Đề tài Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp May Xuất khẩu Thanh Trì

Theo hệ thống quản lý chất lượng, giám đốc có trách nhiệm và quyền hạn sau: - Tổ chức và điều hành xí nghiệp hoàn thành mọi chỉ tiêu kế hoạch được giao - Xây dựng chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng của xí nghiệp tại xí nghiệp - Tổ chức và thường xuyên xem xét hoạt động của hệ thống chất lượng tại xí nghiệp, áp dụng và duy trì theo ISO 9221- 2000 - Tổ chức bộ máy quản lý, điều hành, kiểm tra các hoạt động của xí nghiệp - Định kỳ tổ chức các cuộc họp kiểm tra xem xét các hoạt động của hệ thống chất lượng tại xí nghiệp - Phân công trách nhiệm và quyền hạn cho các đồng chí trong bán giám đốc và các trưởng bộ phận trong xí nghiệp - Phê duyệt và chỉ đạo các kế hoạch chất lượng trong xí nghiệp - Chịu trách nhiệm trong công tác đào tạo nguồn nhân lực tích ứng cho hoạt động của xí nghiệp.

doc87 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1138 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp May Xuất khẩu Thanh Trì, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất A B C D 1 2 3 4 1 Phấn may 3621 Hộp 1.000.000 1.000.000 2 2.000.000 Cộng 2.000.000 Cộng thành tiền( bằng chữ): Hai triệu đồng. Thủ trưởng ( Đơn vị) Phụ trách Cung tiêu Thủ kho Người nhận Kế toán trưởng Trong quý, căn cứ vào các chứng từ kế toán nhập số liệu về các chip phí NVL phát sinh vào máy, sau đó máy sẽ tự động chuyển vào sổ nhật ký chung, sổ nhật ký chuyên dùng, sổ cái TK 621 và báo cáo Nhập- Xuất- Tồn vật tư như sau: Sổ nhật ký chung ( Trích Quý IV/2004) Đơn vị: đ N,T ghi sổ Chứng từ Diễn giải Đã ghi sổ cái SHTK Số phát sinh Số N,T Nợ Có ….. …. ….. … ….. …. 1854 10/10/2004 Thanh toán chi phí NVL 621 152 3.234.000 3.243.000 1855 15/10/2004 Nhập ASD, ADF, MAX 621 152 3.365.000 3.365.000 1856 20/10/2004 Thanh toán tiền bốc hàng vào kho 621 111 1.455.000 1.455.000 1955 27/10/2004 Chỉ may 621 152 61.662.090 61.662.090 1956 27/10/2004 Cúc dập 621 152 2.000.000 2.000.000 1959 27/10/2004 Chỉ thêu 621 152 3.195.490 3.195.490 1960 27/10/2004 Thùng Catton 621 152 16.342.970 16.342.970 2005 3/11/2004 Khoá 621 152 2.331.600 2.331.600 2006 3/11/2004 Mex, xốp 621 152 6.300.000 6.300.000 2006 15/11/2004 Túi ni lông 621 152 1.232.000 1.232.000 KC 31/12/2004 Giấy chống ẩm 621 152 960.000 960.000 K/C chi phí NVLTT 154 621 1.884.242.299 1.884.242.299 … ………… Sổ nhật ký chi tiền ( Trích quý IV/2004) Đơn vị :đồng N,T ghi sổ Chứng từ Diễn giải Ghi có TK Ghi nợ các TK Số N,T 621 622 627 TK khác Số tiền Số hiệu … …. … … … .. 2006 15/11/2004 Túi Nilong 1111 1.232.000 2006 15/11/2004 Băng dính nhỏ 1111 3.547.900 2089 27/11/2004 Giấy chống ẩm 1111 960.000 ….. …. …. … ….. …. Đối với mã hàng ADF 23 : Chi phí NCTT về lương của công nhân trực tiếp sản xuất mã hàng cuối kì tập hợp được là 14.401.344 đồng thì tổng chi phí nguyên vật liệu được phân bổ là : 14.401.344 x 0,0976336 = 1.406.056 (đồng) Đối với mã hàng MAX 806 : Chi phí NCTT về lương của CN TT sản xuất mã hàng cuối kì là 28.548.363 đồng thì chi phí nguyên vật liệu được phân bổ là : x 0,0976336 =2.787.280 (đồng ) Ngoài ra, mã hàng MAX 806 trong quí còn phát sinh chi phí về các loại chỉ may, chỉ thêu (TK 1522 ) kế toán tập hợp được là 6.255.194 đồng, và các loại chi phí vật liệu khác ( TK 1521- TK 1525 )là 1.912.428 đồng. Vậy tổng chi phí nguyên vật liệu đối mã hàng này : 2.787.280 +6.255.194 +1.912.428 =10.954.902 (đồng ) Đối với mã hàng ASD 15 : Chi phí NCTT về lương của công nhân trực tiếp sản xuất mã hàng cuối kì tập hợp là 15.252.000 (đồng ). Vậy tổng chi phí nguyên vật liệu là : 15.252.000 x 0,0976336 = 1.489.108 (đồng ) Sổ cái TK 621 621 Chi phí nguyên vật liệu ( Trích quý IV/2004) Đơn vị : Đồng Số dư đầu kỳ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Phát sinh Số N,T Nợ Có … …. …. … …. …. 1854 10/10/2004 Thanh toán chiphí NVL 1111 3.234.000 1855 15/10/2004 Nhập Nl ADS, MAX 1111 3.365.000 1856 20/10/2004 Thanh toán tiền bốc hàng vào kho 1111 1.455.000 1955 27/10/2004 Chỉ may 1522 61.662.090 1956 27/10/2004 Cúc dập 1522 2.000.000 1959 27/10/2004 Chỉ thêu 1522 3.195.490 1960 27/10/2004 Thùng Catton 1525 16.342.970 2005 3/11/2004 Khoá 1522 2.331.600 2006 3/11/2004 Mex, xốp 1521 6.300.000 2006 15/11/2004 Túi ni lông 1522 1.232.000 2089 27/11/2004 Băng dính nhỏ 1522 3.547.900 …………. …….. ………. K/C 31/12/2004 Kết chuyển chi phí NVL TT 154 1.884.242.299 Phát sinh trong kỳ 1.884.242.299 1.884.242.299 Số dư cuối kỳ 4.Kế toán chi phí nhân công trực tiếp: Chi phí nhân công của xí nghiệp bao gồm tiền lương, các khoản trích theo lương của công nhân sản xuất sản phẩm trực tiếp TK sử dụng: TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp: Trong quý, chi phí NCTT phát sinh cho đơn đặt hàng, mã hàng nào thì tập hợp vào đơn hàng, mã hàng đó. 4.1. Kế toán tập hợp tiền lương: Tại xí nghiệp, việc trả lương cho côngnhân trực tiêp sản xuất ở xí nghiệp được thực hiện theo hình thức lương sản phẩm và lương cơ bản, ngoài ra còn có tiền lương thêm giờ, tiền ăn ca của công nhân sản xuất và tiền thưởng của công nhân. Căn cứ để trả lương sản phẩm tới từng công đoạn gồm: Mặt bằng chi trả thù lao động của toàn ngành Khả năng chi trả của xí nghiệp Khảo sát mức khoán thực tế của xí nghiệp, công nhân sẽ đạt lượng khoán sản phẩm 8 giờ/ ngày là 560.000 đồng. Căn cứ vào đơn giá tiền công khi có đơn đặt hàng mà phòng kế hoạch đã tính và số sản phẩm hoàn thành nhập kho của từng bộ phận sản xuất phòng lao động tiền lương tính lương cho từng công nhân viên, lập bảng tính lương sản xuất sản phẩm và bảng thanh toán lương theo từng tháng. Cách tính lương như sau: Lương cơ bản = 290.000 x 1,4= 406.000( 1,4 là hệ số lương bậc 1 theo quy định của ngành may) Tiền lương sản phẩm là tiền lương sảnphẩm làm được theo định mức và tiền lương sản phẩm làm được so với định mức. Công thức: TL= ( ĐG x SL1)+( ĐG x SL2 X 1,5) Trong đó: TL: Tiền lương sản phẩm SL1: Số lượng sản phẩm làm được so với định mức SL2: Số lượng sản phẩm làm được vượt định mức ĐG: Đơn giá sản phẩm Lương làm thêm giờ:Là lương trả cho công nhân làm thêm ngoài giờ. Có hai mức tính Làm thêm giờ vào ngày thường= Mức lương hệ số 1 x 1,5 Làm thêm giờ vào ngày lế, tết, chủ nhật= Mức lương hệ số 1 x 2 Khác là tiền ăn ca của công nhân Trích nộp: Gồm các khoản trích sau: BHXH= Lương cơ bản x 15% BHYT= Lương cơ bản x 1% KPCĐ= Tổng