.000
439.780.000
71
03/07
627
152
415.000
415.000
72
03/07
Cộng
440.195.000
440.195.000
Kèm theo 03 chứng từ gốc.
NGƯỜI LẬP KẾ TOÁN TRƯỞNG
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Đồng thời kết chuyển chi phí NVL trực tiếp sang chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, vào chứng từ ghi sổ số 129 ( Biểu số 7 ). Các chứng từ ghi sổ được tập hợp theo đơn đặt hàng.
Nợ TK 154: 439.780.000
Có TK 621- ĐĐH 216 : 439.780.000
BIỂU SỐ 7
Công ty Cổ Phần Sơn Chinh
CHỨNG TỪ GHI SỔ Số 129
Ngày 31 tháng 08 năm 2007
Chứng từ
Diễn giải
Tài khoản
Số tiền
Số
NT
Nợ
Có
Nợ
Có
Kết chuyển CPNVLTT sang
154
439.780.000
CPSXK DDD
621
439.780.000
Cộng
439.780.000
439.780.000
Kèm theo 01 chứng từ gốc.
NGƯỜI LẬP KẾ TOÁN TRƯỞNG
(Ký, họ tên ) ( Ký, họ tên )
Căn cứ vào chứng từ ghi sổ số 128 và 129, để vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.
SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ
Chứng từ ghi sổ
Số tiền
Số hiệu
Ngày tháng
128
31/8
440.195.000
129
31/8
439.780.000
Cộng
879.975.000
Từ chứng từ ghi sổ số 128, 129 kế toán vào sổ cái TK 621. Sổ cái của công ty không theo mẫu quy định, mà được thiết kế là các tờ rơi. đến cuối niên độ, kế toán tiến hành đóng thành quyển theo thứ tự từ TK 111 đến TK 911.
SỔ CÁI TK 621
TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Năm 2007
CT
Trích yếu
TK đối ứng
Số tiền
Số
NT
Nợ
Có
128
31/8
Xuất vật tư sx áo jacket 3lớp ĐĐH 216
152
439.780.000
129
31/8
Kết chuyển CPNVLTT sang CPSXKDDD
154
439.780.000
Cộng:
439.780.000
439.780.000
Người ghi sổ
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Ngày 31 tháng 08 năm
Giám đốc
(Ký, họ tên)
2.2.2. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp:
Hiện nay Công ty đang áp dụng hình thức trả lương cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm là hình thức trả lương sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả và ý thức làm việc của công nhân sản xuất.
x
=
Tiền lương Khối lượng công việc Đơn giá tiền lương theo
phải trả sản phẩm hoàn thành sản phẩm, công việc
Đơn giá tiền lương được phòng kỹ thuật quy định cho từng loại sản phẩm, trong đó đưa ra đơn giá tiền lương cho từng khâu, từng công việc.
* Đối với lương của tổ trưởng được tính như sau:
Lương sản phẩm = Đơn giá lương tổ trưởng x Sản phẩm hoàn thành
- Cuối tháng, căn cứ vào số lượng sản phẩm hoàn thành, bảng báo cáo kết quả lao động và đơn giá lương từng khâu, từng công đoạn, kế toán tiến hành lập bảng thanh toán lương cho từng tổ sản xuất.
Từ bảng kết quả lao động của tổ 1 và tổ 2 tính ra lương phải trả cho từng công nhân .Từ đây kế toán lập bảng thanh toán lương tính ra các khoản giảm trừ (tạm ứng, BHXH, BHYT, KPCĐ) của từng công nhân tổ 1 (Biểu số 8) và tổ 2 (Biểu số 9)
BIỂU SỐ 8
Công ty cổ phần Sơn Chinh BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG
Bộ phận : Tổ 1 Tháng 8 năm 2007
STT
Họ và tên
Lương cơ bản x hệ số
Lương sản phẩm
Tổng tiền
Khoản giảm trừ
Tổng tiền phải trừ
Kỳ II lĩnh
Công
Số tiền
Tạm ứng
6%BH
1%CĐ
ăn ca
Số tiền
Ký
1
Đào Thị Hương
632.200
26
850.200
850.200
0
37.932
6.322
78.000
122.254
727.946
2
Ng. Thuỳ Dương
616.200
26
707.500
707.500
0
36.972
6.162
78.000
121.134
586.366
3
Bùi Thế Giang
406.000
26
712.100
712.100
0
24.360
4.060
78.000
106.420
605.680
4
Đoàn Bích Hà
777.200
26
877.175
877.175
0
46.632
7.772
78.000
132.404
744.771
5
Đỗ Văn Thành
814.900
26
949.310
949.310
0
48.894
8.149
78.000
135.043
814.267
Tổng
23.430.263
31.257.600
31.257.600
BIỂU SỐ 9
Công ty cổ phần Sơn Chinh BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG
Bộ phận : Tổ 2 Tháng 8 năm 2007
STT
Họ và tên
Lương cơ bản x hệ số
Lương sản phẩm
Tổng tiền
Khoản giảm trừ
Tổng tiền phải trừ
Kỳ II lĩnh
Công
Số tiền
Tạm ứng
6%BH
1%CĐ
ăn ca
Số tiền
Ký
1
Nguyễn Thị Luyến
777.200
26
836.550
850.200
0
46.632
7.772
78.000
132.404
717.796
2
Cao Thị Nguyệt
714.900
26
829.480
707.500
0
42.894
7.149
78.000
128.043
579.457
3
Trần Thị Hồng
632.200
26
837.250
712.100
0
37.932
6.322
78.000
122.254
589.486
4
Hoàng Hồng Hạnh
416.200
26
861.400
877.175
0
24.972
4.162
78.000
107.134
770.041
5
Đỗ Thị Duyên
814.900
26
855.695
949.310
0
48.894
8.149
78.000
135.043
814.267
Tổng
16.445.105
27.931.270
27.931.270
Từ bảng thanh toán lương của tổ 1 và tổ 2, kế toán lập bảng kê chứng từ phát sinh bên nợ TK 622.
