Là một doanh nghiệp chuyên sản xuất và gia công các mặt hàng may mặc, với NVL nhập khẩu. Ngoài ra các sản phẩm của công ty đa dạng và đều phải thông qua nhiều công đoạn: cắt, may, là, đóng gói bằng các máy móc chuyên dùng với số lượng sản phẩm tương đối lớn. Cho nên phế liệu từ các sản phẩm của công ty là rất lớn và cần có phương pháp thu hồi hợp lý
83 trang |
Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1128 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty trách nhiệm hữu hạn Sơn Chinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tính cho thành phẩm
Chi phí bước 1 tính cho thành phẩm
Chi phí bước 2 tính cho thành phẩm
Chi phí bước … tính cho thành phẩm
Chi phí bước n tính cho thành phẩm
Tổng giá thành thành phẩm
2.5. Phương pháp tổng cộng chi phí.
Phương pháp này áp dụng trong các doanh nghiệp mà quá trình sản xuất sản phẩm được thực hiện ở nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn công nghệ, đối tượng kế toán chi phí sản xuất là các bộ phận chi tiết sản phẩm hoặc giai đoạn công nghệ hay bộ phận sản xuất giá thành sản phẩm được xác định bằng cách cộng chi phí sản xuất của các bộ phận chi tiết sản phẩm hay tổng chi phí sản xuất của các giai đoạn bộ phận sản xuất tạo nên thành phẩm.
Giá thành sản phẩm = Z1 + Z2 + … + Zn.
Phương pháp này được áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp khai thác, dệt nhuộm cơ khí chế tạo máy, may mặc.
2.6. Phương pháp hệ số.
Phương pháp này được áp dụng trong những doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất cùng sử dụng một thứ nguyên liệu và một
lương lao động nhưng thu được đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau và chi phí không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm mà phải tập trung cho cả quá trình sản xuất. Theo phương pháp này, trước hết kế toán căn cứ vào hệ số qui đổi về qui đổi các loại sản phẩm về sản phẩm gốc, rồi từ đó dựa vào tổng chi phí liên quan đến giá thành các loại sản phẩm đã tập hợp để tính ra giá thành sản phẩm gốc và giá thành từng loại sản phẩm.
Giá thành đơn vị sản phẩm gốc
=
Tổng giá thành của tất cả các loại sản phẩm
Tổng số sản phẩm gốc (kể cả qui đổi)
Giá thành đơn vị sản phẩm từng loại
=
Giá thành đơn vị sản phẩm gốc
x
Hệ số qui đổi sản phẩm từng loại
Tổng giá thành sản xuất của các loại sản phẩm
=
Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ
+
Tông chi phí sản xuất phát sinh
-
Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ
2.7.Phương pháp tỷ lệ chi phí.
Trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có qui các phẩm chất khác như may mặc, dệt kim, đóng giầy, cơ khí chế tạo (dụng cụ, phụ tùng…) để giảm bớt khối lượng hạch toán kế toán thường tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo nhom sản phẩm cùng loại. Căn cứ vào tỷ lệ chi phí sản xuất thực tế với chi phí sản xuất kế hoạch (hoặc định mức). Kế toán sẽ tính ra giá thành đơn vị và tổng giá thành sản phẩm từng loại.
Giá thành thực tế đơn vị sản phẩm từng loại
=
Giá thành kế hoạch hoặc định mức đơn vị sản phẩm từng loại
X
Tỷ lệ chi phí
Trong đó:
Tỷ lệ chi phí
=
Tổng giá thành thực tế của tất cả sản phẩm
X 100
Tổng giá thành kế hoạch (hoặc định mức) của tất cả các sản phẩm
2.7.1.Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ.
Đối với các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất bên cạnh các sản phẩm chính thu được còn có thể thu được những sản phẩm phụ, để tính giá trị sản phẩm chính kế toán phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ ra khỏi tổng chi phí sản xuất sản phẩm. Giá trị sản phẩm phụ được xác định theo giá có thể sử dụng được, giá ước tính, giá kế hoạch, giá nguyên liệu ban đầu…
Tổng giá thành SP chính
=
Giá trị SP chính DD đầu kỳ
+
Tổng CPSX phát sinh trong kỳ
-
Giá trị SP phụ thu hồi ước tính
-
Giá trị SP chính DD cuối kỳ
2.7.2Phương pháp liên hợp.
Phương pháp này áp dụng trong các doanh nghiệp có tổ chức sản xuất tính chất quy trình công nghệ và tính chất sản phẩm lam ra đòi hỏi việc tính giá thành phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau.
Trên thực tế kế toán có thể kết hợp các phương pháp trực tiếp với tổng cộng chi phí, tổng cộng chi phí với tỷ lệ, hệ số với loại trừ sản phẩm phụ.
Phần hai
Tình hình thực tế công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh sơn chinh
Việc tổ chức công tác kế toán và công tác ké toán tính giá thành nói riêng phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức quản lí sản xuất và đặc điểm về quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. Do vậy, muốn đi sâu vào thực tế công tác tính giá thành sản phẩm của công ty TNHH Sơn Chinh ta cần phải xem xét một số đặc điểm chung của công ty có ảnh hưởng đến việc tổ chức công tác kế toán đặc điểm là công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
I. Tình hình đặc điểm chung của công ty TNHH Sơn Chinh
* Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH Sơn Chinh
* Tên giao dịch quốc tế: Sơn Chinh Company limited
* Trụ sở chính: Đồng Trì - Tứ Hiệp – Thanh Trì - Hà Nội.
* Điện thoại: 048615799
* Fax: 048615636
Công ty TNHH Sơn Chinh là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh được hạch toán độc lập có tài khoản tại ngân hàng (kể cả ngoại tệ) có tư cách pháp nhân được sử dụng con dấu riêng theo quy định của nhà nước.
1. Vài nét sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của công ty:
Công ty TNHH Sơn Chinh là một công ty TNHH được thành lập theo quyết định số 695 của UBND thành phố Hà Nội.
Ngày 24 tháng 4 năm 1996 công ty TNHH Sơn Chinh. Những ngày mở đầu mới thành lập công ty gặp không ít khó khăn thiếu thốn cũng như các doanh nghiệp trong ngành may: Lực lượng công nhân may luôn luôn biến động, trình độ hiểu biết dân chí thấp, tư tưởng không ổn định, thường xuyên lao động không gắn bó với doanh nghiệp, ý thức chấp hành nội quy, kỷ luật yếu kém thể hiện thích làm thì làm, không thích thì nghỉ, thậm chí nghỉ luôn, không báo cáo (có tư tưởng đứng núi này trông núi kia). Công ty tuyên truyền vận động ký hợp đồng lao động ai thích thì ký, ai không thích thì không ký. Thậm chí có người không muốn ký để tiện chuyển đi nơi khác. Chất lượng đào tạo công nhân may ở các trung tâm bị hạn chế nên không đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh. Từ thực tế trên doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn khi tiếp nhận công nhân mới vào làm việc tại doanh nghiệp. Công nhân mới về doanh nghiệp được đào tạo miễn phí một tháng, lương tháng đảm bảo không dưới 400.000 đ / tháng. Nếu công nhân nào đạt được dưới 400.000 đ / tháng thì được công ty đảm bảo hỗ trợ mức lương 400.000 đ / tháng. Trước khó khăn đó công ty mạnh dạn đầu tư mua sắm, nhập khẩu máy móc thiết bị dây truyền xuất hiện đại, tìm kiếm thị trường trong và ngoài nước. Với phương châm: “khách hàng là thượng đế”, công ty luôn đáp ứng được yêu cầu chất lượng, số lượng cũng như thời hạn hợp đồng của khách hàng.
Cùng với sự giúp đỡ tận tình và có hiệu quả của công ty may Việt Nam cùng với công ty may Đức Giang, công ty TNHH Sơn Chinh, đã từng bước ổn định và tạo được lòng tin cho khách hàng. Doanh thu của công ty không ngừng tăng lên. Cụ thể năm 2005 doanh thu của công ty đạt được là 33.964.803.239 đ.