thu * 1% Xí nghiệp thanh toán lương cho côngnhan theo hai kỳ trong tháng, mỗi kì là 50%. Cuối kỳ tính giá thành, kế toán nhận bảng thanh toán lương bên phòng lao động- tiền lương và bảng kê lương chi tiết để tập hợp chi phí NCTT tính giá thành cho các sản phẩm và từng mã hàng. Bảng kê chi tiết lương sản phẩm ( Trích quý IV/20004 ) Đơn vị tính : Đồng STT Mã hàng Loại PX BP SL ĐG TT Ghi chú ADF 23 Quần lửng PX 1 Cắt 1 6.000 198 1.188.000 ADF 23 Quần lửng PX 1 C1/I 6.000 1.944 11.664.000 ADF 23 Quần lửng PX 1 Ht1 6.000 312 1.872.000 ADF 23 Quần lửng PX 1 OTK1 6.000 88 528.000 Tổng 14.401.344 MAX 806 Quần sooc PX 1 Cát 1 4.009 413 1.655.717 MAX 806 Quần sooc PX 1 Cát 1 919 619,5 569.321 MAX 806 Quần sooc PX 1 C5/1 4.009 4.051 16.240.459 MAX 806 Quần sooc PX 1 C5/1 919 6.075 5.584.304 MAX 806 Quần sooc PX 1 HT1 4.009 651 2.609.589 MAX 806 Quần sooc PX 1 HT1 919 482 897.404 MAX 806 Quần sooc PX 1 OTK1 4.009 184 737.656 MAX 806 Quần sooc PX 1 OTK1 919 276 253.644 Tổng 28.548.363 ASD 15 áo 3L PX II Cắt 2 452 801 362.052 ASD 15 áo 3L PX II C6/II 452 31.325,4 14.159.064 ASD 15 áo 3L PX II HT 1 452 1.261 569.972 ASD 15 áo 3L PX II OTK 452 356 160.912 Tổng 15.252.000 …. … … … … … … 4.2. Kế toán tập hợp các khoản trích theo lương: Xí nghiệp tiến hành trích các khoản phải nộp theo lương theo công thức sau: BHXH= Lương cơ bản x 15% BHYT= Lương cơ bản x 1% KPCĐ= lương thực tế x 1% Dựa vào bảng thanh toán lương của toàn quý IV/2004 ta có: Lương cơ bản = 1.899.865.106 đồng Lương thực tế = 2.461.407.508 đồng Vậy các khoản trích theo lương được tính như sau: BHXH= 1.899.865.106 x 15% = 284.979.766 đồng BHYT= 1.899.865.106 x 1%= 18.998.651 đồng KPCĐ= 2.461.407.508 x 1%= 24.614.075 đồng Cuối mỗi quý,khi nhận được các bảng kê chi tiết lương sản phẩm, bảng thanh toán lương đã trả cho công nhân viên do phòng lao động tiền lương chuyển sang, kế toán tổng hợp tiến hành tính khoản tiền lương của công nhân sản xuất trực tiếp và các khoản trích trong kỳ. Các khoản trích theo lương đối với từng mã hàng là: Mã hàng ADF23 là 1.922.548 đồng Mã hàng ASD15 là 2.036.108 đồng Mã hàng MAX 806 là 3.811.144 đồng Tổng chi phí NCTT tập hợp cho 3 mã hàng là: Chi phí NCTT cho mã hàng ADF 23 là: 14.401.344+ 1.922.548 = 16.323.892 đồng Cho mã hàng ASD 15 là: 15.252.000+ 2.036.108= 17.288.108 đồng Cho mã hàng MAX 806 là: 28.548.363+ 3.811.144= 32.359.507 đồng. Trong quý căn cứ vào các chứng từ kế toán về chi phí NCTT đã phát sinh kế toán tiền lương phản ánh trên sổ nhật ký chung và sổ cái TK 622. Sổ nhật ký chung (Trích quý IV/2004) Đơn vị : đồng N,T ghi sổ Chứng từ Diễn giải Đã ghi sổ cái SHTK Số phát sinh Số N,T Nợ Có …. …. … … … 1252 1/12/2004 Lương công nhân trực tíêp SX kỳ I/12 622 334 10.300.000 10.300.000 3245 31/12/2004 Lương công nhân trực tiếp SX kỳ II/12 622 334 52.140.300 52.140.300 KC 31/12/2004 KPCĐ 622 3382 24.614.075 24.614.075 KC 31/12/2004 BHXH 622 3383 284.979.766 284.979.766 KC 31/12/2004 BHYT 622 3384 18.988.651 18.988.651 KC 31/12/2004 Kết chuyển lương quý IV vào chi phí 622 334 2.461.407.508 2.461.407.508 KC 31/12/2004 K/C các khoản trích quý IV vào chi phí 154 622 328.592.492 328.592.492 Xí nghiệp May XK Thanh Trì Sổ cái TK 622 622 chi phí nhân công trực tiếp ( Trích quý IV/2004) Đơn vị:đ Số dư đầu kỳ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh Số N,T Nợ Có …. …. … … … … 1832 1/12/2004 Lương công nhân trực tíêp SX kỳ I/12 334 10.300.000 1856 31/12/2004 Lương công nhân trực tiếp SX kỳ II/12 334 52.140.300 KC 31/12/2004 KPCĐ 3382 24.614.075 KC 31/12/2004 BHXH 3383 284.979.766 KC 31/12/2004 BHYT 3384 18.988.651 KC 31/12/2004 Kết chuyển lương quý IV vào chi phí 154 2.461.407.508 KC 31/12/2004 K/C các khoản trích quý IV vào chi phí 154 328.596.492 Phát sinh trong kỳ 2.790.000.000 2.790.000.000 Số dư cuối kỳ 5. Kế toán chi phí SXC: TK sử dụng: TK 627- chi phí sản xuất chung. Gồm các khoản sau: - Chi phí nhân viên phân xưởng: 6271- Chi phí nhân viên phân xưởng: Bao gồm tiền lương của nhân viên ở bộ phận gián tiếp trong phân xưởng như lương của quản đốc phân xưởng, tổ trưởng, nhân viện phục vụ khác , tiền ăn giữa ca của công nhân trực tiếp SX. - Chi phí vật liệu: 6272- Chi phí vật liệu: Bao gồm các vật liệu cơ khí như kim may máy,mũi khoan, dây da….. dùng để sửa chữa bảo dưỡng máy may như nhiên liệu và các vật liệu SX khác như : phấn may, băng dính…. - Chi phí công cụ dụng cụ sản xuất: 6273- chi phí dụng cụ sản xuất:. Bao gồm: chi phí về kéo, bàn là, bảo hộ lao động…. - Chi phí KHTSCĐ: 6274- Chi phí KHTSCĐ: Là trích KH hệ thống máy móc thết bị dây truyền SX trong phân xưởng và các chi phí lớn sửa chữa TSCĐ - Chi phí thuê ngoài, mua ngoài: 6277- Chi phí dịch vụ mua ngoài. Bao gồm tiền điện, tiền thuê phân xưởng, chi phí thuê giặt…. - Chi phí khác bằng tiền: 6278- Chi phí khác bằng tiền. Bao gồm tiền trông xe, tiền khấu hao bao bì…. 5.1. Kế toán chi phí nhân viên phân xưởng: Chi phí nhân viên phân xưởng của xí nghiệp bao gồm các khoản chi về lương của nhân viên phân xưởng, chi phí về tiền ăn ca của công nhân viên toàn xí nghiệp. Cuối mỗi quý, kế toán tập hợp vào khoản mục này các loại chi phí sau: Về lương của nhân viên phân xưởng. Tính đến cuối quý IV, chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng được tính như sau: BHXH = Lương cơ bản x 15% BHYT = Lương cơ bản x 1% KPCĐ = lương thực tế x 1%. Từ bảng thanh toán lương của khối công nhân viên phân xưởng ta có: Lương cơ bản= 484.972.150 (đồng ) Lương thực tế= 456.982.180 (đồng) Vậy: BHXH= 15%x 484.972.150= 72.745.823 đồng BHYT= 1%x 484.972.150= 4.849.722 đồng KPCĐ= 1%x 456.982.180 = 4.569.820 đồng Tổng chi phí SXC về chi phí nhân viên phân xưởng là: 539.147.365 đồng, trong đó: - lương công nhân sản xuất trực tiếp là: 456.982.180 đồng. - Các khoản tích theo lương quý IV/2004 là: 82.165.365 đồng. Về khoản tiền ăn giữa ca: Là chi phí về tiền ăn giữa ca của toàn bộ công nhân viên của xí nghiệp. Kế toán căn cứ vào các phiếu chi thanh toán đối với nhà ăn hàng tháng và chế độ quy định để hạch toán. 5.2. kế toán chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ: Hàng quý, xí nghiệp xuất dùng nhiều các loại vật liệu cho sản xuất như các loại chỉ may, chỉ thêu, kim máy, thùng catton..Các loại vật liệu này được phản ánh chi tiết trên TK 152 như sau: 1521: Các loại vải ngoại, vải lót, mex/ xốp thêu….. 1522: Các loại chỉ, phấn may, cúc dập….. 