Công ty cổ phần Sơn Chinh BẢNG KÊ CHỨNG TỪ PHÁT SINH BÊN NỢ TK 622
Số hiệu chứng từ
Nội dung
Tổng số tiền
Các tài khoản ghi bên có
Số
Ngày tháng
334
.
Bảng TT lương
Lương phải trả cho tổ may 1
29.699.900
29.699.900
Bảng TT lương
Lương phải trả cho tổ may 2
26.490.720
26.490.720
Cộng
56.190.620
56.190.620
Công ty không sử dụng bảng phân bổ lương mà tập hợp trực tiếp cho chi phí nhân viên phân xưởng ( ở đây chính là tiền lương của tổ trưởng và tổ phó của tổ may 1 và tổ may 2) :
Nợ TK 627 ( 627.1 - ĐĐH 216) : 3.223.730
Có TK : 3.223.730
- 334 (tổ 1) : 1.557.700
- 334 (tổ 2) : 1.440.550
Các khoản trích theo lương như : BHXH, BHYT, KPCĐ được trích theotỷ lệ quy định 19% lương cơ bản và được tính vào chi phí nhân công trực tiếp nhưng kế toán đã không tập hợp khoản chi phí này vào TK 622 mà tập hợp vào TK 627 – Chi phí sản xuất chung.
Nợ TK 627 ( 627.1) : 39.875.368 x 19% = 7.576.320
Có TK 338 : 7.576.320
Các khoản trích của nhân viên phân xưởng:
Nợ TK 627 (627.1) : 2.740.500 x 19% = 520.695
Có TK 338 : 520.695
Cũng từ bảng thanh toán lương của tổ may 1 và tổ may 2 và từ bảng kê chứng từ phát sinh bên Nợ TK 622, kế toán lập chứng từ ghi sổ số 131 ( Biểu số 10). Đồng thời kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp, lập chứng từ ghi sổ số 132 ( Biểu số 11 )
Nợ TK 154 : 56.190.620
Có TK 622 : 56.190.620
BIỂU SỐ 10
Công ty Cổ Phần Sơn Chinh CHỨNG TỪ GHI SỔ Số 131
Ngày 31 tháng 08 năm 2007
Chứng từ
Diễn giải
Tài khoản
Số tiền
Số
NT
Nợ
Có
Nợ
Có
Tiền lương công nhân sản xuất
622
334
56.190.620
56.190.620
Tiền lương công nhân quản lý PX
627
334
3.223.730
3.223.730
Các khoản trích theo lương
627
338
8.097.015
8.097.015
Cộng
67.511.365
67.511.365
Kèm theo 02 chứng từ gốc (bảng thanh toán lương).
NGƯỜI LẬP
KẾ TOÁN TRƯỞNG
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
BIỂU SỐ 11
Công ty Cổ Phần Sơn Chinh CHỨNG TỪ GHI SỔ Số 132
Ngày 31 tháng 08 năm 2007
Chứng từ
Diễn giải
Tài khoản
Số tiền
Số
NT
Nợ
Có
Nợ
Có
Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp
154
56.190.620
622
56.190.620
Cộng
56.190.620
56.190.620
Kèm theo 01 chứng từ gốc
NGƯỜI LẬP
KẾ TOÁN TRƯỞNG
(Ký,họ tên)
(Ký,họ tên)
Căn cứ vào chứng từ ghi sổ số 131 và 132, để vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ
Chứng từ ghi sổ
Số tiền
Số hiệu
Ngày tháng
131
31/08
67.511.365
132
31/08
56.190.620
Cộng
123.701.985
Từ chứng từ ghi sổ số 128, 129 kế toán vào sổ cái TK622
SỔ CÁI TK 622
TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp
Năm 2007
CT
Trích yếu
TK đối ứng
Số tiền
Số
NT
Nợ
Có
131
31/08
Tiền lương phải trả công nhân sản xuất
334
56.190.620
132
31/08
Kết chuyển CPNNCTT sang CPSXKDDD
154
56.190.620
.
Người ghi sổ
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Ngày 31 tháng 08 năm
Giám đốc
(Ký, họ tên)
2.2.3. Kế toán chi phí sản xuất chung
TK 627.1: Chi phí nhân viên phân xưởng
TK 627.2: Chi phí vật liệu sản xuất
Tk 627.3: Chi phí quản lý dụng cụ sản xuất
TK 627.4: Chi phí khấu hao TSCĐ
TK 627.7: Chi phí dịch vụ mua ngoài
TK 627.8: Chi phí khác bằng tiền
a) Kế toán chi phí nhân viên phân xưởng:
Chi phí nhân viên phân xưởng gồm các khoản chi phí sau: Tiền lương của nhân viên quản lý các tổ sản xuất ( tổ trưởng, tổ phó ) và các khoản phải trả khác như KPCĐ, BHYT, BHXH được trích theo tỷ lệ quy định là 19% lương cơ bản.