Từ khi thành lập cho đến nay công ty luôn hoàn thành nhiệm vụ đã đề ra và đạt được kết quả cụ thể như: được xây dựng với quy mô 5000 m2, công ty có các nhà xưởng thoáng mát đảm bảo hoạt động có hiệu quả nhất.
Qua 10 năm vừa tổ chức, vừa sản xuất, vừa xây dựng và phát triển nhờ đường lối đổi mới của đảng, được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo Bộ Công Nghiệp và Tổng công ty dệt may Việt Nam cùng với sự lãnh đạo của thường vụ huyện uỷ, sự chỉ đạo giúp đỡ của uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, cán bộ công nhân viên công ty TNHH Sơn Chinh đã liên tục phấn đấu, vượt qua mọi khó khăn, thử thách khắc nghiệt của cơ chế thị trường đến nay công ty đã có 1350 máy may công nghiệp và các loại máy chuyên dùng tiên tiến của Nhật Bản và Cộng Hoà Liên Bang Đức, có phân xưởng thêu máy điện tử TAJIMA. 12 đầu và 20 đầu 9 chỉ của Nhật. Đội ngũ cán bộ công nhân viên lớn mạnh từ 392 người may và 2000 người với trình độ của cán bộ văn phòng chủ yếu là đại học, công nhân trung bình bậc 3/7 với tổng số vốn tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh hiện nay là 40 tỷ đồng.
Ngoài ra, công ty chú trọng tới việc liên doanh hợp tác với nước ngoài, sản phẩm của công ty đã có uy tín trên thường quốc tế, đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của một số khách hàng như Hàn Quốc, Mỹ, khối EU…
2. Mục tiêu của doanh nghiệp:
Công ty phát triển ngày càng đứng vững trên thị trường, thông qua đó mà công ty không ngừng xuất khẩu các hàng may mặc, sản phẩm chủ yếu là áo Jacket, áo sơ mi, áo lông, quần âu… ngoài ra doanh nghiệp còn kinh doanh các mặt hàng khác.
3.Đặc điểm chính của công ty:
3.1. Đặc điểm về tổ chức quản lý công ty TNHH Sơn Chinh:
Sơ đồ khối cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Sơn Chinh
Phân Xưởng
Cắt
Giám Đốc
Phó Giám Đốc
Kế Hoạch
Phó Giám Đốc
Điều Hành
Phòng
Kế
Hoạch
Phòng
Kế Toán
Tài
Chính
Phòng
Kế
Hoạch
Đầu Tư
XNK
Phòng
Chính
Trị
Phòng
Kỹ
Thuật
Th Kho Thành
Phẩm
Phân Xưởng
Sản Xuất-Bao Bì
(Quản Đốc)
Phân Xưởng-May
(Quản Đốc)
Chú ý:
- Phân xưởng may: từ tổ sản xuất 1 đến tổ sản xuất 14.
- Phân xưởng sản xuất bao bì: từ tổ sản xuất 1 đến tổ xuất 13.
- Khối phục vụ sản xuất: ban cơ điện, ban kĩ thuật.
Công ty TNHH Sơn Chinh là một doanh nghiệp có bộ máy quản lý tổ chức gọn nhẹ, linh hoạt. Là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân… có thể đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh cũng như các mặt đối nội, đối ngoại của mình.
+ Cơ cấu tổ chức quản lý:
- Ban giám đốc:
+ Giám đốc.
+ Phó giám đốc kế hoạch
+ Phó giám đốc điều hành
- Các phòng ban gồm:
+ Phòng kế hoạch.
+ Phòng kế toán tài chính.
+ Phòng kế hoạch đầu tư xuất nhập khẩu.
+ Phòng chính trị
+ Phòng kĩ thuật
* Nhiệm vụ của từng bộ phận cụ thể:
+ Giám đốc công ty: là người điều hành cao nhất của công ty, có quyền điều hành mọi hoạt động của công ty.
- Là người chịu trách nhiệm về quản lý và điều hành mọi hoạt động của đơn vị va sử dụng đúng mục đích có hiệu quả toàn bộ nguồn vốn và tài sản được giao cho công ty.
- Giám đốc công ty còn là người quản lý, lãnh đạo các phòng ban, điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Báo cáo kết quả của công ty với ban hội đồng và vạch ra quyết định đầu tư với các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
+ Phó giám đốc công ty: là người giúp việc cho giám đốc, được giám đốc phân công theo dõi, chỉ đạo và tổ chức điều hành thực hiện các lĩnh vực và nội dung cụ thể. Có quyền nghiên cứu, chỉ đạo điều hành, giải quyết các lĩnh vực công tác đã được phân và thay mặt giám đốc điều hành hoạt động của xí nghiệp khi giám đốc đi vắng.
+ Phó giám đốc kế hoạch: có nhiệm vụ báo cáo thường xuyên về xây dựng kế hoạch, phương án sản xuất kinh doanh phục vụ cho việc mở rộng hoạt động và quy mô của công ty.
+ Phó giám đốc điều hành: xây dựng và đề xuất với giám đốc về đinh mức sản xuất hàng hoá, quản lý lao động, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, báo cáo định kỳ về tiến độ sản xuất, chất lượng sản phẩm, nhu cầu về nguyên vật liệu, sản phẩm, hàng hoá và những nguyên vật liệu còn tồn đọng.
+ Phòng kế hoạch: có nhiệm vụ nghiên cứu và lập kế hoạch sản xuất cho đúng thời hạn ký kết trong hợp đồng kinh tế, đòi nợ, quyết toán nợ với khách hàng trong các hợp đồng, làm báo cáo tài chính cho cấp trên theo quy định.
+ Phòng kế hoạch tài chính: chịu trách nhiệm hạch toán kế toán trong công ty, có trách nhiệm đôn đốc kiểm tra các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất, quản lý sản xuất ở phân xưởng.
+ Phòng kế hoạch đầu tư xuất nhập khẩu: khai thác mở rộng thị trường trong và ngoài nước, giao dịch với khách hàng, làm văn bản, hợp đồng, làm thủ tục hải quan khi có hàng xuất khẩu, soạn thảo các văn bản, hợp đồng thông qua giám đốc (hoặc phó giám đốc) khi được uỷ quyền, ký chịu trách nhiệm giải quyết phát sinh những tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng.
+ Phòng kỹ thuật: trực tiếp chỉ đạo tổ chức, thiết kế mẫu mã các loại sản phẩm theo ý tưởng của phòng kế hoạch, quản lý đinh mức tiêu hao nguyên vật liệu, định mức lao động của từng loại sản phẩm, nghiên cứu, cải tiến quá trình công nghệ đảm bảo sản xuất có năng xuất cao.
+ Phòng chính trị: tổ chức sinh hoạt chính trị, các cuộc họp của công ty các phòng ban này không theo dõi chỉ đạo đến từng phân xưởng nhưng có nhiệm vụ theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc kiểm tra về việc thực hiện các quy trình công nghệ, quy phạm tiêu chuẩn, định mức kinh tế, kĩ thuật… giúp ban giám đốc đề ra các quyết định quản lý kịp thời và hiệu quả.
3.2. Đặc điểm về quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm:
Về sản phẩm: công ty đã sản xuất ra các sản phẩm chính như: áo sơ mi, áo Jacket hai lớp… ngoài ra còn sản xuất số sản phẩm may mặc khác như: áo jilê, quần soóc… tỷ trọng xuất khẩu trên tổng số sản phẩm của công ty đã đạt được 96% (chủ yếu theo đơn đặt hàng), thị trường xuất khẩu chủ yếu là Mỹ, EU về quy trình công nghệ: để hoàn thiện được sản phẩm thì phải trải qua nhiều giai đoạn, nhiều bước trong một dây chuyền sản xuất. Sau mỗi công đoạn sản xuất, bán thành phẩm được kiểm tra chất lượng kỹ thuật, sau đó mới tiếp tục công đoạn sau.