1523: Các loại nhiên liệu như xăng, dầu máy…. 1523: các loại chi tiết máy, vật liệu cơ khí như kim, bóng đèn, công tắc điện…. 1525: Các loại thùng catton, đai nẹp nhựa…. dùng để đóng hàng. Công cụ dụng cụ xuất dùng theo dõi trên TK 153 : Chi phí này bao gồm các chi phí về bàn, khoá, bàn là….. xuất dùng cho các phân xưởng sản xuất. Được phản ánh trên các TK sau: 1531: Đồng hồ,bàn là, đèn…. 1532: Khoá, máy mài, máy khoan….. 1533: Giá treo áo, giá để đồ, móc…. 1534: Tủ, thảm, biển quảng cáo…. 1535: Loa đài, amply…. 1538: Khác như máy bơm., linh kiện máy…. 5.3. Kế toán chi phí khấu hao TSCĐ và sửa chữa TSCĐ Về chi phí khấu hao TSCĐ: Xí nghiệp áp dụng phương pháp khấu hao tuyến tính với công thức tính như sau: Mức KH phải trích bình quân năm Nguyên giá TSCĐ Số năm sử dụng Tỷ lệ KH bình quân năm Nguyên giá TSCĐ bình quân x = = Mức KH bình quân năm 12 Mức KH phải trích bình quân tháng = Số KH của những TSCĐ giảm đi trong tháng trước Số KH của những TSCĐ tăng thêm trong tháng trứơc Số KH phải trích tháng trước Số KH phải trích tháng này = + - Cụ thể Bảng tính khấu hao một số TSCĐ năm 2004 xí nghiệp như sau : Dựa vào bảng phân bổ KH TSCĐ, chi phí khấu hao TSCĐ trong quí IV tập hợp được là 463.525.771 đồng. Về chi phí sửa chữa TSCĐ: Xí nghiệp không trích trước sửa chữa lớn TSCĐ mà hàng kỳ nếu có sửa chữa lớn thì KT tập hợp vào TK 142- chi phí trả trước và phân bổ vào các kỳ. 5.4. Kế toán chi phí dịch vụ mua ngoài: Chi phí dịch vụ mua ngoài bao gồm: tiền điện, tiền thuê kho, phân xưởng….tất cả những chi phí này được tập hợp căn cứ vào các phiêu chi về các khoản liên quan. Cụ thể có phiếu chi về dịch vụ mua ngoài như sau: Đơn vị: May XK Thanh Trì Địa chỉ: Thanh Trì- Hà Nội Mẫu số:01- TT Ban hành theo QĐ số: 1141 TC/QĐ/CĐKT Ngày 1/11/1995 của bộ TC Phiếu chi Ngày 26/12/2004 Số: 161 Nợ: 627 Có: 1121 Họ tên người nhận tiền: Anh Tuấn Địa chỉ: H/C Về khoản: Thanh toán tiền điện quý IV/2004 Tổng số tiền: 134.680.819 đồng Viết bằng chữ: Một trăm ba tư triệu sáu trăm tám mươi nghìn sáu trăm mười chín đồng. Kèm theo 1 giấy đề nghị thanh toán và các chứng từ gốc. Ngày 26/12/2004 Giám đốc Kê toán trưởng Kế toán TT Thủ quỹ Người lĩnh tiền 5.5. Kế toán chi phí khác bằng tiền: Chi phí này bao gồm các khoản như: Tiền trông xe ngoài giờ, tiền in áo bảo hộ lao động , tiền kiểm định dụng cụ đo lường… Với các loại chi phí này kế toán căn cứ vào các phiếu chi, các chứng tự có liên quan phát sinh trong kỳ cho các phân xưởng SXđể tập hợp vào chi phí SXC. Cụ thể: Ta có mẫu phiếu chi sau đây Mẫu số:01- TT Ban hành theo QĐ số: 1141 TC/QĐ/CĐKT Ngày 1/11/1995 của bộ TC Đơn vị: May XK Thanh Trì Địa chỉ: Thanh Trì- Hà Nội Số: 2115 Nợ: 627 Có: 1121 Phiếu chi Ngày 15/11/2004 Họ tên người nhận tiền: Anh Hùng Địa chỉ: Cty nước sạch Hà Nội Về khoản: Thanh toán tiền lắp đặt đường ống nước sạch Tổng số tiền: 30.000.000 đồng Viết bằng chữ: Ba mươi triệu đồng Ngày 15/11/2004 Kèm theo 1 giấy đề nghị thanh toán và các chứng từ gốc. Người lĩnh tiền Thủ Quĩ Kê toán TT Kê toán trưởng Giám đốc Trong kỳ căn cứ vào các chứng từ, kế toán phản ánh các khoản chi phí liên quan vào sổ nhật ký chung, sổ cái TK 627 như sau: Đơn vị tính : Đồng Sổ nhật ký chung (Trích quý IV/2004 ) N,T ghi sổ Chứng từ Diễn giải Đã ghi sổ cái SHTK Số phát sinh Số N,T Nợ Có … … …. … … … … 1807 15/10/2004 Máy khoan 627 153 1.500.000 1.500.000 1808 15/10/2004 Găng tay 627 153 3.172.608 3.172.608 1962 27/10/2004 Thanh toán tiền công thuê ngoài 627 1111 6.136.500 6.136.500 2049 15/11/2004 Cồn công nghiệp 627 1523 1.600.000 1.600.000 2175 15/11/2004 Mica 627 1524 150.000 150.000 2115 15/11/2004 Thanh toán tiền đường ống 627 1111 30.000.000 30.000.000 KC 15/11/2004 Tiền thuê phân xưởng 627 142 969.759.665 969.759.665 2170 15/11/2004 Đai nẹp nhựa 627 1525 2.493.750 2.493.750 2256 26/12/2004 Chi phí ăn giữa ca 627 1111 375.963.800 375.963.800 2147 27/12/2004 Bàn 627 1521 40.464.509 40.464.509 2115 15/11/2004 Thanh toán tiền điện 627 111 134.680.819 134.680.819 KC 31/12/2004 Lương NV phân xuởng quí IV 627 334 456.982.180 456.982.180 KC 31/12/2004 KPCĐ 627 3384 4.569.820 4.569.820 KC 31/12/2004 BHXH 627 3383 72.745.823 72.745.823 KC 31/12/2004 BHYT 627 3382 4.849.722 4.849.722 KC 31/12/2004 Chi phí KH TSCĐ 627 214 463.525.771 463.525.771 KC 31/12/2004 Kết chuyển chi phí 154 627 3.928.826.729 3.928.826.729 ………………. ………… …… Sổ nhật ký chi tiền ( Trích quý IV/2004) Đơn vị : đồng N,T ghi sổ Chứng từ Diễn giải Ghi có TK Ghi nợ các TK khác Số N,T 621 622 627 TK khác Số tiền Số hiệu …. …. …. … … ….. … 1962 27/10/2004 Thanh toán tiền nhuộm chỉ 1111 6.136.500 2049 15/11/2004 Cồn công nghiệp 1121 1.600.000 161 15/11/2004 Thanh toán tiền điện 1111 134.680.819 2115 15/11/2004 Thanh toán tiền lắp đặt tiền đường ống 1111 30.000.000 2170 15/11/2004 Đai nẹp nhựa 1111 2.493.750 2256 26/12/2004 Chi phí ăn giữa ca 1111 375.963.800 ....... .......... ........... .... ....... ..... ........ … … … … … … Sổ cái tài khoản 627 627 chi phí sản xuất chung (Quý IV/2004) Đơn vị : đồng Số dư đầu kỳ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh Số N,T Nợ Có …. …. … … … … 1807 15/10/2004 Máy khoan 153 1.500.000 1808 15/10/2004 Găng tay 153 3.172.608 1962 27/10/2004 Thanh toán tiền công thuê ngoài 1111 6.136.500 2049 15/11/2004 Cồn công nghiệp 1523 1.600.000 2175 15/11/2004 Mica 1524 150.000 2115 15/11/2004 Thanh toán tiền ống nước 1111 30.000.000 KC 15/11/2004 Tiền thuê phân xưởng 142 969.759.665 2170 15/11/2004 Đai nẹp nhựa 1525 2.493.750 2256 26/12/2004 Chi phí ăn giữa ca 1111 375.963.800 2147 27/12/2004 Bàn 1521 40.464.509 2115 26/12/2004 Thanh toán tiền điện 1121 134.680.819 KC 31/12/2004 Lương nhân viên phân xưởng quý IV 334 456.982.180 KC 31/12/2004 KPCĐ 3383 4.569.820 KC 31/12/2004 BHXH 3384 72.745.823 KC 31/12/2004 BHYT 3382 4.849.722 KC 31/12/2004 Chiphí KHTSCĐ 214 463.525.771 KC 31/12/2004 Kết chuyển chi phí 154 3.928.826.729 Phát sinh trong kì 3.928.826.729 3.928.826.729 6.Kế toán chi phí phải trả, chi phí trả trước: Kế toán chi phí phải trả : Tại xí nghiệp may Xuất khẩu Thanh trì không tiến hành trích trước các chi phí chưa phát sinh. Nếu trong kỳ có các khoản chi phí lớn phát sinh như sửa chữa lớn TSCĐ, tiền thuê TSCĐ…. Thì kế toán chỉ phản ánh vào TK 142- Chi phí trả trước, Tk 242 chi phí trả trước dài hạn sau đó sẽ tính và phân bổ vào các kỳ. Kế toán chi phí trả trước: Các khoản chi phí trả trước của xí nghiệp thường là tiền thuê nhà xưởng, giá trị sửa chữa lớn TSCĐ. Do không có kế hoạch trích trước các khoản chi phí này nên trong kỳ nếu có phát sinh thì tiến hành phân bổ các chi phí trong kỳ, Còn nếu chi phí phát sinh quá lớn kế toán phản ánh vào TK 142- chi phí trả trước và TK 242 chi phí trả trước dài hạn, sau đó phân bổ vào các kỳ sau. 7.Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất: Các chiphí sản xuất kể trên cuối cùng đều phải được tổng hợp vào bên nợ TK 154 chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Cuối mỗi quý, kế toán chuyển toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ vào bên nợ của TK 154 ( Sổ cái TK 154). Sổ cái tài khoản 154 154 Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang ( Trích quý IV/2004) Đơn vị : đồng Số dư đầu kỳ: 1.944.275.656 Chứng từ TK đối ứng Phát sinh Số N,T Diễn giải Nợ Có KC 31/12/2004 Kết chuyển chi phí NVLTT 621 1.884.242.299 KC 31/12/2004 Kết chuyển chi phí NCTT 622 2.790.000.000 KC 31/12/2004 Kết chuyển chi phí SXC 627 3.928.826.729 KC 31/12/2004 Kết chuyển giá vốn 632 6.718.065.595 KC 31/12/2004 Kết chuyển thành phẩm 155 320.395.537 KC 31/12/2004 Thừa chờ xử lý 3388 8.937.181 Phát sinh trong kỳ 8.603.069.028 7.038.461.132 Số dư cuối kỳ: 3.517.820.733 Đối với ba mã hàng đã nêu tập hợp chi phí phát sinh trong kỳ như sau: Bảng tập hợp chi phí sản xuất (Ba mã hàng ADF 23, MAX 806, ASD 15) Đơn vị : đồng Mã hàng Tên hàng Tồn đầu kỳ Phát sinh trong kỳ Tổng chi phí kết chuyển (TK 154 ) 621 622 627 1 2 3 4 5 6 7 ADF 23 Quần lửng 1.406.056 16.323.892 15.746.227 33.476.175 ASD 15 áo 3L 1.489.108 17.288.108 16.676.322 35.453.538 MAX 806 Quần soóc 10.954.902 32.359.507 31.214.378 74.528.786 Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang và tính gía thành sản phẩm: Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang: Xí nghiệp không tổ chức kiểm kê, đánh gía sản phẩm dở dang ở cuối kỳ, bởi xí nghiệp tập hợp chi phí sản xuất theo đơn đặt hàng, mặt khác xí nghiệp cũng có kế hoạch sản xuất theo từng đơn đặt hàng, do vậy khi kết thúc mộtkỳ thì có số sản phẩm bàn giao theo đợt và có số sản phẩm hoàn thành giao vào đợt sau và có sản phẩm dở dang nhưng rất ít. Cuối quý, kế toán tính giá thành cho tất cả các sản phẩm sản xuất trong kỳ: Số lượng hàng nào giao theo đợt trong kỳ này thì kết chuyển giá vốn phản ánh vào TK 632 ) Số lượng hàng nào hoàn thành mà chưa giao ngay trong kỳ thì kết chuyển thành phẩm ( phản ánh vào TK 155 ) Số lượng hàng nào còn dở dang trên dây truyền thì kết chuyển vào làm sản phẩm dở dang của đợt sản xuất và giao hàng kì sau ( thể hiện trên số dư nợ TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang ) Sau khi tính toán kết chuyển giá vốn, kết chuyển thành phẩm và chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, nếu có phát sinh thừa hoặc thiếu chưa có nguyên nhân kế toán phản ánh vào các TK 138, 338,632 tương ứng. Tính giá thành sản phẩm. Đối tượng tính gía thành: Xuất phát từ đặc đIểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của xí nghiệp là sản xuát theo kiểu giản đơn, vừa liên tục vừa song song, bao gômnhiều công đoạn cuối cùng mới là thành phẩm. Và xuất phát từ yêu cầu quản lý của mình xí nghiệp đã xác định đối tượng tính giá thành là từng mã hàng của từng đơn vị đặt hàng và xác địnhkỳ tính gía thành theo từng quý. Phương pháp tính giá thành; Để phù hợp với đặc điểm của quy trình công nghệ, cách thức tổ chứa sản xúât và yêu cầu quản lý chi phí, quản lý gía thành, và đối tượng tính gía thành là từng mã hàng hoàn thành ở từng giai đoạn côngnghệ cuối cùng nên xí nghiệp đã áp dụng phương pháp tính giá thành giản đơn. Sau khi tập hợp được các chi phí sản xuất phát sinh trong quý, kế toán tính giá thành tiến hành tập hợp chi phí có thể hạch toán riêng cho từng mã hàng và phân bổ những chi phí không thể hạch toán riêng được cho từng mã hàng theo các hệ số phân bổ H1, H2. Và cuối cùng lập “ Bảng tập hợp chi phí sản xuất” của quý IV/2004. Với số liệu đã tính của 3 mã hàng trên, ta tính được giá thành đơn vị như sau: Với mã hàng ADF23 Tổng giá thành tính được là 33.476.175 đồng -Toàn bộ số lượng sản xuất trong kì là 1.402 sản phẩm Giá thành đơn vị là 33.476.175 :1.402 = 23.877 đồng. Trong đó +Số lượng sản phẩm hoàn thành giao trong IV là 1.390 sản phẩm, giá trị hàng giao là 1.390 x 23.877 = 33.189.030 đồng +Số lượng sản phẩm hoàn thành chưa giao trong quí IV là 3 sản phẩm , giá trị nhập kho 3 x 23.877 = 71.631 đồng +Số lượng sản phẩm dở dang cuối quĩ IV là 9 sản phẩm, giá trị sản phẩm dở dang chuyển kì sau là 9 x 23.877 = 242.893 đồng Với mã hàng ASD 15 Tổng giá thành tính được là 35.453.538 đồng -Toàn bộ số lượng sản xuất trong kì là 6.000 sản phẩm Giá thành đơn vị là 35.453.538 : 6000 = 5.909 đồng. Trong đó +Số lượng sản phẩm hoàn thành giao trong IV là 1200 sản phẩm, giá trị hàng giao là 1200 x 5.909 = 7.090.800 đồng +Số lượng sản phẩm hoàn thành chưa giao trong quí IV là 0 sản phẩm , giá trị nhập kho 0 đồng +Số lượng sản phẩm dở dang cuối quĩ IV là 4.800 sản phẩm, giá trị sản phẩm dở dang chuyển kì sau là 4.800 x 5.909 = 28.363.200 đồng Với mã hàng MAX 806 Tổng giá thành tính được là 74.528.786 đồng -Toàn bộ số lượng sản xuất trong kì là 4.928 sản phẩm Giá thành đơn vị là 74.528.786 : 4.928 = 15.124 đồng. Trong đó +Số lượng sản phẩm hoàn thành giao trong IV là 4.914 sản phẩm, giá trị hàng giao là 4.914 x 15.124 = 74.319.336 đồng +Số lượng sản phẩm hoàn thành chưa giao trong quí IV là 0 sản phẩm , giá trị nhập kho 0 đồng +Số lượng sản phẩm dở dang cuối quĩ IV là 4.800 sản phẩm, giá trị sản phẩm dở dang chuyển kì sau là 14 x 15.124 = 211.736 đồng Phần thứ ba Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm may gia công tại xí nghiệp may xuất khẩu thanh trì I. Đánh giá khái quát tình hình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp 1.Nhận xét chung Sau một thời gian thực tập tại Xí nghiệp May XK Thanh Trì em nhận thấy rằng cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nghành công nghiệp dệt may nói chung cũng như nghành may gia công nói riêng, hàng năm Xí nghiệp không ngừng đầu tư các trang thiết bị máy móc sản xuất hiện đại và hoàn thiện công tác quản lí để đáp ứng yêu cầu sản xuất những mặt hàng may mặc đòi hỏi kĩ thuật và chất lượng cao. Do đó ngày càng thu hút nhiều