Dựa vào bảng thanh toán lương của tổ 1 và tổ 2 ta có số tiền lương phải trả cho nhân viên phân xưởng, được tập hợp theo bút toán sau ( đã được phản ánh ở CTGS số 131 ).
Nợ TK 627 ( 627.1 - ĐĐH 216) : 3.223.730
Có TK 334 : 3.223.730
Các khoản trích theo lương tính vào chi phí nhân viên phân xưởng:
Nợ TK 627 ( 627 .1 - ĐĐH216 ) : 520.695
Có TK 338 : 520.695
Nợ TK 627 ( 627.1 - ĐĐH 216 ) : 7.576.320
Có TK 338 : 7.576.320
b) Kế toán chi phí vật liệu sản xuất:
Là toàn bộ vật liệu xuất dùng cho các tổ sản xuất nhưng không tham gia trực tiếp vào việc sản xuất sản phẩm.
Chi phí vật liệu sản xuất ở phân xưởng được tập hợp theo bút toán sau:
Nợ TK 627 ( 627.1 - ĐĐH216 ) : 415.000
Có TK 152 : 415.000
(đã được phản ánh ở chứng từ ghi sổ số 128 )
Do đặc điểm hạch toán của Công ty mà các chi phí sau cũng được tập hợp vào TK 627.2 – chi phí vật liệu sản xuất: chi phí sửa chữa TSCĐ ở các tổ sản xuất như sửa chữa các máy móc, vật kiến trúc, nhà kho
Ngoài ra trong kỳ chi phí vật liệu sản xuất còn phát sinh:
- Phiếu chi 179 ngày 01/08 chi trả tiền vận chuyển vật tư về: 1.750.000
- Phiếu chi 189 ngày 15/08 chi mua vật sửa chữa trị giá: 1.495.000
- Phiếu chi 197 ngày 31/08 chi trả tiền vận chuyển thành phẩm : 1.250.000
c) Kế toán chi phí quản lý dụng cụ sản xuất:
Chi phí dụng cụ sản xuất ở các tổ sản xuất bao gồm các chi phí về dụng cụ như: dao cắt, dây mài, kim máy, kim khâu, dây cô roa xuất dùng cho các tổ sản xuất.
Căn cứ vào phiếu xuất dùng CCDC, kế toán tập hợp chi phí đó vào TK 627.3. Chi phí dụng cụ sản xuất ở công ty không phân bổ cho đối tượng chịu chi phí đó.
Phiếu xuất kho số 181 ngày 15/08 xuất dao + dây mài cho phân xưởng trị giá : 350.000
Phiếu chi 189 ngày 15/08 chi trả tiền mua phụ tùng máy: 951.000.
Kế toán tập hợp toàn bộ chi phí dụng cụ sản xuất theo bút toán:
Nợ TK 627 (627.3 - ĐĐH216) : 1.301.000
Có TK 153 : 350.000
Có TK 111 : 951.000
d) Kế toán chi phí khấu hao TSCĐ:
Tài sản cố định của Công ty bao gồm: các máy công cụ, máy cắt, nhà xưởng, kho kế toán căn cứ vào tỷ lệ khấu hao đã được quy định và nguyên giá TSCĐ để tính ra mức khấu hao hàng năm.
Từ bảng phân bổ khấu hao cho đơn hàng số 216 (Biểu số 12 ), ta có bút toán:
Nợ TK 627 ( 627.4 - ĐĐH216 ) : 5.940.475
Có TK 214 : 5.940.475
BIỂU SỐ 12
BẢNG PHÂN BỐ KHẤU HAO TSCĐ
Đơn đặt hàng số 216 - Tháng 08 năm 2007
STT
Tên tài sản
Số lượng
Thời gian SD
Nguyên giá
Số khấu hao
Máy móc thiết bị
1
Máy dập cúc
1
10
19.361.200
161.343
2
Máy cắt phẳng Tây Đức
1
10
22.735.318
189.461
3
Máy cắt bằng Tây Đức
1
10
38.938.371
324.486
4
Máy may 1 kim
38
10
284.549.662
2.371.247
5
Máy may 2 kim
2
10
16.500.000
137.500
6
Máy vắt sổ
5
10
108.605.480
905.046
7
Máy ép mex
1
10
27.425.000
228.542
Nhà xưởng
1
Nhà xưởng
1
10
292.113.000
1.622.850
Tổng
5.940.475
e) Kế toán chi phí dịch vụ mua ngoài:
Dịch vụ mua ngoài của Công ty bao gồm chi phí về điện, điện thoại, nước.. phục vụ cho sản xuất.
Việc theo dõi chi phí dịch vụ mua ngoài dựa trên các hoá đơn thanh toán, sổ chi tiết các TK 111, 112.