Sơ đồ: quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty TNHH Sơn Chinh:
NVL (Vải)
PX
(Cắt theo đơn đặt hàng)
Các bán thành
phẩm (PX may)
PX may
PX lắp ráp
(Các bán thành phẩm)
Các bán thành
phẩm may
Bộ phận KCS
(Kiểm tra chất lượng sản phẩm)
Nhập kho
3.3. Đặc điểm tổ chức hạch toán kế toán:
3.3.1. Đặc điểm của công ty
Là chuyên gia sản xuất gia công các hàng may mặc nên để tổ chức quản lý phù hợp với yêu cầu quản lý trình độ của cán bộ kế toán, bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung, áp dụng hình thức sổ sách kế toán “nhật ký chứng từ”, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp “kê khai thường xuyên”, tính giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, tính giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp giản đơn.
* Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán:
Bộ máy kế toán được tổ chức theo hình thức tập trung, toàn bộ công tác kế toán được thực hiện ở phòng kế toán, từ việc thu nhập, kiểm tra các chứng từ, ghi sổ chi tiết đến việc lập báo cáo kế toán. Việc hạch toán ban đầu ở các phân xưởng đều bố trí các nhân viên thống kê, chịu trách nhiệm theo dõi từ khâu nhập nguyên vật liệu đến khâu xuất trả cho khách hàng. Các nhân viên thống kê có nhiệm vụ theo dõi nhận nguyên vật liệu đến việc tính giá thành khi bán sản phẩm.
+ Hiện tại phòng tài chính kế toán của công ty bao gồm 6 người đó là:
- Kế toán trưởng
- Kế toán tổng hợp
- Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.
- Kế toán tiền lương.
- Kế toán tiền gửi, tiền mặt
- Kế toán thành phẩm tiêu thụ.
- Kế toán tài sản cố định.
- Thủ kho.
* Nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận kế toán:
- Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm trước giám đốc về toàn bộ công tác kế toán tài chính của doanh nghiệp, điều hành công việc chung của phòng kế toán, tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh và lập báo cáo tài chính của công ty.
- Kế toán tổng hợp: Chịu trách nhiệm tổng hợp tất cả các số liệu do kế toán viên cung cấp, tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm, ghi sổ tổng hợp làm căn cứ lập báo cáo tài chính của công ty.
- Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ: Theo dõi tình hình nhập xuất, tồn kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong kỳ, tính toán phân bổ chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
- Kế toán tiền lương: Chịu trách nhiệm tổng hợp năng xuất lao động của từng công nhân và cán bộ quản lý do các nhân viên thống kê gửi lại để tính lương và các khoản trích theo lương cho cán bộ công nhân viên toàn xí nghiệp.
- Thủ quỹ: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình thu, chi, tồn quỹ tiền mặt.
Sơ đồ: Tổ chức bộ máy kế toán ở công ty TNHH Sơn Chinh
Kế Toán Trưởng
Kế toán tổng hợp và tính giá trị thành phẩm
Kế
Toán
Tiền
Lương
Kế
Toán
Nguyên
Vật
Liệu
Kế
Toán
Tiền
Gửi
Tiền
Mặt
Kế Toán
Thành
Phẩm
Tiêu
Thụ
Kế Toán
Tài
Sản
Cố
Định
Thủ
Quỹ
Các kế toán phân xưởng
3.3.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán:
Để đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý kế toán tài chính phù hợp với điều kiện kinh doanh hiện nay, công ty áp dụng hình thức kế toán “nhật ký chứng từ – chứng từ” với hệ thống sổ kế toán chi tiết, tổng hợp, báo cáo đầy đủ theo chế độ quy định.
Sơ đồ: Trình tự ghi sổ kế toán của hình thức “Nhật kí chứng từ”.
Chứng từ gốc và các bảng phân bố
Bảng kế
Nhật ký chứng từ
Thẻ và sổ
kế toán chi tiết
Sổ cái
Bảng tổng
hợp chi tiết
Báo cáo tài chính
Ghi chú:
: Ghi hằng ngày
: Ghi cuối tháng
: Quan hệ đối chiếu
* Các loại sổ trong hình thức “nhật ký chứng từ”:
- Các nhật ký chứng từ, các bảng kê, sổ cái và các sổ chi tiết.
* Các chứng từ sử dụng:
- Phiếu nhập kho.
- Phiếu xuất kho.
- Các bảng phân bổ.
- Các bảng cân đối.
II. Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Sơn Chinh:
Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Sơn Chinh phong phú và đa dạng. Để nghiên cứu tập trung và có chiều sâu trong khuôn khổ chuyên đề này. Tôi chỉ đề cập đến kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đối với loại hình sản xuất gia công của công ty. Đây là một lĩnh vực phong phú và có nhiều vấn đề cần giải quyết, hơn nữa sản xuất hàng gia công lại là loại hình sản xuất đặc thù của ngành may. Hiện nay ở công ty TNHH Sơn Chinh ngành may chiếm 70 – 80 % toàn bộ hoạt động của công ty. Loại hình này với hình thức là khách hàng gửi nguyên vật liệu cho công ty chế biến thành sản phẩm rồi xuất khẩu theo các điều khoản trong hợp đồng đã ký giữa công ty với khách hàng.
1. Đặc điểm, đối tượng chi phí sản xuất của công ty TNHH Sơn Chinh:
1.1. Đặc điểm chi phí sản xuất hàng gia công xuất khẩu:
Chi phí sản xuất tại công ty hiện nay được xác đinh là toàn bộ chi phí phát sinh trong phạm vi các xí nghiệp, phân xưởng có liên quan đến quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm.
Đối với loại hình sản xuất gia công hàng may mặc xuất khẩu thì toàn bộ chi phí sản xuất của công ty bao gồm các khoản chi phí sau.
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm các chi phí cho việc vận chuyển, bốc dỡ nguyên vật liệu do khách hàng chuyển đến từ cảng về hko của công ty.
+ Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm các chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương như: BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất mặt hàng gia công đó.
+ Chi phí sản xuất chung bao gồm chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ, phục vụ cho sản xuất ở các xí nghiệp, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác.
Trong loại hình sản xuất gia công hàng may mặc xuất khẩu có nhiều điểm khác biệt so với các loại hình sản xuất khác, điểm khác biệt rõ nét nhất là yếu tố chi phí sản xuất. Điểm nổi bật trong chi phí sản xuất là: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong giá thành sản phẩm. Nguyên nhân là do đặc điểm của loại hình sản xuất gia công. nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ đều do khách hàng chịu trách nhiệm giao cho công ty theo đúng chủng loại, quy cách phát sinh, theo đúng số lượng sản phẩm và định mức từng loại vật liệu cho từng sản phẩm mà đã được công ty cùng khách hàng nghiên cứu, xây dựng trong hợp đồng đã ký kết. Công ty chỉ phải chịu chi phí làm thủ tục hải quan, chi phí vận chuyển bốc dỡ nhận hàng từ cảng hải phòng của công ty (gọi chung là chi phí vận chuyển). Do đó, công ty chỉ hạch toán vào khoản chi phí nguyên vật liệu phần chi phí vận chuyển của nguyên vật liệu dùng cho sản xuất hàng gia công theo đơn đặt hàng trong kỳ.
1.2. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất:
Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên và đặc biệt quan trọng trong toàn bộ công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở công ty.
ở công ty TNHH Sơn Chinh, mỗi xí nghiệp đảm nhiệm toàn bộ các khâu sản xuất từ khi nhận được nguyên vật liệu đến khi nhận kho thành phẩm và thực hiện nhiệm vụ của mình một cách độc lập. Trong từng xí nghiệp, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm lại được xây dựng và theo kiểu liên tục gồm nhiều giai đoạn công nghệ kế tiếp nhau, kết quả của từng giai đoạn sản xuất không được bán ra ngoài. Do đặc điểm của quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm như trên và để đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất được công ty TNHH Sơn Chinh xác định là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm chi tiết cho từng đơn đặt hàng.