đơn đặt hàng đảm bảo liên tục và ổn định công ăn việc làm mang lại thu nhập ngày càng cao cho cán bộ công nhân viên. Để đạt được những thành công như ngày hôm nay đó là nhờ sự phối hợp, đoàn kết phấn đấu và tinh thần trách nhiệm của cán bộ công nhân viên của các phòng ban , phân xưởng dưới sự điều hành và đường lối quản lí của ban giám đốc. Với những thành công đã đạt được và sự nỗ lực tập thể sẽ là nền móng vững chắc cho một tương lai phát triển lâu dài. Góp phần làm nên sự thành công đó phải nói đến công tác kế toán nói chung, công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng được thực hiện đúng qui định, các chuẩn mực kế toán của nhà nước. Điều này giúp cho xí nghiệp đề ra những biện pháp trong quản lí chi phí và giá thành – một trong những quan tâm hàng đầu của Xí nghiệp, góp phần tăng khả năng cạnh tranh của Xí nghiệp Về công tác hạch toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Xi nghiệp nhìn chung là phù hợp với đặc đIểm tổ chức sản xuất, qui trình công nghệ sản phẩm và yêu cầu của bộ máy quản lí. Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm thì vẫn còn một số vấn đề tồn tại cần khắc phục. Ta có số liệu sau của doanh nghiệp năm 2004 so với năm 2003 ( Ba sản phẩm ADF 23, AFD 15, MAX 806 ) Đơn vị : Nghìn đ Tên sản phẩm KL sản phẩm hàng hoá (đơn vị SP ) Giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm (Nghìn đ / đơn vị SP ) Năm phân tích Năm trước thực hiện(Zt) Năm phân tích Kế hoạch(q0) Thực hiện(q1) Kế hoạch(Z0) Thực hiện(Z1) ADF 23 800 1.402 - 21.5 23.877 AFD 15 5700 6.000 6.5 6.2 5.909 MAX 806 5200 4.928 15.25 15.01 15.124 Tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của toàn bộ sản phẩm hàng hoá năm phân tích (năm 2004 ) của Xí nghiệp May XK Thanh Trì như sau Sản phẩm Q1Z0 Q1Z1 Q1Z1 - Q1Z0 ADF 23 30.143 33.475,5 3.332,5 AFD 15 37.200 35.454 -1.746 MAX 806 73.969,3 74.531,1 561,8 Tổng cộng 141.312,3 143.460,6 2.148,3 Q1Z1 - Q1Z0 = 143.460,6 – 141.312,3 =2.148,3 Q1Z1 - Q1Z0 Q1Z0 2.148,3 141.312,3 * = I = * 100 100 = 1,52% Nhận xét : Trong năm 2004, doanh nghiệp đã hoàn thành nhiệm vụ hạ giá thành .Để có được điều này là do doanh nghiệp dã quản lí chặt chẽ giá thành đơn vị sản phẩm. Mặt khác còn do khối lượng sản phẩm sản xuất tăng lên và khâu tiêu thụ đã mạnh nên làm giảm bớt ứ đọng vốn.Tuy nhiên Xí nghiệp cần tìm hiểu rõ nguyên nhân dẫn tới sự thay đổi kết cấu sản phẩm nhằm thực hiện một cách toàn diện mục tiêu kinh doanh của Xí nghiệp và tiết kiệm chi phí sản xuất. Xí nghiệp cũng cần xác định rõ xem đã lãng phí ở khoản mục nào và đặc biệt là của bộ phận nào trong XN để xác định trách nhiệm vật chất. Do ảnh hưởng của khối lượng sản phẩm sản xuất tăng. Cụ thể là ADF 23 tăng 602 sản phẩm, AFD 15 tăng 300 sản phẩm làm mức hạ toàn bộ sản phẩm giảm. Đây là một biểu hiện tốt trong việc thực hiện nhiệm vụ hạ giá thành. Nguyên nhân làm sản lượng tăng có thể là do mở rộng qui mô sản xuất hoặc do sự biến động của cung cầu. Nếu không làm tồn kho ở cuối kì thì việc tăng thêm qui mô sản phẩm sẽ làm Xí nghiệp tăng thêm qui mô tích lũi. ưu điểm Phòng kế toán tài vụvới một đội ngũ kế toán viên có năng lực, giàu kinh nghiệm, được tổ chức sắp xếp phù hợp với yêu cầu công việc và trình độ của từng cán bộ. Với hệ thống sổ sách ở Xí nghiệp khá đầy đủ, chi tiết, việc ghi chép và mở sổ đúng qui địmh. Do vậy các phần hành kế toán đều thực hiện một cách trôi chảy, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành được thực hiện khoa học, kịp thời, chính xác, luôn bám sát và phản ánh được thực tế. Với đặc đIểm chính là nhận gia công sản phẩm may mặc, các đơn đặt hàng nhiều và liên tục, Xí nghiệp đã lựa chọn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là các mã hàng của các đơn đặt hàng là hợp lí. Các chi phí về nguyên vật liệu, phụ liệu đựoc phòng kế hoạch xác định định mức tiêu hao cụ thể cho từng mã hàng theo thoả thuận và yêu cầu của khách hàng nên chi nphí đưa vào giá thành tương đối chính xác. Công tác tập hợp chi phí sản xuất đựoc thực hiện một cách khoa học, đúng đối tượng. Đối với mỗi mã hàng của từng đơn đặt hàng, Xí nghiệp đều tổ chức sản xuất mẫu và xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu chính và phụ trên cơ sở thoả thuận thống nhất với yêu cầu của khách hàng, đơn giá tiền lương của từng khâu từ đó tạo điều kiện thuận lợi trong việc lập dự toán chi phí sản xuất và kế hoạch giá thành. Do đặc điểm sản xuất của Xí nghiệp thì các loại chi phí tổng hợp phát sinh bao gồm nhiều loại khác nhau, không thể tiến hành tập hợp riêng cho từng mã hàng của từng đơn đặt hàng. Trong các loại chi phí, chi phí nhân công trực tiếp chiếm tỉ trọng lớn trong giá thành, do đó việc lựa chọn tiêu thức phân bổ là lương của công nhân sản xuất trực tiếp là hoàn toàn khoa học. Việc xác định kì tính giá thành theo từng quí và phương pháp tính giá thành giản đơn nhìn chung là thích hợp, đảm bảo cho công tác tính giá thành, tiết kiệm lao động. 3.Tồn tại 3.1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Đối với kế toán chi phí NVLTT, Xí nghiệp không mở sổ theo dõi chi tiết chi phí này cho từng phân xưởng cũng như đơn đặt hàng, mã hàng cụ thể mà tập lại cho toàn Xí nghiệp rồi tính giá thành. Việc hạch toán như vậy sẽ dẫn tới giá thành sản phẩm được tính không chính xác và không theo dõi được tình hình tiêu hao nguyên vật liệu của từng phân xưởng, từng dơn hàng, mã hàng, từ đó không đưa ra được kế hoạch tiết kiệm vật liệu, không tìm ra nguyên nhân gây ra lãng phí nguyên vật liệu nhằm hạ giá thành sản phẩm. 3.2 Chi phí sản xuất chung Các chi phí sản xuất chung, các chi phí tổng hợp phát sinh trong kì là tương đối nhiều nhưng không tiến hành theo dõi để phân bổ được cho từng đối tượng cụ thể mà cuối mỗi kì tập hợp các chi phí đó phát sinh trong kì rồi mới phân bổ vào giá thành cho từng mã hàng. Những chi phí đó thường là chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí về tiền ăn ca của công nhân, chi phí phục vụ cho sản xuất phân xưởng như : tiền điện, tiền nước, các loại xăng tẩy, cồn công nghiệp…. Các khoản chi phí sản xuất chung phát sinh trong kì Xí nghiệp tập hợp cho toàn xí nghiệp theo các khoản mục đã nêu và phân bổ cho các mã hàng theo tiêu thức phân bổ là tiền lương của công nhân sản xuất. Tiêu thức phân bổ là hợp lí nhưng đối tượng tập hợp toàn Xí nghiệp ở đây chưa hợp lí. Điều đó thể hiện ở một số khoản