Căn cứ theo phiếu báo Nợ số 312 ngày 31/08 trả tiền điện + nước + điện thoại : 6.500.000, chi phí dịch vụ mua ngoài trong kỳ được tập hợp theo bút toán:
Nợ TK 627 (627.7 - ĐĐH216 ) : 6.500.000
Có TK 112 : 6.500.000
f) Kế toán chi khác bằng tiền:
Chi phí khác bằng tiền gồm: chi phí hội nghị, chi phí tiếp kháchvà được tập hợp dựa vào số liệu thực tế phát sinh của các chứng từ: Phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng.
Căn cứ vào phiếu chi số 194 ngày 25/08 cho việc tiếp khách: 1.200.000.
Nợ TK 627 (627.8 ) : 1.200.000
Có TK 111 : 1.200.000
Từ các chứng từ phát sinh trong kỳ có liên quan đến TK 627, kế toán tập hợp vào bảng kê chứng từ phát sinh bên nợ TK 627:
Công ty Cổ Phần Sơn Chinh BẢNG KÊ CHỨNG TỪ PHÁT SINH BÊN NỢ TK 627
Số hiệu
Nội dung
Tổng số tiền
Các tài khoản ghi bên có
Số
NT
111
112
153
214
179
01/08
Trả tiền vận chuyển vật tư về
750.000
750.000
181
05/08
Xuất dao cắt và dây mài
350.000
350.000
189
15/08
Mua phụ tùng máy
951.000
951.000
192
22/08
Mua vật tư sửa chữa
1.495.000
1.495.000
194
25/08
Chi phí tiếp khách
1.200.000
1.200.000
312
31/08
Tiền điện, nước, điện thoại
6.500.000
6.500.000
BPBKH
Khấu hao TSCĐ
5.940.475
5.940.475
197
31/08
Trả tiền vận chuyển thành phẩm
1.250.000
1.250.000
Tổng
18.456.475
5.646.000
6.500.000
350.000
5.940.475
Từ bảng kê chứng từ phát sinh bên Nợ TK 627, kế toán lập chứng từ ghi sổ số 170 để tập hợp chi phí sản xuất chung.
BIỂU SỐ 13
Công ty Cổ Phần Sơn Chinh CHỨNG TỪ GHI SỔ Số 170
Ngày 31 tháng 08 năm 2007
Chứng từ
Diễn giải
Tài khoản
Số tiền
Số
NT
Nợ
Có
Nợ
Có
Kết chuyển chi phí sản xuất chung
627
18.436.475
111
5.646.000
112
6.500.000
214
5.940.475
153
350.000
Cộng
18.436.475
18.436.475
Kèm theo 08 chứng từ gốc
NGƯỜI LẬP
KẾ TOÁN TRƯỞNG
(Ký,họ tên)
(Ký,họ tên)
Dựa vào các chứng từ ghi sổ số 164, 167, 170, các chứng từ gốc có liên quan và bảng kê chứng từ phát sinh bên Nợ TK 627, kế toán tiến hành vào sổ chi tiết cho TK 627.
SỔ CHI TIẾT TK 627
TT
Ctừ ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Tổng số tiền
Ghi nợ TK 627
Số
NT
TK 627.1
TK 627.2
TK 627.3
TK 627.4
TK 627.7
TK 627.8
164
70
1/08
Xuất VL cho PX
152
415.000
415.000
167
BTT lương
Tiền lương của NVPX
334
3.223.730
3.223.730
BTT lương
BTTL, các khoản trích,
338
8.097.015
8.097.015
170
179
1/08
Trả tiền vận chuyển vật tư
111
750.000
750.000
181
5/08
Xuất dao + dây mài
153
350.000
350.000
189
15/08
Mua phụ tùng máy
111
951.000
951.000
192
22/08
Mua vật tư sửa chữa
111
1.495.000
1.495.000
194
25/08
Chi phí tiếp khách
111
1.200.000
1.200.000
312
31/08
Tiền điện + nớc + điện thoại
112
6.500.000
6.500.000
BKHTSCĐ
Khấu hao TSCĐ
214
5.940.475
5.940.475
197
31/08
Trả tiền vận chuyển TP
1.250.000
1.250.000
Tổng
30.172.220
11.320.745
3.910.000
1.301.000
5.940.475
6.500.000
1.200.000
Dựa vào sổ chi tiết TK 627, kế toán lập chứng từ ghi sổ số 181 (Biểu số 14) để kết chuyển chi phí sản xuất chung.
Nợ TK 154: 30.172.220
Có TK 627: 30.172.220
BIỂU SỐ 14
Công ty Cổ Phần Sơn Chinh CHỨNG TỪ GHI SỔ Số 181
Ngày 31 tháng 08 năm 2007
Chứng từ
Diễn giải
Tài khoản
Số tiền
Số
NT
Nợ
Có
Nợ
Có
Kết chuyển chi phí sản xuất chung
154
30.172.220
627
30.172.220
Cộng
30.172.220
30.172.220
Kèm theo 01 chứng từ gốc
NGƯỜI LẬP
KẾ TOÁN TRƯỞNG
(Ký,họ tên)
(Ký,họ tên)
Căn cứ vào chứng từ ghi sổ số 170, 171 kế toán tiến hành đăng kí chứng từ ghi sổ (Biểu số 15)
BIỂU SỐ 15:
SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ
Chứng từ ghi sổ
Số tiền
Số hiệu
Ngày tháng
..
..
170
31/8
18.436.475
171
31/8
30.172.220
Cộng:
48.608.695
Từ chứng từ ghi sổ số 164, 167, 170, 171, kế toán vào sổ cái TK 627.