2. Kế toán các khoản mục chi phí sản xuất tại công ty TNHH Sơn Chinh.
2.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Để có một loại sản phẩm may mặc hoàn chỉnh cần rất nhiều nguyên vật liệu chính phụ khác nhau. Mặt khác, công ty TNHH Sơn Chinh lại có quy mô hoạt động tương đối lớn, có khối lượng sản phẩm đồ sộ, phong phú về chủng loại, đa dạng về kiểu cách và màu sắc… Do đó, kế toán khoản mục chi phí nguyên vật liệu thị trường ở công ty chia làm 2 loại:
- Chi phí NVL chính trực tiếp.
- Chi phí NVL phụ trực tiếp.
* Vật liệu chính để sản xuất sản phẩm gồm vải ngoài và vải lót các loại do loại hình kinh doanh ở công ty gia công hàng may mặc nên phần nguyên vật liệu chính nhập kho về không được hạch toán vào TK 152 (vì toàn bộ NVL chính, phụ đều do khách hàng gửi đến) mà chỉ có chi phí vận chuyển NVL chính được hạch toán vào TK 152.1 và phân bổ vào TK 621 chi phí NVL trực tiếp vào cuối mỗi kỳ kế toán.
Quá trình theo dõi quản lý và hạch toán chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp trên hai mặt hàng. Quản lý về mặt hiện vật và hạch toán chi phí vận chuyển cho từng mã hàng.
+ Quản lý về mặt hiện vật của NVL chính: thủ kho nhập kho NVL đưa từ cảng về theo phiếu nhập kho. (Biểu số 2 – 1) căn cứ theo số liệu của chứng từ và số liệu thực nhập trên phiếu nhập kho, kế toán NVL ghi vào sổ chi tiết NVL.
Căn cứ vào lệnh sản xuất và định mức trên hao phí NVL của từng mã hàng để tiến hành xuất kho. Số lượng NVL chính xuất kho được thủ kho và nhân viên hạch toán xí nghiệp lập, có ký nhận chéo nhau. Cuối tháng sau khi tổng hợp đối chiếu số lượng NVL chính xuất dùng giữa thủ kho và nhân viên hạch toán xí nghiệp sau đó thì gửi về phòng kế toán để làm phiếu xuất kho (biểu số 2- 2). Phiếu xuất kho gồm 4 liên. Một liên gửi cho phòng kế toán NVL, 1 liên gửi cho phòng kế hoạch giữ, 1 liên thủ kho giữ, 1 liên do nhóm hạch toán nhân viên xí nghiệp giữ.
Ví dụ:
Biểu số : 2-1
Công ty TNHH Sơn Chinh
Phiếu nhập kho
Ngày 02 tháng 1 năm 2005
Mẫu số:
Theo QĐ số:
Ngày…Tháng…Năm…
Của BTC
Số:…
Địa chỉ : Thanh Trì - Hà Nội
Nợ:……………
Có:……………
Họ tên người giao hàng: Hoàng Thị Hoa
Theo HĐ số :… Ngày:… Tháng:…. Năm:…..
Nhập tại kho:
Số TT
Tên nhãn hiệu quy cách phẩm chất vật tư ( sản phẩm, hàng hoá)
Mã số
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Theo chứng từ
Thực nhập
A
B
C
D
1
2
3
4
1
Vải chính E118/726
mét
725
725
2
Vải chính E118/240
mét
724
724
3
Vải chính HH165/725
mét
23
23
4
Vải chính HH165/340
mét
16
16
5
6
7
Tổng cộng: 4 Khoản
Cộng thành tiền : ( Bằng chữ:…………………..)
Nhập ngày….. Tháng….. Năm 2005
Thủ trưởng đơn vị
Kế toán trưởng
Phụ trách cung tiêu
Người giao hàng
Thủ kho
Biểu số : 2-2
Công ty TNHH Sơn Chinh
Phiếu xuất kho
Ngày 28 tháng 1 năm 2005
Mẫu số: 01 - VT
Theo QĐ số:1141-TC/QĐ/CĐKT
Ngày 11Tháng 11Năm 1995
Của BTC
Số: 831NL
Địa chỉ : Thanh Trì - Hà Nội
Nợ:……………
Có:……………
Họ tên người giao hàng: Chị Thuỷ Địa chỉ : Bộ phận cắt
Lý do xuất: Xuất cắt đơn 085
Xuất tại kho: Nguyên vật liệu
Số TT
Tên nhãn hiệu quy cách phẩm chất vật tư ( sản phẩm, hàng hoá)
Mã số
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Theo chứng từ
Thực nhập
A
B
C
D
1
2
3
4
1
Vải chính E118/726
mét
725
725
2
Vải lót
mét
450
450
3
Vải chính E118/240
mét
724
724
4
Vải lót
mét
430
430
5
6
7
Tổng cộng: 4 Khoản
Cộng thành tiền : ( Bằng chữ:…………………..)
Xuất ngày 28 tháng 1 năm 2005
Thủ trưởng đơn vị
Kế toán trưởng
Phụ trách cung tiêu
Người giao hàng
Thủ kho
+ Nguyên vật liệu chính trực tiếp sản xuất là vải ví đặc điểm sản xuất của công ty chủ yếu là sản xuất hàng gia công nên toàn bộ nguyên vật liệu chính đều do bên đặt hàng cung cấp công ty theo điều kiện giao hàng CIF tại cảng Hải Phòng ( có nghĩa là chi phí từ nơi đặt hàng đến cảng Hải Phòng là do bên đặt hàng chịu).
Vì nguyên vật liệu chính do bên đặt hàng cung cấp công ty chỉ chịu chi phí nguyên vật liệu từ cảng về kho của công ty và chi phí này được tính vào giá thành nguyên vật liệu chính .
Cụ thể những chi phí này gồm: chi phí làm thủ tục hải quan chi phí vận chuyển, bốc xếp, lưu kho, lưu bãi… Về đến kho của công ty do đó giá thực tế của nguyên vật liệu chính . Thường rất nhỏ so với tổng chi phí . theo hợp đồng công ty nguyên vật liệu tại cảng Hải Phòng, làm thủ tục vận chuyên về đến kho .
Thủ kho nhập kho nguyên vật liệu theo phiếu nhập, căn cứ số liệu trên hoá đơn và số liệu thực nhập để kế toán vật tư ghi sổ xuất kho nguyên vật liệu căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất và định mức sử dụng nguyên vật liệu của từng mã hàng do phòng kĩ thuật cung cấp để làm thủ tục xuất kho nguyên vật liệu.
+ Theo dõi nguyên vật liệu về mặt hiện vật :
Căn cứ vào lệnh sản xuất và định mức tiêu hao nguyên vật liệu của từng mặt hàng để tiến hành xuất kho nguyên vật liệu . Thủ kho và nhân viên kinh tế của phân xưởng theo dõi việc giao nhận vật tư. Hai bên tiến hành lập phiếu có kí nhận chéo nhau cuối tháng tổng hợp số nguyên vật liệu chính xuất trong tháng, thủ kho đối chiếu với nhân viên kinh tế của xí nghiệp gửi số liệu lên phòng kế toán để lập phiếu xuất kho lập thành năm liên. Một liên lưu tại phòng nghiệp vụ kinh doanh một liên cho kế toán nguyên vật liệu, một liên cho phòng kế hoạch, một liên thủ kho giữ và một liên nhân viên kinh tế của Xí nghiệp giữ.