chi phí sau đây. Tiền ăn giữa ca của công nhân : Tiền ăn giữa ca của công nhân quí IV phải chi trong kì là 375.963.800 đồng được đưa vào chi phí sản xuất chung ( 627 ), đến cuối quí kế toán mới tiến hành phân bổ theo tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất để tính giá thành cho từng mã hàng. Chi phí khấu hao TSCĐ Chi phí khấu hao TSCĐ của quí IV là 463.525.771 đồng, đến cuối kì được đưa vào chi phí SXC rồi được phân bổ cho các mã hàng theo tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất. Đối với hai khoản chi phí này, kế toán hoàn toàn có thể mở sổ chi tiét cho từng phân xưởng sản xuất cụ thể dụa trên số công nhân của từng phân xưởng, số ngày công làm việc trong kì và số máy móc thiết bị hoạt động của từng phân xưởng. Khi tập hợp được các chi phí này cho từng phân xưởng rồi thì việc tiếp tục phân bổ cho từng mã hàng sẽ chính xác hơn. 3.3 Sổ chi tiết tính giá thành sản phẩm Vì Xí nghiệp không tiến hành theo dõi chi tiết các chi phí về NVLTT, chi phí SXC cho từng mã hàng nên cuối kì không lập thẻ tính giá thành cho từng mã hàng được. Điều này dẫn tới thông tin kế toán cung cấp cho nhà quản lí chưa thật đầy đủ. Mặc dù hàng quí Xí nghiệp sản xuất nhiều mã hàng, có quí lên tới 400 mã hàng các loại, nhưng việc lập thẻ tính giá thành cho mỗi mã hàng là rất cần thiết. 3.4 Chi phí phải trả Xí nghiệp không tiến hành trích trước các chi phí lớn có thể phát sinh trong kì đặc biệt là chi phí sửa chữa lớn TSCĐ. Trong kì nếu có sửa chữa lớn phát sinh thì kế toán tập hợp rồi phân bổ đèu vào các kì. Như vậy, trong kì có những mã hàng đã sản xuất xong nhưng đến cuối kì mới phát sinh chi phí về sửa chữa lớn TSCĐ , thì mã hàng đó vẫn phải chịu khoản chi phí đó như các mã hàng khác. Là một xí nghiệp sản xuất với số lượng thiết bị máy móc nhiều, hoạt đọng liên tục thì việc phát sinh chi phí sửa chữa lớn là không thể tránh khỏi. Điều này dẫn đến việc tính giá thành cho từng mã hàng có độ chính xác không cao. 3.5 Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Mặc du trong hai năm trở lại đây, Xí nghiệp đấp dung phần mềm vi tính vào công tác kế toán nhằm giảm bớt công việc và nâng cao hiệu quả nhưng việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm vẫn phải thực hiện ở ngoài rồi mới đưa vào máy. Như vậy công tác kế toán tuy đã được cải thiện nhiều so với trước kia nhưng chưa đồng bộ. 4. Những vấn đề đặt ra Nhìn chung, công tác kế toán chi phí sản xuát và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp May XK Thanh Trì là đúng qui định và các chuẩn mực kế toán của Nhà nước ban hành. Tuy nhiên, với vai trò là một công cụ quản lí kinh tế, một nguồn cung cấp thông tin quan trọng cho các nhà quản lí của Xí nghiệp, nó góp phần lớn vào sự phát triển chung của toàn XN thì yêu cầu về phần hành công tác kế toán này lại ở mức độ cao hơn. Vấn đề đặt ra là cần phát huy những ưu điểm, những việc đã làm được, đồng thời cần hoàn thiện, khắc phục những điểm cần tồn tại của phần hành kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng và công tác kế toán nói chung. Từ đó tính toán một cách chính xác giá thành sản phẩm, có biện pháp quản lí các loại chi phí phát sinh để có kế hoạch chi hợp lí, hạ giá thành sản phẩm. Xuất phát từ những tồn tại đã nêu có các vấn đề cần dặt ra là: -Hoàn thiện kế toán chi phí NVLTT, mở sổ chi tiết cho từng phân xưởng để theo dõi chính xác mức tiêu hao vật liệu trong kì. Qua đó giúp cho nhà quản lí đưa ra kế hoạch tiết kiệm vật liệu, hạ giá thành sản phẩm. -Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất chung, theo dõi cụ thể hơn về chi phí tiền ăn giữa ca và chi phí về khấu hao TSCĐ để có thể phân bổ một cách chính xác các mã hàng, các đơn đặt hàng. -Hoàn thiện công tác tính giá thành sản phẩm, cụ thể là lập thẻ tính giá thành riêng cho mỗi mã hàng nhằm cung cấp thông tin một cách đầy đủ nhất cho nhà quản lí. -Lựa chọn phương pháp tính và trính khấu hao TSCĐ cho phù hợp với mức độ hoạt dộng của hệ thống thu hồi vốn nhanh nhưng vẫn đảm bảo có lãI nhằm đầu tư mua sắm dây chuyền sản xuất hiện đại, nâng cao chất lượng. -Chú trọng theo dõi và thực hiện các khoản chi phí phải trả nhằm giảm bớt các chi phí phát sinh ngoàikế hoạch, đảm bảo chi phí sản xuất chung giữa các kì có sự tăng, giảm ổn định và thu hồi nhanh các loại chi phí trả trước. -Sử dụng phần mềm kế toán hiện đại một cách đồng bộ, toàn diện để nâng cao hiệu quả, chính xác của công việc. II. một số giảI pháp hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm may gia công tại xí nghiệp may xuất khẩu thanh trì Nguyên tắc định hướng hoàn thiện Quản lí chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là nội dung quan trọng hàng đầu trong các doanh nghiệp sản xuất, để đạt được mục tiêu tiết kiệm và tăng cường lợi nhuận. Để phục vụ tốt công tác quản lí chi phí và giá thành sản phẩm, hoàn thiện công tác hạch toán chi phí và tính giá thành chi phí luôn là vấn đề cấp thiết. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất, qui trình công nghệ cũng như tổ chức bộ máy quản lí và yêu cầu quản lí chi phí, quản lí giá thành. Do vậy XN May XK Thanh Trì nên ứng dụng với điều kiện cụ thể để phục vụ tốt cho yêu cầu kiểm soát chi phí sản xuất kinh doanh và đánh giá hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp cũng như từng bộ phận có liên quan. Lĩnh vực kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một lĩnh vực chủ yếu nhất của kế toán quản trị. Vì vậy hoàn thiện kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm phải xuất phát từ yêu cầu quản trị doanh nghiệp và góp phần vào quá trình quản trị nội bộ. Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở các doanh nghiệp vừa phải sử dụng hệ thống ké toán tài chính do Nhà nước qui định, phải dựa trên cơ sở các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán chung, đảm bảo cung cấp các thông tin chân thực, tiết kiệm hao phí lao động hạch toán. Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm còn phải phù hợp với việc áp dụng thành tựu công nghệ tin học vào trong công tác kế toán, giúp cho việc hạch toán được chi tiết, cụ thể theo nhiều yêu cầu mà khối lượng tính toán, ghi chép sổ sách được tiến hành một cách nhanh chóng ít sai sót, nhầm lẫn. Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành phải dựa trên cơ sở phói hợp đòng bộ các phòng ban liên quan, đổi mới cơ chế quản lí tài chính để cùng nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Kiến nghị hoàn thiện Xuất phát từ phân tích những hạn chế của Xí nghiệp và các nguyên tắc hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Em xin đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp May Xuất khẩu Thanh Trì.2 2.1.Kế toán tập hợp chi phí NVLTT Đối với sản phẩm may gia công thì chi phí về NVL chính chủ yếu là những chi phí phát sinh về nhập NVL của khách hàng nên loại chi phí này thường ổn định. Do đó để đưa ra kế hoach hạ giá thành sản phẩm thì người quản lí cần phải được cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác về chi phí NVL phụ, cụ thể là mức tiêu hao thực tế của loại vật liệu này cũng chính là loại vật liệu mà Xí nghiệp bỏ tiền ra mua về phục vụ cho sản xuất sản phẩm. Kế toán phản ánh các chi phí về NVL phát sinh trong kì vào trong sổ này theo từng phân xưởng rồi cuối kì tập hợp tổng chi phí NVL của mỗi phân xưởng và phân bổ cho các mã hàng mà phân xưởng đó sản xuất trong kì theo tiêu thức lương nhân công trực tiếp của từng mã hàng. Kế toán mở sổ chi tiết sản xuất kinh doanh về chi phí NVLTT cho 3 mã hàng đã nêu như sau: 2.2.Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung Để quản lí được chi phí phát sinh theo địa điểm và tính đúng cho các đối tượng chịu chi phí, Xí nghiệp nên mở sổ chi tiết tập hợp chi phí cho từng phân xưởng, đặc biệt là chi phí về tiền ăn giữa ca của công nhân, chi phí khấu hao TSCĐ đều có thể theo dõi chi tiết theo từng phân xưởng và số lượng máy móc, TSCĐ sử dụng trong từng phân xưởng. Chi phí này được tập hợp như sau: Khi có phát sinh chi phí ở các phân xưởng, kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc, các bảng phân bổ để phản ánh vào sổ chi tiết chi phí sản xuất –kinh doanh theo từng đối tượng tập hợp chi phí là các phân xưởng. Cụ thể với 3 mã hàng đã nêu có Sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh về chi phí SXC như sau: Đến cuối kỳ kế toán tập hợp cả những chi phí riêng phát sinh trong từng phân xưởng và những chi phí chung được phân bỏ theo tiêu thức phù hợp để tính giá thành sản phẩm sản xuất trong kỳ. Như vậy mới phản ánh đúng, tính đúng giá thành của các sản phẩm. Tuy nhiên một số khoản chi phí tổng hợp khác như: Tiền thuê phân xưởng, tiền trông xe ngoài giờ, chi phí về tiền điện, tiền nước…. Thì cần tập hợp cho toàn xí nghiệp và phân bổ cho các phân xưởng theo tiêu thức phù hợp là chi phí về lương của công nhân trực tiếp sản xuất. Nói tóm lại là những chi phí nào phát sinh ở ohân xưởng nào thì tính trực tiếp cho phân xưởng đó còn những chi phí nào phát sinh chung toàn xí nghiệp thì cuối kỳ tập hợp và phân bổ cho các phân xưởng rồi sau đó mỗi phân xưởng lại phân bổ cho các mã hàng phân xưởng đó gia công. 2.3. Sổ chi tiết tính giá thành sản phẩm: Khi tiến hành theo dõi chi tiết cho từng mã hàng về CP NVL TT và một số chi phí SXC khác thì kế toán hoàn toàn có thể lập thẻ tính giá thành cho từng mã hàng sản xuất trong quý. Thẻ tính giá thành sản phẩm sẽ phản ánh được kết quả tính giá thành một cách cụ thể nhất của từng mã hàng, sau đó kế toán tập hợp vào bảng tính giá thành cho toàn xí nghiệp. Từ đó thông tin kế toán về tính giá thành được cụ thể hoá một cách đầy đủ, chính xác giúp cho nhà quản lý đưa ra những quyết định đúng đắn kịp thời. Cụ thể với 3 mã hàng đã nêu có thẻ tính giá thành như sau: 2.4.Kế toán các khoản phải trả: Đối với các loại chi phí phải trả trước xí nghiệp cần xem xét và đánh giá kỳ sử dụng công cụ dụng cụ, cũng như tác động của chi phí đã và sẽ phát sinh để phân bổ trích trước cho hợp lý , nhằm đảm bảo cho chi phis sản xuất chung giữa các kỳ có sự tăng giảm ổn định, đông thời với việc có thể giảm sát chặt chẽ các loại chi phí để có mức chi hợp lý là có thể thực hiện thu hồi chi phí nhanh thích hợp bằng việc trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ. 2.5.Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: Để có những thông tin chính xác, đáng tin cậy mang đến từ chỉ tiêu giá thành theo những mục đích đã định thì không chỉ là việc tính toán ra giá thành sản phẩm mà phải tiến hành tổ chức hạch toán chi phí ản xuất và tính giá thành một cách khoa học, cụ thể và có hiệu quả. Đối với xí nghiệp , công tác kế toán được tổ chức khá hợp lý với đội ngũ kế toán viên có năng lực, trình độ chuyên môn cao đồng thời áp dụng phần mềm kế toán giúp cho hiệu quả công việc ngày càng nâng cao. Tuy nhiên việc tính giá thành vẫn phải thực hiện ở ngoài bằng tay sau đó mới đưa vào máy để kết chuyển, như vậy là chưa đồng bộ, chưa có được hiệu quả cao trong công tác. Để công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính gía thành sản phẩm được hoàn thiện hơn với sự phát triển rộng rãi của công nghệ tiên tiến thì với một phàn mềm kế toán thích hợp sẽ giúp cho xí nghiệp có thể tính toán giá thành sản phẩm trên máy vi tính nhằm đảm bảo độ chính xác cao. Điều kiện thực hiện kiến nghị hoàn thiện: Với bộ máy quản lý như hiện nay, phòng kế toán – tài vụ có một đội ngũ kế toán viên có trình độ chuyên môn cao, có nhiều kinh nghiệm được tổ chức sắp xếp đúng công việc thì việc thực hiện các kiến nghị trên là việc hoàn toàn có thể thực hiện được. Hơn nữa các kế toán viên của xí nghiệp đều đã được đào tạo về hạch toán kế toán trên máy vi tính , áp dụng phần mềm kế toán có tính giá thành là điều kiện cần thiết để đưa hiệu quả công việc lên một mức độ cao hơn. Kết luận Tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất vào giá thành sản phẩm luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của người quản lí, đặc biệt là những người làm công tác kế toán. Giữa lí thuyết và thực tế luôn có một khoảng cách, do đó cần có sự vận dụng lí thuyết vào thực tế một cách phù hợp. Song phải trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc kế toán chung đã được thừa nhận, các qui định hiện hành của Nhà nước và đảm bảo hai yêu cầu song song của kế toán là tính chính xác, hợp lí kết hợp với đơn giản, dễ làm, dễ hiểu và dễ kiểm tra. Là một người sinh viên trước khi ra trường bước vào làm công tác, công việc thực tế thì điều quan trọng là cần phải trải qua những đợt đi thực tế và thực tập tại cơ sở để làm quen với các hoạt động sản xuất kinh doanh trên thực tiễn cũng như các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh đó và cách thu thập, xử lí chúng để có được các