SỔ CÁI TK 627
TK 627 – chi phí sản xuất chung
Năm 2007
Chứng từ
Trích yếu
TK đối ứng
Số tiền
Số
NT
Nợ
Có
164
31/8
Xuất vật liệu cho PX
152
415.000
167
31/8
Tiền lương của NVPX
334
3.223.730
170
31/8
Các khoản trích .
338
8.097.015
171
31/8
..
111
5.996.000
112
6.500.000
214
5.940.475
172
31/8
Kết chuyển CPSXC
30.172.220
Cộng
30.172.220
30.172.220
Người ghi sổ
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Ngày 31 tháng 08 năm
Giám đốc
(Ký, họ tên)
2.3. Kế toán tính giá thành sản phẩm
Do đơn đặt hàng này đã hoàn thành vào tháng 08/2007 và không có sản phẩm dở dang cuối kỳ nên không phải đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ của đơn hàng. Sau khi kế toán tiến hành tập hợp chi phí sản xuất xong thì toàn bộ chi phí sản xuất được kết chuyển vaò TK 154, việc kết chuyển được thể hiện trên các chứng từ ghi sổ số 129, 132, 138. Sau khi tập hợp theo các chứng từ ghi sổ số 129, 132, 138 thì bên Nợ TK 154 là toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ của đơn đặt hàng.
Nợ TK 154 - ĐĐH 216: 526.142.840
Có TK 621: 439.780.000
Có TK 622: 56.190.620
Có TK 627: 30.172.220
Căn cứ vào chi phí sản xuất được tập hợp vào bên Nợ TK 154, kế toán tiến hành tổng hợp chi phí và tính giá thành của đơn đặt hàng.
THẺ TÍNH GIÁ THÀNH CỦA ĐƠN ĐẶT HÀNG
Số: 216
Khoản mục
chi phí
Chi phí DD đầu kỳ
Chi phí phát sinh trong kỳ
Chi phí DD cuối kỳ
Giá thành sản phẩm
Tổng giá thành
Giá thành đơn vị
CF.NVLTT
-
439.780.000
-
439.780.000
79.960
CF.NCTT
-
56.190.620
-
56.190.620
10.216
CF.SXC
-
30.172.220
-
30.172.220
5.485
Cộng:
-
526.142.840
-
526.142.840
95.661
NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, họ tên)
Ngày 31 tháng 08 năm
KẾ TOÁN TRƯỞNG
(Ký, họ tên)
Do yêu cầu của đơn đặt hàng nên khi sản xuất xong, kế toán tiến hành nhập kho thành phẩm sau đó xuất trực tiếp cho khách hàng. Toàn bộ gía trị thành phẩm được phản ánh theo bút toán.
Nợ TK 155 : 526.142.840
Có TK 154 : 526.142.840
SỔ CÁI 154
Năm 2007
Chứng từ
Diễn giải
TK Đ.Ư
Số tiền
Số
Ngày
Nợ
Có
Dư đầu kỳ
0
K/c CF NVLTT
621
439.780.000
K/c CF NCTT
622
56.190.620
K/c CF SXC
627
30.172.220
Cộng:
526.142.840
526.142.840
NGƯỜI GHI SỔ
(Ký, họ tên)
KẾ TOÁN TRƯỞNG
(Ký, họ tên)
Ngày 31 tháng 08 năm 2008
GIÁM ĐỐC
(Ký, họ tên)
CHƯƠNG III
MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN
TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT Ở CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN CHINH
3.1.Nhận xét về công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty
Qua thời gian thực tập tại Công ty may Chiến Thắng em nhận thấy trong công tác kế toán nói chung đặc biệt là công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty có những thành tựu nổi bật đó là:
3.1.1 Ưu điểm
Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức phù hợp với yêu cầu công việc đồng thời phù hợp với trình độ chuyên môn và năng lực của từng người. Với cách bố trí công việc như hiện nay công tác kế toán nói chung và công tác tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm nói riêng của công ty đã đi vào nề nếp và tương đối ổn định. Hệ thống tài khoản sổ sách mẫu biểu kế toán đã được mở một cách đầy đủ khoa học và chặt chẽ vừa phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất và quản lý của công ty, vừa phù hợp với quy định hiện hành của bộ tài chính về hệ thống tài khoản áp dụng cho các doanh nghiệp theo quyết định số 1141 CT/CĐ kế toán ngày 1-11-95 của bộ trưởng Bộ tài chính và những sửa đổi bổ sung mới nhất, hơn thế nữa công ty còn mở được hệ thống tài khoản chi tiết để đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin chi tiết cho các nhà quản trị phục vụ cho việc ra quyết định kinh tế. Ví dụ như TK 152, TK 331, TK 131
Đặc biệt là tính đúng đắn trong việc phòng kế toán tài vụ lựa chọn và áp dụng hình thức nhật ký chứng từ. Hình thức này không chỉ thích ứng với đặc điểm của công ty là sử dụng lượng lao động vật tư tiền vốn lớn để sản xuất ra một khối lượng sản phẩm đa dạng, phong phú mà còn thoả mãn yêu cầu quản lý một cách chi tiết và có hệ thống. Đối với công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, Công ty cổ phần Sơn Chinh đã xác định đúng mức tầm quan trọng của việc tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, đi đôi với việc nâng cao chất lượng sản xuất đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu khắt khe của bạn hàng. Vì vậy, việc tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được phòng kế toán tài vụ của công ty thực hiện một cách nghiêm túc dưới sự chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo.