Hạch toán:
Để thanh toán chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp, kế toán công ty căn cứ vào chi phí vận chuyển nguyên vật liệu. Từ cảng về kho công ty theo đơn đặt hàng thuộc chuyến đó. Số chi phí vận chuyển này chỉ được phân bố cho toàn bộ số vải ngoài của đơn đặt hàng đó, mặc dù trong mỗi đơn đặt hàng bao gồm vải ngoài, vải lót và các loại phụ liệu kèm theo. Sau đó căn cứ vào số lượng vải ngoài xuất kho theo số lượng sản phẩm định mức nguyên vật liệu của từng mã hàng. Số chi phí này sẽ được hạch toán vào tải khoản 621 để tính vào quá trình sản xuất của mỗi mã hàng đó vào cuối quý.
Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho
Tổng hợp nhập-xuất
Từ số liệu tập hợp được từ bảng tổng hợp nhập - xuất – tồn trên, kế toán tổng hợp. Bảng phân bổ số 2 (Biểu số). Đây là bảng tổng hợp chi phí nguyên vật liệu công cụ xuất dùng cho bộ phận sản xuất, bộ phận quản lý phân xưởng.
Bộ phận bán hàng, bộ phận quản lý doanh nghiệp. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trên bảng phân bổ 2 và bảng kê số 3. Biểu số được hạch toán như sau:
Nợ TK 621 : 205.764.905
Có TK 152.1 : 205.192.765
Có TK 152.2 : 572.140
Từ số liệu trên bảng phân bổ số 2, kế toán ghi vào sổ kê số 4.
Biểu số: (2 -15) . Nhật ký chứng từ số 7 biểu số (2 – 16), sổ cái TK621.( Biểu đồ: 2-17).
Sơ đồ khái quát trình tự tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Phiếu nhập kho
Kho
Phiếu xuất kho
Tổng hợp nhập- xuất-tồn NVL
Bảng phân bổ số 2
Bảng kê số 4
Nhật ký chứng từ số7
Sổ cái TK621
2.2. Hạch toán chi phí phân công trực tiếp:
Với đặc điểm lao động của công ty gồm hai bộ phận là lao động trực tiếp và lao động gián tiếp, nên để thuận tiện cho việc theo dõi và tính lương chính xác cho người lao động công ty đã áp dụng hai hình thức trả lương, đó là trả lương theo thời gian và trả lương theo sản phẩm.
2.2.1. Hình thức trả lương theo thời gian:
Hình thức này được áp dụng đối với các cán bộ công nhân viên làm ở các phòng ban và nhân viên quản lý phân xưởng. Để tính lương thời gian cho cán bộ công nhân viên trong công ty, kế toán căn cứ vào bảng chấm công.
Kế toán căn cứ vào bảng chấm công để tính lương cho các nhân viên theo công thức sau:
Lương tháng = Lương chính + Lương thực tế, phép +Lương CN + Lương công tác
Trong đó:
Lương chính
=
Lương cơ bản
Ngày
x
Số ngày làm việc thực tế
Lương cơ bản/ngày
=
Lương cơ bản tháng x Hệ số lương
22
Lương cơ bản theo quy định hiện hành là 290.000 đ / 1 người / 1 tháng.
+ Lương lễ, phép = lương cơ bản/ ngày x số ngày nghỉ lễ, phép.
+ Lương chủ nhật= 20% lương cơ bản / ngày x số ngày chủ nhật.
+ Lương công tác: nếu công tác xa thì được hưởng 30.000 đ / ngày. còn nếu đi công tác gần thì được hưởng 20.000 đ / ngày.
vd: trong tháng 1 năm 2005 anh Hoàng Huy Hùng ở phòng kinh doanh XNK, có 26 ngày 2 ngày chủ nhật và 2 ngày công tác xa. Hệ số lương của anh hùng là 3,7 vậy lương cơ bản lương cơ bản tháng của anh Hùng được xác định như sau:
Lương cơ bản/ngày =
=
290 000 x
x
3 3,7
= 48773 ( đồng)
2 22
Lương chính = 48.773 x 26 = 1.268.098 (đồng)
Lương chủ nhật = 200% x 48.773 x 2 = 195.092 (đồng)
Lương công tác xa = 30.000 x 2 = 60.000 (đồng)
Tổng lương của anh Hùng là:=1.268.098 + 195.092 + 60.000 = 1.523.190 (đồng)
1. Chị Hoàng Thị Hoa: (ở phòng kinh doanh xuất nhập khẩu) có 24 ngày công, 2 ngày nghỉ phép.
2. Hệ số lương cơ bản của chị Hoa là 2,8. Lương của chị Hoa được xác định như sau:
Lương cơ bản/ngày = 290 000
x
2,8
= 36909 ( đồng)
22
Lương chính = 36.909 x 24 = 885.818 (đồng)
Lương lễ, phép = 36.909 x 2 x 100% = 73.818 (đồng)
Tổng lương của chị Hoa là: 885.818 + 73.818 = 959.736 (đồng)
Tương tự như trên, kế toán tính lương cho từng nhân viên, từng phòng ban trong công ty.
2.2.2 Hình thức trả lương theo sản phẩm:
Lương sản phẩm = Số lượng sản phẩm hoàn thành x Đơn giá / 1 sản phẩm
Lương chủ nhật
=
Lương sản phẩm
Ngày công thực tế
X
Số ngày chủ nhật x 200%
Lương lễ phép
=
Lương sản phẩm
Ngày công thực tế
x
Số ngày nghỉ phép
Nhìn vào bảng thanh toán tiền lương sản phẩm của Đoàn Bá Toàn.
Đơn giá tiền lương sản phẩm là 460 đ / 1 sp.
Lương sản phẩm = 1998 x 460 = 919.080 (đồng).
Lương lễ, phép
=
919.080
x 1
= 34.040 ( đồng)
27
Lương chủ nhật
=
919.080
x 2 x 200%
= 136.160 ( đồng)
27
Tổng lương = 919.080 + 136.160 + 34.040 = 1.089.280 (đồng)
Căn cứ vào bảng tổng hợp thanh toán tiền lương toàn công ty, kế toán lập bảng phân bổ tiền lương. (Biểu số 2- 10).
Để tập hợp và phân bổ tiền lương thực tế phải trả BHXH, BHYT, KPCĐ phải trích nộp trong tháng cho các đối tượng sử dụng lao động.
Công ty tiến hành trích các khoản theo lương với tỷ lệ quy định được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh cụ thể như sau:
Trích BHXH = 20% tổng lương cơ bản, trong đó 15% do công ty chịu và tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, còn 5% do người lao động chịu và được khấu trừ vào lương.
Trích BHYT = 3% tổng lương cơ bản, trong đó 2% do công ty chịu và tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, còn 1% do người lao động chịu và được khấu trừ vào lương.
Trích KPCĐ = 2% tổng lương thực tế và được tính hết vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ của công ty. 1% KPCĐ được nộp lên cấp trên, còn 1% để lại chi tiêu cho hoạt động công đoàn tại công ty.
Từ các số liệu tính toán được, nhân viên hạch toán gửi bản thanh toán tiền lương tháng 1 năm 2005 (biểu số 2 – 8 ) lên phòng tài chính – kế toán trung tâm kèm theo báo cáo kết quả sản xuất – doanh thu của xí nghiệp vào cuối tháng.
Tại phòng kế toán, kế toán tiền lương sẽ tiến hành tổng hợp lương cho toàn công ty. (Biểu số 2 - 9).
Cuối quý căn cứ vào tổng hợp lương cho toàn công ty của từng tháng kế toán tiền lương tổng hợp số liệu của cả quý lập bảng phân bổ số 1 (Biểu số 2 – 10). Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương. bảng này thể hiện số tiền lương và các khoản trích theo lương của toàn bộ công nhân viên trong công ty tập hợp được và phân bổ trong quý theo xí nghiệp may mặc, phân xưởng vận tải, bộ phận quản lý, bán hàng.