thông tin hữu ích nhằm phục vụ các mục đính nhất định của các nhà quản lí. Qua những quá trình đó sẽ giúp cho người sinh viên nâng cao trình độ lí luận và khả năng nắm bắt thực tế, đồng thời là điều kiện để phát huy và áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế bằng việc chọn một đề tài để viết chuyên đề tốt nghiệp . Bài Chuyên đề của em đã tập trung trình bày những lí luận chung về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí Nghiệp May Xuất Khẩu Thanh Trì. Qua thực tế thực tập tại Xí Nghiệp và bằng những kiến thức thu được trong nhà trường em đã đưa ra những ưu điểm, tồn tại cũng như phương hướng hoàn thiện công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm May gia công. Em xin cảm ơn Khoa Kinh Tế- Viện Đại Học Mở Hà Nội đã tạo điều kiện cho những sinh viên như chúng em có cơ hội và thời gian đi thực tế tại cơ sở, xin cảm ơn Ban lãnh đạo Xí nghiệp và các cô, các chị trong phòng Kế toán- Tài vụ đã tận tình giúp đõ trong suốt thời gian em thực tập. Đặc biệt em xin cảm ơn sự chỉ đạo, quan tâm hướng dẫn nhiệt tình chu đáo của Tiến sĩ Nguyễn Thị Lời và cô Kế toán trưởng Nguyễn Thị Chiến giúp cho bài Chuyên đề của em đạt được kết quả tốt. Do thời gian có hạn và trình độ chuyên môn chưa cao nên bài Chuyên đề của em không tránh khỏi những khiếm khuyết, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, các cô để bài Chuyên đề của em được hoàn thiện hơn, quađó em có thêm sự hiểu biết về lí luận cũng như thực tế. Em xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp quí báu ! Hà Nội, tháng 4 năm 2005 TàI liệu tham khảo Kế toán đaị cương Chủ biên Phan Quang Niệm Tổ chức công tác kế toán PGS. TS Lê Gia Lục Hướng dẫn thực hành kế toán TS. Võ Văn Nhị Hướng dẫn thực hành chế độ kế toán mới TS. Võ Văn Nhị Kế toán tàI chính doanh nghiệp công nghiệp PTS. Phan Trọng Phức- PGS. TS Nguyễn Văn Công Sơ đồ hạch toán kế toán và lập báo cáo tàI chính TS. Võ Văn Nhị Hệ thống kế toán doanh nghiệp theo chuẩn mực kế toán mới NG – Huỳnh Minh Nhị Vận dụng chuẩn mực kế toán mới vào các phần hành kế toán doanh nghiệp PGS.TS Nguyễn Văn Công Mục lục: Trang Lời mở đầu: 2 Phần một: Những vấn đề lý luận cơ bản vầ kế toán chi phí sản xuất và tính gía thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất: 4 I. Sự cần thiết của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất: 4 1. Chi phí sản xuất: 4 2. Giá thành sản phẩm: 6 2.1. Khái niệm giá thành sản phẩm: 6 2.2. Phân loại gía thành sản phẩm: 6 3. Mối quan hệ giữa chi phía sản xuất và tính giá thành sản phẩm: 7 4. ý nghĩa và nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: 8 4.1. ý nghĩa: 8 4.2. Nhiệm vụ: 8 II. Kế toán chi phí sản xuất: 9 1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu sản xuất: 9 Đối tượng và phương pháp kế toán chi phí sản xuất: 9 1.2. Chứng từ kế toán: 9 1.3. Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp KKTX: 10 1.4. Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp KKĐK: 20 2. Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang: 22 3. Tính giá thành sản phẩm: 24 3.1. Đối tượng tính giá thành sản phẩm: 24 3.2. Đơn vị và kỳ tính giá thành sản phẩm: 25 3.3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm: 25 III. Sổ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: 30 1. Sổ kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: 30 1.1. Mẫu sổ: 30 1.2. Quy trình ghi sổ theo hình thức nhật ký chung: 32 1.2.1. Sổ kế toán chi tiết chi phí sản xuát: 32 1.2.2. Sổ kế toán chi tiết tính giá thành sản phảm: 34 Phần hai: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm may gia công tại xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì: 35 I. Đặc điểm chung của xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì: 35 1. Lịch sử hình thành và phát triển: 35 2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý: 36 2.1. Sơ đồ bộ máy quản lý: 36 2.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý: 37 3. Đặc điểm tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ sản xuất : 40 3.1. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất: 40 3.2. Hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh: 41 4.Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và bộ sổ kế toán của xí nghiệp: 41 4.1. Sơ đồ tổ chức và đặc điểm của bộ máy kế toán: 41 4.2. Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán: 43 II. Thực trạng kế toán chi phí ản xuất và tính giá thành tại Xí nghiệp may xuất khẩu thanh Trì: 44 1. Các loại chi phí sản xuất tại xí nghiệp: 44 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 44 Chi phí nhân công trực tiếp: 44 Chi phí sản xuất chung: 44 2. Đối tượng và phương pháp kế toán chi phí sản xuất: 45 3. Kế toán chi phí NVLTT: 46 4. Kế toán chi phí SXC: 54 4.1. Kế toán tập hợp tiền lương: 54 4.2. Kế toán tập hợp các khoản trích theo lương: 57 5. Kế toán chi phí sản xuất chung; 59 5.1. Kế toán chi phí nhân viên phân xưởng: 60 5.2. Kế toán chi phí vật liệu, CCDC: 61 5.3. Kế toán chi phí KH và sửa chữa TSCĐ: 61 5.4. Kế toán chi phí dịch vụ mua ngoài: 63 5.5. Kế toán chi phí bằng tiền: 64 6. Kế toán chi phí phải trả, chi phí trả trước: 68 7. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất: 69 8. Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm: 69 8.1. Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang: 69 8.2. Tính giá thành sản phẩm: 70 Phần ba: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm may gia công tại xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì: 72 I. Đánh giá khái quát tình hình kế toán chí phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp: 72 1. Nhận xét chung: 72 2. Ưu điểm: 74 3. Tồn tại: 74 3.1. Chi phí NVL TT: 74 3.2. Chi phí SXC: 74 3.3. Chi phí phải trả: 75 3.4. Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính gía thành sản phẩm: 75 4. Những vấn đề đặt ra: 76 II. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính gía thành sản phẩm : 76 1. Nguyên tắc định hướng hoàn thiện: 77 2. Kiến nghị hoàn thiện: 77 2.1. Kế toán chi phí NVLTT: 77 2.2. Kế toán chi phí SXC: 79 2.3. Sổ chi tiết giá thành sản phẩm: 80 2.4. Kế toán chi phí các khoản phải trả: 81 2.5. Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: 81 3. Điều kiện thực hiện kiến nghị hoàn thiện: 81 Kết luận : 82

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1216.doc
Tài liệu liên quan