Một đặc trưng dễ nhận thấy của sản phẩm dệt may là nguyên vật liệu chính là yếu tố cấu thành chủ yếu lên thực thể sản phẩm. Chất lượng và số lượng nguyên vật liệu chính đưa vào sản xuất có tính chất quyết định đến chất lượng và số lượng của sản phẩm. ở Công ty cổ phần Sơn Chinh phòng kế toán của công ty đã tổ chức theo dõi quản lý chặt chẽ nguyên vật liệu từ khi nhập kho cho tới khi đưa vào sản xuất, hoàn thành sản phẩm và giao cho khách hàng cả về mặt số lượng lẫn giá trị nguyên vật liệu. Sáng kiến lập bảng kê nhập, xuất, nguyên vật liệu chính, tờ kê chi tiết nhập, xuất nguyên vật liệu phụ đảm bảo quản lý chặt chẽ nguyên vật liệu kể cả về mặt số lượng cũng như giá trị.
Việc quản lý nguyên vật liệu theo định mức do phòng kỹ thuật của công ty xây dựng đã góp phần đáng kể vào việc tiết kiệm nguyên vật liệu từ đó tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. Bên cạnh đó, việc xây dựng và áp dụng quy chế thưởng phạt vật chất hợp lý đã góp phần tăng cường ý thức của người lao động, khuyến khích họ sử dụng nguyên vật liệu tiết kiệm nhất. Tất cả các việc làm trên đã góp phần đáng kể làm giảm khoản chi vật liệu trong giá thành sản phẩm tiến tới hạ giá thành sản phẩm. Mặt khác, việc quản lý chặt chẽ nguyên vật liệu còn góp phần vào việc cung cấp đầy đủ và kịp thời nguyên vật liệu nhằm giao cho khách hàng theo đúng lịch đã ký kết với bạn hàng, góp phần đáng kể nâng cao uy tín của công ty trên thương trường.
3.1.2. Tồn tại
Công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty cổ phần Sơn Chinh trong điều kiện hiện tại đã đáp ứng được các yêu cầu đặt ra. Tuy nhiên trong công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty còn những tồn tại nhất định. Song với điều kiện đặc thù của ngành may mặc là khối lượng chi phí sản xuất phát sinh rất lớn thì những tồn tại trong công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là không thể tránh khỏi.
3.2. Một số đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở Công ty cổ phần Sơn Chinh
Sản phẩm dệt may là một trong những sản phẩm xuất khẩu chủ đạo của Việt Nam. Sản phẩm này đang chịu sự cạnh tranh gay gắt của sản phẩm từ các nước Trung quốc, Thái Lan Đặc biệt khi Việt Nam gia nhập hoàn toàn vào khu vực mậu dịch tự do Đông nam á (AFTA) thì tính gay gắt của cạnh tranh còn tăng hơn nữa. Trước tình hình đó toàn thể ngành dệt may nói chung, Công ty cổ phần Sơn Chinh nói riêng phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao uy tín của công ty trên thị trường để có thể chiến thắng trong cạnh tranh. Trong những biện pháp đó thì tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm được coi là một trong những biện pháp chủ đạo và quan trọng nhất.
Qua một thời gian thực tập tại Công ty cổ phần Sơn Chinh được tiếp cận với tình hình thực tiễn tại công ty trên cơ sở những kiến thức đã học ở trường em xin đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty may Chiến Thắng như sau:
Trong tình hình hiện nay của công ty, việc tập hợp chi phí sản xuất theo từng mã hàng đối với từng khoản mục chi phí là không thể thực hiện được. Ví dụ như đối với các khoản mục chi phí nhân công trực tiếp: Mỗi công nhân sản xuất chỉ tham gia sản xuất một chi tiết sản phẩm. Trong cùng một tháng công nhân này lại tham gia sản xuất nhiều mã hàng khác nhau. Cho nên không thể tập hợp trực tiếp chi phí nhân công trực tiếp cho từng mã hàng. Vì vậy đối tượng tập hợp chi phí sản xuất thích hợp nhất ở Công ty cổ phần Sơn Chinh là tập hợp chi phí sản xuất theo từng phân xưởng. Sau đó từng phân xưởng tiến hành tập hợp chi phí sản xuất phát sinh chi tiết cho từng mã hàng mà phân xưởng tham gia sản xuất. Việc làm này không những giúp công ty tăng cường khả năng kiểm soát chi phí theo đối tượng gánh chịu chi phí mà còn giúp công ty tăng cường khả năng kiểm soát chi phí theo địa điểm phát sinh chi phí.
Kế toán mở cho mỗi phân xưởng một sổ tập hợp chi phí sản xuất. Do các phân xưởng là tương đối độc lập với nhau nên việc tập hợp chi phí sản xuất riêng rẽ cho từng phân xưởng là hoàn toàn có thể thực hiện được. ở mỗi phân xưởng, các chi phí phát sinh có thể tập hợp trực tiếp cho từng mã hàng mà phân xưởng tham gia sản xuất thì được tập hợp trực tiếp (ví dụ như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp) còn những chi phí nào không thể tập hợp trực tiếp cho từng mã hàng thì kế toán tiến hành tập hợp chung cho toàn bộ các mã hàng mà phân xưởng đó tham gia sản xuất và sau đó phân bổ cho từng mã hàng theo tiêu thức phân bổ phù hợp (ví dụ như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung).