Từ bảng phân bổ số 1, kế toán tiến hành hạch toán chi phí nhân công trực tiếp như sau:
Nợ TK 622 : 765.887.361
Có TK 334 : 654.231.326
Có TK 338.2 : 13.084.627
Có TK 338.3 : 86.974.772
Có TK 338.4 : 11.596.636
Sau đó, chuyển số liệu này cho kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm lập bảng kê số 4 (biểu số 2 - 15) rồi lên nhật ký chứng từ số 7 (biểu số 2 - 16). Sau đó vào sổ cái TK 622 (biểu số 2 - 18).
Sơ đồ khái quát trình tự tập hợp chi phí nhân công trực tiếp .
Bảng cân đối sản lượng
Bảng chấm công, bảng xếp loại
Sổ cái TK 622
NKCT số 7
Bảng kê số 4
Bảng tổng hợp thanh toán lương
Bảng lương chi tiết
Bảng phân bổ số 2
2.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung.
a) Chi phí sản xuất chung hiện nay ở công ty TNHH Sơn Chinh gồm các khoản chi phí liên quan đến việc phục vụ, quản lý sản xuất trong phạm vi phân xưởng xí nghiệp.
- Tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên xí nghiệp.
- Chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ phục vụ cho sản xuất ở các phân xưởng.
- Chi phí khấu hao TSCĐ.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác.
Tương tự như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí nhân viên được hạch toán trên bảng phân bổ số 1 (biểu số 2- 10) như sau:
Nợ TK 627 : 58.364.061
Có TK 334 : 49.946.365
Có TK 338.2: 998.927
Có TK 338.3: 6.545.973
Có TK 338.4: 872.796
Số liệu này được kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, lập bảng kê số 4 (biểu số 2 - 15) rồi vào nhật ký chứng từ số 7 (biểu số 2 - 16). Sổ cái TK 627 (biểu số 2 - 20).
b) Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ:
Công cụ dụng cụ bao gồm: thiết bị điện, kéo cắt may… giá trị cúng thấp và thời gian sử dụng ngắn nên được xuất dùng phân bổ một lần. Giá trị công cụ dụng cụ, NVL xuất dùng theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ.
Chi phí về vật liệu ,công cụ dụng cụ dùng chung cho xi nghiệp .
Chi phí này bao gồm : chi phí về vật liệu ,công cụ dụng cụ xuất dùng chung cho xi nghiệp để sữa chữa TSCD thuộc xí nghiệp như máy móc ,thiết bị nhà cửa ,vật kiến trúc kho tàng do xí nghiệp tự làm và những chi phí về sản xuất dùng chung cho xí nghiệp .
Hàng ngày ,kế toán nguyên vật liệu ,công cụ dụng cụ căn cứ vào phiếu xuất kho ,nhập kho NVL ,công cụ dụng cụ cho các đối tượng sử dụng trong toàn xí nghiệp để ghi vào sổ chi tiết phụ liệu công cụ dụng cụ .
Cuối quý , từ số liệu trên tổng nhập –xuất –tồn nhiên liệu ,phụ tùng thay thế công cụ dụng cụ .(biểu số2-3).Để ghi vào bảng phân bổ số 2.
Nợ TK627: 297.960.441
Nợ TK152.3: 130.586.244
NợTK152.4: 82.120.899
NợTK153 :85.253.298
Toàn bộ số liệu này sễ được kế toán chi phí sản xuất chung và tính giá thành tập hợp bảng kê số 4.(Biểu số 2-15 ).Từ lên nhật kí chứng từ số 7 .(Biểu số2-16 ) sổ cái tài khoản 627 (biểu số 2-20 )
c)Chi phí khấu hao TSCD :
Bao gồm chi phí khấu hao TSCD thuộc xí nghiệp, bộ phận sản xuất như máy móc, thiết bị, nhà xưởng. Mức khấu hao theo quy định tại quyết định 1062 có bản đăng kí mức thích khấu hao với cơ quan quản lí vốn và đã được duyệt Trong công ty máy móc thiết bị sản xuất bao gồm rất nhiều loại khác nhau có giá trị ban đầu tương đối lớn và tỷ lệ khấu hao :nhà cửa ,vật kiến trúc :2%-25%,phương tiện vận tải 6% -10%, máy móc thiết bị :20%,thiết bị văn phòng :20% -33%.
* Căn cứ vào bảng tính và phân bổ khấu hao TSCD kề toán hạch toán
Nợ TK627 : 201.604.263
Có TK214: 201.604.263
Biểu số 2-14
Bảng cân đối phát sinh TK214
Quý I Năm 2005
STT
Diễn giải
TK đối xứng
Số phát sinh
Nợ
Có
Dư đầu kỳ
5.655.912.847
Phát sinh trong kỳ
325.567.425
1
Phân bố KHTSCĐ vào CPQLDN
115.435.627
2
Phân bố KHTSCĐ vào CP Bán hàng
8.527.535
3
Phân bố KHTSCĐ vào CPSXC
201.604.263
Dư cuối kỳ
5.857.517.110
P. Phòng KT-TC Kế toán ghi sổ
d. Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác:
chi phí dịch vụ mua ngoài chủ yếu là điện và nước. Toàn công ty sử dụng chung một đồng hồ đo nước và đo điện. Hàng tháng công ty thực hiện dịch vụ này thông qua tiền gửi ngân hàng. Chi phí này được tập hợp chung toàn bộ công ty và được phân bố cho từng xí nghiệp, theo tiêu thức phân bổ là tiền lương gốc.
Chi phí bằng tiền khác như: Chi phí bồi dưỡng công nhân ngoài giờ, chi phí làm vệ sinh xí nghiệp, chi phí sửa chữa nhỏ…Những chi phí này được chi bằng tiền mặt,TGNH,tiền tạm ứng do bộ phận kế toán quản lý .
Từ số liệu trên nhật ký chứng từ số 1,số 2và các nhật ký chứng từ khác có liên quan đến hạch toán :
NợTK627 : 559.085.288
Có TK111 : 317.403.688
CóTK112: 241.681.600
*Tổng hợp hạch toán chi phí sx chung.
Căn cứ vào bảng phân bổ số 1,biểu số(2-10 ),bảng phân bổ số 2,biểu số (2-5 ),các nhật kí chứng từ số 1 ,số 2,các NKCT có liên quan ,kế toán hạch toán chi phí SXC
Căn cứ vào bảng phân bổ số một .(Biểu số 2-10 ), bảng phân bổ số 2 .(Biểu số 2-6 ) các nhật kí chứng từ số một, số 2 và các nhật kí chứng từ có liên quan, kế toán hạch toán chi phí sản xuất chung .
Nợ TK627 : 1.413.997.182
Có TK334 : 49.946.365
CóTK 338 : 8.417.697
Có TK152.3 : 130.586.244
Có TK153 : 85.253.298
CóTK 214 : 201.604.263
CóTK 112 : 241.681.600
CóTK 111 : 317.403.688
CóTK335 : 153.416.600
CóTK 142 : 119.629.176
CóTK 131 : 23.937.352
CóTK152.4 : 82.120.899
Từ các số liệu trên, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành lập bảng kê, sau đó ghi vào nhật kí chứng từ số 7. (Biểu số2-16 ). Sổ cái TK627 (biểu số 2-20).
3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn công ty :
Tất cả các chi phí sản xuất có liên quan đến hoạt động sản xuất chính của công ty dù được hạch toán ở TK nào cũng được tập hợp vào bên NợTK154.
Cụ thể quý I năm 2005 tất cả các số liệu phân bổ số 1, số 2 và các nhật kí chứng từ có liên quan kết chuyển theo trình tự .
1
Nợ TK 154 : 205.764.905
CóTK 621 : 205.764.905
2
NợTK 154 : 765.887.631
Có TK 622 : 765.887.631
3
Nợ TK 154 : 737.078.526
CóTK627 : 737.078.526
Sau đó khi tập hợp các số liệu trên “Bảng kê số 4” kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành lập “Nhật kí chứng từ số 7”.
4.Công tác tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Sơn Chinh
4.1. Đối tượng tính giá thành:
Sản phẩm sản xuất hoàn thành của công ty có nhiều loại như áo Jacket, quần âu… được sản xuất theo từng mã hàng, từng đơn đặt hàng. Trong mỗi mã hàng lại gồm nhiều loại kích cỡ khác nhau. Nhưng đặc điểm của mỗi loại hình gia công may mặc không phân biệt sự khác nhau về đơn giá gia công giữa các loại có kích cỡ khác nhau nhưng cùng một mã hàng thì có đơn giá như nhau.
Như vậy, đối tượng tính giá thành tại công ty này được xác định là từng mã hàng (hay nhóm sản phẩm cùng loại).
4.2. Kỳ tính giá thành và đơn vị.
Do tính chất của hàng may mặc, cuối quý kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành cho từng mã hàng. do đặc thù riêng của ngành may, cuối quý căn cứ vào kết quả tập hợp chi phí sản xuất trong quý, báo cáo kết quả sản xuất – doanh thu, cùng các bảng phân bổ, bảng kê các chứng từ có liên quan để tính ra tổng giá thành sản phẩm và giá thành đơn vị cho từng mã hàng theo phương pháp giản đơn. Mặc dù sản phẩm của công ty được trải qua nhiều giai đoạn kế tiếp nhau nhưng do đặc thù của hàng may mặc nên công ty không phân bước để tính giá thành “Bảng tính giá thành sản phẩm sản xuất quý 1 năm 2005” (Biểu số 2 - 21).
Đối với hàng gia công thì chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp tập hợp trong kỳ đã được phân bổ cho các mã hàng theo tiêu thức phân bổ. Số vải ngoài thực xuất cho sản xuất từng mã hàng.
Giá thành của mã hàng 12.684 MLT.
Phương pháp tính giá thành: phương pháp giản đơn.
1. Lương bán thành phẩm cắt = tổng sản phẩm hoàn thành = 3.614 sản phẩm.
2. Đơn giá gia công = 2,8 USD x 15.000 = 42.000 đ / sp.
3. Doanh thu gia công = 42.000 x 3.614 = 151.788.000 đ.
Trong đó:
- Doanh thu gia công của cả quý 1 là 10.023.199.500 đồng.
- Tổng chi phí nhân công trực tiếp :765.887.361 (đồng )
- Tổng chi phí sản xuất chung : 1.413.997.182 (đồng)
- Tổng chi phí NVL là : 205.764.905 ( đồng)
Biết:
- Chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung được phân bổ theo doanh thu gia công.
- Chi phí NVL được phân bổ theo lương bán thành phẩm cắt.
Như vậy:
Tỷ lệ phân bổ theo doanh thu gia công mã hàng 12684 MLT
=
Doanh thu gia công của mã hàng 12684 MLT
Tổng doanh thu gia công quý I
151.788.000
= 0.01514366744
10.023.199.500
1. Chi phí nhân công trực tiếp của mã hàng này = 0,01514366744 x 765.887.361 = 11.598.343
2. Chi phí sản xuất chung = 0,01514366744 x 1.413.997.182 = 21.413.102
Tỷ lệ phân bổ theo lương BTP cắt
=
Lương BTP cắt của mã hàng 12684 MLT
Tổng lương BTC của cả kỳ
=
3.614
= 0,0129833738
278.365
3. Chi phí NVL được phân bổ của mã hàng này
= 0,0129833738 x 205.764.905 = 2.671.522
Phần ba
Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Sơn Chinh.
I – Nhận xét chung về công tác quản lý và kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty.
1. Ưu điểm:
Sau thời gian thực tập tại công ty TNHH Sơn Chinh dựa trên hiểu biết nhận thức của bản thân tôi nhận thấy công tác quản lý và sản xuất nói chung, công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành nói riêng tại công ty đã có nhiều ưu điểm. Công ty đã năng động trong việc chuyển đổi cơ chế, đã cố gắng tìm giải pháp để liên tục cải tiến mẫu mã, kiểu cách sản phẩm như áo sơ mi, áo Jacket, quần váy… để phù hợp với thị trường hiện nay. Đã đảm bảo giải quyết đủ việc làm cho cán bộ công nhân viên, sản phẩm của công ty được thị trường chấp nhận và có uy tín cao. Đó là kết quả của sự linh hoạt nhạy bén trong quản lý và sự đóng góp quan trọng của công tác kế toán, đặc biệt không thể thiếu được sự phân tích khách quan khoa học của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, để từ đó công ty có biện pháp trong quản lý chi phí sản xuất và quản lý giá thành – một trong những quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp trong cơ chế hiện nay.
Bên cạnh đó công ty còn có đội ngũ kế toán đầy đủ năng lực và kinh nghiệm làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, bộ máy kế toán được tổ chức sắp xếp phù hợp với yêu cầu công việc và trình độ của từng người. Hệ thống sổ sách đúng theo quy định, do vậy các phần hành công việc kế toán được thực hiện khá trôi chảy. Đặc biệt về công tác tập hợp chi phí sản xuất tập hợp chi phí đánh giá được đúng đắn tầm quan trọng của nó công ty đã tiến hành đều đặn hàng quý. Việc thực hiện tương đối khoa học tỉ mỉ, luôn bám sát, phản ánh được thực tế trong công tác tính giá thành việc xác định đối tượng tính giá thành là từng mã hàng ở từng xí nghiệp là hợp lý. Tuy nhiên quá trình tính toán không tránh khỏi những thiếu sót, nhiều bước tính toán chưa được hợp lý đã làm cho độ chính xác của giá thành chưa cao.
Công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty được tiến hành nề nếp, mặc dù trong thời gian qua có sự đổi mới trong hệ thống chế độ kế toán doanh nghiệp. Nhưng công ty đã nhanh chóng tiếp thu và vận dụng một cách linh hoạt kịp thời để phù hợp với tình hình thực tế tại công ty. Tuy nhiên bên cạnh đó công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm vẫn còn một số hạn chế.
Như công tác tập hợp chi phí sản xuất công ty đã xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng đối tượng cụ thể. Việc xác định đối tượng như vậy sẽ làm cho việc tập hợp chi phí và tính giá thành phức tạp.
Về công tác tính giá thành: mỗi khi ký hợp đồng sản xuất, gia công một sản phẩm nào đó với khách hàng công ty đều cùng bên đặt hàng nghiên cứu mẫu mã, sản xuất thử, trên cơ sở tính toán đó tính toán thoả thuận định mức NVL và đơn giá gia công đối với từng mã hàng cụ thể. Đơn giá gia công làm cơ sở để tính đơn giá lương và công ty lấy chi phí tiền lương khoán làm tiêu thức phân bổ chi phí cho từng mã hàng là hợp lý. Tuy nhiên kỳ tính giá thành của công ty là hàng quý vào thời điểm cuối mỗi quý như vậy sẽ làm giảm hiệu quả của thông tin về giá thành của sản phẩm kỳ tính giá thành cần được công ty xác định lại để kịp thời kiểm tra giám sát tình hình sản xuất kinh doanh của công ty.
Nhìn chung công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty tổ chức tốt tuy chưa hoàn thiện. Công ty cần nghiên cứu một vài yếu tố nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
2. Những vấn đề còn tồn tại:
Bên cạnh những thành quả đã đạt được thì công tác kế toán của công ty không hạch toán những khó khăn, tồn tại nhất định. Những tồn tại đó tuy không phải là những tồn tại nghiêm trọng vì nó có thể mang tính khách quan hoặc chủ quan nhưng nếu công ty nghiên cứu thì sẽ nâng cao và hoàn thiện hơn nữa. Khi đó công tác kế toán sẽ cung cấp thông tin hữu hiệu hơn cho công tác quản lý kinh tế nói chung ở công ty.