+ Đối với TK 621 chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán chỉ hạch toán vào TK này chi phí vận chuyển bốc dỡ mà công ty chi ra để vận chuyển bốc dỡ số nguyên vật liệu về kho cộng với phần giá trị vật liệu phụ mà công ty mua hộ khách hàng. Phần giá trị 3% nguyên vật liệu khách hàng đem đến dôi ra so với định mức không hạch toán vào giá hạch toán của nguyên vật liệu từ đó tính vào chi phí sản xuất mà hạch toán vào thu nhập khác.căn cứ biên bản xác định giá của hội đồng định giá kế toán ghi:
Nợ TK 152(3) đầu tấm: Phần giá trị 3% nguyên vật liệu chính dôi dư
Có TK 711 thu nhập khác
đồng thời ghi đơn : Có TK 002
+ Phương pháp hạch toán giá trị nguyên vật liệu chính xuất kho: ở Công ty may Chiến Thắng nguyên vật liệu khách hàng cung cấp cho công ty theo từng đơn đặt hàng cho nên phương pháp hạch toán giá trị nguyên vật liệu xuất kho thích hợp nhất đối với công ty là phương pháp giá thực tế đích danh.
+ Đối với việc hạch toán chi phí vận chuyển: Chi phí vận chuyển cần được hạch toán cụ thể theo từng chuyến hàng thuộc từng đơn đặt hàng. Sau khi tập hợp để chi phí vận chuyển cho từng chuyến hàng, kế toán tiến hành chia bình quân cho số mét vải hoặc bông của chuyến hàng đó để tính ra chi phí vận chuyển bình quân cho một mét vải hoặc bông của mỗi chuyến hàng. Do vật liệu phụ như cúc, khoá, mác có số lượng ít và thường được vận chuyển cùng với vật liệu chính cho nên để đơn giản cho công tác hạch toán thì có thể không cần phân bổ chi phí vận chuyển cho vật liệu phụ. Công thức phân bổ chi phí vận chuyển như sau:
Chi phí vận chuyển tính bình quân cho một mét vải hoặc bông của chuyến hàng i
=
Chi phí vận chuyển tập hợp được của chuyến hàng i
Số mét vải hoặc bông của chuyến hàng i
Chi phí vận chuyển tính cho loại vải X nhập kho
=
Số lượng vải X nhập kho
x
Chi phí vận chuyển tính bình quân cho một mét vải X
Số liệu này sẽ được ghi vào bảng kê nhập nguyên vật liệu chính.
Khi xuất kho kế toán căn cứ vào số lượng vải xuất kho để tính ra giá trị thực tế của vải xuất theo công thức:
Chi phí vận chuyển tính cho loại vải X xuất kho
=
Số lượng vải X xuất kho
x
Chi phí vận chuyển tính bình quân cho một mét vải X
Số liệu này sẽ được ghi vào kê xuất nguyên vật liệu chính.
Đối với vật liệu phụ mua hộ khách hàng cần xác định đúng giá trị thực tế của vật liệu nhập kho. Giá trị thực tế của vật liệu nhập kho bao gồm: Giá mua, các loại thuế không được hoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng và các chi phí khác có liên quan trực tiếp tới việc mua hàng. Riêng đối với các khoản chiết khấu thương mại và giảm giá hàng mua do hàng mua không đúng quy cách, phẩm chất được loại trừ ra khỏi chi phí mua . Việc hạch toán chi phí như trên đảm bảo tính chính xác cho việc xác định chi phí cho từng loại hàng xuất kho nhằm hạch toán đúng đắn chi phí vận chuyển nằm trong chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh của từng phân xưởng được tập hợp theo từng mã hàng mà phân xưởng đó tham gia sản xuất.
Ví dụ: Trong tháng 3 năm 2006, phân xưởng may 3 có tham gia sản xuất 2 mã hàng UNS 2103 và PT4564. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chỉ tính phần chi phí vận chuyển thực tế phát sinh phân bổ cho hàng xuất kho của mã hàng UNS2103 là 4.227.467đ và của mã hàng PT4564 là 4.009.133đ.
Để phù hợp với đối tượng kế toán chi phí sản xuất đã xác định thì chi phí nhân công trực tiếp được tập hợp theo từng phân xưởng, sau đó phân bổ cho các đơn đặt hàng theo trị giá cắt may.
Ví dụ: trong tháng 3 năm 2006, ở phân xưởng may 3 có tổng chi phí nhân công trực tiếp là 158.570.921đ, tổng trị giá cắt may của mã hàng UNS2103 là 57.213.000đ, tổng trị giá cắt may của mã hàng PT4564 là 46.244.000đ.
Chi phí nhân công trực tiếp phân bổ cho mã hàng UNS2103 của phân xưởng may 3 là:
[158.570.921 :(57.213.000 + 46.244.000)] x 57.213.000 = 87.691.680đ
Chi phí nhân công phân bổ cho mã hàng PT4564 là:
158.570.921. - 87.691.680 = 70.879.241đ
Số liệu sau khi tính toán sẽ được phản ánh vào bảng kê tập hợp chi phí sản xuất( bảng 3.