Sau đây là một số vấn đề còn tồn tại:
2.1. Cách hạch toán chi phí vận chuyển:
ở công ty chi phí vận chuyển tập hợp đều được tính hết cho vải ngoài mặc dù trong đó không chỉ vải ngoài mà còn cả vải lót và phụ liệu. Việc hạch toán ở công ty như vậy sẽ không đảm bảo được chính xác của giá thành vì giả sử trong cùng một đơn đặt hàng có 2 mã hàng cùng tiêu tốn lượng vải ngoài như nhau nhưng vải lót và phụ liệu khác nhau. Nếu theo cách hạch toán trên thì hai mặt hàng này có chi phí NVL chính bằng nhau nhưng thực tế lại không bằng nhau.
Để khắc phục việc tính toán không chính xác trên. Công ty cần hạch toán chi phí vận chuyển cho cả vải lót và phụ liệu. Theo em để hạch toán chi phí vận chuyển ta tiến hành tính chi phí cho vải ngoài và vải lót, còn phụ liệu do khối lượng nhỏ, khó tách giữa các mặt hàng nên ta bỏ qua.
Ví dụ: trong hợp đồng ký kết với hãng HABIITEX của Bỉ, trong một container NVL được chuyển đến kho của công ty trong đó lượng vải ngoài được chiếm 450.780 mét (số liệu này kế toán nắm qua các chứng từ nhập kho) và tổng chi phí vận chuyển 269.521.362 đồng. Chi phí vận chuyển tính cho 1 dơn vị vải ngoài là:
269521362
= 597,99 ( đ/m)
450780
Nếu lương vải lót: 127.300 m.
Thì chi phí vận chuyển phải tính là:
369521362
= 458,9 (đ/m)
450780+127300
2.2. Cần tập hợp chi phí cho bộ phận sản xuất kinh doanh phục vụ.
Đội xe thực tế tại công ty có một đội xe chuyên môn làm công tác vận chuyển thu mua NVL phục vụ cho sản xuất và vận chuyển tiêu thụ sản phẩm với khối lượng vận chuyển tương đối lớn. Thực chất đây là một bộ phận sản xuất kinh doanh phục vụ trong công ty nên phải được tập hợp và phân bổ chi phí cho bộ phận sản xuất kinh doanh phụ này.
Nhưng trong thực tế việc hạch toán chi phí cho bộ phận này chưa hợp lý, cụ thể như chi phí về xăng dầu của đội xe được hạch toán trực tiếp vào chi phí chuyển NVL do khách hàng cung cấp tuy tổng chi phí không thay đổi nhưng trên bảng tổng hợp TK 152 lại xuất hiện đối ứng:
Nợ TK 152.1
Có TK 152.3
Chi phí tiền lương và BHXH của nhân viên ở đội xe được kết chuyển vào TK 642 với định khoản
Nợ TK 334, 338
Có TK 642
Chi phí khấu hao xe cũng tập hợp vào TK 642.
Theo tôi việc tập hợp và phân bổ chi phi của bộ phận vận chuyển ở công ty TNHH Sơn Chinh là chưa hợp lý. Công ty cần phải mở thêm TK (chi tiết để theo dõi và tập hợp chi phí cho đội xe) sau đó phân bổ cho các đối tượng liên quan. Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh phụ cho bộ phận vận tải này được hạch toán cụ thể:
+ Chi phí NVL xuất dùng trong quý:
a) Nợ TK 152
Có TK 111
Nợ TK 621 (chi tiết đội xe)
Có TK 152 (152.3)
+ Chi phí tiền lương và BHXH cho đội xe ghi:
Nợ TK 622 (chi tiết đội xe)
Có TK 334, 338
+ Chi phí khấu hao xe và các chi phí khác như:
Nợ TK 627 (chi tiết đội xe)
Có TK 214, 111…
Cuối quý tất cả đều kết chuyển sang TK 154 (chi tiết cho từng đội xe) để tính giá thành vận chuyển.
Nợ TK 154 (chi tiết đội xe)
Có TK 621, 622, 627
Và việc phân bổ lao động cho các đối tượng liên quan cụ thể như sau:
+ Nếu phục vụ vận chuyển NVL:
Nợ TK 152
Có TK 154 (chi tiết đội xe)
+ Nếu phục vụ vận chuyển sản phẩm hoàn thành:
Nợ TK 641
Có TK 154 (chi tiết đội xe)
+ Nếu phục vụ vận chuyển bên ngoài:
Nợ TK 632
Có TK 154 (chi tiết đội xe)
2.3. Khả năng thu hồi phế liệu:
Là một doanh nghiệp chuyên sản xuất và gia công các mặt hàng may mặc, với NVL nhập khẩu. Ngoài ra các sản phẩm của công ty đa dạng và đều phải thông qua nhiều công đoạn: cắt, may, là, đóng gói bằng các máy móc chuyên dùng với số lượng sản phẩm tương đối lớn. Cho nên phế liệu từ các sản phẩm của công ty là rất lớn và cần có phương pháp thu hồi hợp lý.
Khi thu hồi phế liệu, công ty đã chuyển ngay vào phần doanh thu, để việc tính toán giá thành được chính xác hơn theo tôi công ty nên hạch toán thu hồi phế liệu vào phần chi phí:
Nợ TK 152
Có TK 621
Từ đó sẽ giúp cho chi phí NVL giảm, làm cho giá thành giảm và việc xác định giá bán chính xác và hợp lý hơn.
Kết luận
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là vấn đề quan tâm của các doanh nghiệp sản xuất trong giai đoạn phát triển kinh tế hiện nay. Do đó công tác này luôn luôn cần được cải tiến và hoàn thiện đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong công tác quản lý kinh tế. Phát huy vai trò của kế toán là giám đốc bằng đồng tiền đối với quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp một cách toàn diện và có hệ thống, phát hiện từ những nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan, bên cạnh những ưu điểm, công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Sơn Chinh vẫn còn tồn tại một số hạn chế.
Qua việc đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu tình hình thực tế về công tác kế toán tại công ty, tôi đã mạnh dạn đưa ra những ý kiến đề xuất với nguyện vọng góp phần củng cố nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đồng thời giám sát chặt chẽ và nâng cao hiệu quả việc sử dụng các chi phí, tập hợp chi phí và phân bổ các chi phí một cách hợp lí để xác định đúng, chính xác chỉ tiêu giá thành sản phẩm ở công ty TNHH Sơn Chinh .
Với đội ngũ kế toán có năng lực, trình độ có tinh thần trách nhiệm cùng với sự đầu tư trang thiết bị hiện đại nhất định công tác kế toán nói chung và kế toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm nói riêng của công ty sẽ là cơ sở thúc đẩy quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển và đem lại hiệu quả cao. Tuy nhiên do còn có nhiều hạn chế về mặt kiến thức và thời gian thực tập nên chắc chắn sẽ còn những thiếu sót. Em rất mong được sự góp ý của thầy cô giáo, ban lãnh đạo công ty, các anh chị trong phòng tài chính – kế toán công ty nhằm hoàn thiện hơn nũa đề tài thực tập em nghiên cứu.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn cô thầy giáo Trần Thị Mẽ đã tận tình hướng dẫn em trong suốt thời gian thực tập, cùng ban lãnh đạo và các anh chị trong phòng kế toán của công ty TNHH Sơn Chinh đã giúp em hoàn thành đề tài thực tập này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội ngày 25/04/2006.
Mục lục
Trang
Nhận xét của đơn vị thực tập
Các danh mục viết tắt
NVLTT : Nguyên vật liệu trực tiếp
NCTT : Nhân công trực tiếp
SXC : Sản xuất chung
KKTX : Kê khai thường xuyên
KKĐK : Kiểm kê định kỳ
NVLP : Nguyên vật liệu phụ
TSCĐ : Tài sản cố định
TK : Tài khoản
CPSXC : Chi phí sản xuất chung
SXKD : Sản xuất kinh doanh
SP : Sản phẩm
SPDD : Sản phẩm dở dang
TP : Thành phẩm
VLP : Vật liệu phụ
VLC : Vật liệu chính
NKCT : Nhật ký chứng từ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0625.doc