Đối với phương pháp kế toán chi phí sản xuất chung.
Chi phí sản xuất chung cũng được tập hợp theo từng phân xưởng sau đó phân bổ cho từng mã hàng mà phân xưởng đó tham gia sản xuất theo trị giá gia công của mã hàng đó.
Chi phí khấu hao tài sản cố định là một bộ phận chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất chung phát sinh, cho nên cần đặt trọng tâm quản lý vào bộ phận chi phí này. Hàng tháng, kế toán tính toán, xác định số tiền trích khấu hao của từng phân xưởng và phản ánh vào bảng tính và phân bổ khấu hao.
Ví dụ: Trong tháng 3 năm 2006, tổng chi phí sản xuất chung của phân xưởng may 3 là 43.845.602đ.
Trị giá gia công của mã hàng UNS2103 là 92.127.600đ, trị giá gia công của mã hàng PT4564 là 81.335.022đ.
Vậy chi phí sản xuất chung phân bổ cho mã hàng UNS2103 của phân xưởng may 3 là:
[43.845.602 : (92.127.600 + 81.335.022)] x 92.127.600
= 23.286.804đ
Chi phí sản xuất chung phân bổ cho mã hàng PT4564 của phân xưởng may 3 là:
43.845.602 - 23.286.804 = 20.558.798đ
Số liệu sau khi tính toán được ghi vào bảng kê tập hợp chi phí sản xuất
Đối với phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang nên chuyển từ phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp sang phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo sản lượng hoàn thành tương đương. Vì sản phẩm dở dang ở các khâu cắt, là, đóng gói, đóng hòm là rất ít và có giá trị nhỏ cho nên để giảm bớt khối lượng công việc kế toán chỉ cần đánh giá sản phẩm dở dang đối với sản phẩm dở dang ở khâu may theo từng khoản mục chi phí.
KẾT LUẬN
Ngày nay, để đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường và trở thành công cụ quản lý có hiệu lực tại các doanh nghiệp, công tác kế toán nói chung, công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng phải luôn luôn được cải tiến và hoàn thiện. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm chỉ thực sự là chỉ tiêu kinh tế, tài chính tổng hợp, phản ánh chính xác thực trạng tình hình tài chính của đơn vị và phát huy cao độ vai trò của kế toán là giám đốc mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp một cách thường xuyên liên tục, toàn diện và có hệ thống nhằm phát hiện và khai thác kịp thời khả năng tiềm ẩn của doanh nghiệp, tăng cường và
thúc đẩy công tác hạch toán kinh tế.
Qua thời gian thực tập tại Công ty cổ phần Sơn Chinh em nhận thấy công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đã đáp ứng được yêu cầu đặt ra trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên trong thời gian tới, nếu công ty tìm được những biện pháp tích cực hơn nữa để hoàn thiện công tác này thì thông tin về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sẽ trở lên hữu ích hơn trong quá trình ra các quết định kinh tế của nhà quản trị công ty.
Với một số kiến thức đóng góp đưa ra em mong muốn sẽ góp phần nhỏ bé của mình vào công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty cổ phần Sơn Chinh. Trong điều kiện hiện nay của công ty, với khả năng và trình độ của đội ngũ cán bộ kế toán cùng với sự quan tâm đúng mức của ban lãnh đạo em tin tưởng rằng trong thời gian tới công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty sẽ theo kịp với những yêu cầu của sự phát triển và hội nhập kinh tế.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính
Tạp chí kế toán
Sách tổ chức hạch toán kế toán
Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành ngày 20/3/2006.
Các tài liệu kế toán do phòng Kế toán Công ty cổ phần Sơn Chinh.
www.kiemtoan.com.vn
www.ketoan.com.vn
MỤC LỤC
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của Công ty 5
Sơ đồ 2: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm 9
Sơ đồ 3: Tổ chức bộ máy kế toán 10
Sơ đồ 4: Trình từ ghi sổ: 18
BIỂU SỐ 1: BẢNG KẾT QUẢ KINH DOANH
BIỂU SỐ 2: PHIẾU XUẤT KHO 21
BIỂU SỐ 3: PHIẾU XUẤT KHO 22
BIỂU SỐ 4: PHIẾU XUẤT KHO 23
BIỂU SỐ 5: BẢNG KÊ CHỨNG TỪ PHÁT SINH BÊN CÓ TK152 24
BIỂU SỐ 6: CHỨNG TỪ GHI SỔ 25
BIỂU SỐ 7: CHỨNG TỪ GHI SỔ 26
BIỂU SỐ 8: BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG 29
BIỂU SỐ 9: BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG 30
BIỂU SỐ 10: CHỨNG TỪ GHI SỔ Số 131 33
BIỂU SỐ 11: CHỨNG TỪ GHI SỔ Số 132 34
BIỂU SỐ 12: BẢNG PHÂN BỐ KHẤU HAO TSCĐ 38
BIỂU SỐ 13: CHỨNG TỪ GHI SỔ Số 170 41
BIỂU SỐ 14: CHỨNG TỪ GHI SỔ Số 181 43
BIỂU SỐ 15: SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ 44
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TH2604.doc